Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020 - Phụ lục Kết quả khảo sát xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 183 trang )


VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU PHI VÀ TRUNG ĐÔNG


ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC


NGHIÊN CỨU CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC
ĐỂ MỞ RỘNG QUAN HỆ HỢP TÁC CỦA VIỆT NAM
VỚI KHU VỰC TRUNG ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020
Mã số: ĐTĐL.2010T/37


KẾT QUẢ KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC

Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đỗ Đức Định







Hà Nội, 2012



VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU PHI VÀ TRUNG ĐÔNG





ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC

NGHIÊN CỨU CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC
ĐỂ MỞ RỘNG QUAN HỆ HỢP TÁC CỦA VIỆT NAM
VỚI KHU VỰC TRUNG ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020
Mã số: ĐTĐL.2010T/37

Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đỗ Đức Định
Các thành viên chính tham gia đề tài:
1. PGS.TS. Đỗ Đức Định
2. PGS.TS. Trần Văn Tùng
3. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiền
4. TS. Bùi Nhật Quang
5. TS. Trần Thị Lan Hương
6. ThS. Trần Thùy Phương
7. ThS. Đỗ Đức Hiệp
8. ThS. Kiều Thanh Nga
9. CN. Phạm Thị Kim Huế

Hà Nội, 2012

MỘT SỐ NÉT VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ĐẾN KHU VỰC TRUNG ĐÔNG TRONG THỜI GIAN QUA.

Nguyễn Thị Thu Hằng
Phòng NC Trung Đông

I- Giải thích thuật ngữ
Phần này cho phép giải thích ngắn gọn những thuật ngữ mà chúng tôi sử
dụng trong báo cáo.
Người đi xuất khẩu lao động: Là người lao động đi theo hợp đồng có thời
hạn từ Việt nam tới các nước khác trong khuôn khổ th
ỏa thuận song phương
giữa hai nước.
Người đi xuất khẩu lao động trở về: Là người đã từng đi lao động ở nước
ngoài và đã trở về Việt nam. Những người đi xuất khẩu lao động trở về Việt
nam được chia thành ba nhóm: (1) những người đã kết thúc hợp đồng và
quay trở về; (2) những người trở về trước thời hạ
n hợp đồng – tự nguyện
hoặc không tự nguyện – và không thể quay trở lại; và (3) những người ở lại
sau khi thị thực đã hết hạn và sau đó đã quay trở về Việt nam. Trong nghiên
cứu này, “người đi xuất khẩu lao động trở về” không bao gồm những người
đi xuất khẩu lao động đang về thăm nhà trong thời hạn hợp đồng.
Công ty xuất khẩu lao
động: Là công ty nhà nước hoặc được nhà nước cấp
phép tuyển dụng và gửi người lao động ra nước ngoài.
Các chi phí trước khi đi: Các chi phí mà người di cư phải trả trước khi đi
lao động ở nước ngoài. Các chi phí này bao gồm phí tuyển dụng, thuế và các
chi phí làm hộ chiếu, thị thực, vé máy bay, phí đào tạo, v.v… Người lao
động thực sự muốn đi làm việc ở nước ngoài thường vay tiền để trang trải
các hi phí này. Đ
iều này tạo ra một sự trói buộc nợ nần với cá nhân/tổ chức
cho người lao động vay tiền.
Tổng thu nhập: Tổng thu nhập thực nhận trong thời gian ở nước ngoài. Các
chi phí cho cuộc sống trong thời gian ở nước ngoài cũng nằm trong tổng thu
nhập.
Các nước tiếp nhận: Trong báo cáo này, các nước tiếp nhận là các nước

thuộc thị trường Trung Đông - Bắc Phi.
Môi giới: Các cá nhân giới thiệu những người lao động có nguyện vọng đi
xuất khẩu lao động với một công ty tuyển dụ
ng của nhà nước. Người môi
giới không phải là cán bộ của công ty tuyển dụng nhưng làm việc này dựa
trên danh nghĩa của công ty để nhận được một khoản tiền với mỗi người lao
động được tuyển dụng.
Công việc bất hợp pháp/người lao động bất hợp pháp: Công việc không có
hợp đồng, người lao động làm việc mà không có hợp đồng lao động.
Cư trú quá hạn/người cư trú quá h
ạn: Những người đi lao động xuất khẩu
ở lại nước tiếp nhận lao động quá thời hạn thị thực.
Nhập cư: Đề cập đến người lao động (có nghề hoặc không có nghề) từ nước
ngoài đến một nước nào đó để làm việc.
Xuất cư: Đề cập tới người lao động ra đi từ một nước nào đó t
ới nước mà
họ lao động ( có thể là từ quê hương hoặc từ một nước quá cảnh).
II- Nội dung:
Ở Việt Nam hiện nay, xuất khẩu lao động (XKLĐ) chủ yếu nhằm mục đích
kinh tế và là XKLĐ có tổ chức, đã nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí quan trọng
tại các thị trường lao động trọng điểm trên thế giới. Một trong những thị
trường được chính ph
ủ Việt Nam quan tâm phát triển trong thời gian dài là
thị trường các nước khu vực Trung Đông.
Biến cố chính trị “ Mùa xuân Arab” với sự sụp đổ của hàng loạt mô hình nhà
nước quân chủ độc tài đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình XKLĐ của Việt
Nam tại đây. Một số lượng rất đông người lao động đã buộc phải trở về
nước khi chưa hoàn thành hợp đồng tại nước sở tại. Tuy vậy, tình trạng dư
thừa lao động trong nước khi dân số trong độ tuổi lao động tăng lên đòi hỏi
nhà nước Việt Nam phải cấp thiết nhìn lại những thành quả và khó khăn đã

gặp phải trong thời gian qua ở thị trường này để khám phá khả năng tái xuất
nguồn lao động dồi dào này trong thời gian sắp tới.
1. Khái quát về
thị trường Trung Đông
Về lịch sử và văn hóa, Trung Đông là một phân miền Phi – Âu – Á. Sắc thái
đa văn hóa được hình thành bởi các nhóm dân tộc riêng biệt như Ả Rập,
Assyri, Azerbaijan, Berber, Chaldean, Druze, Hy Lạp, Do Thái, Kurd,
Maronites, Ba Tư và Thổ.
Thường được xác định như một vùng văn hóa, Trung Đông không có các
biên giới chính xác. Hiện nay, Trung Đông được nhận diện gồm các quốc
gia như Bahrain, Kypros (Síp), Ai Cập, Iran (Ba Tư), Iraq, Israel, Jordan,
Kuwait, Liban, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu Vương quốc

Rập Thống Nhất (UAE), Yemen, Bờ Tây và Dải Gaza.
Về tôn giáo, Trung Đông thường được coi là một vùng cộng đồng đa số Hồi
giáo Ả Rập, bao gồm các quốc gia ở Tây Nam Á, từ Iran (Ba Tư) tới Ai Cập.
Theo thống kê của Liên Hợp quốc, dân số Trung Đông năm 2010 là 284
triệu người, đa số theo Hồi giáo. Lối sống của đa phần người dân thuộc các
nước Trung Đông chịu sự
chi phối của truyền thống Hồi giáo và luật Hồi
giáo Shariat với những qui định có phần hà khắc.
Trung Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng giàu
mỏ và khí đốt khổng lồ, đảm bảo cho người dân mức sống thuộc loại cao so
với mặt bằng chung trên toàn thế giới. Nền kinh tế Trung Đông đang trên đà
phát triển, nguồn lao động lại luôn thiếu hụt. Vì vậy nhiều năm trở
lại đây,
Trung Đông trở thành một trong những khu vực nhận lao động nước ngoài
lớn nhất thế giới. Chỉ tính riêng các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng
Vịnh - GCC (gồm Ả Rập Saudi, Kuwait, Q’atar, Oman, Bahrain và Các Tiểu
Vương quốc Ả Rập Thống nhất) đã có hàng chục triệu lao động khắp thế

giới đang làm việc trong đủ mọi lĩnh vực, từ cán bộ quản lý, kỹ sư, lao động
thuộc các ngành dịch vụ, lao động công nghiệp, xây dựng đến lao động phổ
thông, giúp việc gia đình…Những quốc gia có nhu cầu lớn đối với loạ
i hàng
hóa đặc biệt này là Bahrain, Jordan, Kuwait, Lebanon, Oman, Quatar, Ả Rập
Saudi, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) và gần đây là
Libya.
Trong mấy chục năm qua, một số nước như Trung Quốc, Triều Tiên đã coi
Trung Đông là thị trường trọng điểm và có sự cạnh tranh quyết liệt để chiếm
giữ thị phần. Chỉ tính riêng 6 nước trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh gồm:
Ảrậ
p Xêút, Baranh, Qatar, Kuwait, Ôman, UAE đã có tới 12 triệu lao động
nước ngoài làm việc. Con số trên tiếp tục tăng trung bình hàng năm khoảng
5%.
2. Lao động nước ngoài ở Trung Đông.
Dòng người lao động nước ngoài bắt đầu đổ vào Trung Đông sau sự kiện
bùng nổ giá dầu năm 1973. Sự giàu có nhờ dầu mỏ hiện hữu ở hầu hết các
tiểu bang vùng Vịnh Ả rập (United Arab Emirates, Oman, Saudi Arabia,
Qatar, Kuwait và Bahrain, bao gồm các Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, ho
ặc
GCC). Đầu năm 1980, một số lượng rất lớn người di cư được tuyển chọn từ
Đông Nam Á đã tới Trung Đông làm việc. Cho đến cuối thập niên 1980,
hơn một nửa số người nhập cư đến Trung Đông là từ châu Á.
Các chính phủ châu Á thời kỳ này theo đuổi một chính sách thực dụng đối
với lao động của họ ở nước ngoài, một phầ
n để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và
một phần để tạo ra thu nhập nước ngoài. Lực lượng lao động của họ đã trở
thành một mặt hàng xuất khẩu chính là tạo ra thu nhập đáng kể. Ví dụ, trong
năm 1999 tổng số kiều hối đến Sri Lanka từ người lao động ở nước ngoài là
1 tỷ USD. Từ thời điểm đó cho đến nay số lượng lao động nhập cư từ nước

ngoài vào khu vực Trung Đông ngày càng tăng.
Nghiên cứu một vài thị trường Trung Đông thời gian trước khủng hoảng
chính trị cho thấy ở những năm 2006 có khoảng hai phần ba dân số UAE, và
90 % lực lượng lao động, là người nước ngoài. Tại Arab Saudi có khoảng 5
triệu người lao động nước ngoài. Tại Kuwait có 1.200.000 lao độ
ng nước
ngoài sống và làm việc cùng gia đình của họ, chiếm 63% dân cư. Hầu hết
các công nhân nước ngoài đến Israel là từ Rumani, Thái Lan, Philippin và
các nước châu Phi. Nước này có kế hoạch trục xuất số người lao động nhập
cư bất hợp pháp hàng tháng. Tại một trường học Tel Aviv, một nửa các em
học sinh là con em các lao động nước ngoài sống bất hợp pháp. Palestine có
lực lượng lao động khoảng 433.000 với tỷ lệ thất nghiệp
ước tính là trên
50%. Có khoảng 18.000 người Palestine làm việc tại Israel.
Những phân tích và kinh nghiệm hợp tác với thị trường Trung Đông của các
nước đã cho thấy chính sách kinh tế tự do của một trong những thị trường
lớn của khu vực là UAE luôn hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài,
nhất là trong các ngành công nghiệp, thương mại bán lẻ, du lịch và các loại
dịch vụ khác. Thêm vào đó việc thành lập các khu vực tự do như
khu Jebel
Ali từ năm 1985, khu vực tự do sân bay Dubai, khu vực tự do Dubai về kỹ
thuật, thương mại điện tử và phương tiện truyền thông, đã tạo điều kiện cho
các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và khuyến
khích đầu tư hấp dẫn. Phạm vi ngành nghề tuyển lao động của các nước
Trung Đông rất rộng, bao gồm cả nông nghiệp, công xưở
ng, xây dựng, lao
động phổ thông và lao động giúp việc nhà Khu vực này có thể tiếp nhận số
lượng lên đến hàng triệu người lao động mỗi năm.
Trung Đông cũng là thị trường xuất khẩu lao động duy nhất không bị ảnh
hưởng nhiều trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong khi nhiều

quốc gia trên thế giới đều lên kế hoạch giảm nhu cầu tiếp nhận lao động
nhập cư và ban hành một số chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài về nước
trước hạn, thì tại các nước Trung Đông, nhiều chủ sử dụng lao động vẫn có
nhu cầu lớn nhận lao động nước ngoài vào làm việc. Chẳng hạn như UAE
bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế tài chính toàn c
ầu song tiềm lực tài
chính vẫn rất mạnh nên các công trình lớn của UAE vẫn tiếp tục được triển
khai và cần số lượng lớn lao động nước ngoài, gần như không có trường hợp
lao động nước ngoài nào bị về nước trước hạn vì thiếu việc làm. Chế độ lao
động ở Trung Đông tương đối đảm bảo, được nghỉ lễ, tết và được hưởng
lương đầ
y đủ. Mặc dù mức lương chưa cao nhưng do biết cách khai thác nên
Trung Đông trong nhiều năm là thị trường tiềm năng trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế cho nhiều quốc gia có nhu cầu xuất khẩu lao động.
Như đã nói ở trên, Trung Đông là khu vực có số đông dân cư theo đạo Hồi,
lối sống của đại bộ phận dân chúng có phần nghiêm ngặt, khó thích nghi.
Người nước ngoài khác tôn giáo tới làm việc ở
Trung Đông sẽ gặp rất nhiều
khó khăn do xung đột văn hóa và lối sống nếu không được chuẩn bị tốt một
số kiến thức và kỹ năng cơ bản về văn hóa Hồi giáo và tập tục của địa
phương.
Địa vị pháp lý dành cho người lao động nước ngoài, vì thế, luôn là vấn đề
mà các nước xuất khẩu lao động cũng như nước tiếp nhận lao
động quan tâm
hoàn thiện, trong đó có vấn đề lương, điều kiện ăn ở và bảo hiểm cho người
lao động trong những tình huống rủi ro.
Thời gian trước đây, chỉ những lao động ngoại nhập thuộc khối kỹ thuật cao
của các nước phát triển đến Trung Đông làm công việc hướng dẫn áp dụng
tiến bộ của công nghệ hiện đại vào lĩnh vực xây dựng, khai thác d
ầu mỏ mới

được hưởng mức lương tương đương với lao động người bản xứ, còn những
lao động chân tay đơn giản đến từ các nước đang phát triển thường nhận
mức lương và hưởng điều kiện ăn ở, làm việc kém hơn người lao động bản
xứ cùng thực hiện một loại hình công việc. Quyền lợi của người lao động
nước ngoài khi có sự cố xảy ra cũng chưa được bảo vệ một cách đúng mức.
Số tiền bao hiểm khi công nhân gặp rủi ro thường bị các chủ lao động hoặc
chi trả chậm ho
ặc có trường hợp trốn chi trả.
Một vài năm trở lại đây, thị trường lao động người nước ngoài tại Trung
Đông phát triển mạnh, các Hiệp định hợp tác lao động giữa nước sở tại và
và những nước cung ứng loại hàng hóa đặc biệt này được thỏa thuận và ký
kết chính thức, tạo khung pháp lý và đáp ứng những thay đổi thực tế của thị
trường lao độ
ng. Từ đó, quyền lợi của người lao động nước ngoài tại khu
vực này được bảo vệ bằng những thỏa thuận cấp quốc gia và quốc tế (phù
hợp với những tiêu chuẩn lao động cơ bản của Tổ chức lao động Quốc tế
ILO). Nói cách khác, địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài dần được
điều chỉnh để giảm thiểu sự
chênh lệch quyền lợi an sinh so với lao động
bản địa. Lao động nước ngoài đến từ Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc
gia khác có điều kiện tự nhiên khác biệt với khu vực Trung Đông được điều
chỉnh giờ làm để tránh nóng khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 50
o
C trong những
tháng thời tiết. Người lao động nước ngoài được hưởng chế độ theo Luật
Lao động của nước sở tại, được nghỉ lễ và được hưởng lương như người bản
địa. Nếu làm việc ngoài giờ được trả 1,5 lần cao hơn lương cơ bản. Trước
2010, lao động nước ngoài ở Trung Đông trong các lĩnh vực sản xuất và xây
dựng hưởng mức l
ương cơ bản khoảng 160 USD/tháng. Lao động có tay

nghề khoảng 250 USD/tháng. Ngoài ra, người lao động còn được cung cấp
bữa ăn miễn phí hoặc trợ cấp tiền ăn khoảng 70 USD)/người/tháng và được
miễn phí nhà ở.
Riêng tại thị trường UAE, lao động nước ngoài còn được hưởng những
chính sách vượt trội hơn so với các thị trường lao động khác ở Trung Đông
do Bộ lao động UAE ban hành và thực hiện như đối xử công bằng với người
lao động nước ngoài, trả lương theo qui định của Bộ, không được ép nhân
công làm thêm giờ, đảm bảo điều kiện ăn ở cho nhân công, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với lao động nước ngoài khi có những rủi ro bất trắc về an toàn lao
động xảy ra….
3- Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam sang Trung Đông.
Vớ
i số dân gần chạm mốc 90 triệu người, hiện nay Việt Nam là nước có
nguồn nhân lực dồi dào, đứng thứ 12 trên thế giới, đứng thứ 2 trong khối
ASEAN. Tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm cao trên 2%, đặc biệt là ở
nông thôn. Con số này ở Trung Quốc là 1,3%, Thái Lan 1,5% và Hàn Quốc
là 1,4%. Theo dự báo của Ủy Ban dân số gia đình và trẻ em Việt Nam, dân
số Việt Nam sẽ đạt 100 triệu vào năm 2020 với đa s
ố trong độ tuổi lao động.
Tuy nhiên, đông dân cư trong độ tuổi lao động không hoàn toàn đồng nghĩa
với tiềm năng nguồn nhân lực dồi dào bởi nguồn nhân lực tiềm năng còn
được đánh giá dựa trên nhiều mặt khác như chất lượng và trình độ, phong
cách, thói quen làm việc, kỹ năng làm việc cũng như một số yếu tố khác của
lực lượng lao động đó.
Sự suy giảm kinh t
ế trong nước dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong thời
gian qua khiến áp lực về việc làm trở nên cấp bách. Việt Nam hướng tới việc
tìm kiếm những thị trường ngoài nước có khả năng tiếp nhận lâu dài một số
lượng lớn người lao động, chủ yếu là lao động phổ thông đơn giản.
Xuất khẩu lao động sang Trung Đông, vì thế, phù hợp với mụ

c đích xóa đói
giảm nghèo ở khu vực nông thôn của chính phủ Việt Nam vì đối tượng cũng
như ngành nghề tuyển chọn khá đa dạng. Riêng trong năm 2010, Trung
Đông có thể tiếp nhận khoảng 50.000 lao động Việt Nam, nhiều hơn tổng số
lao động xuất sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan trong một
năm.
Lao động Việt Nam đi theo hướng đến thị trường Trung Đông chủ yếu là
đến các quốc gia an toàn và ổn định như UAE, Qatar, Saudi Arabia, Oman
Chiến sự ở Lebanon trước đây không ảnh hưởng đến việc Việc Nam đưa lao
động vào các nước còn lại của Trung Đông. Con số người lao động đến khu
vực này ngày một tăng lên rõ rệt.
Trước chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Việt Nam đã đưa nhiều lao động
xây d
ựng sang làm việc tại Iraq (khoảng 18.000 người). Tại các nước lân cận
Iraq, số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam không nhiều. Tại Kuwait,
có khoảng 10 lao động làm việc rải rác ở các siêu thị. Tại thủ đô Dubai của
Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất có khoảng 300 lao động, tại Libi có 2.000
người. Còn các nước như Ả rập Xê-út, Bahrain, Quatar, Việt Nam không có
lao động xuất khẩu.
Khi chiến tranh Iraq xả
y ra, toàn bộ số lao động tại Iraq đã trở lại Việt Nam
khiến thị trường lao động Việt Nam tại Trung đông rơi vào ảm đạm. Vì
những bất ổn của khu vực Trung Đông trong giai đoạn đó, Việt Nam quyết
định tạm dừng định hướng đưa lao động đến thị trường này. Trong quý
I/2003, một số doanh nghiệp của Việt Nam và của các nước ở vùng này đã
có s
ự tiếp cận trao đổi thông tin, song chỉ dừng ở mức ký các thoả thuận
khung mà không đưa thêm lao động sang.
Ngày 25/9/2005 Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam đã có đoàn khảo sát cấp cao tới
UAE, Arab Saudi, Kuwait, Q’atar, đặt quan hệ hợp tác lao động chính thức

với các nước này và tái khởi động lại thị trường Trung Đông có chiều hướng
hứa hẹn nhiều tiềm năng trở lại.
Năm 2006, Luật Người lao động Việt Nam đ
i làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng số 72/2006/GH11 ngày 29 tháng 1 năm 2006, chính thức được
quốc hội Việt Nam khóa XI thông qua đã có tác động rất lớn đến những hợp
đồng cung ứng lao động cho khu vực Trung Đông. Vào năm 2006, con số
lao động đến Trung Đông là 6000 người nhưng đến 2009 đã tăng lên 35000
người.
Từ năm 2007 Việt Nam và Trung Đông triển khai “Đề án thúc đẩy quan hệ
Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2007-2010”, trong đó tập trung vào một
số lĩnh vực trọng điểm: trao đổi thương mại, xuất khẩu lao động và hợp tác
chuyên gia, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư của Việt Nam ra các nước
trong khu v
ực…Trong đó, vấn đề xuất khẩu lao động là một trong những
vấn đề trọng điểm.
Bắt đầu là thị trường UAE với việc tiếp nhận khoảng 10.000 công nhân Việt
Nam mỗi năm. Tiếp đó, Việt Nam bắt đầu đưa người lao động sang Q’atar
và thí điểm đưa một số lao động sang Arab Saudi. Tính đến năm 2006, có
gần 4.000 lao động Việt Nam làm việc ở khu vự
c này. Trong các nước kể
trên thì Qatar, UAE và sau này Lybia được coi là trọng điểm nhất để Việt
Nam mở rộng thị trường lao động sang Trung Đông. Năm 2007, Hiệp hội
Xuất khẩu lao động Việt Nam nhận định rằng điểm thuận lợi lớn nhất của thị
trường Trung Đông chính là nền kinh tế phát triển năng động, tình hình
chính trị và môi trường xã hội đã trở nên ổn định. Tuy nhiên, chỉ
sau vài
năm khai thác, có thể thấy kế hoạch tăng nhanh lao động sang Trung Đông
không mấy thành công. Khoảng 50 DN XKLĐ của Việt Nam bắt đầu khai
thác thị trường Q’atar từ năm 2005 và đến năm 2007 đã đưa được khoảng

10.000 lao động sang nước này. Tuy nhiên, việc tuyển dụng ồ ạt, không
thẩm định kỹ đối tác, thu phí cao cộng với tình trạng thiếu ý thức của một
số lao động đã làm phát sinh những ph
ức tạp ở thị trường Qatar. Hậu quả là
đầu năm 2008, 17 doanh nghiệp đã bị Cục Quản lý lao động ngoài nước tạm
đình chỉ hoạt động đưa lao động sang Qatar. Cuối tháng 12-2008, sau hai lần
tạm dừng, Chính phủ Qatar quyết định dừng tiếp nhận vô thời hạn lao động
Việt Nam dù hai nước có ký hiệp định về hợp tác lao động. Năm 2010,
Q’atar tháo bỏ lệnh dừng tiếp nhận lao động nhưng thận trọng khi cấp visa,
xem xét kỹ càng và chỉ cho phép số lượng nhỏ lao động Việt Nam nhập
cảnh. Ở UAE, Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang từ năm 2003 và năm
2005 được nhận định là thị trường tiềm năng nhất với khả năng tiếp nhận
10.000 lao động Việt Nam/năm.Có 64 doanh nghiệp khai thác thị trường
này. Tuy nhiên, nă
m 2009, chỉ có hơn 4.700 người xuất cảnh; năm 2010
tăng 20%, đạt 5.241 người, nhưng chỉ vài tháng sau, phần đông lao động bị
trả về nước trước hạn do nhiều nguyên nhân xuất phát từ điều kiện chủ quan
và khách quan. Libya là một thị trường mới nhưng được Bộ LĐ-TB-XH, cục
và các doanh nghiệp (DN) XKLĐ dốc toàn lực đầu tư mạnh hơn bất kỳ thị
trườ
ng nào khác. Sau gần 3 năm mở thị trường (2008), ngày 28-5-2010, Bộ
LĐ-TB-XH đã ra quyết định thành lập đề án tăng cường quản lý lao động
sang Libya, lấy đây làm thị trường điểm để thực hiện đề án hỗ trợ 62 huyện
nghèo, đẩy mạnh XKLĐ theo chỉ đạo của Chính phủ. Mục tiêu là mỗi năm
đưa 5.000 – 7.000 lao động sang Libya, trong đó ưu tiên 30% chỉ tiêu tuyển
dụng cho lao động, người dân t
ộc thiểu số thuộc các huyện nghèo.
Hiệp hội XKLĐ Việt Nam đánh giá Libya là thị trường lành tính, điều kiện
làm việc, ăn ở của người lao động khá tốt, quyền lợi được bảo đảm, ít rủi ro,
thu nhập tương đối khá (bình quân 7 triệu đồng – 8 triệu đồng/người/tháng

trở lên) nên thu hút khá đông người lao động sang làm việc. Sau 3 năm khai
thác, Việt Nam đưa được 10.482 lao động sang Libya, trong đó chỉ riêng
năm 2010 là 5.242 người.
Biến cố chính trị “Mùa xuân Arab” xảy ra đầu năm 2011 với những rủi ro
không lường trước được cho thị trường lao động đã buộc nhà nước Việt
Nam phải gấp rút đưa toàn bộ số lao động tại Libya về nước. Đến thời điểm
này (2012), có thể xem đề án mở rộng thị trường Trung Đông của Bộ LĐ-
TB-XH và nỗ lực tăng cường đưa lao động sang Libya của các doanh nghiệp
đã gần như phá sản.
Rủi ro từ thị trường Libya đã tác động dây chuyền đến XKLĐ Việt Nam ở
Bắc Phi (cùng với hai thị trường nhỏ lẻ là Jordan, Angola). Điều này khiến
mục tiêu XKLĐ trong năm 2011 là đưa 87.000 lao động sang thị trường
Trung Đông đã hoàn toàn không thể thực hiện.
Chúng tôi sẽ đề cập đế
n vấn đề người lao động trở về ( thời kỳ trước “Mùa
xuân Arab” và những hệ quả chưa mấy nặng nề như sau này đối với lao
động Libya trong phần cuối của bài viết này qua một số kết quả thăm dò xã
hội học năm 2010.
Ở đây, chúng ta đi sâu nghiên cứu một số thị trường trọng điểm để có được
bức tranh toàn cảnh về xuấ
t khẩu lao động của Việt Nam sang khu vực
Trung Đông trong thời gian trước biến cố “Mùa xuân Arab”.
3.1. Thị trường Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UEA):
UAE là một trong 6 quốc gia vùng Vịnh. Dân số theo thống kê năm 2008
khoảng 5,4 triệu người. Diện tích của UEA là 83.600 km2, đứng thứ 116
trên thế giới. Năm 2007, GDP bình quân đầu người khoảng 50.000USD.
UAE gồm 7 tiểu vương quốc là Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Ras Al-
Khaimah, Umm Al-Qaiwain, Ajman và Fujairah, thủ đô đóng tại Abu Dhabi.
UAE có nguồn dầu mỏ và khí đốt phong phú. Đất nước này bắt đầu trở lên
thịnh vượng từ sau khi có nguồn đầu tư nước ngoài từ những năm 1970.

Hiện nay UAE là một nước công nghiệp hoá cao và là một trong những
nước phát triển nhất trên thế giới. Bên cạnh nguồn dầu mỏ và khí đốt phong
phú vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, UAE đã đa dạng hóa nền
kinh tế thông qua việc mở rộ
ng ngành xây dựng, sản xuất chế tạo và dịch vụ.
Khí hậu UAE mang đặc trưng của các nước Vùng Vịnh, sa mạc và nắng
nóng. Đồng tiền chính của UAE là Dirham với tỷ gia qui đổi 2008 là 1USD
= 3.67AED. UAE có khoảng 3,11 triệu lao động nước ngoài đến từ 202 quốc
gia, trong đó lao động ấn Độ chiếm đa số (khoảng 1,5 triệu người).
Ngày 1/8/1993 Việt Nam và UAE chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hai bên đã tiến hành ký một số hiệp định như Hiệp định khung về Hợp tác
Kinh tế, Khoa học Kỹ thuật và Thương Mại (10/1999); Hiệp định về vận
chuyển hàng không (5/2001); Biên bản ghi nhớ về
hợp tác phát triển công
nghiệp ( 9/2007); Thỏa thuận về đầu tư giữa Quảng Nam và tập đoàn Suman
Dubai (9/2007); Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa phòng thương mại và
công nghiệp Việt Nam và phòng thương mại và công nghiệp Dubai ( 9/200);
Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Ủy ban
chứng khoán và hàng hóa Ê-mi-rát về hỗ trợ và hợp tác song phương
(9/2007); Bản ghi nhớ về Hợp tác Lao động, Thoả thuận Hợp tác hai Bộ
Ngoại giao (2/2009).
Quan hệ thương mại Việt Nam - UAE những năm gần đây liên tục phát
triển, từ 67 triệu USD (2002) lên trên 118 triệu USD (2003), 150 triệu USD
(2004), 200 triệu USD (2005), 250 triệu USD (2006), 350 triệu USD (2007),
500 triệu USD (2008).
Trong những năm 2007- 2008, các hoạt động đầu tư của UAE tại Việt Nam
hứa hẹn sôi động với một loạt dự án đang trong quá trình triển khai hoặc
thăm dò, đàm phán: dự án “Thành phố mới” tại Phú Yên, dự án khách sạn 5
sao H
ạ Long (500 triệu USD), dự án tái định cư Thủ Thiêm (700 triệu USD),

cảng Hiệp Phước (TP.HCM), dự án “Làng châu Á” đưa 500.000 lao động
VN sang sinh sống và làm việc lâu dài tại UAE…Tuy nhiên, cho đến nay,
những dự án nói trên phần lớn không khả thi, một số dự án gần như phá sản.
Ngoài nguyên nhân bất ổn chính trị tại Trung Đông thì sự khác biệt về điều
kiện tự nhiên, văn hóa tôn giáo và lối sống cũng là một nguyên nhân dẫn đến
nhữ
ng khó khăn không thể khắc phục giữa hai bên.
Các công ty XKLĐ Việt Nam bắt đầu ký hợp đồng cung ứng lao động cho
thị trường UAE từ năm 1995. Năm 1997, một số lao động Việt Nam đã đến
UAE làm việc theo các hợp đồng, cá nhân. Từ những cá nhân này, họ đưa
người thân đến đây bằng đường du lịch để tự do tìm việc. Năm 2002, việc
đưa Lao động sang UAE được công ty AIRSERCO - TCty Hàng không VN
tiến hành khai thác một cách bài bản. Sau đó, công ty công ty AIRSERCO
báo cáo lên Bộ LĐ-TB&XH về khả
năng phát triển lâu dài của thị trường.
Theo thống kê, đến tháng 4/2004, có khoảng 725 Lao động Việt Nam đến
UAE; năm 2006 có 3.000 lao động .và cho đến nay đã có 64 doanh nghiệp
xuất khẩu lao động đưa lao động sang UAE làm việc. Tháng 10/2009 có
khoảng 4953 người và hiện nay gần 15.000 lao động Việt Nam làm việc
trong hàng trăm doanh nghiệp của UAE, tập trung chủ yếu ở Dubai, Sharjah
và Abu Dhabi. Lao động chủ yếu làm việc trong các ngành nghề: xây dựng,
đóng tàu, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, đi
ện lạnh, thuỷ sản, nhựa, may mặc,
salon, …(trong đó khoảng 65% làm việc trong lĩnh vực xây dựng).
Theo tính toán, lao động phổ thông sau 3 năm làm việc tại UAE có khoảng
80- 100 triệu đồng.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp cung ứng lao động và Bộ LĐ-TB-XH
thì tình hình lao động Việt Nam ở UAE trong giai đọan gần biến cố “Mùa
xuân Arab” có nhiều biến động đáng quan tâm. Số lao động Việt Nam phải
về nước do khủng khoảng kinh tế tuy đã ch

ững lại nhưng nhiều lao động xây
dựng ở các doanh nghiệp không có giờ làm thêm đã chọn phương án về
nước trước hạn do chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Phần lớn số lao động này đã có
thời gian làm việc hơn 01 năm. Số lao động Việt Nam vi phạm pháp luật
như đánh nhau, trộm cắp có xu hướng giảm trong quý II nhưng vấn đề lao
động Việt Nam bỏ ra ngoài làm việc lại đang ở
mức báo động, trở thành chủ
đề nóng trong nhưng thương thuyết giữa các bên đối tác.
Tại UAE, thị trường vẫn duy trì khả năng nhận nhiều lao động nước ngoài
đến làm việc, những công trình lớn vẫn tiếp tục được triển khai và cần số
lượng lớn lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực xây dựng
(thợ gia công kim loại, thợ hàn, vận hành máy xây dựng…). Lao động nhập
cư làm việc ở UAE phải được chủ sử dụng bảo lãnh và không được phép
làm cho ch
ủ sử dụng khác trừ khi có sự đồng ý của chủ cũ và chủ mới.
Chính phủ không quy định mức lương tối thiểu; lương trả cho lao động nước
ngoài phụ thuộc vào trình độ, loại hình công việc. Để thu hút hơn nữa lao
động nước ngoài, gần đây chính quyền UAE đang thực hiện nhiều biện pháp
cải thiện điều kiện và bảo vệ quyền lợi cho lao động trên các l
ĩnh vực y tế,
tiền lương và điều kiện ăn ở. UAE dự kiến sẽ áp dụng bảo hiểm y tế bắt
buộc đối với tất cả lao động nước ngoài, phí bảo hiểm do chủ sử dụng chịu.
Bên cạnh đó, UAE xây mới ở Dubai và Abu Dhai các khu nhà ở liên hợp
tiện nghi cho lao động với đầy đủ dịch vụ như cửa hàng, ngân hàng, bưu
điệ
n, bệnh viện, công viên. Chính quyền UAE cũng đang nghiên cứu áp
dụng mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, thu nhập của người lao động ở thị
trường Trung Đông nói chung được đánh giá ở mức thấp so với thế giới.
Thu nhập bình quân của lao động xây dựng của Việt Nam tại đây khoảng
350 USD/tháng; lĩnh vực nhà máy khoảng 400 USD/tháng và lao động dịch

vụ, văn phòng khoảng 550 USD/tháng. Đối với lao động có tay nghề
cao, kỹ
sư, đốc công…có thu nhập cao hơn. Ví dụ với lao động Việt Nam làm việc
tại khách sạn 5 sao Palace the Old Town - một trong những khách sạn sang
trọng nhất ở Dubai, thu nhập từ 800 USD – 1.500 USD/tháng. Có lao động
Việt Nam làm việc tại một khách sạn lớn của Dubai - thuộc UAE có thu
nhập 5.000 USD/tháng. Những công việc thu nhập cao này thường ổn định.
Việc chuyển chỗ làm việc ở UAE được quy định khá chặt chẽ phụ thuộc vào
trình độ và thời gian làm việc.
Điều kiện sinh hoạt của người lao động được qui định đáp ứng yêu cầu của
chính quyền sở tại UAE là khoảng 8-10 người/phòng 15m2 có hệ thống điện
nước, điều hoà, có nhà bếp riêng và các thiết bị phòng chữa cháy, lối thoát
hiểm. Đối với số lao động sang bằng hợp đồng cá nhân và làm việc tự do thì
đa số đều thuê nơi ở và được chủ lao động trợ c
ấp tiền nhà.
Lao động phổ thông ít có cơ hội chuyển chỗ làm việc. Trường hợp công ty
rơi vào tình trạng phá sản, bị thu hồi giấy phép, sáp nhập thì người lao
động được miễn điều kiện về trình độ và thời gian làm việc để được chuyển
chủ nhưng phải đáp ứng một số điều kiện như phải được chủ sử dụng cũ c
ấp
giấy không phản đối (NOC) và phải đóng phí chuyển chủ. Người lao động
về nước được chủ sử dụng chi trả tiền vé máy bay và trợ cấp 1 tháng lương
cơ bản theo hợp đồng đối với lao động làm việc dưới 12 tháng, trợ cấp 2
tháng lương đối với lao động làm việc trên 1 năm hoặc lao động có tay nghề
làm việc dưới 1 năm.
Số lao động Việt Nam xuấ
t khẩu sang UAE từ năm 2004 đến đầu năm 2010
được thống kê như sau:

(Nguồn : Bộ lao động thương binh xã hội và Đại xứ quán VN tại UAE)

Kết quả khảo sát XHH năm 2010 tại một số tỉnh thành có người lao động từ
Trung Đông trở về của chúng tôi chứng minh một điều rằng điều kiện thời
tiết khắc nghiệt (công nhân làm việc trong cái nóng gay gắt, nhiệt độ lên đến
hơn 45 oC), công việc nặng nhọc nhưng mức lương khá thấp, k
ể cả ở một thị
trường tương đối tốt là UAE (người lao động thường chỉ biết mức lương thật
trước khi lên máy bay sang Trung Đông) khiến cho số lao động phổ thông
trở về nước từ thị trường này ít có mong muốn quay lại làm việc.
Người lao động Việt Nam thường sinh hoạt trong những cộng đồng tập
trung, tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong những tình huống rủi ro
khá cao. Tuy nhiên, do không được trang bị đầy đủ về kiến thức cũng như
văn hóa ứng xử phù hợp, khả năng giao tiếp tiếng Anh kém, người lao động
Việt Nam tại UAE cũng như Trung Đông nói chung thể hiện một lối sống có
phầ
n thiếu kỷ luật, vi phạm luật Hồi giáo khi thường xuyên đánh bạc và
uống rượu gây xung đột với các cộng đồng lao động khác cũng như với chủ
sở hữu lao động khiến tình hình hợp tác lao động của Việt Nam với thị
trường này luôn rơi vào tình trạng phức tạp.
3.2.Thị trường Q’atar:
Q’atar là một trong 6 quốc gia vùng Vịnh, có GDP cao nhất trong khu vực
hiện nay. Dân số theo thống kê năm 2000 khoảng 1,4 tri
ệu người, đứng thứ
148 trên thế giới. Diện tích của Qatar là 11.437 km2, đứng thứ 164 trên thế
giới. Q’atar theo chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu Nhà nước là Quốc
vương, gọi là Emir. Đồng tiền chính được sử dụng là đồng Rial. Q’atar có
khí hậu khắc nghiệt, cát sa mạc nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè có
thể lên tới trên 50
0
C.
Kinh tế Q’atar đang phát triển với tốc độ nhanh với dầu mỏ là nguồn thu

ngoại tệ chủ yếu. Theo số liệu mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), với
GDP đầu người là 88.221 USD, Qatar đã vượt qua Luxemburg để trở thành
quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2011. Mỹ và các nước đồng minh đang
đổ tiền đầu tư xây hàng loạt công trình xây dựng tại quốc gia này, khi
ến nhu
cầu về nhân lực quốc tế rất lớn.
Lao động nước ngoài đến Qatar chủ yếu là từ các nước Nam Á và các quốc
gia Ả Rập khác không có nguồn dầu mỏ phong phú.
Thuận lợi lớn nhất đối với lao động Việt Nam là mối quan hệ chính trị tốt
đẹp từ lâu giữa hai chính phủ. Việt Nam và Q’atar lập quan hệ ngoại giao
ngày 8/2/1993. Những Hiệp định tạo khung pháp lý cho hợp tác hai bên đã
được ký kết gồm Hiệp định hợp tác hàng không (2005); Hiệp định khung
về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật (2007); Thoả thuận hợp tác
Dầu khí (2007); Thoả thuận hợp tác giữ
a hai phòng Thương mại và Công
nghiệp (2007); Hiệp định hợp tác lao động (2008); Biên bản ghi nhớ v/v lập
quỹ đầu tư giữa Tổng Công ty đầu tư va kinh doanh vốn nhà nước và Quỹ
đầu tư Ca-ta (2008); 2009: Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định Vận chuyển hàng không, Thỏa
thuận xúc tiến đầu tư giữa tập đoàn Qatari Diar và Bộ Kế ho
ạch và Đầu tư;
và Thỏa thuận hợp tác nông nghiệp giữa tập đoàn Hassad với Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Qatar năm 2007 đạt
khoảng 32,8 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất 12,8 triệu USD, năm 2008
đạt 79,5 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất 19,5 triệu USD.
Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang Qatar, từ cuối năm 2005, chủ yếu làm
việc trong lĩ
nh vực xây dựng và kỹ thuật điện nước vì không có đủ ngôn ngữ
giao tiếp, chuyên môn để làm các ngành dịch vụ có môi trường làm việc

trong nhà. Chủ sử dụng Qatar không quan tâm bằng cấp, họ cần lao động có
nghề thực sự rất phù hợp với đa số lao động nông thôn đi xuất khẩu của Việt
Nam.
Theo báo cáo của Bộ lao động thương binh và xã hội, mức lương cơ bản cho
người lao
động đến từ Việt Nam đến Q’atar vào khoảng 190USD/tháng đối
với lao động không nghề và khoảng từ 250USD/tháng trở lên đối với lao
động có nghề. Ngoài ra, người lao động đều có giờ làm thêm nên có mức thu
nhập đối với lao động phổ thông vào khoảng 250USD/tháng và lao động có
nghề khoảng 400USD/ tháng. Luật pháp Q’atar bảo hộ lao động ngoài nước,
không đánh thuế thu nhập.Tính đến tháng 6/2009, theo ước tính, lao động
Việt Nam có khoảng trên 2.000 người, trong đó, đa số chuẩn bị hết hạn 2
năm hợp đồng, ngoài ra còn một số khác là những người làm việc tốt, có ý
thức chấp hành quy định luật pháp và được chủ sử dụng gia hạn làm việc
năm thứ 3 hoặc năm thứ 4. Cụ
thể như tại công trường xây dựng nhà cao
tầng ACC (thuộc Cty xây dựng Al Arab Trading and Contracting), nơi có
trên 230 lao động VN, chủ yếu là người quê Thanh Hoá, Hà Tây đang làm
việc. Đến năm 2010, có khoảng hơn 7.000 lao động Việt Nam làm việc tại
Q’atar. Con số này rất nhỏ so với nhu cầu thực tế của nước sở tại. Đối tác
đánh giá cao tinh thần lao động cần cù của lao động VN. Thời gian đầu của
hợp tác, Q’atar tuyên bố mở c
ửa, sẵn sàng tiếp nhận không hạn chế lao động
VN và đề xuất với Bộ Lao động Việt Nam cho phép tiếp nhận tới 27.000 lao
động.
Những điểm lợi của người lao động Việt Nam khi làm việc ở Qatar là lương
khá cao (thu nhập bình quân 5-7 triệu đồng/người/tháng, cao hơn làm việc ở
Malaysia, Đài Loan), lại không phải đóng bất kể khoản thuế nào được ở
nhà có máy lạnh miễn phí, dân Q’atar chủ
yếu theo đạo Hồi nên lao động

VN không có cơ hội tiêu tiền (không nhà hàng, vũ trường, quán bar ) như
đi làm ở các thị trường khác nên thu nhập bao nhiêu giữ lại bấy nhiêu
Điểm yếu của thị trường Q’atar là khí hậu khắc nghiệt. Nhiệt độ mùa nóng
có thể lên tới 48 độ C. Luật pháp Qatar nghiêm cấm tuyệt đối lao động làm
việc từ 12h trưa đến 16h chiều, dời thời gian làm việc vào buổi tối. Mùa
nóng cũng ch
ỉ kéo dài 3 tháng (7, 8, 9), còn lại nhiệt độ dao động 13-23 độ
C".
Do Q’atar và Việt Nam đã ký kết các Hiệp định về lao động và mở được
đường bay thẳng Việt Nam - Qatar nên cơ hội hợp tác về lao động là rất lớn.
Hơn nữa, Q’atar đã từng tuyên bố về một khả năng tiếp nhận không hạn chế
lao động Việt Nam, sẵn sàng xem xét điều chỉnh mức lương, Qatar
thực sự
là điểm đến hấp dẫn của người lao động và rất nhiều doanh nghiệp (khoảng
40 doanh nghiệp xuất khẩu lao động VN).
Số lao động Việt Nam xuất khẩu sang Q’atar từ năm 2005 đến năm 2009




(Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo của Bộ lao động thương binh xã hội và các tư
liệu khác)
Về phía người lao động, lý do để họ chọn Q’atar còn vì chi phí môi giớ
i
được giới thiệu là khá rẻ so với các thị trường như Đài Loan hay Nhật Bản,
khoảng 25-30 triệu đồng.
Tuy nhiên, kết quả điều tra XHH thực hiện năm 2011 cho thấy có sự chêch
lệch rất lớn giữa quảng cáo của các doanh nghiệp với thực tế mà người lao
động phải chi trả để có thể đến làm việc tại thị trường Q’atar.
Việc tuyển dụng ồ

ạt, không qua đào tạo, kỷ luật thấp, đang khiến lao động
VN bị mất điểm trong con mắt các nhà tuyển dụng nước ngoài , đặc biệt tại
thì trường Q’atar.
Kỷ luật lao động của người Việt Nam cũng là một vấn đề đáng nói. Có nhiều
trường hợp người lao động Việt Nam ở Qatar đình công vì mâu thuẫn hợp
đồng do đặt trọn niềm tin vào các công ty môi giới , không tìm hiểu kỹ
về
hợp đồng trước khi đến Q’atar, có trường hợp bị các công ty môi giới ăn
chặn tiền lương. Những mâu thuẫn này không có ai đứng ra giải quyết, dẫn
đến việc cuối năm 2006 có hàng chục lao động bị đối tác trả về nước trước
thời hạn.
Hiện nay, cục Quản lý lao động ngoài nước của Việt Nam tại Qatar đã có
cán bộ chuyên trách vấn đề công tác quản lý lao động nhằm giảm thiểu
những bất đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động Việt Nam
tại đây.
Sự gia tăng số lao động xuất khẩu sang UAE và Qatar cho đến năm 2009
như sau:
( Nguồn : Từ số liệu của Bộ Lao Động Thương Binh Xã H
ội )

3.3.Thị trường Arab Saudi:
Arab Saudi có diện tích 2,1 triệu km2, đứng thứ 14 trên thế giới và dân số
khoảng 27,6 triệu người, đứng thứ 46 trên thế giới. Khí hậu sa mạc, nắng
nóng. Hồi giáo là quốc giáo và các tôn giáo khác bị cấm hoạt động công
khai. Đồng tiền chính là Saudi Riyal với qui đổi 1USD = 3,75 SAR (2009).
Xuất khẩu dầu mỏ là nguồn thu chính của quốc gia chiếm 45% GDP và
chiếm 90% tổng nguồn thu ngoại tệ (2011). Thu nhập bình quân đầu người
là 23.700USD/tháng (nă
m 2009). GDP năm 2011 tăng 6.8% so với năm
trước. Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
10000
2005 2006 2008 2009
Qatar
UAE
Với số lượng dân số ít và nhu cầu phát triển kinh tế cao nên Arab Saudi cần
nhiều nhân công nước ngoài, khoảng 1 triệu người mỗi năm. Các nước xuất
khẩu lao động truyền thống của Arab Saudi là Philippines, Sri Lanka, Ấn
Độ. Vào cuối 2009, có khoảng 8,8 triệu lao động nước ngoài, phần lớn từ
Đông Nam Á và Nam Á đang làm việc ở thị trường này, chủ yếu trong lĩnh
vực công nghiệp khai thác - lọc dầu, xây dựng, nông nghiệp, giáo dục, y tế
,
ngành dịch vụ (công lẫn tư) và giúp việc gia đình. Đặc bệt, nhu cầu tiếp
nhận lao động giúp việc gia đình tại thị trường này là rất lớn.
Riêng trong
lĩnh vực dầu mỏ, luôn có khoảng trên 4 triệu công nhân nước ngoài làm việc.
Việt Nam và Saudi Arabia lập quan hệ ngoại giao ngày 21 tháng 10 năm
1999. Hai nước đã ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
và kỹ thuật ngày 25/5/2006.
Kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2005 giữa Việt Nam và Saudi Arabia đạt
hơn 100 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất trên 21 triệu USD, năm 2006

đạt 138 triệu USD, năm 2007 đạt 187 triệu USD.
Việt Nam bắt đầu đư
a lao động sang Arab Saudi từ tháng 8 năm 2003. Ngày
16-3- 2005, vương quốc Saudi Arabia đã thông báo kế hoạch tuyển khoảng
100.000 lao động VN. Đây là lần đầu tiên Saudi Arabia có kế hoạch tuyển
lao động qui mô lớn từ VN với nhu cầu lao động có nghề, lao động giản đơn
và người giúp việc nhà.
Theo đó, số lượng lao động từng ngành nghề cụ thể từ VN sẽ phụ thuộc vào
số việc làm được các công ty Saudi Arabia yêu cầu. Về mức l
ương trả cho
các lao động VN, lương tối thiểu cho lao động giản đơn là 150 USD và mức
lương cho những lao động lành nghề
Ngoài ra Saudi Arabia còn tuyển thêm lao động trong lĩnh vực y tế để làm
việc tại các bệnh viện, lao động lĩnh vực xây dựng. Mức lương (2010) đối
với lao động giúp việc gia đình khoảng 750 SAR (tương đương 200 USD),
trong khi lao động các nước chỉ từ 500-600 SAR. Mức lương tối thiểu cho
lao động phổ thông là 150 USD/tháng, lao động kỹ thuật cao từ 400 - 1.000
USD/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và tay nghề. Và mức lương dao động
từ 1.200 SAR (khoảng 320 USD) tới 1.300 SAR/tháng cho nghề thợ hàn, thợ
mộc và thợ rèn trong khi các công việc lao động thông thường chỉ mang lại
mức thu nhập là 900 SAR cho nam giới và 750 SAR cho phụ nữ. Ngoài các
đối tượng lao động kể trên, Saudi Arabia đang có kế hoạch tuyển dụng y tá
Vi
ệt Nam. Các chi phí ăn, ở, đi lại người lao động sẽ được chủ sử dụng đài
thọ. Mức lương dao động từ 1.200 SAR (khoảng 320 USD) tới 1.300
SAR/tháng cho nghề thợ hàn, thợ mộc và thợ rèn trong khi các công việc lao
động thông thường chỉ mang lại mức thu nhập là 900 SAR cho nam giới và
750 SAR cho phụ nữ. Ngoài các đối tượng lao động kể trên, Saudi Arabia
đang có kế hoạch tuyển dụng y tá Việt Nam. Và mức lương dao động từ
1.200 SAR (khoảng 320 USD) tới 1.300 SAR/tháng cho nghề thợ hàn, thợ

mộc và thợ rèn trong khi các công việc lao động thông thường chỉ mang lại
mức thu nhập là 900 SAR cho nam giới và 750 SAR cho phụ nữ. Ngoài các
đối tượng lao động kể trên, Saudi Arabia đang có kế hoạch tuyển dụng y tá
Việt Nam.
Sau khi Việt Nam tiến hành ký kết các Hiệp định về hợp tác thương mại và
lao động với các thị trường cụ thể thì địa vị pháp lý của người lao động đượ
c
nâng cao rõ rệt. Năm 2011, Công ty CP cung ứng và xuất nhập khẩu lao
động Hàng không thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã có thông
báo tuyển dụng lao động cho thị trường lao động Trung Đông với mức
lương cao hơn nhiều so với khoảng thời gian trước 2010.
STT
Ngành nghề Số lượng Mức lương
Chi phí
xuất cảnh

×