Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Ninh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.93 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH






TRẦN ĐÀO NHƯ THŨY



MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN THỊ XÃ NINH HÒA




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
ThS. NGUYỄN THÀNH CƯỜNG





Nha Trang - Năm 2013

i

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ iii
DANH MỤC ĐỒ THỊ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHO VAY TRONG
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 3
1.1. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán cho vay 3
1.1.1. Vai trò của kế toán cho vay 3
1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán cho vay 3
1.2. Chứng từ dùng trong kế toán cho vay 4
1.3. Tài khoản dùng trong kế toán cho vay 5
1.3.1. Tài khoản cho vay 5
1.3.2. Tài khoản thu lãi cho vay 8
1.3.3. Tài khoản ngoại bảng 9
1.4. Hạch toán kế toán cho vay 10
1.4.1. Kế toán phát tiền vay 10
1.4.2. Kế toán thu lãi, thu nợ 11
1.4.3. Kế toán gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn 13
1.4.4. Kế toán quản lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (NHNo&PTNT) THỊ
XÃ NINH HÒA 17

2.1. Khái quát chung về NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa 17
2.1.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa 17
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới nhân sự 18
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa
trong thời gian gần đây 21

ii

2.1.3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT thị xã
Ninh Hòa qua các năm 2010 – 2011 – 2012 21
2.1.3.2. Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa qua các
năm 2010 – 2011 – 2012 22
2.1.3.3. Tình hình sử dụng vốn tại NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa qua các
năm 2010 – 2011 – 2012 24
2.1.4. Phương hướng hoạt động thời gian tới 26
2.2. Thực trạng kế toán cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Thị xã Ninh Hòa 26
2.2.1. Kế toán giai đoạn phát tiền vay 27
2.2.2. Kế toán quản lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng 30
2.2.3. Kế toán giai đoạn thu lãi, thu nợ 36
2.2.4. Kế toán gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn 39
2.2.5. Kế toán thu nợ quá hạn, nợ quá hạn đã xử lý rủi ro 41
2.2.6. Nhập sổ cái 45
2.3. Đánh giá chung công tác kế toán cho vay tại NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa46
2.3.1. Những mặt đã đạt được 46
2.3.2. Những mặt còn hạn chế 46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN THỊ XÃ NINH HÒA 48
3.1. Tạo phong cách làm việc khoa học 48

3.2. Tạo thói quen cẩn thận trước khi lập chứng từ 48
3.3. Giải thích với khách hàng về vai trò quan trọng của chứng từ 48
3.4. Nâng cấp hệ thống mạng nội bộ 49
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC.



iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Thị xã Ninh Hòa qua các năm 21
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Thị xã Ninh Hòa qua các năm 23
Bảng 2.3: Doanh số cho vay qua các năm của NHNo&PTNT Thị xã Ninh Hòa 25

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa 18

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thị xã Ninh Hòa
qua các năm 22
















iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT : Chứng từ
GDV : Giao dịch viên
NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
TK : Tài khoản
TSBĐ : Tài sản bảo đảm




































1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Kế toán ngân hàng là một công cụ ghi chép, tổng hợp, phân loại và giải

thích các nghiệp vụ bằng con số, có vai trò quan trọng trong việc phản ánh, cung
cấp các thông tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của ngân hàng, làm
cơ sở cho việc ra các quyết định liên quan đến mục tiêu quản lý kinh doanh và
đánh giá hoạt động của ngân hàng. Thông qua hoạt động kế toán ngân hàng, có
thể kiểm tra tình hình huy động và sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả hay không?
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, để hoạt động kinh doanh
ngày càng hiệu quả hơn, mỗi ngân hàng cần phải tổ chức có hiệu quả và quản lý
chặt chẽ hệ thống kế toán của mình, đồng thời phải luôn phát triển, nâng cao hoạt
động kế toán ngân hàng cho phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ.
Thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán ngân hàng nói chung và
công tác kế toán cho vay nói riêng đối với bản thân ngân hàng và đối với nền
kinh tế, cũng để đánh giá kết quả trong thời gian thực vừa qua, tôi đã lựa chọn đề
tài “ Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Ninh Hòa” để làm khóa
luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý luận về kế toán cho vay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán cho vay tại NHNo&PTNT thị xã
Ninh Hòa.
- Trên cơ sở thực tiễn đưa ra những kiến nghị góp phần nâng cao hoạt
động kế toán cho vay tại ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nghiệp vụ kế toán cho vay.
- Quá trình theo dõi và quản lý vốn cho vay bằng hệ thống phương pháp
kế toán kết hợp một cách chặt chẽ từ lúc thẩm định vay đến khi thu nợ, tất toán
khoản vay tại ngân hàng.

2


Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu công tác kế toán cho vay
bằng VNĐ đối với cá nhân và hộ sản xuất tại NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa, vì
đây là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, thống kê phân tích số liệu để đánh giá tình
hình, kết quả hoạt động chung của ngân hàng.
- Phương pháp đối chiếu giữa lý thuyết học được ở trường với thực tiễn tại
ngân hàng để đánh giá thực trạng thực hiện công tác kế toán cho vay tại ngân
hàng.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về kế toán ngân hàng và nghiệp vụ kế toán cho
vay trong hệ thống ngân hàng
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán cho vay tại NHNo&PTNT thị xã Ninh
Hòa
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại
NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: giúp người đọc hiểu thêm về tầm quan trọng của công tác
kế toán ngân hàng, đặc biệt là kế toán cho vay; nắm rõ hơn toàn bộ quy trình
hạch toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng.
Về mặt thực tiễn: đánh giá được tình hình tổ chức, thực hiện công tác kế
toán cho vay tại NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa, bên cạnh đó, đề tài còn đề ra
một số biện pháp có thể áp dụng để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công
tác kế toán tại ngân hàng.








3

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHO VAY
TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

1.1. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán cho vay
1.1.1. Vai trò của kế toán cho vay
Kế toán cho vay giữ một vị trí quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ kế toán
của ngân hàng. Kế toán cho vay tham gia trực tiếp vào quá trình cho vay vốn,
phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho nghiệp vụ tín dụng – nghiệp vụ cơ bản trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, quyết định sự tồn tại của các ngân hàng thương mại.
Thông qua số liệu của kế toán cho vay, lãnh đạo ngân hàng biết được tình
hình sử dụng vốn, sự biến động vốn hàng ngày. Từ đó, làm tham mưu cho lãnh
đạo điều hành hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách nhịp nhàng, đồng bộ,
kịp thời.
Đứng ở góc độ kế toán khi thu nợ, thu lãi, kế toán cho vay đã giúp cho
ngân hàng thu nợ gốc, lãi đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Thông qua kế toán cho vay, ngân hàng cũng như bạn hàng của doanh
nghiệp đánh giá được khả năng hấp thụ của doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu
quả không. Để từ đó đánh giá xu thế vận động của doanh nghiệp trên thị trường,
giúp cho ngân hàng và bạn hàng của doanh nghiệp có chiến lược đầu tư phù hợp,
hiệu quả.
Kế toán cho vay là công cụ để đảm bảo an toàn tài khoản vốn vay của
ngân hàng, đồng thời hạn chế rủi ro, góp phần ổn định nguồn thu nhập của ngân
hàng. Thông qua việc ghi chép quá trình cho vay, thu nợ, theo dõi kỳ hạn nợ
hàng ngày, lưu hồ sơ vay vốn, đã thể hiện kế toán cho vay bảo vệ an toàn một
khối lượng tài sản lớn của bản thân ngân hàng và khách hàng.
1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán cho vay

Xác lập chứng từ kế toán cho vay một cách hợp lệ, hợp pháp nhằm tạo cơ
sở hành lang pháp lý giữa ngân hàng và khách hàng.
Mở đầy đủ các loại sổ sách để hạch toán ghi chép, phản ánh một cách đầy
đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ các khoản cho vay, thu nợ, theo dõi kỳ hạn nợ để
thu nợ và hỗ trợ thu nợ kịp thời các món vay đến hạn, tính thu lãi đúng lãi suất,

4

đúng thời gian quy định, theo dõi dư nợ thuộc nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.
Trên cơ sở đó giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay và tổ chức quản lý lưu
trữ hồ sơ theo quy định, đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng.
Kế toán cho vay giúp bộ phận tín dụng quản lý các khoản cho vay, đem lại
hiệu quả cao cho mỗi món vay, cụ thể: kế toán cho vay cung cấp thông tin chính
xác, kịp thời về số liệu những món vay đã quá hạn, sắp hết hạn để cán bộ tín
dụng có kế hoạch đôn đốc thu nợ kịp thời, đồng thời cung cấp cho lãnh đạo quản
lý, điều hành có hiệu quả.
Như vậy, kế toán cho vay cùng với các nghiệp vụ kế toán ngân hàng khác
thông qua các hoạt động của mình giúp ngân hàng vừa thực hiện được chức năng
kinh doanh vừa cung ứng vốn cho nền kinh tế.
1.2. Chứng từ dùng trong kế toán cho vay
Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế
tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Chứng từ kế toán bao gồm:
- Chứng từ gốc: là những chứng từ được lập ngay sau khi nghiệp vụ kinh
tế phát sinh đã hoàn thành. Chứng từ gốc là căn cứ pháp lý để chứng minh một
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành. Bao gồm:
+ Đơn xin vay: là chứng từ do khách hàng lập để xin vay vốn ngân
hàng. Trong đó trình bày mục đích vay, số tiền vay. Đây là căn cứ ban đầu để
ngân hàng xem xét cho vay.
+ Hợp đồng tín dụng: là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết
tranh chấp nếu có xảy ra giữa khách hàng và ngân hàng.

+ Khế ước vay kiêm kỳ hạn nợ hay còn gọi là bảng phân kỳ hạn
nợ: là chứng từ xác nhận số tiền ngân hàng thu nợ của khách hàng theo lịch trình
thời gian cụ thể. Đây là căn cứ để khách hàng trả nợ cho ngân hàng theo đúng kỳ.
- Chứng từ ghi sổ: là chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
vào sổ sách kế toán, được lập trên cơ sở chứng từ gốc. Bao gồm:
+ Chứng từ cho vay: nếu vay bằng chuyển khoản thường là séc, ủy
nhiệm thu, ủy nhiệm chi…; nếu vay bằng tiền mặt là séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh
tiền, phiếu chi…

5

+ Chứng từ thu nợ: nếu thi bằng chuyển khoản là ủy nhiệm chi,
lệnh chi…; nếu thu bằng tiền mặt là giấy nộp tiền, séc lĩnh tiền mặt…
Về nguyên tắc tất cả các chứng từ kế toán ngân hàng phải lập đúng mẫu
và ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định. Chứng từ có thể được lập trên máy tính
hoặc viết tay. Các chứng từ có nhiều liên phải được lập một lần trên tất cả các
liên bằng máy tính hoặc viết lồng lót giấy than. Chứng từ viết tay phải ghi đầy đủ
các yếu tố theo quy định sau:
- Các yếu tố trên chứng từ phải viết bằng bút mực hoặc bút bi màu xanh,
đen, tím, không được viết bằng mực đỏ (trừ các chứng từ lập để điều chỉnh sai
sót). Không được viết bằng bút chì trên các loại chứng từ và không được viết
bằng hai màu mực khác nhau trên cùng một chứng từ. Chữ viết trên chứng từ
phải rõ ràng, trung thực, chính xác, không viết tắt, viết mờ hoặc nhòe chữ. Không
được tẩy xóa, sửa chữa bằng bất kỳ hình thức nào đối với các yếu tố trên chứng
từ.
- Số tiền trên chứng từ bắt buộc phải ghi bằng số. Chữ đầu của số tiền
bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách
quãng giữa các chữ, không được viết thêm chữa vào giữa hai chữ viết liền kề
nhau trên chứng từ. Nội dung nghiệp vụ ghi trên chứng từ phải rõ ràng, dễ hiểu,
chữ ký của khách hàng và cán bộ ngân hàng trên tất cả các loại chứng từ kế toán

đều bắt buộc phải ký tay từng tờ.
1.3. Tài khoản dùng trong kế toán cho vay
1.3.1. Tài khoản cho vay
21 Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
211 Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam

2111 Nợ đủ tiêu chuẩn

2112 Nợ cần chú ý

2113 Nợ dưới tiêu chuẩn

2114 Nợ nghi ngờ

2115 Nợ có khả năng mất vốn
212

Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam

6


2121 Nợ đủ tiêu chuẩn

2122 Nợ cần chú ý

2123 Nợ dưới tiêu chuẩn

2124 Nợ nghi ngờ


2125 Nợ có khả năng mất vốn
213

Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam

2131 Nợ đủ tiêu chuẩn

2132 Nợ cần chú ý

2133 Nợ dưới tiêu chuẩn

2134 Nợ nghi ngờ

2135 Nợ có khả năng mất vốn
25

Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư
251

Cho vay bằng đồng Việt Nam nhận trực tiếp của các Tổ
chức quốc tế

2511 Nợ đủ tiêu chuẩn

2512 Nợ cần chú ý

2513 Nợ dưới tiêu chuẩn

2514 Nợ nghi ngờ


2515 Nợ có khả năng mất vốn
252

Cho vay bằng đồng Việt Nam nhận của Chính phủ

2521 Nợ đủ tiêu chuẩn

2522 Nợ cần chú ý

2523 Nợ dưới tiêu chuẩn

2524 Nợ nghi ngờ

2525 Nợ có khả năng mất vốn

Kết cấu các tài khoản cho vay trong hạn:
Gồm các tài khoản có số hiệu: 2111, 2121, 2131, 2511, 2521

7














Kết cấu các tài khoản nợ quá hạn:
Gồm các tài khoản có số hiệu sau:
- 2112, 2113, 2114, 2115
- 2122, 2123, 2124, 2125
- 2132, 2133, 2134, 2135
- 2512, 2513, 2514, 2515
- 2522, 2523, 2524, 2525












TK cho vay trong hạn

- Ghi số tiền khách hàng trả
nợ khoản vay trong hạn.
- Ghi số tiền chuyển sang
tài khoản nợ thích hợp
- Ghi số tiền khách hàng
nhận tiền vay trong hạn
Có Nợ

SD: phản ánh số tiền vay
trong hạn người vay còn
nợ ngân hàng tại một thời
điểm nhất định
Các TK nợ quá hạn

- Ghi số tiền thu nợ quá
hạn hoặc số nợ quá hạn
được xử lý chuyển sang
tài khoản thích hợp hay
ngoại bảng
- Ghi số tiền cho vay đã
quá hạn từ tài khoản cho
vay chuyển sang

Nợ
SD: phản ánh số nợ quá
hạn chưa thu đến một thời
điểm nhất định

8

Tài khoản nợ quá hạn được chia thành 4 nhóm:
+ Nợ quá hạn 1- 90 ngày: nợ cần chú ý
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền ngân hàng cho khách hàng vay đã
quá hạn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đến hạn phải trả, còn có khả năng thu hồi.
+ Nợ quá hạn 91-180 ngày: nợ dưới tiêu chuẩn
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền ngân hàng cho khách hàng vay đã
quá hạn từ 90 đến 180 ngày kể từ ngày đến hạn phải trả, còn có khả năng thu hồi.
+ Nợ quá hạn 181-360 ngày: nợ nghi ngờ

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền ngân hàng cho khách hàng vay đã
quá hạn từ 181 - 360 ngày kể từ ngày đến hạn phải trả, còn có khả năng thu hồi.
+ Nợ quá hạn trên 360 ngày: nợ có khả năng mất vốn
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền ngân hàng cho khách hàng vay
đã quá hạn trên 360 ngày hoặc số tiền vay đã được đánh giá là khó đòi (khó thu
hồi hoặc không có khả năng thu hồi).
1.3.2. Tài khoản thu lãi cho vay
39 Lãi và phí phải thu
394 Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng
3941 Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam
70 Thu nhập từ hoạt động tín dụng
702 Thu lãi cho vay

Kết cấu tài khoản lãi phải thu: TK 3941











3941
- Ghi số tiền lãi phải thu
tính dồn tích
- Ghi số tiền lãi đã thu
- Ghi số tiền lãi quá hạn

SD: Phản ánh số lãi phải
thu tại một thời điểm nhất
định


9

Kết cấu tài khoản thu lãi cho vay: TK 702











1.3.3. Tài khoản ngoại bảng
94 Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được
941 Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam
97 Nợ khó đòi đã xử lý
971 Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
9711 Nợ gốc bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
9712 Nợ lãi bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
99 Tài sản và chứng từ khác
994 Tài sản thế chấp của khách hàng
995 Tài sản gán nợ, xiết nợ chờ xử lý
996 Các giấy tờ có giá của khách hàng đưa cầm cố

999 Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản

Kết cấu tài khoản lãi chưa thu: TK 941
Bên Nhập: phản ánh số lãi treo đến hạn truy thu
Bên Xuất: phản ánh số lãi treo đã truy thu
Còn lại: phản ánh số lãi treo chưa thu được
Kết cấu tài khoản nợ khó đòi đã xử lý: TK 971
702



- Điều chỉnh hạch toán sai
sót trong năm (nếu có)
- Chuyển số dư vào TK lợi
nhuận khi quyết toán năm
- Ghi số tiền thu lãi
SD: Phản ánh số tiền thu lãi
hiện có tại ngân hàng
N



10

Bên Nhập: số tiền nợ khó đòi đã được bù đắp nhưng đưa ra theo dõi ngoài
bảng cân đối kế toán
Bên Xuất: số tiền thu hồi được của khách hàng
số nợ bị tổn thất đã hết hạn theo dõi
Còn lại: phản ánh số nợ bị tổn thất đã được bù đắp nhưng phải tiếp tục
theo dõi để thu hồi

Kết cấu tài khoản tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng: TK 994 và TK 996
Bên Nhập: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hoặc giấy tờ tài sản nhập kho
bảo quản.
Bên Xuất: phản ánh giá trị tài sản hoặc giấy tờ tài sản xuất kho trả lại cho
khách hàng khi thu hết nợ.
Còn lại: phản ánh giá trị tài sản hoặc giấy tờ tài sản ngân hàng còn đang
giữ của khách hàng.
1.4. Hạch toán kế toán cho vay
1.4.1. Kế toán phát tiền vay




Khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay.
- Nếu giải ngân bằng tiền mặt:
Nợ: TK cho vay thích hợp
Có: TK tiền mặt
- Nếu giải ngân bằng chuyển khoản:
Nợ: TK cho vay thích hợp
Có: TK tiền gửi của người thụ hưởng
hoặc TK thanh toán qua lại giữa các ngân hàng
 Bút toán thực hiện:
Nợ 21 hoặc 25
Có 1011
hoặc Có 4211, 519, 5012
21, 25
1011, 4211

Số tiền giải ngân


11

1.4.2. Kế toán thu lãi, thu nợ













- Tính lãi: Lãi vay = Dư nợ thực tế theo món vay x Lãi suất
- Nếu ngân hàng có tính lãi dự thu thì hàng tháng tính lãi dự thu, hạch toán:
Nợ: TK lãi phải thu từ hoạt động tín dụng
Có: TK thu lãi cho vay
Khi khách hàng trả lãi, hạch toán:
Nợ: TK tiền mặt (nếu trả bằng tiền mặt)
hoặc TK tiền gửi của khách hàng (nếu trả bằng chuyển khoản)
Có: TK lãi phải thi từ hoạt động tín dụng
Trường hợp đến kỳ trả lãi mà khách hàng không trả, ngân hàng chuyển số
lãi này sang tài khoản ngoại bảng để theo dõi, hạch toán:
Nhập: TK Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam
Hết thời hạn theo dõi theo quy định, thực hiện xóa lãi, hạch toán:
Nợ: TK thu lãi cho vay
Có: TK lãi phải thu từ hoạt động tín dụng

Xuất: TK Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam
 Bút toán thực hiện:
Hạch toán tính lãi dự thu: Nợ 3941
Có 702
Khi thu lãi: Nợ 1011, 4211
Có 3941
702 394 1011, 4211
Khi thu

i

Hạch toán tính
lãi dự thu
Thu lãi hàng tháng (không tính lãi dự thu)
21, 25
Khi thu gốc

12

Đến kỳ khách hàng không trả lãi: Nhập 941
Nếu hết thời hạn theo dõi: Nợ 702
Có 3941
Xuất 941
- Nếu ngân hàng không tính lãi dự thu, khi khách hàng trả lãi, hạch toán:
Nợ: TK tiền mặt (nếu trả bằng tiền mặt)
hoặc TK tiền gửi của khách hàng (nếu trả bằng chuyển khoản)
Có: TK thu lãi cho vay
Trường hợp đến kỳ trả lãi mà khách hàng không trả, ngân hàng chuyển số
lãi này sang tài khoản ngoại bảng để theo dõi, hạch toán:
Nhập: TK Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam

Hết thời hạn theo dõi theo quy định, thực hiện xóa lãi, hạch toán:
Xuất: TK Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam
 Bút toán thực hiện:
Khi thu lãi: Nợ 1011, 4211
Có 702
Đến kỳ khách hàng không trả lãi: Nhập 941
Nếu hết thời hạn theo dõi: Xuất 941
- Khi khách hàng trả gốc, hạch toán:
Nợ: TK tiền mặt (nếu trả bằng tiền mặt)
hoặc TK tiền gửi của khách hàng (nếu trả bằng chuyển khoản)
Có: TK cho vay thích hợp
 Bút toán thực hiện:
Nợ 1011, 4211
Có 21, 25
Trường hợp đến hạn trả gốc mà khách hàng không trả, căn cứ theo quy
định về thời gian quá hạn, ngân hàng thực hiện chuyển nhóm nợ thích hợp.


13

1.4.3. Kế toán gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn





















- Đến kỳ trả nợ, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ có thể làm đơn
xin gia hạn nợ trình ngân hàng xem xét. Nếu đồng ý gia hạn nợ cho khách hàng,
giám đốc thông báo cho cán bộ tín dụng biết để điều chỉnh kỳ hạn nợ trên hợp
đồng. Cán bộ tín dụng thông báo cho kế toán biết để thu nợ theo kỳ hạn mới.
Trường hợp ngân hàng không đồng ý cho gia hạn, sau 10 ngày kể từ ngày đến
hạn, ngân hàng tiến hành chuyển số nợ vay của khách hàng sang nợ nhóm 2 – nợ
cần chú ý:
Nợ: TK nợ cần chú ý
Có: TK nợ đủ tiêu chuẩn
 Bút toán thực hiện:
Nợ 2112, 2122, 2132, 2512, 2522
Có 2111, 2121, 2131, 2511, 2521
- Nếu sau 90 ngày kể từ ngày đến hạn, khách hàng vẫn không trả nợ, hạch
toán chuyển sang nợ nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn:
Nợ: TK nợ dưới tiêu chuẩn
Có: TK nợ cần chú ý
Nợ nhóm 1

Thu nợ Chuyển nợ

Nợ nhóm 2
Nợ nhóm 3
Chuyển nợ
1011, 4211
Thu nợ
Nợ nhóm 4
Chuyển nợ
1011, 4211
Thu nợ
Nợ nhóm 5
Chuyển nợ
1011, 4211
Thu nợ
219
Xử lý
xóa nợ
Nhập 971

14

 Bút toán thực hiện:
Nợ 2113, 2123, 2133, 2513, 2523
Có 2112, 2122, 2132, 2512, 2522
- Nếu sau 180 ngày kể từ ngày đến hạn, khách hàng vẫn không trả nợ,
hạch toán chuyển sang nợ nhóm 4 – nợ nghi ngờ:
Nợ: TK nợ nghi ngờ
Có: TK nợ dưới tiêu chuẩn
 Bút toán thực hiện:
Nợ 2114, 2124, 2134, 2514, 2524
Có 2113, 2123, 2133, 2513, 2523

- Nếu sau 360 ngày kể từ ngày đến hạn, khách hàng vẫn không trả nợ,
hạch toán chuyển sang nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn:
Nợ: TK nợ có khả năng mất vốn
Có: TK nợ nghi ngờ
 Bút toán thực hiện:
Nợ 2115, 2125, 2135, 2515, 2525
Có 2114, 2124, 2134, 2514, 2524
- Theo quy định tại ngân hàng, đến hạn dùng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng. Khi xử lý xóa nợ, hạch toán:
Nợ: TK dự phòng rủi ro
Có: TK nợ có khả năng mất vốn
Đồng thời hạch toán ngoại bảng:
Nhập: TK nợ bị tổn thất đang trong thời hạn theo dõi
Hết thời hạn theo dõi, hạch toán:
Xuất: TK nợ bị tổn thất đang trong thời hạn theo dõi
 Bút toán thực hiện:
Nợ 219
Có 2115, 2125, 2135, 2515, 2525
Nhập 971
Hết thời hạn theo dõi: Xuất 971

15

1.4.4. Kế toán quản lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng
- Khi khách hàng thế chấp hoặc cầm cố tài sản để đảm bảo nợ vay, hạch
toán nhập tài sản thế chấp, cầm cố.
 Bút toán thực hiện:
Nhập 994
Hoặc Nhập 996
- Khi khách hàng trả hết nợ, ngân hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín

dụng và giải tỏa tài sản thế chấp, cầm cố.
 Bút toán thực hiện:
Xuất 994
Hoặc Xuất 996
- Khi nhận tài sản từ việc gán nợ bằng tài sản của khách hàng, tài sản này
có đủ hồ sơ pháp lý, ngân hàng có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản, trong
thời gian chờ xử lý, hạch toán:
Nợ: TK gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD
Có: TK cho vay khách hàng
Có: TK thu lãi cho vay (nếu còn lãi, không được miễn giảm)
Đồng thời:
Nhập: TK gán nợ, xiết nợ chờ xử lý
Xuất: TK lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam
 Bút toán thực hiện:
Nợ 387
Có 21, 25
Nhập 995
Xuất 941
- Khi ngân hàng phát mại tài sản để xử lý số tài sản gán nợ trên:
Nợ: TK thích hợp
Có: TK gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD
Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do phát mại tài sản và giá trị tài sản được
hạch toán vào kết quả kinh doanh.
Đồng thời: Xuất: TK gán nợ, xiết nợ chờ xử lý

16

 Bút toán thực hiện:
Nợ 1011, 4211…
Có 387

Xuất 995










17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(NHNo&PTNT) THỊ XÃ NINH HÒA

2.1. Khái quát chung về NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa
2.1.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa
Chi nhánh NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa trong quá trình phát triển đã
trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1988 - 1990: hình thành và định hình.
- Giai đoạn 1991 - 1996: xây dựng bộ máy và cơ chế đồng bộ theo hướng
thị trường.
- Giai đoạn 1997 - nay: khắc phục khó khăn khách quan và chủ quan, ổn
định và phát triển mạnh mẽ theo hướng ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt
Nam, tiên tiến trong khu vực và uy tín cao trên thế giới.
Giai đoạn 1988 – 1990:
- Đặc điểm hoạt động: Mô hình hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn
này là ngân hàng 1 cấp (vừa thực hiện chức năng quản lý vừa thực hiện chức

năng kinh doanh), do đó nhiệm vụ của bộ phận kế toán – ngân quỹ là thực hiện
chức năng thanh toán và quản lý quỹ ngân sách Nhà nước.
- Cơ cấu tổ chức:
+ Có 6 phòng ban: Nghiệp vụ kinh doanh tổng hợp; Kế toán kinh doanh
tổng hợp; Kho quỹ; Hành chính – thanh tra – bảo vệ; Quỹ tín dụng dân cư; Cửa
hàng kinh doanh.
+ Có 3 phòng giao dịch: Ninh An, Ninh Sim và Ninh Diêm.
Giai đoạn 1991 – 1996:
- Đặc điểm hoạt động: Mô hình hoạt động của ngân hàng chuyển từ 1 cấp
sang 2 cấp (ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, ngân hàng thương
mại trong đó có NHNo&PTNT thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ). Nhiệm
vụ của bộ phận kế toán lúc này là phục vụ yêu cầu kinh doanh, thanh toán và các
dịch vụ kế toán ngân quỹ khác, không còn thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ
vì lúc này Kho bạc nhà nước đã thành lập và thực hiện chức năng này.

18

- Cơ cấu tổ chức:
+ Có 4 phòng ban: Kinh doanh tổng hợp; Kế toán – ngân quỹ; Quỹ tín
dụng dân cư; Hành chính – thanh tra – bảo vệ.
+ Có 3 phòng giao dịch: Ninh An, Ninh Sim, Ninh Diêm.
Giai đoạn 1997 – nay:
+ Mô hình tổ chức cũng như chức năng của ngân hàng không khác gì so
với giai đoạn 1991 – 1996. Đặc điểm nổi bật trong công tác kinh doanh giai đoạn
này là quy mô kinh doanh tăng lên rất lớn so với giai đoạn trước.
+ Có 4 phòng giao dịch: Ninh An, Ninh Sim, Ninh Diêm và năm 2012,
thành lập mới phòng giao dịch Nam Ninh Hòa.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới nhân sự
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa


Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban:
- Giám đốc: trực tiếp điều hành chung và chịu trách nhiệm về mọi công
việc của ngân hàng theo các quy định trong điều lệ NHNo&PTNT Việt Nam và
trước pháp luật, giám sát, kiểm tra, đôn đốc toàn diện hoạt động của chi nhánh
thuộc thẩm quyền được giao.

19

- Phó giám đốc: trực tiếp chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực nghiệp vụ
chi nhánh NHNo&PTNT theo sự phân công của giám đốc, chịu trách nhiệm
trước giám đốc, trước pháp luật về các quyết định của mình.
- Phòng kế hoạch - kinh doanh:
+ Đầu mối tham mưu, đề xuất với giám đốc xây dựng chiến lược
tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại
khách hàng.
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn,trung và dài hạn.
+ Thẩm định, đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy
quyền, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
+ Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn
trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính
phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế cá nhân trong và ngoài nước khác.
+ Trực tiếp hạch toán giải ngân.
+ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên
nhân và đề xuất hướng khắc phục.
+ Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của khách hàng về các
quy định, quy trình tín dụng.
+ Quản lý hồ sơ tín dụng.
+ Tổng hợp, báo cáo và tự kiểm tra chuyên đề theo quy định.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh trực tiếp
quản lý giao.

- Phòng Kế toán – ngân quỹ:
+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán
theo quy định.
+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính; quyết toán kế hoạch thu,
chi tài chính, quỹ tiền lương.
+ Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, hạch toán kế toán, quyết toán và
các báo cáo theo quy định.
+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy
định.

20

+ Thực hiện nộp các khoản ngân sách nhà nước theo quy định.
+ Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn.
+ Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ
theo quy định.
+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế;
các dịch vụ kiều hối.
+ Triển khai nghiệp vụ thẻ.
+ Chấp hành luật kế toán, chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề
theo quy định.
+ Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ
kinh doanh.
+ Thực hiện các chức năng khác do giám đốc trực tiếp giao.
- Phòng hành chính – nhân sự:
+ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của chi
nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế
hoạch công tác đã được chi nhánh phê duyệt.
+ Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh.
+ Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy,

nổ tại cơ quan.
+ Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương.
+ Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn
bản định chế của NHNN&PTNT.
+ Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc ,công tác tại chi nhánh.
+ Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành
chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, tạp vụ, in ấn tài liệu văn
phòng của chi nhánh.
+ Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản
cố định, mua sắm công cụ lao động.
+ Đầu mối thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo,
tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh và ngân hàng cấp trên.

×