Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Gia đình người Sán Dìu ở xã Ninh Lai huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang truyền thống và biến đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 180 trang )


4
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
4
2. Mục tiêu nghiên cứu
5
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
5
4. Nguồn tư liệu của luận văn
5
5. Đóng góp của luận văn
5
6. Bố cục của luận văn
6
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan nghiên cứu
7
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả ngoài nước về gia đình
7
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước về gia đình
9
1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
12
1.2.1. Cơ sở lý thuyết
12


1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
15
1.2.3. Một số khái niệm cơ bản
16
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
19
1.3.1. Tên gọi và nguồn gốc tộc người
19
1.3.2. Điều kiện tự nhiên, môi trường
22
1.3.3. Dân số
25
1.3.4. Khái quát về kinh tế, văn hóa, xã hội tộc người
27
Tiểu kết
34
Chương 2: PHÂN LOẠI, CẤU TRÚC, QUY MÔ VÀ CHỨC NĂNG
CỦA GIA ĐÌNH

2.1. Những tiêu chí phân loại gia đình
35
2.2. Cấu trúc của gia đình
36
2.3. Quy mô gia đình
42
2.4. Các chức năng cơ bản của gia đình
44
2.4.1. Chức năng tái sản xuất ra con người
45
2.4.2. Chức năng kinh tế

48
2.4.3. Chức năng xã hội
52
2.4.4. Chức năng giáo dục
53

5
2.5. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
56
2.5.1. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái
56
2.5.2. Quan hệ giữa vợ và chồng
58
2.5.3. Quan hệ giữa các anh, chị, em trong gia đình
59
Tiểu kết
60
Chương 3: CÁC PHONG TỤC VÀ NGHI LỄ TRONG CHU KÌ ĐỜI
NGƯỜI

3.1. Phong tục, nghi lễ sinh đẻ và nuôi con
61
3.1.1. Phong tục và nghi lễ sinh đẻ
61
3.1.2. Phong tục và nghi lễ nuôi dạy con cái
64
3.2. Phong tục và nghi lễ cưới xin
67
3.2.1. Quan niệm về hôn nhân và cưới xin của người Sán Dìu
67

3.2.2. Các nghi lễ và phong tục trong cưới xin
69
3.3 Phong tục và nghi lễ tang ma
83
3.3.1. Quan niệm của người Sán Dìu về thế giới tâm linh
83
3.3.2. Phong tục và nghi lễ đám tang
84
3.3.3. Nghi lễ làm ma
92
Tiểu kết
100
Chương 4: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI SÁN DÌU

4.1. Những biến đổi về cấu trúc, quy mô, chức năng, mối quan hệ, phong
tục và nghi lễ gia đình
101
4.1.1. Biến đổi về cấu trúc và quy mô của gia đình
101
4.1.2. Biến đổi về chức năng của gia đình
105
4.1.3. Biến đổi về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
113
4.1.4. Biến đổi về các nghi lễ trong gia đình
117
4.2. Nguyên nhân biến đổi
124
4.2.1. Tác động của điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội
124
4.2.2. Tác động từ các chính sách của Đảng và của Nhà nước

129
Tiểu kết
135
Kết luận
136
Tài liệu tham khảo
138
Danh sách những người trả lời phỏng vấn sâu
141
Phụ lục
142

6

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Phân bố dân cư dân tộc Sán Dìu trên địa bàn huyện Sơn Dương
26
Bảng 1.2: Thành phần dân tộc xã Ninh Lai, chia theo đơn vị hộ gia đình và
nhân khẩu
27
Bảng 2.1: Số lần sinh con của các bà mẹ người Sán Dìu
45
Bảng 2.2: Người quyết định hôn nhân của ông/bà trong xã hội truyền thống
57
Bảng 3.1: Tuổi kết hôn lần đầu của người Sán Dìu trong xã hội truyền thống
68
Bảng 4.1: Số lượng thành viên trong gia đình ở một số thôn ở Ninh Lai
101

Bảng 4.2: Quyết định khi về già sẽ ở với ai?
103
Bảng 4.3: Số người trong một hộ gia đình
104
Bảng 4.4: Quan niệm về sinh con trai và con gái ở người Sán Dìu
105
Bảng 4.5: Phân công lao động của các thành viên trong gia đình
108
Bảng 4.6: Người mang lại thu nhập nhiều nhất cho gia đình
110
Bảng 4.7: Vai trò giáo dục của gia đình và nhà trường
111
Bảng 4.8: Ai là người quyết định hôn nhân của lớp thanh niên hiện nay
113
Bảng 4.9: Vai trò quyết định của các thành viên trong gia đình
115
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa vợ và chồng hiện nay
116
Bảng 4.11: Mức độ thực hiện các nghi lễ cưới xin ở người Sán Dìu hiện nay
120









7


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Sán Dìu có dân số 126.565
người - đứng thứ 17 trong bảng thống kê dân số ở Việt Nam [10, tr.46]. Người Sán
Dìu cư trú tập trung ở vùng trung du các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh,
Bắc Cạn, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Trong nhiều thập kỉ qua, đã có không ít
các công trình nghiên cứu về dân tộc này. Tuy nhiên, chưa có một chuyên khảo dân
tộc học nào về truyền thống và biến đổi của gia đình dân tộc Sán Dìu ở một địa
phương cụ thể.
Người Sán Dìu với phong tục tập quán phong phú chứa đựng các giá trị nhân văn
sâu sắc được hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử đã trở thành những đặc trưng
văn hóa cần được lưu giữ. Gia đình là nơi bảo lưu một phần đáng kể các yếu tố văn hóa
truyền thống, là nơi biểu hiện các chân giá trị về chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, tâm lý,
mối quan hệ giữa con người với con người và con người với xã hội. Do đó cần có nghiên
cứu về gia đình, tìm hiểu và luận giải một phần cụ thể về bản sắc của tộc người Sán Dìu.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế. Các yếu tố văn hóa nảy sinh trong điều kiện xã hội mới đã tác động
nhiều chiều đến đời sống của người Sán Dìu. Vì vậy, nghiên cứu về gia đình được đặt
ra như một nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn bởi gia đình là
một trong những thiết chế xã hội quan trọng, liên quan đến hoạt động của mỗi cá
nhân cũng như cộng đồng. Theo quan điểm hệ thống, mỗi thiết chế xã hội biến đổi sẽ
dẫn đến cả hệ thống những thiết chế xã hội như kinh tế, pháp luật, văn hoá… biến đổi
theo. Chính vì vậy, gia đình và đặc biệt là gia đình các dân tộc thiểu số, phải đối mặt
với rất nhiều thách thức trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài: "Gia đình của người
Sán Dìu ở xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang - truyền thống và
biến đổi" làm đề tài luận văn thạc sĩ. Qua nghiên cứu này, sẽ góp thêm tư liệu về gia


8
đình người Sán Dìu ở Việt Nam nói chung và người Sán Dìu ở Tuyên Quang nói
riêng. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn chỉ ra những yếu tố tích cực và những mặt hạn
chế của gia đình truyền thống, góp phần bảo lưu những tinh hoa văn hoá của gia đình
người Sán Dìu ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Luận văn trình bày về quy mô, cấu trúc, loại hình gia đình, nghi lễ truyền
thống và biến đổi trong gia đình người Sán Dìu ở xã Ninh Lai huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang.
- Chỉ rõ những đặc điểm, khuynh hướng phát triển hiện nay của gia đình tộc
người Sán Dìu và lý giải nguyên nhân tác động đến những biến đổi đó.
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là gia đình của người Sán Dìu, bao gồm
những vấn đề cơ bản như: Loại hình, cấu trúc, các mối quan hệ và chức năng của gia
đình, các nghi lễ gia đình truyền thống và những biến đổi.
- Địa bàn nghiên cứu của luận văn là xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang. Đây là nơi có nhiều người Sán Dìu sinh sống nhất và còn bảo lưu nhiều
đặc điểm văn hóa tộc người.
4. Nguồn tư liệu của luận văn
- Nguồn tư liệu chính của Luận văn được tác giả thu thập trong các đợt điền dã
dân tộc học từ tháng 3-2009 đến tháng 9-2011. Thông qua phân tích, xử lý các số liệu
định lượng và định tính qua các cuộc phỏng vấn sâu, quan sát, điều tra bảng hỏi, với
người dân tại địa bàn nghiên cứu, đặc biệt là những người có uy tín và hiểu biết trong
cộng đồng tộc người.
- Kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được công bố về người Sán Dìu có liên
quan đến nội dung luận văn.
- Nguồn tài liệu thống kê của Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang, Ủy ban Nhân dân
huyện Sơn Dương, Ủy ban Nhân dân xã Ninh Lai,
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về gia đình truyền thống và những

biến đổi của gia đình người Sán Dìu ở một địa phương cụ thể.

9
- Trên cơ sở nguồn tư liệu mới về gia đình người Sán Dìu, luận văn chỉ ra những
đặc trưng văn hóa, sự tương đồng và khác biệt với người Sán Dìu ở địa phương khác.
- Trên cơ sở chỉ rõ những biến đổi của gia đình Sán Dìu truyền thống, luận văn
còn phân tích những nguyên nhân dẫn đến những biến đổi.
- Luận văn đóng góp thêm cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý, hoạch định
chính sách, bảo tồn văn hóa dân tộc Sán Dìu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm
có 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lí thuyết, phương pháp và địa bàn nghiên cứu
Chương 2. Phân loại, cấu trúc, quy mô và chức năng của gia đình
Chương 3. Các phong tục và nghi lễ trong chu kì đời người
Chương 4. Những biến đổi của gia đình người Sán Dìu












10
Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả ngoài nước về gia đình
Nghiên cứu về gia đình trên thế giới đã có một quá trình lâu dài với sự quan tâm
của nhiều học giả nổi tiếng, song nghiên cứu về gia đình dưới góc độ nhân học thực sự
phát triển từ thế kỉ XIX.
Một nghiên cứu mang ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành hệ thống lý thuyết về
gia đình là tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước (1884) của
F. Engels. Đây là nghiên cứu dựa trên các kết quả và phát hiện của Lewis H. Morgan để
phân tích lịch sử nhân loại trong các giai đoạn phát triển, luận chứng quá trình tan rã của
chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành xã hội có giai cấp. Engels cũng vạch
rõ những đặc trưng của xã hội, giải thích sự phát triển các mối quan hệ gia đình trong các
hình thái kinh tế - xã hội khác nhau; trong đó đề cập đến nguồn gốc, cơ cấu chức năng của
gia đình, các thiết chế hôn nhân và sự tiến hoá của gia đình trong lịch sử. Đây là tác phẩm
có tính hệ thống và vạch ra những mối quan hệ bên trong gia đình đối với cấu trúc bên
ngoài và toàn xã hội.
Vào những thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX, một số nhà nhân học Mỹ bắt đầu
quan tâm với việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cá nhân và văn hóa, nghiên cứu
mối liên hệ giữa việc nuôi dạy trẻ và sự hình thành tính cách ở các nền văn hóa khác
nhau trong đó có mối liên hệ với vai trò của gia đình trong sự hình thành tâm lý của trẻ
em là một khía cạnh nổi bật. Đại diện cho xu hướng này là Margaret Mead (1901-
1978), đặt dấu ấn đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu tính cách và văn hóa. Năm 1928,
bà công bố nghiên cứu Tuổi dậy thì ở Samoa (Coming of Age), nói lên quan điểm của
gia đình và đời sống tình dục tự do là nguyên nhân cho sự khác biệt tâm lý ở độ tuổi
dậy thì của giới trẻ ở Mỹ và Samoa. Margaret Mead đi đến kết luận về vai trò từ phía
gia đình và mô hình văn hóa của gia đình tác động đến tâm lý trẻ vị thành niên ở Mỹ
nhiều hơn là các yếu tố sinh học, quan điểm này còn có giá trị phổ biến đến ngày nay.


11
Đóng góp quan trọng về phương pháp luận nghiên cứu gia đình trên thế giới
nói chung và ở Liên Xô cũ nói riêng là M.O.Koxven với cuốn Sơ yếu lịch sử văn hóa
nguyên thủy xuất bản năm 1953. Trải qua nhiều thập kỷ tác phẩm vẫn được đón nhận
và là đề tài thảo luận sôi nổi của giới khoa học (dịch ra tiếng Việt năm 1958). Đây là
nghiên cứu có giá trị về quan điểm phương pháp luận được trình bày một cách khoa
học, đề cập đến những vấn đề trọng yếu về văn hóa nguyên thủy như: Mầm mống của
văn hóa; sự phát triển của kỹ thuật - kinh tế - xã hội; văn hóa tinh thần; sự tan rã của
chế độ công xã nguyên thủy; sự phát sinh xã hội có giai cấp sớm nhất và mô hình gia
đình trong xã hội… Nghiên cứu đã đánh dấu cho xu hướng nghiên cứu so sánh về gia
đình giữa các nước, các lục địa, các tộc người và các nền văn hóa khác nhau thể hiện
được tiến trình phát triển và lí giải nguồn gốc phát sinh một số vấn đề trong nghiên cứu
gia đình.
Tiếp đó có thể kể đến O.A.Sukhaneva, cũng là một nhà khoa học của Liên Xô cũ
với các nghiên cứu như: Phong tục tập quán trong hôn nhân và đám cưới tại làng
Tadzhiks ở Shakhristan, Gia đình Hồi giáo Uzbekistane (1960), Gia đình và gia đình các
dân tộc Trung Á, Nghi lễ kết hôn truyền thống của các dân tộc Trung Á (1978)… Những
nghiên cứu này vừa có tính khái quát tổng hợp trong nhân học vừa đưa ra những trường
hợp cụ thể thông qua những tư liệu thu thập ở thực địa làm luận cứ chứng minh cho các
giả thiết khoa học.
Nghiên cứu về gia đình hiện nay có thể kể đến tác giả Clark W.Soransen bài viết
in trong cuốn Asia’s Cultural Mosaic - An Anthropological Introduction (Bức khảm văn
hoá Châu Á - Tiếp cận nhân học) (1993), đề cập đến gia đình các cư dân châu Á trong
đó có Việt Nam, đặc biệt tác giả đã chú ý phân tích mô hình làng xã và cơ cấu của gia
đình truyền thống.
Bên cạnh đó là Emily A. Schultz và Robert H.Lavanda trong Nhân học - một
quan điểm về tình trạng nhân sinh (2001), đã đưa ra những vấn đề cơ bản của nghiên
cứu nhân học, trong đó có những vấn đề về nghiên cứu gia đình và cách phân loại gia
đình. Những nghiên cứu này nhấn mạnh đến các loại hình gia đình trong mối tương
quan với cơ cấu giai cấp và sự khác biệt của các gia đình qua các thông số như: ngành

nghề, vùng dân cư, đặc điểm địa phương, nông thôn thành phố… Có thể nói rằng,

12
những nghiên cứu về gia đình ngày càng được hoàn thiện với nhiều khía cạnh khác
nhau nhờ các phương pháp nghiên cứu thu thập tư liệu cả về định lượng và định tính.
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước về gia đình
- Các nghiên cứu chung về gia đình
Nghiên cứu về gia đình dưới góc độ dân tộc học/nhân học được các nhà nghiên
cứu trong nước quan tâm đến từ sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhất là cuối
những năm 60 của thế kỉ XX, do nhu cầu cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc
nghiên cứu về các dân tộc đặc biệt là các tộc người thiểu số được chú ý hơn. Nghiên
cứu về gia đình các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã có nhiều công trình được
công bố như:
Nghiên cứu chuyên sâu về gia đình dưới góc độ nhân học, tác giả Phạm Quang
Hoan và Nguyễn Ngọc Thanh với nghiên cứu Gia đình và hôn nhân, trong: Các dân
tộc Tày, Nùng ở Việt Nam (Viện Dân tộc học, năm 1992) đã thể hiện những quan điểm
khoa học từ thực địa đến khai quát hóa lý thuyết thành những cơ sở có giá trị trong
nghiên cứu cơ bản về vấn đề gia đình.
Với phương pháp dân tộc học và xã hội tộc người, tác giả Đỗ Thúy Bình tập
trung giới thiệu về lối sống, phong tục, tập quán trong gia đình, thể hiện trong sách:
Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam (1994). Công trinh
này phản ánh những nét đặc trưng về cấu trúc, loại hình gia đình, những nghi lễ liên
quan và tình trạng hôn nhân của các tộc người này.
Trong nghiên cứu Dân tộc học/nhân học, về phương diện lí thuyết gia đình và hôn
nhân phải kể đến Phan Hữu Dật với cuốn Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam (1998),
đây là công trình gồm các bài nghiên cứu khoa học, đề cập nhiều lĩnh vực của dân tộc học
Việt Nam như: đường lối, chính sách, các nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc của
Ðảng và Nhà nước ta, quá trình tộc người và quan hệ dân tộc ở nước ta, văn hóa các dân
tộc nước ta, một số vấn đề về hôn nhân gia đình và xã hội nguyên thủy ở nước ta Tác giả
đã khái quát hóa lý thuyết về hôn nhân và gia đình, tạo cơ sở nền tảng cho nghiên cứu và

giảng dạy nhân học.
Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh với nghiên cứu Gia đình và hôn nhân của dân tộc
Mường ở tỉnh Phú Thọ (2005) là nghiên cứu dân tộc học có giá trị sâu sắc, không chỉ

13
phác họa chi tiết những đặc điểm gia đình và hôn nhân của người Mường ở Phú Thọ
mà còn chỉ ra mô hình kết cấu, chức năng gia đình và những nguyên nhân ảnh hưởng
tới việc duy trì các yếu tố ảnh hưởng đến bản sắc tộc người cũng như xu thế ảnh hưởng
của xã hội hiện đại tới tộc người này.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu chuyên sâu có thể kể đến một số lý thuyết
được tác giả Phạm Quang Hoan đề cập trong nghiên cứu nhân học về gia đình như: Vài
suy nghĩ về phương pháp phân loại gia đình, Tạp chí Dân tộc học số 2/1985; Gia đình,
bản chất, cấu trúc, loại hình Tạp chí Dân tộc học số 1-2/1988; Vài suy nghĩ về hôn
nhân và gia đình của các dân tộc ở nước ta hiện nay, Tạp chí Dân tộc học, số 2/1993.
Liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu về gia đình dưới góc độ dân tộc học/nhân học có
thể kể đến Luận án tiến sĩ của Phạm Thị Kim Oanh với đề tài Hôn nhân và gia đình của
người Thái ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La (2009), trình bày khá chi tiết về các loại hình gia
đình truyền thống và hiện đại của người Thái hiện nay, có sự đánh giá các ảnh hưởng của
thời đại mới tới các bản sắc truyền thống tộc người.
- Các nghiên cứu về gia đình người Sán Dìu
Từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, Ma Khánh Bằng đã có nhiều nghiên cứu
dân tộc học về người Sán Dìu đăng trong Tạp chí Dân tộc học, sau đó công bố cuốn
Người Sán Dìu ở Việt Nam (1983). Cuốn sách miêu tả khá chi tiết những đặc trưng văn
hóa của dân tộc Sán Dìu trong đó khái quát về mối quan hệ gia đình và các nghi lễ gia
đình trong một số trang viết Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh những đổi thay về văn
hóa và đời sống của tộc người trong bối cảnh xây dựng chủ nghĩa xã hội mà ông gọi là
cách mạng và cuộc sống mới: “Một dân tộc gia nhập đại gia đình các dân tộc Việt
Nam muộn hơn nhiều dân tộc khác và đã trụ trên một mảnh đất không mấy thuận lợi,
nhưng do cần cù lao động, giàu óc sáng tạo, nên đã sớm xây dựng được cuộc sống
vững vàng ngày một phát triển” [6, tr. 8]. So với nghiên cứu của Bonifacy đầu thế kỷ

XX, cuốn sách của Ma Khánh Bằng là một bước tiến mới cả về tư liệu, quan điểm
tiếp cận và nghiên cứu văn hóa tộc người này.
Năm 1978, Viện Dân tộc học xuất bản cuốn Các dân tộc ít người ở Việt Nam
(các tỉnh phía Bắc). Đây là công trình của tập thể các nhà dân tộc học Đặng Nghiêm
Vạn, Bế Viết Đẳng, Cầm Trọng đề cập đến 36 tộc người cư trú ở các tỉnh phía Bắc

14
Việt Nam. Trong tác phẩm này, người Sán Dìu được giới thiệu ở nhiều khía cạnh khác
nhau trong đó có những mô tả về gia đình, hôn nhân. Các tục lệ cưới xin, ma chay và
mối quan hệ trong gia đình bước đầu được giới thiệu một cách khái quát.
Những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá Sán Dìu ở các
địa phương đã được xuất bản, như: Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang (2003) của Ngô
Văn Trụ và Nguyễn Xuân Cần; Văn hoá truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán
Dìu ở Tuyên Quang (2003). Hai công trình đã đề cập đến nghi lễ trong cưới hỏi,
tang ma và một số lời răn dạy về đạo hiếu của con cái trong các lời ca soọng cô.
Đóng góp nhiều tư liệu về người Sán Dìu phải kể đến tác giả Diệp Trung Bình
với công trình Phong tục và nghi lễ chu đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam
(2005). Công trình này phân tích khá kỹ lưỡng về nghi lễ đời người truyền thống của
dân tộc Sán Dìu.
Mới đây nhất, cuốn Văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang do
Nguyễn Ngọc Thanh chủ biên (tháng 6 - 2011). Đây là công trình chuyên khảo miêu tả
cụ thể các khía cạnh văn hóa người Sán Dìu ở Tuyên Quang với những cơ sở tài liệu,
dẫn chứng, ví dụ minh họa sinh động, có nhiều giá trị khoa học. Nội dung đề cập liên
quan đến vấn đề kinh tế truyền thống, văn hóa và văn nghệ dân gian, phong tục tập
quán, trong đó tác giả luận văn cũng có đóng góp phần viết về nghi lễ gia đình.
Có thể nói, trong hơn một thế kỷ qua, số lượng các công trình nghiên cứu về
người Sán Dìu đã tăng đáng kể. Nội dung trình bày, nghiên cứu đi từ những vấn đề
khái quát đến những đặc điểm văn hóa cụ thể. Tuy nhiên, trên bình diện chung hiện
nay, chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập riêng về gia đình của người Sán
Dìu. Gia đình là nơi biểu hiện nên những sắc thái văn hoá độc đáo của người Sán Dìu

trên nhiều phương diện như: cấu trúc, chức năng, các mối quan hệ trong gia đình, nghi
lễ trong gia đình, qua đó ảnh hưởng đến vai trò, vị thế của mỗi thành viên và kinh tế
đời sống sinh hoạt của gia đình… Vì vậy, yêu cầu bổ sung tư liệu về vấn đề gia đình
của người Sán Dìu, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa tộc người Sán
Dìu ở Việt Nam là một việc làm cấp thiết và có ý nghĩa khoa học.
1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở lý thuyết

15
Luận văn nghiên cứu về gia đình người Sán Dìu với việc đi sâu vào các văn
hóa đặc trưng của gia đình, cấu trúc, chức năng và xu hướng biến đổi của gia đình, vì
vậy hướng tiếp cận chủ yếu là về nhân học văn hóa với lý thuyết biến đổi văn hóa, và
chức năng cơ cấu.
Biến đổi văn hóa (Changement culturel) là một quá trình diễn ra trong tất cả các
xã hội và là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của nhân học. Khi nghiên cứu về biến
đổi văn hóa trong đó có tiếp biến văn hóa (Acculturation) dùng để diễn giải quá trình
thay đổi văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc của hai hệ thống văn hóa độc lập nhau; sự tiếp
xúc đó làm tăng đặc tính của nền văn hóa này trong nền văn hóa kia. Tiếp biến văn hóa
gồm nhiều quá trình khác nhau như truyền bá, thích nghi, phản ứng lại, gồm với nhiều
kiểu tái tổ chức văn hóa xã hội sau quá trình tiếp xúc và sau cùng là “tan rã văn hóa”.
Hơn nữa, nếu vì bất cứ lý do nào mà nhóm văn hóa này từ chối công nhận tiếp biến
văn hóa của nền văn hóa kia thì việc rút ngắn khoảng cách văn hóa có thể sẽ không xảy
ra cùng với việc rút ngắn khoảng cách xã hội tương ứng (đồng hóa).
Lý thuyết tiếp biến văn hóa được vận dụng trong luận luận văn để lý giải sự biến
đổi của các phong tục tập quán trong gia đình, những nhận thức về xã hội mới tiếp xúc
vào cơ cấu gia đình truyền thống tạo nên những văn hóa mang sự thích ứng với biến đổi
của môi trường tự nhiên - xã hội, sự biến đổi đó xuất phát từ chính trong nội bộ tộc
người hay còn gọi là biến đổi nội sinh. Văn hóa không phải là bất biến mà nó luôn vận
động và biến đổi để duy trì và phát triển yếu tố truyền thống. Sự biến đổi đó ngày càng
rộng lớn về quy mô và mạnh về cường độ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa; mọi dân

tộc, mọi quốc gia muốn tồn tại và phát triển vững bền phải hội nhập trên mọi lĩnh vực
văn hóa, kinh tế và chính trị.
Một phương pháp tiếp cận biến đổi văn hóa có ảnh hưởng lớn từ những năm
1920 đến 1950 ở Anh đó là Thuyết chức năng đại diện là Radcliffe Brown (1881-
1955) và Malinowski (1884-1942). Thuyết chức năng tiếp cận sự biến đổi một cách
bảo thủ vì cho rằng các xã hội và các nền văn hóa hòa nhập tương đối tốt và ổn định.
Với quan điểm này, nếu một nền văn hóa thay đổi thì sau đó nó sẽ phải chịu những tác
động bên ngoài. Những nhà chức năng luận không có ý định nghiên cứu thay đổi, mối

16
quan tâm chính của họ là các mối quan hệ qua lại về chức năng của các hệ thống văn
hóa và xã hội chứ không phải cách thức các hệ thống này được thay đổi.
Thuyết chức năng tìm đối tượng trong nghiên cứu xã hội thông qua việc phân
tích các hành vi để tìm cách giải thích về cơ cấu và chức năng của hành vi này giữa các
hệ thống xã hội. Ở đây cơ cấu chức năng, với tư cách là những khái niệm trọng điểm
của những thuyết tổng quát mới, phải giúp việc khắc phục các thuyết tiến triển và phân
tán cũ. Malinowski với cuốn Một thuyết khoa học về văn hóa (A scientific Theory of
culture) đã nghiên cứu các yếu tố của các nền văn hóa dân tộc khác nhau trên đóng góp
của chúng để giải thích các vần đề về con người và xã hội. Qua đó thể hiện yếu tố cơ
bản của thuyết cơ cấu chức năng và đưa ra quan điểm về sự biến đổi xã hội. Nhiều nhà
khoa học cho rằng, tư tưởng có thể giúp cho xã hội giữ nguyên trạng thái hoặc kích
thích sự biến đổi xã hội nếu những niềm tin và chuẩn mực xã hội không còn phù hợp
với nhu cầu của xã hội.
Talcott Parsons (1902 - 1979), là người đưa ra những nhận định về lý thuyết
biến đổi xã hội, đồng thời lại là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất với thuyết chức năng
cơ cấu, là bước phát triển đáng kể sau những lý thuyết giá trị của A.Racliff Brown về
cấu trúc - chức năng.
Từ năm 1927-1973, những nghiên cứu của Talcott Parsons đã coi nguồn gốc
của sự biến đổi xã hội học là do những biến đổi các giá trị, những khuôn mẫu trong
xã hội. Ông xem xét xã hội như một hệ thống toàn vẹn để duy trì tính ổn định của nó,

nêu ra và nhấn mạnh đến hàng loạt tiểu hệ thống chức năng như: gia đình, giáo dục,
kinh tế… đảm bảo giữ gìn trạng thái cân bằng trong tổng số tác động qua lại giữa
chúng. Đối tượng trung tâm trong nghiên cứu là sự nhất thể của nhân cách, hệ thống
xã hội và văn hóa. Trong lý thuyết hệ thống xã hội, Parsons coi tiểu hệ thống văn hóa
là hệ thống có nhiều thông tin nhất và nó kiểm soát các tiểu hệ thống khác. Lý thuyết
của ông cho thấy mối liên hệ rõ ràng, trực tiếp giữa xã hội học với Dân tộc học, tâm lý
học và khoa học chính trị.
Nằm ngay trong thuyết chức năng cơ cấu của Talcott Parsons là những nhận
định rõ nét về biến đổi xã hội, bởi ngay trong câu hỏi về tính chức năng của các quá
trình xã hội đã phải đặt tiếp câu hỏi cơ bản rằng chúng dẫn tới ổn định hay biến đổi.

17
Chính các khái niệm về nghịch chức năng cũng như chức năng hiện và ẩn mở ra tiền
đề để nghiên cứu biến đổi. Chính vì vậy, hướng tiếp cận này giúp tôi giải thích được
vấn đề khi phân tích về cơ cấu, chức năng của gia đình trong trường hợp nghiên cứu,
đồng thời mở ra tiền đề nghiên cứu về sự biến đổi của gia đình truyền thống Sán Dìu
trong thời đại ngày nay.
Một trong những tiếp cận mang tính ứng dụng và hiện đại hơn trong nghiên cứu
về gia đình đó là tác phẩm Nhân học - một quan điểm về tình trạng nhân sinh của
Emily A. Schultz và Robert H.Lavenda, đã đưa ra những vấn đề cơ bản của nghiên cứu
nhân học, trong đó luận văn đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu gia đình và cách phân
loại gia đình, thể hiện ở Chương 18 - Thân tộc và Chương 19 - Hôn nhân và gia đình.
Với cách tiếp cận này của các tác giả, vấn đề gia đình được nhìn nhận sâu sắc từ góc
độ thực tế với mô hình cấu trúc có tính đại diện. Hệ thống thân tộc được được đặt tên
theo các xã hội đại biểu cho mô hình gốc của từng loại hình: Hawai, Eskimo, Iroquois,
Crow, Omaha và Xudang. Bên cạnh đó, Emily A. Schultz và Robert H.Lavenda cũng
đưa ra những quan điểm về cấu trúc của gia đình, với cách phân loại thành: gia đình hạt
nhân, gia đình hạt nhân mở rộng (cha mẹ sống với con cái đã kết hôn) và gia đình liên
hợp những anh em (chị em) cùng gia đình của họ chung sống [15, tr. 323-327]. Qua đây,
tôi có thể định hướng được các vấn đề nghiên cứu cần tập trung khi triển khai đề tài, đặc

biệt nhấn mạnh đến các yếu tố mang tính thời đại trong sự đan xen các vấn đề truyền
thống, những mối quan hệ của gia đình đối với cấu trúc bên ngoài và với toàn xã hội,
nhấn mạnh nhiều hơn đến hoàn cảnh gia đình trong mối tương quan với cơ cấu giai cấp
và sự khác biệt của các gia đình đó qua các thông số, chẳng hạn như ngành nghề, phân
công lao động, vùng dân cư, đặc điểm địa phương, nông thôn, đô thị hóa, thực hiện nếp
sống mới…
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ đạo sử dụng trong luận văn là điền dã dân tộc học, để thu thập
được thông tin đầy đủ, đa chiều, có giá trị và mang tính chân thực, chúng tôi đã vận
dụng một số kỹ năng như sau:
- Quan sát: Với mục đích hình dung được cảnh quan, môi trường cư trú, cách bố
trí làng bản, lối sống sinh hoạt của mỗi thành viên trong gia đình người Sán Dìu và sự

18
giao tiếp của họ với cộng đồng, giúp chúng tôi thu thập những thông tin ban đầu về đối
tượng nghiên cứu để định hướng chính xác hơn những vấn đề mục tiêu nghiên cứu đề
ra. Đồng thời khái quát được cơ bản nội dung nghiên cứu, trên cơ sở đó phần nào nhận
biết và chọn lọc được các thông tin khác nhau hoặc đa chiều trong quá trình nghiên cứu
thực địa.
- Quan sát tham dự: Với mục đích trải nghiệm bối cảnh nghiên cứu thông qua
các kinh nghiệm cá nhân trực tiếp tại thực địa, như quan sát tham dự tại các đám ma,
đám cưới, hay các công việc lao động hàng ngày của các thành viên trong gia đình.
Thông qua kĩ năng này chúng tôi có thể chứng kiến được các sự kiện văn hóa đang
diễn ra một cách chân thực nhất, đồng thời thiết lập được mối quan hệ thân thiết với
cộng đồng đối tượng nghiên cứu của mình, giúp cho những thông tin phục vụ cho
nghiên cứu sát thực để có kết quả nghiên cứu gắn với thực tiễn.
- Phỏng vấn sâu: Là kỹ năng quan trọng được sử dụng để thu thập các thông tin
làm nền tảng cơ bản của luận văn. Với đề tài nghiên cứu gia đình, chúng tôi lựa chọn
các đối tượng phỏng vấn sâu có sự đa dạng về nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi như: là những
người có uy tín trong cộng đồng (già làng, trưởng bản, trưởng họ, thầy cúng) những người

tham gia công tác chính quyền địa phương, tham gia công tác kế hoạch hóa gia đình, người
làm công tác văn hóa xã hội… Nội dung các cuộc phỏng vấn sâu này được chuẩn bị sẵn
bằng một bộ câu hỏi phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Điều tra theo bảng hỏi: Tiến hành điều tra theo bảng hỏi 50 hộ trên tổng số 78
hộ gia đình tại thôn Ninh Bình, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang,
nhằm thu thập thông tin định lượng về quy mộ, phân công lao động trong gia đình; tuổi
kết hôn, tiêu chuẩn chọn bạn đời, cư trú sau hôn nhân, kiêng kị trong gia đình, các mối
quan hệ trong gia đình. Sau đó tiến hành phân tích và xử lý số liệu điều tra bảng hỏi
bằng phần mềm SPSS.
Bên cạnh đó, luận văn còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhằm bổ sung
các kiến thức còn thiếu sót trong quá trình thực hiện luận văn.
Để hoàn thiện, luận văn còn tiếp cận nghiên cứu theo hướng liên ngành dân tộc
học với xã hội học, tâm lý học, sử học… với mong muốn có cái nhìn đa chiều và toàn
diện hơn về chủ đề nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn còn thu thập, kế thừa và phân tích

19
các tài liệu thống kê, tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài ở trung ương và địa
phương.
1.2.3. Một số khái niệm cơ bản
1.2.3.1. Khái niệm gia đình
- Khái niệm chung về gia đình
Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội chuyên
biệt, vì thế việc sử dụng các khái niệm, các lí thuyết khác nhau là điều thường xảy ra.
Từ mỗi góc độ nghiên cứu hay một ngành khoa học, khi xem xét về gia đình đều có
thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu. Đối với
ngành dân tộc học, gia đình là nơi biểu hiện những sắc thái văn hóa độc đáo của tộc
người, vì vậy việc xác định khái niệm gia đình có vai trò vô cùng quan trọng.
F. Engels đã đề cập đến khái niệm gia đình trong tác phẩm: Nguồn gốc gia
đình, của chế độ tư hữu và nhà nước với một trong những khái niệm đầu tiên về gia
đình của Morgan: Gia đình là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng yên tại

chỗ mà chuyển từ hình thức thấp lên hình thức cao khi xã hội phát triển từ giai đoạn
thấp lên giai đoạn cao [2,tr.59]. Do đó, gia đình là một yếu tố luôn vận động và phát
triển, không có một loại hình gia đình đồng nhất, giống nhau ở mọi nơi và mọi thời
điểm. Đặc trưng và hình thái của gia đình phản ánh một xã hội nhất định nên không
thể có một khái niệm duy nhất về gia đình được áp dụng cho mọi giai đoạn phát triển
của lịch sử, cũng như tất cả các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Còn theo quan điểm của Vũ Tuấn Anh và Trần Thị Vân Anh cho rằng: Gia đình
với tư cách là tế bào xã hội, tồn tại từ rất lâu trong lịch sử phát triển của Việt Nam. Cơ
sở của nó là các mối quan hệ hôn nhân, huyết tộc và thân tộc [1,tr.15]. Như vậy có thể
khẳng định lại rằng, gia đình dùng để chỉ một tập hợp các cá nhân tạo thành một đơn vị
trong xã hội, cùng sống chung dưới một mái nhà, có mối liên hệ dựa trên cơ sở hôn nhân
và quan hệ huyết thống nhằm thực hiện chức năng trong các lĩnh vực của đời sống xã
hội như: sinh đẻ, sản xuất, giáo dục…
Khi nghiên cứu về gia đình, luận văn cũng lưu ý phân biệt khái niệm gia đình và
hộ gia đình. Hộ gia đình (household) là những người có tài sản chung, cùng đóng góp
công sức để hoạt động kinh tế cho sản xuất của gia đình và từ gia đình (family) có nghĩa

20
là nhóm gồm các thành viên trong gia đình có quan hệ tình cảm mật thiết với nhau bởi
trách nhiệm và quyền lợi, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Đó là tập hợp những
người sống chung với nhau, hợp tác về kinh tế nhưng không phải tất cả đều là thành viên
của gia đình (gia nhân sống trong nhà) hoặc một số thành viên trong gia đình lại có thể
sống riêng (trẻ em sống xa nhà đi học hoặc cá nhân làm ăn ở nơi khác…). Phân biệt gia
đình và hộ gia đình là hữu ích khi tìm hiểu một số hệ thống gia đình, nhà nước và xã hội.
Ở đây, luận văn sử dụng khái niệm từ gia đình (family) với ý nghĩa như được đề cập đến
trong điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: Gia đình là tập hợp những
người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng
làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền của họ với nhau [24, tr. 61].
- Khái niệm gia đình của người Sán Dìu
Trong tiếng Sán Dìu, gia đình là Ết ca. Theo quan niệm của tộc người gia đình

chính là tập hợp những người có cùng quan hệ huyết thống sống chung dưới một mái
nhà. Người Sán Dìu còn có từ ốc để chỉ cả nhà và gia đình, nhà là nơi tập hợp và cư trú
của các thành viên, đứng đầu là người cha, người chồng (chủ gia đình). Các thành viên
trong gia đình lưu truyền các kiến thức tích lũy được từ thế hệ này sang thế hệ khác,
bảo tồn những khía cạnh tâm linh trong gia đình truyền thống, cùng sản xuất, phân
phối và tiêu dùng của cải vật chất.
Người Sán Dìu di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam trong thời kì Nho giáo
đang phát triển. Vì vậy gia đình người Sán Dìu chịu những ảnh hưởng khá sâu sắc
của tư tưởng Nho giáo, biển hiện rất rõ ở các nghi lễ gia đình và các mối quan hệ
như: con cái với bố mẹ, bố chồng và con dâu, anh chồng và em dâu, các cháu với
các bậc chú bác trong họ… cùng các kiêng kị nhất định trong đời sống hàng ngày.
Gia đình người Sán Dìu không đơn thuần là một đơn vị tình cảm chung
huyết thống, mà còn là một đơn vị kinh tế thống nhất, tài sản trong gia đình đều là
của chung, mọi người cùng lao động, cùng hưởng thụ, cùng thực hiện chức năng
tái sản xuất ra con người, chức năng văn hóa, giáo dục và xã hội. Trong gia
đình truyền thống, địa vị của người phụ nữ rất thấp kém, quyền quyết định chủ yếu
thuộc về người đàn ông. Con cái phải phụ thuộc theo mọi sự sắp đặt của cha mẹ.

21
Phong tục của người Sán Dìu quy định, con gái đi lấy chồng thì hoàn toàn là người
của nhà chồng; cha mẹ đẻ và con gái hầu như không có liên lạc với nhau.
1.2.3.2. Một số khái niệm khác
Phong tục là thói quen đã có từ lâu đời, đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi
người công nhận và tuân theo [36, tr.1216]. Phong tục sinh ra do nhu cầu cuộc sống,
phát triển và định hình theo sự định hình của xã hội, tạo nên nếp sống truyền thống. Sinh
hoạt phong tục cho thấy cho thấy rõ rệt tâm thức folklore và ứng xử folklore của quần
chúng qua sự bền vững và biến đổi của nó [34, tr.779].
Tập quán là thói quen hình thành từ lâu và đã trở thành nếp trong đời sống xã
hội của một cộng đồng dân cư, được mọi người công nhận và tuân theo [36,
tr.1393].

Kiêng kỵ là sự cấm đoán được chấp nhận mang tính lễ nghi để ngăn chặn việc
tiếp xúc với một đồ vật, một người hay một hoạt động. Những cấm kỵ thông thường
gồm những điều ngăn cấm để hoạt động sống của cộng đồng được diễn ra yên ổn, và
không bị các đấng tối cao mà cộng đồng đó tôn vinh trách mắng.
Phong tục, tập quán và kiêng kỵ là những hoạt động sống của con người hình
thành trong quá trình lịch sử, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác và ai cũng tuân theo ở một địa phương, một cộng đồng dân cư nhất định.
Những phong tục, tập quán và kiêng kỵ của cộng đồng chi phối mỗi thành viên sống
trong đó, không mang tính bắt buộc, cố định như nghi lễ, nghi thức nhưng cũng không
tùy tiện theo hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối
bền vững nhưng cũng vận động và biến đổi.
Nghi lễ: Văn hóa tộc người thể hiện qua nghi lễ - đó là những ứng xử giữa con
người với con người, giữa con người với thiên nhiên, được lặp đi lặp lại thành thói quen
và được thể hiện bằng những quy ước được cộng đồng thừa nhận. Từ điển Nhân học
khẳng định: Nghi lễ là những hành động nghi thức diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn
giáo, nó mang tính chất biểu tượng chuyển tải các thông điệp về địa vị văn hóa và xã hội
của các cá nhân. Từ điển tiếng Việt cho rằng: “nghi lễ là nghi thức và trình tự tiến hành
của một cuộc lễ” [34,tr. 866].

22
Theo quan điểm của luận văn này, nghi lễ chính là những nghi thức bắt buộc
phải tiến hành trong một buổi lễ, nó gắn liền với đời sống văn hóa tộc người, được
cộng đồng xã hội thừa nhận. Nghi lễ biểu hiện mọi khía cạnh của đời sống vật chất và
tinh thần của con người, tộc người, do đó dù một hình thái xã hội nào, nghi lễ cũng
có tính tộc người. Tùy từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể mà mỗi thế hệ có những
thái độ khác nhau đối với những nghi lễ hiện có. Do đó, nghi lễ không phải là những
khuôn mẫu bất di bất dịch mà nó luôn có sự biến đổi không ngừng.
Văn hóa tộc người: được hiểu là tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể và phi vật
thể giúp cho việc phân biệt tộc người này với tộc người khác, các nhóm khác. Văn hóa tộc
người là nền tảng nảy sinh và phát triển của ý thức tự giác tộc người. Văn hóa tộc người là

tổng thể những yếu tố văn hóa mang tính đặc trưng và đặc thù tộc người, nó thể hiện chức
năng cố kết tộc người hình thành nên truyền thống tộc người [35, tr. 356]. Các yếu tố văn
hóa tộc người truyền thống làm nên diện mạo của nó, bao gồm các thành tố văn hóa vật
thể (làng bản, nhà cửa, công cụ sản xuất, đồ gia dụng,, quần áo, trang sức, đồ ăn thức
uống…) và các thành tố văn hóa phi vật thể (tôn giáo, tín ngưỡng, nghi lễ cưới xin, ma
chay, sinh đẻ, lễ hội, âm nhạc, nghệ thuật, sinh hoạt dòng họ, hôn nhân và gia đình…).
1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Tên gọi và nguồn gốc tộc người
Người Sán Dìu ở Việt Nam trước đây vẫn tự gọi dân tộc mình là San Dáo Nhín,
có nghĩa là Sơn Dao Nhân (tức người Dao ở trên núi). Các dân tộc lân cận dựa trên đặc
điểm cư trú, phương thức canh tác hoặc y phục truyền thống của người Sán Dìu mà gọi
họ bằng các tên khác như: Trại đất (người Trại ở nhà đất) để phân biệt với Trại cao
(người Cao Lan ở nhà sàn), Trại ruộng (người Trại làm ruộng), Trại cộc, Mán cộc,
Mán quần cộc (trang phục quần cộc), Mán váy xẻ (phụ nữ mặc váy xẻ), Slán Dao…
Tháng 3 năm 1960, Tổng cục thống kê Trung ương ghi nhận tên gọi của tộc
người là Sán Dìu. Căn cứ vào ngôn ngữ và một số phong tục tập quán, người Sán Dìu
được xếp vào hệ ngôn ngữ Hán - Tạng ở Việt Nam. Từ đây, tên Sán Dìu là tên gọi
chính thức trong các văn bản của Nhà nước.

23
Người Sán Dìu có một quá trình hình thành và phát triển lâu đời trên lãnh thổ
Việt Nam. Vấn đề nguồn gốc của tộc người Sán Dìu được đề cập đến với các ý kiến
đa chiều thể hiện mối quan tâm của các nhà nghiên cứu dân tộc học từ nhiều thế kỉ.
Trước tiên có thể kể đến Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn từ thế kỷ XVIII, trong
đó có mô tả tới các tộc người ở Tuyên Quang như: người Nùng, người Sá, người La
Quả, người Thổ, người Man… [14, tr. 19], trong đó người Man ở đây là Sơn Man, chính
là người Sán Dìu. Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, dưới chế độ phong kiến Việt Nam,
không riêng gì người Dao mà nhiều dân tộc khác như Hmông, Pà Thẻn, Sán Chay
(nhóm Cao Lan)… đều được gọi là Man; ta có thể nghĩ Man ở đây là người Dao, Sơn
Man tức là Sơn Dao hay cũng chính là Sán Dìu, vì vậy rất có thể người Sán Dìu có

nguồn gốc chính là người Dao [14, tr. 4].
Từ xa xưa, cộng đồng người Dao chịu sự thống trị, đàn áp của nhà nước phong
kiến Trung Quốc đã bị chia cắt thành nhiều nhóm nhỏ, đẩy các nhóm người này phiêu
bạt các nơi để mưu sinh và phát triển. Người Sán Dìu là một trong số những nhóm
nhỏ đó. Nhưng sống lâu đời bên cạnh người Hán phương Nam nên dần dần đã mất
tiếng mẹ đẻ (tiếng Dao) và tiếp thu thổ ngữ Hán Quảng Đông [5, tr. 5].
Tuy vậy, một số nét văn hoá lại cho thấy người Sán Dìu khác với người Dao,
chẳng hạn như: người Sán Dìu hoàn toàn không thờ Bàn Vương, và họ Bàn cũng
không lưu trong các gia phả của tộc người. Mặt khác, mọi thứ đồ dùng hay trang phục
của người Sán Dìu không có hoa văn đặc trưng như người Dao là thêu hình cây thông
và con chó. Điều đó cho thấy, nếu ghép nguồn gốc người Sán Dìu bắt nguồn từ người
Dao thì cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa mới đủ cứ liệu thuyết phục.
Đầu thế kỉ XX, nhà nghiên cứu người Pháp Bonifacy A.C cho rằng: người Sán
Dìu dưới sự đàn áp của triều đại Mãn Thanh, đã từ tỉnh Quảng Đông di cư vào Việt Nam
theo đường biển và dừng chân tại Hải Dương, sau đó họ tiếp tục chuyển cư đến một số
tỉnh thuộc miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang [9, tr. 3].
Người Sán Dìu ở Tuyên Quang, khi nói về nguồn gốc của dân tộc mình vẫn
truyền khẩu các câu truyện thần thoại, theo lời kể của bà Lý Thị Mói, 78 tuổi ở thôn
Hoàng La 2, xã Ninh Lai cho biết: Trong truyện Vua Cóc có nói đến địa danh Mãn
Khê Quốc là quê gốc của mình, khi đang sinh sống yên ổn thì họ bị triều đình phong

24
kiến tìm cách đàn áp, khiến phải lưu tán nhiều phương, trong đó có đến Việt Nam,
nhờ vậy dòng tộc mới được bảo tồn và phát triển thêm lên. Bên cạnh đó còn có câu
chuyện kể về lý do sự li tán của tộc người ra các nơi khác nhau: đó là trên đường di
cư sang Việt Nam, người Sán Dìu chia nhau thành từng đoàn dài, các cụ già đi trước
đã chặt các cành cây làm hướng chỉ đường và dặn lại con cháu hễ cành cây chỉ về
hướng nào thì đi theo hướng ấy tất sẽ gặp lại nhau. Sau khi đã vượt qua những chặng
đường dài thì không may bị một đàn lợn rừng chạy qua, làm cho cành cây chuyển
sang hướng khác. Vì vậy, các đoàn người theo sau không đi đúng đường. Một bộ

phận người Sán Dìu đi đúng đường lên sinh sống ở miền núi, một số đến sau đi sai
đường xuống cư trú ở đồng bằng.
Phỏng vấn những người cao tuổi ở xã Ninh Lai và tham khảo gia phả của một
số gia đình (hiện nay gia đình cụ Đỗ Văn Truyền và cụ Lưu Kim Thanh ở thôn Hội Kế
vẫn còn lưu giữ) có ghi lại rằng: Trong thời buổi loạn lạc và đói kém, người Sán Dìu
tìm sang Việt Nam theo đường biển tới vùng Móng Cái, Mạo Khê, Đông Triều của
tỉnh Quảng Ninh. Khi dừng chân, một nhóm người quyết định ở lại sinh sống ở đây,
phần còn lại tiếp tục tiến sâu và đất liền đến huyện Chí Linh của tỉnh Hải Dương (hiện
nay vẫn còn những vết tích của tộc người này đã từng sinh sống), sau đó theo dãy núi
Yên Tử vào tỉnh Bắc Giang. Từ địa bàn này, người Sán Dìu chia thành các nhóm nhỏ:
có nhóm đi đến các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Lục Ngạn của Bắc Giang, có nhóm
đi tới vùng trung du của tỉnh Vĩnh Phúc như các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình
Xuyên, Vĩnh Yên, nhóm khác lưu tán tới Thái Nguyên và cư trú tại các huyện Phú Bình,
Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương. Một số theo hướng đông bắc đến sinh sống tại tỉnh Tuyên
Quang và chỉ cư trú ở khu vực gò đồi thấp của huyện Sơn Dương. Trong quá trình thiên
di sang Việt Nam, có những bộ phận người duy trì được nguồn gốc Sán Dìu của mình,
nhưng không ít người đã bị hoà lẫn với những dân tộc khác.
Ở Ninh Lai, người Sán Dìu sống liền kề cùng dân tộc Kinh và Dao, họ luôn
đoàn kết và giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất và sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Người Sán Dìu không sống đan xen với các tộc người khác mà quần tụ lại thành những
khu vực riêng biệt. Trong hôn nhân lựa chọn kết hôn với những người đồng tộc luôn

25
được ưu tiên. Họ rất chừng mực trong giao tiếp với các dân tộc khác và đặc biệt tránh
xảy ra xô sát.
Lịch sử tộc người Sán Dìu cho thấy một trang đấu tranh hào hùng, bất khuất để
sinh tồn và bảo vệ giống nòi, sự phát triển lâu dài của họ gắn bó với quá trình đấu tranh
dựng nước và giữ nước của Việt Nam, họ là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam.
1.3.2. Điều kiện tự nhiên, môi trường

- Vị trí địa lý:
Xã Ninh Lai nằm ở phía nam huyện Sơn Dương, cách trung tâm thị xã Tuyên
Quang 30km về phía đông nam. Phía tây bắc giáp xã Thiện Kế, phía tây nam giáp xã Đại
Phú, phía đông nam giáp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông bắc giáp huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Xã Ninh Lai có ranh giới giáp cả hai tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc lại gần
với quốc lộ số 2, nên nơi đây giữ vị trí quan trọng trong huyết mạch giao thông của
tỉnh Tuyên Quang.
- Địa hình:
Xã Ninh Lai có đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, trong
đó yếu tố của địa hình trung du mang những đặc điểm nổi trội. Địa hình đồi núi bát úp,
có độ dốc thấp, thoai thoải dần. Ninh Lai là xã nằm ở vùng thấp và bằng phẳng nhất
trong toàn huyện, thuận lợi cho canh tác ruộng nước và nhiều loại cây công nghiệp
ngắn ngày.
- Thời tiết, khí hậu
Xã Ninh Lai cũng mang đặc điểm khí hậu như toàn huyện Sơn Dương là khí
hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều
từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa đông lạnh hanh khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Với đặc điểm địa hình trung du, thấp hơn so với các vùng núi cao khác của
toàn huyện, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22
o
c - 24
o
c, cao nhất khoảng 33
o
c -
35
o
c, thấp nhất khoảng 12
o

c - 13
o
c. Lượng mưa bình quân hàng năm 1.500 mm -

26
1.800 mm, năm có lượng mưa cao từ 2.400 mm - 2.420 mm, năm có lượng mưa thấp
từ 1.100 mm - 1.200 mm. Độ ẩm trung bình là 85%.
Trên địa bàn xã có sông Đáy chảy qua, tạo nên hệ thống suối, khe, lạch với
nguồn nước phong phú, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Ninh Lai là 783,09 ha. Trong
đó đất dành cho nông nghiệp là 640,07 ha, chiếm hơn 80% diện tích đất đai, gồm đất
trồng cây hàng năm như lúa, cỏ, đậu tương và đất trồng cây công nghiệp như chè, mía
Diện tích đất phi nông nghiệp - đất sông suối, đất ở chiếm khoảng 15,7% diện tích. Còn
lại là diện tích đất bằng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây, chiếm
4,3% [10, tr.121].
+ Tài nguyên khoáng sản: Đến nay trên toàn huyện Sơn Dương đã phát hiện
được 9 điểm có quặng thiếc. Riêng ở xã Ninh Lai, chỉ có 1 điểm với trữ lượng cả
quặng và quặng sa khoáng khoảng 700 tấn; mănggan trữ lượng khoảng 230 nghìn tấn;
bên cạnh đó còn có đá vôi, ăngtimoan là các loại khoáng sản quý phục vụ cho công
nghiệp hoá chất và chế tạo máy.
Đây là những điều kiện thuận lợi để xã Ninh Lai có thể góp phần cùng với huyện
và tỉnh đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khai thác tài nguyên phục vụ
đời sống người dân, thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội trong tương lai.













27
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH TUYÊN QUANG

Nguồn: Báo điện tử Tuyên Quang, , 2010.

28
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN SƠN DƯƠNG


Nguồn: Báo điện tử Tuyên Quang, , 2010.

1.3.3. Dân số
Người Sán Dìu sống tập trung chủ yếu ở các xã: Thiện Kế, Ninh Lai, Sơn Nam,
trong đó đông nhất là ở Ninh Lai. Cả ba xã này đều nằm xung quanh chân núi, thuộc
vùng đệm rừng quốc gia Tam Đảo. Dân số cụ thể của dân tộc Sán Dìu chia theo cấp xã
của huyện Sơn Dương như sau:

×