ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Sĩ Thọ
THIẾT KẾ HỆ THỐNG WEBGIS QUẢN LÝ
THÔNG TIN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
(LẤY VÍ DỤ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – Năm 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Sĩ Thọ
THIẾT KẾ HỆ THỐNG WEBGIS QUẢN LÝ
THÔNG TIN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
(LẤY VÍ DỤ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
Chuyên ngành: Địa chính
Mã số: 60 44 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Trần Quốc Bình
Hà Nội – Năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức,
những kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ cho tôi hoàn thành khóa học cao học 2010-
2012. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS Trần Quốc Bình,
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn, những người đồng nghiệp đã nhiệt
tình hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập hoàn thành khóa
học
Xin gửi tình cảm thân thương nhất đến gia đình của tôi, chỗ dựa vững chắc
nhất để tôi phấn đấu học tập.
Hà Nội, ngày tháng năm 201
Nguyễn Sĩ Thọ
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NHU
CẦU PHỔ BIẾN THÔNG TIN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm, vai trò của quy hoạch sử dụng đất
1.1.2. Các văn bản pháp lý về quy hoạch sử dụng đất
1.1.3. Nội dung và trình tự thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
1.2. Vấn đề quản lý thông tin về quy hoạch sử dụng đất và khả năng ứng dụng
WebGIS trong quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất
1.2.1. Nhu cầu quản lý và phổ biến thông tin quy hoạch sử dụng đất
1.2.2. Khái niệm về WebGIS và khả năng ứng dụng WebGIS trong quản lý
và phổ biến thông tin quy hoạch sử dụng đất
1.2.3. Tình hình ứng dụng WebGIS trong quản lý và phổ biến thông tin quy
hoạch sử dụng đất
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG WEBGIS QUẢN LÝ THÔNG TIN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN MẠNG INTERNET
2.1. Phân tích hệ thống
2.1.1. Phân tích nhu cầu và xây dựng lược đồ ca sử dụng
2.1.2. Phân tích hoạt động trong cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất
và xây dựng lược đồ hoạt động
2.2. Thiết kế hệ thống
2.2.1. Lựa chọn công nghệ .
2.2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu GIS về quy hoạch sử dụng đất
2.2.3. Thiết kế giao diện sử dụng
2.3. Phát triển ứng dụng của hệ thống
2.4. Phương án triển khai hệ thống
CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Khái quát về khu vực thử nghiệm
3.2. Giới thiệu về phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội
1
4
4
4
7
9
11
11
13
16
20
20
21
23
32
32
37
43
46
48
51
51
53
ii
3.3. Chuẩn hóa và cập nhật dữ liệu
3.4. Triển khai hệ thống
3.5. Một số kết quả thử nghiệm
3.6. Nhận xét, đánh giá
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
55
59
60
67
68
70
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ hoạt động của WebGIS 14
Hình 1.2: Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ của bang Victoria (Úc) 16
Hình 1.3: Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ của bang Maryland (Mỹ) 16
Hình 1.4: Hệ thống WebGIS tỉnh Vĩnh Phúc 17
Hình 1.5: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bến Tre 18
Hình 1.6: Bản đồ đơn vị hành chính các cấp 19
Hình 2.1: Lược đồ ca sử dụng của hệ thống 23
Hình 2.2: Lược đồ hoạt động tra cứu thông tin của khách 24
Hình 2.3: Lược đồ hoạt động đăng nhập/đăng ký sử dụng hệ thống 25
Hình 2.4: Lược đồ hoạt động về quản trị hệ thống 26
Hình 2.5: Lược đồ hoạt động về truy vấn thông tin trên hệ thống 27
Hình 2.6: Lược đồ hoạt động phản hồi trên hệ thống 28
Hình 2.7: Lược đồ hoạt động gửi/nhận thông điệp trên hệ thống 30
Hình 2.8: Lược đồ hoạt động cập nhật dữ liệu vào hệ thống 31
Hình 2.9: Lược đồ hoạt động cập nhật tiến độ quy hoạch 32
Hình 2.10: Giao diện trên pMapper 35
Hình 2.11: Sơ đồ lớp của cơ sở dữ liệu hệ thống 38
Hình 2.12: Thiết kế hiển thị nội dung các lớp thông tin bản đồ 43
Hình 2.13: Thiết kế mô tả các lớp thông tin bản đồ 44
Hình 2.14: Giao diện đăng nhập vào hệ thống 44
Hình 2.15: Giao diện trên hệ thống WebGIS 45
iv
Hình 2.16: Thực hiện việt hóa giao diện hệ thống 46
Hình 2.17: Thiết lập phân hệ quản lý người sử dụng 47
Hình 2.18: Xây dựng chức năng phản hồi không gian trên hệ thống 48
Hình 2.19: Sơ đồ phương án triển khai hệ thống WebGIS 48
Hình 3.1: Sơ đồ quy hoạch huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 52
Hình 3.2: Các lớp dữ liệu định dạng shapefile 57
Hình 3.3: Cơ sở dữ liệu qh_donganh 57
Hình 3.4: Cập nhật dữ liệu shapefile vào cơ sở dữ liệu 58
Hình 3.5: Module Review_feedback dưới dạng một plug-in 58
Hình 3.6: Đăng nhập/đăng ký sử dụng hệ thống WebGIS 61
Hình 3.7: Hệ thống WebGIS quản lý thông tin QHSDĐ huyện Đông Anh . 62
Hình 3.8: Các chức năng tương tác trên hệ thống 62
Hình 3.9: Tra cứu thông tin trên hệ thống 63
Hình 3.10: Chức năng truy vấn thông tin 63
Hình 3.11: Thực hiện phản hồi trên hệ thống 64
Hình 3.12: Xem các thông tin phản hồi về một đối tượng 65
Hình 3.13: Chức năng gửi/nhận thông điệp 65
Hình 3.14: Cập nhật thông tin tiến độ quy hoạch sử dụng đất 66
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cấu trúc lớp thông tin thửa đất 38
Bảng 2.2: Cấu trúc lớp thông tin về người sử dụng đất 39
Bảng 2.3: Cấu trúc lớp thông tin về đăng ký sử dụng đất 39
Bảng 2.4: Cấu trúc lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất 40
Bảng 2.5: Cấu trúc lớp thông tin QHSDĐ 40
Hình 2.6: Cấu trúc lớp thông tin tiến độ QHSDĐ 40
Bảng 2.7: Cấu trúc lớp thông tin ý kiến phản hồi thuộc tính về QHSDĐ 41
Bảng 2.8: Cấu trúc lớp thông tin ý kiến phản hồi không gian về QHSDĐ 41
Bảng 2.9: Cấu trúc lớp thông tin về gửi/nhận thông điệp 42
Bảng 2.10: Cấu trúc thông tin về đơn vị hành chính xã 42
Bảng 2.11: Cấu trúc thông tin về đơn vị hành chính huyện 42
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
API
Application Program Interface
-
Giao di
ệ
n l
ậ
p trình
ứ
ng
dụng
CGI
Common Gateway Interface
-
giao ti
ế
p CGI
CSDL
Cơ s
ở
d
ữ
li
ệ
u
ESRI
Environmental Systems Research Institute
-
Vi
ệ
n nghiên
cứu các hệ thống môi trường Mỹ
GIS
Geographic Information System
-
h
ệ
th
ô
ng tin đ
ị
a lý
KHSDĐ
K
ế
ho
ạ
ch s
ử
d
ụ
ng đ
ấ
t
QH10
Qu
ố
c h
ộ
i
Khóa Mư
ờ
i
QH
,
KHSDĐ
Quy ho
ạ
ch, k
ế
ho
ạ
ch s
ử
d
ụ
ng đ
ấ
t
QHSDĐ
Quy ho
ạ
ch s
ử
d
ụ
ng đ
ấ
t
UBND
Ủ
y ban nhân dân
UML
Unifield Modeling Language
-
Ngôn ng
ữ
mô hình hóa
thống nhất
WMS
Web Map Serv
ice
-
d
ị
ch v
ụ
b
ả
n đ
ồ
trên internet
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược
phát triển đất nước. Tuy nhiên, hiện nay các hiện tượng "quy hoạch treo", "sai quy
hoạch", xuất hiện rất nhiều trên thực tế, gây lãng phí rất lớn trong việc sử dụng đất
và bức xúc trong xã hội. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối của công tác
quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta hiện nay. Nhiều dự án quy hoạch sử dụng đất
sau khi được phê duyệt thì hoặc là không có đủ vốn đầu tư, hoặc là gặp khó khăn
lớn về giải phóng mặt bằng do sự không đồng tình của người dân, Để làm thế nào
sử dụng đất hiệu quả thì theo ý kiến của nhiều chuyên gia, người dân cần phải được
cung cấp một cách đầy đủ và chính xác các thông tin về những phương án quy
hoạch sử dụng đất có liên quan đến họ. Qua đó, người dân có thể hiểu được mục
tiêu, nội dung của quy hoạch sử dụng đất, từ đó tạo niềm tin và sự ủng hộ của họ,
giúp họ tham gia vào quá trình kiểm soát việc thực hiện các quy hoạch sử dụng đất.
Đối với nhà quản lý thì cần theo dõi và sớm đưa ra được những quyết định kịp thời,
hơp lý để điều chỉnh những dự án quy hoạch thiếu hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tạo
ra một kênh tương tác giữa các bên tham gia quy hoạch sử dụng đất, nhất là giữa
người dân và các nhà quản lý quy hoạch, là rất cần thiết nhằm đảm bảo tính hiệu
quả của quy hoạch sử dụng đất.
Ngày nay, mạng Internet đã trở nên rất phổ biến và là hạ tầng cung cấp
thông tin rất hiệu quả cho toàn xã hội. Các thông tin được cung cấp không chỉ dưới
dạng chữ, hình ảnh, bảng biểu, mà còn dưới dạng bản đồ trực tuyến nhờ sự hỗ trợ
của công nghệ WebGIS. Việc sử dụng khả năng gần như không giới hạn của
Internet và công nghệ WebGIS sẽ là một giải pháp hữu hiệu để chuyển tải các thông
tin về quy hoạch sử dụng đất đến từng người dân.
Huyện Đông Anh là một trong những huyện trọng điểm của thành phố Hà
Nội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đã và đang diễn ra sự thay đổi mạnh
mẽ trong cơ cấu sử dụng đất trong những năm gần đây, có ảnh hưởng rất lớn đến
công tác quản lý nhà nước về đất đai và ảnh hưởng trực tiếp đến những người dân
có liên quan. Vì vậy nhu cầu về thông tin quy hoạch sử dụng đất là rất lớn.
2
Xuất phát từ những lý do này, đề tài nghiên cứu: “Thiết kế hệ thống WebGIS
quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất (lấy ví dụ huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội)” có tính cấp thiết cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ WebGIS xây dựng hệ thống quản lý thông tin quy
hoạch sử dụng đất trên mạng Internet nhằm nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng
đất và góp phần làm minh bạch hóa thị trường bất động sản.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về quy hoạch sử dụng đất và vấn đề phổ biến thông
tin quy hoạch sử dụng đất.
- Thiết kế hệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất trên
mạng Internet.
- Thử nghiệm trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu để lựa chọn và xây dựng cơ sở
dữ liệu cần thiết
- Phương pháp thiết kế bằng ngôn ngữ mô hình hóa để thiết kế hệ thống
thông tin quy hoạch sử dụng đất dưới dạng các sơ đồ mô hình chuẩn.
- Phương pháp quản lý dữ liệu bằng GIS để thiết kế tổ chức dữ liệu không
gian và dữ liệu thuộc tính.
- Phương pháp thử nghiệm thực tế để kiểm chứng và hoàn thiện kết quả
nghiên cứu.
5. Kết quả đạt được
Kết quả của đề tài là thiết kế được một hệ thống WebGIS phục vụ cho quản
lý thông tin quy hoạch sử dụng đất trên mạng Internet. Những thông tin do hệ thống
cung cấp sẽ làm tăng hiệu quả quản lý, rút ngắn khoảng cách giữa cán bộ và người
dân trong việc theo dõi và thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, góp phần
làm minh bạch hóa thị trường bất động sản.
Tác giả đã tham gia công bố 01 bài báo: Trần Quốc Bình, Phạm Thị Thanh
Thủy, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Sĩ Thọ. Designing a WebGIS system to
supportactive participation of citizens in land use planning. VNU Journal of
Science, Earth and Environmental Sciences, 29(1), 2013, pp. 1-13.
3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu, các tài liệu tham khảo và số liệu
thực tế, đề tài đã nghiên cứu, xây dựng được hệ thống WebGIS quản lý thông tin
quy hoạch sử dụng đất cho cấp huyện.
Hệ thống WebGIS do đề tài xây dựng không chỉ là một giải pháp hiệu quả
phổ biến thông tin QHSDĐ đến người dân mà còn cho phép theo dõi tiến độ thực
hiện QHSDĐ và có thể khai thác nguồn dữ liệu không gian và thuộc tính trên bản
đồ cho nhiều mục đích khác. Hệ thống đã được thử nghiệm trên địa bàn huyện
Đông Anh.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất và nhu cầu phổ biến thông
tin quy hoạch sử dụng đất
Chương 2. Thiết kế hệ thống WebGIS quản lý thông tin quy hoạch sử dụng
đất trên mạng Internet
Chương 3. Thử nghiệm trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
NHU CẦU PHỔ BIẾN THÔNG TIN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm, vai trò của quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp chế của Nhà nước
về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao; thông qua việc
phân bố quĩ đất đai cho các mục đích sử dụng và tổ chức sử dụng đất như tư liệu
sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ
môi trường [8].
Từ đó thấy rằng quy hoạch sử dụng đất là “công cụ” quan trọng của người
quản lý và cả của người sử dụng đất.
Điều 18 Hiến pháp 1992 quy định rằng: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn
bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật ” theo đó, “quy hoạch” là cơ sở quan trọng
để quản lý nhà nước về đất đai, tuy không phải là pháp luật nhưng lại mang tính
pháp lý, gắn liền với nhiệm vụ quản lý nhà nước. Vậy là quy hoạch hóa việc sử
dụng đất không đơn thuần là một hoạt động kinh tế - kỹ thuật mà còn là một hoạt
động quản lý có ý nghĩa kinh tế - chính trị, thể hiện ý chí của nhà nước về phát triển
trong tương lai mà mọi người đều phải chấp hành. Theo tinh thần đó của Hiến pháp,
Luật đất đai, Luật quy hoạch sẽ quy định cụ thể về đối tượng và hành vi trong lĩnh
vực này.
Về kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất là việc tổ chức sử dụng tài nguyên đất
đai của một vùng lãnh thổ cho những mục tiêu kinh tế - xã hội định trước, lấy đơn
vị hành chính nhà nước làm khung nhưng không bị giới hạn bởi các đơn vị hành
chính nhà nước nội bộ (cấp dưới) để giải bài toán của phát triển. Với vốn đất đai và
lao động xác định, phải sắp xếp sao cho địa phương đó tiến lên với tốc độ mong
muốn và hài hoà với cả nước. Quy hoạch sử dụng đất phải chỉ ra được sự phối hợp
sử dụng đất của các địa phương trong một vùng ra sao để đảm bảo sự đồng bộ trong
phát triển.
Về kinh tế, quy hoạch sử dụng đất là quá trình tối đa hóa giá trị của bất động
sản, theo đó việc sử dụng đất được quyết định trên cơ sở các động lực của thị
5
trường, nên cũng có thể nói rằng quy hoạch sử dụng đất phải trở thành một sản
phẩm của cơ chế thị trường - nghĩa là mỗi thửa đất đều phải được sử dụng theo cách
đảm bảo tổng số các thửa đất trong vùng quy hoạch có giá trị tối đa theo các tiêu
chuẩn thị trường. Nói cách khác, mỗi thửa đất phải được sử dụng sao cho có giá trị
lớn nhất mà không gây ra sự giảm giá đồng loạt cho những thửa đất còn lại trong
vùng. Vậy là có thể dùng những thuật toán thông thường để giải quyết những vấn đề
phức tạp, làm giảm nhẹ tính không hoàn thiện của thị trường bất động sản do tác
động tự nhiên của quan hệ cung cầu. Giá trị đền bù giải phóng mặt bằng để thực
hiện quy hoạch khi phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất được xem là khoản ứng
trước lợi ích do quy hoạch sử dụng đất mang lại. Quy hoạch sử dụng đất phải làm
cho tổng giá trị đất đai trong vùng được tăng cao [8].
Về xã hội, quy hoạch sử dụng đất đảm bảo cân bằng nhu cầu đất đai cho các
nhóm lợi ích, cân bằng giữa nhu cầu sản xuất với đời sống vật chất và tinh thần của
các cộng đồng dân cư, thoả mãn nhu cầu đa dạng đối với đất đai của toàn xã hội.
Về pháp lý, quá trình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cũng là quá
trình hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước và thực hiện dân chủ hóa trong quản lý sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và tài sản xã hội. “Dự thảo quy hoạch sử dụng đất chi
tiết phải được giới thiệu đến từng tổ dân phố, thôn, xóm, buôn, ấp, làng, bản, phum,
sóc và các điểm dân cư khác, đồng thời phải được niêm yết công khai tại trụ sở
UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất ”(Điều 18 Nghị định 181/2004/NĐ-CP về
thi hành Luật đất đai 2003) [5]. Các quy định pháp luật về lập, xét duyệt và tổ chức
thực hiện quy hoạch sử dụng đất trở thành công cụ quản lý nhà nước đảm bảo cho
sự phát triển đồng bộ, ổn định và an toàn được thể hiện ngay trong nội dung của các
đề án quy hoạch sử dụng đất.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa và tái cơ cấu nền kinh tế, việc sử dụng đất
phải trải qua những điều chỉnh lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và
nông nghiệp, giữa đất dùng cho sản xuất (tư liệu sản xuất) với các loại đất chuyên
dùng (cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - xã hội), thì quy hoạch sử dụng đất là công
cụ và giải pháp quan trọng thể hiện ý chí của phát triển và trở thành cơ sở quyết
định cho quy hoạch kế hoạch phát triển các chuyên ngành.
Do yêu cầu của hội nhập và hợp tác quốc tế, quy hoạch sử dụng đất của Việt
Nam còn cần nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này để hoàn
6
thiện quy trình và chính sách, tăng khả năng thu hút đầu tư và thích nghi với những
định hướng mới của cộng đồng quốc tế.
Vai trò của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý nhà nước về đất đai góp
phần tích cực vào việc phân bổ và sử dụng ngày càng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả
và bền vững tài nguyên đất đai.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo ra cơ cấu sử dụng đất phù hợp với quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần bảo
đảm an ninh lương thực.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo ra quỹ đất phù hợp cho phát triển công
nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị, đáp ứng
nhu cầu sử dụng đất của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc lập QHSDĐ phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây [9]:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh;
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử
dụng đất của cấp dưới;
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
- Phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, địa
phương;
- Dân chủ và công khai.
Chính vì vậy việc lập quy hoạch tùy theo từng cấp trong công tác quản lý
Nhà nước về đất đai có vai trò khác nhau nhưng phải có sự thống nhất giữa các cấp
[9]:
- Cấp toàn quốc: xây dựng chiến lược tổng thể sử dụng đất.
7
- Cấp tỉnh: có vị trí trung tâm và là khung sườn trung gian giữa Trung ương
và địa phương. Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là thiết lập cơ
cấu sử dụng các loại đất chính (đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng)
một cách hợp lý, phân bổ và bố trí đất đai cho các dự án đầu tư, phát triển các đô
thị, các công trình công cộng, giao thông, thủy lợi chính, trên địa bàn tỉnh trong
thời kỳ quy hoạch.
- Cấp huyện: đóng vai trò trung gian, cầu nối giữa cấp tỉnh và xã. Nhiệm vụ
chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là thiết lập một cách hợp lý cơ cấu sử
dụng các loại đất (đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) và các loại
hình chi tiết của từng loại đất trên phạm vi toàn huyện nhằm đáp ứng nhu cầu đất
đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch.
- Cấp xã: thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết (gắn với thửa
đất) trong thời kỳ quy hoạch. Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp xã
là xây dựng cơ cấu sử dụng đất hợp lý, phân bổ các loại đất cho các mục đích sử
dụng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn
quy hoạch, đồng thời đảm bảo tính bền vững về môi trường sinh thái.
Theo dự thảo Luật đất đai 2013 thì QH KHSDĐ sẽ dừng lại ở cấp huyện, QH
KHSDĐ cấp xã sẽ được bỏ qua, vì vậy QH KHSDĐ cấp huyện sẽ thể hiện phương
án QHSDĐ chi tiết nhất [10].
1.1.2. Các văn bản pháp lý về quy hoạch sử dụng đất
Trải qua một thời gian dài, đến nay công tác quy hoạch sử dụng đất đã và
đang dần hoàn thiện hơn về khung pháp lý, đáp ứng kịp thời các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã được
Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua, trong đó Chương III, Điều 53 quy
định rằng đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng
biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư,
quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý. Điều 54 quy định rõ đất đai là tài nguyên đặc biệt của
quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các
8
quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo
hộ. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật
cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và
được bồi thường theo quy định của pháp luật. Nhà nước trưng dụng đất trong
trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp , phòng chống thiên tai
Luật Đất đai năm 2003 tại chương I, điều 6 quy định: Quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Về
QH, KHSDĐ Luật Đất đai 2003 quy định cụ thể trong 10 Điều luật, từ Điều 21
đến Điều 30 như sau: Điều 21, 22, 23 đã quy định nguyên tắc, căn cứ lập QH,
KHSDĐ và nội dung của QH, KHSDĐ. Điều 24, 25 quy định về kỳ QH,
KHSDĐ và phân cấp lập QH, KHSDĐ. Theo đó kỳ quy hoạch được quy định là
mười năm, còn kỳ kế hoạch là năm năm. QH, KHSDĐ được thực hiện ở 4 cấp:
Cả nước, tỉnh - thành phố, huyện, xã. Tại điều 26, 27, 28, 29 quy định về thẩm
quyền quyết định, xét duyệt, điều chỉnh, công bố và thực hiện quy hoạch. Điều
30 là quy định về QH, KHSDĐ vào mục đích quốc phòng, an ninh [9].
Mới đây nhất, Quốc hội cũng đã thông qua Luật Đất đai năm 2013 thay thế
cho Luật Đất đai 2003 sau một thời gian nghiên cứu hoàn thiện các qui định
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai từ trước tới nay.
Các quy định về QH, KHSDĐ trước khi ban hành Luật Đất đai 2013 bao
gồm:
- Nghị định của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 26/11/2004 về
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003. Điều 12, 13, 14 đã quy định nội dung quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 15 quy định trách nhiệm lập quy hoạch, Điều
16, 17 quy định việc lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước,
Điều 18 quy định về việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về quy hoạch sử dụng
đất chi tiết, các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 quy định việc xét duyệt quy hoạch
sử dụng đất các cấp, các điều 26, 27, 28, 29 quy định về điều chỉnh, công bố và
quản lý quy hoạch [5].
- Nghị định của Chính phủ số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 đã quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
9
và tái định cư. Trong đó hướng dẫn nội dung quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho
từng cấp quốc gia, tỉnh, huyện, xã tại các điều 3, 4, 5, 6, 7. Hướng dẫn tổ chức
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thẩm định và thực hiện quy hoạch sử dụng
đất tại điều 8, 9, 10 [4].
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh
và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [2].
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT quy định về định mức kinh tế - kỹ
thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [3].
Trong Luật Đất đai 2013 các vấn đề về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
được quy định trong 16 Điều, từ Điều 35 đến Điều 51 bao gồm các nội dung:
Điều 35, 36, 37 quy định về nguyên tắc lập QH, KHSDĐ; hệ thống QH, KHSDĐ
và kỳ QH, KHSDĐ. Theo đó kỳ QHSDĐ vẫn có thời gian mười năm, kỳ
KHSDĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh
là năm năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm. Tại các Điều
38, 39, 40, 41 quy định về QH, KHSDĐ các cấp quốc gia, cấp tỉnh và huyện và
đất quốc phòng, an ninh. Điều 42, 43 quy định trách nhiệm lập QH, KHSDĐ và
lấy ý kiến về QH, KHSDĐ. Điều 44, 45 quy định việc thẩm định QH, KHSDĐ
và thẩm quyền quyết định phê duyệt QH, KHSDĐ. Điều 46, 47 quy định về điều
chỉnh QH, KHSDĐ và tư vấn lập QH, KHSDĐ. Điều 48, 49, 50 là qui định về
công bố QH, KHSDĐ; thực hiện QH, KHSDĐ và báo cáo thực hiện QH,
KHSDĐ. Điều 51 qui định việc giải quyết phát sinh về QH, KHSDĐ sau khi
Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ 01/07/2014 [10].
Nhìn chung quy định về QH, KHSDĐ trong Luật Đất đai 2013 là sự tổng
hợp nội dung của các qui định pháp lý từ trước tới nay và cũng có sự điều chỉnh
cho phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay.
1.1.3. Nội dung và trình tự thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết;
là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao
đất, cho thuê đất, và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng. Đồng thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu
10
hiệu của Nhà nước nhằm sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, từng bước ngăn chặn huỷ
hoại đất, hạn chế lãng phí đất đai, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái.
Quy định của Luật Đất đai 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về công tác
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện còn một số tồn tại, bất cập như nội dung quy
hoạch sử dụng đất của cả nước cũng tương tự nội dung quy hoạch sử dụng đất của
cấp tỉnh, huyện, xã (quy định chung trong cùng 1 điều); chưa phân định rõ phạm vi,
mức độ phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng mà quy hoạch của từng cấp phải
thể hiện dẫn đến sự trùng lặp trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất; hệ thống chỉ
tiêu quy hoạch sử dụng đất được áp dụng chung cho cả 04 cấp và số lượng quá
nhiều (46 chỉ tiêu).
Để khắc phục những tồn tại, bất cập và đáp ứng các mục tiêu nêu trên, Nghị
định số 69/2009/NĐ-CP và Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định rõ nội dung
quy hoạch sử dụng đất theo từng loại quy hoạch sử dụng đất của 4 cấp (quốc gia,
tỉnh, huyện, xã và quy định cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất của từng cấp
đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý và khả năng tổ chức thực hiện của cấp đó. Chỉ
tiêu sử dụng đất trong quy hoạch phản ánh được cả tầm quan trọng (theo cấp hành
chính) và theo không gian sử dụng. Mỗi cấp hành chính chỉ trình và cấp trên xét
duyệt những chỉ tiêu sử dụng đất của cấp đó, đồng thời cũng phải đảm bảo các chỉ
tiêu sử dụng đất của cấp trên đã được phân bổ.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã là cơ sở thiết lập cơ
cấu sử dụng đất hợp lý và các loại hình chi tiết của từng loại đất phân bổ các loại
đất cho các mục đích sử dụng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương trong giai đoạn quy hoạch, đồng thời đảm bảo tính bền vững về môi trường
sinh thái.
Cho tới thời điểm hiện nay, theo khoản 2 và khoản 4 Điều 40 Luật đất đai
2013 thì QHSDĐ và KHSDĐ hàng năm của cấp huyện đã được điều chỉnh cho phù
hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội và quy định cụ thể hơn về nội dung thực
hiện.
Theo Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT trình tự lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đầu kỳ ở cấp huyện được quy định như sau [2]:
1. Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;
11
2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện
quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
3. Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất;
4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội
và môi trường;
6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu;
7. Đề xuất các giải pháp phù hợp với yêu cầu tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất tại huyện.
Đối với kế hoạch sử dụng đất cuối kỳ ở cấp huyện, trình tự thực hiện như sau:
1. Điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu;
2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước của huyện;
3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối;
4. Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.
1.2. Vấn đề quản lý thông tin về quy hoạch sử dụng đất và khả năng ứng dụng
WebGIS trong quản lý thông tin quy hoạch sử dụng đất
1.2.1. Nhu cầu quản lý và phổ biến thông tin quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ là một trong những nội dung quan tâm hàng đầu của Nhà nước và
của cả người dân. Thế nhưng thực tế hiện nay đã và đang xảy ra rất nhiều vấn đề bất
cập liên quan đến đất đai mà dư luận xã hội rất quan tâm. Việc thực hiện công khai,
minh bạch phương án QHSDĐ theo quy định vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù các
thông tin quy hoạch đã được công khai theo qui định của Luật đất đai, nhưng thông
tin công khai mới chỉ phản ánh dự kiến kết quả của cuối kỳ quy hoạch. Do đó việc
theo dõi tiến độ quy hoạch là không thể thực hiện. Các thông tin công khai trên bản
đồ quy hoạch thường được in trên những bảng pano ở ngoài trời nên chỉ được một
thời gian là bị hư hoại do thời tiết trong khi cơ quan có chức năng thực hiện quy
hoạch lại thiếu sự quan tâm giữ gìn và bảo trì để thông tin quy hoạch được cụ thể
trong suốt quá trình thực hiện. Các thông tin trên bản đồ quy hoạch không phải
người dân nào cũng có thể hiểu được do nhận thức của mỗi người. Nhà nước luôn
mong muốn công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất để tranh thủ sự
tham gia góp ý của người dân đối với các dự án quy hoạch còn người dân thì luôn
quan tâm đến thông tin quy hoạch do nó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của họ.
12
Đặc biệt trong những năm gần đây, việc phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp
đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển bùng nổ của thị
trường bất động sản đã làm cho tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu
thông tin về nhà đất là rất lớn. Thông tin quy hoạch đã ảnh hưởng rất lớn đến thị
trường bất động sản, nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và sự giao dịch trên thị
trường. Để thị trường bất động sản phát triển bền vững đòi hỏi thông tin quy hoạch
phải được công khai, minh bạch cụ thể. Công tác thực hiện triển khai QHSDĐ vẫn
còn nhiều sai phạm dẫn đến thiếu hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng đất. Cụ thể
đó là sự chậm chễ trong việc thực hiện các dự án quy hoạch, xảy ra những dự án
quy hoạch treo nguyên nhân một phần là do sự thiếu trách nhiệm, thiếu sự sát sao
trong quản lý đất đai, thiếu thông tin do không cập nhật thường xuyên các thông tin
liên quan đến công tác thực hiện QHSDĐ nên không có biện pháp khắc phục kịp
thời để xảy ra sai phạm và lãng phí đất đai. Những vụ việc như sử dụng đất trái với
quy định, sử dụng không đúng mục đích hoặc tự động chuyển mục đích sử dụng đất
trái phép. Những vụ việc giao đất, cho thuê đất vẫn còn nhiều sai phạm gây thiệt hại
cho người dân dẫn tới những khiếu nại, tố cáo gia tăng vừa ảnh hưởng đến uy tín
của Nhà nước vừa gây bức xúc dư luận. Mặc dù Nhà nước đã có những quy định cụ
thể trong việc triển khai thực hiện QHSDĐ nhưng trong thực tế triển khai vẫn còn
có gặp nhiều vướng mắc. Đó là những sai phạm của cán bộ quản lý nhà nước trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai, cố tình thực hiện trái với quy định của nhà
nước, vừa gây thiệt hại cho nhà nước và cho cả người dân. Sự thiếu hiểu biết của
người dân đối với việc thực hiện QHSDĐ do trình độ hạn chế và thiếu thông tin
cũng là một trong những hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác thực hiện quy hoạch
sử dụng đất. Cụ thể ví dụ như việc thu hồi đất có nhiều sai phạm ở huyện Tiên
Lãng, thành phố Hải Phòng, thu hồi đất của nhân dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên … đã gây ra rất nhiều tranh cãi được dư luận rất quan tâm theo rõi và đến nỗi
vụ việc khiếu kiện lên đến cấp Trung ương mà đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ và
Thanh tra Chính phủ phải đứng ra chỉ đạo giải quyết làm rõ.
Theo Luật đất đai, việc lập QHSDĐ được quy định thực hiện mười năm một
lần, thế nhưng thực tế việc thực hiện lập và triển khai lại rất chậm và thường xảy ra
tình trạng kỳ quy hoạch trước chồng lên kỳ quy hoạch sau, thông tin quy hoạch sử
dụng đất vì thế cũng bị chậm được công khai, làm hạn chế cho việc triển khai thực
13
hiện QHSDĐ. Bên cạnh đó vẫn còn các mâu thuẫn về quy hoạch giữa các cấp hành
chính và giữa các đơn vị hành chính cùng cấp, giữa các loại hình quy hoạch khác
nhau (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quy hoạch an ninh, quốc phòng,…).
Để khắc phục những hạn chế trên, việc thường xuyên quản lý, cập nhật thông
tin tiến độ QHSDĐ cho các cấp quản lý nhà nước nhằm nắm được tình hình để quản
lý hiệu quả đối với đất đai, đồng thời phổ biến kịp thời, công khai rộng rãi những
thông tin về QHSDĐ cho người dân, tranh thủ ý kiến người dân là một sự cần thiết
trong công tác quản lý thực hiện QHSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về
đất đai nói chung. Do đó, xây dựng và phát triển một hệ thống quản lý thông tin
QHSDĐ thích hợp là một giải pháp hiệu quả để giải quyết những khó khăn hạn chế
trên đây.
Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống quản lý thông tin QHSDĐ này là:
- Hệ thống có khả năng tích hợp thông tin cao (bao gồm các thông tin về tiến
độ QHSDĐ, thông tin phản hồi đối với các dự án QHSDĐ, thông tin góp ý và các
thông điệp trao đổi liên quan đến QHSDĐ của các đối tượng sử dụng hệ thống).
- Hệ thống có thể cập nhật thông tin dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng (bao gồm
cập nhật các dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ QHSDĐ, các loại bản đồ
chuyên đề và các dữ liệu liên quan đến QHSDĐ).
- Hệ thống dễ triển khai và sử dụng.
Tuy nhiên để đáp ứng những yêu cầu này cũng đòi hỏi phải có một hạ tầng
kỹ thuật nhất định để quản lý và truyền tải thông tin QHSDĐ, đó là hệ thống mạng
Internet, trình độ tin học của các đối tượng vận hành và sử dụng hệ thống. Đồng
thời cũng đặt ra yêu cầu đối với chất lượng thông tin về QHSDĐ đó là tính đầy đủ,
chính xác của nó.
1.2.2. Khái niệm về WebGIS và khả năng ứng dụng WebGIS trong quản lý và
phổ biến thông tin quy hoạch sử dụng đất
Ngày nay Hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic Information System)
đã phát triển rất mạnh, nó được ứng dụng vào rất nhiều ngành và lĩnh vực khác
nhau như trong quân sự, dự báo thời tiết, bản đồ tìm đường đi, bản đồ địa chất,
khoáng sản,… Cùng với sự bùng nổ của mạng internet toàn cầu và phần cứng máy
tính, GIS đã phát triển công nghệ cho phép chia sẻ các thông tin qua mạng, người sử
14
dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có thể sử dụng các ứng dụng này thông qua
internet. Vì vậy mà ứng dụng WebGIS đã ra đời là tất yếu của sự phát triển từ sự kết
hợp ứng dụng các công nghệ.
Do đó WebGIS được hiểu là sự kết hợp giữa mạng Internet và công nghệ GIS
mà hình thành lên, WebGIS là hệ thống thông tin địa lý phân tán trên một mạng các
máy tính để tích hợp, trao đổi các thông tin địa lý trên trên mạng Internet [6].
Trong cách thực hiện nhiệm vụ phân tích GIS, dịch vụ này gần giống như là
kiến trúc Client-Server (khách-chủ) của ứng dụng Web trên mạng Internet. Xử lý
thông tin địa lý được chia ra thành các nhiệm vụ ở phía server (chủ) và phía client
(khách). Điều này cho phép người dùng có thể truy xuất, thao tác và nhận kết quả từ
việc khai thác dữ liệu GIS từ trình duyệt Web của họ mà không phải trả tiền cho
phần mềm GIS cần phải cài đặt trên máy tính của họ trong một hệ thống truyền
thống. Một client (khách) tiêu biểu là trình duyệt web và server (máy chủ) bao gồm
một WebServer có cung cấp một chương trình phần mềm WebGIS. Client (khách)
thường yêu cầu một ảnh bản đồ hay vài xử lý thông tin địa lý qua Web đến server
(chủ) ở xa. Server (chủ) chuyển đổi yêu cầu thành mã nội bộ và gọi những chức
năng về GIS bằng cách chuyển tiếp yêu cầu tới phần mềm WebGIS. Phần mềm này
trả về kết quả, sau đó kết quả này được định dạng lại cho việc trình bày bởi trình
duyệt. Server sau đó trả về kết quả cho client (khách) để hiển thị, hoặc gửi dữ liệu
và các công cụ phân tích đến client để dùng ở phía client (khách) [6].
Hình 1.1: Sơ đồ hoạt động của WebGIS [6]
G
ử
i yêu c
ầ
u
Chuy
ể
n thông tin
Tham
chiếu
G
ử
i yêu c
ầ
u
Nh
ậ
n d
ữ
li
ệ
u
Ph
ả
n h
ồ
i
Tham
chiếu
Chuy
ể
n thông tin
Chuy
ể
n thông tin
D
ữ
li
ệ
u
Data
Server
MapServer
WebServer
Client
(khách)
File mẫu
*.html
File mẫu (mapfile)
*.map
15
Có thể thấy rằng công nghệ WebGIS có tiềm năng lớn trong việc làm cho
thông tin địa lý trở nên hữu dụng và sẵn sàng tới số lượng lớn người dùng trên toàn
thế giới và ứng dụng của WebGIS có thể tạo ra một hệ thống có khả năng chạy
được trên bất kì trình duyệt web của bất kì máy tính nào nối mạng Internet.
Quá trình hoạt động của WebGIS được minh họa trong hình 1.1:
- Người dùng sử dụng trình duyệt web ở phía client (khách).
- Client (khách) gửi yêu cầu của người sử dụng đến WebServer (máy chủ
Web) qua giao thức HTTP.
- Webserver nhận yêu cầu của người dùng, nếu là yêu cầu về bản đồ thì
WebServer sẽ chuyển tiếp nó đến ứng dụng server tương ứng ở đây là MapServer
(máy chủ bản đồ) - MapServer sẽ nhận các yêu cầu cụ thể, gọi các hàm có liên quan
để tính toán xử lý. Nếu có yêu cầu về dữ liệu MapServer sẽ gửi yêu cầu tới cơ sở dữ
liệu để lấy ra dữ liệu.
- Data server (máy chủ dữ liệu) tiến hành truy vấn lấy ra dữ liệu cần thiết và
gửi lại cho MapServer.
- Trong quá trình truy cập cơ sở dữ liệu, MapServer thực thi tham chiếu đến
tập tin cấu hình bản đồ (Map file). Dữ liệu lấy về được chuyển về WebServer tham
chiếu đến tệp tin mẫu (html template) để tạo ra kết quả.
- Kết quả sẽ được gửi về Client và hiển thị trên trình duyệt.
Với quy trình họat động như vậy hệ thống WebGIS có thể đáp ứng những
nhu cầu của người sử dụng đó là [6]:
- Khả năng phân phối thông tin địa lý rộng rãi trên toàn cầu, cho phép phổ
biến quản lý và cung cấp thông tin nhanh chóng hiệu quả.
- Người dùng Internet có thể truy cập đến các ứng dụng GIS mà không phải
mua phần mềm, giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng
- Đối với phần lớn người dùng không có kinh nghiệm về GIS thì việc sử
dụng WebGIS sẽ đơn giản hơn so với việc sử dụng các ứng dụng GIS khác.
Trên cơ sở đó, việc ứng dụng công nghệ WebGIS trong quản lý và phổ biến
thông tin quy hoạch sử dụng đất sẽ rất hiệu quả bởi các thông tin thuộc tính và
thông tin không gian về QHSDĐ được tích hợp trên dữ liệu các loại bản đồ số sẽ
được quản lý bởi công nghệ GIS và các thông tin này sẽ được phổ biến dựa trên ứng
dụng của công nghệ WebGIS.
16
1.2.3. Tình hình ứng dụng WebGIS trong quản lý và phổ biến thông tin quy
hoạch sử dụng đất
Trên thế giới công nghệ WebGIS đã được ứng dụng ở nhiều nơi trong nhiều
lĩnh vực, trong đó có cả xây dựng các bản đồ trực tuyến về quy hoạch sử dụng đất
hay bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Ví dụ như ở Victoria (Úc), Maryland (Mỹ).
Hình 1.2: Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ của bang Victoria (Úc)
Hình 1.3: Bản đồ trực tuyến về QHSDĐ của bang Maryland (Mỹ)