Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

SO SÁNH NGHI LỄ LÊN ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ GUT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.34 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

BÙI LÊ KHÁNH CHI

SO SÁNH NGHI LỄ LÊN ĐỒNG CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM VÀ GUT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC
(LẤY TRƯỜNG HỢP Ở HÀ NỘI VÀ SEOUL)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học


Hà Nội-2013

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

BÙI LÊ KHÁNH CHI

SO SÁNH NGHI LỄ LÊN ĐỒNG CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM VÀ GUT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC
(LẤY TRƯỜNG HỢP Ở HÀ NỘI VÀ SEOUL)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học


Mã số: 60 31 60

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Ngô Đức Thịnh

Hà Nội - 2013


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến GS.TS Ngô Đức Thịnh,
người đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô Viện Việt Nam học & Khoa học
phát triển – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trên nhiều
phương diện.
Tôi trân trọng cảm ơn các thầy cô phản biện và các thầy cô giáo trong hội đồng
đã đọc, nhận xét và góp ý về luận văn.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ, gia đình, anh em, bạn bè xa gần, đặc biệt
là những người bạn Hàn Quốc – những người đã luôn quan tâm và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này !
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi chưa được bảo vệ
bất cứ một học vị nào. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung
thực, bảo đảm tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2013
Tác giả

Bùi Lê Khánh Chi



MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.........................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (trong nước và ngoài nước).........................................3
3. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu..........................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................5
5. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................5
B. NỘI DUNG........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: NỀN TẢNG GUT CÁ NHÂN CỦA HÀN QUỐC, ĐẠO MẪU
VIỆT NAM VÀ VIỆC PHÂN LOẠI GUT VÀ ĐỒNG..........................................6
1.1. Nền tảng Gut cá nhân của Hàn Quốc và Đạo mẫu Việt Nam........................6
1.1.1. Shaman giáo Hàn Quốc................................................................................6
1.1.1.1.Thờ các vị thần trong nhà......................................................................7
1.1.1.2. Thờ ông bà tổ tiên.................................................................................9
1.1.1.3. Thờ thần làng......................................................................................11
1.1.2. Đạo mẫu Việt Nam.....................................................................................12
1.1.2.1. Tục thờ nữ thần...................................................................................13
1.1.2.2. Tục thờ Mẫu thần................................................................................15
1.1.2.3. Tam tòa thánh Mẫu.............................................................................16
1.2. Phân loại Đồng của Việt Nam và Gut của Hàn Quốc...................................17
1.2.1. Phân loại đồng của Việt Nam.....................................................................17
1.2.1.1. Thanh đồng.........................................................................................18
1.2.1.2. Đồng Cô..............................................................................................20
1.2.2. Phân loại Gut của Hàn Quốc......................................................................21
1.2.2.1.Gut quốc gia........................................................................................25
1.2.2.2.Gut làng...............................................................................................26
1.2.2.3.Gut cá nhân và Saenamgut..................................................................29
CHƯƠNG 2: SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA NGHI LỄ LÊN ĐỒNG

VÀ GUT (LẤY TRƯỜNG HỢP Ở SEOUL VÀ HÀ NỘI)..................................32
2.1. Con đường, mục đích của việc “ra Đồng”, “mời Đồng”, “đi Gut” và “mời Gut”
................................................................................................................................. 32


2.1.1. Con đường và mục đích của việc “ra Đồng” và “đi Gut”...........................32

7


2.1.1.1. Ở Việt Nam..........................................................................................32
2.1.1.2. Ở Hàn Quốc........................................................................................33
2.1.2. Mục đích của việc “mời Đồng” và “mời Gut”...........................................36
2.2. Đối tượng cúng lễ, các giá nhập hồn và chức năng cơ bản của nghi thức
nhập hồn.................................................................................................................37
2.2.1. Đối tượng cúng lễ......................................................................................37
2.2.2. Các giá nhập hồn và chức năng cơ bản của nghi thức nhập hồn................40
2.2.2.1. Các giá nhập hồn................................................................................40
2.2.2.2. Chức năng cơ bản của nghi thức nhập hồn........................................42
2.3. Vai trò của ông Đồng (bà Đồng), Mudang, Cận đồng và Ban cung văn......44
2.3.1. Vai trò của ông Đồng (bà Đồng) và Mudang..............................................44
2.3.2. Vai trò của Cận đồng..................................................................................47
2.3.3. Vai trò của Ban cung văn...........................................................................48
2.4. Phương thức tiến hành nghi lễ Gut và Lên Đồng.........................................49
2.4.1. Các yếu tố cơ bản trong buổi lễ..................................................................49
2.4.1.1. Trang phục và dụng cụ........................................................................49
2.4.1.2. Điệu múa và âm nhạc.........................................................................51
2.4.1.3. Đồ lễ dâng cúng và cách bày đồ lễ.....................................................53
2.4.2. Thời gian và không gian diễn ra buổi lễ.....................................................64
2.4.2.1. Thời gian.............................................................................................64

2.4.2.2. Không gian.........................................................................................65
2.4.3. Diễn biến của buổi lễ Lên Đồng và Gut.....................................................68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA VÀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU. .80
3.1. Lên Đồng và Gut – con đường giải thoát cho những dồn nén của xã hội hiện đại.. .80
3.2. Xu hướng thị trường hóa trong lễ Gut và Lên Đồng.........................................86
3.3. Vấn đề bình đẳng giới và nữ quyền được phản ánh qua hiện tượng Lên Đồng. 93
C. KẾT LUẬN......................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................106
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................110
PHỤ LỤC..............................................................................................................111


DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH
A. Danh mục các bảng
STT
Tên bảng
Bảng 1.1: Phân loại Gut theo quy mô

Trang
26

B. Danh mục các hình
STT
Hình 2.1:
Hình 2.2:
Hình 2.3:
Hình 2.4:

Tên hình
Vị trí đồ cúng lễ trên bàn thờ lớn

Bàn thờ Jijangbosal (진진진진)
Bàn thờ đưa tiễn những người đã khuất
Bàn thờ tiến hành cúng và dâng đồ ăn cho người đã

Hình 2.5:
Hình 2.6:

khuất
Bàn thờ cúng đồ ăn cho yêu ma
Không gian bài trí Saenamgut

Trang
65
66
67
68
68
72


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Tôn giáo tín ngưỡng là một lĩnh vực rất quan trọng trong mọi nền văn hóa,
liên quan đến yếu tố tâm linh, phản ánh những giá trị kế thừa từ thế hệ này sang thế
hệ khác, thể hiện một phần thế giới quan của con người. Trong các hình thái biểu
hiện của tôn giáo tín ngưỡng, Shaman giáo là hình thức tôn giáo đặc biệt hình thành
gắn liền với chế độ bộ lạc. “Đạo Shaman là tôn giáo đa thần trong tự nhiên. Người
ta cho rằng mọi vật thể trong tự nhiên đều có linh hồn mà đời sống tâm thức của
chúng được thể hiện trong các hiện tượng tự nhiên và trong tất cả mọi sự kiện, dù
thuộc loài người hay thuộc cái gì khác, đều được qui là các hành động của những

linh hồn” [4, tr.68]. Trong Từ điển Bách khoa về tôn giáo cũng định nghĩa “Shaman
là tôn giáo nguyên thủy của đa thần luận hay đa thần giáo với gốc rễ mạnh mẽ trong
sự tôn sùng tự nhiên với sự thừa nhận chung trời là đấng tối thượng”. Việc tôn sùng
tự nhiên và thừa nhận mọi vật đều có linh hồn, hay giữa hai thế thế giới của người
sống và người chết đều có sự liên hệ và người sống, người chết có thể giao tiếp với
nhau thông qua những người có khả năng đặc biệt tuy rằng ở mỗi quốc gia có sắc
thái riêng nhưng đều ở mẫu số chung là Shaman giáo. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra
một số trường hợp tiêu biểu ở Xiberi, Trung Quốc gọi là Vu (miền Bắc Trung Quốc)
hay Nan (miền Nam Trung Quốc), Hàn Quốc - Gut, Việt Nam với Lên Đồng, đó là
những dạng thức của Shaman giáo. Những dạng thức này đều có đặc trưng chung
của Shaman giáo đó là các thầy Shaman giáo tự đưa mình vào trạng thái ngây ngất
để thực hiện việc xuất hồn của mình hay nhập hồn của thần linh với niềm tin là có
thể thông quan với thần linh, tiếp nhận được sức mạnh từ thế giới siêu nhiên nhằm
chữa bệnh, trừ tà, mưu cầu tài lộc.
Lên Đồng là một nghi lễ đặc trưng nhất của tục thờ Mẫu và Gut là nghi lễ
của Shaman giáo Hàn Quốc. Ở hai quốc gia, ta bắt gặp nhiều điểm tương đồng
trong hai nghi lễ này, nó tạo nên nét đặc trưng riêng trong mẫu số chung Shaman
giáo. Cả Lên Đồng và Gut đều là những vấn đề đang được nhiều nhà nghiên cứu
đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình của những nhà nghiên cứu
lớn như Ngô Đức Thịnh, Lê Thị Hảo, Mai Ngọc Trúc… Ngoài ra cũng có khá nhiều

1


công trình của các nhà nghiên cứu nước ngoài về nghi lễ Lên Đồng của Việt Nam
và so sánh với các nghi lễ thuộc Shaman giáo với các nước khác. Các công trình
nghiên cứu đó đã phác họa lên một bức tranh toàn cảnh về một tôn giáo được coi là
tôn giáo bản địa của Việt Nam – Đạo Mẫu. Đối với Hàn Quốc thì sức phổ biến và
những hoạt động của nghi lễ Gut được công khai thừa nhận từ rất sớm, nó trở thành
một nghề được Bộ Văn hóa Thông tin Hàn Quốc cấp phép.

Trong quá trình tìm hiểu về tôn giáo và tín ngưỡng của hai quốc gia nói
chung và Đạo Mẫu của Việt Nam, Shaman giáo của Hàn Quốc nói riêng chúng tôi
nhận thấy có rất nhiều điểm tương đồng và khác biệt của hai loại hình tôn giáo này.
Hiện tại ở Việt Nam qua khảo sát tài liệu chúng tôi thấy có rất ít công trình nghiên
cứu so sánh giữa nghi lễ Lên Đồng của Việt Nam và Gut của Hàn Quốc. Hiện tại
tổng thể có ba công trình của ba nhà nghiên cứu Laurel Kendall, Bùi Thị Thoa và
Lee Geon. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ đưa ra những so sánh mang
tính chung chung. Hơn nữa, vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực trong
nghi lễ Lên Đồng của đạo Mẫu ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là một bài toán
khó. Trong khi đó, chính phủ Hàn quốc cũng đã và đang nỗ lực bảo tồn, phát huy và
khai thác một cách có hiệu quả những giá trị văn hóa của Gut truyền thống vào phát
triển du lịch. Trong bối cảnh đó, tôi lựa chọn đề tài “So sánh nghi lễ Lên Đồng của
người Việt Nam và Gut của người Hàn Quốc (lấy trường hợp ở Hà Nội và Seoul)”
để nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và chi tiết trên bình diện so sánh giữa hai
nghi thức tôn giáo quan trọng này.
Nghiên cứu này hy vọng sẽ góp phần cung cấp những thông tin rõ nét hơn về
nghi lễ Lên Đồng của người Việt Nam và Gut của người Hàn Quốc. Đây sẽ là
nguồn tư liệu hữu ích cho các nhà quản lý thực hiện công tác chuẩn bị và tiến hành
giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc một cách hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng sẽ mở ra những hướng nghiên cứu mới về các
nghi lễ nằm trong Shaman giáo của các quốc gia khác trong sự so sánh với nghi lễ
Lên Đồng của Việt Nam.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (trong nước và ngoài nước)
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Đạo Mẫu và Shaman giáo Hàn
Quốc ở Việt Nam và Hàn Quốc. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về Đạo Mẫu có thể
kể đến công trình gồm hai tập “Đạo Mẫu Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh. Trong

công trình này ông trình bày một bức tranh khá đầy đủ, chi tiết về Đạo Mẫu, và lời
các bài Chầu văn, giúp người đọc hình dung được một cách khá toàn diện và có cái
nhìn trực tiếp về Đạo Mẫu Việt Nam. Bên cạnh đó còn có “Lên Đồng hành trình
của thần linh và thân phận”, công trình này là sự tái hiện lại một buổi hầu đồng xen
lẫn những đánh giá của tác giả, và những vấn đề mới được đề cập. Ngoài ra còn có
các nhà nghiên cứu như Nguyễn Kim Hiền, Nguyễn Thị Hiền, Lê Hồng Lý…với
những công trình đã được đăng tải trên website
về Đạo Mẫu ở Việt Nam.
Về tài liệu Hàn Quốc, đáng chú ý là công trình của Hong Tae Han có tiêu đề
“Thế giới Mudang Gut của chúng tôi” do Viện Dân tộc xuất bản năm 2009. Cuốn
sách đã đề cập đến những khía cạnh và ý nghĩa được biểu hiện từ trong sân khấu
trình diễn Gut, và Gut ở một số địa phương tiêu biểu. Cuốn “Shaman giáo Hàn
Quốc” trình bày một cách khái quát về lịch sử, và quá trình phát triển của Shaman
giáo ở Hàn Quốc. Đặc biệt đáng quan tâm là cuốn “Gut cá nhân – Saenamgut” trình
bày khá tỉ mỉ về nghi lễ Gut cá nhân - Gut ở Seoul.
Riêng vấn đề so sánh nghi lễ Lên Đồng của Việt Nam và Gut của Hàn Quốc
đã được đề cập trong ba nghiên cứu sau: Thứ nhất là công trình “Khi nào Gut giống
Lên Đồng vài điểm tương đồng giữa Hàn Quốc và Việt Nam” của Laurel Kendall.
Trong công trình này tác giả chủ yếu so sánh sự giống và khác nhau trên phương
diện về các yếu tố cơ bản của một buổi lễ hầu đồng và Gut. Thứ hai là công trình
của Bùi Thị Hoa, “Những tương đồng và khác biệt trong “Lên Đồng” của người
Việt và “Gut” của người Hàn” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6
(112), 2010. Bài viết đưa ra sự so sánh một cách khái quát nhất về hai nghi lễ này.
Thứ ba là khóa luận tốt nghiệp của Lee Yeon với đề tài “Lễ Lên Đồng của Việt Nam
và một vài đối sánh với Gut của Hàn Quốc”. Tác giả tập trung nghiên cứu về lễ Lên

3


Đồng của Việt Nam, trong đó có đưa ra một số điểm so sánh trong yếu tố cơ bản

của buổi lễ.
Vấn đề so sánh giữa Lên Đồng và Gut chưa được nghiên cứu một cách hoàn
chỉnh, có chăng chỉ dừng lại ở ba công trình đã kể trên, mà ở đó các tác giả mới chỉ
đưa ra sự đối sánh một cách khái quát giữa Lên Đồng và Gut. Hơn nữa, do Gut
được chia ra làm nhiều loại tùy thuộc vào việc phân chia dựa theo cơ sở nào, vì vậy
các công trình trên có hạn chế là chưa nêu ra được sự so sánh giữa Lên Đồng của
Việt Nam với trường hợp nghiên cứu cụ thể nào trong Gut của Hàn Quốc. Điều đó
sẽ gây ra lầm tưởng rằng Gut của Hàn Quốc chỉ có một loại. Hy vọng rằng, nghiên
cứu này sẽ góp phần bổ sung một phần nào đó những thiếu sót trên và tạo đà tiếp
tục cho những hướng nghiên cứu mới về nghi lễ Lên Đồng và Gut.
3. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghi lễ Lên Đồng và Gut;
- Các ông Đồng, bà Đồng và con nhang đệ tử theo hầu Đồng.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Nghi lễ Lên Đồng ở Hà Nội (Việt Nam): Tập trung nghiên cứu các nguồn
tư liệu đã được công bố, đặc biệt là công trình của GS. Ngô Đức Thịnh. Ngoài ra,
chủ yếu tiến hành khảo sát các buổi lễ Lên Đồng trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh
lân cận;
- Nghi lễ Saenamgut của Seoul (Hàn Quốc): Do hạn chế về mặt kinh phí, nên
khảo sát dựa trên tài liệu tiếng Hàn là chủ yếu.
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về nền tảng Gut Hàn Quốc ngày nay, Đạo Mẫu của Việt Nam và
việc phân loại Gut, phân loại Đồng.
Nghiên cứu tập trung vào việc so sánh những điểm giống và khác nhau trong
cách phân loại, các yếu tố cơ bản trong buổi lễ và diễn biến, cách thức của buổi lễ
Lên Đồng của Việt Nam và Gut của Hàn Quốc. Thông qua đó đề xuất một số vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu.

4



4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp hồi cứu và phân tích và tổng hợp tài liệu:
-

Thu thập, tổng hợp, đánh giá, phân tích các tài liệu, các kết quả nghiên cứu
điều tra đã được công bố trong và ngoài nước;

-

Đọc và dịch tài liệu từ nguyên bản tiếng Hàn. Đây là những công trình quan
trọng nhất về nghiên cứu Gut.

 Phương pháp quan sát, khảo sát trên thực tế:
-

Tham gia trải nghiệm, chứng kiến và quan sát các buổi lễ Lên Đồng trên địa
bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận;

-

Tiến hành phỏng vấn một số ông Đồng, bà Đồng, Cận Đồng và những con
nhang đệ tử;

 Phương pháp so sánh
-

Tiến hành phân tích so sánh nhằm chỉ ra những điểm tương đồng về nguồn
gốc và bản chất cũng như những điểm dị biệt khác


5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn có cấu trúc theo quy định và bao gồm ba chương:
Chương 1: Nền tảng Gut cá nhân của Hàn Quốc, Đạo mẫu Việt Nam và việc phân
loại Gut và Đồng
Chương 2: Sự giống nhau và khác nhau giữa nghi lễ Lên Đồng và Gut (lấy trường
hợp ở Hà Nội và Seoul)
Chương 3: Một số vấn đề được đặt ra và tiếp tục nghiên cứu

5


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NỀN TẢNG GUT CÁ NHÂN CỦA HÀN QUỐC, ĐẠO MẪU
VIỆT NAM VÀ VIỆC PHÂN LOẠI GUT VÀ ĐỒNG
1.1. Nền tảng Gut cá nhân của Hàn Quốc và Đạo mẫu Việt Nam
1.1.1. Shaman giáo Hàn Quốc
Nền văn hóa thời đồ đá mới được nhiều người cho rằng nó xuất hiện trên bán
đảo Hàn và khoảng 6000 năm trước Công nguyên [6, tr.67]. Vào khoảng năm 3000
trước Công nguyên người Tungus nói tiếng Altai theo làn sóng di dân của các bộ lạc
và thị tộc từ Trung Á qua Siberia sang Mãn Châu và di chuyển xuống bán đảo Hàn.
Họ được coi là những người đầu tiên mang đạo Shaman – một giáo phái thờ cúng
các thần linh đến với bán đảo Hàn [6, tr.13].
Trong cuốn Korea – Its history & culture có viết “sự xuất hiện của Đạo
Shaman, yếu tố cốt lõi của ý niệm tôn giáo Hàn Quốc trong thời kỳ đồ đá mới, là cố
gắng nguyên thủy nhằm tìm hiểu cấu trúc nguyên khai và siêu hình của thế giới” [6,
tr.68]. Được coi là tôn giáo bản địa nguyên thủy của Hàn Quốc và xuất hiện sớm
trên bán đảo Hàn, đạo Shaman là chỗ dựa tinh thần cho những người dân từ buổi
nguyên sơ, nó lý giải các hiện tượng siêu nhiên, siêu hình của thế giới. Người hiện
thân của sự cố gắng nguyên thủy nhằm kiểm soát thiên nhiên bằng cách can thiệp

vào cấu trúc nguyên khai ấy là các Đạo sĩ Shaman – các thầy tế của tôn giáo này.
Bằng những kỹ năng xuất thần đặc biệt của các Đạo sĩ các thần linh, ma quỷ và con
người hiện tại có được mối lien hệ với nhau.
Shaman giáo ngự trị trên bán đảo Hàn và được coi là quốc giáo cho đến
khoảng năm 372, khi Phật giáo du nhập từ nước Tấn 1 vào Goguryo và vào Baekjae
khoảng năm 384. Shaman giáo không bị mất đi vai trò của mình trong đời sống tâm
linh của người dân ngay cả khi Phật giáo du nhập cho đến thời hoàng kim (vào
khoảng thời gian sau khi thống nhất ba vương quốc Baekjae, Goguryo, Shilla). Lúc
này, Shaman giáo vẫn tiếp tục phát triển và thậm chí trong giai đoạn này nó trở nên
thịnh hành với thuật bói toán. Tam quốc thống nhất, đất đai được mở mang, các
1

Nước Tấn (265-420): là một trong sáu triều đại tiếp theo sau thời Tam Quốc và trước thời Nam Bắc triều ở

Trung Quốc. Đây là một quốc gia hùng mạnh trong một thời gian ngắn đã thống nhất vùng Đông Bắc Trung
Quốc.

6


công trình như chùa chiền được trùng tu và xây mới. Triều đình và cả người dân đều
phải nhờ đến những ông thầy Shaman để bói đất. Không chỉ có người dân đi theo
Shaman giáo mà còn có cả những thành viên trong hoàng tộc và giới thượng lưu.
Shaman giáo vẫn tồn tại song song cùng với sự hưng thịnh của Phật giáo từ thế kỷ
thứ VI. Đến khoảng thế kỷ XVI hai nhà Nho học lớn của Hàn Quốc là Yi Hwang và
Yi I đã lập ra hai phe Tân nho giáo đối lập ở bán đảo Hàn. Khi Tân nho giáo được
chấp nhận như là tín ngưỡng quốc gia thì lúc này Phật giáo và các tôn giáo khác đều
bị triều đình coi nhẹ. Tuy nhiên, đạo Shaman vẫn ngự trị trong tâm thức tôn giáo
của người dân Hàn cho đến tận ngày nay.
Người ta cho rằng cũng giống như tất cả những tôn giáo thời kỳ ban sơ khác,

Shaman giáo ở Hàn Quốc bao gồm những tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ những
tác động siêu nhiên cũng như từ thế giới tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống của
người Hàn. Họ không thể lý giải được các hiện tượng tự nhiên, không biết cách
chống đỡ, khắc phục những hiện tượng đó, chính vì thế mà họ phải cầu cứu đi tìm
sự trợ giúp từ các thần linh. Thần linh hiển thị từ các con sông, dãy núi, đến cây cỏ
hoa lá. Các “tín ngưỡng bình dân” này kèm theo các nghi lễ tôn giáo tạo nên một sự
sùng kính có tính chất tôn giáo đặc biệt.
1.1.1.1.Thờ các vị thần trong nhà
Cũng giống như người Việt Nam, người Hàn Quốc quan niệm rằng trong mỗi
gia đình đều có các vị thần, các vị thần này không giống nhau ở mỗi gia đình. Thần
có thể trú ngụ ở khắp mọi nơi, có thần ở sân nhà, vườn, cửa nhà, trên mái nhà, bếp,
nhà vệ sinh, chuồng gia súc… thậm chí thần có thể trú ngụ ở trong vại đựng gạo,
chum chứa nước, lọ đựng mắm muối… Thần linh có mặt ở khắp mọi nơi mọi lúc
cùng với sinh hoạt của con người, xung quanh có sự tồn tại song song cả thần linh
và ma quỷ. Ma quỷ luôn rình rập và có thể xâm nhập vào trong nhà bất cứ lúc nào,
chính vì thế người Hàn quan niệm rằng từ những vật dụng nhỏ nhất hay những ngóc
ngách của căn nhà cho đến những vật dụng lớn và từ cổng vào nhà đều có thần linh
ngự trị để che chở và xua đuổi tà ma. Để thần linh luôn bảo vệ họ thì trong một năm
họ thường tiến hành việc cúng lễ các vị thần.

7


Tuy có rất nhiều các vị thần trong căn nhà nhưng người Hàn thường tiến
hành cúng lễ các vị thần chủ đạo đó là Chosang (Tổ thần), Songji (Hộ thần),
Chowang (Thần bếp), Toju (Thần mái hiên), và Up (Thần tài). Tất cả những nghi lễ
thờ cúng các thần trong nhà người ta gọi là Gosa. Việc cúng các vị thần trên được
tiến hành cũng khá là đơn giản, vật cúng thường là gạo, nước trắng hoặc rượu, hoa
làm từ giấy, đặc biệt trong các đồ cúng lễ không thể thiếu bánh T’eok – một loại
bánh truyền thống của Hàn Quốc được làm từ bột nếp, ngoài ra còn có cả cá khô.

Người Hàn Quốc đa phần không có bàn thờ lớn như thường thấy trong các gia đình
ở Việt Nam. Bàn thờ để cúng được chuẩn bị trong hôm tiến hành cúng lễ, đó chỉ là
một chiếc bàn con bày vừa đủ những đồ cúng trên. Điều đặc biệt là thông thường
người Hàn Quốc không cúng riêng lẻ các vị thần vào ngày khác nhau mà cúng
chung vào một ngày, và thường là cúng vào ngày lễ Tạ ơn (vào tháng 10 âm lịch).
Cũng vì cúng vào cùng một ngày, và không có sự phân chia đẳng cấp, vị trí, chức
năng của các vị thần nên người ta chỉ chuẩn bị một bàn thờ và cúng luân chuyển.
Khi cúng đến các vị thần nào thị họ đặt bàn thờ vào vị trí mà vị thần ấy ngự trị. Tổ
thần được gọi một cách kính cẩn là “Bà”, có vai trò rất lớn là làm cho đất đai màu
mỡ, được mùa và giúp đỡ những người hiếm muộn có thể sinh con. Tổ thần ngự trị
ở trong các phòng, vì thế bình gạo được phủ một tờ giấy trắng để cúng tổ thần được
đặt ở trong góc căn phòng [4, tr.96]. Hộ thần là vị thần bảo vệ cho những người
trong gia đình khỏi những điều bất hạnh, vì thế mà ngoài việc cúng Hộ thần vào
cùng ngày với các thần khác người ta còn cúng vào những ngày như sinh nhật, hoặc
khi được biếu những đồ ăn thì phải dâng cho hộ thần trước khi ăn. Bàn thờ cúng Hộ
thần được đặt ở vị trí góc nhà, hoặc trên cột nhà. Nếu là trên cột nhà thì người ta
dán lên một tờ giấy trắng – đó là vật tượng trưng cho Hộ thần. Ở Việt Nam vị thần
được cúng trong bếp đó là Ông Đầu rau, còn ở Hàn Quốc thì đó là Thần bếp. Những
chiếc chén nhỏ đựng nước là tượng trưng cho Thần bếp. Trong quan niệm của người
Hàn thì Thần bếp mang tính âm và được gọi là “Bà” giống như Tổ thần. Vị thần
mang lại sự an toàn cho ngôi nhà và tài lộc cho gia đình là Thần mái hiên và Thần
tài. Hai vị thần này được đặt cạnh nhau ở sân sau gần nhà kho. Tượng trưng cho
Thần mái hiên là một bó rơm buộc túm lên, còn Thần tài là một ụ rơm, người Hàn

8


Quốc cho rằng bên trong ụ rơm ấy có một con rắn. Nếu con rắn đó còn trong ụ rơm
thì tức là tài lộc vẫn còn, nếu con rắn ra khỏi ụ rơm tức là tài lộc cũng giảm sút đi.
Hai vị thần này rất được người Hàn coi trọng và thờ nhiều tại nhiều địa phương [4,

tr.98].
Trong gia đình, các vị thần đa phần là mang tính Âm, được gọi là “Bà”, dịu
dàng, nhân hậu. Điều này có lẽ xuất phát từ một xã hội được tổ chức theo chế độ
Mẫu hệ dưới một nền kinh tế nông nghiệp từ thời kỳ đồ đá trên bán đảo Hàn. Đây
có lẽ cũng là một lý giải cho lý do tại sao hầu hết những người thực hiện nghi lễ Gut
ở Hàn Quốc là phụ nữ, và người đảm đương việc cúng viếng các vị thần trong nhà
cũng là phụ nữ.
Một trong những mục đích tiến hành lễ Gut là cầu sự may mắn và thịnh
vượng cho gia đình. Một số vị thần ngự trị trong nhà gia chủ cũng được hiển linh
qua thân xác của Mudang. Các vị thần thường được chọn lựa để cúng bái trong buổi
lễ Gut là Hộ thần và Thần lửa. Khác với lễ Lên Đồng của Việt Nam các buổi lễ Gut
diễn ra không phải do Mudang tự tổ chức lên mà phải được lời mời từ phía các gia
đình. Mudang làm lễ cho gia chủ vì thế các vị thần cai ngự trong gia đình ấy phải
được cầu khấn để thần mang lại những điều may mắn tốt đẹp cho gia chủ.
1.1.1.2. Thờ ông bà tổ tiên
Để tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên người Hàn thực hiện ba nghi lễ cơ bản được gọi
là Gije, Ch’arye và Myoje. Ba nghi lễ này là ba loại của Jesa (nghi lễ thờ cúng tổ
tiên). Thời gian diễn ra việc cúng lễ không được qui định là thời gian nào, mà tùy
thuộc vào mỗi gia đình là khác nhau. Lễ Gije và Ch’arye được thực hiện ở trong
nhà còn lễ Myoje thực hiện ở mộ người mất. Trước đây thì lễ Gije thực hiện vào
đêm trước của ngày giỗ và lễ Ch’arye vào mỗi buổi sáng sớm của ngày đặc biệt nào
đó. Nhưng ngày nay thì người Hàn đã giản tiện đi và thực hiện các nghi lễ vào buổi
sáng sớm. Một số gia đình Hàn thực hiện những nghi lễ này vào những dịp lễ như
Trung thu, ngày Hansik (Hàn thực), ngày Dano (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch), hay
105 ngày sau Đông chí.
Người ta thấy vật thờ cúng quan trọng trong các lễ trên là một tấm bảng được
làm bằng gỗ hoặc thay vào đó là một tờ giấy. Trên tấm gỗ hay tờ giấy người ta ghi

9



tên, vị trí của người trong tổ tiên sau đó dán lên phía sau bàn thờ và đến cuối buổi lễ
tờ giấy này sẽ được đốt đi. Điều này có vẻ như trái ngược với người Việt. Họ
thường viết tên, tuổi, vị trí của những người đang sống vào tờ giấy gọi là “sớ”, tờ
giấy này cũng được đốt đi sau khi kết thúc buổi lễ. Trên bàn cúng đồ lễ được sắp
xếp theo vị trí nhất định, những đồ ăn nào phải đặt ở phía Đông hay đồ ăn nào đặt ở
phía Tây, ví dụ hoa quả có màu đỏ thì phải xếp riêng ở phía Đông, hoa quả có màu
trắng phải xếp ở phía Tây. Một hàng thức ăn được xếp riêng, rồi đến hàng hoa quả,
tiếp theo là rau, cháo và một số loại thịt cá, phía sau là những bát cơm cùng thìa
đũa. Phía trước bàn cúng là một bàn nhang , phía trước bàn này có một khay đựng
những chén rượu [14, tr.126]. Với cùng một quan niệm như người Việt Nam là ông
bà tổ tiên luôn hiển linh để phù hộ cho con cháu trong gia đình chính vì thế trong
đời sống hàng ngày gia đình sinh hoạt như thế nào thì khi dâng cúng lên ông bà tổ
tiên cũng là những thứ đó. Trong một số ngày lễ trọng đại như ngày giỗ, Tết thì
dường như phần lễ cúng của người Việt phức tạp và nhiều lễ vật hơn. Ngoài hương
hoa, rượu, đồ ăn mặn ra thì người ta còn cúng đồ vàng mã như: nhà, xe, tiền…được
làm bằng giấy cho tổ tiên, điều này xuất phát từ quan niệm trên trần gian con cháu
được hưởng như thế nào thì ông bà dưới suối vàng cũng được dùng những thứ đó,
nếu không ông bà sẽ hiện về và trách tội.
Nghi lễ thờ cúng tổ tiên biểu hiện lòng tôn kính với các thế hệ ông bà tổ tiên.
Thực hiện nghi lễ này như một sự xác nhận mối quan hệ ruột thịt giữa người đang
sống và người đã mất, mối liên hệ gia đình này sẽ được kéo dài qua các thế hệ. Nghi
lễ thờ cúng tổ tiên được xem là phần trọn vẹn của những giá trị tinh thần của đất
nước được đặt với cái tên “Hàn Quốc - đất nước của những lễ nghi”, nhấn mạnh trật
tự từ trên xuống dưới, từ người cao tuổi nhất đến người ít tuổi nhất bao gồm cả
người đã khuất và người nối dõi [14, tr.126]. Để linh hồn của những người đã khuất
được siêu độ và sống mãi trong tâm thức trần thế dường như tập tục thờ cúng đơn
thuần trong ngày giỗ hay mỗi dịp lễ trong năm là chưa đủ và đôi khi những người
trong gia đình thấy rằng bản thân họ không đủ khả năng để siêu độ cho người chết
hay cầu gọi sự hiển linh của ông bà tổ tiên. Shaman giáo ban đầu theo dòng di cư

của người Tungus thì nó là nghi lễ thờ cúng các thần tự nhiên, bài trừ ma quỉ thông

10


qua các thầy Mudang, và nó đã được hòa nhập cùng tập tục thờ cúng tổ tiên của
người Hàn để thực hiện nhiệm vụ siêu độ cho người đã khuất và gọi hồn ông bà tổ
tiên. Đây được coi là mục đích chính mà các gia đình mời làm lễ Gut trong
Saenamgut (Gut cá nhân) của người Hàn Quốc. Tục thờ ông bà tổ tiên đã trở thành
nền tảng cho Gut cá nhân, đặc biệt là Saenamgut ở Seoul phát triển.
1.1.1.3. Thờ thần làng
Hàn Quốc với diện tích đồi núi chiếm khoảng trên 70% nên nói chung hầu
hết vị thần được thờ trong các làng là thần núi. Người dân Hàn Quốc tin rằng thần
núi là vị thần mà có thể quan sát được khắp mọi nơi trong làng và chi phối không ít
trong việc thu hoạch mùa màng. Là một trong những vị thần quan trọng trong tín
ngưỡng dân gian Hàn Quốc, thần núi được gọi là Sanshin hay là Sanshinyeong.
Những nhà nghiên cứu cho rằng tín ngưỡng dân gian này có thể có từ thế kỷ thứ
nhất trước Công nguyên và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thuyết Tangun.
Theo truyền thuyết, người lập nước đầu tiên của nhân dân Hàn Quốc là Tangun. Sau
khi vị vua này qua đời đã trở thành thần núi ở vùng Asadal (thủ đô của Hàn Quốc
thời cổ đại). Hàng năm người dân vùng này vẫn cúng tế thần núi vào ngày rằm
tháng giêng [14, tr.129].
Theo Hwang Gwi Yeon và Trịnh Cẩm Lan (2002) thì từ xa xưa việc thờ thần
làng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố môi trường, nó chi phối không ít đến sinh
kế của dân làng. Cũng giống như Việt Nam, người dân sống ở vùng nào thì thờ thần
làng của vùng đó. Chẳng hạn như những người sống ở vùng núi và thảo nguyên thì
thường có xu hướng thờ thần núi, còn những người dân chài ở vùng biển thì thờ và
cúng tế thần rồng. Thần rồng là vị thần mang đến những cơn mưa tưới mát cho đất
đai cây cỏ vào những thời điểm hạn hán trong năm. Vào thời điểm này, người ta tổ
chức những nghi lễ đặc biệt để cúng thần rồng, thần mưa, cầu mong có một mùa

màng bội thu, sung túc.
Thần Đất được người dân Hàn tổ chức nghi lễ cúng vào ngày tết Âm lịch.
Trong ngày này những người dân trong làng tập hợp nhau lại thành đoàn và mang lễ
vật đến nhà người đứng đầu trong làng và nhẩy múa xung quanh sân nhà người đó.
Sau đó sẽ đi đến từng nhà trong làng, và vẫn vừa đi vừa nhảy múa. Người ta tin

11


rằng, những hành động như vậy là để thần Đất hiểu được lòng tôn kính và ước vọng
của họ. Thần Đất sẽ ban phúc cho từng gia đình.
Lễ làng thường được tổ chức vào buổi sáng tinh mơ những ngày trong tháng
giêng, tùy từng làng lựa chọn ngày nhất định để tổ chức. Tháng giêng là tháng mà
người dân Hàn tổ chức hàng loạt các nghi lễ để cúng các thần để cầu mong một
cuộc sống bình yên cho cả năm.
Thực hiện các nghi lễ thờ cúng thần làng là những quan chức đặc biệt chuyên
thực hiện những hoạt động liên quan tới lễ làng. Những người đó phải là người có
chức phận, có danh tiếng và tư cách hoàn hảo. Họ sẽ là người đọc lời khấn và đốt
những mẩu giấy trắng để cầu mong hạnh phúc và may mắn cho dân làng. Các đạo sĩ
Shaman sẽ làm những công việc tiếp theo của buổi lễ. Họ sẽ là người dâng lên thần
rượu, đồ ăn thức uống và nhảy múa để mua vui cho các thần. Các vị thần bảo vệ cho
cuộc sống của người dân trong làng, chính vì thế khi gia đình nào thực hiện nghi lễ
Gut cá nhân thì không thể không mời các vị thần linh đó. Các vị thần làng không
những che chở đem lại cuộc sống ấm no cho những người dân đang sinh sống mà
còn bảo vệ cho những người đã khuất tại khu làng đấy. Mối quan hệ có thứ bậc giữa
các vị thần, từ thần làng đến thần trong ngôi nhà, đến ông bà tổ tiên được sắp xếp có
trật tự trong lễ Gut cá nhân của Hàn Quốc.
1.1.2. Đạo mẫu Việt Nam
Đầu thế kỷ XX đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nữ thần, Mẫu thần,
hầu hết là những công trình của người Pháp. Ngoài ra còn có những công trình của

người Chăm và một số nhà nghiên cứu Việt Nam lúc bấy giờ như Nguyễn Văn
Huyên, Phan Kế Bính, Nhất Lang… Có nhiều ý kiến trái chiều về tục Lên Đồng và
nguồn gốc của Đạo mẫu. Vào khoảng những năm 60 – 80 của thế kỷ XX việc
nghiên cứu tôn giáo tín ngưỡng và đặc biệt là nghiên cứu về Đạo mẫu nói chung và
tục Lên Đồng nói riêng dường như bị “ngưng đọng” lại bởi chính sách cấm kỵ của
chính phủ và sự lên án của xã hội coi tín ngưỡng này là mê tín dị đoan, gây nhiều
bất cập trong xã hội. Chính vì thế mà việc nghiên cứu cũng như các công trình xuất
bản trong thời kỳ này gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế.

12


Sang đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX và bước vào đầu thế kỷ XXI, tôn
giáo tín ngưỡng mới thực sự được “sống dậy”. Theo đó việc nghiên cứu về các hình
thức Shaman giáo dường như còn dở dang của những năm trước được tiếp tục. Năm
2001 là năm đánh dấu bước phát triển quan trọng của công cuộc nghiên cứu cùng
với thành quả tiêu biểu được ban bố trong hội thảo quốc tế “Đạo Mẫu và lễ hội
Phủ Giầy”. Tiếp đến là năm 2003 tại Hội thảo ở Chicago cũng có tiểu ban về “Lên
Đồng ở Việt Nam sau đổi mới”. Đây là dịp để những học giả trên thế giới biết đến
Đạo Mẫu của Việt Nam và những học giả Việt Nam có thêm nhận thức về tính đa
dạng của Đạo Mẫu được thể hiện trong các dân tộc Việt Nam, đồng thời có thể so
sánh với các dân tộc, các nước ở khu vực Đông Á.
Đạo Mẫu được coi là tín ngưỡng bản địa của Việt Nam cũng giống như Gut
truyền thống của Hàn Quốc. Nền tảng để hình thành nên Gut của Hàn Quốc và Đạo
Mẫu của Việt Nam là khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin tóm lược lại công trình
nghiên cứu của GS. Ngô Đức Thịnh về nền tảng của Đạo Mẫu được trích trong
cuốn “Đạo Mẫu” và “Đạo Mẫu Việt Nam”.
1.1.2.1. Tục thờ nữ thần
Theo quan niệm vũ trụ luận phương Đông cổ đại thì “âm dương tương sinh,
tương khắc”. Người Việt đã đồng nhất coi thần Đất, thần Nước, thần Núi, thần

Lúa…với Âm và mang tính nữ, hay tính Mẹ. Vì thế mà trong dân gian vẫn thường
gọi là Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa…chứ không dùng chữ “cha” – tính Dương để chỉ
nhiều hiện tượng vũ trụ và tự nhiên. Bởi lẽ, người Việt và các dân tộc anh em trên
đất nước vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa, sống trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Đây là đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng tới quan niệm, lối nghĩ, nếp sống cơ
bản của nông dân. Họ nhận thấy rằng tự nhiên là cái vốn lẽ, nó luôn luôn vận động
và không ngừng tái tạo, sản sinh ra những cái mới, đồng thời bổ trợ cho nhau.
Thuộc tính của tự nhiên là “bảo trữ, sinh sôi và sáng tạo”
Khắp cả nước gần như nơi đâu cũng có các di tích thờ Nữ thần. Có rất nhiều
nữ thần với từng vai trò khác nhau. Với vai trò tạo lập có thể kể đến các Nữ thần
như Nữ thần Mặt trời, Nữ thần Mặt trăng, Nữ Oa. Mẹ Âu Cơ, Bố Lạc Long Quân đã
sinh thành ra dân tộc Việt Nam, hay Bà Mẹ sinh ra quả bầu trong đó chứa tổ tiên

13


của các dân tộc Thái, Khơ Mú. Còn đối với người Dao, hay nhiều dân tộc ở Tây
Nguyên thì thủy tổ của họ là con cháu sinh ra từ người phụ nữ và con chó thần. Các
Bà Mẹ có vai trò sinh sôi và đồng thời cũng là các vị thần sáng tạo ra văn hóa và
các giá trị văn hóa. Sinh ra các dân tộc ở nước ta và cũng cho họ nhiều ngành nghề
để duy trì cuộc sống. Cùng với sự phát triển của sản xuất và phân công lao động,
nhiều hoạt động sản xuất và ngành nghề mới xuất hiện gắn với vai trò của người
phụ nữ kể cả trên thực tế cũng như trên biểu tượng và thế giới tâm linh. Các Nữ
thần là tổ sư các nghề truyền thống như nghề dệt, làm muối, nghề mộc, làm bánh,
các nghề gia công…Ở mỗi làng nghề đều tôn thờ vị tổ sư của mình, như làng nghề
làm gốm, làng trạm vàng, bạc, nghề đúc đồng, nghề làm nón….
Đối với một xã hội với nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu thì người phụ nữ có
vai trò đặc biệt quan trọng và quan trọng hơn tất cả. Trong khi người đàn ông tham
gia vào các hoạt động săn bắn, hái lượm, khi có chiến tranh thì ra trận, người phụ
nữ là người thường trực ở nhà, là người lao động chủ yếu với nghề nông, đồng thời

họ là người quán xuyến mọi việc trong gia đình. Cũng giống như Hàn Quốc, theo
nhiều ý kiến cho rằng xã hội Việt Nam để lại những tàn dư rõ nét chứng tỏ một thời
chế độ mẫu hệ và mẫu quyền đã từng tồn tại. Bước vào thời kỳ phong kiến, khoảng
từ thế thế kỷ X, tuy chế độ phụ quyền đã thay thế chế độ mẫu quyền và phải chịu
nhiều áp chế tư tưởng đè nặng nhưng người phụ nữ vẫn giữ một vai trò đặc biệt
quan trọng trong gia đình và xã hội. Sống trong một nhà nước lấy Nho giáo làm nền
tảng nhưng quyền lợi của người phụ nữ vẫn còn được đề cao và bênh vực nhờ vào
Bộ luật Hồng Đức (1478). Trong bộ luật có nhiều điều luật thể hiện được quyền
bình đẳng và tự quyết của người phụ nữ như luật về hôn nhân, thừa kế tài sản.
Xuyên suốt thời gian có thể thấy được rằng người phụ nữ đặc biệt được đề cao
và có vai trò rất lớn. Trong đời sống tinh thần và tâm linh, phụ nữ đã trở thành các
Nữ thần và được tôn thờ, trong đó có các vị thần được tôn vinh là Mẫu, Thánh Mẫu.
Nói tóm lại, cơ sở để hình thành việc thờ Nữ thần là dựa vào nền kinh tế nông
nghiệp, xã hội tàn dư mẫu hệ với vai trò to lớn của người phụ nữ trong lao động sản
xuất, chiến đấu và sáng tạo văn hóa. Việc tôn thờ Nữ thần là hình thức nhân thần
hóa tự nhiên. Các yếu tố có trong tự nhiên có vai trò quan trọng liên quan, ảnh

14


hưởng trực tiếp đến đời sống con người, đặc biệt là đối với cư dân nông nghiệp đã
được nhân thần hóa thành các “Mẹ” để thể hiện niềm tôn kính, sự trân trọng của
người dân.
1.1.2.2. Tục thờ Mẫu thần
Theo GS. Ngô Đức Thịnh (2007), Mẫu thần là Nữ thần, nhưng không phải tất
cả nữ thần đều là Mẫu thần [24, tr.17]. Điều này nghĩa là Mẫu thần không đồng
nhất với Nữ thần và chỉ có một số Nữ thần được tôn vinh là Mẫu thần.
Bản thân khái niệm “tín ngưỡng thờ Mẫu” hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm
không đồng nhất. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra cách lý giải về thuật ngữ “Mẫu”
được dùng để về tín ngưỡng dân gian của người Việt theo đa số học giả. Thuật ngữ

“Mẫu” là một danh từ gốc Hán Việt được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. “Mẫu”
có thể được hiểu theo nghĩa thông thường là “mẹ”, “mụ”, “mạ” hay “mế”, “má”,
đây là cách gọi của từng vùng miền Bắc – Trung – Nam, dùng để chỉ người phụ nữ
đã sinh thành ra một người nào đó, là tiếng xưng hô của người con đối với người
mẹ đã sinh thành ra mình. “Mẫu” được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là sự tôn vinh,
tôn xưng một nhân vật nữ nào đó như: Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu nghi thiên
hạ…. Mẫu cũng được dùng để chỉ sự sinh sôi nảy nở, sinh hóa không ngừng của
vạn vật (đặc biệt là những yếu tố mà sự sinh sôi nảy nở của nó ảnh hưởng mật thiết
đến đời sống của con người) như xưng danh: Mẹ đất, Mẹ nước, Mẹ lúa, Mẹ cá, Mẹ
cây… Trong tất cả những cách hiểu đó Mẫu không mang trong mình tính sáng thế
mà chỉ mang ý nghĩa đùm bọc, che chở, bao dung, độ lượng, nuôi dưỡng, và sinh
sôi nảy nở cho con người và vạn vật. Có lẽ chính từ những ý nghĩa đó của Mẫu mà
số người tìm đến với tín ngưỡng thờ Mẫu không hề suy giảm trong lịch sử cũng như
ở hiện tại.
Với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu – đấng sáng tạo, bảo trợ
cho sự tồn tại và trưởng thành của vũ trụ, thiên nhiên và con người thì tín ngưỡng
thờ Mẫu được xem như một lớp để Đạo Mẫu hình thành và phát triển.
1.1.2.3. Tam tòa thánh Mẫu
Nguồn gốc lịch sử của Đạo Mẫu không được ghi rõ ràng trong sách vở. Có
người cho rằng Đạo Mẫu có nguồn gốc từ thời tiền sử, khi người Việt thờ các thần

15


linh thiên nhiên, các thần linh này được kết hợp lại trong khái niệm Thánh Mẫu hay
Nữ thần. Theo thời gian, khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm cả các nữ
anh hùng trong dân gian – những người phụ nữ có thật có công trạng với tổ quốc.
Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ, và cuối cùng được thần thánh
hóa để thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu.
Có thể tạm gọi là buổi sơ khai của Đạo Mẫu là thờ các Nữ thần thiên nhiên

riêng biệt. Các Nữ thần này là các vị thần thiên nhiên và không có đặc điểm của con
người đặc biệt là đặc điểm của người Mẹ. Những đặc điểm của người Mẹ đã được
biểu hiện trong lớp Mẫu thần, như Mẹ Âu Cơ – người mẹ của dân tộc Việt, nguyên
phi Ỷ Lan, Bà Trưng, Bà Triệu… Dưới nền tảng của tục thờ Nữ thần và Mẫu thần,
thì việc thờ Thánh Mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ được phát triển. Tam Phủ hay Tứ Phủ ở
đây không phải là con số đơn vị của đền , phủ mà là ba hay bốn thành tố của vũ trụ.
Tam Phủ gồm Trời (Thiên phủ), Đất (Địa phủ), Nước (Thoải phủ), Tứ Phủ bao gồm
thêm Núi rừng (Nhạc phủ).
Trong Tam Tòa Thánh Mẫu thì Mẫu Liễu Hạnh là vị thánh xuất hiện muộn
nhất nhưng lại trở thành vị thần chủ đạo của Đạo Mẫu. Bà là Mẫu Thượng Thiên
nhưng cũng có thể hóa thân vào Mẫu Thượng Ngàn. Mẫu Liễu Hạnh hội tụ cả hai
yếu tố là thần linh và con người. Sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh có vẻ như cũng
giống như motip những câu chuyện cổ tích mà ta thường gặp. Có nhiều dị bản về sự
xuất hiện của Thánh Mẫu nhưng được biết đến nhiều hơn cả là câu chuyện kể về
Thánh Mẫu Liễu Hạnh là công chúa – con của Ngọc Hoàng Thượng Đế, do lỡ tay
làm vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần làm con gái nhà họ Lê vào năm 1557 (ở
Nam Định ngày nay). Dưới trần, bà có cuộc sống ngắn ngủi, lấy chồng, sinh con
năm 18 tuổi và chết vào năm 21 tuổi. Do bà yêu cuộc sống trần tục nên Ngọc
Hoàng cho bà tái sinh lần nữa. Trong kiếp mới bà du ngoạn khắp mọi miền đất
nước, thượng ngoại phong cảnh thiên nhiên, gặp gỡ nhiều người. Bà thực hiện
nhiều phép màu giúp dân chống quan quân xâm lược. Bà trở thành lãnh tụ của nhân
dân và thậm chí bà còn tranh đấu với vua chúa. Bà đã trở thành vị Thánh Mẫu quan
trọng nhất và là một hình mẫu mực cho phụ nữ Việt Nam. Cho dù cuộc đời của bà
được giải nghĩa theo cách nào thì Mẫu Liễu đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh

16


×