Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Di động nghề nghiệp liên thế hệ ở Đồng bằng Sông Hồng (qua khảo sát xã hội học tại Phạm Trấn - Gia Lộc - Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.35 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
* * *







HOÀNG THỊ QUYÊN





DI ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP LIÊN THẾ HỆ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
(Qua khảo sát xã hội học tại Phạm Trấn - Gia lộc - Hải Dương)






LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC












Hà Nội – 2013


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
* * *







HOÀNG THỊ QUYÊN




DI ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP LIÊN THẾ HỆ Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
(Qua khảo sát xã hội học tại Phạm Trấn - Gia lộc - Hải Dương)



CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60 31 30





Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Nguyễn Quý Thanh









Hà Nội – 2013


3
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU 5
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 10

5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 15
7. Khung lý thuyết 16
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU DI ĐỘNG
NGHỀ NGHIỆP LIÊN THẾ HỆ 17
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 17
1.2. Một số lý thuyết xã hội học về phân tầng xã hội và di động xã hội 25
1.3. Thao tác hóa khái niệm 33
Chƣơng 2: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA CUỘC ĐIỀU
TRA VỀ DI ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP LIÊN THẾ HỆ ĐƢỢC THỰC HIỆN
TẠI PHẠM TRẤN, GIA LỘC, HẢI DƢƠNG 41
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 41
2.2. Một số đặc điểm của di động nghề nghiệp liên thế hệ ở khu vực đồng
bằng sông Hồng 43
2.3. Các yếu tố tác động đến di động nghề nghiệp liên thế hệ ở khu vực
đồng bằng sông Hồng 56
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 80




4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


LĐQL
Lãnh đạo quản lý


CMKT
Chuyên môn kỹ thuật

TTC
Tiểu thủ công

LĐTD
Lao động tự do

THPT
Trung học phổ thông

THCS
Trung học cơ sở

TCCN
Trung cấp chuyên nghiệp

CĐ, ĐH
Cao đẳng, đại học

























5
DANH MỤC BẢNG, BIỂU


STT
Tên bảng
Trang
1
Sơ đồ 1.1 Lý thuyết về thực hành của Bourdieu

29
2
Bảng 1.1 Di động từ thế hệ cha sang thế hệ con trai

33
3

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng
giai đoạn 200 - 2008
40
4
Bảng 2.2 Ma trận chuyển dịch nghề giữa cha và con

44
5
Bảng 2.3 Di động nghề giữa cha và con trai, giữa cha và
con gái
46
6
Bảng 2.4 Ma trận chuyển dịch nghề giữa mẹ và con

47
7
Bảng 2.5 Di động nghề giữa mẹ và con trai, giữa mẹ và
con gái
49
8
Bảng 2.6 Tỷ lệ di động nghề giữa ba thế hệ trong gia
đình
50
9
Bảng 2.7 Hệ số mở cho toàn mô hình và cho mỗi nhóm
nghề
52
10
Bảng 2.8 Chỉ số Ysuda về di động xã hội qua khảo sát
mức sống hộ gia đình Việt Nam 2008

53
11
Bảng 2.9 So sánh cơ cấu nghề của cha, mẹ và con cái

57
12
Bảng 2.10 Một vài đặc điểm của ngƣời con di đông

60
13
Bảng 2.11 Mô hình hồi quy đa biến về các nhân tố tác
động đến di động ngề giữa cha và con
61
14
Bảng 2.12 Mô hình hồi quy đa biến về các nhân tố tác
động đến di động ngề giữa mẹ và con
62
15
Bảng 2.13 Di động đi lên và di động đi xuống của con

63
16
Bảng 2.14 Đặc điểm của cha, mẹ và trình độ học vấn của
con
65
17
Bảng 2.15 Trình độ học vấn của cha, mẹ và di động của
con
66




6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngƣời ta thấy trong tất cả các xã hội đều xuất hiện những tầng lớp khác
nhau mà theo đó thì tầng trên bao gồm những ngƣời có nhiều lợi thế về của
cải, tài sản cũng nhƣ quyền lực hay uy tín xã hội. Những ngƣời ở tầng đáy
thƣờng chịu nhiều thua thiệt cả về vật chất lẫn tinh thần. Xã hội học gọi đó là
hiện tƣợng phân tầng xã hội. Cũng theo các nhà xã hội học thì phân tầng xã
hội là kết quả tất yếu do có sự bất bình đẳng giữa các nhóm ngƣời trên nhiều
phƣơng diện nhƣ kinh tế, văn hoá, chính trị, tôn giáo … Trong mỗi xã hội,
trong mỗi thời kỳ lịch sử có sự phân tầng khác nhau về mức độ, quy mô hay
những khác biệt trong nguồn gốc của phân tầng.
Trên thực tế, các nghiên cứu ở Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy
có một sự chênh lệch rõ rệt và sâu sắc về nhiều mặt của đời sống xã hội giữa
các nhóm dân cƣ. Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã
thay đổi từ một xã hội theo đuổi chủ nghĩa xã hội bình quân thời kỳ trƣớc đổi
mới, trở thành một Việt Nam “có thể sẽ gia nhập nhóm các nƣớc Châu Á có
mức độ bất bình đẳng tƣơng đối cao trong vòng 15 năm nữa” [24, tr. 121].
Vấn đề bất bình đẳng chiếm vị trí quan trọng trong các cuộc thảo luận về
chính sách kinh tế xã hội. Nó trở thành vấn đề đáng lo ngại bởi nó là nguy cơ
tiềm ẩn và hiện hữu của những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc biệt,
trong giai đoạn hiện nay khi phân tầng xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và ổn
định, nó sẽ cơ cấu hoá những bất bình đẳng và làm cho bất bình đẳng có tính
chất “cha truyền con nối”. Do đó, đã đến lúc cần phải có những nghiên cứu
và phân tích một cách hệ thống những quá trình và cơ chế mà thông quá đó
những ƣu thế và bất lợi xã hội đƣợc chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ
khác trong xã hội Việt Nam đƣơng đại.



7
“Tại Việt Nam cũng nhƣ nhiều quốc gia đang phát triển khác, lao động
là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình. Mức sống của hộ gia đình vì thế
phụ thuộc vào phƣơng thức các cá nhân hội nhập vào thị trƣờng lao động”
[12, tr. 87]. Do đó, khi phân tích về phân tầng và bất bình đẳng, chúng ta
không thể bỏ qua việc xem xét cụ thể khả năng hội nhập vào thị trƣờng lao
động của các cá nhân nhằm chỉ ra nguyên nhân của phân tầng xuất phát từ vị
thế trên thị trƣờng lao động.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc, cơ cấu
kinh tế xã hội của khu vực đồng bằng Sông Hồng đang có sự chuyển biến rõ
nét. Ngƣời ta nhận thấy có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu ngành nghề
theo hƣớng tăng tỷ lệ những ngƣời làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ
đồng thời giảm nhanh tỷ lệ lao động trong nông nghiệp. Trong những năm tới
chúng ta vẫn còn tiếp tục chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu lao
động việc làm theo hƣớng này. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
xác định phƣơng hƣớng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong chiến lƣợc phát triển
kinh tế xã hội 2011- 2020 nhƣ sau: “phấn đấu đến năm 2015 cơ cấu GDP của
nƣớc ta là: nông nghiệp 17 – 18 %, công nghiệp và xây dựng 41 – 42 %, dịch
vụ 41 – 42 % tỷ lệ lao động trong nông nghiệp vào năm 2015 chiếm 40 – 41
% lao động xã hội”. [4, tr. 190, 198]. Điều này chỉ ra rằng, có một sự di động
tƣơng đối mạnh mẽ giữa các ngành nghề nếu so sánh thế hệ này với thế hệ
khác trong khu vực. Di động nghề nghiệp liên thế hệ đang diễn ra một cách
sâu rộng theo rất nhiều cách thức khác nhau. Nhƣng sự di động này lại diễn ra
một cách không đồng đều giữa các nhóm dân cƣ. Vì vậy, không phải tất cả
mọi ngƣời đều đƣợc hƣởng nhƣ nhau những lợi ích từ công cuộc đổi mới. Có
những nhóm ngƣời có đƣợc vị thế việc làm tốt hơn nên có đời sống cao hơn
những nhóm dân cƣ khác.



8
Vị thế trên thị trƣờng lao động mà mỗi cá nhân có đƣợc phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố trong đó có yếu tố liên quan đến điều kiện phát triển kinh tế
xã hội nói chung, có yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân nhƣ trình độ học vấn,
năng lực, giới tính; có yếu tố thuộc về hoàn cảnh gia đình, môi trƣờng
sống…Tựu trung lại, việc làm mà mỗi cá nhân có đƣợc phụ thuộc vào các
điều kiện kinh tế xã hội cũng nhƣ các nguồn lực và việc sử dụng các nguồn
lực mà mỗi cá nhân có đƣợc. Điều này gợi ra rằng, các cá nhân có nhiều
lƣợng và loại nguồn lực hơn (ví dụ đƣợc sinh ra trong một gia đình có điều
kiện tốt hơn về kinh tế, về các mối quan hệ xã hội, hay có vốn văn hóa, có
trình độ học vấn tốt hơn… ) thì cũng có ƣu thế trong việc sử dụng và biến đổi
chúng để đạt đƣợc các nguồn lực khác. Điều này tạo nên sự tái sản sinh
những ƣu thế và bất lợi xã hội. Vì vậy, câu hỏi các cá nhân có gì? Điều đó ảnh
hƣởng nhƣ thế nào đến cơ hội chuyển dịch nghề nghiệp và mức sống của họ?
đã hƣớng tôi đến việc nghiên cứu đề tài : “Di động nghề nghiệp liên thế hệ ở
đồng bằng Sông Hồng (qua khảo sát xã hội học tại Phạm Trấn- Gia lộc -
Hải Dương)”, bởi di động nghề nghiệp liên thế hệ, không chỉ phản ánh sự
thay đổi trong cơ cấu ngành nghề giữa thế hệ này với thế hệ khác mà quan
trọng hơn, nó phản ánh sự tái sản sinh những ƣu thế và bất lợi xã hội và cũng
là cơ chế tạo ra sự chuyển giao những ƣu thế và bất lợi xã hội từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài: “Di động nghề nghiệp liên thế hệ ở đồng bằng Sông Hồng (qua
khảo sát xa hội học tại Phạm Trấn- Gia lộc- Hải Dương)” hƣớng đến làm rõ
một số vấn đề lý luận về di động xã hội, di động nghề nghiệp liên thế hệ. Trên
cơ sở vận dụng quan điểm xã hội học về phân tầng xã hội và di động xã hội
của các nhà xã hội học tiền bối đặc biệt là quan điểm của Karl Marx, Max



9
Weber và Pierre Bourdieu vào giải thích hiện tƣợng di động nghề nghiệp liên
thế hệ ở đồng bằng Sông Hồng nhằm tìm ra quy luật và tính quy luật của hiện
tƣợng xã hội nói trên. Qua đó làm sáng tỏ vấn đề lý thuyết xã hội học trong
đời sống xã hội hiện thực của xã hội Việt Nam đƣơng đại.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài hƣớng đến làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hiện tƣợng di
động nghề nghiệp liên thế hệ và mô tả khái quát bức tranh di động nghề
nghiệp liên thế hệ đang diễn ra hết sức sôi động và phức tạp tại khu vực đồng
bằng Sông Hồng. Vì vậy, luận văn đƣợc hoàn thành là tài liệu hữu ích cho các
nhà nghiên cứu sử dụng trong quá trình học tập và làm việc trong quá trình
nghiên cứu về di động xã hội nói chung và di động nghề nghiệp liên thế hệ
nói riêng. Đồng thời nó cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch
định chính sách của Việt Nam có cơ sở để đƣa ra những chính sách thiết thực
trong qua trình xây dựng và phát triển đất nƣớc.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mô tả bức tranh di động nghề nghiệp liên thế hệ đang diễn ra tại Đồng
bằng Sông Hồng bằng các mô hình di động khác nhau.
Phân tích và chỉ ra các yếu tố tác động đến di động nghề nghiệp liên thế
hệ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phân tích thực trạng di
động nghề nghiệp liên thế hệ ở khu vực đồng bằng Sông Hồng.
Phân tích định lƣợng (thông qua điều tra bằng phiếu hỏi) tìm hiểu thực
trạng di động nghề nghiệp liên thế hệ và các tác động của quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế cũng nhƣ tác động của các nguồn lực xã hội nhƣ: nguồn
gốc xuất thân (nguồn lực kinh tế, vốn xã hội, vốn con ngƣời của thế hệ bố



10
mẹ), đặc điểm cá nhân (trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính,…) đên vị trí việc
làm của bản thân các cá nhân trong xã hội.
Phân tích định tính (thông qua các phỏng vấn sâu) để tìm hiểu cách thức
mà các cá nhân thừa hƣởng các nguồn lực từ gia đình, từ môi trƣờng xã hội
cũng nhƣ sử dụng và biến đổi các nguồn lực này thành các nguồn lực của bản
thân để tìm kiếm việc làm cũng nhƣ là phát triển trong công việc của mình.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Di động nghề nghiệp liên thế hệ ở khu vực đồng bằng Sông Hồng. Trong
đó trọng tâm là các yếu tố tác động đến quá trình di động nghề nghiệp liên thế
hệ.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Để mô tả bức tranh di động nghề nghiệp liên thế hệ bằng các mô hình di
động khác nhau nhằm tìm hiểu quá trình di động của các thế hệ khác nhau
trong gia đình, tôi sử dụng cách tiếp cận hộ gia đình. Tôi chọn các chủ hộ hay
vợ của chủ hộ gia đình. Những ngƣời có độ tuổi từ 40 đến 70 (độ tuổi trung
bình của ngƣời trả lời phiếu hỏi là 55 tuổi), trong đó có 42 ngƣời là nam giới
chiếm 56% và 33 ngƣời là nữ giới chiếm 44%.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung mô tả đặc điểm của di động nghề nghiệp liên thế hệ ở
khu vực đồng bằng Sông Hồng qua nghiên cứu thực tế tại tỉnh Hải Dƣơng,
đồng thời chỉ ra các nhân tố tác động đến quá trình này nhằm mô tả quá trình
tái sản xuất xã hội đang diễn ra trong khu vực đồng bằng Sông Hồng. Ở đây,
tôi chỉ quan tâm mô tả sự chuyển dịch về mặt nghề nghiệp giữa các thế hệ
nghĩa là xem xét sự khác biệt về nghề của con cái so với cha, mẹ chứ không


11

đi sâu vào mô tả sự di động nghề nghiệp của bản thân các cá nhân hay nhóm
ngƣời (di động nghề nghiệp trong thế hệ).
4.3.2. Phạm vi thời gian
Di động nghề nghiệp liên thế hệ đã diễn ra từ rất lâu trong xã hội Việt
Nam nhƣng quá trình này diễn ra một cách phổ biến kể từ khi đất nƣớc thực
hiện công cuộc Đổi mới năm 1986 và đặc biệt diễn ra một cách sâu rộng trong
khoảng 10 năm trở lại đây khi chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc. Đề tài tiến hành nghiên cứu sự di động nghề của cả ba thế hệ
trong gia đình, do vậy quá trình di động nghề có thể diễn ra trƣớc và sau quá
trình đổi mới. Nhƣng tác giả chú trọng đặc biệt đến nhóm ngƣời có độ tuổi từ
20 đến 55 tuổi bởi đây là nhóm ngƣời ở vào độ tuổi tƣơng đối ổn định trong
tuổi đời lao động của mình, vì vậy, qua trình di dộng nghề nghiệp của họ so
với thế hệ cha, mẹ họ lại diễn ra trong khoảng thời gian sau đổi mới và cùng
với quá trình chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong bối cảnh đô thị
hóa.
Thời gian tôi tiến hành thu thập thông tin từ tháng 10 năm 2012 đến
tháng 12 năm 2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng nguyên lý của phép
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nghĩa là tác giả xem xét vấn đề
nghiên cứu trong lịch sử cụ thể với bối cảnh kinh tế - văn hóa - chính trị cụ
thể. Mà ở đây là nghiên cứu hiện tƣợng di động nghề nghiệp liên thế hệ trong
điều kiện kinh tế xã hội khu vực đồng bằng Sông Hồng Việt Nam thời kì đổi
mới sau năm 1986 đặc biệt trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn. Điều đó cũng có nghĩa là khi xem xét hiện
tƣợng di động nghề nghiệp của thế hệ này so với thế hệ khác không đƣợc tách


12

rời khỏi các chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng nhƣ bối cảnh
về kinh tế -văn hóa - chính trị - xã hội diễn ra hiện tƣợng đó. Xem xét sự di
động của nhóm xã hội này trong sự tƣơng quan với sự di động của nhóm
khác. Sự di động nghề nghiệp với những di động xã hội khác.
Các lý thuyết xã hội học của Karl Marx, Max weber và Pierre Bourdieu
về phân tầng xã hội và di động xã hội là những chỉ dẫn về mặt lý luận giúp tôi
phân tích thực trạng của quá trình di động cũng nhƣ chỉ ra các yếu tố tác dộng
tới quá trình di động nghề nghiệp liên thế hệ đang diễn ra tại đồng bằng Sông
Hồng. Karl Max đã chỉ cho tôi thấy rằng: quyền sở hữu về tƣ liệu sản xuất là
một yếu tố quan trọng quyết định địa vị nghề của mỗi cá nhân. Mở rộng hơn
quan điểm của Marx, tôi không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu sự tác động của
yếu tố quyền sở hữu với tƣ liệu sản xuất mà còn tìm hiểu tác động của quyền
sử dụng, quyền định đoạt tƣ liệu sản xuất đến quá trình di động nghề của các
cá nhân. Cụ thể tôi tìm hiểu xem liệu việc con cái của những ngƣời nông dân
di chuyển sang làm các nghề khác có phải do sự thu hẹp đất sản xuất nông
nghiệp hay không? Các gia đình đã chuyển tƣ liệu sản xuất của mình cho con
cái họ nhƣ thế nào? Và quá trình chuyển giao tƣ lệu sản xuất đó đã ảnh hƣởng
nhƣ thế nào đến quá trình di động nghề?
Lý thuyết của Weber chỉ cho tôi đến việc xem xét tác động của các yếu
tố cá nhân nhƣ : tuổi, giới tính, trình độ học vấn, sức khoẻ, sự cố gắng, nỗ lực
hay tài năng của mỗi cá nhân đến quá trình di động nghề. Bordieu lại chỉ cho
tôi thấy rằng nguồn gốc xuất thân của các cá nhân, môi trƣờng hành động, các
tập tính của cá nhân hay các loại và lƣợng vốn mà các cá nhân chiếm giữ là
những nhân tố quan trọng quyết định địa vị nghề của họ.



13
Đề tài kết hợp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm; kết hợp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng nhằm chỉ ra các đặc trƣng của

vấn đề nghiên cứu.
5.2. Các phương pháp cụ thể
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Tác giả tiến hành nghiên cứu các loại tài liệu nhƣ: sách, các luận văn,
luận án, các bài báo đăng trên các tạp chí nghiên cứu khoa học và các bài viết,
số liệu thống kê trên các trang mạng… nhằm tìm ra cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc phân tích đề tài của mình.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Tôi tiến hành phỏng vấn sâu 10 cá nhân là thành viên của các hộ gia đình
tôi đã thu thập thông tin bằng phiếu hỏi, trong đó có 5 ngƣời là con của ngƣời
trả lời phiếu hỏi và 5 ngƣời là chủ hộ gia đình hay vợ của chủ hộ gia đình-
những ngƣời đã trả lời phiêu hỏi giúp tôi. Mục đích của việc phỏng vấn sâu cá
nhân là nhằm tìm hiểu sâu hơn các cách thức mà các cá nhân sử dụng các loại
và lƣợng nguồn lực sẵn có của gia đình và của bản thân trong quá trình tìm
kiếm và phát triển công việc của mình nhằm tạo ra các loại nguồn lực cho bản
thân và cho gia đình của họ. Quá trình phỏng vấn sẽ đƣợc ghi biên bản với sự
đồng tình của ngƣời trả lời với những cam đoan về mặt đạo đức của nhà
nghiên cứu nhƣ phải đảm bảo tính khuyết danh và bảo mật thông tin cho
ngƣời trả lời. Các thông tin thu đƣợc của quá trình phỏng vấn sẽ đƣợc tác giả
sử lý và phân tích sau từng cuộc phỏng vấn nhằm phát hiện ra các nhân tố
mới để có thể kiểm chứng chúng trong thực tế qua các cuộc phỏng vấn sâu
đồng thời để điều chỉnh quá trình phỏng vấn của mình. Sau khi thực hiện toàn
bộ các phỏng vấn thông tin thu đƣợc sẽ đƣợc nhóm lại thành các vấn đề để
phân tích theo yêu cầu đặt ra của chủ đề nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu


14
Tôi tiến hành lấy mẫu nghiên cứu theo phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên
thuận tiện với dung lƣợng mẫu khảo sát là 75 hộ gia đình tại 7 đội của xã

Phạm Trấn huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dƣơng. Từ cách tiếp cận các hộ gia đình
tôi tiến hành thu thập thông tin của ba thế hệ trong gia đình ngƣời trả lời. Cụ
thể , tôi phỏng vấn chủ hộ hoặc vợ của chủ hộ về nghề nghiệp đầu tiên của họ,
nghề nghiệp chính của cha, mẹ - những ngƣời sinh ra họ ở thời điểm khi họ
có nghề đầu tiên và các thông tin cá nhân khác của họ và cha mẹ họ cũng ở
thời điểm khi họ có nghề đầu tiên. Cùng với đó tôi thu thập thông tin về nghề
nghiệp đầu tiên của các con ngƣời trả lời và so sánh nó với nghề nghiệp chính
của ngƣời trả lời, nghề nghiệp chính của vợ hoặc chồng ngƣời trả lời ở vào
thời điểm khi con họ có nghề đầu tiên. Các thông tin cá nhân khác của các
con và ngƣời trả lời hay của vợ hoặc chồng ngƣời trả lời cũng đƣợc lấy ở vào
thời điểm khi từng ngƣời con của họ có việc làm chính đem lại nguồn thu
nhập đầu tiên. Nhƣ vậy, từ 75 hộ gia đình tôi đã thu đƣợc thông tin của 272
cặp cha con và 272 cặp mẹ con. (Ngƣời trả lời phiếu của tôi có độ tuổi trung
bình là 55 tuổi.)
5.2.4. Phương pháp định lượng, điều tra bằng phiếu hỏi
5.2.4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin định lƣợng
Với dung lƣợng mẫu nói trên tôi tiến hành thu thập thông tin bằng phiếu
hỏi. Tôi sử dụng các phiếu hỏi đã chuẩn bị trƣớc sau đó tự mình đi hỏi từng
khách thể nghiên cứu và tự mình điền các thông tin vào phiếu hỏi theo ý kiến
của ngƣời trả lời.
5.2.4.2. Phƣơng pháp sử lý thông tin định lƣợng
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để sử lý cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc.
Với phƣơng pháp phân tích định lƣợng tôi thực hiện phân tích đặc điểm của
di động nghề nghiệp liên thế hệ qua ma trận vuông thể hiện mối tƣơng quan
giữa địa vị nghề nghiệp của cha và hoặc địa vị của mẹ với địa vị nghề nghiệp


15
của con với các tỷ lệ: tỷ lệ di động tuyệt đối (tỷ lệ di động thực tế - tỷ lệ di
động tổng thể); tỷ lệ di động cấu trúc (tỷ lệ di động cƣỡng bức), tỷ lệ di động

thuần, hệ số mở cho toàn xã hội qua chỉ số Yasuda tổng thể. Với ma trận
vuông tôi tìm đƣợc sự khác biệt trong tỷ lệ di động hay tỷ lệ không di động
của từng nhóm nghề qua đó chỉ ra bức tranh tổng thể về di động nghề nghiệp
đang diễn ra trên địa bàn nghiên cứu.
Để chỉ ra các yếu tố tác động đến quá trình di động nghề nghiệp liên thế
hệ tôi sẽ phân tich tƣơng quan hai chiều giữa các yếu tố nhƣ tuổi, giới tính,
trình độ học vấn, hoàn cảnh xuất thân, …với địa vị nghề nghiệp của các cá
nhân. Đồng thời tôi sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xem xét sự tác động
của nhiều biến độc lập đến biến phụ thuộc là di động hay không di động để
chỉ ra sự tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc với điều kiện các
biến khác giữ nguyên ở mức không đổi. Cùng với các phân tích mô tả khác
tôi đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa nguồn gốc xuất thân, lƣợng và các loại
nguồn lực mà cá nhân có với việc các cá nhân sử dụng các lƣợng và loại
nguồn lực đó trong việc tìm kiếm phát triển nghề nghiệp của mình.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
Toàn bộ luận văn tập trung vào trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu chính
đó là:
Quá trình di động nghề nghiệp liên thế hệ ở Đồng bằng sông Hồng
đang diễn ra nhƣ thế nào?
Những yếu tố nào tác động đến quá trình di động nghề nghiệp liên
thế hệ ở khu vực nghiên cứu?
6.2 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Di động nghề nghiệp liên thế hệ ở khu vực Đồng bằng
Sông Hồng đang diễn một cách sâu rộng. Tuy nhiên, sự di động lại diễn ra


16
một cách không đồng đều giữa các nhóm nghề. Con của những ông bố, bà mẹ
làm nghề nông nghiệp và con của những ông bố, bà mẹ thuộc nhóm những

nhà lãnh đạo quản lý, các nhà chuyên môn kỹ thuật có tỷ lệ di động nghề thấp
hơn con của những ông bố, bà mẹ thuộc các nhóm nghề khác.
Giả thuyết 2: Các yếu tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội do quá trình
đô thị hóa đem lại, các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân nhƣ tuổi tác, giới
tính, trình độ học vấn…và những yếu tố thuộc về nguồn gốc xuất thân – hoàn
cảnh gia đình là các yếu tố quan trọng có tác động đến quá trình di động nghề
nghiệp liên thế hệ
7. Khung lý thuyết


Các yếu tố
chuyển đổi cơ
cấu kinh tế:
(Môi trƣờng
kinh tế, quá
trình đô thị hóa,
Các yếu tố
chính sách
sách, pháp luật)
Nguồn gốc xuất
thân {đặc điểm
cá nhân của cha
mẹ nhƣ: nghề
nghiệp, trình
độ học vấn,}
điều kiện kinh
tế của gia đình,
cách nuôi dạy
con cái …
Đặc điểm cá

nhân của con
nhƣ: giới tính,
trình độ học
vấn, độ tuổi…
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ HỘI
Di động nghề nghiệp liên thế hệ


17
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU DI
ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP LIÊN THẾ HỆ
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Di động xã hội từ lâu đã thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học xã hội trong đó có các nhà Xã hội học. Khi nghiên cứu về di
động xã hội, có một cuộc tranh luận giữa hai chƣơng trình nghiên cứu khác
nhau đó là: một bên là những nhà nghiên cứu di động trong bối cảnh của một
trật tự thứ bậc xã hội, trong đó các cá nhân có thể đƣợc xếp loại theo thu
nhập, trình độ giáo dục hay uy tín kinh tế xã hội. Bên kia là những tác giả đặt
di động trong bối cảnh một cơ cấu giai cấp, bao gồm những vị trí xã hội đƣợc
xác định bởi những mối quan hệ trong thị trƣờng lao động và những đơn vị
sản xuất. Xuất phát từ các quan điểm khác nhau, các tác giả cũng chỉ ra nhiều
nhân tố khác nhau có thể tác động đến di động xã hội nói chung và di động
nghề nghiệp nói riêng.
1.1.1.1. Quan điểm của các nhà nghiên cứu di động xã hội trong bối
cảnh của một trật tự thứ bậc xã hội
Những năm đầu thế kỷ XX nhà xã hội học ngƣời Mỹ Sorokin đã bàn về
di động xã hội một cách khá hệ thống. Trong tác phẩm Social mobility (di
động xã hội) (1927), Sorokin đã chỉ ra rằng: “các kênh lƣu thông dọc tồn tại ở
bất cứ xã hội phân tầng nào…đó là điều cần thiết cho sự phân phối tài năng

vào các nghề nghiệp một cách hiệu quả” [2, tr. 142]. Sorokin là một trong các
tác giả theo truyền thống phân tích theo vị thế đạt đƣợc. Trong tác phẩm
Social mobility, Sorokin chỉ ra nguyên nhân của di động là do vai trò của các
yếu tố nhƣ nền tảng kinh tế, xã hội của nhóm, gia đình cũng nhƣ trình độ học
vấn của bản thân. Peter M. Blau và Otis D. Duncan trong The American
occupational structure (cấu trúc nghề nghiệp ở Mỹ) cũng có cùng quan điểm


18
với Sorokin. Các tác giả này cũng chỉ ra đƣợc mối tƣơng quan giữa nghề của
bố và nghề của con. Các nghiên cứu của các ông cho thấy: “trình độ giáo dục
của bố tác động đến sự đạt đƣợc về nghề nghiệp của ngƣời con trai và cho
thấy rằng điều này xuất phát từ những ảnh hƣởng của nghề nghiệp của bố.
Nhiều nghiên cứu cho rằng giáo dục của ngƣời con trai là cầu nối chủ yếu
giữa gốc gác gia đình và sự thành đạt nghề nghiệp, một nửa các mối tƣơng
quan giữa hai yếu tố này đều thông qua yếu tố trung gian là giáo dục. Trẻ em
trong những gia đình có đặc quyền là những ngƣời có trình độ học vấn cao
hơn những đứa trẻ cùng trang lứa xuất thân từ những gia đình kém hơn” [2, tr.
143].
Khác với quan điểm trên, Tony Bilton lại chỉ ra rằng: trong xã hội công
nghiệp các cá nhân có thể di động từ địa vị này sang địa vị khác bằng nỗ lực
của cá nhân trong xã hội đó. Địa vị xã hội của cá nhân không nhất thiết có
quan hệ với địa vị xã hội của gia đình. Nguồn gốc để cá nhân có thể di động
đi lên hay đi xuống là nhờ vào tài năng. Quan điểm này của Tony Bilton có
thể gần giống với quan điểm của Max Weber khi nói về vai trò của “tình
huống thị trƣờng”. Theo Weber: “sự phân chia giai cấp bắt nguồn không chỉ
từ sự sở hữu, sự kiểm soát hay không kiểm soát tƣ liệu sản xuất, mà còn từ
những khác biệt kinh tế không liên can gì tới tài sản. Những nguồn lực đó bao
gồm kỹ năng, kỹ xảo, bằng cấp và trình độ chuyên môn và tác động đến loại
công việc mà ngƣời ta có thể kiếm đƣợc.” [36, tr. 107]

Ngoài các yếu tố về giai cấp, hoàn cảnh gia đình hay tài năng của các cá
nhân thì một số các nhà xã hội học khác nhƣ nhà xã hội học ngƣời Anh
Stephen Aldrige hay nhà xã hội học ngƣời Pháp Pierre Bourdieu lại quan tâm
đến các nhân tố về văn hóa nhƣ phong cách sống. Theo Bourdieu “điều đáng
chú ý tƣơng tự nhƣ vốn kinh tế, vốn văn hóa có thể đƣợc tích lũy và hoán cải
thành các vốn khác (kinh tế, xã hội)” [36, tr. 111]. Trong các nghiên cứu của


19
mình, Bourdieu luôn quan tâm xem xét cách thức mà vốn văn hóa có thể tạo
nên những ƣu thế hay sự kém ƣu thế của nhóm này so với nhóm khác.
Stephen Aldrige coi các vấn đề về vốn văn hóa của gia đình, cách dạy dỗ con
cái của gia đình là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới giá trị và lối cƣ xử
của cá nhân do đó mà ảnh hƣởng tới cơ hội sống sau này của họ.
1.1.1.2. Quan điểm của các nhà nghiên cứu di động xã hội trong bối
cảnh một cơ cấu giai cấp
Những ngƣời phân tích di động theo giai cấp khi phân tích di động luôn
quan tâm lƣu ý đến tổng tỷ suất di động hay tỷ suất di động tuyệt đối (bao
gồm những biến đổi trong di động do những biến động về cơ cấu nghề
nghiệp) với những biến đổi do tính lỏng lẻo xã hội hay sự mở rộng cấu trúc.
Karl Marx là một nhà nghiên cứu di động xã hội trong bối cảnh giai cấp tiêu
biểu mà các nhà nghiêm cứu luôn nhắc tới. Mặc dù trong các tác phẩm của
mình Marx không dùng đến cụm từ “tính cơ động xã hội” nhƣng các tác phẩm
của ông tự nó toát nên những nội dung, tƣ tƣởng về tính cơ động xã hội.
“Trong khi nhấn mạnh yếu tố sở hữu, coi sở hữu nhƣ là dấu hiệu cơ bản nhất
để xem xét và sắp xếp các cá nhân vào các tầng xã hội khác nhau Marx đặc
biệt lƣu tâm tới những động thái và phƣơng thức tạo ra sự biến đổi trong nội
bộ những cơ cấu xã hội hiện thực nhƣ chuyển dịch xã hội từ nghề này sang
nghề khác, hay chuyển từ công việc có trình độ, chuyên môn, kỹ năng thấp
lên những công việc có trình độ, chuyên môn, kỹ năng cao. Đặc biệt là sự

phân tích những chuyển dịch xã hội từ khu vực lao động nông nghiệp sang
công nghiệp, thƣơng nghiệp, dịch vụ…và sự chuyển dịch từ tầng lớp lao động
lên tầng lớp trung lƣu dƣới, từ trung lƣu dƣới lên trung lƣu trên và ngƣợc lại.”
[46, tr. 98- 99]. Theo quan điểm của Karl Marx: “sự tồn tại của chế độ sở hữu
tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất, kéo theo đó là sự phân phối bất bình đẳng về của
cải vật chất, sản phẩm lao động trong xã hội là nét chung, phổ biến của mọi


20
xã hội có giai cấp, là yếu tố thƣờng xuyên, trực tiếp dẫn đến phân tầng xã hội,
phân hóa xã hội.” [46, tr. 97].
Với các tác giả có truyền thống phân tích giai cấp theo quan điểm của
chủ nghĩa Marx cho rằng: “các cá nhân sinh ra trong các giai cấp xã hội khác
nhau, mà điều này dẫn đến những hậu quả rõ ràng đối với cơ hội sống, các giá
trị chuẩn mực, lối sống và các khuôn mẫu kết hợp” [2, tr. 145]
Nhƣ vậy, dù nghiên cứu di động xã hội theo quan điểm nào thì các nhà
nghiên cứu cũng luôn coi sự di động về mặt nghề nghiệp là yếu tố quan trọng
để chỉ ra sự di động xã hội của các cá nhân hay nhóm. Các tác giả nêu trên đã
chỉ ra 3 yếu tố quan trọng tác động đến sự di động nghề nghiệp của các cá
nhân và nhóm đó là: yếu tố thuộc về sở hữu tƣ liệu sản xuất; yếu tố thuộc về
hoàn cảnh xuất thân nhƣ: (điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của gia đình,
nhóm xã hội); và các yếu tố thuộc về cá nhân nhƣ trình độ giáo dục, năng lực
và kỹ năng của bản thân…
Tuy nhiên, chúng ta cần lƣu ý rằng khi nghiên cứu về di động nghề
nghiệp liên thế hệ các nhà nghiên cứu kinh điển ở Mỹ và châu Âu đều chỉ
xem xét sự di động, sự thành đạt của con cái mà đặc biệt là của con trai so với
nguồn gốc của cha thể hiện trong bảng quay vòng cha con (Father- son
Turnover Table). Điều này đã bị phê phán về mặt lý thuyết và phƣơng pháp.
Đặc biệt, các nhà nữ quyền cho rằng việc chỉ chọn mẫu là nam giới làm đơn
vị phân tích di động đã không phản ánh hết những khác biệt về giới tính cũng

nhƣ hệ quả đối với sự phân công lao động nghề nghiệp theo giới tính trong
nghiên cứu về di động xã hội nói chung cũng nhƣ di động nghề nghiệp nói
riêng.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Sự dịch chuyển cơ cấu lao động và các nhân tố tác động đến địa
vị nghề nghiệp của các cá nhân


21
Cùng với quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, ở
Việt Nam đang diễn ra quá trình chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo
hƣớng giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành
công nghiệp và dịch vụ. Cùng với quá trình này là quá trình chuyển dịch lao
động từ nhóm ngành nông nghiệp sang nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ.
Trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu của các học giả Việt Nam về xu
hƣớng đề cập trên, trong đó có thể kể đến: Các số liệu thống kê hàng năm của
Tổng cục thống kê về cơ cấu kinh tế, lao động việc làm, Lê Hữu Nghĩa - Lê
Ngọc Hùng (2012), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội trong điều kiện đổi
mới ở Việt Nam; Tạ Ngọc Tấn (2010), Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã
hội Việt Nam hiện nay; Nguyễn Thị Vân Anh, Chuyển dịch cơ cấu lao động
vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011- 2015; Nguyễn Thị Vĩnh Hà
(2006), Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm
của các hộ gia đình ở Từ Liêm Hà Nội; Nguyễn Đình Tấn (2010), Sự hình
thành tầng lớp xã hội ưu trội và vai trò của nó ở Việt Nam trong phát triển
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; Lê Hải Thanh (2005), Sự biến
đổi cơ cấu lao động việc làm ở lao động nông thôn ngoại thành thành phố Hồ
Chí Minh; Nguyễn An Lịch trong sự tác động của yếu tố kinh tế đến sự di
động xã hội và cơ cấu dân cư miền Bắc ở Việt Nam…Các công trình nghiên
cứu nêu trên cho thấy: mỗi năm tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm
từ 1% - 1,5% hiện nay còn khoảng 25 triệu ngƣời tƣơng đƣơng với 56% tổng

lực lƣợng lao động quốc gia. Và theo dự tính con số này giảm xuống còn 30%
vào năm 2020 [32, tr. 32]. Nhƣ vậy, có sự chuyển dịch nghề nghiệp rất lớn
trong toàn xã hội và nếu chúng ta xem xét chúng trong một khoảng thời gian
dài nghĩa là so sánh nghề nghiệp của các thế hệ với nhau chúng ta sẽ thấy ở
Việt Nam đang diễn ra quá trình di động nghề nghiệp liên thế hệ.


22
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm của toàn xã hội có quan hệ chặt
chẽ với vị trí việc làm của từng cá nhân trong xã hội. Việc các cá nhân làm
nghề gì lại phụ thuộc trƣớc hết vào định hƣớng nghề nghiệp của bản thân mỗi
cá nhân. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm chú ý nghiên cứu chủ đề
này. Các đề tài nhƣ: Vũ Hào Quang (2001), Định hướng giá trị của sinh viên
con em cán bộ khoa học; Trần Thi Thu Hiền (2008), Định hướng nghề nghiệp
của sinh viên sau khi ra trường hiện nay.; Hoàng Thị Phƣơng , Nghề nghiệp
của sinh viên sau khi tốt nghiệp định hướng và những con đường tiếp cận…
Tác giả Lê Thị Mai (1997), trong công trình Nhóm xã hội đa nghề và vai trò
của nó trong sự phát triển nông thôn đồng băng Sông Hồng chỉ ra rằng : “Có
xu hƣớng chung là ngƣời nông dân định hƣớng cho con cái họ thoát khỏi
nông nghiệp” nhƣng việc hiện thực hóa nó lại rất khác nhau ở những nhóm
khác nhau. Điều này liên quan đến các loại và lƣợng nguồn lực mà các cá
nhân có cũng nhƣ điều kiện kinh tế xã hội nơi mà cá nhân sinh sống.
Chúng ta cũng cần phải thấy rằng, nghề nghiệp là nhân tố quan trọng
quyết định địa vị xã hội của mỗi cá nhân. Điều này đúng đối với mọi xã hội
đặc biệt là ở Viêt Nam nơi mà: “lao động là nguồn thu nhập chính của hộ gia
đình. Mức sống hộ gia đình vì thế phụ thuộc vào phƣơng thức các cá nhân hội
nhập vào thị trƣờng lao động ” [12, tr. 87] Lao động hay nói cách khác là
việc làm và vị trí việc làm là nguồn cơ bản tạo ra những bất bình đẳng. “Lao
động đóng góp tới 70% tổng bất bình đẳng tại Việt Nam cả khu vực thành thị
và nông thôn.” [12, tr.93]. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy có sự chênh

lệch khá lớn trong mọi mặt của đời sống giữa các nhóm dân cƣ. Do đó, vấn đề
bất bình đẳng chiếm vị trí quan trọng trong các cuộc thảo luận về chính sách
kinh tế xã hội. Nó đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm xem xét. Các công
trình, đề tài về lĩnh vực này có thể kể đến nhƣ: Lê Hữu Nghĩa - Lê Ngọc
Hùng (2012), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội trong điều kiện đổi mới ở


23
Việt Nam; Nguyễn Đình Tấn (2003), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội; Tạ
Ngọc Tấn (2010), Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện
nay; Hoàng Đức Thân - Đinh Quang Tỵ (2010), Tăng trưởng kinh tế và tiến
bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam; Nguyễn Phú Trọng (2008), Đổi mới và phát
triển ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn; Viện nghiên cứu phát
triển - Cơ quan phát triển Pháp - Viện khoa học xã hội (2011), Sự phân biệt
xã hội và bất bình đẳng: các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành
đối với những vấn đề về giới và dân tộc; Nguyễn Đình Tấn (2010), Sự hình
thành tầng lớp xã hội ưu trội và vai trò của nó ở Việt Nam trong phát triển
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, …Các công trình nghiên cứu
nêu trên không chỉ chỉ ra những bất bình đẳng giữa các nhóm dân cƣ về kinh
tế, văn hóa mà còn chỉ ra xu hƣớng bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận với các
nguồn lực để phát triển. Điều đó có nghĩa là: ở Việt Nam đang tồn tại một xu
hƣớng cơ cấu hoá bất bình đẳng hay nói cách khác là xu hƣớng bất bình đẳng
đƣợc chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các công trình nghiên cứu về nghèo đói, bất bình đẳng, phân tầng xã hội,
cơ cấu xã hội tôi vừa liệt kê phía trên chỉ ra ba nhóm nhân tố quan trọng có
thể tác động đến vị trí nghề nghiệp của các cá nhân là: (1) Các yếu tố chuyển
đổi cơ cấu kinh tế (bao gồm yếu tố môi trƣờng kinh tế, chính sách, pháp
luật…); (2) yếu tố gia đình, hay nói cách khác là nguồn gốc xuất thân của các
cá nhân tác động trực tiếp hay hoặc và đến vị trí nghề nghiệp của họ; (3) các
yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân nhƣ độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kỹ

năng, sự cố gắng, nỗ lực của bản thân…
1.1.2.2. Di động nghề nghiệp liên thế hệ ở Việt nam qua một số công
trình nghiên cứu
Nghiên cứu về di động nghề nghiệp liên thế hệ đã đƣợc các nhà xã hội
học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất nhiều năm nay. Tuy nhiên, chủ


24
đề này ở Việt Nam vẫn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng.
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có thể kể đến nhƣ: công trình nghiên
cứu của tác giả Jee Young Kim Vốn chính trị, vốn con người và di động nghề
nghiệp liên thế hệ ở miền Bắc Việt Nam (Political capital, Human Capital,
and Inter - generational occupational Mobility in Northerm Vietnam) trong
công trình của Philip Taylor (2004), Social inequality in Vietnam and the
challenges to reform, (bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam và những thách thức
cho đổi mới) và các công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Thiên Kính về Di
động xã hội giữa các thế hệ trong hai thời kì trước và sau đổi mới ở Việt nam,
phần I, in trên Tạp chí Xã hội học số 2 (98)- 2007 và phần II trên Tạp chí Xã
hội học số 1(105) – 2009. Trong bài viết này, tác giả Đỗ Thiên Kính chỉ ra
rằng: so với “cơ cấu xã hội khép kín” của Việt Nam những năm trƣớc đổi mới
(1986) thì cơ cấu xã hội Việt Nam sau đổi mới đã có xu hƣớng biểu hiện :
“nhƣ là một xã hội mở” [43, tr. 62]. Tác giả Jee Young Kim qua xử lý số liệu
điều tra nghiên cứu hộ gia đình ở ba tỉnh là Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
vào năm 1995 cũng cho thấy có sự thay đổi rất lớn về cấu trúc nghề nghiệp
giữa các thế hệ. Sự thay đổi này diễn ra trong tất cả các nhóm nghề đặc biệt là
nhóm nghề trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc và nhóm nghề có trình độ kỹ
năng cao (administrative and professional jobs). Tác giả chỉ ra rằng: chỉ có
16% những ngƣời làm các công việc trong hệ thống cơ quan nhà nƣớc có thể
truyền lại đƣợc địa vị nghề nghiệp của mình cho con cái và con số này ở
nhóm nghề có trình độ chuyên môn cao là 12%. Trong khi đó có tỷ lệ khá cao

khoảng ¾ số ngƣời làm nông nghiệp có con cái họ cũng làm nông nghiệp [63,
tr. 169- 170]. Nhƣ vậy, ở Việt Nam đang diễn ra xu hƣớng di động nghề
nghiệp liên thế hệ, nhƣng xu hƣớng này lại diễn ra theo những mức độ rất
khác nhau ở những thời điểm khác nhau và ở những nhóm nghề khác nhau.


25
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đã chỉ ra đƣợc các nguyên
nhân của những bất bình đẳng cũng nhƣ là nhân tố tác động đến sự di động xã
hội đặc biệt là di động nghề nghiệp của cá nhân. Tuy nhiên, việc phân tích các
bất bình đẳng mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các rủi ro mà bất bình đẳng tạo
ra chứ chƣa chú ý nhiều đến nguyên nhân của bất bình đẳng. Điều này có thể
do các nghiên cứu này hầu hết hƣớng sự chú ý của mình tới sự di động trong
thế hệ mà chƣa quan tâm chú ý đến sự di động giữa các thế hệ (di động liên
thế hệ) do đó mà các công trình này chƣa đi vào phân tích một cách sâu sắc
những bất bình đẳng mang tính cơ cấu. Có nghĩa là thiếu sự phân tích một
cách hệ thống những quá trình mà trong đó những ƣu thế và bất lợi xã hội
đƣợc chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.2. Một số lý thuyết xã hội học về phân tầng xã hội và di động xã hội
1.2.1. Quan điểm của Karl Marx
Karl Marx (1818-1883) chƣa bao giờ tự nhận mình là một nhà xã hội
học nhƣng các học thuyết về kinh tế, xã hội của ông đƣợc “thừa nhận nhƣ là
nguồn cảm hứng chính cho tất cả các học thuyết xã hội triệt để thời hiện đại”
[37, tr. 35]. Những tác phẩm đầu tay của Marx chủ yếu là về triết học. Chỉ với
tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1846) Marx mới phác thảo những quan điểm đầu
tiên về quan niệm duy vật về lịch sử. Trong đó ông coi xã hội là “một cấu trúc
xác định đƣợc dựng lên xung quanh các giai cấp đối kháng, phân công lao
động và các hình thức sở hữu.” [37, tr. 35]. Khi nói về phân tầng xã hội, Marx
hết sức nhấn mạnh đến phân tầng xã hội dựa trên giai cấp và cơ sở để phân
chia giai cấp đựơc xác định theo “quan hệ của họ với tƣ liệu sản xuất và quan

hệ giữa họ với nhau. Chế độ tƣ hữu tạo ra sự phân chia cơ bản giữa những
ngƣời có các nguồn lực kinh tế với những ngƣời không. Sự bất bình đẳng về
tài sản trong xã hội tƣ bản dựa trực tiếp trên cơ sở về tƣ liệu sản xuất nhƣ đất
đai, máy móc, công xƣởng” [36, tr. 107]. Theo Marx “Những thứ mà giai cấp

×