ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM HUY CƯỜNG
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM HUY CƯỜNG
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 603130
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Hà Nội - 2009
1
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
1
Danh mục các bảng biểu, sơ đồ
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
5
2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
7
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
8
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
8
5. Giả thuyết nghiên cứu
9
6. Phương pháp nghiên cứu
9
7. Khung lý thuyết
11
8. Cấu trúc của luận văn
12
NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
13
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
13
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
15
1.3. Cơ sở lý thuyết
17
1.3.1. Lý thuyết “Xã hội hóa”
17
1.3.2. Lý thuyết “Định hướng giá trị”
22
1.4. Một số khái niệm công cụ
24
Chƣơng 2: Các yếu tố tác động đến định hƣớng nghề nghiệp
của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội
27
2.1. Thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các
ngành khoa học xã hội
27
2.2. Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên
năm cuối các ngành khoa học xã hội
33
2.2.1. Yếu tố “Gia đình”
35
2
2.2.2. Yếu tố “Môi trường học tập”
37
2.2.3. Yếu tố “Truyền thông đại chúng”
39
2.2.4. Yếu tố “Bạn bè”
42
2.2.5. Yếu tố “Môi trường nghề nghiệp, việc làm”
44
2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp giữa
các nhóm sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội chia theo
ngành học, địa bàn cư trú, nghề nghiệp của cha mẹ và kết quả học
tập của sinh viên.
48
2.3.1. Nhóm sinh viên năm cuối chia theo ngành học
48
2.3.2. Nhóm sinh viên năm cuối chia theo địa bàn cư trú
51
2.3.3. Nhóm sinh viên năm cuối chia theo nghề nghiệp của cha mẹ
53
2.3.4. Nhóm sinh viên năm cuối chia theo kết quả học tập
57
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
60
1. Kết luận
60
2. Khuyến nghị
65
Danh mục tài liệu tham khảo
68
Phụ lục số liệu
71
3
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 1.1:
Mô hình môi trường xã hội hóa cá nhân
22
Bảng 2.1:
Thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên
27
Bảng 2.2:
Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên
29
Bảng 2.3:
Mức độ phù hợp giữa ngành học và định hướng nghề
nghiệp của sinh viên
30
Biểu đồ 01:
Mức độ nắm bắt thông tin về ngành học khi sinh viên lựa
chọn ngành thi đại học
32
Biểu đồ 02:
Các “kênh” lựa chọn ngành học của sinh viên
33
Bảng 2.4:
Ảnh hưởng của gia đình đến định hướng nghề nghiệp của
sinh viên
35
Bảng 2.5:
Sự trao đổi về định hướng nghề nghiệp giữa sinh viên và gia
đình
36
Bảng 2.6:
Ảnh hưởng của môi trường học tập đến định hướng nghề
nghiệp của sinh viên
37
Biểu đồ 03:
Ảnh hưởng của giảng viên/ cố vấn học tập đến định
hướng nghề nghiệp của sinh viên
38
Bảng 2.7:
Sinh viên theo dõi thông tin nghề nghiệp qua các kênh truyền
thông
40
Bảng 2.8:
Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến định hướng
nghề nghiệp của sinh viên
41
Bảng 2.9:
Ảnh hưởng của bạn bè đến định hướng nghề nghiệp của
sinh viên
43
Biểu đồ 04:
Mức độ thường xuyên sinh viên trao đổi về định hướng
nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp giữa sinh viên với bạn bè
44
Bảng 2.10:
Ảnh hưởng của các môi trường nghề nghiệp đến định
hướng nghề nghiệp của sinh viên
45
4
Biểu đồ 05:
Tỉ lệ sinh viên làm thêm
46
Bảng 2.11
Tương quan giữa nhóm sinh viên chia theo ngành học và
các kênh thông tin lựa chọn ngành học.
49
Bảng 2.12
Tương quan giữa yếu tố môi trường học tập và định
hướng nghề nghiệp của các nhóm sinh viên chia theo
ngành đào tạo
51
Bảng 2.13
Tương quan giữa địa bàn cư trú và mức độ thường xuyên
trao đổi với gia đình, người thân về định hướng nghề
nghiệp của sinh viên
52
Bảng 2.14
Tương quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ với kênh tiếp
cận, lựa chọn ngành học của sinh viên
54
Bảng 2.15
Tương quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ và mức độ
thường xuyên trao đổi giữa sinh viên với gia đình về định
hướng nghề nghiệp
55
Bảng 2.16
Tương quan giữa thành phần nghề nghiệp của cha mẹ và
đánh giá của sinh viên về ảnh hưởng của môi trường học
tập đến định hướng nghề nghiệp
56
Bảng 2.17
Tương quan giữa kết quả học tập và ảnh hưởng của môi
trường học tập đến định hướng nghề nghiệp của sinh
viên.
57
Bảng 2.18
Tương quan giữa kết quả học tập và tác động của các
môi trường nghề nghiệp đến định hướng nghề nghiệp của
sinh viên
58
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
“Nghề nghiệp” vốn là một yếu tố quan trọng trong đời sống xã hội. Đối
với mỗi cá nhân, nghề nghiệp phản ánh địa vị, vai trò, uy tín của cá nhân đó
trong cộng đồng. Đối với mỗi cộng đồng xã hội, cơ cấu và sự biến đổi cơ cấu
nghề nghiệp phản ánh mức độ phát triển của cộng đồng xã hội đó trong mỗi
giai đoạn lịch sử. Chính vì lẽ đó việc nghiên cứu tìm hiểu cũng như nắm bắt
các quy luận biến đổi của vấn đề nghề nghiệp luôn được quan tâm thường
xuyên.
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, với đặc thù nền kinh tế - xã hội đang
trong giai đoạn phát triển và biến đổi không ngừng thì vấn đề “nghề nghiệp”
lại càng trở nên quan trọng. Đối với các nhà nghiên cứu khoa học thì đây là
một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, nhiều vấn đề, nhiều chiều cạnh và có ý
nghĩa thực tiễn, phục vụ mục đích phát triển xã hội. Thực tế cho thấy có rất
nhiều nhà khoa học đã và đang quan tâm nghiên cứu vấn đề nghề nghiệp ở
các cấp độ lớn nhỏ khác nhau.
Thông thường khi nghiên cứu về vấn đề nghề nghiệp và định hướng nghề
nghiệp thì khách thể nghiên cứu chủ yếu là nhóm lao động trẻ tuổi, những
người còn đang trong giai đoạn tích lũy kỹ năng, kiến thức để từng bước ra
nhập hệ thống cơ cấu nghề nghiệp. Trong các nghiên cứu đó, hướng nghiên
cứu tìm hiểu, đánh giá những yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp
được đặt ra như một tất yếu khách quan và nó mang ý nghĩa khoa học cũng
như thực tiễn quan trọng.
Thực vậy, đứng ở góc độ lý thuyết xã hội hóa, định hướng nghề nghiệp
của mỗi cá nhân là sản phẩm của quá trình xã hội hóa (về mặt nghề nghiệp)
lâu dài. Trong quá trình đó, cá nhân chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố
khác nhau và việc nghiên cứu nhận diện, đánh giá mức động tác động, xu
hướng tác động của các yếu tố đó ở mỗi thời điểm không gian và thời gian
6
khác nhau lên cá nhân có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rõ rệt. Nó giúp ích cho
các nhà khoa học trong quá trình nhận diện quy luật phát triển của một lĩnh
vực xã hội và hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý trong quá trình đưa ra những
chính sách kiểm soát hay tác động, định hướng sự phát triển của cơ cấu nghề
nghiệp. Những lập luận trên đây đã lý giải cho câu hỏi: Tại sao tác giả lựa
chọn đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến định hướng nghề
nghiệp?
Vậy, tại sao chọn khách thể nghiên cứu là “sinh viên năm cuối các ngành
khoa học xã hội”? và địa bàn nghiên cứu là Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn?
Sinh viên ngành khoa học xã hội là nhóm đối tượng nghiên cứu đặc thù,
khác với các ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế, công nghệ, có thể dễ dàng
thấy được mối liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và định hướng nghề nghiệp trong
thị trường lao động. Sinh viên các ngành khoa học xã hội (đặc biệt với môi
trường đào tạo và nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đào tạo ở Việt Nam
hiện nay) có định hướng nghề nghiệp tương đối rộng, thậm trí có phần trừu
tượng, khó định hướng cụ thể. Mặc dù vậy không ai có thể phủ nhận được
tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lâu dài của khoa học xã hội đối với mỗi
quốc gia và sinh viên qua quá trình đào tạo chính là những cách thức cụ thể
nhất để khoa học xã hội tác động lên đời sống. Đó là lý do thuyết phục để tác
giả đi đến lựa chọn khách thể nghiên cứu là sinh viên các ngành khoa học xã
hội.
Và tất nhiên việc lựa chọn sinh viên năm cuối là khách thể nghiên cứu tối
ưu nhất. Lý do vì đây là nhóm đã trải qua một quá trình đào tạo, tìm hiểu về
nghề nghiệp lâu dài; bên cạnh đó là những trải nghiệm trong cuộc sống và
tâm thế sẵn sàng nhất cho một nghề nghiệp nào đó trong tương lai.
Là một học viên học tập, làm việc và nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả có thuận lợi vì địa
7
bàn nghiên cứu vốn là đơn vị đào tạo về khoa học xã hội đa ngành, chuyên
sâu hàng đầu cả nước; hơn nữa việc trực tiếp làm việc tại đây cũng là thuận
lợi trong quá trình triển khai đề tài, đặc biệt trong quá trình thu thập số liệu
thực tế. Bên cạnh đó đề tài luận văn này cũng nhằm bày tỏ mong muốn có
một đóng góp nhỏ bé của bản thân người nghiên cứu vào quá trình xây dựng
và phát triển Nhà trường thông qua các số liệu điều tra thực nghiệm của đề tài
luận văn về một vấn đề Nhà trường cũng đang hết sức quan tâm. Điều này
cũng phản ánh “tính xã hội học” của đề tài luận văn theo như quan điểm của
K. Marx rằng “trách nhiệm của xã hội học là góp phần làm biến đổi xã hội”
[13, tr52].
Như vậy, quá trình học tập, nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn công tác
của bản thân; cùng với những tìm hiểu ở góc độ lý luận cũng như sau khi
tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học tiền bối, tác giả đã đi đến lựa chọn
vấn đề nghiên cứu: “Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của
sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội (nghiên cứu trường hợp
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Hà Nội) làm đề tài luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
2.1. Ý nghĩa lý luận.
- Góp phần kiểm nghiệm lý thuyết xã hội học về xã hội hóa được vận
dụng để nhận diện và phân tích các vấn đề trong đề tài.
- Đóng góp thêm những phát hiện có tính quy luật, lý luận về sự tác động
của các yếu tố xã hội đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các
ngành khoa học xã hội đồng thời có thể mở ra những định hướng nghiên cứu
mới về vấn đề định hướng nghề nghiệp nói chung cũng như nghiên cứu
chuyên sâu hơn về các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp nói riêng
ở các nhóm khách thể nghiên cứu khác.
8
2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Cung cấp những thông tin thực nghiệm về thực trạng định hướng nghề
nghiệp và xác định, đánh giá, so sánh tương quan các yếu tố tác động đến
định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội.
- Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra những khuyến nghị giải pháp cụ thể góp
phần trực tiếp vào quá trình tổ chức, quản lý, xây dựng và phát triển của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu, đánh giá, so sánh các yếu tố tác động đến định hướng nghề
nghiệp của sinh viên các ngành khoa học xã hội; đề xuất các định hướng
nghiên cứu và khuyến nghị thực tiễn đối với các cấp quản lý và cộng đồng tại
địa bàn nghiên cứu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mô tả, đánh giá khái quát thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh
viên năm cuối các ngành khoa học xã hội.
- Xác định và so sánh ảnh hưởng của các yếu tố đến định hướng nghề
nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội.
- Phân tích, đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên năm cuối về
các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của họ.
- Đưa ra các khuyến nghị thực tiễn đối với các cấp quản lý và cộng đồng
tại địa bàn nghiên cứu.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm
cuối các ngành khoa học xã hội.
9
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thời gian triển khai nghiên cứu: Từ tháng 11/2008 đến tháng 11/2009.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Đa số sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội có định hướng
nghề nghiệp của mình một cách rõ rệt.
- Có nhiều yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm
cuối các ngành khoa học xã hội, trong đó các yếu tố cơ bàn là: gia đình, bạn
bè, truyền thông đại chúng, môi trường học tập và các môi trường nghề
nghiệp việc làm.
- Mức độ tác động của mỗi yếu tố đến định hướng nghề nghiệp đối với
từng nhóm sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội có sự khác biệt.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu:
Phân tích các tài liệu về nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp của sinh
viên, tổng quan điểm luận các nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề mà đề tài luận văn
quan tâm.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Nhằm thu thập các thông tin định lượng tác giả tiến hành thu thập
thông tin qua bàng hỏi với dung lượng mẫu là: 250 mẫu (sinh viên năm cuối).
Cách thức chọn mẫu trong điều tra bằng bảng hỏi: Căn cứ điều kiện
thực tiễn của địa bàn nghiên cứu là đơn vị đào tạo đại học được chia ra các
Khoa hoặc Bộ môn theo chuyên môn; tiếp đến có cân nhắc các yếu tố tỉ lệ
giới tính, học lực, nơi thường trú, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu
phân tầng ngẫu nhiên.
10
Theo đó tổng thể mẫu được chia ra theo từng Khoa hoặc Bộ môn đào
tạo chuyên môn tương ứng sẽ phát phiếu điều tra. Trong quá trình phát phiếu
điều tra ở mỗi Khoa hoặc Bộ môn, các điều tra viên sẽ được lưu ý để cân đối
số lượng mẫu theo tỉ lệ tương ứng với giới tính, học vấn, nơi thường trú,
Cách thức chọn mẫu như vậy cho phép tạo ra các nhóm khá thuần nhất
(phương sai nhỏ) và việc chọn mẫu từ đó giúp cho sai số đại diện được hạn
chế (sai số chọn mẫu). Cách chọn mẫu này cũng cho phép người nghiên cứu
lựa chọn được số lượng đơn vị nghiên cứu cần thiết để các phép tính thống kê
có ý nghĩa, hơn nữa các nhóm được chia ra ở đây có số lượng lớn và đồng
đều. Tất nhiên để làm được điều này cũng bởi tác giả có thuận lợi trong việc
nắm bắt rất rõ thông tin về địa bàn nghiên cứu cũng như có đầy đủ điều kiện
thuận lợi trong quá trình phân tích, chọn mẫu và điều tra thực địa.
- Phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp thảo luận nhóm: Để có
được những thông tin sâu hơn kết hợp với các kết quả định lượng từ phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi, quá trình phỏng vấn sâu được tiến hành với 12
sinh viên năm cuối được lựa chọn ngẫu nhiên từ các ngành đào tạo khác nhau.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tổ chức 01 thảo luận nhóm với 08 sinh viên,
qua đó tạo nên môi trường trao đổi giữa các quan điểm cá nhân với nội dung
xoay quanh vấn đề mà đề tài luận văn quan tâm.
11
Định hướng
nghề nghiệp
7. Khung lý thuyết.
Sinh viên năm cuối
các ngành KHXH
(Các đặc điểm
nhân khẩu)
Gia
đình
Nhà
trường
Bạn
bè
Truyền
thông
đại
chúng
Các môi
trường
nghề
nghiệp
CÁC ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Yếu
tố
khác
12
8. Cấu trúc của luận văn.
Luận văn này được trình bày với cấu trúc gốm các phần: mục lục, danh
mục bảng biểu, phần mở đầu, Chương 1, Chương 2, phần kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phần phụ lục.
Chƣơng 1 có tiêu đề “Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài”. Trước tiên
tác giả tiến hành tổng quan điểm luận lịch sử vấn đề nghiên cứu và đưa ra một
cái nhìn khái quát về địa bàn nghiên cứu. Lý thuyết xã hội học về xã hội hóa và
lý thuyết về định hướng giá trị sẽ được trình bày sau đó một cách chi tiết, đặc
biệt đi sâu vào các khía cạnh mà đề tài sẽ vận dụng làm cơ sở phương pháp
luận nhằm tìm hiểu, phân tích, lý giải các vấn đề nghiên cứu. Kết thúc chương
tác giả đưa ra một số khái niệm công cụ làm cơ sở tạo nên cái nhìn thống nhất,
khách quan và khoa học trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài.
Chƣơng 2 có tiêu đề “Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp
của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội”. Trong chương này, tác giả
trình bày các kết quả nghiên cứu đã thu thập được, trong đó mở đầu bằng việc
khái quát về thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các
ngành khoa học xã hội. Nhận diện, đánh giá các yếu tố tác động đến định hướng
nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội qua các kết quả
điều tra được xem như nội dung chính tác giả tập trung phân tích trong chương
này. Trong phần cuối chương 2 tác giả đi vào phân tích các yếu tố tác động
đến định hướng nghề nghiệp giữa các nhóm sinh viên năm cuối các ngành
khoa học xã hội chia theo ngành học, địa bàn cư trú, nghề nghiệp của cha mẹ
và kết quả học tập của sinh viên. Quá trình phân tích này có ý nghĩa lý luận và
thực tiến quan trọng, đồng thời nó phản ánh “chất xã hội học” của đề tài luận
văn.
13
NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu quan tâm đến vấn đề nghề nghiệp và định
hướng nghề nghiệp của sinh viên nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu
và toàn diện về các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của nhóm đối
tượng đặc thù là sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội có thể nói là
chưa có. Tất nhiên trong quá trình thu thập tài liệu, tổng quan điểm luận các
nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, cũng có các đề tài mà trong các nội dung
nghiên cứu của nó có phân tích đến các yếu tố tác động đến định hướng nghề
nghiệp của sinh viên hay có những đề tài nghiên cứu được trực tiếp triển khai
với khách thể nghiên cứu là sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nghiên cứu mới nhất là Đề tài khoa học cấp trường T.06.22 của Thạc
sỹ Nguyễn Thị Như Trang (Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) được tiến hành trong năm 2006:
“Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn”. Tác giả đã lựa chọn khách thể nghiên cứu là nhóm sinh viên năm thứ 2
và năm thứ 3 và đi sâu phân tích, tìm hiểu thực trạng định hướng nghề nghiệp
trong tương quan với định hướng chuyên môn và đánh giá hai yếu tố tác động
đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên: gia đình và trường học. Trong các
nội dung phân tích các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh
viên, bằng các chỉ báo định tính và định lượng Thạc sỹ Nguyễn Thị Như
Trang đã chỉ ra thực tế: “Mặc dù gia đình ít có vai trò trong việc lựa chọn
chuyên môn và định hướng giá trị việc làm nhưng gia đình lại có vai trò đáng
kể trong việc duy trì hướng chuyên môn của sinh viên”[10, tr.37]. Đồng thời
14
tác giả cũng đã chỉ ra thực tế rằng môi trường đào tạo cũng có những tác động
nhất định đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên tuy nhiên sự tác động đó
còn ở mức độ hạn chế hơn so với đòi hỏi của thực tiễn đặt ra. Đề tài khoa học
này đã hoàn thành tốt việc nhận dạng thực trạng định hướng nghề nghiệp của
sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội. Tuy nhiên việc mới chỉ đi sâu phân tích ảnh hưởng của hai yếu tố gia
đình và trường học đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên là chưa đủ, hay
nói cách khác dưới góc độ lý thuyết xã hội học về các môi trường xã hội hóa
thì đó mới là các yếu tố tác động chính thức mà thôi (môi trường xã hội hóa
chính thức: gia đình và trường học).
Một đề tài khoa học khá quen thuộc nữa cần được nhắc tới là nghiên
cứu “Định hướng giá trị của sinh viên là con em cán bộ nghiên cứu khoa
học” của PGS. TS Vũ Hào Quang có đề cập đến định hướng giá trị nghề
nghiệp như một mảng nghiên cứu nhỏ của đề tài lấy khách thể nghiên cứu tập
trung vào sinh viên là con em cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu tìm hiểu một yếu tố tác động cũng
được một số tác giả quan tâm, trong đó sự tác động của gia đình đến định
hướng nghề nghiệp của thanh niên nói chung được lưu ý hơn cả. Có thể kể
đến đề tài luận văn “Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học và
nghề nghiệp của con cái trong gia đình nông thôn hiện nay” của Nguyễn Thị
Phương Dung (Khoa Xã hội học, Trường Đại hoc Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) hay đề tài khoa học “Vai trò của gia đình
trong việc định hướng nghề nghiệp cho con hiện nay (Qua khảo sát tại TP. Hồ
Chí Minh) của tác giả Nguyễn Bảo Huân Chương – ĐH Mở TP Hồ Chí Minh.
Các tác giả đã đi sâu phân tích vai trò quan trọng của gia đình trong việc định
hướng nghề nghiệp cho con. Trên cơ sở những số liệu thu thập được, tác giả
đã chỉ ra thực trạng vai trò định hướng nghề nghiệp của gia đình đối với con
15
cái đồng thời tác giả cũng đã đi sâu phân tích các mối tương quan giữa thực
trạng đó với giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ, điều kiện kinh tế
của gia đình. Tuy nhiên chúng ta đều nhận thấy khách thể nghiên cứu của đề
tài có sự khác biệt nhiều, thậm chí hoàn toàn so với đối tượng đề tài luận văn
này hướng tới.
Chúng ta còn có thể kể đến nhiều đề tài khác nữa có đề cập tới vấn đề
nghề nghiệp, trong đó có đi vào phân tích các yếu tố tác động đến định hướng
nghề nghiệp của khách thể nghiên cứu rộng hơn là thanh niên hay sinh viên
nói chung. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng đi sâu phân tích một cách toàn
diện có hệ thống các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của nhóm
khách thể nghiên cứu đặc thù là sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã
hội là việc làm còn mới mẻ.
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là đơn vị thành viên của
Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhà trường được đánh giá là đơn vị đào tạo hàng
đầu của Việt Nam về các lĩnh vực khoa học xã hội trên phạm vi cả nước. Mặc
dù được chính thức thành lập từ năm 1995 nhưng Nhà trường đã có một quá
trình xây dựng và phát triển lâu dài từ tiền thân là Đại học Văn Khoa (Trường
Đại học cách mạng đầu tiên của nước Việt Nam) và sau này là Đại học Tổng
hợp Hà Nội.
Trải qua gần 65 năm, hiện nay Nhà trường đã phát triển 18 ngành đào
tạo chuẩn, 04 ngành đào tạo chất lượng cao và 01 ngành đào tạo đẳng cấp
quốc tế thuộc tất cả các ngành khoa học xã hội: Báo chí Truyền thông, Triết
học, Lịch sử, Văn học, Quốc tế học, Đông phương học, Ngôn ngữ học, Du
lịch học, Xã hội học, Tâm lý học, Thông tin thư viện, Công tác xã hội, Nhân
học, Hán nôm, Lưu trữ học và quản trị văn phòng, Khoa học quản lý, Khoa
học chính trị.
16
Số lượng sinh viên tham gia đào tạo đại học chính quy của Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn khoảng hơn 5000 sinh viên, trong đó nhóm
sinh viên năm cuối chiếm khoảng một phần tư và chia tương đối đều khắp ở
tất cả 18 chuyên ngành. Đối tượng sinh viên tham gia học tập tại trường là rất
phong phú, đa số vốn sinh sống tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ với địa
bàn cư trú đều khắp các vùng miền núi, nông thôn và đô thị. Tất cả các hoạt
động đào tạo chính quy của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
được tổ chức tập trung tại địa chỉ 336 – Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Từ năm học 2007, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã
bắt đầu nghiên cứu và từng bước áp dụng mô hình đào tạo theo tín chỉ. Trong
quá trình đó, vấn đề sinh viên với định hướng nghề nghiệp trước khi vào
trường, trong quá trình học tập và đặc biệt sau khi tốt nghiệp qua các ngành
đào tạo được Nhà trường hết sức quan tâm. Thực tiến, trong trường đã xây
dựng hẳn một bộ phận trực thuộc Phòng Chính trị và Công tác sinh viên làm
công tác tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Bên cạnh đó các tổ
chức đoàn thể sinh viên (Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên) cũng tổ chức các
hoạt động liên quan tới vấn đề định hướng nghề nghiệp cho sinh viên một
cách trực tiếp hay gián tiếp. Bên cạnh đó, trong một vài năm trở lại đây, Nhà
trường cũng đã bắt đầu quan tâm tới việc định hướng nghề nghiệp cho đối
tượng đầu vào của mình là học sinh các trường phổ thông trung học thông qua
nhiều hình thức quảng bá khác nhau. Tuy nhiên, thực tiễn các kết quả nghiên
cứu đã cho thấy định hướng nghề nghiệp của sinh viên vẫn còn nhiều vấn đề
đáng quan tâm. Một bộ phận lớn sinh viên thi vào các khoa/ ngành dường như
ít vì sự cân nhắc tới hướng chuyên môn sau này, mà chủ yếu vì khả năng có
một chỗ trong đại học và tương lai có bằng đại học để dễ xin việc. Sự lựa
chọn khối/ ngành đại học chủ yếu thể hiện nguyện vọng bằng cấp để xin việc
hơn là sự hứng thú hoặc gắn kết với một hướng nghề nhất định [10, tr20,
tr21]. Trong khi đó các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của gia
17
đình đến định hướng chuyên môn của sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn là rất ít, bên cạnh đó định hướng nghề nghiệp của một bộ phận lớn
sinh viên có độ gắn kết với chuyên môn khá lỏng lẻo [10, tr33].
Nhìn chung địa bàn nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn là thuận lợi để triển khai đề tài luận văn với mong muốn tìm hiểu
các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các
ngành khoa học xã hội. Điều này không chỉ ở góc độ thuần túy lý luận khoa
học mà còn trong chính quá trình thực tiễn điều tra thực địa và từng bước
nghiên cứu, hoàn thành đề tài.
Cũng phải kể đến một thuận lợi khác, hiện nay Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn đang có chủ trương lớn về công tác điều tra nắm bắt
tình hình nghề nghiệp của cựu sinh viên cũng như công tác hướng nghiệp cho
sinh viên đang và sẽ học tập tại trường. Chính vì vậy, việc triển khai đề tài có
ý nghĩa thực tiễn và nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo nhà trường ở mọi
phương diện. Việc nghiên cứu tìm hiểu một cách có hệ thống và bằng các
phương pháp khoa học khách quan các yếu tố tác động đến định hướng nghề
nghiệp của sinh viên sẽ là những cơ sở khoa học vững trắc cho các định
hướng phát triển chung của nhà trường gắn với công tác định hướng nghề
nghiệp của sinh viên.
1.3. Cơ sở lý thuyết.
1.3.1. Lý thuyết “Xã hội hóa”
Xuyên suốt đề tài luận văn này, lý thuyết xã hội học về xã hội hóa được
vận dụng một cách mềm dẻo nhằm tạo một cái nhìn nhất quán, khoa học về
vấn đề nghiên cứu. Chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua những lý luận xã hội học
chung nhất về vấn đề xã hội hóa.
Định nghĩa khái niệm “xã hội hóa”
Đề tài luận văn này vận dụng quan điểm của TS. Nguyễn Quý Thanh
được trình bày trong cuốn Xã hội học do hai tác giả Phạm Tất Dong và Lê
18
Ngọc Hùng đồng chủ biên về định nghĩa khái niệm “xã hội hóa”. Theo đó, tác
giả cho rằng xã hội hóa dưới góc độ xã hội học là khái niệm dùng để chỉ quá
trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự
nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người. Quá trình đó cũng
được gọi là quá trình xã hội hóa cá nhân [13, tr 257].
Đi sâu phân tích về xã hội hóa, mỗi nhà xã hội học lại có cách nhìn
nhận khác nhau, có khi nhấn mạnh sự bị động của cá nhân hay ngược lại nhấn
mạnh sự chủ động sáng tạo của cá nhân. Tuy vậy, về căn bản họ đều thống
nhất rằng xã hội hóa là một quá trình có khởi đầu, có diễn biến và có kết thúc,
trong quá trình đó cá nhân chịu sự tác động của phức hợp nhiều yếu tố khác
nhau.
Cho tới nay, các nhà xã hội học đều thừa nhận tính hai mặt của quá
trình xã hội hóa rằng đó là quá trình cá nhân thu nhận kinh nghiệm xã hội
đồng thời chuyển hóa nó thành những giá trị, tâm thế xu hướng của cá nhân
để tham gia “tái tạo” lại chúng trong xã hội.
Các môi trường xã hội hóa.
Trong quá trình xã hội hóa, cá nhân chịu sự ảnh hưởng của môi trường
sống xung quanh, trong đó có gia đình, trường học, bạn bè, các phương tiện
truyền thống đại chúng, các nhóm thành viên, Đó chính là nơi cá nhân có
điều kiện thuận lợi để thực hiện các tương tác xã hội của mình nhằm mục
đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội. Môi trường xã hội hóa phù hợp
là không thể thiếu cho sự hình thành của một nhân cách hoàn thiện. Môi
trường xã hội hóa cá nhân được chia ra hai loại: Môi trường xã hội hóa chính
thức và môi trường xã hội hóa không chính thức.
- Môi trường xã hội hóa chính thức: Có ảnh hưởng quan trọng chủ yếu,
có định hướng đối với cá nhân. Nó đưa ra các nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực
đòi hỏi phải được tuân thủ chấp hành. Nó trang bị các kỹ năng, kiến thức,
nguyên tắc cần có cho cuộc sống. Trong môi trường xã hội hóa chính thức, cá
19
nhân chịu sự kiểm soát và điểu chỉnh hành vi ở mức độ cao. Trong đó gia
đình, trường học, nơi làm việc là những môi trường xã hội hóa chính yếu đầu
tiên.
Gia đình: Là môi trường xã hội hóa chính thức có tầm quan trọng rất
lớn vì đây là nhóm xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân trong xã hội phải phụ
thuộc vào. Mỗi con người từ khi sinh ra đến lúc mất đi đều gắn bố với một gia
đình cụ thể. Trong mỗi gia đình đều có một tiểu văn hóa xây dựng trên nền
tảng của văn hóa chung nhưng với đặc thù riêng của mỗi gia đình. Các tiểu
văn hóa này được hình thành bởi nền giáo dục truyền thống gia đình, lối sống
gia đình, Các cá nhân sẽ tiếp nhận các đặc điểm của tiểu văn hóa này.
Những kinh nghiệm sống, các quy tắc ứng xử, các giá trị, đầu tiên con
người học được chính là từ các thành viên trong gia đình nhưng bố, mẹ, ông,
bà, anh, chị,
Trường học: Là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm hình thành cho cá
nhân các tri thức khoa học và kế thừa các giá trị chuẩn mực văn hóa mà xã
hội mong đợi. Nhà trường quan trọng tới mức tuyệt đại đa số trẻ em trước khi
trưởng thành, hội nhập vào guống máy lao động và hoạt động xã hội đều
được thông qua đào tạo trong nhà trường. Xã hội hóa trong nhà trường hướng
vào các vấn đề cơ bản:
Giáo dục tri thức: Trang bị cho người học các tri thức của nhân loại về tự
nhiên, xã hội, con người và các kỹ năng khác trong hoạt động nhận thức, lao
động của mỗi cá nhân. Nhờ đó con người có được bản lĩnh và nghị lực làm
việc cao.
Hoạt động của nhà trường: Là những hoạt động có tổ chức theo những
quy định của xã hội nhằm tạo ra cho người học những cảm nhận về cá nhân
với tập thể và các nguyên tắc hoạt động tập thể, qua đó, rèn luyện ý thức trách
nhiệm của cá nhân với tập thể và cộng đồng.
20
Môi trường làm việc/ nghề nghiệp: Môi trường làm việc gắn với mỗi cá
nhân khi họ chính thức ra nhập thị trường việc làm theo những nhóm ngành
nghề khác nhau. Khi cá nhân tham gia và trở thành thành viên trong các môi
trường làm việc (cơ quan nhà nước, công ty, văn phòng, ) các cá nhân phải
học tập các chuẩn mực trong môi trường đó, cá nhân sẽ được trao cho một vai
trò cụ thể và có trách nhiệm hoàn thiện nó đáp ứng sự mong đợi của tổ chức.
Bên cạnh đáp ứng các chuẩn mực của tổ chức thì việc ra nhập một nhóm làm
việc cá nhân sẽ có cơ hội tương tác với các cá nhân khác nữa, trong quá trình
tương tác đó, cá nhân sẽ phải học tập và điều chỉnh hành vi của mình cho phù
hợp.
Ở một góc độ thì môi trường làm việc là chính thức đối với cá nhân,
nhưng đồng thời nó lại tạo điều kiện cho cá nhân tham gia vào các môi trường
xã hội không chính thức là các nhóm.
Môi trường làm việc gắn bó với cá nhân lâu dài (trong suốt độ tuổi lao
động) và thường trực hàng ngày vì vậy nó có ảnh hưởng hết sức thường
xuyên đến quá trình phát triển cá tính của cá nhân
- Môi trường xã hội hóa không chính thức: Là môi trường mà trong đó
quá trình xã hội hóa bằng cách cá nhân tiếp thu, hấp thu, sàng lọc những gì cần
thiết cho mình. Trong môi trường này, cá cá nhân vừa là khách thể, đồng thời
vừa là chủ thể của quá trình xã hội hóa. Nhóm xã hội, đám đông công chúng,
truyền thông đại chúng, đều là những môi trường xã hội hóa không chính
thức.
Nhóm xã hội: Là một số người đang sống và hoạt động cùng với nó có
chức năng cơ bản là thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, nhu cầu giải trí giữa các cá
nhân. Trên thực tế, quan hệ giữa cá nhân trong nhóm xã hội là tác nhân quan
trọng ảnh hưởng nhiều tới quá trình xã hội hóa.
Quan hệ bàn bè là quan hệ bình đẳng, cùng vị thế xã hội nên các cá
nhân thường chia sẻ thái độ, tâm tư và cảm xúc với nhau. Tác động của nhóm
21
bạn bè đôi khi mạnh mẽ đến mức lấn át cả ảnh hưởng của môi trường xã hội
hóa chính thức là gia đình và nhà trường.
Đám đông và công chúng: Trong đám đông, do ảnh hưởng tâm lý lẫn
nhau nên các cá nhân có thể có những hành vi không bình thường, không chủ
định. Đồng thời qua trao đổi giữa các cá nhân trong đám đông, mỗi cá nhân
có những suy nghĩ và cảm xúc bộc phát nhất thời, thậm trí sai lệch.
Công chúng ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa theo một cách thức
khác. Khi các cá nhân trở thành một bộ phận của công chúng thì họ hướng về
những xúc cảm, suy nghĩ và những giá trị nhất định đồi thời phản ứng theo
hướng ấy. Còn khi cá nhân đóng vai trò là đối tượng của công chúng thì họ cố
gắng vươn tới những bậc giá trị cao nhằm làm cho những xúc cảm và suy
nghĩ của công chúng hướng về mình và bị điểu chỉnh theo mong muốn của
mình.
Truyền thông đại chúng: Truyền thông đại chúng là thiết chế sử dụng
những tiến bộ bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển để phục vụ sự giao
lưu tư tưởng, những mục đích thông tin giải trí và thuyết phục đối với đông
đảo khán thính giả bằng phương tiện báo chí, truyền hình, truyền thanh, sách,
tạp chí, quảng cáo, Các sản phẩm của truyền thông đại chúng đã trở thành
một phần liên kết với sinh hoạt hàng ngày của đại đa số các thành viên trong
xã hội. Nó chiểu tỉ lệ đáng kể thời gian rảnh rỗi của mọi người và cung cấp
cho mọi người bức tranh về hiện thực xã hội trong phạm vi to lớn. Với mức
phổ biến rộng lớn như vậy, ngành truyền thông đại chúng có tiềm năng tạo
nêu những môi giới xã hội hóa có tính chất chiến lược. Chúng tiêu biểu cho
một kênh được thiết chế hóa để phân phối tri thức xã hội và do đó nó tiêu
biểu cho một công cụ mạnh mẽ của kiểm soát xã hội.
22
Bảng 1.1: Mô hình môi trường xã hội hóa cá nhân.
1.3.2. Lý thuyết “Định hướng giá trị”.
Giá trị định hướng hành vi con người trong đời sống xã hội theo xu
hướng xác định, đồng thời nó kích thích, thúc đẩy và điều chỉnh những hành
động nhằm đạt tới mục tiêu cụ thể. Nội dung của giá trị bao gồm ba khía
cạnh:
Cá nhân
(xã hội hóa)
Trường học
Nơi làm
việc
Gia đình
Đám đông,
Công chúng
Nhóm bạn
Truyền thông
Đại chúng
Môi trường xã hội hóa không chính thức
Môi trường xã hội hóa chính thức
23
- Bản thân đối tượng mang giá trị.
- Khả năng của đối tượng đảm bảo việc thỏa mãn những nhu cầu xã hội
của chủ thể.
- Những đánh giá, nhận xét của chủ thể về đối tượng.
Các biểu hiện của giá trị:
- Hiện trạng mong muốn của các chủ thể xã hội (cá thể, cộng đồng, xã
hội) trong các mối quan hệ xã hội, các nội dung tư tưởng, các hình thức nghệ
thuật,
- Những tiêu chuẩn để đánh giá các hiện tượng thực tế.
- Giá trị xác định cái ý nghĩa của hoạt động hướng đích.
- Giá trị điều chỉnh các tương tác xã hội.
- Giá trị kích thích hoạt động của chủ thể từ phía nội tâm.
Dựa vào những hoạt động cụ thể có thể chia ra nhiều loại giá trị khác
nhau như kinh tế, chính trị, đạo đức, Nghề nghiệp cũng mang trong nó
những giá trị mà mỗi cá nhân hướng tới, trở thành động lực để cá nhân nỗ lực
đạt đến. Giá trị của nghề nghiệp có thể là uy tín xã hội, thu nhập nghề đó
mang lại hay khả năng phát triển của nghề,
Định hướng giá trị được nhìn nhận như là yếu tố cấu trúc hành vi xã hội
của cá nhân [23, tr29].
Định hướng giá trị là nguồn chủ yếu để lĩnh hội các giá trị tinh thần văn
văn hóa xã hội cũng như việc biến nó thành cái kích thích, cái động cơ hành
vi thực tiễn người. Việc hình thành các định hướng giá trị cũng chính là thúc
đẩy sự phát triển của cá nhân, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng vì ảnh hưởng
trực tiếp tới việc chọn lựa hoạt động sống cũng như lựa chọn vị trí, chỗ sinh
sống và cả quá trình di cư, lối sống của các nhóm xã hội khác nhau trng một
cơ cấu xã hội cụ thể. Định hướng giá trị ảnh hưởng trực tiếp tới xu hướng
chọn nghề của mỗi cá thể. Chính vì vậy, bên cạnh việc vận dụng lý thuyết xã