Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Vai trò của thông tin khoa học và công nghệ đối với hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ HƯƠNG



VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ QUYỀN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ







HÀ NỘI - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ HƯƠNG




VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ QUYỀN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72



Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN HẢI




HÀ NỘI - 2009

1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
PHẦN MỞ ĐẦU 4

1. Lý do chọn đề tài 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4.1. Đối tượng nghiên cứu 9
4.2. Phạm vi nghiên cứu 9
5. Mẫu khảo sát 10
6. Câu hỏi nghiên cứu 10
7. Giả thuyết nghiên cứu 10
8. Phương pháp nghiên cứu 11
9. Cấu trúc của luận văn 12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ, BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 13
1.1. Khái niệm thông tin và thông tin quản lý 13
1.1.1. Định nghĩa thông tin và thông tin quản lý 13
1.1.2. Đặc trưng của thông tin quản lý 14
1.1.3. Vai trò của thông tin trong quản lý 14
1.1.4. Phân loại thông tin quản lý 16
1.2. Quá trình thông tin trong quản lý 18
1.2.1. Quá trình thông tin cho việc xây dựng quyết định quản lý 18
1.2.2. Quá trình thông tin triển khai thực hiện quyết định quản lý 19
1.2.3. Quá trình thông tin kiểm tra, đánh giá quyết định quản lý 20
1.2.4. Những trở ngại của quá trình thông tin trong quản lý 21
1.2.5. Những yêu cầu sử dụng thông tin trong quản lý 22
1.3. Quyền sở hữu công nghiệp 22
1.3.1. Khái quát về quyền SHCN 22
1.3.2. Một số đối tượng SHCN 23
1.3.3. Bảo hộ quyền SHCN 31

1.4. Thông tin khoa học và công nghệ 33
1.4.1. Quan niệm chung về thông tin KH&CN 33
1.4.2. Các định nghĩa về thông tin KH&CN 35
1.4.3. Thông tin KH&CN về SHCN 36
1.4.4. Vai trò của thông tin KH&CN về SHCN 40
Kết luận chương 1 41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ THÔNG TIN KH&CN 42
ĐỐI VỚI VIỆC BẢO HỘ QUYỀN SHCN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 42
2.1. Khái quát thực trạng thông tin KH&CN về SHTT 42
2.1.1. Khái quát thực trạng thông tin KH&CN 42

2
2.1.2. Khái quát thực trạng thông tin KH&CN về SHCN do Sở KH&CN Hà Nội
quản lý 49
2.1.3. Khái quát thực trạng thông tin KH&CN về SHCN 53
2.2. Đánh giá vai trò của thông tin KH&CN đến hoạt động bảo hộ SHCN 57
2.2.1. Vai trò của thông tin KH&CN đối với các cơ quan quản lý nhà nước về
SHCN 57
2.2.2. Vai trò của thông tin KH&CN đối với các doanh nghiệp có nhu cầu được
bảo hộ quyền SHCN 60
2.3. Đánh giá vai trò của phương tiện thông tin đại chúng – nguồn thông tin
KH&CN về SHCN 66
2.4. Đánh giá việc khai thác thông tin KH&CN về SHCN 68
2.4.1. Đánh giá hậu quả của việc doanh nghiệp không biết khai thác thông tin
KH&CN về SHCN 68
2.4.2. Đánh giá việc khai thác thông tin KH&CN về SHCN qua kết quả thanh
tra 70
2.4.3. Nguyên nhân thực trạng vai trò của thông tin KH&CN đối với hoạt động
bảo hộ quyền SHCN 75
Kết luận chương 2 82

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ 83
THÔNG TIN KH&CN VÀO VIỆC BẢO HỘ QUYỀN SHCN 83
3.1. Xây dựng nguồn thông tin KH&CN về SHCN 83
3.1.1. Xây dựng nguồn thông tin KH&CN về SHCN do trung ương quản lý 83
3.1.2. Xây dựng nguồn thông tin KH&CN về SHCN do địa phương quản lý . 86
3.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin KH&CN về SHCN 91
3.1.4. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ thông tin KH&CN về SHCN 91
3.2. Tăng cường vai trò của thông tin KH&CN trong bảo hộ SHCN 93
3.2.1. Xác định vị trí quan trọng của thông tin KH&CN đối với SHCN 93
3.2.2. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với thông tin KH&CN về
SHCN 94
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định thông tin
KH&CN về SHCN 97
Kết luận chương 3 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 98
Kết luận 98
Khuyến nghị 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100



3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNTT: Công nghệ thông tin
KDCN: Kiểu dáng công nghiệp
KH&CN: Khoa học và Công nghệ
SHCN: Sở hữu công nghiệp
SHTT: Sở hữu trí tuệ
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

TSTT: Tài sản trí tuệ
UBND: Ủy ban nhân dân
WIPO: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.



4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các quan hệ song phương và đa phương về kinh tế, vấn đề sở
hữu trí tuệ đã trở nên vô cùng quan trọng và đã trở thành những thách thức
không nhỏ đối với nhiều quốc gia trong những năm gần đây. Tình hình này
cũng xảy ra đối với Việt Nam. Điểm qua hầu hết các Hiệp định song phương
về kinh tế và thương mại mà Việt Nam đã ký kết như: Hiệp định Thương mại
Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về Sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sĩ , vấn
đề sở hữu trí tuệ đều được coi là quan trọng hàng đầu trong các Hiệp định đó.
Đặc biệt hơn, vấn đề sở hữu trí tuệ đã trở thành một trong những yêu cầu có
tính bắt buộc mà Việt Nam cần phải tuân thủ khi gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO).
Vấn đề bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ: các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, các sáng chế, nhãn hiệu đã được thực hiện từ hàng trăm năm trước,
nhưng chưa bao giờ trở thành các ràng buộc mang tính chất bắt buộc đối với
mỗi quốc gia trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế như hiện nay. Sự ra
đời của Hiệp định về các Khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền sở
hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) buộc các nước tham gia ký kết phải chuẩn hoá
hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình theo các nguyên tắc cơ bản và
các chuẩn mực tối thiểu của Hiệp định này không phân biệt nước giàu hay
nghèo.
Trước tình thế này, để hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam buộc phải xây
dựng một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công

nghiệp nói riêng một cách thoả đáng và thực sự có hiệu quả, không những đáp
ứng các nguyên tắc cơ bản và các chuẩn mực tối thiểu của Hiệp định TRIPS,
mà còn là đòi hỏi của chính bản thân nền kinh tế của mình trong công cuộc

5
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thị trường có định
hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Không chỉ đáp ứng các yêu cầu về hội nhập, hệ thống bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ của Việt Nam còn cần phải bảo đảm lợi ích quốc gia, cân bằng
được lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân trong năm thành phần kinh tế và giữa
chúng với nhau, và đặc biệt là phải là công cụ vững mạnh để góp phần điều
tiết nền kinh tế.
Thấy rõ được thực trạng và nguy cơ đó, trong những năm gần đây, Việt
Nam đã xây dựng được một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung
và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu
hội nhập (nhất là trong lĩnh vực xác lập quyền), và đạt được những kết quả
đáng khích lệ trong nước, đó là đáp ứng các mục tiêu khuyến khích sáng tạo,
bảo vệ quyền lợi của các nhà sáng tạo, các nhà đầu tư trong lĩnh vực tạo ra và
thiết lập các giá trị về vật chất và tinh thần cho xã hội, đặc biệt là các chính
sách bảo hộ sở hữu công nghiệp ở Việt Nam đã tạo niềm tin cho các nhà đầu
tư vào Việt Nam về ý chí của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ các thành
quả sáng tạo của họ. Tuy nhiên, so với tình hình chung về sở hữu công nghiệp
trên thế giới, hệ thống sở hữu công nghiệp của Việt Nam còn nhiều hạn chế
cần phải được khắc phục và hoàn thiện. Sở hữu công nghiệp vẫn đang còn là
vấn đề mới mẻ đối với nhiều nhà nghiên cứu khoa học, nhiều doanh nghiệp và
các tầng lớp xã hội, điều đó cũng là một trong những nguyên nhân cản trở
hoạt động sở hữu công nghiệp nói chung và hoạt động bảo đảm thực thi
quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Số lượng vi phạm, xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đang gia tăng đến mức báo động, khó kiểm soát đã chứng tỏ
là hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam thực sự chưa vận

hành có hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời gian qua chưa có nhiều nghiên cứu,
đánh giá một cách toàn diện hệ thống này về hiện trạng, khả năng đáp ứng các

6
đòi hỏi có tính chất thách thức của nó và đặc biệt là đưa ra các căn cứ lý luận,
thực tiễn cũng như các giải pháp, cụ thể là các biện pháp vĩ mô về đổi mới hệ
thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhằm vận hành hệ thống này có hiệu
quả.
Một vấn đề cần phải nghiên cứu nữa là hiệu quả hoạt động của hệ
thống bảo hộ quyền SHCN của Việt Nam chưa cao, mà một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vai trò của thông tin KH&CN không
được đánh giá cao đối với việc bảo hộ quyền SHCN. Tình trạng này đã diễn
ra đối với khắp các địa phương trong cả nước và tất nhiên ngay cả đối với Hà
Nội – nơi được coi là dẽ dàng tiếp cận với thông tin KH&CN.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề vừa nêu, tôi chọn Vai trò
của thông tin khoa học và công nghệ đối với hoạt động bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp trên địa bàn Hà Nội làm đề tài Luận văn khoa học chuyên ngành
Quản lý khoa học và công nghệ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên bình diện quốc tế, việc ban hành các Công ước và Hiệp ước liên
quan đến SHTT có thể kể đến: Công ước Paris về bảo hộ SHCN 1883, Công
ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 1886. Tiếp đến là
Hiệp ước Bằng Sáng chế - PCT, Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá, Công
ước quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới, Hiệp ước Washington về sở hữu
trí tuệ đối với bố trí mạch tích hợp, Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc
tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh. Gần đây nhất là Hiệp định về các Khía
cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (Hiệp định
TRIPS), được ký 1994 và có hiệu lực từ 01.01.1995, chứa các điều khoản về
chuẩn mực liên quan đến sự sẵn sàng, phạm vi, việc sử dụng quyền sở hữu trí


7
tuệ, mua bán và duy trì và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các thủ tục liên quan,
và các thoả thuận chuyển tiếp và thể chế.
Một số các nghiên cứu của các học giả nước ngoài có liên quan đến
thông tin KH&CN trong lĩnh vực SHCN, ví dụ tác giả Shinichiro Suzuki
thuộc Viện Sáng chế và Sáng kiến đã có nghiên cứu qua tác phẩm Mục đích
sử dụng biểu đồ sáng chế - Vai trò của thông tin sáng chế trong việc thúc đẩy
hoạt động sáng tạo. Tác giả Shahid Alikhan với tác phẩm Lợi ích kinh tế - xã
hội của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển, NXB Bản đồ
phát hành năm 2007. Tổ chức European Patent office đã phát hành tác phẩm
Patent information products and services 2008 bàn về thông tin sáng chế.
Tại Việt Nam, thông tin KH&CN trong lĩnh vực SHCN cũng được một
số học giả quan tâm, có thể điểm một số công trình, đó là Nguyễn Tuấn
Hưng, Giám đốc Trung tâm thông tin thuộc Cục Sở hữu trí tuệ với bài nghiên
cứu Khai thác và ứng dụng thông tin sáng chế. Các tác giả Phan Quốc
Nguyên, Nguyễn Tuấn Hưng, Nguyễn Đức Thuận, Văn Đình Đệ, Nguyễn
Trọng Đức, Hồ Thành Nam với tác phẩm Giáo trình đại cương sở hữu trí tuệ
và khai thác thông tin sáng chế, do NXB Bách khoa Hà nội phát hành 2008.
Các Hội thảo khoa học có liên quan đến thông tin KH&CN trong lĩnh
vực SHCN, có thể kể đến Hội thảo về “Thông tin sáng chế và hiệp ước hợp
tác bằng sáng chế (PCT)” do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, Cục sở
hữu trí tuệ Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà nội phối hợp tổ chức năm 2003.
Ngày 2 tháng 2 năm 2007, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản (JICA) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức Hội thảo lần thứ nhất
Dự án "Ứng dụng thông tin sở hữu trí tuệ tại Việt Nam". Lần đầu tiên, thư
viện điện tử về sở hữu công nghiệp (IP Lib) đã được giới thiệu. Thư viện này
bao gồm tất cả các đơn sở hữu công nghiệp được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ
từ năm 1982 đến nay đã được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp

8

(vào khoảng 130.000 đơn các loại và hơn 90.000 văn bằng bảo hộ) và theo dự
kiến được cập nhật thường xuyên. Thư viện điện tử IP Lib này là nguồn thông
tin pháp lý đầy đủ nhất và là nguồn thông tin khoa học công nghệ có giá trị về
tình trạng bảo hộ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam. Công chúng có thể sử
dụng IP Library để kiểm tra sơ bộ khả năng bảo hộ của đối tượng dự định nộp
đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp, theo dõi tình trạng đơn đã được nộp.
Trong các ngày 11 và 13 tháng 3 năm 2009 Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp
với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã tổ chức Hội thảo Phát triển và ứng
dụng thông tin sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong khuôn khổ Dự án hợp tác kỹ
thuật Việt Nam – Nhật Bản. Dự án hợp tác kỹ thuật Việt Nam – Nhật Bản do
Chính phủ Nhật Bản tài trợ, đã được triển khai tại Cục Sở hữu trí tuệ từ
01/01/2005, và sẽ kết thúc vào 31/03/2009. Trong hơn bốn năm qua, Dự án đã
phát triển và đưa vào ứng dụng Hệ thống thông tin sở hữu trí tuệ tại Việt
Nam, bao gồm hệ thống máy tính cùng các phần mềm ứng dụng như Hệ
thống tra cứu thông tin dùng cho thẩm định đơn sở hữu công nghiệp, Hệ
thống thư viện điện tử để cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp đã công bố
cho công chúng, Hệ thống nộp và nhận đơn sở hữu công nghiệp điện tử.
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về vai trò của thông tin
KH&CN đối với việc bảo hộ quyền SHCN trên địa bàn Hà Nội.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn phải đạt được các mục tiêu nghiên cứu sau đây:
- Đánh giá đúng vai trò của thông tin KH&CN đối với việc bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp;
- Đề ra các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả thông tin KH&CN
vào việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có những nhiệm

vụ sau đây:
- Đặt ra một hệ thống lý thuyết, cơ sở lý luận có liên quan đến các khái
niệm: thông tin, thông tin KH&CN, sở hữu công nghiệp, bảo hộ quyền
SHCN;
- Khảo sát thực tiễn trên địa bàn Hà Nội về việc ứng dụng thông tin
KH&CN đối với việc bảo hộ quyền SHCN;
- Phân tích việc ứng dụng thông tin KH&CN đối với việc bảo hộ quyền
SHCN trên địa bàn Hà Nội, tìm ra những nguyên nhân dẫn tới mặt hạn chế
của việc ứng dụng thông tin KH&CN đối với việc bảo hộ quyền SHCN.
- Trên cơ sở khảo sát và phân tích thực tiễn, đề ra các giải pháp nhằm
sử dụng có hiệu quả thông tin KH&CN vào việc bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: thông tin KH&CN đối với việc
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn sử dụng các số liệu có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2008. Ngoài
ra, Luận văn còn sử dụng kết quả thanh tra có liên quan đến SHCN của các
doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đến 8.2009.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: trên địa bàn Hà Nội
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ 10.2008 đến 10.2009

10
5. Mẫu khảo sát
Để khảo sát thực trạng việc ứng dụng thông tin KH&CN đối với việc
bảo hộ quyền SHCN, Luận văn lựa chọn các mẫu khảo sát sau đây:
- Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Trung tâm
Thông tin thuộc Cục Sở hữu trí tuệ;

- Cơ quan quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ: Cục SHTT, Sở Khoa học
và Công nghệ Hà Nội.
- Một số phòng chuyên môn của Cục Sở hữu trí tuệ: Phòng Pháp chế,
Phòng Nhãn hiệu hàng hóa, Phòng Kiểu dáng công nghiệp.
- Công ty Sở hữu trí tuệ: Invenco, Concetti, Invenship.
- 30 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có trụ sở đặt
trên địa bàn Hà Nội.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thông tin KH&CN có vai trò như thế nào đối với việc bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp?
- Tại sao hiệu quả của thông tin KH&CN đối với việc bảo hộ quyền
SHCN trên địa bàn Hà Nội chưa cao?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Luận văn nhằm kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu sau đây:
1. Thông tin KH&CN về SHCN có vai trò:
- Giúp các cơ quan quản lý nhà nước bảo hộ chính xác và nhanh chóng
các đối tượng của quyền SHCN;
- Giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, xác định chính xác và
nhanh chóng các đối tượng của quyền SHCN có liên quan đến quyền và lợi
ích hợp pháp của mình;

11
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng góp phần nâng cao
hiểu biết của xã hội về SHTT.
2. Hiệu quả ứng dụng thông tin KH&CN đối với việc bảo hộ quyền
SHCN trên địa bàn Hà Nội chưa cao vì:
- Nguồn thông tin KH&CN về SHCN còn thiếu;
- Chưa biết cách khai thác thông tin KH&CN về SHCN.
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, thống kê, tổng hợp tài
liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đi
trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Phương pháp điều tra thực tế: tác giả đã điều tra thực tế để nắm được thực
trạng khai thác thông tin KH&CN trong việc bảo hộ quyền SHCN;
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: để thu thập thông tin định lượng,
tác giả đã khảo sát 30 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có trụ
sở trên địa bàn Hà Nội bằng cách phát 300 bảng hỏi cho các nhà quản lý doanh
nghiệp như chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc, phó giám đốc, trưởng/phó
phòng chức năng kết quả thu lại được 287 phiếu, cho phép thu được kết quả
khách quan.
Phương pháp chuyên gia: để thu thập thông tin định tính, tác giả Luận
văn đã tiến hành phỏng vấn: các nhà quản lý nhà nước, các nhà quản lý doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực SHCN.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp: nghiên cứu một số trường hợp
điển hình của sự không thành công đối với việc bảo hộ quyền SHCN mà nguyên
nhân trực tiếp là thiếu thông tin KH&CN.

12
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thông tin KH&CN và bảo hộ quyền SHCN
Chương 2. Thực trạng về thông tin KH&CN đối với việc bảo hộ quyền
SHCN trên địa bàn Hà Nội
Chương 3. Giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả thông tin KH&CN vào
việc bảo hộ quyền SHCN


13

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ, BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1.1. Khái niệm thông tin và thông tin quản lý
1.1.1. Định nghĩa thông tin và thông tin quản lý
Đã có nhiều tác giả cố gắng thể hiện diễn đạt về khái niệm thông tin.
Theo nghĩa rộng, thuật ngữ “Thông tin” thường có nghĩa là mọi ý tưởng, sự
kiện hay tác phẩm được sáng tạo ra. “Thông tin” cũng có thể được sử dụng để
nói đến một yếu tố dữ liệu nào đó.
Do vậy, thông tin là một cái gì đó có thể làm thay đổi tình trạng kiến
thức của một người (những gì mà người đó biết) và đại diện vật chất cho
những gì trừu tượng có thể tạo ra được sự thay đổi này
Có những quan niệm đã đồng nhất thông tin và vật mang thông tin. Do
khuôn khổ có hạn, Luận văn không bàn chi tiết vào vấn đề này.
Theo Trần Ngọc Liêu
1
, thông tin là một vấn đề phức tạp bao chứa đựng
nội dung đa dạng và phong phú vì thế nó được hiểu theo nhiều cách khác
nhau.
Theo nghĩa chung nhất thì thông tin được hiểu là những tri thức được
sử dụng để định hướng, tác động tích cực và để điều khiển nhằm duy trì tính
đặc thù về chất, hoàn thiện và phát triển hệ thống.
Thông tin quản lý là hệ thống tri thức được thu thập và xử lý để phục
vụ cho việc ban hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá quyết định quản
lý.

1
Trần Ngọc Liêu, Bài giảng khoa học quản lý đại cương, Trường Đại học KHXH&NV, Hà Nội, 2009

14

Từ định nghĩa này, có thể thấy thông tin quản lý bao gồm:
- Hệ thống tri thức được thu thập và xử lý (thông tin đầu vào)
- Thông tin trong tổ chức thực hiện quyết định quản lý (quá trình truyền
thông)
- Thông tin cho việc kiểm tra, đánh giá quyết định quản lý (thông tin
phản hồi)
1.1.2. Đặc trưng của thông tin quản lý
- Thông tin không phải là vật chất, nhưng nó tồn tại nhờ “vỏ vật chất”,
tức là vật mang thông tin (tài liệu, sách báo, tivi…). Chính vì vậy, thường xảy
ra hiện tượng: cùng một vật mang thông tin như nhau nhưng người nhận tin
có thể thu lượm được những giá trị khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ và vấn
đề mà họ quan tâm.
- Thông tin trong quản lý có số lượng lớn vì tính chất đa dạng và phong
phú của hoạt động quản lý, bởi vậy, mỗi chủ thể quản lý, mỗi tổ chức đều có
thể trở thành một trung tâm thu phát thông tin.
- Thông tin trong quản lý phản ánh trật tự và cấp bậc của quản lý.
Trong một tổ chức tồn tại các cấp quản lý khác nhau. Do dó, việc tiếp nhận và
xử lý thông tin cũng như sử dụng nó đối với các cấp quản lý khác nhau là có
sự khác biệt. Nói cách khác, không thể có sự bình đẳng tuyệt đối trong tiếp
nhận, xử lý và sử dụng thông tin của các cấp quản lý và của các thành viên
trong tổ chức.
1.1.3. Vai trò của thông tin trong quản lý
Thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý. Trong mỗi tổ
chức, để cho các hoạt động quản lý có hiệu quả thì điều không thể thiếu được

15
là phải xây dựng hệ thống thông tin tối ưu. Vai trò của thông tin trong quản lý
thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- Vai trò của thông tin trong việc lập kế hoạch và ra quyết định
Lập kế hoạch và ra quyết định là công việc phức tạp và khó khăn

nhưng nó lại có ý nghĩa tiên quyết đối với các nhà quản lý. Để có được những
kế hoạch và những quyết định đúng đắn, các nhà quản lý cần rất nhiều thông
tin. Nhờ có thông tin mà các nhà quản lý có thể giải quyết đúng đắn và hiệu
quả các vấn đề sau:
+ Nhận thức vấn đề cần phải lập kế hoạch và ra quyết định
+ Xác định cơ hội cũng như thách thức đối với tổ chức
+ Xác lập các cơ sở tiền đề khoa học cần thiết để xây dựng các mục
tiêu.
+ Lựa chọn các phương án để thực hiện các quyết định quản lý
- Vai trò của thông tin trong công tác tổ chức
Trong quá trình thực hiện chức năng tổ chức, thông tin có vai trò quan
trọng ở các phương diện sau:
+ Nhận thức các vấn đề liên quan tới việc thiết kế mô hình cơ cấu tổ
chức, phân công phân nhiệm và giao quyền
+ Cung cấp các dữ liệu cần thiết về nhân lực, vật lực và tài lực
+ Xây dựng các phương án để bố trí, sắp xếp, sử dụng nhân lực và phân
bổ các nguồn lực khác
+ Giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác tổ chức
- Vai trò của thông tin trong công tác lãnh đạo
Khi thực hiện chức năng lãnh đạo, thông tin giúp các nhà quản lý giải
quyết đúng đắn và hiệu quả các nội dung sau:

16
+ Nhận thức các vấn đề liên quan tới động cơ thúc đẩy nhân viên
+ Cung cấp các dữ liệu để làm cơ sở cho việc xây dựng nội quy, quy
chế và chính sách của tổ chức
+ Lựa chọn các phương pháp và phong cách quản lý hiệu quả
- Vai trò của thông tin trong công tác kiểm tra
Trong lĩnh vực kiểm tra, thông tin có vai trò quan trọng trên các
phương diện:

+ Nhận thức vấn đề cần phải kiểm tra
+ Cung cấp dữ liệu cho việc xây dựng các tiêu chuẩn
+ Xây dựng các phương án để đo lường và các giải pháp sửa chữa sai
lầm của chủ thể
Như vậy, có thể thấy rằng thông tin là mạch máu liên kết toàn bộ các
chức năng của quy trình quản lý, là nhân tố không thể thiếu để xây dựng, triển
khai thực hiện và kiểm tra đánh giá các quyết định quản lý. Thông tin là cầu
nối giữa tổ chức với môi trường.
1.1.4. Phân loại thông tin quản lý
Thông tin quản lý là một dạng thông tin đặc biệt, tồn tại dưới nhiều
dạng thức khác nhau. Tuỳ vào các căn cứ khác nhau mà có thể phân chia
thông tin thành loại:
- Căn cứ vào mức độ xử lý thông tin
+ Thông tin ban đầu
Thông tin ban đầu là những thông tin chưa được xử lý để phục vụ cho
hoạt động quản lý, nhưng nó có thể là một thông tin đã được xử lý ở phương
diện khác với mục đích khác.
+ Thông tin trung gian

17
Thông tin trung gian là loại thông tin đã được xử lý nhưng mới ở mức
sơ cấp. Vì vậy, các nhà quản lý phải cẩn trọng trong việc xử lý các thông tin
này để phục vụ cho hoạt động quản lý.
+ Thông tin cuối cùng
Thông tin cuối cùng là thông tin đã được xử lý một cách triệt để và có
thể được sử dụng cho hoạt động quản lý.
- Căn cứ vào mức độ phản ánh của thông tin
+ Thông tin đầy đủ (Thông tin tổng thể)
Thông tin đầy đủ là thông tin về chỉnh thể đối tượng và đã được xử lý.
+ Thông tin không đầy đủ (Thông tin bộ phận)

Thông tin không đầy đủ là thông tin về một mặt, một khía cạnh của đối
tượng.
- Căn cứ vào tính pháp lý của thông tin
+ Thông tin chính thức
Thông tin chính thức là thông tin được công bố bởi những cấp quản lý
xác định trong tổ chức.
+ Thông tin phi chính thức
Thông tin phi chính thức là những thông tin không phải do những
người có trách nhiệm trong tổ chức công bố.
- Căn cứ vào chức năng của quy trình quản lý:
+ Thông tin phục vụ quá trình lập kế hoạch và ra quyết định
+ Thông tin phục vụ công tác tổ chức
+ Thông tin phục vụ công tác lãnh đạo
+ Thông tin phục vụ công tác kiểm tra
- Căn cứ hướng chuyển động của thông tin:

18
+ Thông tin theo chiều dọc
Thông tin theo chiều dọc là thông tin từ cấp trên chuyển xuống cấp
dưới và cấp dưới chuyển lên cấp trên trong một tổ chức và của quan hệ giữa
tổ chức cấp trên và tổ chức cấp dưới.
+ Thông tin theo chiều ngang
Thông tin theo chiều ngang là thông tin giữa các cấp quản lý đồng cấp
và giữa những người bị quản lý với nhau.
- Căn cứ vào nội dung của các lĩnh vực liên quan tới hoạt động quản lý
+ Thông tin kinh tế, thông tin tài chính.v v.
+ Thông tin pháp luật
+ Thông tin văn hoá - xã hội.v.v.
- Theo hình thức truyền đạt thông tin
+ Thông tin bằng văn bản

+ Thông tin bằng lời nói
+ Thông tin không lời
Ngoài ra, có thể phân loại: thông tin về nhân sự, thông tin về tài
chính ; thông tin mới, thông tin lạc hậu (đã lão hoá),…
1.2. Quá trình thông tin trong quản lý
1.2.1. Quá trình thông tin cho việc xây dựng quyết định quản lý
Quá trình này gồm: Thu thập thông tin; Xử lý thông tin và Sử dụng
thông tin.
Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin liên quan tới những vấn đề về thực
trạng, khả năng của tổ chức và những thông tin bên ngoài nhằm xây dựng
mục tiêu và các chương trình hoạt động phù hợp.

19

1.2.2. Quá trình thông tin triển khai thực hiện quyết định quản lý
- Ban hành các quyết định quản lý
- Truyền đạt việc thực hiện quyết định quản lý
- Giải thích, hướng dẫn thực hiện quyết định
Đây chính là quá trình truyền tin trong quản lý. Quá trình này bao gồm:
1. Nguồn tin (Quyết định quản lý), 2. Thông điệp, 3. Mã hoá, 4. Truyền đạt
qua các kênh, 5. Giải mã, 6. Nơi nhận, 7. Thông tin phản hồi.
Thu thập
Lựa chọn
Xử lý
Sử dụng
Ra
quyết định
Dữ liệu
Dữ liệu
Dữ liệu

Dữ liệu
Dữ liệu
v.v…

20

1.2.3. Quá trình thông tin kiểm tra, đánh giá quyết định quản lý
- Thông tin cho việc xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra
- Thông tin về kết quả thực hiện quyết định quản lý
- Thông tin về kết quả đánh giá
- Những thông tin về các giải pháp điều chỉnh
Quyết định
Quản lý
Mã hoá
Thông điệp
Tiếp nhận
Giải mã
Thực thi
Quyết định
Quản lý
KẾT QUẢ
Người quản lý
Người bị quản lý
Phản hồi
Nhiễu
Truyền đạt
Giải thích
Hướng dẫn

21


1.2.4. Những trở ngại của quá trình thông tin trong quản lý
Những trở ngại đối với quá trình thông tin trong quản lý:
- Những trở ngại trong việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cho
việc xây dựng quyết định quản lý
+ Tình trạng quá tải hoặc thiếu thông tin hữu ích
+ Hạn chế về năng lực và kĩ năng xử lý thông tin
- Những trở ngại trong việc truyền đạt thông tin
+ Đối với chủ thể truyền đạt
+ Đối chủ thể tiếp nhận
+ Kênh truyền đạt (phương tiện, hình thức.v.v)
+ Nhiễu
- Những trở ngại trong việc xử lý thông tin phản hồi
+ Cơ cấu tổ chức
+ Phong cách quản lý
Ưu điểm
Hạn chế
Các
tiêu chuẩn
Đo lường
Kết quả
Thông tin
xây dựng
Tiêu chuẩn
Kết quả
thực hiện
Thu thập
Xử lý
Kết luận
Giải pháp

NHÀ QUẢN LÝ

22
+ Văn hoá tổ chức
1.2.5. Những yêu cầu sử dụng thông tin trong quản lý
- Thông tin trong quản lý phải khách quan, chính xác, đầy đủ
- Thông tin trong quản lý phải kịp thời, không sử dụng thông tin đã lạc
hậu
- Thiết lập hệ thống xử lý thông tin hữu hiệu
- Truyền đạt thông tin phải rõ ràng, dễ hiểu
- Sử dụng thông tin phản hồi
2

1.3. Quyền sở hữu công nghiệp
1.3.1. Khái quát về quyền SHCN
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn
hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu,
tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở
hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Một số định nghĩa về các đối tượng của quyền SHCN:
- Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình
nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự
nhiên.
- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể
hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

2

Trần Ngọc Liêu, Sđd

23
- Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán
thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số
hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu
bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC,
chip và mạch vi điện tử.
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các
phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau.
- Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
- Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu
vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
- Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính,
trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Sau đây Luận văn sẽ điểm một số khái niệm về đối tượng của quyền
SHCN có liên quan đến thông tin KH&CN.
1.3.2. Một số đối tượng SHCN
1.3.2.1. Sáng chế

Luật SHTT định nghĩa: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản
phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng
dụng các quy luật tự nhiên.
Yêu cầu đầu tiên cho việc bảo hộ sáng chế là đối tượng bảo hộ phải là
một giải pháp kỹ thuật.
Một giải pháp kỹ thuật được cấp patent phải đạt đủ 3 điều kiện:

×