1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
&
TẠ THỊ TÂM
MẠNG LƢỚI XÃ HỘI CỦA CÁC
TIỂU THƢƠNG Ở MỘT CHỢ VÙNG BIÊN
(Nghiên cứu trƣờng hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội, tháng 11-2013
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
&
TẠ THỊ TÂM
MẠNG LƢỚI XÃ HỘI CỦA CÁC
TIỂU THƢƠNG Ở MỘT CHỢ VÙNG BIÊN
(Nghiên cứu trƣờng hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai)
Chuyên ngành : Dân tộc học
Mã số : 60 22 70
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Chính
Hà Nội, tháng 11-2013
3
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CTQG
Chính trị Quốc gia
KHXH
Khoa học xã hội
Nxb.
Nhà xuất bản
MLXH
Mạng lưới xã hội
PV
Phỏng vấn
QHTN
Quan hệ tộc người
TNTS
Tộc người thiểu số
TP
Thành phố
Tr.
Trang
VHDT
Văn hóa Dân tộc
VHTT
Văn hóa Thông tin
VXH
Vốn xã hội
UBND
Ủy ban Nhân dân
4
THỐNG KÊ BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1: Thống kê nguồn gốc hàng hóa ở chợ Cốc Lếu
41
Bảng 3.1: Chợ ở khu Lao Hà Yên năm 1958
43
Bảng 3.2: Mạng lƣới chợ ở các huyện, thị tỉnh Lào Cai
44
Bảng 3.3: Số lƣợng chợ ở tỉnh Lào Cai năm 2011
45
Bảng 3.4: Hệ thống chợ ở thành phố Lào Cai
46
Bảng 3.5: Thống kê ngành hàng và thành phần tộc ngƣời buôn bán
ở chợ A Cốc Lếu, Lào Cai năm 2012
53
Bảng 3.6: Thống kê số lƣợng các phƣờng hội của tiểu thƣơng ở chợ
59
Bảng 4.1: Một số sản phẩm của gia đình ngƣời Giáy bán ở chợ Cốc Lếu và
thị trấn Hà Khẩu
88
5
MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3
4. Nguồn tài liệu của luận văn
4
5. Đóng góp của luận văn
4
6. Bố cục của luận văn
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5
1.1. Lịch sử vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước
5
5
6
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1 Các khái niệm cơ bản dùng trong luận văn
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu
11
11
13
15
Tiểu kết chƣơng 1
21
Chƣơng 2
VAI TRÒ ĐỊA - KINH TẾ CỦA CHỢ CỐC LẾU TRONG
MẠNG LƢỚI CHỢ VÙNG BIÊN Ở LÀO CAI
22
2.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Lịch sử hình thành
2.1.3. Thành phần tộc người
22
22
24
26
6
2.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội của chợ Cốc Lếu
2.2.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống đường sắt ở Lào Cai
2.2.2. Sự phát triển của hệ thống du lịch ở Sa Pa
2.2.3. Sự hiện diện của người Hoa và các tiểu thương người Việt
2.2.4. Một số yếu tố kinh tế - xã hội khác tác động tới chợ vùng biên
27
27
29
31
32
2.3. Chợ Cốc Lếu ở vùng biên Lào Cai
2.3.1. Lịch sử hình thành
2.3.2. Cấu trúc của chợ Cốc Lếu
2.3.3. Cơ cấu hàng hóa
35
35
37
41
Tiểu kết chƣơng 2
41
Chƣơng 3
MẠNG LƢỚI XÃ HỘI CỦA CÁC TIỂU THƢƠNG Ở CHỢ CỐC LẾU
43
3.1. Chợ Cốc Lếu trong mạng lƣới chợ vùng biên
3.1.1. Chợ Cốc Lếu trong mối liên hệ với các chợ vùng biên
3.1.2. Liên hệ và trao đổi hàng hóa
3.1.2.1. Quan hệ mua và bán giữa chợ Cốc Lếu với các vùng
3.1.2.2. Quan hệ mua và bán giữa chợ Cốc Lếu với các địa phương
trong tỉnh
3.1.2.3. Quan hệ mua và bán giữa chợ Cốc Lếu với các địa phương và
dân tộc ở Trung Quốc
43
43
47
47
48
50
3.2. Quan hệ giữa những ngƣời bán hàng trong chợ
3.2.1. Nguồn gốc tiểu thương ở chợ Cốc Lếu
3.2.2. Quan hệ xã hội của người bán hàng
3.2.3. Quan hệ bạn hàng giữa các tiểu thương
3.2.4. Quan hệ với người bán hàng rong
50
50
54
56
60
3.3. Quan hệ giữa ngƣời mua và ngƣời bán
3.3.1. Về giá cả và sự lựa chọn
62
62
7
3.3.1.1. Đối với người đồng tộc
3.3.1.2. Đối với người dân tộc khác
3.3.2. Uy tín nghề nghiệp và quan hệ tộc người
3.3.2.1. Đối với người đồng tộc
3.3.2.2. Đối với người dân tộc khác
62
65
65
65
67
Tiểu kết chƣơng 3
67
Chƣơng 4
QUAN HỆ BUÔN BÁN XUYÊN BIÊN GIỚI VÀ MẠNG LƢỚI
XÃ HỘI CỦA TIỂU THƢƠNG
69
4.1. Quan hệ xã hội của tiểu thƣơng ngƣời Việt với ngƣời Hoa
4.1.1. Quan niệm của người Hoa trong kinh doanh
4.1.2. Quan hệ với người Hoa bán hàng ở chợ
4.1.3. Quan hệ với người Hoa bán hàng tại Hà Khẩu
69
69
71
75
4.2. Quan hệ của tiểu thƣơng ngƣời Việt với các tộc ngƣời khác
4.2.1. Quan hệ của tiểu thương người Việt với bạn hàng và khách
hàng từ Trung Quốc sang
4.2.2. Quan hệ của tiểu thương người Việt với khách du lịch từ Trung
Quốc sang
77
77
78
4.3. Quan hệ giữa những ngƣời buôn bán nhỏ xuyên biên giới
4.3.1. Nguồn gốc hình thành các nhóm người buôn bán nhỏ xuyên
biên giới
4.3.2. Nhu cầu liên kết của nhóm người buôn bán nhỏ trong bối cảnh
thương mại vùng biên
4.3.3. Mối quan hệ của người buôn bán nhỏ với nhau
4.3.4. Mối quan hệ giữa người buôn bán nhỏ và bạn hàng Trung Quốc
80
80
81
90
90
Tiểu kết chƣơng 4
92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
94
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
98
PHỤ LỤC
Danh sách những người cung cấp thông tin
Danh mục công trình có liên quan đến luận văn
Bảng hỏi
Phụ lục ảnh
Sơ đồ các khu vực chợ Cốc Lếu
9
DẪN LUẬN
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Ở Việt Nam, chợ có từ khá lâu đời. Đây là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi
mua bán hàng hoá, dịch vụ vừa là nơi giao lưu văn hóa thoả mãn nhu cầu sản xuất
vật chất, tinh thần của người dân ở nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, biên giới và hải đảo với quy mô, đặc điểm riêng của từng địa phương. Hệ
thống chợ ở các địa phương có những liên hệ và gắn kết với nhau tạo nên mạng lưới
thị trường.
Mạng lưới thị trường và chợ là một trong những thành tố quan trọng trong nền
kinh tế hàng hóa, có quan hệ hữu cơ với văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa xã hội
và văn hóa nhận thức (tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ…). Mặt khác, mạng lưới thị
trường và chợ có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi sinh (tự nhiên và xã hội), có
giao lưu, tiếp nhận và trao đổi giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Điều đó làm
cho mạng lưới thị trường cũng như chợ luôn mang hơi thở của đời sống, có sức sống
mãnh liệt, thích ứng để sinh tồn và phát triển. Cũng như các hoạt động kinh tế khác,
mạng lưới chợ và các tiểu thương nổi lên như một hiện tượng kinh tế nổi trội, phổ
biến; đúng như câu nói dân gian lưu truyền “Nhân giai xu thị đạo”, có nghĩa là mọi
người đều đua nhau chạy chợ, đây là hệ thống vi thị trường, có cơ chế tích tiêu hàng
hóa, tiền tệ lưu thông gọn nhẹ, linh hoạt của những người sản xuất và buôn bán nhỏ.
Từ trước đến nay, đặc biệt kể từ khi Đổi mới năm 1986 và chính sách mở cửa
của nước ta, các cửa khẩu vùng biên là nơi diễn ra các hoạt động thương mại nhộn
nhịp, đem lại thu nhập kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của
cư dân vùng biên giới. Trong bối cảnh đó, mạng lưới thị trường cũng như chợ ở hầu
hết các khu vực khác đều có những thay đổi để thích ứng và phát triển trong bối cảnh
nền kinh tế có những chuyển đổi mới. Vì vậy, những vấn đề phát triển kinh tế vùng
biên, các trao đổi xuyên biên giới và các mối quan hệ tộc người (QHTN) vùng biên
giới đang trở thành những mối quan tâm lớn đối với các ngành khoa học xã hội.
Nghiên cứu mạng lưới xã hội (MLXH) của tiểu thương ở chợ là chủ đề khá mới
mẻ và hấp dẫn, không chỉ cung cấp những hiểu biết toàn diện về kinh tế và văn hóa
mà còn thấy được sự thay đổi, thích ứng và phát triển của các tộc người trong bối
cảnh kinh tế đất nước có nhiều thay đổi ở từng khu vực cụ thể.
Khu vực biên giới Việt - Trung, trong đó có thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai là
nơi không chỉ có đường biên giới giữa hai quốc gia mà còn có những đặc điểm về
10
lịch sử, kinh tế, văn hóa riêng cần được khám phá. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế
phát triển đầy năng động với các mối giao lưu kinh tế - văn hóa và xã hội xuyên biên
giới, thu hút một số lượng lớn cư dân từ các vùng miền khác đến trao đổi, buôn bán
và sinh sống. Nghiên cứu về hoạt động trao đổi, buôn bán của các cư dân ở đây,
những năng động trong kinh tế - xã hội và các mối QHTN xuyên biên giới có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, không chỉ có đóng góp vào quá trình xây dựng chiến lược phát
triển vùng biên mà còn chú trọng và phát huy nhân tố con người. Họ chính là chủ
thể, là nhân tố lõi trong phát triển bền vững ở khu vực biên giới nước ta.
Thành phố Lào Cai thuộc khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, nơi có hoạt
động thương mại diễn ra sôi động bậc nhất ở nước ta, lại giáp với cửa khẩu Hà Khẩu
- Trung Quốc. Như vậy, Lào Cai nằm trong khu kinh tế có nền thương mại - dịch vụ
phát triển, là điểm gặp gỡ, giao thương hàng hóa từ nhiều địa phương trong cả nước
tập kết tại đây để xuất khẩu sang Trung Quốc, đồng thời là nơi trung chuyển hàng
hóa từ Trung Quốc về thị trường nội địa nước ta. Sự phát triển của các hoạt động
thương mại, trao đổi kinh tế ở vùng biên giới tỉnh Lào Cai đang tạo ra sự chuyển
biến lớn trong kinh tế - xã hội của các tộc người vùng biên, đặc biệt, đây là mảnh đất
màu mỡ có sức hút kỳ lạ số lượng lớn cư dân từ nhiều nơi trong cả nước về đây để
mưu sinh. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở
một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai)” làm đề tài
luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là làm rõ vai trò địa kinh tế của chợ Cốc Lếu với
mạng lưới chợ ở vùng biên Lào Cai. Nghiên cứu tập trung vào tác động của mạng
lưới xã hội đối với hoạt động buôn bán nội vùng và buôn bán xuyên biên giới của các
tiểu thương ở chợ Cốc Lếu. Qua đây, tìm kiếm giải pháp trong việc phát huy vai trò
của chợ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới nước ta, đặc biệt,
thế mạnh vùng kinh tế biên mậu trong bối cảnh hiện nay.
Nghiên cứu của chúng tôi hướng tới giải quyết các vấn đề cụ thể sau:
- Nghiên cứu làm rõ vai trò địa - kinh tế của chợ Cốc Lếu với mạng lưới chợ
vùng biên ở Lào Cai.
- Tìm hiểu về QHTN thông qua quan hệ bạn hàng, quan hệ người bán hàng với
khách hàng trong việc xây dựng MLXH của các tiểu thương ở chợ Cốc Lếu.
- Tìm hiểu và phân tích MLXH qua quan hệ buôn bán xuyên biên giới của các
tiểu thương thông qua các mối quan hệ với bạn hàng người Hoa từ Trung Quốc sang,
11
quan hệ với các tộc người khác và quan hệ giữa những người buôn bán nhỏ xuyên
biên giới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mạng lưới xã hội hay các quan hệ xã hội của
các tiểu thương ở chợ vùng biên. Mẫu nghiên cứu tập trung vào MLXH của các tiểu
thương ở chợ Cốc Lếu, thành phố Lào Cai.
Nghiên cứu tập trung vào một địa bàn cụ thể, chợ Cốc Lếu, thành phố Lào Cai.
Đây là khu vực trải qua quá trình phát triển kinh tế nhanh và năng động ở khu vực
biên giới Việt - Trung, đồng thời, là không gian tập trung một lượng lớn cư dân địa
phương và người ngoại tỉnh đến đây tham gia vào hoạt động thương mại. Đặc biệt,
kể từ khi tái lập lại tỉnh Lào Cai và Việt Nam - Trung Quốc mở cửa và xúc tiến mạnh
mẽ các hoạt trao đổi kinh tế ở vùng biên giới từ năm 1991 đến nay đã trở thành động
lực mạnh mẽ để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở vùng biên giới.
Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu điểm ở chợ Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh
Lào Cai. Lào Cai là tỉnh biên giới phía Đông Bắc, giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),
có khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lào Cai lớn nhất cả nước, hoạt động buôn bán xuất
nhập khẩu ở đây diễn ra sôi động và phát triển bậc nhất ở nước ta.
Chợ Cốc Lếu có vị trí rất thuận lợi trong hoạt động buôn bán hàng hóa ở biên
giới. Chợ có lịch sử hình thành từ rất sớm và có truyền thống buôn bán phát triển.
Hiện nay, chợ Cốc Lếu là chợ lớn và nổi tiếng nhất ở Lào Cai. Chợ là điểm đến của
khách du lịch trong nước, du lịch nước ngoài, khách địa phương và các tộc người
thiểu số (TNTS) trong các huyện thị trong tỉnh, đặc biệt là khách du lịch Trung
Quốc. Các tiểu thương ở chợ Cốc Lếu đã xây dựng một MLXH rất tốt, không chỉ là
những mối quan hệ trong nước mà còn là mối quan hệ xuyên biên giới, đó là những
mối quan hệ với bạn hàng, chủ hàng, người mối và khách hàng người Trung Quốc…
Cho nên, chợ Cốc Lếu là điểm nghiên cứu thú vị để tìm hiểu về MLXH của các tiểu
thương ở chợ vùng biên Lào Cai.
4. Nguồn tài liệu của luận văn
Tài liệu chính của luận văn là tài liệu điền dã dân tộc học, gồm tài liệu phỏng
vấn nhanh, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, điều tra hồi cố, các ghi chép quan sát,
các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của phòng ban ở địa bàn khảo sát.
12
Luận văn kế thừa các kết quả nghiên cứu về chợ vùng cao, chợ vùng biên và
văn hóa chợ nói chung và văn hóa chợ vùng cao nói riêng.
5. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về MLXH của các tiểu thương ở chợ
vùng biên cụ thể.
Trên cơ sở nguồn tư liệu từ thực địa, luận văn chỉ ra vai trò của MLXH trong
hoạt động kinh doanh của các tiểu thương ở chợ vùng biên, cùng với đó là những yếu
tố tác động tới quan hệ của các tiểu thương trong bối cảnh kinh tế - xã hội ở vùng
biên tỉnh Lào Cai kể từ khi tái thành lập đến nay.
Luận văn góp thêm cơ sở khoa học và những luận cứ thực tế, giúp các nhà kinh
tế, nhà quản lý văn hóa, nhà chính sách có những chính sách phù hợp nhằm phát
triển bền vững kinh tế - văn hóa ở vùng biên.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 4 chương với nội dung như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 2: Vai trò địa - kinh tế của chợ Cốc Lếu trong mạng lưới chợ vùng
biên ở Lào Cai
Chƣơng 3: Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở chợ Cốc Lếu
Chƣơng 4: Quan hệ buôn bán xuyên biên giới và mạng lưới xã hội của tiểu
thương
13
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài
Vùng đất biên giới Việt - Trung đã được các nhà truyền giáo và thám hiểm, các
sỹ quan đồn trú, các nhà khoa học đã thu thập nhiều thông tin về khu vực này. Đến
nay, các nhà khoa học đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử và đặc điểm
văn hóa của các tộc người, phong tục tập quán của cư dân sinh sống tại khu vực biên
giới được biết đến như Bonifacy đã đăng một số nghiên cứu về các dân tộc khác
nhau sinh sống ở khu vực này như: Khảo sát về người Tày ở vùng sông Chảy Bắc Bộ
và miền Nam Trung Quốc (1907), Các nhóm dân tộc vùng sông Chảy (1904),
Chuyên khảo về người Mán Cao Lan (1905) Revue Indochinoise, Các dân tộc tỉnh
Vân Nam (Revue Indochinoise (1913, Số 19), Ngươ
̀
i Ta
̀
y ơ
̉
biên giơ
́
i Viê
̣
t - Trung
(Madrolie, 1906, Revue Indochinoise, Số 25,26 & 27), Bắc Bô
̣
ca
́
c nho
́
m cư dân ba
̉
n
đi
̣
a (E.de Rozario, 1935). Năm 1930 Bi Yuan Zhang trong Thời sự nguyệt báo đã
đăng bài viết Phong tục tập quán và văn hóa ngôn ngữ của các dân tộc vùng biên
giới Việt Nam (Dẫn theo Nguyễn Thị Lê, 2010). Các công trình nghiên cứu trên mới
chỉ dừng lại ở việc miêu tả văn hóa, phong tục tập quán mà chưa đề cập đến những
khía cạnh trong giao lưu, trao đổi hàng hóa của khối cư dân ở vùng biên này.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, những ý tưởng nghiên cứu về hoạt động sinh
kế và buôn bán, trao đổi xuyên biên giới cùng với các QHTN xuyên biên giới, những
quan hệ về vùng cao Việt Nam và Trung Quốc được Sarah Turner, Laura
Schoenberger, Christine Bonnin và một số học giả nước ngoài khác đã có những
nghiên cứu về chợ ở vùng cao Việt Nam, tìm hiểu về chợ buôn trâu và vai trò của
con trâu trong đời sống sinh kế của các TNTS ở huyện Simacai, Lào Cai. Một nghiên
cứu khác cũng của Sarah Turner về chủ đề buôn bán ở vùng nông thôn tỉnh Vân Nam
giáp biên giới Việt Trung. Các bài viết này khám phá các mạng lưới và thực tiễn
kinh doanh của cư dân vùng biên ở phía Bắc Việt Nam (Turner Sara, 2010).
1.1.2. Nghiên cứu của các học giả trong nước
Từ khi Đổi mới đến nay, hệ thống chợ ở nước ta (cả nông thôn và thành thị) đã
phát triển khá mạnh mẽ, tác động của chợ đến đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi cộng
đồng là khác nhau. Chợ trở thành trung tâm trao đổi kinh tế, thúc đẩy các hoạt động
thương nghiệp trong một nền kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển sôi động, đồng thời,
14
là nơi giao lưu văn hóa. Hàng hóa nông sản và thủ công nghiệp được sản xuất hàng
loạt với khối lượng lớn được mang ra thị trường để trao đổi, buôn bán, thông qua
mạng lưới chợ, các làng buôn, các tuyến buôn bán liên vùng đường sông, đường biển
và ven biên giới.
Ở một số địa phương, chợ phát triển thành trung tâm kinh tế vùng/ trung tâm
thương mại dịch vụ, đồng thời là địa phương có sự chuyển đổi kinh tế xã hội mạnh
mẽ theo hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa. Đặc biệt, vùng miền núi, biên giới các
hoạt động trao đổi, buôn bán dường như còn dè dặt và thiếu hệ thống, đến nay, các
hoạt động này đã sống dậy và đang hồi sinh, trở thành trung tâm buôn bán sôi động
và đã có những đóng góp tích cực trong nền kinh tế quốc dân.
Các nghiên cứu trong nước đã đề cập nhiều đến chủ đề chợ và những trao đổi
buôn bán của các khối cư dân. Tuy nhiên, vẫn có ít người quan tâm đến MLXH của
những người buôn bán, các quan hệ xã hội này diễn ra như thế nào trong bối cảnh
kinh tế, văn hóa và không gian tộc người cụ thể ? Đó là sản phẩm của những mối
quan hệ cá nhân hay được tồn tại bởi những quan hệ duy tình hay duy lý, thậm chí
các mối quan hệ truyền thống, vai trò, sức mạnh của các quan hệ cá nhân đối với
nghề nghiệp các tiểu thương ở chợ ?.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về chợ và hoạt động trao đổi buôn bán là chủ đề được
đông đảo các nhà khoa học quan tâm. Từ rất sớm, chợ và mạng lưới những người
buôn bán đã được các nhà nghiên cứu quan tâm như đối tượng chính của hoạt động
kinh tế trong đời sống sinh hoạt của cư dân.
Những nghiên cứu đầu tiên về chợ và mạng lưới chợ chủ yếu được đề cập dưới
góc độ Sử học, tức tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của hệ thống chợ truyền
thống ở Việt Nam. Trước tiên phải kể đến công trình “Thăng Long - Hà Nội thế kỷ
XVII - XVIII - XIX” của Nguyễn Thừa Hỷ (1993) đã khái quát mạng lưới chợ, các
hoạt động buôn bán tại chỗ, các tuyến buôn bán liên vùng và buôn bán với nước
ngoài ở Thăng Long thế kỷ XVII - XVIII - XIX. Các nghiên cứu về chợ và các mối
quan hệ kinh tế cơ bản ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ khá phong phú. Nghiên cứu về
chợ và các mối quan hệ kinh tế - văn hóa của vùng cao được đề cập trong một số
công trình, trong cuốn “Đô thị cổ Việt Nam” của Viện Sử học (1989), phần viết về
“Hoạt động kinh tế và cơ cấu tổ chức cư dân của đô thị Lạng Sơn - Kỳ Lừa”, có đề
cập đến chợ Kỳ Lừa về mặt kinh tế - văn hóa, chuyên khảo này đã bước đầu phác
họa một cách khái quát về diện mạo của chợ vùng cao, gợi mở những ý tưởng cho
các nghiên cứu sâu hơn. “Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII -
XIX” của Nguyễn Quang Ngọc (1993) nghiên cứu về mô hình làng buôn, một loại
15
làng mà trong khoảng thời gian hàng mấy thế kỷ, đại đa số dân làng lấy việc buôn
bán làm nghiệp và nguồn sống chính của họ là kinh tế thương nghiệp mang lại, điều
này tác động sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của làng.
Trong khoảng từ thập kỷ 70 đến 90 của thế kỷ trước, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về chợ vùng của người Việt đã ra đời. Bằng tiếp cận Dân tộc học và tiếp
cận liên ngành các nhà nghiên cứu đã có nhiều phát hiện khoa học có giá trị, nhất là
lý giải về mối quan hệ chợ làng với kết cấu kinh tế xã hội tiểu nông, lý giải mối quan
hệ của hoạt động buôn bán với ý thức hệ nho giáo và phân tầng xã hội, lý giải vai trò
thực tế của người phụ nữ tiểu nông trong đời sống gia đình và cộng đồng. Công trình
“Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế văn hóa xã hội” của tác giả Phan Đại
Doãn (2010) đã đưa ra những kiến giải về chợ làng không những làm giải thể kinh tế
tiểu nông làng xã mà còn góp phần củng cố cấu trúc kinh tế truyền thống lấy nông
nghiệp làm cơ sở. Chợ làng không phải là thành thị mà chỉ là một phần nhỏ của
thành thị hòa trong nông thôn. Qua đó, tác giả khẳng định chợ chính là mắt xích quan
trọng trong kết cấu kinh tế - xã hội nông - công - thương, chợ có sức sống bền lâu
trong cộng đồng cư dân.
Bên cạnh các công trình này, trên các tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Dân tộc học,
Văn hóa Dân gian… đã xuất hiện các công trình chuyên khảo về chợ, mạng lưới chợ
hay các quan hệ xã hội ở khía cạnh khác nhau có liên quan đến chợ. Đặc biệt, qua
một số nghiên cứu được tiếp cận dưới góc nhìn Sử học và Dân tộc học của Nguyễn
Đức Nghinh như “Chợ chùa thế kỷ XVII” (1979); “Mấy nét phác thảo về chợ làng
(qua những tài liệu các thế kỷ XVII, XVIII) (1980)”; “Chợ làng, một nhân tố củng cố
mối liên hệ dân tộc” (1981); Nguyễn Đức Nghinh, Trần Thị Hòa (1981) “Chợ làng
trước cách mạng tháng Tám (thử nghiệm nghiên cứu trên địa bàn huyện đồng
bằng)”; nội dung của các nghiên cứu trên đặc biệt lưu tâm đến mạng lưới chợ làng,
tác giả cho rằng chợ làng có vai trò thương nghiệp rất quan trọng. Theo kết quả
nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đức Nghinh và Trần Thị Hòa thì trước cách mạng
tháng 8 -1945, ở vùng Bắc Bộ cứ khoảng 7km
2
(khoảng 3 làng đến 6 làng) thì có 1
chợ. Tiếp theo kết quả nghiên cứu trên thì khoảng 5.120 người ở Bình Lục (Hà Nam)
có 1 chợ và 3.300 người ở Quỳnh Côi (Thái Bình) có 1 chợ, riêng ở Bình Lục thì cứ
khoảng 3,2 đơn vị làng có 1 chợ. Như vậy, hệ thống chợ làng khá dày đặc, đó là biểu
hiện của nền kinh tế hàng hóa mở rộng. Mạng lưới chợ làng đã tạo nên mối liên hệ
kinh tế giữa các địa phương và trong phạm vi toàn quốc, đó chính là mối liên hệ dân
tộc, các quan hệ giữa các tộc người trong trao đổi hàng hóa, chợ đã trở thành một
phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Tác giả Diệp Đình Hoa, Bùi Xuân
16
Đính (1983) với “Quan hệ giao lưu buôn bán qua một chợ làng trung du (trước cách
mạng tháng Tám)” đi sâu tìm hiểu vai trò của chợ ở vị trí giao điểm của đồng bằng
và trung du, bước đầu đề cập đến một số hàng hóa đặc trưng ở chợ làng trung du.
Tuy nhiên, các nghiên cứu ấy phần lớn dành nghiên cứu soi chiếu về thời kỳ lịch sử
đã qua, tức là giai đoạn trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
Trong khi đó, sức sống và sự năng động của việc buôn bán ngoài quốc doanh ở
thời bao cấp lại không được nhiều các nhà khoa học đương đại quan tâm. Ngay cả
khi thực hiện công cuộc Đổi mới, với sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của chợ
truyền thống, việc nghiên cứu và xem xét vấn đề này của các nhà Dân tộc học và
Nhân học ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu xứng tầm. Phải đến những năm gần
đây, các nghiên cứu về chợ từ Đổi mới xuất hiện ngày càng nhiều. Lê Thị Mai
(2004) có nghiên cứu “Chợ quê trong quá trình chuyển đổi”, đây là chuyên khảo đầu
tiên nghiên cứu về chợ quê châu thổ sông Hồng trong quá trình chuyển đổi hơn 20
năm dưới tác động của những chính sách kinh tế, xã hội. Tác giả tập trung nghiên
cứu sự chuyển đổi của chợ quê ở vùng lưu vực sông Hồng cũng như phân tích vai trò
của chợ quê trong đời sống kinh tế làng xã, đặc biệt là giai đoạn chuyển sang kinh tế
thị trường, mở cửa và hội nhập, thị trường hàng hóa nông thôn phát triển, khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thị trường, từ đó cho thấy,
mạng lưới chợ quê đang có những biến đổi mạnh mẽ. Tác giả cũng thấy được sự
chuyển mình của chợ quê trở thành phố chợ, thành các trung tâm công - thương mại -
dịch vụ hay các trung tâm kinh tế vùng. Qua nghiên cứu, tác giả cũng khẳng định sự
phát triển chợ quê ở những làng nghề phát triển, người dân có truyền thống kinh
doanh đang trở thành xu hướng khả thi và đang được thừa nhận là con đường đô thị
hóa thích hợp của vùng nông thôn châu thổ sông Hồng, đồng thời, nghiên cứu cũng
điểm qua một số nét về chợ ở trung du.
Dưới góc độ Dân tộc học và nhân học, chợ là chủ đề vốn rất hấp dẫn, vì chợ
không chỉ là nơi diễn ra các trao đổi mua bán mà còn ẩn chứa nhiều khía cạnh về xã
hội và không gian văn hóa tộc người. Chợ phiên ở vùng núi cao không chỉ là nơi diễn
ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu, sinh hoạt văn
hóa của các TNTS ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam. Chợ họp theo phiên, đây là
nơi tụ hội các dân tộc Dao, Hmông, Nùng, Tày ở quanh vùng, thậm chí cả các tộc
người bên kia biên giới cũng sang giao lưu. Chợ họp trên những khu đất rộng, vừa là
nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa như trâu, bò, ngựa, lợn, gà…
vừa là nơi để buộc ngựa, phương tiện đi lại của đồng bào. Có lẽ, đa số tộc người
vùng cao đến chợ ngoài mục đích trao đổi hàng hóa còn để giao lưu văn hóa. Khi
17
xuống chợ, đồng bào mang theo con gà, gùi măng, dắt theo con ngựa để bán. Thậm
chí, có người dắt bò, dắt ngựa đến chợ chỉ là để khoe, khảo giá tài sản của mình, đến
khi tan chợ họ lại dắt về. Ngoài ra, đồng bào đến chợ với nhu cầu lớn hơn là gặp gỡ
bạn bè, giao lưu tình cảm, tìm kiếm bạn tình, hát đối đáp, giao duyên đến khi tan
chợ… Ngày nay, chợ vùng cao, đặc biệt là chợ vùng cao biên giới còn là điểm du
lịch thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, đây chính là điểm sáng trong
đời sống kinh tế, xã hội ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta. Sự xuất hiện của khách du
lịch không chỉ có tác động về mặt kinh tế (tạo việc làm trong khu vực dịch vụ, bảo
tồn và phát huy nghề truyền thống như thêu, dệt, làm thuốc… ) mà còn tăng cường
sự giao lưu văn hóa - xã hội.
Các công trình nghiên cứu về chợ, viết về chợ ở khu vực Tây Bắc xuất hiện
khá sớm. Thế kỷ thứ XVIII, trong tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn
(1878) đã cung cấp một số tên chợ ở Tuyên Quang và Hưng Hóa. Đến đầu thế kỷ
XIX, công trình “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” của Lê Quang Định (1806) đã
miêu thuật về một số chợ ở Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang. Bộ “Đại Nam nhất thống
chí” thời Tự Đức phần viết về tỉnh Hưng Hóa có ghi danh sách 6 phố chợ. Đặc biệt,
những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, một số sỹ quan Pháp và tòa công sứ Lào
Cai, Yên Bái có viết các loại tiểu chí như “Lược khảo về Lục An Châu” (1898),
“Lược khảo về Bảo Hà” (1898), “Tiểu chí xứ Lào Cai” (1909), “Địa chí Lào Cai”
(1933)… Các công trình trên có ghi chép một số nét về các chợ ở Lào Cai, Bảo Hà,
chợ ở Phố Ràng… Báo cáo kinh tế hàng năm của tỉnh Lào Cai (1957 - 1959) cũng đề
cập nhiều đến hệ thống các chợ, việc xây dựng mở rộng chợ, việc trao đổi, buôn bán,
giá cả các mặt hàng ở chợ.
Nghiên cứu về chợ, chợ phiên vùng cao trong những thập niên gần đây có tác
giả Lê Chí Quế (1986) nghiên cứu về diễn xướng Sli, lượn và vấn đề văn hóa hội
chợ. Trần Hữu Sơn (1997) có tác phẩm “Văn hóa Dân gian Lào Cai” đã khẳng định,
chợ vùng cao không chỉ là nơi trao đổi kinh tế mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa,
nơi gặp gỡ của các đôi trai gái, đồng thời là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa văn hóa
vật thể, phi vật thể. Chợ là chiếc cầu giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, tăng cường
mối đoàn kết giữa các tộc người anh em. Chính vì vậy, chợ trở thành một tụ điểm
văn hóa thông tin, một trung tâm văn hóa cho cả vùng, vai trò của chợ đối với việc
xây dựng đời sống văn hóa vùng cao là quan trọng và cần được quan tâm. Tiếp mạch
nghiên cứu về chợ văn hóa vùng cao, Trần Hữu Sơn (2004) trong công trình “Xây
dựng đời sống văn hóa ở vùng cao” đã chỉ ra những nét đặc trưng trong đời sống văn
hóa của các TNTS, nghiên cứu đã khái quát hệ thống chợ ở vùng cao phía Bắc. Qua
18
đó, tác giả tiếp tục đi sâu khám phá vai trò và giá trị văn hóa của chợ, chợ phiên
trong đời sống tinh thần các tộc người ở vùng cao phía Bắc. Tác giả đặc biệt lưu ý
đến việc xây dựng, bảo tồn và lưu giữ sinh hoạt văn hóa ở chợ của các TNTS. Đây
chính là giải pháp hữu hiệu trong xây dựng đời sống văn hóa ở vùng cao nước ta.
Trong mạch nghiên cứu về giá trị văn hóa của chợ vùng cao, Hoàng Nam
(2003) có bài nghiên cứu “Từ lễ hội đến chợ hội - một giải pháp bảo tồn, phát huy
bản sắc văn hóa của hai dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn” đã chỉ ra giá trị văn hóa của
chợ từ truyền thống đến hiện tại. Bế Văn Hậu (2006) trong “Vài nhận xét qua một
hợp tác nghiên cứu chợ vùng cao Lào Cai” bài viết bước đầu đưa ra cái nhìn tổng
quan về hoạt động chợ vùng cao Lào Cai, chợ là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa, kinh tế
của các dân tộc thiểu số Hmông, Dao, Nùng, Giáy, Bố Y… Tác giả cũng chỉ ra
những thay đổi của chợ vùng cao xưa và nay, chợ ngoài chức năng mua bán, trao đổi
hàng hóa thì chính chợ vẫn còn đậm nét là không gian giao lưu văn hóa của các tộc
người. Tiếp đến là một số bài viết về chợ vùng cao có giá trị về mặt tư liệu như “Chợ
tình của người Dao đỏ ở Sa Pa” của Phạm Thị Kim Oanh (1997); “Người Hmông,
Dao có chợ tình hay không” của Vương Duy Quang (1993); “Đặc sắc chợ phiên
vùng cao Lào Cai” của tác giả Ngọc Bộ, Ngọc Triển (2011)… Các bài viết trên tập
trung mô tả, phân tích yếu tố “chợ tình” và các hoạt động văn hóa chủ yếu ở chợ Sa
Pa. Đây cũng là những gợi mở đáng quý cho những nghiên cứu tiếp theo.
Kể từ khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ trở lại, việc
nghiên cứu các chính sách phát triển vùng biên đã được đặt ra với sự ra đời của hàng
loạt các công trình nghiên cứu như: Buôn bán qua biên giới Việt - Trung: lịch sử,
hiện trạng triển vọng (Nguyễn Minh Hằng, 2001), Phát triển kinh tế miền núi phía
Bắc và tác động của nó đến tăng cường sức mạnh chủ quyền an ninh biên giới (Đinh
Trọng Ngọc, 2001), Buôn bán qua biên giới Việt - Trung và một số nhận xét về điều
kiện để phát triển buôn bán qua biên giới (Lê Tuấn Thanh, 2004). Các nghiên cứu
này chỉ nhìn vấn đề từ phía Việt Nam mà thiếu cái nhìn so sánh xuyên biên giới.
Ở Viện Dân tộc học, khoảng 5 năm gần đây đã có một số đề tài có liên quan
đến vấn đề kinh tế - xã hội của cư dân các tỉnh biên giới: “Các giải pháp văn hóa -
xã hội hạn chế, đẩy lùi các tệ nạn xã hội ở một số dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam”
do TS. Vũ Thị Hồng và TS. Đào Huy Khuê làm Chủ nhiệm (2006 - 2007), đề cập
đến tình hình tệ nạn xã hội trong mối quan hệ giữa các tộc người ở vùng Đông Bắc.
“Một số vấn đề bức xúc của đồng bào dân tộc Tày - Nùng - Giáy trong quá trình
phát triển kinh tế, văn hóa ở Lạng Sơn và Lào Cai” do Tiến sĩ Đặng Thanh Phương
làm Chủ nhiệm (2008 - 2009). “Vai trò của người Việt trong sự phát triển bền vững
19
vùng Đông Bắc Việt Nam” do PGS, TS. Bùi Xuân Đính làm Chủ nhiệm (2008 -
2009) nghiên cứu vai trò của người Việt trong phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục,
xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, sự thích nghi với môi
trường sống ở vùng Đông Bắc.
Viện Dân tộc học mới có một nghiên cứu trực tiếp về “Một số vấn đề cơ bản
về dân tộc dưới tác động của sự phát triển vùng biên giới Việt - Trung (Nghiên cứu
về người Hà Nhì ở một làng của tỉnh Lào Cai và một làng thuộc châu Hồng Hà, tỉnh
Vân Nam, Trung Quốc)”. Kết quả nghiên cứu thực địa dựa trên cơ sở tư liệu ở một
làng người Hà Nhì tại tỉnh Lào Cai.
Nhìn chung, đã có một lượng tương đối các công trình nghiên cứu về chợ dưới
góc nhìn mô tả, giải thích để tìm ra những chuyển biến từ truyền thống đến hiện tại
và đã một số nghiên cứu thiên về hoạt động giao lưu trao đổi hàng hóa của các tộc
người vùng biên giới Việt - Trung. Trong bối cảnh đó, chợ trở thành đề tài mang lại
sức gợi lớn cho các nghiên cứu trong tương lai, đặc biệt là nghiên cứu về chợ là chủ
đề lôi cuốn các nhà Dân tộc học và Nhân học Việt Nam. Mặc dù, số lượng các
nghiên cứu về chợ ở Việt Nam nói chung chưa nhiều, đây cũng chính là một trong
những hạn chế của các nhà Dân tộc học và Nhân học trong thời gian vừa qua. Song
với ý nghĩa, chợ như là hơi thở của đời sống hàng ngày và rất nhạy cảm với những
thay đổi của đời sống xã hội, đặc biệt là chợ ở vùng biên giới, vì thế việc nghiên cứu
về chợ là vô cùng quan trọng. Cho nên, những nghiên cứu trong thời gian tới có thể
gắn những vấn đề nghiên cứu về chợ, mạng lưới chợ hay hay MLXH của các tiểu
thương… với những vấn đề về biến đổi kinh tế, xã hội rộng hơn. Đây thực sự là các
vấn đề mà các nhà Dân tộc học/Nhân học Việt Nam cần quan tâm sâu hơn trong thời
gian tới.
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1. Các khái niệm cơ bản dùng trong luận văn
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng một số khái niệm then chốt để thực
hiện đề tài nghiên cứu, đó là mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội, tiểu thương.
Mạng lưới xã hội (Social Network): là một cấu trúc xã hội hình thành bởi
những cá nhân (hay những tổ chức), các cá nhân được gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn
nhau thông qua những nút thắt như tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích chung, trao
đổi tài chính, những mối quan hệ về niềm tin, kiến thức và uy tín. Đơn giản hơn,
MLXH là đồ thị những mối quan hệ xác định, ví dụ như tình bạn. Các nút thắt gắn
kết cá nhân với xã hội chính là những mối liên hệ xã hội của cá nhân đó. MLXH có
20
thể dùng để kiểm tra vốn xã hội - giá trị mà cá nhân có được từ MLXH. Những khái
niệm này thường được biểu thị trong biểu đồ mạng xã hội, trong đó các nút thắt
chính là các điểm và các mối quan hệ là những đường kẻ
1
.
Ở Việt Nam, theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, mạng lưới xã hội được hiểu như là
mối liên hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội khác trong một thực thể xã hội nhất
định, dù đó là chính thống hay phi chính thống, thường xuyên hay bất thường, các
mạng lưới xã hội “chuyên chở” các mối quan hệ qua lại về kinh tế, xã hội và văn hóa
giữa các cá nhân hay nhóm xã hội, đảm bảo tính liên thông, cân bằng, ổn định, gắn
kết của một thực thể xã hội… (Ngô Đức Thịnh, 2008).
Quan hệ xã hội (Social network) là những quan hệ giữa người với người được
hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng,
đạo đức, văn hóa, v.v… Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội. Những
tương tác này không phải là ngẫu nhiên, mà có mục đích, có hoạch định, có xu
hướng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác. Quan hệ xã hội là quan
hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hành động. Các quan hệ này được hình thành
trên những tương tác xã hội ổn định, có tính lặp lại, v.v Các tương tác này còn có
thể mang những đặc trưng khác nữa, và qua đó tạo ra các loại quan hệ xã hội khác
nhau
2
.
Ở phương Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc, khái niệm Quanxi (quan hệ) đã có
từ lâu và được nghiên cứu nhiều. Guanxi (phát âm: “gwan - shee”), một từ tiếng
Trung có nghĩa là những mối quan hệ tương trợ cần thiết cho thành công. Để thành
công trong lĩnh vực kinh doanh cần phải kết hợp hài hòa giữa những quan hệ xã giao
với những quan hệ mang tính chất cá nhân. Guanxi có nghĩa là nghệ thuật tinh tế
trong việc xây dựng và nuôi dưỡng quan hệ. Nhưng thực chất, Guanxi có nghĩa là
một mối quan hệ được xây dựng sau một thời gian dài, chúng ta có thể hiểu đó là
“quan hệ tốt”. Bốn nguyên tắc cơ bản của một mối quan hệ tốt có thể hiểu ngắn gọn
là: sự tin tưởng (tôn trọng và hiểu người khác), sự quý mến (trung thành và nghĩa
vụ), sự phụ thuộc (sự hòa hợp lẫn nhau, tôn chỉ hai bên cùng có lợi) và sự thích nghi
(kiên trì và mở mang kiến thức). Trong nghệ thuật của quan hệ có ba yếu tố quan
trọng, đó là: đạo đức, chiến thuật và xã giao đan xen với nhau. Quan hệ được xây
dựng dựa trên sự “thân thiết”. Sự thân thiết dựa trên hai yếu tố: tin tưởng lẫn nhau và
biết ơn, đồng thời dựa trên cơ sở tình bạn, họ hàng, hàng xóm, cùng quê, đồng
hương, đồng học và đồng nghiệp… Quan hệ còn dựa trên “tình cảm” là tình cảm
1
2
21
giữa cha và con, vợ và chồng, bà con thân, bạn thân, thầy và trò. Ngoài ra, quan hệ
còn dựa trên nguyên tắc “nhân tình” là khái niệm về sự có đi có lại, nghĩa vụ, sự
mang ơn. Đồng thời, khái niệm “sỹ diện” là cơ chế quan trọng bảo đảm việc thực
hiện nghĩa vụ và sự có đi có lại.
Ở Trung Quốc, MLXH (Quanxi/Quan hệ xã hội) là hệ thống xã hội của người
Trung Quốc, từ đó, nuôi dưỡng những mối quan hệ cá nhân trong cộng đồng làng
xóm vừa là trò chơi quyền lực, vừa là phong cách sống, guanxi (quan hệ) không chỉ
liên quan đến những tính toán lý trí và thực dụng mà còn thể hiện tính hòa đồng xã
hội, đạo đức, chủ tâm và tình cảm cá nhân. Sử dụng những khái niệm bản xứ của
Trung Quốc về guanxi các học giả Trung Quốc đã nhấn mạnh sự cân bằng giữa tình
cảm và tính thực dụng. Trong khi mạng lưới quan hệ xã hội được diễn đạt bởi khái
niệm guanxi là vô cùng quan trọng thì tình cảm (renqing) và nghĩa vụ có đi có lại
cũng có giá trị quan trọng tương tự…. Về mặt này, Kipnis đã viết xúc tích về mối
quan hệ giữa guanxi và renqing. Vì trong guanxi đồng thời là trao đổi vật chất và tình
cảm của con người, trao đổi vật chất thì trực tiếp sinh ra tình cảm và quan hệ… Các
khái niệm và thuật ngữ liên quan đến các mối quan hệ về cơ bản ở Việt Nam cũng
giống như ở Trung Quốc, Guanxi (relationship) là quan hệ trong tiếng Việt và cũng
được dùng tương tự. Ở Trung Quốc, khái niệm quan hệ được sử dụng để biểu thị vai
trò quan trọng trong việc xây dựng, duy trì hay tăng cường quan hệ xã hội.
Vậy, quan hệ xã hội và MLXH có mối quan hệ tương hỗ tạo ra vốn xã hội, tồn
tại trong từng mối quan hệ giữa các cá nhân, nhóm hay các tổ chức xã hội. Trong
mạng xã hội, vốn con người là đầu mối trung tâm còn vốn xã hội nằm ở các đường
liên hệ và liên kết với các đầu mối. MLXH có thể chia thành mạng lưới vi mô (quan
hệ xã hội trong phạm vi nhỏ, các nhóm nhỏ) và MLXH vĩ mô (quan hệ xã hội trong
các nhóm lớn hay trong cộng đồng xã hội rộng).
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng khái niệm vốn xã hội như một cách tiếp cận
tổng thể để khám phá MLXH của các tiểu thương. Vốn xã hội (Social Captial): đây là
thuật ngữ được sử dụng từ đầu thế kỷ XX, nhưng nó chỉ được dùng một cách rộng rãi
sau công trình của Coleman, Buordieu và Putnam vào cuối những năm 1980 và đầu
những năm 1990. Vốn xã hội được quan niệm là một loại vốn, bên cạnh các loại vốn
khác như vốn kinh tế, vốn văn hoá, vốn con người. Bourdieu đưa ra định nghĩa về
vốn xã hội “Vốn xã hội là tổng hợp các nguồn lực, hữu hình hay vô hình hoặc sự tích
lũy của một cá nhân hay một nhóm bởi một mạng lưới bền vững của các mối quan hệ
qua lại có mức độ thể chế hóa nhiều hay ít đã được thừa nhận. Thừa nhận rằng vốn
22
có thể có những hình thức khác nhau là tuyệt đối cần thiết để giải thích cấu trúc và
những động lực về sự khác biệt giữa các xã hội” (Dẫn theo Hoàng Bá Thịnh, 2008).
Cùng thời với Boundieu, nhà xã hội học người Mỹ Jame Coleman đã đưa ra
một khái niệm rất rộng về vốn xã hội: “Vốn xã hội được định nghĩa bằng chức năng
của nó. Nó không phải là những thực thể riêng lẻ mà là những thực thể đa dạng, với
hai thành tố chung: bao gồm một số khía cạnh của các cấu trúc xã hội và các khía
cạnh của cấu trúc xã hội khiến cho các hành động của các tác nhân dễ dàng cho dù
các cá nhân hoặc liên kết các tác nhân trong cấu trúc đó. Cũng giống như các hình
thức khác nhau của vốn, vốn xã hội được hình thành, tạo nên khả năng đạt được
những mục tiêu cụ thể mà nếu không có vốn xã hội thì sẽ không thể đạt được” (Dẫn
theo Hoàng Bá Thịnh, 2008, tr 46).
Khi nghiên cứu về vốn xã hội không thể không đề cập đến cách giải thích về
vốn xã hội theo quan điểm chức năng của Coleman. Ông định nghĩa vốn xã hội là
“các nguồn lực cấu trúc xã hội mà cá nhân có thể sử dụng như là nguồn vốn tài sản”.
Đồng thời ông cũng chỉ ra một số hình thái của vốn xã hội như sau:
+ Lòng tin, sự kỳ vọng, trách nhiệm được thể hiện trong quan hệ xã hội và nhờ
chúng mà hành động được thực hiện đều là nhờ những hình thái của vốn xã hội.
+ Thông tin được phát triển và trao đổi trong quan hệ giữa người này với người
khác mà nhờ nó hành động được thực hiện cũng là hình thái của vốn xã hội.
+ Những chuẩn mực xã hội có hiệu lực mà nhờ nó hành động được thực hiện.
Dưới hình thái là những chuẩn mực, vốn xã hội có thể khuyến khích hoặc kiềm chế
hành động của các cá nhân, nhóm xã hội.
+ Quyền lực hay uy tín cũng được xem là một hình thái của vốn xã hội, bởi vì
khi giao quyền kiểm soát hành động cho một người nào đó, điều này cũng có nghĩa
đã tạo ra vốn xã hội cho người đó
Ở phương Đông, vốn xã hội bắt nguồn từ Quan hệ, Trung Quốc gọi là Guanxi,
Nhật Bản gọi là Kankei, Hàn Quốc gọi là Kwankye. Người Việt Nam coi trọng các
quan hệ không khác gì người Trung Quốc. Ngay từ thời bao cấp đã có sự phân kiểu
quan hệ như sau: Nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế. Nghĩa là: thân là quan hệ
giữa họ hàng, bè bạn, thế là quan hệ do quà biếu, ân huệ, hội hè tạo nên, quyền là
quan hệ do quyền lực tạo nên và chế là quan hệ do thể chế quy định. Hai kiểu quan
hệ đầu là quan hệ của vốn xã hội… Nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công
trong kinh doanh là sự hợp tác, cộng sự dựa trên chữ tín. Chữ tín đã tạo nên các thể
chế hợp tác, tôn trọng hợp đồng. Trong khoa học xã hội gọi đây là vốn xã hội. Đây là
văn hóa truyền thống trong kinh doanh ở nước ta. Cộng đồng người Việt Nam ở
23
nước ngoài không sử dụng được vốn xã hội để phát triển kinh doanh có hiệu quả
bằng các cộng đồng người Hoa.
Tóm lại, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về vốn xã hội: đó
là nguồn lực, các khía cạnh của cấu trúc xã hội, chuẩn mực không chính thức,
MLXH, sự trao đổi qua lại, sự tin cậy, vv
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn vận dụng lý thuyết tương tác xã hội và hành
động xã hội để lý giải hành vi ứng xử của các tiểu thương trong môi trường kinh tế -
xã hội ở vùng biên. Qua việc tìm hiểu mối QHTN và sự tương tác với bạn hàng,
khách hàng cũng thể hiện những mối liên kết nhất định trong MLXH của các tiểu
thương ở chợ.
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Điền dã dân tộc học là phương pháp chính để thu thập tư liệu cho đề tài
nghiên cứu. Các thao tác, kỹ thuật cụ thể được áp dụng trong nghiên cứu này là: quan
sát tham dự, phỏng vấn dưới các hình thức khác nhau (phỏng vấn nhanh, phỏn vấn
sâu, phỏng vấn câu chuyện cuộc đời, sử dụng bảng hỏi…), điều tra hồi cố, thảo luận
nhóm, thu thập tài liệu thứ cấp, sử dụng các tài liệu thống kê có sẵn…
Điền dã, thu thập tư liệu ở chợ vùng biên Lào Cai cho đề tài luận văn này có
những thuận lợi và khó khăn riêng so với địa bàn đô thị hay nông thôn khác. Chợ
vùng biên là địa bàn nhạy cảm, phức tạp, buộc nhà nghiên cứu phải có kinh nghiệm
cá nhân, bản lĩnh và ứng xử nhanh và nhạy bén để xử lý linh hoạt các tình huống.
Thứ nhất, về những thuận lợi: khi điền dã ở một chợ vùng biên ở Lào Cai,
người nghiên cứu tiết kiệm được thời gian đi lại, tăng thời gian làm việc ở thực địa,
có thể đi điền dã bất cứ thời gian nhàn rỗi nào để thu thập hoặc xác minh lại tư liệu,
việc gặp người buôn bán tương đối thuận lợi vì phần lớn thời gian họ ở chợ.
Bên cạnh đó, khó khăn khi khảo sát địa bàn chợ vùng biên cũng rất nhiều.
Nếu như ở nông thôn, nơi con người sống thân thiện, chan hòa và cởi mở thì những
người buôn bán ở chợ vùng biên có vẻ như dè dặt, cảnh giác và đề phòng, lạnh lùng
và hơi khó gần, một số người tỏ ra ghê gớm và thiếu thân thiện với người lạ. Vì vậy,
công việc bắt buộc phải gặp được các vị đứng đầu cơ quan hành chính này, nếu
không gặp được, có nghĩa là công việc đang ùn tắc ở đó. Bởi, địa bàn nghiên cứu khá
nhạy cảm do ở gần biên giới, vấn đề “an ninh biên giới” luôn được các nhà quản lý
và cơ quan hành chính “đề cao cảnh giác”. Mặt khác, khi tiếp xúc với người buôn
bán hoặc người đi chợ ở vùng biên giới, nếu không có giấy giới thiệu của Sở văn hóa
hoặc của Ban quản lý chợ thì công việc điều tra và lấy tư liệu sẽ vô cùng khó khăn.
24
Mọi giải thích về bản thân đều không có giá trị. Nhiều trường hợp, khi có giấy giới
thiệu của Sở văn hóa nhưng không có người của Ban quản lý chợ đi cùng, tôi vẫn
gặp phải khó khăn của người bán hàng, họ bận, không có thời gian, hẹn để lúc khác,
thậm chí nhiều lần họ còn mắng, chửi và không tiếp, nhiều người bán hàng cũng cảm
thấy bực mình khi bị làm phiền, bị “soi mói”.
Sự eo hẹp về thời gian của người buôn bán ở chợ cũng khiến cho công việc
triển khai nghiên cứu thực địa thời gian đầu chậm trễ, phải làm hẹn và lỡ hẹn nhiều
lần tôi mới có cơ hội để tiến hành công việc. Thời gian đối với người buôn bán là
tiền là bạc nên họ không có nhiều thời gian rảnh rỗi để trò chuyện. Do vậy, tôi phải
luôn linh hoạt để cuộc phỏng vấn của mình đạt hiệu quả cao nhất (vừa giúp họ bán
hàng vừa làm việc, vừa trò chuyện, tham gia vào các bữa cơm gia đình, tham gia vào
những dịp đi lễ, đi chùa, tham gia các đám cưới, đám tang của người trong chợ…).
Hơn nữa, ở chợ không gian chật hẹp lại đông người qua lại nên tôi không thể
đứng ở một quầy quá lâu, có khi câu chuyện đang diễn ra phải dừng lại vì người bán
hàng có khách. Như thế, tôi lại đi sang khu vực khác để quan sát, khi người bán hàng
rảnh tôi lại đến và tiếp tục câu chuyện.
Ngoài ra, một số bất đồng, mâu thuẫn, cảnh giác giữa người buôn bán với cơ
quan thuế, hải quan hay quản lý thị trường đã khiến người buôn bán luôn “đề phòng”
hơn với những người “giả danh” dân thường hay “nhà báo”, “công an mật”, nhà
nghiên cứu… Đây cũng là vấn đề khó khăn tiếp theo mà tôi gặp phải trong thời gian
đầu nghiên cứu ở chợ vùng biên.
Sau đây là một số cách thức mà tôi đã làm việc với chính quyền và người
buôn bán khi nghiên cứu đề tài này:
+ Gặp chính quyền:
Trước tiên, khi đến địa bàn nghiên cứu, tôi luôn xuất trình giấy tờ đi công tác
đối với các cơ quan chức năng và nêu rõ mục đích công việc của mình. Ngoài việc
gặp và lấy thông tin ở Phòng Công thương của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Văn
hóa tôi còn gặp thêm các cán bộ phụ trách về hộ khẩu, địa chính, văn hóa… để nắm
được thông tin chung, khi xuống địa bàn nghiên cứu không bỡ ngỡ, tiết kiệm thời
gian tìm hiểu ban đầu, có cơ sở để so sánh thông tin thu được khi xuống thực địa.
+ Kỹ năng thu thập thông tin ở thực địa:
Khi đến chợ nghiên cứu, tôi chưa vội bắt tay ngay vào công việc, đầu tiên là
“đi chơi chợ”, “đi ngắm chợ” để nắm rõ các khu vực hàng hóa, bố trí chợ, các lối vào
chợ, các di tích như đình, chùa, miếu ở gần chợ, hay các ngõ ngách quanh chợ…
Những ngày tiếp theo, tôi đi lang thang ngắm chợ để nắm được tình hình, làm quen
25
với người bán hàng, trò chuyện thân mật và làm quen, xây dựng quan hệ với người
buôn bán hay những người bán hàng ở bên ngoài vỉa hè chợ để biết thêm thông tin về
chợ. Ngày ngày đến chợ, tôi thường quan sát các hoạt động và đặt mình trong bối
cảnh sống cuộc sống ở chợ, lấy chợ đặt cá nhân vào trong bối cảnh bán hàng thay,
hay vị trí người đi chợ mặc cả, người môi giới, dẫn khách, giới thiệu khách. Từ đó,
người nghiên cứu tạo nên một mạng lưới quan hệ với người bán hàng. Mối quan hệ
với người bán hàng được xây dựng tốt, người bán hàng coi nhà nghiên cứu là người
thân, bạn thân để có thể giãi bày tâm sự, chia sẻ cảm xúc, hiểu được suy nghĩ của
người trong cuộc. Qua đó, nhà nghiên cứu mô tả theo cảm quan những giá trị nhãn
quan của người buôn bán.
Sau những ngày đầu làm quen, tôi bắt đầu vẽ sơ đồ chợ, sơ đồ các ngành hàng
và biết được “lịch đi chợ, thời điểm bán đắt hàng, thời điểm người bán hàng rảnh
rỗi”, từ đó, xây dựng lịch điền dã trong ngày, trong tuần một cách hiệu quả. Ví dụ: ở
nhóm hàng đồ lưu niệm và giải khát rất đông khách du lịch trong nước, du lịch nước
ngoài và khách Trung Quốc, người bán hàng bận suốt cả ngày, thậm chí không còn
thời gian để ăn trưa và nghỉ trưa, vì vậy, cơ hội để nói chuyện, thực hiện phỏng vấn
với người bán hàng ở khu vực này rất khó khăn. Như vậy, buổi tối khi đã về nhà họ
mới có thời gian tiếp chuyện với tôi, hoặc nếu muốn nói chuyện với họ, tôi phải ở
chợ đến lúc người bán hàng thu dọn hàng hóa thì tôi mới có hỏi được vài câu, thực
sự lúc này người bán hàng cũng khá mệt nên kết quả phỏng vấn không cao.
Tiếp theo, tôi lập được danh sách những người buôn bán tiêu biểu ở các ngành
hàng khác nhau, thông qua trưởng các ngành hàng, các thành viên trong Ban Quản lý
chợ, một số người am hiểu và thân thiện khác trong chợ như đội Bảo vệ… Sau đó,
tôi thiết lập mối quan hệ tin cậy và thân thiện với người kinh doanh trong chợ. Khi
nghiên cứu ở địa bàn “nhạy cảm và có ảnh hưởng tới an ninh biên giới” ở vùng biên,
tôi luôn mang theo giấy giới thiệu của Sở Văn hóa và xuất trình khi tới gặp những tổ
trưởng các ngành hàng trong thời gian đầu và nhờ họ nói với những người buôn bán
khác trong nhóm hàng của mình, nếu có điều kiện, tôi nhờ người trong Ban Quản lý
chợ dẫn đến giới thiệu với vài người bán hàng trong chợ. Nghiên cứu ở chợ tôi cần
phải có tác phong nhanh nhẹn và linh hoạt ứng xử với các tình huống khác nhau, khi
người bán hàng bận hoặc mệt mỏi thì tôi sẽ quay lại vào lần sau. Hơn nữa, là nhà
nghiên cứu, tôi luôn giữ phong cách nhẹ nhàng, lịch sự, đúng chuẩn mực và ăn mặc
giản dị, nói năng ngắn gọn, dễ hiểu.
Để có tư liệu chính xác và đáng tin cậy, việc xây dựng và thiết lập các mối
quan hệ tin cậy với người buôn bán là điều rất khó và quan trọng. Ngoài giấy giới