Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Sự biến đổi nghi lễ lên đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu của người việt ở đồng bằng bắc bộ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ VÂN

SỰ BIẾN ĐỔI NGHI LỄ LÊN ĐỒNG TRONG
TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60.22.03.09

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Lan

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Sự biến đổi nghi lễ Lên Đồng trong tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đặng Thị Lan.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là chính xác, trung thực, có nguồn gốc
trích dẫn rõ ràng. Các kết luận chưa từng được công bố ở bất kỳ một công
trình nào.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Vân



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn Thạc sĩ này, trước hết em xin chân thành
cảm ơn sự dạy giỗ nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo trong khoa Triết học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN trong suốt thời gian
em học tập. Đặc biệt, em xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới PGS.TS.Đặng Thị
Lan, cô đã tận tình hướng dẫn em từ việc định hướng đề tài, lựa chọn phương
pháp nghiên cứu đến tìm kiếm tài liệu và gợi mở những nội dung quan trọng
của luận văn.
Sau, em xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên, chia sẻ của Gia đình, Bạn bè
trong suốt quá trình em nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng do trình độ, năng lực nhận thức của
bản thân còn hạn chế nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Vì
vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý chân thành của các Thầy, Cô
giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Phạm Thị Vân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chon đề tài ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 2
2.1. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu (Đạo Mẫu) ........... 2
2.2. Những công trình nghiên cứu về Lên Đồng ........................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .......................................................... 5
3.1. Mục đích .............................................................................................. 5
3.2. Nhiệm vụ .............................................................................................. 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6
5. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.................................................. 7
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 7
CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA
NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ .................................................... 8
1.1. Cơ sở hình thành, phát triển và giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt ở đồng Bằng Bắc Bộ .................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu ........................................................ 8
1.1.2. Cơ sở hình thành, phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
ở đồng bằng Bắc Bộ .................................................................................. 13
1.1.3. Giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
................................................................................................................... 20
1.2. Lên Đồng - Nghi lễ đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở
đồng bằng Bắc Bộ ........................................................................................ 26
1.2.1. Khái niệm nghi lễ và nghi lễ Lên Đồng.......................................... 26
1.2.2. Vai trò của nghi lễ Lên Đồng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ .... 34
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 42


CHƢƠNG 2 MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CHỦ YẾU CỦA NGHI LỄ LÊN
ĐỒNG TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT Ở
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY- VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN
NGHỊ .............................................................................................................. 44
2.1. Một số biến đổi chủ yếu của nghi lễ Lên Đồng trong tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay ..................................... 44
2.1.1. Khuynh hướng gia tăng sự tích hợp văn hóa .................................. 45
2.1.2. Biến đổi về quy mô và đối tượng thực hành nghi lễ Lên Đồng ..... 50
2.1.3. Biến đổi về trang phục trong thực hành nghi lễ Lên Đồng ............ 62
2.1.4. Biến đổi về đồ lễ trong nghi lễ Lên Đồng ...................................... 67

2.1.5. Biến đổi trongthực hành nghi lễ Lên Đồng ................................... 73
2.2. Nguyên nhân của sự biến đổi nghi lễ Lên Đồng trong tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay ..................................... 85
2.3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy những biến đổi tích cực và hạn chế
những biến đổi tiêu cực trong nghi lễ Lên Đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay ........................................................................ 90
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104
PHỤ LỤC ẢNH ........................................................................................... 112


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ĐBBB

Đồng bằng Bắc Bộ

GS.TS

Giáo sƣ, Tiến sĩ

KTTT

Kinh tế thị trƣờng

Nxb

Nhà xuất bản

PGS.TS


Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ

Tr

Trang


MỞ ĐẦU
1. Lý do chon đề tài
Tôn giáo, tín ngưỡng là thành tố quan trọng làm nên bản sắc của văn
hóa của mỗi dân tộc, nó được coi là hạt nhân, là linh hồn của văn hóa, quy
định tính chất đặc trưng của văn hóa. Với tư cách là một tín ngưỡng có nguồn
gốc bản địa, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt không chỉ làm phong phú đa
dạng cho nền văn hóa mà còn là nơi lưu giữ bản sắc, những đặc tính của nền
văn hóa. Ở khía cạnh này, tín ngưỡng thờ Mẫu có thể được coi như một hiện
tượng đặc trưng cho nền văn hóa của Đồng bằng Bắc Bộ.
Nằm trong dòng chảy chung của văn hóa dân gian Việt Nam, tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ không chỉ phác họa
nên bản chất và sắc thái đa dạng của đời sống tâm linh người Việt mà còn thể
hiện được đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”,
truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống tôn trọng người
phụ nữ, tăng cường ý thức liên kết cộng đồng.
Trong các hình thức diễn xướng của tín ngưỡng Mẫu, có thể nói Lên
Đồng là hình thức cơ bản nhất, đặc trưng nhất thể hiện được bản sắc của tín
ngưỡng Mẫu. Lên Đồng hay Hầu bóng là một hình thức biểu diễn mang tính
phức hợp, nó là sự kết hợp giữa nghi lễ và sân khấu, âm nhạc và lời hát, trang
phục và phong tục, nhảy múa và nhập thần.
Cùng với xu thế của sự phát triển và hội nhập, đặc biệt dưới tác động
của nền kinh tế thị trường, nghi lễ Lên Đồng cũng từng bước có những biến

đổi. Sự biến đổi ấy mang lại những giá trị không nhỏ trong việc bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, cũng như góp phần vào việc củng cố xây
dựng đời sống tinh thần của con người, giải toả về mặt tâm linh trong đời
sống của mỗi cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, ở một vài khía cạnh nào đó,
sự biến đổi của nghi lễ Lên Đồng đang làm giảm đi giá trị văn hóa, tâm linh
1


vốn có của nó và tác động tiêu cực đến đời sống con người. Để làm sáng tỏ
hơn vấn đề này, tôi lựa chọn đề tài “Sự biến đổi nghi lễ Lên Đồng trong tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình nhằm góp phần vào việc đánh giá và nhìn nhận một
cách toàn diện hơn về nghi lễ Lên Đồng, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị
nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị, những biến đổi tích cực, hạn chế
những biến đổi tiêu cực của loại hình tín ngưỡng dân gian này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, các học giả trong và
ngoài nước nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và nghi lễ Lên Đồng
nói riêng. Nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi giữa các chuyên gia, các ông
đồng, bà đồng, người thực hành nghi lễ đã được tiến hành. Những công trình
nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như nghi lễ Lên Đồng khá đa dạng.
Chúng tôi tạm phân chia thành các nhóm chính sau đây:
2.1. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu (Đạo Mẫu)
Một số công trình do GS. Ngô Đức Thịnh làm chủ biên như: Tín
ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2001; Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và
Châu Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004; Tiêu biểu nhất có công trình
nghiên cứu về Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2010. Giá trị lớn
nhất của công trình này là tác giả đã tôn vinh tín ngưỡng dân gian bản địa
thành Đạo Mẫu của toàn thể dân tộc Việt. Riêng tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc

Bộ, tác giả nghiên cứu chi tiết về sự hình thành, hệ thống thần linh, nghi lễ và
lễ hội. Tác giả đã có cái nhìn khách quan nhất đối với tín ngưỡng thờ Mẫu và
tục Lên Đồng, việc gắn Đạo Mẫu với Lên Đồng, cũng như gắn Lên Đồng với
Đạo Mẫu. Các công trình này mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Qua
công trình nghiên cứu của tác giả, chúng ta hiểu rõ hơn bản chất của hai hiện
2


tượng tưởng như tách rời này. Còn về thực tiễn xã hội thì khi đặt nghi lễ Lên
Đồng trong bối cảnh Đạo Mẫu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tín ngưỡng thờ
Mẫu, giảm bớt đi những mặc cảm và thành kiến xã hội đối với tín ngưỡng
này. Riêng về xu hướng biến đổi, do giới hạn của nghiên cứu nên các tác giả
không đề cập đến một cách chi tiết.
Ngoài ra, tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu còn có nhiều tác giả, công
trình nghiên cứu, các cuộc hội thảo, bài báo đề cập đến như: Tam tòa thánh
Mẫu của Đặng Văn Lung, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1991; Các nữ thần
Việt Nam của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội,
1984; Đạo Thánh ở Việt Nam của tác giả Vũ Ngọc Khánh, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội, 2001; “Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân
gian ở Việt Nam” của Đinh Gia Khánh trên Tạp chí Văn học số 5-1992; “Đạo
Mẫu ở nước ta – nhìn từ hệ thống đền miếu và thần tích” của Nguyễn Minh
San trên Tạp chí dân tộc học số 1 -1992; “Về cơ sở hình thành và phát triển
của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ - xét dưới
góc độ triết học”, của Nguyễn Hữu Thụ trên Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 1
- 2012; “Quanh tục thờ Thánh Mẫu” của Hương Nguyện trên Tạp chí di sản
văn hóa số 7 - 2004…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên của các tác giả tiếp cận tín
ngưỡng thờ Mẫu từ các góc độ khác nhau: văn hóa, tôn giáo, triết học, lịch sử,
nghệ thuật…đã cho thấy sự phong phú, đa dạng và vị trí của tín ngưỡng này
trong đời sống văn hóa dân gian Việt Nam.

2.2. Những công trình nghiên cứu về Lên Đồng
Ngoài các công trình nghiên cứu tổng hợp về tín ngưỡng thờ Mẫu nói
trên, còn có các công trình có nội dung nghiên cứu, tìm hiểu sâu về nghi lễ
Lên Đồng của các tác giả trong và ngoài nước. Tiêu biểu hơn cả có lẽ phải kể
đến hai công trình nghiên cứu của hai tác giả người Pháp, đó là:
3


- M.Durand: Kỹ thuật và hệ thống thần linh của các Ông đồng Việt
Nam, xuất bản ở Paris năm 1959.
- P.J.Simon và I.Simon-Barouh: Hầu bóng, lễ nhập hồn của người Việt
được mang sang Pháp, xuất bản ở Paris năm 1973.
Đó là những khảo cứu dân tộc học khá công phu, tiếp cận hiện tượng
tín ngưỡng này từ góc độ tôn giáo học và xã hội học. Ngoài cung cấp những
tư liệu quan sát điền dã là chính, các tác giả đã có những nhận xét đúng đắn
về cội nguồn và bản chất của nghi lễ Lên Đồng.
Bên cạnh đó, một số công trình của GS.Ngô Đức Thịnh cũng khảo cứu
riêng về nghi lễ Lên Đồng như: Hát Văn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội,
1992; Lên Đồng, hành trình của thần linh và thân phận, Nxb Trẻ, Hà Nội,
2008. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành khảo sát khía cạnh của
tín ngưỡng Tứ Phủ đó là hát văn - hầu bóng nhiều nơi trên miền Bắc, thu băng
các bài văn chầu, đặc biệt là ghi hình video nhiều cuộc Lên Đồng ở Hà Nội,
Sài Gòn và Huế. Đó là những nguồn tư liệu quý mang giá trị thực tiễn cao
giúp chúng ta có thể tiếp tục đi sâu nghiên cứu về hiện tượng hát văn - hầu
đồng trên phạm vi cả nước.
Gần đây, cuốn sách Nghi lễ Lên Đồng lịch sử và giá trị, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội, 2013 của tác giả Nguyễn Ngọc Mai đã cung cấp khá chi
tiết nguồn tư liệu về Lên Đồng. Tác giả bám sát nguồn gốc, sự hình thành,
phát triển của nghi lễ cũng như sự vận động, biến đổi của nghi lễ trong tình
hình mới. Không chỉ dừng lại ở đó, công trình còn đi sâu tìm hiểu và lý giải

những yếu tố tiềm tàng trong bản năng, trong vô thức của các căn Đồng với tư
cách là những chủ thể văn hóa của một loại hình tín ngưỡng đặc biệt.
Bên cạnh đó, còn nhiều bài viết công bố trên các tạp chí như: Nghiên
cứu lý luận, Tạp chí Triết học, Tạp chí Ngiên cứuTôn giáo, Tạp chí Văn hoá

4


dân gian, Tạp chí Văn học… cũng nghiên cứu về Lên Đồng dưới nhiều góc
độ tiếp cận khác nhau.
Như vậy, việc nghiên cứu về Lên Đồng ở Việt Nam nói chung đã được
đề cập đến trong nhiều tác phẩm. Các công trình này đã nghiên cứu một cách
hệ thống về Lên Đồng ở Việt Nam nhưng các công trình nào chỉ ra những xu
hướng biến đổi cụ thể của nghi lễ Lên Đồng chưa nhiều.
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu
của các nhà khoa học, các tác giả đi trước, kết hợp với những kiến thức do
chính bản thân sưu tầm, tích lũy chọn lọc trong quá trình học tập, công tác và
khảo sát thực tế về tín ngưỡng thờ Mẫu tại các trung tâm thờ Mẫu, chúng tôi
muốn nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm “sự biến đổi nghi lễ Lên Đồng” để qua
đó ta có được cái nhìn khách quan, chân thực hơn về những giá trị và hạn chế
của nó góp phần làm phong phú nguồn tư liệu văn hóa, đặc sắc, đa dạng trong
dòng chảy tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở trình bày một số vấn đề lý luận chung về tín ngưỡng thờ
Mẫu và nghi lễ Lên Đồng, luận văn phân tích làm rõ một số xu hướng biến
đổi của nghi lễ Lên Đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng
bằng Bắc Bộ và nêu một số khuyến nghị nhằm phát huy những biến đổi tích
cực và hạn chế những biến đổi tiêu cực của nghi lễ Lên Đồng trong tín
ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ
- Trình bày khái quát chung về tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ Lên
Đồng của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Phân tích một số biến đổi chủ yếu của nghi lễ Lên Đồng trong tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.
5


- Đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy những biến đổi tích cực và
hạn chế những biến đổi tiêu cực của nghi lễ Lên Đồng trong tín ngưỡng thờ
Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự biến đổi nghi lễ Lên Đồng trong tín
ngưỡng thờ Mẫu
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu sự biến đổi nghi lễ Lên Đồng
trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu sự biến đổi của nghi lễ Lên Đồng
trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ trong giai
đoạn hiện nay (từ khi đổi mới năm 1986)
5. Cở sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng.
- Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là chính, các phương pháp
như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… đồng thời kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khác như :
+ Phương pháp khảo sát, điền dã, phỏng vấn, ghi chép tại địa bàn
nghiên cứu và các nhân chứng có liên quan đến đề tài.

+ Phương pháp so sánh để thấy được những biến đổi của nghi lễ Lên
Đồng hiện nay so với những năm trước đây. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các
thao tác phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và vận dụng phương pháp liên
ngành, đặc biệt là liên ngành với sử học và văn hóa học, tôn giáo học...để
nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu nói
6


chung, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng
cũng như những biến đổi của nghi lễ Lên Đồng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu những giá trị văn hóa của tín
ngưỡng thờ Mẫu nói chung và nghi lễ Lên Đồng của người Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ nói riêng, làm rõ những biến đổi căn bản của nghi lễ Lên Đồng trong
giai đoạn phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và
giảng dạy tại các cơ sở có đào tạo những môn học liên quan đến tôn giáo, văn
hoá, tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 2 chương với 5 tiết ngoài phần mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục ảnh.

7


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA
NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
1.1. Cơ sở hình thành, phát triển và giá trị của tín ngƣỡng thờ Mẫu của
ngƣời Việt ở đồng Bằng Bắc Bộ

1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu
Trên những cơ sở kinh tế - xã hội - văn hóa, tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt được hình thành từ hàng ngàn năm nay. Nó đã ăn sâu vào tiềm
thức của dân tộc và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn
hoá Việt Nam. Khởi nguồn từ tục thờ Nữ thần của cư dân Việt cổ đến bước
phát triển cao hơn là thờ Mẫu thần và cuối cùng là thờ Tam Phủ - Tứ Phủ. Tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam thể hiện sự ngưỡng mộ chân thành của con
người về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội,
trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước.
Khái niệm "Mẫu" có thể tiếp cận ở góc độ rộng, hẹp khác nhau. Tuy
nhiên có thể tiếp cận khái niệm Mẫu theo ba nghĩa:
- Mẫu là một danh từ gốc Hán Việt được hiểu là mẹ, mụ, mạ, mế dùng
để chỉ người phụ nữ đã sinh thành ra một người nào đó, là tiếng xưng hô của
người con đối với người mẹ đã sinh thành ra mình.
- Mẫu cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là sự tôn vinh, tôn xưng
một nhân vật nữ nào đó (có thật hoặc không có thật) như Mẫu Âu Cơ, Mẫu
Liễu Hạnh, Mẫu nghi thiên hạ.
- Mẫu cũng được dùng để chỉ sự sinh sôi nảy nở, sinh hóa không ngừng
của vạn vật như những danh xưng: Mẹ cây, Mẹ đất, Mẹ nước, Mẹ núi rừng,
Mẹ lúa, Mẹ chim, Mẹ cá, Mẹ xứ sở... Mặc dù đồng nhất Mẹ - Mẫu với tự
nhiên (bà Mây, bà Mưa, bà Sấm, bà Chớp), với bản thể vũ trụ (bà Kim, bà

8


Mộc, bà Thủy, bà Hỏa, bà Thổ), nhưng Mẫu ở đây không phải là người mang
tính sáng thế mà chỉ mang tính đùm bọc che chở mà thôi.
Người Việt trên cơ sở những cảm nhận trực quan về sự sinh nở của
người mẹ, trong lao động sản xuất và trong đời sống cộng đồng đã xuất hiện ý
thức về sự sinh sôi nảy nở và phát triển của vạn vật xung quanh mình. Họ

nhận thấy người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc mang thai, sinh nở,
nuôi dưỡng và che chở cho con cái của mình nói riêng và cho cả cộng đồng
nói chung. Vì vậy người Việt đã sớm hình thành niềm tin thiêng liêng vào
người mẹ mang nặng đẻ đau, che chở và đùm bọc đàn con. Niềm tin ấy được
gửi gắm vào những người phụ nữ được tôn làm Nữ thần, Mẫu thần như mẹ
Thượng Thiên sáng tạo ra vũ trụ, cai quản sự sống ở cõi trời; mẹ Thượng
Ngàn bảo vệ chốn rừng xanh, đảm bảo cho sự sống của thực vật, động vật
tầng đất, mẹ Thoải trông giữ các cửa sông, cửa biển. Cùng với mẹ là hệ thống
thần linh làm nhiệm vụ bảo vệ, giám sát các công việc ở từng miền. Sự kết
hợp khéo léo, đa dạng các thần linh trong trí tưởng tượng của con người hoặc
gắn kết những anh hùng dân tộc có công dựng nước, chống giặc ngoại xâm
theo hệ thống từ trên xuống dưới đều phục vụ các mẹ ở từng miền đã tạo nên
một tín ngưỡng dân gian đặc sắc của người Việt: Tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tuy chưa thống kê đầy đủ nhưng có thể thấy cách tôn xưng Mẫu,
Quốc Mẫu, Thánh Mẫu có liên quan mật thiết đến tín ngưỡng Mẫu của người
Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện ở việc các vị Thánh trong tín ngưỡng thờ
Mẫu, ngay từ lớp Nữ thần, Mẫu thần, các vị thần đã mang các danh xưng
Vương Mẫu, Quốc Mẫu như Ỷ Lan - Mẫu nghi thiên hạ, mẹ Thánh Gióng Vương Mẫu, thần núi Tam Đảo - Quốc Mẫu… nhất là ở lớp thờ Mẫu Tam
phủ - Tứ phủ mang danh xưng Mẫu, Thánh Mẫu như Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu
Thượng Thiên - Đệ Nhất Thánh Mẫu, Mẫu Thượng ngàn Đệ Nhị Thánh Mẫu,
Mẫu Thoải - Đệ Tam Thánh Mẫu, Mẫu Địa - Địa Tiên Thánh Mẫu… Xuất
9


phát từ cách gắn danh xưng Mẫu để tôn vinh, tôn xưng một nhân vật nữ nào
đó hay để chỉ sự sinh sôi, nảy nở, sinh hóa không ngừng của vạn vật, bản thể
vũ trụ dần dần đã đưa đến sự “nâng cao”, “lên khuôn” thành các vị thần đứng
đầu của Đạo Tam phủ - Tứ phủ.
Các lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Tam - Tứ phủ
có quan hệ mật thiết với nhau nhưng chúng không phải là đồng nhất. Mẫu là

Nữ thần nhưng không phải tất cả Nữ thần đều là Mẫu. Tục thờ Mẫu thần là
bước phát triển cao hơn từ tục thờ Nữ thần. Chỉ những Nữ thần nào là chủ thể
của sự sinh sôi nảy nở, gắn với chức năng sinh đẻ, giáo dục con cái mới được
tôn vinh là Mẫu. Rõ ràng người xưa đã khoác cho tự nhiên thuộc tính nữ,
mang tính sinh sản, bao bọc, che chở. Việc gắn thần linh với các hiện tượng
thiên nhiên, vũ trụ, gắn với quyền năng sáng tạo, bảo trợ cho sự sống của con
người đã trở thành một trong những quy luật cho quá trình chuyển từ các Nữ
thần thành các vị Thánh Mẫu với mong ước mang tới sự sinh sôi, nảy nở cho
con người và vạn vật trong vũ trụ. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
Nam, nhân dân ta còn tôn thờ những bà mẹ có công sinh thành ra dân tộc,
những người phụ nữ có tài dựng nước, giữ nước trong lịch sử và tôn xưng họ
là Vương Mẫu, Quốc Mẫu.
Nếu như thờ Mẫu thần được phát triển trên nền tảng thờ Nữ thần thì tín
ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ có thể được coi là sự phát triển hoàn thiện của tín
ngưỡng Mẫu.
Trong quan niệm dân gian của người Việt, “phủ” được hiểu theo hai
nghĩa: thứ nhất, đó là một lâu đài, cung điện, nơi ở của Chúa (có vị thế dưới
Vua); thứ hai, đó là một vùng, miền, một không gian địa lý. Người Việt cho
rằng tự nhiên có thể được chia thành bốn vùng (Tứ phủ) - phủ Thượng Thiên
(vùng trời), phủ Thượng Ngàn (vùng rừng), phủ Thủy (vùng nước) và phủ
Địa (vùng đất). Đứng đầu và có quyền năng cai quản bốn vùng là bốn vị
10


Thánh Mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thủy, Mẫu Địa.
Tuy nhiên, trong điện thờ chỉ có Tam tòa gồm ba vị Thánh Mẫu: Thượng
Thiên, Thượng Ngàn, Thủy là thường xuất hiện; Mẫu Địa rất ít gặp trong điện
Mẫu nên trong một số tài liệu Mẫu Địa không được đề cập đến khi nói về
Tam phủ - Tứ phủ.
Cũng có cách giải thích khác về Tam phủ, Tứ phủ. Theo đó sẽ có ba

phủ thuộc về ba không gian địa lý: phủ trời (đứng đầu là Mẫu Thượng Thiên),
phủ rừng (đứng đầu là Mẫu Thượng Ngàn), phủ nước (đứng đầu là Mẫu
Thủy) và một phủ thuộc về con người - Nhân Phủ (Mẫu Liễu Hạnh). Trong
một số trường hợp, Mẫu Liễu Hạnh hóa thân vào Mẫu Thượng Thiên nên
trong điện chỉ có Tam tòa nhưng thực chất lại có sự hiện diện của Tứ phủ. Vì
vậy gọi là Tam phủ - Tứ phủ. Việc thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ cũng đã bước
đầu hình thành một hệ thống tổ chức, thờ cúng trong các đền phủ, những nghi
thức đã được chuẩn hóa như nghi lễ Lên Đồng và lễ hội “tháng Tám giỗ Cha,
tháng Ba giỗ Mẹ”.
Có thể thấy, sự ra đời của đạo Tam phủ - Tứ phủ ở đồng bằng Bắc Bộ
vào giai đoạn thế kỷ XVI là điểm hoàn tất cho một quá trình phát triển lâu dài,
mang tính tất yếu của tín ngưỡng thờ Mẫu được đánh dấu bằng sự xuất hiện
của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Theo truyền thuyết, Mẫu Liễu là đệ nhị tiên chủ Quỳnh Nương trên
thiên đình, trong một lần dâng rượu cho vua cha do lỡ làm vỡ chén ngọc nên
bị đày xuống hạ giới, đầu thai vào gia đình Lê Thái Công ở thôn An Thái, xã
Vân Cát, huyện Thiên Bản dưới cái tên Giáng Tiên. Nàng kết hôn với Đào
Lang con nuôi Trần Công sinh được một trai, một gái. Đột nhiên, nàng không
bệnh mà mất lúc 21 tuổi. Thực ra nàng hết hạn đi đày phải về trời. Nhớ
chồng, thương con, nàng xin giáng trần và được phong làm Liễu Hạnh công
chúa. Sau khi cha mẹ qua đời, chồng mất, con cái trưởng thành, nàng đi chu
11


du khắp nơi. Vào làng Sóc - Nghệ An, nàng kết hôn với người chồng trước đã
thác sinh và sinh được một con trai. Nàng giúp chồng thi đỗ làm quan. Sau đó
nàng lại phải về trời vì hết hạn. Do nặng lòng với cuộc sống dương gian,
Ngọc Hoàng lại cho nàng giáng sinh lần thứ ba xuống vùng Phố Cát - Thanh
Hoá. Lần này nàng mang theo hai người hầu là Quế và Thị. Nàng hiển linh ở
đâu, người lành được phúc, kẻ ác bị tai vạ… Câu chuyện về Mẫu Liễu Hạnh

cho chúng ta cảm nhận hư hư thực thực, vô hình chung là sự hoài nghi về
Mẫu, nói khác đi là hình tượng Mẫu Liễu mờ mờ ảo ảo, vừa đáng kính vừa
đáng sợ. Đó cũng là sáng tạo thể hiện sự phát triển mang tính nội tại của tín
ngưỡng thờ Mẫu, đồng thời phản ánh nhu cầu tâm linh của nhân dân và của
xã hội lúc bấy giờ. Với “vị thần chủ” này, thờ Mẫu vốn là “một tín ngưỡng
gần với thiên nhiên, đất trời, nay được “đời thường hóa”, gắn liền và đáp ứng
những khát vọng của con người, nhất là người phụ nữ trong đời sống hằng
ngày: tài lộc, chữa bệnh, ban phúc, giáng họa và chính từ đây, đạo Mẫu Tam
phủ - Tứ phủ có được bộ mặt mới, vừa rất dân tộc, rất truyền thống lại vừa rất
cập thời, làm cho nó nhanh chóng phát triển, lan tỏa khắp mọi miền đất
nước”[67, tr. 55-56].
Đồng thời, thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ cũng đánh dấu sự xác lập của
một loại phủ rất đặc trưng đó là Phủ Trần triều - một phủ thuần tuý mang tính
chất Nhân thần, là nơi thờ Đức Thánh Trần cùng với thuộc hạ của ông. Đức
Thánh Trần chính là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người có công lớn
trong việc đánh thắng sự xâm lược của giặc Nguyên Mông. Từ một vị anh
hùng dân tộc, ông bước vào điện thần Tứ phủ, trở thành một vị Thánh thuộc
dòng Long Vương, Bát Hải Đại Vương được đặt riêng một phủ và về hàng
bậc, có lúc ông được đồng nhất với Vua Cha trong đối sánh với Thần Mẹ,
ngày giỗ và lễ hội kèm theo của ông cũng đồng nhất với ngày giỗ Cha "Tháng
Tám giỗ Cha" cùng với Bát Hải Đại Vương. Nơi thờ ông ở Kiếp Bạc, có ngọn
12


núi xòe rộng ra ôm lấy thung lũng. Trước mặt ngôi đền là Núi Nam Tào và
Bắc Đẩu. Như vậy, trong tâm thức dân gian, nghiễm nhiên ông được coi như
Ngọc Hoàng, một loại Vua Cha cao hơn cả Đức Thánh Trần. Việc khoác lên
người anh hùng dân tộc hình ảnh của thần linh như với Hưng Đạo Vương
chính là sự thể hiện ý thức dân tộc, lòng yêu nước đã được linh thiêng hóa
trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở những biểu tượng cao nhất.

Có thể thấy, với ba lớp thờ Nữ thần, Mẫu thần, Tam phủ, Tứ phủ và sự
xuất hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh là bước hoàn thiện, cũng là đặc trưng
của tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ. Sự gắn kết giữa ba lớp thờ Mẫu
ở đồng bằng Bắc Bộ là một điển hình của mô hình kinh điển thờ Mẫu trong
lịch sử. Đó là mối quan hệ diễn tiến theo chiều hướng phát triển của lịch sử
nhưng đồng thời cũng mang tính nội tại khi có sự tương tác, sắp xếp lại của
tục thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ đến tục thờ Nữ Thần, Mẫu Thần.
Như vậy, qua các phân tích trên đây, tín ngưỡng thờ Mẫu có thể được
hiểu như sau: Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian được
hình thành bởi sự tích hợp các lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu và thờ
Tam phủ - Tứ phủ, là sự ngưỡng mộ, tôn vinh và tin tưởng với niềm tin thiêng
liêng vào quyền năng của Mẫu - đấng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự
sống của quê hương, đất nước, con người.
1.1.2. Cơ sở hình thành, phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng
bằng Bắc Bộ
*Về vị trí địa - văn hóa
Như ta đã biết, con người trong quá trình tồn tại và phát triển của mình
phải thông qua quá trình tác động vào giới tự nhiên, những điều kiện địa lý,
môi trường khí hậu mà họ đang sống thì họ mới có thể trở thành con người
theo đúng nghĩa của nó, tức là con người sáng tạo ra các phương thức sản
xuất vật chất và các hoạt động tinh thần của mình. Nói cách khác, môi trường
13


tự nhiên tạo ra thần thái, bản sắc của mỗi nền văn hóa để căn cứ vào đó con
người tìm ra những phương thức sống khác nhau sao cho phù hợp, đó có thể
là tập quán, lối sống, tôn giáo, tín ngưỡng, phương thức sản xuất, canh tác …
Bởi vậy, khi nghiên cứu, tìm hiểu một loại hình tôn giáo, tín ngưỡng nào đó
thì không thể không đề cập đến những điều kiện thuộc về địa - văn hóa của
nơi đã sản sinh ra nó.

Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn
hóa Việt Nam. Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh từ buổi ban đầu,
đồng thời cũng là nơi khai sinh của các triều đại, các trung tâm kinh tế, là
vùng văn hóa bảo lưu nhiều giá trị truyền thống trong lịch sử cũng như ở hiện
tại. Vùng ĐBBB, sau hàng triệu năm hình thành và phát triển đã được kiến
tạo nên bởi sông Hồng và sông Thái Bình bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà
Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam,
Ninh Bình, một phần Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc.
Về vị trí địa lí vùng đồng bằng Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao
lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây - Đông và Bắc - Nam. Vị trí này khiến
cho nó trở thành vị trí tiền đồn để tiến tới các vùng khác trong nước và Đông
Nam Á, là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành
trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí địa lí này
tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại.
Về mặt địa hình, đồng bằng Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng
hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam,
từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Toàn vùng cũng như trong
mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều. Trong số diện tích đất của vùng đồng
bằng Bắc Bộ thì đất phù sa sông Hồng (khoảng 455.000 ha) được đánh giá là
có độ phì nhiêu tốt, còn đất phù sa sông Thái Bình thì ít màu mỡ hơn, chua
14


hơn. Đất vùng trũng thường có nguồn gốc phù sa từ sông, hồ cũ, thành phần
cơ giới nặng, đất chua, mùn và đạm khá nhưng rất nghèo lân. Đất phía Bắc
sông Hồng và sông Đuống là đất phù sa cổ, được khai thác từ hàng nghìn năm
nên đã bạc màu, đất xám trắng, thành phần cơ giới nhẹ, phản ứng chua. Nếu
muốn sử dụng thì phải bón phân, nhất là phân hữu cơ và bùn ao để cải tạo[42,
tr. 20 - 21].

Từ điều kiện địa hình như trên nên ngay từ sớm, người Việt vùng
ĐBBB đã chọn nghề trồng lúa nước là phương thức canh tác chính của mình.
Bên cạnh đó, nhờ có nhiều sông hồ, ao ngòi nên người dân cũng chú trọng tới
việc khai thác thủy sản, song diện tích trồng lúa vẫn là chủ yếu.
Mặt khác, khí hậu vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn những đồng
bằng khác. Đồng bằng Bắc Bộ có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt
độ trung bình dưới 180C, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa
tương đối rõ nét. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa như vậy đã tạo cho
Bắc Bộ một hệ sinh thái phồn tạp, chỉ số đa dạng giữa số giống loài và số cá
thể rất cao, thêm vào đó là những cánh rừng rậm rạp, nhiều chim thú, thuận
lợi cho việc săn bắt, hái lượm của người Việt cổ và việc chăn nuôi, trồng trọt
của cư dân sau này. Tuy nhiên, cũng chính kiểu khí hậu này nhiều khi lại trở
thành thách thức không nhỏ đối với cư dân vùng này trước những nguy cơ về
thiên tai, lũ lụt, hạn hán và cả bão tố. Với sự thất thường của thời tiết như trên
đã ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cây trồng của nông dân.
Đứng trước sự bất lực với thiên nhiên, người nông dân luôn thể hiện
khao khát, mong chờ sự che chở của một thế lực bên ngoài, từ đó dẫn đến
việc con người thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm,
chớp…những cây đa, cây đề, hòn đất, hòn đá… Đối với họ, mọi sự vật, hiện
tượng sinh hóa trong vũ trụ bao la huyền bí này đều có thể được thờ cúng
“một hòn đá lớn, một gốc cây cổ thụ, một rừng sâu, một vực sông, ngọn núi
15


cao, một vũng nước giữa đồng, một gốc cây âm u đều là cơ sở của thần linh.
Thần ở khắp cả, thấm nhuần khắp cả, tất cả đều là thần”[76, tr. 20] và vô hình
chung họ đã gắn cho các hiện tượng tự nhiên ấy một sức mạnh siêu nhiên và
tôn thờ nó. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh từng viết: “Về phương diện tôn
giáo, cứ theo các truyền kỳ đời trước thì có thể đoán rằng tổ tiên ta ở đời
thượng cổ tín ngưỡng một thứ tự nhiên đa thần giáo, tin rằng phàm các hiện

tượng và thế lực tự nhiên ở trong vũ trụ, như trời, đất, mưa gió, núi sông đều
có thần linh chủ trương”[1, tr. 219-220]. Và từ đây, các loại hình tín ngưỡng
dân gian như tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, tín ngưỡng
thờ Thành hoàng làng và tín ngưỡng thờ Mẫu đã lần lượt ra đời. Trong tâm
thức của người dân, tất cả các hiện tượng tự nhiên như: lũ lụt, nắng hạn, đất
đai, sông núi đều do quyền năng của Mẫu sắp đặt. Bởi vậy, nếu được Mẫu che
chở, đùm bọc như một người mẹ tự nhiên thì cuộc sống của họ sẽ được an
toàn hơn. Đó là niềm ngưỡng vọng khát khao của người dân từ trong lịch sử
cho đến nay.
Như vậy, dù không phải là yếu tố quyết định tới việc nảy sinh tín
ngưỡng thờ Mẫu, nhưng những điều kiện về tự nhiên và văn hóa nơi đây đã
góp phần quan trọng tạo nên sắc thái, thậm chí là cả sự tồn tại và phát triển
của loại hình tín ngưỡng này trong đời sống tâm linh người Việt vùng đồng
bằng Bắc Bộ.
* Về kinh tế - xã hội
Theo quan điểm mác-xít, tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng lịch
sử xã hội, là một bộ phận của ý thức xã hội cho nên nó có quy luật hình thành,
tồn tại và phát triển riêng, được nảy sinh trên cơ sở kinh tế - xã hội nhất định,
chịu sự quy định của tồn tại xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen trong rất nhiều bài
viết của mình luôn nhấn mạnh tôn giáo nói riêng, đời sống tinh thần nói
chung luôn được xuất phát và phản ánh những tồn tại xã hội nhất định. Trong
16


tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, khi phê phán triết học Hêghen, C.Mác viết:
“Trong tôn giáo, người ta biến cái thế giới kinh nghiệm của mình thành một
cái gì đó chỉ có trong tư tưởng, trong tưởng tượng đối lập với họ như một cái
gì đó xa lạ. Để giải thích điều đó, không thể dùng những khái niệm khác,
không thể lại dùng “tự ý thức”, hoặc những cái nhảm nhí tương tự như thế
được, mà phải xuất phát từ toàn bộ phương thức sản xuất và giao tiếp này

không phụ thuộc vào khái niệm thuần túy, cũng như việc phát minh ra máy
dệt tự động và việc sử dụng đường sắt không phụ thuộc vào triết học Hêghen.
Nếu quả ông ta muốn nói về “bản thể” của tôn giáo, tức là nói về cơ sở vật
chất của cái bản thể hư ảo ấy thì ông ta phải tìm nó, không phải trong “bản thể
của con người”, cũng không phải trong những tân từ của Thượng đế, mà là
chỉ trong thế giới vật chất mà mỗi giai đoạn phát triển của tôn giáo đều thấy
nó đã tồn tại”[49, tr. 214-215]. Qua đây ta thấy, để có thể giải thích cái tôn
giáo nói riêng, đời sống tinh thần nói chung một cách đúng đắn và khoa học
thì chúng ta phải giải thích được các cơ sở vật chất mà ở đó nó được sinh ra,
tồn tại và phát triển.
Như vậy, nếu như các điều kiện về địa - văn hóa đã góp phần định hình
nên đặc thù văn hóa của cộng đồng từ đó gián tiếp tạo nên những cơ sở cho sự
ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu thì những cơ sở kinh tế xã hội lại là những yếu
tố trực tiếp làm tiền đề cho sự ra đời và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Chính vì vậy, để giải thích về sự hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ
Mẫu, bên cạnh những điều kiện về địa - văn hóa, chúng ta còn phải lý giải nó
dựa trên những đặc trưng của phương thức sản xuất trồng lúa nước tiểu nông
vùng ĐBBB.
Có thể thấy rằng, cơ sở kinh tế chủ yếu chi phối tới sự hình thành và
phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu vùng ĐBBB chính là nền nông nghiệp lúa
nước. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình, khí hậu phức tạp nên việc ứng dụng
17


khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp rất khó thực hiện, thường nó chỉ
thực hiện được trong phạm vi nhỏ, hẹp. Thêm vào đó, tính tiểu nông phụ
quyền trong gia đình người Việt là điểm nổi bật đã tạo nên sự manh mún, nhỏ
lẻ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các địa phương thuộc ĐBBB. Hơn
nữa, đặc trưng lớn nhất của các nước phương Đông nói chung và Việt Nam
nói riêng (điển hình là vùng ĐBBB) là sự tồn tại lâu dài và phổ biến của hình

thái sở hữu nhà nước về ruộng đất, cùng với sự thấp kém trong năng suất của
hoạt động sản xuất nông nghiệp đã quy định nên tính chất đa thành phần của
nền kinh tế truyền thống ở ĐBBB.
Với một nền kinh tế tiểu nông, đa thành phần ấy, cùng với những tàn
dư của chế độ mẫu quyền còn sót lại đã đưa người phụ nữ lên một vị trí quan
trọng trong gia đình cũng như cộng đồng xã hội, ở nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống. Trên lĩnh vực kinh tế, lao động của người phụ nữ ĐBBB rất nổi
trội, họ không chỉ thể hiện năng lực làm nên giá trị cuộc sống mà còn khẳng
định vai trò quan trọng của mình trong việc tạo ra của cải vật chất. Bên cạnh
việc chăm lo đồng áng, họ còn tham gia vào các hoạt động kinh tế khác như:
chăn nuôi, làm vườn, chạy chợ, các ngành nghề thủ công truyền thống… làm
tăng thêm nguồn cung - tiêu cho cả gia đình. Hơn thế nữa, họ chính là lực
lượng quan trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế cho gia đình, là “hậu phương”
vững chắc để chồng con có cơ sở gây dựng sự nghiệp của mình bên ngoài xã
hội.
Người phụ nữ ĐBBB luôn giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, quản lý
gia đình và cả trên phương diện kinh tế. Họ là “nội tướng” là “tay hòm chìa
khóa” của mỗi gia đình. Không chỉ có vậy, về phương diện xã hội, với những
mối quan hệ họ hàng, gia đình, làng xóm, người phụ nữ cũng thể hiện vai trò
chính của mình. Chẳng thế mà dân gian xưa có câu “lệnh ông không bằng
cồng bà” hay “dâu ác mất họ hàng, chó dữ mất hàng xóm” để nhấn mạnh ảnh
18


hưởng của người phụ nữ trong gia đình và vai trò của người con dâu trong
việc thiết lập mối quan hệ với họ hàng nhà chồng. Đối với con cái, họ đồng
thời cũng là người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dạy từ khi đứa trẻ
chào đời cho tới khi trưởng thành, bởi thế mới có câu “con hư tại mẹ, cháu hư
tại bà” hay “con dại, cái mang”.
Công đức của người phụ nữ là vậy, nhưng dưới chế độ phân chia giai

cấp thì giai cấp bị trị nói chung và thân phận người phụ nữ nói riêng luôn chịu
sự đè nén, áp bức, bóc lột cùng cực và bị đẩy xuống đáy cùng xã hội. Họ cảm
thấy bất lực và không tìm thấy lối thoát trong cuộc sống hiện tại. Họ nhận ra
rằng cần phải tìm đến một thế giới mới - thế giới ấy có thể giúp an ủi và xoa
dịu nỗi đau cho con người ở cuộc sống thực tại. Thế giới ấy chính là thần linh
và thực sự khi đến với thế giới ấy con người cảm thấy được an ủi và sẻ chia.
Khi nghiên cứu về điều này, Lênin chỉ rõ: "Sự bất lực của giai cấp của
giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng
tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất
lực của những người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra
lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu"[80, tr. 46]. Sự ra đời
của tín ngưỡng Mẫu chính là sự phản ứng và phản kháng lại xã hội phong
kiến thế kỷ XV - XVI với đầy rẫy áp bức, bóc lột. Xã hội loạn lạc, chiến tranh
xảy ra liên miên, con người lương thiện bị tước đi quyền làm người, làm chủ
cuộc sống của mình. Bởi vậy, họ phải tìm đến tín ngưỡng Mẫu với hy vọng
được cảm thông và chia sẻ. Phần đông trong số người đến với tín ngưỡng
Mẫu là phụ nữ. Trong gia đình, ngoài xã hội, vai trò của người phụ nữ luôn bị
coi nhẹ, họ không có quyền quyết định việc gì, ngay cả tự do cá nhân cũng bị
kiểm soát gắt gao. Bị trói buộc, kìm kẹp trong những luật lệ hà khắc khiến
người phụ nữ muốn vùng dậy đấu tranh, đòi công bằng, bình đẳng, được thực
hiện theo đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của người phụ nữ. Chính điều đó đã
19


×