Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Du lịch cộng đồng vùng núi phía bắc Việt Nam ( nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.68 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HƯỜNG



DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG NÚI PHÍA
BẮC VIỆT NAM
(Nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và
bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hoà Bình)



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ




Hà Nội - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ HƯỜNG




DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG NÚI PHÍA
BẮC VIỆT NAM
(Nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và
bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hoà Bình)


Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 60 22 70


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN VĂN CHÍNH



Hà Nội - 2011

1

MỤC LỤC

Lời cảm ơn.
Dẫn luận 3
1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề. 6
3. Vấn đề và địa bàn nghiên cứu 12
4. Phương pháp nghiên cứu 13
5. Bố cục luận văn 15
Chương I. Tài nguyên du lịch ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và loại hình du
lịch cộng đồng 16

1.1. Cảnh quan sinh thái với tư cách là một nguồn tài nguyên du lịch của vùng núi
Tây Bắc 16
1.2. Văn hóa tộc người với tư cách là một nguồn tài nguyên nhân văn của du lịch
cộng đồng 24
1.3. Sự hình thành loại hình du lịch cộng đồng ở Bản Lác (Hòa Bình) và Sả Séng
(Lào Cai) 43
Chương II. Du lịch cộng đồng và tác động kinh tế - môi trường ở địa phương.
54
2.1. Dịch vụ du lịch tại cộng đồng 54
2.1.1. Dịch vụ nhà nghỉ và loại hình du lịch tại gia (homestay) 54
2.1.2. Sản xuất và tiêu thụ sản vật địa phương 58
2.1.3. Dịch vụ ẩm thực trong du lịch cộng đồng 67
2.1.4. Quảng bá, môi giới và hướng dẫn viên du lịch 69
2.2. Tác động kinh tế 72
2.2.1. Du lịch cộng đồng và kinh tế hộ gia đình 72
2.2.2. Du lịch cộng đồng và dịch chuyển cơ cấu kinh tế địa phương 77
2.2.3. Du lịch cộng đồng và quá trình đô thị hoá ở miền núi 81
2.3. Tác động lên môi trường sinh thái 86
2.3.1. Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương 86
2.3.2. Nguy cơ rác thải và ô nhiễm môi trường 88
2

Chương III. Du lịch cộng đồng và tác động lên đời sống văn hoá - xã hội ở địa
phương 90
3.1. Văn hoá tộc người trong du lịch cộng đồng 90
3.1.1. Lễ hội cổ truyền và du lịch 90
3.1.2. Lối sống của tộc người và du lịch 92
3.1.3. Văn nghệ địa phương và du lịch 94
3.2. Tác động của du lịch lên đời sống văn hoá - xã hội địa phương 96
3.2.1. Bản sắc văn hoá tộc người 96

3.2.2. Tình hình an ninh, chính trị 119
3.2.3. Quá trình thương mại hoá văn hoá 121
3.3. Sex và nghiện hút trong du lịch cộng đồng và tác động của nó 125
3.3.1. Dịch vụ sextour trong du lịch ở cộng đồng 125
3.3.2. Quan niệm và hành vi văn hoá tình dục ở địa phương 128
3.3.3. Du lịch và tình trạng nghiện hút ở địa phương 130
3.3.4. Người dân địa phương trước các tệ nạn xã hội du nhập vào cộng đồng qua
hoạt động du lịch. 135
Kết luận 137
Tài liệu tham khảo
Phụ lục ảnh











3

DẪN LUẬN

1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ngày nay, khi cuộc sống vật chất, tiện nghi đã trở nên đầy đủ với nhiều
người thì nhu cầu khám phá những vùng đất mới, tiếp xúc với những nền văn hoá
mới trở thành một xu hướng phổ biến và do đó, du lịch đã trở thành một nhu cầu

không thể thiếu đối với nhiều người. Tham quan du lịch ngày nay không chỉ dừng
lại ở sự chiêm ngưỡng, ngắm nhìn mà đối với nhiều khách du lịch, còn là cơ hội để
tìm hiểu và khám phá nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết của bản thân. Con người
hoà mình vào môi trường thiên nhiên, môi trường văn hoá xa lạ và cảm nhận một
cách trực tiếp, chân thực và trọn vẹn những giá trị của tài nguyên du lịch mà mình
mong muốn được đến tận nơi để trải nghiệm.
Theo số liệu điều tra của Tổ chức du lịch thế giới, ngày nay có trên 80% số
khách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị văn hoá độc đáo và khác biệt
với nền văn hoá của dân tộc họ. Họ muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn
hoá giàu bản sắc, đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân
địa phương. Người dân tự tổ chức các sinh hoạt văn hoá đích thực vì cuộc sống của
chính họ chứ không phải "đóng giả" như diễn viên để phục vụ du khách. Các hoạt
động văn hoá sống động như phiên chợ, cảnh làm ruộng bậc thang, lễ cưới, sinh
hoạt ở từng gia đình, sản xuất đồ rèn, thêu dệt thổ cẩm, v.v., luôn thu hút du khách
(Trần Hữu Sơn, ).
Những nhu cầu trên đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho loại hình du lịch cộng
đồng ra đời và phát triển.
Du lịch cộng đồng thường được hiểu như là một loại hình du lịch mà khách
du lịch được “ba cùng”: Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản
địa. Du lịch cộng đồng một mặt tạo ra mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa khách du
lịch với cộng đồng cư dân địa phương, mặt khác người dân địa phương không chỉ là
đối tượng được thăm viếng một cách thụ động mà họ cũng là một phần của quá
trình du lịch, từ tiếp cận thị trường, tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch và quản lý du
lịch trên địa bàn và gắn bó chặt chẽ với loại hình du lịch cộng đồng. Như vậy, khái
4

niệm du lịch cộng đồng cũng có thể hiểu như là một loại hình du lịch dựa vào cộng
đồng (community-based tourism).
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN (1998) đã khuyến cáo khách du
lịch rằng thay vì tìm kiếm “thiên đường”, hãy phát hiện tính đa dạng văn hóa bằng

cách cố gắng hiểu biết một số lối sống khác qua các con mắt khác hơn là phung phí
tiền bạc để tận hưởng những chuyến đi du lịch ở “một quê hương xa nơi quê
hương” (Nguyễn Đình Hoè 2001, tr.84)
Khách du lịch một khi tham gia vào loại hình du lịch cộng đồng thì không
còn là khách thể mà thực sự đã trở thành chủ thể của môi trường tự nhiên và văn
hoá nơi đến. Cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với người dân bản địa, nhập vai trở
thành một người dân bản địa với cuộc sống sinh hoạt của một người dân bản địa.
Loại hình du lịch này ngay từ khi ra đời đã nhanh chóng trở nên phổ biến
rộng rãi, thu hút một lượng đông đảo khách du lịch tham gia bởi nó không chỉ đem
lại cảm giác thú vị, độc đáo cho du khách khi khám phá và hoà nhập vào một nền
văn hoá mới mà còn mang tính nhân văn sâu sắc khi góp phần chia sẻ lợi ích từ du
lịch với cộng đồng địa phương.
Tại nhiều quốc gia và địa phương, khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn thì lợi ích chủ yếu thuộc về nhà cung ứng du lịch và các cơ quan tổ chức
và quản lý du lịch của địa phương. Còn cư dân địa phương - một mắt xích không
thể thiếu trong hoạt động du lịch, chủ nhân của tài nguyên du lịch nhân văn và cũng
là người bảo vệ, gìn giữ tài nguyên du lịch tự nhiên lại hưởng lợi không nhiều từ
hoạt động du lịch. Du lịch cộng đồng do đó sẽ góp phần khắc phục những hạn chế
nói trên, đặc biệt là với những hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch. Việc chia
sẻ này có thể được xem như một hình thức phân chia lợi ích một cách hợp lý cho
các bên tham gia, điều hoà mâu thuẫn giữa các nhóm quyền lợi và đảm bảo một sự
công bằng nào đó trong phát triển. Những lợi ích thiết thực đó sẽ góp phần nâng cao
ý thức bảo tồn của cộng đồng và nhờ đó tài nguyên du lịch của địa phương sẽ được
bảo vệ từ chính những người dân địa phương.
Du lịch cộng đồng ở Việt Nam tuy mới phát triển gần đây nhưng đã hé lộ
một triển vọng to lớn trong tương lai. Một số địa phương đã bước đầu tổ chức phát
triển loại hình du lịch này như Mai Châu (Hòa Bình), Sapa (Lào Cai), Ba Bể (Cao
5

bằng), Huế (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), và nhiều địa bàn thuộc đồng

bằng sông Cửu Long.
Miền núi phía Bắc Việt Nam là địa bàn cư trú chủ yếu của nhiều dân tộc
thiểu số, nơi đó còn lưu giữ được kho tàng văn hoá truyền thống giàu bản sắc, môi
trường sinh thái trong lành, là điều kiện lý tưởng để thu hút khách tham quan, nghỉ
dưỡng. Hình thức du lịch cộng đồng được khách du lịch ưa thích vì họ có thể tiếp
cận dễ dàng vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi có cảnh quan lý tưởng và sắc màu
văn hoá đa dạng. Nói cách khác, miền núi đang trở thành mảnh đất có một mê lực
mạnh mẽ của du khách đến với bản làng các dân tộc.
Bên cạnh sức hấp dẫn của du lịch văn hóa tộc người (ethnic tourism), người
ta cũng thấy du lịch có tác động mạnh lên đời sống văn hoá - xã hội cộng đồng địa
phương. Điều này dường như đặt du lịch cộng đồng trước tình trạng lưỡng nan của
phát triển. Một mặt, du lịch được xem là một ngành công nghiệp không khói mang
lại lợi nhuận lớn cho các hãng lữ hành và các cộng đồng địa phương nơi có điểm du
lịch hấp dẫn, nhưng mặt khác, một trong những yếu tố sống còn của sự phát triển du
lịch là phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia vào quá trình du lịch,
bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hoá tộc người, bảo vệ được môi trường tự
nhiên. Chính vì vậy, để phát triển du lịch bền vững và đạt hiệu quả cao, một trong
những yêu cầu bức thiết của các nhà quản lý là phải biết được mức độ tác động của
du lịch đến cộng đồng địa phương cả trước mắt cũng như lâu dài, từ đó đề ra được
các giải phát triển du lịch bền vững và hiệu quả hơn.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và lý luận nói trên, tôi đã chọn đề tài: Du
lịch cộng đồng vùng núi phía Bắc Việt Nam để nghiên cứu làm luận văn khoa học
với tham vọng có thể thu thập thông tin và phân tích mối quan hệ phức tạp giữa sự
phát triển của loại hình du lịch cộng đồng và tác động của nó lên cuộc sống của
người dân địa phương, góp một cách nhìn cùng các nhà làm chính sách phát triển du
lịch hướng đến bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá tộc người, phát triển kinh tế xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu của tôi chủ
yếu tập trung vào hai trường hợp là Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) và Bản Sả Séng
(Sa Pa, Lào Cai).


6

2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về loại hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam là một đề tài còn khá
mới mẻ. Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu đề cập trực tiếp đến du lịch cộng đồng
cũng như những tác động của du lịch lên đời sống văn hoá tộc người tại chỗ và
những ngụ ý cho phát triển du lịch bền vững. Trong số những nghiên cứu này, có
thể kể ra công trình của Võ Quế trong “Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng”
(2006). Nghiên cứu này chủ yếu dựa vào các thông tin đã có về du lịch cộng đồng ở
các nước châu Á và một số khu du lịch sinh thái trong nước để đề xuất mô hình hoạt
động du lịch bền vững. Trong công trình này, tác giả cũng tập trung làm rõ các khái
niệm, mục tiêu, ý nghĩa, điều kiện, nguyên tắc và tiêu chí tham gia phát triển du lịch
dựa vào cộng đồng. Đáng tiếc là quá trình hình thành, phát triển loại hình du lịch
cộng đồng trong nước và các trường hợp điển hình của loại hình du lịch này đã không
được quan tâm làm rõ.
Nguyễn Đình Hoè và Vũ Văn Hiếu trong công trình về “Du lịch bền vững”
(2001) đã tập trung phân tích các nguyên tắc của quan điểm phát triển bền vững. Họ
đã chỉ ra một cách xác đáng rằng du lịch bền vững chỉ thực sự được thực thi khi và
chỉ khi cộng đồng địa phương được tham gia vào quá trình du lịch. Theo các tác giả
này, vai trò và vị trí của cộng đồng bản địa nơi có địa điểm du lịch là vấn đề quan
trọng hàng đầu trong định hướng phát triển du lịch bền vững ở miền núi.
Gần đây, trong một hội thảo hiếm hoi nhằm chia sẻ kinh nghiệm phát triển
du lịch cộng đồng, một số bài viết công bố trong Kỷ yếu Hội thảo chia sẻ kinh
nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về du lịch
cộng đồng trên cơ sở so sánh giữa du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Hội thảo
này đã đánh dấu sự xuất hiện và bước đầu trao đổi thử nghiệm mô hình du lịch cộng
đồng ở Việt Nam, xây dựng cơ sở nền tảng lý luận cho nghiên cứu và xây dựng mô
hình du lịch cộng đồng sau này.
Gần đây, trong nhân loại học văn hóa thế giới bắt đầu xuất hiện một ngành học
có tên gọi Nhân học về du lịch (Anthropology of Tourism). Nằm trong trào lưu này,

đã có một công trình giáo khoa về mối liên hệ giữa nhân loại học và du lịch được
dịch ra tiếng Việt. Đó là biên khảo của Cao Lộ Gia (2004) có tiêu đề Nghiên cứu
Nhân loại học Du lịch. Trong tài liệu này, tác giả đã cung cấp cho ta một cái nhìn khá
7

mới mẻ, toàn diện về hệ thống cơ sở lý luận về lý thuyết nhân loại học và du lịch và
mối quan hệ giữa nhân loại học với phát triển du lịch. Ông phân tích các thành tố
thuộc nhân loại học và ứng dụng nó vào phát triển du lịch. Tuy nhiên ông chỉ xem
đây là nền tảng bước đầu, khái quát về nhân loại học và mối quan hệ của nó với du
lịch dưới con mắt của một nhà nghiên cứu Trung Quốc. Theo ông thì “vận dụng tư
liệu Trung Quốc, giải quyết vấn đề Trung Quốc là cách trình bày giải thích hệ thống
của nhân loại học du lịch Trung Quốc ” (Cao Lộ Gia, 2004, tr.5). Hệ thống lý luận
này cũng có thể là một nguồn tài liệu tham khảo tốt để vận dụng vào nghiên cứu du
lịch tộc người ở Việt Nam.
Như vậy, dù ít ỏi, những tài liệu có tính lý luận nói trên thực sự có ích cho
quá trình nghiên cứu làm luận văn của tôi. Nó đã cung cấp một cái nhìn lý luận tổng
quan về loại hình du lịch cộng đồng, nêu ra và thảo luận một loạt các khái niệm, đặc
trưng và điều kiện phát triển của du lịch cộng đồng. Đó là cơ sở lý luận quan trọng
để vận dụng vào nghiên cứu loại hình du lịch này và tác động của nó lên đời sống
văn hoá tộc người tại một địa bàn cụ thể.
Bên cạnh những vấn đề lý luận và khái niệm có tính công cụ, cũng cần phải
nhận thấy rằng trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương
đã triển khai một hệ thống chính sách về phát triển du lịch. Có thể nói đây cũng là
một trong những cơ sở quan trọng đặt nền tảng cho các phân tích về vai trò của nhà
nước, của chính quyền địa phương trong việc xây dựng chính sách phát triển du lịch
trên cơ sở khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh thái, nhân văn của
địa phương. Nhiều địa phương cũng cho ra đời các chương trình, đề án phát triển du
lịch, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, v.v. Tuy nhiên, như một
đặc điểm phổ quát ở tầm vĩ mô, hệ thống chính sách phát triển du lịch nói chung và
du lịch cộng đồng nói riêng ở Việt Nam chủ yếu được hình thành và áp đặt từ trên

xuống thay vì xuất phát từ cộng đồng. Tiếng nói của người dân địa phương trong
việc đề xuất phát triển du lịch ở địa bàn của họ thường ít được quan tâm xem xét.
Một nguồn tài liệu tương đối phổ biến giúp ta tiếp cận thông tin về du lịch
cộng đồng dễ dàng là hệ thống tài liệu quảng bá du lịch được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Như thường thấy, các tài liệu này thường có
khuynh hướng “thi vị hoá” các giá trị văn hoá tộc người, lãng mạn hoá những giá trị
8

nhân văn lãng mạn nơi miền sơn cước nhằm kích thích tính hiếu kỳ và xung động
tâm lý của du khách. Chẳng hạn hình ảnh “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” trong
giai điệu thơ ngọt ngào, đằm thắm của nhà thơ Quang Dũng hoặc “những miền gái
đẹp” với huyền thoại xoè Thái, những tuyệt sắc giai nhân làm mê đắm lòng người
thường được khai thác nhằm quảng bá, giới thiệu trong các tờ rơi, tập gấp giới thiệu
về điểm du lịch do các hãng du lịch lữ hành, các Trung tâm Xúc tiến du lịch của các
tỉnh in ấn và phát hành. Mục đích chính của hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch
nhằm tăng sức hấp dẫn du khách, từ đó tăng doanh thu lợi nhuận cho các nhà kinh
doanh lữ hành mà lờ đi tác động của du lịch lên văn hoá tộc người. Gần đây trên các
phương tiện thông tin đại chúng, các dòng “tít” đưa tin về du lịch cộng đồng, quảng
bá các tour, tuyến, điểm du lịch với các nhan đề rất ấn tượng như “Lên Mai Châu
thăm bản Lác, múa sạp cùng người Thái”, “Mai Châu - điểm hẹn của du khách”,
“Nét duyên thầm Mai Châu”, “Tả Phìn hướng tới mặt trời”.v.v được đăng tải và
cập nhật liên tục, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Du lịch
cộng đồng được nhận định như một hiện tượng du lịch mới nổi và phát triển rầm rộ.
Trong đó vùng dân tộc thiểu số được nhận định là một trong những mảnh đất lý
tưởng để phát triển du lịch cộng đồng. Việc tiếp cận hệ thống tài liệu này sẽ giúp ta
xác định dòng du lịch chủ đạo và lý giải nguyên nhân bùng nổ của trào lưu du lịch
này trong thời gian gần đây. Tuy vậy đây chỉ là những thông tin rời rạc và mang
tính thời sự.
Cuối cùng, trong số các nghiên cứu về văn hóa và du lịch, phải kể đến các
công trình khảo cứu nhân học trong nước về các tộc người miền núi cũng như

những quan tâm của các cá nhân và tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực du lịch
và văn hóa tộc người ở Việt Nam. Tuy nhiên, phải nói rằng các nghiên cứu về văn
hoá tộc người ở Việt Nam có khuynh hướng tập trung mô tả kho tàng văn hoá
truyền thống của các tộc người, quá trình tộc người và đặc tính dân tộc. Không có
mối liên hệ đặc biệt nào giữa các mô tả dân tộc học này và sự hình thành của du lịch
cộng đồng hay du lịch tộc người, nhưng chính các mô tả này đã mang lại nhiều cảm
hứng cho các nhà thiết kế các tour du lịch và là một nguồn tư liệu chính thức cho
các giới thiệu về văn hóa tộc người của các hãng lữ hành.
9

Dưới đây tôi sẽ cố gắng điểm lại một số nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến du lịch cộng đồng ở các tộc người ở miền núi Bắc Việt Nam và đặc biệt là
hoạt động du lịch ở các tộc người Dao và Thái - tâm điểm chú ý của luận văn này.
Trong một nỗ lực bảo tồn đa dạng văn hóa và sinh thái, năm 1998, Tổ chức
Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới IUCN Việt Nam đã tiến hành một nghiên cứu sâu tại
Sapa nhằm phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam. Kết luận của nghiên cứu này
là muốn phát triển du lịch bền vững cần phải bảo tồn và phát huy các nguồn tài
nguyên, đặc biệt tài nguyên văn hoá truyền thống của các tộc người, thu hút sự tham
gia tối đa của cộng đồng vào hoạt động du lịch nhưng phải đảm bảo quyền lợi kinh
tế cho cộng đồng địa phương.
Dường như sự phát triển mạnh mẽ của du lịch tộc người ở Sapa đã thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài. Năm 1996 một học giả Mỹ là
Michael Dirgegorio và các cộng sự đã bắt đầu thu thập thông tin và phân tích ảnh
hưởng của du lịch ở Sapa lên tăng trưởng kinh tế ở địa phương. Một năm sau, Mark
Grindley (1997) công bố khảo sát về các hoạt động du lịch ở Sapa và các làng phụ
cận. Năm 1998, hai nhà nhân học Canada Jean Michaud và Sarah Turner xuất bản
bài viết “Contending Visions of a Hill-Station in Vietnam” phân tích lịch sử hình
thành của khu nghỉ dưỡng - du lịch nổi tiếng Sapa dưới thời thực dân và ba năm sau
(2000), họ lại viết chung một bài viết trình bầy các quan sát về hoạt động du lịch ở
chợ Sapa. Nhận định chung của hai nhà nghiên cứu này là chính văn hóa đặc sắc

của các dân tộc thiểu số nơi đây đã góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch tại
Sapa nhưng họ lại chỉ có được lợi ích rất hạn chế từ du lịch. Cũng giống như nhiều
nghiên cứu khác về du lịch ở Sapa, các tác giả này cho rằng giải pháp cho hiện trạng
này là cộng đồng địa phương phải được chủ động tham gia vào hoạt động du lịch của
họ cũng như kiểm soát việc khách du lịch vào thăm làng bản, thăm cuộc sống và các
lễ nghi của họ. Từ đó, các nghiên cứu đưa ra mô hình phát triển du lịch bền vững dựa
vào cộng đồng nhằm đem lại lợi ích công bằng cho người dân địa phương.
Thực ra, những quan điểm như vậy đã được Goeffwall, Michel Hall và
Trevor H. Sofield trình bầy khá rõ ràng trong các nghiên cứu của mình, trong đó
cho rằng văn hoá địa phương là nhân tố trung gian và là chất men của sự phát triển
du lịch; và một khi yếu tố này mất đi thì du lịch cộng đồng cũng mất sức hấp dẫn.
10
Các nhà nghiên cứu này tin rằng dịch vụ nhà nghỉ tại gia (homestay) là một cách
thích ứng của người dân bản xứ trước trào lưu du lịch cộng đồng và phản ánh sự
tham gia, tổ chức làm du lịch của người dân.
Trong một nỗ lực khám phá thị trường du lịch cộng đồng ở vùng núi Việt
Nam, một nghiên cứu sinh người Thái Lan tại đại học Chiang Mai tên là Achariya
Nate-Chei đã đến thực địa tại Bản Lác ở Mai Châu. Cô tập trung xem xét loại hình du
lịch cộng đồng trong bối cảnh toàn cầu hoá, đặc biệt là vai trò của thị trường trong
việc kiểm soát tác động của du lịch lên đời sống văn hoá và kế sinh nhai của cộng
đồng. Nghiên cứu của cô đã phân tích thị trường du lịch và giá trị văn hoá đối với
thị trường du lịch, về dịch vụ nhà nghỉ homestay tại cộng đồng và cách thích ứng
với hoạt động kinh doanh du lịch của cộng đồng địa phương. Do nhấn mạnh vào thị
trường du lịch nên nghiên cứu này không quan tâm nhiều đến tác động của du lịch
lên đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội và môi trường tại địa bàn nghiên cứu. Mặc dù
đây là một nghiên cứu đang được tiến hành song có vẻ như nó chưa thực sự chú
trọng đến chủ thể của du lịch cộng đồng và sự phản hồi của họ.
Trong khi các nghiên cứu của học giả nước ngoài có xu hướng nhấn mạnh
vào thị trường du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển du lịch bền vững thì
đã có một số nghiên cứu của các học giả trong nước quan tâm đến mối quan hệ qua

lại giữa văn hoá và du lịch. Chẳng hạn, tác giả Trần Hữu Sơn (2004) đã phân ảnh
hưởng của du lịch lên một số thiết chế xã hội người Mông ở Sapa trong khi Phạm Thị
Mộng Hoa và Lâm Thị Mai Lan (2000) lại xem xét tác động của du lịch đến đời sống
văn hoá - xã hội của các dân tộc thiểu số. Các nghiên cứu này đã phân tích không
gian ảnh hưởng của du lịch trên địa bàn nghiên cứu và đặc biệt là những tác động của
hoạt động du lịch đến cộng đồng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tiếng nói của người
trong cuộc và vai trò tham gia của người dân địa phương như một đối tác tham gia
lập kế hoạch và tham gia quản lý phát triển du lịch chưa được các tác giả đề cập đến.
Hiện tượng tình dục trong du lịch (Sex tour), nhận thức và khả năng kiểm soát của cư
dân bản địa về tình dục và tác động của hiện tượng này lên đời sống văn hoá truyền
thống và sức khoẻ cộng đồng cũng chưa được các tác giả đề cập đến.
Tiếp cận sự phát triển của du lịch ở Sapa trong mối liên hệ tương tác với quá
trình hình thành của hệ thống đường sắt Hải Phòng - Côn Minh, các tác giả Nguyễn
11
Văn Chính và Trần Thùy Dương (2007) đã tập trung tìm hiểu lịch sử phát triển du
lịch Sapa và vai trò của điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho sự phát triển du
lịch cũng như tác tác động của du lịch đối với quá trình di dân và đô thị hoá ở Sapa.
Tóm lại, tôi đã tóm lược những công trình nghiên cứu và các nguồn thông tin
chủ yếu liên quan đến đề tài văn hóa tộc người và loại hình du lịch cộng đồng. Như
tôi thấy, các nguồn tài liệu dù tản mạn và đa dạng, vẫn có thể quy về mấy nhóm
chính như sau: (1) Các công trình nghiên cứu sâu về các khái niệm và lý luận về
loại hình du lịch cộng đồng; (2) Các nguồn tài liệu quảng bá du lịch cộng đồng
thông qua lăng kính của truyền thông đại chúng và quảng cáo du lịch; (3) Các
nghiên cứu định hướng chính sách phát triển du lịch bền vững; (4) Các nghiên cứu
học thuật về mối liên hệ giữa văn hóa tộc người địa phương và du lịch cộng đồng.
Như đã chỉ ra ở trên, các tài liệu dường như khá thống nhất khi chỉ ra mối
liên hệ chặt chẽ giữa văn hóa tộc người/địa phương và sự hình thành, phát triển của
loại hình du lịch cộng đồng. Dù là một loại hình du lịch mới mẻ và chưa được
nghiên cứu nhiều nhưng cũng đã có các nghiên cứu phân tích ở cả bình diện lý
thuyết và chính sách ở tầm vĩ mô, trong đó một số công trình đã bước đầu đề cập

đến tình hình du lịch cộng đồng ở vùng núi Bắc Việt Nam. Các tài liệu này đã giúp
tạo ra những góc nhìn đa chiều về sự phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng
đồng nói riêng tại các địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, khuynh hướng chủ đạo của
các công trình đã có là hướng đến đề xuất chính sách phát triển du lịch bền vững
hoặc xem xét lịch sử hình thành và phát triển văn hóa vùng núi trong một viễn cảnh
lịch sử và ở tầm vĩ mô. Có thể nhận thấy hai khiếm khuyết phổ biến của các nghiên
cứu đã có là: 1) nặng về thiên kiến chủ quan của người nghiên cứu trong khi tiếng
nói của chủ thể du lịch cộng đồng là người dân địa phương lại ít được quan tâm
xem xét; 2) còn thiếu các nghiên cứu sâu ở từng trường hợp cụ thể và đặc biệt là
những phân tích tác động kinh tế - xã hội của loại hình du lịch cộng đồng còn thiên
về lý thuyết hơn là được phát triển từ những tư liệu thực địa được thu thập một cách
có hệ thống. Chúng tôi hy vọng có thể bổ khuyết tình hình trên bằng việc tập trung
nghiên cứu sâu hai mô hình du lịch cộng đồng ở Bản Lác và Sả Séng để mang lại
một cái nhìn cận cảnh về tình hình du lịch cộng đồng và tác động của nó qua con
mắt của người dân địa phương.
12
3. Vấn đề và địa bàn nghiên cứu
Qua phân tích các khuynh hướng nghiên cứu và nguồn tư liệu liên quan,
chúng tôi đã chỉ ra nhu cầu cần có những nghiên cứu mới để đạt được hiểu biết toàn
diện hơn về loại hình du lịch cộng đồng và tác động của nó ở vùng núi Bắc Việt
Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào các vấn đề sau đây:
1. Nhận diện sự hình thành các điểm du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc
Việt Nam, điều kiện xuất hiện và những đặc điểm phát triển của nó ở Việt Nam.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến sự khác biệt giữa hình thức du lịch dựa vào cộng
đồng và các trung tâm du lịch quy mô lớn.
2. Phân tích các hoạt động du lịch tại cộng đồng, dịch vụ du lịch và sự tham
gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn
làm rõ vai trò của cộng đồng trong việc tham gia tổ chức khai thác, phát triển du
lịch, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn văn hoá địa phương nơi có
hoạt động du lịch.

3. Tìm hiểu tác động của loại hình du lịch cộng đồng lên hoạt động kinh tế,
môi trường, văn hoá xã hội tại điểm du lịch. Hai bản Sả Séng (Tả Phìn, Sapa, Lào
Cai) và Bản Lác (Chiềng Châu, Mai Châu, Hoà Bình) được lựa chọn là điểm nghiên
cứu sâu để khảo sát các tác động. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề lợi ích
của người dân địa phương trong quá trình tham gia hoạt động du lịch và đánh giá
hiệu quả của mô hình du lịch cộng đồng.
4. Tìm hiểu phản ứng của người dân địa phương và sự thích ứng trước trào
lưu du lịch cộng đồng cũng như nhận thức của họ về tác động của loại hình du lịch
này lên đời sống văn hoá tộc người. Mối quan hệ lưỡng nan giữa phát triển du lịch
và bảo tồn văn hoá địa phương được coi là một vấn đề mở trong nghiên cứu này để
cùng phân tích và bình luận.
Như đã nói, nghiên cứu này muốn tìm hiểu tính hiệu quả của mô hình phát
triển du lịch cộng đồng, sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động dịch
vụ du lịch và tác động của nó đến đời sống của tại cộng đồng, do đó địa bàn nghiên
cứu thực địa được lựa chọn chủ yếu tập trung vào những địa bàn đã xuất hiện và
phát triển du lịch cộng đồng. Hiện nay, du lịch cộng đồng đã trở thành một trào lưu
phát triển rộng khắp trên thế giới và cả ở Việt Nam. Để hiểu sâu hơn các vấn đề đặt
13
ra và đặc biệt là lắng nghe tiếng nói của chủ thể văn hóa từ cộng đồng, chúng tôi lựa
chọn bản Sả Séng (Sapa, Lào Cai) và Bản Lác (Mai Châu, Hoà Bình) làm trường
hợp nghiên cứu chính. Lý do của sự lựa chọn hai bản này là:
- Đây là hai cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng từ rất sớm
và vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
- Hình thức tham gia du lịch, tổ chức và quản lý hoạt động du lịch ở hai cộng
đồng này về cơ bản có thể được xem là hai mô hình du lịch cộng đồng tương đối
điển hình để có thể nhận diện những khác biệt và tương đồng của loại hình du lịch
dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.
- Hai cộng đồng này đều sở hữu một kho tàng các giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần to lớn, là kho tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch cộng đồng, người
dân cởi mở và hiếu khách, thuận lợi cho việc tiếp cận cộng đồng và tham gia “ba

cùng” với người dân địa phương.
- Đây cũng là hai cộng đồng tham gia rất sớm vào hoạt động dịch vụ du lịch
và chịu tác động sâu sắc của trào lưu du lịch này. Có thể nhân thấy tác động của du
lịch lên hai cộng đồng này diễn ra theo nhiều chiều hướng và mang sắc thái khác
nhau. Do vậy, việc lựa chọn nghiên cứu, phân tích so sánh những tác động, ảnh
hưởng giữa hai cộng đồng trên hai địa bàn khác nhau được kỳ vọng là sẽ đem lại
những nhận xét hữu ích trong nghiên cứu.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này về cơ bản là một
sự kết hợp giữa kỹ năng thu thập thông tin định lượng và định tính thông qua quá
trình điền dã dân tộc học. Tiếng nói của người trong cuộc sẽ được quan tâm đặc
biệt. Các phương pháp cụ thể được áp dụng như sau:
- Điền dã dân tộc học: Để thu thập thông tin trên địa bàn hai bản đã lựa chọn,
tôi đã đến ở và cùng tham gia vào các hoạt động trong đời sống hàng ngày với
người dân địa phương ở mỗi bản. Quá trình điền dã được tiến hành làm nhiều đợt
khác nhau. Trước đây, trong quá trình nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp, tôi đã
từng làm việc ở bản Sả Séng (Sapa, Lào Cai) nên tương đối thông hiểu địa bàn và
giữ được mối quan hệ tốt với người dân địa phương. Đó là một thuận lợi để tham
14
gia trực tiếp sinh hoạt văn hoá, lễ thức, và tìm hiểu cách thức làm du lịch của người
dân địa phương và hành vi du lịch của du khách tại điểm du lịch nhằm thu thập
những thông tin định tính. Trong trường hợp bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) tôi
cũng thăm viếng nơi này hai lần. Lần đầu tôi cũng giống như nhiều du khách khác,
chủ yếu để tiếp cận vấn đề từ con mắt một du khách, đồng thời để xây dựng các mối
quan hệ và làm việc với địa phương. Tôi trở lại lần hai và lưu lại đây một tháng để
tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động du lịch của dân bản. Trong quá trình sinh sống với
người dân và tham gia trực tiếp vào các hoạt động hàng ngày của họ, tìm hiểu cách
họ làm du lịch, và lắng nghe những quan tâm của họ đã cho tôi những hiểu biết quý
báu mà trong vai một người quan sát từ bên ngoài sẽ khó mà hiểu được

- Điều tra phiếu bảng hỏi: Bên cạnh điền dã dân tộc học bằng kỹ thuật quan
sát tham gia, tôi cũng thiết lập một công cụ điều tra theo bảng hỏi để thu thập thông
tin định lượng về sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động dịch vụ du
lịch cũng như hệ quả về kinh tế hộ và tổng thể kinh tế địa phương, tác động về môi
trường và văn hoá xã hội. Thông tin về mối quan hệ tương tác giữa khách du lịch và
cộng đồng cư dân địa phương và hiện tượng sex trong du lịch tại cộng đồng cũng
được đặt ra trong bảng hỏi để đạt được một cái nhìn tổng thể.
- Tổ chức các cuộc phỏng vấn sâu các đối tượng khác nhau như đại diện
chính quyền, các tổ chức kinh tế - xã hội tại địa phương, công ty kinh doanh du lịch
lữ hành, những người có ảnh hưởng xã hội tại cộng đồng và du khách. Ngoài ra,
một số cuộc thảo luận nhóm với người dân địa phương cũng được tiến hành để hiểu
những ý kiến khác nhau và những vấn đề mà họ đặt ra liên quan đến du lịch tại cộng
đồng. Tôi đã tổ chức thảo luận ở các nhóm khác nhau trong cộng đồng nhằm thống
nhất, đối chiếu, tham khảo được nhiều ý kiến, trong đó hướng vào các ba nhóm
chính như sau:
a) Nhóm người dân cung cấp dịch vụ du lịch, trong đó có nam giới,
nữ giới đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực du lịch;
b) Nhóm du khách gồm khhách trong nước và nước ngoài;
c) Nhóm những người có vai trò xã hội và quản lý trong cộng đồng
như già làng, trưởng bản, trưởng họ. Chúng tôi cho rằng ý kiến của
họ về phong tục tập quán, địa phương, hệ giá trị chuẩn mực của
15
cộng đồng, và quan niệm của họ về hành vi của du khách có ý
nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ du lịch
cho du khách.
- Các nguồn tài liệu thứ cấp lưu giữ ở các cơ quan công quyền và gia đình
cũng được thu thập và phân tích nhằm góp phần soi sáng nguồn tài liệu
nguyên cấp đã thu thập được từ điều tra thực địa.

5. Bố cục luận văn

Ngoài các phần Dẫn luận, Kết luận, Luận văn gồm 3 Chương chính:
Chương 1. Tài nguyên du lịch của vùng núi phía Bắc Việt Nam và sự
hình thành loại hình du lịch cộng đồng ở Sả Séng (Sapa, Lào Cai) và bản Lác
(Mai Châu, Hoà Bình).
Chương 2. Du lịch cộng đồng và tác động kinh tế - môi trường ở địa
phương
Chương 3. Du lịch cộng đồng và tác động lên đời sống văn hoá - xã
hội ở địa phương














16
Chương 1
TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM VÀ
SỰ HÌNH THÀNH LOẠI HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở SẢ SÉNG (SAPA,
LÀO CAI) VÀ BẢN LÁC (MAI CHÂU, HOÀ BÌNH)

1.1. Cảnh quan sinh thái với tư cách là một nguồn tài nguyên du lịch của
vùng núi Tây Bắc


Lào Cai và Hoà Bình là hai tỉnh thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam, vị trí địa
lý, địa hình có những điểm tương đồng và khác biệt và nguồn tài nguyên sinh thái
của mỗi tỉnh đã góp phần tạo nên nguồn tài nguyên du lịch đa dạng nhưng vô giá
của vùng núi Tây Bắc.
Lào Cai nằm cách Thủ đô Hà Nội 338km, có con đường thông thương với nước
bạn Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Địa hình Lào Cai nói chung và Sapa
nói riêng đều có sự chia cắt mạnh, tạo nên sự phong phú đa dạng các loại địa hình, có
thung lũng và có cả núi cao hàng nghìn mét, trong đó đỉnh Phanxipang cao 1.343m vẫn
được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương. Môi trường tự nhiên ấy không thật thuận
lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, do thời tiết quá lạnh, mỗi năm chỉ gieo trồng
được một vụ lúa, một vụ nương, năng suất thấp. Thế nhưng, ở đây lại rất thích hợp phát
triển các đặc sản xứ lạnh mà những vùng khác không thể có được như rau, hoa quả,
thảo dược và cá nước lạnh.
Khác với Lào Cai, tỉnh Hoà Bình nằm ở vị trí tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về
phía Tây Bắc. Đây là một vị trí có ý nghĩa chiến lược của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là
cửa ngõ ra vào vùng thủ đô và là cửa ngõ thông sang thượng Lào. Đường số 6 có độ
dài qua Hoà Bình 125km là con đường chiến lược nối Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ với
Tây Bắc và Thượng Lào. Địa hình Hoà Bình có sự chia cắt phức tạp theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm ở phía Tây Bắc có độ
cao trung bình 600 - 700m, địa hình hiểm trở, cao nhất là huyện Đà Bắc - độ cao
trung bình 660m; vùng núi thấp ở phía Đông Nam gồm các dãy núi thấp, chia cắt,
độ dốc trung bình 20
0
- 25
0
, độ cao trung bình 100 - 200m, thấp nhất là thành phố
17
Hoà Bình, độ cao trung bình 20m. Toàn tỉnh có 11 đỉnh núi cao trên 1.000m so với
mực nước biển.

Lào Cai và Hoà Bình đều được sở hữu một cảnh quan tươi đẹp, văn hoá, lịch
sử đa dạng và phong phú, có điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch độc đáo,
hấp dẫn như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm đặc biệt là du
lịch cộng đồng.
Một trong những vẻ đẹp của Lào Cai chính là Sapa. Nằm trên độ cao gần
1.700m so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38km về hướng đông, cách
thủ đô Hà Nội 375 km đường bộ. Sapa nằm trên con đường vắt ngang dãy Hoàng
Liên Sơn, nối liền thành phố Lào Cai bên sườn đông và nối liền Lai Châu, Điện
Biên bên sườn tây. Thị trấn du lịch Sapa là điểm nút của tuyến đường vòng cung du
lịch Tây Bắc. Xung quanh Sapa có Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát và
thành phố cửa khẩu Lào Cai là những điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt
Nam. Các bản làng Sapa nằm rải rác ở thung lũng Mường Hoa, Ô Quy Hồ, Lao
Chải, Tả Phìn, Sa Pả với các dãy núi cao thấp bao quanh. Cánh đồng lúa nước bao
quanh thân đồi, sườn núi bằng tầng tầng lớp lớp những ruộng bậc thang. Đây cũng
là vùng đất của rất nhiều các dòng thác bạc đổ vào con suối Mường Hoa chạy dài
qua các cánh đồng, lòng thung và chảy về sông Hồng.
Sapa nổi tiếng vì điều kiện khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch. Nằm trên
lãnh thổ của đới khí hậu nhiệt đới nhưng đới khí hậu vùng đất này mang sắc thái khí
hậu á ôn đới và cận nhiệt đới. Vì vậy, Sapa được gọi là vùng Châu Âu của Việt
Nam nhờ khí hậu mát mẻ trong lành. Sapa hội tụ bốn mùa trong cùng một ngày.
Mùa xuân bắt đầu khi trời hửng sáng, hè đến lúc giữa trưa nắng nhưng nhiệt độ vẫn
dễ chịu, chiều đến trong tiết trời thu mát mẻ, buổi tối trời trở nên se lạnh như tiết
trời mùa đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sapa là 15,4
0
C, vào các tháng mùa
hè nhiệt độ trung bình là 18 - 20
0
C và mùa đông là 10 - 12
0
C. Nhiệt độ thấp là vào

thời điểm tháng 1 khoảng 0
0
C, có những năm khí hậu Sapa xuống tới -3,2
0
C. Những
ngày nhiệt độ Sapa xuống thấp nhất thường báo hiệu những cơn mưa tuyết, một
hiện tượng khí hậu kỳ thú đối với khách du lịch. Tuyết đã rơi nhiều lần, tuyết rơi
trắng trời và tràn ngập cả một thị trấn. Vì vậy, Sapa không chỉ hấp dẫn khách du
18
lịch vào mùa hè mà Sapa còn tập trung rất đông khách du lịch vào mùa đông, đặc
biệt là vào những ngày lạnh nhất để chờ đợi tuyết trắng Sapa.
Mây Sapa là một kỳ quan hấp dẫn khách du lịch mỗi khi đến vùng đất thơ
mộng này. Nói đến Sapa là nói đến mây Sapa, mây đã trở thành một “nhân vật” của
Sapa, khách du lịch luôn nhìn thấy một Sapa ẩn hiện giữa trời mây trắng. Mây Sapa
thay đổi theo mùa, theo tháng, thậm chí theo từng ngày, từng giờ với nhiều dáng
hình đa dạng và kỳ thú.
Chính nền khí hậu đó đã sản sinh ra hệ động thực vật phong phú, đa dạng về
chủng loại và giống loài. Với hơn 800 loài thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm như:
dược liệu, cây cảnh, cây ăn quả và hơn 600 loài động vật đang cần được bảo tồn.
Tổng hợp tất cả các yếu tố từ vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, cảnh quan, động
thực vật đều cho ta khẳng định, Sapa là trung tâm du lịch lớn với những sản phẩm
du lịch độc đáo như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch cộng
đồng Sự khai thác và phát triển du lịch Sapa nói riêng và Lào Cai nói chung đã
đưa đến nhiều đổi thay trong toàn bộ đời sống văn hoá - xã hội của các dân tộc nơi
đây. Sự ảnh hưởng đó sâu đậm khác nhau, càng xa trung tâm thì khoảng cách của
nó tới vùng du lịch càng xa dần. Càng những thôn, bản gần trung tâm, có cảnh sắc
thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, người dân hội nhập nhanh với thời cuộc thì những
nơi đó chịu tác động càng lớn.
Mai Châu, điểm du lịch hấp dẫn của Hoà Bình cũng may mắn được thiên
nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên quý giá. Mai Châu có huyện lỵ là Thị trấn Mai Châu

với tên gọi rất thơ mộng như một địa danh một thời là thị thành: Phố Vãng. Mai
Châu nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình, cách thành phố Hoà Bình 70km, cách thủ
đô Hà Nội 140km. Mai Châu có địa hình hiểm trở, rừng sâu, núi cao, sông ngòi,
đường quốc lộ độc đạo, có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng của tỉnh, là cửa
ngõ lên Tây Bắc đồng thời là cửa ngõ sang Lào. Phía Đông giáp huyện Tân Lạc, Đà
Bắc, phía Nam và phía Tây giáp huyện Quan Hoá (Thanh Hoá), phía Bắc giáp
huyện Mộc Châu (Sơn La), tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Địa hình núi,
độ dốc lớn, chia cắt mạnh, có đỉnh núi Pai Linh cao 1.287 m. Sát nách Mai Châu là
dòng sông Mã, sông Đà chạy dọc theo địa giới bắc. Địa hình Mai Châu khá phức
tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao. Theo địa hình có thể chia
19
thành 2 vùng rõ rệt: Vùng thấp phân bổ dọc theo suối Xia, suối Mùn và quốc lộ 15,
diện tích gần 2000 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Vùng cao
giống như một vành đai bao quanh huyện, chiếm tới 400 km
2
, địa hình núi cao hiểm
trở. Độ dốc trung bình 30 - 35
0
. Nhìn tổng thể địa hình Mai Châu thấp dần theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Khí hậu Mai Châu chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa tây bắc, chia thành
hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, độ ẩm trung bình trong năm 82%. Trong mùa mưa chịu ảnh hưởng nhiều của
gió lốc và gió Lào, gió nam luôn bổ sung độ ẩm và cường độ gió khá mạnh. Trong
mùa khô, độ ẩm thấp, biên độ trong ngày cao, có ngày rét, sương muối hoặc mưa
phùn giá rét.
Mai Châu được thiên nhiên ưu đãi với núi non hùng vĩ, nhiều thảm rừng xanh
đẹp, hệ thống sông suối dày đặc, ngoài sông Đà, sông Mã, còn có 4 con suối lớn:
Suối Xia (40 km), suối Mùn (25km), suối Bãi Sang (10km) và suối Cò Nào (14km).
Mai Châu còn nổi tiếng với những di tích, danh lam nổi tiếng, thu hút nhiều khách du

lịch như: hang Khoài, hang Láng, các làng người Thái (bản Lác, bản Pom Coọng, bản
Pước), người H’Mông (xóm Hang Kia). Hang Khoài thuộc xã Xăm Khoè, là một di
di tích khảo cổ học được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch) cấp bằng công nhận năm 1996. Hang Láng nằm ở núi Chua Luông, thuộc bản
Lác, xã Chiềng Châu, được phát hiện và khai quật năm 1976.
Điểm nhấn tại các điểm du lịch Sapa, Mai Châu đó chính là các tuyến du lịch
làng bản hiện đang trở thành một trong những trào lưu du lịch hấp dẫn đối với du
khách. Một trong những điểm du lịch nằm trên tuyến du lịch làng bản của Sapa đó
chính là bản Sả Séng, xã Tả Phìn của người Dao đỏ và điểm du lịch làng bản của
người Thái trắng ở Bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình.

Đặc điểm tài nguyên sinh thái xã Tả Phìn (Sapa)
Là một xã vùng cao của huyện Sapa, Tả Phìn nằm cách trung tâm thị trấn
Sapa 12km về phía Bắc, là trung tâm du lịch khá sôi động của Sapa. Tả Phìn có vị
trí khá thuận lợi trong phát triển du lịch nhờ các đường phân tuyến du lịch làng bản
từ trung tâm Thị trấn toả về. Theo quy hoạch phân vùng địa lý của huyện Sapa, Tả
20
Phìn cùng với Tả Giàng Phình, Bản Khoang nằm trong tiểu vùng I của huyện. Có
độ cao trung bình 1200m (chiếm 60%) khí hậu ở đây mang tính chất chung của đới
khí hậu á nhiệt đới, trong vành đai bắc bán cầu, khí hậu mát mẻ quanh năm. Lúc
sáng sớm và khi về chiều sương mù bao phủ, mùa đông đến thì tuyết rơi trắng trời.
Nhiệt độ trung bình luôn ở mức 13 - 14
0
C, lượng mưa trung bình từ 2861mm/năm.
Với điều kiện thuận lợi đó, Tả Phìn có khả năng trồng được nhiều loại cây khác
nhau: đào, mận, cây dược liệu, chè Đặc biệt, thiên nhiên ưu đãi cho Sapa, Tả Phìn
một bầu không khí trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên mạnh mẽ tạo sức hấp
dẫn du khách ở khắp mọi nơi hội tụ về, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của hoạt
động kinh tế mới - kinh tế du lịch - làm chuyển biến cơ cấu kinh tế của một vùng
đất vốn trước kia thuần nông nghiệp, tự cấp, tự túc.

Nằm giữa trung tâm xã Tả Phìn là thôn Sả Séng. Người dân nơi đây gọi làng
Sả Séng bởi lẽ, “Séng” có nghĩa là bãi thả trâu, hay nơi tập trung nhiều gia súc, còn
“Sả” có nghĩa rắn, trăn. Như vậy, “Sả Séng” có nghĩa là nơi tập trung của rắn, trăn,
gợi ra một ý tưởng về vùng đất hoang sơ thủa mới khai phá, mới có dấu vết của con
người. Với tổng diện tích tự nhiên là 734,6ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là
142,5ha, diện tích lúa ruộng là 28,5ha. Vị trí của thôn nằm ở trung tâm xã Tả Phìn,
từ đầu cửa ngõ đến cuối trung tâm xã. Trung tâm xã là hạt nhân thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng dân tộc, vì vậy các công
trình, các sản phẩm quy hoạch ngoài việc phục vụ nhu cầu của xã thì cũng đáp ứng
nhu cầu phát triển du lịch của thôn. Bên cạnh đó, Sả Séng, Tả Phìn lại nằm trong
khu vực du lịch của huyện Sapa nên rất thuận lợi thu hút khách du lịch và thu hút sự
đầu tư; thuận lợi cho phát triển du lịch trong bối cảnh mở rộng, hoà nhập và giao
lưu với các khu vực khác, nhất là liên kết các tuyến, điểm trong chương trình du
lịch của huyện, đó là cơ sở để tạo ra sự phong phú và đa dạng các loại hình du lịch.
Thuận lợi trong việc kết hợp phát triển du lịch của thôn với chính sách phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện và tranh thủ các cơ hội để phát triển du lịch.
Động Tả Phìn được mệnh danh là hang động bí hiểm nhất Sa Pa, bắt đầu
phát hiện để phát triển du lịch vào năm 2000. Động Tả Phìn nằm trong dãy núi Chi
San. Từ trên đỉnh núi nhìn thấy Phìn Ngan - Bát Xát và thôn Sín Chải - xã Bản
Khoang. Cửa động cao khoảng 5m rộng khoảng 3m, một lối đi qua một hàng bậc,
21
thấp dần xuống lòng hang. Trong động có nhiều phong cảnh đẹp muôn hình vạn
dạng được tạo bởi các nhũ đá vôi, có nhiều nhánh và những luồng khí lạnh. Đặc biệt
là suối ở Động này thì nhiều vô kể, kể đến 2000 con, đường đi trong động rất nguy
hiểm, chưa ai đi được hết động, mới chỉ khám phá 4-5 tiếng đồng hồ là thấy khó
thở. Điều đặc biệt thứ hai là trong động có rất nhiều Dơi, được hiệp hội Dơi thế giới
thống kê gồm 7 loài khác nhau sinh sống, trong đó một số loài quý hiếm.
Động thứ hai (có Đền Linh Thiêng) gồm 4 cửa: Một cửa ở bên trên và 2 cửa ở
sát mặt đất và cửa thứ tư thông lên trên rừng. Động khô, không có suối ngầm, hơi
nông, chia làm 3 nhánh, mùa mưa nước chảy từ trên thấm xuống như tiếng đàn đá

thánh thót trong màn đen. Hiện tại, động thứ hai này vẫn ở dạng tiềm năng chưa được
khai thác để phát triển du lịch.
Cũng giống như Tả Phìn, Sapa, khí hậu ở Sả Séng là khí hậu ôn đới được
chia thành hai mùa rõ rệt. Ở vị trí cao và có núi bao phủ xung quanh nên về mùa
đông có nhiều sương mù, ẩm ướt. Mùa hè nhiệt độ trung bình khoảng 18
0
C, khí hậu
mát mẻ, vào tháng 5 hoặc tháng 6, ngày nóng nhất lên tới 28 - 30
0
C, nhưng nền
nhiệt nhìn chung là mát mẻ. Mức độ giao động giữa ngày nóng nhất và lạnh nhất
không quá lớn. Mùa đông khí hậu lạnh nhiệt độ trung bình khoảng 10
0
C, nhiều ngày
xuống tới 4 - 5
o
C, đặc biệt có ngày xuống tới 0
o
C, nhiều sương mù và ẩm ướt.
Nguồn nước trên mặt ở làng Sả Séng khá phong phú. Khu vực đội I có 3 con
suối nhỏ - còn gọi là Khe suối con, tất cả đều chảy theo hướng bắc, với độ dài khác
nhau. Thực vật có rừng Thảo quả và rừng trúc (cho 2 loại măng: măng ngọt và
măng đắng, vỏ làm cơm lam) ở hai bên đường vào thác, tạo không gian cảnh quan
xung quanh thác và tôn thêm vẻ đẹp cho con thác. Đội IV có hai con suối nhỏ cũng
gọi là Khe suối nhỏ, một con chảy về hướng Đông, một con chảy về hướng Nam.
Sự phong phú về các con suối trong làng bồi đắp cho đồng ruộng màu mỡ, phì
nhiêu, tôn thêm vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên càng thêm thơ mộng, hấp dẫn.
Chính điều kiện khí hậu, thuỷ văn đó đã tạo nên hệ động thực vật ở Sả Séng rất
đa dạng, phong phú. Thực vật nổi bật trong các khu rừng của thôn là cây gỗ Zổi,
Xoan Trà, Trâm, to và đều, đường kính của cây tối đa là 50 cm, cao 10 - 11m. Rừng

ở đây đa số là rừng tái sinh có độ tuổi 60 - 70 năm tuổi. Đặc biệt trong rừng này có
rất nhiều thảo quả, là loại quả có giá trị lớn trong việc chữa một số bệnh (chữa cảm
22
cúm, cảm lạnh, cảm đột ngột, làm sạch các lỗ chân lông…) và tăng thu nhập cho
người dân. Động vật trong khu rừng ở Đội I chủ yếu là rắn (rắn Hổ mang), ếch đá,
cua đá, gà cỏ, sóc. Đẹp nhất, số lượng nhiều nhất là gà cỏ, có thể gặp được khi tham
quan rừng.
Phát triển trên địa hình núi đá có độ dốc lớn là khu rừng tái sinh khoảng 6
năm tuổi. Thực vật ở đây chủ yếu là cây gỗ zổi. Động vật trong các khu rừng ở đây
gồm có Báo, Rắn, Gà Lôi, Nhím, Hoãng, Sóc, Cầy Bay, Chồn. Số lượng nhiều nhất
là Sóc, tiếp đến là Gà Lôi. Động vật đặc sắc, hấp dẫn là Rắn Hổ Mang Chúa, có con
to nhất nặng tới 10kg và dài tới gần 3m, đường kính thân lớn nhất chừng 10 cm. Hai
khu rừng này còn được người dân gọi là "Rừng Thiêng" do họ thường nghe thấy
những âm thanh lạ như tiếng kêu la, cây đổ, tiếng bước chân…và đó là lý do người ta
cho đó là Ma Rừng.
Ngoài ra trong các khu rừng này có nhiều cây thuốc tắm chữa bệnh, thuốc
chữa các loại bệnh khác. Người dân địa phương vẫn thường tự lên rừng khai thác
các loại cây thuốc này phục vụ nhu cầu chữa bệnh hàng ngày của gia đình mình. Và
nay, khi du lịch phát triển, các loại cây thuốc đó còn được khai thác để phục vụ cho
nhu cầu của khách du lịch.
Tổng hợp các điều kiện vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật đều
cho thấy du lịch bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai có sức hấp dẫn kỳ lạ. Ở đây
hội tụ đủ điều kiện để phát huy đa dạng các loại hình như: du lịch văn hoá, du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và đặc biệt là du lịch cộng đồng.

Đặc điểm tài nguyên sinh thái xã Chiềng Châu (Mai Châu)
Bản Lác thuộc xã Chiềng Châu, nằm cách trung tâm huyện lỵ 2km về phía
nam, cách trung tâm xã khoảng 1,5km về phía bắc. Bản Lác chỉ là một thôn nhỏ có
tổng diện tích tự nhiên là 429 ha, đất canh tác có 33,9 ha, trong đó đất nông nghiệp
là 24,1 ha, còn lại là đất mầu và đất chuyên dùng khác. Bản Lác thực tế hiện nay bao

gồm gồm hai thôn nhỏ, gọi là Lác 1 và Lác 2 nối với nhau bởi cây cầu Lác. Cả hai
bản Lác 1 và Lác 2 có khoảng 100 nếp nhà sàn, các hộ gia đình đều có khuynh hướng
xây dựng nhà bám lấy mặt đường trong bản. Diện tích nhà ở được xã phân chia đều
cho mỗi hộ là 360m
2
đất thổ cư. Quy hoạch làng bản rất gọn gàng, khoa học. Mỗi
23
ngôi nhà bám lấy mặt đường nhưng đều cách mặt đường khoảng 3m, giữa các gia
đình không có tường bao, tạo nên sự thông thoáng, cởi mở. Hệ thống đường xá đều
đã được đầu tư bê tông hoá với 3 trục đường chính và các nhánh đường xương cá
song song với nhau. Bao bọc lấy bản là 2 con suối: Suối Mùn và xuối Xia. Bản Lác
nhỏ xinh như một hòn đảo nằm giữa thung lũng.
Theo lời kể lại của người dân, thời bao cấp, người dân ở bản rất nghèo, điều
kiện canh tác khó khăn, nguồn nước tưới tiêu vào mùa hạn rất khan hiếm. Người
dân thường phải đắp đập dẫn nước về bản. Đến mùa lũ, đập lại bị cuốn trôi. Theo
nhiều thầy địa lý phán thì mảnh đất này rất khó khăn, không tốt cho việc định cư
nên người dân không thích ở lại đây. Sau khi Nhà nước thực hiện một số chương
trình hỗ trợ như: Chương trình 134, Chương trình 135 đời sống của người dân
cũng đỡ khó khăn phần nào.
Thiên nhiên phú cho vùng đất này khí hậu mát mẻ, trong lành, nhờ vậy, nước
da của người dân ở đây rất trắng trẻo, hồng hào. Hình ảnh người con gái Thái ngồi
dệt bên khung cửi đã làm say lòng bao du khách, mỗi khi về bản, khiến họ không thể
không trở lại vùng đất này lần thứ hai, thứ ba và nhiều hơn nữa.
Cũng giống như ở Sả Séng, Bản Lác sở hữu những con suối thơ mộng, và cả
những cái hang tự nhiên dưới lòng núi đá được người dân địa phương gán cho nhiều
huyền tích, làm cho du khách bị hấp dẫn bởi những câu chuyện gợi nhớ về thuở khai
thiên lập địa của loài người. Đạp xe trên những con đường nhỏ gập ghềnh quanh co và
nhìn ngắm phong cảnh hữu tình của những bản làng Thái định cư với những nếp nhà
sàn khói lên nghi ngút trên không gian xanh thẳm của núi rừng mỗi khi chiều về chính
là một thú vui khôn tả của du khách nước ngoài mỗi khi đến với bản Lác.

Hệ sinh thái rừng ở bản Lác đã hầu như cạn kiệt. Những cánh rừng trồng và
những vạt nương định canh đã trở nên thuần thục cho du khách thấy một nét đẹp khác
của tự nhiên đã bị chinh phục và phá vỡ ở nơi đây. Chính từ những vạt nương định
canh này, người Thái địa phương đã trồng được nhiều loại rau quả và đặc biệt là lập
nên các trang trại chăn nuôi bò, dê, gà, lợn và trở thành một nguồn cung ứng thực phẩm
dồi dào cho du khách lưu lại nơi này trong khi cá suối là một sản vật địa phương không
thể thiếu trong mỗi bữa ăn đãi khách. Nếu như ở Tả Phìn, phong cảnh nổi bật là các
mảnh ruộng bậc thang với các cung bậc khác nhau quanh co uốn lượn thì ở bản Lác,

×