Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TIỂU LUẬN
Đề tài: Khảo sát đánh giá các nguồn nước thải trong
trường Đại học Kinh tế Quốc dân và đề xuất các giải
pháp giảm thiểu, xử lý
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 1
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 2
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân (ĐH KTQD) là một trong những trường đại
học đứng đầu cả nước tuy nhiên vấn đề môi trường của trường còn nhiều điều
đáng e ngại. Bên cạnh những điểm mạnh như tương đối nhiều cây xanh, nhiều cây
cổ thụ, hoa, khuôn viên rộng và khá đẹp, khu giảng đường rộng và mát thì vẫn còn
tồn tại những điểm yếu. Chúng tôi xây dựng đề tài này nhằm khảo sát đánh giá các
nguồn nước thải trong khu vực trường Đại học Kinh tế Quốc dân từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu, xử lý nguồn nước thải trên.
Trong khu vực trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngoài lượng nước thải từ
hoạt động thi công xây dựng thì chủ yếu là nước thải từ hoạt động sinh hoạt và
nước thải tự nhiên. Lượng nước thải này là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho môi
trường xung quanh. Nếu thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý thì sẽ
ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người xung quanh khu vực và phần nào
làm suy thoái môi trường chung, nhất là khi lượng người qua lại nơi đây là rất lớn.
Hiện tượng sử dụng lãng phí nguồn nước khiến nhà trường phải chịu thêm gánh
nặng chi phí, cả về kinh tế và môi trường cũng cần được đưa ra xem xét.
Hơn nữa, hiện nay việc phát thải trong các nhà vệ sinh cũng như các khu vực
khác trong trường thường gây mất mỹ quan và gây cảm giác khó chịu ảnh hưởng
đến hoạt động của sinh viên cũng như giảng viên trong trường, khiến bộ mặt của
trường bị ảnh hưởng xấu. Từ đó, chúng ta cần tìm ra những giải pháp cấp thiết để
khắc phục được những vướng mắc trên phù hợp với quy hoạch phát triển của
trường cũng như định hướng phát triển chung về bảo vệ môi trường của thành phố
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tiểu luận là tìm ra giải pháp thích hợp nhằm giải quyết các vấn đề về
nước thải. Để thực hiện được mục đích đó, nhóm đề ra các mục tiêu:
- Xác định các nguồn nước thải chính từ đó nắm rõ hoạt động quản lý và xử lý
nước thải của trường
- Đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động quản lý nước thải, từ thực trạng và
tiêu chuẩn đã đặt, nhòm đưa ra các giải pháp hợp lý nhất dựa trên kiến thức cá
nhân và các nguồn thông tin khác.
3. Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 3
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
Đối tượng nghiên cứu là các nguồn phát sinh nước thải, hoạt động quản lí xử lí
nước thải ở trường đại học Kinh Tế Quốc Dân. Cụ thể là các nguồn phát sinh nước
thải ở các khu vực sau: khu vực giảng đường ( các giảng đường C, B, B2, D, D2,
nhà văn hóa, căng tin giảng đường), khu vực kí túc xá (các nhà 11, 1, 2, 3, 4, căng
tin kí túc xá), khu vực thi công.
4. Đối tượng điều tra
- Sinh viên trường đại học KTQD
- Nhân viên lao công tại trường
- Người dân sống xung quanh trường
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thực địa : Thu thập số liệu thông qua việc quan sát trực
tiếp các nguồn phát sinh nước thải, kết hợp phỏng vấn sinh viên và nhân viên lao
công và người dân xung quanh trường bằng cách viết phiếu điều tra và gửi bảng
hỏi online
Phương pháp chuyên gia : hỏi và tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn
Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích, xử lí, tổng hợp số liêu thông tin và
đưa ra kết luận, từ thực trạng các nguồn phát sinh nước thải đã điều tra được đối
chiếu so sánh với tình trạng xử lí các nguồn phát sinh chất thải hiện có của trường
6. Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Chương 1. Cơ sở lý luận về nước thải
Chương 2. Thực trạng nguồn nước thải trong trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chương 3. Một số giải pháp giảm thiểu, xử lý nguồn nước thải trong trường Đại
học Kinh tế Quốc dân
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 4
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
I) Cơ sở lý luận về nước thải
1.1. Một số khái niệm
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là nước
đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ
và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng.
Theo cách phân chia này, ta có:
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt từ các
khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ
sở tương tự khác.
Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ các
nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
Nước thấm qua là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác
nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí.
Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành
phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ
thống cống thoát của một thành phố, thị xã, đó là hỗn hợp của các loại nước thải
trên
1.2 . Cơ sở pháp luật về ô nhiễm nước và xử lý ô nhiễm nước
Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể và liên tục để kiểm
soát ô nhiễm, hiện trạng môi trường ở Việt Nam vẫn tiếp tục suy thoái, đặc biệt là
nguồn nước. Từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật nhằm củng cố việc kiểm soát ô nhiễm nước. Cụ thể như
Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005
Luật Tài nguyên nước năm 2012
Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 quy định việc cấp phép thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước
Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 qui định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước,
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải (sau đây gọi tắt là Nghị định 67)
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 5
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng (sau đây gọi tắt là Quyết định 64)…
Trong số các văn bản pháp luật này, Nghị định 67 và Quyết định 64 đóng vai
trò quan trọng nhất về kiểm soát ô nhiễm nước.
1.3. Vấn đề nước thải ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô
nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá
nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước
trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng
nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố
lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do
không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công
nghiệp là rất nặng. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-)
vượt đến 84 lần, H
2
S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH
3
vượt 84 lần tiêu chuẩn cho
phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ
ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là
rất lớn.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ
thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương).
Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh
viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng chất thải rắn
lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra
ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố
lớn là rất nặng. Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới
300.000 - 400.000 m
3
/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý
nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý
nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m
3
/ngày đang
xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà
tan, các chất NH
4
, NO
2
, NO
3
ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy
định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000
tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở
sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời. Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 6
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi
tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép, các thông số chất lơ lửng
(SS), BOD, COD, ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần tiêu
chuẩn cho phép.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện
nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng
còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên
thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt
hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-
3.500MPN/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-
12.500MPN/100ML ở các kênh tưới tiêu. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm
dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô
nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi
trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ
môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá
nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ;
chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp,
hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển
bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn
thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công
tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ
quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định
trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ
tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp
lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên
tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước.
1.4. Tác động của ô nhiễm nước đối với nguồn nước tiếp nhận và sinh vật
Sự nhiễm bẩn nguồn nước có thể xảy ra theo hai cách: nhiễm bẩn tự nhiên và
nhiễm bẩn nhân tạo.
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 7
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
Nhiễm bẩn tự nhiên do nước mưa chảy tràn trên bề mặt đất mang theo chất bẩn và
vi khuẩn vi khuẩn gây bệnh vào nguồn nước tiếp nhận.
Nhiễm bẩn nhân tạo chủ yếu do xả các loại nước thải vào nguồn tiếp nhận
Nước thải gây nhiều ảnh hưởng đối với nguồn nước tiếp nhận như:
Xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước hoặc có cặn lắng. Chúng tạo nên lớp
màng dầu, mỡ nổi trên mặt nước và lắng cặn xuống đáy. Chúng làm cho nước có
mùi vị đặc trưng và làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Với hàm lượng dầu
0.2-0.4 mg/l sẽ làm cho nước có mùi dầu. Khử mùi dầu là một việc khó khăn.
Tôm, cá sống trong nước bị nhiễm bẩn do các sản phẩm dầu mỡ có tốc độ sinh
trưởng kém, thậm chí không sinh trưởng được và thịt có mùi dầu
Nước bị thay đổi tính chất lý học. Nguồn nước tiếp nhận nước thải sẽ bị đục, có
màu, có mùi do các chất thải đưa vào hoặc do sự phát triển của rong, rêu, tảo, sinh
vật phù du tạo nên.
Thay đổi tính chất hóa học: Tính chất hóa học của nguồn nước tiếp nhận sẽ bị thay
đổi phụ thuộc vào loại nước thải đổ ra. Hiện tượng này tạo ra là do nước thải mang
tính axit hoặc kiềm hoặc chứa các loại hóa chất làm thay đổi thành phần và hàm
lượng các chất có sẵn trong thủy vực.
Nguồn nước xuật hiện hoặc làm tăng các loại vi khuẩn gây bệnh. Nước thải kéo
theo nhiều loại vi khuẩn gây bệnh vào nguồn nước tiếp nhận làm suy giảm chất
lượng nước.
Như vậy, nước thải nếu bị lưu đọng hoặc không được xử lý đạt yêu cầu sẽ gây ô
nhiễm môi trường, gián tiếp gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, đặc biệt hậu quả
kéo theo gây tác động xấu đến các loài sinh vật và con người.
II) Thực trạng các nguồn nước thải trong trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2.1. Thu thập và xử lý kết quả điều tra
Nhóm đã tiến hành thu thập thông tin theo các khu vực:
Giảng Đường: nhóm lấy ý kiến đánh giá của… sinh viên và … cô lao công.
Ký Túc Xá: nhóm lấy ý kiến đánh giá của …sinh viên nội trú trong kí túc xá.
Canteen, nhà ăn: nhóm lấy ý kiến đánh giá của … nhân viên làm việc.
Khu vực xây dựng: lấy ý kiến đánh giá của …công nhân công trường.
2.1.1 Kết quả khảo sát khu vực giảng đường
a, Tần suất sử dụng nhà vệ sinh của sinh viên
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 8
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
Hầu hết sinh viên ít khi sử dụng nhà vệ sinh trong trường, số lượng này chiếm
tới 51%, 30% sinh viên sử dụng thỉnh thoảng, 13% sinh viên sử dụng khoảng 1
lần/ngày và con số với sinh viên sử dụng thường xuyên chỉ là 6%. Với trung bình
một buổi học là 4 tiết với K52 và K53, 3 tiết với K54 và 55, con số này cho thấy
sinh viên thường không có thói quen sử dụng nhà vệ sinh trong các giảng đường.
Cơ sở vật chất chung của trường chưa cao, đồng nghĩa với việc các nhà vệ sinh
chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị. Hầu hết các nhà vệ sinh đều sử dụng
hình thức dội nước bằng ca, gáo; chất lượng nước không đảm bảo; có mùi khó
chịu cũng là những lý do khiến các sinh viên không thích sử dụng các nhà vệ sinh
trong các giảng đường. Lượng nước thải trung bình mỗi lần đi vệ sinh khoảng 1.25
lít. Một ngày 1 sinh viên trung bình sử dụng trung bình 0.34 lần, với số lượng sinh
viên tính riêng hệ chính quy (khoảng 20000sinh viên) chưa kể tại chức và liên
thông, lượng nước thải trung bình một ngày từ các nhà vệ sinh xấp xỉ 8500
lít/ngày tương đương 85 m
3
/ngày (2550m
3
/tháng). Một lượng nước thải không nhỏ
với các thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, vi khuẩn, ni tơ, phốt pho …
b, Chất lượng nước trong các nhà vệ sinh trong trường
Số liệu điều tra cho thấy 41,66% sinh viên cho rằng nước trong các nhà vệ sinh
bẩn. Nước sử dụng sau khi đi vệ sinh và rửa tay thường xuyên có màu đen và được
chứa trong những bể nước rêu bám xung quanh và có mùi tanh.
c, Điều kiện nhà vệ sinh.
Đánh giá chung cho rằng nhà vệ sinh trong trường là tương đối bẩn và hôi.
62% sinh viên cho rằng các nhà vệ sinh bẩn và rất bẩn. Chỉ có 11% cho rằng các
nhà vệ sinh sạch, chủ yếu là những sinh viên sử dụng nhà vệ sinh thuộc giảng
đường D2, tuy nhiên, nhà vệ sinh ở giảng đường này thỉnh thoảng trong tình trạng
“hỏng”. Rất nhiều ý kiến cho rằng nước trong nhà vệ sinh hay bị tràn ra nền nhà
làm cho nền nhà ẩm ướt và bẩn đặc biệt là trong những ngày mưa .
d, Việc sử dụng nước dọn nhà vệ sinh của lao công
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 9
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
Trung bình, lao công dọn nhà vệ sinh một ngày 1 lần, riêng giảng đường D2
dọn trung bình 2 lần. Qua đó cũng có thể thấy lý do nhà vệ sinh của khu giảng
đường D2 sạch sẽ hơn các khu giảng đường khác. 100% lao công sử dụng nước
thoải mái khi dọn nhà vệ sinh mà không cần tiết kiệm. 80% lao công cho rằng
nước trong nhà vệ sinh bình thường, chỉ có 20% cho rằng nước trong nhà vệ sinh
bẩn, tanh và nhiều cặn, có lao công còn cho rằng nước sạch đến mức có thể rửa
rau trong nhà vệ sinh. Tất cả các lao công đều sử dụng các chất tẩy rửa manh khi
dọn nhà vệ sinh mà không hề quan tâm sự độc hại cũng như khả năng gây ô nhiễm
nước mạnh của các chất tẩy rửa.
e, Tiểu kết
Lượng nước được sử dụng ở khu vực này không nhiều, do nước chỉ sử dụng
cho khu vệ sinh, để dọn dẹp, lau chùi. Tuy nhiên chất lượng nước ở các khu nhà
chưa cao. Phần lớn nước có màu đen, xanh đen, có mùi tanh khó chịu. Nước thải
chủ yếu từ các nhà vệ sinh do chất thải vệ sinh và hoạt động tẩy rửa của lao công.
2.1.2. Kết quả khảo sát khu vực kí túc xá (KTX)
a, Lượng nước sử dụng
Lượng nước trung bình sinh viên sử dụng trong 1 tháng là 14,08 m
3
/tháng/
phòng. Trung bình mỗi phòng có 9 người. Như vậy, lượng nước thải sinh hoạt của
sinh viên nội trú là 1.57 m
3
/người/tháng. Tổng số sinh viên nội trú bao gồm cả du
học sinh và khách khoảng 3250 người. Như vây, một tháng, lượng nước thải sinh
hoạt của sinh viên lên tới 5102,5 m
3
.
b, Ý thức tiết kiệm nước của sinh viên
Chỉ có 4% sinh viên có ý thức tiết kiệm nước trong khi 96% sinh viên sử dụng
nước thoải mái và không có ý thức tiết kiệm. Nguyên nhân do hầu hết sinh viên
chưa ý thức được tầm quan trọng của nước và việc tiết kiệm nước. Ở kí túc xá, do
quy định cắt nước và cấp nước của ban quản lý nên khi được cấp nước, sinh viên
“tranh thủ” dùng triệt để. Hơn nữa, do tiền nước kí túc đã được bao phí trọn gói
trong tiền phòng nên sinh viên không cần lo về chi phí sử dụng nước.
c, Đánh giá chất lượng nước
Có đến 81,5% sinh viên cho rằng nước sinh hoạt khu vực Kí túc xá bẩn và có
mùi tanh, chỉ có 18,5% sinh viên cho rằng nước ở khu vực này bình thường.
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 10
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
d, Tiểu kết
Qua kết quả khảo sát, có thể thấy được khu vực KTX và canteen KTX, lượng
nước mà khu vực này sử dụng khá nhiều, 1 phần là do ý thức của sinh viên, cán bộ
công nhân viên chưa cao, và cũng do công tác quản lý của nhà trường chưa thực
sự tốt. Chất lượng nước chưa cao, chưa đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng,
thành phần nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ và các chất tẩy rửa, và có lẫn một
số chất thải rắn.
2.1.3. Khảo sát khu vực canteen, nhà ăn
Theo kết quả lấy ý kiến của các cô nhân viên làm việc trong canteen thì lượng
nước trung bình một tháng canteen sử dụng xấp xỉ 70m
3
/tháng/khu, nhà ăn thì
lượng nước sử dụng khoảng 200m
3/
tháng.
Tất cả các nhân viên canteen và nhà ăn đều cho rằng nước họ sử dụng rất sạch
và không có mùi tanh.
Khu vực trường có 1 nhà ăn và 3 canteen nhỏ, như vậy, một tháng tổng lượng
nước thải từ các khu canteen khoảng 410m
3
, thành phần chủ yếu là các rác thải
hữu cơ và các hoá chất tẩy rửa.
2.1.4. Khảo sát khu vực xây dựng
Công nhân ở đây sử dụng nước chủ yếu để trộn xi măng, bê tông, tưới nước để
bảo dưỡng bê tông và làm vệ sinh cá nhân.Tuy nhiên do đặc thù công việc nên
lượng nước sử dụng trong từng giai đoạn là khác nhau vì vậy không ước lượng
được lượng nước sử dụng trung bình hàng tháng.
Thành phần nước thải chủ yếu là xi măng, đất cát từ các hoạt động xây dựng và
chất thải hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt.
2.1.5. Khảo sát về nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm nước thải
a, Đánh giá về nguồn gây ô nhiễm
Rất nhiều ý kiến cho rằng nguồn gây ô nhiễm nước thải chủ yếu ở trường ĐH
KTQD là từ nước thải sinh hoạt của sinh viên và nước thải từ nhà ăn, canteen.
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 11
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
Ngoài ra, một số nguồn khác như nước mua chảy tràn và nước thải từ khu vực xây
dựng, nhưng tác động không đáng kể.
b, Đánh giá về nguyên nhân gây ô nhiễm
Theo đánh giá của sinh viên, nguyên nhân gây ô nhiễm nước thải chủ yếu là do
có nhiều chất hữu cơ và dầu mỡ. 50% sinh viên cho rằng do nước thải chứa nhiều
chất hữu cơ, 27% sinh viên cho rằng do chứa nhiều hóa chất tẩy rửa.
2.2. Thực trạng các nguồn nước thải thải trong trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2.2.1. Nguồn nước thải
Từ quá trình điều tra về nguồn nước thải trong khu vực Trường Kinh Tế Quốc Dân
nhóm đã rút ra được các nguồn nước thải chính sau
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 12
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
Sơ đồ: Các Nguồn nước thải chính trong trường KTQD
2.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước là do trường chưa có hệ thống xử
lý nước thải, nước thải chứa nhiều chất tẩy rửa, dầu mỡ, chất thải rắn và do ý
thức của sinh viên cũng như lao công và nhân viên canteen. Nước thải chứa
nhiều dầu mỡ: là nguyên nhân chủ yếu, do dầu mỡ thải ra từ các bếp ăn của
khu vực cantin, nhà ăn sinh viên (từ hoạt động xào, nấu thức ăn…). Nước
thải nhiễm nhiều hóa chất tẩy rửa, chủ yếu do hóa chất từ việc sử dụng xà
phòng, nước lau nhà, dầu rửa bát, dầu gội…từ hoạt động lau dọn các khu
nhà ăn, nhà vệ sinh trong trường, sinh hoạt của các sinh viên trong kí túc
(tắm giặt, dọn rửa phòng,…). Ô nhiễm do ý thức của sinh viên, do sinh viên
chưa có ý thức bảo vệ môi trường chung, sử dụng nước không tiết kiệm, xả
rác vào nước thải…Do không có hệ thống xử lý nước thải, hầu hết các
nguồn nước thải trong trường học và kí túc đều được thải ra ngoài một cách
trực tiếp mà chưa qua xử lý. Nước thải chứa nhiều chất thải rắn, các chất thải
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 13
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
rắn như xi măng, đất, đá , chất thải này chủ yếu từ các hoạt động xây dựng,
sửa sang phòng học, lắp đặt máy móc, thiết bị…
2.2.3. Thực trạng ô nhiễm
a, Khu vực Giảng đường
Nguồn phát
sinh
Thành phần
Lưu lượng
nước thải
(lít/h)
Quy chuẩn
đánh giá
Nhận Xét
Nước thải
từ hoạt động
vệ sinh
giảng đường
và các nhà
vệ sinh
Thành phần
chủ yếu là, các
chất hóa học,
chất tẩy rửa, đất
cát, bụi bẩn…
Nhà C : 30
lit/1h/1
phòng vệ
sinh
Nhà B : 27
lit/1h/1
phòng vệ
sinh
Nhà D : 25
lit/1h/1
phòng vệ
sinh
Nhà D2 :
20 lít/1h/1
phòng vệ
sinh
Các loại nước
thải phát sinh
đều thuộc
nước thải sinh
hoạt nên áp
dụng chung 1
quy chuẩn
đánh giá là :
QCVN
14:2008
/BTNMT – Q
CVN về
Nước thải
sinh hoạt
Cần hạn chế thấp
nhất việc sử dụng
các hóa chất tẩy
rửa. Cần xử lý
trước khi thải ra
môi trường.
Nước thải
từ hoạt động
sử dụng nhà
vệ sinh của
SV và cán
bộ công
nhân viên
Chứa phần lớn
chất ô nhiễm:
Các chất hữu
cơ từ phân,
nước tiểu, các
vi sinh vật gây
bệnh và cặn lơ
lửng.
Thành phần
chính thường
thấy là: BOD5,
COD,Ni tơ và
Phốt pho…
Hàm lượng N
và P là rất lớn
Đây là nguồn gây
ô nhiễm nước
thải chính trong
trường, cần được
thu gom và phân
hủy một phần
trong bể tự hoại
làm giảm nồng
độ chất hữu cơ
đến ngưỡng phù
hợp rồi mới tiếp
tục đưa vào xử lý
chung
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 14
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
Nước thải
từ khu vực
Cangtin
Thành phần
chủ yếu là dầu
mỡ có hàm
lượng lớn,
lượng cặn và
rác thải hữu cơ
cao
Đôi khi còn có
lẫn rác thải
không phân
hủy: nilon, kim
loại
Khoảng
100 lít /h
Cần phải được
xử lý sơ bộ tách
dầu mỡ trước khi
đưa vào hệ thống
xử lý chung
b, Khu vực kí túc xá
Nguồn phát
sinh
Thành phần
Lưu lượng
nước thải
(lít/h)
Quy chuẩn
đánh giá
Nhận xét
Nước thải
từ hoạt động
vệ sinh của
sinh viên
nội trú
Thành phần
chính là các
chất hữu cơ
phân, nước
tiểu, các sinh
vật gây bệnh,
Ni tơ, phốt pho
…
Nước thải
trung bình
là 19,55 lit/
1h/1 phòng
QCVN
14:2008
/BTNMT – Q
CVN về
Nước thải
sinh hoạt
Do lượng sinh
viên nội trú trong
khu vực KTX là
rất lớn nên lượng
nước thải từ khu
vực này cũng rất
lớn vì vậy cần
phải xử lý cẩn
thận triệt để tránh
gây ô nhiễm và
phòng ngừa dịch
bệnh
Nước thải
từ hoạt động
tắm giặt
Thành phần
chủ yếu là các
chất hóa học,
Các hóa chất này
cần qua hệ thống
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 15
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
chất tẩy rửa xử lý trước
Nước thải
từ cangtin,
nhà ăn
Thành phần
chủ yếu là dầu
mỡ có hàm
lượng lớn
Canteen
lượng thải
khoảng 90
lít/h
Nhà ăn
lượng thải
khoảng 200
lít/h
Cần xử lý tách
dầu mỡ trước rồi
mới đưa và hệ
thống xử lý nước
thải chung
c, Khu vực xây dựng
Nguồn phát
sinh
Thành phần
Lưu lượng
nước thải
(lít/h)
Quy chuẩn
đánh giá
Nhận xét
Hoạt động
xây dựng
Chủ yếu là xi
măng, cát, bùn
đất, có lẫn cả
bao bì xi măng
và có thể cả
kim loại như
sắt, thép vụn
QCVN
40:2011/BTN
MT – Quy
chuẩn kỹ
thuật quốc gia
về nước thải
công nghiệp
Đây là nguồn
nước thải chứa
các chất thải ít
nguy hại dễ xử lý
Sinh hoạt
Chủ yếu là các
chất thải hữu
cơ, N, P …
QCVN
14:2008
/BTNMT – Q
CVN về
Nước thải
sinh hoạt
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 16
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
d, Nước thải tự nhiên
Nguồn phát
sinh
Thành phần
Lưu lượng
nước thải
(lít/h)
Quy chuẩn
đánh giá
Nhận xét
Nước mưa
chảy tràn
Có thể có chứa
vi trùng gây
bệnh, nhiều
chất hòa tan
độc hại, ví dụ
như axit nitơric,
axit sunfuric
Nước mưa
chảy tràn còn
mang theo bụi,
bùn đất, chất
thải rắn, …
QCVN
08:2008/BTN
MT– QCVN
về Chất lượng
nước mặt
Đây là thành
phần nước thải
khó kiểm soát
tuy nhiên vẫn cần
phải thu gom lại
và tiến hành xử
lý cùng nước thải
sinh hoạt
e, Tốc độ dòng chảy
Bình thường tố độ dòng nước thải đo được khoảng 0.2m/s. Vào giờ cao điểm khi
SV sử dụng nước nhiều thì tốc độ có thể đạt từ 0.5m/s đến 1m/s
III) Giải pháp giảm thiểu và xử lý nguồn nước thải trong trường Đại học Kinh tế
Quốc dân
3.1. Các biện pháp giảm thiểu nước thải tại nguồn thải
3.1.1. Sử dụng tiết kiệm nước
Muốn giảm ô nhiễm nước, trước hết, ta nên giảm lượng nước thải phát sinh
bằng cách sử dụng nước một cách tiết kiệm, vừa đủ.Vì vậycần nâng cao ý thức sử
dụng nước của sinh viên và cán bộ công nhân viên chức, bằng các như tuyên
truyền, trao thưởng, đưa ra các quy định về sử dụng nước. Hướng dẫn một số
phương pháp tiết kiện nước như tái sử dụng nước. Ví dụ chậu nước cuối cùng sau
khi rửa bát chắc chắn vẫn còn sạch, ta có thể sử dụng nó để rửa lại… Bằng cách
này, chúng ta có thể giảm ô nhiễm nước mà vừa có lợi về kinh tế cho mỗi người.
3.1.2. Sử dụng song chắn rác hoặc lưới chắn để loại bỏ bớt chất thải
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 17
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
Trong nước thải có rất nhiều chất thải rắn nên trước hết, muốn giảm ô nhiễm
nước, chúng ta phải xử lý nó ngay từ nguồn phát sinh bằng cách tách chất thải rắn
ra khỏi nước thải trước khi nó được xả đi. Để tách chất thải rắn, chúng ta có thể sử
dụng song chắn rác hoặc lưới chắn rác. Phương pháp này giúp loại bỏ tất cả các
tạp vật có thể gây ra ô nhiễm nước hay gây ra sự cố trong quá trính vận hành hệ
thống xử lý nước thải như tắc ống bơm, đường ống hoặc ống dẫn. Tại trường đại
học Kinh tế quốc dân, chúng ta có thể sử dụng song chắn rác và lưới chắn rác để
loại bỏ các tạp chất như rau, nilon vụn,… giảm lượng chất thải rắn có trong nước
thải, giúp quá trình xử lý ô nhiễm nước bớt phức tạp hơn.
3.1.3. Xây dựng các bể lọc
Có một cách xử lý nước thải ngay tại nguồn mà trường đại học Kinh tế quốc
dân có thể làm được, đó là xây dựng các bể lọc ngay tại nơi sử dụng để lọc các
chất thải kích thước nhỏ mà song chắn rác không thể giữ lại được sau mỗi lần sử
dụng nước. Chúng ta sẽ xây bể lọc ngay tại các cantin trong trường, vì cantin là
một trong những khu vực phát thải nhiều nhất. Bằng cách này, mọi người sau khi
sử dụng nước xong sẽ đổ nước thải vào trong bể lọc rồi mới cho nước thải chảy ra.
Chúng ta sẽ thiết kế bể lọc sao cho phù hợp nhất với từng cantin, đầu ra của bể lọc
sẽ được đặt gần ống thoát nước sao cho sau khi lọc xong, nước thải có thể trực tiếp
chạy thẳng vào ống dẫn đó và ra ngoài.
Bể lọc với lớp vật liệu dạng hạt có thể là cát, than cốc, sỏi nghiền, than nâu,
than gỗ, Đặc tính quan trọng của vật liệu lọc là: độ xốp và bề mặt riêng. Độ xốp
phụ thuộc vào cấu trúc, kích thước các hạt xốp, cách sắp đặt các hạt xốp. Bề mặt
riêng của lớp vật liệu xốp được xác định bằng độ xốp của các hạt và hình dạng của
chúng.
3.1.4. Xây bể chứa nước mưa
Có thể tân dụng khoảng không gian không dùng đến trên sân thượng để xây
dựng hệ thống thu gom và lọc nước mưa phục vụ cho sinh hoạt. Như vậy có thể
tiết kiệm được nước sạch và tận dụng được nước chảy tràn.
3.1.5. Giảm lượng dầu mỡ thức ăn thừa có trong nước thải ở nhà ăn và canteen
Nước thải ở nhà ăn và căng tin chứa nhiều dầu mỡ và nước thức ăn đồ uống
thừa vì vậy nên dặt các thùng đựng dầu mỡ và thức ăn thừa ấy để phục vụ cho
chăn nuôi, tránh đổ trực tiếp vào hệ thống nước thải.
3.2. Xử lí nước thải ra bằng công nghệ
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 18
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
Hầu hết nước thải tại các khu vực trường học thường không có hệ thống thu
gom riêng biệt, nước thải được tập trung trongmột hệ thống thu gom (kênh đất,
kênh xây hoặc hệ thống cống, rãnh…) và thải trực tiếp vào môi trường.
3.2.1. Xử lí bằng phương pháp vi sinh
Thực tế nước thải trường học hóa chất thải rất đa dạng nhưng loại hóa chất độc
hại thì cũng ko nhiều nên khi hòa chung cùng nhiều nguồn nước thải khác sẽ giảm
độ nguy hiểm xuống mức cho phép vì vậy khi xây dựng 1 hệ thống xử lý của
trường học người ta thường gom chung cũng nước thải sinh hoạt của khu dân cư
tập chung rồi xử lý theo phương pháp Vi Sinh là chủ yếu.
Ta có thể sử dụng sơ đồ sau:
3.2.2. Xây dựng bể xử lí nước thải tại chỗ
Với chi phí đầu tư và vận hành thấp ta sử dụng cụm bể xử lý nước thải tại chỗ
chế tạo sẵn bằng composite: Bastafa-F. Hệ thống gồm 2 bể nối tiếp, kết hợp các
quá trình xử lý cơ học và sinh học kỵ khí - hiếu khí. Bể được chế tạo sẵn bằng
nhựa composite cốt sợi thủy tinh (FRP). Hệ thống được trang bị bơm nước thải
chuyên dụng không tắc (của hãng Zoeller, sản xuất tại Mỹ). Tùy theo yêu cầu của
khách hàng, hệ thống được thiết kế với ngăn khử trùng bằng viên Clo hay tia cực
tím (UV). Chế độ làm việc của hệ thống được kiểm soát tự động theo thời gian
hay theo mực nước, bằng bộ điều khiển PLC.
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 19
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tiểu luận – Công nghệ môi trường
Bể xử lý nước thải tại chỗ chế tạo sẵn kiểu môđun BASTAFAT-F
Kinh tế và quản lý môi trường k53 Page 20