Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá tác động của công nghệ đến môi trường thông qua các đơn khiếu nại tố cáo của người dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 109 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





Dương Thị Minh Thúy






Đánh giá tác động của công nghệ đến môi trường thông
qua các đơn khiếu nại tố cáo của người dân trên địa bàn
tỉnh Hải Dương







Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 72









Nghd. : GS.TS. Lê Văn Khoa










1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
LỜI CÁM ƠN 5
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 6
I. PHẦN I. MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Lịch sử nghiên cứu: 8
3. Mục tiêu nghiên cứu: 8
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu: 9
5. Mẫu khảo sát: 9
6. Câu hỏi nghiên cứu: 9
7. Giả thuyết nghiên cứu: 9
8. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 10

9. Luận cứ dự kiến: 11
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ
TỚI MÔI TRƢỜNG. 13
I. Tổng quan về môi trƣờng. 13
1.1. Khái niệm về môi trường 13
1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, khủng hoảng môi trường, sự cố
môi trường 14
1.3. Khái niệm về khoa học môi trường 16
1.4. Cấu trúc và chức năng cơ bản của hệ thống môi trường 17
1.4.1. Cấu trúc hệ thống môi trường 17
1.4.2. Các chức năng chủ yếu của môi trường 17
II. Ô nhiễm các thành phần môi trƣờng 21
2.1. Ô nhiễm môi trường đất: 21
2.2. Ô nhiễm môi trường nước: 21
2.3. Ô nhiễm không khí: 21
III. Các hƣớng tiếp cận phổ biến trong nghiên cứu xã hội học môi trƣờng 22
3.1 Tiếp cận độc học 22
3.2. Tiếp cận dịch tễ học 23
3.3. Tiếp cận công nghệ học 23
3.4. Tiếp cận kinh tế học 24
3.5. Tiếp cận giáo dục học 24
3.6. Tiếp cận sinh thái học 24
3.7. Tiếp cận chính trị học 26
3.8. Tiếp cận tư tưởng chiến lược phát triển bền vững 26
IV. Phát triển bền vững 27

2
4.1. Khái niệm về phát triển bền vững 27
V. Tổng quan về công nghệ 30

5.1. Khái niệm về công nghệ 30
5.2. Khái niệm về công nghệ môi trường 32
5.3. Các thế hệ công nghệ 33
5.3.1. Công nghệ truyền thống 33
5.3.2. Công nghệ sạch 33
5.3.3. Sản xuất sạch hơn 33
5.3.4. Công nghệ thân thiện môi trường 34
5.3.5. Công nghệ sinh thái 34
5.4. Tác động của công nghệ đối với môi trường 34
VI. Tổng quan về xung đột môi trƣờng 36
6.1. Khái niệm về xung đột môi trường 36
6.2. Các dạng xung đột môi trường 37
6.3. Nguyên nhân gây xung đột môi trường 38
6.3.1 Thiếu thông tin hoặc bỏ qua thông tin. 38
6.3.2. Thiếu sự tham gia đống góp của các bên liên quan . 38
6.3.3. Ý thức của con người trong việc sử dụng tài nguyên môi trường 39
6.3.4. Cơ chế chính sách yếu kém. 39
6.3.5. Hệ thống giá trị khác nhau. 39
6.3.6. Phân bố quyền lực khác nhau giữa các nhóm xã hội. 40
6.4. Phương pháp giải quyết xung đột môi trường 40
6.4.1. Dự báo xung đột môi trường. 40
6.4.2. Liên kết cùng giải quyết. 40
6.4.5. Sự phân xử ràng buộc . 41
6.4.6. Đàm phán hoặc thương lượng. 41
CHƢƠNG II HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG, TÌNH HÌNH KIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở
HẢI DƢƠNG VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN 42
I. Hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất công nghiệp ở Hải Dƣơng và các nguyên nhân. 42
1.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường 42
1.1.1. Môi trường các khu công nghiệp 43
1.1.2. Môi trường nước 44

1.1.3. Môi trường không khí 46
1.1.4. Môi trường đất 46
1.1.5. Suy giảm hệ sinh thái rừng, tài nguyên khoáng sản và đa dạng sinh học 46
1.1.6. Môi trường đô thị và công nghiệp 47
1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 47
II. Hiện trạng vấn đề khiếu nại, tố cáo và các nguyên nhân 49
2.1. Hiện trạng và nội dung các đơn khiếu nại 49
2.2. Nguyên nhân dẫn đến khiếu nại của người dân 57

3
A. NHÀ MÁY GẠCH ỐP LÁT HẢI DƢƠNG 57
1. Đặc điểm công nghệ và tình hình sản xuất 57
2. Ô nhiễm môi trƣờng 57
2.1. Ô nhiễm không khí và các yếu tố vật lý 57
2.2. Ô nhiễm môi trường nước 58
2.3. Ô nhiễm do chất thải rắn 58
3. Đánh giá tác động của công nghệ sản xuất tới môi trƣờng 59
3.1. Tiếng ồn và độ rung . 59
3.2. Nhiệt độ 59
3.3. Bụi 59
3.4. Các loại khí 59
3.5. Chất thải rắn 63
3.6. Tác động đến các yếu tố khác 63
4. Nội dung và nguyên nhân khiếu nại 64
4.1. Do khói, bụi, hóa chất, tiếng ồn làm ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống và sức
khỏe người dân 64
4.2. Hoa màu quanh khu vực sản xuất bị thiệt hại gây ảnh hưởng tới đời sống kinh tế 67
4.3. Các chủ đầu tư chưa quan tâm đầy đủ đến xử lý ô nhiễm môi trường 69
4.4. Công tác quản lý môi trường của chính quyền địa phương còn hạn chế 69
B. CÔNG TY LIÊN DOANH SẢN XUẤT TẤM LỢP ĐÔNG ANH FACO, THỊ TRẤN

PHẢ LẠI, HUYỆN CHÍ LINH 70
1. Đặc điểm công nghệ và tình hình sản xuất 70
2. Đánh giá tác động của công nghệ sản xuất tới môi trƣờng 70
2.1. Tác động đến môi trường không khí 70
2.2. Tác động đến môi trường nước 71
2.3. Tác động của chất thải rắn 74
2.4.Tác động của tiếng ồn 74
2.5. Tác động đến kinh tế xã hội 75
3. Nội dung và nguyên nhân khiếu nại 76
3.1. Do khói, bụi, khí độc, tiếng ồn làm ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống và sức
khỏe người dân 76
3.2. Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe người dân 79
3.3. Các nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm đến xử lý ô nhiễm môi trường 81
C. KHU VỰC SẢN XUẤT XI MĂNG HUYỆN KINH MÔN 81
1. Đặc điểm công nghệ và tình hình sản xuất 81
2. Đánh giá tác động của công nghệ sản xuất tới môi trƣờng 83
3. Nguyên nhân dẫn đến kiếu nại, tố cáo của ngƣời dân 84
3.1. Khói, bụi, hóa chất, tiếng ồn làm ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống và sức khỏe
người dân 84

4
3.2. Hoa màu của người dân quanh khu vực sản xuất bị thiệt hại gây ảnh hưởng tới đời
sống kinh tế 87
3.3. Người dân bị mất đất nhưng không được hỗ trợ việc làm và đền bù không thỏa đáng 88
3.4. Các nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm đến xử lý ô nhiễm môi trường 88
3.5 Công tác quản lý của chính quyền địa phương về đánh giá tác động môi trường và
BVMT còn hạn chế 89
III. Phân tích các dạng xung đột môi trƣờng chính và biện pháp xử lý xung đột 89
3.1. Các dạng xung đột chính 89
3.1.1. Xung đột nhận thức 89

3.1.2 Xung đột về mục tiêu. 90
3.1.3. Xung đột về lợi ích 91
3.1.4. Xung đột về quyền lực 91
3.2. Biện pháp xử lý xung đột 91
3.2.1. Nguyên tắc đối thoại 91
3.2.2. Nguyên tắc đối đầu 91
3.2.3. Nguyên tắc né tránh. 92
3.2.4. Nguyên tắc nhượng bộ 92
CHƢƠNG III 93
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ 93
TỚI MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG 93
I. Một số giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trƣờng do tác nhân công nghệ gây ra. 93
1.1 Nâng cao nhận thức, kiến thức cơ bản về công tác BVMT cho người quản lý và người dân
trên địa bàn tỉnh 93
1.2. Cung cấp kịp thời các nguồn thông tin về công nghệ, các kinh nghiệm quốc tế, chính sách
quản lý và các giải pháp kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh. 94
1.2.1. Giải pháp về cơ sở vật chất 94
1.2.2 Giải pháp công nghệ xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh 96
1.2.3. Giải pháp về quản lý và Bảo vệ môi trường 99
Phần III: 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106




5
LỜI CÁM ƠN
Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo của

khoa Khoa học Quản lý, đặc biệt là các thầy: PGS. TS. Vũ Cao Đàm, TS Phạm Ngọc
Thanh, TS TRần Văn Hải, Th.s Đào Thanh Trường đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá
trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn GS. TS. Lê Văn Khoa – Trường Đại học Tự nhiên đã
hướng dẫn chỉ bảo, khuyến khích, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn. Cám ơn ông Nguyễn Hoài Khanh - chi cục trưởng chi cục Bảo vệ môi trường
Hải Dương đã cho những ý kiến đóng góp để tôi hoàn chỉnh luận văn này.
Cảm ơn sự hợp tác nhiệt thành của Phòng Thanh tra Sở tài nguyên và Môi
trường tỉnh Hải Dương, Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Hải
Dương, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hải Dương tạo điều kiện giúp đỡ tôi có đủ các
thông tin để tiến hành nghiên cúu.
Cuối cùng xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Hải Dương ngày 12 tháng 11 năm 2008


Dương Thị Minh Thúy












6

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
CCN Cụm công nghiệp
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CTR Chất thải rắn
CNH Công nghiệp hóa
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
HĐH Hiện đại hóa
KH – CN Khoa học – công nghệ
KHMT Khoa học môi trường
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
MT Môi trường
NMXM Nhà máy xi măng
PTBV Phát triển bền vững
TLSX Tư liệu sản xuất
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QĐ – CP Quyết định chính phủ
QĐ – UB Quyết định Ủy ban
QLMT Quản lý môi trường
SXSH Sản xuất sạch hơn
UBND Ủy ban nhân dân
WB Ngân hàng thế giới








7
I. PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày càng mở rộng
các cơ sở sản xuất công nghiệp làm nảy sinh nhiều chất thải rắn, lỏng, bụi và khí độc
hại, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhiều cộng
đồng dân cư, đặc biệt tại những vùng xung quanh các khu công nghiệp, các nhà máy,
xí nghiệp. Từ đó dẫn đến những xung đột môi trường, những khiếu nại và tranh chấp.
Trong nhiều trường hợp, chính quyền Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp
công nghiệp và cộng đồng dân cư khó đạt được sự thoả hiệp mong muốn và cũng khó
tìm được những giải pháp ôn hoà. Hải Dương là một tỉnh nằm trong tam giác phát
triển của khu vực phía Bắc, trong 5 năm qua, tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư
cho phát triển. Tổng vốn đầu tư thực hiện 5 năm ( 2001-2005) ước đạt 22.615 tỷ
đồng, tăng 64% so với 5 năm ( 1996-2000), tăng 37% so với kế hoạch, trong đó vốn
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt 10.943 tỷ đồng, chiếm 48,3% tổng vốn đầu tư,
bằng 183,9% kế hoạch; vốn đầu tư cho phát triển sản xuất đạt 11.672 tỷ đồng, chiếm
51,7% tổng vốn đầu tư, bằng 112% kế hoạch [ 17]. Trong chiến lược phát triển kinh
tế- xã hội đã được Tỉnh Đảng bộ thông qua với các mục tiêu: "Đến năm 2015 về cơ
bản Hải Dương là một tỉnh công nghiệp và đến năm 2020, Hải Dương sẽ trở thành
một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, có nền văn hoá- xã hội
tiên tiến và chiếm lĩnh vị trí quan trọng vùng đồng bằng sông Hồng". Thật vậy,
hiện nay trên địa bàn tỉnh có 8 khu công nghiệp tập trung và 22 cụm công nghiệp
được cấp giấy phép đang hoạt động với rất nhiều cơ sở sản xuất và loại hình sản xuất
đa dạng, cùng với hơn 25.000 cơ sở tham gia sản xuất công nghiệp. Tốc độ phát triển
công nghiệp hàng năm đạt 22%. Một số ngành công nghiệp như: cơ khí điện tử, chế
biến nông sản – thực phẩm, dệt may, da giầy, công nghiệp hóa chất và công nghiệp

sản xuất vật liệu xây dựng…phát triển mạnh. Ngoài ra, tỉnh cũng khôi phục được một
số làng nghề truyền thống, với những lợi thế đó đã giúp cho tỉnh Hải Dương ngày
một phát triển về mặt kinh tế, đời sống người dân dần được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì một vấn đề khác nảy sinh
cũng đang được tỉnh quan tâm, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường xung quanh các cơ

8
sở sản xuất công nghiệp và làng nghề. Môi trường nước, không khí quanh các khu
công nghiệp, doanh nghiệp, làng nghề đã bị ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm nghiêm trọng
làm ảnh hưởng đến sức khỏe, của cải vật chất của người dân. Điều đó làm phát sinh
các đơn khiếu nại, tố cáo của người dân xung quanh các khu vực gây ô nhiễm. Để tìm
hiểu rõ vấn đề này, đề tài: “Đánh giá tác động của công nghệ sản xuất đến môi
trường thông qua các đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Hải Dương” được đặt
ra và tiến hành nghiên cứu. Các ngành công nghiệp ở Hải Dương rất đa dạng và
phong phú, nhưng nội dung của luận văn chỉ đề cập đến ngành công nghiệp vật liệu
xây dựng- một ngành công nghiệp hiện được phát triển mạnh nhất của tỉnh. Từ đó đề
xuất một số chính sách công nghệ, những giải pháp quản lý khác để phòng chống và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học liên quan
đến môi trường như:
- Chế tạo lò đốt chất thải y tế cho các bệnh viện cấp huyện.
- Nghiên cứu chế tạo chất tẩy rửa để xử lý cặn dầu trong các thiết bị tồn chứa
và phương tiện vận chuyển.
- Xây dựng công nghệ sản xuất axit stearic và một số hoạt chất hoạt động bề
mặt từ dầu mỡ động thực vật phế thải.
- Điều tra nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thủy sản
tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng
gây ra.
Tại Hải Dương cũng có một số đề tài về đánh giá tác động công nghệ tới môi

trường như: báo cáo quy hoạch môi trường tỉnh Hải Dương
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu tác động của công nghệ đến môi trường thông qua các đơn khiếu
nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp… trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Phát hiện, đánh giá các tác nhân công nghệ gây ô nhiễm môi trường từ phía
các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề trên địa bàn tỉnh gây ra,
thông qua các đơn khiếu nại, tố cáo.

9
- Đề xuất một số chính sách công nghệ để phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường trên địa bàn tỉnh.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu:
- Tác động công nghệ của các Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tới môi
trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Đối tượng nghiên cứu: là các cơ sở công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng,
các đơn khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ô nhiễm môi trường trên địa bàn của 3 cơ
sở công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là:
+ Nhà máy gạch ốp lát Hải Dương
+ Công ty liên doanh sản xuất tấm lợp Đông Anh- FACO Phả Lại, Chí Linh.
+ Khu vực sản xuất xi măng Kinh Môn
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2006 đến nay.
5. Mẫu khảo sát:
Tiến hành thu thập số liệu và lấy mẫu khảo sát tại một số cơ sở sản xuất công
nghiệp vật liệu xây dựng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh :
- Khu vực sản xuất Xi măng huyện Kinh Môn.
- Công ty liên doanh sản xuất tấm lợp Đông Anh FACO tại thị trấn Phả Lại,
Chí Linh.
- Nhà máy gạch ốp lát Hải Dương – TP Hải Dương
6. Câu hỏi nghiên cứu:
- Qua các đơn khiếu nại, tố cáo phát hiện được những tác nhân công nghệ nào

gây nên ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh?
- Sự tác động công nghệ của các Doanh nghiệp, trên địa bàn tỉnh có ảnh
hưởng như thế nào đối với môi trường?
- Thông qua các đơn khiếu kiện phát hiện những xung đột môi trường nào trên
địa bàn tỉnh?
- Cần có những chính sách công nghệ gì để phòng chống và kiểm soát ô nhiễm
môi trường trên địa bàn tỉnh?
7. Giả thuyết nghiên cứu:
- Các đơn khiếu nại, tố cáo từ phía người dân, doanh nghiệp khác chỉ phản ánh
được một phần tác động của công nghệ gây ô nhiễm môi trường.

10
- Các doanh nghiệp, làng nghề vì năng lực công nghệ có hạn, vì lợi ích kinh tế
cá nhân cho nên không áp dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ trong quá trính
xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường và do vậy họ chỉ áp dụng công nghệ trong vấn
đề môi trường khi có sự kiểm tra của các cơ quan chức năng.
- Nồng độ khí thải, chất thải, chất độc do các doanh nghiệp, làng nghề gây ra
cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép gây ô nhiễm nguồn nước, khô héo hoa màu, ảnh
hưởng sức khỏe người dân trong vùng.
- Sở tài nguyên môi trường tỉnh và các cơ quan chức năng có liên quan cần
phối hợp chặt chẽ và đề ra một số chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệp, làng nghề
trong quá trình xử lý ô nhiễm môi trường như:
+ Hỗ trợ về mặt công nghệ xử lý chất thải.
+ Hỗ trợ về mặt kiến thức, ý thức bảo vệ môi trường.
+ Tiến hành kiểm tra định kỳ
- Khi tiếp nhận các đơn khiếu kiện từ phía người dân hoặc doanh nghiệp nên:
+ Tiến hành kiểm tra hiện trạng môi trường xung quang khu vực gây ô nhiễm,
đo nồng độ khí bụi, độ ồn, độ ô nhiễm
+ Chỉ rõ tác nhân công nghệ gây ô nhiễm.
+Yêu cầu xử lý ô nhiễm bằng công nghệ.

+ Đề ra các quy chế xử lý vi phạm tùy theo mức độ công nghệ gây ô nhiễm.
8. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra đề tài sử dụng các phương pháp tiếp cận và các
phương pháp nghiên cứu sau:
8.1. Phương pháp tiếp cận: Nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp luận nhận thức
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của K. Marx để nhận
thức các vấn đề nghiên cứu. Theo quan điểm chủ nghĩa DVBC thì các sự vật, các
hiện tượng phải được xem xét trong mối liên hệ, tác động qua lại, trong mâu thuẫn,
vận động và phát triển không ngừng của lịch sử xã hội. Theo quan điểm của chủ
nghĩa DVLS thì mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian và thời gian nhất
định.Chủ nghĩa DVBC và chủ nghĩa DVLS của K. Mark cho chúng ta phương pháp
luận nhận thức các sự vật và hiện tượng với quan điểm khách quan, toàn diện, phát
triển, lịch sử cụ thể và thực tiễn.

11
Trên cơ sở phương pháp luận nhận thức luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống và
các phương pháp của xã hội học và quản lý học với sự tham gia của người dân trong
việc thu thập và xử lý thông tin nhằm kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu.
8.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa và phân tích tài liệu: đã tiến hành phân tích, tổng kết các
tài liệu liên quan đến nội dung luận án gồm: (a) - Cơ sở lý thuyết và các thành tựu lý
thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề nghiên cứu . (b)- Kết quả nghiên cứu đã công bố
của nhiều tác giả ( c) - Chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu ; (e)
- Các tài liệu thu thập trong quá trình đi thực địa và kiểm nghiệm thực tế.
- Phương pháp điều tra thực địa gồm:
+ Phương pháp quan sát: tiến hành khảo sát và quan sát thực tế các quy trình
sản xuất của các cơ sở công nghiệp, các xung đột và công tác quản lý môi trường tại
các địa bàn nghiên cứu.
+ Phương pháp phỏng vấn người dân bằng phát phiếu với các câu hỏi đã có sẵn.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu với các lãnh đạo UBND

xã, phường, lãnh đạo một số ban ngành, đoàn thể.
- Các phương pháp xử lý thông tin định tính và định lượng:
+ Đối với các thông tin định lượng: số liệu thu thập bằng phương pháp thống kê.
+ Đối với các thông tin định tính: xử lý lôgic, tức là đưa ra những phán đoán về
bản chất của các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ lôgic của các sự kiện, hệ
thống các sự kiện cụ thể.
9. Luận cứ dự kiến:
Kết quả giám sát qua báo cáo và khảo sát trực tiếp tại gần 40 đơn vị trên địa
bàn tỉnh, thực trạng môi trường ở một số nơi đang ở tình trạng báo động:
- Tại khu vực sản xuất Xi măng ở huyện Kinh Môn, các hoạt động khai thác, chế
biến đá gây tiếng ồn, bụi, các đoàn xe vận tải vận chuyển hàng ngàn tấn nguyên liệu vào
các nhà máy xi măng mỗi ngày gây bụi, ồn ào, tàn phá đường giao thông. Hoạt động của
hai nhà máy xi măng lớn ( Hoàng Thạch, Phúc sơn) cùng gần 10 nhà máy xi măng lò
đứng. Công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm đất, nước và không khí. Tất cả các hoạt động trên
đã cộng hưởng và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng trong khu vực.

12
- Xí nghiệp sản xuất tấm lợp Đông Anh - FACO tại phố Lục Đầu Giang thị trấn
Phả Lại - Chí Linh trong quá trình hoạt động phát sinh các chất thải, chủ yếu là bụi ảnh
hưởng đến môi trường ( amiang, xi măng), các khí CO, CO
2
, SO
2
, NO
2
, tiếng ồn, nước
thải sản xuất (có độ pH cao, chất rắn lơ lửng…), chất thải rắn (vỏ bao, bavia, sản phẩm
hỏng, bùn xi măng đóng cứng…) gây phát sinh khiếu kiện từ phía người dân.
- Ngày 20/10/2006 một số công dân xóm 3 thôn Cổ Phục xã Kim Lương huyện
Kim Thành có đơn tố cáo Công ty Giầy Bình Dương sản xuất tái chế nhựa gây ô

nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân trong thôn. Qua
kết quả điều tra của Thanh tra sở Tài nguyên môi trường cho thấy, Công Ty Giầy có
sử dụng nguyên liệu đầu vào là nhựa phế liệu, tập kết tại ngoài trời. Máy ép hạt nhựa
bằng phương pháp gia nhiệt đang hoạt động có lắp máy chụp hút bụi, hơi hữu cơ, xử
lý sơ bộ bằng phương pháp sục nước nhưng ngừng hoạt động, cảm nhận có mùi khó
chịu. Nước thải từ rửa nguyên liệu có màu trắng đục cho chảy vào ao chứa một phần
được thu hồi qua bể lắng để tái sử dụng song vẫn bị tràn, thấm, rò rỉ qua đường
mương nước. Không khí khu vực sản xuất có nồng dộ Acrylonitril (CH
2
CHCN) cao
hơn tiêu chuẩn cho phép, không khí xung quanh khu vực dân cư có nồng độ Metanol
(CH
3
OH), Metylacrylat (CH
2
CHCOOCH
3
) và Acrylonitril (CH
2
CHCN) cao hơn tiêu
chuẩn cho phép.








13

PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ TỚI MÔI TRƢỜNG.

I. Tổng quan về môi trƣờng.
1.1. Khái niệm về môi trường
Có nhiều khái niệm khác nhau về môi trường:
Theo Côc BVMT Mỹ (EPA) “Môi trường là tổng thể những điều kiện bên
ngoài tác động đến cuộc sống, sự phát triển và sự tồn tại của một sinh thể”.
Định nghĩa của Bộ quốc phòng Mỹ “ Môi trường bao gồm không khí, nước,
đất, các cấu trúc nhân tạo, tất cả các sinh thể sống trong đó, các mối quan hệ giữa
chúng và các nguồn tài nguyên khảo cổ học và văn hóa”.
Theo UNESCO-1967 “Môi trường sống của con người là phần không gian mà
con người tác động, sử dụng và bị nó làm ảnh hưởng”, “là tập hợp các thành tố vật
chất (tự nhiên và nhân tạo) và xã hội xung quanh mỗi con người”.
Môi trường theo UNESCO, gồm 2 yếu tố:
- Nhóm vật chất: bao gồm các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh
học, trường vật lý và yếu tố nhân tạo như đô thị, nhà của, máy móc…
- Nhóm phi vật chất: bao gồm các yếu tố xã hội và nhân văn như quy chế, luật
pháp, chương trình, dự án, đạo đức, văn hóa, truyền thống… có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng.
Theo luật bảo vê môi trường Trung Quốc - 1979 “ Môi trường bao gồm không
khí, nước, đất, khoáng sản, rừng, đồng cỏ, động thực vật hoang dã, các loại thủy sinh,
các đặc điểm có ý nghĩa lịch sử, danh lam thắng cảnh, các suối nước nóng, các khu
du lịch và bảo tồn thiên nhiên cũng như các vùng có dân cư”.
Theo bách khoa toàn thư về môi trường - 1994 “Môi trường là tổng thể các
thành tố vật lý, sinh học, văn hóa- xã hội, các điều kiện trực tiếp hay gián tiếp tác
động lên sự phát triển của con người, lên đồi sống và hoạt động của con người trong
thời gian bất kỳ”[ 1].
Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi 2005 của Việt Nam định nghĩa:

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật [ 19].

14
Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo định nghĩa
của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và vô hình (tập quán,
niềm tin, ), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên
nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống
của con người theo định nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước,
ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội, Với nghĩa hẹp, thì môi trường sống của con
người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất
lượng cuộc sống của con người như số m
2
nhà ở, chất lượng bữa ăn hàng ngày, nước
sạch, điều kiện vui chơi giải trí, Ở nhà trường thì môi trường của học sinh gồm nhà
trường với thầy cô giáo, bạn bè, nội quy của nhà trường, lớp học, sân chơi, phòng thí
nghiệm, vườn trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội, Tóm lại, môi trường là tất cả
những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta sống, hoạt động và phát triển.
Môi trường sống của con người thường được phân thành:
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người. Đó là ánh sáng Mặt Trời, núi, sông, biển cả, không khí, động và thực vật, đất và
nước, Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng cấy,
chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất
và tiêu thụ.
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó
là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội định hướng
hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận

lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả
các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo, làm thành những tiện nghi trong
cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên [ 10,11].
1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, khủng hoảng môi
trường, sự cố môi trường
- Ô nhiễm môi trường

15
Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi
tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Trên thế giới ô nhiễm môi
trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến
mức có khả năng gây hại đến sức khỏe của con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc
làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở
dạng khí ( khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân
vật lý, ho¸ häc, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ Tuy nhiên ô
nhiễm môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó nồng độ, hàm lượng hoặc
cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người,
sinh vật và vật liệu.
- Suy thoái môi trường
“ Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên”.
Trong đó thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường:
không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật,
các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, quang cảnh
thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
- Khủng hoảng môi trường
“Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên
quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất”. Biểu hiện của khủng
hoảng môi trường như:

+ Ô nhiễm không khí (bụi, SO
2
, CO
2
…) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị,
khu công nghiệp.
+ Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
+ Tầng Ôzon bị phá hủy.
+ Sa mạc hóa đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hóa, phèn hó, khô hạn.
+ Nguồn nước bị ô nhiễm.
+ Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.
+ Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng.
+ Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.
+ Rác thải, chất thải đang tăng về số lượng và mức độ độc hại.[18]

16
- Sự cố môi trường
Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam:
“Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường
nghiêm trọng”.Sự cố môi trường có thể sảy ra do:
+ Bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa
đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
+ Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản
xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phòng;
+ Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí,
sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu…
+ Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất,
tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.[10].

1.3. Khái niệm về khoa học môi trường
“Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác
qua lại giữa con người và môi trường xung quanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường
sống của con người trên trái đất”.
Môi trường là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như sinh học, địa
học, hóa học… Tuy nhiên các ngành khoa học đó chỉ quan tâm một phần hoặc một
thành phần của môi trường theo nghĩa hẹp mà không có một ngành khoa học nào
đang có hiện nay đủ điều kiện nghiên cứu giải quyết mọi nhiệm vụ của công tác bảo
vệ môi trường là quản lý và bảo vệ chất lượng các thành phần môi trường sống của
con người và sinh vật trên trái đất.
Như vậy có thể xem khoa học môi trường là một ngành khoa học liªn ngµnh, được
xây dựng trên cơ sở tích hợp các kiến thức của các ngành khoa học đã có cho một đối
tượng chung là môi trường sống bao quanh con người với phương pháp và nội dung
nghiên cứu cụ thể.
Nhiệm vụ của KHMT gồm:
+ Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần môi trường ( tự nhiên hoặc nhân tạo)
có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng con người, nước, không khí, đất, hệ sinh thái, khu

17
công nghiệp, đô thị, nông thôn…ở đây khoa học môi trường tập trung nghiên cứu mối
quan hệ và tác động qua lại giữa con người với các thành phần của môi trường sống.
+ Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm bảo vệ chất lượng môi trường
sống của con người.
+ Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp quản lý về khoa học kinh tế, luật pháp, xã hội
nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững quốc gia, lãnh thổ, ngành công nghiệp.
+ Nghiên cứu về phương pháp như mô hình hóa, phân tích hóa học, vật lý, sinh
vật phục vụ cho ba nội dung trên [ 11]
1.4. Cấu trúc và chức năng cơ bản của hệ thống môi trường
1.4.1. Cấu trúc hệ thống môi trường
Các vấn đề môi trường không xuất hiện riêng rẽ mà bao giờ cũng là kết quả của

nhiều tương tác phức tạp, và chính môi trường cũng là nguyên nhân tạo ra các tương
tác khác. Môi trường luôn là một hệ thống.
Theo lý thuyết hệ thống

Hình 1: Cấu trúc hệ thống của môi trường
1.4.2. Các chức năng chủ yếu của môi trường
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các
chức năng chủ yếu sau:
a. Môi trƣờng là không gian sinh sống cho con ngƣời và thế giới sinh vật (Habitat)
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định
để phục vụ cho các hoạt động sống như: Nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông







Môi trƣờng
Đối tượng bị điều khiển
Chủ thể điều khiển
Input
Output
Hệ trên
Hệ bên

Hệ dưới
Hệ bên

18

nghip, lõm nghip, thu sn, kho tng, bn cng, Trung bỡnh mi ngy mi ngi
u cn khong 4m
3
khụng khớ sch hớt th; 2,5 lớt nc ung, mt lng lng
thc, thc phm tng ng vi 2000 - 2400 Calo. Nh vy, chc nng ny ũi hi
mụi trng phi cú mt phm vi khụng gian thớch hp cho mi con ngi. Tuy nhiờn,
din tớch khụng gian sng ca con ngi nc ta ang ngy cng b thu hp, bỡnh quõn
t canh tỏc nụng nghip nc ta hin nay khong 0,1 ha/ngi, trong khi ú bỡnh quõn
t nụng nghip ca Trung Quc l 0,13 ha v ca th gii l 0,27 ha/ngi (bng 1).
Bng 1. Din tớch t canh tỏc trờn u ngi Vit Nam
Nm
1940
1960
1970
1992
2000 2007
Bỡnh quõn u ngi (ha/ngi)
0,2
0,16
0,13
0,11
0,10 0,80

Yờu cu v khụng gian sng ca con ngi thay i theo trỡnh khoa hc v
cụng ngh. Trỡnh phỏt trin cng cao thỡ nhu cu v khụng gian sn xut s cng
gim. Tuy nhiờn, trong vic s dng khụng gian sng v quan h vi Th gii t
nhiờn, cú 2 tớnh cht m con ngi cn chỳ ý l tớnh cht t cõn bng (homestasis),
ngha l kh nng ca cỏc h sinh thỏi cú th gỏnh chu trong iu kin khú khn
nht Nh vy, mụi trng l khụng gian sng ca con ngi (hỡnh 2) v cú th phõn
loi chc nng khụng gian sng ca con ngi thnh cỏc dng c th sau:



Hình 2. Các chức năng chủ yếu của môi tr-ờng
- Chc nng xõy dng: Cung cp mt bng v nn múng cho cỏc ụ th, khu cụng
nghip, kin trỳc h tng v nụng thụn.
- Chc nng vn ti: Cung cp mt bng, khong khụng gian v nn múng cho
giao thụng ng thu, ng b v ng khụng.

Môi
tr-ờng
Nơi chứa đựng các
nguồn tài nguyên
Không gian sống của
con ng-ời và các loài
sinh vật
Nơi l-u trữ và cung cấp
các nguồn thông tin
Nơi chứa đựng những
phế thải con ng-ời tạo ra
trong cuộc sống

19

- Chc nng sn xut: Cung cp mt bng v phụng t nhiờn cho sn xut nụng -
lõm - ng nghip.
- Chc nng gii trớ ca con ngi: Cung cp mt bng, nn múng v phụng t nhiờn
cho vic gii trớ ngoi tri ca con ngi (trt tuyt, trt bng, ua xe, ua nga, )
b. Mụi trng l ni cha ng cỏc ngun ti nguyờn cn thit cho i sng v
sn xut ca con ngi
Trong lch s phỏt trin, loi ngi ó tri qua nhiu giai on. Bt u t khi

con ngi bit lm rung cỏch õy khong 14 - 15 nghỡn nm, vo thi k ỏ gia
cho n khi phỏt minh ra mỏy hi nc vo th k th XVIII, ỏnh du s khi u ca
cuc cỏch mng khoa hc k thut trong mi lnh vc. Xột v bn cht thỡ mi hot ng
ca con ngi duy trỡ cuc sng u nhm vo vic khai thỏc cỏc h thng sinh thỏi
ca t nhiờn thụng qua lao ng c bp, vt t cụng c v trớ tu (hỡnh 3).







Hình 3. Hệ thống sinh thái của tự nhiên
Vi s h tr ca cỏc h thng sinh thỏi, con ngi ó ly t t nhiờn nhng
ngun ti nguyờn thiờn nhiờn cn thit phc v cho vic sn xut ra ca ci vt cht
nhm ỏp ng nhu cu ca mỡnh. Rừ rng, thiờn nhiờn l ngun cung cp mi ngun
ti nguyờn cn thit (hỡnh 4). Nú cung cp ngun
vt liu, nng lng, thụng tin (k c thụng tin di
truyn) cn thit cho hot ng sinh sng, sn
xut v qun lý ca con ngi.
Nhu cu ca con ngi v cỏc ngun ti
nguyờn khụng ngng tng lờn c v s lng,
cht lng v mc phc tp theo trỡnh
phỏt trin ca xó hi. Chc nng ny ca mụi
trng cũn gi l nhúm chc nng sn xut t
nhiờn gm:
- Rng t nhiờn: Cú chc nng cung cp nc, bo tn tớnh a dng sinh hc v
phỡ nhiờu ca t, ngun g ci, dc liu v ci thin iu kin sinh thỏi.

Hình 4. Trái đất là nơi dự trữ nguồn tài

nguyên cho con ng-ời
Tự nhiên (các hệ
thống sinh thái)
Trí tuệ
Vật t- công cụ
Lao động cơ bắp
Con ng-ời

20
- Các thủy vực: Có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và
các nguồn hải sản.
- Động và thực vật: Cung cấp lương thực và thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, ánh sáng Mặt Trời: Để chúng ta hít thở, cây cối ra hoa
và kết trái.
- Các loại quặng, dầu mỏ: Cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt
động sản xuất nông nghiệp [ 11,12].
c. Môi trƣờng là nơi chứa đựng các chất phế thải do con ngƣời tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn đào
thải ra các chất thải vào tự nhiên và quay trở lại môi trường. Tại đây, các chất thải
dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân huỷ, biến
đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hoá
phức tạp. Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá trình
phân huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại trở lại
trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số Thế giới nhanh chóng, quá
trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn
đến chức năng này ở nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường.
Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực nhất định được gọi là
khả năng đệm (buffer capacity) của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng
đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn

trong quá trình phân huỷ thì chất lượng môi trường sẽ giảm và môi trường có thể bị ô
nhiễm. Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau:
- Chức năng biến đổi lý - hoá học: Pha loãng, phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng;
hấp thụ; sự tách chiết các vật thải và độc tố.
- Chức năng biến đổi sinh hoá: Sự hấp thụ các chất dư thừa; chu trình nitơ và
các bon; khử các chất độc bằng con đường sinh hoá.
- Chức năng biến đổi sinh học: Khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá,
amôn hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá,
d. Chức năng lƣu trữ và cung cấp thông tin cho con ngƣời
Môi trường Trái Đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người. Bởi vì, chính môi trường Trái Đất là nơi:

21
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất
và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo
động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên Trái Đất như phản
ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng
tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa, [11].
- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động
thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm
mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
II. « nhiễm c¸c thµnh phÇn m«i tr-êng
2.1. Ô nhiễm môi trường đất: Môi trường đất là nơi sinh sống của con người
và nhiều sinh vật ở cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp và văn hóa của con người. Con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động
sản xuất nông nghiệp để đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm . Nhưng với nhịp
độ tăng dân số quá nhanh, tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa hiện
nay diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy
thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.ở Việt Nam, vấn đề suy thoái tài

nguyên đất là rất lo ngại.[ 10]
2.2. Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi
các tính chất lý-hóa-sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn
làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người. Nước bị ô nhiễm do phù dưỡng
xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển…do lượng muối
khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật
trong nước không thể đồng hóa được. Kết quả làm cho hàm lượng ô xy trong nước
giảm đột ngột, các khí CO
2
, CH
4
, H
2
S tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái
thủy vực. Ô nhiễm nguồn nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải
công nghiệp được thải ra lưu vực các sông mà chưa qua xử lý đúng mức, các loại
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ, nước
thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.
2.3. Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là kết quả của sự thải ra các chất
thải khí độc hại ở thể hơi, bụi, khí, làm tăng đột biến các chất như CO
2
, NO
x
,

22
SO
x
…Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt, có ảnh hưởng xấu đến con
người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá,

dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một lượng lớn các chất thải
khác nhau, làm cho hàm lượng khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hằng năm có:
+ 20 tỉ tấn cácbon điôxit
+ 1,53 triệu tấn SiO
2

+ hơn 1 triệu tấn Niken
+ 700 triệu tấn bụi
+ 1,5 triệu tấn Asen
+ 900 tấn coban
+ 600.000 tấn kẽm, hơi thủy ngân, hơi chì và các chất độc khác.[1]
III. Các hƣớng tiếp cận phổ biến trong nghiên cứu xã hội học môi trƣờng
Những nghiên cứu về môi trường đã trải qua một quá trình phát triển rất logic,
từ những nghiên cứu xem môi trường như một đối tượng tự nhiên đến bước phát triển
xem môi trường như một tiêu điểm quan tâm của các nhóm xã hội, từ việc xem môi
trường thuần túy là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên, đến việc
xem môi trường đã trở nên mối quan tâm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Lần đầu tiên trong các nghiên cứu về môi trường xã hội ở Việt nam, Vũ Cao
Đàm( 2002) đã hệ thống hóa và phân tích khái quát các hướng tiếp cận về môi trường
như sau:
3.1 Tiếp cận độc học
Con người đã nhận ra tính độc hại của chất thải công nghiệp ngay từ khi cuộc
cách mạng công nghiệp bùng nổ ở nước Anh và Châu âu, nó được thể hiện trong các
tác phẩm lý luận kinh điển của Mác viết về quá trình công nghiệp hóa ở Anh.
Giải pháp duy nhất thời đó là đề cao vệ sinh công nghiệp, chống lại các yếu tố
độc hại do các chất thải công nghiệp thải vào môi trường sống.
Hướng tiếp cận độc học xem xét ô nhiễm môi trường từ rủi ro của các sản
phẩm hóa học do các chất thải công nghiệp tạo ra tác động tới môi trường tới sức
khỏe của con người và của các động thực vật khác.Theo cách tiếp cận này người ta
phân thành các dạng độc tố khác nhau như rắn, lỏng, khí…từ đó người ta đề xuất các

biện pháp xử lý độc tố với mục đích ngăn chặn sự lan tỏa và gây hại của các chất độc

23
hại: Ví dụ, biện pháp cơ học, hóa học, sinh học… với mục đích làm lắng đọng các
độc tố ( cơ học), trừ khử phân hủy độc tố (vật lý, hóa học, sinh học), với mục đích
ngăn chặn không cho độc tố thâm nhập môi trường sống [6].
3.2. Tiếp cận dịch tễ học
Tiếp cận dịch tễ học xuất hiện gần như đồng thời với tiếp cận độc học. Tiếp
cận dịch tễ học thường xem xét tác động của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe của
cộng đồng dân cư, trực tiếp là sức khỏe của người lao động trong môi trường dộc hại.
Theo hướng tiếp cận dịch tễ học, tùy theo dặc điểm của các độc tố gây ô nhiễm
mà người ta chia ra thành các nhóm bệnh khác nhau.
Tiếp cận dịch tễ học và tiếp cận độc học đi vào sản xuất công nghiệp như một
trong những biện pháp về bảo hộ lao động. Từ những thập niên 1950 - 1960 hai
hướng tiếp cận này được đưa vào giảng dạy trong tất cả các trường Đại học, trung
học kỹ thuật và các trường dạy nghề ở nước ta trong khuôn khổ các môn học “An
toàn lao động, “Bảo hộ lao động”, “Vệ sinh công nghiệp” hoặc “Kỹ thuật an toàn”[6].
3.3. Tiếp cận công nghệ học
Từ những năn 1970 các nhà nghiên cứu đã có nhiều hướng tiếp cận công nghệ
học trong các nghiên cứu khoa học vá công nghệ: các nhân tố gây ô nhiễm hoặc giảm
ô nhiễm được xem xét từ trong lòng công nghệ sản xuất, hơn nũa bắt đầu xuất hiện tư
tưởng hạn chế ô nhiễm môi trường trong cấu trúc của công nghệ sản xuất. Cách tiếp
cận công nghệ học có điểm xuất phát từ nhiều góc độ:
- Nhu cầu tăng trưởng với nhịp điệu mới, dựa trên cơ sở hạ tầng công nghiệp
cổ điển dẫn đến nhịp điệu tàn phá tài nguyên mạnh mẽ hơn.
- Sự xuất hiện ngày càng nhiều các chất kích thích về tăng trưởng cây trồng,
vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học… với tác dụng hai mặt vừa phát triển
nông nghiệp nhưng cũng lại là phương tiện gây độc hại cho con người.
- Chất thải công nghiệp ngày càng đa dạng, ngày càng lớn về quy mô, không
loại trừ cả chất thải đặc biệt nguy hiểm như chất phóng xạ.

Tiếp cận công nghệ học cho rằng cần phải bảo vệ môi trường ngay từ trong
lòng công nghệ tức là ngay trong quá trình thiết kế công nghệ thì đã phải đặt tới vấn đề
về môi trường được đảm bảo, bởi vì mọi chất thải dù ở dưới dạng rắn, lỏng, hay khí thì

24
cũng gây ảnh hưởng nhất định đến môi trường sống. Như vậy giải quyết theo hướng tiếp
cận công nghệ học được các chuyên gia xem là một hướng tiếp cận triệt để nhất.
3.4. Tiếp cận kinh tế học
Tư tưởng cơ bản của tiếp cận kinh tế học dựa trên quan niệm cho rằng bản thân
công nghệ không phải là kẻ đóng vai trò bảo vệ hay phá hoại môi trường mà vấn đề
là ở phía các nhà đầu tư. Là những người sử dụng công nghệ để phục vụ cho các mục
tiêu lợi nhuận của hoạt động kinh tế. Về nguyên tắc các nhà đầu tư là những người
hiểu rõ hơn ai hết về những tác động của công nghệ mà họ đang sử dụng tới môi
trường như thế nào nhưng với mục tiêu tối ta hoá lợi nhuận nên họ đã cố tình giảm
bớt các chi phí bảo vệ môi trường, thậm chí là sử dụng những công nghệ ô nhiễm, chi
phí thấp gây tác động xấu đến môi trường. Như vậy có thể nhìn nhận nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường từ nguyên nhân kinh tế.
Tư tưởng cơ bản của biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường bằng cách tiếp cận
kinh tế học với mục đích dùng biện pháp kinh tế như một chế tài để ngăn chặn ô
nhiễm môi trường và để khắc phục ô nhiễm môi trường thì một trong những biện
pháp có thể được coi là khả thi nhất đó là phân loại, tái chế và tái sử dụng rác thải trở
thành một nguồn đầu tư phát triển kinh tế [ 6].
3.5. Tiếp cận giáo dục học
Với cách nhìn nhận là chống ô nhiễm môi trường từ chủ thể gây ô nhiễm mà
chủ thể ở dây chính là con người nên các nhà nghiên cứu đã đưa ra hướng tiếp cận
giáo dục học nhằm giáo dục ý thức môi trường và nhận thức môi trường của con
người ngay từ những ngày còn nhỏ để chúng có ý thức, nhận thức cũng như kiến thức
về môi trường trong các hoạt động sống sau này.
3.6. Tiếp cận sinh thái học
Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe cũng như môi trường

sống vì vậy ngay từ những năm 1960 với những bước phát triển mạnh mẽ của sinh
thái học, với những hiểu biết ngày càng sâu sắc về tính hoàn chỉnh của hệ sinh thái,
con người ngày càng ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi
trường với một quan điểm tiếp cận toàn bộ hệ sinh thái.
Khái niệm sinh thái học xuất hiện từ năm 1866 do nhà sinh học Ernst Haeckelý
đề xướng trong tác phẩm “Sinh thái học tự nhiên-Natural Ecology” với ý nghĩa là

×