1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG QUANG TRUNG
Đ
Đ
Á
Á
N
N
H
H
G
G
I
I
Á
Á
H
H
I
I
Ệ
Ệ
U
U
Q
Q
U
U
Ả
Ả
V
V
I
I
Ệ
Ệ
C
C
C
C
Ấ
Ấ
P
P
G
G
I
I
Ấ
Ấ
Y
Y
C
C
H
H
Ứ
Ứ
N
N
G
G
N
N
H
H
Ậ
Ậ
N
N
Q
Q
U
U
Y
Y
Ề
Ề
N
N
S
S
Ử
Ử
D
D
Ụ
Ụ
N
N
G
G
Đ
Đ
Ấ
Ấ
T
T
M
M
A
A
N
N
G
G
T
T
Ê
Ê
N
N
V
V
Ợ
Ợ
V
V
À
À
T
T
Ê
Ê
N
N
C
C
H
H
Ồ
Ồ
N
N
G
G
( Nghiên cứu trường hợp tại Từ Sơn - Bắc Ninh, Mê linh- Vĩnh Phúc)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẶNG QUANG TRUNG
Đ
Đ
Á
Á
N
N
H
H
G
G
I
I
Á
Á
H
H
I
I
Ệ
Ệ
U
U
Q
Q
U
U
Ả
Ả
V
V
I
I
Ệ
Ệ
C
C
C
C
Ấ
Ấ
P
P
G
G
I
I
Ấ
Ấ
Y
Y
C
C
H
H
Ứ
Ứ
N
N
G
G
N
N
H
H
Ậ
Ậ
N
N
Q
Q
U
U
Y
Y
Ề
Ề
N
N
S
S
Ử
Ử
D
D
Ụ
Ụ
N
N
G
G
Đ
Đ
Ấ
Ấ
T
T
M
M
A
A
N
N
G
G
T
T
Ê
Ê
N
N
V
V
Ợ
Ợ
V
V
À
À
T
T
Ê
Ê
N
N
C
C
H
H
Ồ
Ồ
N
N
G
G
( Nghiên cứu trường hợp tại Từ Sơn - Bắc Ninh, Mê linh- Vĩnh Phúc)
Chuyên ngành : Xã hội học
Mã số : 60 31 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Thị Quý
Hà Nội -2012
3
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MANG TÊN VỢ VÀ TÊN CHỒNG
( Nghiên cứu trường hợp tại Từ Sơn - Bắc Ninh, Mê linh- Vĩnh Phúc)
4
MC LC
M U 7
1. Lí DO CHN TI 7
2. í NGHA KHOA HC V í NGHA THC TIN 11
2.1. í ngha khoa hc 11
2.2. í ngha thc tin 11
3. CU HI NGHIấN CU 11
4. MC TIấU NGHIấN CU 12
5. NHIM V NGHIấN CU 12
6. I TNG NGHIấN CU 12
7. KHCH TH NGHIấN CU 12
8. PHM VI NGHIấN CU 12
9. GI THUYT NGHIấN CU 13
10. PHNG PHP NGHIấN CU 13
11. BIN S 14
PHN NI DUNG 16
CHNG 1: C S Lí LUN V THC TIN CA TI 16
1. C s lý lun 16
1.1. Mt s khỏi nim cụng c ca ti 16
1.1.2. Khỏi nim qun lý nh nc v t ai 16
1.1.3. Vai trũ qun lý ca Nh nc v t ai 16
1.1.4.Nhng vn v quyn s dng t v giy chng nhn quyn s dng t 17
1.1.5. Mt s khỏi nim v Gii 21
1.2. Lý thuyết nghiên cứu 25
2. C s thc tin 29
2.1. Tỡnh hỡnh ng ký t ai Vit Nam trc v sau khi lut t ai 2003 ra i 30
2. 2.Trỡnh t cp giy chng nhn quyn s dng t. 32
2.5. Tng quan a bn nghiờn cu 36
CHNG 2- NH GI HIU QU VIC CP GIY CHNG NHN
QUYN S DNG T MANG TấN V V TấN CHNG 43
1. Tỡnh hỡnh thi hnh cỏc quy nh phỏp lut trong vic ỏnh giỏ hiu qu cp giy
chng nhn quyn s dng t mang tờn v v chng 43
1.1. Khỏi quỏt tỡnh hỡnh cp giy chng nhn quyn s dng t v quyn s hu
t t khi cú lut t ai nm 1988 n nay 43
1.2. Thc trng cp giy chng nhn quyn s dng t trờn a bn
huyn T Sn v Mờ Linh 46
1.2.1. Thc trng cp giy chng nhn GCNQSD ti Huyn Mờ Linh- Vnh Phỳc 46
1.2.2. Thc trng cp giy GCNQSD ti T Sn- Bc Ninh 49
2. Hiu qu cp giy chng nhn quyn s dng t mang tờn v v chng ti Mờ
Linh v T Sn 51
2.1. Đánh giá chung việc áp dụng pháp luật trong công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 51
2.2. Đánh giá hiệu quả việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất mang tên vợ và tên chồng 53
2.3. Quyn s dng t ó c ci thin nhng khong cỏch gii vn tn ti 57
3. nh hng ca phong tục tập quán và quan niệm truyền
thống về đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 60
5
3.1. Tỏc ng ca quan nim trng nam, khinh n n vn thc hin bỡnh ng
gii 60
3.2. nh hng ca phong tc tp quỏn n vic cp GCNQSD mang tờn v v
chng 65
I. MT S NHN XẫT, KIN NGH V GII PHP V TèNH HèNH CP
GCNQSD 72
1. Nhn xột v tỡnh hỡnh cp GCNQSD 72
2. Kin ngh 75
2.1. Những kiến nghị tăng cờng công tác quản lý sử dụng
đất tại Từ Sơn và Mê Linh 76
2.2. Mt s kin ngh bo v quyn li chớnh ỏng ca ph n trong lnh vc t ai 79
2.3. Nhng kin ngh thỏo g khú khn khi trin khai thc hin cp i GCNQSD
ghi tờn mt ngi sang ghi tờn c v v chng. 80
TI LIU THAM KHO 82
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
QSHTS : Quyền sở hữu tài sản
UBND : Ủy ban nhân dân
NĐ- CP : Nghị định- Chính phủ
BTNMT : Bộ Tài nguyên môi trường
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
BĐG : Bình đẳng giới
ĐKĐĐ : Đăng ký đất đai
HDI : Chỉ số phát triển con người
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
UNICEF : Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
UNESCO : Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa liên hợp quốc
1011
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Thực trạng cấp GCNQSDĐ tại Mê linh –Vĩnh Phúc…………….
Bảng 2: Thực trạng cấp GCNQSDĐ tại Từ Sơn – Bắc Ninh……………
Bảng 3 : Tỷ lệ nam nữ đứng tên chủ hộ…………………………………….
Bảng 4: Tỷ lệ cấp GCNQSDĐ……………………………………………….
Bảng 5: Tập huấn cho phụ nữ về cấp GCNQSDĐ…………………………
Bảng 6: Tình trạng bất bình đẳng giới trong sử dụng đất tại địa phương….
Bảng 7: Biểu hiện của bình đẳng giới……………………………………….
Bảng 8: Nguyên nhân của tình trạng BBĐG trong thực hiện QSDĐ……
Bảng 9: Hoạt động của chính quyền đối với việc bảo đảm thực thi BĐG trong
sử dụng đất đai
……………………………………………………………
Bảng 10: Quan điểm của người dân đối với các hoạt động tập huấn tuyên
truyền về BĐG trong việc SDĐ………………………………………………
45
48
52
53
54
56
57
64
76
68
69
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu 1: Trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất……………….
Biểu 2: Giao dịch về chuyển nhượng QSDĐ người phụ nữ được tham gia
30
55
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phụ nữ là lực lượng sản xuất nông nghiệp chính của thế giới, song vì
những tập quán và nguyên nhân văn hóa xã hội khác nhau nên phụ nữ lại là
nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng đói nghèo hơn nam giới.
8
Những năm gần đây, Việt Nam luôn được nhiều quốc gia trên thế giới coi là
tấm gương nỗ lực về bình đẳng giới và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, do tác
động của kinh tế thị trường, mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo trong những năm tới
vẫn là thách thức không nhỏ mà một trong nguyên nhân cơ bản làm hạn chế
mục tiêu này là những bất cập trong quá trình tiếp cận, sử dụng tài nguyên đất
đai đối với phụ nữ, điều này đúng với nhận định chung của các chuyên gia
quốc tế:“Không thể nào ngay lập tức chấm dứt tình trạng nghèo đói, nhưng
chúng ta có thể thực hiện các giải pháp lâu dài, mà một trong số đó chính là
thực hiện quyền của người phụ nữ. Một trong những biện pháp để đảm bảo an
ninh lương thực mà các chính phủ có thể áp dụng chính là tăng cường việc
đảm bảo quyền tiếp cận và sử dụng đất đai thực sự cho phụ nữ cả trên góc độ
pháp lý và trong thực tế. Đây chính là một quyền hết sức căn bản và chính
đáng của phụ nữ.” [1]
Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là người đại
diện chủ sở hữu với đầy đủ các quyền năng quan trọng, đó là quyền chiếm hữu,
quyền định đoạt và quyền sử dụng theo quy định của pháp luật. Trong đó,
quyền sử dụng đất là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức từ đất đai, tài sản. Quyền sử dụng đất được hiểu là quyền khai thác
các thuộc tính và công dụng từ đất để phục vụ cho các mục đích nhất định. Xét
về khía cạnh kinh tế, Quyền sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng vì nó làm thoả
mãn các nhu cầu và mang lại lợi ích vật chất cho các chủ sử dụng trong quá
trình sử dụng đất. Quyền sử dụng đất của Nhà nước và của người sử dụng đất
tuy khác nhau về cấp độ nhưng đều thống nhất trên từng lô, thửa, mảnh đất,
mục đích sử dụng và mức độ hưởng lợi từ đất.
Trong thực tế, xuất phát từ việc nhận thức chưa đầy đủ các quy định của
pháp luật đất đai, mặt khác điều kiện liên quan đến quyền tiếp cận đất đai đối
với phụ nữ còn hạn chế nên hiện trạng tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất mang tên cả vợ và chồng (không chỉ trong địa bàn khảo sát) mà ở
nhiều địa phương tỷ lệ đạt không cao. Tôn trọng và bảo vệ quyền công dân nói
chung và quyền bình đẳng của phụ nữ nói riêng được ghi nhận tại Hiến pháp
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Chính sách bảo hộ
9
của pháp luật đối với phụ nữ ở Việt Nam được thực hiện thống nhất thông qua
hệ thống văn bản từ Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đến các Luật
(Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình…) và hệ thống văn
bản dưới luật được áp dụng, thi hành trong đời sống xã hội, trong đã có các chế
định liên quan đến quyền sử dụng đất.
Với tư cách là một chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai, chịu sự
điều chỉnh của Luật đất đai 2003, phụ nữ có đầy đủ các quyền sử dụng đất bình
đẳng như nam giới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt là
GCNQSDĐ); thông qua việc cấp GCNQSDĐ, Nhà nước công nhận quyền sử
dụng đất hợp pháp, bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng
đất (hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; được lựa chọn hình
thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất; các quyền: Chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh…). Đối
với vợ chồng, trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng
thì GCNQSDĐ phải ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng đảm bảo cho vợ, chồng
có quyền quyết định ngang nhau đối với các quyền trên, bảo đảm cho vợ,
chồng có quyền lợi hưởng lợi ngang nhau từ việc sử dụng đất. Theo đó không
một bên nào trong hai vợ chồng được tự ý quyết định một trong các quyền đã
được pháp luật đất đai quy định bằng giá trị quyền sử dụng đất để thực hiện các
giao dịch dân sự về đất đai của hai vợ chồng.
Hiện nay ở Việt Nam, xét về chủ thể sử dụng đất đối thì hiện nay đa số
phụ nữ (người vợ) không được đứng tên trong GCNQSDĐ nên quyền lợi của họ
có thể bị xâm phạm nếu không may phải sống ly thân, ly hôn Trong nền kinh tế
thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, chính sách đổi mới của Việt
Nam đã tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động kinh
tế xã hội của đất nước. Song quyền lợi của họ đối với đất đai vẫn còn những hạn
chế nhất định, đặc biệt đối với các trường hợp phụ nữ độc thân, phụ nữ làm chủ
hộ. Trước đây, pháp luật đất đai không quy định bắt buộc GCNQSDĐ phải đứng
cả tên vợ và tên chồng nên nhiều nhiều hộ được cấp giấy đứng riêng tên chồng
hoặc tên vợ (chủ yếu là người chồng), dẫn đến tình trạng khi chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, người chồng tự ý quyết định thực hiện các giao dịch đất đai
10
mà không cần có ý kiến của người vợ. Từ khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực
thi hành (01/7/2004), mặc dù Luật quy định việc cấp GCNQSDĐ phải đứng cả
tên vợ và tên chồng, được cấp lại GCNQSDĐ, đổi GCNQSDĐ và chỉnh lý
GCNQSDĐ nhưng hiện trạng công tác cấp giấy đang còn chậm so với tiến độ đề
ra thì việc cấp lại, đổi hoặc chỉnh lý GCNQSDĐ càng khó được thực hiện chính
điều này đã hạn chế quyền bình đẳng trong quá trình sử dụng đất đai. Nguyên
nhân của thực trạng này đến từ hai phía, do các cấp chính quyền địa phương còn
chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải tiến hành cấp đổi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất từ một tên sang hai tên, do công tác thông tin tuyên truyền về
Luật đất đai 2003 chưa được quan tâm đúng mức, cũng như do bản thân người
dân, đặc biệt là phụ nữ cũng chưa hiểu về quy định này và ý nghĩa của nó, và thủ
tục hành chính còn rườm rà, chi phí mà người dân phải trả còn cao.
Từ Sơn và Mê Linh là hai điểm nóng về vấn đề đất đai. Tại đây nhu cầu
về đất đai rất lớn để phát triển kinh tế đặc biệt là các làng nghề. Quá trình phát
triển kinh tế đã làm thay đổi các nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu sử
dụng đất đai. Người dân xem đất đai như là tài sản quý giá để làm nơi cư trú và
dùng đất đai để thực hiện các giao dịch như: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, thế chấp… Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trở nên rất quan trọng, là
căn cứ pháp lý duy nhất để người dân sử dụng mảnh đất của mình. Song hiện
nay công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện trong thời gian qua gặp rất
nhiều khó khăn trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, lập và quản lý hồ
sơ địa chính
.
Nhu cầu đất lớn kéo theo giá trị đất tăng cao, việc đứng tên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là rất quan trọng.
Mặc dù đã được Đảng và nhà nước đã quan tâm nhưng tình trạng bất bình
đẳng trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ và tên
chồng vẫn còn nhiều bất cập. Tại Từ Sơn và Mê Linh vẫn còn nhiều trường hợp
người dân đặc biệt là phụ nữ không biết quyền lợi của mình hoặc bị tước đoạt
quyền lợi trong việc đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Với các
lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất mang tên vợ và tên chồng (Nghiên cứu trường hợp tại Từ Sơn- Bắc
Ninh và Mê Linh- Vĩnh Phúc)” vì đề tài này có ý nghĩa sâu sắc về chính trị - xã
11
hội. Nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn nêu lên thực trạng cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nói chung và GCNQSDĐ mang tên vợ và tên chồng nói
riêng, từ đó đề xuất các kiến nghị cải thiện công tác quản lý đất đai, nâng cao
nhận thức của người dân về pháp luật đất đai, đặc biệt là quyền và lợi ích của
người phụ nữ để đảm bảo bình đẳng giới trong sử dụng đất và cấp GCNQSDĐ
trên địa bàn Từ Sơn và Mê Linh.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả việc cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất mang tên vợ và tên chồng (Nghiên cứu trường hợp tại Từ Sơn- Bắc
Ninh và Mê Linh- Vĩnh Phúc)” sẽ góp phần đem lại cơ sở khoa học cho việc
hoạch định và hoàn thiện những chính sách của nhà nước về bình đẳng giới
trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là bình đẳng giới trong đứng tên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời thông qua đề tài người nghiên cứu có cơ
hội áp dụng những kiến thức lý luận, những lý thuyết và phương pháp nghiên
cứu xã hội học đã được học vào một vấn đề được coi là “nóng” của Việt nam hiện
nay.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua các kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ góp phần giúp các nhà quản
lý, các cấp, các ngành, các tổ chức có cái nhìn đúng đắn, toàn diện và nhạy cảm
giới, đánh giá thực chất về hiệu quả việc cấp GCNQSDĐ mang tên vợ và tên
chồng đang được triển khai tại địa phương, những khó khăn và thuận lợi,
những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ
và tên chồng đã đạt được những kết quả gì?
Câu hỏi 2: Những thuận lợi và khó khăn của việc cấp giấy CNQSDĐ mang tên
vợ và tên chồng?
Câu hỏi 3: Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ và tên
chồng đã tác động như thế nào đến việc đem lại quyền lợi và nâng cao vị thế
cho người phụ nữ trong lĩnh vực đất đai?
12
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Thông qua kết quả điều tra xã hội học, đề tài sẽ đánh giá tác động của
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang cả họ và tên vợ, chồng để
đảm bảo bình đẳng giới trong sử dụng đất đai, nâng cao vai trò và vị trí của
người phụ nữ trong xã hội và trong quản lý, sử dụng đất đai.
- So sánh hiệu quả của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khi chỉ
đứng tên một người với việc cấp giấy mang cả tên vợ tên chồng theo quy định hiện
nay ở các địa bàn nghiên cứu. Từ đó có những đề xuất điều chỉnh chính sách nhằm
đảm bảo quyền bình đẳng giới trong hưởng dụng tài nguyên đất đai và góp phần
đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của Chính
phủ.
- Đưa ra các đề xuất, khuyến nghị giải pháp.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá tác động của việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; nghiên cứu những chính sách, quy định về việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiệu quả của việc cấp GCNQSDĐ.
- Tiến hành điều tra thực tế nhằm đánh giá thực trạng và tác động của
những chính sách, quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đưa ra các đề xuất khuyến nghị mang tính khả thi
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang
tên vợ và tên chồng
7. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Hộ gia đình nông thôn được cấp sổ có quyền sử dụng đất cả vợ và chồng
- Cán bộ nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
8. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
8.1. Phạm vi không gian :Mê Linh-Vĩnh Phúc, Từ Sơn - Bắc Ninh
Đề tài tập trung nghiên cứu ở các xã điển hình và có những vấn đề bất cập về
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Mê Linh- Vĩnh phúc và Từ Sơn- Bắc
Ninh.
8.2. Phạm vi thời gian : Năm 2011
8.3. Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc áp
dụng quy định mới của luật đất đai về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ
đó đánh giá hiệu tác động tới bình đẳng giới trong lĩnh vực đất đai
13
9. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Pháp luật cho phép phụ nữ đứng tên trong việc cấp giấy CNQSDĐ đã
thay đổi mối quan hệ giới theo hướng tích cực
- Phong tục tập quán và những quan niệm chủ hộ có quyền tối cao trong
sử dụng đất đã cản trở việc thực hiện các quy định mới của Pháp luật về cấp
GCNQSDĐ.
- Phụ nữ là những người ủng hộ việc thực thi các quy định mới của Pháp
luật về cấp GCNQSDĐ.
10. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp
chung nhất trong công tác nghiên cứu. Đề tài vận dụng phương pháp này trong
việc xem xét đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở Từ Sơn- Bắc Ninh, Mê Linh- Vĩnh Phúc trong những điều kiện cụ thể và
các mối quan hệ khác.Ngoài ra vận dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội
học như: Phương pháp điều tra, thu thập số liệu , xử lý thông tin, thống kê,
phân tích, so sánh
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Dung lượng mẫu
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích, đề tài áp
dụng quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên.
Dựa trên danh sách thống kê của Từ Sơn và Mê Linh, người nghiên cứu
đã chọn lọc ra 200 hộ gia đình. Tác giả tự nhận thấy rằng với cơ cấu mẫu như
trong nghiên cứu này thì chưa thể suy rộng nếu xét trên phạm vị rộng của vấn đề
nghiên cứu. Chính vì vậy, nghiên cứu này chỉ xem xét vấn đề trong phạm vi hẹp
với tác động của những chính sách, quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất
Mô tả về cơ cấu mẫu khảo sát
Tỷ lệ nam nữ được đều tra theo tỷ lệ 100 nam- 100 nữ vì theo tác giả
như vậy sẽ đảm bảo sự bình đẳng trong việc thu thập thông tin
Số lượng người được hỏi là chủ hộ: 172 người chiếm 86%, số lượng người
được hỏi là vợ/ chồng với người được hỏi: 17 người chiếm 8,5%, số người là con dâu/
con rể với người được hỏi: 2 người chiếm 1%, số người là cha mẹ với người được
hỏi: 9 người chiếm 4,5%
14
Trong 200 người được hỏi thì có 180 người làm nông nghiệp chiếm 90 %, số
người là công nhân viên chức: 7 người chiếm 3,5% và số người làm các ngành nghề
khác là 13 người chiếm 6,5%
Trong việc điều tra bằng bảng hỏi tác giả đã cùng phối hợp với nhóm sinh
viên trường Đại Học Lao động xã hội tiến hành xuống 2 địa bàn Từ Sơn và Mê
Linh. Đoàn sinh viên gồm 10 người được chia ra 2 nhóm : 1 nhóm 5 người
xuống Từ Sơn, một nhóm 5 người xuống Mê Linh.
Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Đề tài tiến hành 10 cuộc phỏng vấn
bán cấu trúc (5 nam- 5 nữ) đối với các đối tượng là cán bộ chính quyền địa
phương, trong đó có ông Nguyễn Mạnh C, Phó trưởng phòng Tài Nguyên Môi
trường -Từ Sơn và 02 chủ tịch hội phụ nữ Huyện Mê Linh và huyện Từ Sơn để
rà soát lại việc thực thi Luật đất đai trong thời gian qua, những khó khăn, vướng
mắc mà họ gặp phải trong quá trình thực hiện…; và phỏng vấn bán cấu trúc 07
hộ dân trên địa bàn để tìm hiểu xem người dân có nắm bắt được quy định về cấp
giấy GCNQSDĐ, tìm hiểu xem vấn đề bình đẳng giới trong việc cấp
GCNQSDĐ đồng thời tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ đối với các cấp
chính quyền địa phương và Trung ương khi ban hành.
Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông
tin về tình hình cơ sở hạ tầng ở địa phương, cơ sở vật chất và điều kiện sống
của người dân dưới tác động của các chính sách.
7.2.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Được sử dụng để phân tích các công trình nghiên cứu liên quan, các chính sách,
các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2005 đến
năm 2010 của huyện Từ Sơn và Mê Linh. Phương pháp phân tích hệ thống cho phép đi
sâu tìm hiểu việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bình đẳng giới trong cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa phương
- Phương pháp phân tích tổng hợp: tổng hợp số liệu thu thập sơ cấp, thứ cấp
xử lý số liệu sơ cấp bằng phần mềm SPSS, tiến hành phân tích thông tin thu được
11. BIẾN SỐ
Biến độc lập Biến phụ thuộc
- Quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất mang tờn vợ và tờn chống
- Phong tục tập quán và quan niệm truyền thống của
nhân dân về nam và nữ đứng tên trong GCNQSDĐ
Hiệu quả việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng
đất đứng tên vợ và tên
chồng
12. KHUNG LÝ THUYẾT
15
Quy định của pháp luật về
cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất mang
tên vợ và tên chống
Phong tục tập quán và quan
niệm truyền thống của nhân
dân về nam và nữ đứng tên
trong GCNQSDĐ
Bình đẳng giới và quyền phụ nữ
Hiệu quả việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đứng tên
vợ và chồng
Môi trường KT_XH
16
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.1.1. Khái niệm về đất đai
- Theo VV.Docutraiep (1846 - 1903): Đất trên bề mặt lục địa là một vật
thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5
yếu tố: Sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi thọ địa phương.
- Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu
tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề
mặt, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với
khoáng sản và nước ngầm trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định
cư của con người và các kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, cũng như
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội dung
quy định tại điều 6 Luật đất đai 2003. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất
của từng vùng từng địa phương dựa trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm
chắc hơn về cả số lượng và chất lượng. Đưa ra các phương án về quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất để phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Đảm bảo đất
được giao đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch, sử dụng có hiệu quả ở hiện tại và bền vững trong tương lai, tránh hiện
tượng phân tán đất và đất bị bỏ hoang hóa.
1.1.3. Vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai
Quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển
kinh tế, xã hội, và đời sống nhân dân. Cụ thể là:
- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất
đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội của đất nước;
bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Giúp cho Nhà
17
nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp hữu
hiệu để bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả.
- Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý toàn bộ
đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế - xã
hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả.
- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai (văn
bản luật và dưới luật) tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hộ
gia đình, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ
về đất đai.
- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai
như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư Nhà nước kích thích
các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm
đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu
kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất, Nhà nước
nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và biện quyết
những vi phạm pháp luật về đất đai. [15, chương 4]
1.1.4.Những vấn đề về quyền sử dụng đất ở và giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất
- Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
*Theo quy định tại điều 4 Luật đất đai 2003:
GCNQSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng đất.
* Theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/09/2009 của Chính phủ
và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một
mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất,
Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang,
18
mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng
cánh sen, gồm các nội dung sau đây:
+ Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in
màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6
chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
+ Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, Nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, Nhà ở, công trình xây
dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng
năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp
Giấy chứng nhận.
+ Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, Nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận".
+ Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những
thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người
được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ và chồng
GCNQSDĐ mang tên vợ và chồng là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp cho cả vợ và chồng để bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất.
19
Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản chung của
vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân… Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp
luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu
phải ghi tên của cả vợ chồng.
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình cũng hướng dẫn cụ thể tại Điều 5: Các tài sản thuộc
sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và
20
chồng …bao gồm: nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp
luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu. Việc đăng ký các tài sản, quyền tài
sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải ghi tên của cả vợ và chồng. Trong
trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng đã đăng ký quyền sở hữu
trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên của một bên vợ hoặc
chồng, thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại
giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản đó để ghi tên của cả vợ và chồng. Nếu vợ
chồng không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, tài sản đó
vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Đối với nhà ở, theo khoản 3 Điều 12 Luật Nhà ở, nhà ở thuộc sở hữu chung
của vợ chồng thì ghi đủ tên của cả vợ và chồng. Trường hợp có vợ hoặc chồng
không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại VN thì chỉ ghi tên người có quyền sở hữu
nhà ở tại VN.
Đối với đất, theo Quyết định 08 ngày 21-7-2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng
thì ghi họ, tên, năm sinh và số ngày, cấp, nơi cấp giấy chứng minh nhân dân,
địa chỉ nơi đăng ký thường trú của vợ và chồng; nếu người sử dụng đất đề nghị
chỉ ghi họ, tên vợ hoặc chỉ ghi họ, tên chồng thì phải có văn bản thỏa thuận của
hai vợ chồng có chứng thực của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc chứng nhận của
cơ quan công chứng. Nếu vợ (hoặc chồng) là người không được nhận quyền sử
dụng đất tại VN thì chỉ ghi tên và các thông tin liên quan của cá nhân là người
được nhận quyền sử dụng đất tại VN.
* Ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Việc cấp GCNQSDĐ với mục đích để Nhà nước tiến hành các biện pháp
quản lý Nhà nước đối với đất đai, để người sử dụng đất yên tâm khai thác tốt
mọi tiềm năng của đất, đồng thời phải có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài
nguyên đất cho các thế hệ sau. Thông qua việc cấp GCNQSDĐ để Nhà nước
nắm chắc và quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất của quốc gia.
21
1.1.5. Một số khái niệm về Giới
- Tư tưởng của Ph. Ăng- Ghen về bình đẳng giới
Cùng với C.Mác, Ph. Ăng-Ghen đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc
bảo vệ các giá trị lý luận và phát triển chúng lên một tầm cao mới. Một trong
những giá trị đó là tư tưởng về giải phóng phụ nữ hay bình đẳng giới theo cách
nói hiện nay. Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về
sự phát triển của lịch sử và xã hội, ông đã chỉ ra rằng, địa vị xã hội của nam và
nữ gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự biến đổi của phương
thức sản xuất và phân công lao động trong nền sản xuất xã hội.
Tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước
xuất bản lần đầu tiên ở Xuyrich (Đức) năm 1884 của Ăng-ghen là một trong
những tác phẩm kinh điển có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu tiến
trình phát triển của gia đình và vai trò, vị thế của người phụ nữ qua từng giai
đoạn lịch sử khác nhau. Trên cơ sở đó, Ăng-Ghen đã nêu và phân tích nguyên
nhân của sự bất bình đẳng giới, chỉ ra những giải pháp thực hiện sự bình đẳng
giới trong gia đình và xã hội như sau:
- Sự bất bình đẳng giới có nguồn gốc từ sự bất bình đẳng kinh tế giữa
phụ nữ và nam giới, chính vì vậy vị thế xã hội của người phụ nữ bị đánh giá
thấp kém hơn so với nam giới bắt nguồn từ sự không ngang nhau về mặt kinh
tế. Như vậy, cơ sở kinh tế quy định mối quan hệ bình đẳng hay bất bình đẳng
giữa phụ nữ và nam giới và người ta coi việc phụ nữ có địa vị thấp kém hơn
nam giới, phải phụ thuộc vào nam giới như là lẽ đương nhiên.
- Kinh tế cũng không phải là yếu tố duy nhất quy định sự bất bình đẳng
nam nữ, mà cả yếu tố nhận thức của từng người, sự tác động của văn hóa, xã
hội cũng ảnh hưởng không nhỏ. Trình độ nhận thức và các phong tục tập quán
phản ánh rõ nét sự bất bình đẳng kinh tế giữa phụ nữ và nam giới đã ăn sâu,
bám chắc vào đầu óc con người, thành tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” và tác
động đến thói ứng xử thô bạo của người đàn ông đối với đàn bà.
- Xu hướng phát triển của hình thức gia đình văn minh mới một vợ, một
chồng và bình đẳng nam nữ là tất yếu của cuộc cách mạng XHCN. Để thực
hiện sự bình đẳng đó cần tổ chức lại cách phân công lao động trong xã hội và
22
gia đình theo hướng phụ nữ tham gia ngày càng bình đẳng với nam giới trên
các lĩnh vực của xã hội, đồng thời giảm bớt lao động gia đình của họ. Việc phụ
nữ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội chính là điều kiện căn bản để
thực hiện sự bình đẳng trong gia đình. Ăng-Ghen khẳng định: “điều kiện để
giải phóng phụ nữ là làm cho toàn bộ nữ giới trở lại tham gia nền sản xuất xã
hội, và điều kiện đó lại đòi hỏi phải làm cho cả gia đình cá thể không còn là
đơn vị kinh tế của xã hội nữa” [13,tr146]
Vận dụng tư tưởng tiến bộ của Ăng-Ghen về giải phóng phụ nữ, Đảng
và Nhà nước ta luôn nhận thức đúng đắn và đánh giá cao vai trò của phụ nữ -
lực lượng quan trọng của cách mạng Việt Nam. Trong những năm gần
đây,Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những nước đạt được những
thành tựu đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế
cho phụ nữ. Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều thành tựu đạt được, sự bất bình đẳng
đối với phụ nữ mà Ph. Ăng-Ghen chỉ ra vẫn còn hiện hữu trong xã hội hiện đại.
Một trong những thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt chính là
những định kiến giới vẫn tồn tại khá nặng nề trong xã hội, nhất là ở nông thôn.
Định kiến giới là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàng loạt trở
ngại mà phụ nữ phải đối mặt trong cuộc sống. Đây cũng chính là một trong
những yếu tố quyết định và duy trì sự bất bình đẳng giới ở mọi lĩnh vực của
cuộc sống xã hội và trong gia đình. Do vậy, song song với việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật liên quan đến vấn đề giới, thực hiện Chiến lược quốc gia Vì sự
tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, việc tuyên truyền một cách tích cực, đồng bộ
nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc từ trong nhận thức của mỗi người để làm
giảm bớt và tiến tới xóa bỏ định kiến giới là biện pháp cấp bách, trước mắt và
là chiến lược lâu dài của đất nước.
- Bình đẳng giới
Ngay từ khi thành lập nước, trong bản tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tuyên bố “nam nữ bình đẳng”.
23
Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (năm
1946) đã khẳng định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi
phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa” (Điều 6) và “Đàn bà ngang quyền
đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9). Nội dung này liên tục được đề cập
đến trong Hiến pháp năm 1959,1980,1992. Đặc biệt Luật Bình đẳng giới được
phê duyệt vào tháng 7/2007.
Vậy Bình đẳng giới: “là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau,
được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của
cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng nhu nhau về thành quả của sự phát triển
đó” [18, điều 5]
Như vậy có thể hiểu là Bình đẳng giới trong việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là việc nam nữ có vai tò ngang nhau, được tạo điều kiện và
cơ hội để phát huy năng lực và quyền hạn của mình trong việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và sự thụ hưởng như nhau về lợi ích của việc cấp giấy
CNQSDĐ.
- Định kiến giới:
+ Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về
đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ [18, điều 5]
+ Định kiến giới là nhận định của mọi người trong xã hội về những gì
mà phụ nữ và nam giới có khả năng và các loại hoạt động mà họ có thể làm với
tư cách họ là nam hay nữ. Có nhiều biểu hiện khác nhau của định kiến giới
song phổ biến hơn cả là những quan niệm về đặc điểm, tính cách và khả năng
của phụ nữ và nam giới.[29,tr44]
- Nhu cầu giới: Trong vấn đề giới, phụ nữ có một số nhu cầu riêng khác
với nhu cầu nam giới và hạ cũng được đáp ứng nhu cầu không hoàn toàn giống
nam giới. Mặt khác, vị trí thấp kém hơn nam giới của phụ nữ cũng quy định
việc đáp ứng nhu cầu của học thấp hơn. Chính vì vậy nhu cầu giới là những
mong muốn của giới nhằm cải thiện đời sống và nâng cao địa vị của họ.
+ Nhu cầu giới bao gồm 2 loại:
- Nhu cầu thực tế thực dụng của giới ( Practical Gender
Needs – PGN): là những nhu cầu xuất phát từ các công việc và hoạt động hiện
24
tại của phụ nữ hoặc nam giới. Nếu những nhu cầu này được đáp ứng sẽ giúp
cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình
- Nhu cầu chiến lược (Strategic Gender Needs-SNG): là những
nhu cầu xuất phát từ sự chênh lệch về vị thế xã hội của phụ nữ và nam giới.
Những nhu cầu chiến lược này khi được áp dụng sẽ làm thay đổi địa vị và vị thế
của người phụ nữ và nam giới theo hướng bình đẳng hơn. [29,tr88]
- Vấn đề Giới: là các vấn đề nảy sinh ở bất kỳ khía cạnh nào của các mặt
đời sống xã hội trong mối quan hệ nam và nữ. Những khía cạnh này hoặc gián tiếp
đến vị trí, vai trò, tiếng nói, lợi ích của phụ nữ và nam giới [18,tr7]
1.1.6. Khái niệm hiệu quả:
Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện
các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó
trong những điều kiện nhất định.
Phân loại hiệu quả
+ Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất - kinh doanh hay hiệu
quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu
quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận đợc
và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có đợc lợi ích kinh tế.
Hiệu quả kinh tế quốc dân còn đợc gọi là hiệu quả KT-XH là hiệu quả tổng
hợp đợc xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể của hiệu quả KT-XH là
toàn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là Nhà nớc, vì vậy những lợi ích và chi
phí đợc xem xét trong hiệu quả KT-XH xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền
KTQD
+ Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp
Hiệu quả trực tiếp là hiệu quả đợc xem xét trong phạm vi chỉ một dự án,
một doanh nghiệp (một đối tợng).
Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả mà một đối tợng nào đó tạo ra cho đối tợng khác.
Việc xây dựng một dự án này có thể kéo theo việc xây dựng hàng loạt các dự án
khác. Hiệu quả của dự án đang xem xét là hiệu quả trực tiếp còn hiệu quả của các
dự án khác là hiệu quả gián tiếp
25
1.2. Lý thuyết nghiên cứu
* Một số lý thuyết
- Lý thuyết xung đột (M. Weber)
Weber cho rằng sự khác biệt về vị trí xã hội dẫn tới những cơ hội xã hội
khác nhau, sự khác biệt giữa nhóm này với nhóm khác dựa trên cơ sở của ba loại
bất bình đẳng đó là bất bình đẳng về kinh tế, địa vị xã hội và chính trị.
Quan điểm này của Weber tương đối đồng nhất với Mác. Tuy nhiên Mác
chỉ lấy yếu tố cơ bản là kinh tế để giải thích mâu thuẫn xã hội thì Weber đã tiến
thêm một bước mới, ông cho rằng nguồn gốc dẫn đến xung đột xã hội là bất bình
đẳng về cơ hội xã hội. Trong xã hội có nhóm người có uy tín xã hội cao hơn so
với nhóm khác. Vì thế họ giành được những ưu thế do địa vị xã hội mang lại.
Bất bình đẳng về chính trị cụ thể những người giữ quyền hành cao trong
thang bậc quản lý xã hội, đảng phái chính trị, cầm quyền chiếm được ưu thế so
với đảng phái khác. Những nhà cai trị hay quản lý có quyền cho ra những quyết
định có lợi cho giai cấp của họ.
Khi nói đến xung đột, người ta có thể đề cập mặt lợi ích của các chủ thể
hành động các nhóm xã hội, nhưng người ta cũng có thể đề cập đến sự đối lập
hệ tư tưởng trong các quan hệ xã hội. Theo cách hiểu này xung đột có mặt ở rất
nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Xung đột có thể diễn ra ở tầm vĩ
mô, xung đột giữa các quốc gia, giai cấp, sắc tộc, dân tộc. Trong phạm vi vi mô,
xung đột diễn ra giữa các thành viên của nhóm của gia đình giữa các tổ chức xã
hội. Có nghĩa là xung đột giữa các vị trí khác nhau do nó được hưởng lợi ích
giữa các đặc quyền khác nhau.
- Vận dụng lý thuyết của M. Weber vào trong thực tiễn cấp để lý giải vấn
đề bình đẳng giới trong GCNQSDĐ. Theo M. Weber sự khác biệt về vị trí xã
hội dẫn tới những cơ hội xã hội khác nhau, sự khác biệt giữa nhóm này với nhóm
khác dựa trên cơ sở của ba loại bất bình đẳng đó là bất bình đẳng về kinh tế, địa
vị xã hội và chính trị.
- Về kinh tế :