Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu áp dụng mô hình mike flood để khoanh vùng nguy cơ ngập lụt cho địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.35 MB, 87 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





Phùng Đức Chính




NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE FLOOD ĐỂ KHOANH
VÙNG NGUY CƠ NGẬP LỤT CHO ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


















HÀ NỘI – 2012
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





Phùng Đức Chính





NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE FLOOD ĐỂ KHOANH
VÙNG NGUY CƠ NGẬP LỤT CHO ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Thủy văn học

Mã số : 604490


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC




PGS.TS. NGUYỄN TIỀN GIANG








HÀ NỘI – 2012
3
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
MỤC LỤC HÌNH 5
MỤC LỤC BẢNG 7
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 9

1.1. Đặc điểm tự nhiên 9
1.1.1. Vị trí địa lý 9
1.1.2. Đặc điểm địa hình 9
1.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng 11
1.1.4. Đặc điểm khí tượng, thủy văn 12
1.1.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội trên khu vực 20
1.2. Mạng lưới sông ngòi và các công trình thủy lợi có liên quan đến tiêu thoát nước
trên địa bàn Hà Nội 25
1.2.1. Mạng lưới sông ngòi 25
1.2.2. Hiện trạng các công trình thủy lợi liên quan đến tiêu thoát nước trên địa
bàn thành phố Hà Nội 29
1.3. Khái quát tình hình ngập lụt trên địa bàn Hà Nội 31
1.3.1. Ngập lụt do vỡ đê 31
1.3.2. Ngập lụt do mưa lớn nội đồng 32
1.3.3. Ngập lụt do úng nội đồng kết hợp lũ lớn trên sông gây vỡ đê bối 32
CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP KHOANH VÙNG 34
NGUY CƠ NGẬP LỤT 34
2.1. Cơ sở lý thuyết một số phương pháp khoanh vùng nguy cơ ngập lụt 34
2.1.1. Một số khái niệm và định nghĩa 34
2.1.2. Một số phương pháp khoanh vùng nguy cơ ngập lụt 35
2.1.3. Lựa chọn phương pháp khoanh vùng nguy cơ ngập lụt địa bàn thành phố
Hà Nội 40
4
2.2. Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE FLOOD 42
2.2.1. Giới thiệu chung 42
2.2.2. Các nguyên tắc kết nối trong mô hình MIKE FLOOD 42
2.2.3. Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE 11 46
2.2.4. Cơ sở lý thuyết mô hình MIKE 21 50
2.2.5. Cơ sở lý thuyết mô hình NAM 52
CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE FLOOD ĐỂ KHOANH VÙNG NGUY

CƠ NGẬP LỤT CHO ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 59
3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu 59
3.2. Thiết lập mô hình một chiều MIKE 11 59
3.2.1. Thiết lập mô hình thủy lực mạng sông 59
3.2.2. Tính toán các biên đầu vào cho mô hình MIKE 11 bằng mô hình NAM 62
3.2.3. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE 11 64
3.3. Thiết lập mô hình hai chiều MIKE 21 69
3.3.1. Thiết lập miền tính, lưới tính 69
3.3.2. Thiết lập địa hình miền tính 71
3.3.3. Tính toán các biên đầu vào cho mô hình MIKE 21 bằng mô hình NAM 72
3.4. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình MIKE FLOOD 76
3.4.1. Hiệu chỉnh mô hình 76
3.4.2. Kiểm định mô hình 80
3.5. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt khu vực Hà Nội 81
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

5
MỤC LỤC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ địa hình Hà Nội 10
Hình 1.2. Phân bố lượng mưa trung bình tháng trạm Láng (1961-2010) 15
Hình 1.3. Phân bố lượng mưa trung bình tháng trạm Sơn Tây (1961-2010) 15
Hinh 1.4. Sơ đồ hệ thống các hồ chứa phía thượng nguồn sông Hồng 18
Hình 1.5. Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (GDP) của Hà Nội 21
Hình 1.6. Dân số trung bình khu vực Hà Nội từ năm 2005 đến 2009 22
Hình 1.7. Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản trên toàn Hà Nội từ 2005-2010 24
Hình 1.8. Thống kê giá trị sản xuất công nghiệp trên toàn Hà Nội từ 2005-2010 24
Hình 1.9. Bản đồ mạng lưới sông khu vực Hà Nội 27
Hình 1.10. Sơ đồ hệ thống thoát nước lưu vực sông Tô Lịch và bắc sông Nhuệ 30

Hình 2.1. Sơ đồ các bước khoanh vùng nguy cơ ngập lụt bằng phương pháp sử dụng
bản đồ địa hình, địa mạo 37
Hình 2.2. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt sử dụng mô hình dòng chảy một chiều 38
Hình 2.3. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt sử dụng mô hình hồ 38
Hình 2.4. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt sử dụng mô hình dòng chảy hai chiều 39
Hình 2.5. Các thành phần theo phương x và y 43
Hình 2.6. Các ứng dụng trong kết nối tiêu chuẩn 44
Hình 2.7. Một ứng dụng trong kết nối bên 44
Hình 2.8. Một ví dụ trong kết nối công trình 45
Hình 2.9. a) Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott; b) Sơ đồ sai phân 6 điểm ẩn
Abbott trong mặt phẳng x~t 47
Hình 2.10. Nhánh sông với các điểm lưới xen kẽ 48
Hình 2.11. a) Cấu trúc các điểm lưới xung quanh điểm nhập lưu; b) Cấu trúc các
điểm lưới trong mạng vòng 49
Hình 2.12. Cấu trúc của mô hình NAM 54
Hình 3.1. Sơ đồ tính toán thủy lực hệ thống sông chảy qua địa bàn Hà Nội 60
Hình 3.2. Mặt cắt ngang tại vị trí 6.062 m trên sông Nhuệ 61
Hình 3.3. Phân chia các lưu vực con trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy 63
6
Hình 3.4. Kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM tại Ba Thá từ 07/IX/1976 – 15/IX/1976
64
Hình 3.5. Kết quả kiểm định mô hình NAM tại Ba Thá 64
Hình 3.6. Kết quả hiệu chỉnh mô hình MIKE 11 tại trạm Hà Nội 66
Hình 3.7. Kết quả hiệu chỉnh mô hình MIKE 11 tại trạm Ba Thá 67
Hình 3.8. Kết quả kiểm định mô hình MIKE 11 tại trạm Hà Nội 68
Hình 3.9. Kết quả kiểm định mô hình MIKE 11 tại trạm Ba Thá 68
Hình 3.10. Miền tính thủy lực hai chiều của khu vực nghiên cứu 70
Hình 3.11. Lưới địa hình miền tính trong mô hình MIKE 21 71
Hình 3.12. Bản đồ cao độ số độ cao (Bathymetry) khu vực nghiên cứu 72
Hình 3.13. Phân chia lưu vực của các lưu vực kết nối bên 73

Hình 3.14. Vị trí các biên dạng điểm trong mô hình MIKE 21 74
Hình 3.15. Kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM cho lưu vực Lâm Sơn từ 24/VIII/1975
– 31/VIII/1975 75
Hình 3.16. Kết quả kiểm định mô hình NAM cho lưu vực Lâm Sơn 75
Hình 18. Kết quả hiệu chỉnh mực nước tại Ba Thá 77
Hình 3.19: Kết quả mô phỏng ngập lụt ngày 05/XI/2008 78
Hình 3.20: Ngập lụt chụp từ ảnh vệ tinh ngày 05/XI/2008 78
Hình 3.21. Kết quả mô phỏng ngập lụt ngày 07/XI/2008 78
Hình 3.22. Ngập lụt chụp từ ảnh vệ tinh ngày 07/XI/2008 78
Hình 3.23. Kết quả kiểm định mực nước tại Ba Thá (từ 16 đến 31/VIII năm 2006)80
Hình 3.24. Bản đồ khoanh vùng nguy cơ ngập lụt địa bàn thành phố Hà Nội ứng với
mưa thiết kế 1% 83

7
MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng tại các trạm (1961-2010) 12
Bảng 1.2. Độ ẩm trung bình tháng tại các trạm (1961-2010) 13
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình tháng các trạm (1961 - 2010) 14
Bảng 1.4. Bốc hơi trung bình tháng tại các trạm (1961 - 2010) 15
Bảng 1.5. Lưu lượng trung bình tại các trạm 1961-2010 (m
3
/s) 17
Bảng 1.6. Dung tích các hồ chứa phía thượng nguồn sông Hồng 17
Bảng 1.7. Các hồ trong nội thành Hà Nội 29
Bảng 3.1. Số liệu mặt cắt, chiều dài lòng sông của khu vực nghiên cứu 60
Bảng 3.2. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình NAM tại Ba Thá 64
Bảng 3.3. Hệ số nhám tại một số vị trí mặt cắt trong hệ thống sông 65
Bảng 3.4. Kết quả hiệu chỉnh mô hình MIKE 11 66
Bảng 3.5. Kết quả kiểm định mô hình MIKE 11 67

Bảng 3.6. Kết quả phân chia lưu vực của các kết nối bên 74
Bảng 3.7. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình NAM cho lưu vực Lâm Sơn .75
Bảng 3.8. Kết quả tính toán diện tích ngập các vùng ứng với trận mưa lũ tháng XI
năm 2008 79
Bảng 3.9. Tổng lượng mưa 3 ngày lớn nhất tại các trạm (mm) 81
Bảng 3.10. Kết quả tính toán diện tích ngập các vùng ứng với mưa thiết kế 1% 82

8
MỞ ĐẦU
Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị lớn của đất
nước. Do vị trí Hà Nội nằm ở bờ Hữu Sông Hồng, có nền địa hình không bằng
phẳng, thấp, trũng nhất là khu vực phía Nam thành phố nên thường bị ngập lụt
trong mùa mưa.
Người Hà Nội không thể nào quên trận mưa gây ngập lịch sử từ ngày
30/X/2008 đến ngày 07/XI/2008. Tổng lượng mưa từ ngày 30/X đến ngày 02/XI tại
các khu vực như sau: Láng 563.2mm, Hà Đông 812.9mm, Hà Nội 541mm, Thượng
Cát 593.2mm, Sóc Sơn 412mm, Trâu Quỳ 33.4mm, Đông Anh 566mm, Thanh Trì
499.9mm, Ứng Hòa 603 mm, Thanh Oai 914 mm. Tại khu vực nội thành, mưa lớn
chia cắt nhiều khu dân cư, tính đến ngày 03/XI/2008 có 63 điểm ngập úng nặng
làm giao thông hỗn loạn, nhiều xe cộ ngập nước, đa số các công sở ngừng hoạt
động, nguy cơ bệnh tật bùng phát Trong trận mưa gây ngập lụt này ở Hà Nội có
khoảng 20 người chết, thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng.
Luận văn “Nghiên cứu áp dụng mô hình MIKE FLOOD để khoanh vùng
nguy cơ ngập lụt cho địa bàn thành phố Hà Nội” được hình thành với mục đích
khoanh vùng các các khu vực có nguy cơ ngập lụt để giúp các đơn vị quản lý, các
nhà hoạch định chính sách… nắm được khả năng ngập lụt có thể xảy ra tại các khu
vực từ đó tiến hành các giải pháp kịp thời nhằm chủ động ứng phó; giảm thiểu thiệt
hại do ngập lụt gây ra trong mùa mưa -lũ.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, học viên nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang, sự quan tâm giúp đỡ

của các thầy cô, của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, học viên xin chân thành cảm ơn.


9
CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hà Nội nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng có tọa độ từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ
Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và Bắc
Ninh, phía Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hòa
Bình, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện
tích tự nhiên khoảng 3.344,7 km² gồm: thị xã (thị xã Sơn Tây), 10 quận nội thành
(Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Long Biên,
Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Hà Đông) và 18 huyện ngoại thành (Đông Anh, Sóc Sơn,
Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch
Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ
Đức và Mê Linh).
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với ba phần tư diện tích tự nhiên là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai
bên sông Hồng và chi lưu các sông khác. Phần diện tích đồi núi chủ yếu nằm ở các
huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Da
Dê (thuộc dãy núi Ba Vì) cao 707 m, núi Hàm Lợn hay còn gọi là núi Chân Chim
(huyện Sóc Sơn) cao 462 m, Thiên Trù (huyện Mỹ Đức) cao 378 m
Tiếp giáp với vùng núi cao là một vùng đồi núi thấp chạy dài từ chân núi Ba
Vì xuống đến Chương Mỹ. Tính phân bậc của địa hình đồi gò không rõ ràng, gồm
những bậc có độ cao 200-150m, 150-100m, 100-50m, 50-20m và nhỏ hơn 25m.
Địa hình vùng đồng bằng không phức tạp, song cũng không hoàn toàn bằng

phẳng. Các huyện phía Nam là một vùng đất trũng tiếp liền với cánh đồng chiêm
trũng Hà Nam và Nam Định (Hình 1.1).
10

Hình 1.1. Bản đồ địa hình Hà Nội
11
1.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
1) Địa chất
Các thành tạo địa chất trên địa bàn Hà Nội gồm các đá biến chất, trầm tích,
trầm tích phun trào và trầm tích bở rời có tuổi từ Protezozoi đến hiện đại.
Theo các tài liệu địa chất từ trước đến nay, lịch sử phát triển địa chất Hà Nội
được chia làm 3 giai đoạn lớn: giai đoạn Neoproterozoi – Cambri sớm, giai đoạn
paleozoi giữa và giai đoạn Neogen.
Trong giai đoạn Neoproterozoi – Cambri sớm, khu vực Hà Nội trải qua chế
độ địa máng, hình thành các thành tạo phun trào và lục địa nguyên – cacbonat. Đến
paleozoi giữa, chế độ địa máng này kết thúc, diễn ra các quá trình uốn nếp, granit
hóa, các trầm tích bị biến chất thành các phiến đá thạch anh, quariz và đá hoa để
hình thành vỏ lục địa cổ.
Vào Neogen, do sự tái hoạt động mạnh mẽ của các đứt gãy sâu sông Lô toàn
vùng đã hình thành cấu trúc dạng khối tảng. Dọc các đứt gãy diễn ra quá trình tách
dãn tạo địa hình lún chìm, nước biển lấn sâu vào lục địa để lắng đọng hệ tầng Vĩnh
Bảo. Đến Đệ Tứ các quá trình lún chìm và nâng cao diễn ra có tính chu kỳ dẫn đến
biển tiến vào đầu Holocen muộn cùng với quá trình lắng đọng trầm tích với những
kiểu nguồn gốc khác nhau để hình thành các hệ tầng Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải
Dương, Hưng Yên, Thái Bình.
2) Thổ nhưỡng
Trên địa bàn Hà Nội có bốn loại đất chính: đất phù sa trong đê, đất phù sa
ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi.
Đất phù sa trong đê là loại đất màu mỡ do các hệ thống sông bồi đắp từ hàng
nghìn năm trước có độ pH từ 6÷7, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng khá cao,

thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Đất phù sa ngoài đê là loại đất rất màu mỡ, tập trung chủ yếu ở các bãi bồi
ven sông và các bãi giữa sông. Hàng năm chúng được bồi đắp khi lũ về.
12
Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ tập trung nhiều ở hai
huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Đây là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, thành phần
cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô cạn, kết dính khi gặp nước.
Nhóm đất đồi núi tập trung chủ yếu ở các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch
Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, và thị xã Sơn Tây. Trong đó khu vực đất đồi
núi tập trung chủ yếu ở các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, phổ biến là đất feralit
với tầng đất mỏng, thích hợp trồng rừng phòng hộ, cây công nghiệp dài ngày và cây
dược liệu. Khu vực đất gò đồi tập trung chủ yếu ở các huyện còn lại, phổ biến là đất
feralit lẫn với nhóm bạc màu và feralit phát triển trên đá trầm tích.
1.1.4. Đặc điểm khí tượng, thủy văn
1) Đặc điểm khí tượng
Hà Nội nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm có mùa Hè nóng ẩm,
mưa nhiều với nền nhiệt độ không khí cao và mùa Đông lạnh, ít mưa với nền nhiệt
độ không khí tương đối thấp. Theo chuỗi số liệu quan trắc các trạm khí tượng Hà
Nội (trạm Láng) và Hà Đông từ năm 1971 đến 2009, đặc điểm chính của khí tượng
Hà Nội như sau:
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm ở trạm Láng là 23.7
0
C và ở Hà Đông là 23.5
0
C.
Nhiệt độ trung bình các tháng mùa hè (V-X) ở trạm Láng là 27.8
0
C và ở Hà Đông là
27.4

0
C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông (XI-XII,I-IV) ở Hà Nội là 19.6
0
C
và ở Hà Đông là 19.4
0
C (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng tại các trạm (1961-2010)
Đơn vị:
0
C
Trạm I II III IV V VI VII

VIII

IX X XI XII

Năm

Láng
16.5

17.4

20.1

24.0

27.4


28.9

29.2

28.6

27.5

25.0

21.5

18.2

23.7

Sơn Tây
16.3

17.3

20.1

23.8

27.1

28.6

28.9


28.3

27.2

24.7

21.2

17.9

23.4

Hà Đông
16.4

17.4

20.0

23.7

26.7

28.7

29.0

28.3


26.9

24.5

21.1

17.6

23.4


13
Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình năm tại Láng là 82% và tại Hà Đông là 85%.
Thời kỳ cuối mùa hè đến đầu mùa Đông (XI-XII) là thời kỳ tương đối khô, độ ẩm
trung bình tháng tại Láng chỉ 78% và tại Hà Đông từ 82%. Thời kỳ từ tháng II-III là
thời kỳ ẩm ướt do có mưa phùn nên đây là các tháng có độ ẩm trung bình cao nhất
trong năm, tại Láng độ ẩm đạt 86%, tại Hà Đông độ ẩm đạt 89%. Biên độ độ ẩm
trong ngày chỉ từ 20-30%, các tháng giữa mùa mưa độ ẩm tương đối lớn, trung bình
từ 82-84% tại Hà Nội và 87% tại Hà Đông (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Độ ẩm trung bình tháng tại các trạm (1961-2010)
Đơn vị: %
Trạm I II III IV V VI VII

VIII

IX X XI XII

Năm
Láng

80.6

83.5

85.7

85.9

82.2

81.4

81.6

83.7

82.2

80.1

78.3

77.8

81.9
Sơn Tây
83.2

85.0


86.6

87.6

84.1

83.1

82.8

85.6

85.0

83.9

78.8

77.9

83.6
Hà Đông
84.5

85.6

87.9

89.3


87.5

84.3

83.7

87.4

87.4

84.5

81.9

81.2

85.4
Nắng
Số giờ nắng trung bình năm ở Hà Nội là 1562 giờ: Mùa Hè (V-X) có số giờ
nắng trung bình tháng từ 163,6 – 189,7 giờ. Mùa Đông có số giờ nắng trung bình
tháng từ 47,2 – 138,6 giờ. Tháng II-III có nhiều ngày trời âm u, mưa phùn đây là
các tháng có số giờ nắng ít nhất trong năm, chỉ từ 47,2 - 54,2 giờ/tháng.
Mưa
Ở khu vực Hà Nội mưa phân bố không đều, lượng mưa năm trung bình tại
trạm Láng là 1767,6 mm; tại trạm Sơn Tây 1356,0 mm; tại trạm Sóc Sơn là 1356,0
mm. Số ngày mưa xuất hiện trong một năm vào khoảng 130-140 ngày. Mùa mưa
kéo dài 6 tháng, từ tháng V đến tháng X. Lượng mưa trong mùa mưa tập trung,
chiếm tới 85% lượng mưa cả năm.
Tháng VIII là tháng có lượng mưa lớn nhất dao động trong khoảng từ 300-
350mm với 16-18 ngày mưa. Các tháng VI, VII và IX lượng mưa trung bình tháng

dao động trong khoảng từ 250-300mm, với 12-15 ngày mưa (Bảng 1.3).
14
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình tháng các trạm (1961 - 2010)
Đơn vị: mm
Trạm
I II III IV V VI VII VIII

IX X XI XII

Năm

Láng
19.4

26.7

46.4

94.2

185.6

249.5

277.4

295.3

223.9


139.1

66.4

17.1

1640.9

Sơn Tây
21.6

26.2

41.9

95.6

224.1

259.1

317.1

310.5

224.8

155.9

62.9


19.4

1759.0

Thạch
Thất
18.4

25.0

41.5

96.1

213.1

268.5

283.2

256.7

213.5

159.1

55.7

16.4


1647.3


Đông

22.3

23.9

42.1

83.6

167.4

244.9

259.5

287.4

206.5

157.5

76.5

19.4


1591.0

Gia
Lâm

22.4

24.9

44.7

81.3

155.0

228.2

219.1

260.9

185.8

130.7

62.6

9.7 1425.3

Sóc Sơn

15.0

17.9

40.4

61.7

143.7

205.4

268.5

274.7

161.0

110.2

48.9

8.7 1356.0

Lượng mưa năm lớn nhất quan trắc được tại Sơn Tây là 2876.4mm (năm
1980), tại Thạch Thất là 2496.6 mm (năm 1980), tại Hà Đông là 2977.9 (năm
2008), tại Gia Lâm là 2316.2mm (năm 2008), tại Sóc Sơn là 2015.2 mm (năm
2008).
Từ tháng XI đến tháng IV năm sau là mùa ít mưa (mùa khô). Những tháng
đầu mùa đông là thời kỳ ít mưa nhất, mỗi tháng trung bình chỉ có 6-8 ngày có mưa

nhỏ. Tháng I là tháng có lượng mưa nhỏ nhất chỉ khoảng 15-20mm và 5-7 ngày
mưa. Nửa cuối mùa khô là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt. Tuy lượng mưa không tăng
nhiều so với đầu mùa (cũng chỉ khoảng 20-40mm/tháng) song số ngày mưa thì
nhiều hơn rõ rệt mỗi tháng có10-15 ngày có mưa.
Lượng mưa ở Hà Nội biến động khá mạnh theo mùa và từ năm này qua năm
khác. Những năm nhiều mưa nhất, lượng mưa có thể vượt quá 2500mm, những năm
ít mưa nhất không quá 1000mm. Chênh lệch lượng mưa giữa năm cực đại và cực
tiểu lên tới 1500mm và có thể cao hơn. Trong những tháng mùa mưa, lượng mưa
trung bình đạt khoảng 250-350mm/tháng, nhưng lượng mưa tháng lớn nhất có thể
vượt quá 500-800mm và lượng mưa tháng nhỏ nhất không tới 40-50mm. Trong
những tháng mùa khô lượng mưa thay đổi từ 3-5mm (năm ít mưa) đến hơn 100mm
(năm mưa nhiều), Hình 1.2, Hình 1.3.
15
Hình 1.2. Phân bố lượng mưa trung
bình tháng trạm Láng (1961-2010)
Hình 1.3. Phân bố lượng mưa
trung bình
tháng trạm Sơn Tây (1961-2010)
Bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm ở trạm Láng là 61,4 mm, trạm Hà Đông 44, 2
mm. Các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm là các tháng mùa hè và đầu
mùa đông (V-XII), lượng bốc hơi trung bình tháng từ 49,3 – 69,0 mm.
Các tháng có lượng bốc hơi ít nhất là tháng I-IV, lượng bốc hơi trung bình
tháng từ 34,5 – 46,1 mm (Bảng 1.4).
Bảng 1.4. Bốc hơi trung bình tháng tại các trạm (1961 - 2010)
Đơn vị: mm
Trạm I II III IV V VI VII VIII

IX X XI XII TB
Láng

49.7

42.0

43.7

48.8

70.0

73.6

73.3

62.4

67.0

74.6

67.9

63.5

61.4

Hà Đông
37.3

33.4


33.2

33.1

45.4

58.2

62.7

44.2

40.1

48.7

48.3

46.4

44.2

Gió
Hướng gió thịnh hành ở khu vực Hà Nội là hướng Đông Nam (mùa hè), với
tần suất khoảng 21.91%, tiếp đó là hướng Đông Bắc (mùa đông) chiếm 11.76%.
Các hướng Đông, Đông Đông Bắc, Bắc và Tây Bắc có tần suất từ 5,22 – 6,73%.
Tốc độ gió trung bình năm ở Hà Nội là 1.9 m/s. Tốc độ gió trung bình từng
tháng biến đổi không nhiều (từ 1.6 m/s đến 2.2 m/s). Các tháng từ I-V có tốc độ gió
16

trung bình tháng từ 2.1-2.2m/s. Các tháng VI-XII có tốc độ gió trung bình tháng là
1.6-1.9m/s. Tốc độ gió lớn nhất trong các tháng từ 15 - 34m/s. Tốc độ gió lớn nhất
đã quan trắc được là 34m/s, hướng Bắc (8/VII/1956).
Bão:
Theo số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy ở khu vực Hà Nội, bão thường
xuất hiện trong mùa mưa (V-IX), cấp độ bão thường ở cấp 5-6, rất ít có bão cấp 8,9.
Tốc độ gió bão lớn nhất cũng thường chỉ 8-15m/s, rất ít khi tới 20-22m/s.
2) Đặc điểm thủy văn
Về mặt tự nhiên, hệ thống sông hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng - Thái
Bình. Các sông tự nhiên chủ yếu là sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống, sông Cà Lồ,
sông Cầu (đoạn chảy qua Hà Nội). Các sông đào (nhân tạo) như sông Nhuệ, sông
Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét.
a) Đặc điểm thuỷ văn sông Hồng tại Hà Nội
* Đặc điểm chung
Sông Hồng là con sông chính chảy qua địa bàn Hà Nội. Dòng chảy trung
bình năm tại Sơn Tây vào khoảng 3600 m
3
/s, khoảng 40% lượng nước này bắt
nguồn từ Trung Quốc. Dòng chảy trên sông Hồng chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa cạn
và mùa lũ.
Theo số liệu đo đạc tại trạm thủy văn Hà Nội thì lưu lượng trung bình nhiều
năm tại Hà Nội là 2590m
3
/s, tương ứng với tổng lượng dòng chảy năm là 83,5 tỷ
m
3
. Năm có lưu lượng trung bình năm lớn nhất là 3464m
3
/s (1971). Năm có lưu
lượng trung bình năm nhỏ nhất là 1960m

3
/s (1989), Bảng 1.5.
Mùa lũ trên sông Hồng tại Hà Nội thường xuất hiện từ tháng VI đến tháng X
với tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 72,7% tổng lượng dòng chảy năm, ba tháng
có dòng chảy lớn nhất thường xuất hiện vào các tháng VII, VIII, IX với tổng lượng
dòng chảy 3 tháng lớn nhất chiếm 52,4% tổng lượng dòng chảy năm, tháng có dòng
chảy lớn nhất thường là tháng VIII có tổng lượng dòng chảy chiếm 19.9% tổng
17
lượng dòng chảy năm. Lưu lượng lớn nhất đo được tại trạm thủy văn Hà Nội là
22.200 m
3
/s (20/VIII/1971). Tốc độ dòng chảy lớn nhất là 2,81m/s (21/VIII/1971).
Mùa cạn trên sông Hồng tại Hà Nội thường bắt đầu từ tháng XI đến tháng V
(8 tháng) với tổng lượng dòng chảy chiếm 27,3% tổng lượng dòng chảy năm. Ba
tháng có dòng chảy nhỏ nhất là tháng I, tháng II và tháng III với tổng lượng dòng
chảy 3 tháng nhỏ nhất chiếm 8,7% tổng lượng dòng chảy năm, tháng có dòng chảy
nhỏ nhất (III) chiếm 2,7% tổng lượng dòng chảy năm. Lưu lượng nhỏ nhất đo được
tại trạm thủy văn Hà Nội là 350m
3
/s (09/V/1960).
Bảng 1.5. Lưu lượng trung bình tại các trạm 1961-2010
Đơn vị: m
3
/s
Trạm I II III IV V VI VII VIII

IX X XI XII Năm

Hà Nội
1014


904 851 994 1582

3383

5839

6099

4286

2862

2008

1252

2590
Sơn Tây
1309

1151

1072

1240

2094

4639


8028

8345

5728

3823

2588

1584

3467
Thượng Cát
549 498 547 544 533 1359

2293

2532

1992

1190

953 604 1133
* Ảnh hưởng của điều tiết của hệ thống hồ chứa phía thượng nguồn đến chế
độ dòng chảy sông Hồng ở khu vực Hà Nội
Hệ thống hồ chứa phía thượng nguồn sông Hồng (phần lãnh thổ Việt Nam)
gồm các hồ: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang và hồ Thác Bà, các hồ này có nhiệm

vụ phát điện và phòng chống lũ cho hạ du (Hình 1.4). Dung tích hiệu dụng và dung
tích phòng lũ cho các hồ trong bảng 1.6 .
Bảng 1.6. Dung tích các hồ chứa phía thượng nguồn sông Hồng
(phần lãnh thổ Việt Nam)
Hồ Hòa Bình

Sơn La Tuyên Quang

Thác Bà
Năm đưa vào vận hành 1994 2012 2006 1972
Dung tích hiệu dụng (tỷ m
3
) 9.45 6.5 2.2 3
Dung tích phòng lũ (tỷ m
3
) 3 4 1- 1.5 0.45
18
Hồ Hoà Bình trên sông Đà có dung tích khoảng 9,45 tỷ m
3
, có nhiệm vụ
chính là chống lũ cho hạ lưu sông Hồng và phát điện. Hồ được bắt đầu xây dựng từ
đầu những năm 70 và hoàn thành vào năm 1994 nhưng kể từ 1989 hồ đã đi vào vận

Hinh 1.4. Sơ đồ hệ thống các hồ chứa phía thượng nguồn sông Hồng
hành điều tiết một phần. Trong những năm đầu (1986-1994), hồ còn đang trong giai
đoạn vừa xây dựng, vừa vận hành nên sự điều tiết của hồ tuy đã có ảnh hưởng đến
chế độ dòng chảy ở hạ lưu nhưng chưa đáng kể, ổn định. Từ năm 1995 trở đi, hồ
Hoà Bình đã vận hành ổn định và có ảnh hưởng rõ rệt đến chế độ dòng chảy ở hạ
19
lưu, trong đó có sông Hồng thuộc khu vực Hà Nội. Hồ Hoà Bình là hồ điều tiết

năm, nên sự điều tiết của hồ có ảnh hưởng đáng kể đến sự phân phối dòng chảy theo
các tháng trong năm. Về mùa lũ, hồ phải giữ lại một lượng nước lớn để giảm lũ cho
hạ lưu và để điều tiết bổ sung cho mùa cạn phục vụ cho phát điện, tưới cho nông
nghiệp và tăng cường năng lực cho giao thông đường sông. Vì vậy, từ 1995-2002
(thời kỳ hồ Hoà Bình đã vận hành ổn định) lượng dòng chảy mùa cạn đã tăng lên so
với giai đoạn từ 1956-1994 (thời kỳ chưa có hồ Hoà Bình và đã có hồ nhưng chưa
vận hành ổn định).
Kết quả tính toán so sánh cho thấy về mùa cạn (XI-IV), lưu lượng trung bình
thời kỳ 1995-2002 (1370m
3
/s) tăng lên 13% so với thời kỳ 1956-1994 (1210m
3
/s),
mực nước trung bình tăng hơn 12cm (344cm và 322cm).
Trong ba tháng cạn nhất II-IV, lưu lượng trung bình tăng lên 36% (1170m
3
/s
và 860m
3
/s) và mực nước trung bình tăng cao hơn 39cm (315cm và 276cm). Trong
tháng kiệt nhất (III), lưu lượng trung bình tăng lên tới 44% (1131m
3
/s và 786m
3
/s)
và mực nước trung bình tăng cao hơn tới 45cm (308cm và 263cm). Lưu lượng kiệt
nhất trung bình tăng cao hơn 17% (703m
3
/s và 600m
3

/s) và mực nước thấp nhất
trung bình tăng lên 44cm (248cm và 204cm). Lưu lượng kiệt nhất tăng cao hơn
54% (540m
3
/s và 350m
3
/s) và mực nước thấp nhất tăng cao hơn 43cm (200cm và
157cm).
Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây do tình hình thời tiết khô hạn nặng, nước
trong hồ bị hạ thấp, nhưng lại phải cung cấp cho tưới và phát điện, vì vậy, mực
nước của sông Hồng đã xuống đến mức rất thấp, gây khó khăn cho việc sử dụng
nước ở các ngành, nhất là sản xuất nông nghiệp.
b) Đặc điểm thuỷ văn của các sông nhỏ, kênh, mương, hồ ao tiêu nước trong
nội thành Hà Nội
Hệ thống sông tiêu nước chủ yếu trong khu vực nội thành của Hà Nội bao
gồm sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét. Các sông này được nối với
nhau và đổ vào sông Nhuệ tại đập Thanh Liệt. Đến nay chúng là những con sông
20
tiêu nước mưa, nước thải của thành phố hơn là các con sông thuần tuý. Tổng chiều
dài của bốn con sông này khoảng 37 km. Tại khu vực thượng lưu, các con sông này
có độ cao khoảng 4-5 m. Độ dốc lòng dẫn nhỏ, lòng sông bị bồi lấp, có nhiều bùn,
rác rưởi nên tốc độ dòng chảy thường nhỏ. Tổng lưu lượng của các sông này
khoảng 70 m
3
/s.
Ngoài ra, có khoảng 25 kênh mương tiêu thoát nước với độ rộng từ 3 – 10 m,
độ sâu từ 1,5 – 2,5 m, cốt đáy cao từ 3,5 – 4,5 m, trực tiếp thu nhận các nguồn nước
mưa, nước thải từ các cống rãnh của các khu dân cư, nhà máy…
Khu vực trung tâm lãnh thổ Hà Nội còn có trên 100 hồ, ao tự nhiên và nhân
tạo. Một số hồ ao nhân tạo nhận nước từ mạng lưới sông, kênh, mương và hình

thành nên một phần của hệ thống thu hồi nước thải và điều hoà thoát nước.
1.1.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội trên khu vực
Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của
cả nước nên tập trung các cơ quan đầu não của Chính phủ, các sứ quán nước ngoài
và các tổ chức quốc tế; có nhiều đầu mối giao thông, dễ thông thương với bên
ngoài.
Hà Nội có nguồn và chất lượng lao động khá tốt và đồng đều, có tiềm lực
khoa học kỹ thuật lớn mạnh, có nền tảng và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt
cùng với nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, có khả năng thu hút và hấp dẫn lượng
khác du lịch trong và ngoài nước, hội tụ đầy đủ điều kiện và tiềm lực hội nhập với
khu vực tam giác phát triển của châu Á và trên thế giới. Điều đó được thể hiện trong
biểu đồ giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) tính trên đầu người từ năm 2005 đến
2009, chưa rõ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Hà Nội trong những năm gần đây
(Hình 1.5).
1) Dân số
Theo Niên giám thống kê Hà Nội năm 2009, tính đến ngày 1/4/2009 dân số
Hà Nội đạt 6.451.909 người, dân số trung bình năm 2009 là 6.472.200 người, trong
đó dân số khu vực thành thị xấp xỉ 2.632.087 người (chiếm 41,1% tổng số dân toàn
21
thành phố), dân số vùng nông thôn xấp xỉ 3.816.750 người (chiếm 58,1% tổng số
dân toàn thành phố). Dân tộc Kinh chiếm chủ yếu trong thành phần dân số của thủ
đô, chiếm khoảng 98,73%, ngoài ra còn các dân tộc khác (Mường chiếm 0,76 %,
Tày chiếm 0,23 % ) chiếm tỷ lệ nhỏ trong cộng đồng dân cư thành phố.

0
5
10
15
20
25

30
triệu đồng
2005 2006 2007 2008 2009
năm

Hình 1.5. Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (GDP) của Hà Nội
(từ 2005 đến 2009)
Mật độ dân số trung bình là 2.881người/ km
2
(mật độ trung bình tại khu vực
nội thành là 19.163 người/km
2
, khu vực ngoại thành là 1.721 người km
2
). Mật độ
dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những
huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km²
(Hình 1.6).
22
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
1000 ng
2005 2006 2007 2008 2009
năm


Hình 1.6. Dân số trung bình khu vực Hà Nội từ năm 2005 đến 2009
2) Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng theo xu thế hiện đại hóa, cơ cấu kinh
tế dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp đã hình thành rõ nét. Quan hệ giữa các
ngành kinh tế bước đầu có sự thay đổi về chất.
a) Nông nghiệp – Lâm Nghiệp – Thủy sản
Nông nghiệp
Ở thành phố Hà Nội, kinh tế nông nghiệp được coi trọng nhất ở huyện Từ
Liêm và huyện Thanh Trì. Tổng diện tích đất nông nghiệp của hai huyện này chiếm
khoảng 35% diện tích đất thành phố Hà Nội. Cư dân sản xuất nông nghiệp khoảng
2,5 triệu người.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn thành phố là 317.576 ha, vụ
đông xuân trồng được 193.752 ha. Vụ mùa toàn thành phố trồng được 123.823 ha.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 1/10/2010, đàn trâu toàn Thành
phố hiện có 26.900 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 1.451 tấn. Tổng đàn lợn
hiện có 1.625.165 con, số lợn xuất chuồng trong năm là 4.120.207 con, sản lượng
thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 308.217 tấn.
Lâm nghiệp
23
Năm 2010 diện tích rừng trồng mới ước đạt 296 ha, tăng 6,9% cùng kỳ. Diện
tích rừng được chăm sóc 627,2 ha, diện tích rừng được giao khoán, bảo vệ 5.545,6
ha, số cây trồng phân tán ước đạt 753 ngàn cây. Sản lượng gỗ khai thác đạt 10 037
m
3
, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2009 và đều được khai thác từ rừng trồng (Hình
1.7).
Thủy sản
Theo kết quả điều tra thuỷ sản 1/11/2010 của các huyện, quận, thị xã: Diện
tích nuôi trồng thuỷ sản toàn Thành phố đạt 20.554,5 ha, sản lượng thuỷ sản nuôi
trồng đạt 56.734,8 tấn, Tổng sản lượng thuỷ sản khai thác năm nay đạt 2.653,1 tấn.

b) Giao thông - vận tải
Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương
tiện giao thông đều thuận tiện.
Đường không: sân bay quốc tế Nội Bài (nằm ở địa phận huyện Sóc Sơn, cách
trung tâm Hà Nội chừng 35km). Sân bay Gia Lâm, vốn là sân bay chính của Hà Nội
từ trước những năm 70 thế kỷ 20. Bây giờ là sân bay trực thăng phục vụ bay dịch
vụ, trong đó có dịch vụ du lịch.
Đường bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe Phía Nam, Gia
Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình toả đi khắp mọi miền trên toàn quốc theo
các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang,
Hà Giang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng
Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…
Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước.
Có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc).
Đường thuỷ: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi
Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì, bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.
24
0
5000
10000
15000
20000
25000
tỷ đồng
2005 2006 2007 2008 2009 2010
năm

Hình 1.7. Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản trên toàn Hà Nội từ 2005-2010
c) Công nghiệp
Hà Nội là địa bàn tập trung công nghiệp lớn nhất của vùng Bắc Bộ và đứng

thứ hai trong cả nước, tỷ trọng ngành công nghiệp có chiều hướng gia tăng (Hình
1.8).
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
tỷ đồng
2005 2006 2007 2008 2009 2010
năm

Hình 1.8. Thống kê giá trị sản xuất công nghiệp trên toàn Hà Nội từ 2005-2010
Cơ cấu công nghiệp gồm nhiều ngành, đặc biệt quan trọng là ngành cơ khí
sửa chữa, lắp ráp, chế biến, ngành chế biến lương thực thực phẩm, ngành dệt kim,
đồ da và sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng.
d) Du lịch – dịch vụ
25
Hà Nội hiện có trên 4.000 di tích và danh thắng, trong đó được xếp hạng
quốc gia trên 900 di tích và danh thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới được sáp
nhập từ Hà Tây và Mê Linh) với hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc, danh
thắng nổi tiếng. Ngoài ra còn có các làng nghề thủ công truyền thống và trên dưới
260 lễ hội dân gian, thu hút lượng khách du lịch tăng bình quân 15,2% hằng năm.
Theo thống kê đến năm 2006, lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 3,89 triệu lượt,
trong đó khách nước ngoài đạt xấp xỉ 0,86 triệu lượt.
Dịch vụ được mở rộng, chất lượng từng bước được nâng lên, các ngành dịch
vụ tăng bình quân 10,5% năm. Một số lĩnh vực dịch vụ phát triển khá, ứng dụng
công nghệ hiện đại, ngày càng đáp ứng nhu cầu nền kinh tế thị trường và xu thế hội
nhập như: dịch vụ viễn thông, thông tin, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn

1.2. Mạng lưới sông ngòi và các công trình thủy lợi có liên quan đến tiêu thoát
nước trên địa bàn Hà Nội
1.2.1. Mạng lưới sông ngòi
Các sông chảy qua địa bàn Hà Nội gồm
Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam- Trung Quốc chảy qua miền Bắc nước ta
và đổ ra biển Bắc Bộ, có diện tích lưu vực là 169000km
2
. Trong quá trình chảy ra
biển, sông Hồng có hai đoạn chảy qua thành phố tạo nên những đặc trưng sinh thái
tự nhiên khá đặc biệt đối với một trung tâm kinh tế, chính trị. Cùng với những đặc
trưng này sông Hồng đã chia thành phố Hà Nội mới thành hai vùng có nét đặc trưng
riêng về điều kiện thiên nhiên với phía Tây Nam là các hệ thống sông, mạng lưới
thoát nước phức tạp, phía Đông Bắc thì ngược lại.
Sông Đà là một sông phụ lưu của sông Hồng. Diện tích của lưu vực tính đến
Hoà Bình là 51.800 km
2
, phần trong nước là 25.400 km
2
, chiếm gần 50% diện tích
toàn lưu vực. Chiều dài sông là 926km, phần trong nước là 468 km. Đoạn sông Đà
bao quanh phần phía Tây Bắc huyện Ba Vì dài 32km, đoạn này lòng sông mở rộng
dần, rất thuận lợi cho giao thông thuỷ. Do hoạt động của công trình thuỷ điện Hoà
Bình nên diễn biến của lòng sông ở đoạn này khá phức tạp.
Lưu vực sông Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng, với tổng diện tích 6595 km
2
(không
kể lưu vực sông Nhuệ). Sông nguyên là chi lưu của sông Hồng. Năm 1937 đập Đáy

×