Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình (Nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.3 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

KIỀU QUANG VŨ

NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP NHẬN VÀ LÀM CHỦ
CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH
(Nghiên cứu trường hợp Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh)

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

KIỀU QUANG VŨ

NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP NHẬN VÀ LÀM CHỦ
CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH
(Nghiên cứu trường hợp Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh)

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Hải


Hà Nội - 2011


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................................6
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................9
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................9
5. Mẫu khảo sát ................................................................................................................10
6. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................10
7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................10
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................11
9. Kết cấu của Luận văn ..................................................................................................12
CHƯƠNG 1. ........................................................................................................................13
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................13
1.1. Khái niệm cơng nghệ ................................................................................................13
1.2. Cơng nghệ truyền hình .............................................................................................16
1.2.1. Truyền hình và lịch sử hình thành cơng nghệ truyền hình .................................16
1.2.2. Dây chuyền cơng nghệ truyền hình ......................................................................21
1.2.3. Cơng nghệ truyền hình ..........................................................................................25
1.2.4. Phân loại cơng nghệ truyền hình ..........................................................................27
1.3. Chuyển giao cơng nghệ .............................................................................................29
1.3.1 Khái niệm chuyển giao công nghệ ..........................................................................29
1.3.2 Đặc điểm chuyển giao công nghệ truyền hình .......................................................30
1.4. Nhân lực Khoa học và Cơng nghệ ...........................................................................30
1.4.1 Khái niệm nhân lực và nguồn nhân lực .................................................................30

1.4.2 Khái niệm nhân lực Khoa học và Công nghệ ........................................................32
1.5. Năng lực tiếp nhận – năng lực làm chủ...................................................................33
1.5.1. Khái niệm năng lực ................................................................................................33
1.5.2. Năng lực tiếp nhận công nghệ truyền hình ...........................................................34
1.5.3. Năng lực làm chủ cơng nghệ truyền hình .............................................................35
* Kết luận Chương 1 ...........................................................................................................36
CHƯƠNG 2. ........................................................................................................................38
THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN VÀ LÀM CHỦ CƠNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH CỦA
ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................38
2.1. Giới thiệu khái qt về Đài Truyền hình TP.Hồ Chí Minh ..................................38
2.2. Đặc điểm của nhân lực Khoa học và Công nghệ Đài Truyền hình Thành phố Hồ
Chí Minh ...........................................................................................................................41
2.2.1. Nhân lực KH&CN Đài Truyền hình TP.HCM .....................................................41
2.2.2. Độ tuổi và giới tính của nhân lực KH&CN Đài Truyền hình TP.HCM ..............45
2.2.3. Tuyển dụng nhân lực KH&CN ..............................................................................49
2


2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực KH&CN .........................................................................51
2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn về nhân lực Khoa học và Cơng nghệ của Đài
Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................51
2.3. Thực trạng cơng nghệ sản xuất chương trình truyền hình ...................................53
2.3.1. Hoạt động Khoa học và Cơng nghệ ở Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh53
2.3.2 Đặc điểm hoạt động cơng nghệ của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.55
2.3.3 Hoạt động đổi mới cơng nghệ của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ...57
2.3.4 Hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D)................................................................58
2.4. Chính sách tài chính cho cơng nghệ sản xuất chương trình truyền hình ............62
2.4.1. Chính sách tài chính cho đào tạo nguồn nhân lực ...............................................63
2.4.2. Chính sách tài chính đầu tư cho cơng tác nghiên cứu .........................................65
2.4.3. Chính sách tài chính đầu tư cho duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua sắm thiết bị,

hằng năm ...........................................................................................................................65
2.4.4. Chính sách tài chính đầu tư cho các dự án ...........................................................66
* Kết luận Chương 2 ...........................................................................................................70
CHƯƠNG 3. ........................................................................................................................71
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP NHẬN VÀ LÀM CHỦ CƠNG NGHỆ
TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............71
3.1. Nâng cao năng lực nhân lực Khoa học và Cơng nghệ của Đài Truyền hình
Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................71
3.1.1. Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý.......................................72
3.1.2. Nâng cao năng lực của nhân lực KH&CN Đài Truyền hình TP.HCM ..............79
3.2. Đổi mới chính sách hoạt động Khoa học và Cơng nghệ ........................................83
3.2.1. Đổi mới cách thức hoạt động của tổ chức R&D ..................................................83
3.2.2. Đổi mới chính sách chuyển giao cơng nghệ truyền hình .....................................85
3.2.3. Đẩy mạnh liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp ................................90
3.3. Xã hội hóa nguồn lực tài chính để tiếp nhận cơng nghệ truyền hình...................94
3.3.1. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động sản xuất chương trình truyền hình .................94
3.3.2. Hồn thiện hành lang pháp lý để đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thu hút nguồn
lực tài chính xã hội phát triển cơng nghệ truyền hình ..................................................96
* Kết luận Chương 3 ...........................................................................................................98
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................99
KHUYẾN NGHỊ ...............................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................102
PHỤ LỤC...........................................................................................................................104

3


3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong kỹ thuật việc tiếp nhận và làm chủ một công nghệ tiên
tiến trong lĩnh vực chuyên môn luôn là một thách thức đối với các
nhân lực Khoa học và Công nghệ (bao gồm các kỹ sư, các kỹ thuật
viên, những cá nhân tham gia công tác nhận công nghệ được chuyển
giao…). Trên thế giới, ngay tại các nước phát triển như Mỹ, Anh,
Pháp, Đức… từ giai đoạn nhận chuyển giao một công nghệ cho đến
khi có thể làm chủ hồn tồn cơng nghệ được chuyển giao và khai
thác một cách hiệu quả và kinh tế nhất của các nhân lực Khoa học và
Cơng nghệ đơi khi cịn gặp phải những khó khăn thậm chí cịn đưa
đến những thất bại cho tập đồn, doanh nghiệp. Thế nên, tại các nước
kém phát triển thì việc gặp khó khăn hoặc gặp những thất bại trong
việc tiếp cận và làm chủ một công nghệ tiên tiến được chuyển giao
của các nhân lực Khoa học và Công nghệ có xác suất xảy ra rất cao.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh
nhận chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi một cách ồ ạt với chi phí
đầu tư rất lớn nhưng đơi khi hiệu quả đem lại cho các doanh nghiệp
là rất thấp. Có nhiều ngun nhân để giải thích như: trình độ cơng
nghệ của ta không theo kịp các nước phát triển trên thế giới, năng lực
công nghệ hiện tại của doanh nghiệp, kinh nghiệm trong việc ràng
buộc các điều khoản trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, những
hạn chế của nhân lực KH&CN trong việc làm chủ công nghệ, tiêu
cực trong việc mua/ bán, chính sách chuyển giao cơng nghệ…


4
Tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo cơ quan
đặt ra chiến lược phát triển của đơn vị phải là một Đài truyền hình đi
đầu và tiên phong trong lĩnh vực truyền hình của cả nước từ đó làm
tiền đề cho việc vươn ra tầm khu vực, châu lục và thế giới nhằm góp
phần tuyên truyền văn hóa, dân tộc, con người Việt Nam ra thế giới

góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển. Để cụ
thể hóa cho mục tiêu đó, lãnh đạo Đài luôn tạo điều kiện để nhân lực
KH&CN được tiếp cận với các cơng nghệ truyền hình tiên tiến trên
thế giới thơng qua hình thức đào tạo ngắn hạn và dài hạn, trong nước
và ngoài nước, đầu tư, trang bị các thiết bị, dây chuyền sản xuất
chương trình truyền hình hiện đại… Thế nhưng, những khó khăn
trong việc tiếp cận, khai thác hiệu quả và làm chủ hoàn toàn các cơng
nghệ truyền hình tiên tiến của thế giới được chuyển giao lại luôn là
vấn đề nhức nhối trong đơn vị.
Chính vì thế, tính cấp thiết của vấn đề là việc làm thế nào để
nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ cơng nghệ truyền hình của
nhân lực KH&CN Đài Truyền hình TP.HCM, từ đó nhân ra trên diện
rộng để có những khuyến nghị chung nhằm góp phần giúp các nhân
lực KH&CN thấy được những hạn chế của mình để có thể làm chủ
hồn tồn cơng nghệ được chuyển giao.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn Nâng
cao năng lực tiếp nhận và làm chủ cơng nghệ truyền hình. (Nghiên
cứu trường hợp Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh) làm đề tài
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ.


5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thời gian gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ
truyền hình trên thế giới cùng với sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa trong
lĩnh vực truyền hình đã góp phần thúc đẩy ngành truyền hình Việt
Nam phát triển ồ ạt và trở thành phương tiện của thông tin đại chúng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập và phát triển này đã xuất hiện
những bất cập về công tác quản lý của hoạt động truyền hình nói

chung và hoạt động KH&CN trong lĩnh vực truyền hình nói riêng.
Chính vì lý do đó, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực
truyền thông, lãnh đạo của các Đài Truyền hình trong cả nước, các
nhà nghiên cứu khoa học, các nhân lực KH&CN trong lĩnh vực
truyền hình… đã bắt đầu có những quan tâm và đầu tư nghiên cứu
các đề tài khoa học cũng như tổ chức các hội thảo về hoạt động
KH&CN trong lĩnh vực truyền hình tiêu biểu như:
- Xây dựng hệ thống các chức danh trong sản xuất chương trình
truyền hình chuyên nghiệp của tác giả Tạ Bích Loan (nhân lực
KH&CN của Đài Truyền hình Việt Nam).
- Nghiên cứu của Ngơ Huy Hồng được thể hiện tại Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN với đề tài Đổi mới cơ chế
quản lý nguồn nhân lực KH&CN tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ
Chí Minh nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá và chỉ ra những bất cập
trong công tác quản lý nguồn nhân lực KH&CN đồng thời đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đài Truyền hình
Thành phố Hồ Chí Minh.


6
- Nghiên cứu của Cao Anh Minh được thể hiện tại Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN với đề tài Đổi mới quản lý
hoạt động công nghệ ngành truyền hình Việt Nam nhằm đổi mới các
quan điểm về cơ chế quản lý hoạt động truyền hình cũng như hoạt
động cơng nghệ truyền hình để thúc đẩy phát triển các hoạt động
cơng nghệ trên tồn ngành truyền hình Việt Nam trong xu hướng hội
nhập và tồn cầu hóa hiện nay.
- Nghiên cứu của Lê Quang Trung được thể hiện tại Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN với đề tài Ảnh hưởng của
kinh tế thị trường đối với hoạt động KH&CN ở Đài Truyền hình

Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá tác động của kinh tế thị
trường đối với hoạt động quản lý KH&CN tại Đài Truyền hình
TP.HCM khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ về tài
chính và đề xuất các giải pháp đổi mới trong công tác quản lý
KH&CN tại Đài Truyền hình TP.HCM cho phù với nền kinh tế thị
trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa như nước ta hiện nay.
- Các hội thảo khoa học do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức
gần đây như: Hội thảo giới thiệu về thiết bị cơng nghệ truyền hình
của một số hãng nổi tiếng trên thế giới như Coemar (Ý), Panasonic
(Nhật Bản). Hội thảo khoa học giới thiệu công nghệ truyền hình số
và ứng dụng tại Việt Nam được tổ chức trong khn khổ Liên hoan
Truyền hình tồn quốc lần thứ 30…
Đài Truyền hình TP.HCM – đơn vị thường xuyên nhận chuyển
giao cơng nghệ truyền hình từ nước ngồi và cũng khơng ít trong số
những lần tiếp nhận cơng nghệ mới, các nhân lực KH&CN của họ


7
gặp những khó khăn, lúng túng, đơi lúc dẫn đến thất bại trong việc
làm chủ hồn tồn cơng nghệ được trang bị. Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào đi sâu vào tìm hiểu và
nhận diện những hạn chế trong hoạt động KH&CN nói chung và
năng lực của nhân lực KH&CN trong việc tiếp nhận và làm chủ cơng
nghệ truyền hình được chuyển giao nói riêng và sau đó đưa ra các
giải pháp, các khuyến nghị, các kiến nghị nhằm giúp các nhân lực
KH&CN trong lĩnh vực truyền hình tháo gỡ những khó khăn để có
thể tiếp cận và làm chủ hồn tồn cơng nghệ truyền hình được
chuyển giao một cách nhanh nhất, hiệu quả và khoa học nhất nhằm
đem lại lợi ích chung cho tổ chức nói riêng và góp phần xây dựng và
phát triển đất nước nói chung.

Một lần nữa, xin khẳng định lại cho đến thời điểm này, vẫn chưa
có nghiên cứu khoa học nào bàn về việc nhận diện những hạn chế
trong việc tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình được chuyển
giao của nhân lực KH&CN trong lĩnh vực truyền hình và tại đơn vị
cụ thể như Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra các giải pháp để nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ
cơng nghệ truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chuyển giao cơng
nghệ nói chung và cơng nghệ truyền hình nói riêng.
Hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về nhân
lực Khoa học và Công nghệ.


8
Những nhân tố tác động đến việc tiếp nhận và làm chủ cơng
nghệ truyền hình được chuyển giao của nhân lực Khoa học và Cơng
nghệ Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoạt động Khoa học và Cơng nghệ (chính sách chuyển giao
công nghệ, hoạt động của tổ chức nghiên cứu và phát triển, chính
sách tài chính cho hoạt động KH&CN, nhân lực KH&CN...) của Đài
Truyền hình TP.HCM.
Phạm vi về thời gian: từ năm 2005 đến 2010 (năm 2005 là thời
điểm Ủy ban nhân dân TP.HCM ban hành qui định 252/QĐUB về
việc cho phép Đài thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính).
5. Mẫu khảo sát
Trong phạm vi nghiên cứu, học viên chọn mẫu khảo sát là nhân
lực KH&CN ở các Phòng, Ban, Trung tâm thuộc khối kỹ thuật - hậu
cần trong Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như: Ban

Quản lý kỹ thuật; Trung tâm Sản xuất chương trình; Trung tâm
Truyền hình cáp; Trung tâm Truyền dẫn phát sóng; Trung tâm Phát
hình; Ban Kỹ thuật cơ điện lạnh; Bộ phận Quản lý tòa nhà trung tâm
truyền hình...
Tổng số mẫu dự kiến khảo sát là 50 phiếu khảo sát.
Đồng thời khảo sát ý kiến, nhận xét của đại diện lãnh đạo Đài
(Tổng Giám đốc hoặc một Phó Tổng Giám đốc), Trưởng các đơn vị
Phịng, Ban, Trung tâm nêu trên.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng năng lực tiếp nhận và làm chủ cơng nghệ truyền
hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?


9
- Cần phải có những giải pháp nào để nâng cao năng lực tiếp
nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình Thành
phố Hồ Chí Minh?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng năng lực tiếp nhận và làm chủ cơng nghệ truyền
hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện trên
các mặt:
+ Khó khăn trong việc huy động nhân lực KH&CN của Đài
trong việc tiếp nhận và làm chủ cơng nghệ truyền hình;
+ Hoạt động nghiên cứu và triển khai, đổi mới công nghệ truyền
hình của Đài cịn nhiều điểm hạn chế;
+ Chính sách tài chính đầu tư cho cơng nghệ sản xuất chương
trình truyền hình chưa đóng góp tích cực.
- Để nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền
hình của Đài Truyền hình TP.HCM, cần phải có những giải pháp sau:
+ Nâng cao năng lực cho nhân lực KH&CN của Đài để có thể

tiếp nhận và làm chủ cơng nghệ truyền hình.
+ Đổi mới chính sách chuyển giao cơng nghệ truyền hình theo
hướng liên kết với các tổ chức KH&CN chuyên nghiệp.
+ Xã hội hóa các nguồn lực tài chính để tiếp nhận cơng nghệ
truyền hình.
+ Hồn thiện các quy định pháp lý để tiếp nhận công nghệ truyền
hình.


10
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
Tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích
trên cơ sở đánh giá hiện trạng hoạt động KH&CN của Đài Truyền
hình TP.HCM từ năm 2005 đến năm 2010. Vì điều kiện hạn chế nên
các số liệu được sử dụng chủ yếu từ nguồn của Đài Truyền hình
TP.HCM. Ngồi ra, Tác giả Luận văn cịn tổng hợp số liệu khác từ
trang Web của các Đài Truyền hình trong và ngồi nước, Bộ Thơng
tin truyền thơng, Bộ Tài chính…
8.2. Phương pháp khảo sát thực tế
Phương pháp điều tra xã hội học (khảo sát, thu thập thơng tin) từ
nhóm nhân lực KH&CN trực tiếp tham gia tiếp nhận công nghệ
truyền hình để tìm hiểu cách tiếp cận và những khó khăn, hạn chế
gặp phải trong qúa trình làm chủ cơng nghệ, về hoạt động KH&CN
Đài, nhân lực KH&CN, về chính sách tài chính.
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn sâu.
Phương pháp tổng hợp, phân tích: kết quả khảo sát có được.
9. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 3 chương:

- Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2. Thực trạng tiếp nhận và làm chủ cơng nghệ truyền
hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
- Chương 3. Giải pháp nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ
công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh


11
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm công nghệ
Theo quan điểm của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and
the Pacific – ESCAP): “công nghệ là kiến thức có hệ thống về qui
trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm
kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong
việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ”. Quan điểm này đã được
thừa nhận là bước ngoặt quan trọng trong khái niệm về cơng nghệ.
Trong đó, Tiến sĩ K. Ramanathan, Giám đốc Trung tâm chuyển giao
cơng nghệ Châu Á – Thái Bình Dương, đơn vị trực thuộc ESCAP đã
chỉ ra rằng công nghệ có bốn thành phần là: thiết bị (Technoware),
con người (Humanware), tổ chức (Orgaware), thông tin (Inforware).
1.2. Công nghệ truyền hình
1.2.1. Truyền hình và lịch sử hình thành cơng nghệ truyền hình
a. Truyền hình
Truyền hình có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo từng quan
điểm và cách tiếp cận. Trong khuôn khổ phạm vi Luận văn tác giả sử
dụng khái niệm truyền hình là một ngành của cơng nghệ truyền thông
đại chúng và là một bộ phận của lĩnh vực cơng nghệ thơng tin.
b. Lịch sử hình thành cơng nghệ truyền hình

Năm 1884, Paul G. Nipkow chế tạo ra chiếc đĩa quay quét hình,
tạo ra cách thức truyền tải bản ghi lại của một hình ảnh chuyển động


12
qua một dây dẫn sử dụng tín hiệu điện biến thiên tạo ra từ việc quét
hình ảnh chuyển động bằng cơ học. Trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau trong quá trình phát triển, cho đến ngày nay cơng nghệ truyền
hình đã phát triển một cách vượt bậc và đã cung cấp cho cơng chúng
những tiến trình trải nghiệm chất lượng kỹ thuật ngày càng tốt hơn.
1.2.2. Dây chuyền công nghệ truyền hình
Mơ hình dây chuyền cơng nghệ sản xuất chương trình truyền
hình tiêu biểu được hình thành bởi hai giai đoạn chính trước khi đưa
sản phẩm truyền hình hồn chỉnh đến với khán giả là: giai đoạn sản
xuất và giai đoạn phân phối.
1.2.3. Cơng nghệ truyền hình
Cơng nghệ truyền hình là tập hợp một chuỗi các sự kiện tương
tác đến các yếu tố liên quan về dây chuyền thiết bị, nhân lực, tổ chức
và thông tin để tạo ra sản phẩm vơ hình (thơng tin) hoặc hữu hình
(máy móc, dây chuyền thiết bị kỹ thuật).
1.2.4. Phân loại công nghệ truyền hình
Cách thứ nhất: căn cứ theo từng chủng loại, thể loại chương trình
hay nội dung chương trình mà người ta phân loại thành: công nghệ
sản xuất tin tức, công nghệ sản xuất trị chơi truyền hình…
Cách thứ hai: căn cứ theo hệ thống thiết bị kỹ thuật của từng giai
đoạn: cơng nghệ ghi hình, cơng nghệ dựng hậu kỳ, cơng nghệ phát
hình, cơng nghệ phát sóng, cơng nghệ lưu trữ…
Tác giả Luận văn sử dụng cách phân loại thứ nhất về cơng nghệ
truyền hình để tiếp cận các dây chuyền sản xuất chương trình truyền
hình bị được chuyển giao.



13
1.3. Chuyển giao công nghệ
1.3.1 Khái niệm chuyển giao công nghệ
Theo Luật Chuyển giao công nghệ, năm 2006: “Chuyển giao
công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một
phần hoặc tồn bộ cơng nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ
sang bên nhận công nghệ”.
1.3.2 Đặc điểm chuyển giao cơng nghệ truyền hình
Ngồi những đặc điểm tương đồng với chuyển giao công nghệ
sản xuất sản phẩm thơng thường thì chuyển giao cơng nghệ truyền
hình có những đặc điểm riêng như sau:
+ Dây chuyền được chuyển giao thường phải được cải tạo lại để
có thể tạo ra sản phẩm phù hợp với văn hóa của nước sở tại.
+ Chất lượng sản phẩm công nghệ nhập sẽ không cố định và thay
đổi tùy thuộc vào hàm lượng sáng tạo của đội ngũ nhân lực KH&CN
tham gia “vận hành” dây chuyền sản xuất cơng nghệ truyền hình.
+ Việc thiết kế, xây dựng nên một dây chuyền sản xuất mới có
thể bắt đầu từ hệ thống máy móc, thiết bị hiện hữu mà khơng cần
phải tốn kinh phí để cải tiến nâng cao cơng nghệ nhập. Tuy nhiên,
q trình này địi hỏi phải có sự thay đổi tư duy về mặt con người.
+ Để tạo ra một sản phẩm mới đơi lúc khơng cần thiết phải nhập
cơng nghệ hồn tồn mới mà chỉ cần thay đổi một vài chi tiết nhỏ
trong dây chuyền cơng nghệ sản xuất chương trình truyền hình.
1.4. Nhân lực Khoa học và Cơng nghệ
1.4.1 Khái niệm nhân lực và nguồn nhân lực
a. Khái niệm nhân lực



14
Nhân lực là sức mạnh thể lực và trí lực của con người đang tham
gia vào một quan hệ lao động nhất định tạo ra những giá trị vật chất
và tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội.
b. Khái niệm nguồn nhân lực (Human resources)
Bao gồm: nguồn nhân lực xã hội và nguồn nhân lực của tổ chức.
- Nguồn nhân lực xã hội là những năng lực về thể chất và trí tuệ
để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cho xã hội.
- Nguồn nhân lực của tổ chức là một bộ phận cấu thành nguồn
nhân lực xã hội, bao gồm tất cả những ai làm việc cho tổ chức hoặc
những người chờ đợi để làm việc cho tổ chức (nguồn dự trữ).
1.4.2 Khái niệm nhân lực Khoa học và Công nghệ
Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Cooperation and Development –
OECD) nhân lực KH&CN là “những người đã tốt nghiệp trường đào
tạo trình độ nhất định nào đó về một chun mơn KH&CN thuộc
trình độ 3 trong hệ giáo dục đào tạo trở lên và những người không
thuộc diện trên nhưng làm một nghề trong lĩnh vực KH&CN mà địi
hỏi trình độ trên với kỹ năng tay nghề được đào tạo tại nơi làm việc”
1.5. Năng lực tiếp nhận – năng lực làm chủ
1.5.1. Khái niệm năng lực
Năng lực (từ gốc: Capability): có thể được hiểu là khả năng thực
hiện tốt các hành động. Năng lực là sự kết hợp của công suất và sự
thành thạo trong q trình thực hiện hành động đó.
Trong hoạt động KH&CN, năng lực được hiểu là các đặc điểm
tâm lý của nhân lực KH&CN nhằm đảm bảo các khả năng nắm bắt


15
trong lĩnh vực hoạt động để cho hoạt động KH&CN đạt được kết quả

như yêu cầu đề ra.
1.5.2. Năng lực tiếp nhận cơng nghệ truyền hình
Thuật ngữ “năng lực tiếp nhận cơng nghệ truyền hình” chính là
khả năng đánh giá, phân tích, chọn lọc và tiếp nhận các dây chuyền
cơng nghệ được chuyển giao trong lĩnh vực truyền hình: cơng nghệ
ghi hình, cơng nghệ dựng hậu kỳ, cơng nghệ phát hình, cơng nghệ
phát sóng, cơng nghệ lưu trữ…
1.5.3. Năng lực làm chủ cơng nghệ truyền hình
Năng lực làm chủ cơng nghệ truyền hình là năng lực của nhân
lực KH&CN Đài hình để có thể tranh thủ sự hỗ trợ và trợ giúp của
các yếu tố bên trong và bên ngoài nhằm hồn thành nhiệm vụ chung.
Năng lực làm chủ cơng nghệ truyền hình được đánh giá dựa trên
bốn cấp độ sau:
Mức 1: Năng lực vận hành dây chuyền công nghệ truyền hình.
Mức 2: Năng lực duy tu – bảo dưỡng.
Mức 3: Năng lực đổi mới dây chuyền công nghệ truyền hình.
Mức 4: Năng lực tự xây dựng và thiết kế dây chuyền sản xuất
chương trình truyền hình.


16
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN VÀ LÀM CHỦ
CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH
CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Giới thiệu khái qt về Đài Truyền hình TP.Hồ Chí Minh
Trong lịch sử hình thành và phát triển thì Đài Truyền hình
TP.HCM có thể chia làm ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: từ năm 1965 đến 30/4/1975: Đài Truyền hình Sài
Gịn là Đài vơ tuyến truyền hình thuộc Nha Vơ tuyến Truyền hình

Việt Nam của Việt Nam Cộng hịa.
Giai đoạn 2: từ 01/5/1975 đến năm 1991: Đài hoạt động dưới cơ
chế quản lý bao cấp (cơ chế xin – cho) thiếu thốn về mọi mặt.
Giai đoạn 3: từ năm 1991 đến nay: Đài Truyền hình TP.HCM
phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của đất nước.
2.2. Đặc điểm của nhân lực Khoa học và Cơng nghệ Đài Truyền
hình Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Nhân lực KH&CN Đài Truyền hình TP.HCM
- Đài có đội ngũ nhân lực KH&CN đơng về số lượng (gần 1.000
người) và nhân lực có trình độ đại học, sau đại học lên đến trên 70%.
- Tỉ lệ cán bộ quản lý chiếm khoảng 8%.
- Chỉ có 95% cán bộ quản lý có trình độ đại học và sau đại học.
5% cịn lại có trình độ trung cấp.
- Tỉ lệ nhân lực thuộc khối Biên tập chiếm 44% nhiều hơn 17%
so với khối kỹ thuật.


17
2.2.2. Độ tuổi và giới tính của nhân lực KH&CN Đài Truyền hình
TP.HCM
- Nhân lực KH&CN của Đài ở độ tuổi dưới 30 chiếm 20%.
- Nhân lực KH&CN của Đài nằm ở độ tuổi từ 31 tuổi đến 50 tuổi
chiếm 68%. Đây là độ tuổi đạt được độ chín về chun mơn nghiệp
vụ, có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác nghiên cứu và triển khai,
trong tiếp cận công nghệ mới và cải tiến, nâng cấp công nghệ cũ...
Với nguồn nhân lực KH&CN này, hứa hẹn Đài sẽ đạt được độ ổn
định cao trong nhiều năm tới.
- 11% nguồn nhân lực nằm ở độ tuổi từ 51 tuổi đến 60 tuổi và 1%
độ tuổi trên 60 tuổi (đa số là Cán bộ quản lý về hưu được mời lại làm
công tác cố vấn, tham mưu cho Lãnh đạo Đài).

2.2.3. Tuyển dụng nhân lực KH&CN
Trình tự tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển như sau:
- Lập Hội đồng tuyển dụng và các bộ phận hỗ trợ Hội đồng.
- Thông báo trên các phương tiện truyền thông báo, Đài.
- Tổ chức thi tuyển theo hình thức tự luận và phỏng vấn trực tiếp.
- Tổ chức chấm thi và công bố kết quả.
2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực KH&CN
Đào tạo trong định hướng xây dựng và phát triển Đài Truyền
hình TP.HCM giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 đã nêu rõ:
- Nâng chất đào tạo, đào tạo lại, đào tạo dài hạn.
- Trong nước: các khóa đào tạo chun mơn nghiệp vụ ngắn hạn.
- Nước ngồi: tiếp cận, học tập các cơng nghệ sản xuất tiên tiến,
phương pháp quản lý truyền hình, các tập đồn truyền hình hiện đại.


18
- Liên kết các trường Đại học danh tiếng ngành truyền thơng.
- Xã hội hóa Giáo dục và Truyền hình.
- Chú trọng tính kế thừa trong nhân lực KH&CN.
2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn về nhân lực Khoa học và
Cơng nghệ của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
a. Thuận lợi
- Đội ngũ nhân lực KH&CN có trình độ học vấn cao.
- Số lượng nhân lực KH&CN ở độ tuổi đạt độ ”chín” về chun
mơn nghiệp vụ có tỉ lệ cao.
- Thu hút nhân tài dựa trên việc tuyển dụng công khai, minh bạch
- Tận dụng nguồn lực xã hội thơng qua chính sách xã hội hóa.
b. Khó khăn
- Lực lượng trẻ ít (độ tuổi dưới 30 tuổi) chỉ đạt 20% trên tổng số.
- Hình thức biên chế đã mang lại những khó khăn trong việc sử

dụng nhân lực KH&CN.
- Do cơ chế tài chính nên khó thu hút nguồn lực chất lượng cao.
- Tỉ lệ 30% nhân lực KH&CN có trình độ trung cấp và sơ cấp đã
tạo nên trình độ mặt bằng chưa đồng đều.
- Khả năng dự báo và hoạch định còn hạn chế.
- Mất cân đối giữa tỉ lệ nam và nữ.
2.3. Thực trạng cơng nghệ sản xuất chương trình truyền hình
2.3.1. Hoạt động KH&CN ở Đài Truyền hình TP.HCM
Đài Truyền hình TP.HCM là Đài Truyền hình địa phương nằm
trong hệ thống Truyền hình quốc gia Việt Nam, vì thế sự hình thành



×