Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần ở xã hội Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ THÚY ANH


ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở XÃ HỘI NHẬT BẢN


Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62.22.80.05



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC




HÀ NỘI - 2009
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội


Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Nguyễn Hữu Vui


TS Hoàng Thị Thơ


Phản biện:
GS.TS Nguyễn Tài Thư
PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt
TS Nguyễn Thúy Vân



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm
luận án tiến sĩ họp t
ại:
……………………………………………………………
Vào hồi giờ ngày tháng năm



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội




2
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 3


CHƯƠNG 1 13
KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN 13
1.1. Sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản 13
1.1.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản 13
1.1.2. Quá trình tiếp biến của Phật giáo tại Nhật Bản 25
1.1.3. Sự phát triển của Phật Giáo tại Nhật Bản 29
1.2. Những đặc trưng chủ yếu của Phật giáo Nhật Bản 41
1.2.1. Nhận diện Phật giáo Nhật Bản 41
1.2.2. Bốn đặc trưng chủ yếu của Phật giáo Nhật Bản 60
CHƯƠNG 2 70
PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN NHẬT BẢN TRƯỚC HIỆN ĐẠI
70

2.1. Khái niệm đời sống tinh thần xã hội 70
2.2. Phật giáo với tư tưởng, đạo đức và lối sống của xã hội Nhật Bản trước hiện đại 78
2.2.1. Phật giáo với tư tưởng của Nhật Bản trước hiện đại 78
2.2.2. Phật giáo với đạo đức và lối sống của xã hội Nhật Bản trước hiện đại 96
2.3. Phật giáo với văn hóa nghệ thuật, phong tục và lễ hội của xã hội Nhật
Bản trước hiện đại 107

2.3.1. Phật giáo với văn hóa, nghệ thuật của xã hội Nhật Bản trước hiện đại 107
2.3.2. Phật giáo với phong tục và lễ hội của xã hội Nhật Bản trước hiện đại 125
CHƯƠNG 3 134
PHẬT GIÁO VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI.
MỘT SỐ SO SÁNH VỚI VIỆT NAM 134

3.1. Phật giáo và xã hội Nhật Bản hiện đại 134

1

3.1.1.Phật giáo với quá trình hiện đại hóa của Nhật Bản 134
3.1.2. Một số khuynh hướng thế tục hóa Phật giáo ở Nhật Bản 145
3.2. Một số so sánh về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần xã
hội ở Nhật Bản và Việt Nam 157

3.2.1. Một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam 157
3.2.2. Một số bài học cần thiết 176
KẾT LUẬN 185
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 190
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 191
PHỤ LỤC: Phật giáo tại Nhật Bản 199

2
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo là một tôn giáo lớn, đồng thời cũng là một học thuyết mang đậm
tính triết học sâu sắc, được truyền bá rộng rãi, ở cả Nhật Bản, Việt Nam và
nhiều nơi trên thế giới. Ở Nhật Bản cũng như Việt Nam, Phật giáo được coi là
một tôn giáo truyền thống có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần củ
a
xã hội trên nhiều phương diện. Trong lịch sử cũng như hiện tại, tuy Phật giáo
ở mỗi nước có những khác biệt, song với tư cách một biểu tượng văn hóa
tương đồng nó đã góp phần kết nối quan hệ hợp tác trên nhiều mặt kinh tế, tôn
giáo, văn hóa, chính trị… giữa hai quốc gia Nhật Bản và Việt Nam. Trong
những năm gần đây, với chủ trương cùng xây dựng quan h
ệ hợp tác hai nước
lên tầm đối tác chiến lược, Nhật Bản và Việt Nam đều dựa vào những nét
tương đồng của mỗi quốc gia để tìm nguồn lực tinh thần hợp tác, trong đó
Phật giáo đã có một vị trí đóng góp đáng kể.

Việc nghiên cứu Phật giáo Nhật Bản với chủ đề “Ảnh hưởng của Phật giáo
đối với đời sống tinh thần ở
xã hội Nhật Bản” vì lẽ đó, có ý nghĩa thiết thực,
không chỉ về mặt thực tiễn mà cả về lý luận văn hóa, chính trị và tôn giáo.
Việc nghiên cứu Phật giáo Nhật Bản, cho đến nay, đã được thực hiện trong
nhiều công trình nghiên cứu ở Nhật Bản, thế giới và cả ở Việt Nam. Tuy vậy,
đây là một vấn đề vẫn cần quan tâm về phương pháp tiếp c
ận, về những luận
điểm liên quan đến đặc điểm, quá trình du nhập, phát triển, các tiền đề lịch sử
triết học và văn hóa của Phật giáo, cũng như ảnh hưởng của Phật giáo trong
xã hội nói chung và trong đời sống tinh thần của xã hội nói riêng, hay mối
quan hệ giữa Phật giáo với tôn giáo dân tộc, với các tôn giáo khác, nhất là với
các phong trào tôn giáo mới ở Nhật Bản.

3
Với tính cách là một trong những tôn giáo chính của Nhật Bản, Phật giáo
có ảnh hưởng, cả tích cực và tiêu cực, không chỉ đến đời sống tinh thần, mà
đến đời sống xã hội nói chung. Những tác động tích cực và tiêu cực của Phật
giáo nói riêng và các hiện tượng tôn giáo nói chung, luôn đan xen và diễn
biến phức tạp trong lịch sử cũng như trong hiện tại. Có lẽ do tính phức tạp
này, mà các nhận diện và đánh giá về Phật giáo Nh
ật Bản nói chung thường
không thống nhất, và từ góc độ triết học, tôn giáo học cũng có tranh luận.
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần của xã hội
Nhật Bản, do đó, sẽ góp phần làm rõ hơn phương pháp tiếp cận và một số
luận điểm liên quan đến Phật giáo Nhật Bản.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nhật Bản cũng nh
ư Việt Nam, đều
phải dựa vào các nguồn lực tinh thần của xã hội để "ứng vạn biến", trong đó
có nguồn lực Phật giáo. Phát huy các giá trị tinh thần của Phật giáo, như một

phần không thể thiếu là một hướng khả thi để bảo tồn và phát triển mỗi dân
tộc một cách độc lập, tự chủ.
Nhật Bản là một quốc gia đã đạt được trình
độ phát triển kinh tế - xã hội
cao và lại có nhiều nét tương đồng với Việt Nam về đời sống tinh thần. Việt
Nam có thể tham chiếu nhiều kinh nghiệm thành công của Nhật Bản trong
việc phát huy giá trị tinh thần, trong đó có Phật giáo để góp phần thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng “động lực văn hóa”, nhằm khẳng
định khả năng hội nhập toàn cầu của Việt Nam và có thể đạ
t được một số mục
tiêu đề ra cho năm 2020. Đề tài này có thể góp phần cung cấp một số luận
điểm về vai trò của Phật giáo trong xu hướng phát triển chung của đất nước
hiện nay, đồng thời góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước lên
tầm chiến lược.

4
Luận án này còn là sự tiếp nối quá trình tìm hiểu, nghiên cứu Phật giáo
Nhật Bản cũng như triển khai tiếp một số kết quả đã đạt được trong luận văn
thạc sĩ của tác giả.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luËn ¸n:
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu Phật giáo Nhật Bản của
các tác giả người Nhật Bản và người nước ngoài. Ở Việt Nam đã có một số

tác phẩm nghiên cứu về tôn giáo Nhật Bản và Phật giáo Nhật Bản: Ngay từ
giữa những năm 1960, tại Việt Nam, nhất là khu vực phía Nam, đã bắt đầu
xuất hiện các công trình nghiên cứu có đề cập đến Phật giáo Nhật Bản. Các
công trình này có dành một dung lượng khá lớn cho việc phân tích quá trình
phát triển, những đặc điểm của Phật giáo Nhật Bản. Điển hình phải kể đến tác
phẩm
Lịch sử tư tưởng Nhật Bản của Thiền sư Thích Thiên Ân do Nhà xuất

bản Phương Đông xuất bản tại Sài Gòn năm 1965, hay như tác phẩm hai tập
Nhật Bản tư tưởng sử của tác giả Ishida Kazuyoshi do Tủ sách Kim văn Sài
Gòn ấn hành năm 1972… Tuy nhiên, những nội dung về ảnh hưởng của Phật
giáo đối với đời sống tinh thần của Nhật Bản mới chỉ
là những nét chấm phá,
sơ lược và phần lớn dừng lại ở những phân tích dưới góc độ lịch sử tư tưởng.
Sau khi Việt Nam thống nhất (1975), nhất là từ sau năm 1990, trong bối cảnh
quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản phát triển với nhịp độ nhanh dẫn tới nhu
cầu tìm hiểu văn hoá Nhật Bản ngày một đòi hỏi cao hơn, tại Việt Nam đã xuất
hiện các công trình nghiên cứu về văn hoá, tư tưởng, tôn giáo Nhật Bản, trong số
đó có rất nhiều chuyên khảo do các học giả Việt Nam thực hiện hoặc được dịch
sang tiếng Việt có đề cập nghiên cứu Phật giáo Nhật Bản. Trước hết phải kể đến
tác phẩm Những con đường tâm linh phương Đông gồm 2 tập do Nhà xuất
bản Văn hoá Thông tin ấn hành năm 2000, Nghiên cứu Tôn giáo Nh
ật Bản
của Joseph M. Kitagawa do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm
2002; Đời sống tôn giáo Nhật Bản hiện nay do Phạm Hồng Thái (chủ biên), Nhà

5
xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2005; và nhiều sách tài liệu về Phật giáo
Nhật Bản được dịch sang tiếng Việt… Nhìn chung những công trình này đều
tiến sâu hơn một bước trong việc nghiên cứu đời sống tôn giáo Nhật Bản và
ảnh hưởng của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo đối với đời sống xã hội
Nhật Bản:
- Chen Choumei, “Phân tích việc sửa đổi Luật pháp nhân tôn giáo”,
trong Tôn giáo và đờ
i sống hiện đại- tập III, Chủ biên: Võ Kim Quyên, Viện
thông tin khoa học, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà
Nội, 1998 [8]. Chuyên khảo này phân tích, đánh giá tác động của chính sách
tôn giáo Nhật Bản, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, và sơ lược

về Luật pháp nhân tôn giáo và ảnh hưởng của nó. Vấn đề đặt ra trong Luật
pháp nhân tôn giáo là chỉ hướng vào các quyền tự do tôn giáo, nhưng lại cấm
giáo dụ
c tôn giáo. Một số học giả cho đây là một định chế sai lầm, mà hậu
quả là nhân dân không hiểu biết, không quan tâm, dẫn đến đến sự phát triển
của các loại tôn giáo, "kỳ hình quái trạng". Chuyên khảo này có nhược điểm
là chưa đặt vấn đề giáo dục một cách đúng đắn cho nhân dân về các tôn giáo
truyền thống của Nhật Bản để bồi dưỡng cho họ năng lực đủ đối di
ện với tình
hình tôn giáo thế giới ngày càng phức tạp.
- Joseph M. Kitagawa, Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản, người dịch:
Hoàng Thị Thơ, Nxb KHXH, HN, 2002 [64]. Trong công trình, tác giả dành
phần 4 để nghiên cứu truyền thống Phật giáo, với các vấn đề như: tăng đoàn,
giáo chủ Phật giáo, sự biến đổi của Phật giáo ở Nhật Bản, việc dịch kinh Phật
ở Nhật Bản… chuyển đổi các mô hình Phật giáo ở Nh
ật Bản. Ngoài ra, ở
phần 5, tác giả cũng dành một mục để phân tích về Phật giáo và tư tưởng Nhật
Bản hiện đại. Trong công trình này, tuy vậy, tác giả cũng chưa trực tiếp đánh
giá ảnh hưởng của tôn giáo, trong đó có Phật giáo Nhật Bản, đối với xã hội
nói chung, và đời sống tinh thần của xã hội Nhật Bản nói riêng.

6
- R.H.P. Mason và J. G. Caiger, Lịch sử Nhật Bản, người dịch:
Nguyễn Văn Sĩ, Nxb Lao động, HN, 2003 [37]. Trong công trình này các tác
giả đã nghiên cứu về đạo Phật và Nhà nước đế chế trung ương tập quyền;
Phật giáo Chân ngôn (Shingon); Phật giáo và xã hội trong thời kỳ Heian; Phật
giáo trong những thời kỳ Kamakura và Muromachi; các giáo phái Phật giáo
và Hoàng gia. Vì đây là công trình nghiên cứu chung về lịch sử Nhật Bản, cho
nên vấn đề tư tưởng triết h
ọc và ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn

hóa tinh thần của xã hội Nhật Bản chỉ được đề cập thông qua các vấn đề có
liên quan.
- Michio Morishima, Tại sao Nhật Bản “thành công”? Công nghệ
phương Tây và tính cách Nhật Bản, người dịch: Đào Anh Tuấn. Nxb khoa
học xã hội, HN, 1991 [43]. Đây là một công trình viết về Nhật Bản trên lĩnh
vực học thuật rộng lớn: Các cơ c
ấu kinh tế và các quan hệ kinh tế bị quy định
mạnh bởi tính cách dân tộc và ngược lại như thế nào? Với 5 chương nội
dung, nội dung lời nói đầu; chương I và phần kết luận đã đi vào nghiên cứu
“tính cách dân tộc” đã được hình thành trong suốt nhiều năm trong môi
trường văn hoá riêng từ thời cổ đại của Nhật Bản. Chủ yếu nêu lên ảnh hưởng
của đạo Khổ
ng, đạo Lão, đạo Phật được du nhập vào Nhật Bản đã góp phần
tạo nên hệ tư tưởng của Nhật Bản như thế nào? Từ đó tác phẩm phân tích
những thông tin về nước Nhật hiện đại từ cách mạng Minh Trị - phân tích sự
thành công của Nhật bản khi kết hợp công nghệ phương Tây và tính cách
Nhật Bản từ chương II đến chương V. Đây là một tài liệu giúp luận án phân
tích khái niệm Thần Phật hỗn hợp rõ rµng hơn khi nghiên cứu ảnh hưởng của
Phật giáo Nhật Bản.
- Murakami Shigeyashi, Tôn giáo Nhật Bản, người dịch: Trần Văn
Trình, Nxb Lao động, HN, 2005 [60]. Trong công trình này, tác giả đã nghiên
cứu mối quan hệ giữa Thần đạo (tôn giáo bản địa) và Phật giáo trong thời kỳ

7
cổ đại; Phật giáo trấn quốc; Phật giáo thời trung cổ; sự hiện đại hóa của Phật
giáo… Nhìn chung, đây là công trình tiếp cận tôn giáo Nhật Bản nói chung và
Phật giáo nói riêng từ góc độ lịch sử, song một số luận điểm về quá trình phát
triển của Phật giáo Nhật Bản cũng có giá trị gợi ý tích cực cho đề tài của luận
án này.
- Edward Conze, Tinh hoa và sự phát triển của đạo Phật,

1951, người
dịch: Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, Nbx, Ban tu thư viện đại học Vạn Hạnh
(Sài gòn) [10]. Tác phẩm giới thiệu về thông điệp nguyên thuỷ của đức Phật
và chứng minh không có mâu thuẫn trong lịch sử tư tưởng của Phật giáo. Đặc
biệt, tác phẩm đã đưa ra bốn nét đặc trưng của Phật giáo Thiền tông ở Nhật
Bản và một số phân tích về Phậ
t giáo Tịnh Độ tông, Nhật Liên tông, giúp cho
tác giả luận án hiểu rõ hơn về các tông phái này khi phân tích các ảnh hưởng
của chúng đến đời sống tinh thần của xã hội Nhật Bản. Ngoài ra, tuy chỉ
chiếm một phần rất ít trong tác phẩm nhưng những mốc lịch sử ra đời, du
nhập vào các nước của Phật giáo đã góp phần so sánh và khẳng định mốc lịch
sử của Phật giáo Nhật Bản trong luận án.
-
Diane Morgan, Triết học tôn giáo phương Đông, người dịch: Lưu
Văn Hy, Nxb Tôn giáo và công ty văn hóa Minh Trí – Nhà sách Văn Lang,
2005 [42]. Trong công trình này tác giả có đề cập đến "Thiền và những
trường phái khác của Nhật Bản". Trong đó tập trung vào các vấn đề: Thiên
Thai tông với tính chất là cửa thiên đường; Chân Ngôn tông những lời thần
bí; Tịnh Độ tông là vùng đất trong lành; Nhật Liên tông là sen mặt trời; Thiền
tông gồm thiền và công án; nghệ thuật Phật giáo; Phật giáo và những nghi lễ

ở Nhật Bản. Những tri thức khái quát về Phật giáo trong cuốn sách này là kiến
thức tổng quan giúp cho luận án này tiếp tục tìm hiểu ảnh hưởng của Phật
giáo trong đời sống tinh thần của xã hội Nhật Bản.

8
- David E. Coper, Các trường phái triết học trên thế giới, người dịch:
Lưu Văn Hy và nhóm Trí Tri, Nxb Văn hoá thông tin, 2005 [11]. Trong phần
Các phát triển của Triết học Châu Á, tác giả phân tích về tư tưởng triết học
Phật giáo Thiền tông, tuy ngắn gọn nhưng thể hiện rõ nét sự khẳng định ảnh

hưởng lớn nhất và lâu dài nhất là tư tưởng Thiền Phật giáo ở Nhật Bản.
- Garma C.C. Chang, Triế
t học Phật giáo Hoa Nghiêm tông, người
dịch: Thanh Lương Thích Thiện Sáng, Nxb Tôn giáo, 2006 [7]. Tác phẩm chủ
yếu giúp cho các nhà nghiên cứu có sự hiểu biết thêm về Triết học, logic học
Phật giáo thông qua nghiên cứu khía cạch Triết học của giáo lý Hoa Nghiêm
Tông.
- Nguyễn Văn Kim, Nhật Bản với Châu Á, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2003 [26]. Trong công trình, tác giả tập trung nghiên cứu mối quan hệ
lịch sử giữa Việt Nam và Nhật Bản.
- Phạ
m Hồng Thái (chủ biên), Đời sống tôn giáo Nhật Bản hiện nay,
Nxb. khoa học xã hội, Hà Nội, 2005 [62]. Công trình này nghiên cứu Phật
giáo như một bộ phận của đời sống tôn giáo Nhật Bản từ khi du nhập, hòa
nhập và tiếp biến đến thời kỳ hiện đại. Đời sống tôn giáo Nhật Bản được tiếp
cận nghiên cứu từ văn hóa học để đánh giá các giá trị đạo đứ
c, giáo dục, nghệ
thuật của các tôn giáo biểu hiện qua đời sống thường nhật của người Nhật
Bản. Từ đó công trình khái quát và làm rõ những vấn đề mới của đời sống tôn
giáo ở Nhật Bản trong giai đoạn hiện đại, như sự xuất hiện các tôn giáo mới,
các tôn giáo trong quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hóa của Nhật Bản, quan hệ
giữa tôn giáo và nhà nước, và hệ thống chính sách tôn giáo Nhật Bả
n từ 1945
đến nay. Đây là một phương pháp tiếp cận thích hợp để nghiên cứu đối tượng
Phật giáo Nhật Bản mà đề tài luận án này có thể tham khảo và vận dụng.
Ngoài ra, còn nhiều công trình khác nghiên cứu về Phật giáo Nhật Bản, và
nhiều sách tài liệu về Phật giáo Nhật Bản được dịch sang tiếng Việt Nhìn chung

9
những công trình này đều tiến sâu hơn một bước trong việc nghiên cứu đời

sống tôn giáo Nhật Bản và ảnh hưởng của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo
đối với đời sống xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách hệ thống thì
ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần xã hội Nhật Bản đã diễn
ra như thế nào? Hiện nay, Phật giáo đóng vai trò gì đối với s
ự phát triển văn
hoá và xã hội của xã hội Nhật Bản? Nhất là từ việc xem xét những ảnh hưởng
của Phật giáo đối với văn hoá xã hội Nhật Bản có thể rút ra những gợi ý gì
cho công cuộc xây dựng nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam?
v.v. vẫn còn là những vấn đề tiếp tục cần được làm sáng tỏ.
Từ góc độ nghiên cứu
ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh
thần xã hội Nhật Bản, đề tài luận án sẽ tiếp thu những phương pháp tiếp cận
cũng như kết quả nghiên cứu của các công trình trên, trên cơ sở vận dụng lý
luận về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên
cứu đối tượng tôn giáo, nhằm góp phần liên hệ vớ
i vấn đề vai trò của Phật
giáo trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của
Việt Nam, đặc biệt trong xây dựng đối tác chiến lược với Nhật Bản hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích
Luận án tập trung đánh giá các nhân tố và ảnh hưởng của Phật giáo đối với
đời sống tinh thần xã hộ
i Nhật Bản, từ đó so sánh với Phật giáo Việt Nam để
tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa Phật giáo hai nước và rút ra
một số bài học cần thiết cho chúng ta.
Nhiệm vụ
Để thực hiện được những nhiệm vụ nêu trên, luận án sẽ tập trung:
- Trình bày khái quát lịch sử hình thành và phát triển, cùng với một số
đặc trưng nhận diện của Phật giáo Nhật Bả
n.


10
- Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sồng tinh
thần của xã hội Nhật Bản trong hai thời kỳ: trước hiện đại và hiện đại.
- Nêu một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Phật giáo Nhật Bản và
Phật giáo Việt Nam và rút ra một số bài học cần thiết.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứ
u ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh
thần của xã hội Nhật Bản từ góc độ triết học-tôn giáo với hai thời kỳ cơ bản:
trước hiện đại (truyền thống), và trong quá trình hiện đại hóa ngày nay.
Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần
xã hội Nhật Bản trong phạm vi một số phương diện như tinh thần,
đạo đức,
văn hóa, lối sống.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Đề tài vận dụng lý luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước
Việt Nam về tôn giáo nói chung để nghiên cứu Phật giáo Nhật Bản như một
đối tượng của triết học-tôn giáo.

Đề tài vận dụng các phương pháp chung của khoa học xã hội như phân tích,
so sánh, hệ thống, khái quát, đồng thời kết hợp với các phương pháp nghiên
cứu của tôn giáo học, văn hóa học, sử học… trên cơ sở tiếp thu các thành tựu
có liên quan và từ những tài liệu sẵn có.
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần phân tích một cách có hệ thống ảnh hưởng của Phật giáo
đến mét số mặt trong
đời sống tinh thần của xã hội của Nhật Bản trước hiện
đại và hiện đại.

Luận án chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt cũng như một số bài
học cần thiết của Phật giáo Nhật Bản đối với Việt Nam.


11
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần nghiên cứu về tôn giáo Nhật Bản nói chung và Phật giáo
Nhật Bản nói riêng trong đối sánh với Việt Nam.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy hoặc nghiên cứu
về Phật giáo nói chung và Phật giáo Nhật Bản nói riêng ở trong và ngoài
nước. Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý
Phật giáo nói riêng và Tôn giáo nói chung ở Việt Nam.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài ph
ần mở đầu, danh mục các công trình đã công bố của tác giả, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương, 7 tiết.


12
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

1.1. Sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản
1.1.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản
- Điều kiện tự nhiên và xã hội của Nhật Bản
Nhật Bản là quần đảo ở Tây Bắc lòng chảo Thái Bình Dương với chiều dài
4000km. Quần đảo này gồm hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ với diện tích vào
khoảng 322.000km
2
; Với 4 đảo lớn: Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và

nhiều đảo nhỏ.
Điểm đặc biệt là, Nhật Bản có rất nhiều núi lửa hoạt động; hàng năm gây
nhiều tai họa cho con người và xã hội. Điều kiện núi cao, bờ biển gập ghềnh
với những vách đá thẳng đứng, đã tạo cho Nhật Bản một khung cảnh thiên
nhiên hùng vĩ và đẹp.
Từ hình dạng của lãnh thổ như hình tr
ăng lưỡi liềm hay hình con tằm, nên
nhiều người tin rằng, Nhật Bản muốn tồn tại phải dựa vào Trung Quốc, vì
hình dạng Trung Quốc giống lá dâu. Tuy vậy, sự phỏng đoán nặng tính tư
biện đó đã không đúng với thực tế lịch sử. Sức tự cường của người Nhật đã
giữ cho đất nước họ không lâm vào tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài.
Nh
ật Bản là nước duy nhất ở Đông Bắc Á không rơi vào thảm họa thực dân
trong thời kỳ thực dân hóa.
Về phương diện nhân chủng học, người Nhật Bản hiện nay là kết qủa của
sự cộng sinh nhiều dòng máu của nhiều tộc người khác nhau. Theo kết quả
nghiên cứu của các nhà nhân chủng học và khảo cổ học, đất nước Nhật Bản
có vết chân người t
ừ cuối thời đại đồ đá mới (cách đây khoảng 3.000 năm).
Xét về mặt địa lý - lãnh thổ, người ta đã phát hiện thấy sự liên kết chặt chẽ
giữa lục địa Trung Hoa và quần đảo Nhật Bản. Từ đó có suy luận rằng, gốc gác

13
người Nhật có quan hệ với các tộc người ở đại lục Trung Quốc. Các tác giả của
Lịch sử Phật giáo thế giới cho rằng người Nhật gồm ba hệ dân lớn [45, tr.15-98]:
- Tộc người Hà Di (Ainu): Gốc da trắng ở châu Âu, vượt Xibêri đến Nhật Bản.
- Tộc người Thông Cổ Tư vốn sống ở Tây Á, trong đó tộc Thiên Tôn lớn
nhất. Tộc người này lấy đất Đạ
i Hòa làm căn cứ nên còn gọi là dân tộc
Đại hòa. Đây là nòng cốt của dân tộc Nhật Bản và là người Nhật Bản gốc.

- Một số tộc người thiểu số khác.
Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản khá đa dạng, khí hậu ôn đới, cây cối tốt
tươi, rậm rạp… có những ảnh hưởng đến tính cách, tâm lý người Nhật, như
rèn luyện tinh thần dũng cảm, tính ti
ến thủ mà biểu tượng được ví như núi
Fuji. Ngoài ra, người Nhật cũng khá cởi mở, nặng tính thực dụng với một bản
lĩnh thép được hun đúc qua quá trình phát triển của đất nước. Đánh giá về tính
cách, tâm lý người Nhật, Edwin O. Reischauer trong cuốn "Nhật Bản quá khứ
và hiện tại" [53, tr.16] cho rằng, ý thức về tinh thần liên kết trong thị tộc và
niềm tin vào tầm quan trọng của các quyền lợi và uy quyền cha truy
ền con
nối, chắc chắn phải là khá mạnh trong dân tộc này. Vì những sức mạnh này
luôn chiếm ưu thế trong suốt lịch sử của Nhật Bản và vẫn còn rất sống động
trong nước Nhật hiện đại. Có lẽ hình ảnh người chiến sĩ quý tộc, người đàn
ông kỵ mã, lúc bấy giờ đã có một vị trí quan trọng trong xã hội Nhật, bởi vì
các hình ảnh mờ ảo này c
ủa Nhật Bản thời sơ khai đã vượt qua được trận lũ
của nền văn minh vay mượn Trung Hoa, để sau này thông qua truyền thống
"Võ sĩ đạo" trỗi lên như cột xương sống của Nhật Bản thời phong kiến.
Tính thống nhất cao về chủng tộc (người Nhật chiếm 99,5% dân số) và
điều kiện tự nhiên - lịch sử có tính độc lập của một quần
đảo, đã tạo nên sự
thống nhất dân tộc cao độ, từ đó là sự thống nhất tôn giáo trên cơ sở tôn giáo
bản địa (Thần Đạo); và cũng có thể nói, Phật giáo từ một tôn giáo ngoại nhập,
đã trở thành tôn giáo bản địa trên nhiều phương diện khác nhau.

14
- Tổ chức xã hội Nhật Bản thời kỳ du nhập Phật giáo
Theo nhiều học giả Nhật Bản, mặc dù hai cuốn sách Cổ sự ký (Kojiki) và
Nhật Bản thư ký (Nihonshoki) được biên soạn vào thế kỷ thứ VIII mang

nhiều tính truyền thuyết và thần thoại, nhưng là những tài liệu quan trọng, để
nghiên cứu xã hội Nhật Bản cổ đại. Qua các truyền thuyết và những câu
chuyện dân gian, có th
ể hình dung xã hội Nhật Bản tồn tại trên những nguyên
tắc của một nền quân chủ. Giáo lý của Shinto (con đường của thần thánh)
không mạnh và làm say lòng người như một tôn giáo thực thụ, nhưng cũng
thể hiện rõ ý thức dân tộc của người Nhật. Tín ngưỡng Shinto, những ước
nguyện về một cuộc sống tốt đẹp được hòa quyện với lòng yêu nước, bởi
người Nhật ngh
ĩ rằng, Nhật Bản là đất nước thần thánh. Ai được thần thánh
tin cẩn sẽ được giao quyền cai trị đất nước. Vì lẽ đó, trong đời sống, đạo có vị
trí chỉ đạo ý thức cộng đồng. Theo đó, cá nhân chỉ tồn tại được khi là thành
viên của gia đình. Một gia đình chỉ tồn tại được khi là thành viên của quốc
gia. Hiện tại phải hy sinh cho truyền thống và cho những khát vọ
ng tương lai.
Thông qua các truyền thuyết, người ta cũng thấy rằng, quyền lực xã hội tập
trung ở các Tenno (Thiên hoàng), mặc dù quyền lực đó không phải lúc nào
cũng được thực hiện suôn sẻ. Chính quyền Trung ương của Thiên hoàng có
quyền lực cai quản các tộc người khác, trong đó có những tộc người mạnh.
Những tộc người đó mặc dù thần phục Thiên hoàng nhưng vẫn có quyền lực
độc lậ
p, vẫn có khả năng kiểm soát đất đai và cư dân của mình. Thiên hoàng
thường đại diện cho một tộc người lớn mạnh nhất và được coi là sứ giả, đại
diện cho thần dân trong mối quan hệ với thần thánh. Quyền lực đó, vì vậy
mang tính tôn giáo nhiều hơn là tính chính trị. Nó dựa vào Thần đạo và tìm
thấy ở Phật giáo sức mạnh tâm linh, để tập hợp và lãnh đạo Thần dân.
Các đạ
i thần, thường là những người đứng đầu các dòng họ quý tộc
Nakutomi và Imibe. Họ là các chúa đất có quyền lực; quyền lực ấy đươc duy


15
trì theo kiểu cha truyền con nối về mặt tôn giáo. Thường thì những người
đứng đầu các dòng họ quý tộc cứ mỗi năm hai lần, làm chủ lễ đọc kinh cầu
nguyện trong các dịp lễ tẩy uế, cầu xin thần linh gột bỏ ô uế và tội ác cho dân
lành.
Tùy theo tương quan lực lượng giữa các dòng họ mà quy định dòng họ nào
được đảm nhiệm chức năng gì. Vì vậy, trong xã hội Nhật Bản cổ đạ
i và trung
đại, cuộc tranh giành giữa các dòng họ cũng hay xảy ra. Việc chọn người
đứng đầu tộc người có một số tiêu chí nhất định, hoặc họ là người giàu có,
hoặc có khả năng sản xuất những đồ quý hiếm hay có tay nghề cao trong một
số ngành thủ công mỹ nghệ.
Có thể nói, trong xã hội Nhật Bản cổ đại và trung đại, các tầng lớp quý tộc
và chúa đất ở trung ương và địa ph
ương với vây cánh của họ đã chi phối
quyền lực của triều đình. Họ có thể buộc triều đình có hành động theo ý muốn
của họ, kể cả việc bành trướng lãnh thổ. Họ xây dựng thế lực và có thể lôi kéo
các thủ lĩnh địa phương đi theo mình. Chính sách của họ là tập hợp những
người thợ giỏi, cho họ quyền lợi thỏa đáng để
lôi kéo họ.
Phật giáo được du nhập vào Nhật Bản trong bối cảnh lịch sử như vậy. Lúc
đầu, nó được đưa vào Nhật Bản thông qua vai trò của những người Triều Tiên,
Trung Hoa vốn là những người buôn bán hoặc tù binh; sau đó, do nhu cầu xã hội
và phù hợp với tâm lý văn hóa của người Nhật, đặc biệt nhờ sự nâng đỡ của
chính quyền, Phật giáo chính thức được thừa nhận và phát triển khá nhanh.
- Tín ngưỡ
ng bản địa
Phật giáo du nhập vào Nhật Bản trong bối cảnh người Nhật đã có một
truyền thống tín ngưỡng khá vững chắc: tín ngưỡng về Thần (Kami). Thần là
đối tượng của sự thờ cúng trong Thần đạo đã tồn tại từ thời cổ đại [3, tr.183].

Thần có nhiều loại nhưng có một số đặc điểm chung như: không có hình dạng
riêng nhưng có thể
được mời gọi đến với những hình thức mời thích hợp; tuy

16
là thực thể trừu tượng nhưng có thể mang phúc hay chuốc họa cho con người,
tùy thuộc vào thái độ đối xử của con người đối với Thần; Thần có thế giới
riêng nhưng vẫn có thể viếng thăm thế giới loài người; Thần là thế lực có thể
ban phát cho con người những lợi ích vật chất mà không đại diện cho một thứ
chân lý tối hậu.
Từ đó có thể thấ
y, về thực chất, Thần đạo có những khác biệt căn bản với
Phật giáo. Điểm căn bản nhất ở chỗ, Thần là trừu tượng trong khi Phật là cụ
thể. Tôn sùng, thờ cúng Thần sẽ được đền đáp, trong khi Phật chủ trương
chính con người tự chịu trách nhiệm về kết quả của hành động bản thân, mà
không nên trông chờ bất kỳ một sự ban phát nào, nh
ất là trong quan niệm của
Phật giáo nguyên thủy. Thần là thế lực ban phát trong khi Phật đại diện cho
chân lý tối hậu. Thần đạo không có đủ một hệ thống giá trị đạo đức được xem
là chân lý. Vì những lẽ trên, nên từ buổi đầu du nhập, Phật giáo luôn góp phần
bổ sung, bù đắp cho những điều mà Thần đạo không thể có. Do đó xuất hiện
xu hướng hỗn dung, vay mượn lẫn nhau giữa Thần và Ph
ật. Đây là một thực
tế trong đời sống tín ngưỡng của người Nhật Bản. Bách khoa toàn thư Nhật
Bản khẳng định: "Đạo Phật đã cung cấp cho người Nhật toàn bộ khái niệm về
đạo đức… Đạo Phật đã đưa đến cho văn hóa Nhật Bản những từ về lòng
thương xót, anh minh, lòng từ bi, lòng nhân ái…" [3, tr.191].
- Các tôn giáo ngoại nhập muốn bắt rễ vào một khu vực nào đ
ó không
thể không dựa vào tôn giáo truyền thống, nhưng ở Nhật Bản vì trong giai

đoạn đó, Thần đạo đã là một tôn giáo phổ biến của người dân, lại có nhiều dị
biệt với Phật giáo, nên sự du nhập diễn ra khó khăn hơn.
Trước hết, muốn bắt rễ, Phật giáo không thể du nhập bằng hệ thống lý luận
trừu tượng mà phải bằng hình thức nào đó c
ủa quyền năng, bằng những lời
hứa sẽ bảo vệ toàn bộ xứ sở, và sự sẵn sàng cứu giúp của các Bồ Tát. Do đó,
một điều tự nhiên là trong suốt hai thế kỷ đầu tiên khi mới du nhập, tôn giáo

17
mới này thường được hiểu một cách đơn thuần như một phương tiện có hiệu
quả giúp tạo ra những ân huệ trần tục mà chúng sinh luôn luôn tìm kiếm,
mong đợi từ những vị thần trong Thần đạo. Cũng vì tính chất đó mà cuối cùng
triều đình phong kiến đã chấp nhận Phật giáo, vì nó gieo hy vọng sẽ mang lại
mùa màng tốt tươi, cuộc sống an bình, và đất nước thịnh vượng.
Để đi vào cõi tâm linh của con người thuộc mọi đối tượng, Phật giáo ở
Nhật Bản luôn chủ trương hai khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất, đối
với dân chúng chiếm số đông, nó thường xuyên cung cấp những dịch vụ tín
ngưỡng thiết thân như kết duyên nam nữ, chữa bệnh, hoặc chăm sóc người
chết, vỗ về người sống bằng các nghi lễ cầu hồn, b
ảo vệ người sống trước nỗi
sợ bị quấy rối bởi linh hồn người chết. Khuynh hướng thứ hai, phục vụ những
người coi thế giới này là ảo và đầy đau khổ, Phật giáo cung cấp cho họ kỹ
thuật tu luyện thiền định để làm thay đổi cảm nhận. Có thể nói, do ảnh hưởng
của tập tục thờ thần bản đị
a, Phật giáo Nhật Bản thời kỳ đầu đặc biệt coi trọng
việc cầu mong công đức. Các sử gia gọi đó là hình thức “Phật giáo cầu mong”
theo đó các tín đồ không tha thiết tìm hiểu kinh Phật mà chỉ nhờ cầu nguyện
để mong kéo dài tuổi thọ, trừ tai, chữa bệnh, cầu mưa, giữ nước. Họ lễ Phật
nhưng với tâm lý cầu thần, cầu cho đời sống hiện thự
c được bình yên như ý.

Phật giáo vào Nhật Bản trong điều kiện xã hội đang ở giai đoạn Xã hội thị
tộc. Bởi vậy, việc thờ cúng của Thần đạo của các thị tộc hết sức đa dạng. Họ
chủ yếu thờ các lực lượng tự nhiên như cây cối, núi non, mặt trời, nhưng cũng
bắt đầu thờ những vị th
ần phụ trách một số nghề thủ công chuyên ban phát
năng lực cho ngư dân hay thợ săn… và cũng thờ cả những vị thần sống (do tu
luyện công phu mà thành) như đấng chỉ dạy về tôn giáo. Họ còn thờ những vị
thần bảo hộ cho cá nhân, gia đình, dòng tộc và cả những Thần sáng tạo ra các
hòn đảo hay thần bảo hộ Hoàng Gia trong quan niệm của người Nhật Bản,

18
nhờ thờ cúng có khả năng thay đổi tính chất của các vị thần, từ thần phá
phách trở thành thần có ích sẵn sàng giúp đỡ dân tình.
Rõ ràng, sự đa dạng của các thần là quan niệm tín ngưỡng khá phổ biến
của người Nhật Bản. Niềm tin đa dạng và hỗn tạp với đối tượng thờ cúng
cũng đa dạng, hỗn tạp. Thực trạng này phản ánh thực tế tín ngưỡng
đa dạng
giữa các thị tộc trên quần đảo Nhật Bản. Điều này như một yếu tố tinh thần
cản trở sự thống nhất của quốc gia Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, Phật giáo du
nhập và nhanh chóng được cả Hoàng gia và người dân chấp nhận và trở thành
một trong những cơ sở cho sự thống nhất về đức tin của người Nhật Bả
n, và
tạo điều kiện cho tinh thần thống nhất quốc gia. Đây là một trong những lý do
mà các Thiên Hoàng của Nhật Bản không chỉ là lãnh tụ về chính trị mà còn là
lãnh tụ về tôn giáo, là đại diện của thần linh Nhật Bản. Chỉ sau năm 1945 khi
nước Nhật bại trận thì Thiên Hoàng mới trở lại tư cách như con người bình
thường.
Ở Nhật Bản, Phật giáo được tiếp nhận để ph
ục vụ cho lợi ích thực dụng
của Hoàng gia, thế lực cầm quyền và cả người dân. Ở Nhật Bản, Phật giáo

được tiếp nhận trên nền tảng Thần đạo, trong đó yếu tố trội là Thần. Buổi đầu,
Phật giáo với tính cách là một tôn giáo ngoại lai, để tồn tại và phát triển, đã
phải thỏa mãn các điều kiện như: thích ứng với cơ chế tâm lý v
ăn hóa của
người Nhật Bản, phải đáp ứng được một số nhu cầu xã hội lúc đó, và phải
được giai cấp thống trị hỗ trợ. Trong lịch sử dân tộc Nhật Bản, cách thức tổ
chức tín ngưỡng - tôn giáo trong xã hội còn là nhân tố tác động trực tiếp trở
lại quá trình giao lưu, du nhập và tiếp biến của Phật giáo.
- Văn hóa bản địa và giao lưu văn hóa buổ
i đầu
Cho đến nay, cuộc tranh luận về những động cơ dẫn đến sự du nhập, phát
triển của Phật giáo ở Nhật Bản thiên về hai loại quan điểm chính: loại thứ
nhất cho rằng, sự du nhập Phật giáo vào Nhật Bản là do những động cơ từ

19
phía Trung Hoa hay chỉ là sự bành trướng về tư tưởng, văn hóa của Trung
Hoa; loại thứ hai cho rằng, đó là sự tiếp nhận diễn ra trên cơ sở nhu cầu nội
tại của người Nhật Bản và người Nhật đã chủ động tiếp nhận Phật giáo.
Theo chúng tôi, sự phát triển của văn hóa nói chung và văn hóa Nhật Bản
nói riêng, đều liên tục diễn ra những cuộc tiếp xúc văn hóa m
ột cách tự giác
hay tự phát. Trường hợp đặc biệt của Nhật Bản, trước khi tiếp xúc với Triều
Tiên, Trung Hoa, là do những yếu tố địa lý tự nhiên quy định, bởi vì Nhật
Bản là các hòn đảo gần như biệt lập so với thế giới bên ngoài, nhất là khi kỹ
nghệ hàng hải chưa phát triển. Nhật Bản tương đối biệt lập và thiếu những
mối giao lưu văn hóa, so v
ới Triều Tiên, Trung Hoa thì lúc đó trình độ văn
minh của Nhật Bản rất thấp. Về mặt xã hội, lúc đó Nhật Bản còn tồn tại chế
độ thị tộc và trình độ lực lượng sản xuất rất thấp kém. Những thấp kém trong
lĩnh vực kinh tế thường được phản ánh trong lĩnh vực tư tưởng. Cho đến đầu

thế kỷ VI Nhật Bản chưa hình thành các tư t
ưởng có tính hệ thống trong nghệ
thuật, tôn giáo, triết học… Những quan hệ đầu tiên của Nhật Bản với lân bang
chủ yếu qua buôn bán và chiến tranh. Từ đó người Nhật mới nhận ra rằng,
bên cạnh họ còn có những quốc gia có trình độ phát triển cao hơn. Edwin O.
Reischauer, một học giả Mỹ chuyên nghiên cứu về Nhật Bản đã từng khẳng
định:
Không có gì đáng ngạc nhiên nếu người Nhật nguyên th
ủy sống trên
một đất nước gồm những hòn đảo biệt lập cảm nhận được những
phản quang của đế quốc Trung Hoa mới và bừng tỉnh với một nhận
thức mới về cái đất nước lớn lao ở bên kia bờ biển [53, tr. 23].
Tuy vậy, trong buổi đầu giao tiếp với Trung Hoa, những vay mượn diễn ra
rất chậm chạp và không tự giác. Mãi cho đến gần cuối th
ế kỷ VII mới có sự
gia tăng đột ngột sự du nhập các yếu tố của văn hóa Trung Hoa vào Nhật Bản.
Sự gia tăng này chỉ có thể giải thích bởi hai lý do: thứ nhất, có thể dân tộc

20
Nhật lúc ấy mới đạt tới trình độ văn hóa cho phép họ nhận thức ra và có đủ
khả năng để tiếp nhận các nhân tố ngoại lai một cánh nhanh chóng và có ý
thức, thứ hai: mọi giá trị văn hóa (của Trung Hoa), tự nó có nhu cầu và khả
năng lan tỏa và bành trướng, nhất là khi chúng đã đạt trình độ cao. Lúc đó, ở
Trung Hoa, nhà Đường đã đạt tới một chế độ phong kiến cực thịnh, vì v
ậy
khả năng lan tỏa của nó ra các nước xung quanh dễ dàng hơn.
Những tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Hoa lúc đầu
thông qua trao đổi thương mại hay trao đổi chiến lợi phẩm sau chiến tranh,
dần dần những cách tiếp xúc này được thay bằng giao lưu tín ngưỡng, tôn
giáo. Đáng chú ý là, Phật giáo ở Trung Hoa lúc đó đã phát triển cực thịnh và

trở thành biểu tượng văn hóa quan trọng được chuyển tả
i từ Đại Lục sang
Nhật Bản.
Lúc đầu bằng con đường dân gian Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, song
ảnh hưởng của Phật giáo lớn dần, lan tới cả tầng lớp thống trị và tạo nên hai
xu hướng đối xử với Phật giáo trong thị tộc Yamato, một bên ủng hộ Phật
giáo và một bên phản đối. Sự thắng lợi của nhóm ủng hộ Phật giáo diễn ra
vào khoả
ng năm 587 đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp nhận nhanh hơn
các tư tưởng của Trung Hoa nói chung và Phật giáo nói riêng. Nhờ sự bảo trợ
của triều đình, nhiều phái đoàn được cử sang Đại Lục nhà Đường học hỏi tri
thức, còn ở trong nước Phật giáo dần trở thành tôn giáo có vị thế thậm chí lấn
át cả Thần đạo.
Có thể nói rằng, sự
du nhập của Phật giáo Trung Quốc vào Nhật Bản
không thuần túy chỉ là sự bành trướng văn hóa của người Trung Hoa. Bởi vì,
nếu thiếu sự nhiệt tình tiếp nhận từ phía Nhật Bản thì khả năng bén rễ, tồn tại,
phát triển của Phật giáo sẽ khó khăn hơn nhiều. Mặt khác, nếu theo lý này thì
khi nhà Đường có dấu hiệu suy vi, hẳn người Nhật cũng bắt đầu suy nghĩ lại
và lạnh nhạt với Phật giáo để khẳng định tinh thần độc lập văn hóa, hoặc

21
người Nhật sẽ không còn sùng bái đối với mọi yếu tố của văn minh Trung
Hoa. Mặt khác, lịch sử nước Nhật cho thấy, ngoài các yếu tố du nhập từ
Trung Quốc, dân tộc này tiếp nhận nhiều yếu tố ngoại lai khác, và cùng lúc họ
vẫn luôn tìm cách giữ gìn, phát triển các nhân tố bản địa. Bằng chứng là, khi
Phật giáo du nhập vào Nhật Bản đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa Thần và Phật.
Cuộc đấu tranh đó diễn ra tiếp tục trong các thời kỳ lịch sử sau đó. Cuối cùng
Phật giáo bản địa hóa trở thành Phật giáo Nhật Bản, và có thời kỳ, Phật giáo
trở thành trụ cột, chi phối mạnh mẽ các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Theo quy luật của tiếp biến văn hóa, khi muốn bắt rễ vào một khu vực nào
đó, các hiện tượng văn hóa ngoạ
i lai phải biến đổi cho phù hợp với những yêu
cầu bản địa. Quá trình du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản cũng không nằm
ngoài quy luật chung đó. Phật giáo đã có nhiều biến đổi đến mức làm cho một
số yếu tố của Phật giáo Nhật Bản có những khác biệt khá căn bản với Phật
giáo Ấn Độ hay Phật giáo Trung Hoa. Những biến đổi đó lúc đầu được t
ạo
nên bởi nền tảng kinh tế - xã hội cũng như những yêu cầu văn hóa-xã hội của
cư dân Nhật Bản. Nhưng đến lượt chúng, những biến đổi này nhiều khi lại trở
thành những định hướng cho sự phát triển của văn hóa Nhật Bản về sau. Vì lẽ
ấy, mặc dù ngày nay trong những điều kiện của một xã hội hiện đại nhưng

n hóa Nhật Bản vẫn giữ được những yếu tố đối lập nhau giữa các tôn giáo:
như nhân ái, khoan hòa của đạo Phật, hoặc cứng nhắc đến tàn nhẫn của võ sĩ
đạo, hoặc thực dụng như Khổng giáo và mộng mơ siêu thoát của Thiền tông. Từ
đó lại có sự đan xen giữa tư tưởng trọng lợi ích vật chất và tha thiết cái đẹp siêu
thoát, giữa một tư duy khoan hòa nh
ưng lại chứa đầy tính duy lý v.v…
- Một số tông phái Phật giáo được du nhập vào Nhật Bản sau đó:
Thời Akura (538-710) Phật giáo bắt đầu được truyền vào Nhật Bản dưới
triều đại Kế Thể Thiên Hoàng (507-531), nhưng mãi đến thời Thái tử Shotoku
(cuối thế kỷ VI) Phật giáo mới được công khai thừa nhận nên có thể lấy mốc

22
Phật giáo sơ kỳ bắt đầu từ thời kỳ này. Nhiều học giả thống nhất năm Phật
giáo truyền vào Nhật Bản là 538 [10, tr.2]. Hai tông phái truyền vào Nhật thời
kỳ này là Tam luận tông và Pháp Tướng tông.
-Tam luận tông (Sanron shù) là tông phái do Huệ Quan - sa môn Triều
Tiên truyền vào Nhật Bản năm 33 đời Suy Cổ Thiên Hoàng (Suiko Tenno).

Huệ Quan trụ trì ở chùa Nguyên Hương và để lại nhiều đệ tử tài giỏi như
Phúc Long, Trí Tạng, Đạo T
ử… Giáo lý chủ yếu của Tam luận tông nằm
trong ba bộ luận của Bồ tát Long Thọ do đệ tử của ngài là Đề Bà viết. Đó là
các bộ Trung quán luận, Thập nhị môn luận và Bách luận, trong đó nổi tiếng
nhất là Trung quán luận. Tư tưởng của Tam luận cho rằng mọi hiện tượng
(vạn pháp) là hư huyễn và không tồn tại biệt lập mà tồ
n tại trong mối "tương
quan", "tương duyên" với nhau.
- Pháp Tướng tông (Hosso shù) được truyền vào Nhật Bản do công của
Đạo Chiêu (Dosho) vào khoảng năm 650. Theo cuốn Lịch sử Phật giáo thế
giới, có đến 3.000 đệ tử, 70 hiền sĩ theo Pháp tướng tông. Ngoài việc đạo, tín
đồ tông phái này còn làm việc thiện là giúp dân đào giếng, đóng thuyền, bắc
cầu… Giáo lý chủ yếu của Pháp Tướng tông là Thành duy thức luận của ngài
Hộ
Pháp. Đó là bản chú thích quyển Duy Thức Tam Thập Tụng của Bồ Tát
Thế Thân. Pháp Tướng tông chủ trương khi tâm thức tịnh tĩnh, vắng lặng thì
đồng nghĩa với chân lý.
Thời Nại Lương (Nara, 710 - 794), sau những cuộc đấu tranh quyết liệt
giữa Thần đạo và Phật giáo, rồi được sự hậu thuẫn của dòng tộc Tô Ngã Đạo
Mục (Soganoiname), tiếp đó là Thái tử Thánh Đức (Shotoku Taishi), Phật
giáo b
ắt đầu thắng thế (hai thế kỷ, từ 523 – 710). Trong thời kỳ Nại Lương
Phật giáo phát triển mạnh mẽ và khá đa dạng. Lúc này các tông phái Phật giáo
Nhật Bản chủ yếu là: Tam luận tông, Pháp tướng tông, Thành thực tông

23

×