Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Đánh giá công tác tổ chức thực hiện hợp đồng dịch vụ giao nhận và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH TM –DV Giao Nhận Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.7 KB, 120 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là khi Việt
Nam trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới- WTO thì việc giao lưu trao
đổi hàng hóa giữa Việt Nam với các nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế toàn
cầu diễn ra ngày một mạnh mẽ, từ đó kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho
bãi, các dịch vụ phụ trợ khác đi kèm để hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương…Các
quốc gia có bờ biển dài và sâu thuận tiện cho tàu thuyền lớn neo đậu sẽ trở thành
trung tâm giao nhận vận tải ngoại thương, có những đóng góp không nhỏ vào GDP
đất nước. Thêm vào đó công nghệ thông tin phát triển đã giúp cho ngành giao nhận
vận tải hợp lý hóa qui trình vận chuyển. Trong xu thế đó, ngành giao nhận hàng
đường biển Việt Nam đã và đang vươn lên một cách nhanh chóng, trong đó khâu
giao nhận nhập khẩu hàng bằng đường biển phát triển rất mạnh. Giao nhận hàng
bằng đường biển chiếm gần 90% tỷ trọng trong giao nhận vận tải hàng hóa buôn
bán ngoại thương. Vì thế đây là một nguồn đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế.
Công ty TNHH TM – DV Giao Nhận Điện Biên là một công ty hoạt động
trong lĩnh vực giao nhận hàng xuất nhập khẩu, “tuổi đời” còn tương đối trẻ đã và
đang từng bước xây dựng và phát triển hình ảnh, chất lượng dịch vụ của công ty để
đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ hơn về sau này.
Do mới hoạt động trong hơn tám năm nên trong hoạt động của mình công ty
tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển và công
ty đang gặp phải một số hạn chế nhất định. Những nhân tố này đang là những
nguyên nhân chủ yếu làm cản trở việc thực hiện các hợp đồng giao nhận nói chung
và giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển nói riêng. Nhưng đến nay vẫn chưa
có đề tài nghiên cứu thực sự nào về vấn đề đó để tìm ra giải pháp khắc phục.
Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá
công tác tổ chức thực hiện hợp đồng dịch vụ giao nhận và một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại
công ty TNHH TM –DV Giao Nhận Điện Biên”. Trong đó, đề tài tập trung vào hai


phương thức giao nhận mà công ty thực hiện chủ yếu là hàng FCL và hàng LCL
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
- 1 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
Giới thiệu dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển- một ngành
dịch vụ có tính cần thiết rất cao. Nghiên cứu từ sự phân tích đánh giá tình hình thực
hiện hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu tại công ty Điên Biên và trên
cơ sở những thông tin thu được, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động này. Với mong muốn hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu
quả cao góp phần từng bước xây dựng hình ảnh, uy tín về chất lượng dịch vụ của
công ty, góp phần vào ngân sách Nhà nước, giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Đối tượng nghiên cứu: Là công ty TNHH TM – DV Giao Nhận Điện Biên. Kinh
doanh dịch vụ giao nhận gắn với các dịch vụ vận tải, kho vận, thủ tục Hải quan, chứng
từ…
Phạm vi nghiên cứu: Do các thiết bị vận chuyển ngoại thương không có và
tình hình chung của các doanh nghiệp là đa số nhập khẩu theo giá CIF (việc thuê
tàu do phía nhà xuất khẩu nước ngoài đảm nhiệm), nên em chọn đề tài nghiên cứu
về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, trong đó tập trung chủ
yếu nhiều vào phần thủ tục Hải quan, cơ quan Cảng và vận chuyển bảo quản hàng
từ khi nhận hàng từ cảng đến khi giao cho khách hàng.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài đứng trên quan điểm hệ thống và toàn diện khi trình bày vấn đề giao
nhận hàng nhập khẩu đường biển, xem xét vấn đề trong mối quan hệ với dịch vụ
giao nhận trong nước.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh, phân tích tổng hợp, biểu đồ
và những phương pháp toán học đơn giản để tiếp cận vấn đề.
Để có thêm tư liệu nghiên cứu, ngoài thông tin ở công ty Điện Biên đề tài

còn sử dụng các tài liệu tham khảo qua một số trang web, báo, tạp chí…
5. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
- Chương I : Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng
đường biển
- Chương II : Giới thiệu chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động giao nhận
hàng nhập khẩu bằng đường biển
- 2 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
- Chương III: Phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng nhập bằng
đường biển ở công ty TNHH TM-DV Giao Nhận Điện Biên
- Chương IV: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện
hợp đồng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty
TNHH TM – DV Giao Nhận Điện Biên.
- 3 -
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ HOẠT
ĐỘNG GIAO NHẬN
HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Khái niệm
Đặc điểm nổi bật của giao dịch thương mại quốc tế là người bán và người

mua thường ở cách xa nhau. Vì vậy việc di chuyển hàng hóa là do người vận
chuyển đảm nhận. Đây là khâu nghiệp vụ rất quan trọng và để cho quá trình vận tải
được bắt đầu – tiếp tục – kết thúc, tức là hàng hóa đến tay người mua, ta cần thực
hiện một loạt các công việc khác liên quan đến quá trình vận chuyển như đưa hàng
ra Cảng, làm thủ tục gởi hàng, tổ chức xếp/dỡ, giao hàng cho người nhận ở tận nơi
đến…Tất cả các công việc này được gọi chung là “Nghiệp vụ giao nhận –
Forwarding”.
Có nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm “Giao nhận”:
-
“Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến hoạt động vận tải
nhằm đưa hàng đến đích an toàn”.
-
“Giao nhận là dịch vụ Hải quan”.
-
“Giao nhận là dịch vụ có liên quan đến vận tải, nhưng không phải là
vận tải”.
-
“Giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình vận
tải, nhằm mục đích chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận hàng”.
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “Dịch vụ giao nhận
(Freight forwarding service) là bất kỳ loại hình dịch vụ nào liên quan đến vận
- 4 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư
vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề Hải quan, tài chính, mua
bảo hiểm, thanh toán thu nhập chứng từ liên quan đến hàng hóa”.
Theo luật thương mại sửa đổi số 36/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 tại
điều 233 thì hoạt động giao nhận được định nghĩa là hoạt động Logistic, và cụ thể
như sau: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức

thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao
bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo
thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ Logistics được phiên âm theo
tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.”.
Như vậy có thể hiểu về dịch vụ Giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển: là hoạt động thương mại do thương nhân tổ chức thực hiện trọn vẹn
hay từng phần công việc từ khi chuẩn bị hàng, nhận hàng, vận chuyển hàng bằng
đường biển từ cảng của người bán (người xuất khẩu) đến cảng người mua (người
nhập khẩu) cho đến khi hoàn thành các thủ tục và giao hàng tận tay cho người mua.
1.2. Phân loại các loại hình giao nhận nhập khẩu hàng bằng đường biển
a-Căn cứ vào phạm vi hoạt động.
- Giao nhận quốc tế.
- Giao nhận nội địa
b-Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh.
- Giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển thuần túy là hoạt động chỉ bao
gồm thuần túy việc nhận hàng và giao cho người nhập khẩu
- Giao nhận tổng hợp là hoạt động gồm tất cả các hoạt động như xếp dỡ, bảo
quản, vận chuyển, v v.
c- Căn cứ vào phương thức vận tải.
- Giao nhận bằng đường biển.
- Giao nhận bằng đường hàng không.
- Giao nhận bằng đường sông.
- Giao nhận đường sắt.
- Giao nhận đường bộ.
- Giao nhận bừng đường bưu điện.
- 5 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
- Giao nhận bằng đường ống.

- Giao nhận vận tải liên hợp, vận tải đa phương thức.
d- Theo phương thức giao nhận hàng thường gặp
Theo phương thức giao nhận hàng container(phổ biến nhất) thì có 2 phương
thức chủ yếu:
- FCL/FCL: Loại này thường là hàng của một chủ. Chủ hàng có khối lượng
hàng lớn, có thể chứa đầy container. Người gửi hàng chịu trách nhiệm đóng hàng,
người nhận chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Chủ hàng chịu trách nhiệm
làm thủ tục Hải quan, xếp dỡ hàng tại cảng hay kho riêng.
- LCL/LCL: Chủ hàng không đủ hàng đóng vào container nên phải gửi hàng
lẻ. Khi đó người giao nhận sẽ đóng vai trò là người gom hàng, thực hiện việc gom
hàng của nhiều chủ hàng khác nhau, tiến hành xắp xếp, phân loại, đóng hàng vào
container gửi đi. Tại cảng đến, đại lý gom hàng sẽ dỡ hàng phân loại và giao cho
từng người nhận.
e. Căn cứ vào tính chất giao nhận.
- Giao nhận riêng là hoạt động do người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổ
chức, không sử dụng lao vụ của Freight Forwarder (giao nhận dịch vụ).
- Giao nhận chuyên nghiệp là hoạt động giao nhận của các tổ chức công ty
chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận (Frreight Forwarder) theo sự ủy thác của
khách hàng.
1.3. Phạm vi hoạt động của dịch vụ giao nhận.
Chỉ trừ trường hợp người gởi hàng hay người giao hàng muốn tự mình tham
gia bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào đó, thông thường các công ty giao nhận
(Forwarder) thay mặt cho người đó lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các
công đoạn. Forwarder có thể làm các dịch vụ trực tiếp hay thông qua những người
ký hợp đồng phụ hay những đại lý mà họ thuê. Các công ty này cũng cũng sử dụng
những đại lý của họ ở nước ngoài. Phạm vi giao nhận khá rộng, dưới đây là những
dịch vụ chính:
- Lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở
thích hợp để hàng được chuyên chở một cách an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết
kiệm nhất. Ký hợp đồng lưu cước, thuê mướn với người vận tải và các tổ chức có

liên quan, chắp nối các khâu thành một quá trình vận tải thông suốt
- 6 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
- Thiết lập những chứng từ cần thiết cho việc giao nhận theo yêu cầu của
khách hàng.
- Hoàn tất thủ tục Hải quan và các thủ tục khác theo đúng như luật pháp và
tập quán của địa phương quy định cho hàng đi đến hay nhận hàng nhanh chóng và
thuận tiện.
- Tính tóan việc lưu kho, cân đong, đóng gói, bảo hiểm, thanh toán cho hàng
hóa khi khách hàng yêu cầu.
- Tư vấn và cung cấp thông tin cho khách hàng về thị trường, nhu cầu tiêu
dùng, những tình hình mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, giá cước,
phương thức thanh toán, hình thức mua bán, vận tải thích hợp, về những thủ tục,
luật pháp đối với những hàng hóa xuất nhập khẩu ở những địa phương có liên
quan Tóm lại là tất cả những thông tin có liên quan đến công việc kinh doanh của
khách hàng.
- Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước, nhận vận đơn
đã ký của người chuyên chở giao cho khách hàng.
- Giám sát việc vận chuyển hàng hóa trên đường đưa tới người nhận hàng
thông qua những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở
nước ngoài.
- Giúp đỡ người nhận hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng
hóa nếu có.
Ngoài những dịch vụ truyền thống như trên, ngày nay các công ty giao nhận
còn đảm nhiệm vai trò bên chính để mở rộng thêm nhiều dịch vụ như:
+ Tổ chức thu gom hàng lẻ đóng thành lô lớn để gởi đi, phân phối hàng chia
lẻ hàng từ nước ngoài đến.
+ Kinh doanh vận tải đường bộ chủ yếu để thực hiện gởi hàng theo phương
thức “door to door” (từ cửa tới cửa).

+ Kinh doanh kho bãi chứa hàng, hỗ trợ vận tải liên hợp.
+ Sản xuất bao bì, thuê và cho thuê vỏ container, thuê tàu thuê khoang tàu
+ Nhận bảo hiểm hoặc làm đại lý bảo hiểm cho khách hàng.
Hàng hóa giao nhận là hàng mậu dịch, hàng công trình, hàng triển lãm, hàng
mẫu, đồ dùng gia đình, hành lý cá nhân từ những gói hàng nhỏ bé đến những loại
hàng siêu trọng siêu trường.
- 7 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
Qua đây ta có thể thấy rằng vai trò của người giao nhận-Forwarder trong
mua bán kinh doanh là hết sức quan trọng, những dịch vụ mà họ đảm nhận tạo điều
kiện cho hàng hóa được lưu thông một cách nhanh chóng, giá cước hợp lý, đỡ tốn
công sức của người gởi hàng, giúp những người này chuyên tâm vào sản xuất kinh
doanh. Và có không ít trường hợp các công ty giao nhận tư vấn, góp ý cho việc kinh
doanh của các công ty muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài.
1.4. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty kinh doanh dịch vụ giao
nhận.
Điều 235. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ
Logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics có thể thực hiện khác với
chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng
- Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần
hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng
để xin chỉ dẫn.
- Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với
khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
2. Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ

Logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.
Điều 237. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh
dịch vụ Logistics
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không phải chịu trách nhiệm
về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:
- Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ
quyền.
- Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics làm đúng
theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền.
- Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá.
- Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định
của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics tổ
chức vận tải.
- 8 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không nhận được thông báo về
khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch
vụ Logistics giao hàng cho người nhận.
- Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không nhận
được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng,
kể từ ngày giao hàng.
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không phải chịu trách nhiệm về
việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực
hiện dịch vụ Logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.
Điều 238. Giới hạn trách nhiệm
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân
kinh doanh dịch vụ Logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất
toàn bộ hàng hoá.
2. Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh

doanh dịch vụ Logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc
tế.
3. Thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics không được hưởng quyền giới
hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng
minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh
doanh dịch vụ Logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát,
hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và
biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.
1.2. CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI LÀM DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN (FORWARDER).
Sơ đồ 1: MỐI QUAN HỆ CỦA MỘT CÔNG TY LÀM DỊCH VỤ GIAO NHậN
HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
- 9 -
Government and Other public Authoritiest
(Chính phủ và các nhà đương cục khác)
- Import / Export Trade Control
(Cơ quan kiểm soát về thương mại XNK)
- Foreign Exchange Control
(Cơ quan kiểm soát về ngoại hối)
- Transport / Licensing
(Cơ quan cấp giấy phép về vận chuyển)
- Public Health
(Cơ quan cấp giấy phép về y tế)
- Consular – Authoritiest
(Lãnh sứ quán – cấp giấy chứng nhận cho
hàng hóa nếu cần)
FREIGHT
FORWARDER
“Người giao nhận”
Liability Insuers

(Bảo hiểm trách
nhiệm P&I – T&T
club( Protection
and Indemnity –
Through trasport
Mutual club)
Consignor/Congnee
N.Gởi hàng/
N.nhận hàng
Customs Authorities
(Cơ quan Hải quan)
Port Authorities
(Chính quyền cảng)
Cargo Insurers
(Bảo hiểm hàng hóa)
- Carriers and other Agencies:
(Người vận chuyển và các đại lý
khác)
+ Shipowners (Chủ tàu)
+ Road Operator (Người kdvt bộ)
+ Railways (Đường sắt)
+ Inland waterway operator (Công
ty vận tải đường sông)
- Warehousemen
(Người cho thuê kho)
- Bank (Ngân hàng)
-Packaging (Các đại lý đóng gói)
- Survey Companies
(Các công ty giám định XNK)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC

SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN VỚI NGOẠI THƯƠNG VÀ NỀN KINH TẾ.
- Cước phí vận tải giao nhận ảnh hưởng đến giá mua: Trong hoạt động
ngoại thương chi phí vận tải giao nhận chiếm một tỷ lệ khá cao trong giá cả hàng
hóa. Theo thống kê của hội nghị liên hiệp quốc tế về mậu dịch và phát triển
(UNCTAD). Chi phí vận tải giao nhận chiếm trung bình 10 – 15% giá FOB của
hàng hoặc 8 – 9% giá CIF của hàng trao đổi quốc tế.
- Vận tải giao nhận hàng bằng đường biển làm thay đổi cơ cấu và thị
trường hàng nhập khẩu: Trước đây do phương tiện vận tải còn yếu và thiếu nên
thị trường nước nhập khẩu thường nằm gần nơi người mua, vì lẽ đó thị trường nhập
khẩu bị bó hẹp trong khu vực địa lý nhất định. Giờ đây khi vận tải giao nhận phát
- 10 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
triển thì hàng hóa có thể đi khắp năm châu, thời gian được ngắn lại, hàng hóa được
bảo đảm, cộng thêm cước phí thấp nên đã đáp ứng được yêu cầu của người nhập
khẩu: hàng hóa đa dạng dễ chọn lựa hơn, giá cả có thể lựa chọn một cách thoải mái
và phù hợp với chất lượng mong muốn.
- Tăng nguồn thu ngoại tệ: Thông qua dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa,
quốc gia có thể tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, nếu có phương tiện vận chuyển, dịch
vụ bảo hiểm mạnh của riêng mình.
- Hoạt động giao nhận ngoại thương giúp cho tạo rất nhiều công ăn việc
làm cho người lao động. Vì bản thân nó đã thu hút rất nhiều lao động trong từng
khâu. Ngoài ra nó gián tiếp thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển.
- Thu hút đầu tư nước ngoài: Hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu phát
triển kéo theo nền ngoại thương nước nhà phát triển, sự đầu tư của nước ngoài cũng
vì thế mà gia tăng.
II. LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC TỒ CHỨC HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN
HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.

1. KHÁI NIỆM VỀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN.
1.1. Khái niệm:
Theo Điều 165 Luật Thương mại về hợp đồng giao nhận hàng hoá:
“Hợp đồng giao nhận hàng hoá là hợp đồng được ký kết giữa người làm
dịch vụ giao nhận hàng hoá với khách hàng để thực hiện dịch vụ giao nhận hàng
hoá quy định tại Điều 233 của Luật Thương Mại”
1.2. Nội dung của hợp đồng dịch vụ giao nhận

Quyền và nghĩa vụ của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có những quyền và nghĩa vụ sau
đây:
1- Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác
2- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
- 11 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
3- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông
báo ngay cho khách hàng
4- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không
thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông
báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm
5- Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực
hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời
hạn hợp lý.

Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
Khách hàng có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Lựa chọn người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đáp ứng với yêu cầu của
mình

2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng
3- Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá vi
phạm hợp đồng
4- Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá
5- Thông tin đầy đủ, chi tiết và chính xác về hàng hoá cho người làm dịch vụ
giao nhận hàng hoá
6- Đóng gói, ghi ký, mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ
trường hợp người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá đảm nhận công việc này;
7- Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí phát sinh cho người làm dịch vụ giao
nhận hàng hoá nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn cuả khách hàng hoặc do lỗi
của khách hàng gây ra;
8- Trả cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá mọi khoản tiền đã đến hạn
thanh toán.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng
1- Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu
cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp
đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.
2- Trong trường hợp bên vi phạm giao hàng thiếu, cung ứng dịch vụ không
đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận
- 12 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
trong hợp đồng. Nếu bên vi phạm giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch vụ không
đúng hợp đồng thì phải tìm cách loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ
hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng, không được dùng
tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế, nếu không được sự chấp
thuận của bên có quyền lợi bị vi phạm.
3- Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2
Điều này thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch

vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng
và bên vi phạm phải bù chênh lệch nếu có.
4- Trong trường hợp bên có quyền lợi bị vi phạm tự sửa chữa khuyết tật của
hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ thì bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
5- Bên có quyền lợi bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán
tiền hàng, phí dịch vụ.
2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG.
2.1. Một số chứng từ sử dụng trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển.
2.1.1. Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract).
Theo công ước Vienna năm 1980, tên hợp đồng là “Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế”, tức hàng phải được chuyển giao tại một nước khác qua khỏi biên giới
quốc gia, với nước mà hàng đó được tồn trữ hoặc sản xuất khi hợp đồng được ký
kết.
2.2.2.Vận tải đơn (Bill of Lading).

Chức năng của vận đơn.
- Là bằng chứng của việc giao hàng.
- Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải.
- Là chứng từ sở hữu hàng hóa.

Các chi tiết trong B/L.
- Thông tin liên quan đến hàng hóa: trọng lượng, số lượng, ký mã hiệu…
- Thông tin đến các bên tham gia như: người chuyên chở (carrier), người
nhận hàng (consignee), người gởi hàng (shipper).
- Thông tin khác liên quan đến chuyến đi: tên tàu, số vận đơn, cảng đến, cảng
đi…
- 13 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1


Các loại vận đơn.
Vận đơn có thể phân theo các dạng sau:
- Theo tình trạng đã xếp hàng.
+ B/L đã xếp hàng lên tàu: Là B/L được cấp khi hàng đã lên tàu. Trong
phần lớn các phương thức thanh toán thì người mua yêu cầu vận đơn này. Ngoài ra
còn đòi hỏi trên B/L phải ghi “CLEAN ON BOARD” thì mới chấp nhận thanh toán
cho người bán.
+ B/L nhận hàng để xếp: Là B/L mà người chuyên chở xác nhận đã nhận
hàng để xếp lên tàu. Vận đơn này ít được sử dụng trong thanh toán.
- Theo hành trình chuyên chở.
+ Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Là B/L cấp cho lô hàng đi thẳng từ cảng
bốc hàng cho đến cảng dỡ hàng, không chuyển tải qua cảng khác.
+ Vận đơn suốt (throught B/L): Dùng trong chuyên chở hàng hóa.
- Theo người được hưởng lợi:
+ Vận đơn đích danh (Straight B/L): Trong vận đơn này sẽ ghi tên, địa chỉ
người nhận hàng, không có từ theo lệnh (to order).
+ Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Vận đơn này thường được ký phát
theo lệnh của người gởi hàng. Loại này được dùng phổ biến trong thương mại.
+ Vận đơn vô danh (B/L to bearer):
- Theo chất lượng chứng từ:
+ Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Nếu người vận tải không từ chối những
thông tin chi tiết do người gởi hàng điền vào hoặc không ghi nhận xét bất lợi nào về
hàng hóa vào B/L.
+ Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): Là vận đơn trong đó người
chuyên chở ghi ý kiến bảo lưu của mình nếu nghi ngờ hoặc nhận xét về tình trạng
hàng hóa không bảo đảm. Ví dụ về số lượng, nhãn mác tình trạng hàng hóa…
+ Vận đơn giao bằng điện (B/L surrendered): Được sử dụng khi khách
hàng là những đối tác quen biết. Khi chưa có B/L bản gốc thì có thể dùng B/L này
để nhận hàng.

- Theo người phát hành vận đơn:
- 14 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
+ Master Bill of Lading (MB/L) hay Ocean Bill of Lading (OB/L):
Là loại vận đơn mà hãng tàu nhận vận chuyển hàng hóa cấp cho người giao nhận,
để chứng nhận về việc đã xếp hàng lên tàu
+ House Bill of Lading (HB/L): là loại vận đơn do người giao nhận phát
hành, gửi cho chủ hàng về việc đứng ra nhận chuyên chở lô hàng mà người xuất
khẩu ủy thác.
2.2.3. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).
- Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, yêu cầu của người bán đòi người
mua phải trả số tiền ghi trên hóa đơn.
- Là chứng từ cơ sở để lập hối phiếu.
- Là chứng từ để khai báo Hải quan làm cơ sở để tính thuế.
- Là chứng từ làm cơ sở cho việc thống kê, giám sát việc thực hiện hợp đồng.
2.2.4. Phiếu đóng gói hàng hóa (packing list).
- Là chứng từ bổ sung cho hóa đơn nhằm kê khai hàng hóa được đựng trong
một kiện hàng, thùng hàng, container…giúp cho việc kiểm tra hàng hóa được thuận
lợi.
- Là chứng từ làm cơ sở để kiểm tra hàng hóa khi làm thủ tục Hải quan.
2.2.5. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – C/O).
- Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận
xuất xứ hoặc nơi sản xuất ra hàng hóa.
- Là chứng từ xuất cho Hải quan của nước nhập khẩu để tính thuế.
Có các loại giấy C/O sau:

Form A: (GSP – Generalized System Preferences): Ưu đãi về thuế quan
chung giành cho các nước có chính sách quan hệ tối hệ quốc.


Form B: Dùng để đối sử với những nước chưa quan hê tối hệ quốc.

Form D: (Asean/Cept – Common Effective Preferences Tariff): Ưu đãi
thuế quan giành cho các nước trong khối Asean.

Form X/Form O: Dùng để áp dụng với các nước là thành viên của IOC
(Internation Organization Coffee) – tổ chức cà phê quốc tế và áp dụng cho việc xuất
khẩu cà phê cho các nước nằm ngoài IOC.

Form T: Sử dụng cho việc xuất khẩu hàng dệt may sang EU.
- 15 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1

Form E: Đây là loại C/O mới được đem vào sử dụng. Được áp dụng cho
các mặt hàng xuất nhập khẩu sang Trung quốc.
2.2.6. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurance).
- Là chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho những người được bảo hiểm để
bồi thường những tổn thất liên quan đến hàng hóa vì những rủi ro trong quá tình
vận chuyển mà hai bên đã thỏa thuận.
- Người bán xuất trình C/I khi bán theo điều kiện CIF hoặc CIP.
2.2.7. Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O).
Khi hàng đến cảng đích người chuyên chở hay đại lý của anh ta cấp cho
người nhận hàng để anh ta nhận hàng từ tàu. Để nhận D/O người nhận hàng cầm
vận đơn gốc và giấy thông báo hàng đến.
2.2.8. Phiếu gởi hàng (Shipping Note).
Là phiếu chi tiết do chủ hàng gửi cho người chuyên chở đề nghị lưu khoang
xếp hàng trên tàu. Đây là những thông tin và chỉ dẫn cần thiết để lập vận đơn và để
người chuyên chở bố trí nhận hàng.
2.2.9. Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt).

Là giấy biên nhận của thuyền phó sau khi mỗi lô hàng được xếp lên
tàu. Khi thuyền trưởng hay người thay mặt ký vận đơn, đối chiếu lại với biên lai
thuyền phó.
2.2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN HÀNG
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY

Thu thập và kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ:
Thu thập:Điều kiện pháp lý để làm thủ tục nhận hàng là bộ chứng từ phải
đầy đủ và hợp lệ, vì vậy trước khi làm các nghiệp vụ Hải quan và tại cảng để nhận
hàng thì phải thu thập đầy đủ bộ chứng từ. Bộ chứng từ đầy đủ bao gồm:
- Hợp đồng mua bán ngoại thương (Sale Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Bảng kê chi tiết (Packing List)
- Vận Đơn (Bill of Lading)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Original)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurrance)
- Giấy chứng nhận chất lượng số lượng, thành phần… nếu có
- 16 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
- Giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu của bộ thương mại hay của các
bộ ngành quản lý mặt hàng nhập khẩu đó.
Bộ chứng từ hàng nhập khẩu thì do người bán ký phát (người xuất khẩu).
Tùy vào phương thức thanh toán mà bộ chứng từ đựợc gởi như thế nào.
Kiểm tra tính hợp lệ: Khi đã thu thập đầy đủ bộ chứng từ thì nhân viên giao
nhận cần phảo kiểm tra xem bộ chứng từ có hợp lệ hay không. Nếu bộ chứng từ mà
không hợp lệ thì trước hết Hải quan sẽ không chấp nhận việc làm thủ tục đăng ký tờ
khai và như thế sẽ không nhận đựơc hàng hóa, muốn nhận được hàng hóa thì lại
phải điều chỉnh bộ chứng từ tuy nhiên việc này không hề đơn giản và đòi hỏi phải
mất rất nhiều thời gian lẫn chi phí nếu như đó là một lỗi khá nghiêm trọng. Vì khi

đó công ty nhập khẩu lại phải yêu cầu công ty xuất khẩu hoặc hãng tàu điều chỉnh
lại chứng từ

Lên tờ khai Hải quan hàng nhập
Khi lên tờ khai, phải chú ý kỹ nội dung tờ khai sao cho phải trùng với bộ
chứng từ hàng nhập, vì nếu có sai sót phải làm lại sẽ không nhận được hàng trong
thời gian sớm nhất mà còn tốn lệ phí lưu kho, lưu bãi.
Tờ khai Hải quan gồm có hai phần chính:
Phần dành cho người khai Hải quan và tính thuế.Có các tiêu thức sau:
Tiêu thức 1> Người nhập khẩu: Thể hiện mã số, tên đầy đủ, địa chỉ của công
ty nhập khẩu.
Tiêu thức 2> Người xuất khẩu: Tên đầy đủ, địa chỉ trực tiếp của đối tác bán
hàng cho công ty đúng với trên hợp đồng, mã số có thể không ghi.
Tiêu thức 3> Người ủy thác: Không khai.
Tiêu thức 4> Đại lý làm thủ tục Hải quan: Không khai.
Tiêu thức 5>Thể hiện loại hình nhập hàng: Đánh dấu X vào loại hình kinh
doanh nếu là hàng nhập về để kinh doanh.
Tiêu thức 6> Giấy phép kinh doanh số:
Tiêu thức 7> Ghi số hợp đồng và ngày đã ký kết.
Tiêu thức 8> Ghi số hóa đơn và ngày lập hóa đơn
Tiêu thức 9> Ghi tên phương tiện chuyên chở hàng, ngày đến
Tiêu thức 10> Ghi số, ngày, tháng, năm của B/L (số Master Oceanbill và
House Bill ).
- 17 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
Tiêu thức 11> Nước xuất khẩu: Là quốc gia của có địa điểm bốc hàng trên
B/L.
Tiêu thức 12> Tên cảng, địa điểm bốc hàng lên tàu, máy bay.
Tiêu thức 13> Tên cảng, địa điểm dỡ hàng.

Tiêu thức 14> Điều kiện giao hàng: theo điều kiện được thể hiện trong hợp
đồng
Tiêu thức 15> Đồng tiền thanh toán: Đúng như trong hợp đồng và trong hóa
đơn thương mại, ghi tỷ giá đi kèm (tỷ giá đuợc lấy từ thị trường tài chính liên ngân
hàng trong ngày đi làm thủ tục Hải quan)
Tiêu thức 16> Thể hiện tiêu thức thanh toán: Ghi theo hợp đồng có thể là
T/T, D/P…
Tiêu thức 17,18,19,20,21,22,23> Ghi tên hàng hóa đầy đủ, mã số hàng hóa,
nước xuất xứ, số lượng đơn vị tính, đơn giá nguyên tệ và trị giá nguyên tệ (trị giá
nguyên tệ trong hàng nhập luôn phải thể hiện bằng giá CIF. Nếu trong hợp đồng là
FOB, EXW… đều phải quy đổi về CIF)
Tiêu thức 24, 25, 26> Thể hiện trị giá tính thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia
tăng và tiền thu khác.
Tiêu thức 27>Ghi tổng số tiền bằng số và chữ
Tiêu thức 28> Thể hiện số chứng từ kèm theo tờ khai
Tiêu thức 29> Cam kết của doanh nghiệp nhập khẩu, phải có dấu mộc và
chữ ký cam đoan của công ty về nội dung khai báo trên tờ khai.
Phần dành cho kết quả kiểm tra của Hải quan :
Phần kiểm tra hàng hóa: Dành cho cán bộ kiểm hóa của Hải quan ghi kết quả
kiểm hóa.

Phần kiểm tra thuế: Dành cho nhân viên Hải quan kiểm tra thuế và
tính thuế.
Áp mã thuế cho mặt hàng nhập khẩu.
Việc khai báo mã thuế dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu
Sơ đồ 2: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG NHẬP KHẨU
- 18 -
Kế
toán
thuế và

phúc
tập hồ

Công chức
đăng ký tờ
khai Hải
quan
Lãnh đạo
chi cục
1.Đối chiếu
danh sách
cưỡng chế
làm thủ tục
Hải quan
2.Kiểm tra
hồ sơ Hải
quan.
3. Đăng ký
tờ khai và
nhập dữ
liệu
1. Quyết
định hình
thức mức
đọ kiểm tra
2. Giải
quyết
vướng mắc
phát sinh
3. Xác nhận

đã làm thủ
tục Hải
quan
Chủ
hàng
Công chức
kiểm tra thực
tế hàng hóa
1.Kiểm tra
thực tế hàng
hóa.
2. Nhập dữ
liệu vào máy
Công chức
kiểm tra tính
thuế
1.Kiểm tra và
tính thuế của
chủ hàng.
2. Tính lại
thuế (nếu có)
3. Ra thông
báo thuế và lệ
phí
4. Nhập dữ
liệu vào máy
Thu
thuế và
lệ phí
Hàng đuợc miễn kiểm tra không thuế

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
Nguồn Tổng cục Hải quan.
Bước 1: Đăng ký tờ khai:
Đây là bước đầu tiên của quy trình làm thủ tục khai báo Hải quan. Nhân viên
Hải quan sẽ tiếp nhận bộ chứng từ kèm theo bản khai Hải quan. Đầu tiên Hải quan
sẽ xem xét công ty có giấy phép kinh doanh và nhập khẩu mặt hàng này không. Và
tiếp theo Hải quan sẽ kiểm tra sơ bộ về tính hợp lệ của bộ chúng từ, xem xét tính
chính xác và thống nhất về thông tin trong tất cả các chứng từ có liên quan của mặt
hàng nhập, kiểm tra xem mặt hàng nhập về với mã số thuế áp có đúng như trong
biểu thuế xuất nhập khẩu không. Đôi khi hàng nhập về nằm trong những mặt hàng
được ưu đãi về thuế xuất thì nhân viên Hải quan sẽ yêu cầu trình những chứng từ
cần thiết để chứng minh hàng nằm trong diện ưu tiên (C/O, các văn bản, quy định
của các ban ngành có liên quan). Bên cạnh đó tùy từng mặt hàng mà phải có các
chứng thư về chất lượng, kiểm dịch thực vật hay vệ sinh y tế…Đầy đủ chứng từ thì
nhân viên Hải quan mới cho mở tờ khai và chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 2: Kiểm hóa:
Nếu mặt hàng không được miễn kiểm tra thì qua bước 2 sẽ là kiểm tra thực
tế hàng hóa.
- 19 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
Tại bước này cán bộ chi cục Hải quan sẽ phân nhân viên xuống kiểm tra thực
tế hàng hóa đồng thời là xác định mức độ kiểm tra, các mức độ kiểm tra sẽ là mức 2
(luồng vàng), mức 3 (luồng đỏ), riêng mức 3 có 3 mức độ theo a, b và c tương ứng
với nó là mức kiểm tra 5%, 10% cũng có khi là 50% hay 100% nếu là hàng lần đầu
nhập về, hàng không rõ nguồn gốc hay hàng đã qua sử dụng…Sau khi hàng đã kiểm
xong thì tờ khai Hải quan sẽ được chuyển cho bộ phận tính giá và thuế cho mặt
hàng.
Bước 3: Tính giá:

Bước này nhằm kiểm tra mức giá của hàng nhập về có chính xác hay không
tránh việc khai báo mức giá quá thấp để hưởng mức thuế thấp. Nhân viên Hải quan
sẽ thực hiện kiểm tra giá mà doanh nghiệp nhập về đã khai báo dựa trên các chứng
từ và thực tế kiểm tra hàng hóa. Lúc này nhân viên Hải quan sẽ so sánh với mức
giá trên mạng nội bộ Hải quan do bộ tài chính quy định nếu thấy hợp lý sẽ kết thúc
kiểm tra, nhưng nếu mức giá không hợp lý thì có thể nhân viên tính giá sẽ đề nghị
người khai báo phải tham vấn giá.
Bước 4: Tính thuế.
Sau khi đã tính thuế xong, Hải quan sẽ chuyển bộ hồ sơ sang bộ phận tính
thuế. Nhân viên tính thuế một lần nũa kiểm tra mã số thuế xem có phù hợp hay
chưa, cách tính thuế của doanh nghiệp khai báo đã chính xác hay chưa. Nếu phần
tính giá có thay đổi thì phần tính thuế cũng sẽ thay đổi theo và sau cùng là đưa ra
thông báo cho doanh nghiệp.
Bước 5: Đóng lệ phí Hải quan và lấy tờ khai:
Sau khi cán bộ Hải quan tính thuế xong sẽ cho ra thông báo thuế và cán bộ
Hải quan sẽ trình cho đội phó ký xác nhận “Đã làm thủ tục Hải quan”, sau đó hồ sơ
sẽ được chuyển ra ngoài và trả tờ khai cho doanh nghiệp. Khi đó nhân viên giao
nhận sẽ nộp giây tiếp nhận và biên lai đóng lệ phí Hải quan để nhận lại tờ khai.

Làm thủ tục thanh lý và nhận hàng tại cảng.
Buớc này được tiếp diễn hoàn thiện khi các thủ tục Hải quan đã xong, bên
giao nhận thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để nhận hàng. Tại đây có 2 nghiệp vụ
nhận hàng đó là nhận hàng container và hàng lẻ hay còn gọi là FCL và LCL. Để
nhận hàng bắt buộc chúng ta phải có lệnh giao hàng (D/O – Delivery Order) của
- 20 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
hãng tàu giao lại. D/O thường được lấy khi chúng ta bắt đầu công việc thu thập
chứng từ cần thiết.
Khi đã có D/O nhân viên giao nhận sẽ mang ra cảng để làm 2 công việc sau:


Để Hải quan đối chiếu với bảng kê khai hàng chở trên tàu (manifest), xem có
đúng hàng không. Tiếp đó cầm bản D/O đã đối chiếu này lên Hải quan bãi hoặc Hải
quan cổng để thanh lý hàng ra.

Để hoàn thành các thủ tục với cơ quan của cảng: Đóng tiền lưu kho, lưu bãi
nếu hàng đã nằm trong kho, trong bãi hết ngày cho phép theo quy định của hãng
tàu, tiền vệ sinh kho bãi và nhận phiếu xuất kho từ thương vụ cảng (nếu là hàng
LCL) hoặc nhận phiếu Er - phiếu giao nhận container (nếu là hàng FCL). Tiếp theo
nhân viên giao nhận sẽ dùng phiếp này để xuống gặp thủ kho để đối chiếu tìm hàng,
tìm container.

Chuẩn bị phương tiện chuyên chở
Khi đã hoàn tất các thủ tục này thì nhân viên giao nhận có thể liên hệ với
người vận tải của công ty mình để tiến hành nhận hàng tại cảng và giao hàng cho
khách hàng.
3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN.
Qua thực tế trong các lần tổ chức thực hiện hợp đồng giao nhận nhập khẩu
đường biển và các yêu cầu của khách hàng trong khi thực hiện, công ty đã rút ra
được những yêu cầu cần thiết để có thể thực hiện một hợp đồng được gọi là thành
công. Những yêu cầu đó là:

Hàng phải được nhận và giao nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng.

Hàng phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển.

Chi phí thực hiện hợp đồng là nhỏ nhất và hiệu quả thu được là cao nhất.

Nhanh chóng và kịp thời.

Có thể nói rằng, chỉ tiêu về thời gian thực hiện hợp đồng được khách hàng
yêu cầu rất cao. Thông thường các loại hàng hóa được nhập khẩu về đều được các
khách hàng rất mong đợi. Họ mong muốn từ lô hàng nhập khẩu họ sẽ có thể sản
xuất kinh doanh một cách nhanh nhất để chiếm lĩnh thị trường, đảm bảo sản xuất
- 21 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
được diễn ra một cách liên tục. Qua đó, họ có thể tận dụng hết công suất của máy
móc và tiết kiệm được chi phí nhân công.
Vì vậy, nó là yếu tố quyết định rất nhiều tới mặt chất lượng của dịch vụ mà
công ty cung cấp cho khách hàng. Cũng chính vì lý do này mà khách hàng tìm đến
công ty và mong muốn sẽ nhận được hàng sớm nhất.
Chỉ tiêu này được coi là thực hiện tốt khi một hợp đồng giao nhận được hoàn
thành trong khoảng thời gian từ 1 – 3 ngày trong điều kiện bộ chứng từ đầy đủ, hợp
lệ, hàng hóa không vi phạm và không gặp vấn đề gì về hư hại hay mất mát.
Để có thể đạt được tốt chỉ tiêu này thì không chỉ phụ thuộc vào năng lực
chuyên môn của người nhân viên công ty trực tiếp thực hiện hợp đồng, mà còn phụ
thuộc phần lớn vào các quy định quy trình thủ tục Hải quan cũng như cung cách
làm việc của các nhân viên Hải quan, điều kiện trang thiết bị kho bãi phục vụ của
cảng biển và cách thức vận chuyển hàng hóa giao cho khách hàng.

Đảm bảo an toàn cho hàng hóa:
Bên cạnh chỉ tiêu về mặt thời gian thì hàng hóa được ký kết trong hợp đồng
phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Hàng phải được tránh các tình trạng bị hư
hỏng, xây xát hay mất mát làm ảnh hưởng đến chất lượng dẫn đến sự khiếu nại của
khách hàng.
Để làm tốt điều này đòi hỏi nhân viên giao nhận phải thiết lập mối quan hệ
và giám sát chặt chẽ các bên có liên quan như: hãng tàu, cơ quan cảng, người vận
chuyển hàng. Người nhân viên giao nhận phải đảm bảo rằng hàng hóa đã đầy đủ
không mất mát hư hại gì từ lúc tiếp nhận lô hàng cho đến khi vận chuyển và giao

cho khách hàng. Nếu có vấn đề gì về hàng hóa thì cần phát hiện sớm để có biện
pháp khắc phục kịp thời và xem rõ trách nhiệm thuộc về bên nào.

Chi phí nhỏ nhất và hiệu quả lớn nhất:
Trong bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì điều mà ban lãnh
đạo của công ty quan tâm nhất đó là hiệu quả đạt được, bỏ ra một khoản chi phí
nhất định để thu về một khoản doanh thu lớn hơn
Bởi vì doanh thu được xác định trước, khi hai bên thỏa thuận ký kết hợp
đồng. Vì vậy, để đạt được mức hiệu quả tối đa thì công ty phải có mức chi phí tối
- 22 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
thiểu trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng. Để làm tốt được điều này thì trước
hết công ty phải làm tốt 2 yêu cầu trên.
+ Việc rút ngắn thời gian làm hàng sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho lưu bãi
và có thể là khoản tiền phạt hợp đồng nếu thời gian thực hiện hợp đồng vượt quá
cho phép như hai bên đã ký kết.
+ Bảo đảm an toàn cho hàng hóa tránh đổ vỡ, hư hại, mất mát trong quá trình
thực hiện hợp đồng sẽ giúp công ty tránh được chi phí phải bồi thường cho khách
hàng như trong hợp đồng quy định.
Bên cạnh đó thì việc giảm các chi phí phát sinh ngoài hợp đồng đã ký kết
cho khách hàng là một việc làm rất cần thực hiện. Nếu nhân viên giao nhận không
có chuyên môn cao thì trong bước kiểm hóa có thể phát sinh thêm chi phí giám định
hàng.
III. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIAO NHẬN CỦA VIỆT NAM
Tại Việt Nam ngành giao
nhận vận tải đã có từ rất lâu đời.
Cho đến những năm 60 của thế kỷ
XX, hoạt động giao nhận quốc tế
mới được hình thành một cách rõ

nét. Tuy nhiên hoạt động này còn
mang tính chất phân tán, các đơn
vị xuất nhập khẩu tự đảm nhiệm
việc tổ chức chuyên chở hàng hóa
của mình.
Đi cùng với sự phát triển kinh tế như vũ bão thì ngành giao nhận Việt Nam
cũng có những bước đi phát triển mạnh mẽ. Trước đòi hỏi là cần phải có một tổ
chức hiệp hội nghề nghiệp, là đại diện chính thức cho ngành giao nhận trong nước,
năm 1994 Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS) đã được thành lập để
bảo vệ quyền lợi của các nhà giao nhận và là hội viên chính thức của FIATA (Hiệp
hội quốc tế các tổ chức giao nhận).
Những thống kê mới đây nhất của Việt Nam cho biết có khoảng gần 900
công ty giao nhận chính thức đang hoạt động, trong đó có khoảng 18% là công ty
nhà nước, 70% là công ty TNHH, doanh ngiệp tư nhân và 10% các đơn vị chưa có
- 23 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
giấy phép và 2% công ty do nước ngoài đầu tư vốn. Tính đến nay đã có gần 100
công ty là thành viên của VIFFAS, trong đó một nửa được công nhận là thành viên
của FIATA. Đa số các công ty có quy mô vừa và nhỏ, chỉ có một vài công ty nhà
nước là tương đối lớn như: Vietrans, Viconship, Vinatrans
Ngành giao nhận Việt Nam cần có những bước phát triển hơn nữa để có thể
đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế và không bị hất ra ngoài cuộc chơi khi chúng
ta đã gia nhập WTO, lúc đó các công ty giao nhận hàng đầu thế giới sẽ nhảy vào
Việt Nam. Trong vài năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của nước ta luôn duy trì
ở mức cao, trong khu vực Đông Nam Châu Á chúng ta chỉ đứng sau Trung Quốc.
Điều này do một phần quan trọng là khối lượng và giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu
của chúng ta tăng lên một cách đáng kể, nếu không tận dụng được những cơ hội này
thì những lợi ích của nó sẽ rơi vào các công ty nước ngoài.
BẢNG 1:TỔNG KẾT LƯỢNG HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU QUA CÁC

CẢNG BIỂN NĂM 2005 – 2006
Chỉ
Tiêu
Năm 2005 Năm 2006
Chênh lệch 2006/2005
Lượng hàng Số container
Lượng
hàng
(x1000MT)
Số
Container
(container)
Lượng
hàng
(x1000MT)
Số
Container
(container)
+ % + %
Cả
nước
53.519 1.922.980 62.044 2.293.548 8.525 15,93 370.568 19,27
Miền
Nam
29.927 1.326.257 35.267 1.552.137 5.295 17,67 225.880 17,03
Sài
Gòn
19.989 1.308.840 23.370 1.504.316 3.381 16,91 195.512 14,94

Nguồn: Hiệp hội cảng biển Việt Nam (VPA)

Nhận xét:
Qua bảng trên ta có thể thấy lượng hàng được thực hiện xuất nhập khẩu
trong nước qua cảng biển ngày một tăng cao theo xu hướng phát triển kinh tế của
quốc gia. Trong đó, các cảng biển Sài Gòn chiếm lượng hàng nhiều nhất (chiếm
- 24 -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ DƯỢC
SVTH: PHẠM TẤN LONG- LỚP NT1
khoảng 2/3 lượng hàng qua cảng của cả nước). Đây cũng là thị trường phát triển
mạnh các loại hình giao nhận.
Theo đánh giá của VIFFAS, việc giao nhận hàng hóa quốc tế sẽ đòi hỏi một
trình độ nghiệp vụ cao, có đại lý mạng lưới rộng khắp thì mới đáp ứng được nhu
cầu khách hàng. Khi đó các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ có xu hướng ủy thác
cho các công ty giao nhận làm tất cả các công việc từ giao nhận đến vận tải đóng
gói bao bì, khai báo thủ tục Hải quan…
Việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương và gia nhập các tổ chức
kinh tế thế giới, đặc biệt là nghị định 125/2003/NĐ – CP về vận tải đa phương thức
sẽ dần phá bỏ thế độc quyền của các công ty giao nhận trong nước. Các hãng tàu,
các tập đoàn Logistic của nước ngoài sẽ từ bỏ các đại lý của địa phương để lập các
chi nhánh tại Việt Nam để giảm các chi phí hoạt động. Họ sẽ thực hiện đào tạo nhân
lực để nâng cao chất lượng phục vụ. Khi đó sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty
trong nước và các tập đoàn Logistic hùng mạnh ở nước ngoài, sự thôn tính các công
ty nhỏ cũng sẽ xảy ra
Thời gian tới nước ta đang đứng trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt
ra cho chúng ta nhiều thử thách: làm sao chiếm lĩnh được thị trường ở mức độ cao
trong khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang tranh giành vào thị phần của Việt
Nam khi nước ta tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành phải làm sao
nhanh chóng đầu tư vào cơ sở vật chất để có lực lượng mạnh trên thị trường, làm
sao cải tiến để giữ giá giao nhận, vận chuyển, bảo quản hợp lý, cạnh tranh có hiệu
quả, phục vụ đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định nhập khẩu.
- 25 -

×