Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN NGỌC TRÌU




GIÁO DỤC TIỂU HỌC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
VIỆT NAM
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP XÃ PÚNG LUÔNG, HUYỆN MÙ CANG CHẢI,
TỈNH YÊN BÁI)





LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ






HÀ NỘI - 2013

2
ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN NGỌC TRÌU


GIÁO DỤC TIỂU HỌC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
VIỆT NAM
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP XÃ PÚNG LUÔNG, HUYỆN MÙ CANG CHẢI,
TỈNH YÊN BÁI)




LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành Dân tộc học
Mã số: 60 22 70



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN CHÍNH


HÀ NỘI - 2013

3



LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên là Nguyễn Ngọc Trìu, tác giả luận văn “Giáo dục tiểu học miền núi
phía bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Cang
Chải, tỉnh Yên Bái)”. Tôi cam đoan đây là kết quả quá trình làm việc nghiêm túc
của tôi, và tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thông tin đƣa ra trong
luận văn.

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2013.



Nguyễn Ngọc Trìu













4
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của rất nhiều
ngƣời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Văn Chính, ngƣời thầy đã chỉ dạy cho tôi kiến thức, từ lý

thuyết, phƣơng pháp một cách có hệ thống cho đến những bài học kinh nghiệm tỉ
mỉ. Thầy cũng là ngƣời đã định hƣởng, chỉ bảo tận tình va cho tôi quyết tâm,
động lực để hoàn thành công trình nghiên cứu này trong suốt thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô ở bộ môn Nhân học, trƣờng Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn đã tận tình dạy tôi những kiến thức căn bản từ bậc đại học
cho tới nay.
Tôi rất cảm ơn tập thể cán bộ, giáo viên trƣờng Tiểu học Púng Luông,
Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải đã giúp đỡ, cung cấp thông tin cho tôi
trong suốt quá trình điền dã tại đây.
Xin cảm ơn gia đình tôi, những ngƣời bạn, ngƣời em là nguồn động viên tôi
hoàn thành Luận văn này với quyết tâm cao nhất!
Xin chân thành cảm ơn!











5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND
Ủy ban nhân dân
TH

Tiểu học
THCS
Trung học cơ sở
DTTS
Dân tộc thiểu số
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
SGK
Sách giáo khoa
PEDC
Primany Education for Disadvantaged
Children Project (Dự án giáo dục tiểu
học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn)
SGV
Sách giáo viên
















6



Mục lục
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 10
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của đề tài 12
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 16
4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 20
5. Cấu trúc của Luận văn 23
Chƣơng 1:
Địa bàn nghiên cứu 25
1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Púng Luông 25
1.2. Một số đặc điểm kinh tế xã hội của xã Púng Luông 29
1.3. Cộng đồng dân cƣ tại xã Púng Luông 32
1.4. Lịch sử giáo dục huyện Mù Cang Chải 39
Tiểu kết chương 1 42
Chƣơng 2:
Nhà trƣờng 42
2.1 Trƣờng, lớp học 42
2.2. Vấn đề SKG và thiết bị dạy học 49
2.3. Nhà trọ và ký túc xá cho học sinh 55
2.4 Hỗ trợ giáo dục tiểu học vùng cao 57
2.4.1 Dự án PEDC 57
2.4.2 Thành quả của dự án PEDC tại Yên Bái 59
2.4.3 Đánh giá ưu và hạn chế của dự án PEDC 60
Tiểu kết chương 2 63

Chƣơng 3:
Chƣơng trình và thực hành giáo dục 64
3.1 Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 64
3.1.1 Huy động trẻ đủ tuổi ra lớp 1 64
3.1.2 Chuẩn bị kiến thức và ngôn ngữ 67
3.2. Chất lƣợng một số môn học chính 68
3.2.1 Chất lượng học môn Tiếng Việt 69
3.2.2 Chất lượng học môn Toán 72
3.3 Biện pháp nâng cao chất lƣợng học tập 76
3.4 Vấn đề giới 78
3.5 Sự hòa nhập của HS khuyết tật 80
3.6. Ngôn ngữ 83
3.7 Hiện tƣợng bỏ học 84

7
3.8 Sự mất cân đối về chất lƣợng giáo dục giữa các 88
điểm trƣờng
3.9 Chất lƣợng các lớp ghép 92
Tiểu kết chương 3 94
Chƣơng 4:
Giáo viên và học sinh 96
4.1 Trình độ chuyên môn và năng lực giáo viên 96
4.1.1 Trình độ đào tạo và chuyên môn của GV TH 98
4.1.2 Phương pháp dạy học, tiếp cận các chương trình, 100
nội dung mới
4.2. Đời sống và điều kiện sinh hoạt 101
4.2.1 Thu nhập của đội ngũ GV 101
4.2.2 Điều kiện sinh hoạt 104
4.2.3 Những lý do GV gắn bó với giáo dục vùng DTTS 106
4.3. Những khó khăn đối với GV TH miền núi 108

4.4 Luân chuyển và điều động GV miền núi 112
4.5. Tƣơng tác giữa giáo viên với gia đình học sinh 114
và chính quyền
4.5.1 Vai trò của gia đình trong việc đưa trẻ tới trường 114
4.5.2 Tương tác giữa GV và phụ huynh HS 116
4.5.3 Mối quan hệ giữa GV và chính quyền địa phương 118
Tiểu kết chương 4 119
Kết luận 121
Khuyến nghị 123
Tài liệu tham khảo 127
Phụ lục 132











8



Danh mục bảng:
trang
Bảng 2.1: Tình hình sĩ số HS và lớp học tại trƣờng TH Púng Luông
học

43
Bảng 2.2: Tình hình cơ sở vật chất của huyện Mù Cang Chải năm học
2011 - 2012
44
Bảng 2.3: Thống kê các loại phòng học toàn huyện Mù Cang Chải qua 3
năm học
45
Bảng 2.4: Các loại phòng học tại trƣờng TH Púng Luông qua 3 năm học
46
Bảng 2.5: Tình hình cơ sở vật chất tại các điểm trƣờng của trƣờng
TH Púng Luông
47
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng và nhu cầu SGK tại huyện Mù Cang Chải
qua 3 năm học
48
Bảng 2.7: Tình hình sử dụng và nhu cầu SGK tại trƣờng TH Púng
Luông
50
Bảng 2.8: Đánh giá của GV, phụ huynh HS về SGK và chƣơng trình
mới
51
Bảng 2.9: Tình trạng sử dụng và nhu cầu thiết bị dạy học của huyện Mù
Cang Chải qua 3 năm học
53
Bảng 3.1: Số lƣợng trẻ vào lớp 1 của trƣờng TH Púng Luông
65
Bảng 3.2: Chất lƣợng môn Tiếng Việt trƣờng TH Púng Luông qua 3
năm học
69
Bảng 3.3: Chất lƣợng môn Toán tại trƣờng TH Púng Luông qua ba năm

học
72
Bảng 3.4: So sánh chất lƣợng giáo dục TH môn Toán năm học 2010 –
2011
74
Bảng 3.5: Chất lƣợng HS các môn học Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3
năm học 2010 – 2011
74
Bảng 3.6: Chất lƣợng HS các môn học Khoa học lớp 4, 5 năm học 2010
75

9
– 2011
Bảng 3.7: Chất lƣợng HS lớp 1,2 học 2 buổi/ngày năm học 2011 – 2012
trƣờng TH Púng Luông
77
Bảng 3.8: Tỉ lệ HS nữ DTTS đến trƣờng tại trƣờng TH Púng Luông
78
Bảng 3.9: Nguyên nhân hạn chế trẻ em nữ tới trƣờng tại trƣờng TH
Púng Luông
79
Bảng 3.10: Học sinh thuộc diện hòa nhập tại trƣờng TH Púng Luông và
huyện Mù Cang Chải
80
Bảng 3.11: Thống kê số HS bỏ học tại các tỉnh miền núi phía Bắc
82
Bảng 3.13: Nguyên nhân bỏ học tại trƣờng TH Púng Luông
85
Bảng 3.14: Chất lƣợng giáo dục tiểu học môn Toán tại các điểm trƣờng
năm học 2010 – 2011

90
Bảng 3.15: Chất lƣợng giáo dục tiểu học môn Tiếng Việt tại các điểm
trƣờng năm học 2010 – 2011
90-91
Bảng 3.16: Tình trạng lớp ghép tại trƣờng TH Púng Luông và huyện Mù
Cang Chải
92
Bảng 4.1: Biến động GV, cán bộ giáo dục tại trƣờng TH Púng Luông
qua ba năm học
96
Bảng 4.2: Trình độ GV tại trƣờng TH Púng Luông
99
Bảng 4.3: Lý do lên công tác vùng cao của GV trƣờng TH Púng Luông
106
Bảng 4.4: Những khó khăn đối với GV TH miền núi
109
Bảng 4.5: Mong muốn của đội ngũ GV TH tại trƣờng TH Púng Luông
111
Bảng 4.6: Nguyên nhân từ phía gia đình khi trẻ bỏ học
114
Bảng 4.7: Tác động của gia đình tới việc đi học của trẻ
115-116










10



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Giáo dục luôn là một trong những vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc
biệt quan tâm và coi đó là “nhân tố chìa khóa” để phát triển đất nƣớc. Đầu tƣ cho
giáo dục luôn thu hút sự đánh giá của cộng đồng, các nhà nghiên cứu và các nhà
quản lý giáo dục. Giáo dục chính là nhân tố hàng đầu để tạo ra nguồn nhân lực
chất lƣợng cao cho phát triển kinh tế - xã hội. Và nó cần đƣợc vun đắp ngay từ
các bậc học đầu tiên, nhất là đối với vùng đặc biệt khó khăn, nơi mà nguồn nhân
lực vốn đƣợc đánh giá là nguồn lực cơ bản để giảm nghèo bền vững cho tƣơng
lai
1
.
Trong hệ thống giáo dục hiện nay, giáo dục TH là bậc học thứ hai (sau
giáo dục mầm non) đóng vai trò tối quan trọng trong quá trình phát triển tƣ duy
của ngƣời học bởi những kiến thức căn bản đầu đời tác động lên sự hình thành
nhân cách của HS. Giáo dục TH có nhiệm vụ giúp HS hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục theo học ở cấp THCS
2
. Chiến lƣợc phát
triển giáo dục Quốc gia 2001 – 2010 cũng xác định rõ mục tiêu của bậc học TH:
“ Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở HS lòng
ham hiểu biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học
tập và học tập tốt, củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục TH trong cả
nƣớc”. Riêng giáo dục TH ở vùng dân tộc thiểu số, để đảm bảo đặc thù ngôn

ngữ, văn hóa tộc ngƣời, chiến lƣợc giáo dục chủ trƣơng: “Các dân tộc thiểu số


1
Tô Duy Hợp, Phạm Đức Nghiêm, Đổi mới chính sách về Giáo dục, nâng cao dân trí và phát triển nguồn
nhân lực vùng đặc biệt khó khăn để giảm nghèo bền vững, Tạp chí Cộng sản, số 198, ngày 7/2/2011.
2
Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1998, tr. 8.

11
đƣợc tạo điều kiện để học tập và nắm vững tiếng phổ thông, đồng thời tổ chức
học chữ viết riêng của dân tộc”
3
.
Trong nhiều năm qua, tồn tại sự phát triển không đồng đều, khoảng cách
rất lớn về giáo dục giữa đồng bằng và miền núi, đô thị và nông thôn, giữa dân
tộc đa số và thiểu số. Trƣớc thực trạng đó, Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng,
chính sách riêng nhằm ƣu tiên cho đồng bào vùng sâu, vùng xa trong quá trình
thoát nghèo và phát triển. Trong số các chính sách đó, những chủ trƣơng và đầu
tƣ cho giáo dục đƣợc coi là một yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế
- xã hội cho đồng bào, giảm nghèo bền vững.
Nghiên cứu mới đây của GS.Tô Duy Hợp và cộng sự tại 3 vùng: Tây Bắc,
Tây Nguyên, Tây Nam Bộ năm 2009 chỉ ra nhiều rào cản hạn chế khả năng tiếp
cận cơ hội học tập cho trẻ em gia đình nghèo. Nghiên cứu cho thấy nhóm gia
đình có mức sống khá giả nhất chi cho giáo dục nhiều gấp gần 11 lần so với
nhóm nghèo nhất. Đối với những hộ càng nghèo, thì việc chi cho giáo dục của
con em họ càng là gánh nặng đối với ngân sách gia đình
4
. Theo số liệu của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, ở Việt Nam, hằng năm, có khoảng 3,6% số HS trong độ

tuổi không đƣợc đến trƣờng. Tỉ lệ HS ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn, nạn bỏ học cao hơn so với các vùng kinh tế trọng điểm và các
khu đô thị (ở đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ HS bỏ học là 2,96%; khu vực Tây Bắc
6,91%; Tây Nguyên l7,16% và đồng bằng sông Cửu Long 12,64%). Ở các vùng
núi cao, số trẻ em gái không biết chữ ở nhóm 10 tuổi là 13,69%, 11 - 14 tuổi là
7,98%, 15 - 17 tuổi là 9,08%. Nếu tính theo nhóm dân tộc thì số trẻ em gái mù
chữ ngƣời Hmông là 90%, Hà Nhì 89%, Gia Rai 83%, Ba Na 82%
5
.
Đối với học sinh nghèo miền núi vùng sâu vùng xa, mô hình trƣờng bán
trú đƣợc coi là giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện tình trạng sinh hoạt, nhƣng có


3
Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 Ban hành theo Chiến lƣợc giáo dục 2001 - 2010
4
Tô Duy Hợp, Phạm Đức Nghiệm, Đổi mới chính sách về Giáo dục, nâng cao dân trí và phát triển nguồn
nhân lực vùng đặc biệt khó khăn để giảm nghèo bền vững, Tạp chí Cộng sản, số 198, ngày 7/2/2011
5
Vũ Đức Thanh. Nguồn

12
đến 82,81% số trƣờng chƣa có giƣờng nằm; 92,19% số trƣờng chƣa có nhà vệ
sinh, nhà tắm; 84,38% số trƣờng chƣa có nguồn nƣớc sạch. Khảo sát thực trạng
giáo dục 9 dân tộc rất ít ngƣời
6
sinh sống ở các vùng đặc biệt khó khăn của Vụ
Giáo dục - Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo (từ tháng 3 đến tháng 6/2009), cho
thấy: trình độ văn hóa chung của con em đồng bào nhóm dân tộc rất ít ngƣời này
số ngƣời mù chữ, tái mù chữ, thất học chiếm tỉ lệ cao nhƣ: dân tộc Cống chiếm

70,3%, Si La 73% , tỉ lệ ngƣời biết tiếng phổ thông chỉ khoảng 15%. Tính đến
năm 2007, mới chỉ có 29 HS thuộc các dân tộc rất ít ngƣời đƣợc cử tuyển vào
các trƣờng đại học, cao đẳng. Dân tộc Brâu chƣa có ngƣời nào đạt trình độ tốt
nghiệp trung học phổ thông trở lên.
Tuy vậy, giáo dục TH vùng núi phía Bắc Việt Nam tại các vùng có đông
đồng bào DTTS sinh sống còn rất nhiều vấn đề khó khăn. Không chỉ có các thực
hành chính sách chƣa đầy đủ, thiếu phù hợp với điều kiện địa lý, không gian văn
hóa xã hội đặc thù, mà ngoài ra, các yếu tố văn hóa nhƣ giới, nhu cầu lao động…
vẫn đang tạo ra những rào cản không nhỏ đối với giáo dục TH miền núi. Tìm
hiểu thực trạng, nguyên nhân đó sẽ góp phần đƣa ra khuyến nghị giúp các nhà
quản lý giáo dục, những nhà nghiên cứu chính sách cụ thể hơn nữa những biện
pháp cần thiết và phù hợp cho giáo dục TH vùng dân tộc thiểu số nói riêng.
Nghiên cứu “Giáo dục tiểu học vùng núi phía Bắc Việt Nam: Trường hợp xã
Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” cho thấy phần nào thực trạng
giáo dục TH tại vùng cao và hiệu quả của những chính sách đầu tƣ cho giáo dục
khu vực này trong nhiều năm trở lại đây. Những chính sách, chủ trƣơng đối với
giáo dục và giáo dục TH đã tác động tới sự phát triển giáo dục của vùng cao,
vùng khó khăn nơi đây nhƣ thế nào.
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của đề tài


6
9 dân tộc ít ngƣời gồm: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng và Cờ Lao, tất cả còn
khoảng 5.000 ngƣời. Các dân tộc này phân bố chủ yếu ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu,
Nghệ An và Kon Tum.

13
Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam, nghiên cứu trƣờng hợp xã
Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là đề tài khoa học tìm hiểu về
thực trạng, những tồn tại và đƣa ra những giải pháp khắc phục đối với giáo dục

tiểu học miền núi. Nghiên cứu này bổ sung, làm rõ thêm những vấn đề đang tồn
tại đối với cấp học tiểu học tại một số vùng khó khăn, vùng đồng bào thiểu số ở
phía Bắc Việt Nam. Nghiên cứu hƣớng đến một bức tranh chân thực, rõ ràng về
giáo dục tiểu học miền núi. Cùng với các đề tài khoa học nghiên cứu về giáo dục
tiểu học, chúng tôi tin rằng những luận điểm trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu
của mình sẽ đƣợc các nhà quản lý giáo dục quan tâm, xem xét.
Ở góc độ khác, xuất phát từ thực tế giáo dục tiểu học vùng núi, vùng khó
khăn vẫn còn nhiều thiếu thốn, bất cập trong cách dạy và học, cơ sở vật chất còn
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Trong nghiên cứu của mình,
chúng tôi mô tả và chỉ ra các vấn đề một cách kỹ lƣỡng và cụ thể. Từ đó, có
đóng góp ý nghĩa thực tiễn trong công tác nhìn nhận hiệu quả của chƣơng trình
và thực hành giáo dục tại vùng cao. Những “nổi cộm” của ngành giáo dục nhƣ
hiện tƣợng bỏ học, sử dụng tiếng Việt và chế độ đãi ngộ với giáo viên ra sao?
Nhƣ thế nào? Bên cạnh đó là hàng loạt các vấn đề khác tác động tới việc tới
trƣờng của HS vùng cao, những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình
học tập là gì? Chúng tôi cũng hi vọng rằng với việc mô tả kĩ lƣỡng, sẽ có thể giải
thích đƣợc một phần những câu hỏi đó.
Cơ sở lý thuyết
Nỗ lực trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra những tồn tại đối với giáo
dục vùng núi, vùng khó khăn có một nguyên nhân rất lớn bởi điều kiện kinh tế
xã hội tại các khu vực này chƣa cao, nếu không muốn nói rằng nhiều vùng còn
quá khó khăn, dƣới mức trung bình chung của cả nƣớc. Nghiên cứu của chúng
tôi cho rằng, các biện pháp nâng cao chƣơng trình và thực hành giáo dục, đầu tƣ
cho giáo dục chính là một biện pháp quan trọng để xóa đói giảm nghèo, nâng cao

14
mức sống cho ngƣời dân. Khi đồng bào không còn lo “cơm từng bữa”, việc tới
trƣờng của các em HS chắc chắn đƣợc đảm bảo.
Hiện nay, lý thuyết giáo dục và phát triển cho thấy đầu tƣ vào giáo dục
chính quy và đào tạo lực lƣợng lao động đóng một vai trò quan trọng trong phát

triển kinh tế. Bằng chứng thực nghiệm có năm hình thức chính:
+ Nghiên cứu ƣớc tính đóng góp cho tăng trƣởng kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định của đầu tƣ trong việc giáo dục của lực lƣợng lao
động .
+ Nghiên cứu năng suất, trong đó ƣớc tính sự đóng góp của giáo dục bổ
sung cho năng suất vật lý của công nhân và nông dân.
+ Nghiên cứu lợi ích- chi phí, trong đó đánh giá sự đóng góp kinh tế của

̣
suy đoán chính thức và đào tạo về chi phí của tƣ nhân (thu nhập bỏ qua và các
chi phí khác phát sinh của sinh viên trong khi ở trƣờng) và chi phí công cộng.
Cuối cùng, cộng thêm thu nhập kiếm đƣợc của những ngƣời đƣợc giáo dục và
đào tạo.
+ Các nghiên cứu ƣớc tính hiệu quả của phụ nữ trong nền giáo dục về phát
triển kinh tế dài hạn và chất lƣợng cuộc sống .
+ Các nghiên cứu ƣớc tính vai trò của giáo dục trong xóa đói, giảm nghèo.
Kết quả của những nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới đều cho
rằng, trong cả nƣớc phát triển và đang phát triển, đầu tƣ giáo dục là một trong
những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào tăng trƣởng kinh tế. Đó là chi phí về
giáo dục đóng góp tích cực đến năng suất lao động; rằng tăng trƣởng kinh tế để
chi tiêu cho giáo dục. Ở góc độ khác, trong báo cáo của Ngân hàng thế giới năm
1990, chi tiêu cho giáo dục góp phần cải thiện đời sống của một bộ phận lớn phụ
nữ, giúp cải thiện sức khỏe của trẻ em và giảm cả việc kết hôn sớm (tảo hôn) ở
nhiều tộc ngƣời trên thế giới. (Education and Development, Wadi D.Haddad,
Martin Carnoy, R. Rinaldi and Omporn Regel, 1990, 11 – 17)

15
Một số nghiên cứu sớm nhất về mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển
kinh tế tập trung vào sự đóng góp của giáo dục đối với tăng trƣởng kinh tế (
Schultz, 1961; Denison, 1962, 1967 ). Những nghiên cứu này đã giải thích cho

sự tăng trƣởng khi chỉ thay đổi trong lao động (giờ làm việc mỗi năm) và vốn vật
chất đƣợc đƣa vào chức năng sản xuất (Solow , 1957). Denison thấy rằng giữa
năm 1930 và năm 1960, 23% của sự gia tăng sản lƣợng của Hoa Kỳ là do sự đầu
tƣ vào giáo dục đội ngũ lao động đem lại.Ƣớc tính kế toán tăng trƣởng hơn nữa
đối với Hoa Kỳ và Châu Âu trong 1950-1962 cho thấy một sự khác biệt lớn cho
những đóng góp của giáo dục, từ 2% thấp ở Đức lên mức cao của 12% ở Vƣơng
quốc Anh, 14% ở Bỉ, 15% ở Hoa Kỳ, và 25% ở Canada. Ƣớc tính tƣơng tự cho
các nƣớc đang phát triển cũng cho thấy một sự khác biệt lớn đóng góp giáo dục,
từ mức thấp 1-3% ở Mexico, Brazil, và Venezuela đến 16% ở Argentina. Các
ƣớc tính khác cho Ghana, Kenya, Nigeria, Malaysia và Hàn Quốc, dựa trên
phƣơng pháp của Schultz, cho thấy sự đóng góp giáo dục trong phạm vi 12-23%
(Psacharopoulos và Woodhall, 1985)
Tăng trƣởng tài chính không là một tiêu chuẩn cho chính sách đầu tƣ vào
giáo dục, vì nó chỉ cho thấy rằng tăng trƣởng kinh tế nên diễn ra đồng thời với sự
đầu tƣ đáng kể vào giáo dục, đầu tƣ vào giáo dục sẽ chiếm một tỷ lệ đáng kể của
sự tăng trƣởng đó. Nhƣng những nghiên cứu này chỉ ra, một số quốc gia đã đạt
đƣợc tăng trƣởng kinh tế cao khi đầu tƣ nhiều vào giáo dục. Hơn nữa, các nghiên
cứu khác, thảo luận cũng đƣa ra kết luận rằng đối với các vùng “thấp” về kinh tế
cũng là những vùng có sự đầu tƣ cho giáo dục không cao và không hiệu quả.
(Education and Development, Wadi D.Haddad, Martin Carnoy, R. Rinaldi and
Omporn Regel, 1990, 18 – 22).
Cũng tại nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thực hiện tại Hàn Quốc,
Malaysia và Thái Lan (Jamison và Lau , 1982), và gần đây hơn ở Nepal và một
lần nữa trong Thái Lan (Jamison và Mook , 1984). Các nghiên cứu khác (ví dụ
Sack, Camoy, và Lecaros , 1980)đều đƣa ra các kết luận chung rằng giáo dục

16
góp phần tích cực vào sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống của ngƣời nông
dân, góp phần thay đổi nhận thức đối với việc học hành của chính con em họ.
((Education and Development, Wadi D.Haddad, Martin Carnoy, R. Rinaldi and

Omporn Regel, 1990, 23).
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về giáo dục dân tộc thiểu số nói chung và giáo dục TH ở miền
núi nói riêng đã nhận đƣợc sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu, quản lý giáo dục trong và ngoài nƣớc quan tâm, dành nhiều thời
gian tìm hiểu. Những đề tài nghiên cứu và tìm hiểu từ trƣớc đến nay góp phần
không nhỏ vào việc tìm những giải pháp thích hợp nâng cao, cải thiện nhằm đƣa
giáo dục miền núi có chất lƣợng ngày càng tốt và kịp với miền xuôi. Xa hơn là
cải thiện và nâng cao toàn bộ nền giáo dục Việt Nam. Các nghiên cứu chủ yếu
tập trung vào đánh giá chính sách giáo dục vùng dân tộc thiểu số, trong đó có
giáo dục TH. Trong đó, riêng giáo dục TH, các nghiên cứu tập trung vào đánh
giá kết quả của phổ cập giáo dục TH.
Cách đây hơn hai thập kỷ, đã có những thống kê rất cụ thể, chi tiết chỉ rõ
khoảng cách chênh lệch rất lớn giữa số lƣợng HS đƣợc đào tạo và công nhận với
chất lƣợng trên thực tế. Nghiên cứu của La Công Ý trong cuốn: “Vài nét về sự
phát triển văn hóa giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc” (1985) đƣợc khảo sát
tại hai tỉnh Lai Châu và Lạng Sơn cho thấy số lƣợng HS đến trƣờng ngày càng
tăng nhƣng tỉ lệ nghịch với chất lƣợng đào tạo do cơ sở vật chất còn gặp quá
nhiều khó khăn. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra số lƣợng HS theo học các lớp trên ở
vùng dân tộc thiểu số thấp hơn nhiều so với các dân tộc có quy mô dân số lớn.
Để góp phần giải quyết thực trạng đó, tác giả đƣa ra giải pháp “Thầy tìm trò,
trƣờng gần dân” để đƣa con em đồng bào đến trƣờng. Song song với đó là đào
tạo cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số để từng bƣớc giải quyết khó khăn về chất
lƣợng giáo dục.

17
Tác giả Khổng Diễn và các đồng sự cũng đƣa ra những tổng kết, đánh giá
tình hình giáo dục tại khu vực này dựa trên những khảo sát nhiều năm cho công
trình Những đặc điểm kinh tế xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc. Ông cùng
các cộng sự đƣa ra nhận định: giáo dục khu vực miền núi phía bắc đã có nhiều

tiến bộ nhƣng vài chục năm trở lại đây đã xuống cấp nghiêm trọng, số lƣợng
ngƣời bỏ học, mù chữ, tái mù chữ ngày càng gia tăng. Đƣa ra dẫn chứng tại xã
Mƣờng So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nhóm tác giả thống kê số lƣợng HS
cuối cấp bỏ học năm có thời điểm 134/825 em. Bên cạnh đó,hiện tƣợng HS đến
độ tuổi đi học nhƣng không đến trƣờng chiếm tỉ lệ đáng kể. Số HS này chủ yếu
rơi vào HS mẫu giáo đủ tuổi đến lớp 1 và HS lớp 5 sau khi tốt nghiệp TH. Tình
trạng trẻ mù chữ, chậm độ tuổi đến trƣờng thuộc các dân tộc thiểu số nhƣ
Hmông, Dao, Mảng…ở vùng cao có chiều hƣớng gia tăng. Tình trạng xuống cấp
của cơ sở vật chất cùng rào cản ngôn ngữ tiếp tục đƣợc đánh giá là những
nguyên nhân khách quan khiến giáo dục vùng núi gặp nhiều thử thách, khó khăn
trong nhiều năm trời, kéo dài tới tận bây giờ.
Cùng quan điểm cho rằng yếu tố cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực có vai
trò tiên quyết đối với giáo dục miền núi, Nguyễn Ngọc Thanh và cộng sự đã
khảo sát tại các tỉnh Lai Châu, Hà Giang và Kon Tum và chỉ ra cơ sở vật chất đối
với giáo dục chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Lớp học phải mƣợn nhà dân bản,
phƣơng tiện dạy học, đồ dùng cho HS còn thiếu thốn trầm trọng. Thiếu lớp, thiếu
giáo viên dẫn tới mô hình lớp ghép phổ biến ở bậc TH ở các vùng xa, vùng sâu.
Đời sống và điều kiện sinh hoạt của GV các cấp vẫn còn rất khó khăn. Để góp
phần cải thiện điều kiện học tập của học sinh ở miền núi, Nguyễn Ngọc Thanh
cho rằng một số mô hình bán trú dân nuôi rất phù hợp với các địa phƣơng vùng
cao, tạo điều kiện cho các em đến trƣờng và giảm tỉ lệ bỏ học. Năm 2010,
Nguyễn Ngọc Thanh cùng các đồng sự tiếp tục đánh giá lại toàn bộ các chính
sách đối với giáo dục vùng cao ở mọi góc độ, từ chính sách đối với HS, GV và
cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng học.

18
Song song với những đánh giá chính sách giáo dục hiện nay, một số nhà
nghiên cứu có khuynh hƣớng đặt giáo dục miền núi trong bối cảnh điều kiện
kinh tế, văn hóa tộc ngƣời. Từ cách nhìn này, các nhu cầu thiết yếu về lao động
trẻ em, kinh tế hộ gia đình, vấn đề giới, hôn nhân truyền thống đƣợc đặt ra nhƣ

là những trở lực ngăn cản trẻ em tới trƣờng. Vƣơng Xuân Tình và Bùi Thế
Cƣờng đƣa ra khái niệm “bản trắng” về giáo dục và cho rằng cƣ dân miền núi
phía Bắc Việt Nam là một trong những nhóm ngƣời nghèo nhất ở nƣớc ta nên
nhu cầu lao động, bao gồm cả trẻ em khi các em đủ tuổi đến trƣờng hoặc đang đi
học là rất bức thiết. Vì vậy, tác giả đƣa ra kiến nghị: nâng cao chất lƣợng giáo
dục miền núi phải song song với các giải pháp mang tính đồng bộ nhằm cải
thiện đƣợc tình trạng nghèo đói kinh niên.
Cùng khuynh hƣớng phân tích các nền tảng văn hóa, xã hội của tộc ngƣời
nhằm tìm ra mối liên hệ với tình trạng giáo dục miền núi. Lê Thị Thủy trong
nghiên cứu: Học tập và lao động của trẻ em gái dân tộc nhìn từ kết quả nghiên
cứu đã khẳng định: Đối với vùng núi, mức sống gia đình có liên quan trực tiếp
đến việc học tập của trẻ em. Nhiều hộ thiếu ăn từ 4-5 tháng/năm, làm không đủ
ăn nên nhiều phụ huynh cho con em mình nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình.
Ngoài ra, bản thân bố mẹ các em cũng chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của
việc đi học.
Ngoài hệ thống các nghiên cứu đánh giá chính sách, mối tƣơng quan giữa
mức sống và giáo dục ở trên, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (thuộc Bộ Giáo
dục và Đào tạo) có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá chƣơng trình học, sách
giáo khoa và các hình thức tổ chức lớp học của HS miền núi.
Trƣớc hết, một số nhà nghiên cứu cho rằng sự chuẩn bị cho trẻ trƣớc khi
vào lớp 1 chƣa đầy đủ, điều này sẽ dẫn tới tình trạng kém tiếp thu ở bậc tiểu học.
Các bằng chứng trong Nghiên cứu chất lượng học tập của HS lớp 1,2,3 vùng dân
tộc thiểu số theo chương trình TH của tác giả Nguyễn Thanh Thủy và cộng sự
cho thấy sự chuẩn bị của trẻ mẫu giáo trƣớc khi ra lớp 1 của vùng dân tộc miền

19
núi chƣa đƣợc đầu tƣ và chú ý đứng mức. Trong các địa bàn nghiên cứu ở Yên
Bái, Hòa Bình và Cao Bằng, tình trạng này ở Yên Bái phổ biến hơn cả. Qua
phân tích chất lƣợng học tập các môn chủ đạo Toán, Tiếng Việt, nghiên cứu chỉ
ra những điểm yếu trong tiếp nhận tri thức của HS miền núi nhƣ chậm, học mang

tính thuộc lòng và thậm chí chƣa thể đánh vần thành thạo dù đã HS lớp 3 (tốc độ
đánh vần 40 từ/phút) đối với môn Tiếng Việt và chƣa thể tính toán thành thạo
đối với môn Toán.
Đối với GV, tác giả chỉ rõ những khoảng cách khó san lấp về trình độ
giảng dạy của GV vùng dân tộc thiểu số đối với vùng đồng bằng. Thậm chí,
khoảng cách này cũng tồn tại giữa GV dân tộc thiểu số và GV ngƣời Kinh công
tác vùng miền. Sự khác nhau chủ yếu ở các khía cạnh ngôn ngữ, tâm lý giao tiếp
và nghiệp vụ sƣ phạm. Trong khi GV ngƣời dân tộc thiểu số có khả năng truyền
đạt kiến thức cho HS bản địa nhƣng lại ít sử dụng tiếng Việt trong giảng dạy và
chất lƣợng các lớp học do các GV này đứng lớp thƣờng không cao. Ngƣợc lại,
GV miền xuôi phải rất cố gắng, nỗ lực học tiếng địa phƣơng hơn là tập trung
nâng cao trình độ chuyên môn để giúp HS hiểu đƣợc bài học.
Những hạn chế trong việc chuẩn bị tiếng phổ thông trƣớc khi ra lớp đã
ảnh hƣởng lớn đến việc trẻ đọc thông viết thạo, dẫn đến chất lƣợng học tập của
HS miền núi rất thấp. Đó còn chƣa kể các em ngại giao tiếp, sử dụng tiếng mẹ đẻ
làm ngôn ngữ hằng ngày, kể cả trên lớp đã gây ra nhiều trở ngại trong việc tiếp
thu kiến thức từ trƣờng học.
Ngoài ra, giải pháp “lớp ghép” nhằm giải quyết tức thời tình trạng thiếu
giáo viên, thiếu trƣờng lớp tại các điểm trƣờng cũng đƣợc một số tác giả đánh
giá có thể ảnh hƣởng tới khả năng tiếp thu của trẻ.Tại Tạp chí giáo dục số
83/2004, Lớp ghép tại giáo dục TH miền núi đƣợc Nguyễn Thanh Thủy đề cập
nhƣ là một bất cập lớn của giáo dục TH miền núi vẫn tồn tại dai dẳng trong khi
chƣa có một biện pháp khả thi nào có thể “xóa bỏ”.

20
Dƣới góc độ truyền thông, báo chí. Trong một vài năm trở lại đây, nhiều
kênh thông tin đại chúng đã đăng tải hàng trăm bài viết phản ánh những tồn tại,
thực trạng về giáo dục TH miền núi. Gần đây nhất, tháng 4/2013, Đài truyền
hình Việt Nam đã phát phóng sự dài kỳ Gian nan gieo chữ ở vùng cao đã phản
ánh những tồn tại đang có nhƣ chế độ đối với GV, việc luân chuyển cán bộ, cơ

sở vật chất cho giáo dục TH miền núi… phần nào đã nói lên những bất cập đang
tồn tại.
Còn không ít các công trình, các đề tài khoa học và nghiên cứu khoa học
đề cập tới nội dung hoặc một phần nội dung mà chúng tôi nghiên cứu. Chƣa thể
hệ thống đƣợc toàn bộ do điều kiện hạn chế nên chúng tôi tập trung khai thác tối
đa những tƣ liệu mà mình đọc, sƣu tầm và có đƣợc. Những nghiên cứu trên là
những chỉ dẫn và định hƣớng rất hữu ích đối với chúng tôi trong quá trình thực
hiện đề tài của mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nguồn tƣ liệu đƣợc chúng tôi sử dụng
gồm ba loại:
- Tài liệu của các nghiên cứu đi trƣớc là tiền đề, định hƣớng cho nghiên
cứu của chúng tôi tìm hiểu về vấn đề cần quan tâm.
- Nguồn tài liệu thực địa: Gồm toàn bộ các báo cáo tổng kết 3 năm học từ
2010 đến 2012 của trƣờng TH Púng Luông; Báo cáo tổng kết 3 năm học cấp TH
từ năm 2010 đến 2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải.
Thống kê các bảng hỏi, hệ thống tài liệu thông qua băng ghi âm, phỏng vấn và
thảo luận nhóm trong quá trình điền dã.
- Nguồn tài liệu tham khảo trên internet: Bao gồm các tƣ liệu liên quan
đến chính sách giáo dục, chính sách hỗ trợ GV và HS của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, các Vụ, Phòng ban liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên
cứu còn sử dụng các thông tin trên cổng thông tin điện tử của tỉnh Yên Bái,
huyện Mù Cang Chải và các báo điện tử: Dantri.com.vn, baoyenbai…

21
4. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi chọn nghiên cứu tại xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh
Yên Bái. Đây là một tỉnh nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, có địa hình chủ yếu là
đồi núi gây khó khăn cho giao thông hạ tầng phát triển, điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt với nhiều thiên tai, nhƣ sƣơng muối, lũ quét, lở đất gây khó khăn cho phát

triển kinh tế. Đồng bào ở đây chủ yếu canh tác nông, lâm nghiệp. Trong đó lúa
nƣớc và nƣơng rẫy là những phƣơng thức chủ yếu trong cơ cấu nông nghiệp
trong khi nguồn lợi từ lâm nghiệp không còn nhiều nhƣ trƣớc. Yên Bái cũng là
tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo cao của cả nƣớc, 26,5% so với tỉ lệ nghèo của cả nƣớc là
14,2%. Trong các huyện của tỉnh Yên Bái, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Nghĩa Lộ
là những huyện nghèo nhất của cả nƣớc
7
. Việc phát triển và đầu tƣ cho giáo dục
trong nhiều năm qua đã có nhiều tiến bộ nhƣng chất lƣợng giáo dục tại các
huyện nghèo vẫn còn không ít khó khăn do điều kiện kinh tế chƣa đƣợc cải
thiện.
Xã Púng Luông là xã miền núi đặc biệt khó khăn (theo phân loại của Nhà
nƣớc trong Chƣơng trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn
miền núi và vùng sâu, vùng xa 135 năm 1998). Xã có 574 hộ gia đình, cƣ dân
chủ yếu làm nông nghiệp với 90,7% hộ canh tác nông lâm nghiệp, 8,2% hộ chỉ
làm lâm nghiệp. Đây là khu vực sinh sống chủ yếu của các tộc ngƣời Hmông với
khoảng 98% dân số. Một số ít là ngƣời Tày và Thái. Cộng đồng ngƣời Kinh là
những ngƣời làm ăn buôn bán, dạy học và công nhân một số công trình thủy điện
gần đó chiếm tỉ lệ rất ít. Điều kiện kinh tế xã hội của đồng bào Hmông ở đây còn
ở mức thấp, nhiều hộ thƣờng xuyên thiếu đói
Phương pháp thu thập tài liệu ở thực địa
Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng nhiều phƣơng pháp khác
nhau: quan sát tham gia; phỏng vấn sâu; bảng hỏi cấu trúc; thảo luận nhóm; thu


7
Tổng cục Thống kê, năm 2011.

22
thập tài liệu báo cáo ở địa phƣơng. Trong đó quan sát tham gia vẫn là phƣơng

pháp trọng tâm vì những ƣu điểm của nó trong mô tả dân tộc học.
Chúng tôi có 2 đợt điền dã chính:
Đợt 1: từ ngày 5 đến ngày 23/8/2011: Chuyến đi đầu tiên đến địa bàn
nghiên cứu của chúng tôi là làm quen với thực địa, thu thập các số liệu, báo cáo
tại trƣờng TH Púng Luông và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải.
Cũng trong chuyến đi này, chúng tôi có dịp đến tất cả các điểm trƣờng, kể cả
điểm cắm bản của trƣờng TH Púng Luông. Các tài liệu ghi chép và số liệu báo
cáo đều đƣợc chúng tôi xử lý ban đầu để chuẩn bị cho chuyến đi tiếp theo.
Đợt 2: Từ ngày 5 đến ngày 25/12/2012: Thực hiện bảng hỏi, phỏng vấn sâu,
quan sát tham gia.
Khảo sát bằng bảng hỏi: Nội dung chính tập trung:
- Đối với toàn bộ GV của trƣờng TH Púng Luông. 32 GV
- Hoàn cảnh kinh tế và nhân khẩu học của các gia đình. 20 gia đình ở ba
bản khác nhau. Chúng tôi thực hiện ở 3 bản tập trung 100% là đồng bào Hmông
gồm: Mí Háng Tủa Chử, Mí Háng Tâu và Nả Háng A.
Đối với bảng hỏi các hộ dân, trình độ chủ yếu của ngƣời trả lời bảng hỏi là
phổ cập TH hoặc biết chữ.
- Phỏng vấn sâu: Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát tại thực địa, chúng
tôi đã tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn với các đối tƣợng liên quan gồm: cán bộ
quản lý giáo dục, lãnh đạo nhà trƣờng, các GV lâu năm hoặc mới lên công tác,
chính quyền địa phƣơng và các hộ dân. Các cuộc phỏng vấn, nói chuyện đều
đƣợc chúng tôi ghi âm và đánh mã số kí hiệu, thuận lợi cho quá trình tìm kiếm
và thao tác hệ thống lại tƣ liệu. Ví dụ PL1.2011.Co Dung.amr: Trong đó, PL1 là
kí hiệu tài liệu thực hiện tại Púng Luông số 1, thực hiện năm 2011 và phỏng vấn
cô giáo Dung.
- Thảo luận nhóm: Chúng tôi tiến hành các cuộc thảo luận nhóm tập trung
vào các GV với các vấn đề liên quan đến đề tài.Ở đây, chúng tôi có những cuộc

23
thảo luận nhóm là các GV chỉ làm công tác giảng dạy và các GV làm công tác

quản lý giáo dục.
- Các nghiên cứu đi trƣớc: Thu thập tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc
về giáo dục miền núi, giáo dục TH miền núi trong các thƣ viện, viện nghiên cứu
và cả hệ thống tài liệu thông qua mạng internet.
Phương pháp phân tích
- Với các nghiên cứu đi trƣớc: phân tích, so sánh các nghiên cứu của nhiều
tác giả khác nhau để khái quát lên đƣợc xu hƣớng nghiên cứu, thành quả họ đã
làm đƣợc là gì. Các nghiên cứu về giáo dục rất rộng nhƣng cần hệ thống và tìm
các dữ liệu liên quan đến giáo dục TH, đặc biệt đối với miền núi. Các đề tài đã
đƣa ra những tồn tại gì và đề xuất giải pháp ra sao.
+ Với các nguồn tài liệu về giáo dục và kinh tế xã hội tại địa phƣơng.
Sử dụng các tài liệu về kinh tế xã hội địa phƣơng, công tác khuyến học để
sử dụng làm tƣ liệu liên quan đến các vấn đề phát triển giáo dục tại địa bàn
nghiên cứu từ trƣớc đến nay. Các văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo,
UBND huyện Mù Cang Chải và chính quyền địa phƣơng để thấy chủ trƣơng
phát triển giáo dục tại đây ra sao.
+ Với các nguồn dữ liệu định tính và định lƣợng
- Do các mẫu không lớn và phần lớn câu hỏi trong bảng hỏi đơn giản,
không nhiều nên chúng tôi tự tổng hợp và so sánh trên Exel
- Lập các hồ sơ phỏng vấn, hồ sơ thực hiện bảng hỏi với từng cá nhân.
5. Cấu trúc của Luận văn
Dẫn luận
Chƣơng 1: Địa bàn nghiên cứu
Trong chƣơng đầu tiên, chúng tôi giới thiệu về địa bàn nghiên cứu gồm
những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và văn hóa. Trong phần này, chúng tôi
cũng giới thiệu qua về hệ thống giáo dục tại huyện miền núi đặc biệt khó khăn
Mù Cang Chải từ trƣớc đến nay.

24
Chƣơng 2: Nhà trƣờng

Chƣơng 2 tập trung phân tích hệ thống cơ sở vật chất còn quá nhiều khó
khăn. Những thiếu thốn trong việc phân phối SGK, thiết bị dạy học. Ngoài ra,
việc thí điểm mô hình bán trú tự quản là biện pháp khả dĩ giúp nâng cao chất
lƣợng học tập và giữ HS ở lại với lớp, hạn chế phần nào tình trạng bỏ học từ sau
năm 2011. Ngoài ra, chúng tôi còn tập trung phân tích hiệu quả của một số dự án
đầu tƣ cho giáo dục đƣợc triển khai tại huyện Mù Cang Chải.
Chƣơng 3: Chƣơng trình và thực hành giáo dục
Trong chƣơng tiếp theo này, chúng tôi hệ thống toàn bộ những nghiên cứu
chủ yếu của mình để phản ánh về chất lƣợng giáo dục TH miền núi với việc lấy
HS làm trung tâm nghiên cứu. Những vấn đề về chất lƣợng học tập một số môn
học chính. Thực trạng bỏ học, tình trạng chuẩn bị vào lớp 1 và những bƣớc
chuẩn bị đầu tiên của các em HS miền núi đƣợc phân tích kỹ lƣỡng. Ngoài ra,
việc sử dụng tiếng Việt trong dạy và học, những so sánh giữa các trƣờng TH
trong cùng huyện. Từ những nguyên nhân của thực trạng đang tồn tại, chúng tôi
lý giải chúng thông qua nghiên cứu của mình.
Chƣơng 4: Giáo viên và học sinh
Những năm qua, chính sách đãi ngộ với GV miền núi đã phần nào đƣợc
cải thiện và nâng cao bằng hàng loạt biện pháp hỗ trợ của Đảng và Nhà nƣớc,
ngành giáo dục nhƣng đối với họ, ngoài biện pháp nghiệp vụ chuyên môn, nếu
không yêu nghề, yêu trẻ em miền núi, có lẽ không trụ lại đƣợc với công việc.
Những tồn tại về chế độ luân chuyển cán bộ, chất lƣợng đội ngũ những ngƣời
đứng lớp và tâm tƣ nguyện vọng của họ sẽ đƣợc đề cập đến trong phần này.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo




25


CHƢƠNG 1
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Púng Luông
Hình 1: Vị trí xã Púng Luông


Bản đồ xã Púng Luông (phần đƣợc bôi sẫm).
Nguồn: www.yenbai.gov.vn/vi/map/Pages/bando.aspx truy cập ngày 22/9/2013
Vị trí địa lý:
Xã Púng Luông có diện tích 53,5743km2 với dân số khoảng 3.200 ngƣời.
Mật độ dân số tính đến tổng điều tra dân số năm 2009 là 64 ngƣời/km2
8
. Púng
Luông nằm ở phía Tây Nam của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, cách trung


8
Theo Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế - xã hội xã Púng Luông năm 2010.

×