Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Vai trò của thông tin sáng chế đối với quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 112 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ THU HIỀN




VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN SÁNG CHẾ
ĐỐI VỚI QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ
Ở CÁC DOANH NGHIỆP




CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ:60.34.72



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ






HÀ NỘI-2011


1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
3. Mục tiêu nghiên cứu 7
4. Phạm vi nghiên cứu 7
5. Mẫu khảo sát 7
6. Câu hỏi nghiên cứu 9
7. Giả thuyết nghiên cứu 9
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
9. Kết cấu của Luận văn 10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 11
1.1. Khái niệm sáng chế 11
1.1.1. Lịch sử hình thành hệ thống bảo hộ sáng chế 11
1.1.2. Định nghĩa sáng chế 13
1.1.3. Quy định của pháp luật về bảo hộ sáng chế 16
1.2. Khái niệm thông tin và thông tin sáng chế 24
1.2.1. Khái niệm thông tin 24
1.2.2. Khái niệm thông tin sáng chế 25
1.2.3. Các nội dung của thông tin sáng chế 26
1.2.4. Các đặc điểm phân biệt thông tin sáng chế và các dạng thông tin khác 30

1.3. Khái niệm quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp 31
1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp 31
1.3.2. Khái niệm công nghệ và quản lý công nghệ 32
1.3.3. Quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp 33
1.4. Sử dụng thông tin sáng chế trong quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp 35
1.4.1. Nguồn thông tin kỹ thuật 36
1.4.2. Nguồn thông tin cạnh tranh 36
1.4.3. Nguồn thông tin chiến lược 37
* Kết luận chƣơng 1 38
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN SÁNG CHẾ ĐỐI VỚI QUẢN
LÝ CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP 39
2.1. Đặc thù hoạt động quản lý công nghệ của các doanh nghiệp 39
2.1.1. Tiêu chí khảo sát đặc thù hoạt động quản lý công nghệ của các doanh nghiệp 39
2.1.2. Kết quả khảo sát về đặc thù hoạt động quản lý công nghệ của các doanh nghiệp 39
2.1.3. Bàn luận về kết quả khảo sát đặc thù hoạt động quản lý công nghệ của các doanh
nghiệp 46
2.2. Tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin sáng chế phục vụ quản lý công nghệ ở các
doanh nghiệp 49
2.2.1. Tiêu chí khảo sát tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin sáng chế phục vụ
quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp 49

2


2.2.2. Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin sáng chế phục vụ
quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp 49
2.2.3. Bàn luận về kết quả khảo sát tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin sáng chế
phục vụ quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp 54
2.3. Tình hình khai thác thông tin sáng chế ở các doanh nghiệp 59
2.3.1. Tiêu chí khảo sát tình hình khai thác thông tin sáng chế ở các doanh nghiệp 59

2.3.2. Kết quả khảo sát về tình hình khai thác thông tin sáng chế ở các doanh nghiệp 59
2.3.3. Bàn luận về kết quả khảo sát tình hình khai thác thông tin sáng chế ở các doanh
nghiệp 63
2.4. Các rào cản đối với việc sử dụng thông tin sáng chế trong quản lý công nghệ ở các
doanh nghiệp 65
2.4.1. Tiêu chí khảo sát các rào cản đối với việc ứng dụng thông tin sáng chế vào quản
lý công nghệ ở các doanh nghiệp 65
2.4.2. Kết quả khảo sát về các rào cản đối với việc ứng dụng thông tin sáng chế vào
quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp 65
2.4.3. Bàn luận về kết quả khảo sát các rào cản đối với việc ứng dụng thông tin sáng chế
vào quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp 74
* Kết luận chƣơng 2 78
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ THÔNG TIN SÁNG CHẾ TRONG
QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP 79
3.1. Giải pháp liên quan đến chính sách 79
3.1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai các chính sách đã ban hành 79
3.1.2. Bổ sung và ban hành các chính sách mới 83
3.1.3. Phát triển hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm 85
3.2. Giải pháp liên quan đến tổ chức 85
3.2.1. Xây dựng bộ phận nghiên cứu triển khai trong các doanh nghiệp 86
3.2.2. Tạo sự gắn kết giữa các tổ chức nghiên cứu-triển khai và doanh nghiệp 87
3.2.3. Tổ chức mạng lưới cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông tin sáng chế trên phạm vi
toàn quốc 90
3.3. Giải pháp liên quan đến đào tạo, tuyên truyền 91
3.3.1. Tăng cường hoạt động tuyên truyền về sáng chế và thông tin sáng chế 92
3.3.2. Phát triển các hình thức đào tạo về sáng chế và thông tin sáng chế 93
3.3.3. Đẩy mạnh quảng bá về các sản phẩm và dịch vụ thông tin sáng chế 95
3.4. Giải pháp liên quan đến năng lực 98
3.4.1. Nâng cao năng lực của các tổ chức dịch vụ thông tin sáng chế, đa dạng hoá các
loại hình sản phẩm và dịch vụ 98

3.4.2. Phát triển các nguồn lực và nâng cao trình độ quản lý công nghệ của doanh
nghiệp 101
* Kết luận chƣơng 3 104
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 109


3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DNNN:
Doanh nghiệp Nhà nƣớc
DNTN:
Doanh nghiệp tƣ nhân
DN có vốn ĐTNN:
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài


4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các giai đoạn của quản lý công nghệ (Gaynor, 1996) 34
Bảng 2.1: Tỷ lệ phản hồi phiếu điều tra 8
Bảng 2.2: Số lƣợng doanh nghiệp đƣợc khảo sát phân theo loại hình sở hữu và

địa bàn 40
Bảng 2.3: Số lƣợng doanh nghiệp đƣợc khảo sát phân theo loại hình sở hữu và
số lƣợng nhân lực của doanh nghiệp 40
Bảng 2.4: Số lƣợng doanh nghiệp đƣợc khảo sát theo ngành, lĩnh vực 41
Bảng 2.5: Các hoạt động liên quan đến quản lý công nghệ của doanh nghiệp 42
Bảng 2.6: Nguồn gốc ý tƣởng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp 43
Bảng 2.7: Nguồn gốc ý tƣởng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp xét theo
loại hình sở hữu 44
Bảng 2.8: Phƣơng thức thực hiện đổi mới công nghệ của doanh nghiệp 45
Bảng 2.9: Phƣơng thức đổi mới công nghệ của doanh nghiệp xét theo loại
hình sở hữu 46
Bảng 2.10: Mức độ quan trọng của thông tin sáng chế dùng làm thông tin kỹ
thuật 50
Bảng 2.11: Mức độ quan trọng của thông tin sáng chế dùng làm thông tin
cạnh tranh 51
Bảng 2.12: Mức độ quan trọng của thông tin sáng chế dùng làm thông tin
chiến lƣợc 52
Bảng 2.13: Mức độ cần thiết của việc sử dụng trực tiếp các sáng chế không có
hiệu lực ở Việt Nam 53
Bảng 2.14: Tần suất sử dụng thông tin sáng chế của doanh nghiệp 59
Bảng 2.15: Tần suất sử dụng thông tin sáng chế của doanh nghiệp phân theo
loại hình sở hữu 60
Bảng 2.16: Cách thức tra cứu thông tin sáng chế của doanh nghiệp 61
Bảng 2.17: Cách thức tra cứu thông tin sáng chế của doanh nghiệp phân theo
loại hình sở hữu 63
Bảng 2.18: Các loại rào cản đối với việc sử dụng thông tin sáng chế trong
quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp 67
Bảng 2.19: Các rào cản liên quan đến chính sách 68
Bảng 2.20: Các rào cản liên quan đến chính sách phân theo loại hình sở hữu 69
Bảng 2.21: Các rào cản liên quan đến tổ chức 70

Bảng 2.22: Các rào cản liên quan đến tổ chức phân theo loại hình sở hữu 71
Bảng 2.23: Các rào cản liên quan đến đào tạo, tuyên truyền 71
Bảng 2.24: Các rào cản liên quan đến đào tạo-tuyên truyền phân theo loại hình
sở hữu 72
Bảng 2.25: Các rào cản liên quan đến năng lực 73
Bảng 2.26: Các rào cản liên quan đến năng lực phân theo loại hình sở hữu 74
Bảng 3.1: Số lƣợng đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của ngƣời nộp
đơn Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010 93


5


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các hoạt động liên quan đến quản lý công nghệ ở các doanh
nghiệp 42
Hình 2.2: Tƣơng quan giữa các loại nguồn gốc ý tƣởng đổi mới công
nghệ 43
Hình 2.3: Tƣơng quan giữa các phƣơng thức thực hiện đổi mới công nghệ 45
Hình 2.4: Vai trò của thông tin sáng chế dùng làm thông tin kỹ thuật 50
Hình 2.5: Vai trò của thông tin sáng chế dùng làm thông tin cạnh tranh 51
Hình 2.6: Vai trò của thông tin sáng chế dùng làm thông tin chiến lƣợc 52
Hình 2.7: Sự cần thiết của việc sử dụng trực tiếp các sáng chế không có
hiệu lực 53
Hình 2.8: Tƣơng quan giữa tần suất sử dụng thông tin sáng chế của doanh
nghiệp 60
Hình 2.9: Tƣơng quan giữa các cách tra cứu thông tin sáng chế của doanh
nghiệp 62
Hình 2.10: Các rào cản đối với việc sử dụng thông tin sáng chế trong
quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp 67

Hình 2.11: Các rào cản liên quan đến chính sách 69
Hình 2.12: Các rào cản liên quan đến tổ chức 70
Hình 2.13: Các rào cản liên quan đến đào tạo, tuyên truyền 72
Hình 2.14: Các rào cản liên quan đến năng lực 73
Hình 3.1: Số lƣợng đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của ngƣời
nộp đơn Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010 94


DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 1: Mục tiêu hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
quốc gia 80
Hộp 2: Chƣơng trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp 81
Hộp 3: Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp 102


6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế giới cạnh tranh khốc liệt ngày nay, công nghệ đã trở thành một
lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất cho các doanh nghiệp và các quốc gia. Lợi
thế này chủ yếu xuất phát từ đặc tính sở hữu đối với công nghệ. Mặt khác,
thông tin công nghệ có thể đƣợc coi là bản chất của công nghệ, bởi vì nó xác
định tính hữu ích của công nghệ.
Cạnh tranh về mặt công nghệ đòi hỏi thông tin này cần đƣợc bảo vệ chặt
chẽ để giữ lại lợi thế cạnh tranh và đạt đƣợc mục đích chiến lƣợc. Bằng độc
quyền sáng chế là một biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ thông tin công
nghệ. Vì vậy, thông tin sáng chế là nguồn thông tin quan trọng nhất và luôn
luôn cập nhật của thông tin công nghệ. Việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá

thông tin sáng chế nhằm tìm ra các mối quan hệ và xu hƣớng phát triển công
nghệ trên thế giới phục vụ cho mục đích quản lý, dự báo và định hƣớng
nghiên cứu, phát triển công nghệ đã đem lại các giá trị to lớn.
Trong quá trình quản lý công nghệ của các doanh nghiệp, việc sử dụng
có hiệu quả thông tin sáng chế đã góp phần đem lại những thành công đáng
kể. Vì vậy, việc đánh giá đúng vai trò của thông tin sáng chế và biết cách khai
thác có hiệu quả thông tin này trong quá trình quản lý công nghệ là việc làm
cần thiết. Đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài nghiên cứu “Vai trò của thông tin
sáng chế đối với quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp” làm đề tài Luận văn
khoa học chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở các nƣớc trên thế giới, việc phân tích thông tin sáng chế để tìm ra xu
hƣớng phát triển công nghệ là một nhu cầu thiết yếu trong quản lý công nghệ.
Ở Việt Nam, việc khai thác thông tin sáng chế đối với quản lý công nghệ
dƣờng nhƣ chƣa đƣợc đánh giá cao. Tại Cục Sở hữu trí tuệ và một số đơn vị
khác, đã có một số nghiên cứu về vai trò của thông tin sáng chế trong việc
thúc đẩy hoạt động sáng tạo, thông tin sở hữu công nghiệp đối với hoạt động
nghiên cứu-triển khai hoặc có một số bài viết trên các Tạp chí, trang tin điện

7


tử, v.v. nhƣng mới chỉ đề cập đến việc khai thác nguồn dữ liệu, phục vụ tra
cứu thông tin hoặc là các mẫu hƣớng dẫn đơn giản phục vụ cho ngƣời nộp
đơn đăng ký sáng chế mà chƣa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu vai trò của
thông tin sáng chế đối với việc quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Chứng minh thông tin sáng chế có vai trò quan trọng đối với quản lý
công nghệ ở các doanh nghiệp;
Phân tích các rào cản đối với việc sử dụng thông tin sáng chế trong

quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung
- Tổng quan kinh nghiệm sử dụng thông tin sáng chế trong việc quản lý
công nghệ ở các doanh nghiệp;
- Khảo sát đặc thù của quản lý công nghệ ở một số doanh nghiệp Việt
Nam;
- Khảo sát tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin sáng chế phục vụ
quản lý công nghệ ở một số doanh nghiệp của Việt Nam;
- Khảo sát tình hình khai thác thông tin sáng chế phục vụ quản lý công
nghệ ở một số doanh nghiệp Việt Nam;
- Khảo sát các rào cản hiện đang tồn tại đối với việc sử dụng thông tin
sáng chế trong quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp Việt Nam.
Phạm vi thời gian
- Luận văn sử dụng các số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong
giai đoạn 2005-2010.
5. Mẫu khảo sát
Một yếu tố cơ bản của quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp là quản lý
nghiên cứu và triển khai. Vì sáng chế là một sản phẩm của quá trình nghiên
cứu và triển khai nên tiêu chí “có đơn đăng ký sáng chế” là một tiêu chí rõ
ràng phản ánh quá trình quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp. Dựa vào tiêu

8


chí này, các doanh nghiệp đƣợc chọn để khảo sát nằm trong số các doanh
nghiệp Việt Nam có đơn đăng ký sáng chế đƣợc nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ
trong khoảng thời gian từ 2005-2010.
Việc lựa chọn các doanh nghiệp Việt Nam có đơn đăng ký sáng chế nộp
trong giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn gần nhất với thời gian tiến hành

nghiên cứu, do đó các mẫu sẽ có tính đại diện cao, phản ánh trung thực hiện
trạng sử dụng thông tin sáng chế trong quá trình quản lý công nghệ ở các
doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại.
Dung lƣợng mẫu đƣợc xác định trên cơ sở lựa chọn ngẫu nhiên. Điều này
cho phép vừa có thể phân bổ, vừa có thể tổng hợp các Kết quả khảo sát các
đối tƣợng đƣợc khảo sát, sử dụng kỹ thuật phân tích trong quá trình tổng hợp
số liệu. Mẫu đƣợc chọn phải đảm bảo có tính đại diện. Cụ thể là, các tiêu chí
nhƣ cơ cấu ngành nghề, địa bàn của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp
đảm bảo sự cân đối và phù hợp với thực tiễn.
Dung lƣợng mẫu khảo sát đƣợc xác định ban đầu dành cho các đối tƣợng
nghiên cứu thuộc các khách thể nghiên cứu thuộc các loại sau:
- các doanh nghiệp nhà nƣớc;
- các doanh nghiệp tƣ nhân;
- các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Trong quá trình khảo sát thực địa, có một số trƣờng hợp không điều tra
đƣợc vì lý do khách quan nhƣ thay đổi địa chỉ liên hệ; hoặc doanh nghiệp
tránh không trả lời; số doanh nghiệp thực tế tham gia trả lời đƣợc thể hiện tại
bảng sau:
Bảng 2.1: Tỷ lệ phản hồi phiếu điều tra
Tên Mẫu
Số phiếu
phát ra
Số phiếu
thu về
Tỷ lệ, %
Mẫu 1: Doanh nghiệp nhà nƣớc
7
7
100%
Mẫu 2: Doanh nghiệp tƣ nhân

18
14
77,8%
Mẫu 3: Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
5
4
80%
Tổng 3 mẫu
30
25
83,3%

9


6. Câu hỏi nghiên cứu
Thông tin sáng chế có vai trò gì trong việc quản lý công nghệ ở các
doanh nghiệp?
Có các rào cản nào đối với việc sử dụng thông tin sáng chế trong quản lý
công nghệ ở các doanh nghiệp?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài nhằm kiểm chứng các giả thuyết sau:
- Thông tin sáng chế đóng vai trò nguồn thông tin kỹ thuật, nguồn thông
tin cạnh tranh, nguồn thông tin chiến lƣợc đối với quản lý công nghệ ở các
doanh nghiệp;
- Có các rào cản về mặt chính sách, tổ chức, đào tạo và năng lực đối với
việc sử dụng thông tin sáng chế trong quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu là sự kết hợp giữa “nghiên cứu tài liệu” và
“khảo sát thực địa”. Việc tiến hành nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực địa

đƣợc thực hiện kết hợp chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình thực hiện khảo
sát.
1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến thông tin sáng chế.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến quản lý công nghệ ở các doanh
nghiệp.
- Phân tích, tổng hợp các thông tin qua một số nguồn tài liệu khác để
phản ánh thực trạng vấn đề nghiên cứu từ thực tiễn cuộc sống.
2) Phương pháp trưng cầu ý kiến:
Phiếu trƣng cầu ý kiến đƣợc xây dựng nhằm làm rõ những thông tin cơ
bản sau trong các doanh nghiệp có đổi mới công nghệ:
- Đặc thù của hoạt động quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp;
- Tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin sáng chế phục vụ quản lý
công nghệ ở các doanh nghiệp;
- Tình hình khai thác thông tin sáng chế ở các doanh nghiệp;

10


- Các rào cản đối với việc sử dụng thông tin sáng chế trong quản lý công
nghệ ở các doanh nghiệp.
3) Phương pháp phỏng vấn sâu:
Để thu thập thông tin định tính, tác giả luận văn đã thực hiện 12 cuộc
phỏng vấn sâu với các đối tƣợng trong Ban giám đốc, cán bộ kỹ thuật, cán bộ
tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh khác nhau.
9. Kết cấu của Luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
1.1. Khái niệm sáng chế

1.2. Khái niệm thông tin và thông tin sáng chế
1.3. Khái niệm quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp
1.4. Sử dụng thông tin sáng chế trong quản lý công nghệ ở các doanh nghiệp
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN SÁNG CHẾ ĐỐI
VỚI QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Đặc thù hoạt động quản lý công nghệ của các doanh nghiệp
2.2. Tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin sáng chế phục vụ quản lý
công nghệ ở các doanh nghiệp
2.3. Tình hình khai thác thông tin sáng chế ở các doanh nghiệp
2.4. Các rào cản đối với việc sử dụng thông tin sáng chế trong quản lý công
nghệ ở các doanh nghiệp
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ THÔNG TIN SÁNG CHẾ
TRONG QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ Ở CÁC DOANH NGHIỆP
3.1. Giải pháp liên quan đến chính sách
3.2. Giải pháp liên quan đến tổ chức
3.3. Giải pháp liên quan đến đào tạo, tuyên truyền
3.4. Giải pháp liên quan đến năng lực
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

11


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
1.1. Khái niệm sáng chế
1.1.1. Lịch sử hình thành hệ thống bảo hộ sáng chế
Sở hữu trí tuệ là một khái niệm lâu đời. Luật Venice năm 1474 thƣờng
đƣợc nhắc đến nhƣ là sự tiếp cận có tính hệ thống đầu tiên đối với việc bảo hộ
sáng chế, bởi vì đây là luật đầu tiên quy định về độc quyền cho một cá nhân
mà độc quyền này hạn chế lợi ích của công chúng.

Vào thế kỷ 16, nƣớc Anh đã có một hệ thống bằng độc quyền sáng
chế, Đạo luật về Đặc quyền năm 1624 là luật thành văn đầu tiên quy định việc
cấp một đặc quyền cho sáng chế trong một khoảng thời gian có hạn.
Thời kỳ Khai sáng, nửa sau của thế kỷ 18, là thời hoàng kim của
thƣơng mại và công nghiệp đối với nhiều nƣớc và cũng là thời của sáng tạo
nghệ thuật, đổi mới khoa học và cách mạng chính trị. Trong thời kỳ này, một
số nƣớc đã thiết lập hệ thống bảo hộ độc quyền sáng chế đầu tiên của mình.
Luật sáng chế của Pháp quy định về việc bảo hộ quyền của ngƣời sáng chế, đã
đƣợc ban hành năm 1791. Ở Hoa Kỳ, Hiến pháp năm 1788 đã quy định rõ về
bằng độc quyền sáng chế và sự bảo hộ sáng chế thông qua việc cấp bằng độc
quyền cho tác giả sáng chế.
Tới cuối thế kỷ 19, công cuộc công nghiệp hoá có quy mô lớn dựa
trên các ý tƣởng mới về công nghiệp hoá cùng với sự xuất hiện của những
chính phủ tập trung hoá đã dẫn đến việc nhiều nƣớc thiết lập hệ thống pháp
luật hiện đại đầu tiên của mình về bảo hộ độc quyền sáng chế. Ở Đức, luật
liên bang đầu tiên về bảo hộ độc quyền sáng chế đƣợc ban hành vào năm
1877. Nhiều nƣớc khác đã đƣa vào áp dụng luật hiện đại về bảo hộ độc quyền
sáng chế trong thế kỷ 19: Ý (1859), Ác-hen-ti-na (1864), Tây Ban Nha

12


(1878), Brazin (1882), Thuỵ Điển (1884), Canađa (1886), Ấn Độ và Nhật Bản
(1888), Mê-hi-cô (1890), Đức (1891), Bồ Đào Nha và Nam Phi (1896).
1

Các điều ƣớc quốc tế liên quan đến sáng chế:
- Công ƣớc Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp, đƣợc ký ngày
20.03.1883, đƣợc sửa đổi tiếp theo vào các năm 1900, 1911, 1925, 1934,
1958, 1967, 1979;

- Hiệp ƣớc Hợp tác về sáng chế (PCT); đƣợc ký tại Washington vào
19.06.1970, đƣợc sửa đổi vào các năm 1979, 1984, và 2001;
- Hiệp ƣớc về Luật sáng chế, đƣợc ký tại Geneva vào 01.06.2000;
- Hiệp ƣớc Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lƣu chủng
vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục liên quan đến sáng chế, đƣợc ký tại
Budapest ngày 28.04.1977, đƣợc sửa đổi vào năm 1980;
- Hiệp định Strasbourg về Phân loại sáng chế quốc tế, đƣợc ký ngày
24.03.1971, đƣợc sửa đổi vào năm 1979 ;
- Hiệp định về Các khía cạnh liên quan tới thƣơng mại của quyền sở hữu
trí tuệ (TRIPs), đƣợc ký ngày 15.04.1994.
Ở Việt Nam, Nghị định số 31/CP ngày 23.01.1981 là một văn bản quan
trọng mở đầu cho lịch sử hoạt động sở hữu công nghiệp của nƣớc nhà. Ngày
11.02.1989, Pháp lệnh Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp đã ra đời, theo đó,
sáng chế và các đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác đƣợc coi là một loại tài
sản và là đối tƣợng của quyền sở hữu.
Một sự kiện quan trọng trong lịch sử hoạt động sở hữu công nghiệp của
Việt Nam là việc ra đời Bộ luật Dân sự năm 1995 với Phần thứ VI quy định
về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Tiếp theo, Luật Sở hữu trí
tuệ, đạo luật chuyên ngành đầu tiên về sở hữu trí tuệ của Việt Nam, đã đƣợc
Quốc hội chính thức thông qua ngày 29.11.2005 (có hiệu lực thi hành từ
01.07.2006), đã nâng cấp vƣợt bậc hiệu lực của toàn hệ thống pháp luật sở

1
Xin tham khảo thêm: Kamil Idris, Sở hữu trí tuệ, một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Tổ chức sở hữu
trí tuệ thế giới, Bản dịch tiếng Việt của Chƣơng trình hợp tác đặc biệt Việt Nam - Thuỵ Sỹ về Sở hữu trí tuệ,
NXB Bản đồ 2005.

13



hữu trí tuệ, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất
nƣớc.
2

1.1.2. Định nghĩa sáng chế
Sáng chế là một đối tƣợng quan trọng của hệ thống sở hữu công nghiệp.
Bằng độc quyền sáng chế là một văn bằng do cơ quan có nhà nƣớc có thẩm
quyền (hoặc một cơ quan khu vực nhân danh môt số quốc gia) cấp trên cơ sở
một đơn yêu cầu bảo hộ, để cho phép bảo vệ các sáng chế bằng một sự độc
quyền trong một thời hạn nhất định. Đổi lại việc đƣợc độc quyền, chủ sở hữu
sáng chế phải bộc lộ sáng chế cho công chúng. Bằng độc quyền sáng chế mô
tả một sáng chế và thiết lập một điều kiện pháp lý mà theo đó sáng chế đã
đƣợc cấp bằng độc quyền chỉ có thể đƣợc khai thác một cách bình thƣờng khi
chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế cho phép. Sự bảo vệ này chính là
phƣơng tiện giúp cho chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế và tác giả sáng chế
thu đƣợc phần thƣởng từ thành quả nghiên cứu của mình và khuyến khích họ
bộc lộ sáng chế và thực hiện nó ở quốc gia nơi mà Bằng độc quyền sáng chế
đƣợc cấp.
Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới: “Bằng độc quyền sáng chế là một
độc quyền được cấp cho một sáng chế, đó là một sản phẩm hoặc một quy
trình mà nói chung, tạo ra một cách thức mới để thực hiện một việc gì đó,
hoặc đề xuất một giải pháp kỹ thuật mới cho một vấn đề.”
3

Theo Luật Sở hữu trí tuệ của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình
nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự
nhiên”. [16, khoản 12 Điều 4]
“Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế…được xác lập trên cơ sở
quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo

thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.” [16, khoản 3.a Điều 6]

2
Theo Trần Việt Hùng (2007), Hoạt động sở hữu trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước, Tạp chí
hoạt động khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ, số 7/2007.
3
"Patents: Frequently Asked Questions".
World Intellectual Property Organization, ngày cập nhật 29/04/2011.

14


Nói chung, sáng chế là một giải pháp cho một vấn đề cụ thể trong lĩnh
vực công nghệ bất kỳ, từ các vật dụng sinh hoạt hằng ngày đơn giản nhƣ cái
kẹp giấy đến các quy trình, thiết bị hiện đại thuộc lĩnh vực công nghệ cao.
Sáng chế có thể liên quan đến sản phẩm hoặc quy trình. Bằng độc quyền sáng
chế tạo ra sự bảo hộ độc quyền cho chủ sở hữu sáng chế (hoặc chủ văn bằng),
sự bảo hộ này chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ của quốc gia (nhóm quốc gia) cấp
bằng đó. Hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế có giới hạn về thời gian, tuỳ
thuộc vào quy định của từng quốc gia (nhóm quốc gia), và thƣờng là 20 năm.
Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định rõ:
“1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết
hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.” [16, khoản 1 và 2 Điều 93]
Việc bảo hộ sáng chế có nghĩa là ngƣời khác không đƣợc phép sản xuất,
sử dụng, phân phối hoặc bán đối tƣợng đƣợc bảo hộ trên thị trƣờng mà không
đƣợc phép của chủ sở hữu sáng chế. Chủ sở hữu sáng chế có quyền quyết định
việc có sử dụng hay không sử dụng sáng chế đƣợc bảo hộ trong suốt thời gian
hiệu lực. Chủ sở hữu sáng chế có thể cho phép ngƣời khác sử dụng sáng chế,
hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho ngƣời khác theo các điều kiện

thỏa thuận. Chủ sở hữu sáng chế cũng có thể chuyển nhƣợng sáng chế cho
ngƣời khác, khi đó ngƣời đƣợc chuyển nhƣợng sẽ là chủ sở hữu mới của sáng
chế. Khi sáng chế hết hiệu lực, việc bảo hộ kết thúc, chủ sở hữu sáng chế
không còn có quyền độc quyền đối với sáng chế nữa, bất kỳ ngƣời nào đều có
thể khai thác và sử dụng sáng chế.
Ở một số quốc gia, sáng chế có thể đƣợc bảo hộ dƣới dạng “giải pháp
hữu ích”, “mẫu hữu ích”, hoặc “sáng chế đổi mới”, “sáng kiến hữu ích” hoặc
“sáng chế ngắn hạn”, dƣới đây gọi chung là “giải pháp hữu ích”.
Điểm khác nhau chủ yếu giữa giải pháp hữu ích và sáng chế là ở chỗ, các
điều kiện bảo hộ đối với giải pháp hữu ích không nghiêm ngặt nhƣ sáng chế,
cụ thể là yêu cầu về trình độ sáng tạo. Thông thƣờng, lệ phí cho việc đăng ký
giải pháp hữu ích thấp hơn so với đơn đăng ký sáng chế. Thời hạn hiệu lực

15


của Bằng độc quyền giải pháp hữu ích ngắn hơn so với thời hạn hiệu lực của
Bằng độc quyền sáng chế, nhƣng các quyền khác của chúng là tƣơng tự với
Bằng độc quyền sáng chế.
Xét về mặt đối tƣợng đƣợc bảo hộ, ở một số quốc gia, việc bảo hộ giải
pháp hữu ích chỉ đƣợc cấp cho một số lĩnh vực công nghệ nhất định, và bảo
hộ đối với sản phẩm mà không bảo hộ quy trình. Ví dụ, ở Nhật Bản và Trung
Quốc, mẫu hữu ích (utility model) chỉ đƣợc cấp cho đối tƣợng là sản phẩm
(cơ cấu, thiết bị) mà không cho quy trình.
Ở Việt Nam, sáng chế có thể đƣợc bảo hộ dƣới dạng “giải pháp hữu ích”.
Yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích có thể đƣợc nộp ngay từ khi
nộp đơn, hoặc chủ đơn có thể yêu cầu chuyển đổi từ đơn yêu cầu cấp bằng
độc quyền sáng chế thành đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích
vào thời điểm bất kỳ trƣớc khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối cấp văn
bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Việc chuyển đổi nhƣ vậy

tạo điều kiện thuận lợi và linh hoạt cho chủ đơn có đƣợc dạng bảo hộ phù hợp
với giải pháp của mình, đặc biệt là trong trƣờng hợp đối tƣợng nêu trong đơn
không đáp ứng yêu cầu về trình độ sáng tạo. Khác với một số quốc gia khác,
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích của Việt Nam đƣợc cấp cho các loại đối
tƣợng giống nhƣ sáng chế, gồm cả sản phẩm và quy trình, và có hiệu lực từ
ngày cấp và kéo dài đến hết mƣời năm kể từ ngày nộp đơn.
4

Ngoài hình thức cấp bằng độc quyền, một số quốc gia còn có hình thức
bảo hộ sáng chế dƣới dạng “giấy chứng nhận tác giả sáng chế” (inventor’s
certificate, author’s certificate). Đó cũng là một dạng bảo hộ cụ thể của sáng
chế, đã từng đƣợc một số quốc gia sử dụng, và hiện vẫn còn ở vài quốc gia.
Giấy chứng nhận tác giả sáng chế lần đầu tiên đƣợc đề cập đến trong luật
pháp ở Liên bang Xô Viết, “Pháp lệnh về sáng chế” do Lênin ban hành vào
30.06.1919. Tiếp theo, một số nƣớc xã hội chủ nghĩa cũng sử dụng hình thức
này. Xét về mặt nội dung tài liệu, thủ tục nộp đơn và quá trình thẩm định đơn,

4
Xin tham khảo thêm: Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi
hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều luật của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

16


đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế và đơn yêu cầu cấp giấy chứng
nhận tác giả sáng chế là tƣơng tự nhau. Tuy nhiên, hiệu lực pháp lý của bằng
độc quyền sáng chế và giấy chứng nhận tác giả sáng chế hoàn toàn khác nhau.
Đối với sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có độc quyền đối với sáng chế và có
quyền chuyển nhƣợng sáng chế hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

Trong khi đó, đối với giấy chứng nhận tác giả, quyền khai thác sáng chế thuộc
về nhà nƣớc và tác giả sáng chế chỉ có quyền nhận tiền thƣởng từ nhà nƣớc,
tác giả sáng chế không có quyền chuyển nhƣợng sáng chế cho bên thứ ba và
không có quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho ngƣời khác khai
thác.
Luận văn này đề cập tới khái niệm sáng chế theo định nghĩa nêu tại
khoản i và ii Điều 2 Hiệp ƣớc Hợp tác về Sáng chế (PCT):
“(i) “đơn” nghĩa là đơn yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế; những sự
đề cập đến “đơn” phải được hiểu là sự đề cập đến đơn yêu cầu cấp: Bằng
độc quyền sáng chế, Giấy chứng nhận tác giả sáng chế, Giấy chứng nhận hữu
ích, Mẫu hữu ích, Bằng độc quyền sáng chế bổ sung, Giấy chứng nhận tác giả
sáng chế bổ sung và Giấy chứng nhận hữu ích bổ sung;
(ii) sự đề cập đến “Bằng độc quyền sáng chế” phải được hiểu là sự đề
cập đến Bằng độc quyền sáng chế, Giấy chứng nhận tác giả sáng chế, Giấy
chứng nhận hữu ích, Mẫu hữu ích, Bằng độc quyền sáng chế bổ sung, Giấy
chứng nhận tác giả sáng chế bổ sung, và Giấy chứng nhận hữu ích bổ sung.”
[7, khoản i và ii Điều 2]
Một cách tổng quát, khái niệm “sáng chế” đƣợc sử dụng trong Luận văn
này không chỉ liên quan đến sáng chế mà còn liên quan đến các đối tƣợng
tƣơng tự nhƣ sáng chế, với tên gọi cụ thể tuỳ thuộc vào luật pháp của từng
quốc gia.
1.1.3. Quy định của pháp luật về bảo hộ sáng chế
Nói chung, để đƣợc cấp bằng độc quyền, một sáng chế phải đáp ứng đầy
đủ các điều kiện sau: nó phải thuộc nhóm đối tƣợng có khả năng bảo hộ sáng

17


chế, nó phải đáp ứng các tiêu chuẩn về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng
áp dụng công nghiệp.

Tiêu chuẩn quốc tế đối với việc bảo hộ sáng chế trong phạm vi quốc gia
đƣợc quy định trong Điều 27.1 của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến
thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs), theo đó, “Bằng độc quyền sáng
chế sẽ được cấp cho sáng chế bất kỳ, dù là sản phẩm hay quy trình, trong tất
cả các lĩnh vực công nghệ, với điều kiện là nó phải mới, có trình độ sáng tạo
và khả năng áp dụng công nghiệp”. [20, Điều 27.1]
Các khoản 2 và 3 Điều 27 của TRIPs cũng quy định về các sáng chế bị
loại trừ, theo đó các quốc gia có thể loại trừ không cấp bằng cho các sáng chế
có thể ảnh hƣởng đến trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, và một số đối
tƣợng nhƣ phƣơng pháp phòng chữa bệnh, thực vật và động vật không phải là
các chủng vi sinh, v.v
Phát minh, phát hiện và lý thuyết khoa học là các đối tƣợng không có
khả năng đƣợc cấp bằng độc quyền sáng chế. Phát minh, phát hiện đƣợc xem
là những khám phá về các quy luật hoặc các sự vật hoặc hiện tƣợng đã tồn tại
trong tự nhiên. Ngƣợc lại, một giải pháp kỹ thuật áp dụng kiến thức đó để giải
quyết một vấn đề thực tiễn lại có khả năng đƣợc cấp bằng độc quyền sáng
chế.
5,

6

Việc quy định về đối tƣợng loại trừ có thể là khác nhau đôi chút giữa các
quốc gia. Ví dụ, phƣơng pháp phòng chữa bệnh có thể đƣợc cấp bằng độc
quyền sáng chế ở Mỹ, nhƣng không đƣợc cấp ở châu Âu và một số quốc gia
khác, trong đó có Việt Nam.
Khoản 1 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định:
“Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu
đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;


5
Xin tham khảo thêm: Cục Sở hữu trí tuệ (2010), Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế, Ban hành kèm
theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT ngày 31/03/2010 của Cục trƣởng Cục Sở hữu trí tuệ.
6
Xin tham khảo thêm: Trần Văn Hải (2007), Về các thuật ngữ phát minh, phát hiện, sáng chế, Tạp chí hoạt
động khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ, số 6/2007.

18


c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.” [16, khoản 1 Điều 58]
Liên quan đến các đối tƣợng loại trừ, Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam quy định:
“Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động
trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy
tính;
3. Cách thức thể hiện thông tin;
4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
5. Giống thực vật, giống động vật;
6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học
mà không phải là quy trình vi sinh;
7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và
động vật.” [16, Điều 59]
Tính mới
Một sáng chế đáp ứng tiêu chuẩn tính mới, nếu có sự khác biệt giữa sáng
chế với tình trạng kỹ thuật hiện có hoặc giải pháp kỹ thuật đã biết.
Công ƣớc Sáng chế châu Âu (các khoản 1 và 2 Điều 54) quy định:

“(1) Một sáng chế sẽ được xem là có tính mới nếu sáng chế đó không
phải là một phần của tình trạng kỹ thuật.
(2) Tình trạng kỹ thuật được xem là bao gồm tất cả mọi thứ mà công
chúng có thể tiếp cận được, dưới dạng mô tả bằng văn bản hoặc lời nói, dưới
hình thức sử dụng hoặc các hình thức khác, trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp
bằng độc quyền sáng chế.” [22, các khoản 1 và 2 Điều 54]
Luật Sáng chế Hoa kỳ (Điều 35 U.S.C. 102) quy định:
“Một người được cấp bằng độc quyền sáng chế trừ phi-
(a) sáng chế đã được người khác biết đến hoặc sử dụng ở nước này, hoặc
đã được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc được mô tả trong ấn phẩm được

19


công bố ở nước này hoặc nước khác, trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng
độc quyền sáng chế.” [27, Điều 35 U.S.C. 102]
Tƣơng tự, Luật Sáng chế Nhật Bản (Điều 29) quy định:
“Người bất kỳ tạo ra sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp có thể
được cấp bằng độc quyền sáng chế trừ các trường hợp sau:
(i) sáng chế đã được công chúng biết đến ở Nhật Bản hoặc nơi bất kỳ
khác trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế;
(ii) sáng chế đã được công chúng thực hiện tại Nhật Bản hoặc nơi bất kỳ
khác trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế;
(iii) sáng chế đã được mô tả trong bản công bố được phổ biến hoặc
được bộc lộ công khai qua đường viễn thông ở Nhật Bản hoặc nơi bất kỳ khác
trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế.” [25, Điều 29]
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Điều 60) quy định:
“1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới
hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở
trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc

trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền
ưu tiên.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người
có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các
trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời
hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có
quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật
này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật
này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển
lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.” [16, Điều 60]

20


Trong các quy định liên quan đến tính mới đƣợc trích dẫn trên đây, quy
định về tính mới nói chung là tƣơng tự nhau. Tính mới ở đây đƣợc hiểu là tính
mới trên phạm vi toàn thế giới, chứ không chỉ xem xét ở phạm vi quốc gia
đăng ký sáng chế. Một giải pháp bị bộc lộ công khai dƣới hình thức sử dụng,
mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nƣớc hoặc ở nƣớc
ngoài trƣớc ngày nộp đơn đăng ký sáng chế (hoặc trƣớc ngày ƣu tiên trong
trƣờng hợp đơn đăng ký sáng chế đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên) thì bị coi là
không đáp ứng tiêu chuẩn tính mới.
Trình độ sáng tạo
Sáng chế đƣợc coi là có trình độ sáng tạo nếu nó không hiển nhiên đối
với ngƣời bất kỳ có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tƣơng ứng.
Công ƣớc Sáng chế châu Âu (Điều 56) quy định:

“ Một sáng chế sẽ được xem là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các
giải pháp kỹ thuật đã biết, nó không là hiển nhiên đối với người có hiểu biết
trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.” [22, Điều 56]
Luật Sáng chế Hoa kỳ (Điều 35 U.S.C. 103) quy định:
“Bằng độc quyền sáng chế có thể sẽ không được cấp…nếu sự khác nhau
giữa đối tượng yêu cầu bảo hộ và tình trạng kỹ thuật chỉ ở mức mà đối tượng
này là hiển nhiên đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực có liên
quan.” [27, Điều 35 U.S.C. 103]
Luật Sáng chế Nhật Bản (Điều 29) quy định:
“Khi sáng chế có thể được tạo ra một cách dễ dàng, trước ngày nộp đơn
yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, bởi người có trình độ trung bình trong
lĩnh vực liên quan, bằng độc quyền sáng chế sẽ không được cấp” [25, Điều
29]
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Điều 61) quy định:
“Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp
kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn
bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài
trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong

21


trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là
một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với
người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.” [16, Điều 61]
So với yêu cầu về tính mới, yêu cầu về trình độ sáng tạo nằm ở cấp độ
cao hơn. Việc thẩm định tiêu chuẩn trình độ sáng tạo của sáng chế là khó khăn
hơn và đôi khi mang tính chủ quan. Có một số lƣợng đáng kể trƣờng hợp mà
thẩm định viên và ngƣời nộp đơn không đạt đƣợc sự nhất trí về trình độ sáng
tạo của sáng chế và quyết định cuối cùng phải đƣợc đƣa ra ở toà án. Cũng có

không ít các quyết định của thẩm định viên của cơ quan sáng chế bị toà án bác
bỏ hay quyết định của toà án cấp dƣới bị toà án cấp trên bác bỏ. Một số ví dụ
về các trƣờng hợp bị coi là không đáp ứng tiêu chuẩn trình độ sáng tạo là: sự
thay đổi kích thƣớc đơn thuần; hoán đổi các bộ phận; thay đổi nguyên liệu;
hoặc sự thay thế đơn thuần bởi bộ phận hay chức năng tƣơng đƣơng.
7

Khả năng áp dụng công nghiệp
Một sáng chế, để đƣợc cấp bằng độc quyền sáng chế, phải là một sáng
chế có khả năng đƣợc áp dụng cho các mục đích thực tế chứ không chỉ thuần
tuý là lý thuyết. Nếu sáng chế là sản phẩm thì sản phẩm đó phải có khả năng
đƣợc sản xuất. Nếu sáng chế là một quy trình thì quy trình đó phải có khả
năng thực hiện hay sử dụng quy trình đó trong thực tiễn.
“Khả năng áp dụng” và “khả năng áp dụng công nghiệp” lần lƣợt là các
thuật ngữ phản ánh khả năng thực hiện giải pháp theo sáng chế trong thực tế.
Thuật ngữ “công nghiệp” đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, bao gồm hầu
hết các hình thức hoạt động có đặc tính kỹ thuật của con ngƣời. Yêu cầu này
nhằm phân biệt các ngành kỹ thuật ứng dụng và kỹ thuật thực hành, so với
thẩm mỹ và mỹ thuật. Cho đến nay, yêu cầu về khả năng áp dụng công nghiệp
không phải là một trở ngại thực tế quan trọng đối với khả năng đƣợc cấp bằng
độc quyền sáng chế, bởi vì ngƣời nộp đơn sẽ không bỏ các chi phí và nỗ lực

7
Xin tham khảo thêm: Trung tâm thƣơng mại quốc tế UNCTAD/WTO, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
(2004), Những điều cần biết về sở hữu trí tuệ, Tài liệu hướng dẫn dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa
và nhỏ, Cục Sở hữu trí tuệ, ISBN 978-92-805-1873-3.

22



để tuân thủ quy trình đăng ký sáng chế nếu không có khả năng thu hồi những
chi phí nghiên cứu và triển khai để tạo ra sáng chế.
Công ƣớc Sáng chế châu Âu (Điều 57) quy định:
“ Một sáng chế sẽ được xem là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu nó
có thể được thực hiện hoặc sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp bất kỳ, kể cả
nông nghiệp.” [22, Điều 57]
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Điều 62) quy định:
“Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực
hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp
lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.” [16,
Điều 62]
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
Bƣớc đầu tiên của việc đăng ký bảo hộ sáng chế là nộp Đơn đăng ký sáng
chế vào cơ quan có nhà nƣớc có thẩm quyền (hoặc một cơ quan khu vực nhân
danh môt số quốc gia). Mẫu đơn do cơ quan này quy định.
Trƣớc khi nộp đơn, tuyệt đối không đƣợc bộc lộ sáng chế vì có thể làm
mất tính mới. Đồng thời, việc tra cứu kỹ lƣỡng trƣớc khi nộp đơn sẽ giúp cho
sáng chế có khả năng bảo hộ cao hơn. Việc tra cứu có thể do chủ đơn tự tiến
hành hoặc thông qua các tổ chức chuyên nghiệp.
Tuỳ từng quốc gia sẽ có quy định cụ thể về ngƣời đại diện sở hữu công
nghiệp, họ là những chuyên gia có kinh nghiệm giúp cho việc soạn thảo đơn
đăng ký sáng chế đƣợc thực hiện đúng. Pháp luật của hầu hết các quốc gia đều
yêu cầu những ngƣời không cƣ trú tại quốc gia đó phải có đại diện sở hữu
công nghiệp là tổ chức có cơ sở tại nƣớc mà chủ đơn muốn đăng ký bảo hộ.
Sau khi nhận đơn đăng ký, cơ quan sáng chế thƣờng thực hiện một loạt
công việc có liên quan, bao gồm các giai đoạn chính:
- Thẩm định hình thức;
- Công bố đơn (tuỳ thuộc quy định của từng quốc gia);
- Thẩm định nội dung;
- Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Bằng độc quyền sáng chế;


23


Nếu Bằng độc quyền sáng chế đƣợc cấp, thông tin về Bằng độc quyền
sáng chế sẽ đƣợc đƣa vào Đăng bạ sáng chế quốc gia và Bằng độc quyền sáng
chế đƣợc công bố.
Quyền ƣu tiên của đơn
Theo Điều 4 Công ƣớc Paris, bất kỳ ngƣời nộp đơn nào (thuộc các quốc
gia thành viên) đã nộp đơn đăng ký sáng chế hợp lệ hoặc ngƣời thừa kế hợp
pháp của ngƣời đó, trong quá trình nộp đơn ở nƣớc khác sẽ đƣợc hƣởng quyền
ƣu tiên trong thời hạn ấn định là 12 tháng.
Ở Việt Nam, nguyên tắc ƣu tiên đƣợc quy định nhƣ sau:
“ Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có
quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ
cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên
của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như
vậy với Việt Nam;
b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy
định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt
Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản
sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” [16, Điều 91]
Việt Nam là thành viên của Công ƣớc Paris, các đơn sáng chế xin hƣởng
quyền ƣu tiên theo Công ƣớc Paris phải đƣợc nộp trong thời hạn 12 tháng kể
từ ngày nộp đơn đầu tiên.

Nộp đơn theo Hiệp ƣớc Hợp tác về sáng chế (PCT)
Mục tiêu chủ yếu của PCT là đơn giản hoá thủ tục nộp đơn khi ngƣời
nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế của mình ở nhiều nƣớc trên thế giới. PCT
không phải là một cơ quan cấp “bằng độc quyền quốc tế”, quyết định cấp

24


bằng độc quyền sáng chế đối với các đơn nộp theo PCT vẫn thuộc trách nhiệm
của các cơ quan quốc gia.
Đơn nộp theo PCT đƣợc xử lý theo một quy trình chuẩn hoá đƣợc thực
hiện bởi Cơ quan nhận đơn, Văn phòng quốc tế, Cơ quan tra cứu quốc tế, Cơ
quan thẩm định sơ bộ quốc tế, sau đó mới đi vào giai đoạn quốc gia. Do đó, hệ
thống PCT đem lại các lợi ích rất lớn cho cả các cơ quan sáng chế cũng nhƣ
cho ngƣời nộp đơn, và tổng quát hơn là cho các quốc gia thành viên.
Việt Nam là thành viên của PCT, các đơn PCT có chỉ định hoặc chọn
Việt Nam đƣợc vào pha quốc gia trong vòng 31 tháng kể từ ngày ƣu tiên sớm
nhất. Thời hạn này còn có thể gia hạn thêm 6 tháng.
8

1.2. Khái niệm thông tin và thông tin sáng chế
1.2.1. Khái niệm thông tin
Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, “Thông tin là sự phản ánh sự
vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con
người trong đời sống xã hội”.
9

Thuật ngữ thông tin (tiếng Anh- Information) có nguồn gốc từ thuật ngữ
Latinh- Informatio, có nghĩa là diễn giải, thông báo. Theo nghĩa thông thƣờng,
thông tin đƣợc xem nhƣ một đối tƣợng có nội dung, một quá trình trao đổi

giữa con ngƣời và môi trƣờng để làm dễ dàng cho sự thích nghi của con
ngƣời. Con ngƣời tồn tại luôn bị chi phối và chịu sự tác động của thế giới.
Cũng chính vì vậy, việc nhận thức đƣợc thế giới là mục đích quan trọng của
con ngƣời. Thông tin chính là chiếc cầu nối giữa thế giới với con ngƣời.
10

Con ngƣời thông qua việc tiếp nhận thông tin làm tăng hiểu biết cho
mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng. Thông tin đƣợc lƣu
trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau nhƣ đƣợc khắc trên đá, đƣợc ghi lại trên
giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ, v.v Các vật có thể mang thông tin đƣợc
gọi là vật mang tin.

8
Xin tham khảo thêm: Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, sđd.
9
Thông tin, cập nhật ngày 25.04.2011.
10
Xin tham khảo thêm: Nguyễn Hữu Hùng (2004), Từ thông tin tới thông tin học, Tạp chí Thông tin tư liệu,
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, số 4 năm 2004, mục nghiên cứu và trao đổi.

×