Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

452 Các bước của quá trình ra quyết định & trình tự logic của chúng. Minh họa bằng thực tiễn doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.4 KB, 15 trang )

LỜI NÓI ĐẦU.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang
từng bước phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp
muốn có lợi nhuận cao, giành được nhiều thị phần trong và ngoài nước thì các
cấp lãnh đạo phải có những quyết định thật sáng suốt, đúng đắn. Thường thì
những quyết định của các nhà lãnh đạo là những vấn đề ảnh hưởng nhiều đến lợi
nhuận, uy tín và cả số phận của công ty.
Lee Lacocca giám đốc hãng xe hơi Chrysler đã từng nói: “Nếu phải tổng hợp
thành một từ để nói lên phẩm chất của một giám đốc giỏi, tôi sẽ nói rằng đó là
“tính quyết định”. Bạn có thể sử dụng những máy tính tuyệt vời nhất thế giới,
bạn có thể thu thập mọi số liệu và biểu đồ, nhưng sau cùng phải kết hợp lại mọi
thông tin với nhau, vạch ra một thời khoá biểu chung và hành động”.Ra quyết
định - Đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của người lãnh đạo.
Với mục đích tìm hiểu sâu vấn đề này em xin được trình bày qua bài tiểu
luận sau:
“Các bước của quá trình ra quyết định và trình tự logic của chúng.
Minh họa bằng thực tiễn doanh nghiệp’’.
I. Nhận thức chung về ra quyết định.
II. Quá trình ra quyết định và trình tự logic.
III.Thực tiễn ở một công ty nước ngoài, từ làm ăn thua lỗ sắp phá sản thành một
công ty hùng mạnh nhờ có những quyết định đúng đắn.
Khi viết do tầm hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót
mong các thầy cô trong khoa giúp đỡ.
1
NỘI DUNG.
I . NHẬN THỨC CHUNG VỀ RA QUYẾT ĐỊNH
Trong mọi tổ chức luôn luôn tồn tại nhu cầu giải quyết các vấn đề nảy sinh
trong quá trình quản trị . Để giải quyết các vấn đề này người ta thường phải xây
dựng và lựa chọn phương án tối ưu. Việc này tất yếu đòi hỏi các nhà quản trị
cân nhắc, lựa chọn và đi đến quyết định.Vậy ra quyết định là gì?
1. Khái niệm:


Ra quyết định là công việc xuyên suốt các hoạt động của người quản lý bất
kể ở cấp nào. Đó là hành vi sáng tạo của người lãnh đạo nhằm định ra mục tiêu,
chương trình và tính chất hoạt động khách quan của hệ thống và việc phân tích
các thông tin cần thiết của thị trường, của bản thân doanh nghiệp. Vì thế có thể
khẳng định rằng ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn phương
án hành động trong những phương án khác nhau.
2. Vai trò của quá trình ra quyết định:
Ra quyết định về quản trị có vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động
về quản trị là bởi vì:
- Các quyết định luôn luôn là sản phẩm chủ yếu và là trung tâm của mọi
hoạt động về quản trị. Không thể nói đến hoạt động về quản trị mà thiếu việc ra
các quyết định, cũng như không thể nói đến việc kinh doanh mà thiếu dịch vụ và
hàng hoá.
- Sự thành công hay thất bại trong các tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào việc
ra quyết định của nhà quản trị.
- Xét về mặt tổng thể thì không thể thay thế các quyết định về quản trị bằng
tiền bạc, vốn liếng, sự tự phát, sự tự điều chỉnh hoặc bất cứ thứ tự động hoá
bằng máy móc tinh xảo nào.
2
- Mỗi quyết định về quản trị là một mắt xích trong toàn bộ hệ thống các
quyết định của một tổ chức nên mức độ tương tác ảnh hưởng giữa chúng với
nhau là cực kỳ phức tạp và hết sức quan trọng. Không thận trọng trong việc ra
quyết định, thường có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
3. Ra quyết định cần phải đạt được những yêu cầu gì?
Để đưa ra được các quyết định chính xác và thành công thì các nhà quản trị
phải tuân theo các điều kiện sau:
a. Có cơ sở khách quan: dựa trên cơ sở phân tích tình hình mọi mặt, bằng
kiền thức và kinh nghiệm để xử lý các thông tin đề ra giải pháp đúng, tránh chủ
quan tuỳ tiện và đơn giản theo cảm tính.
b. Có tính định hướng: thực hiện ý đồ chiến lược của doanh nghiệp quy tụ

mọi nguồn lực hướng vào mục tiêu cần đạt tới, làm cho những người thực hiện
thấy rõ phương hướng công việc phải làm.
c. Có tính hệ thống: xem xét mọi yếu tố trong quá trình kinh doanh liên kết
được hoạt động của các bộ phận trong hoạt động tập thể tránh phiến diện và
mâu thuẫn giữa các quyết định đơn nhất.
d. Có tính hành chính: quyết định phải tạo sự rằng buộc trách nhiệm mang
tính bắt buộc (có thưởng phạt nghiêm minh) đúng thể chế hiện hành.
e. Có tính tối ưu: khẳng định phương án tốt nhất trong các phương án được
đưa ra xem xét, cân nhắc với đầy đủ căn cứ.
f. Có tính linh hoạt: có thể điều chỉnh trong quá trình thực hiện tránh cứng
nhắc khi có điều kiện biến động.
h. Có tính cụ thể: cô đọng, dễ hiểu đối với người thực hiện, quy định về thời
gian rõ ràng.
II. QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH VÀ TRÌNH TỰ LOGIC.
1. Các bước của quá trình ra quyết định:
1.1 Sơ bộ đề ra nhiệm vụ:
3
Qúa trình quyết định nhiệm vụ phải bắt đầu từ việc đề ra nhiệm vụ, nhưng
không phải bao giờ cũng đề ra được ngay nhiệm vụ một các chính xác. Tuỳ theo
mức độ nghiên cứu những vấn đề mới xuất hiện, giải quyết những vấn đề này có
ảnh hưởng nhiều hay ít đến kết quả của các quyết định. Vì thế, trong quá trình
đề ra quyết định, phải làm rõ thêm nhiệm vụ đã đề ra và đôi khi thay đổi nhiệm
vụ. Khi đề ra nhiệm vụ, nếu tương tự như những nhiệm vụ đã được quyết định
trước đây, có thể sử dụng kinh nghiệm đã có và đạt ngay được mức độ chính
xác cao. Khi quyết định những nhiệm vụ có nội dung mới ở bước đầu phải sơ bộ
đề ra nhiệm vụ và làm rõ dần nó trong quá trình quyết định nhiệm vụ.
1.2 Thu thập thông tin để làm rõ nhiệm vụ đề ra.
Chỉ có thể giải quyết đúng đắn một vấn đề nào đó nếu như có thông tin đầy
đủ và chính xác. Lượng thông tin cần thiết phụ thuộc vào tính phức tạp của
nhiệm vụ đựoc xét và phụ thuộc vào trình độ thành thạo kinh nghiệm của người

ra quyết định. Người lãnh đạo lành nghề, có kinh nghiệp, khi giải quyết những
vấn đề thường gặp có thể bổ sung những tin đã nhận được xuất phát từ kinh
nghiệm của mình trong các trường hợp tương tự nhưng cần thiết phải thu thập
mọi thông tin,nhất là các thông tin cần thiết còn thiếu nếu điều kiện cho phép,
về tình huống nhất định. Nếu thông tin chưa đủ để quyết định vấn đề một cách
chắc chắn, phải có biện pháp bổ sung tin.
Đôi khi cần giải quyết những vấn đề cấp bách và quan trọng, người lãnh
đạo có thể trực tiếp tìm hiểu tình hình tại chỗ, công việc thường không tốn nhiều
thời gian mà lại giúp cho người lãnh đạo thông tin cần thiết, đầy đủ và chính xác
nhất.
Không phải tất cả mọi thông tin thu nhận được luôn luôn chính xác, đầy đủ.
Trong một số trường hợp, thông tin bị sai lệch đi một cách có ý thức do xuất
phát từ các lợi ích cục bộ hoặc do phải truyền đạt qua nhiều cấp bậc. Nhưng đôi
khi thông tin bị méo đi một cách vô ý thức về cùng một hiện tượng, những
4
người khác nhau có thể có những ý kiến chủ quan khác nhau hoặc trong đấu
tranh giữa các tổ chức nhiều thông tin giả (nhiễu) được các đối thủ ném ra để
đánh lạc hướng đối phương... cho nên, người lãnh đạo phải chú ý tất cả những
điều đó khi đánh giá các nguồn thông tin.
1.3 Chính thức đề ra nhiệm vụ
Bước này có ý nghĩa rất quan trong để đề ra quyết định đúng đắn. Chỉ có
thể chính xác đề ra nhiệm vụ sau khi đã sử lý các thông tin thu được do kết quả
nghiên cưú về tính chất của nhiệm vụ, tính cấp bách của việc giải quyết nhiệm
vụ đó, tình huống phát sinh, việc xác lập mục đích và tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả.
1.4 Dự kiến các phương án và lựa chọn các phương án tối ưu
Để giải quyết một vấn đề, có thể có nhiều giải pháp khác nhau, mỗi giải
pháp có mặt ưu và mặt hạn chế.Cần đưa ra ít nhất hai phương án để qua xem xét
vàso sánh mà chọn một phương án tối ưu (mặt ưu là cơ bản). Nên sử dụng kinh
nghiệm để cân nhắc lựa chọn, tuy nhiên cần phải dựa vào các phương pháp khoa

học. Các quyết định mang tính trực giác xuất phát từ trực giác của con người
không cần nhiều đến lý trí và sự phân tích, đôi khi chỉ dựa vào các quyết định
trước đó trong những tình huống tương tự. Ra quyết định trực giác khá dễ dàng,
song cũng dễ phạm sai lầm mang tính bảo thủ, kinh nghiệm chủ nghĩa, chủ
quan.
Các quyết định mang tính logic dựa trên sự nghiên cứu và phân tích có hệ
thống. Các giải pháp khác nhau được đem ra so sánh dựa theo mọi yếu tố có liên
quan, để cuối cùng đi tới quyết định tối ưu. Đây là kết quả của sự sáng tạo qua
vận dụng các khả năng ý chí nhờ đó hạn chế nhầm lẫn.
1.5 Tiêu chuẩn đánh giá các phương án .
5
Muốn so sánh các phương án một cách khách quan để lựa chọn phương án
tốt nhất cũng như thấy rõ khả năng thực hiện mục đích đề ra cần phải có tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả phải thể hiện được bằng số lượng, cố gắng
phản ánh đầy đủ nhất những kết quả dự tính sẽ đạt , phải cụ thể, dễ hiểu
và đơn giản. Thường các tiêu chuẩn gồm chi phí nhỏ nhất, năng suất cao
nhất, sử dụng thiết bị (thay người) hiệu quả nhất, sử dụng vốn tốt nhất v..v...
ngoài ra còn các chỉ tiêu khác như : chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường.
Việc chọn các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả là quá trình quan trọng và phức
tạp tuỳ theo mục tiêu của nhiệm vụ được đề ra (mục tiêu phải rõ ràng). Nếu
không chú ý đến điều này, khi đề ra nhiệm vụ dễ nêu những mục đích chung
chung do đó dẫn tới những khó khăn lớn khi chọn quyết định.
1.6 Ra quyết định
Sau khi đánh giá những kết quả dự tính của quyết địnhvà lựa chọn được
phương án tốt nhất, người lãnh đạo phải trực tiếp đề ra quyết định và chịu trách
nhiệm trực tiếp về quyết định đó.
2. S ơ đồ quá trình ra quyết định.
6

×