Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đội ngũ công nhân khu Công nghiệp Sông Công ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 88 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG



ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP
SÔNG CÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC






Hà Nội - 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ LỆ HẰNG





ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP
SÔNG CÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 85


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đức Bách



Hà Nội - 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ TRONG CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7
1.1. Đội ngũ công nhân trong các KCN và vai trò của GGCN Việt Nam trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước 7
1.1.1. Khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó trong sự
nghiệp CNH, HHĐH đất nước 7
1.1.2. Sự hình thành và đặc điểm các KCN ở Việt Nam 12
1.2. Đặc điểm, tình hình chung và vai trò đội ngũ công nhân trong các khu công
nghiệp ở Việt Nam 16
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Ở KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG HIỆN NAY 24
2.1. Thực trạng khu công nghiệp Sông Công và đội ngũ công nhân khu công
nghiệp Sông Công hiện nay 24
2.1.1. Thực trạng chung của KCN Sông Công 24
2.1.2. Thực trạng và vai trò của đội ngũ công nhân KCN Sông Công 27
2.2. Những vấn đề đặt ra cho việc nâng cao và phát huy vai trò ĐNCN ở KCN
Sông Công theo yêu cầu CNH, HĐH trong thời gian tới 45
2.2.1. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân
KCN Sông Công thời gian qua 45
2.2.2. Một số vấn đề đặt ra cho việc tiếp tục phát huy vai trò đội ngũ công
nhân KCN Sông Công theo yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa 48
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG
CAO VÀ PHÁT HUY VAI TRÕ ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN KHU CÔNG
NGHIỆP SÔNG CÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI 52
3.1. Những quan điểm cơ bản 52
3.1.1. Phát triển đội ngũ công nhân Sông Công gắn liền với phương hướng
xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam của Đảng ta trong thời gian tới
và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Sông Công 52
3.1.2. Phát triển đội ngũ công nhân KCN Sông Công cả về số lượn, chất
lượng và cơ cấu trong đó chú trọng đến bộ phận công nhân trong các

doanh nghiệp nhà nước để họ góp phần cho kinh tế nhà nước làm tốt
vai trò chủ đạo nền kinh tế 52
3.1.3. Phát triển đội ngũ công nhân Sông Công có tinh thần yêu nước, có
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao, có lối
sống văn hóa, từng bước thay đổi phong cách làm việc theo hướng
hiện đại 54
3.1.4. Phát triển đội ngũ công nhân KCN Sông Công gắn với việc mở rộng
và phát huy dân chủ của công nhân, thực hiện công bằng xã hội 55

3.2. Những nhóm giải pháp chủ yếu 56
3.2.1. Nhóm các giải pháp về sản xuất - kinh tế: Cơ cấu lại sản xuất-kinh tế
trong KCN Sông Công những năm tới, nhằm phát triển nhanh, bền
vững, cải thiện tốt hơn về việc làm và thu nhập của công nhân 56
3.2.2. Nhóm giải pháp giáo dục và đào tạo: đẩy mạnh và nâng cao chất lượng
đào tạo nghề để từng bước “trí thức hóa” đội ngũ công nhân KCN
Sông Công 58
3.2.3. Nhóm giải pháp về đổi mới các chính sách: tạo động lực phát triển cho
công nhân KCN Sông Công trong lao động sáng tạo và mọi hoạt động
chính trị - xã hội 66
3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, và quản lý
của Nhà nước, vai trò các tổ chức của công nhân ở các cấp trong việc
xây dựng đội ngũ công nhân KCN Sông Công 70
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 82

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL : Ban quản lý
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CCN : Cụm công nghiệp
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CT - XH : Chính trị - xã hội
DN : Doanh nghiệp
ĐNCN : Đội ngũ công nhân
GCCN : Giai cấp công nhân
GCVS : Giai cấp vô sản
GTSX : Giá trị sản xuất

HVCTQG : Học viện Chính trị quốc gia
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
LĐ-TB&XH : Lao động - Thương binh và Xã hội
NLĐ : Người lao động
PTTH : Phổ thông trung học
TLĐLĐVN : Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
TX : Thị xã
UBND : Ủy ban nhân dân
VLXD : Vậy liệu xây dựng
XHCN : Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Số lượng và tổng diện tích các khu công nghiệp đã thành lập
tính đến hết năm 2010 phân theo vùng lãnh thổ 14
Bảng 1.2. Quy mô khu công nghiệp Việt Nam 15
Bảng 2.1. Quy mô và tăng trưởng kinh tế KCN Sông Công 25
Bảng 2.2. Hiện trạng cơ cấu kinh tế KCN Sông Công 26
Bảng 2.3. Hiện trạng lao động thị xã Sông Công và KCN Sông Công năm 2012 28
Bảng 2.4. Trình độ học vấn của đội ngũ công nhân KCN sông Công 28
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo GCCN và tổ
chức Công đoàn Việt Nam đồng hành cùng toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập, tự
do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đường lối xây dựng giai cấp công nhân đã được
thể hiện trong nhiều nghị quyết của Đảng. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị quyết 20/NQ-TW về “Tiếp tục
xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”. Đây là nghị quyết quan trọng, khẳng định quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp cơ bản… tạo động lực mạnh mẽ trong Đảng, Công đoàn,
GCCN và toàn thể xã hội về chăm lo xây dựng GCCN để nó có thể hoàn thành tốt
sứ mệnh lịch sử và trách nhiệm vẻ vang trước Tổ quốc và dân tộc.
Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh
đạo, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất
lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng
quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với số lượng chỉ chiếm
21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam
đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước.
Mặc dù Đảng đã có nghị quyết về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nhưng việc thể chế hóa nghị quyết thành chính sách,
pháp luật, biện pháp cụ thể hơn… vẫn còn chậm và hiệu quả thấp. Vì vậy trên thực
tế, nhiều vấn đề bức xúc của giai cấp công nhân chưa được giải quyết thỏa đáng.
Hàng vạn công nhân lao động ở các KCN, KCX còn thiếu việc làm, lao động giản
đơn, đời sống khó khăn về nhiều mặt, trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp
của một bộ phận công nhân còn thấp; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp,
ý thức chính trị, hiểu biết pháp luật còn hạn chế…
Đội ngũ công nhân của các KCN ở Thái Nguyên, trong đó có KCN Sông
Công… cũng xảy ra tình trạng chung như GCCN cả nước.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du có điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó
khăn. Có 70% diện tích đất nông nghiệp, phần nhiều là ruộng bậc thang 1 vụ, đất
2
bạc màu, năng suất không ổn định. Nhưng địa thế đó lại phù hợp với phát triển các
khu công nghiệp - một lợi thế để Thái Nguyên chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập
chung phát triển công nghiệp để xứng đáng là “cái nôi” của một “trung tâm công
nghiệp gang thép” trước đây.
Quyết định của Chính Phủ ngày 1/09/1999 KCN Sông Công được ra đời có ý

nghĩa quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tỉnh, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỉnh
Thái Nguyên hiện nay có các khu công nghiệp phát triển nhiều loại hình sản xuất.
Đặc biệt là nguồn nhân lực ở khu Công nghiệp Sông công hiện nay đại bộ phận là
công nhân. Trải qua gần 14 năm phát triển, đội ngũ công nhân khu công nghiệp
Sông Công không ngừng trưởng thành về nhiều mặt. Trong giai đoạn đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ công nhân ở đây tiếp tục khẳng định vai trò
là chủ lực trực tiếp nhất và đi đầu trong sự phát triển của Thái Nguyên, góp phần
phát triển chung cho cả nước…
Tuy nhiên, cũng như GCCN cả nước, đội ngũ công nhân KCN Sông Công đã
và đang có biến động, bắt đầu bộc lộ những mặt mạnh cũng như những mặt hạn
chế, yếu kém và nhiều vấn đề đang tiếp tục đặt ra cần kịp thời nghiên cứu, giải
quyết có hiệu quả ngày càng tốt hơn. Để đẩy mạnh CNH, HĐH và mở rộng hội
nhập quốc tế nhiều hơn nữa.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào quá trình phát huy vai trò và
tiềm năng của đội ngũ công nhân KCN Sông Công… ở tỉnh Thái Nguyên - một
trong những Thành Phố công nghiệp có truyền thống cách mạng của cả nước trong
quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH… những năm tới, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu,
nhan đề “Đội ngũ công nhân khu Công nghiệp Sông Công ở tỉnh Thái Nguyên
hiện nay” cho luận văn thạc sĩ triết học chuyên ngành CNXH khoa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Ở Việt Nam gần đây có rất đề tài nghiên cứu về giai cấp công nhân trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước và những vấn đề giai cấp công nhân thực
hiện sứ mệnh lịch sử của mình như:
3
Nguyễn Đức Bách: “Vai trò giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình
CNH, HĐH đất nước…” (trong đề tài cấp Nhà nước của TLĐLĐ Việt Nam 2007-
2010). “Giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo xã hội”. Đổi mới tư duy về vai trò
của công đoàn trong điều kiện mới. Nếu như trước đây thường cho rằng công đoàn là
tổ chức thiên về bảo vệ lợi ích của công nhân: hướng dẫn, giúp đỡ người lao động ký

hợp đồng, đại diện cho công nhân ký thỏa ước lao động, hoà giải khi có tranh chấp
lao động, giúp nhau trong nghề nghiệp và cuộc sống… hiện nay cũng cần phải quan
niệm mới về việc bảo vệ những quyền lợi cho các chủ thể sử dụng lao động. Đổi mới
tư duy hiện nay phải thấy công đoàn là tổ chức giữ vai trò to lớn trong việc giải quyết
thoả đáng, hài hoà lợi ích giữa công nhân và các chủ thể sử dụng lao động.
Nguyễn Đức Bách: “Vận dụng luận điểm của Ph.Ăng Ghen về “GCVS lao
động trí óc” vào hoàn cảnh hiện nay” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Về Ph.Ăngghen
2010 của HV CT-HCQG Hồ Chí Minh).
Nguyễn Đức Bách “Những giá trị bền vững của học thuyết Mác-Lênin về sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân”; “Quan điểm về giai cấp công nhân trong
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (Kỷ yếu đề tài cấp Bộ, PGS.TS Trần Thành, năm
2009-2010 ); “Những giá trị bền vững và hạn chế của lý luận về giai cấp công nhân
cần bổ sung, phát triển, gắn với Việt Nam hiện nay” (Kỷ yếu đề tài cấp Bộ do Viện
triết học HVCTQG HCM 2009-2010).
Ngoài những công trình nêu trên còn một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực
trạng và đưa ra những phương hướng giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, củng cố và
phát triển đội ngũ công nhân ở các địa bàn cụ thể, chẳng hạn như: “Công nhân Hải
Phòng trong công cuộc đổi mới những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết”
(Nguyễn Văn Năm, 1995). “Xu hướng biến đổi phương hướng và giải pháp xây
dựng đội ngũ công nhân Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay” (Vũ Minh Thủ,
1998). “Xây dựng đội ngũ công nhân Đồng Nai đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” (Phạm Hồng Hải, 2002)…
Một số sách tham khảo như: “Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Dương Xuân ngọc (2004) Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Đỗ Ngọc Ninh, Nguyễn Văn Giang (2008) “Tăng cường bản chất
4
giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội… và một số công trình nghiên cứu khác.
Riêng đối với Thành phố Thái Nguyên dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy
ban nhân dân Tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh cũng đã tiến hành khảo sát đưa ra

những đánh giá bước đầu nhằm xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh. Song nhìn
chung chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề
phát triển đội ngũ công nhân KCN Sông Công trong sự nghiệp CNH, HĐH ở cấp
tiến sĩ hay thạc sỹ.
Do vậy mà đề tài “Đội ngũ công nhân Khu công nghiệp Sông Công ở Tỉnh
Thái Nguyên hiện nay” của luận văn thạc sĩ nêu trên của chúng tôi, dù cần tham
khảo, kế thừa những giá trị của các công trình khoa học khác nhưng không trùng lặp
với các công trình đã công bố trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Làm rõ đặc điểm cơ bản và thực trạng nhiều mặt của đội ngũ công nhân Khu
công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và
những giải pháp chủ yếu tiếp tục phát huy vai trò và tiềm năng của đội ngũ công
nhân khu công nghiệp Sông Công, tỉnh Thái Nguyên trong quá trình đẩy mạnh
CNH, HĐH.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ đặc điểm của ĐNCN trong các KCN ở Việt Nam hiện nay, vai trò
của nó trong sự nghiệp CNH, HĐH.
- Đánh giá thực trạng và vai trò của ĐNCN KCN Sông Công, tìm ra những
nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Từ thực trạng đó, đưa ra xu hướng biến động
của nó trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát
huy vai trò của ĐNCN KCN Sông Công trong sự nghiệp CNH, HĐH.
4. Đối tƣợng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng của luận văn
Một số vấn đề lý luận về GCCN, ĐNCN các KCN và vai trò của nó trong
các KCN ở Việt Nam và ở KCN Sông Công trong quá trình CNH, HĐH.
5
4.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn
Khảo sát, nghiên cứu thực trạng ĐNCN sống và làm việc tại KCN Sông

Công chủ yếu là từ khi đổi mới đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận của luận văn
- Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và các quan điểm của Đảng về sứ mệnh lịch sử của GCCN trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước tiến lên CNXH.
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là kết quả điều tra, khảo sát và phân tích khoa
học về ĐNCN KCN Sông Công từ khi đổi mới đến nay
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, so sánh,
thống kê…
- Kế thừa một cách có chọn lọc các thành tựu nghiên cứu có liên quan đến
luận văn.
6. Cái mới và những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
6.1. Cái mới của luận văn
- Về lý luận:
Làm rõ nhận thức về ĐNCN như một bộ phận của GCCN trong các KCMN,
thực trạng về nhiều mặt và vai trò của ĐNCN KCN Sông Công trong thời kỳ CNH,
HĐH. Đề xuất những quan điểm cơ bản cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao chất lượng và vai trò ĐNCN KCN Sông Công trong thời gian tới.
- Về thực tiễn:
Góp phần nâng cao nhận thức về một trong những vấn đề rất cấp thiết là
nâng cao chất lượng ĐNCN cho sự nghiệp CNH, HĐH ở KCN Sông Công. Đây là
việc làm của tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, cơ sở.
6.2. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tạo lập cơ sở khoa học để các
cấp lãnh đạo, quản lý ở Thị xã Sông Công và Tỉnh Thái Nguyên tham khảo, vận
6
dụng trong việc xây dựng chính sách nhằm xây dựng và củng cố đội ngũ công nhân
ở Sông Công cũng như trên địa bàn toàn thành phố.

- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy
và học tập về vấn đề công nhân. Đồng thời luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho các cấp lãnh đạo, quản lý trong việc đề ra các chính sách phát triển công
nhân tại các KCN.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được chia làm 3 chương, 6 tiết:
Chƣơng 1. Đội ngũ công nhân và vai trò của nó trong các khu công nghiệp ở
Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 2. Thực trạng đội ngũ công nhân và một số vấn đề đặt ra ở khu
công nghiệp Sông Công tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
Chƣơng 3. Quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao và
phát huy vai trò đội ngũ công nhân khu công nghiệp Sông Công trong thời gian tới.

7
Chƣơng 1
ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Đội ngũ công nhân trong các KCN và vai trò của GGCN Việt Nam
trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc
1.1.1. Khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó trong sự
nghiệp CNH, HHĐH đất nước
* Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Do
hoàn cảnh, đặc điểm ra đời và phát triển, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở
thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất trong cả nước, điều đó khẳng
định: giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ những đặc điểm của giai cấp công
nhân trên toàn thế giới nói chung, đồng thời có những nét riêng biệt do hoàn cảnh
lịch sử cụ thể ở Việt Nam quy định. Giai cấp công nhân Việt Nam là gì? Bao gồm
những bộ phận nào? Giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò lịch sử của nó trong

cách mạng Việt Nam như thế nào là những vấn đề phải nghiên cứu.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, khi nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt
Nam các nhà khoa học ở nước ta đã đưa ra khá nhiều quan niệm khác nhau. Thí dụ:
Trong cuốn: “Đổi mới chính sách đối với công nhân và thợ thủ công” của
Trung tâm nghiên cứu thông tin lý luận, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đưa ra
định nghĩa:
Giai cấp công nhân Việt Nam là một tập đoàn xã hội những người lao động ở
Việt Nam có thu nhập chủ yếu bằng lao động làm công ăn lương, sống và làm việc
gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp. Do nắm giữ những cơ sở vật
chất then chốt và đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến của xã hội nên giai cấp
công nhân tất yếu có vai trò tiên phong trong tiến trình phát triển của lịch sử hiện
đại [42, tr.113].
Tác giả Đan Tâm trong bài “Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam hiện
đại - một cách tiếp cận ” lại khẳng định:
8
Giai cấp công nhân Việt Nam là cộng đồng xã hội những người làm công ăn
lương, nguồn thu nhập chủ yếu bằng tiền công; trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất công nghiệp, tạo ra sản phẩm công nghiệp hoặc có tính công nghiệp; nắm giữ
cơ sở vật chất kỹ thuật then chốt của xã hội và tiêu biểu cho phương thức sản xuất
tiến tiến của xã hội [42, tr.29].
Định nghĩa của GS.Văn Tạo trong tác phẩm “Một số vấn đề về giai cấp công
nhân và công đoàn Việt Nam” thì cho rằng:
Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay là một tập đoàn những người lao
động có thu nhập chủ yếu bằng lao động làm công ăn lương sống và làm việc gắn
với sản xuất kinh doanh, dịch vụ công nghiệp. Do lao động và quản lý một nền công
nghiệp hiện đại, then chốt của nền kinh tế quốc dân và đại diện cho lực lượng sản
xuất tiên tiến trong xã hội nên giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò tiên phong
trong tiến trình phát triển lịch sử của xã hội Việt Nam [41, tr.39].
Còn một số định nghĩa về giai cấp công nhân Việt Nam của các tác giả như:
GS.Cao Văn Lượng, TS.Bùi Đình Bôn và một vài quan niệm một số tác giả trong

các luận án tiến sĩ và thạc sĩ triết học gần đây.
Trên cơ sở khái niệm giai cấp công nhân nói chung, căn cứ những đặc trưng
riêng của giai cấp công nhân Việt Nam gắn với thực tiễn cách mạng Việt Nam,
đồng thời kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây về giai cấp công nhân Việt
Nam, chúng tôi hiểu về giai cấp công nhân Việt Nam như sau:
Giai cấp công nhân Việt Nam là một giai cấp hình thành trong quá trình
khai thác thuộc địa của thực dân xâm lược Pháp từ giữa thế kỷ XIX; lao động sản
xuất của họ chủ yếu là trực tiếp vận hành các công cụ trong nền sản xuất công
nghiệp, với trình độ ngày càng hiện đại; là giai cấp duy nhất có sứ mệnh lịch sử
thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và tổ chức thắng lợi cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản ở Việt Nam.
Ở Việt Nam khi ra đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã
tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của
nó từ chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, một nước thuộc địa nửa
9
phong kiến muốn vươn tới độc lập, tự do và phát triển. Theo Người, tất cả những
người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động mà sống là công nhân mà
chủ chốt của giai cấp ấy là những công nhân ở các xí nghiệp như: nhà máy, hầm
mỏ, xe lửa… Nhưng chỉ công nhân công nghệ là hoàn toàn đại biểu cho đặc tính
của giai cấp công nhân.
Giai cấp công nhân Việt Nam cũng mang những thuộc tính và đặc điểm cơ
bản của giai cấp công nhân trên toàn thế giới bên cạnh những đặc điểm riêng biệt.
Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới đất nước, công nhân được Đảng Cộng sản
Việt Nam xác định không chỉ là những người lao động sản xuất và dịch vụ công
nghiệp thuộc doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã, mà còn bao gồm những công
nhân thuộc khu vực tư nhân, cá thể, hợp tác liên doanh với nước ngoài.
Có thể khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về giai cấp công nhân Việt Nam trên một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, là lực lượng lao động đã và đang trực tiếp vận hành những

phương tiện sản xuất hiện đại của xã hội, đại diện cho phương thức sản xuất mới.
Họ hoạt động lao động sản xuất chủ yếu trong các ngành công nghiệp và dịch vụ
công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thứ hai, là lực lượng nòng cốt, liên minh chặt chẽ với nông dân và trí thức
động lực chủ yếu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Thứ ba, đang phát triển mạnh mẽ theo hướng “trí thức hóa”, tiếp nhận thêm
đông đảo những người thuộc tầng lớp trí thức vào hàng ngũ của mình trong điều
kiện KHCN ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Quan niệm trên của Đảng, về cơ bản, là phù hợp với lý luận về giai cấp công
nhân của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời phản ánh thực tiễn giai cấp công nhân nước
ta trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; là cơ sở cho tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
* Vai trò của GCCN Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước
Qua hơn 25 năm đổi mới, giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến
quan trọng, đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội
tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng
10
chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập
kinh tế quốc tế, lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; đóng góp trực tiếp to lớn vào
sự phát triển của đất nước.
- Giai cấp công nhân VN thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xã
hội và Nhà nước trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN.
"Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc"
[45, tr.2].
Từ khi ra đời đến nay, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản Việt Nam đã chứng minh vai trò
của mình là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đại hội toàn quốc lần thứ VI
của Đảng với chủ trương lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đẩy mạnh CNH, HĐH

đất nước. Giai cấp công nhân trong thời kỳ đổi mới cũng ngày càng phát triển cả về
số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Trong quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và sự
phát triển mạnh của khoa học, công nghệ, đội ngũ trí thức có vai trò hết sức quan
trọng. Song lãnh đạo cách mạng vẫn phải là giai cấp công nhân chứ không phải là
giai cấp, tầng lớp nào khác. Nhưng muốn để đủ sức đảm đương công việc đó đòi
hỏi công nhân phải nâng cao trình độ mọi mặt từ chuyên môn nghiệp vụ, tính tổ
chức, kỷ luật trong lao động, có sự trung thực trong lao động sản xuất, trách nhiệm
và lương tâm nghề nghiệp.
Mặt khác, giai cấp công nhân thông qua đảng lãnh đạo phải đặc biệt chú
trọng xây dựng đội ngũ trí thức, có chính sách thu hút trí thức tạo điều kiện cho trí
thức phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ lợi ích của dân tộc.
- Giai cấp công nhân là lực lượng lao động cơ bản đi đầu trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986 ) đến nay với chủ trương,
chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, giai cấp
công nhân Việt Nam làm việc trong tất cả các thành phần kinh tế, từ các doanh
11
nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước đến các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
liên doanh với nước ngoài. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ của các ngành công
nghiệp, cơ cấu công nhân theo các nghề nghiệp cũng phát triển với quy mô lớn. Sự
phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi trình độ của người công nhân cũng ngày
càng phải nâng cao. Tính đến năm 2007, công nhân nước ta mới khoảng 9,5 triệu
người chiếm 21% lao động, 11% dân số, tuy nhiên đã tạo ra khối lượng giá trị sản
phẩm chiếm trên 70% tổng sản phẩm trong nước và đảm bảo trên 65% thu ngân
sách nhà nước [45, tr.243].
Với kết quả đạt được như trên, có thể nói mặc dù số lượng công nhân còn ở
mức độ nhất định nhưng họ vẫn là lực lượng sản xuất tiên tiến nhất của xã hội, là
lực lượng lao động cơ bản đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH.
- Giai cấp công nhân là nhân tố đảm bảo cho việc giữ vững ổn định chính trị

- xã hội là cơ sở chính trị trực tiếp nhất và vững chắc của Đảng và Nhà nước.
Trong những năm đổi mới đất nước, đẩy mạnh CNH, HĐH giai cấp công
nhân Việt Nam đã thể hiện vai trò của mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội . Không chỉ là lực lượng đi đầu trong quá trình CNH, HĐH, giai cấp công nhân
còn là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Đảng và Nhà nước. Công nhân đã cùng toàn
dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị bằng những hình thức khác nhau từ đóng
góp ý kiến hoàn thiện các chủ trương chính sách đến việc kiểm tra, giám sát, phát
hiện những vụ việc tham ô, tham nhũng, lãng phí góp phần làm trong sạch bộ máy
của Đảng và nhà nước. Tất cả những đóng góp đó đã góp phần quyết định đến thắng
lợi công cuộc đổi mới và đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước
Tất cả các thắng lợi đó đã khẳng định, lực lượng sản xuất trực tiếp, đóng góp
vào tăng trưởng kinh tế đất nước không ai khác chính là giai cấp công nhân và đội
ngũ doanh nhân Việt Nam cũng được hình thành và phát triển trong thời kỳ đổi mới
do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Khi luận chứng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác-
Lênin đã khẳng định rằng: Vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xác định
từ vai trò khách quan của nền công nghiệp hiện đại, trong đó giai cấp công nhân
trực tiếp vận hành các công cụ sản xuất. nền sản xuất công nghiệp hiện đại đã sinh
12
ra giai cấp công nhân, đồng thời cũng là cơ sở vật chất thông qua đó, giai cấp công
nhân tác động vào tiến trình phát triển xã hội như một lực lượng chủ đạo. Như
vậy,có thể thấy rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của giai cấp
công nhân có mối quan hệ biện chứng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện
để giai cấp công nhân phát triển về số lượng và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu
đặt ra của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngược lại, sự phát triển về mặt
số lượng, chất lượng của giai cấp công nhân cũng sẽ tác động trở lại, là nguyên
nhân, là nhân tố cơ bản quyết định thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
1.1.2. Sự hình thành và đặc điểm các KCN ở Việt Nam
Khu công nghiệp với tư cách là một khu vực hội tụ nhiều nhà máy công

nghiệp đã hình thành ở Việt Nam từ lâu. Ở Hà Nội từ những năm 1960 đã hình
thành các khu công nghiệp ở Thượng Đình, Văn Điển - Pháp Vân, Cầu Bươu - Giáp
Bát, Trương Định, Minh Khai - Vĩnh Tuy - Mai Động, Đức Giang - Cầu Đuống,
Chèm - Đông Anh, Cầu Diễn - Mai Dịch, Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai… Ở
miền Nam dưới chế độ cũ một số khu công nghiệp (hay khu kỹ thuật theo cách gọi
khi đó) đã được thành lập như An Hòa (Ở Quảng Nam), Biên Hòa (ở Đồng nai),
Khánh Hòa (ở Đà Nẵng)… Miền Nam Việt Nam còn thành lập Công ty Quốc gia
khuếch trương khu kỹ nghệ với chức năng phát triển khu công nghiệp.
Từ khi đổi mới Việt Nam bắt đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, một
trong các biện pháp thu hút đầu tư là thành lập các khu công nghiệp, tại đó các
doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi về hỗ trợ kết cấu hạ tầng cùng các ưu đãi
tài chính. Khu chế xuất Tân Thuận thành lập tháng 11/1991 là khu công nghiệp đầu
tiên của cả nước. Tiếp theo là khu chế xuất Linh Trung I thành lập năm 1992. Cả
hai khu này đều ở Thành Phố Hồ Chí Minh để khai thác lợi thế nguồn nhân lực và
kết cấu hạ tầng giao thông (đường sá, sân bay, cảng). Giai đoạn 1991-1994 có thể
gọi là giai đoạn thí điểm phát triển Khu công nghiệp.
Tháng 12/1994, Chính phủ ra Nghị quyết số 192/NQ-CP ban hành quy chế
khu công nghiệp. từ đó, các khu công nghiệp được thành lập nhiều hơn.
13
Việc ban hành Quy chế Khu công nghiệp năm 1994 là một bước tiến lớn
trong chính sách phát triển khu công nghiệp của Việt Nam vì nó tạo cơ sở pháp lý
cho hoạt động của nhà đầu tư thứ cấp (doanh nghiệp thuê đất), nhà đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, và cơ quan chủ quản (chính quyền). Lần đầu tiên
khu công nghiệp được quy định rõ ràng trong một văn bản quy phạm pháp luật. Tuy
nhiên, do quy chế này còn đơn giản, nên cơ sở pháp lý chưa đủ mạnh để hậu thuẫn
các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư phát triển cơ sở hà tầng thuộc khu vực kinh tế
tư nhân.
- Mục đích và mục tiêu phát triển khu công nghiệp.
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ chương phát triển các khu công nghiệp nhằm
phát triển hình thức bố trí sản xuất công nghiệp mới, góp phần quan trọng để công

nghiệp Việt Nam phát triển hiệu quả; tăng năng lực sản xuất và sản lượng công
nghiệp để xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước; tạo ra nhiều việc làm mới cho
người lao động, nâng cao đời sống cho người dân. Lợi ích to lớn của việc phát triển
các khu công nghiệp, khu chế xuất là thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cần thiết
từ bên ngoài để phát triển sản xuất, tăng giá trị sản xuất hàng công nghiệp.
Nhận thức rõ tầm quan trọng mang tính chiến lược của việc xây dựng và phát
triển các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
(1996) đã ra nghị quyết cụ thể về việc hình thành các khu công nghiệp tập trung
(bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây
dựng các cơ sở công nghiệp mới.
- Vai trò của khu công nghiệp ở Việt Nam.
Khu công nghiệp - Ðộng lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chúng ta biết rằng, trở thành một nước công nghiệp đòi hỏi phải có một nền
công nghiệp phát triển ở trình độ cao cả về năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật công
nghệ, hình thức tổ chức sản xuất Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước và từ
thực tiễn phát triển của Việt Nam cho thấy, tổ chức sản xuất công nghiệp tập trung
tại các KCN đã thật sự mang lại nhiều hiệu quả to lớn không chỉ riêng cho sự phát
triển của ngành công nghiệp, mà còn đổi mới cả nền kinh tế - xã hội ở một quốc gia,
14
nhất là đối với các nước đang phát triển. Thành công của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển của các KCN.
Năm 1991, khu chế xuất Tân Thuận được thành lập “khai sinh” ra mô hình
các KCN trong chiến lược xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Từ đó
đến nay với nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến việc thành lập, hoạt động của
các KCN được ban hành, điều chỉnh đã tạo ra hành lang pháp lý cho sự ra đời và
phát triển các KCN trên địa bàn cả nước. Tính đến năm 2010 Việt Nam đã có 250
KCN được thành lập, trong đó có 170 KCN (chiếm 68% tổng số KCN của cả nước)
đã đi vào hoạt động, số còn lại đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Các KCN
chủ yếu được thành lập ở ba vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế trọng điểm phía

bắc; vùng kinh tế trọng điểm phía nam; vùng kinh tế trọng điểm miền trung), cho
đến nay cả nước có 57 tỉnh, thành phố có KCN được thành lập.
Bảng 1.1. Số lƣợng và tổng diện tích các khu công nghiệp đã thành lập
tính đến hết năm 2010 phân theo vùng lãnh thổ
Vùng
Số lƣợng khu công nghiệp
Tổng diện tích (ha)
Đồng bằng Sông Hồng
66
15031
Trung du miền núi Bắc Bộ
16
2478
Miền Trung
39
9256
Tây Nguyên
8
1261
Đông Nam Bộ
88
33290
Đồng bằng sông Cửu Long
43
10078
Cả nƣớc
260
71394
Nguồn: Vụ Quản lý các khu kinh tế (tháng 2/2011).
Hiện nay, các KCN đã thu hút được 8.500 dự án đầu tư trong và ngoài nước

với tổng vốn đăng ký khoảng 70 tỉ USD, trong đó vốn đầu tư nước ngoài hơn 52 tỉ,
còn lại là vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước. Nếu tính về giá trị sản xuất
công nghiệp, các KCN hiện nay đã đóng góp hơn 30% giá trị công nghiệp của cả
nước đã tạo việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián
tiếp. Ngoài ra, các KCN phát triển đã kéo theo sự đầu tư về cơ sở hạ tầng (điện,
đường, nước ). Những kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của KCN góp phần
cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ðó là thúc đẩy sản xuất công nghiệp,
15
xuất nhập khẩu; thu hút vốn đầu tư; nộp ngân sách Nhà nước; tạo công ăn việc làm
cho người lao động; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng trình độ công nghệ
sản xuất; tạo sản phẩm có sức cạnh tranh, v.v. Như vậy, các KCN thật sự là một
động lực mạnh mẽ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.
Mặc dù tình hình ở từng khu có thể khác về số lượng và chất lượng, nhưng
nhìn chung các khu công nghiệp ở Việt Nam thường cung cấp các hạ tầng và dịch
vụ sau: Đường nội bộ khu; hệ thống thoát nước mưa; hệ thống thoát nước thải; hệ
thống cấp nước, nhưng nước do công ty cấp nước sạch cung cấp, một số khu có thể
có giếng khoan; hệ thống chiếu sang, mạng điện đến từng doanh nghiệp và trạm
biến áp, nhưng điện là do công ty điện lực cung cấp, một số khu có thể có máy phát
điện dự phòng khi mất điện; mạng thông tin (điện thoại, internet) nhưng các dịch vụ
này do công ty viễn thông cung cấp, một số khu có thể có tổng đài tự động trung
tâm; thu gom chất thải rắn, rác thải; trung tâm xử lý nước thải tập trung; các trụ và
bể nước phòng cháy chữa cháy bên ngoài tường rào doanh nghiệp; cây xanh…một
số khu có thể có các văn phòng hải quan hay ngân hàng bên trong khu, nhưng đây
không phải dịch vụ do khu công nghiệp cung cấp.
- Quy mô.
Bảng 1.2. Quy mô khu công nghiệp Việt Nam
Quy mô (ha)
Theo diện tích tự
nhiên (khu)

Theo diện tích đất
công nghiệp có thể
cho thuê (khu)
Dưới 50
15
34
Từ 50 đến dưới 100
28
36
Từ 100 đến dưới 150
32
43
Từ 150 đến dưới 200
26
21
Từ 200 đến dưới 250
17
18
Từ 250 đến dưới 300
17
10
Từ 300 đến dưới 350
16
10
Từ 350 đến dưới 400
8
5
Từ 400 trở lên
28
9

Nguồn: Thống kê của vụ Quản lý các khu kinh tế.
16
Như bảng quy mô trên cho thấy, phần lớn các khu có quy mô nhỏ dưới 200
ha. Khu nhỏ nhất là khu công nghiệp Bình Dương (Tỉnh Bình Dương) chỉ có 17 ha
diện tích tự nhiên và 14 ha diện tích đất công nghiệp có thể thuê. Khu lớn nhất xét
theo diện tích tự nhiên là khu Phú Mỹ II (Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), xét cả diện tích
giai đoạn mở rộng. Khu lớn nhất xét theo diện tích đất công nghiệp là khu Cầu
Bàng (Tỉnh Bình Dương) rộng 699 ha. Đến hết năm 2010 và chỉ xét các khu công
nghiệp đang hoạt động, diện tích tự nhiên bình quân xấp xỉ 161 ha.
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp hiện
nay ở Việt Nam theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2010,
cả nước có 228 dự án trong nước và 38 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng
số vốn là 112 nghìn tỷ đồng và 3 tỷ đô la Mỹ trong lĩnh vực phát triển khu công
nghiệp. Một số tập đoàn kinh tế đã tham gia mạnh mẽ vào lĩnh vực phát triển khu
công nghiệp là Tổng Công ty Phát triển khu công nghiệp, Viglacera, Tổng Công ty
Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam, Công ty khu
công nghiệp Thăng Long, VSIP Group, VNT, v.v
Việc thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia phát triển khu công
nghiệp là một chính sách linh hoạt của Việt Nam. Nếu chỉ dựa vào Nhà nước, chính
quyền trung ương hoặc địa phương, thì sẽ khó có nguồn tài chính để phát triển.
1.2. Đặc điểm, tình hình chung và vai trò đội ngũ công nhân trong các
khu công nghiệp ở Việt Nam
* Một là, đặc điểm và tình hình chung
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2011 dân số Việt Nam gần đạt
ngưỡng 88 triệu người (ước tính khoảng 87,84 triệu người). Với lượng dân số này,
hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới về dân số và thứ 2 trong khu vực
Đông Nam Á. Về lực lượng lao động, tính đến 1/7/2011, cả nước có 51,4 triệu
người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng dân số. Trong
đó lực lượng lao động của khu vực nông thôn chiếm 70,3%.
Tuy nhiên, số người trong độ tuổi lao động đông không có nghĩa là thị

trường lao động Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Bởi
số lao động có tay nghề, có chất lượng của nước ta đang còn rất hạn chế. Trong tổng
17
số 51,4 triệu lao động chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,4%. Sự
chênh lệch về chất lương nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vực nông
thôn và thành thị. Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi ở
nông thôn chỉ có 9%. Sự chênh lệch này là quá lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới sự
phát triển kinh tế chung của nước. Trong khi đó, lượng lao động từ nông thôn đến
thành thị tìm việc là rất lớn.Nhưng mục đích chính của những lao động này lên
thành phố không phải để học nghề, học việc mà tham gia vào các công việc mang
tính chất thời vụ, buôn bán hoặc làm những công việc không đòi hỏi kinh nghiệm,
tay nghề.
Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta trong những năm gần
đây liên tục tăng, nhưng các doanh nghiệp vẫn kêu thiếu lao động. Nguyên nhân là
do lao động Việt Nam chỉ mới đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chứ chưa đáp
ứng được nhu cầu về chất lượng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh
nghiệp mà còn khiến cho người lao động tự làm mất cơ hội việc làm cho bản thân.
Cùng với số liệu của Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hood Chí Minh
cho biết: hiện nay, cung lao động tại Việt Nam rất dồi dào và lớn hơn cầu về lao
động. Tuy nhiên, phần lớn lượng cung lao động này là lao động phổ thông, tỷ lệ lao
động chưa qua đào tạo cao và chất lượng lao động không đồng đều giữa các vùng,
miền. Cụ thể là gần 77% người lao động trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo
nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp và chất lượng lao
động ở khu vực thành phố cao hơn so với ở khu vực nông thôn. Về mặt cầu, nguồn
nhân lực của Việt Nam hiện nay phần lớn được phân bổ trong khu vực nông nghiệp,
nơi kỹ năng, tay nghề và trình độ của người lao động thường không cần ở mức độ
cao. Lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực công nghiệp chỉ chiếm 20%
và đối với khu vực dịch vụ chỉ chiếm khoảng 26%.
Với kết luận của Bộ LĐ-TB&XH thì hiện tại, chất lượng việc làm vẫn rất
thấp. Cụ thể: việc làm giản đơn, không cần kỹ năng chiếm gần 40% tổng việc làm

của cả nước. Ở khu vực thành thị tỷ lệ này là 18,1% nhưng khu vực nông thôn
chiếm gần 50% tổng việc làm. Trong khi đó, so với những năm trước đây, cùng với
sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, nhu cầu về
18
nguồn nhân lực chất lượng cao của các ngành dịch vụ và công nghiệp tăng rất
nhanh. Đến các KCX-KCN, khi tuyển công nhân cho các ngành may mặc, điện tử
cũng ưu tiên người có kinh nghiệm, tay nghề, lao động đã qua đào tạo. Tính đến hết
năm 2011, cả nước có 283 KCN, KCX với tổng diện tích 76 nghìn héc-ta, được
thành lập trên 58 tỉnh, thành phố; đã thu hút được 4.113 dự án có vốn đầu tư nước
ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỉ USD, tổng vốn đầu tư
thực hiện đạt 27 tỉ USD, bằng 45% tổng vốn đầu tư đăng ký; thu hút 4.681 dự án
trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư khoảng 420 nghìn tỉ đồng, tổng vốn
đầu tư thực hiện đạt 210 nghìn tỉ đồng (bằng 50% tổng vốn đầu tư đăng ký); đóng
góp 32% giá trị sản xuất công nghiệp, 25% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và
giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động.
Tuy nhiên, việc đầu tư các tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ người lao
động (NLĐ) trong các KCN, KCX chưa được quan tâm thích đáng, tiền lương, tiền
công còn nhiều bất cập, do đó đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ còn rất khó
khăn.
- Về tiền lương và thu nhập của NLĐ.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tác động của tăng giá đối
với đời sống của người nghèo, người làm công hưởng lương, thu nhập bình quân
của NLĐ (nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất) thường không theo kịp tốc độ
tăng giá khi lạm phát xảy ra. Năm 2010, tiền lương của NLĐ trong các loại hình
doanh nghiệp (DN) là 3,2 triệu đồng/người/tháng, tăng 10,3% so với năm 2009.
Trong đó, DN nhà nước có mức lương bình quân là 3,8 triệu đồng, tăng 8,6%; DN
cổ phần có vốn đầu tư trong nước là 3,3 triệu đồng, tăng 10%; DN có vốn đầu tư
nước ngoài là 3 triệu đồng, tăng 11,1%. Song, chỉ số giá sinh hoạt tăng ở mức
11,75%, nên tiền lương chỉ bảo đảm một phần tiền lương thực tế của NLĐ. Phần
lớn đối tượng này là lao động phổ thông, lao động nhập cư có thu nhập thấp. Ngoài

việc phải chịu chung mức tăng giá cả sinh hoạt như những người dân khác ở đô thị,
thì họ phải trả tiền thuê nhà, điện, nước cao hơn từ 20% đến 30%.
Phần lớn các chủ DN vẫn đang lấy mức lương tối thiểu để trả lương cho NLĐ,
chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng thang, bảng lương. Ngoài tiền lương cơ bản,
19
các chủ DN thường quy định các khoản trợ cấp, phụ cấp (chiếm từ 25% - 30% tiền
lương): tiền ăn trưa (ăn ca), tiền chuyên cần, tiền hỗ trợ đi lại, tiền thưởng Thực
chất, đây là một phần tiền lương của NLĐ. Người sử dụng lao động cố tình tách ra
thành các khoản trợ cấp, phụ cấp để dễ điều chỉnh, “thể hiện” sự quan tâm và trốn
đóng một phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.
Lương quá thấp không tương xứng cường độ, thời gian NLĐ bỏ ra là một
trong những nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc đình công, ngừng việc tập thể; góp
phần làm cho quan hệ lao động trong các DN chưa thật hài hoà, ổn định. Theo báo
cáo của TLĐLĐVN, năm 2011, cả nước xảy ra 981 cuộc đình công, tăng hơn 2,3
lần so với năm 2010 (424 cuộc), tập trung tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam (837 cuộc, chiếm 85,32%) và các DN có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) (734 cuộc, chiếm 74,82%).
- Về nhà ở của người lao động tại các KCN.
Hầu hết các KCN, KCX tập trung đều thiếu hoặc không có nhà ở cho NLĐ.
Số lượng công nhân tăng nhanh, nhưng trong quy hoạch phát triển các KCN, KCX
chưa tính tới nhu cầu về chỗ ở, nhà trẻ, trường học cho gia đình họ. Các chính sách
hiện có chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia xây nhà ở cho
người lao động, nhất là vấn đề vốn và đất đai. Theo số liệu điều tra, tỷ lệ lao động
nhập cư hiện nay ở các KCN khoảng trên 50%. Ở một số địa phương có tỷ lệ lao
động nhập cư cao, như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, tỷ lệ lao
động ngoại tỉnh chiếm tới 70% tổng số lao động trong các KCN. Theo Bộ trưởng
Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng (tại hội thảo quốc gia: “Nhà ở công nhân, thực trạng
và giải pháp”, tổ chức ngày 17-10-2011 tại Bình Dương), số NLĐ trong các KCN
hiện nay khoảng 1,6 triệu người. Trong đó, chỉ có 20% số người có chỗ ở ổn định.
Đa số NLĐ ngoại tỉnh làm việc tại các KCN đều phải thuê nhà trọ với giá 150.000 -

200.000 đồng/người (diện tích phòng trọ bình quân 2 m
2
- 3 m
2
/người, điều kiện vệ
sinh, môi trường không bảo đảm). Vì vậy, vấn đề xây dựng và đáp ứng nhu cầu về
nhà ở, nhà trẻ, trường học ở khu vực này càng trở nên bức xúc.
Theo báo cáo của các cơ quan hữu quan, thực hiện Quyết định số
66/2009/QĐ-TTg, ngày 24-4-2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách

×