Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.13 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................. 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1
I. KHÁI QUÁT VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT...........................................................1
1. Khái niệm áp dụng pháp luật........................................................................1
2. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật...................................................2
II.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP

LUẬT CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY................................................................................ 2
1. Hoạt động xây dựng pháp luật.....................................................................3
2. Trình độ văn hóa, pháp lý của cán bộ và nhân dân...........................3
3. Ý thức pháp luật của chủ thể thực hiện việc áp dụng pháp
luật....................................................................................................................................... 4
4. Áp lực từ dư luận xã hội................................................................................... 5
5. Các điều kiện đảm bảo, cần thiết cho quá trình áp dụng pháp
luật....................................................................................................................................... 5
KẾT THÚC VẤN ĐỀ.............................................................................................................. 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 7

0


ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trò to lớn của nó khi nó đ ược áp
dụng vào đời sống và được cụ thể hóa bằng những hành đ ộng của con
người, đó chính là áp dụng pháp luật. Trên th ực tế, hoạt đ ộng áp d ụng
pháp luật là một vấn đề phức tạp được tiến hành bởi các cơ quan nhà
nước, nhà chức trách có thẩm quy ền và chịu ảnh h ưởng của nhiều y ếu t ố
khách quan và chủ quan. Chính từ điểm đặc biệt này nên em đã l ựa ch ọn


đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt
Nam hiện nay” để làm rõ hơn vấn đề hoạt động áp dụng pháp luật ở n ước
ta.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

KHÁI QUÁT VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích làm cho quy định của
pháp luật trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ th ể pháp
luật1. Thực hiện pháp luật bao gồm bốn hình th ức là: tuân th ủ pháp lu ật,
thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là một hình th ức của th ực hiện pháp lu ật, là hoạt
động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa quy phạm
pháp luật thành quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, tổ
chức trong các trường hợp cụ thể2.
Áp dụng pháp luật có những đặc điểm sau:
- Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quy ền lực nhà n ước.
1 Xem: Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, năm 2016, Tr.403
2 Xem: Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, năm 2016, Tr.409

1


- Áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định.
- Là hoạt động cá biệt hóa quy phạm pháp luật đối v ới t ừng tr ường
hợp cụ thể.

- Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo.
2. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật
Hoạt động áp dụng pháp luật cần phải áp dụng trong các tr ường h ợp
sau:
Thứ nhất, khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Ví dụ, cơ quan có th ẩm quy ền quy ết
định công nhận quạn hệ vợ chồng đối với anh A và chị B.
Thứ hai, khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý gi ữa các
bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không giải quyết được. Ví dụ, tranh
chấp về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đai thì hoạt đ ộng áp dụng pháp
luật trong trường hợp này sẽ xác định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của
các bên tranh chấp
Thứ ba, khi cần phải áp dụng các chế tài pháp luật đ ối v ới ch ủ th ể vi
phạm pháp luật. Ví dụ, cảnh sát giao thông x ử ph ạt hành chính đ ối v ới
người vi phạm pháp luật giao thông.
Thứ tư, khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà n ước trong các
trường hợp khác. Ví dụ, cách ly người bị bệnh truyền nhiễm.
Thứ năm, khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định. Ví dụ, hoạt
động giám sát của quốc hội đối với Chính phủ

2


Thứ sáu, khi cần xác định sự tồn tại hay không tồn tại c ủa m ột s ố s ự
kiện thực tế nào đó theo quy định của pháp luật. Ví d ụ, Tòa án tuyên b ố
một người nào đó bị mất tích.
II.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP

LUẬT CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY

Áp dụng pháp luật chịu sự qui định, ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc c ả
cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng pháp lý. Điều này đem lại sự phụ
thuộc của qui trình áp dụng pháp luật vào nhiều y ếu tố khác nhau và v ới
những mức độ khác nhau. Cụ thể là các yếu tố sau:
1. Hoạt động xây dựng pháp luật
Để thực hiện và áp dụng pháp luật có hiệu quả trước hết phải có pháp
luật tốt. Các quy phạm pháp luật phải s át thực tế, phù hợp với sự phát
triển kinh tế-xã hội, phù hợp với những điều kiện kinh t ế, chính tr ị, văn
hóa xã hội, tâm lí, tổ chức ... mà trong đó pháp luật sẽ tác động. Đối với quy
trình áp dụng pháp luật thì quy phạm pháp luật là c ơ s ở pháp lý cho vi ệc
triển khai các hoạt động, thủ tục ở các giai đoạn. Chất lượng c ủa pháp lu ật
thể hiện ở sự phù hợp giữa các quy phạm pháp luật với quan hệ xã h ội
cần điều chỉnh, không tạo nên sự khác biệt trong nhận th ức n ội dung,
không đem lại khả năng xung đột pháp luật và những hệ lụy pháp lý ph ức
tạp. Từ đó đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của đất nước ở m ỗi th ời kì phát
triển.
Tuy nhiên, do đời sống xã hội luôn vận động, biến đổi và phát triển v ới
những biểu hiện đa dạng, phức tạp, nhiều lĩnh v ực quan h ệ xã h ội khác
nhau nên không ít những sự kiện, tình huống n ảy sinh từ th ực tế liên quan
đến lợi ích vật chất của nhà nước, nhân dân và xã hội. Điều đó dẫn t ới tình
trạng pháp luật nhiều khi không theo kịp, chưa phản ánh hết các quan h ệ
xã hội mới hoặc trở nên lạc hậu, không còn phù họp v ới đ ời s ống. Đây là
3


nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập trong các nguyên t ắc, quy
định của pháp luật hiện hành. Trong áp dụng pháp luật, khi bắt gặp nh ững
sự việc, sự kiện xảy ra mà chiếu với các quy phạm pháp luật hi ện hành

cho thấy những hạn chế, bất cập thì sẽ gây khó khăn, lúng túng cho cá
nhân, tổ chức có thẩm quyền áp dụng pháp luật.
2. Trình độ văn hóa, pháp lý của cán bộ và nhân dân
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ kiến th ức, hiểu biết pháp
luật, kinh nghiệm nghề nghiệp của những người có thẩm quy ền áp dụng
pháp luật đều có tác động nhất định đến hoạt động áp dụng pháp lu ật c ủa
họ. Chẳng hạn, người thẩm phán có trình độ kiến th ức, hiểu biết sâu s ắc
dễ dàng hơn trong việc xem xét, đánh giá các tình tiết, ch ứng c ứ liên quan
đến vụ án, lựa chọn chính xác các quy phạm pháp luật c ần áp dụng đ ể đ ưa
ra bản án đúng người đúng tội. Ngược lại, trình độ hiểu biết pháp luật
hạn chế, thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp dễ khiến người có th ẩm quy ền
ban hành một quyết định gây tranh cãi.
Bên cạnh trình độ pháp lý của cán bộ, thì người dân phải nâng cao ý
thức pháp luật của mình, đật niềm tin vào pháp luật để từ đó có nh ững
hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo v ệ quy ền ,
lợi ích hợp pháp của chính mình cũng như của người khác và đấu tranh
không khoan nhượng với các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật trong
xã hội.
3. Ý thức pháp luật của chủ thể thực hiện việc áp dụng pháp luật
Ý thức pháp luật của chủ thể thực hiện việc áp dụng pháp luật là m ột
trong những nhân tố quyết định đối với toàn bộ quy trình áp d ụng pháp
luật và hiệu quả đem lại trên thực tế. Ý th ức pháp luật c ủa ch ủ th ể bao
gồm sự hiểu biết pháp luật, thái độ, tình cảm, niềm tin đối v ới pháp lu ật
và bản lĩnh nghề nghiệp. Điều này thể hiện trong việc đánh giá đúng bản
4


chất pháp lý của sự kiện, lựa chọn chính xác qui ph ạm đ ể áp dụng, cũng
như việc định chuẩn các quyền, nghĩa vụ pháp lý,... để có th ể đưa ra quy ết
định đúng đắn, chính xác khi áp dụng pháp luật để giải quy ết v ụ việc.

Ý thức pháp luật của cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật càng cao
thì hoạt động áp dụng pháp luật của họ càng đúng đắn và hiệu qu ả. Ch ủ
thể áp dụng pháp luật nhân danh quyền lực nhà n ước nên hoạt đ ộng áp
dụng pháp luật có tính chất bắt buộc với ch ủ th ể bị áp d ụng. Vì th ế ho ạt
động này không chỉ thể hiện ý thức của người trực tiếp áp dụng pháp luật
mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, thay đổi thái độ tình
cảm pháp luật của người bị áp dụng. Nếu họ thực hiện những hành vi sai
trái thì vô tình sẽ dẫn đến thái độ coi thường pháp luật của ng ười dân và
nguy hiểm hơn là có thể làm cho nhân dân không còn niềm tin vào pháp
luật và chế độ nữa. Ngược lại nếu những người áp dụng pháp luật có ý
thức pháp luật cao thì nhân dân sẽ có niềm tin vào pháp lu ật, th ấy đ ược
giá trị của việc tôn trọng pháp luật và thực hiệ chính xác, tuân theo pháp
luật và vận động nười khác làm theo pháp luật.
4. Áp lực từ dư luận xã hội
Một trong những chức năng cơ bản của dư luận xã hội là ch ức năng
giám sát, tư vấn. Chức năng giám sát và tư vấn của d ư lu ận xã h ội đ ược
thể hiện rõ nét nhất khi đối tượng phán xét của dư luận xã h ội là các hoạt
động của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, trong đó có ho ạt đ ộng
của các cơ quan nhà nước thực thi và bảo vệ pháp luật 3.
Dư luận xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động áp d ụng pháp
luật. Dư luận xã hội bày tỏ sự đồng tình với những bản cáo tr ạng, nh ững
bản án đúng người, đúng tội, hợp tình hợp lý; lên tiếng tố cáo nh ững hành
vi phạm tội, giúp các cơ quan chức năng một cách tích c ực trong công tác
3 Xem: Giáo trình Xã hội học pháp luật, TS.Ngọ Văn Nhâm, Tr. 372

5


điều tra, phá án. Qua đó góp phần tăng cường hiệu quả của hoạt động xét
xử bảo vệ pháp luật.

Việc dư luận xã hội phê phán, lên án mạnh mẽ những hành vi ph ạm
pháp, phạm tội sẽ khiến cho bản thân các cán bộ, công ch ức tham gia vào
hoạt động áp dụng pháp luật luôn phải có ý thức điều ch ỉnh hành vi và
hoạt động chuyên môn của mình, đáp ứng mong đợi của d ư luận.
5. Các điều kiện đảm bảo, cần thiết cho quá trình áp d ụng pháp
luật
Áp dụng pháp luật luật cũng không đạt được hiệu quả nếu thiếu đi các
đìều kiện đảm bảo cần thiết cho toàn bộ quá trình này. Đảm bảo đối v ới
quy trình áp dụng pháp luật bao gồm đảm bảo pháp lý, đ ảm b ảo v ề v ật
chất, đảm bảo về chính trị - xã hội và đảm bảo về tư tưởng. Nhiều văn
bản pháp luật, nhiều quy định của pháp luật muốn được th ực hiện trong
thực tế đòi hỏi phải có một chi phí rất lớn về s ức người và trang bị vật
chất- kỹ thuật. Vì thế kinh phí hoạt động cho hoạt đ ộng áp d ụng pháp lu ật
là một trong điều kiện cần thiết và quan trọng để việc áp dụng pháp lu ật
có hiệu quả. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới đời sống v ật ch ất và tinh
thần của người trực tiếp áp dụng pháp luật và gia đình họ, giúp h ọ gi ảm
bớt những khó khăn về vật chất để họ có thể tận tâm dồn hết th ời gian,
sức lực, trí tuệ cho công việc, không bị mua chuộc về vật chất, gi ữ thái đ ộ
vô tư khách quan.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Như vậy hoạt động áp dụng pháp luật là một vấn đề phức tạp được
tiền hành bởi các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có th ẩm quy ền và
chịu ảnh hưởng của yếu tố khác nhau. Áp dụng pháp luật là ho ạt động

6


thực hiện pháp luật có ý nghĩa vô cùng to lớn. Giúp pháp lu ật phát huy vai
trò của nó trên thực tế, làm cho đời sống xã hội ổn định.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Trường Đại học
Luật Hà Nội
2. Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội
3. Giáo trình Xã hội học pháp luật, TS.Ngọ Văn Nhâm
4. “Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, đề tài nghiên c ứu khoa
học cấp trường, mã số: LH-08-08/ĐHL, Đại học Luật Hà Nội, năm
2009.

7



×