Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 129 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa khoa học quản lý
*



Phạm Hồng Trang

Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học
của giảng viên trường đại học lao động – xã hội
được ứng dụng vào thực tiễn



Luận văn thạc sỹ khoa học
Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số 60.34.72
Khoá 2005 - 2008









Hà Nội, 2009
- -
1


Mục lục
LỜI CẢM ƠN 3
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu 5
3. Mục tiêu nghiên cứu 8
4. Phạm vi nghiên cứu 8
5. Mẫu khảo sát 9
6. Vấn đề nghiên cứu 9
7. Giả thuyết khoa học 9
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
9. Kết cấu của Luận văn 10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 11
1.1. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong luận văn 11
1.1.1. Khái niệm giảng viên 11
1.1.2. Khái niệm kết quả nghiên cứu khoa học 16
1.2. Khái niệm về hệ thống đổi mới quốc gia và chính sách đổi mới 17
1.2.1. Hệ thống đổi mới quốc gia 17
1.2.2. Chính sách đổi mới 20
1.3. Lý thuyết liên kết………………………………………………….22
1.3.1. Tam giác liên kết……………………………………………….22
1.3.2. Lợi ích của việc áp dụng tam giác liên kết trong hoạt động
nghiên cứu khoa học ở trường đại học………………………………24
1.4. Kinh nghiệm của một số trƣờng đại học về đảm bảo việc ứng dụng
kết quả nghiên cứu khoa học……………………………………………….26
- -
2
1.4.1. Kinh nghiệm của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
1.4.2. Trường đại học Kinh tế quốc dân…………………………….28
1.4.3. Đại học Đà Nẵng………………………………………………30

1.5. Kết luận Chƣơng 1 32
CHƢƠNG 2. Thực trạng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên
vào thực tiễn ở trường đại học lao động – Xã hội 35
2.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên của trƣờng 35
2.2. Tình hình ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên
trƣờng đại học Lao động – Xã hội 44
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên 50
2.4. Kết luận chƣơng 2 58
2.4.1. Về cơ cấu tổ chức 58
2.4.2. Về mức độ ứng dụng của các kết quả nghiên cứu 58
2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng 59
CHƢƠNG 3. Đề xuất giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của
giảng viên được ứng dụng vào thực tiễn 61
3.1. Các giải pháp đã thực hiện ở trƣờng 61
3.2. Đề xuất phƣơng án đảm bảo kết quả nghiên cứu khoa học của giảng
viên trƣờng đại học Lao động – Xã hội đƣợc ứng dụng vào thực tiễn 62
3.2.1. Nhóm giải pháp đảm bảo cầu về vấn đề nghiên cứu 63
3.2.2. Nhóm giải pháp đảm bảo chất lượng nghiên cứu 72
3.3. Kết luận chƣơng 3 86
KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Phụ lục 95
- -
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài
Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên
Trường đại học Lao động – Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn
2. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công

nghiệp hoá - hiện đại hóa của đất nước ta. Các kết quả nghiên cứu khoa học
được ứng dụng trong thực tế đã đem lại nhiều lợi ích trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Nhiều vấn đề đơn giản đến phức tạp, vi mô đến vĩ mô đều được
giải quyết một cách hiệu quả nhờ có khoa học. Trong quan hệ với giáo dục,
nghiên cứu khoa học cũng đóng vai trò đáng kể. Qua nghiên cứu, kiến thức của
giảng viên được mở rộng, có điều kiện để tăng cường hiểu biết chuyên môn một
cách sâu sắc hơn. Mặt khác, nghiên cứu khoa học còn có tác dụng giúp giảng
viên lựa chọn và tìm được phương pháp giảng dạy hợp lý, cuốn hút và hiệu quả.
Đồng thời, nó cũng làm cho chất lượng bài giảng, lòng yêu nghề và sự năng
động, sáng tạo của các nhà giáo tăng lên do mong muốn được truyền đạt những
điều bản thân nhận thức được. Như vậy, có thể nói nghiên cứu khoa học đã góp
phần không nhỏ trong việc xây dựng một đội ngũ nhà giáo có trình độ cao, với
chất lượng giảng dạy hợp chuẩn.
Là một cơ sở đào tạo chuyên về lĩnh vực lao động – xã hội, Trường đại
học Lao động – Xã hội có chức năng, nhiệm vụ không chỉ bó hẹp trong phạm vi
nội bộ mà còn đáp ứng các nhu cầu bên ngoài. Những đề tài nghiên cứu khoa
học do cán bộ, giảng viên của trường thực hiện một mặt phục vụ nhiệm vụ
giảng dạy và nâng cao năng lực giảng viên mặt khác còn giải quyết những vấn
đề của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng. Được nâng cấp lên thành trường
đại học vào năm 2005, Trường đại học Lao động – Xã hội đang còn phải đối
- -
4
mặt với nhiều khó khăn trong bước đường phấn đấu trở thành một cơ sở đào tạo
có uy tín của đất nước. Cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường
còn xác định nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ cần được đầu tư nhằm thực
hiện mục tiêu trên. Việc tạo cơ chế khuyến khích các cán bộ, giảng viên tham
gia nghiên cứu là cần thiết song vấn đề quản lý, nghiên cứu nói chung và ứng
dụng các kết quả nghiên cứu nói riêng cũng không kém phần quan trọng. Bởi
vì, nó phản ánh rõ nét nhất ý nghĩa thực sự của một công trình khoa học, đồng
thời là sự thể hiện và thực hiện chức năng phục vụ xã hội của một cơ sở đào

tạo. Mặc dù vậy, từ trước tới nay số lượng các kết quả nghiên cứu khoa học của
cán bộ, giảng viên Trường đại học Lao động – Xã hội được ứng dụng vào thực
tiễn rất hạn chế. Nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này cần được nghiên cứu và
phân tích, rút ra các bài học nhằm tránh những lãng phí rất lớn về tài lực và trí
lực.
Với các lý do trên đây cộng với tầm quan trọng của việc ứng dụng kết
quả nghiên cứu vào thực tiễn, căn cứ vào đặc điểm và nhu cầu của Trường đại
học Lao động – Xã hội, tôi đã chọn các “Giải pháp đảm bảo các kết quả
nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Lao động – Xã hội
được ứng dụng vào thực tiễn” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
3. Lịch sử nghiên cứu
Xét về bản chất, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của trường đại học
vào sản xuất và đời sống là vấn đề liên kết giữa đào tạo với nghiên cứu và sản
xuất. Do vậy, câu hỏi thường nhật của việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu,
vấn đề làm thế nào để đẩy mạnh việc sử dụng kết quả nghiên cứu phục vụ thực
tiễn luôn là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.
Liên kết giữa nghiên cứu và triển khai với đào tạo sau đại học ở Việt
Nam [34] do TS. Lê Đình Tiến chủ biên là báo cáo kết quả của Dự án nghiên
- -
5
cứu và đào tạo sau đại học ở nước ta. Cuốn sách tập trung phân tích hiện trạng
của hệ thống nghiên cứu và triển khai và hệ thống đào tạo sau đại học của Việt
Nam trên các khía cạnh nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết quả hoạt
động, mối liên kết giữa hai hệ thống này với nhau và với khu vực sản xuất, kinh
doanh. Trên cơ sở phân tích hiện trạng, rút ra những điểm mạnh, yếu, các tác
giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện, phát triển hệ thống nghiên
cứu và triển khai, hệ thống đào tạo sau đại học ở Việt Nam.
Các khuyến nghị chủ yếu tập trung vào vấn đề tăng nguồn lực tài chính
cho các trường đại học nhằm phát triển cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, kinh
phí nghiên cứu và đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, các tác

giả chưa đề cập nhiều đến vấn đề ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản
xuất, thuần tuý chỉ đề cập đến liên kết đào tạo với nghiên cứu.
Vấn đề ứng dụng kết quả nghiên cứu cũng được nhiều tác giả lấy làm đề
tài khoa học, ví dụ như CN. Nguyễn Lan Anh với đề tài Nghiên cứu cơ chế,
biện pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển sau nghiệm thu
[44;34]. Tác giả cho rằng có rất nhiều nguyên nhân quyết định đến việc ứng
dụng kết quả nghiên cứu như việc xác định vấn đề nghiên cứu, chất lượng
nghiên cứu, năng lực người thực hiện, chất lượng hội đồng đánh giá, vấn đề thị
trường công nghệ Tuy nhiên, đề tài tiếp cận từ phía các chủ thể (cơ quan quản
lý, tác giả, người môi giới trung gian) và những cơ chế, chính sách, biện pháp
của Nhà nước có liên quan tới hoạt động nghiên cứu và triển khai. Tác giả cho
rằng vai trò của các chủ thể trên đều rất quan trọng và mỗi chủ thể đó cần làm
tốt nhiệm vụ của mình trong việc thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu sau
nghiệm thu.
Nguyễn Lan Anh (2008) đã nghiên cứu một số loại hình tổ chức chuyển
giao công nghệ trong viện nghiên cứu và phát triển và các trường đại học. Tác
- -
6
giả nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa viện nghiên cứu, trường đại học, doanh
nghiệp, sự ra đời của các tổ chức chuyển giao công nghệ. Mối liên kết giữa khu
vực nghiên cứu và khu vực doanh nghiệp được xem là mối liên kết cùng có lợi.
Những đổi mới về công nghệ là nhân tố dẫn đường cho phát triển kinh tế. Tuy
nhiên, mục tiêu hoạt động của trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp
là rất khác nhau. Trường đại học, viện nghiên cứu chú trọng vào thông tin tri
thức còn khu vực doanh nghiệp chú trọng vào kinh doanh, lợi nhuận. Vì vậy, để
thúc đẩy mối quan hệ giữa hai khu vực này cần có một tổ chức cầu nối, đó là
các tổ chức chuyển giao công nghệ.
Theo tác giả, một số hình thức chuyển giao công nghệ trong viện nghiên
cứu và trường đại học có thể thiết lập là : Chuyển giao công nghệ trên cơ sở đặt
hàng ; liên kết viện nghiên cứu – trường đại học – nhà nước – doanh nghiệp ;

người tạo ra công nghệ tự chuyển giao ; chuyển giao công nghệ theo mô hình
khép kín từ nghiên cứu, triển khai, chuyển giao khoa học và công nghệ
(KH&CN) đến thị trường ; chuyển giao thông qua hội chợ, hội nghị ; chuyển
giao thông qua các tổ chức tư vấn, dịch vụ môi giới trung gian ; thông qua các
tổ chức chuyển giao công nghệ của viện, trường như xưởng thực nghiệm, doanh
nghiệp spin-off, trung tâm chuyển giao công nghệ v.v
Trong luận văn tốt nghiệp, tác giả Nguyễn Thanh Duy đã chọn hướng
nghiên cứu là Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu và triển khai
trong đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ở Bình Định [10]. Trong nghiên
cứu của mình, tác giả đã phân tích vai trò của đổi mới công nghệ, nghiên cứu
triển khai với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tìm hiểu về các chính sách
khuyến khích phát triển nghiên cứu và triển khai của Nhà nước, mục tiêu phát
triển hoạt động khoa học và công nghệ ở Bình Định. Các giải pháp mà tác giả
đưa ra nhằm thúc đẩy việc ứng dụng kết quả nghiên cứu gồm :
- -
7
- Nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai của các tổ chức nghiên cứu
và triển khai theo hướng đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động nhằm đáp ứng
nhu cầu đổi mới công nghệ : Hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu và triển khai
chuyển đổi sang cơ chế hoạt động tự chủ và định hướng phát triển liên kết với
các tổ chức của Trung ương ; hỗ trợ phát triển nhân lực, thông tin, tài chính cho
các tổ chức ; khuyến khích thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai ở
địa phương.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai và ứng dụng kết quả nghiê
cứu thông qua khuyến khích hoạt động trên một số lĩnh vực ưu tiên.
- Tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu và triển khai với đổi mới công
nghệ thông qua đổi mới các chính sách và vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực
này ở địa phương hướng vào hỗ trợ doanh nghiệp.
Như vậy, trong luận văn của mình tác giả chủ yếu tập trung vào các giải
pháp nhằm khuyến khích khả năng tự chủ của các tổ chức nghiên cứu và triển

khai, đồng thời khuyến nghị với Nhà nước và tỉnh Bình Định về sự hỗ trợ nhằm
phát triển nhân lực, thông tin, tài chính cho các tổ chức này. Khách thể nghiên
cứu của luận văn là các doanh nghiệp ở Bình Định.
Trong một số nghiên cứu khác liên quan đến ứng dụng kết quả nghiên
cứu khoa học ở trường đại học, các tác giả đã đề cập đến việc xây dựng mối
quan hệ giữa nhà trường – viện nghiên cứu và doanh nghiệp hay mô hình doanh
nghiệp spin-off. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi đơn vị khảo sát là khác nhau, do
đó những giải pháp được đưa ra phân tích và triển khai tại Trường đại học Lao
động – Xã hội trong luận văn này là chưa từng được thực hiện.
4. Mục tiêu nghiên cứu:
- -
8
Nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học
của giảng viên Trường đại học Lao động – Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn.
Điều đó có nghĩa là tìm giải pháp để các kết quả nghiên cứu của giảng viên
được sử dụng phục vụ nhiệm vụ đào tạo của nhà trường và giải quyết những
vấn đề cụ thể do xã hội đặt ra.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu thực trạng việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học
của giảng viên Trường đại học Lao động – Xã hội, qua đó rút ra những kết luận
phục vụ việc đề xuất giải pháp.
+ Đề xuất giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu ứng dụng của giảng
viên Nhà trường được ứng dụng vào thực tiễn trong nhà trường và ngoài xã hội
- Phạm vi thời gian nghiên cứu:
+ Khảo sát thực trạng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học của
giảng viên từ năm 2001 - 2008.
6. Mẫu khảo sát:
Việc nghiên cứu được thực hiện ở trường đại học Lao động – Xã hội, khảo
sát 150 giảng viên và giảng viên kiêm chức của Trường (phỏng vấn bằng bảng

hỏi) và phỏng vấn sâu 10 cán bộ quản lý khoa học, gồm có Ban giám hiệu, lãnh
đạo phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, trưởng các khoa, bộ môn trực thuộc
trường (khoa Quản lý lao động, khoa Công tác xã hội, Kế toán, Bảo hiểm, bộ
môn Luật, bộ môn Quản trị doanh nghiệp). Tất cả những người được phỏng vấn
sâu đều là thành viên của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường.
7. Vấn đề nghiên cứu:
- -
9
Hiện nay hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên
Trường đại học Lao động – Xã hội sau khi nghiệm thu không được triển khai
hay áp dụng vào thực tế. Đây là một sự lãng phí cả về tài lực và trí lực. Vì thế,
vấn đề đặt ra là:
“Làm thế nào để các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trường
đại học Lao động – Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn (trong Nhà trường và
ngoài xã hội) ?”
8. Giả thuyết khoa học :
Các kết quả nghiên cứu của giảng viên có thể được ứng dụng vào thực
tiễn khi đảm bảo chất lượng nghiên cứu và nhu cầu về kết quả nghiên cứu.
Nhóm giải pháp đảm bảo cầu về vấn đề nghiên cứu gồm xây dựng định
hướng nghiên cứu, tìm đầu ra cho sản phẩm nghiên cứu và quảng bá kết quả
nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
Nhóm giải pháp đảm bảo chất lượng nghiên cứu gồm nâng cao năng lực
nghiên cứu cho giảng viên, tạo quỹ thời gian nghiên cứu, tạo động cơ nghiên
cứu, hợp tác quốc tế và đổi mới công tác quản lý nghiên cứu khoa học.
Nhiệm vụ của luận văn là minh chứng giả thuyết khoa học trên và phân
tích các giải pháp một cách cụ thể.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở tiếp cận hệ thống đổi mới quốc
gia và quan điểm về chính sách đổi mới. Đề tài đã vận dụng các phương pháp
sau để chứng minh giả thuyết nghiên cứu:

- Phỏng vấn sâu cá nhân các nhà quản lý khoa học (10 người) của trường
đại học Lao động – Xã hội.
- -
10
- Nghiên cứu tư liệu và thống kê về danh mục các đề tài nghiên cứu của
giảng viên trong trường.
- Nghiên cứu tư liệu thống kê về cơ cấu việc làm của sinh viên sau khi tốt
nghiệp những năm gần đây để phân tích cầu của xã hội về ngành đào tạo và lĩnh
vực cần nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu về cơ cấu tổ chức của trường, đặc điểm cán bộ về
chuyên môn, trình độ,
10. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và
khuyến nghị. Phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của giảng
viên vào thực tiễn ở Trường đại học Lao động – Xã hội
Chương 3: Đề xuất giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học
của giảng viên được ứng dụng vào thực tiễn









- -
11

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong luận văn
.1.1. Khái niệm giảng viên
Giảng viên là viên chức trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy và đào tạo
tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Với tư cách là những
người giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục, giảng viên trước hết
phải hoàn thành những nhiệm vụ của nhà giáo được quy định tại điều 63 Luật
Giáo dục [30;đ63], cụ thể là:
- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo dục;
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và
điều lệ của nhà trường;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách
người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của người học;
- Không ngừng học tập rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học.
Bên cạnh đó, với tư cách là chuyên môn đảm nhận công tác giảng dạy ở
bậc đại học, cao đẳng, giảng viên phải hoàn thành các nhiệm vụ chính sau:
- Giảng dạy đại học, bồi dưỡng sau đại học, hướng dẫn nghiên cứu sinh,
thực tập sinh và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy;
- Nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kỹ thuật;
- Học tập bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ và chuyên môn;
- Tham gia quản lý công tác đào tạo của nhà trường;
- Thực hiện những công tác chung của xã hội theo chức trách của một cán
bộ nhà nước (lao động nghĩa vụ, luyện tập quân sự)
- -
12
Ngày 28 tháng 11 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định
số 64/2008 quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên. Theo đó, nhiệm vụ

của giảng viên được quy định tại chương 2 của Quyết định, gồm: Nhiệm vụ
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, học tập, bồi dưỡng
nâng cao trình độ và nhiệm vụ tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý hoạt
động khoa học và công nghệ.
Những hoạt động sau đây được xếp vào nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ [2;tr.6]:
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề
án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
- Nghiên cứu KH&CN để phục vụ xây dựng chương trình đào tạo, bồi
dưỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, đổi mới
phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học.
- Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài
nước theo quy định của pháp luật.
- Viết chuyên đề, tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học ở trong
và ngoài nước.
- Tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học của khoa, bộ môn; hướng
dẫn người học nghiên cứu khoa học.
- Thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
- Tư vấn về chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã
hội thuộc lĩnh vực chuyên môn của giảng viên.
- Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu
KH&CN.
- Tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt động khác về KH&CN.
- Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống.
- -
13
Như vậy, có thể thấy các nhiệm vụ trên có mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn
nhau, trong đó nghiên cứu khoa học và thực nghiệm là một trong những nhiệm
vụ cơ bản của giảng viên, luôn đi đôi với hoạt động giảng dạy.

Theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng quỹ thời gian làm
việc của giảng viên bình quân trong một năm học là 1760 giờ sau khi trừ các
ngày được nghỉ Tết, nghỉ học kỳ. Tổng quỹ thời gian này được phân chia theo
chức danh giảng viên cho từng nhiệm vụ cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Bảng định mức giờ làm việc của giảng viên trong một năm học

Nhiệm vụ

Giảng viên
Phó giáo sƣ và
giảng viên chính
Giáo sƣ và giảng
viên cao cấp
Giảng dạy
900 giờ
900 giờ
900 giờ
Nghiên cứu khoa học
500 giờ
600 giờ
700 giờ
Hoạt động chuyên
môn và các nhiệm vụ
khác
360 giờ
260 giờ
160 giờ
Nguồn: Trường Đại học Lao động – Xó hội: Quy định tạm thời về chế độ
cụng tỏc của giảng viờn ngày 7/4/2006
Quỹ thời gian làm việc trên được quy đổi ra mức giờ chuẩn. Giờ chuẩn

giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành
một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên
tương đương với việc thực hiện một tiết giảng lý thuyết trực tiếp trên lớp.
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo là:
Bảng 1.2. Định mức giờ giảng tính theo giờ chuẩn của giảng viên đại học
Chức danh giảng viên
Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy
Quy định chung cho
Môn Giáo dục thể
- -
14
các môn
chất, giáo dục quốc
phòng ở trƣờng không
chuyên
Giáo sư và giảng viên
cao cấp
360 giờ chuẩn
500 giờ chuẩn
Phó giáo sư và giảng
viên chính
320 giờ chuẩn
460 giờ chuẩn
Giảng viên
280 giờ chuẩn
420 giờ chuẩn
Nguồn: Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT - Bộ Giỏo dục và Đào tạo
Căn cứ vào các quy định trước đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường
đại học Lao động – Xã hội đã xây dựng mức chuẩn cho giảng viên của mình

theo thâm niên công tác như sau:
Bảng 1.3. Định mức giờ giảng tính theo giờ chuẩn trong một năm học áp
dụng cho giảng viên Trƣờng đại học Lao động – Xã hội


ST
T


Các loại công việc
Giáo sƣ,
giảng
viên cao
cấp
Giản
g
viên
chính
Giảng
viên từ
5 năm
trở lên
Giảng
viên
dƣới 5
năm
Giản
g
viên
tập

sự
1
Công tác chuyên môn (Soạn
bài, giảng bài, hướng dẫn
học tập, chấm thi)






- Giáo viên giảng các môn
khoa học xã hội, chính trị và
chuyên ngành
290
270
260
200
100

- Giáo viên giảng các môn
310
290
280
210
110
- -
15
kỹ thuật, ngoại ngữ, khoa
học tự nhiên


- Giáo viên Giáo dục thể
chất
357
332
320
250
150
2
Tự bồi dưỡng kiến thức





3
Nghiên cứu khoa học
89
80
57
18
18
4
Sinh hoạt chuyên môn và
hội nghị khoa học






5
Lao động nghĩa vụ
18
18
18
18
18
6
Luyện tập quân sự
20
20
20
20
20
Nguồn: Trường Đại học Lao động – Xó hội: Quy định tạm thời về chế độ
cụng tỏc của giảng viờn ngày 7/4/2006
Theo quy định mới tại quyết định số 64/2008/QD-BGDĐT, trường đại
học Lao động – Xã hội dự kiến xây dựng lại định mức giờ chuẩn cho cán bộ
trên tinh thần các giảng viên sẽ phải tăng thời lượng giảng dạy lên gần 100 tiết
tuỳ từng nhóm thâm niên công tác cụ thể.
Tuỳ vào chuyên ngành giảng dạy mà định mức cao áp dụng cho các môn
khoa học tự nhiên, kỹ thuật cơ sở và ngoại ngữ trong các trường không chuyên
ngữ, định mức thấp áp dụng cho các môn khoa học xã hội, chính trị và chuyên
ngành, ngoại ngữ trong các trường chuyên ngữ.
Nếu cán bộ không làm nghĩa vụ lao động, không luyện tập quân sự,
không tham gia nghiên cứu khoa học thì hiệu trưởng sẽ bố trí làm thêm công tác
giảng dạy với khối lượng tương đương với thời gian dành cho các công việc
trên quy ra giờ chuẩn. Trường hợp cán bộ được biệt phái đến tham gia giảng
dạy hoặc nghiên cứu khoa học ở một cơ sở ngoài trường thì khối lượng công tác
cần đảm nhiệm ở trường (giảng dạy, nghiên cứu khoa học, lao động nghĩa vụ,

- -
16
luyện tập quân sự) được tính theo thời gian làm việc còn lại trong 46 tuần lễ của
năm học.
Với quy định về chế độ công tác của giảng viên như trên chắc chắn có
ảnh hưởng tới qũy thời gian và khả năng nghiên cứu khoa học của giảng viên.
Đây cũng là vấn đề cần xem xét khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hạn chế việc
ứng dụng các kết quả nghiên cứu của giảng viên vào thực tiễn.
.1.2. Khái niệm kết quả nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết;
hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới;
hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi
sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người.
Kết quả nghiên cứu khoa học là những sản phẩm thu được sau một quá
trình nghiên cứu. Đó có thể là một bài báo khoa học, một báo cáo khoa học,
một sản phẩm mẫu thu được sau quá trình thực nghiệm, cũng có thể là một mô
hình tổ chức và quản lý, mô hình phương pháp giảng dạy hoặc một giải pháp
xã hội nào đó [16;tr.8]. Nói cách khác, kết quả nghiên cứu khoa học là những
thông tin – tri thức. Có thể đó là tri thức mới về các quy luật của sự vật hoặc
hiện tượng; có thể đó là tri thức mới về các giải pháp mới, công nghệ mới hoặc
vật liệu mới, vv.
Có nhiều cách phân loại khoa học, ở đây chúng tôi đề cập đến cách phân
loại nghiên cứu khoa học theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu. Theo đó,
nghiên cứu khoa học có ba hình thức cơ bản là: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng và nghiên cứu triển khai.
Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu
trúc, động thái của các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa
sự vật với các sự vật khác. Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản có thể dẫn đến việc
- -
17

hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, có khả năng ảnh hưởng
đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.
Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên
cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải
pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, để các kết quả của
nghiên cứu ứng dụng có thể ứng dụng được vào thực tế thì cần có hoạt động
triển khai.
Triển khai là sự vận dụng các quy luật thu được từ nghiên cứu cơ bản và
các nguyên lý thu được từ nghiên cứu ứng dụng để đưa ra các hình mẫu và quy
trình sản xuất với những tham số khả thi về kỹ thuật. Để các kết quả của triển
khai có thể triển khai trong thực tế thì cần nghiên cứu các điều kiện đảm bảo
khác như tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất, vv.
Trường đại học Lao động – Xã hội có nhiệm vụ đào tạo, cung cấp cho xã
hội các cán bộ làm việc trong lĩnh vực lao động, xã hội. Với đặc điểm là một
trường đại học còn trẻ, trong giai đoạn hiện nay nhiệm vụ khoa học của trường
chủ yếu tập trung hoàn thiện chương trình học, xây dựng giáo trình bài giảng và
các giải pháp hữu ích phục vụ công tác đào tạo. Vì thế, các đề tài nghiên cứu
khoa học của nhà trường chủ yếu thuộc loại hình nghiên cứu ứng dụng và triển
khai. Do đó, việc các kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên trong
trường sử dụng để phục vụ thực tiễn được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết.
Điều đó thể hiện ngay trong mục tiêu của mỗi đề tài cũng như phương hướng,
nhiệm vụ đặt ra cho nghiên cứu khoa học do nhà trường quy định.
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tập trung phân tích các đề tài mang
mục tiêu ứng dụng do cán bộ, giảng viên nhà trường thực hiện. Mặc dù kết quả
của nghiên cứu ứng dụng chưa ứng dụng ngay được song mục đích của luận
văn là tìm ra cơ chế, các điều kiện đảm bảo để những kết quả nghiên cứu đó
không bị lãng phí khi chỉ mãi mãi nằm trên giấy vở.
- -
18
1.2. Khái niệm về hệ thống đổi mới quốc gia và chính sách đổi mới

1.2.1. Hệ thống đổi mới quốc gia
Khái niệm “hệ thống đổi mới quốc gia” trong một vài năm gần đây đã trở
nên phổ biến tại một số quốc gia tiên tiến và tổ chức OECD (tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế) thay cho khái niệm lâu nay vẫn hay dùng là “hệ thống
KH&CN quốc gia” hay “hệ thống nghiên cứu và phát triển”. Theo OECD, khái
niệm “hệ thống đổi mới quốc gia” đã và đang thu hút một số lượng lớn các
nghiên cứu trong giới nghiên cứu về cách tiếp cận hệ thống đổi mới.
Xét về mặt lịch sử, theo C.Freeman, B-A, Lundvall là người đầu tiên sử
dụng khái niệm hệ thống đổi mới quốc gia vào cuối thập kỷ 80. Tuy nhiên, dưới
dạng sách được xuất bản thì chính C.Freeman là người đầu tiên sử dụng thuật
ngữ này khi ông mô tả về chính sách công nghệ và phát triển kinh tế của Nhật
Bản. Năm 1991, lần đầu tiên các cách tiếp cận khác nhau về hệ thống đổi mới
quốc gia đã được Mc Kelvey so sánh. Năm 1993, R.Nelson xuất bản cuốn sách
nổi tiếng của mình trong đó so sánh các hệ thống quốc gia về đổi mới của 14
nước.
Trên thực tế đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để khảo sát và làm rõ
quan hệ tương tác giữa các hoạt động KH&CN và các hoạt động kinh tế – xã
hội trong một quốc gia. Tuy nhiên, không một cách tiếp cận nào cho phép quan
sát các tương tác này trong khuôn khổ vừa bao quát vừa tiếp cận đến mục đích
cuối cùng của các hoạt động KH&CN là đưa ra sản phẩm mới.
Xét về bản chất, nhiều nghiên cứu nhấn mạnh hệ thống đổi mới quốc gia
bao gồm mạng lưới hoặc là hệ thống hoặc là tập hợp các yếu tố và tương tác
giữa các yếu tố, các hoạt động, tổ chức và thiết chế liên quan trong quá trình
tạo ra, áp dụng và phổ biến các tri thức mới trong một quốc gia [44;tr.102].
Tóm lại, có thể hình dung hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm các yếu tố sau:
- -
19
- Các loại hoạt động: Gồm có nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ,
thương mại hoá sản phẩm mới, các hoạt động đào tạo nhân lực KH&CN, các
yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng KH&CN…

- Các tổ chức: Chính phủ, công ty, đại học, viện nghiên cứu, các tầng lớp
dân cư có liên quan hoặc chịu ảnh hưởng của các chính sách và thành quả
KH&CN.
- Các chính sách: Công nghiệp, thương mại, khoa học, công nghệ, tài
chính, môi trường…
- Các liên kết và tương tác giữa các yếu tố, tổ chức và chính sách trong
quá trình đổi mới.
Hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm tất cả các yếu tố, các tổ chức và
chính sách trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình đổi mới sản phẩm, đổi
mới công nghệ trong phạm vi quốc gia. Các hệ thống đổi mới quốc gia khác
nhau chính là ở mối quan hệ và vai trò của từng loại tổ chức trong hệ thống, đặc
biệt là vai trò của các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu và triển khai do
các thiết chế của chính phủ quy định.
Xét riêng trong lĩnh vực KH&CN, hệ thống đổi mới quốc gia không chỉ
bao gồm các tổ chức KH&CN với tư cách là nhà cung cấp các giải pháp
KH&CN mà còn bao gồm cả các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự, các
cơ quan chính phủ đại diện cho phía cầu với tính cách là bên sử dụng giải pháp
KH&CN. Trên quan điểm tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia, đầu ra của hoạt
động KH&CN là các sản phẩm mới, dịch vụ mới được thị trường chấp nhận. Để
đạt được điều này, tri thức KH&CN phải được gắn kết và tham gia trực tiếp vào
hoạt động làm ra sản phẩm mới, dịch vụ mới tại các doanh nghiệp và tạo ra
những giá trị mới được thị trường chấp nhận và chi trả (mua). Như vậy, tiếp cận
hệ thống đổi mới quốc gia đòi hỏi hệ thống KH&CN, với nghĩa rộng nhất của
từ này, phải gắn kết với hệ thống các doanh nghiệp. Nói cách khác, các tri thức
- -
20
về KH&CN phải được hiện thực hoá thành sản phẩm, dịch vụ hữu ích mang
tính thương mại, có thể trao đổi trên thị trường và phục vụ xã hội.
Với cách tư duy mới này, chính sách phát triển của các nước công nghiệp
phát triển đã chú trọng đến các chính sách thúc đẩy đổi mới như chính sách về

sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, quản lý, tổ chức… Các chính sách này được
nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở gắn với yếu tố cạnh tranh trên thị trường sao
cho cả một hệ thống của quốc gia bao gồm hệ thống nghiên cứu và triển khai,
các doanh nghiệp, các trường đào tạo, chính phủ và các yếu tố thị trường được
kết hợp với nhau để hướng tới mục tiêu chung. Mục tiêu chung đó là tạo ra
những sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới được thị trường và xã hội chấp nhận.

1.2.2. Chính sách đổi mới
Khái niệm về chính sách đổi mới cho đến nay có khá nhiều cách nhìn
nhận khác nhau.
Stoneman (1987) miờu tả chính sách đổi mới là cỏc chính sách liên quan
đến những can thiệp của chớnh phủ trong nền kinh tế với mục đích tác động
đến quỏ trỡnh đổi mới cụng nghệ. Mowery (1992) thỡ định nghĩa chính sách
đổi mới là những chớnh sỏch ảnh hưởng đến những quyết định của doanh
nghiệp để phỏt triển, thương mại hoỏ và thực hiện cỏc cụng nghệ mới.
Trong một nghiờn cứu về chính sách đổi mới và cỏch tiếp cận hệ thống
đổi m, Edquist (2001) cho rằng chính sách đổi mới là những can thiệp của nhà
nước nhằm đến sự thay đổi kỹ thuật và cỏc hỡnh thức đổi mới khỏc, bao gồm:
Chớnh sỏch nghiờn cứu và triển khai, chớnh sỏch cụng nghệ, chính sách cơ sở
hạ tầng, chớnh sỏch vựng và chớnh sỏch giỏo dục. Điều này cú nghĩa rằng
chính sách đổi mới vượt ra khỏi phạm vi của chớnh sỏch KH&CN (ảnh hưởng
đến đổi mới từ bên cung) và như vậy chính sách đổi mới bao gồm cả hoạt động
cụng ảnh hưởng đến đổi mới từ bờn cầu (Edquist, 2001).
- -
21
Khi nghiờn cứu về chính sách đổi mới trong nền kinh tế tri thức (Cowan
and van de Paal, 2000) cỏc tỏc giả đó đưa ra cách xác định chính sách đổi mới
như một tập hợp cỏc hoạt động chớnh sỏch nhằm gia tăng số lượng và hiệu quả
của cỏc hoạt động đổi mới. Cỏc hoạt động đổi mới ở đây đề cập đến sự sỏng
tạo, sự thớch nghi và chấp nhận cỏc sản phẩm, qui trỡnh hoặc dịch vụ mới

hoặc được cải tiến. Ở phạm vi doanh nghiệp hay tổ chức thỡ cỏc hoạt động này
diễn ra nhằm giới thiệu cỏc sản phẩm, qui trỡnh hoặc dịch vụ mới hoặc được
cải tiến nhằm tăng năng suất, lợi nhuận hoặc thị phần, với mục tiờu cuối cùng là
tăng tính cạnh tranh của tổ chức mỡnh trong khoảng thời gian dài.
Trong nghiờn cứu của Uỷ ban chõu Âu về Đổi mới thỡ cho rằng “chính
sách đổi mới không đơn thuần chỉ tập trung vào nghiờn cứu và triển khai mà
tập trung vào cỏc biện phỏp tốt nhất để thúc đẩy một môi trường cú lợi cho đổi
mới, đó là một môi trường mà tạo điều kiện cho việc truyền bỏ tri thức và cụng
nghệ trong hệ thống. Môi trường thể chế thuận lợi bao gồm “nhu cầu” cho đổi
mới: môi trường kinh tế vĩ mụ, cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả, liờn kết khoa
học-cụng nghệ tốt, tiếp cận đến nguồn vốn mạo hiểm và quản lý chuyờn mụn
cho cho việc hỡnh thành doanh nghiệp, điều kiện hỡnh thành mạng lưới, cơ cấu
hỗ trợ và nền tảng giỏo dục” [28;13]
Túm lại, từ những cỏch tiếp cận khác nhau trên đây cú thể hiểu Chính
sách đổi mới là những can thiệp cú hệ thống của nhà nước tạo ra môi trường
và cỏc điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi kinh tế - xó hội, khuyến khớch sự
phỏt triển nguồn nhõn lực, tạo ra những ý tưởng mới và cỏc điều kiện thuận
lợi để biến ý tưởng đó thành cỏc sản phẩm, qui trỡnh và dịch vụ.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng “chính sách đổi mới” khụng phải là một
chớnh sỏch mới, độc lập như chính sỏch giỏo dục, chính sách đầu tư và tài
chính,… mà nó là hệ thống cỏc chớnh sỏch. Điều quan trọng là căn cứ vào tỡnh
hỡnh cụ thể của mỗi tổ chức mà nhà quản lý, hoạch định phải tỡm được cỏch
- -
22
thức để tập hợp cỏc chớnh sỏch thành phần thành chính sách đổi mới nhằm
phục vụ nhu cầu đổi mới và cạnh tranh của tổ chức mỡnh.
Như vậy, mục đích cuối cùng của chính sách đổi mới là tạo ra sản phẩm
có tính cạnh tranh, có khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và được
thị trường chấp nhận chi trả. Theo quan điểm của chính sách đổi mới, chính
sách giáo dục là bộ phận hợp thành của chính sách đổi mới. Cũng theo quan

điểm này, trường đại học cần tạo lập được một hệ thống giải pháp thúc đẩy hoạt
động nghiên cứu khoa học, tạo ra được những sản phẩm khoa học có chất
lượng, đến được tay “người tiêu dùng”. Muốn vậy, hệ thống giải pháp đổi mới
đó phải bao gồm các giải pháp tạo ra năng lực nghiên cứu cho tập thể giảng
viên, sinh viên, đảm bảo chất lượng nghiên cứu, thu hút nhu cầu của xã hội.
Đây là vấn đề được tập trung nghiên cứu và phân tích trong chương 3 của luận
văn theo quan điểm của chính sách đổi mới.
1.3. Lý thuyết liên kết
1.3.1. Tam giác liên kết
Khái niệm tam giác liên kết được sử dụng khi xem xét mối quan hệ giữa
nghiên cứu lý thuyết với sản xuất, ứng dụng được thực hiện chủ yếu tại các
trường đại học hoặc tại các viện hàn lâm. Mối quan hệ này có thể hình dung qua
tam giác liên kết dưới đây:
SX


NC ĐT

Hình 1.1. Tam giác liên kết NC - ĐT - SX
Hầu hết các xí nghiệp công nghiệp tại các nước công nghiệp mới và đang
phát triển hiện nay đều có quy mô vừa và nhỏ. Năng lực công nghệ của họ (tự
- -
23
tạo hoặc thích nghi) trên thực tế phụ thuộc vào sự hỗ trợ của hạ tầng công nghệ
quốc gia. Công nghệ nào cần mua, công nghệ nào có thể tự tạo cũng phụ thuộc
vào thiết chế của hạ tầng cơ sở đó. Hạ tầng cơ sở này được thiết lập nhằm tạo ra
sự đổi mới thông qua tam giác liên kết giữa các viện nghiên cứu hàn lâm (đào
tạo công nghệ và nghiên cứu lý thuyết), các tổ chức KH&CN và các xí nghiệp
công nghiệp. Sự kết hợp này được gọi là tam giác nghiên cứu công nghiệp và
bản thân nó có vai trò cực kỳ to lớn trong sự nghiệp thúc đẩy KH&CN.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu phân tích, ta có thể gọi đó là tam giác liên kết
(Triangular linkages) hoặc tam giác đổi mới (Innovation triangle) hoặc tam giác
công nghiệp (Industrial triangle).
Kết quả (xét theo phương diện đổi mới công nghệ) do có sự liên kết chặt
chẽ trong tam giác nghiên cứu giữa khoa học và sản xuất bao gồm các dạng sau
đây:
- Đổi mới quá trình - sản phẩm;
- Đổi mới tri thức - kỹ năng;
- Đổi mới phương pháp - đóng gói.
Trong tam giác liên kết, sự tham gia của các tổ chức hỗ trợ như tổ chức
tài chính (cơ quan hỗ trợ đầu tư, ngân hàng đầu tư mạo hiểm), các tổ chức kỹ
thuật (đánh giá, kiểm định và bảo hộ chất lượng, tiêu chuẩn hoá v.v ) hoặc các
tổ chức dịch vụ thông tin, tư vấn) là rất cần thiết để hỗ trợ cho các quá trình đổi
mới trên. Các tổ chức hỗ trợ này có thể là tổ chức thuộc khu vực Nhà nước hoặc
khu vực tư nhân.
Mối quan hệ giữa ba khu vực nghiên cứu, đào tạo và sản xuất thường đ-
ược thể hiện thông qua các hoạt động như:
- Hợp tác nghiên cứu;
- Tài trợ nghiên cứu;
- Hợp đồng nghiên cứu;
- -
24
- Các hoạt động hỗ trợ: Dịch vụ tư vấn; hỗ trợ kỹ thuật; kiểm định;
chuyển giao đội ngũ và hợp đồng trực tiếp với cá nhân; dùng chung phương
tiện, thiết bị; tặng, biếu thiết bị.
- Các hoạt động đào tạo: Thực tập; nâng cao; hội thảo, hội nghị v.v .
Mối quan hệ giữa ba khu vực trên cũng có thể tồn tại dưới dạng các hình
thức tổ chức như: Các liên hiệp khoa học - sản xuất; viện tổng hợp; các tổ chức
phối thuộc giữa khoa học - đào tạo - sản xuất; công viên khoa học, công viên
công nghệ, công viên công nghiệp; các viện liên hợp (một dạng của công viên

khoa học – science park).
Thể loại liên kết có thể được phân chia tương ứng với mức độ phức tạp
của các quan hệ trong tập hợp hoặc quan hệ theo cặp. Tuy nhiên, các mối liên
kết có thể là chính thức và phi chính thức. Liên kết chính thức thường là các
liên kết dẫn đến xây dựng tổ chức. Mọi hành động sau đó thường được thực
hiện trên cơ sở "hợp đồng hoặc thoả thuận chung". Liên kết phi hình thức thư-
ờng là các liên kết cá nhân, đơn hành dựa trên cơ sở lòng tin lẫn nhau và tiếp
cận cá nhân.
1.3.2. Lợi ích của việc áp dụng tam giác liên kết trong hoạt động
nghiên cứu khoa học ở trường đại học
Trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức sản xuất, kinh doanh là ba
khu vực trong tam giác liên kết. Tuy nhiên, mỗi khu vực này lại có đặc thù
riêng.
Trường đại học có chức năng chính là đào tạo, nghiên cứu và phục vụ xã
hội. Hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào
tạo và phục vụ xã hội, đồng thời đem lại nguồn thu cho trường. Nhân lực
KH&CN với những tập thể nghiên cứu mạnh là hạt nhân tích cực trong việc
thúc đẩy hoạt động KH&CN và góp phần hoàn thành tốt chức năng trên của
trường.

×