Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 174 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THU TRANG


(Màu mận chín , 150 trang, 5quyển)





“QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CỦA BỆNH NHÂN
TÂM THẦN TRONG MÔ HÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG”
(Nghiên cứu tại Bệnh viện Ban ngày Mai Hương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số : 60.90.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan





Hà Nội – 2013


1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9
2.1. Những nghiên cứu trên thế giới 9
2.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam 21
3. Ý nghĩa của nghiên cứu 25
3.1. Ý nghĩa khoa học 25
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 25
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 26
4.1. Mục đích nghiên cứu 26
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 26
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 26
5.1. Đối tượng nghiên cứu 26
5.2. Khách thể nghiên cứu 26
5.3. Phạm vi nghiên cứu 27
6. Câu hỏi nghiên cứu 27
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 28
7.1. Phương pháp luận của đề tài 28
7.2. Cách tiếp cận nghiên cứu 28
7.3. Phương pháp thu thập thông tin 28
NỘI DUNG CHÍNH 31
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực thực tiễn của nghiên cứu 31
1.1. Các khái niệm công cụ 31

1.1.1. Người bệnh tâm thần 31
1.1.2. Phục hồi chức năng, mô hình phục hồi chức năng và tái hòa nhập gia đình và cộng
đồng 32
1.1.3. Quyết định, ra quyết định và ra quyết định chung (shared decision making) 33
1.1.4. Tư duy 34
1.1.5. Nhóm và nhóm trị liệu 35
1.1.6. Tăng cường năng lực (Empowerment) 35
1.2. Những lý thuyết chính ứng dụng trong nghiên cứu 36
1.2.1. Lý thuyết về Tăng cường năng lực (empowerment) 36
1.2.2. Lý thuyết về Ra quyết định chung (shared decision making) 38
1.2.3. Lý thuyết Quá trình tư duy (Platonov, 1977) 41


2
1.3. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44
Chƣơng 2. Mô hình phục hồi chức năng tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai
Hƣơng 47
2.1. Khái quát đặc điểm của mô hình phục hồi chức năng 47
2.1.1. Cơ sở khoa học của mô hình phục hồi chức năng 47
2.1.2. Những đặc điểm về cơ cấu hành chính và đội ngũ chuyên môn của mô hình phục hồi
chức năng 56
2.1.3. Những đặc điểm về kết cấu chương trình và các hoạt động chính trong mô hình phục
hồi chức năng 58
2.2. Đặc điểm của bệnh nhân tâm thần tham gia mô hình phục hồi chức năng 62
2.2.1. Số lượng bệnh nhân tham gia mô hình phục hồi chức năng 62
2.2.2. Cơ cấu bệnh nhân trong mô hình phục hồi chức năng 65
2.2.3. Tình trạng bệnh của bệnh nhân trong mô hình phục hồi chức năng 68
2.2.4. Các nguồn tiếp cận mô hình phục hồi chức năng của bệnh nhân và người nhà bệnh
nhân 71
2.2.5. Những nhu cầu phục hồi chức năng đặc thù của bệnh nhân trong mô hình 72

Chƣơng 3. Bệnh nhân tâm thần và quá trình ra quyết định trong mô hình phục hồi
chức năng tại Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hƣơng 75
3.1. Sự tham gia của bệnh nhân trong các giai đoạn ra quyết định tại mô hình phục
hồi chức năng 75
3.1.1. Giai đoạn 1 - Tiếp nhận và sàng lọc người bệnh 75
3.1.2. Giai đoạn 2 - Tham gia những hoạt động phục hồi chức năng đặc thù chuẩn bị cho
quá trình ra quyết định 81
3.1.3. Giai đoạn 3 - Tham gia các hoạt động trải nghiệm về quá trình ra quyết định cụ thể 87
3.1.3.1. Bước 1 - Xác định và biểu đạt vấn đề 90
3.1.3.2. Bước 2 - Huy động tri thức, kinh nghiệm 92
3.1.3.3. Bước 3 - Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết 94
3.1.3.4. Bước 4 - Kiểm tra giả thuyết 95
3.1.3.5. Bước 5 - Giải quyết nhiệm vụ tư duy 97
3.2. Các bên liên quan trong quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần trong
mô hình phục hồi chức năng 101
3.2.1. Người bệnh tâm thần 101
3.2.2. Gia đình người bệnh tâm thần 106
3.2.3. Cán bộ trong mô hình phục hồi chức năng 109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 114
1. Kết luận 114


3
2. Khuyến nghị 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119



4
DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1. Theo dõi hoạt động phục hồi chức năng của bệnh nhân tâm thần trong
mô hình phục hồi chức năng sáng ngày 02/05/2013
59
Bảng 2.2. Số lượng bệnh nhân tham gia mô hình phục hồi chức năng trong nửa
đầu tháng 04/2013
64
Bảng 2.3. Cơ cấu tuổi và giới tính bệnh nhân trong mô hình phục hồi chức năng
ngày 02/05/2013
66
Bảng 2.4. Tỉ lệ nam – nữ ở bệnh nhân tham gia mô hình phục hồi chức năng
trong nửa đầu tháng 04/2013
67
Bảng 2.5. Theo dõi nhu cầu phục hồi chức năng của 25 bệnh nhân tâm thần
trong mô hình phục hồi chức năng ngày 02/05/2013
72
Bảng 3.1. Mô hình ra quyết định trị liệu của Charles (Puschner, 2010)
88



5
DANH MỤC HỘP

Hộp 2.1. Trích nội dung hoạt động tâm lý nhóm và kỹ năng tự lập
60
Hộp 2.2. Phân loại bệnh tâm thần trong Chương V-Rối loạn tâm thần và hành vi
(F00-F99) của ICD-10
68
Hộp 3.1. Lược trích “Thang đánh giá chung về hoạt động GAF”

77
Hộp 3.2. Trích nội dung hoạt động tâm lý nhóm
84
Hộp 3.3. Trích kết quả quan sát hoạt động phục hồi chức năng sáng 01/04/2013
85
Hộp 3.4. Kết quả quan sát hoạt động Tâm kịch liệu pháp sáng 01/04/2013
91
Hộp 3.5. Trích kết quả quan sát hoạt động Tâm kịch liệu pháp sáng 01/04/2013
94
Hộp 3.6. Trích thảo luận nhóm bệnh nhân, 05/04/2013
103
Hộp 3.7. Trích thảo luận nhóm bệnh nhân, 05/04/2013
106
Hộp 3.8. Trích thảo luận nhóm bệnh nhân, 05/04/2013
113

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. Mô hình giản lược về ra quyết định (điều chỉnh từ Wills) (Robert, 1997)
19
Sơ đồ 2. Các giai đoạn của tư duy (K.K.Platonov, 1977)
42
Sơ đồ 3. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng được triển
khai tại Bệnh viện Ban ngày Mai Hương
50


6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối phó với nhiều vấn đề xã hội đa dạng và phức
tạp, trong đó, sức khỏe tâm thần đang trở thành một vấn đề nổi bật đòi hỏi sự quan tâm và
can thiệp từ các cấp chính quyền, các ngành nghề và sự nhận thức cũng như tham gia của
cộng đồng. “Số người bị rối nhiễu tâm trí ở Việt Nam ước tính khoảng 10% dân số, tương
đương 8,6 triệu người, trong đó đối tượng tâm thần nặng, người có hành vi nguy hiểm cho
gia đình, cộng đồng (đập phá tài sản, đánh người, đi lang thang) ước tính chiếm 2,5% số
người rối nhiễu tâm trí (tương đương 200 ngàn người). Phần lớn các gia đình có người
tâm thần đã nhiều lần đưa người tâm thần đến điều trị tại bệnh viện, rơi vào cảnh nghèo
đói nên để người tâm thần đi lang thang hoặc nhốt, xích tại gia đình; nhiều người bị rối
nhiễu tâm trí nhưng không được tư vấn, trị liệu tâm lý kịp thời nên trở thành mắc bệnh tâm
thần.” [2, tr. 10]
Do ảnh hưởng của bệnh tật, cùng với sự thiếu thốn trong các dịch vụ chăm sóc, hỗ
trợ chuyên biệt, người mắc các rối loạn tâm thần hiện nay phải đương đầu với nhiều nan
đề trong cuộc sống mà không tìm ra phương thức hiệu quả để đối phó và vượt qua. Người
bệnh tâm thần thường mắc những rối loạn vận động thần kinh khiến cho quá trình ra quyết
định trong cuộc sống, công việc của họ bị gián đoạn và hiệu quả không cao. Chính điều
này càng khiến cho người bệnh khó khăn trong hòa nhập xã hội. Không những vậy, sự
thiếu vắng của các dịch vụ Công tác xã hội trong chăm sóc và phục hồi chức năng cho
người tâm thần đã khiến cho tình trạng của họ ngày càng trầm trọng hơn.
Trước tình trạng đó, xã hội đang dành sự chú ý nhiều hơn tới vấn đề này. Công tác
hỗ trợ chăm sóc người bệnh tâm thần cũng được đề cao hơn trước. Tổ chức y tế thế giới đã
xác định sức khoẻ tâm thần là một ưu tiên toàn cầu. Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, Tổ
chức y tế thế giới đang đề nghị chiến lược vùng này là dựa vào cộng đồng như một
phương pháp làm giảm gánh nặng của bệnh tâm thần, suy giảm chức năng tâm thần và
khuyến khích sức khoẻ tâm thần. Trong đó, WHO đã định hướng cho công tác chăm sóc
sức khỏe tâm thần nước ta cũng như khu vực một xu hướng tiến bộ trên thế giới là chăm


7
sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng. Đặc biệt mô hình phục hồi chức năng theo hình

thức ban ngày là một đặc trưng của xu hướng này.
Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới
trong chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần. Đề án “Trợ giúp xã hội và phục hồi chức
năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 –
2020” cũng đã chỉ ra rằng “cần đổi mới lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần theo hướng
phát triển các dịch vụ Công tác xã hội, trợ giúp xã hội kết hợp với điều trị y tế để phục hồi
chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng.” [2]
Phục hồi chức năng thông qua hình thức nhóm là một biện pháp khá phổ biến được
triển khai rộng rãi trên thế giới và hiện đang mở rộng tại Việt Nam. Nó giúp cho người
bệnh được rèn luyện các kĩ năng, hiểu biết để tái hòa nhập cộng đồng – mức độ hồi phục
cao nhất của bệnh nhân tâm thần. Tuy nhiên, ở nước ta vẫn còn ít đơn vị tham gia vào hoạt
động tổ chức nhóm phục hồi chức năng. Chủ yếu vẫn là các cán bộ y tế và các nhà tâm lý
học lâm sàng. Vai trò của nhân viên công tác xã hội được các cán bộ khác trong bệnh viện
đảm nhận. Điều đó có nghĩa, công tác xã hội chưa được coi là một nghề chuyên nghiệp
trong trong mô hình này.
Thực chất, trên thế giới, thực hành công tác xã hội trong bệnh viện, mà cụ thể là
trong mô hình phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần thuộc hình thức bệnh viện ban
ngày luôn coi trọng hàng đầu nguyên tắc, đồng thời cũng là cách thức thực hành “tăng
cường năng lực” cho bệnh nhân. Nguyên tắc này vốn được coi trọng và đảm bảo trong các
mô hình phục hồi chức năng ở các nước tiên tiến. Và một trong những thành tố chính của
tăng cường năng lực cho người bệnh chính là trao quyền cho bệnh nhân để họ được tham
gia ra quyết định trong những vấn đề liên quan đến chính mình. Những nguyên lý tiến bộ
trong y khoa thế giới hiện đều đã thừa nhận đây là một nguyên tắc thực hành hiệu quả, dựa
trên các mô hình chăm sóc tập trung vào thân chủ (client-centered care), lựa chọn của
thân chủ, và chăm sóc tự định hướng (self-directed care) cũng như các nguyên lý cơ bản
của đạo đức y học và pháp lý y khoa trên thế giới [33, tr. 1219].


8
Tuy nhiên, tại Việt Nam, khái niệm tăng cường năng lực cho người bệnh tâm thần

vẫn chưa được cộng đồng và thậm chí nhiều nhà chuyên môn trong lĩnh vực trợ giúp nhận
thức đúng đắn. Những suy nghĩ kì thị người bệnh tâm thần là người vô dụng, không có khả
năng tự đưa ra những quyết định dù là nhỏ nhất liên quan đến cuộc sống của mình vẫn còn
phổ biến. Bởi vậy, để thúc đẩy quá trình ra quyết định nhằm tạo ra những ảnh hưởng tích
cực tới sự tiến bộ của người bệnh, hỗ trợ họ hòa nhập cộng đồng đúng nghĩa, chuẩn bị tâm
thế để họ tham gia vào các hoạt động đa dạng trong đời sống xã hội, các mô hình phục hồi
chức năng cần đến vai trò của nhân viên công tác xã hội. Đảm nhiệm nhiệm vụ này giúp
cho nhân viên công tác xã hội thực sự tham gia vào quá trình tăng cường năng lực cho
người bệnh một cách toàn diện và bền vững, đảm bảo quyền lợi và phát huy thế mạnh của
những thân chủ này.
Hiện nay, trong cả nước, chỉ duy nhất có một bệnh viện hoạt động theo hình thức
bệnh viện ban ngày với định hướng chăm sóc sức khỏe tâm thần mới của WHO - chăm sóc
sức khỏe tâm thần vì cộng đồng và dựa vào cộng đồng. Đó là bệnh viện ban ngày Mai
Hương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Các nhà tâm lý học tại bệnh viện này – cũng là người
đảm nhiệm một số vai trò của nhân viên công tác xã hội đã tạo ra một khác biệt lớn trong
trị liệu cho bệnh nhân tâm thần tại Việt Nam, nơi mà hầu hết cộng đồng cho rằng các bệnh
tâm thần là vô phương cứu chữa, không có hi vọng phục hồi và bệnh nhân tâm thần là
những người nguy hiểm với cộng đồng. Cùng với các cán bộ khác trong nhóm như bác sỹ,
y tá, điều dưỡng,…, nhà tâm lý học tại mô hình này đã tăng cường năng lực một cách rõ
ràng cho các bệnh nhân tâm thần bằng cách trao cho họ quyền quyết định ở các cấp độ
khác nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp chúng ta xây
dựng nhận thức hệ thống và toàn diện trong đánh giá, khẳng định vị thế của quá trình ra
quyết định của người bệnh tâm thần trong mô hình phục hồi chức năng với tư cách một
cách thức tăng cường năng lực cho thân chủ, qua đó, xây dựng cách thức can thiệp giúp
người bệnh tâm thần tham gia tích cực hơn vào quá trình ra quyết định trong những vấn đề


9
liên quan đến bản thân để họ hòa nhập đời sống xã hội tốt hơn, có một chất lượng cuộc

sống cao hơn.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới liên quan đến quyền và quá trình
ra quyết định của người bệnh trong y tế nói chung và trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
tâm thần nói riêng được triển khai. Những nghiên cứu này thường được phân tích trên cơ
sở các lý thuyết về “tăng cường năng lực/empowerment” để làm rõ nguyên lý hành động
và cách thức thực hành hiệu quả với những thân chủ là bệnh nhân tâm thần. Với những
luận điểm vô cùng phong phú và đa dạng, để có thể khái quát được một bức tranh toàn
cảnh về những nghiên cứu quốc tế liên quan tới chủ đề “ra quyết định” và “tăng cường
năng lực” ở bệnh nhân tâm thần, chúng ta sẽ điểm qua những chủ đề lớn sau:
 Những nghiên cứu về tăng cường năng lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
tâm thần
Trong công tác xã hội, tăng cường năng lực vốn là nguyên tắc thực hành cơ bản và
có ý nghĩa lớn lao. Bởi lẽ nó liên quan trực tiếp đến tôn chỉ của ngành và những nền tảng
triết lý, đạo đức, trong đó con người được đặt vào trung tâm. Đề cao con người chính là
yếu tố trọng tâm của nguyên tắc thực hành “tăng cường năng lực”. Những nghiên cứu về
“tăng cường năng lực” cho các nhóm đối tượng yếu thế khác nhau rất phổ biến trên thế
giới, đặc biệt tại những nước phương Tây và Mỹ, nơi Công tác xã hội phát triển mạnh mẽ.
Nội dung nghiên cứu về quyền và quá trình ra quyết định của bệnh nhân tâm thần thường
được lồng ghép trong những nghiên cứu về “tăng cường năng lực/empowerment” nói
chung. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về mô hình phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm
thần cũng rất phổ biến. Chăm sóc sức khỏe tâm thần vốn là một lĩnh vực quan trọng trong
thực hành Công tác xã hội tại các nước tiên tiến.
Rất nhiều tài liệu, nghiên cứu chuyên sâu đề cập tới vấn đề tăng cường năng lực
cho thân chủ yếu thế. Đặc biệt, những nhóm yếu thế điển hình thường được đề cập tới khi
nghiên cứu về tăng cường năng lực là nhóm phụ nữ (bị bạo hành,…), những gia đình đói


10

nghèo, người khuyết tật, người đồng tính, người da màu… Trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe tâm thần, tăng cường năng lực cũng thường xuyên được quan tâm và đề cao. “Hướng
dẫn về tăng cường năng lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần” được Văn phòng
WHO tại khu vực Châu Âu đưa ra vào năm 2010 như một tuyên bố chính thức về nhân
quyền của người bệnh tâm thần cũng như một định hướng, hướng dẫn thực hành cho
những cán bộ làm việc trong lĩnh vực này để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất cho người
bệnh. Tài liệu này cung cấp một khung lý thuyết cơ bản cùng những khái niệm thông dụng
về tăng cường năng lực, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần. Đáng lưu ý là
trong cẩm nang này là sự ghi nhận một hệ thống những cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ của
tăng cường năng lực đối với bệnh nhân tâm thần, cụ thể, khái niệm “tăng cường năng lực”
là một khái niệm trọng tâm trong tầm nhìn tăng cường sức khỏe của WHO vốn được nhận
diện rõ ràng trong: (1) Tuyên bố Alma – Ata; (2) Hiến chương Ottawa về thúc đẩy sức
khỏe; (3) Là một trong sáu thông điệp cơ bản trong Chiến lược Châu Âu về Ngăn ngừa và
kiểm soát bệnh tật không lan truyền (mọi người nên được trao quyền để thúc đẩy sức khỏe
của họ tương tác hiệu quả với các dịch vụ sức khỏe và là một đối tác tích cực trong quản lý
bệnh tật); (4) Tuyên bố sức khỏe tâm thần tại Châu Âu; (5) Kế hoạch hành động trong sức
khỏe tâm thần tại Châu Âu; (6) Hiệp ước Châu Âu về sức khỏe tâm thần và phúc lợi. Cũng
trong cẩm nang này, khái niệm chung nhất về “tăng cường năng lực/empowerment” được
nhìn nhận là cần được thực hiện đồng thời tại cấp độ quần chúng và cá nhân và “tăng
cường năng lực là một quá trình xã hội tương tác trong chính các thành phần của nó
thông qua việc các cá nhân và nhóm đạt được hiểu biết tốt hơn và kiểm soát tốt hơn cuộc
sống của họ. Kết quả là, họ có thể thay đổi môi trường xã hội và chính trị mà họ sinh sống
để thúc đẩy hoàn cảnh sống liên quan đến sức khỏe của mình.” [49, tr.1]
Cùng bàn luận về các nguyên tắc và hướng dẫn thực hành theo cách tiếp cận tăng
cường năng lực cho thân chủ, nhóm tác giả thuộc đại học Utah, đứng đầu là Scott W.
Boyle đã đề cập đến nguyên tắc thực hành tăng cường năng lực cho thân chủ yếu thế trong
chương 9 của tác phẩm “Thực hành công tác xã hội trực tiếp/ Direct Practice in Social
Work” (2009). Chương 9 với tiêu đề “Tăng cường năng lực và thực hành dựa vào thế



11
mạnh” đã đưa ra những hướng dẫn về cách thức thực hành tăng cường năng lực cho thân
chủ. Đó là những nguyên tắc cơ bản và cách thức chung nhất để tăng cường năng lực cho
thân chủ yếu thế. Đồng thời, cuốn sách này cũng đưa ra những trường hợp điển cứu sơ
lược về ứng dụng tăng cường năng lực cho những nhóm thân chủ đặc thù: phụ nữ, người
già cô đơn, những cá nhân có vấn đề về giới tính (lưỡng tính, đồng tính, chuyển giới,…),
người da màu. Với giới hạn của chương sách, những cách thức và nguyên tắc tăng cường
năng lực được đưa ra một cách tổng quát và tóm lược nhất.
Tương tự, giáo trình “Các kĩ thuật và hướng dẫn thực hành công tác xã hội/
Techniques and Guidelines for Social Work Practice” do Bradford W.Sheafor (Đại học
bang Colorado) và Charles R. Horejsi (Đại học Montana) biên soạn và xuất bản năm 2008
cũng đề cập đến tăng cường năng lực cho thân chủ dưới dạng những hướng dẫn sơ lược.
Nội dung của phần này được chia thành 9 mục nhỏ với những kiến thức cơ bản nhất về
tăng cường năng lực cho thân chủ yếu thế.
Khía cạnh tăng cường năng lực trong Công tác xã hội được đề cập rõ nét hơn thông
qua tác phẩm “Công tác xã hội – Một nghề nghiệp tăng cường năng lực/ Social Work – An
empowering profession” tái bản lần thứ 6 (2008) của Brenda DuBois và Karla Krogsrud
Miley. Tác phẩm này chủ yếu mô tả các khía cạnh của ngành nghề Công tác xã hội trong
mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nguyên tắc thực hành tăng cường năng lực. Đồng thời,
biểu hiện của thực hành tăng cường năng lực được mô tả trong một số chương về Công tác
xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, hay Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe tâm thần. Tuy vậy, chủ yếu các chương này khái quát vai trò của nhân viên công tác
xã hội ở các cấp độ khác nhau từ vi mô tới vĩ mô, và trong từng nhóm bệnh khác nhau.
Quá trình ra quyết định trong thực hành trực tiếp vẫn chưa được đề cập tới.
Đặc biệt, một nghiên cứu tiêu biểu hướng dẫn cách thức thực hành tăng cường năng
lực bài bản và hệ thống với bệnh nhân tâm thần của TS. Donald M. Linhorst. TS. Donald
M. Linhorst là một trong những nhà công tác xã hội nghiên cứu sâu về tăng cường năng
lực cho bệnh nhân tâm thần. Tác phẩm “Tăng cường năng lực cho những người mắc bệnh
tâm thần nặng/ Empowering people with severe mental inllness” của ông xuất bản năm



12
2005 được coi là cuốn sách đầu tiên cung cấp cách tiếp cận bài bản từng bước để tăng
cường năng lực cho những khách hàng có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tác phẩm này
được coi như một giáo trình bởi nó được đánh giá là một sự hướng dẫn tốt để tăng cường
năng lực cho những người mắc bệnh tâm thần nặng. Tiến sĩ Kraig J. Knudsen đã nhận xét
rằng “Hiện nay, khi mà phục hồi khỏi bệnh tâm thần đã trở thành một thực tế với nhiều
người thì lĩnh vực sức khỏe tâm thần vẫn chưa có một cách hiểu về phục hồi và chưa có
những công cụ cần thiết để hỗ trợ những người mắc bệnh tâm thần nặng trong cuộc hành
trình của họ… Sách của Donald Linhorst thì khác.” Thực tế, hiện nay, Donald Linhorst là
nhà nghiên cứu nổi bật nhất về lĩnh vực thực hành công tác xã hội trong chăm sóc sức
khỏe tâm thần, đặc biệt thông qua cách thức tăng cường năng lực cho người bệnh. Tuy
nhiên, tác phẩm của ông thường mang tính chất của sách giáo trình hướng dẫn thực hành
với những chỉ dẫn, các phương thức áp dụng tăng cường năng lực vào thực tiễn. Cũng
trong tác phẩm này, quá trình quyết định của bệnh nhân tâm thần được đề cao và coi là
một trong những bước/cách thức quan trọng nhất trong tăng cường năng lực và hỗ trợ bệnh
nhân hòa nhập cộng đồng hiệu quả.
Một tác phẩm nữa đề cập tới biện pháp cụ thể dựa trên cách tiếp cận thực hành tăng
cường năng lực để hỗ trợ bệnh nhân tâm thần là bài báo khoa học “Giáo dục hỗ trợ với tư
cách một phương thức can thiệp tăng cường năng lực cho bệnh nhân tâm thần/ Supported
education as an empowerment intervention for people with mental illness” của tác giả
Chyrell D. Bellamy và Carol T. Mowbray của Đại học Michigan xuất bản năm 1998 là
một trong những nghiên cứu sớm nhất của lĩnh vực này. Nghiên cứu này thực chất là sự
lượng giá một chương trình giáo dục hỗ trợ đặc biệt cho bệnh nhân tâm thần. Chương trình
giáo dục hỗ trợ này có một phần tương đồng với mô hình phục hồi chức năng hiện nay.
Trong đó, yếu tố tăng cường năng lực được phân tích thể hiện chủ yếu ở quá trình, kết quả
chứ không đề cập cụ thể như một phương pháp, cách thức can thiệp như tác phẩm của
Linhorst. Nó nhấn mạnh rằng giáo dục hỗ trợ chính là cách tăng cường năng lực gián tiếp
cho bệnh nhân tâm thần. Bản thân tác phẩm cũng chỉ ra rằng chương trình giáo dục hỗ trợ
này không đặt trọng tâm chính vào việc tăng cường năng lực cho bệnh nhân mà nó chỉ là



13
một khía cạnh của chương trình. Nói vậy tức là, dù với tên gọi này, tác phẩm chủ yếu
hướng tới lượng giá hiệu quả chương trình.
Bên cạnh những tài liệu mang tính chất định hướng, hướng dẫn thực hành theo
cách tiếp cận tăng cường năng lực, những đánh giá về hiệu quả cách tiếp cận này cũng
được quan tâm. Hai tác giả Laurie Ahern & Daniel Fisher với báo cáo “Hỗ trợ cá nhân
trong cộng đồng/Personal Assistance in Community Existence” (1999) với tư cách Trung
tâm tăng cường năng lực Quốc gia Hoa Kỳ (National Empowerment Center). Báo cáo này
đã khẳng định mạnh mẽ vai trò của tăng cường năng lực với người bệnh tâm thần mà trong
đó, sự tham gia của họ vào quá trình ra quyết định trong mô hình phục hồi chức năng có
những ảnh hưởng tích cực. Tác giả cũng khẳng định, nhờ những hoạt động tăng cường
năng lực đúng đắn, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh tật và tái hòa nhập
cộng đồng. Tuy vậy, tác phẩm chủ yếu đề cập đến tầm quan trọng của tăng cường năng lực
cho người bệnh và các triết lý, nguyên lý tăng cường năng lực hơn là mô tả chi tiết quá
trình với các bước cụ thể.
Trong hội thảo về chăm sóc sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006,
một báo cáo tổng kết của hội thảo đưa ra cũng rất đáng chú ý. Đó là báo cáo “Tăng cường
năng lực cho những khách hàng có vấn đề về sức khỏe tâm thần/ Empowerment of clients
with mental health problems”. Báo cáo này đã tổng kết sơ lược về tình hình chăm sóc sức
khỏe tâm thần trên thế giới, mà điển hình là tại các quốc gia Bỉ, Estonia, Na Uy, Thổ Nhĩ
Kì. Ngoài ra, một phần quan trọng của báo cáo là tổng kết về các mô hình chăm sóc sức
khỏe tâm thần ở những nước kể trên. Trong đó, báo cáo nhấn mạnh đến mô hình chăm sóc
sức khỏe tâm thần đổi mới, nhấn mạnh yếu tố tăng cường năng lực. Tuy nhiên, báo cáo
chủ yếu sử dụng thống kê định lượng để phân tích những mô hình này. Yếu tố tăng cường
năng lực được đề cập dưới dạng tổng quát, chủ yếu qua vai trò mong đợi của các cán bộ y
tế tham gia mô hình.
Nhìn chung, những tài liệu chính thống trên đều được công nhận và ứng dụng ở rất
nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Hồng Kông,… Hầu hết trong những tác



14
phẩm này, tăng cường năng lực thường đưa ra những khái quát chung nhất trong định
hướng thực hành với những thân chủ yếu thế điển hình.
● Ra quyết định ở bệnh nhân trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần
Bàn luận về quyền và quá trình ra quyết định ở bệnh nhân tâm thần theo cách tiếp
cận tăng cường năng lực thường được biết đến trong các nghiên cứu cũng như các sổ tay,
tài liệu hướng dẫn thực hành với người bệnh với tên gọi “ra quyết định chung/ shared
decision making”. Ra quyết định chung là chủ đề cho rất nhiều nghiên cứu ở các khía cạnh
cụ thể khác nhau, nhưng nhìn chung phản ánh một nguyên tắc thực hành mang tính cải
cách trong lĩnh vực y tế, phát huy tối đa nhân quyền và đảm bảo tối ưu cho hiệu quả can
thiệp với người bệnh. Một điểm chung dễ nhận thấy ở những công trình nghiên cứu về “ra
quyết định chung” là sự đồng thuận và thống nhất trong quan điểm, nhìn nhận của các tác
giả về bản chất của nó, từ khái niệm, hiệu quả và quá trình. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại tiếp
cận dưới một góc nhìn khác nhau, tập trung vào một trọng tâm khác nhau của hoạt động
này. Những quan điểm đa dạng và phong phú đó đã góp phần làm phong phú thêm hệ
thống lý thuyết chung về “ra quyết định chung”, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần.
Nhìn chung, trong hệ thống lý thuyết về “ra quyết định chung” trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe tâm thần, mỗi tác giả/nhóm tác giả đã tập trung vào một chiều cạnh để phân
tích, làm rõ về nó. Những yếu tố được quan tâm, nghiên cứu và bổ trợ lẫn nhau gồm có:
 Cơ sở khoa học của ra quyết định chung
 Những khái niệm cơ bản và biểu hiện của ra quyết định chung
 Hiệu quả của việc áp dụng ra quyết định chung trong trị liệu lâm sàng đối
với người bệnh và quá trình trị liệu
 Những yêu cầu cơ bản trong cơ sở thực hành và với điều kiện của người
bệnh để tiến hành ra quyết định chung
 Những chủ đề chính mà người bệnh quan tâm trong quá trình ra quyết định
chung
 Các mô hình/khung lý thuyết/quá trình ra quyết định chung

 Gói hỗ trợ ra quyết định dành cho người bệnh tâm thần


15
 Những thực trạng và những rào cản thường thấy đối với việc ứng dụng ra
quyết định chung trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần
Cụ thể, có thể điểm qua những khía cạnh chính về ra quyết định chung trong hệ
thống chăm sóc sức khỏe tâm thần của các tác giả/nhóm tác giả khác nhau trong các
nghiên cứu gần đây như sau:
David Schleifer, David Rothman (2012) đã chỉ ra trong bài viết “Quyết định cuối
cùng là của bạn: Khám phá thái độ của bệnh nhân về việc lạm dụng can thiệp y khoa/The
Ultimate decision is yours: Exploring patients’ attitudes about the overuse of medical
interventions” ý nghĩa của việc ra quyết định của người bệnh trong lĩnh vực y khoa nói
chung: “quyết định cuối cùng là ở chính bản thân người bệnh”. Kết quả nghiên cứu trong
những người Mỹ trung niên đã ghi nhận những quan điểm về những bệnh nhân năng động
như sau: “Bạn phải tự biện hộ cho chính mình và nỗ lực tìm hiểu.”, “Bạn đang phải quyết
định xem loại thuốc nào, loại xét nghiệm nào thực sự hiệu quả với mình.”… Tuy nghiên
cứu này không đề cập trực tiếp tới quá trình ra quyết định của người bệnh hay người bệnh
tâm thần nói riêng, thế nhưng, một phần kết quả nghiên cứu đã chứng minh tầm quan trọng
của quyền quyết định của người bệnh như một thành tố của sự tham gia tích cực, chủ động
trong quá trình điều trị như một tất yếu để đảm bảo hiệu quả khám chữa.
Xét riêng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, rất nhiều nghiên cứu của các
học giả lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới đã đóng góp vào hệ thống lý thuyết cũng như
phản ánh thực tiễn hiệu quả ứng dụng quá trình ra quyết định chung ở nhiều góc độ đa
dạng khác nhau. Trước hết, xét về cơ sở nền tảng của việc ra quyết định chung trong hệ
thống chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhóm tác giả Jared R. Adams, Robert E. Drake,
George L. Wolford (2007) cũng như Magenta Simmons, Sarah Hetrick and Anthony Jorm
(2010) đã chỉ ra cơ sở lâm sàng, cụ thể là xu hướng thực hành y tế dựa vào bằng chứng
(evidence-based medicine), cơ sở đạo đức cũng như cơ sở pháp lý với những bộ luật chính
thống tại những nước phát triển như Mỹ, Úc, Những trường hợp đặc biệt về việc ra quyết

định liên quan đến bệnh nhân được làm rõ hơn khi đề cập đến người giám hộ được chỉ
định. Mục này giúp chúng ta có cơ sở nhìn nhận việc ra quyết định liên quan đến người


16
bệnh trong những trường hợp được cho là người bệnh không tự ra được quyết định cho
chính mình. Cụ thể, trong trường hợp này, bệnh viện sẽ không đưa ra quyết định về việc ra
viện của người bệnh cho đến khi được nghe về nguyện vọng này và khi người giám hộ
được chỉ định và người giám hộ sẽ được tham vấn để đưa ra quyết định. Người giám hộ sẽ
không đảm nhiệm vai trò của nhân viên Công tác xã hội hay nhân viên quản lý ca mà sẽ
làm việc cùng với họ. Nhân viên quản lý ca vẫn sẽ cần nhận diện và định vị được các lựa
chọn về nơi ở phù hợp theo mối quan tâm và các quyết định cuối cùng của người giám hộ.
Như vậy, việc thuyên chuyển người bệnh sẽ được xem xét toàn diện hơn chứ không chỉ do
phía bệnh viện quyết định.
Đối với khái niệm “ra quyết định chung/ shared decision making”, mặc dù có rất
nhiều khái niệm khác nhau được phát triển qua nhiều nghiên cứu và hội thảo, tựu chung,
“ra quyết định chung/ shared decision making” được hiểu là một triết lý và cũng là một
quá trình. Nó đòi hỏi sự cộng tác giữa bệnh nhân và nhà hành nghề, làm việc cùng nhau để
thu thập những test đánh giá, trị liệu và các gói hỗ trợ dựa trên xu hướng lựa chọn của
bệnh nhân, kinh nghiệm của nhà trị liệu và các bằng chứng nghiên cứu.
Để làm rõ hơn cho khái niệm “ra quyết định chung”, Tổ chức Sức khỏe (Anh
Quốc) thông qua tác phẩm “Evidence: Helping people share decisions” (2012) đã làm rõ
những biểu hiện và yêu cầu cụ thể đối với việc đưa ra quyết định chung trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe tâm thần giữa cán bộ y tế và bệnh nhân. Đây là một sổ tay hướng dẫn
cơ bản về mọi yếu tố cần thiết của “ra quyết đinh chung/ shared decision making” dưới
dạng một bản tóm lược những rà soát dựa trên bằng chứng diện rộng. Tài liệu này được
khái quát từ 976 tài liệu khoa học khác nhau để đảm bảo tính hệ thống và khách quan của
dữ liệu.
Về ý nghĩa, hiệu quả của việc ra quyết định chung, rất nhiều nghiên cứu đã chứng
minh bệnh nhân được hưởng lợi rất nhiều về hiệu quả trị liệu và phục hồi khi tham gia quá

trình này. Rose McCabe, Husnara Khanom, Peter Bailey, Stefan Priebe (2013) dựa trên
phân tích 72 cuộc thăm khám được thực hiện bởi 20 bác sỹ tâm thần tại Anh đã với bệnh
nhân đều là những người được chẩn đoán trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt đã đưa ra


17
những kết luận về sự tham gia của bệnh nhân trong việc ra quyết định trong điều trị tâm
thần và qua đó chứng minh hiệu quả của quá trình này tới người bệnh. Tương tự, Jared R.
Adams, Robert E. Drake, George L. Wolford (2007) đã tổng hợp những giá trị, lợi ích,
hiệu quả của việc ra quyết định chung đối với bệnh nhân tâm thần nặng xét về cả mặt đạo
đức hành nghề và xét tới riêng cá nhân người bệnh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy thân chủ thường biểu hiện một mong muốn được tham gia nhiều hơn vào các
quyết định trong chăm sóc tâm thần hơn những gì họ đang trải nghiệm. Thân chủ hướng
tới vai trò chủ động trong các quyết định y khoa liên quan tới chăm sóc tâm thần hơn là
các loại chăm sóc y tế thông thường khác.
Việc ra quyết định ở bệnh nhân tâm thần vốn là một chủ đề gây ra nhiều tranh luận
của những học giả và nhân viên thực hành ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Câu hỏi thường
được đưa ra là: Liệu bệnh nhân phải chịu đựng những rối loạn tâm thần thường dẫn đến
những suy giảm chức năng, bao gồm cả chức năng tư duy, có thể tham gia ra quyết định
một cách hợp lý cho chính bản thân mình? Để làm rõ điều này, Roger C.Jones, Timothy
Holden (2004) với bài báo khoa học của mình đã cung cấp một hệ thống hướng dẫn sơ
lược nhất để đánh giá khả năng ra quyết định của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân có những
khả năng không rõ ràng, không chắc chắn trong việc ra quyết định về việc chăm sóc của
chính họ. Để đánh giá được khả năng ra quyết định của người bệnh, cần đánh giá được
hiểu biết của bệnh nhân về tình trạng của họ, khả năng xử lý thông tin, và sự ổn định trong
việc ra quyết định – vốn là những căn cứ để xác định xem liệu bệnh nhân đó có đủ khả
năng cân bằng trong việc ra quyết định hay không. Một điểm được nhấn mạnh khác trong
bài viết này là có sự phân biệt giữa thẩm quyền và khả năng ra quyết định nhằm khẳng
định quyền được tham gia ra quyết định của bệnh nhân khi đạt được những yêu cầu cơ
bản.

Khá tương đồng, Lee M (2012), thông qua kết quả nghiên cứu về phân tích các yếu
tố đạo đức trong quyền tự chủ của bệnh nhân tâm thần ở Đài Loan đặt trong mối tương
quan giữa mô hình ra quyết định của Jonsen và đạo Khổng. Nghiên cứu này đã chỉ ra bệnh
nhân tâm thần hoàn toàn có thể thể hiện sự tự chủ của họ khi mà các quyết định do cá nhân


18
họ đưa ra không ảnh hưởng tới các mục tiêu của quá trình điều trị. Bản chất của sự tự chủ
này là sự tôn trọng của những người xung quanh, gồm cả người nhà và cán bộ y tế với
những thiên hướng lựa chọn cũng như nhân quyền của người bệnh. Điều này có ảnh hưởng
lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do những quyết định này có thể ảnh hưởng
tới quyền lợi của gia đình người bệnh, gia đình, đặc biệt là gia đình Đài Loan – nơi chịu
ảnh hưởng sâu sắc của Khổng Giáo, có vai trò to lớn trong quá trình ra quyết định tới các
vấn đề của người bệnh. Nghiên cứu cũng đề cập tới công cụ đánh giá khả năng MacArthur
(MacCAT-T) thường được sử dụng đánh giá khả năng ra quyết định của bệnh nhân. Khi
một bệnh nhân được chẩn đoán không đủ khả năng ra quyết định, đại diện của bệnh nhân
cần phải ra quyết đinh y khoa dựa trên quyền lợi của bệnh nhân. Trên thế giới cũng đã tồn
tại những tư liệu chính thống ghi nhận giá trị đạo đức của quyền tự chủ của người bệnh
như Psychiatric Advance Directives (PADs) cho phép các cá nhân mắc bệnh tâm thần lưu
giữ lại những xu hướng lựa chọn của họ trong trị liệu trong tương lai đề phòng nếu tình
trạng của họ có xấu hơn trong tương lai. Tự chủ là giá trị cốt lõi để trao quyền cho bệnh
nhân để họ làm việc nhằm đạt đến sự phục hồi. Đặc biệt, Lee M còn khái quát bộ 7 tiêu chí
đánh giá một bệnh nhân không đủ khả năng đưa ra quyết định. Đây là một nội dung quan
trọng để đánh giá liệu khi nào một bệnh nhân thực sự sẵn sàng ra quyết định cho chính bản
thân họ.
Đặc biệt, trong các nghiên cứu về ra quyết định chung giữa bệnh nhân tâm thần và
cán bộ y tế, các khung lý thuyết hay mô hình ra quyết định rất được chú trọng. Puschner
(2010) đã khái quát các mô hình ra quyết định phổ biến trên thế giới trong nghiên cứu của
mình. Cụ thể, ông đưa ra phát triển một khung lý thuyết chung về quá trình ra quết định
dưới góc độ của bệnh nhân (Rothert, 1997). Khung này đã chỉ ra rằng việc ra quyết định

phụ thuộc vào những thông tin chính xác về nguy cơ và lợi ích cũng như những đầu ra có
thể và hiểu biết về giá trị liên quan đến quyết định. Những quyết định được đưa ra sau sự
cân nhắc các xu hướng lựa chọn dựa trên việc kết hợp các thông tin và giá trị và từ đó, nó
ảnh hưởng tới hành vi của người bệnh cũng như các kết quả đầu ra.


19
Sơ đồ 1. Mô hình giản lược về ra quyết định (điều chỉnh từ Wills) (Robert, 1997)
Bối cảnh ra quyết định
Thông tin



















Lựa

chọn

Quyết
định

Hành
vi

Đầu
Ra









Giá trị
(những lợi
ích)










Cũng trong nghiên cứu này, mô hình ra quyết định trị liệu của Charles (1997) - vốn
được điều chỉnh dựa trên mô hình của Entwistle cũng được đưa ra làm cơ sở đánh giá,
phân tích để làm rõ sự khác biệt giữa ba mô hình ra quyết định cơ bản hiện có: Mô hình
gia trưởng – Mô hình ra quyết định chung – Mô hình cung cấp thông tin cho bệnh nhân ở
các khía cạnh cụ thể như: (i) chuyển đổi thông tin; (ii) người đưa ra lựa chọn; (iii) người
quyết đinh cuối cùng về việc trị liệu. Nhìn chung, mô hình ra quyết định chung được xem
là mô hình ở giữa tích hợp được những ưu điểm và khắc phục được hạn chế hiện có tồn tại
trong hai mô hình gia trưởng và mô hình cung cấp thông tin cho người bệnh.
Cùng với những kết quả nghiên cứu trên, những học giả khác còn đóng góp cho hệ
thống lý thuyết về “ra quyết định chung” với những quy trình ra quyết định chung.
Magenta Simmons, Sarah Hetrick và Anthony Jorm (2010) cũng như Trung tâm nghiên
cứu thanh thiếu niên Orygen (2012) đều thống nhất với quá trình ra quyết định chung 3
bước: (1) Bác sỹ và bệnh nhân hoạt động như đối tác, chia sẻ thông tin về bằng chứng và
thiên hướng lựa chọn mà có thể có hoặc không có các hỗ trợ lựa chọn (decision aid); (2)
Cả hai bên nói chuyện thông qua những thông tin này và thảo luận về các vấn đề liên
quan; (3) Một quyết định đạt được dựa trên những thông tin bằng chứng mà hợp với thiên
hướng và giá trị của bệnh nhân và được cả hai bên đồng thuận một cách lý tưởng. Quá


20
trình này không nên tập trung vào việc ai thực sự ra quyết định mà nên nhấn mạnh vào quá
trình lôi kéo sự chia sẻ về các thông tin liên quan. Ngoài quá trình ra quyết định rất phổ
biến này, Puschner (2010) đã đưa ra “Chuỗi bối cảnh hóa của các hoạt động của việc ra
quyết định” (Entwistle) với 6 bước và Tổ chức sức khỏe (Anh Quốc, 2012) thì chủ yếu sử
dụng quá trình ra quyết định 10 bước.
Không chỉ có vậy, để góp phần làm rõ cho việc ứng dụng quá trình ra quyết định
chung giữa cán bộ y tế và bệnh nhân tâm thần trong các quyết định lâm sàng cũng như
những quyết định khác liên quan trực tiếp tới đời sống của người bệnh, nhiều đề tài đã
nghiên cứu về Gói hỗ trợ việc ra quyết định (decision aid). Điển hình, Trung tâm Dịch vụ

Sức khỏe tâm thần, Ban quản trị dịch vụ sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất thuộc Sở Sức
khỏe và Dịch vụ con người Mỹ (2010) đã trình bày những nội dung cơ bản về Gói hỗ trợ
ra quyết định. Là công cụ để giúp khách hàng hiểu và làm rõ các lựa chọn và ưu tiên lựa
chọn để phân tách quyết định trong ra quyết định chung ở nhiều dạng khác nhau: tờ rơi in
hoặc các công cụ tương tác điện tử. Một vài được thiết kế để khách hàng sử dụng dịch vụ
sức khỏe tâm thần sử dụng trong quá trình cán bộ chăm sóc tư vấn. Nó có tác dụng: nâng
cao hiểu biết về các lựa chọn trị liệu, hỗ trợ những kì vọng thực tế hơn về đầu ra của trị
liệu, tăng cường sự thoải mái của khách hàng với các lựa chọn, giảm bớt số lượng khách
hàng đưa ra những quyết định không chắc chắn, tăng sự tham gia của khách hàng vào việc
ra quyết định mà không làm tăng sự lo âu ở họ, làm tăng sự đồng thuận giữa các giá trị và
lựa chọn của khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng với quá trình ra quyết định hay
quyết định cuối cùng vẫn chưa cho thấy nó bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng gói hỗ trợ ra
quyết định.
Ngoài ra, còn rất nhiều nghiên cứu khác đã phản ánh những rào cản trong quá trình
ra quyết định của người bệnh, quan điểm, thái độ của những bên liên quan đến quá trình ra
quyết định chung, thực trạng ứng dụng và hiệu quả thực tế của ra quyết định chung giữa
cán bộ y tế lâm sàng và bệnh nhân trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, qua
những phát hiện trong nghiên cứu của Magenta Simmons, Sarah Hetrick and Anthony
Jorm (2010), Claudia Goss, Francesca Moretti, Maria Angela Mazzi, Lidia Del Piccolo,


21
Michela Rimondini and Christa Zimmermann, (2008), Puschner (2010), De las Cuevas
(2012),
Tóm lại, qua các nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy được rằng những nghiên cứu
và các văn bản chính thống được lưu hành và ứng dụng trong các cơ sở thuộc lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe tâm thần khá phong phú. Cụ thể, đối với cả đề tài về cách tiếp cận tăng
cường năng lực và ra quyết định chung giữa bệnh nhân tâm thần và cán bộ lâm sàng khá
đồ sộ, đa dạng về cả lĩnh vực tập trung cũng như góc độ phân tích. Tuy nhiên, rất ít thấy
nghiên cứu triển khai cụ thể về đề tài trên trong mô hình phục hồi chức năng, đặc biệt là

mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trong một bệnh viện ban ngày.
2.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam
Đối với Việt Nam, Công tác xã hội, đặc biệt là Công tác xã hội trong chăm sóc sức
khỏe tâm thần còn mới mẻ, ít có nghiên cứu chuyên sâu. Ngành công tác xã hội bắt đầu
được xã hội quan tâm hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của nó
chưa mở rộng được sang nhiều lĩnh vực. Những lĩnh vực nghiên cứu chính của công tác xã
hội thường là công tác xã hội với trẻ em, công tác xã hội với người khuyết tật, phát triển
cộng đồng yếu thế,… Riêng lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, công tác xã hội vẫn can
thiệp ở mức độ rất thấp. Do đó những nghiên cứu liên quan cũng rất hạn chế.
Trong số những tác phẩm, công trình nghiên cứu liên quan đến chăm sóc sức khỏe
tâm thần nói chung và những can thiệp mang định hướng tăng cường năng lực trong mô
hình phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần nói riêng và ở Việt Nam hiện nay thường
ở dạng báo cáo tổng kết lưu hành nội bộ hoặc nghiên cứu đánh giá cấp cơ sở. Hiện nay,
hai cơ sở tiêu biểu thường xuyên tổng kết hoạt động của mô hình qua những báo cáo này
là Bệnh viện Tâm thần Trung ương I và Bệnh viện ban ngày Mai Hương. Nhìn chung, khi
tìm hiểu những công trình này, có thể kể đến những nhóm đề tài chính như sau:
Thứ nhất, là nhóm những đề tài về đặc điểm, biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân tâm
thần. Tiêu biểu gồm có đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng các rối loạn hành vi và tâm
thần kết hợp với thời kỳ sinh đẻ” (2011, đề tài cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài TS. Tô Thanh
Phương) và đề tài “Sự biến đổi các chỉ số điện tim ở bệnh nhân rối loạn tâm thần do


22
nghiện rượu” (2012, đề tài cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài ThS. Trần Trung Hà) đều thuộc
Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Những đề tài này tập trung tìm hiểu những đặc điểm
bệnh lý dưới góc độ sinh hóa lâm sàng của người bệnh để phát hiện quy luật của người
bệnh tâm thần trong những điều kiện cụ thể.
Thứ hai, không thể không kể đến những đề tài nghiên cứu mang tính chất thí
nghiệm lâm sàng có sử dụng hóa chất/thuốc để lượng hóa tình trạng cũng như hiệu quả
sinh hóa tác động tới người bệnh. Điển hình là hai đề tài của Bệnh viện Tâm thần Trung

ương I: “Nghiên cứu phương pháp định lượng SEROTONIN trong huyết tương bệnh nhân
trầm cảm” (2011, đề tài cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài TS. Kiều Công Thuỷ) và đề tài “Nhận
xét tác dụng lâm sàng của QUETIATIN (SEROQUEL) trên bệnh nhân tâm thần phân liệt”
(2012, đề tài cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài Th.S Phùng Thanh Hải). Những đề tài này tập
trung nghiên cứu ở góc độ hóa dược để đánh giá hiệu quả cũng như tìm ra phương thuốc
phù hợp với bệnh nhân mắc những dạng tâm thần cụ thể.
Thứ ba, nhóm đề tài nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà chuyên
môn trong bệnh viện là nhóm những đề tài đánh giá hiệu quả mô hình. Nếu như đề tài của
Bệnh viện Tâm thần Trung ương I đánh giá khái quát mô hình về chỉ số sự hài lòng của
người nhà bệnh nhân về giao tiếp của điều dưỡng qua đề tài “Đánh giá sự hài lòng của
người nhà bệnh nhân đối với giao tiếp của điều dưỡng tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương
I” (2011, đề tài cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài Điều dưỡng Đỗ Thị Thanh Thuỷ) thì những
nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương lại quan tâm tới đánh giá hiệu
quả tái hòa nhập gia đình và cộng đồng của người bệnh qua những biện pháp can thiệp, trị
liệu cụ thể ở những hình thức khác nhau trong mô hình phục hồi chức năng hiện có. Chẳng
hạn như các đề tài:
 “Áp dụng nội dung tâm lý nhóm nhằm đánh giá hiệu quả tái hòa nhập giữa gia
đình và cộng đồng của người bệnh tâm thần phân liệt bằng liệu pháp phục hồi
chức năng tâm lý xã hội và lao động liệu pháp” (2002), 01C – 08/07 -2002, thuộc
chương trình 01C – 08, đề tài cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài: Bác sĩ chuyên khoa II
Đỗ Thúy Lan.


23
 “Đánh giá hiệu quả tái hòa nhập gia đình và cộng đồng của người bệnh tâm
thần phân liệt bằng liệu pháp phục hồi chức năng tâm lý xã hội và lao động
liệu pháp” (2003), 01C – 08/07 – 2002 – 2, 01C – 08, đề tài cấp thành phố, chủ
nhiệm đề tài: bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thúy Lan.
 “Áp dụng âm nhạc trị liệu nhằm đánh giá hiệu quả tái hòa nhập giữa gia đình
và cộng đồng của người bệnh tâm thần phân liệt bằng liệu pháp phục hồi chức

năng tâm lý xã hội và lao động liệu pháp” (2003), 01C – 08/07 -2002, 01C –
08, đề tài cấp cơ sở, thực hiện: bác sĩ Đỗ Thúy Lan, cử nhân tâm lý Hoàng Thị
Xuyến, điều dưỡng tâm lý Trần Thu Thủy.
 “Vai trò của liệu pháp thiền trong điều tri các rối loạn liên quan đến stress”
(2008), đề tài cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài: Bác sĩ Bế Thị Hiển;
 “Liệu pháp gia đình ở nhóm người bệnh tâm thần phân liệt trong mô hình điều trị
ban ngày” (2008), đề tài cấp cơ sở, thực hiện cử nhân điều dưỡng Trần Thị Quyên.

Có thể nhận thấy rằng, những đề tài nghiên cứu trên của Bệnh viện Tâm thần Ban ngày
Mai Hương đều là những đề tài mang tính đánh giá hiệu quả thực tiễn của mô hình phục hồi
chức năng đối với người bệnh nhưng xét theo từng liệu pháp cụ thể, từ lao động liệu pháp, tâm
lý nhóm, liệu pháp gia đình, âm nhạc trị liệu, thiền, Đây vốn là những hợp phần cơ bản trong
chương trình phục hồi chức năng cố định được bệnh viện ứng dụng triển khai từ lâu. Vì thế,
việc đánh giá từng hợp phần sẽ góp phần đưa ra một đánh giá chung về hiệu quả chương trình
phục hồi chức năng đối với người bệnh trong quá trình tái hòa nhập gia đình, cộng đồng của
họ. Tuy nhiên, chủ yếu góc độ tiếp cận vẫn là tâm lý học lâm sàng.
Tóm lại, những báo cáo trên của cả Bệnh viện Tâm thần Trung ương I và Bệnh viện
ban ngày Mai Hương chủ yếu là những báo cáo đánh giá và thường tập trung vào một hay
một nhóm bệnh cụ thể mà không bao quát chung cho thực hành với bệnh nhân tâm thần
nói chung. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong những báo cáo này chủ yếu là phương
pháp định lượng (thống kê xã hội học), cùng với đó là phương pháp định tính được áp
dụng theo hướng phân tích tâm lý học lâm sàng. Hầu như những báo cáo này đều mang


24
tính chất lượng giá mô hình, chưa đề cập tới cách tiếp cận tăng cường năng lực cho bệnh
nhân cũng như thúc đẩy quyền ra quyết định ở người bệnh.
Bên cạnh đó, một số công trình mang tính chất khái quát cao về những kiến thức
chung liên quan đến tâm thần học và các biện pháp chăm sóc, trị liệu bệnh nhân mắc các
chứng bệnh tâm thần như bài giảng “Tâm thần học” của nhóm tác giả trường Đại học Y

khoa, Đại học Thái Nguyên do Bác sỹ chuyên khoa II Bùi Đức Trình chủ biên (2008) cung
cấp một hệ thống hiểu biết nền tảng trong lĩnh vực tâm thần học dưới góc độ lâm sàng.
Tương tự, tài liệu “Hướng dẫn triển khai đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho
người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng (giai đoạn 2011 – 2020)” của
Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2011) là một trong những tài
liệu hiếm hoi tại Việt Nam đề cập tới mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho
bệnh nhân tâm thần mà trong đó, các biện pháp hỗ trợ, can thiệp liên ngành, bao gồm cả
Công tác xã hội được đề cập tới. Việc thúc đẩy người bệnh ra quyết định cũng được nhắc
tới nhưng mới dừng ở mức độ rất sơ lược, chưa đi vào chi tiết và bản chất.
Ngoài ra, nếu tìm hiểu những nghiên cứu về tăng cường năng lực cho người bệnh
tâm thần hiện nay tại Việt Nam thì có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu về công tác
xã hội ở Việt Nam hiện nay chưa đề cập nhiều đến tăng cường năng lực. Trong số những
tác phẩm tiêu biểu đề cập đến nguyên tắc thực hành này, hiện nay có tác phẩm “Công tác
xã hội lý thuyết và thực hành” của tác giả Trần Đình Tuấn (2009). Trong đó, “Tạo năng
lực cho khách hàng” chiếm một mục nhỏ trong toàn bộ giáo trình. Nó đề cập đến nguyên
tắc và hướng dẫn thực hành sơ lược nhất. Hoặc như bài viết “Hiểu và áp dụng đúng lý
thuyết phân tâm vào trong Công tác xã hội với người bệnh tâm thần” (Nguyễn Hồi Loan,
2013) cũng đã đề cập khái quát đến các kỹ thuật thực hành Công tác xã hội với người bệnh
tâm thần dựa trên cơ sở vận dụng lý thuyết phân tâm học của Freud cũng nhấn mạnh đến
sự tự chủ của người bệnh trong các quyết định cá nhân.
Nhìn chung, những nghiên cứu tại Việt Nam thực sự bàn luận tới cách tiếp cận thực
hành tăng cường năng lực cho người bệnh cũng như đánh giá việc thực hiện nguyên tắc và
quy trình ra quyết định ở người bệnh trong các hoạt động lâm sàng cũng như những vấn đề

×