Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Phụ nữ Phú Thọ với việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




CHỬ THỊ AN





PHỤ NỮ PHÚ THỌ VỚI VIỆC THỰC HIỆN
CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA GIA ĐÌNH
HIỆN NAY




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học








Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



CHỬ THỊ AN




PHỤ NỮ PHÚ THỌ VỚI VIỆC THỰC HIỆN
CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA GIA ĐÌNH
HIỆN NAY


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 85




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Thạch





Hà Nội - 2012

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VAI
TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG
GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở TỈNH PHÚ THỌ 13
1.1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận văn 13
1.2 Vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện chức năng giáo dục gia
đình 39
1.3 Những yếu tố tác động tới việc thực hiện chức năng giáo dục gia
đình của phụ nữ tỉnh Phú Thọ hiện nay 55
Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁO
DỤC GIA ĐÌNH CỦA PHỤ NỮ TỈNH PHÚ THỌ VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU 65
2.1 Thực trạng việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình của phụ nữ
tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay 65
2.2 Một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của
phụ nữ trong việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình ở tỉnh Phú
Thọ hiện nay 93
KẾT LUẬN 124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ thực tế lịch sử nhân loại cho chúng ta thấy gia đình là hạt nhân cơ
bản của xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội với tư cách là
đơn vị sản xuất, đơn vị tiêu dùng cơ bản, là đơn vị tái sản xuất ra bản thân
con người và đặc biệt, gia đình còn là nơi đào tạo và giáo dục con người.
Trong gia đình Việt Nam, người phụ nữ luôn là trung tâm và là nhân tố vô
cùng quan trọng trong xây dựng và phát triển. Đã có nhà nghiên cứu cho
rằng "con người là hương của đất và người phụ nữ là hương hoa của cuộc

đời".
Chúng ta cũng biết rằng, gia đình có rất nhiều chức năng quan trọng
đối với xã hội loài người, trong đó chức năng giáo dục có vị trí đặc biệt.
Nhờ có chức năng này mà mỗi cá nhân có tính "người hơn", nghĩa là có
tính xã hội, tính nhân văn ngày càng cao. Cùng với giáo dục nhà trường và
giáo dục xã hội, giáo dục gia đình là nhân tố cơ bản để mỗi cá nhân hoàn
thiện mình.
Trong 26 năm đổi mới, đất nước chuyển sang phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu rất đáng tự hào. Đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế và đang
có những bước phát triển mạnh mẽ. Văn hóa - xã hội cũng có những bước
tiến đáng kể, đời sống nhân dân tiếp tục được nâng cao. Có thể nói, kinh tế
thị trường đã kích thích được tư duy sáng tạo của mọi người, khắc phục
được tình trạng ỷ lại, bảo thủ trước đây Tuy nhiên, bên cạnh những mặt
tích cực đó, kinh tế thị trường cũng có những mặt trái nhất định của nó, là
mảnh đất dễ nảy sinh nhiều yếu tố tiêu cực, nhất là đối với gia đình. Tác
động của kinh tế thị trường đã can thiệp, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa
truyền thống, chà đạp lên những khuôn mẫu đạo đức cơ bản của con người.
Thêm vào đó, lối sống thực dụng, xa hoa, lãng phí, nhiều tệ nạn xã hội
cũng theo đó mà nảy sinh. Trong bối cảnh đó, chức năng giáo dục của gia

3
đình giữ một vai trò vô cùng quan trọng góp phần khắc phục những mặt
trái mà kinh tế thị trường mang lại.
Vừa là người mẹ, vừa là người thầy đầu tiên của mỗi con người, phụ
nữ luôn đi đầu trong việc giáo dục con cái cả về thể chất lẫn tinh thần, góp
phần quan trọng trong việc đào tạo thế hệ những con người hữu ích cho gia
đình và xã hội. Người phụ nữ, người mẹ luôn giữ vai trò trụ cột trong việc
giáo dục để mỗi cá nhân phát triển từ "CON" thành "NGƯỜI".
Là một tỉnh trung du - miền núi phía Bắc, Phú Thọ có nền kinh tế

phát triển còn khá khiêm tốn, đời sống và vai trò của người phụ nữ ít được
đề cao, nhất là ở các vùng nông thôn hay ở những nơi mà các đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sống. Hiện nay, mặc dù các ngành, đoàn thể ở Phú Thọ đã
bắt đầu có nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, vị trí của phụ nữ, nhất là trong
giáo dục gia đình và đã có những chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ phát
huy vai trò của mình trong việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình,
song đến nay, nhìn chung, vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện chức
năng giáo dục gia đình ở Phú Thọ vẫn còn nhiều hạn chế.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài "Phụ nữ Phú Thọ với việc
thực hiện chức năng giáo dục của gia đình hiện nay" làm đề tài luận văn
tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, vai trò của phụ nữ trong gia đình nói
chung cũng như vai trò của người phụ nữ trong giáo dục gia đình nói riêng
ngày càng được đề cao. Do vậy, trong thời kỳ này có rất nhiều các công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và ngoài nước đề cập tới
vấn đề này. Có thể kể ra một vài công trình tiêu biểu sau:
2.1 Về giáo dục gia đình
- I.A Pêtrecnhicôva (1977), "Giáo dục trong gia đình Mác", Nhà xuất
bản Thanh niên, Hà Nội.

4
- A.Macarencô (1978), "Nói chuyện về giáo dục gia đình", Nhà xuất bản
Kim Đồng, Hà Nội.
- I.A Petecnhicôva (1980), "Dạy con yêu lao động", Nhà xuất bản Phụ
nữ, Hà Nội.
Các công trình trên đã đề cập đến một số khía cạnh về giáo dục trẻ em
trong môi trường gia đình. Với tâm huyết và năng lực vốn có, cùng với
kinh nghiệm của một nhà giáo dục Xô viết nổi tiếng, Amarencô cho rằng:
giáo dục trẻ em phải được bắt đầu từ thời thơ ấu và từ gia đình. Nếu tuổi

thơ không được gia đình giáo dục ngay từ đầu thì công việc giáo dục sẽ tốn
kém rất nhiều về công sức không chỉ của gia đình mà còn của xã hội. Còn
I.A Petecnhicôva thì cho rằng giáo dục gia đình phải thông qua lao động
(lao động học tập, lao động gia đình và lao động xã hội), bởi chỉ có thông
qua lao động thì nhân cách con người mới được hình thành.
- Đức Minh (chủ biên), (1979), "Khoa học giáo dục con em trong gia
đình" của Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng Trung ương. Cuốn sách đã giới thiệu
một số quan điểm về giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh vai trò, đặc
điểm của giáo dục gia đình, cung cấp những cơ sở lý luận, những nội dung
và yêu cầu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.
- Đức Minh (1982), "Suy nghĩ về trách nhiệm của gia đình đối với việc
giáo dục thiếu niên nhi đồng", Nhà xuất bản Sự thật. Cuốn sách này nói về
vai trò, tác động cũng như nội dung của giáo dục gia đình theo quan điểm
của Đảng để phát huy tác dụng đồng bộ các môi trường giáo dục, đưa sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là giáo dục thiếu niên nhi đồng đạt được
nhiều thành tích hơn nữa.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội (1991), "Dạy con nên người".
Tập thể các tác giả đã cung cấp cho các bậc cha mẹ những hiểu biết cần
thiết về gia đình, về trách nhiệm làm cha, làm mẹ trong việc giáo dục con
cái nên người.

5
- Lê Thi "Vai trò gia đình trong sự hình thành nhân cách con người Việt
Nam" (1997), Nhà xuất bản Phụ nữ. Cuốn sách đã làm rõ những tác động
tích cực của khoa học kỹ thuật, của văn minh nhân loại đối với mỗi con
người, mỗi gia đình và mỗi xã hội. Đồng thời các tác giả cũng cảnh báo
những ảnh hưởng tiêu cực mà khoa học kỹ thuật mang lại cho các gia đình
hiện nay như: các tệ nạn xã hội, những sai lầm, thiếu hụt trong tình yêu,
hôn nhân và gia đình, làm cho hàng triệu gia đình rơi vào cảnh tan tác chia
ly, cùng với đó là nỗi bất hạnh của hàng triệu trẻ em lang thang cơ nhỡ

không được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục Các tác giả đã khẳng
định, sự phát triển bền vững của xã hội hiện nay là phải gắn việc tăng
trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội, gắn với sự phát triển của
con người, trong đó có vai trò to lớn của giáo dục gia đình trong sự hình
thành và phát triển nhân cách con người, góp phần đào tạo nguồn nhân lực
cho đất nước.
- Lê Công Hoàn (2008), "Giáo dục gia đình", Nhà xuất bản Giáo dục.
Tác giả đã giúp các bậc cha mẹ có những kiến thức cần thiết về giáo dục
con cái trong gia đình. Đó là mục tiêu của giáo dục gia đình, mối quan hệ
giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục. Đặc biệt, tác giả đã
chỉ ra rằng, mỗi đứa trẻ, tùy theo lứa tuổi khác nhau, gia đình có nội dung
và phương pháp giáo dục cho phù hợp.
- Lê Thi (2002), "Trách nhiệm của gia đình và vai trò của nhà nước
trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ vị thành niên", Tạp chí Tâm lý
học, số 5. Trong bài viết, tác giả nêu lên ngoài việc gia đình có trách nhiệm
trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ vị thành niên, Nhà nước cũng phải thể
hiện vai trò thông qua việc đưa ra một số luật lệ, chính sách. Nhưng trong
việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ vị thành niên, gia đình vẫn là đơn vị cơ
sở có trách nhiệm nặng nề nhất và có khả năng nhất. Đồng thời, sự phối
hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà nước và cộng đồng sẽ làm tăng cường

6
sức mạnh của gia đình và tận dụng được hiệu quả tích cực của các tổ chức
xã hội.
- Nguyễn Linh Khiếu (2006), "Giáo dục gia đình hướng tới xây dựng
con người thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Cộng
sản, số 12. Tác giả nêu lên một số vấn đề liên quan đến nội dung giáo dục,
phương pháp giáo dục, một số giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò và vị
trí của gia đình nhằm hướng tới xây dựng một thế hệ con người Việt Nam
đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nguyễn Thị Hoàng Anh (2008), "Vai trò của gia đình trong việc giáo
dục đạo đức cho thế hệ trẻ", Tạp chí Giáo dục, số 198. Bài viết đã cung cấp
cho những bậc cha mẹ những hiểu biết về gia đình, tầm quan trọng của gia
đình trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, đồng thời đưa ra những nội
dung giáo dục đạo đức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2.2 Về vai trò của phụ nữ trong gia đình
- Doãn Kiến Lợi (Dịch giả: Trần Quỳnh Hương) (2009), "Người mẹ tốt
hơn là người thầy tốt", Nhà xuất bản Hội nhà văn (Trung Quốc). Cuốn sách
đưa ra những phương pháp giáo dục gia đình hoàn toàn mới lạ giúp các bậc
phụ huynh, nhất là người mẹ khi giáo dục con cái có thể tham khảo. Đặc
biệt, cuốn sách không chỉ giúp các bậc phụ huynh có được nhiều kinh
nghiệm hiệu quả ngay lập tức mà ý thức giáo dục cũng cải thiện hơn rất
nhiều. Qua những nội dung về giáo dục con cái, cuốn sách cũng đã cho bạn
đọc thấy được tầm quan trọng, vị thế của người vợ, người mẹ trong giáo
dục gia đình. Cuốn sách còn được xem là cầu nối giữa giáo dục gia đình và
giáo dục nhà trường.
- Đỗ Thị Bình (2002), "Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò
của người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đề cập đến
những vấn đề lý luận về đặc điểm của gia đình Việt Nam trong xã hội sản

7
TS. Dương Thị Minh
xuất nông nghiệp và sự biến đổi của gia đình về mặt cấu trúc, chức năng,
mối quan hệ nội tại… trong quá trình từ sản xuất nông nghiệp truyền thống
sang xã hội công nghiệp hóa. Điều tra, đánh giá thực trạng cơ cấu, quy mô
và vai trò, vị trí của gia đình cũng như là của người phụ nữ trong việc thực
hiện các chức năng: kinh tế, tái sản xuất sức lao động xã hội, giáo dục… ở
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

(2004), “Gia đình Việt Nam và vai trò người
phụ nữ trong giai đoạn hiện nay", Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Trong cuốn sách này, tác giả tập trung phân tích về cấu trúc, chức
năng, vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và mối quan hệ giữa
phụ nữ với gia đình. Đồng thời đưa ra những biện pháp nhằm phát huy vai
trò của người phụ nữ trong gia đình hiện nay.
- Lê Minh (1997), "Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội", Nhà
xuất bản Lao động, Hà Nội. Tác giả đã cung cấp cho chúng ta những hiểu
biết cơ bản về vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình
cũng như ngoài xã hội. Qua đó thay đổi tư duy của toàn xã hội về địa vị
người phụ nữ trong thời kỳ đổi mới là một việc làm cần thiết hiện nay.
- Nghiêm Sỹ Liêm, "Vai trò người phụ nữ trong giáo dục gia đình ở
nước ta hiện nay", Tạp chí Báo chí và tuyên truyền, số 2 năm 2000, trang
34 - 36. Bài viết không chỉ khái quát vai trò của người phụ nữ trong gia
đình mà còn chỉ ra một cách cụ thể, chi tiết về vai trò của người phụ nữ
trong giáo dục gia đình. Qua đó đưa ra một số giải pháp phát huy vai trò
của phụ nữ trong giáo dục gia đình.
Đặc biệt là một loạt các công trình chuyên khảo của các tác giả khác
nhau bàn về vấn đề phụ nữ với gia đình dưới góc nhìn về giới:
- Phan Thanh Khôi và Đỗ Thị Thạch (đồng chủ biên) (2007),
"Những vấn đề về giới - từ lịch sử đến hiện đại". Các tác giả cuốn sách đã
nghiên cứu các vấn đề về giới từ tiếp cận trong các tác phẩm kinh điển của
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đến vấn đề giới trong

8
đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam; vấn đề
giới trong một số phương tiện thông tin đại chúng và trong sách giáo khoa.
- Trịnh Quốc Tuấn và Đỗ Thị Thạch (Đồng chủ biên) (2008), "Khoa
học giới - những vấn đề lý luận và thực tiễn". Các tác giả đã cung cấp một
bức tranh về lịch sử phát triển của khoa học giới; đồng thời nghiên cứu vấn

đề giới dựa trên cách tiếp cận các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội.
- Đỗ Thị Thạch (2010), "Tác động của toàn cầu hóa đối với việc
thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay". Đề tài đã đi sâu phân tích
những tác động của toàn cầu hóa đối với bình đẳng giới trong gia đình trên
một số lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội. Từ đó, đưa ra những giải pháp
chủ yếu để phát huy sự tác động tích cực, hạn chế sự tác động tiêu cực
nhằm thực hiện bình đẳng giới hiện nay.
- Đỗ Thị Thạch, "Về xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam dưới ánh
sáng Đại hội XI của Đảng", Tạp chí Cộng sản, số 56 (8/2011). Trong bài
này tác giả đã tập trung phân tích nghị quyết Đại hội XI của Đảng, vấn đề
vai trò của gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ mới được
đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và làm sâu sắc hơn.
- Đỗ Thị Thạch (2003), "Bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ
Việt Nam hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị. Bài viết đã phân tích một
cách sâu sắc thực trạng bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Đồng thời nêu ra quan điểm, giải pháp thiết thực góp phần thực hiện bình
đẳng giới và xây dựng gia đình trong thời kỳ đổi mới một cách có hiệu quả.
- Lê Ngọc Hùng - Trần Thị Vân Anh (1996), "Phụ nữ giới và phát
triển" nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội. Tác giả đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu
dựa trên mối quan hệ giữa phụ nữ - giới và phát triển. Phân tích vị trí, vai
trò của phụ nữ trong đổi mới kinh tế - xã hội gắn với vấn đề việc làm, thu
nhập, sức khỏe, học vấn, chuyên môn; phụ nữ quản lý kinh tế - xã hội; phụ
nữ và gia đình; chính sách xã hội đối với phụ nữ và ảnh hưởng của chính
sách xã hội đối với phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới.

9
- Lê Thi (1998), "Phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam" nhà xuất
bản Phụ nữ, Hà Nội. Tác giả phân tích vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới
trong thời kỳ đổi mới; vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã
hội trước sự tác động của kinh tế thị trường; một số giải pháp phát huy vai

trò của họ cũng như thực hiện bình đẳng giới.
- Nguyễn Linh Khiếu (2003) "Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình",
nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã phân tích làm sáng tỏ vai
trò của phụ nữ cũng như quan hệ giới trong gia đình thể hiện trên tất cả các
lĩnh vực khác nhau, trong đó tác giả cũng nhấn mạnh tới vai trò của phụ nữ
trong giáo dục gia đình. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh hơn đối với phụ nữ
nông thôn, miền núi và vị thế của họ trong gia đình cũng như những rào
cản văn hóa đang cản trở quá trình phát triển của họ.
Những công trình trên bước đầu đặt cơ sở nghiên cứu vấn đề phụ nữ
với gia đình dưới góc độ tiếp cận về giới.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu mang tầm vóc quốc gia và
các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ cũng quan tâm nghiên cứu tới vấn đề
này: -“Thực trạng gia đình Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong gia
đình" (1990- 1991) - đây là kết quả tổng kết của đề tài khoa học cấp Bộ do
Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ kết hợp với một số cơ quan khác thực hiện.
- Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia (1993), "Gia
đình, người phụ nữ và giáo dục gia đình".
- Nguyễn Hồng Quán (1995), "Vai trò của phụ nữ trong gia đình ở
nước ta hiện nay" - luận văn thạc sĩ chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa
học.
- Hoàng Thị Linh (1996), "Vấn đề phụ nữ trong gia đình hiện nay,
thực trạng và giải pháp" - Luận văn thạc sỹ chuyên ngành triết học.
- Đặng Thị Linh (1997), "Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam
hiện nay, thực trạng và giải pháp" - luận án Phó tiến sĩ Triết học, Viện
nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội.

10
- Nghiêm Sỹ Liêm (2002), "Vai trò của gia đình trong việc giáo dục
thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay" - luận án Tiến sĩ Triết học.
Ngoài ra, còn có một số bài đăng trên các trang Web: TS. Lê Thị

Kim Yến (2009), "Suy nghĩ về vai trò của phụ nữ trong giáo dục và đào
tạo" trên trang www.daihoclongan.edu.vn; Trần Thanh Thảo (2009), "Vai
trò của người phụ nữ trong gia đình và cuộc sống",
; ThS.Nguyễn Thị Kim Hồng (2010), "Vai trò
của gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ"
. Các bài viết trên đều đề cập tới vai trò của
người phụ nữ trong giáo dục gia đình và đặt ra vấn đề làm thế nào để phát
huy vai trò đó của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.
Ở những góc độ khác nhau, các đề tài đã tập trung nghiên cứu về đặc
điểm của gia đình Việt Nam; phân tích thực trạng và vai trò của phụ nữ
trong gia đình và xã hội nước ta hiện nay, đồng thời nêu ra những phương
hướng và giải pháp thiết thực góp phần xây dựng gia đình Việt Nam, phát
huy vai trò to lớn của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Các công trình trên góp phần làm rõ vai trò của gia đình trong việc
giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời, chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của phụ nữ trong
gia đình. Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ đề cập tới giáo dục thế hệ
trẻ trên cả nước và vai trò của phụ nữ trong gia đình nói chung. Cho đến
nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về vai trò của
phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình. Mặt
khác, việc phát huy vai trò của phụ nữ trong giáo dục gia đình ở tỉnh Phú
Thọ hiện nay còn nhiều hạn chế. Do đó, tác giả chọn nghiên cứu vấn đề
này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực trạng của việc thực hiện chức năng giáo
dục gia đình của phụ nữ ở tỉnh Phú Thọ, luận văn đề xuất một số giải pháp,

11
kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong
việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong việc thực
hiện chức năng giáo dục gia đình.
- Phân tích thực trạng việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình của
phụ nữ tỉnh Phú Thọ và đề xuất những giải pháp chủ yếu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò của phụ nữ cụ thể là người vợ,
người mẹ trong việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình ở địa bàn tỉnh
Phú Thọ hiện nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn tập trung đi sâu
nghiên cứu vai trò của người vợ, người mẹ đối với việc giáo dục đạo đức;
giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc; giáo dục định hướng nghề nghiệp
và giáo dục giới tính cho con trẻ trong gia đình ở tỉnh Phú Thọ trong thời
kỳ đổi mới hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về vấn đề phụ nữ,
gia đình và vai trò của phụ nữ đối với gia đình.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận
văn sử dụng các phương pháp kết hợp logic và lịch sử, phân tích và tổng
hợp các tư liệu thực tế và các tài liệu tham khảo, điều tra xã hội học



12
6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn

- Góp phần phân tích, làm rõ thực trạng việc thực hiện chức năng
giáo dục gia đình của phụ nữ ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy vai trò của phụ
nữ trong việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình của phụ nữ tỉnh Phú
Thọ trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn cung cấp những căn cứ lý luận và thực tiễn cho công tác
xây dựng gia đình văn hóa và phát huy vai trò của phụ nữ tỉnh Phú Thọ.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy về gia đình, về phụ nữ và bình đẳng giới ở các trường chính trị
tỉnh, thành phố, các trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện trong toàn
tỉnh Phú Thọ.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm có 2 chương và 5 tiết.












13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ

NỮ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở
TỈNH PHÚ THỌ
1.1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận văn
1.1.1 Quan niệm về gia đình và các chức năng cơ bản của gia đình
1.1.1.1 Quan niệm về gia đình
Có thể nhận thấy rằng, ngay từ khi xuất hiện, gia đình đã được xem
là hình thái văn hóa của đời sống con người, một thực thể văn hóa. Đời
sống con người càng phát triển thì tính văn hóa trong đời sống con người
càng phong phú, càng uyển chuyển, đa dạng. Bởi vậy, gia đình luôn thay
đổi cùng với sự vận động và biến đổi của xã hội. Trong lịch sử đã có rất
nhiều các quan niệm khác nhau về gia đình.
Thời cổ đại, nhà triết học Hy Lạp Aristốt đã khẳng định gia đình
"như một tập hợp người và những thành phần nhỏ nhất đầu tiên của gia
đình là người chồng, người vợ, cha mẹ và con cái" [58, tr.36].
Trong quan niệm này, mặc dù Aristốt chưa nhận ra được các chức
năng của gia đình và sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình là
gì nhưng ông đã chỉ ra được các quan hệ cơ bản trong gia đình, đó là: quan
hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác cho rằng, gia đình là một tổ chức
xã hội đặc biệt và mang tính xã hội cao. Sự ra đời của gia đình gắn liền với
sự hình thành xã hội với những cấu trúc chặt chẽ và logic.
Trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư
hữu và của nhà nước” Ph.Ăngghen đã chỉ ra các giai đoạn phát triển của
gia đình với những đặc trưng về chế độ hôn nhân: đầu tiên là gia đình huyết
tộc, gia đình punaluan, gia đình cặp đôi và cuối cùng là gia đình một vợ
một chồng. Quá trình này bị chế định, như Ph.Ăngghen đã nêu, không phải
bởi tình yêu nam nữ - yếu tố được coi là sản phẩm của một quá trình phát

14
triển lâu dài của lịch sử mà bởi sự hình thành chế độ tư hữu và nhà nước.

Trong khi đó, C.Mác coi gia đình là một trong những nhân tố đầu tiên tham
gia quyết định sự hình thành và phát triển của lịch sử, quan hệ giữa gia đình
và xã hội như quan hệ giữa tế bào với cơ thể sống. Trong tác phẩm "Hệ tư
tưởng Đức" (1845), C.Mác viết “quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào
quá trình phát triển lịch sử là hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân
mình, con người tạo ra những người khác sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ
giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái. Đó là gia đình” [7, tr.41].
Với quan niệm này, khái niệm "gia đình" được làm rõ: gia đình là
một cộng đồng xã hội đặc biệt trong đó các thành viên gắn bó với nhau bởi
hai quan hệ là: quan hệ hôn nhân (chồng - vợ) và quan hệ huyết thống (cha
mẹ - con cái).
Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO) quan tâm đến giá trị của gia đình trong vốn tinh thần của nhân
loại, nghĩa là gia đình có tất cả các thời đại, các châu lục đều mang đặc
trưng chung của con người, đều mang tính nhân văn, nhân ái, nhân đạo và
khẳng định: "Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống
chung và có ngân sách chung" [66, (1), tr.10].
Ở đây, khái niệm "gia đình" được dùng để chỉ một nhóm xã hội hình
thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, phản ánh mối
quan hệ cùng chung sống trong gia đình: giữa cha mẹ và con cái, họ hàng,
đồng thời gắn liền với nó là chức năng kinh tế của gia đình. Theo tiến trình
phát triển của xã hội, gia đình ngày càng chứng tỏ vai trò là một đơn vị
kinh tế cơ sở của nó. Đây là cơ sở tạo nên sự vững mạnh của gia đình.
Dưới góc độ tâm lý học, PGS. TS Ngô Công Hoàn đã đưa ra khái
niệm về gia đình như sau: "Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội. Các thành
viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm
sinh lý, cùng có chung các giá trị vật chất, tinh thần " [21, tr.9].

15
Dưới góc độ luật học, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Tuấn lại cho

rằng: "Gia đình là một tập hợp dựa trên các quan hệ về hôn nhân và huyết
thống và về nuôi dưỡng đã gắn bó những người có quan hệ với nhau bởi
các quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân, bởi sự cộng đồng về đạo
đức và vật chất, để tương trợ cùng nhau, cùng làm kinhh tế chung và nuôi
dạy con cái" [61, tr.15 - 16].
Tác giả Lê Thi thì cho rằng: Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ
một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống,
nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông
bà, họ hàng, nội ngoại). Đồng thời trong gia đình cũng có thể bao gồm một
số người được gia đình nuôi dưỡng tuy không có quan hệ huyết thống. Các
thành viên trong gia đình gắn bó về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn
hóa, tình cảm), giữa họ có những điều giàng buộc có tính pháp lý, được
Nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong Luật Hôn nhân và Gia
đình của nước ta). Đồng thời, gia đình cũng có những quy định rõ ràng về
quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành
viên [72, tr.20 - 21]. Có thể khẳng định, đây là một định nghĩa khá hoàn
chỉnh đã phản ánh được đầy đủ các thuộc tính đặc trưng vốn có của gia
đình.
Theo giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học của Bộ Giáo dục và Đào
tạo thì gia đình được hiểu là: “Một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng
của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội của quan hệ hôn nhân, quan
hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên”.
Hiện nay, có thể sử dụng khái niệm theo Luật Hôn nhân và Gia đình
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2000): “Gia đình là tập
hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống và do
quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh ra các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với
nhau theo luật định”.

16
Như vậy, có thể thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề gia

đình, với nhiều nghĩa khác nhau, có thể đưa ra quan niệm khái quát nhất về
gia đình như sau:
Thứ nhất, gia đình là một cộng đồng xã hội được hình thành và củng
cố trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống.
Thứ hai, gia đình là một thiết chế xã hội, liên kết con người lại với
nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái.
Thứ ba, gia đình có sự cố kết nhất định về kinh tế vật chất, qua đó
nảy sinh nghĩa vụ và quyền lợi cho các thành viên của mình.
Thứ tư, gia đình có các mối quan hệ khác nhau còn được gọi là mối
quan hệ họ hàng. Đó là sự liên kết ít nhất cũng là của hai người dựa trên cơ
sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi, những người này phải
cùng sống với nhau.
Trên cơ sở của quan niệm về gia đình nêu trên, có thể xem gia đình
là tổ ấm yêu thương đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân, từ khi lọt lòng mẹ
cho đến suốt cuộc đời, mỗi cá nhân đều tìm thấy ở gia đình mình sự đùm
bọc về vật chất và tinh thần, sự giáo dưỡng về mọi mặt, hưởng thụ những
niềm vui của cuộc sống, được an ủi khi gặp khó khăn. Gia đình đảm bảo
những điều kiện an toàn cho trẻ phát triển, người già có nơi nương tựa
không bị hiu quạnh, cô đơn, người lao động được phục hồi sức khoẻ, lấy lại
sự cân bằng tâm lý sau những giờ lao động mệt mỏi. Với ý nghĩa đặc biệt
đó, gia đình có các chức năng cơ bản đặc thù.
1.1.1.2 Các chức năng cơ bản của gia đình
Thứ nhất, chức năng sinh sản, duy trì nòi giống
Lịch sử loài người đã chứng minh rằng, xã hội tồn tại và phát triển
dựa trên hai cơ sở quan trọng là tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản
xuất ra chính bản thân con người. Như vậy có nghĩa là, chức năng sinh sản,
duy trì nòi giống của gia đình là một chức năng không thể thiếu để duy trì
sự tồn tại của xã hội loài người. Bởi vậy, có thể xem đây là chức năng đặc

17

thù nhất của gia đình. Chức năng này vừa đáp ứng nhu cầu bản năng của
con người giúp duy trì nòi giống, vừa là sự biểu hiện cao nhất về tình cảm
rất tự nhiên của cá nhân. Nói cách khác, việc tái sản xuất ra thế hệ tương lai
một mặt đáp ứng yêu cầu của xã hội, một mặt đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu
của chính các thành viên trong gia đình.
Vượt ra ngoài phạm vi gia đình, chức năng sinh sản, duy trì nòi
giống còn ảnh hưởng trực tiếp đối với quá trình phát triển trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Tuy việc sinh đẻ diễn ra ở từng gia đình nhưng lại
quyết định tới mật độ dân cư của mỗi quốc gia và thế giới. Vì mỗi gia đình
là một tế bào cấu thành nên xã hội, do đó việc tăng hay giảm các thành viên
trong gia đình đương nhiên dẫn tới sự tăng hay giảm dân số của mỗi quốc
gia và thế giới. Và ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi quốc gia,
dân tộc lại có nhu cầu riêng về việc tăng hay giảm dân số, do đó mà mỗi
quốc gia, dân tộc ở từng giai đoạn khác nhau sẽ có những chính sách khác
nhau về dân số. Ngày nay, người ta chú ý hơn tới chất lượng gia đình và
con người, nói cách khác, trong gia đình hiện đại, điều quan trọng không
phải là số lượng thành viên ít hay nhiều mà quan trọng hơn hết là chất
lượng của các thành viên.
Ở Việt Nam nói riêng và ở các nước xã hội chủ nghĩa nói chung,
việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người đang đặt ra nhiều vấn đề
cần quan tâm giải quyết. Bên cạnh nhiều gia đình đã nhận thức được sự cần
thiết của chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, vẫn còn không ít gia
đình quan niệm nhà đông con mới có phúc. Đây là một trong những nguyên
nhân gây ra nghèo đói, suy dinh dưỡng ở trẻ em, kéo theo tình trạng thất
học, mù chữ, trình độ dân trí thấp. Vì vậy, vấn đề kế hoạch hóa gia đình là
vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mục đích chính của vấn đề này là nhằm tái sản xuất ra con người một cách
hài hòa, phù hợp với những điều kiện phát triển của xã hội, để thế hệ mai

18

sau có khả năng phát triển một cách toàn diện, đem lại niềm vui, hạnh phúc
cho gia đình và xã hội.
Ngày nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và các yếu tố
khác, chức năng sinh đẻ của gia đình ngày càng bị coi nhẹ. Trên các
phương tiện thông tin đại chúng hay chính trong thực tế cuộc sống hàng
ngày đã xuất hiện ngày càng nhiều các bà mẹ đơn thân, thậm chí đó còn là
một trào lưu của thế hệ trẻ hiện nay, nhất là những nhân vật nổi tiếng trong
làng giải trí. Mặt khác, việc mở rộng và dễ dãi trong các hoạt động dịch vụ
về tình dục, khiến tỷ lệ trẻ em sinh ra bên ngoài các quan hệ gia đình đã
tăng đáng kể. Dù xem xét ở khía cạnh nào đi chăng nữa thì sự thiếu vắng
vai trò của gia đình trong việc sinh sản và nuôi dưỡng trẻ em đã đặt xã hội
vào những tình huống rất phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ tới việc
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục mà còn cả tới việc hình thành nhân cách của
chính trẻ em. Trong chủ nghĩa xã hội, để xây dựng gia đình và xã hội phát
triển một cách toàn diện, Đảng và Nhà nước cần phải quan tâm trực tiếp và
đúng cách đối với chức năng sinh đẻ của gia đình.
Thứ hai, chức năng giáo dục
C.Mác đã khẳng định rằng, con người là một sinh vật - xã hội. Sau
khi lọt lòng mẹ, nếu đứa trẻ không được sống trong môi trường xã hội loài
người, không được hưởng chế độ giáo dục của gia đình, của xã hội thì đứa
trẻ sẽ không trở thành một con người theo đúng nghĩa. Điều này cũng đã
được khoa học chứng minh.
Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên của con người, ở đây con
người được giáo dục toàn diện, xây dựng và bồi dưỡng nhân cách từ tấm bé
cho đến khi trưởng thành. Ông cha ta thường có câu: "Dạy con từ thuở còn
thơ". Vì vậy mà từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành, con người luôn
được ông bà, cha mẹ và những người thân xung quanh nuôi dưỡng, truyền
thụ những kinh nghiệm sống, những phẩm chất đạo đức để trở thành những
công dân có ích cho xã hội. Quá trình học tập của con người được thực hiện


19
suốt cả cuộc đời của mỗi con người, vì vậy, chức năng giáo dục của gia
đình luôn có vai trò quan trọng và luôn được thực hiện trong mỗi gia đình,
ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Chức năng giáo dục của gia đình được thể hiện ở việc truyền lại cho
các thành viên mới của gia đình những giá trị chuẩn mực văn hóa, kiến
thức và kinh nghiệm trong cuộc sống, dạy cách làm người, dạy cách ăn,
cách nói. Không những thế, gia đình còn dạy cho mỗi người học làm con,
làm cháu, làm vợ, làm chồng, làm bố, làm mẹ, làm ông, làm bà. Chức năng
giáo dục của gia đình vì thế mà quan trọng nhất là đối với trẻ em, những
thành viên mới của gia đình.
Trước đây, giáo dục gia đình được xem là phương pháp giáo dục cơ
bản đối với mỗi cá nhân, nhưng ngày nay, bên cạnh giáo dục gia đình còn
có giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Để cá nhân phát triển một cách
hoàn thiện cần phải kết hợp các hình thức giáo dục này với nhau. Tuy
nhiên, giáo dục gia đình vẫn được xem là yếu tố quan trọng nhất đối với
việc hình thành nhân cách của con người. Bởi vì, ngay từ khi còn nhỏ, đứa
trẻ đã nhận thức được và có ảnh hưởng từ những thông tin ở bên ngoài. Do
vậy, nếu chúng ta có phương pháp giáo dục phù hợp với những nét cá biệt
của từng đứa trẻ sẽ giúp phát triển nhân cách của trẻ theo chiều hướng tiến
bộ, đặt cơ sở hết sức quan trọng cho sự hình thành nhân cách gốc của trẻ,
thúc đẩy sự hình thành nhân cách ở tuổi thanh niên, củng cố, giữ gìn nhân
cách con người ở tuổi trưởng thành và khi về già. Ngược lại, nếu thiếu đi
vai trò của giáo dục gia đình ngay từ khi trẻ còn nhỏ sẽ gây ra sự phát triển
thiếu hụt, lệch lạc về nhân cách của trẻ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng
đối với gia đình và xã hội. Nhà giáo dục học nổi tiếng người Nga,
A.Macarencô đã chỉ rõ: "Đứa trẻ sinh ra như tờ giấy trắng, bố mẹ, ông bà
vẽ lên tờ giấy đó hình ảnh gì thì nó sẽ theo đứa trẻ đi hết quãng đời còn lại,
gia đình hình thành và in đậm nhân cách gốc cho đứa trẻ. Chỉ có gia đình
mới có vai trò hình thành nhân cách gốc cho con người, các tổ chức xã hội


20
khác không làm thay được, những nhân cách gốc hình thành chủ yếu từ 0
đến 5 tuổi ở mỗi con người".
Như vậy có thể thấy, giáo dục gia đình là một quá trình xuyên suốt
cả cuộc đời của mỗi con người. Tuy nhiên, ở giai đoạn ấu thơ thì chức năng
giáo dục của gia đình là quan trọng nhất.
Giáo dục gia đình xuất phát từ tình cảm và thông qua tình cảm, có
khi không cần đến lời nói mà thông qua thái độ, việc làm, cách đối xử trong
gia đình vì thế, chức năng giáo dục của gia đình chủ yếu dựa vào phương
pháp thuyết phục, giảng giải, bằng tình cảm, vận động linh hoạt, phong phú
nhiều phương pháp và nghệ thuật giáo dục, đó là sự kết hợp giữa phương
pháp giáo dục truyền thống và hiện đại, kết hợp giữa uy quyền và tình
thương, uy quyền với bao dung và tha thứ. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng,
chức năng giáo dục gia đình có vai trò và ý nghĩa đặc biệt đối với sự hình
thành nhân cách của mỗi cá nhân và nó vượt lên trên vai trò chức năng giáo
dục của nhà trường và xã hội.
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, chức năng giáo dục của gia đình
được thực hiện trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc giáo dục của
nền Nho học. Những nguyên tắc "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", "trên bảo
dưới nghe" trong xã hội phong kiến được các gia đình chấp nhận và tuân
thủ một cách chặt chẽ.
Ngày nay, trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế đất nước cũng
như đời sống của từng gia đình đã có bước phát triển đáng kể, chức năng
giáo dục của gia đình cũng được phát triển ở một trình độ mới. Hầu hết
trong các gia đình Việt Nam hiện nay, cha mẹ luôn tôn trọng ý kiến, sở
thích riêng của con cái, không áp đặt một chiều Đặc biệt, trong sự phát
triển không ngừng của xã hội hiện nay, để thực hiện tốt chức năng giáo dục
gia đình, các bậc cha mẹ phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức,
nâng cao trình độ văn hóa và kỹ năng giáo dục.


21
Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định rằng, chức năng giáo
dục gia đình là một nhân tố quan trọng của sự phát triển xã hội, là mắt khâu
quan trọng của hệ thống giáo dục xã hội, đã trở thành một nhân tố chủ yếu
của công tác giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ.
Thứ ba, chức năng kinh tế và tiêu dùng
Trước hết, cần khẳng đinh lại rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ:
xã hội loài người tồn tại và phát triển là do hai loại sản xuất quyết định:
một mặt là sản xuất ra con người, mặt khác là sản xuất ra của cải vật chất.
Như vậy có thể thấy rằng, chức năng kinh tế là một trong những chức năng
cơ bản của gia đình, là cơ sở quan trọng cho các chức năng khác của gia
đình được thực hiện tốt. Trong bất cứ điều kiện nào, gia đình cũng phải
đảm bảo nguồn sinh sống, các nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần cho
các thành viên của mình. Vì vậy, việc sản xuất hàng hóa, tích lũy của cải là
công việc cơ bản của gia đình. Đồng thời, thông qua hoạt động sản xuất
kinh tế của mình, gia đình góp phần vào việc tái sản xuất ra của cải vật chất
và những giá trị tinh thần cho cộng đồng xã hội.
Chức năng kinh tế của gia đình còn tạo nên sự ràng buộc và gắn bó
giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất
chung, sự chia sẻ lợi ích và quá trình tạo dựng, tích lũy, kế thừa tài sản. Vì
vậy, nó cũng tạo ra sự cố kết bền chặt của mỗi gia đình nói riêng và của
toàn xã hội nói chung. Thực hiện tốt chức năng kinh tế sẽ là một trong
những tiền đề vật chất vững chắc để tổ chức đời sống gia đình, làm cho gia
đình có những đóng góp nhất định vào việc tái sản xuất ra của cải vật chất,
tinh thần cho xã hội.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, ở từng lúc, từng nơi,
kinh tế gia đình biến đổi với nhiều dạng phong phú và có vị trí khác nhau.
Ở nước ta, trong điều kiện kinh tế phát triển chưa cao, gia đình vẫn là một
đơn vị kinh tế quan trọng. Thực tế đã cho thấy, kinh tế gia đình đã đóng

góp một lượng sản phẩm đáng kể cho thu nhập quốc dân hàng năm, nhưng

22
sản xuất gia đình cũng còn nhiều bất cập như: sản xuất manh mún, nhỏ lẻ,
không tập trung được vốn và nguồn nhân lực theo hướng đại sản xuất.
Đồng thời, nó được xem là một trong những nguyên nhân gây bất bình
đẳng về giới trong gia đình và ngoài xã hội, gây ô nhiễm môi trường, sử
dụng và bóc lột sức lao động của trẻ em
Bên cạnh chức năng kinh tế thì chức năng tiêu dùng của gia đình
cũng được xem là một chức năng quan trọng và không thể thiếu đối với
mỗi gia đình cũng như là xã hội. Đây là chức năng được thể hiện thường
xuyên trong gia đình để thỏa mãn các nhu cầu hàng ngày về ăn, ở, mặc, đi
lại, học hành, giải trí của các thành viên trong gia đình. Chức năng tiêu
dùng nhằm tái tạo thể chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình
sau thời gian lao động, học tập vất vả, đồng thời nó góp phần vào việc định
hình và kích thích sản xuất xã hội.
Nếu trong xã hội nông nghiệp lạc hậu, chức năng này có thể mờ nhạt
thì trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của công nghiệp, với mức thu
nhập ngày càng cao, con người ngày càng chú ý tới nhu cầu tiêu dùng, giải
trí. Trong xã hội ngày nay, người ta không xem trọng vấn đề ăn no, mặc ấm
mà coi trọng vấn đề ăn ngon, mặc đẹp. Bởi vậy, chức năng tiêu dùng của
gia đình ngày càng có điều kiện phát triển hơn nữa.
Với điều kiện hiện nay của nước ta, gia đình cũng là một đơn vị tiêu
dùng. Việc tiêu dùng này thường phụ thuộc phần lớn vào thu nhập và đóng
góp chung từ kết quả lao động của các thành viên khi tham gia vào sản
xuất. Xã hội càng phát triển thì hoạt động chi tiêu, mua sắm các trang thiết
bị phục vụ cuộc sống càng đa dạng để thỏa mãn nhu cầu ngày càng gia tăng
của con người. Điều này càng kích thích chức năng tiêu dùng của gia đình
phát triển.
Thứ tư, chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý - tình cảm

Gia đình là một tập thể không thuần nhất, các thành viên của gia đình
như: ông bà, cha mẹ, anh chị khác nhau về giới tính, sở thích, nghề

23
nghiệp, tuổi tác, địa vị xã hội, do vậy có rất nhiều vấn đề tâm, sinh lý - tình
cảm cần phải được giải quyết trong gia đình. Làm thế nào để cho mỗi thành
viên đều cảm thấy hạnh phúc và thoải mái khi sống trong một gia đình, để
họ có thể cảm thấy thật sự yêu quý và mong muốn xây dựng sự bền vững
trong mỗi gia đình riêng của mình. Đây là vấn đề hết sức khó khăn và phức
tạp đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự cố gắng, nỗ lực để nhằm hiểu và đáp ứng,
thỏa mãn những nhu cầu riêng của những người thân trong gia đình, để mỗi
người sống trong gia đình đó đều cảm thấy hạnh phúc, yên tâm sống và làm
việc. Bởi vậy mà chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm, sinh lý - tình cảm của
gia đình được xem là một chức năng có tính văn hóa - xã hội.
Thỏa mãn nhu cầu tâm, sinh lý - tình cảm còn là một chức năng đặc
thù của gia đình mà không một tổ chức xã hội nào làm được. Xã hội thừa
nhận sự thỏa mãn nhu cầu này trong gia đình là một nhu cầu hiển nhiên,
thông qua đó, mọi người vừa tự nhận thức về mình, về trách nhiệm, nghĩa
vụ của bản thân, vừa có lợi ích trong sự thống nhất của mái ấm gia đình.
Gia đình cần phải thỏa mãn các nhu cầu tình cảm giữa vợ và chồng, giữa
con cái và cha mẹ, giữa ông bà và các cháu, mọi người đều phải biết tôn
trọng sở thích, thói quen của người khác. Có như vậy gia đình mới bền
vững.
Ngày nay, trong xã hội hiện đại, các thành viên trong gia đình có
điều kiện cả về vật chất và tinh thần để có thể quan tâm đến nhau nhiều
hơn. Gia đình ngày càng chú ý hơn tới cuộc sống riêng của mỗi thành viên,
hiếm gặp những gia đình sống theo lối áp đặt phong kiến, điều này biểu
hiện rõ rệt trong việc tự do yêu đương, tự do kết hôn. Trong gia đình, các
thành viên đã có được sự bình đẳng nhất định: giữa vợ và chồng, giữa cha
mẹ và con cái những thành tựu kể trên có được là nhờ vào việc thực hiện

có hiệu quả chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm, sinh lý - tình cảm của gia
đình.

×