Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.91 KB, 65 trang )

Mục lục
Lời nói đầu 3
Chương I: Cơ sở lý luận về cấp GCNQSD đất 5
I. Vị trí và vai trò của đất đai 5 5
1. Khái niệm 5 5
2. Vị trí của đất đai trong đời sống sản xuất và đời sống xã hội 5 5
3. Vai trò của đất đai 7 7
II. Đặc điểm và phân loại đất đai 9 9
1. Đặc điểm của đất đai 9 9
2. Phân loại đất 10 10
III. Quyền sử dụng đất và sự cần thiết phải cấp GCNQSD đất .12
1. Khái niệm về quyền sử dụng đất 12 12
2. Khái niệm GCNQSD đất 13 13
3. Sự cần thiết phải cấp GCNQSD đất 13 13
IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc cấp GCNQSD đất 15 15
1. Điều kiện tự nhiên 15 15
2. Điều kiện phát triển kinh tế 15 15
3. Điều kiện chính trị – xã hội 15 15
4. Quy hoạch sử dụng đất 16 16
V. Những quy định pháp lý về việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất 1 16
1. Yêu cầu chung của công tác cấp GCNQSD đất 16 16
2. Cơ sở pháp lý của đăng ký và cấp GCNQSD đất 17 17
3. Những quy định về xem xét và cấp GCNQSD đất 19 19
4. Thẩm quyền cấp GCNQSD đất 21 21
VI. Quy trình cấp GCNQSD đất 22 22
Chương II: Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại quận Cầu Giấy 24 24
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy 2 24
1. Điều kiện tự nhiên 24 24
2. Điều kiện kinh tế – xã hội 28 28


II. Thực trạng quỹ đất, tình hình giao đất và sử dụng đất
tại quận Cầu Giấy 34
1. Thực trạng quỹ đất và tình hình biến động đất đai 34 34
2. Tình hình giao đất và sử dụng đất tại quận 38 38
III. Công tác tổ chức đăng ký cấp GCNQSD đất
tại quận Cầu Giấy 41
1. Các đối tượng phải kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất 41 41
2. Tổ chức đăng ký cấp GCNQSD đất 42 42
3. Kết quả đăng ký 49 49
IV. Thực trạng xét và cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất
tại quận Cầu Giấy 50
1. Tổ chức, thẩm quyền, kết quả xét và cấp GCNQSD đất 50 50
2. Các khoản thu khi cấp GCNQSD đất 54 54
V. Đánh giá chung về tình hình cấp GCNQSD đất trên địa bàn
quận Cầu Giấy 54 54
1. Những kết quả đã đạt được 54 54
2. Những tồn tại và nguyên nhân 56 56
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ
cấp GCNQSD đất trên địa bàn quận Cầu Giấy 58
I. Những phương hướng nhằm đẩy mạnh công tác cấp GCNQSD đất
của quận Cầu Giấy 58
II. Giải pháp thúc đẩy tiến độ cấp GCNQSD đất 5 59
1. Giải pháp về tổ chức 59 59
2. Giải pháp về nhân sự 59 59
3. Giải pháp về cải tiến quy trình cấp GCNQSD đất 60 60
4. Các giải pháp thực hiện khác 60 60
III. Một số kiến nghị 61 61
Kết luận 62 62
Tài liệu tham khảo 63 63
Lời nói đầu

Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và
phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Trong hoạt động
kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, đất đai là nguồn tài nguyên,
nguồn lực và là một đầu vào không thể thiếu. Mặt khác, diện tích đất đai lại
có hạn và không thể sản sinh. Vì vậy, quản lý và sử dụng một cách đầy đủ
đất đai là mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế –
xã hội của mỗi quốc gia.
Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Mặc dù vấn đề
đất đai luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nhưng, trong thực tế quá
trình sử dụng cũng như quan hệ đất đai có nhiều biến động; vì vậy vấn đề
đăng ký và thống kê đất đai càng trở nên bức xúc và phức tạp. Tuy nhiên
trong thực tế và trong nhiều trường hợp, vấn đề đăng ký đất đai, đặc biệt là
vấn đề lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối
tượng sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp, nên trong thực tế
đời sống xã hội vẫn còn nảy sinh những vấn đề cần được bổ sung và giải
quyết. Để góp phần nghiên cứu vấn đề này, là một sinh viên đang thực tập
tại Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị quận Cầu Giấy em đã chọn đề tài:
"Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội" làm
đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề này là làm rõ những vấn đề lý
luận về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đánh giá thực trạng công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cấp quận (thông qua ví dụ
của quận Cầu Giấy), đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc
đẩy tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và ở quận
Cầu Giấy nói riêng.
Chuyên đề này nghiên cứu những vấn đề cơ bản về việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy.
Chuyên đề đã vận dụng các phương pháp sau: phương pháp duy vật

biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê.
Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung của
chuyên đề gồm 3 phần chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chương II: Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tại quận Cầu Giấy
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy
Trong quá trình thực tập tại Phòng Địa chính – Nhà đất và Đô thị
quận Cầu Giấy, em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đã giúp em
tìm hiểu và hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo
ThS. Vũ Thị Thảo đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Chương I
Cơ sở lý luận về cấp GCNQSD đất
I. Vị trí và vai trò của đất đai
1. Khái niệm
Đất là vật thể tự nhiên hình thành lâu đời do kết quả quá trình hoạt
động tổng hợp của 5 yếu tố: đá, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời
gian.
Như vậy, đất đai có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên chứ không phải
do con người tạo ra. Nhưng đất đai lại mang lại những công dụng nhất định
cho xã hội loài người. Khi mới xuất hiện con người, đất đai là nơi cung cấp
nguồn sống cho con người; còn trong quá trình phát triển của xã hội loài
người, đất đai lại là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của con người. Do
vậy, có thể khẳng định đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi
quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật
khác trên trái đất. Luật đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn

hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua bao thế hệ, nhân dân ta đã tốn
bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày
nay!”.
2. Vị trí của đất đai trong đời sống sản xuất và đời sống xã hội
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá
trình lịch sử phát triển kinh tế – xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao
động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản
xuất nào, một quá trình lao động sản xuất nào, cũng như không thể nào có
sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng
quý giá của loài người, là điều kiện cho sự sống của động thực vật và con
người trên trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế – xã
hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công
trình công nghiệp, giao thông. Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành
công nghiệp xây dựng như gạch ngãi, xi măng, gốm sứ.
Đất đai cùng với các điều kiện tự nhiên khác nhau là một trong
những cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng kinh tế của đất nước
nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã
hội của mỗi vùng đất nước. Nhu cầu về đời sống kinh tế, xã hội rất phong
phú và đa dạng. Vì vậy, vệc khai thác lợi thế của mỗi vùng đất là tất yếu
khách quan để đáp ứng nhu cầu đó. Mỗi vùng có những sắc thái riêng về
đất đai và các điều kiện tự nhiên khác nhau. Vì vậy, sử dụng đầy đủ và hợp
lý đất của mỗi vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát
triển kinh tế của đất nước.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội.
Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân đất đai có vị
trí khác nhau. Đối với ngành nông nghiệp đất đai có vị trí đặc biệt. Nó
không những là chỗ đứng, chỗ tựa để lao động mà còn là nguồn cung cấp
thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của sản xuất trồng trọt mà

cung cấp thức ăn cho gia súc, là nơi chuyển dần hầu hết tác động của con
người vào cây trồng. Vì vậy, đất đai được đưa vào sử dụng trong quá trình
sản xuất kinh doanh nông nghiệp được gọi là ruộng đất đai và ruộng đất là
tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được. Không có ruộng đất thì
không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Ruộng đất là tư liệu
sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là
tư liệu lao động.
Đất đai là một trong những bộ phận lãnh thổ của mỗi quốc gia. Nói
đến chủ quyền của mỗi quốc gia là phải nói đến những bộ phận lãnh thổ,
trong đó có đất đai. Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, trước hết phải
tôn trọng lãnh thổ của quốc gia đó.
3. Vai trò của đất đai
3.1. Đất đai là một tài nguyên
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá với mỗi quốc gia, là điều kiện
tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất.
C. Mác viết rằng: “Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều
kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư
liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp”.
Đất là líp bề mặt của trái đất, có khả năng cho sản phẩm để nuôi sống
loài người. Mọi hoạt động của con người gắn liền với líp bề mặt đó theo
thời gian và không gian nhất định.
Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai
ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô
tận của con người, con người dùa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống
mình. Đất đai luôn luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống. Không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không
có một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tại của
xã hội loài người.
Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công
trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phóc lợi khác, các

cánh đồng để con người trồng trọt, chăn nuôi.
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định,
là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho
cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các
thế hệ và như một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.
Con người khai thác bề mặt đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, tạo nên
sản phẩm nuôi sống cả xã hội loài người. Khai thác bề mặt đất đai và cải
tiến chất lượng đất đai để tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều hơn,
thoả mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng. Trình độ khai
thác đất đai gắn liền với sự tiến hoá của xã hội. Quá trình Êy làm cho con
người và đất đai ngày càng nhận thức và hiểu biết hơn về khoa học kỹ
thuật, khám phá và khai thác “kho báu” trong lòng đất đai phục vụ cho mục
đích của mình.
Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trường trên phạm vi toàn cầu cũng
như từng vùng, từng miền lãnh thổ. Trải qua lịch sử hàng triệu năm của trái
đất, khí hậu cũng trải qua nhiều biến động do những nguyên nhân tự nhiên
hoặc do tác động của con người. Trong quá trình chinh phục và cải tạo
thiên nhiên, con người ngày càng can thiệp vào quá trình biến đổi của tự
nhiên. Biến đổi khí hậu có tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên đất
liền, nhất là đối với cây trồng.
Như vậy, việc sử dụng hợp lý đất đai ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có
ý nghĩa về bảo vệ, cải tạo và biến đổi môi trường. Ngày nay, với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, người ta rất chú ý đến tác động của môi trường
trong quá trình hoạt động sản xuất của con người, trong đó sử dụng khai
thác đất đai là yếu tố vô cùng quan trọng.
Trong các yếu tố cấu thành của môi trường như đất đai, nguồn nước,
khí hậu, cây trồng, vật nuôi, hệ sinh thái thì đất đai đóng vai trò quan trọng.
Những biến đổi tiểu khí hậu, những sự phá vỡ hệ sinh thái ở những vùng
nào đó trên trái đất đai ngoài tác động ảnh hưởng của tự nhiên thì vai trò
con người tác động cũng rất lớn: lụt úng do phá rừng, canh tác bất hợp lý

làm ảnh hưởng đến môi trường. Bởi vậy, sử dụng tài nguyên đất không thể
tách rời việc bảo vệ và cải tạo môi trường.
3.2. Đất đai đối với sự phát triển của các ngành kinh tế
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội
như là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Tuy nhiên đối với từng ngành cụ thể
trong nền kinh tế quốc dân, đất đai cũng có những vị trí và vai trò khác
nhau.
Trong ngành công nghiệp (trừ công nghiệp khai khoáng), đất đai làm
nền tảng, làm cơ sở, làm địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt
động sản xuất kinh doanh. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công
nghiệp đòi hỏi mở rộng quy mô xây dựng, các nhà máy mới tăng lên làm
tăng số lượng diện tích đất đai dành cho yêu cầu này.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp là sự
phát triển của các ngành xây dựng, các công trình dân cư phát triển đòi hỏi
xây dựng nhà ở và hình thành đô thị, các khu dân cư mới. Những yêu cầu
này ngày càng tăng lên, làm cho nhu cầu đất đai dành cho các ngành đó
cũng tăng lên.
Trong nông nghiệp, đất đai có một vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu
tố hàng đầu của ngành sản xuất này. Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng
để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng. Mọi tác động
của con người vào cây trồng đều dùa vào đất đai và thông qua đất đai. Đất
đai sử dụng trong nông nghiệp được gọi là ruộng đất. Ruộng đất là tư liệu
sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được. Ruộng đất vừa là đối
tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
Quá trình sản xuất nông nghiệp (trong ngành trồng trọt) là qúa trình
khai thác, sử dụng đất. Bởi vậy, không có ruộng đất thì không thể có hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
II. Đặc điểm và phân loại đất đai
1. Đặc điểm của đất đai
– Diện tích đất đai có hạn: Sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề

mặt của trái đất đai cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh
thổ bị giới hạn. Sự giới hạn đó còn thể hiện ở chỗ nhu cầu sử dụng đất đai
của các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội
ngày càng tăng. Do diện tích đất đai có hạn nên người ta không thể tuỳ ý
muốn của mình tăng diện tích đất đai lên bao nhiêu cũng được. Đặc điểm
này đặt ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ, quản lý về số lượng, chất
lượng đất, cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng cũng như cơ cấu sử dụng
đất đai theo các thành phần kinh tế và xu hướng biến động của chúng đề có
kế hoạch phân bố và sử dụng đất đai có cơ sở khoa học. Đối với nước ta,
diện tích đất đai bình quân đầu người vào loại thấp so với các quốc gia
khác trên thế giới. Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, hiệu quả và
bền vững lại càng đặc biệt quan trọng.
– Đất đai được sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống
kinh tế – xã hội. Việc mở rộng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, việc
mở rộng các đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển nông, lâm, ngư
nghiệp đều phải sử dụng đất đai. Để đảm bảo cân đối trong việc phân bổ
đất đai cho các ngành, các lĩnh vực, tránh sự chồng chéo và lãng phí, cần
coi trọng công tác quy hoạch và kế hoạch hoá sử dụng đất đai và có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các ngành trong công tác quy hoạch và kế hoạch hoá đất
đai.
– Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hoá học và sinh
học trong đất đai cũng không đồng nhất. Đất đai được phân bổ trên một
diện tích rộng và cố định ở từng nơi nhất định. Do vị trí cố định và gắn liền
với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, nước, cây trồng),
và các điều kiện kinh tế như kết cấu hạ tầng, dân số, công nghiệp trên các
vùng và các khu vực nên tính chất của đất đai có khác nhau. Vì vậy, việc sử
dụng đất đai vào các quá trình sản xuất của mỗi ngành kinh tế cần phải
nghiên cứu kỹ lưỡng tính chất của đất cho phù hợp. Trong sản xuất nông
nghiệp, việc sử dụng đất phải thích hợp với những điều kiện tự nhiên, kinh
tế và chất lượng ruộng đất của từng vùng để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để kích thích việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, Nhà nước đề ra
những chính sách như đầu tư, thuế cho phù hợp với điều kiện đất đai ở
các vùng trong nước.
– Trong nông nghiệp, nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất của
nó không ngừng được nâng lên. Sức sản xuất của đất đai tăng lên gắn liền
với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
với việc thực hiện phương thức thâm canh và chế độ canh tác hợp lý. Sức
sản xuất của đất đai biểu hiện tập trung ở độ phì nhiêu của đất đai. Vì vậy,
cần phải thực hiện các biện pháp hữu hiệu để nâng cao độ phì nhiêu của đất
đai, cho phép năng suất đất đai nâng lên.
2. Phân loại đất
Từ khi loài người chuyển từ săn bắn, hái lượm sang trồng trọt canh
tác, con người đã biết cách xem xét đất, chọn đất và canh tác đất. Càng
ngày những kinh nghiệm và kiến thức Êy càng được tích luỹ, đúc kết lại.
Tuỳ theo mục đích có thể có những cách phân loại khác nhau, nhưng đều
nhằm mục tiêu chung là nắm vững các loại đất để bố trí sử dụng và quản lý
chóng.
2.1. Phân loại đất theo mục đích sử dụng
Phân loại đất theo mục đích sử dụng nhằm nắm được hiện trạng đất
đai đang sử dụng vào mục đích khác nhau như thế nào, số lượng, cơ cấu
của mỗi loại trong tổng số là bao nhiêu, những biến động của các loại đất
này ra sao.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất được phân thành các loại
sau đây:
• Đất nông nghiệp
• Đất lâm nghiệp
• Đất khu dân cư nông thôn
• Đất đô thị
• Đất chuyên dùng
• Đất chưa sử dụng

Việc chuyển loại đất này sang loại đất khác, tức là chuyển mục đích
sử dụng đất có thể diễn ra tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng nơi và
từng vùng, song phải đảm bảo những nguyên tắc và những quy định chặt
chẽ của Luật đất đai và các quy định khác của Nhà nước về quản lý đất đai.
2.2. Phương pháp phân loại định lượng FAO - UNESCO
Phương pháp phân loại này dùa trên quan điểm, phương pháp chẩn
đoán định lượng. Hiện nay nước ta cũng đang ứng dụng phương pháp này
do Trung tâm FAO – UNESCO tài trợ. Ta thường gọi là phương pháp FAO
– UNESCO.
Phân loại đất theo phương pháp này dùa trên quan điểm về mối quan
hệ có tính quy luật giữa đất và điều kiện tự nhiên của môi trường.
Docuchaev – Nhà khoa học đất người Nga đã xác định bất kỳ một loại đất
nào cũng đều được tạo thành bởi một quá trình lịch sử tự nhiên đặc biệt,
một thể tự nhiên độc lập giống như khoáng vật, thực vật, động vật. Ông là
người đầu tiên xác định chính xác về đất, đã chỉ ra sự hình thành đất là một
quá trình phức tạp có mối quan hệ chặt chẽ với 5 yếu tố tự nhiên hình thành
đất là: khí hậu, địa hình, thực vật và động vật, đá mẹ và tuổi địa phương
(thời gian). Theo ông, sự tạo thành đất là kết quả tác động của thể tự nhiên
sống và chết.
Phân loại theo phương pháp định lượng FAO – UNESCO, đất ở nước
ta có 13 nhóm với 373 đơn vị đất và những đặc tính sau đây:
– Đất Việt Nam bao gồm chủ yếu những nhóm và đơn vị đất phổ biến
ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Èm, có cường độ phong hoá mạnh. Ngoài ra
có một số nhóm và loại đất tuy Ýt về diện tích nhưng có những vị trí quan
trọng đặc thù theo vùng, làm cho đất Việt Nam phong phú và đa dạng. Ba
nhóm đất lớn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Việt
Nam là: nhóm đất xám (Acrisols) chiếm 63,2%; nhóm đất phù sa (Fluvisols)
chiếm 21,6% và nhóm đất đỏ (Ferrasols) chiếm 8,2% diện tích đất.
– Việt Nam ở vào điều kiện khí hậu Èm, mưa nhiều. Vì vậy đất đai
luôn luôn bị biến động gắn với sự thay đổi của thảm thực vật.

– Về phân vùng địa lý thổ nhưỡng: Trên cơ sở gộp các loại và nhóm
đất có đặc trưng tương tụ với đặc điểm các yếu tố địa lý từng loại hình lãnh
thổ, đã phân chia nước ta thành 2 miền, 16 khu và 142 vùng địa lý thổ
nhưỡng làm cơ sở cho việc phân vùng tổng hợp và quy hoạch phát triển.
Tài nguyên đất Việt Nam về số lượng so với thế giới vào loại trung
bình, đất nông nghiệp vào loại thấp, nhưng có tương đối diện tích để giải
quyết lương thực, thực phẩm với cơ cấu mùa vụ phong phú, đa dạng; có đủ
điều kiện để phát triển cây lâu năm quý, cũng như phát triển khu dân cư đô
thị và công nghiệp đặc thù vùng sinh thái.
III. Quyền sử dụng đất và sự cần thiết phải cấp GCNQSD đất
1. Khái niệm về quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất là quyền lợi dụng các tính năng của đất để phục
vụ cho lợi Ých kinh tế và đời sống của con người. Đất đai là tài sản đặc
biệt, Nhà nước giao một phần đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng. Người sử dụng đất có nghĩa vụ đối với Nhà nước như nép thuế sử
dụng đất và tuân thủ những quy định của Nhà nước về sử dụng đất.
2. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận
quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đầu tư,
cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử
dụng đất theo pháp luật.
Hay nói cách khác, GCNQSD đất là giấy chứng nhận do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi
Ých hợp pháp của người sử dụng đất.
3. Sự cần thiết phải cấp GCNQSD đất
Đăng ký – thống kê đất là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập hồ
sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp
pháp, nó có quan hệ gần gũi và liên quan thiết thực đến quyền lợi của tất cả
mọi người, bởi nó thực hiện với một đối tượng đặc biệt là đất đai và tạo cơ
sở pháp lý cho việc bảo vệ các quyền hợp pháp của người sử dụng đất,

đồng thời tạo cơ hội cho người sử dụng đất có điều kiện đầu tư, khai thác
sử dụng đất có hiệu quả cao nhất.
Trong tình hình hiện nay, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính ban đầu đang là yêu cầu bức xúc
và là một nhiệm vụ chiến lược của toàn ngành địa chính. Từ đó, làm cơ sở
triển khai thi hành luật đất đai, đưa các hoạt động quản lý Nhà nước về đất
đai ở các cấp thành nề nếp, thường xuyên.
Đối với nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống
nhất quản lý nhằm đảm bảo việc sử dụng đất một cách đầy đủ, hợp lý, tiết
kiệm và có hiệu quả cao nhất. Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng đất cho
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Người sử dụng đất được hưởng quyền lợi
và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp
luật. Thông qua việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, đăng ký đất quy định trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước
về quản lý đất đai và người sử dụng đất trong việc chấp hành pháp luật đất
đai. Đồng thời, nó còn cung cấp thông tin đầy đủ và làm cơ sở pháp lý chặt
chẽ để xác định các quyền của người sử dụng đất được bảo vệ khi bị tranh
chấp, xâm phạm; cũng như xác định các nghĩa vụ mà người sử dụng đất
phải tuân thủ theo pháp luật, nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, nghĩa vụ
bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả
Thông qua đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ
thiết lập nên hệ thống hồ sơ địa chính với đầy đủ các thông tin về tự nhiên,
kinh tế, xã hội của từng thửa đất. Hệ thống các thông tin đó chính là sản
phẩm kế thừa từ việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ quản lý Nhà nước
về đất đai. Do vậy, để đảm bảo thực hiện đăng ký đất đai với chất lượng
cao nhất, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, pháp lý của hồ sơ địa chính
và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trước hết đòi hỏi phải triển khai
thực hiện đồng bộ các nội dung: xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản
về chính sách đất đai; đo đạc lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất;
phân hạng và định giá đất; quản lý tài chính về đất đai; thanh tra xử lý vi

phạm và giải quyết tranh chấp đất đai, quản lý các hoạt động dịch vụ công
về đất đai
Ở nước ta, Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân
về đất đai và thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó, đối tượng
quản lý Nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích các loại đất đai trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, Nhà nước muốn quản lý chặt chẽ toàn
bộ diện tích đất đai thì trước hết phải nắm chắc các thông tin về tình hình
đất đai theo yêu cầu của quản lý đất đai. Các thông tin này bao gồm: tên
chủ sử dụng, vị trí, hình thể, kích thước, diện tích, hạng đất, mục đích sử
dụng đất, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những thay
đổi trong quá trình sử dụng đất và cơ sở pháp lý các thông tin này phải
được thể hiện chi tiết tới từng thửa đất. Với những yêu cầu về thông tin đất
đai đó, qua việc thực hiện kê khai, đăng ký đất cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ, chi tiết tới từng thửa đất
trên cơ sở thực hiện đồng bộ với các nội dung khác: đo đạc lập bản đồ địa
chính, quy hoạch sử dụng đất , Nhà nước mới thực sự quản lý được tình
hình đất đai trong toàn bộ phạm vi lãnh thổ hành chính các cấp và thực
hiện quản lý chặt chẽ mọi biến động đất đai theo đúng pháp luật.
IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất
1. Điều kiện tự nhiên
Các yếu tố của điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, đất đai, địa
hình, thời tiết, khí hậu, các nguồn tài nguyên, những yếu tố này tác động
tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội của con người Do đó, cũng ảnh
hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở nói chung và
công tác kê khai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận nói riêng.
2. Điều kiện phát triển kinh tế
Ngày nay, với quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng ở khắp mọi
nơi làm cho các nhu cầu của con người ngày càng tăng, trong đó nhu cầu
sử dụng đất đai và nhà ở cũng không nằm ngoài xu thế này. Vì nhu cầu này

ngày một tăng, mà đất đai lại có hạn do đó nó gây khó khăn cho công tác
quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở. Mặt khác, điều kiện kinh tế phát
triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học công nghệ, các
hoạt động đầu tư được thực hiện vào mọi lĩnh vực của đời sống con
người. Vì vậy, nó sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý Nhà nước về
đất đai và nhà ở nói chung và công tác kê khai, đăng ký và cấp giấy chứng
nhận nói riêng.
3. Điều kiện chính trị - xã hội
Điều kiện chính trị – xã hội ổn định là một điều kiện thuận lợi để thu
hót đầu tư, tạo điều kiện mọi mặt cho phát triển kinh tế, ý thức và đời sống
của người dân được nâng cao điều đó sẽ tác động tích cực đến việc ban
hành các văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý đất đai và nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật về đất đai của mọi đối tượng sử dụng đất. Do đó,
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kê khai, đăng ký, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
4. Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức, sử dụng, quản lý đất đai nói chung,
quản lý đất đai đô thị nói riêng một cách đầy đủ hợp lý, khoa học và có
hiệu quả cao nhất. Thông qua việc tính toán việc phân bổ quỹ đất cho các
ngành, các mục đích sử dụng, cho các cá nhân, tổ chức sử dụng đất đai
nhằm nâng cao hiệu qủa kinh tế – xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai,
môi trường sinh thái. Như vậy, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là
không thể thiếu được trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở;
đồng thời nó cũng không thể thiếu được trong tiến trình phát triển đô thị và
đô thị hoá. Do đó, có thể nói quy hoạch sử dụng đất là cơ sở quan trọng để
Nhà nước cấp GCNQSD đất, cho thuê đất, giao đất đáp ứng yêu cầu sử
dụng đất ngày càng tăng ở đô thị.
V. Những quy định pháp lý về việc đăng ký và cấp GCNQSD đất
1. Yêu cầu chung của công tác cấp GCNQSD đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng thư pháp lý xác
nhận quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với quyền sử dụng đất của người sử
dụng đất. Và cũng như bất kỳ một quyết định pháp lý nào, việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Cấp giấy chứng nhận phải đúng đối tượng, diện tích trong hạn mức
được giao, đúng mục đích, thời hạn sử dụng, đúng quyền lợi và nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ thủ tục, đúng thẩm quyền
quy định. Thiết lập đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên –
Môi trường.
Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Tài nguyên –
Môi trường với chất lượng cao về các loại thông tin như: diện tích, hình
thể, kích thước từng thửa đất, hạng đất.
Mọi đối tượng sử dụng đất hay có nhu cầu biến động dưới mọi hình
thức đều phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận với cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền, không để sót bất kỳ trường hợp sử dụng đất nào mà
không đăng ký, đảm bảo cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai trên toàn
bộ lãnh thổ. Trong mọi trường hợp, việc đăng ký cấp giấy chứng nhận phải
thực hiện ngay sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất,
cho phép biến động đất đai, như thế mới đảm bảo cho hồ sơ địa chính phản
ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, các quyền của người sử dụng đất luôn
được bảo vệ và thực hiện theo pháp luật.
2. Cơ sở pháp lý của đăng ký và cấp GCNQSD đất
Đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã trở
thành một nhiệm vụ bắt buộc và hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc tổ
chức thi hành luật đất đai và là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên
hàng đầu trong các nhiệm vụ về quản lý đất đai. Xuất phát từ yêu cầu đó,
để phù hợp với tinh thần Luật đất đai sửa đổi, từ năm 1993 đến nay Nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản quy định làm cơ sở pháp lý cho việc triển
khai và đẩy mạnh hoàn thành sớm việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.

Công văn 434/CV–ĐC tháng 7/1993 của Tổng cục Địa chính ban
hành mẫu sổ sách hồ sơ địa chính thay thế cho các mẫu quy định tại quyết
định số 56/ĐKTK năm 1981.
Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà
ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Nghị định 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quản lý và sử
dụng đất đô thị.
Quyết định 499/QĐ–ĐC ngày 27/7/1995 của Tổng cục Địa chính quy
định các mẫu sổ địa chính, mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận, sổ theo dõi
biến động đất đai.
Công văn 647/CV–ĐC ngày 31/5/1995 của Tổng cục Địa chính về
việc hướng dẫn một số điểm thực hiện Nghị định 60/CP.
Công văn 1427/CV–ĐC ngày 13/10/1995 của Tổng cục Địa chính về
việc hướng dẫn xử lý một số vấn đề về đất đai để cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Công văn 1725/LB–QLN ngày 17/12/1996 của Bộ Xây dựng và
Tổng cục Địa chính hướng dẫn một số biện pháp đẩy mạnh việc cấp giấy
chứng nhận sở hữu nhà.
Chỉ thị 10/1998/CT–TTg ngày 20/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về đẩy mạnh và hoàn thành giao đất, cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp.
Thông tư 346/1998/TT–TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa
chính hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp
GCNQSD đất.
Nghị định 17/1999/NĐ–CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng
đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Chỉ thị 18/1999/CT–TTg ngày 1/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về
một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000.
Công văn 776/CP–Nhà nước ngày 28/7/1999 của Chính phủ về việc

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở đô thị.
Thông tư 1417/1999/TT–TCĐC của Tổng cục Địa chính hướng dẫn
thi hành Nghị định 17/1999/NĐ–CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ.
Văn bản số 353/TC–QLCS ngày 15/12/1999 của Bộ Tài chính về
việc giải đáp những vướng mắc trong việc thực hiện trong việc thực hiện
kê khai đăng ký và cấp GCNQ quản lý, sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc
tại các cơ quan hành chính sự nghiệp.
Thông tư liên tịch số 1442/1999/TTLT–TCĐC–BTC ngày 21/9/1999
của liên Bộ Tài chính và Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo chỉ thị 18/1999/CT–TTg.
Thông tư liên tịch số 1646/2000/TTLT–TCĐC–TGCP ngày
30/10/2000 của Tổng cục Địa chính – Ban tôn giáo của Chính phủ hướng
dẫn cấp GCNQSD đất trên diện tích cơ sở tôn giáo đang sử dụng.
Nghị định số 69/2000/NĐ–CP ngày 20/11/2000 của Chính phủ về
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 09/1996/NĐ–CP.
Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai sửa đổi bổ sung một số điều các
năm 1998,2001.
3. Những quy định về xem xét và cấp GCNQSD đất
3.1. Những trường hợp được xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất
Người sử dụng đất được đăng ký vào sổ địa chính và được cấp giấy
chứng nhận nếu có các điều kiện sau:
– Đang sử dụng đất có đủ giấy tờ hợp lệ hoặc đang sử dụng ổn định,
không có tranh chấp được UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận.
Những giấy tờ về nguồn gốc sử dụng đất được coi là hợp lệ (Theo
công văn số 1427/CV–ĐC ngày 13/10/1995 của Tổng cục Địa chính, Nghị
định 17/1999/NĐ–CP của Chính phủ) bao gồm:
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc các giấy tờ giao đất khác do
cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính
phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam cấp trong quá

trình thực hiện các chính sách đất đai.
+ Những giấy tờ chuyển nhượng đất của những người sử dụng đất
hợp pháp từ năm 1980 trở về trước mà đã được chính quyền địa phương
xác nhận.
+ Giấy tờ thừa kế nhà, đất. Bản án hoặc quyết định của toà án giải
quyết việc thừa kế nhà, đất đã có hiệu lực.
+ Giấy trao tặng nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do UBND Tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quy định hoặc có tên trong sổ địa chính.
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ cấp.
Riêng trong quá trình đăng ký biến động đất đai:
+ Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thay đổi mục đích sử
dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất phải có quyết định của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền và chứng từ thu tiền sử dụng đất (nếu có).
+ Trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền
sử dụng đất phải có hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế
chấp đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận (Theo quy định
tại Nghị định 17/1999/NĐ–CP) kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đã cấp có thửa đất biến động và chứng từ thu nép tiền các loại (nếu có).
+ Trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất phải có di chúc của người
thừa kế, biên bản phân chia thừa kế hoặc quyết định giải quyết tranh chấp
về thừa kế quyền sử dụng đất của toà án đã có hiệu lực kèm theo giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp có thửa đất thừa kế.
+ Trường hợp mất đất do thiên tai như: sụt lở đất, cát bồi lấp, ngập
lụt vĩnh viễn không còn khả năng sử dụng phải có biên bản xác nhận của
chính quyền cơ sở.
Người đang sử dụng đất ổn định, không có giấy tờ hợp pháp phải
được UBND xã xác nhận trong những trường hợp sau:
+ Có giấy tờ hợp pháp nhưng thất lạc do thiên tai, chiến tranh còn
chứng lý trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan Nhà nước hoặc hội đồng đăng ký

đất xã xác nhận.
+ Người được thừa kế của tổ tiên đã sử dụng qua nhiều thế hệ.
+ Người được chia tách, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp
nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ.
+ Người tự khai khoáng đất từ những năm 80 trở về trước nay đang
sử dụng đất phù hợp với quy hoạch.
– Chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước trong quá trình sử dụng
đất.
3.2. Những trường hợp không được xem xét và cấp GCNQSD đất
+ Trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc không hợp pháp hoặc vi
phạm pháp luật trong quá trình sử dụng và hiện đang ảnh hưởng đến sự an
toàn của công trình đã được Nhà nước quy định thì tuỳ theo mức độ vi
phạm có thể bị thu hồi hoặc có thể được tiếp tục sử dụng sau khi đã thực
hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ảnh hưởng đến sự an toàn của công
trình và được cơ quan quản lý công trình chấp thuận.
+ Nếu mục đích sử dụng đất hợp pháp nhưng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự an toàn của các công trình cần phải di dời ngay thì không cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng khi giải toả phải được xét đền
bù đất như với đối tượng đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Sử dụng đất dưới hình thức thuê đất thuộc quyền sử dụng của các
đối tượng khác (kể cả trường hợp thuê lại đất của các tổ chức được Nhà
nước cho thuê đất để xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc xây dựng nhà ở để cho
thuê).
+ Thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông – lâm nghiệp từ quỹ
đất nông nghiệp dành cho công Ých, đất nông – lâm nghiệp đã được quy
hoạch dành cho mục đích khác.
+ Nhận khoản đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông – lâm nghiệp
trong các doanh nghiệp Nhà nước.
4. Thẩm quyền cấp GCNQSD đất
UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp

lệ của hồ sơ, xác nhận, đề xuất kiến nghị vào từng hồ sơ xin đăng ký đất về
các vấn đề.
Hiện trạng: vị trí, diện tích, loại đất.
Nguồn gốc, thời điểm và những biến động phát sinh trong quá trình
sử dụng đất.
Tình trạng tranh chấp hay không tranh chấp quyền sử dụng đất.
Đề nghị giải quyết các trường hợp vi phạm chính sách đất đai.
UBND huyện, thị xã, quận, thành phố trực thuộc tỉnh ký cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng:
Hé gia đình, cá nhân sử dụng đất vào các mục đích sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối ở nông thôn và thị trấn.
Hé gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, đất chuyên dùng tại nông thôn.
Cộng đồng dân cư sử dụng đất có các công trình như: đình, đền,
miếu, am, từ đường tại nông thôn.
Hé gia đình và cá nhân sử dụng đất vào các mục đích tại nội thành
phố, nội thị xã và đất ở, đất chuyên dùng tại thị trấn.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký duyệt để cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng đất là:
Các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử
dụng vào các mục đích.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam.
Nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo.
Cộng đồng dân cư sử dụng đất có các công trình đền, miếu, am, từ
đường, nhà thờ họ tại đô thị.
Sở Địa chính các tỉnh, thành phố thực hiện chứng nhận thay đổi đối
với các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp của
UBND cấp tỉnh.
Phòng Địa chính cấp huyện thực hiện chứng nhận thay đổi đối với
các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp của UBND
cấp huyện.

VI. Quy trình cấp GCNQSD đất
Để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần thực hiện một số
bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị
 Thành lập Hội đồng đăng ký
 Thu thập đánh giá số liệu
 Xây dựng kế hoạch
 Chuẩn bị vật tư, kinh phí
 Tổ chức lực lượng tập huấn, tuyên truyền
Bước 2: Hoàn thành điều tra đo đạc
 Khai thác tài liệu hiện có
 Tổ chức đo đạc đơn giản.
Bao gồm: Chỉnh lý, bổ sung; soát xét tên chủ, loại đất; sao in bản
đồ.
Bước 3: Tổ chức kê khai đăng ký và xét duyệt đơn đăng ký
 Lập hồ sơ đăng ký của chủ sử dụng đất
 Xét đơn đăng ký tại xã và lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền
duyệt
 Kiểm tra thẩm định của cơ quan địa chính
 UBND tỉnh, huyện phê duyệt việc cấp giấy chứng nhận và xử
lý vi phạm
Bước 4: Thực hiện quyết định của UBND cấp có thẩm quyền
 Sau khi UBND tỉnh, huyện phê duyệt việc cấp giấy chứng
nhận và xử lý vi phạm thì tiến hành các bước sau:
 Lập hồ sơ địa chính và phân cấp quản lý
 Giao giấy chứng nhận, thu lệ phí địa chính, thu nép giấy tờ
nguồn gốc đất
 Thực hiện xử lý các vi phạm
Chương II
Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất tại

quận cầu giấy
quyÒn sö dông ®Êt t¹i quËn cÇu giÊy
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội quận Cầu Giấy
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Quận Cầu Giấy là một bộ phận hợp thành của Thủ đô Hà Nội. Đây là
một quận mới được thành lập ngày 3 tháng 9 năm 1997, bao gồm 4 thị trấn
Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã Yên Hoà, Trung Hoà,
Dịch Vọng của huyện Từ Liêm cũ. Diện tích đất tự nhiên của quận là
1.204,05 ha với dân số năm 2003 là 149.385 người, tương ứng với 35.000
hé.
Về địa giới hành chính, quận Cầu Giấy tiếp giáp với các quận, huyện
sau:
• Phía Bắc giáp quận Tây Hồ.
• Phía Đông giáp quận Ba Đình.
• Phía Tây giáp Thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm.
• Phía Nam giáp quận Đống Đa.
Quận nằm ở cửa ngõ phía Tây, một trong những khu phát triển chính
của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 6 Km. Trong
quận có dòng sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đông của quận.
Có các trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay quốc
tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ
tinh Hoà Lạc – Sơn Tây (Đường Trần Duy Hưng, Đường Cầu Giấy – Xuân
Thủy – 32).
1.2. Thời tiết và khí hậu
Quận Cầu Giấy có chung điều kiện thời tiết khí hậu của thành phố
Hà Nội. Các chỉ số về thời tiết khí hậu được đo ở trạm khí tượng Láng,
cạnh địa bàn quận, do đó nó đặc trưng cho các điều kiện khí hậu của quận.
Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4
đến tháng 10, gió Đông Nam là chủ đạo. Nhiệt độ trung bình trong năm

khoảng 23,90C; nhiệt độ cao nhất của tháng trong năm là tháng 6 và ở mức
29,40C. Mùa nóng cũng đồng thời là mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến
tháng 9. Bão thường xuất hiện trong các tháng 7 và 8, cấp gió trung bình từ
7 đến 10, gió giật đến cấp 12. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau, gió Đông Bắc là chủ đạo. Độ Èm trung bình trong năm là 84,5%;
tháng 1 và 2 có độ Èm lên tới 100%. Nhiệt độ thấp nhất của tháng trong
năm là tháng 1 và ở mức 16,9
o
C. Với các thông số trên về nhiệt độ, thời tiết
của quận thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
Về chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.573,7 mm.
Lượng mưa thuộc loại trung bình của vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng phân
bố không đều qua các tháng. Tháng có lượng mưa nhiều là tháng 7 và 8
(338,7 mm); tháng có lượng mưa Ýt nhất là tháng 12 (13,3 mm); lượng
mưa của tháng nhiều gấp 25,47 lần tháng Ýt. Sự chênh lệch đó gây lên úng
lụt ở một số phường như Trung Hoà, Yên Hoà và các tuyến phố cũ do hệ
thống thoát nước không đáp ứng được yêu cầu. Đây là vấn đề cần được lưu
ý khi tiến hành quy hoach và xây dựng.
Như vậy, các đặc điểm của thời tiết trên địa bàn quận có nhiều yếu tố
thuận lợi hơn yếu tố bất lợi, trong đó phải kể tới những điều kiện thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp với việc hình thành vành đai cây thực phẩm, hoa
cây cảnh và cây xanh bóng mát bảo vệ và điều hoà môi trường đô thị. Tuy
nhiên, những bất lợi gây ra do thời tiết khí hậu như úng lụt cũng cần
được đặc biệt lưu ý, nhất là trong quy hoạch và xây dựng nhà ở, các kết cấu
hạ tầng đô thị.

×