ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ VIỆT NGA
Dịch vụ giúp việc gia đình và tác động của nó
tới gia đình : \b nghiên cứu trường hợp ở
phường Kim Liên, quận Đống Đa Hà Nội
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2005
1
MC LC
Phần 1: Mở đầu 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu 9
Phần 2: Phần nội dung chính 14
ch-ơng 1: cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 14
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 14
2. Cơ sở lý luận và ph-ơng pháp luận của đề tài. 18
3. Những cơ sở lý thuyết của đề tài. 19
3.1. Lý thuyết xung đột 19
3.2. Lý thuyết phân công lao động 21
3.3. Lý thuyết công nghiệp hoá, hiện đại hoá 24
3.4. Lý thuyết t-ơng tác biểu tr-ng 25
3.5. Lý thuyết trao đổi xã hội 29
3.6. Lý thuyết Nữ quyền 30
4. Những khái niệm công cụ. 33
4.1 Khái niệm Gia đình 33
4.2. Khái niệm Công việc gia đình 35
4.3. Khái niệm Vai trò giới 36
4.4. Khái niệm Dịch vụ 37
4.5. Khái niệm Dịch vụ giúp việc gia đình 37
4.6. Khái niệm Nhu cầu 38
5. Một vài nét về địa bàn nghiên cứu 42
5. 1. Điều kiện kinh tế xã hội 42
5.2. Hoàn cảnh của các gia đình 43
Ch-ơng ii - Dịch vụ giúp việc gia đình và
tác động của nó tới gia đình 45
1.1. Dịch vụ giúp việc gia đình - một hình thức lao động xã hội 45
1.2 Các loại hình dịch vụ giúp việc gia đình 46
1.3. Vai trò của dịch vụ giúp việc gia đình 50
1.4. Cơ sở pháp lý của dịch vụ giúp việc gia đình 53
2. Nhu cầu và khả năng cung ứng 57
2.1. Nhu cầu thuê ng-ời giúp việc ở Hà Nội 57
2.1.1 Gia tăng nhu cầu thuê ng-ời giúp việc 57
2.1.2 Những mong muốn của các gia đình đối với dịch vụ giúp việc gia đình 58
2.2 Khả năng cung ứng 62
2.2.1. Nhu cầu về dịch vụ giúp việc tăng cao nh-ng khả năng cung cấp không
đủ 62
2.2.2 Hoạt động và sự đáp ứng của trung tâm môi giới 63
2.2.3. Hoạt động và sự đáp ứng của ng-ời giúp việc 66
3. tác động của dịch vụ giúp việc gia đình đến gia đình 68
2
3.1 Quan niệm về công việc gia đình 68
3.1.1. Công việc gia đình đ-ợc coi là công việc của giới nữ 68
3.1.2. Công việc gia đình đ-ợc trả l-ơng 70
3.2. Quỹ thời gian rỗi của ng-ời phụ nữ 72
3.3.1. Không nhận thức đúng đắn về nghề giúp việc dẫn tới không thoải mái
trong t- t-ởng 77
3.3.2. Mâu thuẫn về tiền công và công việc đảm nhiệm 81
3.3.3. Không tự do trong sinh hoạt 83
3.4. Địa vị ng-ời phụ nữ 84
3.4.1 Địa vị của bà chủ: 84
3.4.2. Địa vị của ng-ời làm giúp việc gia đình 86
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị 91
Phụ lục 1 96
Phụ lục 2 100
Phụ lục 3 122
Danh mục tài liệu tham khảo 123
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau gần hai thập kỷ của công cuộc đổi mới (kể từ năm 1986) Việt Nam
đã đạt được những thay đổi đáng kể trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trước
tiên đó là quá trình đô thị hoá nhanh trong những năm gần đây. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế tăng gần 7,5 % (từ năm 2001 – 2005). Cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, một số lĩnh vực bước dần sang hiện
đại hóa. Đến năm 2005, tỷ trọng giá trị nông-lâm-ngư nghiệp còn khoảng
19% (trong khi kế hoạch là 20-21%), công nghiệp khoảng 42% (kế hoạch là
38-39%), dịch vụ khoảng 39% (kế hoạch là 41-42 (Đảng Cộng Sản Việt Nam,
2005)
Xã hội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải
thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững. Hầu hết các chỉ tiêu phát triển xã
hội đều đạt và vượt kế hoạch: đã tạo việc làm mới cho 1,5 triệu lao động; tỷ lệ
hộ nghèo giảm còn 6,5 - 7%; số hộ thiếu lương thực giáp hạt giảm 35% so với
năm 2003. Sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục phát triển và có nhiều
khởi sắc. Công tác đào tạo nghề được Nhà nước và các ngành, các cấp quan
tâm và đạt kết quả khá (Trần Nguyễn, 2004)
Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh
hơn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đã chiếm trên 50% GDP. Thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN được xác định cụ thể, thêm các loại thị trường
được hình thành đồng bộ hơn. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP
tăng dần, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần. Nền kinh tế thị trường xuất hiện
nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, trong đó loại hình dịch vụ giúp việc gia
đình đang ngày càng phát triển và trở thành mối quan tâm chung của rất nhiều
gia đình.
2
Tốc độ phát triển kinh tế cao kéo theo sự phân công lao động xã hội
ngày càng trở nên sâu sắc. Do sức ép của công việc, của sự chuyên môn hóa
sản xuất nên người lao động phải dành nhiều thời gian vào công việc, trao dồi
kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn và không ngừng học hỏi nâng cao trình
độ. Quỹ thời gian của người vợ và chồng dành cho nhau và cho con cái, họ
hàng bị thu hẹp. Vì thế, nhiều cặp vợ chồng có nhu cầu thuê người lao động
làm giúp việc gia đình.
Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập
của phụ nữ nông thôn nên tạo ra hiện tượng lao động nữ nhập cư vào thành
thị. Những người phụ nữ nông thôn tham gia vào dịch vụ giúp việc gia đình
và họ trở thành một phần của cuộc sống đô thị. Những mâu thuẫn và phiền
phức thường phát sinh trong qúa trình giao thao lối sống nông thôn và thành
thị vì thế tạo ra nhiều căng thẳng cho gia đình sử dụng dịch vụ và cho chính
người lao động.
Dịch vụ giúp việc gia đình trở nên phổ biến ở các thành phố lớn, ở
nhiều gia đình đô thị. Thực tế, nhu cầu tìm người giúp việc gia đình đang tăng
cao nhưng khả năng đáp ứng của loại hình dịch vụ trên không tương xứng cả
về chất lượng, số lượng và thiếu hụt các hình thức cung cấp thông tin trong
lĩnh vực này. Các trung tâm giới thiệu lao động giúp việc nhà không đảm bảo
về tư cách pháp nhân nên nhiều hiện tượng xung đột giữa người sử dụng lao
động và người lao động làm thuê giúp việc gia đình đang gia tăng và trở thành
vấn đề bức xúc của nhiều gia đình và xã hội.
Từ khi đổi mới đến nay, vai trò và địa vị của phụ nữ trong gia đình và
xã hội được cải thiện đáng kể. Lực lượng lao động nữ, cán bộ khoa học kỹ
thuật nữ có mặt ngày càng tăng ở tất cả mọi ngành kinh tế - xã hội. Vai trò
của phụ nữ trong gia đình được khẳng định thể hiện trước tiên ở vai trò về
kinh tế của phụ nữ. Hiện nay, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong lực lượng
lao động toàn quốc. Trong số 38 triệu lao động thì phụ nữ chiếm hơn 52%,
trong đó trên 70% trong ngành dệt, may; 60% trong chế biến lương thực, thực
3
phẩm; 60% trong lĩnh vực y tế; 70% trong giáo dục phổ thông. Trong nông
nghiệp, với gần 10 triệu hộ nông dân và 27 triệu lao động thì phụ nữ chiếm tới
53,3%, còn trong ngành công nghiệp là 45%. Tuy nhiên, một trong những bất
lợi lớn của phụ nữ khi đi vào kinh tế thị trường là vấn đề việc làm. Hiện nay,
tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 7,4% trong đó phụ nữ chiếm hơn một nửa.
Phụ nữ khó cạnh tranh được với nam giới là những người có sức khỏe, trình
độ cao hơn, lại rảnh rang hơn trong các chức năng tái sinh sản (Lê Thị Quý,
2002: 561-562). Sự gia tăng lực lượng lao động nữ trong các hoạt động kinh
tế và những khó khăn mà phụ nữ phải đương đầu trong công việc đã dẫn tới
những mâu thuẫn giữa công việc gia đình và công việc được trả lương. Vì cả
hai công việc trên đều yêu cầu sự tận tâm, tận tuỵ về thời gian về sức lực, đặc
biệt là đối với những gia đình trong giai đoạn đầu thực hiện chức năng làm
cha, làm mẹ và phát triển nghề nghiệp. Công việc trả lương đã chiếm tối thiểu
8 giờ một ngày của mỗi người vợ và người chồng, ngoài ra còn phải kể đến
thời gian đi lại và thời gian chuẩn bị trước cho công việc. Thêm nữa, nhiều
gia đình còn đảm nhiệm nhiều trách nhiệm khác như chăm sóc con nhỏ, chăm
sóc người già Đặc biệt, đối với việc chăm sóc trẻ thường yêu cầu sự chú ý,
sự quan tâm đều đặn, thường xuyên, nhất là những lúc trẻ bị ốm. Việc điều
hoà tốt giữa thời gian và sức lực cho công việc gia đình và công việc được trả
lương là một thách thức lớn đối với nhiều người.
Làm thế nào các gia đình thực hiện thành công trách nhiệm kép ở nhà
và công việc? Đối với nhiều gia đình, để giảm bớt những mâu thuẫn và gánh
nặng của công việc cũng như những sức ép phải chăm lo cho gia đình là sử
dụng dịch vụ giúp việc. Giúp việc gia đình như là một trong những giải pháp
để các gia đình đối phó với những căng thẳng, những áp lực công việc. Tuy
nhiên, thuê người giúp việc trong gia đình cũng mang lại một số phiền phức
cho nhiều gia đình và cho người lao động. Quan hệ cung cầu lao động làm
giúp việc gia đình hiện nay mang tính tự phát và không được quản lý chặt chẽ
bởi Nhà nước. Địa vị pháp lý của người sử dụng lao động và người lao động
bị vi phạm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, phiền phức không được giải quyết thoả
4
đáng. Vì thế đề tài nghiên cứu này muốn đi sâu tìm hiểu thực trạng dịch vụ
giúp việc gia đình và những tác động của nó tới sự phát triển gia đình.
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN.
2.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu “Dịch vụ giúp việc gia đình và tác động của nó tới gia
đình” có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận:
* Chúng ta đều biết rằng, xã hội học là khoa học về các sự kiện xã hội.
Muốn giải thích sự kiện xã hội này phải dùng những sự kiện xã hội khác. Để
giải thích những tác động của dịch vụ giúp việc gia đình tới gia đình bài viết
đã sử dụng các nhân tố: quan điểm về công việc gia đình, địa vị của người
phụ nữ, thời gian rỗi, sự phiền hà và an toàn của các thành viên gia đình nhằm
giải thích những tác động tích cực và tiêu cực của dịch vụ giúp việc tới gia
đình sử dụng dịch vụ. Trong nghiên cứu, các sự kiện xã hội và các quá trình
xã hội luôn được phân tích trong mối quan hệ với các sự kiện và quá trình xã
hội khác tham gia quy định điều kiện và sự vận động của bản thân dịch vụ
giúp việc gia đình. Chính vì thế, đề tài khoa học này khẳng định tính đúng
đắn và ưu điểm mà lý luận xã hội học đã đưa ra.
* Việc sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình là tất yếu khách quan và phù
hợp với hoàn cảnh, điều kiện của kinh tế thị trường. Người giúp việc từ lâu đã
trở thành "người quan trọng", "người nhà" trong một số gia đình ở các thành
phố lớn. Những người làm thuê giúp việc đã đóng góp công sức vào việc nấu
ăn, dọn dẹp, chăm sóc trẻ đối với những gia đình ở thành phố. Dịch vụ giúp
việc gia đình có vai trò quan trọng trong việc cung cấp lao động thay thế cho
các gia đình.
* Nghiên cứu này sẽ đóng góp một cách nhìn mới về dịch vụ gia đình,
về địa vị của người phụ nữ và sự chuyển đổi từ công việc gia đình không
được trả công sang công việc gia đình được trả công. Từ đó, đấu tranh cho lý
tưởng bình đẳng giới mà Nhà nước Việt Nam đang phấn đấu.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
5
* Nghiên cứu cho chúng ta thấy được thực trạng hoạt động dịch vụ
giúp việc gia đình ở địa bàn phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Mục
đích của nó là nhằm phác họa bức tranh chung về hoạt động của dịch vụ giúp
việc gia đình ở địa bàn phường Kim Liên.
* Nghiên cứu chỉ ra những hệ quả tích cực và tiêu cực của dịch vụ giúp
việc gia đình về quan niệm đối với công việc gia đình, về địa vị của người
phụ nữ, về thời gian rỗi và sự phiền phức của các thành viên gia đình, từ đó
đóng góp ý tưởng cho các nhà quản lý trong việc hỗ trợ cho sự phát triển của
gia đình.
* Trên cơ sở đó, nghiên cứu rút ra một số kết luận và khuyến nghị có
tính chất khả thi tạo điều kiện cho dịch vụ giúp việc gia đình có hành lang
pháp lý hoạt động và cải thiện tốt điều kiện làm việc cho các gia đình và
người lao động làm thuê.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
3.1 Mục đích nghiên cứu.
3.1.1. Nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng của dịch vụ giúp việc gia
đình và những ảnh hưởng của dịch vụ giúp việc đến sự ổn định và phát triển
của gia đình, đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình.
3.1.2. Nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa chủ nhà và người giúp việc,
phân tích hoạt động của các trung tâm giới thiệu người giúp việc gia đình.
3.1.3. Trên cơ sở những thông tin thu thập và phân tích đó, nghiên cứu
đưa ra những đề xuất và những thay đổi cần có đối với dịch vụ giúp việc gia
đình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.2.1. Mô tả và phân tích các loại hình dịch vụ giúp việc đang tồn tại,
vai trò của nó và nêu rõ cơ sở pháp lý của dịch vụ giúp việc gia đình.
3.2.2. Phân tích thông tin về nhu cầu của gia đình đối với dịch vụ giúp
việc gia đình.
6
3.2.3. Làm rõ thực trạng và phân tích những thông tin về cách thức hoạt
động và khả năng đáp ứng của các trung tâm môi giới dịch vụ gia đình ở Hà
Nội.
3.2.4. Phân tích những khó khăn và thuận lợi của các gia đình, những
tác động của dịch vụ giúp việc gia đình đến sự phát triển của gia đình.
3.2.5. Đưa ra những khuyến nghị có tính chất khả thi
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU, PHẠM
VI NGHIÊN CỨU, MẪU NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ giúp việc gia đình và tác động của nó đến gia đình
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Người sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình
- Người lao động làm giúp việc gia đình
- Cán bộ làm việc tại trung tâm giới thiệu việc làm cung cấp lao động giúp
việc cho các gia đình
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành: tại phường Kim
Liên quận Đống Đa. Phường này có nhiều gia đình đã và đang sử dụng dịch
vụ giúp việc gia đình.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005.
4.4. Mẫu nghiên cứu:
- Phỏng vấn sâu 20 người sử dụng dịch vụ
- Phỏng vấn sâu 20 người làm thuê giúp việc gia đình
- Phỏng vấn sâu 5 cán bộ của trung tâm giới thiệu việc làm cung cấp lao
động giúp việc cho các gia đình
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
7
- Nghiên cứu phân tích các kết quả nghiên cứu của các dự án về giúp việc
gia đình, về các loại hình dịch vụ gia đình, phân tích những bài viết trên
tạp chí nghiên cứu như Khoa học về phụ nữ, Nghiên cứu kinh tế, Kinh tế
và phát triển, Xã hội học
- Nghiên cứu sử dụng các tài liệu thống kê chính thức của nhà nước và các
tài liệu nghiên cứu định lượng của một số đề tài có liên quan.
- Nghiên cứu phân tích những bài báo viết về dịch vụ giúp việc nói chung
trên các báo Phụ nữ Việt Nam, Gia đình xã hội, phụ nữ thủ đô, Lao động
xã hội hoặc tìm trên internet.
- Phân tích tài liệu của các tổ chức hiện đang làm về vấn đề hỗ trợ gia đình
5.2. Phương pháp quan sát
Trong bất cứ một nghiên cứu nào, phương pháp quan sát cũng rất cần
thiết cho việc khám phá vấn đề nghiên cứu, đặc biệt khi thu thập những thông
tin tế nhị, ghi lại được thái độ của người được phỏng vấn. Phương pháp quan
sát thường được dùng để kết hợp với nhiều phương pháp khác giúp thu thập
thông tin đa dạng, đầy đủ.
5.3. Phỏng vấn sâu
Thu thập thông tin định tính từ những ý kiến của khách thể. Số lượng
của phỏng vấn sâu 20 người sử dụng dịch vụ, 20 người làm thuê giúp việc, 5
người môi giới.
Đây là dạng phỏng vấn giúp cho chúng ta hiểu sâu, hiểu kỹ một vấn đề
xác định. Ở đây, người phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc
phỏng vấn, trong cách sắp đặt trình tự các câu hỏi và ngay cả cách thức đặt
câu hỏi nhằm thu thập được thông tin mong muốn.
Khi thực hiện phỏng vấn sâu, nghiên cứu không hỏi máy móc tất cả các
câu hỏi như nhau với cá nhân được nghiên cứu. Tức là, nếu trong quá trình
phỏng vấn có cá nhân nào am hiểu về vấn đề nào đó trong nghiên cứu, thì
điều tra viên có thể tập trung hỏi sâu cá nhân này về vấn đề đó. Đối với cá
nhân khác, quy trình cũng có thể được thực hiện tương tự, chứ không nhất
8
thiết cá nhân nào cũng phải hỏi tất cả mọi vấn đề. Thông thường việc chọn
người để phỏng vấn là có chủ định, đó là những người có liên quan đến mục
tiêu nghiên cứu.
Trong phỏng vấn sâu, người phỏng vấn sử dụng chủ yếu các câu hỏi
mở, vì vậy người trả lời cũng hoàn toàn tự do trong cách thức trả lời. Để có
được đầy đủ các thông tin của người trả lời, việc ghi chép hết sức nghiêm túc.
Các câu trả lời của người được hỏi ghi được đầy đủ, sát thực bao nhiêu sẽ tốt
bấy nhiêu. Ghi chép cần hạn chế tối đa việc cắt bớt hoặc ghi khái quát các câu
trả lời. Bởi vì, nếu làm như vậy, khâu ghi chép sẽ làm mất đi một lượng thông
tin nhất định, mặt khác làm cho thông tin bị chuyển dịch bởi ý đồ chủ quan
của người phỏng vấn.
Điểm quan trọng đối với phỏng vấn sâu là yêu cầu cao về tay nghề,
nghiệp vụ. Người đi phỏng vấn, phải có kiến thức sâu, hiểu biết khá rộng về
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và lĩnh vực đang nghiên cứu.
Đồng thời, người đi phỏng vấn sâu phải có kinh nghiệm phỏng vấn, biết cách
dẫn dắt thảo luận theo chủ đề cần thiết mà không làm ảnh hưởng đến cuộc
tiếp xúc, không làm mất lòng người được phỏng vấn.
Máy ghi âm là dụng cụ cần thiết để thực hiện phỏng vấn, nhưng chỉ sử
dụng nếu người trả lời đồng ý. Và trong hầu hết trường hợp họ đều đề nghị tắt
máy. Những cuộc phỏng vấn đã kéo dài khoảng 45 phút cho đến 70 phút. Địa
điểm cuộc phỏng vấn được quyết định bởi người trả lời. Có 2 người giúp việc
không cảm thấy phiền khi được phỏng vấn ngay tại nhà chủ, những người
còn lại thích trả lời ở một nơi xa nhà, thường là quán nước. Tất cả những
người sử dụng lao động đều được phỏng vấn tại nhà. Người ở các trung tâm
giới thiệu việc làm thường trả lời phỏng vấn tại nơi làm việc.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình có xu hướng phát triển
về cả chất lượng và số lượng
2. Khả năng cung ứng của dịch vụ này hiện nay chưa đáp ứng kịp nhu
cầu
9
3. Dịch vụ giúp việc gia đình có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
của gia đình
10
Dịch vụ giúp việc
gia đình
Điều kiện kinh tế xã hội
Khả năng cung ứng
của người lao động và
trung tâm giới thiệu
việc làm
Nhu cầu dịch vụ giúp
việc gia đình
Hệ quả của dịch vụ giúp
việc gia đình đối với sự
phát triển gia đình
Công việc gia
đình
Địa vị của
người phụ nữ
Quan hệ giữa
người chủ và
người giúp việc
Thời gian rỗi
7. KHUNG LÝ THUYẾT
11
1. Khung lý thuyết được diễn đạt như sau:
Dịch vụ giúp việc gia đình chịu sự tác động chung của điều kiện kinh tế
xã hội. Cụ thể, kinh tế phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp sang dịch vụ dẫn tới xã hội xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ
khác nhau, trong đó có dịch vụ giúp việc gia đình.
Sự phân công lao động xã hội sâu sắc dẫn tới các cá nhân trong xã hội
cần dành nhiều thời gian hơn tập trung vào công việc chuyên môn hoặc cùng
một lúc làm nhiều việc khác dẫn tới thời gian dành cho công việc gia đình,
cho con cái bị hạn chế. Vì thế, nhu cầu sử dụng dịch vụ giúp việc gia đình ở
thành thị gia tăng. Nhu cầu dịch vụ gia tăng nhưng sự đáp ứng của trung tâm
môi giới và của người giúp việc nhà còn hạn chế, nhiều mâu thuẫn và xung
đột xảy ra. Nhu cầu về dịch vụ giúp việc gia đình và khả năng cung ứng đã
phác họa nên bức tranh chung về dịch vụ giúp việc gia đình.
Sự phát triển không phù hợp giữa nhu cầu dịch vụ giúp việc gia đình và
khả năng cung ứng dịch vụ giúp việc gia đình đã gây ra hệ quả đối với sự phát
triển của gia đình. Các hệ quả đó được phân tích ở các khía cạnh như công
việc gia đình, địa vị của người phụ nữ, thời gian rỗi và quan hệ giữa người
chủ và người giúp việc.
12
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Những nghiên cứu dịch vụ giúp việc gia đình ở Việt Nam còn ít. Cho
đến hiện nay, có bốn nghiên cứu về lĩnh vực giúp việc gia đình.
Nghiên cứu thứ nhất được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh do tổ
chức Care quốc tế tại Việt Nam tiến hành năm 1995. Nghiên cứu đã phỏng
vấn 10 phụ nữ giúp việc ở độ tuổi 21-35 sống trong nhà chủ và làm việc theo
giờ. Nghiên cứu đã được xuất bản thành tư liệu vào năm 1999, của tác giả Đỗ
Thị Như Tâm. Với tiêu đề: Just by Change, Domestic Workers in Ho Chi
Minh City (Lao động giúp việc gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh: để có sự
thay đổi), tác giả đưa ra một số kết quả ban đầu như sau:
Thứ nhất, người được thuê giúp việc gia đình lên thành phố làm việc
đều do họ hàng hoặc bạn bè ở thành phố giới thiệu; lý do họ trở thành người
giúp việc xuất phát từ những khó khăn về kinh tế của gia đình.
Thứ hai, nghiên cứu chỉ ra những khác biệt cơ bản trong điều kiện làm
việc, điều kiện sống và đối xử của chủ với người giúp việc ở tại nhà chủ và
người giúp việc theo giờ. Ví dụ, số giờ làm việc của người giúp việc sống
trong nhà chủ trung bình trên 10 tiếng và thường xuyên phải làm việc quá giờ.
Họ cũng không có ngày nghỉ như người làm việc theo giờ.
Thứ ba, tất cả những người giúp việc đang sống ở thành phố đều không
có bất cứ một loại giấy tờ nào và tất cả đều không đăng ký tạm trú.
Thứ năm, người giúp việc không đi khám sức khoẻ thường xuyên cũng
như chủ nhà không yêu cầu họ đi khám. Hiểu biết về bệnh tật, đặc biệt là các
bệnh lây nhiễm qua đường tình dục của họ còn hạn chế.
Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở nhóm giúp việc, không nghiên cứu
nhóm chủ thuê và trung tâm môi giới lao động đồng thời cũng không đề cập
tới những tác động của người giúp việc đối với gia đình người chủ thuê.
13
Nghiên cứu thứ hai về trẻ em giúp việc gia đình tại Hà Nội do tổ chức
Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển phối hợp với Khoa Tâm lý học trường Đại học
Quốc gia thực hiện năm 2000. Nghiên cứu này có tiêu đề “Lao động trẻ em
làm thuê giúp việc gia đình ở Hà Nội". Nghiên cứu đã được nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia in thành sách dày 110 trang.
Nghiên cứu được tiến hành với nhóm trẻ làm giúp việc gia đình nhằm
phát hiện nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của lao động trẻ em (dưới 18 tuổi)
đang giúp việc cho các gia đình tại Hà Nội. Nghiên cứu được tiến hành với
483 phiếu hỏi bao gồm 219 phiếu cho các em giúp việc và 219 phiếu hỏi gia
chủ. Ngoài ra còn phỏng vấn 20 trường hợp, trong đó có 5 trường hợp phỏng
vấn gia chủ và 15 phỏng vấn trẻ em. Nghiên cứu đưa ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, hoàn cảnh kinh tế của gia đình là lý do chủ yếu làm cho trẻ
phải đi làm giúp việc gia đình.
Thứ hai, trẻ em làm nghề giúp việc gia đình phải làm những công việc
đơn giản và bị trả công thấp. Lao động trẻ em giúp việc gia đình có thể là một
hình thức lao động ít bị lạm dụng nhất.
Thứ ba, có sự khác biệt lớn giữa lao động giúp việc của trẻ em gái và
trẻ em trai. Các em lao động trong môi trường khép kín có nguy cơ bị quấy
rối tình dục cao hơn các hình thức lao động trẻ em khác.
Thứ tư, quan hệ chủ thợ không rõ ràng dễ tạo ra kẽ hở để người lớn lạm
dụng. Gia đình trẻ vẫn là chỗ dựa chính và là người bảo trợ chính của trẻ em
lao động giúp việc gia đình.
Nghiên cứu đã cung cấp những thông tin định tính và định lượng đến
nhóm gia chủ và người giúp việc. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng không có
những thông tin về những khó khăn và thuận lợi của gia đình khi thuê người
giúp việc và cả những lợi ích hay những hạn chế mà gia đình nơi người giúp
việc ra đi gặp phải.
14
Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 6/2001 có đăng bài viết của tác giả
Đặng Bích Thuỷ thuộc Viện Gia đình và Giới. Với tiêu đề "Điều kiện sống
và làm việc của trẻ em gái từ nông thôn ra Hà Nội làm nghề giúp việc gia
đình", tác giả đã lựa chọn cách tiếp cận và mô tả thông qua phỏng vấn sâu 17
em gái nông thôn dưới 17 tuổi, đang làm 3 loại công việc giúp việc gia đình
tại Hà Nội là nội trợ đơn thuần, nội trợ và bán hàng và giúp việc cho các nhà
hàng. Tác giả khẳng định, điều kiện làm việc của các em không tuân theo giờ
giấc cụ thể, hầu hết các em đều phải làm việc kéo dài, vượt quá xa so với 8
giờ mà luật pháp quy định. Công việc của các em thường phải chịu đựng sự
căng thẳng nhất định về tinh thần. Điều đáng lưu ý là các em không nhận thức
được mình đang bị lạm dụng sức lao động. Ngoài tiền lương chưa thật thoả
đáng, các em không có các khoản bảo hiểm, phúc lợi và không có hợp đồng
lao động ràng buộc, vì vậy, luôn ở vào thế bị động khi gặp rủi ro trong quan
hệ chủ- thợ.
Điều kiện sinh hoạt và ăn ở của trẻ giúp việc nhìn chung không có sự
cách biệt nhiều so với nhà chủ, tuy nhiên, thời gian rỗi và thời gian nghỉ ngơi
của các em hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện và thái độ của chủ nhà.
Đời sống tinh thần nghèo nàn, đơn điệu, nỗi nhớ gia đình, người thân,
không có bạn bè cùng trang lứa là những thiệt thòi lớn và là điểm bất lợi đối
với sự hình thành và phát triển tâm lý của trẻ giúp việc gia đình.
Bài viết này đã giúp chúng ta hình dung rõ hơn về điều kiện sinh sống,
làm việc và quan hệ xã hội của các em làm giúp việc. Bên cạnh đó, nghiên
cứu làm rõ những mầm mống gây tác hại tới sự phát triển tâm-sinh lý và hình
thành phẩm chất xã hội cần thiết của các em. Đối tượng nghiên cứu là trẻ em,
do đó nghiên cứu không đi sâu tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của
dịch vụ giúp việc gia đình, nhu cầu và khả năng cung ứng, những mong đợi
của gia đình sử dụng lao động làm giúp việc gia đình, cũng như tác động của
dịch vụ giúp việc gia đình đến gia đình.
15
Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 4/2004 đăng bài viết "Người làm thuê
việc nhà và tác động của họ đến gia đình thời kỳ đổi mới kinh tế xã hội"
của tác giả Mai Huy Bích. Bài nghiên cứu đã đi sâu phân tích tác động của
hiện tượng thuê người giúp việc đến chủ thuê lao động, làm rõ hệ quả kinh tế
xã hội mà sự xuất hiện những người làm thuê việc nhà đem lại đối với gia
đình thuê nhân công và ý nghĩa hàm ẩn chưa được chú ý đúng mức của nó.
Theo bài viết, việc thuê người giúp việc nhà làm giảm bớt gánh nặng việc nhà
cho gia chủ, làm nổi bật vai trò và ý nghĩa của việc nhà. Đồng thời thuê người
giúp việc tác động tiêu cực đến lý tưởng bình đẳng giới và tô đậm ranh giới
giữa người trong gia đình và người ngoài gia đình. Lập luận của tác giả sắc
bén, kết cấu rõ ràng, chủ đề và ý tưởng mới lạ cuốn hút người đọc.
Khác với nghiên cứu của Mai Huy Bích, đề tài luận văn này sẽ đi sâu
phân tích những tác động tích cực và tiêu cực không chỉ đến gia đình thuê
người giúp việc mà còn xem xét những hệ quả của dịch vụ giúp việc gia đình
đến bản thân và gia đình người lao động làm thuê, đồng thời phác hoạ bức
tranh khái quát về thực trạng dịch vụ giúp việc gia đình ở Hà Nội, cũng như
sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu sử dụng lao động giúp việc và khả năng đáp
ứng của thị trường lao động ở Phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội, từ đó
thấy được những yếu tố kinh tế xã hội, đặc biệt là hành lang pháp lý đã ảnh
hưởng như thế nào đến chất lượng của dịch vụ giúp việc gia đình và những
quan hệ phiền hà của gia đình và của người lao động.
Bên cạnh các bài nghiên cứu trên, nhiều bài báo đã nói về loại hình
dịch vụ giúp việc gia đình, về nhu cầu và thị trường cung ứng, về chất lượng
và số lượng, về những rắc rối gặp phải của các gia đình khi thuê người giúp
việc. Các bài báo này phần lớn đều nêu lên thực tế là nhu cầu giúp việc gia
đình ở các thành phố rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng của loại hình dịch vụ
trên không tương xứng cả về chất lượng, số lượng và thiếu hụt các hình thức
cung cấp thông tin trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, các bài báo mới chỉ nêu vấn
đề ở mức độ là những câu chuyện kể của những người thuê người giúp việc,
hay những quan sát ban đầu mang tính thời sự, cụ thể mà không đi sâu vào
16
giải thích nguyên nhân xuất hiện loại hình trên, cũng như chưa nghiên cứu để
đưa ra những cơ sở khẳng định những đóng góp và những tác động của việc
sử dụng loại hình dịch vụ này đến gia đình.
Tóm lại, điểm khác biệt và là ưu thế của luận văn là đi sâu tìm hiểu
dịch vụ giúp việc gia đình từ nhiều đối tượng tham gia như người sử dụng lao
động, người lao động làm thuê giúp việc và những người môi giới lao động ở
các trung tâm giới thiệu việc làm. Mục đích của nghiên cứu là làm rõ quan
điểm của các đối tượng liên quan nhằm phác hoạ bức tranh một cách khách
quan và khái quát hơn về thực trạng của dịch vụ giúp việc gia đình và những
hệ quả của dịch vụ giúp việc đến gia đình người sử dụng lao động và gia đình
người lao động làm công việc gia đình.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
Tư tưởng Mác-Lênin là kim chỉ nam cho mọi hoạt động lý luận và thực
tiễn ở Việt Nam. Trong nghiên cứu về xã hội học nói chung, cụ thể là ở đề tài
nghiên cứu này, tư tưởng Mác-Lênin là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho
việc nghiên cứu dịch vụ giúp việc gia đình và những tác động của nó đến gia
đình.
Với tư cách là nhà xã hội học, Mác đã phân tích sự biến đổi, vận động
của xã hội và chủ nghĩa tư bản. Ông đã chỉ ra quy luật phát triển của lịch sử
xã hội trên toàn thế giới. Ông có những lý luận quan về chủ nghĩa biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận về giá trị thặng dư.
Hệ thống quan điểm duy vật biện chứng của Mác về các quá trình, hiện
tượng tự nhiên và xã hội là sự thống nhất của chủ nghĩa duy vật và phép biện
chứng về lịch sử và xã hội gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi nghiên cứu xã hội phải phân tích các
cá nhân hiện thực, hoạt động của họ và các điều kiện sống vật chất của họ
(Các Mác - Ăngghen toàn tập - Tập 13, 1993)
17
Tiền đề đầu tiên của lịch sử loài người là sự tồn tại của các cá nhân, là
con người có khả năng sống để có thể tồn tại trong trạng thái làm ra lịch sử.
Sự kiện đầu tiên và quan trọng nhất là hoạt động sản xuất ra các phương tiện
thoả mãn nhu cầu vật chất để con người tồn tại.
Mác vận dụng và phát triển phép biện chứng của Hêghen trong nghiên
cứu hiện thực xã hội con người, phép biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật
hiện tượng trong mối liên hệ và tác động qua lại, trong mâu thuẫn và vận
động phát triển không ngừng của xã hội.
Như vậy, trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Mác khi nghiên cứu: “Dịch vụ giúp việc gia đình và tác động của nó tới gia
đình” chúng ta phải xem xét vấn đề này trong mối liên hệ và tác động, phát
triển không ngừng của lịch sử xã hội. Xu hướng thuê người lao động làm các
công việc gia đình hiện nay đang phổ biến với xã hội hiện tại của đất nước ta
cũng như trên thế giới, vì vậy xã hội cần phải nhanh chóng thay đổi nhận thức
và cách ứng xử với loại hình lao động này và có giải pháp quản lý chặt chẽ.
Khi nghiên cứu dịch vụ giúp việc gia đình, chúng ta phải phân tích cá nhân,
những hoạt động thực tiễn của người sử dụng lao động và người lao động
cũng như những điều kiện sống vật chất của họ trong quan hệ lao động và
trong khuôn khổ pháp lý đang tồn tại trong giai đoạn hiện nay. Ở đây, dịch vụ
giúp việc gia đình, nhu cầu và khả năng cung ứng là yếu tố trung tâm và chịu
sự chi phối, tác động của nhiều nhân tố khác, của điều kiện kinh tế xã hội.
Đồng thời, chúng ta cũng thấy được bản chất xã hội của loại hình dịch vụ này
là kết quả của sự chuyên môn hoá lao động xã hội sâu sắc do đó tạo điều kiện
cho năng suất lao động xã hội gia tăng giúp Việt Nam phát triển nhanh hơn để
theo kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực và thế giới.
3. NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài được nghiên cứu xuất phát từ những lý thuyết xã hội học, trong
đó những lý thuyết xã hội học được tác giả sử dụng chủ yếu là:
3.1. Lý thuyết xung đột
18
Người đặt nền móng cho lý thuyết xung đột (lý thuyết mâu thuẫn)
trong xã hội học hiện đại là K.Marx và F. Engels. Các tác giả nổi bật của
khuynh hướng lý thuyết mâu thuẫn trong xã hội học là Georg Simmel, Pareto,
G. Mosca, Robert Michels, Wright Mills, Ralf Đahredorf, Pierr Bourdieu,
Lewis Coser và nhiều người khác (trích từ Lê Ngọc Hùng, 2002). Lý thuyết
mâu thuẫn tập trung vào phân tích động cơ và đặc điểm xã hội của các bên
tham gia mâu thuẫn và bản chất của mối quan hệ mâu thuẫn. Đặc biệt, trường
phái Chicago, đại diện là Robert Park nghiên cứu văn hoá và đời sống xã hội
ở thành thị. Theo Park, sự mâu thuẫn, cạnh tranh là một hiện tượng của lối
sống xã hội, là đặc trưng của mối quan hệ giữa các cá nhân và các nhóm xã
hội. Ông cho rằng mâu thuẫn chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực vị thế và quyền lực
giữa các nhóm xã hội khác nhau về chủng tộc, văn hoá và lối sống. Như vây,
nhóm chủ thuê người giúp việc ở thành thị và nhóm lao động làm thuê ở nông
thôn với lối sống và văn hoá khác nhau nên rất dễ dẫn tới những xung đột về
vị thế và quyền lợi.
Xung đột có 4 giai đoạn phát triển chính: giai đoạn tiền xung đột, giai
đoạn phát triển xung đột, giai đoạn giải quyết xung đột và giai đoạn hậu xung
đột (trích từ Vũ Quang Hà, 2002: 113). Tương tự như vậy, xung đột xảy ra
giữa người chủ và người lao động làm thuê giúp việc cũng diễn ra theo 4 giai
đoạn trên. Ban đầu xung đột giữa người làm thuê và người sử dụng lao động
xuất hiện chỉ như là sự căng thẳng, thái độ “không vừa lòng” trong cách cư
xử, trong việc làm và hành động của đôi bên. Sự tích luỹ thái độ không vừa
lòng sẽ dẫn tới chỗ gia tăng căng thẳng xã hội. Lúc này xảy ra sự chuyển hoá
thái độ không vừa lòng từ chủ quan - khách quan sang chủ quan - chủ quan
đồng thời các bên xung đột nhận thức được là không thể giải quyết tình thế
xung đột đã hình thành bằng các phương pháp tương tác thông thường. Như
vậy tình thế xung đột dần dần chuyển thành xung đột công khai.
Xung đột công khai giữa người làm thuê giúp việc trong nhà và người
sử dụng lao động thường biểu hiện ra qua những lời nói, cử chỉ và hành vi
19
như những câu nói không vừa lòng và những hành vi xúc phạm, thậm chí là
mắng chửi nhau. Khi đó xung đột đi vào giai đoạn phát triển.
Giai đoạn giải quyết xung đột: diễn ra việc tiến hành những cuộc đàm
phán. Người sử dụng lao động và người lao động đi tới đàm phán với nhau về
công việc, về điều kiên làm việc, về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên.
Cơ sở của quá trình đàm phán có thể là phương pháp nhượng bộ, dựa trên sự
nhường nhịn lẫn nhau của các bên hoặc là phương pháp thoả thuận hướng vào
việc cùng nhau giải quyết các vấn đề tồn tại. Nếu xung đột không giải quyết
được thì hai bên sẽ chấm dứt hợp đồng.
Giai đoạn hậu xung đột: đánh dấu thực tế khách quan mới, so sánh lực
lượng mới, thái độ mới của các bên và nhận thức mới, đánh giá mới về các
vấn đề hiện có và về sức mạnh, khả năng của mình. Giai đoạn hậu xung đột
giúp cho các bên sử dụng lao động và người lao động có cái nhìn khách quan
hơn về bản thân, đồng thời nhận thức hơn về vị trí và vai trò mà họ có.
3.2. Lý thuyết phân công lao động
Khái niệm phân công lao động được hiểu từ hai góc độ khoa học liên
quan tới khái niệm chức năng. Theo quan niệm kinh tế học bắt nguồn từ A.
Smith, phân công lao động là sự chuyên môn hoá lao động, là sự phân chia
quá trình lao động thành các công đoạn, các khâu, các thao tác kỹ thuật mà
trong đó, mỗi người lao động tập trung vào thực hiện một số thao tác nhất
định trong một khâu hay một công đoạn sản xuất. Sự phân công lao động như
vậy làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động (trích từ Lê Ngọc
Hùng, 2004: 253-257). Do đó, dịch vụ giúp việc gia đình là một hình thức
phân công lao động xã hội, giúp cho nhiều gia đình thành thị đảm nhiệm tốt
hơn chức năng gia đình, có nhiều thời gian hơn tập trung vào công việc trả
lương và chăm lo nhiều hơn cho các thành viên gia đình trong lĩnh vực tình
cảm, tinh thần.
Theo quan niệm xã hội học do A. Comte khởi xướng, phân công lao
động là sự chuyên môn hoá nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng ổn
20
định và phát triển xã hội. Bên cạnh đó, phân công lao động xã hội không đơn
thuần là sự chuyên môn hoá lao động mà thực chất là quá trình gắn liền với sự
phân hoá xã hội, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội. Theo Comte, phân
công lao động dẫn tới sự phân chia xã hội, cụ thể là những người phụ nữ ở
vùng nông thôn, có thu nhập thấp di cư ra thành thị để làm công việc có thu
nhập cao hơn và thực hiện những yêu cầu của người sử dụng lao động ở thành
thị.
Tuy nhiên, nhìn phân công lao động theo lăng kính chức năng luận,
Comte và Durkheim cho rằng sự phân công lao động trong xã hội thực hiện
chức năng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật tự xã hội.
Đối với Durkheim, sự phân công lao động tạo ra sự đoàn kết xã hội.
Durkheim viết rằng: sự phân công lao động không chỉ biến mỗi cá nhân thành
một tác nhân trao đổi như các nhà kinh tế học nhấn mạnh, mà còn tạo ra cả
một hệ thống các quyền lợi và nghĩa vụ gắn kết họ một cách lâu dài với nhau.
Kết quả của sự phân công lao động trong xã hội là sự hình thành phức hệ các
lý tưởng, các giá trị, chuẩn mực chung, khách quan có khả năng quy định
trách nhiệm, quyền hạn, buộc các cá nhân phải liên hệ phụ thuộc vào nhau
theo một khuôn mẫu nhất định. Hình thức phân công lao động đơn giản tạo ra
loại đoàn kết xã hội cơ học hay đoàn kết máy móc. Hình thức phân công lao
động phức tạp tạo ra sự đoàn kết hữu cơ.
Lý thuyết phân công lao động xã hội cũng giải thích nguyên nhân của
sự phân công lao động xã hội là do một loạt các yếu tố như sự tích tụ dân cư,
tăng mật độ dân số, sự khan hiếm các nguồn lực nên cuộc cạnh tranh còn gọi
là đấu tranh sinh tồn ngày càng trở nên gay gắt. Tình huống đó đã dẫn tới việc
lao động bị phân chia cho từng cá nhân trong xã hội và buộc các cá nhân phải
chuyên môn hoá kỹ năng và nhiệm vụ lao động.
Sự phân công lao động trong xã hội có thể xảy ra trên cơ sở khác nhau
về đặc điểm tự nhiên của chủ thể lao động, cũng như dựa vào các đặc điểm,
yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội.
21
Sự khác biệt giữa nam và nữ dẫn đến sự phân công lao động nam - nữ
trong xã hội và gia đình, Sự phân công lao động theo giới thể hiện trong cách
tổ chức cuộc sống gia đình nơi phụ nữ làm việc nội trợ và nam giới làm các
việc nặng và công việc ngoài gia đình. Phân công lao động nam-nữ là yếu tố
hình thành vai trò giới trong gia đình và xã hội. Phụ nữ có vai trò biểu đạt tình
cảm, nam giới có vai trò nhiệm vụ tạo ra thu nhập. Theo thuyết chức năng, lao
động của phụ nữ có chức năng tình cảm và lao động của nam giới có chức
năng tư duy và hành động giải quyết nhiệm vụ.
Trong xã hội, sự phân công lao động theo giới biểu hiện qua trường
hợp nhiều phụ nữ làm nghề may mặc, thư ký hơn so với nam giới. Nhiều nam
giới làm trong các hầm mỏ, trên dàn khoan hơn so với phụ nữ. Điều đáng chú
ý là sự phân công lao động theo giới không chỉ đơn thuần dựa vào sự khác
biệt về các đặc điểm sinh học giữa nam và nữ mà còn luôn gắn liền với thói
quen suy nghĩ, định kiến giới về vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội. Giống
như một số nhà xã hội học kinh điển khác Durkheim đã gán cho phụ nữ
những thiên chức mà nam giới hoàn toàn có thể làm tốt không kém gì họ,
chẳng hạn như công việc nội trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái trong gia
đình. Đây là một hạn chế của ông mà sau này các nhà nữ quyền đã phê phán.
Durkheim chia phân công lao động thành hai loại: Phân công lao động
bình thường và phân công lao động bất bình thường. Phân công lao động bình
thường tạo ra sự đoàn kết xã hội, ngược lại phân công lao động bất bình
thường không tạo ra sự đoàn kết xã hội, thậm chí còn gây mất trật tự, sự hỗn
loạn và sự phân rã.
Phân công lao động bình thường là hình thức phân công hợp lý, phù
hợp với các tiền đề, điều kiện, đặc điểm người lao động, góp phần thúc đẩy sự
phát triển lành mạnh của cá nhân và xã hội. Điều này thể hiện qua cách nói
"ai giỏi nghề gì làm nghề ấy". Phân công bình thường cũng là hình thức phân
công phù hợp với trình độ và yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế -
xã hội. Phân công lao động là bình thường khi sự chuyên môn hoá lao động
22
góp phần tích cực vào việc hình thành và củng cố sự ổn định, trật tự và phát
triển xã hội.
Phân công lao động bất bình thường: là sự phân công lao động "phản
chức năng", dẫn đến hậu quả của nó là kìm hãm sản xuất, gây mất ổn định,
mất trật tự và cản trở sự phát triển xã hội. Durkheim chỉ ra một số hình thức
bất bình thường của phân công lao động.
Hình thức rối loạn xảy ra khi phân công lao động không có sự phối kết
hợp hài hoà giữa các chức năng lao động. Sự rối loạn trong phân công lao
động thường xảy ra khi có sự điều chỉnh hay biến động từ phía các chuẩn
mực, giá trị trong xã hội. Ví dụ các điều khoản của luật pháp, các quy định
không nhất quán, mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp có thể gây ra những rối
loạn trong tổ chức phân công lao động
Hình thức cực đoan, "thái quá" xảy ra khi sự chuyên môn hoá cao làm
hạn chế sự giao lưu, tiếp xúc giữa các cá nhân thực hiện các nhiệm vụ, chức
năng quá khác biệt nhau của cùng một quá trình lao động. Khi đó, thay vì phụ
thuộc, trao đổi và hợp tác với nhau, các cá nhân có thể bị tách biệt và cô lập
với nhau. Trường hợp phân công lao động "thái quá" đến mức cực đoan đã
từng xảy ra trong thời kỳ đầu của công nghiệp hoá, khi sự chuyên môn hoá
tăng lên đột ngột nhưng thiết chế xã hội thích hợp còn chưa được hình thành
và hoàn thiện để điều tiết.
Hình thức cưỡng bức xảy ra khi các cá nhân bị bắt buộc phải chấp nhận
những vị trí, vai trò lao động không phù hợp, không tương xứng với trình độ,
năng lực, nguyện vọng của họ và kết quả là làm giảm sút năng suất, chất
lượng, hiệu quả lao động, gây ra những căng thẳng trong quan hệ sản xuất.
Phân công lao động "cưỡng bức" có thể xảy ra trong tình huống các cá nhân
thuộc đẳng cấp, tầng lớp xã hội thấp không được phép làm một số nghề của
nhóm xã hội ở đẳng cấp, tầng lớp xã hội cao hơn.
Như vậy, vận dụng lý thuyết phân công lao động nghiên cứu Dịch vụ
giúp việc gia đình và tác động của nó tới gia đình giúp ta hiểu sâu hơn