Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Công tác xã hội với tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trường hợp tại xã Đăk Jơ Ta – huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.27 KB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TẠ THỊ ĐIỆP




CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TÌNH TRẠNG BỎ HỌC
CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ – NGHIÊN
CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ ĐĂK JƠ TA HUYỆN
MANG YANG TỈNH GIA LAI



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: công tác xã hội
Mã số:60900101


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:TS. Hà Thị Thƣ






Hà Nội - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Hà Thị Thư. Các
thông tin thu thập và kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này
là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên


Tạ Thị Điệp


Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn và chủ tịch hội đồng

Giáo viên hƣớng dẫn Chủ tịch hội đồng


TS. Hà Thị Thƣ PGS. TS. Nguyễn Hồi Loan




̀
i ca
̉

m ơn


















 , 













 ,    
 . 









 , tôi xin












:
TS. Hà Thị Thư, 



 ôi 
 









.
 
   
 




 . 












  ,  
 2 (2011-2013) 








.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa của nghiên cứu 15
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 16
5. Phạm vi nghiên cứu 16
6. Câu hỏi nghiên cứu 16
7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 17
8. Giả thuyết nghiên cứu 17
9. Phƣơng pháp nghiên cứu 17
NỘI DUNG 19
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 19
1.Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 19
1.1. Lý thuyết hệ thống 19
1.2. Lý thuyết dựa trên quyền trẻ em 21
1.3 Cách tiếp cận dựa trên lý thuyết nhận thức - hành vi 22

2. Các khái niệm công cụ 30
2.2 Một số khái niệm về học sinh dân tộc thiểu số bỏ học 33
2.3. Các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh 36
 43
 50
 53
3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 57

3.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 57
3.2 Đặc điểm dân cƣ 58
3.3. Kinh tế xã hội 59
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
THỰC TRẠNG BỎ HỌC CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
TẠI XÃ ĐĂK JƠ TA, HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI 60
2.1. Thực trạng bỏ học của học sinh ngƣời dân tộc thiểu số tại địa
phƣơng 60
2.2. Biểu hiện của các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học 64

 64
 66
CHƢƠNG III: HỌC SINH BỎ HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CAN
THIỆP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM 79
3. Lý do ứng dụng công tác xã hội trong làm việc với nhóm học sinh
dân tộc thiểu số bỏ học 79
3. 2. Tiến trình trợ giúp nhóm đối tƣợng 80
 80
3.2. 2 Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động 84
3.2.3 Giai đoạn can thiệp, thực hiện nhiệm vụ 87
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 102

PHỤ LỤC 106




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTXH: Công tác xã hội
DTTS: Dân tộc thiểu số
ĐBDTTS: Đồng bào dân tộc thiểu số
HSDTTS: Học sinh dân tộc thiểu số
HDI: Chỉ số phát triển con ngƣời
GVCN: Giáo viên chủ nhiệm
GDP: Tổng thu nhập quốc nội
GD-ĐT: Giáo dục đào tạo
PHHS: Phụ huynh học sinh
PVS: Phỏng vấn sâu
NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
WTO: Tổ chức thƣơng mại thế giới






DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Trình độ học vấn của cộng đồng qua khảo sát 63
Bảng 2.2: Các yếu tố tác động qua đánh giá của phụ huynh và học sinh 64

Bảng 2.3: Những yếu tố tác động đến việc học sinh DTTS bỏ học theo
đánh giá của học sinh và phụ huynh học sinh 66
Bảng 2.4: Đánh giá về lợi ích của việc học theo ý kiến của học sinh 70
Bảng 2.5: Những yếu tố từ gia đình tác động đến việc bỏ học của học sinh
DTTS qua đánh giá của phụ huynh và học sinh 71
Bảng 2.6: Những yếu tố từ nhà trƣờng tác động đến việc bỏ học của học
sinh DTTS qua đánh giá của phụ huynh và học sinh 73
Bảng 2.7: Những yếu tố từ cộng đồng tác động đến việc bỏ học của học
sinh DTTS qua đánh giá của phụ huynh và học sinh 76








1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là tƣơng lai của nƣớc nhà, trẻ cần đƣợc thụ hƣởng những
điều kiện tốt nhất để phát triển hoàn thiện về thể chất và trí tuệ. Một trong
những phƣơng cách để trẻ hoàn thiện nhân cách là thông qua con đƣờng
giáo dục. Giáo dục cơ bản của nƣớc ta phân chia thành 3 cấp học nhằm
giúp trẻ tiếp cận với tri thức ở từng mức độ, tầng bậc khác nhau phù hợp
với khả năng tiếp nhận, phân tích thông tin, ứng với quá trình phát triển
tâm sinh lý của trẻ. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản nhằm hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa,
xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân.[19, tr.7]

Giáo dục con ngƣời là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
Đảng và nhà nƣớc ta, đặc biệt là ƣu đãi trong giáo dục cho đồng bào dân
tộc thiểu số (ĐBDTTS), các nhóm đặc biệt khó khăn. Đây là điều có ý
nghĩa động viên các nhóm ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt có cơ hội tiếp cận
với nền giáo dục phổ thông và góp phần bình đẳng xã hội giữa các nhóm
ngƣời, các dân tộc trên một vùng lãnh thổ, thể hiện sự ƣu việt của nền an
sinh xã hội nƣớc nhà trong trách nhiệm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài góp phần ổn định cuộc sống cho nhóm dân
cƣ, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Ngƣời dân tộc thiểu số (DTTS) có tiếng nói và chữ viết riêng có nền
văn hóa khác biệt cùng tồn tại song song và phát triển cùng với các phong
tục tập quán của văn hóa cộng đồng chung của ngƣời Việt có những dấn ấn
tinh hoa nhƣng cũng có những hủ tục làm cho nhận thức và đời sống của
ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số còn thua kém so với mặt bằng chung của

2
cả nƣớc vì vậy họ đƣợc xem là nhóm đối tƣợng yếu thế, cần có sự quan tâm
đặc biệt. Những năm gần đây với sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc đời
sống của đại bộ phận ngƣời DTTS đƣợc nâng lên đáng kể, cơ sở vật chất
kỹ thuật đƣợc đầu tƣ đúng mức để giúp cho họ có cơ hội tiếp cận với tri
thức của quá trình hội nhập. Tuy nhiên vì xuất phát điểm của ngƣời DTTS
là thấp hơn so với ngƣời Kinh nên quá trình tiếp cận với phát triển còn hạn
chế họ không nắm bắt đƣợc các cơ hội, không khai thác đƣợc tiềm năng,
tính ƣu việt trong cơ chế, chính sách, điều kiện mà nhà nƣớc đang dành cho
họ. Một phần vì thói quen canh tác, sinh sống ở những vùng có điều kiện tự
nhiên không thuận lợi nên khiến cho cơ hội tiếp cận cũng giảm đi. Hơn nữa
vì điều kiện kinh tế khó khăn, ít đƣợc học tập, quan sát học hỏi từ môi
trƣờng bên ngoài nên trình độ nhận thức của họ về những điều kiện phát
triển còn hạn chế, và đây cũng chính là cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo,
nhận thức thấp, bỏ học sớm, tái nghèo.

Tỉnh Gia Lai là tỉnh nằm ở Bắc Tây Nguyên kinh tế chủ yếu là hoạt
động nông nghiệp với 44,5% ngƣời ĐBDTTS [29, tr.1 ]. Ngƣời DTTS đa
số thất học và nghèo, cái nghèo và thất học trở thành cái vòng luẩn quẩn
trói chân họ qua bao thế hệ với nƣơng rẫy. Ở các xã vùng sâu vùng xa tình
trạng này càng tồi tệ hơn khi điều kiện kinh tế khó khăn giao thông không
thuận lợi và tỷ lệ ngƣời DTTS chiếm tỷ lệ cao. Học sinh ở các xã này bỏ
học khá sớm và khá phổ biến ảnh hƣởng không nhỏ đến điều kiện kinh tế
văn hóa xã hội an ninh trên địa bàn tỉnh nhà trong trƣớc mắt và lâu dài.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu của mình
cho luận văn cao học là “Công tác xã hội với tình trạng bỏ học của học
sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Đăk Jơ Ta, huyện
Mang Yang tỉnh Gia Lai”.

3
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Giáo dục đƣợc xác định là chiến lƣợc lâu dài cho phát triển bền
vững. Vào đầu thập niên 80 Liên hợp quốc đã đƣa mục tiêu phấn đấu “phổ
cập hóa giáo dục tiểu học” cho mọi ngƣời dân, tất cả mọi ngƣời đi học tiểu
học phải đƣợc “miễn phí”[8, tr.7].

Ngoài ra, một số quốc gia còn xác định
những lớp học đầu tiên phải đƣợc đƣa vào chƣơng trình bắt buộc 4, 6 hoặc
9 năm, tùy theo đặc trƣng của mỗi quốc gia. Đặc trƣng về phát triển kinh tế
cũng quy định nền giáo dục của quốc gia cũng đƣợc phát triển hoàn thiện,
một số nƣớc đặt giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời kỳ phát
triển, để tạo ra nguồn lực chất lƣợng cao không chỉ cho hiện tại mà còn
định hƣớng sự phát triển cho tƣơng lai của quốc gia đó. Chỉ số HDI
(Human Development Index) về chất lƣợng cuộc sống cũng lấy tỷ lệ ngƣời
biết chữ làm tiêu chí đo lƣờng nhằm đánh giá mức độ phát triển toàn diện

của một quốc gia bên cạnh GPP bình quân và tuổi thọ bình quân đầu ngƣời.
Ở những nƣớc phát triển tỷ lệ trẻ em đến trƣờng đạt 95%, các nƣớc có thu
nhập thấp nhƣ thì tỷ lệ trẻ em học xong trung học cơ sở (THCS) cũng đạt
rất thấp, khoảng 77 %. Ví dụ nhƣ với Malaysia tỷ lệ bỏ học ở trƣờng phổ
thông là 9,3% đối với vùng đô thị và 16,7% ở nông thôn. Trong khi đó có
4,4% học sinh tiểu học và 0,8% học sinh phổ thông chƣa làm chủ đƣợc ba
kỹ năng đọc, viết, làm toán.[8, tr. 8].
Nghiên cứu của UNICEF (2010) chỉ ra rằng “Trong khi tỷ lệ nhập
học ngày càng đƣợc cải thiện thì việc học sinh bỏ học đang là một trong
những vấn đề mà hầu nhƣ tất cả các nƣớc nƣớc đang phát triển phải đối
mặt. Điều này không những có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả của việc
phổ cập hóa giáo dục cấp tiểu học mà còn là một sự lãng phí nguồn lực và
làm tăng số ngƣời mù chữ. Trong các nƣớc đông dân số, tỷ lệ nhập học cao

4
đồng thời tỷ lệ bỏ học ở các nƣớc này cũng cao”[8, tr. 18].

Chính sách giáo
dục liên quan đến chính sách phát triển kinh tế, chính sách dân số của một
quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều phải đƣơng đầu với tình trạng học sinh
bỏ học trong nhiều giai đoạn khác nhau, điều này đã trở thành đề tài cho
nhiều nhà nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp thiết thực cho ngành giáo dục
của quốc gia góp phần thúc đẩy sự bình đẳng ở tất cả mọi lĩnh vực.
Okumu, Ibrahim M., Naka jo, Alex and Isoke, Doren (2008) đã phân
tích các yếu tố kinh tế xã hội dẫn đến quyết định bỏ học ở học sinh tiểu học
tại Uganda. Các nhà nghiên cứu đã thiết lập một mô hình hậu cần để phân
tích các số liệu quốc gia vào năm 2004 và mô hình phân tích này đã phân
tích theo đoàn hệ đối với tuổi của các học sinh nông thôn và thành thị, theo
giới tính. Kết quả phân tích cho thấy các biến số nhƣ giới tính, tổng số tiền
chi trả cho học phí, giới tính của chủ hộ không có ý nghĩa tác động đến tỷ

lệ bỏ học của học sinh tiểu học. Nhƣng các biến số nhƣ quy mô gia đình,
trình độ học vấn của cha mẹ, loại hình hoạt động kinh tế của các thành viên
hộ gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn đã có những tác động quan trọng
đối với cơ hội tiếp tục việc học tập hoặc tỷ lệ bỏ học của học sinh. Thậm
chí rằng, Robert Balfanz and Nettie Legters (2004) còn chỉ ra rằng có
những vùng, miền có tỷ lệ học sinh bỏ học cao thƣờng là những trƣờng yếu
về năng lực, có nhiều học sinh dân tộc thiểu số và kết quả học tập của
trƣờng thông thƣờng kém ở những môn nhƣ toán, văn…Hơn nữa các
trƣờng này thƣờng là những trƣờng đƣợc đặt ở các vi trí mà cộng đồng
xung quanh đó có tỷ lệ cao về thất nghiệp, tội phạm và có trình độ học vấn
không cao [8, tr.19].
B. Alfred Liu (1976) đề cập đến các nội dung rất thú vị về sự biến
đổi xã hội, sự gia tăng dân số với vấn đề phát triển giáo dục. Theo nghiên

5
cứu này thì sự biến đổi xã hội có đƣợc là do sự tác động của các yếu tố hệ
tƣ tƣởng, công nghệ và nhân khẩu [8, tr,19].
Biến đổi xã hội sẽ dẫn đến những biến đổi trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong đó có sự biến đổi của hệ thống giáo dục. Sự biến đổi này
chính là để thích nghi với những nhu cầu đặt ra trong quá trình chuyển hóa
của xã hội. Đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển, việc kiểm soát yếu tố
nhân khẩu có một vai trò quan trọng. Vì quy mô dân số là chỉ số chủ chốt
trong việc phát triển hệ thống giáo dục cả về lƣợng và chất. Không thể hình
thành các chƣơng trình chuyên biệt nếu không có đủ số lƣợng học sinh,
cũng không thể hình thành các chƣơng trình phát triển nếu không tính đến
yếu tố về quy mô dân số.[8, tr.20]
Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân khẩu học với với việc lập
kế hoạch giáo dục của Stelios N. Georgiou cho thấy, việc nâng cao tỷ lệ
nhập học và chất lƣợng giáo dục là mục tiêu của kế hoạch hóa phát triển
giáo dục. Xây dựng và thực hiện các mục tiêu này trong phát triển giáo

dục cần phải tính đến các yếu tố nhân khẩu nhƣ cấu trúc tuổi và giới tính
dân cƣ.[8, tr.20].

Nghiên cứu về tình trạng bỏ học của Ấn Độ trên cơ sở thống kê khá
đầy đủ theo từng năm và theo các đặc điểm kinh tế xã hội cơ bản nhƣ đô thị
- nông thôn, giới tính và đã áp dụng phân tích theo đoàn hệ để chỉ ra xu
hƣớng và số bỏ học theo từng nhóm tuổi và từng lớp học. Kết quả nghiên
cứu cho thấy với quy định giáo dục bắt buộc và miễn phí cho tất cả trẻ em
đến 14 tuổi theo hệ thống giáo dục của Ấn Độ, đến giữa năm 1978, số học
sinh từ lớp 1 – 5 khoảng 69 triệu, tăng gấp 3 lần so với số học sinh năm
1950. Số học sinh từ lớp 6-8 khoảng 18 triệu gấp gần 6 lần so với số học
sinh cùng cấp năm 1950. Khoảng 20% học sinh tiểu học và 11% học sinh

6
trung học bỏ học ở thời điểm 1978. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đã chỉ ra
một số đặc điểm và nguyên nhân ở giai đoạn này. Số lƣợng học sinh bỏ học
nhiều ở lớp một. Nguyên nhân là học sinh chƣa đƣợc chuẩn bị trƣớc để
thích nghi với môi trƣờng mới. Do đó, giáo dục mẫu giáo là một bƣớc để
giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học ở lớp một. Đa số học sinh bỏ học là những học
sinh lƣu ban điều đó cho thấy kết quả học tập thấp cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến bỏ học. Vấn đề này đòi hỏi xem xét những yếu tố liên
quan đến giảng dạy nhƣ chất lƣợng giáo viên, chƣơng trình học và những
điều kiện cơ sở hạ tầng…Một phát hiện trong nghiên cứu này là trẻ em gái
bỏ học nhiều hơn trẻ em trai, điều này cũng chỉ ra mối liên hệ giữa tỷ lệ bỏ
học và giới [8, tr.21].
Ở khu vực nông thôn, các nghiên cứu phát hiện phát hiện có khoảng
sáu mƣơi nguyên nhân dẫn đến việc bỏ học của trẻ em. Các nguyên nhân
này đƣợc nhóm thành ba cụm chủ yếu và có sự chồng lấn lên nhau. Nghèo
khổ là một trong những nguyên nhân chủ yếu, song trầm trọng hơn nữa là
tình trạng mù chữ của bố mẹ có tác động lớn đến việc bỏ học của trẻ em.

Nguyên nhân thứ hai là do những trẻ em bỏ học và cha mẹ của chúng đƣa
ra là việc trừng phạt về thân thể đối với học sinh học kém.Trong khi đó,
giáo viên và nhà trƣờng lại cho rằng, phụ huynh học sinh ít liên hê với nhà
trƣờng, chƣơng trình giảng dạy chƣa phù hợp, thiếu phƣơng tiện giảng dạy
là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của trẻ em. Bất bình đẳng giới
cũng đƣợc xác định là một trở ngại đối với trẻ em gái Bất bình đẳng về giới
không chỉ liên quan đến các quan niệm của cộng đồng đối với vai trò của
nữ giới mà nó còn có cả nguyên nhân kinh tế khi trong nhiều nhóm dân tộc,
các bậc phụ huynh bị áp lực về của hồi môn cho con gái, về việc đầu tƣ cho
con gái học hành không mang lại lợi nhuận trƣớc mắt…điều này dƣờng

7
nhƣ thể hiện rõ trong một số cồng đồng ở Ấn Độ và một số nƣớc thuộc
châu Á [8, tr,23].
Học sinh bỏ học do gia đình có thu nhập thấp, bố mẹ thất nghệp hoặc
nghề nghiệp không ổn định, học vấn thấp hoặc thất học hoặc bỏ học vì sức
khỏe yếu do suy dinh dƣỡng, trƣờng ở xa nhà, không thích học và những
yếu tố nhà trƣờng nhƣ cơ sở vật chất, chất lƣợng giáo viên. Những nguyên
nhân này liên quan đến những rào cản về kinh tế xã hội và có mối quan hệ
ràng buộc chặt chẽ với nhau (Barton, 2006; Barsaga, 1995)[8, tr.23].
Tóm lại, các yếu tố tác động đến học sinh bỏ học đƣợc nghiên cứu
khá nhiều trên thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vấn đề bỏ học sớm
của học sinh liên quan đến trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc
gia, từ những chính sách về kinh tế, dân số, nhân khẩu đều ảnh hƣởng rõ rệt
đến vấn đề này. Ngoài ra những nguyên nhân về bình đẳng giới, sự phân
cấp giữa thành thị, nông thôn, giữa nhóm ngƣời có thu nhập cao với nhóm
có thu nhập thấp và nhóm DTTS với nhóm ngƣời đa số cũng có ảnh hƣởng
đến việc xã hội hóa giáo dục. Từ thực tế này chỉ ra rằng bất bình đẳng trong
tiếp cận với giáo dục cho trẻ em vẫn còn diễn ra ở khắp nơi trên thế giới,
điều này cần thiêt có sự vào cuộc nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau.

2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, lấy con ngƣời là trung
tâm trong quá trình phát triển, nhân tài đƣợc xem là nguyên khí của quốc
gia nên Đảng ta xác định “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”. “
”[19, tr.2]. Giáo dục
phát triển đồng hành cùng đất nƣớc qua từng thời kỳ khác nhau. Các phong
trào bình dân học vụ, diệt giặc dốt, xóa mù chữ ra đời để mọi ngƣời dân từ

8
già đến trẻ có thể tiếp cận với nền học vấn tối thiểu. Trƣờng học đƣợc đầu
tƣ ngày càng nhiều, chi phí cho giáo dục không ngừng tăng qua các năm.
Năm 2001 tổng chi cho giáo dục chiếm 4,1% GDP thì đến năm 2006 con
số trên đã đạt 5,6%. Chi ngân sách cho giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng cao
nhất trong lĩnh vực xã hội. Việt Nam nằm trong những quốc gia có tỷ
trọng đầu tƣ cho giáo dục cao nhất. Hệ thống cơ sở vật chất đầu tƣ cho giáo
dục đƣợc mở rộng, thầy cô giáo đƣợc đào tạo để “cắm làng, bám bản”, gieo
cái chữ đến tận biên giới, vùng địa đầu Tổ Quốc. Chính vì sự nỗ lực của
toàn thể nhân dân nên nƣớc ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiều học vào
năm 2003, trung học cơ sở (THCS) vào năm 2010 đó là những thành tựu vô
cùng to lớn trong công cuộc xây dựng một nền học vấn mang tính đại
chúng, dễ dàng tiếp cận.
Thời kỳ nào cũng vậy, tuổi trẻ luôn đƣợc xem là rƣờng cột của nƣớc
nhà, là những vị kiến trúc sƣ tài ba để kiến thiết xã hội trong tƣơng lai.
Chính vì vậy muốn xây dựng một xã hội khỏe mạnh phồn vinh đòi hỏi phải
có những con ngƣời khỏe mạnh về thể chất, tinh thần, vững chắc về tri
thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Chính vì vậy đòi hỏi hệ thống giáo dục phải có
những bƣớc tiến vững chắc, đi tắt, đón đầu nhằm gặt hái đƣợc nhiều thành
công trong hiện tại và cả tƣơng lai. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc
trong suốt thời gian qua thì nền giáo dục của nƣớc ta còn tồn tại nhiều hạn

chế, nhƣ chƣơng trình học quá tải, chất lƣợng không đảm bảo và không
đồng đều, giáo dục thiên về dạy chữ hơn dạy ngƣời, cơ sở vật chất chƣa
đáp ứng đủ nhu cầu, việc bất bình đẳng trong tiếp cận với hệ thống giáo
dục còn diễn ra khá phổ biến, bệnh thành tích, thi cử trong giáo dục xuất
hiện bao nhiêu năm vẫn chƣa có thuốc đặc trị. Ngoài ra, vấn đề dành cho
giáo dục chuyên biệt, giáo dục với nhóm ngƣời đặc biệt chƣa đƣợc chú
trọng đầu tƣ đặc biệt là giáo dục cho trẻ em vùng sâu vùng xa vùng DTTS

9
sinh sống dẫn đến tỷ lệ bỏ học ở những vùng này còn khá cao, gây ảnh
hƣởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng nói
riêng và cả nƣớc nói chung, ảnh hƣởng đến mục tiêu phát triển bền vững
của cả nƣớc. Chính vì ý thức đƣợc những ảnh hƣởng không tốt từ hệ lụy
của sự phân hóa trong phát triển nên những năm gần đây, nhà nƣớc đã chú
trọng nhiều hơn cho những vấn đề nổi cộm xuất hiện giáo dục. Một trong
những vấn đề đó là tình trạng HSDTTS bỏ học.
Thực trạng bỏ học của học sinh nói chung và học sinh THCS nói
riêng, thực chất đã diễn ra trong một thời gian khá dài nhƣng hầu nhƣ chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức. Vấn đề này chỉ đƣợc nhắc đến và đƣa ra bàn
luận trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ
chức thƣơng mại thế giới (WTO). Ngoài trọng tâm đào tạo con ngƣời với
đầy đủ năng lực và phẩm chất, thì vấn đề bỏ học của học sinh trung học
cũng ngày càng đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức ban ngành quan tâm.
Tuy nhiên, có thể thấy các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này vẫn chƣa
nhiều và chƣa thật sự phản ánh một cách chân thật nhất, khái quát nhất thực
trạng vấn đề. Có chăng chỉ là những trang tin đăng tải trên các tờ báo (báo
Tuổi trẻ, báo Thanh niên, báo Sài Gòn giải phóng .), trên internet hoặc một
số tin ngắn, phóng sự trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng phản ánh
các sự kiện liên quan
Tập trung giải quyết các “điểm nóng” tại buổi họp báo định kỳ tháng

3 năm 2008 của Bộ GD-ĐT tổ chức ở Hà Nội ngày 12/3/2008, do Phó thủ
tƣớng -Bộ trƣởng bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân chủ trì, Bộ GD-ĐT đã
dành phần lớn thời gian để nói về vấn đề bỏ học và giải pháp để khắc phục.

10
Ngày 14 tháng 3 năm 2008, Bộ GD-ĐT có công văn số
2092/BGD&ĐT-VP gửi đến lãnh đạo các Tỉnh, Thành phố trên cả nƣớc
giải trình về tình trạng học sinh bỏ học trong học kỳ I năm học 2007-2008.
Với Việt Nam, ngành công tác xã hội còn khá mới mẻ, và với những
khóa đầu tiên đào tạo trong nƣớc về công tác xã hội thì vấn đề học đƣờng
cũng là chủ đề nhận đƣợc quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trẻ. Tuy
nhiên chủ đề này không còn xa lạ với các ngành khác.
Đề tài 
 - luận án tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học, mã số 62 31
30 01 của NCS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS. TS Vũ Tuấn Huy. Luận án đã tập trung nghiên cứu, khảo sát thực
trạng và các nguyên nhân bỏ học của trẻ em vùng Tây Bắc trong bối cảnh
đất nƣớc ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập. Trên cơ sở khảo sát
các đối tƣợng nghiên cứu gồm trẻ em, nhà trƣờng, gia đình, cộng đồng,
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục, đào tạo và chăm sóc, bảo vệ
trẻ em tại 3 tỉnh thuộc Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La tác giả luận
án đã phân tích đƣợc mối quan hệ và tác động qua lại giữa các yếu tố xã
hội đến vấn đề trẻ em bỏ học. Việc phân tích trình trạng bỏ học của trẻ em
tại vùng Tây Bắc đƣợc xem xét trong mối quan hệ với hệ thống giáo dục
hiện nay của Việt Nam để từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu
tỷ lệ tình trạng bỏ học của trẻ em vùng Tây Bắc hiện nay. Đây là đề tài có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn, không trùng lặp với các đề tài khoa học và
luận án tiến sĩ đã bảo vệ trƣớc đó nó góp phần trong việc tham khảo đƣa ra
những giải pháp để giải quyết tình trạng này ở địa phƣơng nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu là khu vực Tây Bắc tác giả đã chỉ ra những yếu

tố nhƣ kinh tế, văn hóa, chính sách… mang đặc trƣng của vùng dân tộc

11
thiểu số miền núi phía Bắc nên có thể mang một vài điểm tƣơng đồng cho
các vùng khác nhƣ Tây Nguyên.
Luận văn      
  Luận văn chuyên
ngành kinh tế phát triển. Mã số 60 31 05. Ngƣời thực hiện Lê Thị Bích
Ngân, ngƣời hƣớng dẫn T.S Đoàn Gia Dũng. Luận văn đề cập đến các
nguyên nhân qua đó chú trọng đến những giải pháp để giúp khắc phục tình
trạng bỏ học của ngƣời dân tộc thiểu số tại huyện Kon Rẫy – tỉnh Kon
Tum. Đây là luận văn có ý nghĩa thực tiễn to lớn và có tính liên quan đến
đề tài mà tôi đang nghiên cứu vì sự tƣơng đồng về nhóm khách thể nghiên
cứu cũng nhƣ địa bàn thuộc khu vực Tây Nguyên. Tây Nguyên là địa bàn
khá khó khăn, trình độ phát triển về giáo dục còn kém các địa phƣơng khác
trong cả nƣớc, hơn nữa là vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần nhiều
nên hiện tƣợng học sinh dân tộc thiểu số bỏ học diễn ra khá phổ biến.
Chính điều này ảnh hƣởng đến quá trình phát triển chung của vùng làm cho
trình độ dân trí thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Với những đề
tài đƣợc nghiên cứu xuất phát từ địa phƣơng có thể góp phần rất lớn cho
việc giải quyết vấn đề xã hội đang tồn tại ở chính địa phƣơng đó.
Luận văn “
” của tác giả Nguyễn Đình Sơn chuyên ngành quản lý
kinh tế cũng nghiên cứu chi tiết về nghèo đói trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Luận văn đã chỉ ra thất học cũng là một nguyên nhân dẫn đến nghèo và tái
nghèo của vùng dân tộc thiểu số. Cái vòng luẩn quẩn của nghèo – thất học
– tái nghèo – bỏ học cũng đƣợc nhắc đến trong luận văn. Chính vì bỏ học
nên việc tiếp cận với tri thức, mở mang kiến thức, tiếp cận với kinh tế thị
trƣờng rất khó khăn và thất học ảnh hƣởng rất lớn đến nhận thức để thay
đổi tình trạng kinh tế hiện tại của hộ gia đình.


12
Liên quan đến vấn đề bỏ học của học sinh đã có một số nghiên cứu
nhỏ, các bài báo khoa học nhƣ:
Đề tài 
       của tác giả Đặng Văn Minh, Viện
Nghiên cứu giáo dục, năm 1992. Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại hai trƣờng:
Trƣờng THCS Đặng Trần Côn và Trƣờng Cấp II, III Võ Văn Tần (năm
học1990 – 1991). Tác giả đã đánh giá thực trạng và chỉ ra những nguyên
nhân bỏ học của học sinh tại hai trƣờng này. Đề tài đã đƣa ra những nguyên
nhân chủ quan, cũng nhƣ khách quan khiến học sinh bỏ học, những nguyên
nhân từ phía bản thân học sinh, gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Từ việc
phân tích nguyên nhân, tác giả đã đề xuất những giải pháp hữu hiệu ngăn
chặn tình trạng bỏ học, nó thật sự có ý nghĩa đối với ngành giáo dục tại thời
điểm đó.
Bài trích 
- 1992 - -
Tr.4-Tác giả đã phản ánh thực trạng, nguyên nhân của hiện tƣợng lƣu
ban, bỏ học và đƣa ra những biện pháp cần thiết để ngăn chặn và khắc phục
tình trạng trên. Qua đề tài, có thể thấy đƣợc tình trạng bỏ học, lƣu ban của
học sinh ở từng vùng, từng miền là khác nhau: về nguyên nhân, tỷ lệ, hệ
quả. Từ đó tác giả đƣa ra những biện pháp ngăn chặn, khắc phục phù hợp
với từng địa bàn nghiên cứu và tham khảo cho vùng khác.
Bài trích 
- 1992 - - Tr.31- . Tác giả đã chỉ ra
những nguyên nhân cơ bản nhất khiến học sinh phải bỏ học: nó có thể xuất
phát từ phía nhà trƣờng, học sinh, gia đình và toàn xã hội. Bên cạnh việc

13
nêu ra những nguyên nhân, tác giả đã nêu lên đƣợc những biện pháp để

ngăn chặn và giải quyết vấn đề đang đƣợc quan tâm lúc bấy giờ.
Bài trích         
- 1992 - - Tr11-Tác giả đã
nêu lên đƣợc những đặc điểm chủ yếu về điều kiện kinh tế - xã hội - giáo
dục ở TP.Hồ Chí Minh và thực trạng lƣu ban, bỏ học của học sinh tại thời
điểm nghiên cứu. Qua bài trích, tác giả đã chỉ rõ nguyên nhân khiến cho
học sinh bị lƣu ban, bỏ học tại một thành phố lớn và đƣa ra các biện pháp
nhằm hạn chế hiện tƣợng này.
Báo cáo của Ông Mai Phú Thanh – Chuyên viên Sở GD-ĐT về 

2007   (Báo cáo tại hội thảo 
 đƣợc tổ chức tại Trƣờng Đại học Bán công
Tôn Đức Thắng ngày 25/04/2008”. Trong báo cáo của mình, ông Mai Phú
Thanh đã trình bày sơ bộ về tình hình học sinh theo học ở các cấp, kết quả
xếp loại học lực hàng năm và đặc biệt là đƣa ra những con số thống kê về
nguyên nhân bỏ học của học sinh hiện nay.
Điểm đáng lƣu ý của báo cáo là ông đã đƣa ra những giải pháp mang
tính chiến lƣợc, nêu bật vai trò của các cấp ban ngành cũng nhƣ của các
đơn vị, tổ chức có trách nhiệm trong việc hạn chế và ngăn ngừa tình trạng
học sinh bỏ học hiện nay.
Đề tài 
  . Tác giả Đặng Thị Hải Thơ – UNICEF tại Việt
Nam. Đề tài đã chỉ ra những nguyên nhân xuất phát từ gia đình nhƣ kinh tế
khó khăn, trẻ lao động sớm, gia đình không hạnh phúc, gia đình không có
truyền thống học tập, gia đình khuyết thiếu, đông con. Những nguyên nhân

14
xuất phát từ nhà trƣờng đó là chƣơng trình giáo dục không thiết thực, chất
lƣợng dạy học và phƣơng pháp giảng dạy thiếu hấp dẫn, ít hứng thú, mối
quan hệ thầy trò có vấn đề, ngôn ngữ là một rào cản. Bên cạnh đó tác giả đã

chỉ ra các nguyên nhân từ xã hội, từ bản thân trẻ, các nhân tố tác động
khác.
Trong điều kiện giới hạn về thời gian và phƣơng tiện tra cứu, tôi chỉ
có thể sơ lƣợc đƣợc một số nghiên cứu nêu trên. Nguồn tƣ liệu nhóm thu
thập đƣợc chủ yếu từ một số bài trích của các đề tài nghiên cứu cách đây
khá lâu (năm 1992), còn lại một số thông tin liên quan đến vấn đề bỏ học
của học sinh THCS hiện nay đƣợc lấy từ các bài báo, dữ liệu trên internet
và tài liệu tham dự hội thảo “Nguyên nhân và giải pháp thực trạng bỏ học
của học sinh hiện nay” (ngày 25/04/2008). Qua đó, cũng có thể nhận định
rằng, tình hình nghiên cứu vấn đề bỏ học của học sinh nói chung và học
sinh THCS nói riêng còn rất hạn chế.
Công tác xã hội trong lĩnh vực học đƣờng đƣợc nhắc đến nhiều trong
những năm gần đây nhằm góp phần cùng giải quyết những vấn đề còn tồn
tại trong giáo dục. Thực tế ta đã thấy, đầu tƣ cho giáo dục là sự phát triển
bền vững. Những thành quả đầu tƣ hôm nay là phồn vinh của xã hội ngày
mai, là sự phát triển vững chắc khi mà tầng lớp tƣơng lai kế cận giỏi giang
có thể gánh vác nhiệm vụ của thế hệ trƣớc xây đắp. Vậy nhƣng giáo dục
trong thời đại hiện nay của nƣớc đối mặt với vô số thách thức. Đã có một
vài trƣờng ở thành phố Hồ Chí Minh áp dụng CTXH trong học đƣờng
nhƣng một thời gian ngắn các dự án bị cắt hoặc không đƣợc tiếp tục Gần
đây, khi báo chí dƣ luận xã hội nói nhiều về những tình trạng xảy ra trong
môi trƣờng học đƣờng mà ít nhiều là do trẻ bị “ô nhiễm” từ chính môi
trƣờng sống của trẻ nên dần dần xã hội mới nhìn nhận lại quá trình giáo dục
của từng gia đình, của cả hệ thống giáo dục của cả nƣớc trong đó nhiều ý

15
kiến của những ngƣời có uy tín cho rằng giáo dục của nƣớc ta thiên về dạy
chữ hơn là dạy ngƣời , trẻ em thiếu các kỹ năng sống cần thiết trong hội
nhập chính vì vậy trẻ thiếu khả năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó khi có
khủng hoảng xảy ra hay khi đối đầu với một vấn đề quá sức chịu đựng của

trẻ, khiến trẻ bị hụt hẫng, căng thẳng và gây ra những hành vi không mong
muốn, kể cả vấn đề trẻ bỏ học giữa chừng cũng là biểu hiện của hành vi
thiếu hệ thống hành vi chuẩn mực để đƣơng đầu với những khó khăn trong
quá trình học tập đến từ chủ quan hay khách quan.
Với những nghiên cứu chỉ ra ở trên có tác dụng rất lớn trong việc
tham khảo trong việc xây dựng luận văn. Các nghiên cứu đã là nguồn tài
liệu vô cùng quý giá để có thể xây dựng những chính sách lớn hơn, thiết
thực hơn cho vùng nghiên cứu. Tuy nhiên với luận văn “Những yếu tố tác
động đến tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu
trƣờng hợp tại xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai.”. Tôi đã
xây dựng đề cƣơng nghiên cứu về những yếu tố tác động đến tình trạng bỏ
học của HSDTTS dƣới góc nhìn của ngành CTXH, những yếu tố này mang
tính đặc trƣng của địa phƣơng. Qua đó ứng dụng những lý thuyết của
CTXH để can thiệp cho nhóm học sinh bỏ học ở địa phƣơng nghiên cứu.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
Luận văn sẽ chỉ ra những yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của
HSDTTS và biểu hiện của các yếu tố này;
Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần giải quyết vấn đề xã hội
đang xảy ra ở địa phƣơng và ứng dựng lý thuyết CTXH vào một trƣờng
hợp cụ thể để giúp can thiệp đúng hƣớng nhằm tăng cƣờng chức năng xã
hội của cá nhân, phát triển cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số;

16
Luận văn cũng góp phần làm tài liệu tài khảo cho những NVCTXH,
nhà giáo dục khi làm việc với đối tƣợng học sinh bỏ học, những dự án phát
triển cộng đồng với các nhóm đối tƣợng tƣơng tự.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của HSDTTS
và công tác xã hội với tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số.

4.2. Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể chính: HSDTTS đang đi học THCS mà xảy ra hiện
tƣợng bỏ học và phụ huynh học sinh.
- Khách thể khác: giáo viên, chính quyền địa phƣơng, tìm hiểu cộng
đồng mà học sinh đang sinh sống.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn thời gian: 6 tháng (từ tháng 1/2013 – tháng 8/2013)
5.2. Giới hạn không gian: Nghiên cứu các khách thể trên địa bàn xã Đăk
Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng của vấn đề học sinh bỏ học tại các trƣờng này diễn ra nhƣ
thế nào?
Những yếu tố nào tác động dẫn đến hiện tƣợng HSDTTS bỏ học xảy
ra ở địa phƣơng? Trong đó yếu tố nào là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất?
Đã có những can thiệp gì của chính quyền các cấp, nhà trƣờng, gia
đình, cộng đồng nhằm giúp các em trở lại trƣờng học? Đề xuất những giải
pháp nào để có thể giải quyết vấn đề này?

17
Nhận thức của học sinh, chính quyền, cộng đồng, gia đình về vấn đề
nào nhƣ thế nào?
Bằng phƣơng pháp công tác xã hội trợ giúp cho một nhóm học sinh
bỏ học có thể quay lại trƣờng học.
7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ chỉ ra thực trạng và những yếu tố tác động đến tình
trạng bỏ học của HSDTTS tại xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia
Lai từ đó đƣa ra những giải pháp can thiệp. Dƣới góc độ của CTXH chúng
tôi sẽ vận dụng lý thuyết nhận thức hành vi để nhóm học sinh nâng cao
nhận thức để giúp các em yên tâm học tập.

7.2 Nhiệm vụ
Nghiên cứu lý luận (hệ thống hóa các vấn đề lý luận về công tác xã
hội lý thuyết công tác xã hội, xác định yếu tố nào tác động đến tình trạng
bỏ học của học sinh.)
Nghiên cứu thực tiễn (khảo sát đánh giá thực trạng bỏ học của học
sinh DTTS và các yếu tố tác động đến hiện tƣợng này).
Đề xuất giải pháp, ứng dụng một lý thuyết CTXH trong giải quyết
vấn đề nhằm giúp đỡ cho một nhóm cụ thể.
8. Giả thuyết nghiên cứu
Có rất nhiều yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của HSDTTS,
trong đó yếu tố gia đình và bản thân học sinh yếu tố tác động mạnh nhất.
Việc sử dụng lý thuyết nhận thức - hành vi để can thiệp sẽ đem lại kết quả
tốt cho việc giải quyết vấn đề này.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu (nghiên cứu tài liệu thứ cấp thông
qua các báo cáo của trƣờng THCS xã Đăk Jơ Ta, UBND xã, UBND, phòng
giáo dục, ban dân tộc huyện Mang Yang, sở giáo dục đào tạo tỉnh Gia Lai).

18
Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi (Phát 100 bảng hỏi cho 50 học sinh
của trƣờng THCS Đăk Jơ Ta, 50 phiếu cho phụ huynh học sinh trƣờng
THCS Đăk Jơ Ta).
Phƣơng pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của những ngƣời có
chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể).
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu (phỏng vấn sâu 2 ngƣời trong ban giám
hiệu trƣờng, 01 lãnh đạo UBND xã, trƣởng trạm y tế xã, Chi hội trƣởng chi
hội phụ nữ của 2 làng, trƣởng phòng giáo dục huyện và 15 giáo viên của
trƣờng).
Phƣơng pháp thảo luận nhóm (thành lập nhóm gồm các em HSDTTS

đang đi học để sinh hoạt tạo tâm thế, niềm vui và giúp nhau trong học tập.
Thành lập nhóm sinh hoạt của những ngƣời mẹ có con là HSDTTS để cùng
sinh hoạt nhóm, tạo ra những chuẩn mực, áp lực nhóm giúp các bà mẹ tác
động đến con cái của mình đi học đầy đủ).







×