Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 189 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN HỮU THỤ


KHÍA CẠNH TRIẾT HỌC TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ
MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ



LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC








Hà Nội - 2013



1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN HỮU THỤ


KHÍA CẠNH TRIẾT HỌC TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ
MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


Chuyên ngành CNDVBC&CNDVLS
Mã số: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS.NGND. NGUYỄN HỮU VUI



Hà Nội - 2013





2
MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA 1
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC DÙNG
TRONG LUẬN ÁN 8
1.1. Tình hình nghiên cứu 8
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian nói chung (trong đó tín
ngưỡng thờ Mẫu được đề cập đến như một loại hình tín ngưỡng dân gian) 8
1.1.2. Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng thờ Mẫu 12
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian nói chung, tín ngưỡng
thờ Mẫu nói riêng dưới góc độ triết học 18
1.2. Lý thuyết, cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 19
1.2.1. Các lý thuyết áp dụng trong luận án 19
1.2.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 24
1.3. Các khái niệm đƣợc dùng trong luận án 26
1.3.1. Khái niệm tín ngưỡng dân gian 26
1.3.2. Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 27
CHƢƠNG 2. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI
VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 32
2.1. Những cơ sở ảnh hƣởng đến sự hình thành và tồn tại tín ngƣỡng thờ Mẫu của
ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 32
2.1.1. Sự ảnh hưởng của điều kiện địa – văn hóa, kinh tế - xã hội đối với quá trình
hình thành và tồn tại tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 32
2.1.2. Sự ảnh hưởng của các hình thái tôn giáo, tín ngưỡng đến sự hình thành và
tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 47
2.2. Lịch sử phát triển, điện thờ và một số nghi lễ cơ bản của tín ngƣỡng thờ Mẫu của
ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 65

2.2.1. Lịch sử phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng
Bắc bộ 65
2.2.2. Điện thờ và một số nghi lễ cơ bản trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
vùng đồng bằng Bắc bộ 73



3
CHƢƠNG 3. QUAN NIỆM VỀ CON NGƢỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG TÍN NGƢỠNG
THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 88
3.1. Quan niệm về con ngƣời và mối quan hệ giữa con ngƣời với xã hội trong tín
ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 88
3.1.1. Quan niệm về con người trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng
bằng Bắc bộ 88
3.1.2.Quan niệm về mối quan hệ giữa con người với xã hội trong tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 101
3.2. Quan niệm về tự nhiên và mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên trong tín ngƣỡng
thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ 121
3.2.1. Quan niệm về tự nhiên trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng
bằng Bắc Bộ 121
3.2.2. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ 132
CHƢƠNG 4. XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT
HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 146
4.1. Nguyên nhân và biểu hiện xu hƣớng vận động của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời
Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay 146
4.1.1. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vận động của tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay 146

4.1.2. Một số xu hướng vận động của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng
đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay 151
4.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát huy giá trị và hạn chế tiêu cực trong sự
phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai
đoạn hiện nay 161
4.2.1. Một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị và hạn chế tiêu cực của tín ngưỡng
thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay 161
4.2.2. Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị và hạn chế tiêu cực trong sự phát
triển của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay 165
KẾT LUẬN 173
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 177
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 178

4

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo hết sức
phong phú và đa dạng. Bên cạnh những hình thức tôn giáo hiện đại đƣợc du
nhập từ bên ngoài vào nhƣ Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo… hay đƣợc hình
thành tại Việt Nam nhƣ: Cao Đài, Hoà Hảo thì hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều
tín ngƣỡng bản địa nhƣ tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngƣỡng thờ Thành
hoàng làng, tín ngƣỡng thờ Mẫu…
Tín ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng dân gian của ngƣời
Việt đƣợc tích hợp bởi ba lớp thờ là thờ nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Tam
phủ - Tứ phủ. Trong quá trình phát triển của mình, tín ngƣỡng thờ Mẫu đã
tiếp nhận và chịu ảnh hƣởng của một số loại hình tín ngƣỡng tôn giáo khác
nhƣ tín ngƣỡng thờ thần tự nhiên, Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Với sự tự
điều chỉnh và tiếp nhận nội dung từ nhiều các tôn giáo tín ngƣỡng khác nên

tín ngƣỡng thờ Mẫu đã khẳng định đƣợc vị trí của mình trong đời sống tâm
linh của ngƣời Việt nói chung, ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ nói riêng.
Không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn nhu cầu tâm linh của ngƣời Việt,
tín ngƣỡng thờ Mẫu nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng
đồng bằng Bắc bộ nói riêng còn trở thành một bộ phận, một yếu tố không thể
thiếu để cấu thành nên bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt.
Với việc tôn thờ ngƣời phụ nữ, ngƣời mẹ, coi ngƣời mẹ là đấng sáng
tạo, bảo trợ cho sự tồn tại và phát triển của đất nƣớc, con ngƣời, tín ngƣỡng
thờ Mẫu đã phản ánh rõ nét đặc trƣng văn hoá không chỉ của ngƣời Việt mà
còn của nhiều dân tộc thiểu số khác hiện đang sinh sống trên đất nƣớc Việt
Nam. Không những vậy, tín ngƣỡng thờ Mẫu còn góp phần bảo lƣu và phát
triển những giá trị truyền thống và đạo lý tốt đẹp của ngƣời Việt nhƣ: đạo lý

5

“uống nƣớc nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ ngƣời trồng cây”, truyền thống yêu
nƣớc chống giặc ngoại xâm, truyền thống tôn trọng ngƣời phụ nữ. Đồng thời,
nó cũng góp phần tăng cƣờng ý thức liên kết cộng đồng cũng nhƣ có vai trò
quan trọng trong đời sống tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời Việt nói chung,
ngƣời Việt đồng bằng Bắc bộ nói riêng trong lịch sử cũng nhƣ hiện tại.
Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa tích cực của tín ngƣỡng thờ
Mẫu, còn rất nhiều yếu tố dễ bị lợi dụng trở thành hiện tƣợng mê tín dị đoan,
gây lãng phí thời gian, tiền của, sức khoẻ của nhân dân, ảnh hƣởng đến sự
phát triển lành mạnh của các quan hệ xã hội, cản trở sự nghiệp xây dựng và
phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng và nhân dân
ta đang tiến hành.
Trong Hội nghị Trung ƣơng Bảy (Khoá IX) về công tác tôn giáo, Đảng
ta đã khẳng định: “tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nƣớc ta”[22, tr. 48] và việc “giữ gìn và phát huy những giá trị tích

cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những ngƣời có công với Tổ
quốc, dân tộc và nhân dân”[22, tr. 55] là một bộ phận quan trọng trong quan
điểm chỉ đạo của Đảng trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngƣỡng.
Việc nghiên cứu để chỉ ra những giá trị và hạn chế của tín ngƣỡng thờ
Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ (dƣới nhiều góc độ) đã đƣợc
nhiều công trình thực hiện. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, mặc dù tín ngƣỡng
thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ mới chỉ phát triển là một loại
hình tín ngƣỡng dân gian, nhƣng nội dung và nghi lễ của nó cũng chứa đựng
những yếu tố mang tính tƣ tƣởng phản ánh thái độ và nhận thức của ngƣời
Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong mối quan hệ với môi trƣờng tự nhiên cũng
nhƣ trong mối quan hệ với xã hội mà họ đang sống.

6

Vì vậy, nếu nhƣ việc nghiên cứu tín ngƣỡng thờ Mẫu vùng đồng bằng
Bắc bộ đƣợc tiến hành dƣới góc độ triết học sẽ góp phần làm rõ hơn, sâu sắc
thêm giá trị về mặt tƣ tƣởng triết học của loại hình tín ngƣỡng này, qua đó
giúp cho chúng ta có đƣợc cái nhìn khách quan hơn về nó, đặc biệt khi có rất
nhiều các ý kiến nhận xét trái chiều về vai trò và tác động của tín ngƣỡng thờ
Mẫu trong tình hình hiện nay.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn vấn đề Khía cạnh triết
học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ làm đề
tài luận án tiến sỹ chuyên ngành CNDVBC và CNDVLS.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích:
Phân tích khía cạnh triết học trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt
vùng đồng bằng Bắc bộ.
Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu những cơ sở ảnh hƣởng đến sự hình thành và tồn tại của tín
ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ; khái lƣợc lịch sử

phát triển, điện thờ và một số nghi lễ cơ bản của tín ngƣỡng thờ Mẫu của
ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ.
- Khái quát những khía cạnh triết học trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của
ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ thông qua quan niệm về con ngƣời, tự
nhiên, về mối quan hệ giữa con ngƣời với xã hội và tự nhiên trong tín ngƣỡng
thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ.
- Chỉ ra những xu hƣớng vận động hiện nay của tín ngƣỡng thờ Mẫu
của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ, trên cơ sở đó, đƣa ra những kiến nghị
và giải pháp nhằm phát huy những giá trị và hạn chế những tiêu cực của loại
hình tín ngƣỡng này.


7

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng
đồng bằng Bắc bộ.
- Phạm vi nghiên cứu: Khía cạnh triết học với trọng tâm là quan niệm
về con ngƣời, tự nhiên, về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên và mối
quan hệ giữa con ngƣời với xã hội trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt
vùng đồng bằng Bắc bộ.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án đã khái quát và hệ thống đƣợc những nội dung cơ bản liên
quan đến tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ dƣới
góc độ triết học.
- Luận án đã chỉ ra những khía cạnh triết học trong tín ngƣỡng thờ Mẫu
của ngƣời Việt thông qua việc làm rõ cơ sở ra đời, những quan niệm về thế
giới, con ngƣời, về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên và mối quan hệ
giữa con ngƣời với xã hội.
- Luận án đã chỉ ra những xu hƣớng biến đổi của tín ngƣỡng thờ Mẫu

của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay, cũng nhƣ bƣớc đầu đề xuất
một số kiến nghị và giải pháp trong việc phát huy những giá trị tích cực và
hạn chế những tiêu cực của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng
bằng Bắc bộ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án đóng góp một phần cho việc nghiên cứu những giá trị văn
hoá truyền thống Việt Nam nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu nói riêng.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy những môn học có liên quan đến văn hoá truyền thống, tín ngƣỡng, tôn
giáo ở Việt Nam.
7. Kết cấu của Luận án
Luận án gồm 4 chƣơng 9 tiết, cùng phần mở đầu, kết luận, danh mục
công trình của tác giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo.

8

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MỘT SỐ KHÁI NIỆM
ĐƢỢC DÙNG TRONG LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu
Tín ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng đã và đang đƣợc
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những mức độ và góc độ khác nhau.
Những công trình này có thể nằm độc lập hoặc nằm trong những công trình về
tín ngƣỡng dân gian nói chung.
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian nói chung
(trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu được đề cập đến như một loại hình tín ngưỡng
dân gian)
Cho đến nay, vấn đề có hay không có cái gọi là “tín ngƣỡng dân gian”
vẫn còn đang đƣợc các nhà nghiên cứu tranh luận. Mặc dù vậy, thuật ngữ “tín

ngƣỡng dân gian” đã đƣợc dùng khá phổ biến trong các công trình khoa học
cũng nhƣ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Trong số các công trình
nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt, hầu hết đều cho rằng tín
ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng dân gian. Tất nhiên, bên cạnh đó
cũng có một số tác giả gọi tín ngƣỡng thờ Mẫu dƣới một tên gọi khác nhƣ:
Đạo Mẫu, tục thờ Mẫu…
Có thể kể đến những công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian
với sự thừa nhận tín ngƣỡng thờ Mẫu nhƣ là một bộ phận của loại hình tín
ngƣỡng này nhƣ:
Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam của tác giả Nguyễn Đăng
Duy [16]. Trong công trình này, tác giả cho rằng ở Việt Nam từ xƣa cho tới
nay không hề có tôn giáo, mà chỉ có các hình thái tín ngƣỡng là: tín ngƣỡng

9

thờ cúng Tổ tiên, tín ngƣỡng thờ Thần và tín ngƣỡng thờ Mẫu [16, tr. 24].
Tuy nhiên, theo tác giả, không thể gọi những loại hình tín ngƣỡng này là “tín
ngƣỡng dân gian” đƣợc, bởi vì không hề có tín ngƣỡng dân gian, tín ngƣỡng
bác học, tín ngƣỡng quý tộc, mà chỉ có tín ngƣỡng của cộng đồng ngƣời [16,
tr. 25].
Mặc dù không coi tín ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng
dân gian, nhƣng tác giả Nguyễn Đăng Duy cũng không đồng tình với quan
điểm coi tín ngƣỡng thờ Mẫu là một tôn giáo, theo tác giả, tín ngƣỡng thờ
Mẫu chỉ là một loại hình “tín ngƣỡng” mà thôi. Trong đó, tác giả cho rằng,
vấn đề cốt lõi của tín ngƣỡng thờ Mẫu chính là mong muốn về sự sinh sản, sự
sinh sôi nảy nở, và, ngƣời Mẹ biểu tƣợng đầu tiên chính là Mẹ Cây [16, tr.
154]. Tác giả cũng đề cập đến hiện tƣợng đồng bóng (thực chất là hiện tƣợng
shaman giáo từ thời bộ lạc đƣợc tái hiện lại, là hiện tƣợng duy tâm, siêu hình,
tƣ duy nhập thần [16, tr. 191]), hiện tƣợng thờ Mẫu Liễu Hạnh (mà theo tác
giả, Mẫu Liễu xuất hiện là để nói lên thực tế lịch sử thế kỷ XVI – XVII; là kết

quả của quá trình đấu tranh của văn hóa bản địa trƣớc sự tấn công của văn hóa
phƣơng Tây (văn hóa Công giáo) du nhập vào Việt Nam lúc đó; là sự hoàn
thiện triết lý thờ Mẫu [16, tr. 174-179]) cũng nhƣ một số không gian thiêng
liêng của tín ngƣỡng thờ Mẫu nhƣ Phủ Dầy, Phủ Tây Hồ, Đền Bắc Lệ…
Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam do Nguyễn Đức
Lữ làm chủ biên [66]. Công trình này cho rằng, chúng ta nên và cần hiểu tín
ngƣỡng dân gian nhƣ là một bộ phận của văn hóa dân gian, là loại hình tín
ngƣỡng tôn giáo do chính nhân dân sáng tạo nên trên cơ sở những tri thức sai
lạc dƣới dạng kinh nghiệm cảm tính từ cuộc sống thƣờng nhật của bản thân
mình [66, tr. 12]. Với cách hiểu về tín ngƣỡng dân gian nhƣ vậy, các tác giả
trong công trình này đã coi tín ngƣỡng thờ Mẫu nhƣ là một loại hình tín
ngƣỡng dân gian chứ không phải là tôn giáo. Theo đó, Tín ngưỡng thờ Mẫu

10

được hiểu là một hình thức tín ngưỡng dân gian để tôn vinh một người phụ nữ
làm Thánh Mẫu, Vương mẫu… qua các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mà
người ta có được sự che chở, giúp đỡ của các bậc thánh thần [66, tr. 147].
Bên cạnh việc đƣa ra khái niệm về tín ngƣỡng thờ Mẫu, công trình cũng chỉ
ra một cách khái lƣợc nhất về điện thờ (với hệ thống tƣợng thờ) cùng nghi lễ
hầu đồng trong tín ngƣỡng thờ Mẫu.
Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam của tác giả Nguyễn Minh San
[93]. Với công trình này, tác giả không sử dụng thuật ngữ tín ngƣỡng dân gian
mà lại đƣa ra thuật ngữ tín ngƣỡng dân dã. Nhƣng, về thực chất, hai thuật ngữ
này là giống nhau khi đều dùng để chỉ những loại hình tín ngƣỡng nhƣ: tín
ngƣỡng phồn thực, tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên, tín ngƣỡng sùng bái con
ngƣời [93, tr. 8-9]. Trong công trình của mình, tác giả Nguyễn Minh San cũng
coi tín ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng dân dã, tác giả tập trung
trình bày về điện thờ, hệ thống tƣợng thờ cũng nhƣ không gian xung quanh
điện thờ; Một số nghi lễ cơ bản trong tín ngƣỡng thờ Mẫu nhƣ: lễ hầu đồng, lễ

tiễn căn, lễ đội bát nhang… Trên cơ sở những phân tích này, tác giả đã khẳng
định tín ngƣỡng thờ Mẫu bắt nguồn từ ý thức tƣởng nhớ tổ tiên, nó xuất phát
từ lòng tôn kính, vì sự nhớ ơn, vì sự tin tƣởng và cũng vì ảnh hƣởng của đạo
Lão [93, tr. 66-67].
Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam do Ngô Đức Thịnh chủ
biên [104]. Công trình này đƣợc chia làm 2 phần, trong đó, phần thứ nhất
phác họa về tín ngƣỡng dân gian của các dân tộc Việt Nam, theo đó, công
trình đi sâu nghiên cứu 6 loại hình tín ngƣỡng dân gian tiêu biểu là thờ cúng
tổ tiên, thờ thành hoàng làng, thờ Chử Đồng Tử, thờ Đức Thánh Trần, tín
ngƣỡng nghề nghiệp, và tín ngƣỡng thờ Mẫu (tác giả gọi là Đạo Mẫu – Đạo
ở đây đƣợc hiểu là con đƣờng, cách thức đƣa con ngƣời đạt tới niềm tin vào
cái thiêng liêng, siêu nhiên. Đạo, theo nghĩa rộng có thể bao gồm cả một số

11

hình thức tín ngƣỡng và tôn giáo, theo nghĩa hẹp là để chỉ một số hình thức
tín ngƣỡng có xu hƣớng phát triển trở thành tôn giáo sơ khai hay tôn giáo dân
gian [104, tr. 17]). Phần thứ hai trình bày một số hình thức văn hóa nghệ thuật
dân gian có mối quan hệ mật thiết với tôn giáo, tín ngƣỡng nhƣ: âm nhạc,
múa, tranh tƣợng thờ, văn học dân gian, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Tín
ngƣỡng thờ Mẫu (Đạo Mẫu) đƣợc trình bày trong công trình này chủ yếu
đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ văn hóa. Theo đó, công trình đã trình bày những
yếu tố cấu thành của tín ngƣỡng thờ Mẫu có liên quan nhiều đến văn hóa nhƣ:
điện thờ (với hệ thống tƣợng thờ và vị trí của chúng trong điện thờ), thần tích
(văn học dân gian Đạo Mẫu), lễ hội và nghi lễ cơ bản (lễ hầu đồng) của tín
ngƣỡng thờ Mẫu.
Ngoài những công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng dân gian đƣợc xuất
bản dƣới dạng sách thì cũng có một số công trình nghiên cứu tín ngƣỡng dân
gian dƣới dạng các bài báo trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành nhƣ:
Nguyễn Tri Nguyên (2004), “Bản chất và đặc trƣng tín ngƣỡng dân gian”,

Tạp chí Di sản văn hóa số 7, Nguyễn Quốc Phẩm (1998), “Góp bàn về tín
ngƣỡng dân gian và mê tín dị đoan”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 11,…
Những bài báo này tuy không trình bày và phân tích nội dung của tín ngƣỡng
thờ Mẫu, nhƣng lại đƣa ra những cách hiểu khác nhau về tín ngƣỡng dân gian
nói chung, cũng nhƣ đặc điểm, những giá trị và hạn chế của nó đối với xã
hội….
Nhìn chung, thông qua các công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng dân
gian và tín ngƣỡng thờ Mẫu này, tác giả đã kế thừa và vận dụng vào luận án
của mình trong việc đƣa ra những cách hiểu cũng nhƣ những dấu hiệu đặc
trƣng của tín ngƣỡng dân gian. Thông qua đó, phần nào cũng làm rõ sự ảnh
hƣởng giữa tín ngƣỡng thờ Mẫu với các loại hình tín ngƣỡng dân gian khác

12

của ngƣời Việt nói chung và ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ nói riêng
nhƣ: tín ngƣỡng phồn thực, tín ngƣỡng thờ các hiện tƣợng tự nhiên,…
1.1.2. Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng thờ Mẫu
Bên cạnh những công trình nghiên cứu chung về tín ngƣỡng dân gian
(trong đó tín ngƣỡng thờ Mẫu là một bộ phận), thì cũng đã có một lƣợng
tƣơng đối các công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ Mẫu một cách tổng
quan, và một số ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu vào những yếu tố
riêng lẻ của tín ngƣỡng thờ Mẫu nhƣ: không gian thờ cúng, thời gian thờ
cúng, nghi lễ thờ cúng….
- Những công trình nghiên cứu tổng quan về tín ngưỡng thờ Mẫu
“Đạo Mẫu ở Việt Nam” (2 tập) do Ngô Đức Thịnh làm chủ biên, Nhà
xuất bản Văn hóa dân gian, 2002. Đây đƣợc coi là một tác phẩm lớn nghiên
cứu một cách cơ bản và tƣơng đối toàn diện về tín ngƣỡng thờ Mẫu. Tác giả
đã tiếp cận hiện tƣợng tín ngƣỡng này chủ yếu dƣới góc độ văn hoá và phần
nào cũng chỉ ra đƣợc phƣơng diện tín ngƣỡng tôn giáo. Trong tập 1, tác giả đã
xem xét một cách hệ thống các khía cạnh thần tích, truyền thuyết, điện thần,

nghi lễ thờ cúng và lễ hội của tín ngƣỡng thờ Mẫu nói chung. Đồng thời, tác
giả cũng đi sâu tìm hiểu những loại hình thờ Mẫu phổ biến ở các địa phƣơng
trải dài từ Bắc vào Nam nhƣ: Thờ Mẫu ở Bắc bộ (với hình tƣợng thờ Mẫu
Liễu ở Phủ Giầy, Phủ Tây Hồ và Lạng Sơn), Thờ Mẫu ở Huế (với hình tƣợng
bà Mẹ Chăm), Thờ Mẫu ở Nam Bộ và ở Tây Nguyên Trên cơ sở những sự
phân tích đó, công trình đi đến khẳng định rằng tục thờ Mẫu là một hiện
tƣợng văn hóa dân gian tổng thể đang trong xu thế phát triển trở thành một
hình thái tôn giáo dân gian sơ khai với rất nhiều các giá trị về văn hóa, nghệ
thuật… cũng nhƣ còn một số những hạn chế trong hoạt động của nó. Ở tập 2,
tác giả đã thống kê và sƣu tầm hệ thống các bài hát văn thƣờng đƣợc thực
hiện trong nhiều nghi lễ của tín ngƣỡng thờ Mẫu, đặc biệt là nghi lễ hầu đồng.

13

“Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam
và Châu Á” do Ngô Đức Thịnh chủ biên [105] là cuốn sách tổng hợp nội dung
cơ bản của cuộc Hội thảo quốc tế “Tín ngưỡng thờ Mẫu và Lễ hội phủ Dầy”
tổ chức năm 2001 tại Hà Nội, bao gồm các bài viết về tín ngƣỡng thờ Mẫu nói
chung, sự thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Nam Định và các tỉnh thành
khác trong cả nƣớc, về hình thức lên đồng trong tín ngƣỡng thờ Mẫu và các
hình thức Shaman của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và một số nƣớc Châu
Á Liên quan đến vấn đề Đạo Mẫu và nghi lễ của nó, cuốn sách đã chỉ ra
rằng: 1. Đạo Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng có nguồn gốc bản địa của ngƣời
Việt, trong quá trình phát triển của mình, nó đã thu nhận không ít những ảnh
hƣởng của Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo. Tuy nhiên, Đạo Mẫu không phải
là một hình thức tín ngƣỡng tôn giáo đơn nhất mà là một hệ thống các tín
ngƣỡng tôn giáo khác nhau có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau là lớp
tín ngƣỡng thờ Nữ thần, lớp thờ Mẫu thần và lớp thờ Tam phủ - Tứ phủ. 2.
Đạo Mẫu không chỉ là một hiện tƣợng tôn giáo mà còn là một hiện tƣợng văn
hóa. Thông qua nghi lễ lên đồng, lễ hội, phong tục, nó thực sự là một bảo tàng

sống của văn hóa Việt Nam… Đặc biệt, trong công trình này, có một số bài
viết của các học giả nƣớc ngoài nghiên cứu về hầu đồng trong tín ngƣỡng thờ
Mẫu của ngƣời Việt nói chung, những giá trị về âm nhạc, về trang phục, diễn
xƣớng nói riêng, cũng nhƣ sự giống và khác nhau giữa hầu đồng của ngƣời
Việt với nghi lễ shaman của một số dân tộc khác trên thế giới nhƣ: Lên đồng
(hầu bóng) – kho tàng sống của di sản văn hóa Việt Nam của Frank Proschan,
Lên đồng Việt Nam: cấu tạo âm nhạc của thần thánh của Barley Norton, Khi
nào Kut giống lên đồng: vài điểm so sánh giữa Hàn Quốc và Việt Nam của
Laurel Kendall, …
“Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam” do tác giả Nguyễn Hữu
Thông làm chủ biên [111]. Trong công trình này, các tác giả tiếp tục khẳng

14

định tín ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng bản địa của ngƣời Việt
với sự phát triển từ việc thờ Mẹ đến hệ thống thần linh trong Tứ phủ. Trên cơ
sở đó, cuốn sách đi sâu vào tìm hiểu và phân tích Thần nữ Thiên Y A Na và
những di tích thờ phụng Bà nổi tiếng ở miền Trung nhƣ Điện Hòn Chén, Tam
Thai Điện, Phƣớc Quang Điện…. bên cạnh đó, công trình cũng đã đề cập đến
hiện tƣợng đồng bóng với vấn đề chầu văn mang những dấu ấn của tín
ngƣỡng thờ Mẫu ở miền Trung.
“Tục thờ Đức Mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Trần” của GS Vũ Ngọc
Khánh [55]. Tác giả đã trình bày về sự phát triển từ nguyên lý Mẹ của văn hóa
Việt Nam phát triển đến tín ngƣỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Trên cơ sở đó, cuốn
sách tập trung vào việc phân tích và chỉ ra vị trí của Đức Mẫu Liễu Hạnh
trong đời sống tín ngƣỡng Việt Nam nói chung, tín ngƣỡng Tam phủ, Tứ phủ
nói riêng thông qua các nguồn thƣ tịch cổ về Bà trong dân gian. Cùng với việc
trình bày các nghi lễ trong việc thờ phụng Mẫu Liễu ở một số đền phủ tiêu
biểu nhƣ Phủ Giầy, Phủ Tây Hồ, Đền Bắc Lệ…, tác giả cũng trình bày khái
lƣợc về Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn trong lịch sử Việt Nam, sự hiển

thánh của Ngài trong tâm thức dân gian cũng nhƣ hệ thống thần linh, lễ hội
Đức Thánh Trần đƣợc diễn ra ở Đền Kiếp Bạc.
“Các nữ thần Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc [29];
hay “Nữ thần và thánh Mẫu Việt Nam” do Vũ Ngọc Khánh, Mai Ngọc Chúc,
Phạm Hồng Hà biên soạn [54] cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin về hệ
thống các Nữ Thần ở Việt Nam. Theo đó, các tác giả chia nữ thần ở Việt Nam
thành các nữ thần trong thần thoại, nữ thần của các dân tộc thiểu số, các
Thánh Mẫu, các Chư thần. Thông qua việc trình bày thần tích của 117 vị nữ
thần ở Việt Nam (trong đó có rất nhiều các vị đƣợc thờ trong tín ngƣỡng thờ
Mẫu) cùng danh mục 362 vị nữ thần đƣợc lƣu truyền trong dân gian và thần
tích trên các vùng miền khác nhau, công trình đã cung cấp một nguồn tƣ liệu

15

rất phong phú và bổ ích để các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về hệ thống
nữ thần ở Việt Nam.
“Văn hoá Thánh Mẫu” của Đặng Văn Lung [64] cũng đã đƣa ra một
“Văn hoá Thánh Mẫu” của ngƣời Việt trên cơ sở phân tích sự hình thành và
phát triển của các biểu tƣợng Thánh Mẫu: Mẫu Mỵ Châu, Mẫu Ỷ Lan; Mẫu
Liễu Hạnh. Tuy nhiên, nhƣ tác giả đã tự nhận thấy, tác phẩm này mới chỉ
dừng lại ở việc phần nào tìm ra sự phát sinh, hình thành, truyền bá và sự sửa
đổi cốt truyện, lễ hội theo lôgích - lịch sử - chính trị - văn hoá - xã hội của đất
nƣớc [64, tr. 7-8].
- Những công trình nghiên cứu chuyên sâu vào những yếu tố riêng lẻ
của tín ngưỡng thờ Mẫu như: không gian thờ cúng, nghi lễ thờ cúng….
Ngoài những công trình mang tính tổng quan về tín ngƣỡng thờ Mẫu,
cũng có nhiều công trình nghiên cứu những yếu tố riêng lẻ (mang tính bộ
phận) cấu thành nên tín ngƣỡng thờ Mẫu nhƣ điện thờ, tƣợng thờ, nghi lễ, âm
nhạc, … Có thể kể đến những công trình sau:
“Hát văn” do Ngô Đức Thịnh làm chủ biên [103]. Đây có thể coi là

công trình đầu tiên tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về nghi lễ của tín ngƣỡng
thờ Mẫu ở Việt Nam trong số các công trình về thờ Mẫu mà tác giả Ngô Đức
Thịnh đã xuất bản. Công trình này chia làm hai phần với phần 1 tập trung
nghiên cứu và tìm hiểu về những khía cạnh tín ngƣỡng-tôn giáo; văn hóa –
nghệ thuật trong hát văn và hầu bóng. Phần 2 tác giả thống kê một số bài hát
văn mà nhóm tác giả đã sƣu tầm đƣợc khi tham dự các nghi lễ của tín ngƣỡng
thờ Mẫu.
“Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận” của GS.TS.Ngô
Đức Thịnh [109]. Trong công trình này, GS Ngô Đức Thịnh đã nhìn nhận về
hầu đồng một cách hệ thống và bản chất hơn. Trong đó, bên cạnh việc phác
họa những nội dung của nghi lễ lên đồng (mà theo tác giả đó là sự nhập hồn

16

nhiều lần của các thần linh Tứ phủ vào thân xác của các ông đồng, bà đồng để
trị bệnh, cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn), thì, thông qua việc phác họa nội
dung của nghi lễ lên đồng, tác giả đã khẳng định rằng lên đồng không phải là
một tín ngƣỡng mà là một nghi lễ đặc trƣng của đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ
của ngƣời Việt. Nghi lễ hầu đồng về bản chất cũng có sự tƣơng đồng với các
nghi lễ shaman – một trong những tín ngƣỡng phổ biến trong nhiều dân tộc
trên thế giới. Nhƣ bản thân tác giả tự nhận xét, cuốn sách không chỉ dừng lại
ở việc nhận diện và nhận thức bản chất của hiện tƣợng lên đồng, mà còn bƣớc
đầu cố gắng tìm hiểu các khía cạnh tâm sinh lý và trị liệu của lên đồng, vấn đề
cơ đày mang đầy tính bí ẩn, vấn đề ái nam ái nữ và quan hệ đồng giới, các
khía cạnh kinh tế, xã hội của lên đồng đặt ra từ tiếp cận giới và cuối cùng là
sự giải phóng các khát vọng của phụ nữ trong xã hội cổ truyền và xã hội hiện
đại [109, tr. 15] …
Hiện tượng lên đồng trong bối cảnh đổi mới, Luận án tiến sỹ văn hóa
học của tác giả Nguyễn Ngọc Mai [76]. Trong luận án này, tác giả đã chỉ ra
những sự thay đổi của nghi lễ lên đồng từ thời phong kiến cho đến hiện nay,

những ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng đến sự biến đổi đó. Đồng thời,
tác giả cũng phân tích và làm rõ bản chất của hiện tƣợng hầu đồng trong xã
hội Việt Nam hiện nay dƣới góc độ nhân học văn hóa.
Bên cạnh các công trình đƣợc xuất bản dƣới dạng sách in trên, còn
nhiều bài viết công bố trên các tạp chí nhƣ: Nghiên cứu lý luận, Triết học,
Tôn giáo, Văn hoá dân gian, Văn học… cũng đã đề cập dƣới các góc độ khác
nhau về tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt. Có thể kể đến nhƣ:
Võ Hoàng Lan, Thanh đồng nhìn từ đền Kiếp Bạc, Tạp chí Di sản văn
hóa, số 1/2007; Đinh Gia Khánh, Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn
hóa dân gian ở Việt Nam, Tạp chí Văn học số 5/1992; Đặng Văn Lung, Thử
tìm hiểu cách xây dựng linh tượng Mẫu Liễu, Tạp chí Văn học số 5/1992; Lã

17

Duy Lan Liễu Hạnh trong Vân Cát nữ thần và Liễu Hạnh trong tâm thức dân
gian, Tạp chí Văn học số 5/1992; Văn Ty, Bước đầu tìm hiểu âm nhạc chầu
văn trong tín ngưỡng Mẫu Liễu, Tạp chí Văn học số 5/1992; Hƣơng Nguyên,
Quanh tục thờ Thánh Mẫu, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 7/2004; Trần Lâm
Biền, Quanh tín ngưỡng dân dã, Mẫu Liễu và điện thờ, Tạp chí Nghiên cứu
Văn hoá nghệ thuật, số 5/1990; Trần Đăng Sinh, Một số chính sách của các
vua đầu triều Nguyễn đối với tín ngưỡng thờ thần ở làng xã Bắc bộ, Tạp chí
Nghiên cứu tôn giáo, số 08/2008; Phạm Quỳnh Phƣơng, Khát vọng của người
phụ nữ Việt Nam qua truyền thuyết về Thánh mẫu Liễu Hạnh, Tạp chí Khoa
học về phụ nữ, số 4/1994; Nguyễn Minh San, Đạo Mẫu ở nước ta – nhìn từ
hệ thống đền miếu và thần tích, Tạp chí Dân tộc học, số 1/1992; Trƣơng Sỹ
Hùng, Mẫu Thoải – Nữ thần nước tiêu biểu từ khởi thủy Hùng Vương, Tạp chí
Văn hóa dân gian, số 2/1992, Hƣơng Nguyên, Quanh tục thờ Thánh Mẫu, Tạp
chí Di sản văn hóa, số 7/2004,…
Thông qua những công trình này, tác giả luận án đã bƣớc đầu nhận
diện đƣợc lịch sử, chủ thể, đối tƣợng cũng nhƣ nghi lễ và tổ chức của tín

ngƣỡng thờ Mẫu nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng
băng Bắc bộ nói riêng. Theo đó, tín ngƣỡng thờ Mẫu phải đƣợc hiểu theo
nghĩa rộng nhất bao gồm 3 lớp thờ: thờ nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Tam phủ
- Tứ phủ. Trong 3 lớp thờ đó thì thờ Tam phủ - Tứ phủ là xuất hiện muộn nhất
với hình tƣợng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong số các nghi lễ của tín ngƣỡng
thờ Mẫu thì nghi lễ hầu đồng là cơ bản nhất. Trong nghi lễ hầu đồng thì chủ
thể là các ông đồng, bà đồng, đối tƣợng mà ông đồng, bà đồng hƣớng đến
chính là các vị thần linh trong Tam Tòa Thánh Mẫu và Tứ phủ công đồng. Tín
ngƣỡng thờ Mẫu đƣợc tín đồ chú ý nhiều nhất là vào khoảng thời gian đầu
năm, cuối năm và tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ.

18

Ngoài ra, tác giả cũng đã thấy đƣợc một số giá trị văn hóa trong các
sinh hoạt tín ngƣỡng cũng nhƣ lễ hội của tín ngƣỡng thờ Mẫu nhƣ: truyền
thống chống giặc ngoại xâm, khả năng chữa bệnh của hầu đồng…
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian nói chung,
tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng dưới góc độ triết học
Có thể thấy rằng số lƣợng các công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng
dân gian dƣới khía cạnh triết học là rất ít. Điển hình nhất trong số rất ít này là
công trình của Trần Đăng Sinh, Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ hiện nay [95]. Trong
công trình này, tác giả Trần Đăng Sinh đã phân tích và chỉ ra những quan
niệm của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ về không gian, thời gian, và con
ngƣời trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến
những quan niệm nhân sinh trong loại hình tín ngƣỡng này nhƣ: tín ngƣỡng
thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ thể hiện đạo hiếu, đạo
làm ngƣời [95, tr. 116], thể hiện ý thức tƣởng nhớ về cội nguồn [95, tr. 133],
là nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng [95, tr. 156]. Ngoài những quan
niệm về vũ trụ, những quan niệm về nhân sinh ra, tác giả cũng phân tích và

chỉ ra thực trạng và khuynh hƣớng biến đổi của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ.
Với ý nghĩa là một công trình hiếm hoi nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ
cúng tổ tiên một cách hệ thống dƣới góc độ triết học, tác giả luận án đã tiếp
thu và kế thừa cách thức tiếp cận và giải quyết vấn đề trong quá trình nghiên
cứu tín ngƣỡng thờ Mẫu dƣới góc độ triết học.
Cho đến hiện nay, theo kết quả sƣu tầm và thống kê của tác giả luận
án thì chƣa có một công trình nào nghiên cứu tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời
Việt vùng đồng bằng Bắc bộ dƣới góc độ triết học một cách hệ thống.

19

Nhìn chung, các công trình trên khi nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ Mẫu
đã đƣợc các tác giả tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau nhƣ nhân học, văn
hóa, nghệ thuật, lịch sử…. Ở các góc độ này, các công trình đã cung cấp một
lƣợng thông tin phong phú về sự phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu, hệ thống
thần linh cùng các thần tích của tín ngƣỡng thờ Mẫu, các không gian thờ cúng
của nó trong quá khứ cũng nhƣ ở hiện tại, những giá trị về mặt văn học, nghệ
thuật (múa, hát, âm nhạc…) của tín ngƣỡng thờ Mẫu cũng nhƣ những tác
động của nó đến văn hóa, xã hội của ngƣời Việt cả trong lịch sử cũng nhƣ ở
hiện tại.
Tuy nhiên, việc tiếp cận và nghiên cứu tín ngƣỡng thờ Mẫu dƣới góc
độ triết học (chỉ ra những vấn đề về thế giới, về nhân sinh, quy luật hình thành
và phát triển của nó…) vẫn chƣa đƣợc các công trình trên chỉ rõ. Trên cơ sở
những kết quả mà các tác giả đi trƣớc đã đạt đƣợc, tác giả luận án đi sâu
nghiên cứu tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ dƣới
khía cạnh triết học.
1.2. Lý thuyết, cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận
án
1.2.1. Các lý thuyết áp dụng trong luận án

Có nhiều lý thuyết khác nhau đƣợc áp dụng trong nghiên cứu về khía
cạnh triết học trong tín ngƣỡng dân gian nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu nói
riêng. Tuy nhiên, trong luận án này, tác giả chỉ chọn một số lý thuyết chính để
áp dụng vào việc chỉ ra sự giải thích về thế giới, về con ngƣời và mối quan hệ
giữa con ngƣời và thế giới xung quanh mình trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của
ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ:
*. Lý thuyết xung đột
Lý thuyết xung đột đƣợc xây dựng bởi Sigmund Freud (1856-1936) và
Anton Boisen. Theo thuyết xung đột của Freud thì nguyên nhân hình thành

20

tôn giáo chính là từ “phức cảm Ơdíp”
1
. Theo ông, mỗi cá nhân đều có sự cố
gắng vô tận của sinh lực xung đột để thực hiện và kiềm chế những ham muốn
bản năng của vô thức. Sự thúc đẩy của dục tình (libido) của bản năng (id) có
thể dẫn đến những hành vi phá hoại một cách liều lĩnh nếu không có sự kiềm
chế của chuẩn mực, sự kiểm duyệt đạo đức của cái siêu tôi. Trong “phức cảm
Ơdíp”, khi đứa trẻ không tuân theo lệnh và khẳng định khả năng tự chống lại
ngƣời cha, nó sẽ có cảm giác sai trái, phạm tội và có nhu cầu điều chỉnh lại.
Khi đứa trẻ không đƣợc giúp đỡ, và không thể kiểm soát đƣợc cuộc sống, nó
sẽ có cảm giác yếu ớt và cần sự giúp đỡ của ngƣời cha. Do vậy, ngƣời cha trở
thành ngƣời duy nhất giải thoát cho đứa trẻ trong thời điểm cần thiết. Khi đứa
trẻ lớn lên, trƣởng thành, có thể nó lại không kiểm soát đƣợc cuộc sống của
mình và hành vi bạo lực có thể xuất hiện. Do vậy, theo Freud, tôn giáo có
chức năng an ủi, nó không chỉ giúp con ngƣời bằng những sự việc bên ngoài
mà còn giúp đỡ rất hiệu quả những mong muốn nội tâm của con ngƣời [14, tr.
27-28].
Boisen sinh năm 1876 tại Bloomington, Indiana, tốt nghiệp trƣờng Đại

học tổng hợp Indiana năm 1897. Ông đã từng làm mục sƣ trong 5 năm ở nông
thôn. Năm 1920, do làm việc căng thẳng, ông đã bị Stress và đƣợc gia đình
đƣa vào chữa trị 3 tuần ở bệnh viện tâm thần. Sau thời gian điều trị bệnh tâm
thần, ông đã tiến hành nghiên cứu 173 ngƣời bệnh loạn thần kinh và đã rút ra
đặc điểm chung của những ngƣời này: họ bị cô lập với bạn bè của mình do
những thất bại về mặt xã hội và bị mất đi lòng tự trọng. Trong trạng thái rối
loạn thần kinh của mình, họ trải qua những cảm xúc khó hiểu, huyền bí, cảm
xúc liều lĩnh, và cảm xúc về trách nhiệm cá nhân. Họ có suy nghĩ về cái chết,
về những biến cố bi thảm, về xung đột, về sự hiện thân mới (tái sinh), về

1
Phức cảm Ơdíp là ham muốn tình dục vô thức của một đứa bé đối với bố mẹ thuộc giới tính khác với nó
(nhất là của đứa con trai đối với ngƣời mẹ) và ghen với ngƣời bố (hoặc ngƣời mẹ).

21

nhiệm vụ phải thực hiện. Trong số các biểu hiện đó có phản ứng đặc trƣng
của sự hoang mang sợ hãi, tự dối trá…. Sự lo âu về tội lỗi mang tính tôn giáo
và trách nhiệm cá nhân dẫn tới các việc thực hiện lại các chuẩn mực đạo đức
đƣợc tiến hành bởi những phẩm chất trung thành cơ bản.
Mặc dù cũng giống Freud trong việc khẳng định xung đột là nguyên
nhân hình thành tôn giáo, nhƣng Boisen khác Freud ở chỗ tôn giáo, đối với cá
nhân tôn giáo không phải là sự thoái bộ và suy giảm, mà chính là thể hiện sự
báo hiệu và chín muồi của sự điều chỉnh xung đột trong khủng hoảng nhằm
thực hiện trách nhiệm đạo đức để tạo ra lòng trung thành lớn, tức là tôn giáo
nhƣ một sự phát triển [14, tr. 29-31].
*. Lý thuyết nhân cách
Gordon W.Allport (1897-1967) là đại diện tiêu biểu của thuyết nhân
cách. Ông là nhà tâm lý học Mỹ, ngƣời sáng lập ra cách tiếp cận hệ thống
trong nghiên cứu nhân cách. Với tƣ cách là nhà tâm lý học, Allport đã sử

dụng các tri thức khoa học của mình để lý giải quá trình hình thành tôn giáo.
Theo ông, sự đặc biệt, độc đáo của tôn giáo là nó thống nhất đƣợc, tập hợp
đƣợc những mục đích trọng tâm của các cá nhân riêng lẻ. Mục đích ở đây có
thể xem nhƣ sự cố gắng có ý thức của cá nhân. Mục đích là sự hƣớng đến
tƣơng lai. Tôn giáo phát triển một cách hết sức nhạy cảm qua sự tác động
tƣơng hỗ của xã hội, thậm chí qua mỗi cá nhân và từ đó, cá nhân có thể phát
hiện ra chính mình qua tôn giáo. Do vậy, có thể khái quát, mô tả những đặc
điểm biểu hiện của tôn giáo, trong đó có sự thay đổi của cá nhân trong quá
trình hình thành tôn giáo. Ông cũng cho rằng, hệ thống sở thích, sự quan tâm
trong cấu trúc nhân cách của cá nhân là tiền đề quyết định tạo nên tình cảm
tôn giáo. Sự hình thành tình cảm tôn giáo ở các cá nhân khác nhau là khác
nhau. Tình cảm tôn giáo, ở một khía cạnh nào đó, nó khác với các dạng tình
cảm khác của con ngƣời, đặc biệt về mức độ sâu sắc [14, tr. 34-35].

22

*. Lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa
Giao lƣu tiếp biến văn hóa là khái niệm do các nhà nhân học Anglo-
Saxon đƣa ra cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai
nền văn hóa khác nhau và hậu quả của sự tiếp xúc này là sự thay đổi hoặc
biến đổi của một số loại hình văn hóa hoặc cả hai nền văn hóa đó.
Sự giao lƣu tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn
hóa. Đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp
xúc trực diện và liên tục. Các mẫu hình văn hóa nguyên thủy của một cộng
đồng hoặc của cả hai cộng đồng có thể bị biến đổi thông qua quá trình tiếp
xúc này. Các thành tố của nền văn hóa biến đổi, song mỗi nền văn hóa vẫn
giữ nét riêng biệt của mình. Quá trình giao lƣu tiếp biến văn hóa có thể diễn
ra một cách cƣỡng bức thông qua sự thống trị về quân sự, hoặc diễn ra bằng
con đƣờng hòa bình hơn thông qua buôn bán, truyền đạo [19, tr. 107].
*. Lý thuyết vùng văn hóa

Vùng văn hóa là một khái niệm dùng để chỉ một vùng lãnh thổ, một
khu vực địa lý có sự tƣơng đồng về môi trƣờng tự nhiên; có quá trình lịch sử
lâu dài; có các dân tộc cƣ trú khá lâu đời mà giữa họ luôn diễn ra quá trình
giao lƣu tiếp biến văn hóa. Thông qua quá trình giao lƣu tiếp biến đó, đã hình
thành sắc thái văn hóa đặc trƣng của vùng bên cạnh bản sắc văn hóa riêng của
mỗi dân tộc.
Nghiên cứu vùng văn hóa để thấy đƣợc dấu ấn văn hóa của con ngƣời ,
thấy đƣợc sắc thái văn hóa đa dạng của các vùng, của các tộc ngƣời, thấy
đƣợc quy luật hình thành và biến đổi của văn hóa trong các môi trƣờng không
gian địa lý nhất định, thấy đƣợc con đƣờng và các phƣơng thức giao lƣu, ảnh
hƣởng văn hóa qua lại giữa các vùng.
Qua nghiên cứu vùng văn hóa, ngƣời ta có thể thấy đƣợc sự thích nghi
của con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và hệ sinh thái, nơi mà con ngƣời sinh

23

sống và thể hiện những hoạt động kinh tế, sản xuất, từ đó hình thành nên sắc
thái địa – văn hóa của vùng và tộc ngƣời [19, tr. 108].
*. Lý thuyết chức năng
Lý thuyết chức năng có mầm mống từ thế kỷ XIX với đóng góp hàng
đầu của A.Comte. Đầu thế kỷ XX, E.Durkheim là ngƣời đầu tiên đã dựng
những nền tảng của lý thuyết chức năng trong xã hội học nói chung, xã hội
học tôn giáo nói riêng.
Những nhà chức năng xem xét sự đóng góp mà tôn giáo thực hiện đối
với sự tồn tại của xã hội. Theo họ, mọi xã hội đƣợc biết đến dƣờng nhƣ có
một cái gì đó đƣợc gọi là tôn giáo, sự hiện diện của nó không thể bị bỏ qua
nhƣ là một tai nạn xã hội. Nếu tôn giáo không thích nghi, những xã hội sẽ
không thể tiến triển thêm nếu không có nó. Do vậy họ đƣa ra vấn đề tôn giáo
thực thi chức năng nào trong đời sống xã hội.
Trong công trình cuối cùng của đời mình (1912), Những hình thức sơ

đẳng của đời sống tôn giáo, E.Durkheim đã thể hiện mong muốn tập trung
nghiên cứu xem tôn giáo hoạt động nhƣ thế nào trong các hoạt động nguyên
thủy để hiểu rõ xã hội con ngƣời hoạt động nhƣ thế nào vào lúc nó muốn có
một biểu tƣợng về bản thân nhƣ vốn có và độc lập với ý thức của các cá nhân
riêng biệt tạo thành xã hội đó. Tôn giáo đƣợc nghiên cứu nhƣ một ví dụ quan
trọng về cách hình thành, tái hiện của ý thức tập thể trong thời gian và vƣợt
quá cuộc đời của các cá nhân, cũng nhƣ của hình ảnh mà xã hội đã có về bản
thân nó. Tôn giáo góp phần tạo dựng và duy trì một ý thức tập thể.
Đối với E.Durkheim, tôn giáo đƣợc hiểu nhƣ một hình thức đƣợc tổ
chức và thể chế hóa của cái thiêng liêng. Cái thiêng liêng, theo ông, có những
đặc điểm sau: 1, Sự tách biệt trở thành sự khác biệt căn bản: một vật, một
động vật, một ngƣời trở thành thiêng liêng khi những thứ đó chuyển vào một
lĩnh vực đƣợc coi là khác với lĩnh vực của thế giới phàm tục. Cái thiêng liêng

24

là một sự tách rời rõ ràng của các sự vật khỏi thế giới này, nhằm thực hiện
những chức năng không còn là phàm tục nữa. Cái thiêng liêng là một cái gì
phàm tục đã thay đổi bản chất, thay đổi về ký hiệu do chính ý muốn của con
ngƣời. Chính con ngƣời tạo ra cái thiêng liêng nhƣ chính thần thánh của họ,
rồi họ cho rằng vị thần này hay vị thần khác tồn tại độc lập với ý muốn của
họ; 2, Sự tách biệt đƣợc tạo ra bởi một quá trình xã hội: sự sôi động tập thể.
Nói cách khác, khi các cá nhân tạo ra một trật tự xã hội mới, họ cũng là sống
dậy một kinh nghiệm tập thể hiện ra trƣớc mắt họ dƣới biểu hiện của cái khác
thƣờng; 3, Trật tự xã hội đƣợc tạo ra vào lúc con ngƣời lập riêng ra “một nơi
uy quyền” – cái thiêng liêng – trong xã hội để hợp thức hóa cao hơn các quy
tắc, và các giá trị tập thể phải đƣợc áp đặt lên để đạt tới sự cố kết xã hội một
cách thuận lợi hơn. Cái thiêng liêng vì thế trở thành cái siêu tôi tập thể của
một xã hội, nơi biểu tƣợng và sản sinh ra cái tƣởng tƣợng có tính tƣợng trƣng
[89, tr. 43-48].

*. Lý thuyết nhân học biểu tượng
Trong bài viết về “Biểu tượng trong nghi lễ của người Ndembu”, Victor
Turner cho rằng biểu tƣợng bao gồm những sự vật, hành động, các mối quan
hệ, hiện tƣợng, cử chỉ và những đơn vị không gian trong một tình huống nghi
lễ [41, tr. 242]. Theo đó, nghi lễ thờ cúng là quá trình vƣợt qua để chuyển tải
những ý nghĩa, thông tin xã hội và nhân văn sâu sắc. Niềm tin và sự thực hành
nghi lễ thờ cúng phản ánh và chỉ rõ các yếu tố chính trị, kinh tế, các mối quan
hệ xã hội, hơn nữa nó là chìa khóa để hiểu con ngƣời nghĩ và cảm thấy ra sao
về các mối quan hệ với môi trƣờng và xã hội họ đang sống.
1.2.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
*. Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngƣỡng, tôn giáo.

×