ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG THỊ THU HÀ
KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
BẰNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội – 2011
- 1 -
MỤC LỤC
MỤC LỤC .………………………………….… ………………………. - 1 -
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - 4 -
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU - 5 -
LỜI NÓI ĐẦU - 6 -
PHẦN MỞ ĐẦU - 7 -
1. Lý do chọn đề tài - 7 -
2. Lịch sử nghiên cứu - 8 -
3. Mục tiêu nghiên cứu - 9 -
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - 10 -
5. Vấn đề nghiên cứu - 10 -
6. Giả thuyết nghiên cứu - 10 -
7. Phƣơng pháp nghiên cứu - 11 -
8. Luận cứ - 11 -
9. Cấu trúc của luận văn - 13 -
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN - 14 -
1.1. Công nghệ và đổi mới công nghệ - 14 -
1.1.1. Công nghệ - 14 -
1.1.2. Đổi mới công nghệ - 16 -
1.1.3. Những đóng góp của công nghệ trong ngành xây dựng - 17 -
1.2. Công cụ tài chính và sử dụng công cụ tài chính - 20 -
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò tài chính - 20 -
1.2.2. Phân loại công cụ tài chính - 21 -
1.2.3. Công cụ tài chính trong nền kinh tế thị trường - 37 -
1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng - 37 -
1.3.1. Lý luận chung về doanh nghiệp - 37 -
1.3.2. Hoạt động xây dựng - 40 -
1.3.3. Công nghệ xây dựng - 41 -
1.3.4. Vai trò của doanh nghiệp xây dựng - 44 -
- 2 -
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG - 47 -
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG - 47 -
2.1. Hiện trạng công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ trong doanh
nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng - 48 -
2.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp - 48 -
2.1.2. Trình độ công nghệ xây dựng - 53 -
2.1.3. Năng lực công nghệ xây dựng - 55 -
2.1.4. Hoạt động khoa học và công nghệ ở doanh nghiệp xây dựng . - 57 -
2.1.5. Hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt
động xây dựng - 58 -
2.1.6. Tài chính ngành xây dựng - 60 -
2.2. Một số công cụ tài chính tác động đến quá trình triển khai đổi mới
công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng. - 62 -
2.2.1. Chính sách vốn - 62 -
2.2.2. Chính sách tín dụng, ngân hàng - 66 -
2.2.3. Chính sách thuế - 71 -
2.2.4. Thị trường chứng khoán - 74 -
2.2.5. Cho thuê tài chính - 77 -
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ - 81 -
TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG BẰNG
CÔNG CỤ TÀI CHÍNH - 81 -
3.1. Định hƣớng sử dụng công cụ tài chính để khuyến khích doanh
nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ - 81 -
3.1.1. Thị trường tiền tệ - 81 -
3.1.2. Thị trường công nghệ - 82 -
3.1.3. Liên kết kinh tế - 83 -
3.2. Một số giải pháp khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động
xây dựng đổi mới công nghệ bằng công cụ tài chính - 84 -
3.2.1. Chính sách vốn - 85 -
- 3 -
3.2.2. Chính sách tín dụng, ngân hàng - 89 -
3.2.3. Chính sách thuế - 91 -
3.2.4. Thị trường chứng khoán - 93 -
3.2.5. Cho thuê tài chính - 95 -
3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ bổ sung - 96 -
KẾT LUẬN - 98 -
KHUYẾN NGHỊ - 99 -
1. Đối với nhà nƣớc - 99 -
2. Đối với doanh nghiệp - 100 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 101 -
PHỤ LỤC - 104 -
- 4 -
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCTCPS
Công cụ tài chính phái sinh
CTTC
Cho thuê tài chính
ĐMCN
Đổi mới công nghệ
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
GTGT
Giá trị gia tăng
KH&CN
Khoa học và công nghệ
NSNN
Ngân sách nhà nƣớc
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TTCK
Thị trƣờng chứng khoán
VLXD
Vật liệu xây dựng
- 5 -
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 :
Vốn đầu tƣ toàn xã hội thực hiện năm 2010
- 45 -
Bảng 2.1 :
Tổng quan về doanh nghiệp
- 49 -
Bảng 2.2 :
Tổng quan về doanh nghiệp xây dựng
-50 -
Bảng 2.3 :
Tăng trƣởng khu vực công nghiệp - xây dựng và đóng
góp vào tăng trƣởng giá trị tăng thêm theo ngành,
2003 – 2007
- 53 -
Bảng 2.4 :
Quy mô trung bình của các doanh nghiệp trong
các khu vực kinh tế
- 63 -
- 7 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nƣớc ta trải qua một thời gian dài, ngành xây dựng hoạt động trong
nền kế hoạch hoá, hầu hết các công trình xây dựng đều là vốn nhà nƣớc
"phân công" cho các đơn vị thực hiện từ thiết kế, khảo sát, nhà thầu xây lắp,
nhà cung cấp thiết bị, không tổ chức đấu thầu, không cạnh tranh.doanh
nghiệp nào "khá hơn" thì đƣợc chỉ định nhiều hơn, đƣợc giao nhiệm vụ nhiều
công trình quan trọng hơn nhƣng không có doanh nghiệp nào không đƣợc
giao nhiệm vụ. Vì vậy, hầu nhƣ không ai nghĩ đến đổi mới công nghệ, có
chăng chỉ là những khẩu hiệu nhƣ: "mỗi công nhân một sáng kiến, mỗi kỹ sƣ
một đề tài nghiên cứu " Do vậy, tăng trƣởng trong ngành xây dựng chủ yếu
là sự đóng góp về việc tăng nhanh số lƣợng, còn chất lƣợng và công nghệ là
không đáng kể.
Những năm gần đây, cùng sự tăng trƣởng của nền kinh tế, tiến trình đô
thị hoá nƣớc ta đƣợc thúc đẩy với tốc độ nhanh chƣa từng thấy. Nhiều cơ sở
vật chất đô thị đƣợc xây dựng mới, các đô thị đƣợc chỉnh trang cải tạo và mở
rộng. Song đến tận bây giờ những công trình xây dựng tại Việt Nam vẫn
mọc lên bằng cách cặm cụi nối vô số sợi thép với nhau rồi đổ bê tông thành
khung cột nhà, và xây tƣờng bằng cách phết vữa lên từng viên gạch nhƣ
ngƣời ta phết bơ lên miếng bánh mì. Khái niệm "xây dựng xanh", "Đô thị
xanh", "Công trình xanh" trong ngành xây dựng chƣa đƣợc quan tâm rõ rệt.
Nếu không "cách mạng" công nghệ xây dựng các khó khăn tiếp tục chồng
lên khó khăn, giá nhà ở Việt Nam cao ngất ngƣởng, Những công nghệ mới
ra đời để đáp ứng tốc độ phát triển và khắc phục những khiếm khuyết đó.
Tuy nhiên, để các doanh nghiệp hoạt động xây dựng ĐMCN có vô số khó
khăn, thí dụ những loại cao ốc với công nghệ mới phải có thiết kế riêng phải
đƣợc cơ quan kiểm định Việt Nam duyệt, vốn xây dựng khá lớn, chƣa có đội
ngũ kỹ sƣ, công nhân để tiếp cận, vận hành và điều mấu chốt sản phẩm của
công nghệ mới có đƣợc thị trƣờng đón nhận hay không? Chính vì khó,
- 8 -
nhất là trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhiều lợi nhuận nên hầu nhƣ
các xây dựng không mặn mà bỏ tiền đầu tƣ vào công nghệ mới chứa nhiều
ẩn số, rủi ro.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đang tác động mạnh đến
ngành xây dựng. Chính khủng hoảng đã sắp xếp lại "bản đồ" doanh nghiệp
xây dựng và trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, năng lực cạnh tranh và
"tƣ cách của mỗi doanh nghiệp bộc lộ rõ". Bởi vậy, lợi thế thể hiện đang có
phần nghiêng về những doanh nghiệp đi trƣớc trong việc ĐMCN, thể hiện
đƣợc tính thích ứng cao. Sự thích ứng này có đƣợc nhờ tính chuyên nghiệp
của nhà thầu, trong đó yếu tố mang tính quyết định là công nghệ.
Công nghệ và ĐMCN đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng tác
động đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, đặc biệt tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của DNNVV trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đây là con đƣờng tất yếu và cấp
bách của các doanh nghiệp hiện nay.
Để ĐMCN, ngoài năng lực tự thân của doanh nghiệp thì Nhà nƣớc với
vai trò quản lý, điều tiết vĩ mô là chủ thể vô cùng quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển và ĐMCN xây dựng bằng các chính sách vĩ mô. Đặc biệt,
quan trọng là chính sách tài chính tạo ra đòn bẩy kích thích quá trình đầu tƣ
đổi mới và phát triển công nghệ xây dựng theo kịp với tiến trình phát triển
của nền kinh tế và quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ hiện nay và trong
tƣơng lai. Đây là lý do tôi chọn đề tài : “Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và
vừa họat động xây dựng ĐMCN bằng công cụ tài chính”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng công cụ tài chính đề khuyến khích đầu tƣ phát triển
kinh tế xã hội đã đƣợc nhiều tác giả và các tổ chức khoa học quan tâm. Có
những nghiên cứu ĐMCN đòi hỏi ngƣời nghiên cứu phải hết sức nỗ lực mới
đạt đƣợc. Những nghiên cứu này đã góp phần hình thành hoặc hoàn thiện các
biện pháp áp dụng trong thực tiễn bấy lâu. Song lĩnh vực nghiên cứu thì vô
- 9 -
cùng rộng lớn, địa điểm áp dụng, lĩnh vực áp dụng còn rộng lớn hơn. Chính
vì vậy, ĐMCN tại DNNVV hoạt động xây dựng hiện nay đang đƣợc tranh
luận chƣa đến hồi kết.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu khuyến khích các doanh
nghiệp ĐMCN nhƣ:
- Nghiên cứu của Trần Ngọc Ca, Ths Nguyễn Võ Hƣng, Các biện
pháp tài chính khuyến khích doanh nghiệp ĐMCN, Viện Chiến lƣợc và
Chính sách KH&CN chủ trì.
- Vũ Cao Đàm, (1989), Hoàn thiện cơ chế kích thích đổi mới kỹ thuật
trong các biện pháp sản xuất, Viện Quản lý khoa học.
- Vũ Cao Đàm (2003), Đổi mới chính sách tài chính cho hoạt động
KH&CN, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Viện, Viện Chiến lƣợc và Chính sách
KH&CN.
- Mai Hà, (2010), Khoa học và Công nghệ trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước, tr. 283-304 trong cuốn sách "Việt Nam đổi mới và phát
triển", Hà Nội, 2010, NXB Chính trị Quốc gia.
- Nghiên cứu của Nguyễn Võ Hƣng, (2005) “Nghiên cứu cơ chế và
chính sách KH&CN khuyến khích ĐMCN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
có vốn nhà nước”, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ, Viện Chiến lƣợc và
Chính sách KH&CN chủ trì.
- Nguyễn Quang Hải, (2008), Sử dụng công cụ tài chính khuyến khích
doanh ngiệp nhỏ và vừa ĐMCN. Luận văn khoa khoa học quản lí, Trƣờng
Đại học xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia Hà nội.
3. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
- Chứng minh công cụ tài chính có thể khuyến khích ĐMCN tại các
DNNVV hoạt động xây dựng .
- Tìm các biện pháp để ĐMCN trong các DNNVV hoạt động xây dựng
bằng công cụ tài chính.
- 10 -
* Nhiệm vụ:
- Định hình hiện trạng các DNNVV hoạt động xây dựng trong bối cảnh
toàn cầu hoá hiện nay.
- Điều tra khảo sát đánh giá hiện trạng công nghệ và tình hình ĐMCN
của DNNVV hoạt động xây dựng.
- Tổng quan chính sách liên quan đến hoạt động công nghệ tại các
doanh nghiệp hoạt động xây dựng.
- Xem xét cách áp dụng chính sách tài chính tại doanh nghiệp xây dựng.
- Đề xuất giải pháp để ĐMCN trong các DNNVV hoạt động xây dựng
bằng công cụ tài chính.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này đƣợc khảo sát tại một số DNNVV hoạt động xây dựng để
nghiên cứu đánh giá hiện trạng công nghệ và đổi mới của các doanh nghiệp.
- Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ DNNVV họat động xây
dựng ĐMCN bằng công cụ tài chính.
- Về thời gian: Khảo sát các DNNVV hoạt động xây dựng từ năm 2003
đến nay (Khi Luật xây dựng ra đời).
5. Vấn đề nghiên cứu
- Hiện trạng ĐMCN trong các DNNVV hoạt động xây dựng?
- Sử dụng công cụ tài chính nhƣ thế nào để khuyến khích các DNNVV
hoạt động xây dựng ĐMCN?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- ĐMCN hết sức chậm chạp tại các DNNVV hoạt động xây dựng do
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các khó khăn liên quan đến chính sách tài
chính.
- Công cụ tài chính là một động lực kích thích ĐMCN trong các
DNNVV hoạt động xây dựng.
- Công cụ tài chính nhƣ: Chính sách Vốn; Chính sách tín dụng, ngân
hàng; Chính sách Thuế; Thị trƣờng chứng khoán; Cho thuê tài chính cần
- 11 -
đƣợc vận dụng linh hoạt và đồng bộ để khuyến khích các DNNVV hoạt động
xây dựng ĐMCN.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp đƣợc áp dụng trong nghiên cứu:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích các nguồn tƣ liệu, số liệu
có sẵn về các công nghệ mới đã đƣợc các DNNVV hoạt động xây dựng
trong và ngoài nƣớc áp dụng; Các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc có liên quan đến ĐMCN tại doanh nghiệp.
- Phƣơng pháp phi thực nghiệm: Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn
các nhà nghiên cứu chính sách, các lãnh đạo của DNNVV hoạt động xây
dựng
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa: Khảo sát 35 doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong ngành xây dựng
8. Luận cứ
* Luận cứ lý thuyết
Hệ khái niệm: Để kết quả nghiên cứu có chất lƣợng khi ĐMCN tại các
DNNVV hoạt động xây dựng, trƣớc hết cần định hình hệ khái niệm:
- Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải
xã hội dƣới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập,
phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục
tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định - .
- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh - Luật DN
- DNNVV là doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về vốn hoặc lao động theo
quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009
của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV.
- Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu
tƣ xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi
- 12 -
công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự
án đầu tƣ xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. [22; điều3]
- Đổi mới (Innovation) là quá trình sáng tạo, thông qua đó tri thức tạo ra
GTGT. Nói cách khác, GTGT đƣợc tạo ra thông qua quá trình biến đổi tri
thức thành sản phẩm mới. Quá trình đổi mới là quá trình sử dụng tri thức
mới, biến tri thức thành giá không biến tri thức thành công nghệ mới, sản
phẩm mới, quá trình mới thì không có đổi mới, không có sự phát triển
(OECD-Organization for Economic Co-operation and Development - Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 1997)
- Công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết,
công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. [21;
điều 3]
- ĐMCN chính là quá trình thƣơng mại hóa thành công một sáng chế.
Sáng chế hay sáng tạo chính là việc tạo ra ý tƣởng mới, còn đổi mới chính là
dùng ý tƣởng này để tạo ra lợi ích.
* Luận cứ thực tế
Đề tài là kết quả tổng hợp của các nghiên cứu trong phạm vi đã nêu
trên. Từ mục tiêu của đề tài, tác giải muốn góp thêm tiếng nói chung vào tập
hợp lý luận chung về ĐMCN tại DNNVV hoạt động xây dựng trong bối
cảnh nền kinh tế hội nhập. Trên cơ sở kết quả phân tích những mặt tích cực
và những tồn tại cần đƣợc hoàn thiện các chính sách tài chính đã có và hiện
có, các thuận lợi và thách thức của giai đoạn phát triển hiện tại, đề tài có đƣa
ra một số kiến nghị về cơ chế chính sách tài chính nhằm kích thích ĐMCN
tại DNNVV hoạt động xây dựng trong giai đoạn tới, với hy vọng rằng các
khuyến nghị này sẽ đƣợc xem xét đến trong quá trình hoạch định chính sách,
hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với
những đòi hỏi của quá trình phát triển đất nƣớc trong thời gian tới.
- 13 -
* Luận cứ chung
Để đơn giản hóa các phân tích nhằm làm bộc lộ những điểm nổi bật
mang tính khái quát, tác giả đƣa ra giả định sau:
- Coi dự án ĐMCN ở các DNNVV họat động xây dựng nhƣ một dự án
đầu tƣ. (Việc nghiên cứu triển khai để đƣa ra công nghệ mới ở các doanh
nghiệplà không phổ biến)
- Các quyết định đầu tƣ chỉ bị chi phối bởi các phân tích tài chính.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỂ TÀI
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG ĐMCN TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG BẰNG CÔNG
CỤ TÀI CHÍNH
- 14 -
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
1.
1.1. Công nghệ và đổi mới công nghệ
1.1.1. Công nghệ
1.1.1.1. Khái niệm công nghệ
“Công nghệ là công cụ”. Với quan niệm này, công nghệ dựa trên nền
tảng là các máy móc thiết bị. Cách nhìn này vẫn còn phổ biến đến ngày nay,
mặc dù một vài định nghĩa có nói đến sự tác động qua lại giữa máy móc -
con ngƣời. Những định nghĩa dựa trên quan niệm “Công nghệ là công cụ” đã
mở ra phần nào chiếc hộp đen công nghệ, tuy nhiên nó vẫn còn thiếu sót. Tác
giả Simon đã nói trong cuốn sách “Technology Policy Formulation and
Planning: A Reference Manual” rằng: “Nhìn công nghệ ở khía cạnh máy
móc và những vật chất rõ ràng sai lầm giống nhƣ chỉ nhìn thấy cái vỏ của
con ốc sên, hay cái mạng của con nhện vậy.”
Theo tác giả K.Ramanathan, tồn tại một số quan niệm phổ biến về
công nghệ nhƣ sau: “CN là máy biến đổi”. Với quan niệm này, công nghệ
đƣợc thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, nó thể hiện xu hƣớng cho rằng
KH&CN là một và phải đƣợc áp dụng đồng thời, và các nhà khoa học ứng
dụng cần tìm ra cách áp dụng vào thực tế các lý thuyết thuần tuý. Thứ hai,
thuật ngữ “Công nghệ” liên quan đến khả năng làm một cái gì đó, ngụ ý rằng
nó là những gì làm biến đổi yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra sau cùng.
Quan niệm nhƣ vậy đã nhấn mạnh không chỉ tầm quan trọng của công nghệ
trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, mà còn nhấn mạnh sự phù hợp của
mục đích kinh tế trong việc áp dụng công nghệ.”.
“Công nghệ là kiến thức” cho rằng kiến thức là bản chất của tất cả
các phƣơng tiện chuyển đổi. Những ngƣời ủng hộ quan niệm này cho rằng
kiến thức là khía cạnh quan trọng hàng đầu. Những định nghĩa đi theo quan
niệm này ngụ ý rằng kiến thức có thể đƣợc phân loại thành “know-why” và
“know-how”. “Know-why” là những kiến thức khoa học thuần tuý nhƣ các
nguyên tắc liên quan đến vật lý và hiện tƣợng xã hội. “Know-how” dựa trên
- 15 -
kinh nghiệm và kinh nghiệm tăng lên thông qua việc áp dụng “know-why”
vào thực tế (phƣơng pháp thử - sai, kinh nghiệm, học hỏi từ chuyên gia).
1
Theo quan điểm của UNIDO (United Nations Industrial
Development Organisation - Tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc):
“Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng
các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và phƣơng pháp”.
Theo quan điểm của ESCAP: “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về
quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Công nghệ bao
gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phƣơng pháp và các hệ thống dùng trong
việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”.
Trong bài giảng Môn quản lý công nghệ TS.Trần Ngọc Ca đã đƣa ra
một khái niệm hợp lý về công nghệ nhƣ sau: Công nghệ có thể hiểu nhƣ mọi
loại hình kiến thức, thông tin, bí quyết, phƣơng pháp (gọi là phần mềm) đƣợc
lƣu giữ dƣới các dạng khác nhau (con ngƣời, ghi chép ) và mọi loại hình
thiết bị, công cụ, tƣ liệu sản xuất (gọi là phần cứng) và một số tiềm năng
khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ ) đƣợc áp dụng vào môi trƣờng thực tế để
tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ.
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc
không kèm công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản
phẩm. [24; điều 3].
Công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết,
công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.[21;
điều 2]
Tác giả luận văn cơ bản tuân theo khái niệm pháp lý này.
1.1.1.2. Đặc điểm của công nghệ:
Bất kỳ một công nghệ mới nào cũng có 5 đặc điểm cơ bản:
1. Trung tâm BR&T, (2006), Giới thiệu hệ thống đánh giá trình độ công nghệ,
Cập nhập ngày 20/12/2006.
- 16 -
- Công nghệ trƣớc hết là khoa học “Làm: tức là hệ thống tri thức về các
giải pháp hành động, khác với khoa học “Hiểu” – Vũ Cao Đàm.
- Công nghệ hoạt động lặp lại theo chu kỳ chế tạo sản phẩm.
- Công nghệ tồn tại theo chu kỳ, phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm.
Nó tồn tại và phát triển qua các giai đoạn: Ra đời - Tăng trƣởng - Thịnh
vƣợng - Bão hoà - Tiêu vong.
- Sản phẩm của công nghệ đƣợc xác định trƣớc theo thiết kế.
- Hoạt động công nghệ mang tính tin cậy cao, trên cơ sở một quy trình
đã đƣợc nhà chế tạo chuẩn hoá và đƣợc ngƣời sản xuất làm chủ.
1.1.2. Đổi mới công nghệ
Hiện nay, ở Việt nam trong các văn bản chính thức, ngay cả Luật
KH&CN, Luật chuyển giao công nghệ cũng không đề cập đến khái niệm
ĐMCN.
Đổi mới (Innovation) nói chung là việc tạo ra và phát triển một ý
tƣởng nào đó và đƣa nó áp dụng trong cuộc sống. Trong khoa học có thể đổi
mới là quá trình thƣơng mại hóa thành công một sáng chế. Đổi mới là quá
trình tìm kiếm, tiếp thu và sử dụng tri thức nên không thể là một việc chốc
lát. Thành công không chỉ đƣợc đo bằng một đổi mới thành công mà bằng cả
một chuỗi các đổi mới.
Theo OECD (1997): “ĐMCN sản phẩm và quy trình (Technological
product and process innivations) - là việc thực hiện đƣợc sản phẩm và quy
trình mới về mặt công nghệ hay đạt đƣợc tiến bộ đáng kể về mặt công nghệ
đối với sản phẩm và quy trình. Đổi mới sản phẩm và quy trình đƣợc thực
hiện nếu đổi mới đó đã đƣợc đƣa ra thị trƣờng (đổi mới sản phẩm) hoặc đƣợc
sử dụng trong sản xuất (đổi mới quy trình). Đổi mới sản phẩm và quy trình
gắn với chuỗi các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và
thƣơng mại”. Khái niệm mới và đƣợc cải tiến cơ bản đƣợc OCED mở rộng là
mới và đƣợc cải tiến đối với doanh nghiệp (không nhất thiết là mới hoặc
đƣợc cải tiến so với thế giới). Điều này cho phép mở rộng phạm vi phân tích
- 17 -
về đổi mới, đặc biệt trong bối cảnh của các nƣớc đang phát triển.
ĐMCN là một phƣơng thức quan trọng để các doanh nghiệp tăng
cƣờng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Đặc biệt các DNNVV, họ đang ở
khu vực bất lợi so với các doanh nghiệplớn hơn bởi vì DNNVV thƣờng hạn
chế về nguồn vốn để đầu tƣ cho hoạt động R&D hay thu nạp công nghệ.
Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng lẽ (cốt lõi,
cơ bản) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác.
Qua khảo sát thực tế cho thấy các DNNVV hoạt động xây dựng thƣờng
hiểu ĐMCN là quá trình thay thế, bổ sung, hoàn thiện công nghệ cũ, lạc hậu,
thành công nghệ mới tiên tiến hơn đồng bộ hơn. Tuy nhiên, những gì doanh
nghiệp có đƣợc do những nỗ lực về công nghệ không chỉ đơn giản là mua
công nghệ, nó đòi hỏi kinh nghiệm về sản xuất và những đầu tƣ phù hợp để
tiếp nhận công nghệ. Bởi vậy, hoạt động ĐMCN đòi hỏi các chƣơng trình hỗ
trợ để nó trở thành công cụ hữu hiệu cải thiện khả năng cạnh tranh của DN.
1.1.3. Những đóng góp của công nghệ trong ngành xây dựng
Thập kỷ 90 đã khép lại thế kỷ XX mở ra thế kỷ XI, với rất nhiều phát
minh tiến bộ của lịch sử loại ngƣời, đặc biệt trong KH&CN. Riêng với ngành
xây dựng Việt Nam, đây cũng là thập kỷ của sự đổi mới và phát tiển mạnh
mẽ của sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ, góp phần tạo đà cho sự phát triển
nền kinh tế đất nƣớc, trong thập kỷ mới, thiên niên kỷ mới.
Dù thế, không thể phủ nhận, đặc thù kinh tế Việt Nam là nền nông
nghiệp lúa nƣớc kéo dài suốt mấy ngàn năm đã ảnh hƣởng không nhỏ tới đời
sống ngƣời dân và bộ mặt đô thị đất nƣớc. Bởi vậy 50 năm trƣớc, khi nói về
đô thị Việt Nam, cũng nhƣ KH&CN trong xây dựng chỉ là nhắc đến những
công trình xây dựng giản đơn, kỹ thuật xây dựng thô sơ. Nhà ở là các công
trình 1-3 tầng tƣờng gạch, mái ngói. Nhà máy chủ yếu là các công trình xây
gạch hoặc bê tông cốt thép bƣớc cột nhỏ do nƣớc ngoài thiết kế. Bức tranh
xây dựng ở nông thôn còn khiêm tốn hơn, nhà cửa chủ yếu là tranh tre, nứa
lá.
- 18 -
Tới những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhất là thời kỳ đổi mới, gần 20
năm qua, cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế đất nƣớc, ngành xây dựng
đã có những bƣớc tiến rất đáng tự hào, trong đó phải kể đến sự tiến bộ vƣợt
bậc của KH&CN xây dựng và việc áp dụng những thành tựu này vào mọi
hoạt động của Ngành.
Nếu coi lịch sử phát triển 50 năm ngành xây dựng là một cuộc hành
trình, thì chuyển biến rõ nhất là những đô thị đơn điệu với các công trình nhà
thấp tầng tƣờng xây, mái ngói nghèo nàn thời kỳ đầu, đã dần đƣợc thay thế
bằng những đô thị đƣợc quy hoạch văn minh, các công trình nhà ở, nhà văn
hoá, sân vận động, công sở hiện đại, đồ sộ, cao tầng và bề thế, đặc biệt ở các
đô thị lớn nhƣ Hà Nội, TP.HCM Sự khởi sắc này trên cả nƣớc, có sự đóng
góp đáng kể của KH&CN xây dựng.
Nhìn về mấy thập kỷ trƣớc, thấy rõ kỹ thuật xây dựng nền móng thật
giản đơn. Tới nay, móng nông xây gạch hoặc dùng cọc đóng phổ biến là cọc
tre, cọc tràm, cọc bê tông cỡ nhỏ chịu lực nhỏ không còn phù hợp nữa. Thay
vào đó kỹ thuật xây dựng nền móng mới ra đời. Hiện tại trên đất nƣớc ta,
những khu đô thị mới, hiện đại nhất nhƣ Trung Hoà - Nhân Chính (Hà Nội),
Phú Mỹ Hƣng (TP.HCM)… với những khu chung cƣ cao mấy chục tầng,
đƣợc xây dựng bằng những giải pháp KH&CN nền móng tiên tiến nhất, nhƣ
cọc nhồi khoan sâu tới 45 - 55m, có đƣờng kính trung bình 1,0 - 1,5m với
sức chịu tải rất lớn có thể lên tới 500 - 1.000 tấn/cọc. Kỹ thuật xây dựng từ 1
- 5 tầng hầm với việc sử dụng hệ kết cấu tƣờng trong đất hoặc cừ ván thép
cũng đƣợc ứng dụng góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả sử dụng đất. Phải
nhấn mạnh rằng nhiều đô thị nƣớc ta có điều kiện đất yếu, cát chảy, nƣớc
ngầm thì các kỹ thuật trên để ứng dụng đƣợc là rất phức tạp.
Đối với phần kết cấu bên trên, KH&CN xây dựng cũng đạt bƣớc tiến
dài. Nhà 1 - 3 tầng tƣờng gạch đã đƣợc thay thế bằng nhà cao tầng, phổ biến
17 - 30 tầng, kết cấu chịu lực bê tông cốt thép. Để làm đƣợc việc này công
nghệ sản xuất các loại thép cƣờng độ cao, các loại bê tông chịu lực cao mác
- 19 -
400 - 500, thậm chí 600 - 700 đã đƣợc hình thành, chế tạo tại các dây chuyền
hoặc sản xuất hiện đại hoặc tại các trạm trộn bê tông cơ giới, tự động hoá
cao. Các chi tiết kết cấu thép khẩu độ lớn 100 - 150m đã đƣợc sản xuất trên
dây chuyền phay cắt tự động với độ chính xác cao nên có thể đảm bảo lắp
dựng nhanh, sử dụng an toàn. Các phần mềm tính toán nhà cao tầng và công
trình công cộng khẩu độ lớn cũng đƣợc cập nhật, ứng dụng. Các công nghệ
xây dựng công trình có chiều cao lớn, quy mô rộng, các công nghệ đo đạc
hiện đại để khống chế độ nghiêng hay các sai lệch cũng đƣợc phát triển, bảo
đảm công trình xây dựng đạt chất lƣợng và độ chính xác cao.
Bộ mặt ven đô cũng đổi thay đáng ghi nhận. Nhiều khu công nghiệp với
các nhà máy hiện đại liên tục ra đời. Và một trong các lĩnh vực quan trọng
của Ngành là phát triển công nghiệp VLXD cũng đã có bƣớc tiến thần tốc.
Từ chỗ, 50 năm trƣớc chỉ có 1 nhà máy xi măng, tới nay chúng ta đã có vài
chục nhà máy, trong đó có nhiều nhà máy đƣợc xây dựng với công nghệ tiên
tiến bậc nhất thế giới đều do chúng ta thiết kế và xây dựng gần nhƣ toàn bộ,
về máy móc chúng ta cũng đã chế tạo đƣợc 70 - 75% thiết bị. Từ chỗ trƣớc
kia chỉ có vật liệu xây là gạch đỏ, ngói lợp, còn lại hầu hết vật liệu phải nhập
khẩu, tới nay chúng ta đã có hàng chục nhà máy gạch ốp lát, gốm sứ, thiết bị
vệ sinh, vật liệu lợp, vật liệu hoàn thiện, kính xây dựng hiện đại, đa dạng về
chủng loại sản phẩm ra đời.
An toàn môi trƣờng, bảo vệ sinh mạng, sức khoẻ của ngƣời dân cũng
luôn đƣợc quan tâm đúng mức. KH&CN xây dựng đã đƣa ra các giải pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng sống trong lĩnh vực sản xuất VLXD, xử lý
rác thải, đề xuất các mức khống chế về phóng xạ, chất độc hại cho phép
trong VLXD… Song song, nhu cầu chống bão lũ cho nhà ở của ngƣời dân
nghèo cũng đƣợc quan tâm đặc biệt. Có thể khẳng định, KH&CN xây dựng
với sự hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nƣớc không ngừng đổi mới nhằm đáp ứng kịp
nhu cầu của thị trƣờng.
Chính sự thay đổi về chất trong KH&CN đã mang lại sự thay đổi đáng
- 20 -
kể chất lƣợng sống của ngƣời dân trong mọi vùng miền của đất nƣớc và làm
khởi sắc hơn những gƣơng mặt đô thị, nông thôn, miền núi trên cả nƣớc.
1.2. Công cụ tài chính và sử dụng công cụ tài chính
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò tài chính
Dƣờng nhƣ không có một tài liệu chính thống nào về nguồn gốc, khái
niệm, bản chất, chức năng, vai trò của tài chính. Thuật ngữ tài chính bắt
nguồn từ tiếng La-tinh “financia”, theo nghĩa hẹp là thanh toán, thu nhập;
theo nghĩa rộng là vốn tiền tệ, chu chuyển tiền tệ.
Theo Từ điển “Tài chính quốc tế Penguin” của Graham Bannok và
William Manser, nxb Penguin Books, London 1990, thuật ngữ “Tài chính” là
một việc “Cung cấp tiền bạc cho một nơi nào đó khi cần thiết” Tài chính có
thể đƣợc cung cấp dƣới hình thức giá trị hoặc tài sản hoặc nhƣ một sự đảm
bảo. Tài chính có thể đƣợc tiêu dùng hay đầu tƣ. Khi tài chính đƣợc sử dụng
cho đầu tƣ, thì tài chính trở thành vốn.
Mặc dù đƣa ra các khái niệm tài chính khác nhau, ở trạng thái tĩnh,
trạng thái động, cho từng chủ thể trong nền kinh tế, song về cơ bản các khái
niệm này thƣờng có chung một nội dung đó là cách thức tạo dựng, phân bổ,
sử dụng tiền bạc, các nguồn lực tài chính và rộng hơn là tạo dựng, phân bổ ,
sử dụng các nguồn lực trong một thời gian nhất định nhằm mục đích tối đa
hoá các mục tiêu của từng chủ thể. Sự cần thiết khách quan của tài chính là
do sự tồn tại khách quan của các tiền đề tài chính. Trong đó, để đáp ứng yêu
cầu phát triển của nền kinh tế và quản lý xã hội, Nhà nƣớc của các quốc gia
cần thiết phải nắm lấy tài chính nhƣ một công cụ sắc bén để điều tiết xã hội.
Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính quốc gia.
Đây là một “tụ điểm” các nguồn tài chính gắn với hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hoá hay dịch vụ. Hoạt động tài chính doanh nghiệp luôn gắn liền
với chủ thể của nó là các doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các qua các quan hệ kinh tế trong
- 21 -
phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các
quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt
tới mục tiêu nhất định.
Tài chính doanh nghiệp thể hiện những điểm khác biệt so với các khâu
tài chính khác, thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Gắn liền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Trong quá trình
hoạt động, sự vận động của quỹ tiền tệ đặc biệt - vốn kinh doanh - luôn gắn
liền với các yếu tố vật tƣ và lao động .
- Mọi sự vận động của tài chính trong doanh nghiệp đều nhằm đạt tới
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp có
vai trò chủ yếu sau:
- Đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
- Đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh.
- Giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động trƣớc
hết là phụ thuộc vào sự nhận thức và vận dụng các chức năng của tài chính,
cơ chế tổ chức tài chính doanh nghiệp và các nguyên tắc cần quá triệt trong
mọi hoạt động tài chính doanh nghiệp.
1.2.2. Phân loại công cụ tài chính
1.2.2.1. Chính sách vốn
Vốn là một khái niệm hết sức mơ hồ mà định nghĩa cụ thể của nó phụ
thuộc vào văn cảnh sử dụng. Trong doanh nghiệp, Vốn là lƣợng giá trị doanh
nghiệp phải ứng ra để luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm đặt đƣợc hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Bởi vậy ta có thể nói vốn là
tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. [20;.56]
Trong phạm vi của bài này, tác giả chỉ đi sâu trình bày về vốn quỹ. Khái
- 22 -
niệm Qũy ở nƣớc ta còn đƣợc hiểu khác nhau. Trong kinh tế, Quỹ (Fund)
đƣợc định nghĩa là “Tiền dự trữ, đặc biệt là tiền dành cho riêng một mục
đích nào đó” [30; 231]. Trong lĩnh vực tài chính thì Quỹ đƣợc hiểu là “Tổ
chức, là nơi nhận gửi và chi trả tiền (quỹ tiết kiệm, quỹ tín dụng) ” [29;154].
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
* Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia đƣợc thành lập nhằm thực hiện các
mục đích sau đây [24; điều 39]:
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện
công nghệ đƣợc khuyến khích chuyển giao nhƣ : Tạo ra sản phẩm mới có
tính cạnh tranh cao; Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới; Tiết kiệm năng
lƣợng, nguyên liệu; Sử dụng năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo; Bảo vệ sức
khỏe con ngƣời; Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; Sản xuất sạch, thân thiện
môi trƣờng; Phát triển ngành, nghề truyền thống.
- Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Hỗ trợ ƣơm tạo công nghệ, ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ;
- Hỗ trợ đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ việc chuyển giao, đổi mới,
hoàn thiện công nghệ.
* Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia hỗ trợ việc chuyển giao, đổi mới,
hoàn thiện công nghệ bằng các hình thức sau đây:
- Cho vay ƣu đãi;
- Hỗ trợ lãi suất vay;
- Bảo lãnh để vay vốn;
- Hỗ trợ vốn.
* Quỹ ĐMCN quốc gia đƣợc hình thành từ các nguồn sau đây:
- Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nƣớc, tổ chức, cá nhân
nƣớc ngoài;
- Lãi của vốn vay;
- 23 -
- Hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc dành cho sự nghiệp phát triển KH&CN;
- Các nguồn khác.
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp: là tổ
chức do doanh nghiệp thành lập để đầu tƣ cho hoạt động KH&CN nhằm
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu, ứng dụng,
ĐMCN, đổi mới sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất của doanh nghiệp [2; điều 2]
Quỹ là một bộ phận, không có tƣ cách pháp nhân và trực thuộc doanh
nghiệp, do ngƣời có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp chịu trách nhiệm
điều hành.
* Nguồn vốn của Quỹ đƣợc hình thành từ:
- Lợi nhuận trƣớc thuế của doanh nghiệp : Doanh nghiệp đƣợc thành
lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam đƣợc trích lập tối đa
10% thu nhập tính thuế hàng năm trƣớc khi tính thuế TNDN để lập Quỹ phát
triển KH&CN của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập
Quỹ phát triển KH&CN theo quy định trƣớc khi tính thuế TNDN. [3; C;
VIII]
- Một phần điều chuyển từ Quỹ phát triển KH&CN của tổng công ty,
công ty mẹ (đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên) hoặc
điều chuyển từ Quỹ phát triển KH&CN của các công ty con, doanh nghiệp
thành viên về Quỹ phát triển KH&CN của tổng công ty, công ty mẹ (đối với
tổng công ty, công ty mẹ). Việc điều chuyển và tỷ lệ điều chuyển nguồn giữa
các Quỹ phát triển KH&CN của tổng công ty, công ty mẹ với các Quỹ phát
triển KH&CN của các công ty con, doanh nghiệp thành viên và ngƣợc lại do
Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Tổng giám
đốc, Giám đốc quyết định trên cơ sở tỷ lệ trích Quỹ theo quy định tại điều lệ
tổ chức và hoạt động của Quỹ, nhu cầu đầu tƣ cho hoạt động KH&CN tại
các doanh nghiệp thành viên và nhu cầu, kế hoạch phát triển KH&CN của
toàn hệ thống. [6; điều 3]
- Các nguồn khác theo quy định của Pháp luật:
- 24 -
+ Nguồn vốn đóng góp tự nguyện, không vì mục đích lợi nhuận của các
tổ chức hợp pháp, cá nhân trong và ngoài nƣớc.
+ Nguồn vốn hợp pháp khác.
* Mục đích thành lập
Quỹ do doanh nghiệp thành lập để tạo nguồn tài chính đầu tƣ cho hoạt
động KH&CN của doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua hoạt động nghiên
cứu, ứng dụng và phát triển, ĐMCN, đổi mới sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất
nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
* Mục đích hoạt động: Tài trợ các chƣơng trình giúp nâng cao nâng lực
cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới
phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trƣờng; đầu
tƣ, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp
hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
* Nguồn vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là
Quỹ): vốn cấp từ ngân sách nhà nƣớc; vốn đóng góp của các tổ chức trong
nƣớc; các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức nƣớc ngoài, các tổ chức
quốc tế; lợi nhuận từ các hoạt động của Quỹ và các nguồn vốn hợp pháp
khác.
* Các hoạt động chính:
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài nƣớc
để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo
quy định của pháp luật.
- Tài trợ kinh phí cho các chƣơng trình, các dự án trợ giúp nâng cao
năng lực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản trị doanh
nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do các Bộ, ngành, địa phƣơng, hiệp hội
doanh nghiệp triển khai thực hiện sau khi đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ƣu đãi các doanh nghiệp nhỏ
và vừa có dự án đầu tƣ khả thi thuộc lĩnh vực ƣu tiên, khuyến khích của Nhà
- 25 -
nƣớc và phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ. [12; điều 7]
1.2.2.2. Chính sách tín dụng, ngân hàng
Tín dụng là một khâu quan trọng của hệ thống tài chính thống nhất. Tín
dụng đƣợc xem là một khâu tài chính độc lập muốn đề cập ở đây là hoạt
động của các tổ chức tín dụng có tính chuyên nghiệp. Tính chất đặc biệt của
sự vận động của các nguồn tài chính trong quan hệ tín dụng là có thời hạn.
Tín dụng chính là tụ điểm của các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi. Ở nƣớc
ta hiện nay các tổ chức tín dụng bao gồm: Các ngân hàng thƣơng mại, các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng (nhƣ công ty tài chính, công ty CTTC ), các tổ
chức tín dụng hợp tác (quỹ tín dụng nhân dân)
Tín dụng ngân hàng là các quan hệ vay mƣợn vốn tiền tệ phát sinh giữa
các ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế theo nguyên tắc
của tín dụng.
Trong phạm vi của bài này, tác giả chỉ xin trao đổi về phƣơng pháp
nhận biết và cách thức tiếp cận đối với một chính sách tín dụng, ngân hàng
mới bắt đầu xuất hiện trong hoạt động kinh tế tại Việt Nam đó là công cụ tài
chính phái sinh (CCTCPS).
CCTCPS là một loại công cụ tài chính hoặc một hợp đồng đƣợc sử dụng
với mục đích ngăn ngừa rủi ro hoặc đƣợc nắm giữ vì mục đích thƣơng mại.
CCTCPS có các đặc điểm: Giá trị của CCTCPS có thể bị thay đổi theo sự
biến động của lãi suất trên thị trƣờng, sự biến động của giá trị công cụ tài
chính gốc (hợp đồng), giá cả hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá, tỷ suất
hoặc chỉ số tín dụng hoặc các biến động khác của hợp đồng gốc; doanh
nghiệp sử dụng CCTCPS có thể phải bỏ ra khoản đầu tƣ ban đầu nhƣng
khoản đầu tƣ ban đầu đó nhỏ hơn giá trị của các hợp đồng gốc mà những hợp
đồng này có khả năng thay đổi do những biến động của các yếu tố không
chắc chắc trên thị trƣờng; đƣợc thanh toán vào một ngày trong tƣơng lai.
CCTCPS bao gồm 4 loại:
Hợp đồng tƣơng lai: Là hợp đồng đƣợc thực hiện một ngày trong