2
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
3. Mục tiêu nghiên cứu 9
4. Phạm vi nghiên cứu 9
5. Mẫu khảo sát 10
6. Câu hỏi nghiên cứu 10
7. Giả thuyết nghiên cứu 10
8. Phương pháp nghiên cứu 11
9. Kết cấu của Luận văn 12
CHƯƠNG 1. 13
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 13
1.1. Khái niệm công nghệ 13
1.2. Công nghệ truyền hình 16
1.2.1. Truyền hình và lịch sử hình thành công nghệ truyền hình 16
1.2.2. Dây chuyền công nghệ truyền hình 21
1.2.3. Công nghệ truyền hình 25
1.2.4. Phân loại công nghệ truyền hình 27
1.3. Chuyển giao công nghệ 29
1.3.1 Khái niệm chuyển giao công nghệ 29
1.3.2 Đặc điểm chuyển giao công nghệ truyền hình 30
1.4. Nhân lực Khoa học và Công nghệ 30
1.4.1 Khái niệm nhân lực và nguồn nhân lực 30
1.4.2 Khái niệm nhân lực Khoa học và Công nghệ 32
1.5. Năng lực tiếp nhận – năng lực làm chủ 33
1.5.1. Khái niệm năng lực 33
1.5.2. Năng lực tiếp nhận công nghệ truyền hình 34
1.5.3. Năng lực làm chủ công nghệ truyền hình 35
* Kết luận Chương 1 36
CHƯƠNG 2. 38
THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN VÀ LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH CỦA
ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 38
2.1. Giới thiệu khái quát về Đài Truyền hình TP.Hồ Chí Minh 38
2.2. Đặc điểm của nhân lực Khoa học và Công nghệ Đài Truyền hình Thành phố Hồ
Chí Minh 41
2.2.1. Nhân lực KH&CN Đài Truyền hình TP.HCM 41
2.2.2. Độ tuổi và giới tính của nhân lực KH&CN Đài Truyền hình TP.HCM 45
2.2.3. Tuyển dụng nhân lực KH&CN 49
3
2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực KH&CN 51
2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn về nhân lực Khoa học và Công nghệ của Đài
Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 51
2.3. Thực trạng công nghệ sản xuất chương trình truyền hình 53
2.3.1. Hoạt động Khoa học và Công nghệ ở Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh53
2.3.2 Đặc điểm hoạt động công nghệ của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh . 55
2.3.3 Hoạt động đổi mới công nghệ của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 57
2.3.4 Hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D) 58
2.4. Chính sách tài chính cho công nghệ sản xuất chương trình truyền hình 62
2.4.1. Chính sách tài chính cho đào tạo nguồn nhân lực 63
2.4.2. Chính sách tài chính đầu tư cho công tác nghiên cứu 65
2.4.3. Chính sách tài chính đầu tư cho duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua sắm thiết bị,
hằng năm 65
2.4.4. Chính sách tài chính đầu tư cho các dự án 66
* Kết luận Chương 2 70
CHƯƠNG 3. 71
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP NHẬN VÀ LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ
TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 71
3.1. Nâng cao năng lực nhân lực Khoa học và Công nghệ của Đài Truyền hình
Thành phố Hồ Chí Minh 71
3.1.1. Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý 72
3.1.2. Nâng cao năng lực của nhân lực KH&CN Đài Truyền hình TP.HCM 79
3.2. Đổi mới chính sách hoạt động Khoa học và Công nghệ 83
3.2.1. Đổi mới cách thức hoạt động của tổ chức R&D 83
3.2.2. Đổi mới chính sách chuyển giao công nghệ truyền hình 85
3.2.3. Đẩy mạnh liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp 90
3.3. Xã hội hóa nguồn lực tài chính để tiếp nhận công nghệ truyền hình 94
3.3.1. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động sản xuất chương trình truyền hình 94
3.3.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý để đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thu hút nguồn
lực tài chính xã hội phát triển công nghệ truyền hình 96
* Kết luận Chương 3 98
KẾT LUẬN 99
KHUYẾN NGHỊ 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 104
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH&CN : Khoa học và Công nghệ
Đài Truyền hình TP.HCM : Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
UBND TP.HCM : Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 1. Tổng quát về dây chuyền công nghệ truyền hình ………………… 21
Bảng 2. Quy trình sản xuất chương trình truyền hình – Giai đoạn sản xuất 22
Bảng 3. Quy trình sản xuất chương trình truyền hình – Giai đoạn sản xuất 23
Bảng 4. Quy trình phân phối chương trình truyền hình 24
Bảng 5. Nhân lực của Đài Truyền hình TP.HCM ………………………… 42
Biều đồ 1. Tỉ lệ giữa các chức danh của Đài Truyền hình TP.HCM 43
Bảng 6. Độ tuổi của nhân lực Đài TP.HCM ……………………………… 44
Biều đồ 2. Tỉ lệ giữa các độ tuổi của nhân lực Đài Truyền hình TP.HCM 45
Biều đồ 3. Tỉ lệ giữa các độ tuổi nhân lực nam Đài Truyền hình TP.HCM 46
Biều đồ 4. Tỉ lệ giữa các độ tuổi nhân lực nữ Đài Truyền hình TP.HCM 47
Đồ thị 1. Số lượng nhân lực KH&CN nam, nữ ở các độ tuổi 48
Đồ thị 2. Số lượng nhân viên được tuyển dụng hằng năm 49
Bảng 7. Kinh phí đào tạo và số lượng nhân lực KH&CN đào tạo hằng năm . 63
Đồ thị 3. Kinh phí sử dụng cho công tác đào tạo nhân lực KH&CN Đài 63
Bảng 8. Các dự án đầu tư tiêu biểu của Đài Truyền hình TP.HCM đến năm
2010 ………………………………………………………………………….67
Bảng 9. Kế hoạch đầu tư phát triển Đài giai đoạn từ năm 2011 – 2020 ……. 68
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kỹ thuật việc tiếp nhận và làm chủ một công nghệ tiên tiến trong
lĩnh vực chuyên môn luôn là một thách thức đối với các nhân lực Khoa học và
Công nghệ (bao gồm các kỹ sư, các kỹ thuật viên, những cá nhân tham gia
công tác nhận công nghệ được chuyển giao…). Trên thế giới, ngay tại các
nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức… từ giai đoạn nhận chuyển giao
một công nghệ cho đến khi có thể làm chủ hoàn toàn công nghệ được chuyển
giao và khai thác một cách hiệu quả và kinh tế nhất của các nhân lực Khoa
học và Công nghệ đôi khi còn gặp phải những khó khăn thậm chí còn đưa đến
những thất bại cho tập đoàn, doanh nghiệp. Thế nên, tại các nước kém phát
triển thì việc gặp khó khăn hoặc gặp những thất bại trong việc tiếp cận và làm
chủ một công nghệ tiên tiến được chuyển giao của các nhân lực Khoa học và
Công nghệ có xác suất xảy ra rất cao. Những khó khăn và thất bại nêu trên
nếu xét ở tầm vi mô thì nó sẽ làm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bị giảm còn ở tầm vĩ mô nếu nó xảy ra trên diện rộng thì sẽ làm trì trệ
tình hình phát triển chung của cả một quốc gia.
Tại Việt Nam hiện nay, tình hình các doanh nghiệp trong và ngoài quốc
doanh tham gia thị trường công nghệ mà chủ yếu là nhận chuyển giao công
nghệ một cách ồ ạt với chi phí đầu tư rất lớn nhưng hiệu quả đem lại trong
phần lớn các doanh nghiệp đó là rất thấp thậm chí nhiều trường hợp có thể
xem bằng không. Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho sự việc trên nào
là trình độ công nghệ của ta không theo kịp các nước phát triển trên thế giới,
năng lực công nghệ hiện tại của doanh nghiệp, kinh nghiệm trong việc ràng
buộc các điều khoản trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, trình độ của
người đi mua công nghệ, những hạn chế của nhân lực Khoa học và Công nghệ
trong việc làm chủ công nghệ, những tiêu cực trong việc mua/ bán cho đến
chính sách chuyển giao công nghệ chưa được đồng bộ hóa từ nhiều nguồn
được chuyển giao khác nhau…
6
Tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo cơ quan đặt ra
chiến lược phát triển của đơn vị phải là một Đài truyền hình đi đầu và tiên
phong trong lĩnh vực truyền hình của cả nước từ đó làm tiền đề cho việc vươn
ra tầm khu vực, châu lục và thế giới nhằm góp phần tuyên truyền văn hóa,
dân tộc, con người Việt Nam ra thế giới góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước
nhà ngày càng phát triển. Để cụ thể hóa cho mục tiêu đó, lãnh đạo Đài luôn
tạo điều kiện để nhân lực Khoa học và Công nghệ được tiếp cận với các công
nghệ truyền hình tiên tiến trên thế giới thông qua hình thức đào tạo ngắn hạn
và dài hạn, trong nước và ngoài nước, đầu tư, trang bị các thiết bị, dây chuyền
sản xuất chương trình truyền hình hiện đại… Thế nhưng trong giai đoạn phát
triển của Đài từ thời điểm đất nước được thống nhất, hoàn toàn độc lập cho
đến nay (đặc biệt là những năm hậu WTO) những khó khăn trong việc tiếp
cận, khai thác hiệu quả và làm chủ hoàn toàn các công nghệ truyền hình tiên
tiến của thế giới được chuyển giao luôn là vấn đề nhức nhối trong đơn vị. Câu
hỏi được đặt ra là vấn đề mấu chốt nằm ở đâu? Nguyên nhân tại sao? Những
khó khăn nào mà các nhân lực Khoa học và Công nghệ thường gặp phải?…
Chính vì thế, tính cấp thiết của vấn đề là việc làm thế nào để nâng cao
năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của nhân lực KH&CN
Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó nhân ra trên diện rộng để có
những khuyến nghị chung nhằm góp phần giúp các nhân lực KH&CN thấy
được những hạn chế của mình để có thể làm chủ hoàn toàn công nghệ được
chuyển giao nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nói riêng và cho đất nước
nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn Nâng cao
năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình. (Nghiên cứu trường
hợp Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh) làm đề tài Luận văn Thạc sĩ
Quản lý Khoa học và Công nghệ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ thời điểm Giải phóng miền Nam hoàn toàn thống nhất đất nước cho
đến nay. Hay nói chính xác hơn là từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
7
thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 – 2010 với ba
bước đột phá và một trong ba bước đó là “tạo bước chuyển mạnh về phát
triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ”. Để hiện thực hóa chiến lược này Chính phủ đã có những chính sách hỗ
trợ cho các hoạt động nghiên cứu KH&CN trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp, y tế, giáo dục… và đáp lại nó là sự ra đời hàng loạt các đề tài nghiên
cứu về chuyển giao công nghệ, về quản lý KH&CN, về chính sách KH&CN,
về nhân lực KH&CN hoặc có những đề tài nghiên cứu cả về chính sách và
nhân lực KH&CN…
Tuy nhiên, trong một thời gian dài các đề tài nghiên cứu hoạt động
KH&CN trong lĩnh vực truyền hình của các Đài Truyền hình tại Việt Nam là
không nhiều, điều này thể hiện qua số lượng các công trình nghiên cứu, các
bài báo khoa học viết về vấn đề này rất ít.
Thời gian gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền
hình trên thế giới cùng với sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế
thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực truyền hình đã
góp phần thúc đẩy ngành truyền hình Việt Nam phát triển ồ ạt và trở thành
phương tiện của thông tin đại chúng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập và
phát triển này đã xuất hiện những bất cập về công tác quản lý của hoạt động
truyền hình nói chung và hoạt động KH&CN trong lĩnh vực truyền hình nói
riêng. Chính vì lý do đó, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực truyền
thông, lãnh đạo của các Đài Truyền hình trong cả nước, các nhà nghiên cứu
khoa học, các nhân lực KH&CN trong lĩnh vực truyền hình… đã bắt đầu có
những quan tâm và đầu tư nghiên cứu các đề tài khoa học cũng như tổ chức
các hội thảo về hoạt động KH&CN trong lĩnh vực truyền hình tiêu biểu như:
- Xây dựng hệ thống các chức danh trong sản xuất chương trình truyền
hình chuyên nghiệp của tác giả Tạ Bích Loan (nhân lực KH&CN của Đài
Truyền hình Việt Nam).
- Nghiên cứu của Ngô Huy Hoàng được thể hiện tại Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý KH&CN với đề tài Đổi mới cơ chế quản lý nguồn
8
nhân lực KH&CN tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục
tiêu phân tích, đánh giá và chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý nguồn
nhân lực KH&CN đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu của Cao Anh Minh được thể hiện tại Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý KH&CN với đề tài Đổi mới quản lý hoạt động công
nghệ ngành truyền hình Việt Nam nhằm đổi mới các quan điểm về cơ chế
quản lý hoạt động truyền hình cũng như hoạt động công nghệ truyền hình để
thúc đẩy phát triển các hoạt động công nghệ trên toàn ngành truyền hình Việt
Nam trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.
- Nghiên cứu của Lê Quang Trung được thể hiện tại Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý KH&CN với đề tài Ảnh hưởng của kinh tế thị trường
đối với hoạt động KH&CN ở Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh nhằm
đánh giá tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động quản lý KH&CN
tại Đài Truyền hình TP.HCM khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự
chủ về tài chính và đề xuất các giải pháp đổi mới trong công tác quản lý
KH&CN tại Đài Truyền hình TP.HCM cho phù với nền kinh tế thị trường
theo định hướng Xã hội chủ nghĩa như nước ta hiện nay.
- Các hội thảo khoa học do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức gần đây
như: Hội thảo giới thiệu về thiết bị công nghệ truyền hình của một số hãng
nổi tiếng trên thế giới như Coemar (Ý), Panasonic (Nhật Bản). Hội thảo khoa
học giới thiệu công nghệ truyền hình số và ứng dụng tại Việt Nam được tổ
chức trong khuôn khổ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 30…
Đài Truyền hình TP.HCM – một trong hai Đài Truyền hình có qui mô
hoạt động lớn nhất Việt Nam, là đơn vị thường xuyên nhận chuyển giao công
nghệ truyền hình từ các nước và cũng không ít trong số những lần tiếp nhận
công nghệ mới, các nhân lực KH&CN của họ gặp những khó khăn, lúng túng,
đôi lúc dẫn đến thất bại trong việc làm chủ hoàn toàn công nghệ được trang
bị. Thế nhưng sau những lần đó cũng chỉ là những buổi họp, buổi hội thảo rút
kinh nghiệm… Đến thời điểm này, ngoài các bài tham luận được thể hiện
9
trong Đại hội Cán bộ viên chức hằng năm thì vẫn chưa có một nghiên cứu
khoa học nào đi sâu vào tìm hiểu và nhận diện những hạn chế trong hoạt động
KH&CN nói chung và năng lực của nhân lực KH&CN trong việc tiếp nhận và
làm chủ công nghệ truyền hình được chuyển giao nói riêng và sau đó đưa ra
các giải pháp, các khuyến nghị, các kiến nghị nhằm giúp các nhân lực
KH&CN trong lĩnh vực truyền hình tháo gỡ những khó khăn để có thể tiếp
cận và làm chủ hoàn toàn công nghệ truyền hình được chuyển giao một cách
nhanh nhất, hiệu quả và khoa học nhất nhằm đem lại lợi ích chung cho tổ
chức nói riêng và góp phần xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
Một lần nữa, xin khẳng định lại cho đến thời điểm này, vẫn chưa có
nghiên cứu khoa học nào bàn về việc nhận diện những hạn chế trong việc tiếp
nhận và làm chủ công nghệ truyền hình được chuyển giao của nhân lực
KH&CN trong lĩnh vực truyền hình và tại đơn vị cụ thể như Đài Truyền hình
Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra các giải pháp để nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công
nghệ truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ
nói chung và công nghệ truyền hình nói riêng.
Hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về nhân lực
Khoa học và Công nghệ.
Những nhân tố tác động đến việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ
truyền hình được chuyển giao của nhân lực Khoa học và Công nghệ Đài
Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoạt động Khoa học và Công nghệ (chính sách chuyển giao công nghệ,
hoạt động của tổ chức nghiên cứu và phát triển, chính sách tài chính cho hoạt
động KH&CN, nhân lực KH&CN ) của Đài Truyền hình TP.HCM.
10
Phạm vi về thời gian: từ năm 2005 đến 2010 (việc lấy mốc 2005 là thời
điểm Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành qui định
252/QĐUB về việc cho phép Đài thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính).
5. Mẫu khảo sát
Trong phạm vi nghiên cứu, học viên chọn mẫu khảo sát là nhân lực
Khoa học và Công nghệ ở tất cả các Phòng, Ban, Trung tâm thuộc khối kỹ
thuật - hậu cần trong Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như
sau:
- Ban Quản lý kỹ thuật;
- Trung tâm Sản xuất chương trình;
- Trung tâm Truyền hình cáp;
- Trung tâm Truyền dẫn phát sóng;
- Trung tâm Phát hình;
- Ban Kỹ thuật cơ điện lạnh;
- Bộ phận Quản lý tòa nhà trung tâm truyền hình.
Tổng số mẫu dự kiến khảo sát là 50 phiếu khảo sát.
Đồng thời khảo sát ý kiến, nhận xét của đại diện lãnh đạo Đài (Tổng
Giám đốc hoặc một Phó Tổng Giám đốc), Trưởng các đơn vị Phòng, Ban,
Trung tâm nêu trên.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của
Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Cần phải có những giải pháp nào để nâng cao năng lực tiếp nhận và
làm chủ công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí
Minh?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của
Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện trên các mặt:
+ Khó khăn trong việc huy động nhân lực KH&CN của Đài trong việc
tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình;
11
+ Hoạt động nghiên cứu và triển khai, đổi mới công nghệ truyền hình
của Đài còn nhiều điểm hạn chế;
+ Chính sách tài chính đầu tư cho công nghệ sản xuất chương trình
truyền hình chưa đóng góp tích cực.
- Để nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của
Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, cần phải có những giải pháp sau
đây:
+ Nâng cao năng lực cho nhân lực KH&CN của Đài để có thể tiếp nhận
và làm chủ công nghệ truyền hình.
+ Đổi mới chính sách chuyển giao công nghệ truyền hình theo hướng
liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp.
+ Xã hội hóa các nguồn lực tài chính để tiếp nhận công nghệ truyền
hình.
+ Hoàn thiện các quy định pháp lý để tiếp nhận công nghệ truyền hình.
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
8.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
Tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích trên cơ
sở đánh giá hiện trạng hoạt động Khoa học và Công nghệ của Đài Truyền
hình Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2005 đến năm 2010. Vì điều kiện hạn
chế nên các số liệu được sử dụng chủ yếu từ nguồn của Đài Truyền hình
Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Tác giả Luận văn còn tổng hợp một số số
liệu khác từ trang Web của các Đài Truyền hình trong và ngoài nước, Bộ
Thông tin truyền thông, Bộ Tài chính…
8.2. Phương pháp khảo sát thực tế
Phương pháp điều tra xã hội học (khảo sát, thu thập thông tin) từ nhóm
nhân lực Khoa học và Công nghệ trực tiếp tham gia tiếp nhận công nghệ
truyền hình để tìm hiểu cách thức tiếp cận và những khó khăn, hạn chế gặp
phải trong qúa trình làm chủ công nghệ, về hoạt động KH&CN Đài, nhân lực
KH&CN, về chính sách tài chính.
12
Phương pháp phỏng vấn: Tác giả Luận văn trực tiếp phỏng vấn sâu.
Phương pháp tổng hợp, phân tích: kết quả khảo sát có được.
9. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2. Thực trạng tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình
của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
- Chương 3. Giải pháp nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công
nghệ truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
13
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm công nghệ
Mặc dù đã được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ra
một định nghĩa hoàn chỉnh về công nghệ lại chưa có được sự thống nhất. Đó
là do số lượng các công nghệ hiện có nhiều đến mức không thể thống kê
được. Công nghệ lại hết sức đa dạng, khiến những người sử dụng một công
nghệ cụ thể trong những điều kiện và hoàn cảnh không giống nhau sẽ dẫn
đến sự khái quát của họ về công nghệ sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, sự phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ làm thay đổi nhiều quan niệm cũ
tưởng như vĩnh cửu, cũng là nguyên nhân dẫn đến sự không thống nhất trên.
Tuy nhiên, xét trên góc độ khoa học quản lý, việc đưa ra được định nghĩa
khái quát về công nghệ là một việc làm mang tính cần thiết, bởi vì không thể
quản lý được công nghệ khi chưa biết rõ công nghệ là gì. Hiện nay, công
nghệ có rất nhiều khái niệm khác nhau tùy ở mỗi tổ chức mà công nghệ được
định nghĩa ở một dạng khác nhau chẳng hạn như:
Trong Luật Khoa học và Công nghệ (2000) của Việt Nam đưa ra khái
niệm công nghệ: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ
năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành
sản phẩm”. Song song đó, cũng tại Việt Nam Luật Chuyển giao công nghệ
(2006) khái niệm công nghệ được hiểu là: “Công nghệ là giải pháp, quy
trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.
Một số định nghĩa tiêu biểu về công nghệ của các tác giả, các tổ chức
trên thế giới như sau:
Theo tác giả P. Strunk (1986) “Công nghệ là sự áp dụng khoa học vào
công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và cách xử lý một cách có
hệ thống và có phương pháp”.
14
Theo tác giả Sharif (1986) thì cho rằng “Công nghệ bao gồm khả năng
sáng tạo, đổi mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau và sử dụng chúng
một cách tối ưu vào tập hợp các yếu tố bao gồm môi trường vật chất, xã hội
và văn hóa”. Công nghệ là tập hợp của phần cứng và phần mềm, bao gồm 4
dạng cơ bản:
- Thể hiện ở dạng vật thể (vật liệu, công cụ sản xuất, thiết bị và máy
móc, sản phẩm hoàn chỉnh…).
- Thể hiện ở dạng con người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm).
- Thể hiện ở dạng ghi chép (bí quyết, qui trình, phương pháp, dữ kiện
thích hợp… được mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu…).
- Thể hiện ở dạng thiết chế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá,
công ty tư vấn, cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp…).
Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp
Quốc (United Nations Industrial Development Organization – UNIDO):
“công nghệ là hệ thống tập hợp kiến thức và kết quả của khoa học ứng dụng
nhằm mục đích biến đổi nguồn lực tự nhiên thành những mục tiêu sinh lợi cho
xã hội”.
Theo quan điểm của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific –
ESCAP): “công nghệ là kiến thức có hệ thống về qui trình và kỹ thuật dùng
để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị,
phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp
dịch vụ”. Quan điểm này đã được thừa nhận là bước ngoặt quan trọng trong
khái niệm về công nghệ. Trong đó, Tiến sĩ K. Ramanathan, Giám đốc Trung
tâm chuyển giao công nghệ Châu Á – Thái Bình Dương, đơn vị trực thuộc
ESCAP đã chỉ ra rằng: công nghệ có bốn thành phần là thiết bị, con người,
thông tin và tổ chức.
+ Thành phần thiết bị (Technoware): bao gồm các công cụ, các phương
tiện sản xuất thực hiện các hoạt động sản xuất để tạo ra các sản phẩm mong
15
muốn. Thành phần thiết bị gồm hệ thống biến đổi nguyên vật liệu và hệ thống
xử lý thông tin.
• Hệ thống biến đổi nguyên vật liệu thực hiện các hoạt động cơ học
theo thiết kế của máy móc thiết bị.
• Hệ thống xử lý thông tin thực hiện một chuỗi kiểm soát, có thể được
xây dựng một cách cục bộ hoặc hoàn toàn trong thành phần thiết bị. Trong
một vài trường hợp, nó có thể không có trong thành phần này. Hệ thống gồm
ba giai đoạn: nhận biết - phân tích - xử lý.
+ Thành phần con người (Humanware): là kỹ năng và kinh nghiệm sản
xuất biểu hiện về mặt con người của công nghệ. Tầm quan trọng của kỹ năng
dựa trên ba điều cơ bản:
• Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất và
là nguồn gốc giá trị thị trường của các loại hàng hoá.
• Con người có trí thông minh (không như máy móc). Do đó, họ có khả
năng suy nghĩ, phân tích, sáng tạo và phát triển thông tin cần thiết để tạo ra sự
sung túc, giàu có.
• Năng suất lao động của con người có thể tăng hoặc giảm do môi
trường làm việc.
+ Thành phần tổ chức (Orgaware): đề cập tới sự hỗ trợ về nguyên lý,
thực tiễn và bố trí để vận hành hiệu quả việc sử dụng Technoware bởi
Humanware nó có thể được thể hiện thông qua các thuật ngữ như nội quy
công việc, tổ chức công việc, sự thuận tiện trong công việc, đánh giá công
việc và giảm nhẹ công việc.
+ Thành phần thông tin (Inforware): biểu thị việc tích lũy kiến thức bởi
con người. Dù có tổ chức tốt, “con người” cũng không thể sử dụng “máy
móc” hiệu quả nếu không có cơ sở “thông tin, tài liệu”. Inforware được chia
làm ba loại:
• Thông tin chuyên về thiết bị: thông tin cần cho việc vận hành, bảo trì
và cải tiến.
16
• Thông tin chuyên về con người: thông tin về những hiểu biết và đánh
giá về quy trình sản xuất và thiết bị được sử dụng.
• Thông tin chuyên về tổ chức: thông tin cần thiết để bảo đảm việc sử
dụng hiệu quả, sự tác động qua lại theo thời gian, và sự có sẵn của
Technoware và Humanware.
Trong phạm vi đề tài Luận văn, tác giả sẽ sử dụng và bám sát khái niệm
công nghệ theo quan điểm của Tiến sĩ K. Ramanathan được hiểu: công nghệ
là tập hợp của bốn thành phần thiết bị, con người, thông tin và tổ chức. Bốn
thành phần này là một tập hợp không thể thiếu của bất kỳ một công nghệ nào
dù là đơn giản hay phức tạp. Chúng tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra sự
biến đổi mong muốn.
1.2. Công nghệ truyền hình
1.2.1. Truyền hình và lịch sử hình thành công nghệ truyền hình
a. Truyền hình
Trong lịch sử hình thành và phát triển lĩnh vực báo chí tại Việt Nam,
các loại hình báo chí đều có một đặc điểm chung là muốn truyền tải thông tin
đến đối tượng, để thực hiện được điều đó thì cần phải có phương tiện mang
thông tin trung gian (Media of Communication) hay gọi tắt là phương tiện
truyền thông (Media). Bao gồm của tất cả các thông tin đầu vào, dây chuyền
xử lý để có được thông tin đầu ra, và cuối cùng là thông tin được truyền tải
đến người thụ hưởng thì gọi là công nghệ truyền thông.
Tuy nhiên, vì yêu cầu thúc đẩy sự phát triển của báo chí với động cơ
chính là mục tiêu về truyền tải thông tin, mục tiêu đưa thông tin nhanh nhất
đến số lượng nhiều nhất các đối tượng khán giả … đã phân loại báo chí Việt
Nam thành 04 loại như sau:
+ Báo in (báo viết): là các ấn phẩm xuất bản và phát hành định kỳ đưa
thông tin đến với công chúng. Hình thức của loại báo này được thể hiện trên
giấy, có hình ảnh minh họa. Báo viết là loại báo truyền thống và xuất hiện đầu
tiên trong lĩnh vực truyền thông đại chúng.
17
+ Báo tiếng (báo nói): thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là
vô tuyến truyền thanh (radio) bằng ngôn ngữ.
+ Báo mạng (báo điện tử): là loại báo mà người ta đọc nó trên máy tính,
điện thoại di động, máy tính bảng bằng cách sử dụng giao diện website trên
Internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn
video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip). Báo điện tử là loại báo
mới được xuất hiện trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin.
+ Báo hình (truyền hình): truyền hình ra đời để đáp ứng nhu cầu
thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Sự phát triển của
truyền hình bắt nguồn từ nhu cầu phát triển của báo chí muốn tiếp cận đến
đông đảo đối tượng khán giả và khi sự phát triển đã đạt đến khả năng phổ cập
rất lớn bởi vai trò phản ánh hiện thực của nó, truyền hình đã thay đổi tính
chất, trở thành hoạt động truyền thông đại chúng và là một ngành của công
nghệ truyền thông đại chúng. Tuy nhiên tính chất báo chí vẫn còn nguyên và
có phần ngày càng được phát huy mạnh mẽ hơn nhờ sự tiến bộ của công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Tóm lại, khái niệm truyền hình có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo
từng quan điểm và cách tiếp cận. Trong khuôn khổ phạm vi Luận văn này tác
giả sử dụng khái niệm truyền hình là một ngành của công nghệ truyền thông
đại chúng và là một bộ phận của lĩnh vực công nghệ thông tin.
b. Lịch sử hình thành công nghệ truyền hình
Trải qua nhiều thập niên, công nghệ truyền hình đã đạt được những
thành tựu rất to lớn đặc biệt là các công nghệ ghi hình, truyền tải và tái tạo
thông tin … đã được ứng dụng và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, để có được
thành tựu như ngày nay thì công nghệ nền tảng cho hoạt động của truyền hình
đã trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn và phức tạp. Trong phạm vi
Luận văn này tác giả sẽ khái quát lại lịch sử của công nghệ truyền hình theo
cách cơ bản nhất.
Ý tưởng tái tạo hình ảnh chuyển động bằng điện được Paul G. Nipkow
phát triển từ năm 1884 khi ông chế tạo ra chiếc đĩa quay quét hình, qua đó tạo
18
ra cách thức truyền tải bản ghi lại của một hình ảnh chuyển động qua một dây
dẫn sử dụng tín hiệu điện biến thiên tạo ra từ việc quét hình ảnh chuyển động
đó bằng cơ học. Việc quét và truyền dẫn hình ảnh chuyển động bằng cơ học
được tiến hành sớm nhất trên thực tế là vào giữa thập niên 1920.
Đầu thập niên 1930, phương pháp quét hình cơ học đã được thay thế
bằng phương pháp quét hình điện tử. Ban đầu, hình ảnh nhận được rất thô sơ,
chỉ khá hơn cái bóng chút ít, nhưng khi tiềm năng của truyền hình như là một
phương tiện kiếm lời trở nên quá rõ ràng, dẫn đến việc đầu tư tiền và công sức
vào các thí nghiệm về công nghệ truyền hình và các nghiên cứu nâng cấp
công nghệ này đã được tiến hành xuyên suốt thập niên 1930.
Từ năm 1941, các tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc quét và truyền tải hình
ảnh truyền hình ở Mỹ đã được thông qua và những tiêu chuẩn này nói chung
vẫn được duy trì đến tận ngày nay. Chuẩn Hoa Kỳ, được biết đến như Ủy ban
Hệ thống Truyền hình Quốc gia (viết tắt là NTSC), sử dụng công nghệ quét
hình theo chiều ngang với 525 dòng, 60 trường và 30 khung hình. Tức là hình
ảnh được quét bằng máy quay truyền hình và được tái tạo trong máy thu hoặc
màn ảnh truyền hình 30 lần mỗi giây. Mỗi hình ảnh, hay còn gọi là khung
hình, được quét bằng cách chia hình ảnh thành 535 dòng ngang và tiếp đó
quét tuần tự, trước tiên là tất cả các dòng số chẵn (dòng xen kẽ) từ trên xuống
dưới và tạo ra một trường, và tiếp theo là quét các dòng số lẻ theo cùng cách
thức để tạo ra trường thứ hai. Hai trường này, khi kết hợp (chẵn lẻ) sẽ tạo ra
một khung hình. Vì vậy, 30 hình ảnh hoặc khung hình hoàn chỉnh, mỗi cái
được tạo thành từ 2 trường, sẽ được tạo ra trong mỗi giây. Ngoài Hoa Kỳ,
chuẩn NTSC còn được sử dụng ở Canada, Nhật, nhiều nước Mỹ La tinh. Tồn
tại song song với hệ NTSC còn có hệ PAL (chuẩn 25 khung hình một giây
được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước Tây Âu và Ấn Độ) và hệ SECAM
được sử dụng ở Pháp, Nga và một số nước Tây Âu.
Máy quay truyền hình bao gồm một thấu kính để hội tụ hình ảnh lên bề
mặt trước của một hoặc nhiều thiết bị thu hình, và bên trong máy quay một
hay nhiều thiết bị thu hình và linh kiện điện tử sẽ tạo nên hoạt động của máy
19
quay. Thiết bị thu hình, đọc hình ảnh hội tụ và chuyển hóa hình ảnh này thành
tín hiệu điện tử biến thiên có thể mô phỏng lại hình ảnh. Những máy quay
chất lượng cao thường sử dụng 3 thiết bị thu hình, mỗi thiết bị để thu một
trong 3 màu chủ đạo (đỏ, xanh lá và xanh dương) tạo nên hình ảnh màu.
Tại Đài Truyền hình, tín hiệu điện tử từ máy quay truyền hình có thể
được kết hợp hoặc trộn lẫn với tín hiệu video từ các thiết bị khác như đầu
băng video, máy tính, đoạn phim (các loại phim hoặc hình ảnh máy chiếu có
nguồn ra được chuyển đổi thành tín hiệu video) sử dụng thiết bị gọi là máy
chuyển đổi. Đầu chuyển cũng được sử dụng để tạo ra nhiều hiệu ứng hình ảnh
bằng điện tử. Nguồn video đi ra từ máy chuyển đổi có thể được thu lại, gởi
đến trường quay hay phòng điều khiển chính khác, hoặc gởi trực tiếp đến máy
phát. Tín hiệu video hoàn chỉnh gởi đến máy phát hoặc qua dây dẫn đến màn
hình bao gồm các tín hiệu mô phỏng hình ảnh (độ chói), màu sắc (độ đậm
nhạt), và đồng bộ hóa. Việc đồng bộ hóa tín hiệu buộc máy thu phải khóa mã
chính xác (đồng bộ hóa) và tái tạo hình ảnh gốc chính xác. Mỗi Đài truyền
hình được quy định một hoặc vài tần số truyền phát cụ thể : tần số VHF (tần
số rất cao với dãi tần số từ 54 - 216 MHz) và tần số UHF (tần số cực cao với
dãi tần số 470 - 890 MHz).
Từ những thử nghiệm trong các thập niên 1920 và 1930, qua các cột
mốc quan trọng của truyền hình thương mại cuối thập niên 1940 cho đến khi
truyền hình màu trở thành chuẩn vào giữa thập niên 1960, truyền hình đã phát
triển nhanh chóng để trở thành, có lẽ là, một ảnh hưởng quan trọng bậc nhất
với xã hội hiện nay. Trong khi truyền hình vẫn tiếp tục tiến hóa và đổi thay,
tầm quan trọng, sức ảnh hưởng và sự lan tỏa của nó dường như sẽ tiếp tục
mạnh mẽ bởi các thông tin trên truyền hình vừa có tính xã hội cao vừa có tính
tư tưởng và khuynh hướng rõ rệt với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã
hội những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau.
Công nghệ mới sẽ thay đổi bộ mặt truyền hình ra sao? Như đã từng có
trong thế giới của khoa học viễn tưởng, chúng ta hiện đang chứng kiến sự ra
đời của các hệ thống truyền phát mới, truy cập trực tuyến, số lượng kênh có
20
sẵn nhiều hơn, tương tác hai chiều, và sự se duyên giữa truyền hình và máy
tính cá nhân. Chúng ta đang trong tiến trình trải nghiệm chất lượng kỹ thuật
tốt hơn bao gồm độ phân giải nâng cao, HDTV, sự tiện lợi của đầu thu truyền
hình mỏng hơn và nhẹ hơn, cũng như việc xử lý và truyền phát kỹ thuật số.
Chưa hết, tiêu chuẩn cơ bản dùng cho công nghệ truyền hình đã song hành
cùng chúng ta, chỉ với các thay đổi và cải tiến rất nhỏ, một cách tốt đẹp trong
hơn 50 năm qua.
Đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI các công nghệ truyền thông đã
phát triển rất mạnh mẽ và phổ cập, cùng với nó là sự ra đời của công nghệ vệ
tinh đã cho phép cùng lúc truyền tải thông tin đến hàng triệu đối tượng mà
không bị bất kỳ ràng buộc bởi điều kiện địa lý như đất liền, núi cao, hải đảo…
đồng thời những giới hạn về truyền tải thông tin gần như bị loại bỏ. Chính vì
đặc điểm có khả năng truyền tải thông tin đến số lượng khổng lồ các đối
tượng khán giả nên khái niệm truyền thông thuần túy đã phát triển thành
truyền thông đại chúng (Mass Media).Và cũng nhờ khả năng tiếp cận tốt với
đối tượng khán giả nên truyền thông đại chúng được ứng dụng rộng rãi trong
khá nhiều lãnh vực khác ngoài báo chí như: cổ động, giáo dục, giải trí, thương
mại…
Đến thời điểm này, truyền hình là một phương tiện vô cùng sắc bén của
thông tin đại chúng, từng phút, từng giờ, từng ngày truyền hình đã, đang và
tiếp tục truyền tải những thông tin được cập nhật liên tục, những kiến thức xã
hội hữu ích, những kênh giải trí hấp dẫn… đến người dân trên toàn thế giới.
Tóm lại, ngày nay truyền hình là món ăn tinh thần không thể thiếu được của
mọi người.
21
1.2.2. Dây chuyền công nghệ truyền hình
Bảng 1. Tổng quát về dây chuyền công nghệ truyền hình
Giai đoạn
chuẩn bị
Giai đoạn
tiền kỳ
Giai đoạn
hậu kỳ
Hệ thống dây chuyền thiết bị phụ trợ
Giai đoạn
phân phối
Hệ thống dây chuyền
thiết bị phụ trợ
Giai đoạn sản xuất
Giai đoạn phân phối
Sản phẩm
truyền hình
Truyền hình
(Television)
22
Bảng 2. Quy trình sản xuất chương trình truyền hình – Giai đoạn sản xuất
Giai đoạn chuẩn bị (Planning):
- Bản quyền truyền hình (nếu có).
- Kịch bản (đề tài, kế hoạch chi tiết …).
- Nhân sự.
- Tài chính.
- Thiết bị kỹ thuật (máy tính, máy chiếu)
Giai đoạn tiền kỳ (Acquisition):
- Nhóm tổ chức thực hiện (đạo diễn, biên
tập, quay phim, chủ nhiệm, kỹ thuật …).
- Thiết bị kỹ thuật (camera, máy ghi
băng, hệ thống thiết bị hỗ trợ ghi hình,
hệ thống truyền tin - uplink, máy tính )
- Phim trường, hiện trường tác nghiệp…
Giai đoạn hậu kỳ (Ingest & Edit):
- Nhóm tổ chức thực hiện (đạo diễn, biên
tập, thư kí, diễn viên đọc tiếng, kỹ thuật
dựng …).
- Thiết bị kỹ thuật (hệ thống nhận tin -
downlink, hệ thống dựng hình ảnh, âm
thanh, kỹ xảo, phần mềm chuyên dụng,
máy tính, server lưu trữ ).
Sản phẩm truyền hình (Television
Product):
- Chương trình chính luận, tin tức, ký sự
- Chương trình văn hóa, giáo dục.
- Chương trình giải trí: thể thao, game
show, phim truyện …
Giai đoạn lưu trữ (Archive):
- Nhóm tổ chức thực hiện (lưu trữ viên, kỹ
thuật …).
- Thiết bị kỹ thuật (hệ thống lưu trữ, thiết bị
tìm kiếm, máy tính, hệ thống hỗ trợ kỹ thuật
cho kho băng )
- Kho lưu trữ băng
Giai đoạn phân phối (Distribution):
23
Bảng 3. Quy trình sản xuất chương trình truyền hình – Giai đoạn sản xuất
24
Bảng 4. Quy trình phân phối chương trình truyền hình
Cáp quang
Trung tâm phát hình:
- Hệ thống thiết bị nhập dữ liệu từ các
dạng sản phẩm khác nhau.
- Thiết bị chọn tần số phát (kênh phát
sóng, ví dụ: HTV7, HTV9 ).
- Các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ: máy tính,
server lưu trữ
Sản phẩm:
- Lưu trữ bằng băng Betacam.
- Lưu trữ bằng file (đĩa, ổ cứng ).
- Nguồn trực tiếp từ hiện trường.
Trung tâm truyền hình cáp:
- Các chi nhánh của trung tâm.
- Hệ thống thiết bị kỹ thuật hỗ trợ truyền
dẫn tín hiệu: cáp đồng trục, cáp quang,
bộ chia, bộ khuếch đại tín hiệu
- Nguồn trực tiếp từ hiện trường.
Trung tâm truyền dẫn phát sóng:
- Hệ thống thiết bị hỗ trợ kỹ thuật phát
sóng: máy phát sóng, hệ thống dẫn sóng,
thiết bị theo dõi
- Hình thức phát: vệ tinh, digital, analog
- Các thiết bị kỹ thuật phụ trợ : máy tính,
hệ thống giải nhiệt
Truyền hình
(Television)
25
1.2.3. Công nghệ truyền hình
Truyền hình nhìn từ khía cạnh công nghệ là một tập hợp với đầy đủ các
yếu tố cấu thành như thiết bị, con người, thông tin và tổ chức. Nhìn một cách
tổng quát, truyền hình là một hệ thống các phân xưởng, nhà máy sản xuất và
hệ thống phân phối sản phẩm với hàng hóa là chương trình truyền hình. Một
sản phẩm truyền hình được hình thành đều phải trải qua các giai đoạn chuẩn
bị, tiền kì, hậu kì, lưu trữ và cuối cùng là giai đoạn phân phối cụ thể như sau:
Giai đoạn chuẩn bị (Planning): khi bắt đầu thực hiện một chương trình
truyền hình, việc đầu tiên là phải có ý tưởng về nội dung với việc xác định
mục tiêu và đối tượng khán giả chương trình. Tiếp theo là công việc soạn thảo
kịch bản chương trình. Kịch bản chương trình một bản tài liệu mô tả chi tiết
về chương trình sẽ thực hiện: kịch bản lời thoại của nhân vật, kịch bản về bố
cục các khuôn hình, kịch bản về âm thanh (kỹ xảo, tiếng động, âm nhạc…).
Nhằm đa dạng hóa các chương trình truyền hình cũng như tránh đi vào lối
mòn gây nhàm chán, tại các nước phát triển trước đây và Việt Nam trong thời
gian gần đây đã thực hiện việc xã hội hóa các kịch bản truyền hình bằng hình
thức đặt hàng hoặc mua các kịch bản từ những công ty, đơn vị, cá nhân bên
ngoài. Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn rất quan trọng và quyết định phần lớn
sự thành công của chương trình. Trong giai đoạn này các công tác hậu cần
khác như lựa chọn nhân sự (đạo diễn, diễn viên, đội ngũ làm việc…), tài
chính (đầu tư, thuê máy móc thiết bị), kế hoạch thực hiện… Về lý thuyết đây
chính là một phần sản phẩm công nghệ dưới dạng thông tin. Vì sản phẩm
mang tính công nghệ này có giá trị thương mại nên được xem như nằm trong
lĩnh vực hoạt động công nghệ.
Giai đoạn tiền kỳ (Acquisition): đây là giai đoạn thu thập các “nguyên
vật liệu“ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu ở đây chính là
thông tin thô dưới nhiều dạng khác nhau: hình ảnh, âm thanh, văn bản… Phần
cứng là các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác tác nghiệp của phóng viên,
biên tập như camera, mirophone, máy ghi băng, hệ thống phim trường, trường
quay… Phần mềm chính là các kỹ năng, khả năng, nghiệp vụ để tập hợp được
26
nhiều thông tin có ích nhất phục vụ cho quá trình hậu kỳ sau này. Trong các
giai đoạn để sản xuất và hình thành một chương trình, sản phẩm truyền hình
đều tồn tại song song và cùng lúc phần cứng và phần mềm tùy thuộc vào mỗi
giai đoạn mà thành phần trong nó biến đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu
thực tế. Hiệu quả công việc của giai đoạn tiền kỳ phụ thuộc rất nhiều vào kết
quả của giai đoạn chuẩn bị từ khâu nhân sự, kế hoạch thực hiện, tài chính, đặc
biệt là chất lượng của kịch bản với kịch bản càng chi tiết thì khả năng thu thập
thông tin càng dễ dàng và chính xác. Ở đây tính hiệu quả chủ yếu được tính
theo tỉ lệ các thông tin hữu ích (sử dụng được) trên chi phí bỏ ra.
Giai đoạn hậu kỳ sản xuất (Post Production = Ingest + Edit): đây là
giai đoạn quan trọng để hình thành một sản phẩm hoàn chỉnh là một tác phẩm
truyền hình. Ở đó, các thông tin tổng hợp được sẽ được truyền tải về và đưa
vào xử lý, thực hiện quá trình biên tập lại, lựa chọn sắp xếp hình ảnh, lồng
tiếng, kỹ xảo, thể hiện lời bình Đây là giai đoạn tốn nhiều chi phí, thời gian,
nhân lực đa dạng (phụ trách hình ảnh, âm thanh, kỹ thuật dựng, biên tập, đạo
diễn…) và cần thiết bị kỹ thuật phục vụ đa dạng, phức tạp và có giá thành rất
cao. Chính vì tính chất quan trọng và độ phức tạp của giai đoạn này nên việc
sắp xếp dây chuyền thiết bị kỹ thuật và các công đoạn xử lý một cách phù hợp
sẽ tạo hiệu quả của quá trình sản xuất. Trong công tác định hướng và quản lý
vĩ mô thì việc hợp lý hóa dây chuyền sản xuất hậu kỳ là một trong những mục
tiêu quan trọng nhất của quá trình sản xuất chương trình truyền hình và cũng
là động lực cho quá trình cải tiến công nghệ của ngành công nghiệp truyền
hình nói chung trên thế giới.
Các giai đoạn kể trên có mối liên hệ chặt chẽ và gắn kết với nhau theo
một dây chuyền công nghệ sản xuất ra sản phẩm là chương trình truyền hình.
Chúng có mối tương tác qua lại lẫn nhau và sự ra đời của một sản phẩm
truyền hình không thể thiếu một trong các giai đoạn trên.
Giai đoạn lưu trữ (Archive): một sản phẩm truyền hình hoàn thiện sau
khi đưa vào khai thác sử dụng sẽ được chuyển giao cho bộ phận lưu trữ. Tùy
theo công nghệ ứng dụng mà sản phẩm được lưu trữ dưới những hình thức