Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Ảnh hưởng của Hồi giáo trong đời sống chính trị Indonesia từ năm 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 113 trang )







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH


ẢNH HƯỞNG CỦA HỒI GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ
INDDOONEEXXIA TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY



LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐÔNG NAM Á HỌC



Người hướng dẫn: Mai Ngọc Chử




Hà nội - 2004








1
MỤC LỤC
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài 03
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 05
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 07
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 08
5. Phương pháp nghiên cứu 08
6. Kết cấu luận văn 09
Chƣơng I: Vài nét về vai trò chính trị của Hồi giáo ở Indonesia kể từ
khi du nhập đến năm 1945
1.1 Quá trình du nhập của Hồi giáo vào Indonesia 11
1.1.1 Quá trình du nhập ở các đảo phía tây Indonesia 14
1.1.2 Tình hình du nhập Hồi giáo ở miền trung Indonesia 19
1.1.3 Quá trình tiếp nhận Hồi giáo ở miền đông Indonesia 20
1.2 Sự hưng thịnh và lụi tàn của các quốc gia Hồi giáo Indonesia
22
1.3 Hồi giáo Indonesia trong thời kỳ thực dân chiếm đóng 27
1.3.1 Quá trình thực dân hoá ở Indonesia 28
1.3.2 Một số phong trào Hồi giáo tiêu biểu 33
1.4 Tiểu kết chương I 37
Chƣơng II: Ảnh hƣởng của Hồi giáo trong đời sống chính trị
Indonesia giai đoạn 1945-1998
2.1 Quá trình ra đời của nhà nước Indonesia độc lập 40
2.2 Hồi giáo trong thời kỳ Sukarno cầm quyền (1945-1965) 43

2.3 Vai trò của Hồi giáo trong giai đoạn Suharto (1965-1998) 47
2.4 Tiểu kết chương II 52
Chƣơng III: Hồi giáo ở Indonesia giai đoạn hậu Suharto

2
3.1 Vài nét về tình hình tôn giáo ở Indonesia hiện nay 55
3.2 Tác động chính trị của Hồi giáo ở Indonesia giai đoạn hậu Suharto
58
3.3 Sự trỗi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan sau khi Suharto sụp đổ 65
3.4 Một số tổ chức Hồi giáo cực đoan nổi bật ở Indonesia 68
3.5 Các đảng phái Hồi giáo trong quá trình dân chủ hoá thời hậu Suharto 71
3.6 Vai trò của đạo Hồi đối với xung tột tôn giáo và phong trào ly khai thời hậu
Suharto 73
3.6.1 Xung đột tôn giáo ở Sulawesi 74
3.6.2 Xung đột tôn giáo tại Maluku 76
3.6.3 Đông Timor, phong trào ly khai thành công duy nhất Indonesia 78
3.6.4 Cuộc nội chiến dai dẳng tại Aceh 80
3.6.5 Cuộc chiến đòi ly khai ở Riau và Irian Jaya 82
3.7 Tiểu kết chương III 84
Chƣơng IV: Hồi giáo Indonesia và cuộc chiến chống khủng bố
4.1 Những thay đổi của Hồi giáo Indonesia sau vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ 88
4.2 Khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố ở Indonesia sau vụ Bali 94
4.3 Tác động của chủ nghĩa khủng bố đối với giới lãnh đạo và người Hồi giáo
Indonesia 97
4.4 Tiểu kết chương IV 101
Kết luận
Tài liệu tham khảo







3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Do có vị trí địa lý là nơi giao thoa của các nền văn minh lớn trên thế giới
và đặc thù lịch sử của từng quốc gia, khu vực Đông Nam Á đã hội tụ hầu hết các
tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo,
Lão giáo Nhưng ngoài trường hợp đặc biệt là Philippines, nơi có đại đa số
người dân theo Thiên Chúa giáo, thì cả vùng Đông Nam Á chỉ có hai tôn giáo
chiếm vai trò chủ đạo là Phật giáo và Hồi giáo, trong đó Phật giáo có ảnh hưởng
sâu đậm tại các quốc gia Đông Nam Á lục địa gồm Thái Lan, Lào, Campuchia,
Myanmar và Việt Nam. Còn khu vực Đông Nam Á hải đảo, điển hình như
Indonesia và Malaysia, là địa bàn của Hồi giáo. Tôn giáo ra đời ở vùng Trung
Đông này đã đóng một vai trò quan trọng đối với lịch sử, chính trị, xã hội và văn
hoá của vùng Đông Nam Á.
Trong bối cảnh đó, vụ khủng bố đẫm máu xảy ra tại Mỹ ngày 11/9/2001
đã gây chấn động dư luận thế giới và làm thay đổi nhiều mặt của đời sống chính
trị quốc tế. Các chiến binh Hồi giáo thuộc mạng lưới Al-Qaeda của trùm khủng
bố Osama bin Laden bị cáo buộc là thủ phạm gây ra hành động bạo lực đẫm máu
này. Do vậy, sự kiện 11/9 đã làm xuất hiện nhiều quan điểm cực đoan về đạo
Hồi, đặc biệt là cách nhìn nhận về các cộng đồng tín đồ của nó.
Với đặc điểm là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, vụ 11/9 cũng đã khiến
Indonesia trở thành tâm điểm chú ý của các nhà nghiên cứu chính trị. Ngoài việc
có số lượng tín đồ Hồi giáo đông đảo, một nguyên nhân khác làm dư luận chú ý
tới quốc đảo này là vì hoạt động mạnh mẽ của các chiến binh đòi ly khai ở nhiều
điểm nóng như Aceh, Moluku, Riau và Sulawesi. Hiện tượng các đảng phái Hồi


4
giáo đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng đối với chính trường Indonesia cũng
khiến thế giới quan tâm.
Tính chính trị là một trong những đặc thù quan trọng nhất của Hồi giáo,
nên việc chính trường Indonesia chịu sự chi phối mạnh mẽ của đạo Hồi cũng là
điều dễ hiểu. Hồi giáo chính là một trong những cơ sở để thống nhất hơn 13.000
hòn đảo lớn nhỏ ở Indonesia. Nhưng chính Hồi giáo cũng có thể trở thành
nguyên nhân khiến Indonesia bị tan vỡ bất cứ lúc nào. Một loạt các tổ chức Hồi
giáo cực đoan mang đậm tư tưởng đòi ly khai ra đời sau khi chế độ Suharto sụp
đổ năm 1998 đã đặt Indonesia trước nguy cơ bị chia rẽ như tình hình từng diễn ra
ở Nam Tư cũ. Chính vì vậy, một số nhà nghiên cứu phương Tây đã gọi nguy cơ
này là sự “Balkans hoá” ở Indonesia.
Tình hình trên cho thấy, yếu tố Hồi giáo đã hiện diện trong mọi phương
diện của đời sống hiện đại ở Indonesia, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị.
Nghiên cứu ảnh hưởng của Hồi giáo trong nền chính trị Indonesia sẽ giúp nhìn
nhận vai trò thực sự của tôn giáo này đối với sự tồn tại và phát triển của
Indonesia, quốc gia lớn nhất vùng Đông Nam Á về các mặt như dân số và diện
tích. Điều đó cũng góp phần làm sáng tỏ khả năng liệu trong tương lai, Indonesia
có trở thành một nhà nước Hồi giáo (Islamic State) thay thế cho quốc gia thế tục
như hiện nay hay không?
Đại đa số những tín đồ Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á là công dân
Indonesia, do đó nghiên cứu những ảnh hưởng của Hồi giáo trong đời sống chính
trị Indonesia có thể đưa đến cái nhìn khá bao quát về những tác động của tôn
giáo này đối với đời sống chính trị của cả khu vực. Trong một khía cạnh nào đấy,
nghiên cứu vai trò của Hồi giáo trong nền chính trị Indonesia có thể là một bức
tranh thu nhỏ về lịch sử đạo Hồi ở Đông Nam Á.
Hơn nữa, trong bối cảnh giới nghiên cứu quốc tế đang ngày càng xuất hiện
nhiều quan điểm và bằng chứng về sự tồn tại của tình trạng xung đột hay va


5
chạm giữa các nền văn minh, nghiên cứu về vai trò của Hồi giáo trong nền chính
trị Indonesia, một nước rất đa dạng tôn giáo và cũng là quốc gia có đông tín đồ
Hồi giáo nhất thế giới, sẽ góp phần làm rõ hơn về nhiều cuộc xung đột khác trên
thế giới có liên quan đến đạo Hồi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hồi giáo từ lâu đã là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu ở cả phương Đông
và phương Tây quan tâm. Họ đã mổ xẻ mọi khía cạnh của tôn giáo được xếp vào
hàng lớn nhất thế giới này như văn hóa, chính trị, kinh tế vã xã hội, ttrong đó quá
trình du nhập, phát triển và ảnh hưởng của đạo Hồi ở Indonesia cũng được nhiều
nhà sử học châu Âu chú ý. Một số công trình nghiên cứu đã tập trung vào vai trò
của Hồi giáo đối với nền chính trị Indonesia trong suốt quá trình lịch sử.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên cho đến tận
gần đây, ở Việt Nam vẫn hầu như chưa tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu hay giới
thiệu một cách có quy mô và đầy đủ về Hồi giáo nói chung và những quốc gia
Hồi giáo ở Đông Nam Á như Indonesia nói riêng. Nhưng tình hình đã thay đổi
mạnh sau khi xảy ra vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ. Kể từ thời điểm đó, Hồi giáo
đã dần dần trở thành đối tượng tìm hiểu của nhiều học giả, nhà nghiên cứu và
mối quan tâm của các cơ quan ban ngành cũng như các cá nhân ở Việt Nam.
Trong năm 2004, Viện nghiên cứu Đông Nam Á đã hoàn thành đề tài cấp
bộ mang tên Vai trò của Hồi giáo trong đời sống chính trị hiện đại các nước
Đông Nam Á do TS. Ngô Văn Doanh làm chủ nhiệm đề tài. Trong công trình
này, bên cạnh các vấn đề chung về Hồi giáo ở vùng Đông Nam Á, các tác giả đã
dành một phần đáng kể của đề tài để trình bày về đời sống chính trị Hồi giáo ở
Indonesia.
Ngoài ra, Viện nghiên cứu Đông Nam Á cũng đã có nhiều công trình
nghiên cứu về lịch sử, văn hoá Indonesia, trong đó dành khá nhiều sự quan tâm
đến các vấn đề của đạo Hồi. Nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một

6

công trình nào nghiên cứu thực sự tập trung vào vấn đề ảnh hưởng của Hồi giáo
đối với đời sống chính trị Indonesia theo tiến trình lịch sử từ khi đạo Hồi được
du nhập vào nước này cho đến ngày nay.
Ngược lại, vấn đề chính trị Hồi giáo Indonesia đã trở thành một trong
những mối quan tâm chung của giới nghiên cứu quốc tế. Nhiều cuộc hội thảo
quy mô lớn, quy tụ các nhà nghiên cứu tầm cỡ thế giới đã được tổ chức nhằm
thảo luận về nền chính trị Hồi giáo ở Indonesia, đặc biệt là trong giai đoạn sau
vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Trong số đó phải kể đến cuộc hội thảo khoa học
mang tên Hồi giáo trong đời sống hiện đại Indonesia được tổ chức tại
Washington, Mỹ, tháng 2/2002. Hoạt động phối hợp giữa Asia Foundation và
Hội Mỹ-Indonesia (USINDO) này đã có sự tham gia của rất nhiều nhà nghiên
cứu có uy tín của hai nước Mỹ và Indonesia.
Phần nhiều những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Hồi giáo đối
với nền chính trị Indonesia do các học giả Mỹ thực hiện. Mới đây nhất là công
trình của Mike Millard mang tên Jihad in Paradise: Islam and Politics in
Southeast Asia (Thánh chiến ở Thiên đường: Hồi giáo và Chính trị ở Đông Nam
Á) do nhà xuất bản M.E.Sharpe ấn hành tháng 4/2004. Trong đó, ông chủ yếu đề
cập đến những mối đe doạ của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đối với chính trường
các quốc gia Đông Nam Á có nhiều tín đồ đạo Hồi như Indonesia, Malaysia,
Thái Lan, Brunei, Philippines…
Đề cập cụ thể đến nền chính trị Hồi giáo ở Indonesia có hai công trình
đáng chú ý là Politics in Indonesia: Democracy, Islam and the Ideology of
Tolerance (Chính trị ở Indonesia: Dân chủ, Hồi giáo và Tư tưởng về lòng khoan
dung) của Douglas E. Ramage, do Nxb Routledge in năm 1995. Tác giả cuốn
sách đã sử dụng phương pháp phỏng vấn những nhân vật chính trị quan trọng ở
Indonesia để cung cấp một cái nhìn cụ thể về những vấn đề đang gây tranh luận

7
về tương lai chính trị ở nước này. Trong đó chú trọng vào chính quyền Suharto,
mối quan hệ giữa Hồi giáo và nhà nước và nền dân chủ.

Cuốn sách thứ hai là của học giả Donald J. Porter mang tên Managing
Politics and Islam in Indonesia (Quản lý chính trị và Hồi giáo ở Indonesia) do
Nxb Curzon Press in năm 2003. Công trình này đã đề cập một cách rất khái quát
về nền chính trị Hồi giáo ở Indonesia trong suốt mấy thập kỷ gần đây, đặc biệt là
sự trỗi dậy của các phong trào do những tín đồ Hồi giáo tổ chức.
Thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của Hồi giáo đối với nền chính trị Indonesia
từ năm 1945 đến nay”, chúng tôi đã tham khảo, kế thừa những ý tưởng và sự tìm
tòi của các tác giả trong và ngoài nước, từ đó làm phong phú thêm cho luận văn
nhưng vẫn cố gắng đảm bảo tính logic và khoa học.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá một cách khoa
học về vai trò của Hồi giáo trong nền chính trị ở Indonesia, trên cơ sở các tư liệu
lịch sử và sự kiện thời sự đương đại. Từ đó có thể nhận diện cái nhìn chung và
có hệ thống về ảnh hưởng chính trị của đạo Hồi ở Indonesia trong quá khứ và
hiện tại, đặc biệt là phần trọng tâm từ năm 1945 đến nay.
Mục tiêu trên được cụ thể hoá bằng các bước khác nhau. Đầu tiên là khái
quát về đạo Hồi và quá trình du nhập tôn giáo này vào Indonesia. Phần nội dung
này mang tính dẫn nhập nhưng góp phần đảm bảo tính hệ thống của luận văn,
giải thích nguồn gốc của sự khác biệt giữa Hồi giáo ở Indonesia so với các vùng
khác trên thế giới.
Nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo là tìm hiểu vai trò của Hồi giáo trong lịch
sử Indonesia qua các thời kỳ khác nhau. Đây là phần quan trọng được chúng tôi
tập trung nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhằm vào giai đoạn từ khi Indonesia độc
lập năm 1945 đến nay, trong đó kết hợp phân tích những vấn đề đương đại trên

8
chính trường Indonesia có liên quan đến đạo Hồi như tư tưởng đòi ly khai, các tổ
chức chính trị Hồi giáo
Nhiệm vụ tiếp theo là tìm hiểu những thay đổi của đạo Hồi ở Indonesia
sau hai vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ và vụ tấn công trên hòn đảo du lịch Bali

năm 2002, từ đó đưa ra một số nhận định về tương lai của Hồi giáo cũng như vai
trò chính trị của tôn giáo này ở Indonesia.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Hồi giáo du nhập vào Indonesia muộn hơn so với các tôn giáo lớn khác
như Hindu giáo hay Phật giáo, nhưng ngày nay nó đã trở thành tôn giáo chính ở
đây. Do đó, đạo Hồi đã có ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều khía cạnh đời sống của
Indonesia như văn hoá, lịch sử, xã hội và kinh tế. Tuy nhiên trong phạm vi hạn
hẹp của một luận văn thạc sỹ, chúng tôi không thể đề cập đến tất cả các khía
cạnh ảnh hưởng đó cùng một lúc. Dựa vào bối cảnh quốc tế hiện nay cũng như
nhu cầu quan tâm của nhiều đối tượng, chúng tôi chọn chính trị ở Indonesia làm
đối tượng nghiên cứu về những ảnh hưởng và vai trò của Hồi giáo.
Vai trò chính trị của Hồi giáo thực sự trở nên rõ ràng kể từ khi nước này
giành được độc lập năm 1945 và bảo vệ thành công nền độc lập này từ năm 1949
cho đến ngày nay. Do bối cảnh lịch sử và chính trị có nhiều biến động, ảnh
hưởng của đạo Hồi đối với chính trị Indonesia đã đặc biệt gia tăng kể từ khi chế
độ Suharto sụp đổ năm 1998. Vì vậy, tình hình chính trị Indonesia có liên quan
đến đạo Hồi kể từ sau cơn chính biến 1998 đã được dành một chương riêng.
Bên cạnh đó, để đảm bảo tính logic và khoa học của đề tài, chúng tôi cũng
trình bày diễn tiến quá trình phát triển của Hồi giáo trong lịch sử Indonesia từ thế
kỷ 13, khi tôn giáo này bắt đầu được du nhập vào quốc đảo, cũng như những ảnh
hưởng của Hồi giáo trong thời kỳ thực dân đô hộ Indonesia và cuộc đấu tranh
giành độc lập của đất nước có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

9
Luận văn được thực hiện trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong
quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng cách tiếp cận lịch sử các phương pháp
khác nhau như đối chiếu, phân tích, thống kê…
6. Kết cấu luận văn

Luận văn được chia thành 4 chương với nhiều tiểu mục. Ngoài ra còn có
phần mở đầu, phần kết luận và bản danh mục các tài liệu tham khảo bằng tiếng
Việt và tiếng Anh.
Chương 1: Vài nét về vai trò chính trị của Hồi giáo ở Indonesia kể từ khi
du nhập đến năm 1945. Chương I đề cập đến sự du nhập và phát triển của Hồi
giáo Indonesia kể từ thế kỷ XIII cho đến khi nước này tuyên bố độc lập năm
1945. Người viết cố gắng trình bày một cách khái quát những ảnh hưởng của Hồi
giáo trong giai đoạn hình thành các tiểu quốc Hồi giáo, thời kỳ thực dân hoá và
quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của Indonesia.
Chương 2: Ảnh hưởng của Hồi giáo trong đời sống chính trị indonesia
giai đoạn 1945-1998. Giai đoạn này bao quát tình hình chính trị đương đại của
Indonesia qua hai đời tổng thống là Sukarno và Suharto, trong đó có trình bày về
vấn đề tôn giáo chung ở Indonesia hiện nay, vai trò của Hồi giáo trong thời kỳ
đấu tranh bảo vệ nền độc lập từ 1945 đến 1949, Hồi giáo trong thời kỳ Sukarto
cầm quyền từ 1950 đến 1965 và giai đoạn Suharto cầm quyền từ sau cuộc đảo
chính quân sự năm 1965 đến khi ông bị lật đổ năm 1998.
Chương 3: Hồi giáo ở Indonesia giai đoạn hậu Suharto (Thời kỳ cải cách
từ 1998 đến nay). Đây là chương chúng tôi tập trung phân tích những thay đổi
lớn trong đời sống chính trị của Indonesia sau hơn 3 thập kỷ nằm dưới quyền
lãnh đạo độc tài của Tổng thống Suharto. Đặc trưng của thời kỳ hiện đại này là
sự trỗi dậy của các tổ chức và đảng phái Hồi giáo, tư tưởng đòi ly khai bùng phát
với hàng loạt cuộc xung đột tôn giáo và tiến trình dân chủ hoá ở Indonesia.

10
Chương 4: Hồi giáo Indonesia và cuộc chiến chống khủng bố. Một trong
những mối quan tâm hàng đầu hiện nay ở Indonesia là cuộc chiến chống khủng
bố ở trong nước và quốc tế. Indonesia là quốc gia có đông tín đồ Hồi giáo nhất
thế giới, nên quan điểm và phản ứng của nước này đối với cuộc chiến chống
khủng bố do Mỹ phát động có ý nghĩa rất lớn.
Hơn nữa, chủ nghĩa khủng bố đang đe doạ trực tiếp đến sự ổn định chính

trị của Indonesia, đặc biệt là sau các vụ đánh bom trên đảo Bali ngày 12/10/2002
làm hơn 200 người thiệt mạng, vụ tấn công khách sạn Marriott ở Jakarta ngày
5/8/2003 giết chết 8 người và vụ đánh bom bên ngoài sứ quán Australia ngày
9/9/2004 khiến 9 nạn nhân thiệt mạng. Bên cạnh đó là hoạt động mạnh mẽ của
mạng lưới chiến binh khu vực Jemaah Islamiyah (JI) có liên quan đến Al-Qaeda.

















11


CHƢƠNG I: VÀI NÉT VỀ VAI TRÒ CHÍNH TRỊ CỦA HỒI
GIÁO Ở INDONESIA KỂ TỪ KHI DU NHẬP ĐẾN NĂM 1945

1.1 Quá trình du nhập của Hồi giáo vào Indonesia
Hồi giáo do nhà tiên tri Muhammad sáng lập vào thế kỷ thứ VII sau Công

nguyên trên bán đảo Ảrập. Ngay sau khi ra đời, tôn giáo này đã có những bước
phát triển đặc biệt nhanh chóng. Chỉ trong vòng một trăm năm, những tín đồ đạo
Hồi đã vươn tầm ảnh hưởng ra khắp một vùng rộng lớn từ Tây Ban Nha ở phía
tây cho đến những khu vực ngày nay là Uzbekistan và Pakistan ở phía đông.
Những người theo đạo Hồi coi kinh Koran như những lời răn dạy của thánh
Allah tối cao (Thượng đế) và cảm thấy bị xúc phạm nếu có người phê phán cuốn
thánh kinh này.
Các tín đồ Hồi giáo tin rằng thánh Allah đã truyền lại những lời dạy bằng
tiếng Ảrập cho nhà tiên tri Muhammad, thông qua trung gian là thiên thần
Gabriel. Kinh Koran do đó gắn liền với tiếng Ảrập và có vai trò là phương tiện
ấn định tiêu chuẩn cho loại văn tự này. Người ta thường tóm tắt tính tín ngưỡng
của đạo Hồi vào câu cầu nguyện chung hàng ngày của các tín đồ trên khắp thế
giới: “Không có chúa trời nào khác ngoài Allah và Mohammed là tiên tri của
ngài”. Niềm tin tuyệt đối này là cội nguồn của sự tuân phục đặc thù trong đạo
Hồi đối với ý chí và luật lệ của thánh Allah. Thuật ngữ Islam, tên gọi quen thuộc
của Hồi giáo trên thế giới có nghĩa là “tuân phục” theo tiếng Ảrập, còn người
tuân phục Thượng đế thì được gọi là Muslim, tức các tín đồ Hồi giáo.
Bên cạnh đó, một đặc điểm đáng chú ý khác là nền văn minh Hồi giáo đã
đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong nhiều lĩnh vực như văn hoá, kinh tế, quân
sự và khoa học. Luật Hồi giáo (Sharia) bị đánh giá là khắc nghiệt nhưng đạo luật

12
này lại mang nhiều tính chất rất thực tế. Sharia được hoàn thành vào thế kỷ 11-
12 bao gồm hàng loạt những quy luật nhằm áp dụng cho mọi khía cạnh của cuộc
sống như cơ sở luật pháp nhà nước, luật hình sự, quyền thừa kế, khế ước, hôn
nhân gia đình cùng những chỉ dẫn về thủ tục tố tụng và bảo hộ. Đặc biệt, luật
Sharia đã đề cập cụ thể đến hoạt động thương mại, một đặc điểm khá độc đáo
của đạo Hồi so với các tôn giáo lớn khác trên thế giới.
Nền văn minh Hồi giáo cũng thể hiện sự phát triển thông qua các thành
tựu về văn chương, y học và kiến trúc. Mỗi ngôi đền Hồi giáo (mosque) đều có

giá trị như một công trình kiến trúc đặc sắc, hoàn chỉnh và không thể lẫn với các
phong cách kiến trúc khác. Đặc biệt là cách trang trí nội ngoại thất rực rỡ của
công trình thờ tự trong đạo Hồi với những tháp nhọn (minaret) hùng vĩ bao
quanh.
Từ trước khi đạo Hồi hình thành, người Ảrập đã biết lợi dụng gió mùa để
đi lại buôn bán với nhiều nước trên thế giới như vùng Nam Á, Đông Nam Á và
Trung Quốc. Đạo Hồi ra đời đúng vào giai đoạn hoàng kim trong nghề buôn bán
trên biển của người Ảrập. Thêm vào đó là những đặc điểm khuyến khích hoạt
động giao thương của tôn giáo này đã càng làm cho hoạt động buôn bán trong
thế giới Ảrập phát triển hơn nhiều so với các khu vực khác.
Do vậy, cùng với việc theo chân những đoàn quân xâm lược đi chinh phục
khắp nơi, đạo Hồi đã gắn liền với các nhà buôn để mở rộng ảnh hưởng ra nhiều
vùng xa xôi của thế giới, vốn chỉ có thể đến được bằng con đường thương mại
trên biển.
Trong bối cảnh đó, Ấn Độ Dương được mệnh danh như một chiếc cầu nối
về văn hóa và thương mại giữa toàn bộ khu vực Đông Nam Á nói chung và
Indonesia nói riêng với thế giới Ảrập ở phía tây. Đạo Hồi đã theo “cây cầu đặc
biệt” này để đến với vùng Đông Nam Á. Vị trí địa lý đặc biệt với toàn bộ lãnh
thổ là sự tập hợp của hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, rất thuận lợi trong việc đi lại

13
bằng đường biển nên Indonesia đã trở thành một trong số những quốc gia đầu
tiên trong khu vực tiếp nhận ảnh hưởng của đạo Hồi. Đây cũng là cội nguồn của
thực tế ngày nay đạo Hồi trở thành tôn giáo của hơn 200 triệu dân Đông Nam Á,
trong đó chủ yếu tập trung ở “vùng quần đảo Hồi giáo” kéo dài từ nam Thái Lan
qua Malaysia và Indonesia tới các đảo miền nam Philippines.
Căn cứ theo nhiều tài liệu khác nhau có thể khẳng định, sự thâm nhập của
đạo Hồi tới Indonesia nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung bắt đầu trong
khoảng thời gian từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14, nghĩa là khoảng hơn 300 năm sau
khi Hồi giáo ra đời trên bán đảo Ảrập. Nhưng con đường đầu tiên dẫn dắt đạo

Hồi tới Đông Nam Á lại là đường bộ và nơi đầu tiên tiếp nhận tôn giáo này là
vùng phía đông của Đông Nam Á lục địa, chủ yếu là vương quốc Chămpa. Tại
đây đã diễn ra một quá trình truyền bá rất đặc biệt: đạo Hồi gần như không phát
triển được tại vùng lục địa Đông Nam Á cho tới tận thế kỷ 14-16 khi những
người Mã Lai đưa tôn giáo này ngược trở lại Chămpa. Nhưng cũng chính từ
vương quốc Chămpa, Hồi giáo lại thâm nhập ra vùng Đông Nam Á hải đảo.
Nhiều tài liệu và sự tích ở vùng quần đảo Java đã chứng minh mối quan hệ giữa
Champa với các vương quốc ở Champa và việc đạo Hồi từ Chămpa truyền tới
vùng quần đảo thuộc Indonesia ngày nay. [Ngô Văn Doanh, 2004, Hà Nội, tr32]
Xét riêng tình hình tiếp nhận Hồi giáo ở Indonesia, cũng giống như quá
trình du nhập của nền văn minh Ấn Độ, quá trình Hồi giáo hoá ở nước này trong
giai đoạn đầu tiên đã để lại rất ít thông tin. Tình hình đó khiến giới nghiên cứu
ngày nay lâm vào tình trạng thiếu trầm trọng những cứ liệu lịch sử chính xác.
Hơn nữa, các bằng chứng về khảo cổ học nhằm giúp chứng minh cho các sự kiện
liên quan đến quá trình du nhập Hồi giáo cũng rất khiêm tốn.
Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng có một đặc điểm đã được đại đa số các nhà
nhà nghiên cứu thừa nhận: không có một thế lực bên ngoài nào đến xâm chiếm
các hòn đảo của Indonesia để cưỡng ép người bản địa cải đạo theo Hồi giáo.

14
Nghĩa là các vị sứ giả mang tôn giáo này đến với Indonesia đều với mục đích
hoà bình và tự nhiên. Ngoài con đường từ Chămpa sang, Hồi giáo đã theo chân
các thương nhân, những người từ vùng biển Ảrập và các hải cảng của Ấn Độ
Dương tìm đến với những thương cảng thuộc Indonesia ngày nay để trao đổi
hàng hoá. Theo tập quán, họ mang theo tín ngưỡng và sinh hoạt tôn giáo của
mình trên đường đi một cách tự nhiên, như gió mùa đã đưa họ đến với Indonesia
và cả vùng Đông Nam Á vậy. Hoàn cảnh du nhập hoà bình đã góp phần quyết
định những đặc điểm phát triển của Hồi giáo đối với Indonesia sau này so với
các vùng khác trên thế giới như khu vực Trung Đông.
1.1.1 Quá trình du nhập ở các đảo phía tây Indonesia

Qua thời gian hàng trăm năm buôn bán liên tục, dần dần niềm tin tôn giáo
của các thương nhân ngoại quốc đã ảnh hưởng một cách vô tình hay chủ ý (tức là
hoạt động truyền giáo có tổ chức) đến những cư dân bản địa Indonesia. Những
người địa phương đã từng bước thay đổi dần tín ngưỡng truyền thống của họ và
bắt đầu tin theo Hồi giáo một cách tự nguyện. Do đó, khu vực dân cư dọc bờ
biển thuộc các hòn đảo lớn như Sumatra, phía tây quần đảo Indonesia cùng với
đảo Java ở miền trung, được xác định là những nơi tiếp nhận đạo Hồi sớm hơn
cả.
Các bằng chứng sớm nhất về sự du nhập và vai trò của đạo Hồi như một
lực lượng chính trị ở Indonesia được căn cứ trên những ghi chép của các nhà
thám hiểm Đông-Tây thời trung đại, cộng với một số ít văn bia được tìm thấy.
Trong đó, một trong những ghi chép đầu tiên liên quan đến vấn đề này là của nhà
thám hiểm huyền thoại người Italia Marco Polo. Trên đường trở về châu Âu từ
Trung Quốc vào năm 1292, ông đã dừng chân ở phía bắc đảo Sumatra và phát
hiện ra một thị trấn gồm toàn bộ người dân theo Hồi giáo có tên gọi là Perlak
(hay Peclac). Nhà thám hiểm đã ghi lại rằng, đô thị này là một trung tâm thương

15
mại gồm toàn các tín đồ đạo Hồi và được bao bọc bởi các vùng đất không có
người theo Hồi giáo. [Hassan Muarif Ambary, 1983, Jakarta, tr34]
Những dòng chữ khắc trên một tấm bia mộ lập năm 1297 cũng cho biết,
vua đầu tiên của vương quốc Samudra trên đảo Sumatra của Indonesia ngày nay
đã là một tín đồ Hồi giáo. Một nhà thám hiểm khác người Ảrập là Muhammad
Abdullah Battuta, người đã đến thăm vương quốc Samudra trong thời gian 1345-
1346 đã có nhận xét rõ hơn rằng, quốc vương của Samudra là một tín đồ Hồi
giáo mang đậm phong cách của hệ phái Sunni hơn là Shiite.
Một bằng chứng khác có thể chứng minh sự có mặt của Hồi giáo ở phía
tây Indonesia là một số tư liệu văn bia phát hiện trên đảo Sumatra có niên đại
cuối thế kỷ 14 được khắc bằng chữ Ảrập, thay thế cho loại văn tự bản địa dựa
trên chữ Ấn Độ vốn có từ trước. Chữ Ảrập gắn liền với đạo Hồi và kinh Koran

nên ở đâu loại chữ tượng hình này được truyền đến đều đồng nghĩa với sự có
mặt của Hồi giáo tại nơi đó.
Ngay từ các cứ liệu lịch sử thời nhà Đường ở Trung Quốc (618-907) cũng
đã nhắc đến việc những đoàn nhà buôn Ảrập phải dừng chân tại các hải cảng của
Indonesia, trên đường đến Quảng Châu và những cảng biển khác phía nam
Trung Quốc trao đổi hàng hoá. Nhưng theo các nhà du ký của Trung Quốc, phải
đến khoảng cuối thế kỷ 13 mới xuất hiện hiện tượng cải đạo sang Hồi giáo của
cư dân bản địa phía tây Indonesia.
Các tài liệu lịch sử chính thống của những triều đại Trung Quốc nối tiếp
nhau cũng có nhiều ghi chép hơn về sự có mặt của đạo Hồi ở đảo Sumatra và
Java kể từ giai đoạn đầu thế kỷ 15. Sự kiện nổi tiếng nhất là khi vị thái giám vĩ
đại - nhà thám hiểm lừng danh nhất trong lịch sử Trung Quốc Trịnh Hoà nhận
lệnh của các hoàng đế nhà Minh (1368-1643) tổ chức một loạt chuyến viễn du
trên biển dài ngày. Trong giai đoạn từ năm 1405 đến 1433, ông đã 7 lần chỉ huy
các đội thám hiểm hùng hậu đi khám phá thế giới. Điều đặc biệt ở chỗ Trịnh Hoà

16
cũng là một tín đồ Hồi giáo và trong tất cả các chuyến đi, ông đều vượt qua các
hòn đảo ở Indonesia. Mỗi chuyến vượt biển thám hiểm của ông có hàng trăm con
thuyền lớn nhỏ tham gia, chở theo tới 20.000 thuỷ thủ. Quy mô của các đợt thám
hiểm này lớn hơn nhiều so với chuyến đi dẫn đến phát kiến địa lý vĩ đại tìm ra
châu Mỹ của Christophe Colombo hàng thế kỷ sau đó.
Những chuyến thám hiểm của Trịnh Hoà đã giúp người Trung Quốc khám
phá nhiều vùng đất xa xôi, đưa tầm hiểu biết vượt hẳn vùng Trung Nguyên quen
thuộc tới khắp Đông Nam Á, Nam Á, bán đảo Ảrập và cho đến tận khu vực
Đông Phi. Chuyện Trịnh Hoà đem về kinh đô một con hươu cao cổ trong lịch sử
Trung Quốc rất nổi tiếng, đánh dấu việc ông từng đặt chân tới tận vùng đất ngày
nay là Somali. Nhưng có ý nghĩa lớn nhất là việc những chuyến đi của ông đã
thiết lập được nhiều tuyến đường thương mại trên biển và mở rộng quan hệ bang
giao giữa triều đình phong kiến Trung Quốc với những vương quốc ở bên ngoài,

đặc biệt là các vương quốc nằm trên những hòn đảo vốn có rất nhiều vàng bạc và
hương liệu quý.
Trong tất cả những chuyến hải hành dài ngày đó, nhà thám hiểm Trịnh
Hoà đều sử dụng đảo Java và Sumatra của Indonesia làm các điểm dừng chân
quan trọng. Một sự kiện nổi tiếng còn ghi lại bằng văn bản là trong chuyến đi
đầu tiên, đoàn tàu thám hiển của Trịnh Hoà, vốn được trang bị như một hạm đội,
đã đập tan một căn cứ của bọn cướp biển gần thành phố Palembang ngày nay
(thuộc khu vực bờ biển phía bắc đảo Sumatra). Ngoài các tiểu quốc ở Indonesia,
Trịnh Hoà cũng thiết lập và phát triển các mối quan hệ gần gũi với vương quốc
Melaka (còn gọi là Malacca) trên bán đảo Mã Lai, một trung tâm thương mại
sầm uất ở Đông Nam Á giai đoạn này.
Căn cứ trên các cứ liệu lịch sử nói trên có thể khẳng định, vào khoảng cuối
thế kỷ 13, Hồi giáo đã bắt đầu thâm nhập vào Sumatra và làm tan rã nền văn hoá
Ấn-Melayu tại đây. Có thể khẳng định vùng phía bắc đảo Sumatra với hai hải

17
cảng mà các nhà buôn Ảrập thường lui tới là Lamuli (Lamuri hay Ramni) và
Sumutula (Samudra) chính là trung tâm Hồi giáo đầu tiên ở Indonesia từ thế
kỷ 13 đến 15. Từ đây, đạo Hồi bắt đầu ăn sâu vào đời sống người dân bản địa và
lan rộng sang các vùng khác. Kể từ thế kỷ 15 trở đi, đặc biệt là sau khi thương
cảng Melaka phát triển hưng thịnh và trở thành trung tâm buôn bán lớn nhất
vùng Đông Nam Á, thì trung tâm Hồi giáo Sumatra mất dần ảnh hưởng và lụi tàn
dần. Từ đó Melaka thay thế, trở thành trung tâm mới chi phối quá trình Hồi giáo
hoá ở Indonesia.
Vương quốc - hải cảng Melaka đã chi phối toàn bộ khu vực eo biển huyết
mạch nằm giữa Indonesia và Malaysia ngày nay. Đây không chỉ là một trung tâm
buôn bán sầm uất thời trung đại mà còn là trung tâm Hồi giáo lớn đầu tiên mang
tính khu vực của vùng Đông Nam Á. Do có vị trí gần Indonesia nên Melaka
cũng kiểm soát hầu hết các hoạt động buôn bán và truyền giáo ở những cảng thị
của quần đảo này trong suốt thế kỷ 15.

Người trị vì thứ hai của Melaka là Raja Besai Nuda (con trai của
Paramesvara) lên ngôi năm 1414 và quyết định cải đạo từ Phật giáo sang Hồi
giáo, đổi tên mình thành Iskandar Syah. Ông lấy công chúa của Hồi quốc
Samudra trên đảo Sumatra, thuộc trung tâm Hồi giáo đầu tiên ở Indonesia.
Nhưng phải từ năm 1445 khi Raja Carim lên ngôi ở Melaka ông mới sử dụng
danh hiệu Hồi vương (Sultan). Kể từ đây đạo Hồi mới thực sự trở thành tôn giáo
thống trị của hầu hết các tầng lớp ở Melaka và hoạt động truyền bá đạo Hồi sang
các vùng lân cận đã được đẩy mạnh.
Suốt thời Iskandar Syah và một số người kế vị của ông cai trị Melaka, các
đoàn tàu buôn của vương quốc đã vận chuyển và mang theo đạo Hồi tới những
khu vực nằm sát bờ biển phía tây Indonesia. Theo cuốn sách Suma Orieltal của
một nhà biên niên sử người Bồ Đào Nha có tên Tomé Pires, đến đầu thế kỷ 16
thì phần lớn người dân đảo Sumatra đã trở thành các tín đồ Hồi giáo. Ông kết

18
luận rằng, hiện tượng này có sự tác động rất lớn từ những hoạt động của vương
quốc Melaka. Trong đó, vương quốc Aceh ra đời vào đầu thế kỷ 16 ở khu vực
cực tây Sumatra sau đó nổi lên như một trung tâm của những tín đồ trung thành
với giáo lý đạo Hồi. [D.G.E Hall, 1997, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr322]
Cũng theo ghi chép của Tomé Pires, cùng với Aceh, quốc vương trị vì
những người Minangkabau ở miền trung đảo Sumatra cùng các quần thần của
ông đều là tín đồ Hồi giáo. Nhưng nhà sử học Bồ Đào Nha này còn ghi rõ, trong
bối cảnh đó tất cả các dân thường Minangkabau lại không theo đạo Hồi. Như
vậy, có thể thấy Hồi giáo có quá trình du nhập rất đa dạng ở Indonesia. Có
trường hợp quá trình này bắt đầu từ tầng lớp bình dân rồi ảnh hưởng tới những
tầng lớp trên của xã hội. Nhưng cũng có trường hợp như tại miền trung Sumatra,
hoạt động du nhập lại bắt đầu từ tầng lớp cầm quyền và ảnh hưởng dần xuống
người dân.
Sau khi vương quốc Melaka hùng mạnh bị thực dân Bồ Đào Nha xâm
chiếm và cai trị vào năm 1511, thương cảng này suy yếu dần và chấm dứt vai trò

là một trung tâm Hồi giáo của khu vực Đông Nam Á. Do ảnh hưởng của sự thay
đổi này, quá trình Hồi giáo hoá ở Indonesia cũng chấm dứt thời kỳ chịu ảnh
hưởng từ vương quốc thuộc bán đảo Mã Lai này. Như vậy, trong khoảng thời
gian ngắn già một thế kỷ tồn tại, Melaka đã tạo lập ra những nền móng cơ sở và
sự khởi đầu cho lịch sử của nước Malaysia ngày nay. Đáng quan tâm hơn trong
đề tài này là việc Melaka đã trở thành trung tâm Hồi giáo thứ hai có ảnh hưởng
đến quá trình Hồi giáo hoá ở khắp các hòn đảo Indonesia nói riêng và cả vùng
Đông Nam Á nói chung.
Sau Melaka, một vương quốc Hồi giáo khác đã nổi lên như một thế lực
mới về kinh tế và chính trị ở phía tây Indonesia, thuộc đảo Sumatra là Aceh. Đặc
biệt, sang thế kỷ 17 Hồi vương Iskanda Muda đã đưa Aceh lên đến cực điểm huy
hoàng và Aceh thực sự trở thành trung tâm Hồi giáo mới ở Indonesia. Như vậy

19
sau mấy trăm năm, đảo Sumatra đã lấy lại vị trí là một trung tâm Hồi giáo lớn
nhất của Indonesia.
1.1.2 Tình hình du nhập Hồi giáo ở miền trung Indonesia
So với vùng phía tây, quá trình du nhập Hồi giáo vào miền trung Indonesia
diễn ra gần như cùng thời gian nhưng lại mang những đặc điểm rất khác biệt.
Nói cách khác, do truyền thống cổ xưa của nền văn hoá Java cũng như mối quan
hệ gần như đóng kín giữa một số vương quốc hùng mạnh trên hòn đảo giàu
truyền thống này, nên quá trình Hồi giáo hoá tại miền trung Indonesia đã diễn ra
vừa phức lại vừa chậm chạp. Những phát hiện về một số bia mộ của người Hồi
giáo có niên đại thế kỷ 14 gần khu di tích cung điện giai đoạn đế chế Majapahit
cho thấy, nhiều quan lại cao cấp của triều đình vương quốc này đã cải giáo sang
đạo Hồi. Mặc dù vậy, quốc vương của họ vẫn còn trung thành với Hindu giáo và
không hề thấy xuất hiện danh xưng Sultan trong các tài liệu lịch sử tại đây trong
suốt thế kỷ 14.
Phải sang thế kỷ 15 các quốc gia Hồi giáo mới lần lượt xuất hiện nhiều ở
miền trung Indonesia, đó là các thương cảng sầm uất trên đảo Java như Demak,

Japara và Tuban. Họ đã liên minh với nhau, sử dụng Hồi giáo làm vũ khí đấu
tranh chính trị và tư tưởng nhằm tách ra khỏi vòng kiềm toả của đế chế
Majapahit vốn đang sùng bái Hindu giáo. Vương quốc Hồi giáo hùng mạnh nhất
Java là Demak đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của đế chế Hindu Majapahit
bằng một trận đánh lớn vào năm 1527. Sau đó, các thành viên hoàng tộc và
nhiều quan lại, nhà sư và nghệ sĩ của đế chế Majapahit cũ đã bỏ chạy sang đảo
Bali sinh sống, nhằm tiếp tục duy trì nền văn hóa đậm nét Hindu giáo của mình.
Cho đến tận ngày nay, Bali vẫn là hòn đảo duy nhất còn có sự hiện diện rõ nét
của Hindu giáo tại Indonesia với đại đa số người dân theo đạo Hindu.

20
Tiếp theo Demak, các vương quốc Hồi giáo khác thay thế nhau nổi lên
như một thế lực bao trùm ở Java là Japara (1546), Pajang (1568), Mataram và
Bantam (1588). Trong đó, sự ra đời của hai vương quốc Mataram và Bantam đã
góp phần quan trọng đối với quá trình Hồi giáo hoá ở miền trung Indonesia, đặc
biệt là trên đảo Java. Họ chính là những yếu tố quyết định chấm dứt tình trạng
phân tán về quyền lực vốn tồn tại dai dẳng ở Java.
1.1.3 Quá trình tiếp nhận Hồi giáo ở miền đông Indonesia
So với khu vực phía tây và phía đông, quá trình Hồi giáo hoá hay sự du
nhập đạo Hồi tới các đảo miền đông Indonesia diễn ra muộn hơn, chủ yếu là
trong hai thế kỷ 16 và 17. Đạo Hồi gặp khó khăn trong việc du nhập vào khu vực
này một phần do vị trị địa lý cách khá xa con đường buôn bán quốc tế trên biển
và do thái độ bài Hồi giáo của thực dân Bồ Đào Nha cùng những nhà truyền giáo
đạo Thiên chúa tại đây. Nhưng theo nhà thám hiểm Tomé Pires, các đảo quốc
nhỏ như Ternate và Tidore nằm gần quần đảo Maluku ngày nay đã sớm có các
Hồi vương (Sultan) cai trị. Những đoàn thương nhân đạo Hồi cũng thiết lập được
nhiều thương điếm trên đảo Banda thuộc quần đảo Maluku từ rất sớm.
Năm 1605, quốc vương Gowa ở phía nam đảo Sulawesi (còn có tên gọi
khác là Celebes) đã cải đạo sang Hồi giáo. Sau đó ông ép buộc các tiểu quốc gần
mình phải tin theo tín lý đạo Hồi. Theo nhiều nguồn sử liệu, cho mãi tới cuối thế

kỷ 17, các nhà truyền giáo đạo Hồi vẫn còn được cử từ vùng bờ biển phía bắc
Java tới Lombok và Sulawesi ở phía đông Indonesia ngày nay để làm nhiệm vụ.
Như vậy có thể khẳng định cho tới thế kỷ 17 quá trình Hồi giáo hoá vẫn chưa
hoàn tất ở khu vực này, muộn hơn so với các vùng khác của Indonesia. [Mark
Duff, 2002, London]
Qua cách trình bày sự du nhập Hồi giáo chia theo các vùng như trên có thể
thấy, quá trình Hồi giáo hoá ở các khu vực thuộc Indonesia ngày nay đã diễn ra

21
với mức độ và thời gian không giống nhau. Đây là hệ quả của điều kiện địa lý
gồm hàng nghìn hòn đảo nằm trải rộng trên một bán kính lớn của quốc gia này.
Nhưng một vấn đề khó lý giải là việc tại sao mãi đến sau thế kỷ 13, Hồi giáo mới
thu hút được nhiều tín đồ ở Indonesia dù các thương nhân đạo Hồi đã đặt chân
tới các hòn đảo của nước này từ trước đó rất sớm. Nhiều khả năng là do trong
thời kỳ đầu, hệ phái thần bí của đạo Hồi (thường được gọi là Sufi) đã được
truyền tới Indonesia. Tính chất đặc biệt của hệ phái Sufi đã khiến quá trình mở
rộng tín đồ ở các vùng đất ngoại quốc diễn ra rất khó khăn. Nhưng đây vẫn chỉ là
giả thuyết vì cho đến nay vẫn chưa tìm thấy nhiều bằng chứng rõ nét về sự tồn
tại của các tín đồ hệ phái Sufi ở Indonesia trong gian đoạn thế kỷ 12 và 13.
Nhìn chung từ cuối thế kỷ 16 trở đi Hồi giáo đã khẳng định được chỗ
đứng vững chắc trong đời sống ở khắp các hòn đảo Indonesia, trừ một số vùng
đất ở phía đông. Trước đó, dù đã bén rễ nhưng đạo Hồi vẫn chịu sự lấn át của
Hindu giáo, tôn giáo chính vào lúc đó trên đảo Java và Sumatra. Sức hấp dẫn
mạnh mẽ nhất của đạo Hồi tại Indonesia chính là sự truyền bá mang tính hoà
bình, thông qua hoạt động truyền giáo và buôn bán thuần tuý. Do vậy, Hồi giáo
đã được nhìn nhận như một lực lượng giải phóng và hàm chứa tinh thần bao
dung, độ lượng. Đặc biệt là khuynh hướng quân bình chủ nghĩa của đạo Hồi đã
có sức hẫp dẫn đặc biệt đối với các cư dân Indonesia vốn sống nhiều thế kỷ dưới
chế độ đẳng cấp hà khắc của Hindu giáo.
Hồi giáo đến Indonesia đã đem lại cho cư dân bản địa một cuộc cách

mạng lớn về mặt tư tưởng. Họ không còn tin vào tín ngưỡng đa thần giáo với vô
số những thánh thần ẩn trong mỗi đồ vật tồn tại xung quanh con người và có
quyền chi phối toàn bộ đời sống sinh hoạt của con người như trước đây. Chủ
nghĩa đa thần đã nhường chỗ cho chủ nghĩa độc thần của Hồi giáo là thánh
Allah. Đạo Hồi đã góp phần xoá bỏ chế độ đẳng cấp ở Indonesia, tuy không
nghiệt ngã như tại quê hương của nó nhưng cũng chi phối khá nhiều đời sống

22
của người dân. Theo quan điểm của Hồi giáo, mọi tín đồ không kể tầng lớp địa
vị, sang hèn đều bình đẳng trước thánh Allah. Đặc biệt, vai trò của người phụ nữ
đã được giải phóng nhiều vì họ không còn phải tuân theo tục chết theo chồng
trong lễ sutti truyền thống.
Nhìn chung, Hồi giáo đã kích thích nền thương nghiệp của các vương
quốc đảo phát triển vượt bậc so với các vùng khác ở Đông Nam Á. Tuy nhiên,
cũng chính từ những hoạt động buôn bán tấp nập đưa hương liệu quý từ
Indonesia đến với các vùng đất xa xôi ở châu Âu, đã khiến châu Âu chú ý. Sự
giàu có có thể cảm nhận trực tiếp được về các hòn đảo ở Indonesia đã bắt đầu
dẫn dắt các nước thực dân phương Tây đến với Indonesia, mở ra thời kỳ mới
trong lịch sử quốc đảo này: thời kỳ bị thực dân châu Âu đô hộ.
1.2 Sự hƣng thịnh và lụi tàn của các quốc gia Hồi giáo Indonesia
Đến thế kỷ 13, hoạt động thương mại quốc tế trên biển đã mở rộng mạnh
mẽ khắp vùng Đông Nam Á do nhiều lý do: miền nam Trung Quốc phát triển
mạnh trong hai triều đại Tống và Nguyên, nhu cầu mới ở châu Âu về các loại
hàng hoá dồi dào ở Đông Nam Á như hương liệu, tơ lụa, gốm sứ và do hoạt động
sản xuất vải ở các vương quốc thuộc Ấn Độ ngày nay tăng trưởng mạnh. Nhờ
vậy, các đoàn thuyền buôn đã tấp nập từ nhiều nơi trên thế giới tìm đến vùng
Đông Nam Á làm ăn. Đây cũng chính là giai đoạn Hồi giáo bắt đầu được truyền
đến Indonesia một cách rõ ràng, tạo tiền đề cho sự hình thành các quốc gia Hồi
giáo tại quần đảo này.
Theo nhiều tài liệu, cuối thế kỷ 13 các tiểu quốc ven biển phía đông đảo

Sumatra như Deli, Melayu, Peclac, Samudra… đã bắt đầu tiếp thu Hồi giáo và
nền văn hoá Ấn-Melayu tại đây dần dần bị tan rã. Đặc biệt, trong thời gian này
hải cảng-vương quốc Samudra (còn gọi là Sumutula) đã nắm vai trò chi phối

23
toàn bộ hoạt động thương mại ở phía bắc đảo Sumatra. Cái tên Samudra xuất
hiện với tần số ngày càng nhiều trong các tài liệu của triều đình nhà Nguyên ở
Trung Quốc. Samudra cũng là nơi thường xuyên lui tới của các nhà buôn đến từ
Ảrập, quê hương của đạo Hồi. Hoạt động cải đạo sang Hồi giáo của người dân
Samudra được chính thức ghi nhận từ năm 1296, niên đại một ngôi mộ đá của
viên thủ lĩnh địa phương, người được các tài liệu địa phương coi như nhà sáng
lập của nhà nước Hồi giáo và là Sultan đầu tiên của Samudra.
Như vậy, đến cuối thế kỷ 13 Samudra đã thực sự trở thành Hồi quốc
(Sultanate) đầu tiên ở Indonesia. Đây là điều kiện để Samudra được phép gia
nhập mạng lưới thương mại quốc tế vốn do các thương nhân Hồi giáo thời đó
khống chế. Ghi chép của các nhà thám hiểm châu Âu đương thời như Nicolo
Conti (người Italy) đều khẳng định Samudra là một trung tâm thương mại sầm
uất, đặc biệt dồi dào nguồn hương liệu quý. [Ngô Văn Doanh, 2004, Hà Nội,
tr34]
Sang thế kỷ 15, cụ thể là từ năm 1420, Melaka (lúc đó còn là một vương
quốc thuộc Indonesia) đã dần dần hùng mạnh và trở thành một trung tâm truyền
bá đạo Hồi trong khu vực. Vương quốc Hồi giáo Samudra sau hàng trăm năm
phát triển đã bắt đầu lụi tàn và mất dần ảnh hưởng và quyền kiểm soát những
nguồn cung cấp hàng hoá. Từ Hồi quốc Melaka, đạo Hồi đã tiến dần về các tiểu
quốc ở miền trung và phía đông Indonesia. Melaka trở thành trung tâm lớn thứ
hai trong tiến trình Hồi giáo hoá ở Indonesia, sau Samudra.
Theo truyền thuyết, Melaka được một hoàng tử hậu duệ của những người
từng cai trị đế chế biển Srivijaya là Hoàng tử Paramesvara lập ra năm 1400.
Thành viên hoàng tộc này đã bỏ chạy khỏi thành Palembang trên đảo Sumatra,
sau một cuộc tấn công của đế chế Majapahit và đến định cư ở đảo Tumasik (nay


24
là Singapore) thuộc vương quốc Xiêm. Hoàng tử Paramesvara đã sát hại thủ lĩnh
địa phương để tiếm quyền nên quân Xiêm đuổi ông khỏi Tumasik và buộc ông
phải chạy tới Melaka lánh nạn. Tại đây, ông đã được các thương nhân người Hoa
ủng hộ và lập ra vương quốc Melaka hùng mạnh, được triều đình nhà Minh
Trung Quốc tấn phong làm “Quốc vương Melaka”. Chỉ hơn một thế kỷ phát triển
và phát huy ảnh hưởng ra khắp khu vực, năm 1511 Hồi quốc Melaka đã bị thực
dân Bồ Đào Nha thôn tính và cai trị. Thương cảng này suy yếu dần và chấm dứt
vai trò là một trung tâm Hồi giáo, tụ điểm thương mại ở Indonesia nói riêng và
cả khu vực Đông Nam Á nói chung.
Thay thế vương quốc Hồi giáo Melaka trở thành thế lực mới về kinh tế và
chính trị ở phía tây Indonesia là Aceh. Hồi quốc này hưng thịnh nhờ mối quan hệ
giao thương rộng mở tới tận đế chế Ottoman, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Ngoài
ra, các đoàn thuyền buôn từ Ấn Độ, Trung Quốc, Ảrập cũng tấp nập tìm đến
cảng Aceh. Hồi quốc Aceh phát triển đặc biệt huy hoàng trong thế kỷ 17, dưới sự
lãnh đạo của Quốc vương Iskanda Muda. Ảnh hưởng của Aceh lúc này đã mở
rộng ra cả vùng đồng bằng sông Aceh. Đặc biệt, Iskanda Muda còn lãnh đạo
quân đội đánh chiếm nhiều hải cảng trên đảo Sumatra như Deli và trên bán đảo
Mã Lai như Pahang, Niat và Kedah. Trong trận tiến chiếm đảo Bintan năm 1615,
quân đội Aceh đã tiêu diệt rất nhiều quân Bồ Đào Nha và chiếm các tàu chiến
của đội quân hùng mạnh đến từ châu Âu này.
Dưới thời Sultan Iskanda Muda cai trị, vương quốc Aceh đã có cơ cấu tổ
chức hành chính mang dấu ấn một Hồi quốc (Sultanate) hoàn chỉnh. Ông chia cả
nước ra thành các đơn vị hành chính lớn gọi là ulebalangship và nhỏ hơn là
mukim. Đứng đầu mỗi ulebalangship gồm nhiều mukim đó là một vị quan do
Sultan chỉ định gọi là ulebalang. Mỗi mukim là tập hợp của một số ngôi làng
nhất định cùng chung một thánh đường Hồi giáo và chịu sự cai quản về mặt tôn

×