Tải bản đầy đủ (.pdf) (242 trang)

Nghiên cứu so sánh chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam thời hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 242 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======***======



ĐẰNG THÀNH ĐẠT




NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI




LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
















HÀ NỘI - 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
======***======



ĐẰNG THÀNH ĐẠT




NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI


CHUYÊN NGÀNH: DÂN TỘC HỌC
MÃ SỐ: 62.22.70.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. LÂM BÁ NAM
2. PGS.TS. PHẠM QUANG HOAN











HÀ NỘI – 2007
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……………………………………………………………….…… 1
Chương 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC VÀ VIỆC XÂY DỰNG
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM………14
1.1. Vai trò của chính sách dân tộc………… …………… ……………14
1.2. Tình hình và đặc điểm dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam… …16
1.2.1. Tình hình và đặc điểm dân tộc của Trung Quốc…….… …….…16
1.2.2. Tình hình và đặc điểm dân tộc của Việt Nam……….… … ….23
1.2.3. So sánh tình hình và đặc điểm dân tộc của Trung Quốc
và Việt Nam………………………………….…….…… ……30
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM….……………………33
2.1. Lý luận về dân tộc của Trung Quốc… ………… … ………… 33
2.2. Lý luận về dân tộc của Việt Nam……… …………………….…….58
2.3. So sánh lý luận dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam…….…………76
2.4. Thiết lập cơ quan công tác dân tộc.………… … ………………….79
Chương 3: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA
TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM…………………………….… ….………83

3.1. Thực hiện chính sách dân tộc của Trung Quốc…………… ….…83
3.2. Thực hiện chính sách dân tộc của Việt Nam………………….….…101
3.3. So sánh thực hiện chính sách dân tộc của Trung Quốc và
Việt Nam………………………………………………………… 114
3.3.1. Vấn đề xác định thành phần dân tộc………………………… 114
3.3.2. Thiết lập hệ thống hành chính ở vùng dân tộc thiểu số.… ……127
3.3.3. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội…… ……… ……… 139
3.3.4. Chính sách về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc thiểu số………… 160
3.3.5. Đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số………………………… ……175
KẾT LUẬN………………………………………………………… … 189
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN…………………………………………………194
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….…196
PHỤ LỤC………………………………………………………………… 216


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Phân loại ngôn ngữ của cộng đồng các dân tộc ở 17
Trung Quốc
Bảng 1.2: Phân loại ngôn ngữ của cộng đồng các dân tộc ở 24
Việt Nam
Bảng 3.1: Số xã thuộc Chương trình 135 từ năm 1999 - 2005 150
Bảng 3.2: Số lượng các hạng mục thuộc Dự án xây dựng cơ sở 150
hạ tầng năm 1999 - 2004
Bảng 3.3: Tỷ lệ của các dự án thuộc Chương trình 135 của tỉnh 154
Lạng Sơn năm 1999 - 2005





MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hầu hết các nƣớc trên thế giới là quốc gia đa dân tộc (tộc ngƣời), Trung
Quốc và Việt Nam là hai quốc gia đa dân tộc ở châu Á. Các dân tộc của hai
nƣớc đƣợc phân chia thành dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Dân tộc đa số của
hai nƣớc là ngƣời Hán của Trung Quốc và ngƣời Kinh của Việt Nam, có trình
độ kinh tế - xã hội phát triển cao hơn các dân tộc thiểu số. Trong lịch sử hiện
đại, Trung Quốc và Việt Nam là hai nƣớc đi theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa.
Chính sách dân tộc của hai nƣớc này đều dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin,
đồng thời kết hợp chặt chẽ với tình hình thực tế của mỗi quốc gia. Trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc và Việt Nam dần dần đã tìm ra
một số giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề dân tộc và phát triển kinh tế - xã
hội vùng dân tộc thiểu số của mình. ―Bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau‖ là
nguyên tắc cơ bản của cả hai quốc gia về vấn đề dân tộc. Từ khi thực hiện chính
sách mở cửa và đổi mới đến nay, để thực hiện bình đẳng và đoàn kết dân tộc,
hai nƣớc đều có chính sách của mình để phát triển kinh tế - xã hội của các dân
tộc thiểu số. Nhƣng trong quá trình phát triển kinh tế, tính đa dạng của văn hóa
các dân tộc thiểu số có xu hƣớng giảm đi. Hiện nay chính sách dân tộc của
Trung Quốc và Việt Nam đều phải đối diện với vấn đề làm thế nào để vừa phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, vừa bảo tồn, làm giàu và phát huy
đƣợc tính đa dạng của văn hóa các dân tộc thiểu số.
Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tƣơng đồng về lịch sử, văn hóa và
đƣờng lối phát triển thời hiện đại. Vấn đề dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam
có những đặc điểm chung, nhƣng trong khuôn khổ của mỗi quốc gia lại có
những đặc thù riêng. Vì thế nghiên cứu so sánh chính sách dân tộc của Trung
Quốc và Việt Nam sẽ góp phần vào sự hiểu biết lẫn nhau về chính sách dân tộc
của hai nƣớc, tìm hiểu những chính sách có hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề
dân tộc của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, những chính sách này khác với nhiều

nƣớc trên thế giới. Vì thế tôi chọn đề tài So sánh chính sách dân tộc của Trung
Quốc và Việt Nam thời hiện đại làm luận án tiến sĩ Sử học, chuyên ngành Dân
tộc học.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong những năm qua đã có rất nhiều học giả Trung Quốc và Việt Nam
nghiên cứu lý luận và chính sách dân tộc của nhà nƣớc mình. Các học giả nƣớc
ngoài cũng nghiên cứu về chính sách dân tộc của hai nƣớc.
Những nghiên cứu về chính sách dân tộc của Trung Quốc: Chính sách
dân tộc ở Trung Quốc đƣợc thể hiện trƣớc hết trong những văn kiện của các kỳ
Đại hội Đảng và các bộ luật liên quan, nhƣ Hiến pháp và Luật tự trị khu vực dân
tộc đều có những nội dung về chính sách dân tộc. Các học giả Trung Quốc từ
các góc nhìn nghiên cứu chính sách dân tộc, nhƣ nghiên cứu về lý thuyết dân
tộc của Đảng cộng sản Trung Quốc và quan niệm dân tộc của các nhà lãnh đạo
Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, cũng có những nghiên cứu về
một số vấn đề của chính sách dân tộc Trung Quốc, nhƣ vấn đề xác định thành
phần dân tộc, chế độ tự trị khu vực dân tộc, ngôn ngữ chữ viết dân tộc thiểu số
Những công trình nghiên cứu này nhƣ: Bành Anh Minh với Sự phát triển và
hình thành quan niệm dân tộc của chủ nghĩa Mác [96] và Nghiên cứu lý luận
dân tộc Đặng Tiểu Bình [95], Dƣơng Kinh Sở với Nghiên cứu về lý luận dân tộc
của Mao Trạch Đông [92], Các nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng cộng sản
Trung Quốc bàn về vấn đề dân tộc [106] của Uỷ ban Dân tộc Trung ƣơng Trung
Quốc, Bố Hách với Chích sách dân tộc của Đảng và lý luận dân tộc của chủ
nghĩa Mác - Lênin [101], Lý Tƣ Nguyên với Lịch sử công tác dân tộc của Đảng
cộng sản Trung Quốc [115], Kim Bính Khao với Đại cƣơng chính sách và
cƣơng lĩnh về dân tộc của Đảng cộng sản Trung Quốc [118], Trƣơng Hữu Tuấn
với Đại cƣơng chính sách dân tộc Trung Quốc [129], Từ Kiệt Tốn với Lịch sử
chính sách dân tộc Trung Quốc [134], 50 năm công tác dân tộc Trung Quốc
(1949-1999) [104] của Uỷ ban Dân tộc Trung ƣơng Trung Quốc, Hoàng Quang
Học với Về xác định thành phần dân tộc Trung Quốc [119], Kim Tinh Hoa với
Công tác ngữ văn dân tộc Trung Quốc [120], Đổng Cát Dƣ với Nghiên cứu về

chức năng quản lý hành chính của chính quyền địa phƣơng tự trị dân tộc tỉnh
Vân Nam [138], Vƣơng Thiên Hy với Đại cƣơng Luật dân tộc [142].
Trong các công trình kể trên, đáng chú ý là tác phẩm Đại cƣơng chính
sách và cƣơng lĩnh về dân tộc của Đảng cộng sản Trung Quốc của Kim Bính
Khao (Trung Quốc). Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên phân tích toàn diện
sự hình thành và phát triển của cƣơng lĩnh dân tộc và chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nƣớc Trung Quốc qua từng thời kỳ từ năm 1921 trở lại đây. Tác
giả cho rằng: ―Trong quá trình lịch sử, dù có lúc phát triển nhanh chóng, có lúc
bị phá hoại, nhƣng cuối cùng cƣơng lĩnh và chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nƣớc ta đã hồi sinh, không ngừng hoàn thiện và phát triển‖ [118. tr.2].
Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, việc nghiên cứu chính sách dân
tộc ở Trung Quốc đã đƣợc đẩy mạnh, nhiều công trình nghiên cứu mới về văn
bản pháp luật, quy định về chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội dân tộc
thiểu số đƣợc xuất bản nhƣ: Luật pháp và pháp quy về tự trị khu vực dân tộc
Trung Quốc [114] của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội Trung Quốc, Ngô Tôn Kim
với Thực tiễn và lý luận về lập pháp dân tộc Trung Quốc [124], Thi Chính Nhất
với Nghiên cứu về phát triển vùng dân tộc miền Tây Trung Quốc [153], Triệu
Hiển Nhân với Chƣơng trình Hƣng biên phú dân 2 [122], Phan Nãi Cốc với
Vùng đa dân tộc: tài nguyên thiên nhiên, đói nghèo và phát triển [152], Vƣơng
Hy Ân với Phân tích về vấn đề dân tộc Trung Quốc hiện đại [128], Vƣơng Thiết
Chí với Thực tiễn và lý luận về chính sách dân tộc trong thời kỳ mới [139]
Trong Phân tích về vấn đề dân tộc Trung Quốc hiện đại, tác giả Vƣơng Hy Ân
có nêu: ―Mâu thuẫn chủ yếu của vấn đề dân tộc Trung Quốc đƣơng thời là mâu
thuẫn giữa nguyện vọng phát triển và khả năng phát triển của dân tộc thiểu số
và vùng dân tộc thiểu số. Muốn giải quyết vấn đề dân tộc Trung Quốc, thì phải
giải quyết mâu thuẫn này. Thông qua phát triển mới có thể căn bản giải quyết
vấn đề dân tộc Trung Quốc‖ [128, tr.15]. Trong cuốn sách Chƣơng trình hƣng
biên phú dân 2 [122], tác giả Triệu Hiển Nhân cho rằng Chƣơng trình hƣng biên
phú dân là một biện pháp có hiệu quả nhằm phát trển kinh tế - xã hội vùng dân
tộc thiểu số, nhƣng trong công tác thực tế phải làm cho nó phù hợp với tình hình

thực tế của từng địa phƣơng, cuốn sách này có giá trị tham khảo đối với việc
thực hiện tốt Chƣơng trình hƣng biên phú dân.
Chính sách dân tộc ở Trung Quốc đã đƣợc một số học giả Việt Nam đề cập
đến nhƣ: Từ điển bách khoa nƣớc Trung Hoa mới [61] có một phần nội dung về
dân tộc và chính sách dân tộc của Trung Quốc; Kinh nghiệm thành lập Khu dân
tộc tự trị ở Trung Quốc [37] đã giới thiệu quá trình thành lập khu dân tộc tự trị ở
Trung Quốc, phân tích các chính sách cụ thể về khu dân tộc tự trị; Nguyễn Duy
Bính với Dân tộc và chính sách dân tộc ở Trung Quốc [11], bài viết này đã giới
thiệu tình hình các tộc ngƣời ở Trung Quốc, phân tích nội dung và tác động của
chính sách dân tộc của Trung Quốc. Về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc
trong cách mạng Trung Quốc [48] của học giả Trung Quốc Ơng Chấp Nhất đã
đƣợc dịch sang tiếng Việt và xuất bản, cuốn sách này đã phân tích cách xử lý
vấn đề dân tộc của Trung Quốc trong cách mạng giải phóng dân tộc và thời kỳ
xây dựng xã hội chủ nghĩa, đã đánh giá chính sách dân tộc Trung Quốc trong
những năm 50 của thế kỷ XX. Những công trình nghiên cứu trên đã giới thiệu
chính sách dân tộc chung của Trung Quốc, phân tích một số chính sách dân tộc
cụ thể của từng thời kỳ, những nội dung mới của chính sách dân tộc Trung Quốc
chƣa đƣợc phản ánh nhiều, đặc biệt là những nội dung từ năm 90 của thế kỷ XX
trở lại đây. Trong những nghiên cứu của học giả Trung Quốc chƣa có ai nghiên
cứu một cách hệ thống về sự hình thành và phát triển của chính sách dân tộc
Việt Nam thời hiện đại, cũng chƣa có nghiên cứu so sánh về chính sách dân tộc
của Trung Quốc và Việt Nam thời hiện đại.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về chính sách dân tộc của Trung
Quốc dẫn ra trên đây đã giải quyết những vấn đề sau:
- Phân tích quá trình hình thành và phát triển của lý thuyết dân tộc và
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, làm rõ vấn đề dân
tộc Trung Quốc đương thời.
- Phân tích và đánh giá các chính sách dân tộc cụ thể.
Những nghiên cứu về chính sách dân tộc ở Việt Nam: Từ năm 1945 trở
lại đây, các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam và những pháp luật liên quan

của nhà nƣớc Việt Nam đều có những nội dung về chính sách dân tộc. Nhƣ
trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng và các bộ Hiến pháp của Việt Nam đều
có những nội dung liên quan đến vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của từng
thời kỳ. Các học giả Việt Nam có những công trình nghiên cứu về chính sách
dân tộc Việt Nam thời hiện đại. Ngoài các công trình nghiên cứu tổng quan và
quá trình phát triển của chính sách dân tộc Việt Nam, về lý luận dân tộc, các
nguyên tắc của chính sách dân tộc, còn có một số công trình về từng khía cạnh
của chính sách dân tộc, nhƣ công tác xác định thành phần dân tộc, chính sách
ngôn ngữ đối với dân tộc thiểu số Những công trình nghiên cứu này nhƣ: Hồ
Chí Minh với Về công tác dân tộc [41], Lê Quảng Ba với 20 năm thắng lợi vẻ
vang của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc [1], Các dân tộc thiểu số
trƣởng thành dƣới ngọn cờ vinh quang của Đảng [63] của Uỷ ban Dân tộc
Trung ƣơng Việt Nam, Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở
miền Bắc Việt Nam [76] của Viện Dân tộc học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam, Chính sách dân tộc: những vấn đề lý luận và thực tiễn [16]. Nhân dịp kỷ
niệm 40 năm thành lập nƣớc (1985), Ban Dân tộc Trung ƣơng (Việt Nam) đã
tiến hành tổng kết về các dân tộc và xuất bản các ấn phẩm nhƣ: Bốn mƣơi năm
dân tộc Mƣờng tiến lên dƣới ngọn cờ vẻ vang của Đảng (1945-1985) [6]; Bốn
mƣơi năm dân tộc Thái tiến lên dƣới ngọn cờ vẻ vang của Đảng (1945-1985).
Từ năm 1991 Liên Xô cũ sụp đổ, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc đƣợc
Chính phủ và giới nghiên cứu đặc biệt chú trọng. Nhiều công trình nghiên cứu
về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc Việt Nam đã đƣợc xuất bản nhƣ: Bƣớc
đầu tìm hiểu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc ở Việt Nam [71] của Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phan Hữu Dật với Góp phần nghiên cứu
dân tộc học Việt Nam [18], Đặng Nghiêm Vạn với Cộng đồng quốc gia dân tộc
Việt Nam [73], Lê Ngọc Thắng với Một số vấn đề về dân tộc và phát triển [56]
và Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam [57], Bùi Minh Đạo với
Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam [24], Về vấn đề dân
tộc và công tác dân tộc ở nƣớc ta [65], 55 năm Công tác Dân tộc và Miền núi
(1946-2001) [70] và Miền núi Việt Nam: thành tựu và phát triển những năm đổi

mới [64] của Uỷ ban Dân tộc Việt Nam, Các quy định pháp luật đối với các dân
tộc thiểu số [14], Kỷ yếu hội thảo Xoá đói giảm nghèo [72] của Viện Dân tộc
thuộc Uỷ ban dân tộc Trong Biên niên lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945 -
2005 [2] có những nội dung về chính sách dân tộc. Cộng đồng quốc gia dân tộc
Việt Nam của GS. Đặng Nghiêm Vạn đã phân tích quá trình hình thành và phát
triển cộng đồng dân tộc Việt Nam, tổng kết những đặc điểm của cộng đồng dân
tộc Việt Nam, và cho rằng: ―Vấn đề dân tộc và quan hệ tộc ngƣời trong một
quốc gia - dân tộc đƣợc giải quyết đúng đắn là một yếu tố quyết định cho thắng
lợi của sự nghiệp đổi mới, đƣa đất nƣớc lên con đƣờng công nghiệp hóa theo
hƣớng chủ nghĩa xã hội‖ [73, tr.384]. Trong các công trình nghiên cứu của học
giả Việt Nam chƣa có công trình nghiên cứu so sánh chính sách dân tộc của Việt
Nam và Trung Quốc.
Một số học giả Trung Quốc cũng có công trình nghiên cứu về chính sách
dân tộc Việt Nam nhƣ: Lƣu Trĩ với Chính sách dân tộc và vấn đề dân tộc của
Việt Nam [112]; Vi Hồng với Nghiên cứu vấn đề dân tộc của năm nƣớc Đông
Nam Á [111]; Phạm Hồng Quý với Vấn đề dân tộc và dân tộc Việt Nam [110],
cuốn sách này đã giới thiệu tỉ mỉ cộng đồng tộc ngƣời ở Việt Nam, phân tích sự
hình thành và phát triển của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc Việt Nam thời
hiện đại. Những công trình của học giả Trung Quốc về chính sách dân tộc Việt
Nam là cơ sở để giới dân tộc học Trung Quốc tiếp cận và tìm hiểu cộng đồng
tộc ngƣời, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Việt Nam.
Nhƣ trên đã nêu, mấy năm gần đây càng có nhiều công trình nghiên cứu về
chính sách dân tộc Việt Nam tập trung nghiên cứu việc phát triển kinh tế - xã
hội dân tộc thiểu số, nhƣ xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát triển văn hóa dân
tộc.
Một số học giả của nƣớc khác từ những góc nhìn khác tập trung nghiên cứu
về vấn đề xác định thành phần dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam, quan hệ
giữa chính phủ và các dân tộc thiểu số của Trung Quốc, nhƣ Oscar Salesmink
với Sedentarization and Selective Preservation among the Montagnards in the
Vietnamese Central Highlands [85], Tapp Nicholas với In Defence of the

Archaic: A Reconsideration of the 1950s Ethnic Classification Project in China
[86], Blake Stone-Banks với The Minzu Shibie: Equality and Evolution in Early
CCP Minority Research and Policy [87]. Vì nguyên nhân lý thuyết và cách nhìn
nhận khác, những nghiên cứu này có những quan điểm và kết luận khác với học
giả Trung Quốc và Việt Nam. Trong The Indigenous Minorities of China [88],
tác giả Pushpa Surendra có những quan điểm sai lầm nhƣ ―Chính phủ Trung
Quốc thông qua thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của dân tộc thiểu số nhằm
đồng hóa các dân tộc thiểu số với hình thức là tiến kịp ngƣời Hán‖ [88, tr.23].
Những năm gần đây đã xuất hiện những công trình nghiên cứu so sánh vấn
đề dân tộc và chính sách dân tộc của một số quốc gia, nhƣ Charles Keyes với
The Peoples of Asia: Science and Politics in the Classification of Ethnic Groups
in Thailand, China and Vietnam [84], bài viết này đã phân tích so sánh việc xác
định thành phần dân tộc của ba nƣớc Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và cho
rằng:―Danh mục các thành phần dân tộc của Trung Quốc là kết quả của chính trị
đặc thù, việc xác định thành phần dân tộc làm cho tính đa dạng tộc ngƣời của
Trung Quốc giảm đi‖[84, tr.1187], vì nguyên nhân của xuất pháp điểm, bài viết
này có quan điểm nhƣ vậy, tác giả luận án không đồng ý quan điểm này. Học
giả Trung Quốc Quả Hồng Thăng với Nghiên cứu so sách vấn đề dân tộc của
Trung Quốc và Liên Xô cũ [135], công trình này so sánh một cách toàn diện vấn
đề dân tộc và chính sách dân tộc của Trung Quốc và Liên Xô cũ, và cho rằng
mâu thuẫn dân tộc là một trong ba yếu tố quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của Liên
Xô cũ, rút kinh nghiệm từ đó Trung Quốc phải giải quyết thoả đáng vấn đề dân
tộc [135, tr.11]. Có thể nói rằng, phƣơng pháp nghiên cứu so sánh là một cách
nhằm tiếp cận tìm hiểu vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở những quốc gia
đa dân tộc.
Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu nhƣ trên, nhƣng chƣa có một
công trình nghiên cứu nào so sánh lý thuyết về vấn đề dân tộc và chính sách dân
tộc của Trung Quốc và Việt Nam một cách hệ thống. Mặt khác, việc nghiên cứu
xu hƣớng phát triển của lý thuyết về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của
nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới còn chƣa đƣợc chú ý thoả đáng.

Dựa trên những cơ sở đã có, đề tài này so sánh cơ sở lý thuyết và chính sách
dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam, trọng điểm là lựa chọn một số chính sách
cụ thể để so sánh. Đây là một cách tiếp cận để hiểu thêm về chính sách dân tộc
của hai nƣớc láng giềng phát triển theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆN VỤ NGHIÊN CỨU
Thông qua nghiên cứu so sánh, nhằm tìm hiểu sự hình thành phát triển của
chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam thời hiện đại, trên cơ sở đó
tổng kết một số chính sách và giải pháp có hiệu quả trong việc vừa phát triển
kinh tế - xã hội vừa bảo tồn văn hóa đa dạng vùng dân tộc thiểu số của hai nƣớc,
góp phần vào sự phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số của hai nƣớc.
Để đạt đƣợc mục đích nói trên, luận án cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu tình hình và đặc điểm dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam, đây
là cơ sở khách quan của quá trình hình thành chính sách dân tộc.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt
Nam, sự phát triển của chính sách dân tộc đƣợc dựa trên những cơ sở lý thuyết
đó.
- Nghiên cứu phân kỳ quá trình hình thành và phát triển của chính sách dân
tộc Trung Quốc và Việt Nam thời hiện đại qua các giai đoạn lịch sử, để làm cơ
sở so sánh một số chính sách và chƣơng trình cụ thể của hai nƣớc.
- So sánh một số chính sách và biện pháp thực hiện chính sách dân tộc của
hai nƣớc, phân tích và đánh giá kết quả của những chính sách dân tộc đó. Qua
đó rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử góp phần phục vụ mục đích phát
triển toàn diện của vùng dân tộc thiểu số trong thời gian tới.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này gồm chính sách dân tộc thời hiện đại
của Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng cộng sản Việt Nam và hai Nhà nƣớc về
vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc. Chính sách dân tộc của Đài Loan, của Bảo Đại
và của chế độ nguỵ quyền Sài Gòn không thuộc đối tƣợng nghiên cứu của đề
tài. Nội dung của chính sách dân tộc thời hiện đại của Trung Quốc và Việt Nam
rất rộng, vì sự hạn chế về nguồn tài liệu và thời gian, để thuận tiện cho việc

nghiên cứu và so sánh, đề tài lựa chọn một số chính sách và chƣơng trình cụ thể
về chính trị, kinh tế, văn hóa của hai nƣớc để so sánh, nhƣ vấn đề xác định
thành phần dân tộc, thiết lập hệ thống hành chính ở vùng dân tộc thiểu số, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách về văn hóa ngôn ngữ dân tộc thiểu số
và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, Chƣơng trình Hƣng biên phú dân của Trung
Quốc và Chƣơng trình 135 của Việt Nam.
Từ khi nắm chính quyền, Đảng cộng sản của hai nƣớc mới có điều kiện
thực hiện chính sách dân tộc. Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949,
Cách mạng Việt Nam thành công năm 1945. Theo phƣơng pháp phân kỳ lịch sử
của hai nƣớc, lịch sử hiện đại Trung Quốc bắt đầu từ năm 1949, lịch sử hiện đại
Việt Nam tính từ năm 1945, vì thế luận án sẽ trình bày và so sánh chính sách
dân tộc thời hiện đại của Trung Quốc và Việt Nam từ năm 1949 và năm 1945
trở lại đây. Đề tài tập trung đi sâu vào giai đoạn 1978 - 2005 của Trung Quốc và
giai đoạn 1986 - 2005 của Việt Nam là giai đoạn cải cách và đổi mới, chính sách
dân tộc của hai nƣớc đƣợc phát triển nhanh chóng và thực hiện toàn diện.
Những tộc ngƣời sống tại vùng biên giới Trung - Việt có quan hệ giao lƣu kinh
tế văn hóa từ lâu, nhƣ ngƣời Choang ở Quảng Tây, Trung Quốc và ngƣời Tày,
Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Vì thế, đề tài lựa chọn Quảng Tây của Trung
Quốc và tỉnh Lạng Sơn để so sánh việc thực hiện chính sách dân tộc cụ thể.
5. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguồn tài liệu của đề tài này chủ yếu gồm: những văn bản pháp luật và quy
định về chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam; những văn kiện của
các kỳ Đại hội Đảng liên quan đến vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của
Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam; những tài liệu thu thập
đƣợc trong quá trình tiến hành điền dã dân tộc học tại Khu tự trị dân tộc Choang
Quảng Tây của Trung Quốc và tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam; các công trình
nghiên cứu đã công bố liên quan đến chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt
Nam thời hiện đại.
Phƣơng pháp luận của đề tài này dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin về vấn đề dân tộc, dựa vào văn kiện của Đảng cộng sản và Nhà nƣớc của

hai nƣớc. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã vận dụng các phƣơng pháp nhƣ
sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh là một phƣơng pháp đƣợc ứng dụng rộng
rãi trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời cũng là phƣơng pháp
nghiên cứu của dân tộc học - nhân học. Kết hợp tình hình thực tế của hai nƣớc,
đề tài tiến hành so sánh chính sách dân tộc của hai nƣớc qua các thời kỳ.
Chƣơng 3 so sánh các chƣơng trình cụ thể về thực hiện chính sách dân tộc của
hai nƣớc, rút ra điểm giống nhau và khác biệt.
- Phƣơng pháp điền dã dân tộc học nhằm điều tra, phỏng vấn, đối với các
nhà lãnh đạo, quản lý chính sách dân tộc, tác giả trực tiếp phỏng vấn các vấn đề
xung quanh những hiệu quả và vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện một số
chƣơng trình và dự án về chính sách dân tộc. Do hạn chế của thời gian, đề tài
lựa chọn tỉnh Lạng Sơn tiến hành điền dã, đây là một thí dụ cụ thể trong việc
thực hiện Chƣơng trình 135. Tỉnh Lạng Sơn thuộc địa bàn miền núi, vừa là
vùng biên giới. Trong thời kỳ đổi mới, đây là địa bàn giao lƣu kinh tế văn hóa
sôi nổi giữa hai nƣớc. Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc và
tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam có nhiều nét tƣơng đồng về mặt địa lý và điều kiện
tự nhiên; những tộc ngƣời của hai vùng này có sự giao lƣu kinh tế văn hóa mật
thiết từ lâu; mấy năm nay mậu dịch giữa hai nƣớc đã xúc tiến phát triển kinh tế
của hai vùng, vì thế đề tài chọn mẫu là Quảng Tây và Lạng Sơn để so sánh tình
hình thực hiện Chƣơng trình hƣng biên phú dân của Trung Quốc và Chƣơng
trình 135 của Việt Nam. Tại Trung Quốc tác giả đã tiến hành điều tra tại thành
phố Bằng Tƣờng, Quảng Tây về hiệu quả thực hiện Chƣơng trình hƣng biên phú
dân. Tại Việt Nam, tác giả đã phỏng vấn trao đổi, nghiên cứu với cán bộ quản lý
công tác dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn.
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, tác giả đã thu thập và nghiên cứu các
tài liệu đƣợc công bố về chính sách dân tộc thời hiện đại của hai nƣớc để tổng
hợp và phân tích.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Về mặt lý thuyết, lý thuyết dân tộc của chủ nghĩa xã hội cần có sự phát

triển. Thông qua so sánh cơ sở lý luận của chính sách dân tộc của Trung Quốc
và Việt Nam, có thể nhận diện cơ sở lý luận của chính sách dân tộc ở mỗi quốc
gia trong điều kiện Đảng cầm quyền. Về mặt thực tiễn, thông qua nghiên cứu so
sánh chính sách dân tộc sẽ giúp ích cho việc trao đổi, học hỏi nhiều hơn về cơ
sở lý luận của chính sách dân tộc, cách xử lý vấn đề dân tộc và phát triển kinh tế
- xã hội vùng dân tộc thiểu số của hai nƣớc.
Đề tài này có thể giúp ích cho các nhà nghiên cứu của hai nƣớc trao đổi và
hiểu biết lẫn nhau hơn về cơ sở lý luận và chính sách dân tộc, đồng thời thúc
đẩy giao lƣu văn hóa và học thuật giữa hai nƣớc. Đối với cơ quan chức năng về
công tác dân tộc của hai nƣớc, đề tài này là một tham khảo bổ ích.
7. CẤU TRÖC CỦA LUẬN ÁN
Phù hợp với mục đích và với việc thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trên, ngoài
phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm 3 chƣơng.



Chƣơng 1: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC VÀ VIỆC XÂY DỰNG
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
Chƣơng 3: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA TRUNG QUỐC
VÀ VIỆT NAM
























Chƣơng 1
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC
VÀ VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

1. 1. VAI TRÕ CỦA CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
1.1.1. QUAN NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Chính sách dân tộc là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách của
quốc gia đa dân tộc. ―Chính sách dân tộc là một bộ phận hữu cơ không thể tách
rời trong chính sách phát triển đất nƣớc hiện nay‖ [47, tr.43]. Chính sách dân
tộc đã thể hiện những quan điểm, chủ trƣơng về giải quyết vấn đề dân tộc và đối
với cộng đồng các dân tộc của nhà nƣớc. Trong quốc gia đa dân tộc, chính sách
dân tộc có nội dung khá toàn diện, liên quan đến dân tộc đa số và dân tộc thiểu
số, đƣợc thể hiện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngôn

ngữ chữ viết, phong tục tập quán
1.1.2. NỘI HÀM VÀ VAI TRÕ CỦA CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
Về nội hàm của chính sách dân tộc, các công trình nghiên cứu có những lý
giải và quan điểm khác nhau nhƣ:
Trong Về chính sách dân tộc Trung Quốc do Ngô Sĩ Dân, Phó chủ nhiệm
Uỷ ban dân tộc Trung ƣơng Trung Quốc, có nêu: ―Chính sách dân tộc là tổng
hợp của những biện pháp và quy định của nhà nƣớc và chính đảng, nhằm điều
chỉnh quan hệ dân tộc và xử lý vấn đề dân tộc‖ [146, tr.1].
Trong Đại cƣơng chính sách dân tộc của học giả Trung Quốc Thẩm Quý
Bình có nêu: ―Chính sách dân tộc là những sách lƣợc, biện pháp do chủ thể
chính trị thực hiện nhằm quy phạm sự vụ dân tộc trong phạm vi nhà nƣớc‖ [136,
tr.20].
Trong Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam
do Ban Tƣ tƣởng - văn hóa Trung ƣơng Việt Nam biên soạn có nêu ―Chính sách
dân tộc giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng dân cƣ đa dân tộc của một quốc
gia theo quan điểm của giai cấp nắm chính quyền‖ [7, tr.42].
Trong Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nƣớc ta do Uỷ ban Dân tộc
Việt Nam biên soạn có ghi: ―Chính sách dân tộc là tập hợp những quan điểm,
đƣờng lối, chính sách và những giải pháp thực hiện của nhà nƣớc, tác động trực
tiếp đến các dân tộc và mối quan hệ dân tộc đang tồn tại‖ [65, tr.97-98].
Trong Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam của PGS. TS.
Lê Ngọc Thắng có nêu: ―Chính sách dân tộc là sách lƣợc và kế hoạch cụ thể của
Đảng và Nhà nƣớc ta về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa tác
động đến các dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc, tƣơng ứng với từng giai
đoạn cách mạng; dựa trên nguyên tắc bình đẳng đoàn kết, tƣơng trợ giúp nhau
cùng phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã đề ra;
nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, xây dựng một nƣớc Việt
Nam phát triển, dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh‖ [57,
tr.44].
Qua những quan điểm trên về nội hàm của chính sách dân tộc, chúng ta có

thể thấy rằng thực chất của chính sách dân tộc là chính sách phát triển quốc gia -
dân tộc của từng thời kỳ lịch sử; là chính sách quốc gia nhằm phát triển dân tộc,
là tổng hợp mọi chủ trƣơng, đƣờng lối, luật pháp và hệ thống các chính sách của
nhà nƣớc; là chính sách tạo ra nội lực của phát triển dân tộc.
Trong quốc gia đa dân tộc, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển của các dân tộc và cả nƣớc, chính sách dân tộc tác động đến
cả dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Những chính sách dân tộc có nội dung
đúng theo quy luật phát triển xã hội và phù hợp với tình hình thực tế sẽ xúc tiến
quá trình phát triển của cả nƣớc. Vì chính sách dân tộc là một nội dung quan
trọng của chính sách phát triển cả nƣớc, thực hiện đúng đắn chính sách dân tộc
sẽ thúc đẩy sự phát triển của cả nƣớc.
1. 2. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC CỦA TRUNG QUỐC VÀ
VIỆT NAM
1.2.1. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC CỦA TRUNG QUỐC
Trung Quốc nằm ở phía đông châu Á có diện tích 9,78 triệu km
2
, Trung
Quốc là một quốc gia đa dân tộc. Từ năm 1949 đến những năm 80 của thế kỷ
XX, Trung Quốc đã tiến hành công tác xác định thành phần dân tộc theo những
tiêu chí là đặc trƣng dân tộc và ý nguyện dân tộc. Thông qua công tác xác định
thành phần dân tộc, Trung Quốc đã công nhận 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán
là dân tộc đa số, còn lại 55 dân tộc là dân tộc thiểu số. Trải qua nhiều thế kỷ, các
dân tộc thiểu số đã có quan hệ chặt chẽ về kinh tế, văn hóa với các dân tộc trong
nƣớc và các dân tộc thuộc các nƣớc láng giềng. Cơ sở của những quan hệ này là
sự gần nhau về địa lý, nhu cầu giao lƣu kinh tế - văn hoá.
Dân tộc Hán có ngôn ngữ và chữ viết riêng của mình, tiếng Hán (tiếng phổ
thông) đƣợc sử dụng rộng rãi trong nƣớc. Phần lớn dân tộc thiểu số cũng có
ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Trƣớc năm 1949, các dân tộc Hồi và Mãn sử
dụng tiếng Hán, các dân tộc Mông Cổ, Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Triều Tiên, Ca-dắc,
Tích Bá, Thái, U-dơ-bếch, Khơ-ơ-khơ-chƣ, Tác-ta, Nga có ngôn ngữ và chữ viết

riêng. Một số dân tộc thiểu số nhƣ Di, Na-xi, Miêu, Cơ Nặc, Lật Túc, Ngoã,
Lạp Hổ đều có chữ viết riêng nhƣng không đƣợc sử dụng rộng rãi. Còn lại 34
dân tộc không có chữ viết. Sau khi thành lập nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa, trong khuôn khổ của chƣơng trình cấp chính phủ, chữ viết của 10 dân tộc
thiểu số đã đƣợc xây dựng và hệ thống hóa, đó là các dân tộc Choang, Bố Y,
Miêu, Đồng, Hà Nhì, Lê Chính phủ cũng tổ chức tiến hành cải cách chữ viết
của các dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Ca-dắc, Cảnh Pha, Lạp Hổ, Thái.
Theo quan điểm của giới học giả Trung Quốc, ngôn ngữ các dân tộc Trung
Quốc đƣợc phân loại nhƣ Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Phân loại ngôn ngữ của cộng đồng các dân tộc ở Trung Quốc
TT
Ngữ hệ
Nhóm ngôn
ngữ
Nhánh ngôn ngữ và
các thành phần dân tộc

1
Ngữ
hệ
Hán-Tạng
Nhóm ngôn
ngữ Choang
- Đồng
Nhánh ngôn ngữ Choang-Thái: Choang, Bố
Y, Thái.
Nhánh ngôn ngữ Đồng-Thủy: Đồng, Thủy,
Mu-lạo, Mao-nan.
Nhánh ngôn ngữ Lê: Lê.
Nhóm ngôn

ngữ Tạng -
Miến
Nhánh ngôn ngữ Tạng: Tạng, Mơn-ba.
Nhánh ngôn ngữ Di: Di, Lật Túc, Na-xi, Hà
Nhì, Lạp Hổ, Cơ Nặc, Bạch.
Nhánh ngôn ngữ Cảnh Pha: Cảnh Pha, Độc
Long.
Nhánh ngôn ngữ Khƣơng: Khƣơng, Phổ
Mễ.
Nhánh ngôn ngữ chƣa đƣợc xác định: Lạc
Ba, Nộ, A-Xƣơng.
Nhóm ngôn
ngữ Miêu -
Dao
Nhánh ngôn ngữ Miêu: Miêu, Sơ.
Nhánh ngôn ngữ Dao: Dao.
Nhóm và nhánh ngôn ngữ chƣa đƣợc xác
định: Thổ Gia, Cƣa-lạo.
Nhóm ngôn ngữ Hán: Hán, Hồi, Mãn.

2
Ngữ
hệ
An - Tai
Nhóm ngôn
ngữ Mãn
Châu -
Tunguxca
Nhánh ngôn ngữ Mãn Châu: Mãn, Tích Bá,
Hách Triết.

Nhánh ngôn ngữ Tunguxca: Ngạc Luân
Xuân, Ngạc On Khắc.
Nhóm và nhánh ngôn ngữ chƣa đƣợc xác
định: Triều Tiên.
Các ngôn ngữ Tuyếc: Duy Ngô Nhĩ, Tát Lạp, U-dơ-bếch,
Ca-dắc, Tác-ta, Dự-cố, Khơ-ơ-khơ-chƣ.
Nhóm ngôn ngữ Mông Cổ: Mông Cổ, Thổ, Đông Hƣơng,
Ta-ua, Bảo An, Dự-cố.
3
Ngữ hệ
Ấn - Âu
Nhóm ngôn ngữ Xlavơ: Nga.
Nhóm ngôn ngữ Iran: Ta-gích.
4
Ngữ hệ Nam Á: Ngoã, Đức Ngang, Bố Lăng.
5
Ngữ hệ Nam Đảo: Cao Sơn.
6
Ngữ hệ, nhóm và nhánh ngôn ngữ chƣa đƣợc xác định: Kinh.
(Nguồn: Cơ sở chính sách lý luận dân tộc, Nxb Dân tộc Quảng Tây, [130, tr.112])
1.2.1.1. Dân số
Năm 1953 dân số của các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc là khoảng 34 triệu
ngƣời, chiếm 5,89% dân số cả nƣớc; năm 1964 con số này là khoảng 39 triệu
ngƣời, chiếm 5,77%; năm 1982 con số này đã tăng lên khoảng 66 triệu ngƣời,
chiếm 6,62%; năm 1990: khoảng 90 triệu ngƣời, chiếm 8,01%; năm 2000:
khoảng 104 triệu ngƣời, chiếm 8,41% [154, tr.698].
Theo cuộc điều tra dân số toàn quốc năm 2000, Trung Quốc có
1.137.386.112 ngƣời Hán và 104.490.735 ngƣời các dân tộc thiểu số, dân tộc
thiểu số chiếm 8,41% dân số cả nƣớc (không kể Đài Loan, Hồng Kông và Ma
Cao). Trong các nhóm dân tộc thiểu số thì ngƣời Choang là lớn nhất, có tới

16.178.811 ngƣời, còn nhỏ nhất là ngƣời Lạc Ba, chỉ có 2.965 ngƣời. Theo số
liệu của cuộc điều tra dân số toàn quốc năm 2000, 2 dân tộc Choang và Mãn có
dân số trên 10.000.000 ngƣời, 16 dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có số dân trên
1.000.000 ngƣời, đó là các dân tộc: Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Ca-dắc, Thái, Di, Miêu,
Tạng, Mông Cổ, Thổ Gia, Bố Y, Triều Tiên, Đồng, Dao, Bạch, Hà Nhì, Lê.
Tổng dân số của 18 dân tộc này chiếm hơn 90% dân số các dân tộc thiểu số toàn
quốc.
Có 17 dân tộc có dân số dƣới 1.000.000 ngƣời và trên 100.000 ngƣời là các
dân tộc: Lật Túc, Ngoã, Sơ, Lạp Hổ, Thủy, Đông Hƣơng, Na-xi, Cảnh Pha,
Khơ-ơ-khơ-chƣ, Thổ, Ta-ua, Mu-lạo, Khƣơng, Cƣa-lạo, Mao-nan, Tát Lạp, Tích
Bá.
Có 1 dân tộc có dân số trên 50.000 ngƣời: Bố Lăng, 12 dân tộc có dân số từ
10.000 - 50.000 ngƣời: A-Xƣơng, Phổ Mễ, Ta-gích, Nộ, U-dơ-bếch, Nga, Ngạc
On Khắc, Đức Ngang, Bảo An, Dự Cố, Kinh, Cơ Nặc.
Dân số của 7 dân tộc dƣới 10.000 ngƣời, đó là các dân tộc: Cao Sơn (không
kể ngƣời Cao Sơn ở Đài Loan), Tác-Ta, Độc Long, Ngạc Luân Xuân, Hách
Triết, Mơn-ba, Lạc Ba.
Ngoài ra, còn có 734.438 ngƣời vẫn chƣa xác định đƣợc thành phần dân
tộc, 941 ngƣời nƣớc ngoại gia nhập quốc tịch Trung Quốc.
1.2.1.2. Phân bố
Dân cƣ Trung Quốc phân bố không đều. Ngƣời Hán định cƣ trên khắp đất
nƣớc nhƣng chủ yếu sinh sống tại Miền Đông, Miền Trung và Miền Nam, các
dân tộc thiểu số chủ yếu phân bố tại Miền Tây, Miền Đông Bắc, Miền Tây Nam
và Miền Tây Bắc. Ngƣời Hán có trình độ phát triển cao và trong suốt chiều dài
lịch sử Trung Quốc, có mối liên hệ mật thiết về kinh tế, chính trị, văn hóa với tất
cả các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Theo đặc điểm tự nhiên của vùng cƣ trú,
ngƣời Hán tập trung cƣ trú tại vùng đồng bằng và thung lũng, các dân tộc thiểu
số chủ yếu cƣ trú tại vùng cao, miền núi và vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện đi
lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt. Các dân tộc thiểu số có số lƣợng dân cƣ
không lớn nhƣng sinh sống trên phần lãnh thổ chiếm tới gần 60% diện tích đất

nƣớc. Các dân tộc thiểu số chủ yếu phân bố tại các tỉnh và khu tự trị: Nội Mông
Cổ, Tây Tạng, Tân Cƣơng, Quảng Tây, Ninh Hạ, Vân Nam, Quý Châu, Tứ
Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hồ Nam,
Hồ Bắc, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Đài Loan. Phần lớn các tỉnh và khu
tự trị này nằm trong vùng biên giới, thí dụ Nội Mông Cổ có đƣờng biên giới lục
địa hơn 4200 km, Tây Tạng có đƣờng biên giới lục địa gần 4000 km, Tân
Cƣơng có đƣờng biên giới lục địa hơn 5700 km, Quảng Tây có đƣờng biên giới
lục địa 1020 km, Vân Nam có đƣờng biên giới lục địa 3200 km. Mật độ dân cƣ
của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có ngƣời Hán tụ cƣ cao hơn các
tỉnh và khu tự trị có dân tộc thiểu số tụ cƣ. Thí dụ, tỉnh Triết Giang với dịên tích
lục địa 101.800 km
2
có dân số hơn 46.770.000 ngƣời (năm 2000), mật độ dân
cƣ là 459 ngƣời trên 1 km
2
, cao hơn Khu tự trị Tây Tạng (1,73 ngƣời trên 1
km
2
), Thanh Hải (7,2 ngƣời trên 1 km
2
), Tân Cƣơng (11 ngƣời trên 1 km
2
).
Nhiều dân tộc thiểu số định cƣ trên núi cao, ở các vùng thảo nguyên và núi
rừng, còn phần lớn phân bố ở các vùng biên giới. Dân số dân tộc thiểu số của
các tỉnh và khu tự trị thuộc vùng biên giới chiếm 50% dân số của các dân tộc
thiểu số cả nƣớc. Các vùng sinh sống của các dân tộc thiểu số có nguồn tài
nguyên thiên nhiên rất phong phú, có vai trò quan trọng trong quá trình xây
dựng đất nƣớc. Miền Tây Nam là vùng đa dạng nhất về thành phần tộc ngƣời
của Trung Quốc, thí dụ tỉnh Vân Nam có 25 dân tộc sinh sống từ lâu. Vùng này

chủ yếu phân bố các dân tộc có ngôn ngữ thuộc họ ngôn ngữ Hán-Tạng và Nam
Á: Choang, Thái, Miêu, Dao, Di, Tạng, Mơn-ba, Cảnh Pha, Khƣơng, Hà Nhì,
Bạch, Ngoã, Đức Ngang, Bố Lăng Miền Tây Bắc chủ yếu phân bố các dân tộc
có ngôn ngữ thuộc Nhóm ngôn ngữ Tuyếc, Mông Cổ và Ấn-Âu: Duy Ngô Nhĩ,
Tát Lạp, U-dơ-bếch, Ca-dắc, Tác-ta, Dự-cố, Khơ-ơ-khơ-chƣ, Mông Cổ, Đông
Hƣơng, Ta-ua, Bảo An, Nga, Ta-gích Miền Đông Bắc chủ yếu phân bố các
dân tộc có ngôn ngữ thuộc Nhóm ngôn ngữ Mãn Châu-Tunguxca: Mãn, Tích
Bá, Hách Triết, Ngạc Luân Xuân, Ngạc On Khắc, Triều Tiên Miền Đông Nam
chủ yếu phân bố các dân tộc có ngôn ngữ thuộc Họ ngôn ngữ Nam Đảo: Cao
Sơn, Sơ
1.2.1.3. Những đặc điểm chủ yếu của cộng đồng các dân tộc ở Trung
Quốc
1) Các dân tộc có quy mô dân số không đều nhau.
Năm 2000, ngƣời Hán với số dân 1.137.386.112 chiếm 91.59% dân số cả
nƣớc, còn lại 55 dân tộc thiểu số chiếm 8.41% dân số cả nƣớc. Quy mô dân số
giữa các dân tộc thiểu số cũng không đồng đều nhau. Trong các dân tộc thiểu số
Trung Quốc có những dân tộc thiểu số có số dân trên 10 triệu ngƣời nhƣ các dân
tộc: Choang (16.178.811 ngƣời), Mãn (10.682.263 ngƣời), cũng có những dân
tộc thiểu số có số dân rất ít, chỉ có mấy nghìn ngƣời, nhƣ các dân tộc: Tác-ta
(4.890 ngƣời), Hách Triết (4.640 ngƣời), Lạc Ba (2.965 ngƣời). Nhằm thực hiện
bình đẳng dân tộc, từ năm 2005, Trung Quốc bắt đầu thực hiện Chƣơng trình
giúp đỡ các dân tộc có số dân tƣơng đối ít phát triển kinh tế - xã hội.
2) Các dân tộc cư trú phổ biến theo hình thái xen kẽ với nhau.
Trên phạm vi cả nƣớc, phần lớn các dân tộc sống thành những nhóm hỗn
hợp. Các dân tộc thiểu số cƣ trú xen kẽ với nhau và xen kẽ với dân tộc Hán. Với
sự phát triển của giao lƣu kinh tế và văn hóa trong nƣớc, hình thái cƣ trú xen kẽ
giữa các dân tộc có xu hƣớng ngày càng gia tăng. Nhƣ dân tộc Hồi có dân số
hơn 9 triệu ngƣời, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ chỉ có hơn 1 triệu ngƣời Hồi
tụ cƣ, còn lại ngƣời Hồi phân bố trong phạm vi cả nƣớc nhƣ Cam Túc, Tân
Cƣơng, Thanh Hải. Trong phạm vi cả nƣớc, thành phần dân tộc của cƣ dân tại

phần lớn các huyện đều trên 10 thành phần dân tộc. Tại một số địa phƣơng tự trị
dân tộc, dân số ngƣời Hán vẫn chiếm đa số, nhƣ các khu tự trị Nội Mông Cổ,
Quảng Tây, Ninh Hạ. Tuy ở một số vùng có các dân tộc cƣ trú tƣơng đối tập
trung, song nhìn chung, các dân tộc Trung Quốc sống xen kẽ nhau, không có
lãnh thổ riêng biệt. Cũng có một số cộng đồng dân tộc thuần nhất nhỏ bé nằm
giữa các nhóm hỗn hợp lớn, đây là mô hình đặc trƣng của sự phân bố dân cƣ
các dân tộc ở Trung Quốc.
3) Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc không đồng đều.
Do các nguyên nhân khác nhau, hiện nay tại Trung Quốc trình độ phát triển
kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các dân tộc. Những nguyên nhân đó có
nguyên nhân do lịch sử để lại, cũng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn
cƣ trú của một số dân tộc, từng vùng từng dân tộc có những tính đặc thù riêng.
Nhiều dân tộc thiểu số cƣ trú tại vùng biên giới, thảo nguyên, sa mạc, vùng cao
và vùng núi, đi lại khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, sản xuất và sinh
hoạt gặp nhiều khó khăn, dẫn đến sự thấp kém về trình độ phát triển kinh tế - xã
hội. Nhiều dân tộc đã đạt đến trình độ cao về phát triển kinh tế - xã hội, nhƣng
cũng còn một số dân tộc vẫn còn ở trình độ phát triển rất thấp. Nhƣ ở Trung
Quốc, ngƣời Kinh có số dân tƣơng đối ít, chủ yếu cƣ trú tại thành phố Đông
Hƣng, Quảng Tây. Thông qua đi biển và buôn bán, thu nhập của ngƣời Kinh khá
cao, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng tƣơng đối cao. Nhƣng tại vùng Tây
bắc Quảng Tây, một số ngƣời Dao cƣ trú tại vùng xa xôi hẻo lánh, đi lại khó
khăn, thu nhập và trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp. Hiện nay để thực
hiện bình đẳng dân tộc, việc khắc phục sự phát triển không đồng đều về kinh tế
- xã hội giữa các dân tộc là một nội dung quan trọng của chính sách dân tộc
Trung Quốc.
4) Văn hóa các dân tộc thiểu số rất phong phú và đa dạng.
Dân tộc luôn gắn liền với văn hóa. Văn hóa càng phong phú, thì dân tộc
càng đặc sắc, càng phát triển. Văn hóa đƣợc thể hiện trong khoa học kỹ thuật,
ngôn ngữ, văn học, âm nhạc, ca múa, điêu khắc, hội họa, y học cổ truyền Các
dân tộc Trung Quốc thuộc 5 ngữ hệ, nên văn hóa các dân tộc thiểu số rất phong

phú và đa dạng. Các dân tộc thiểu số Trung Quốc có những tác phẩm văn học
nổi tiếng, nhƣ các dân tộc Mông Cổ, Di, Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Dao đều có sử thi
của dân tộc mình. Tác phẩm hội họa, điêu khắc và kiến trúc của các dân tộc
thiểu số có trình độ nghệ thuật tƣơng đối cao. Âm nhạc và ca múa dân tộc thiểu
số rất đa dạng, đã thể hiện tính dân tộc. Ngoài ra, các nhóm địa phƣơng của một
số dân tộc cũng có những văn hóa riêng biệt. Nhƣ nhóm ngƣời Choang áo đen ở
vùng Tây bắc Quảng Tây có trang phục, văn hóa dân gian khác với ngƣời
Choang của các nhóm địa phƣơng khác. Nhìn chung, văn hóa các dân tộc thiểu
số là một phần quan trọng của văn hóa Trung Hoa, làm cho văn hóa Trung Hoa
trở nen đa dạng. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay của các dân
tộc thiểu số, khoa học kỹ thuật và văn hóa hiện đại đang xâm nhập vùng dân tộc
thiểu số, tiếng phổ thông dần dần đƣợc phổ cập, văn hóa của một số dân tộc nhƣ
ngôn ngữ chữ viết, trang phục truyền thống dân tộc đang có nguy cơ vắng bóng
trong đời sống các dân tộc. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tính đa dạng của
văn hóa các dân tộc là rất cần thiết, Chính phủ cũng có một số chƣơng trình, dự
án nhằm bảo tồn văn hóa dân tộc.
Ngoài các đặc điểm trên đây, cộng đồng các dân tộc ở Trung Quốc còn có
những đặc điểm khác, nhƣ các dân tộc đã hình thành quan hệ mật thiết và gần
gũi trong quá trình lịch sử lâu dài.
1.2.2. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM
Việt Nam nằm ở miền Đông của bán đảo Đông Dƣơng với diện tích đất liền
331.690 km
2
, phía Đông và phía Nam là biển Đông, phía Bắc và phía Tây giáp
với Trung Quốc và Lào, Campuchia. Từ lâu trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã
diễn ra một sự giao thoa văn hóa và tộc ngƣời rất phức tạp, quá trình này đã dẫn
đến đa tộc ngƣời và tính đa dạng văn hóa của Việt Nam. Việt Nam là một quốc
gia thống nhất, bao gồm 54 dân tộc với trên 170 nhóm địa phƣơng cùng chung
sống. Việc phân loại dân tộc theo các ngữ hệ hay ngôn ngữ ở Việt Nam hiện vẫn
là vấn đề khoa học đƣợc tranh luận với nhiều ý kiến khác nhau. Có tác giả chia

thành 3 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Hán - Tạng theo cách phân chia truyền
thống (Khổng Diễn); có tác giả chia thành 4 ngữ hệ: Nam Á, Thái, Nam Đảo,
Hán - Tạng (Lê Sĩ Gíao, Hoàng Lƣơng, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng); có tác
giả chia thành 5 ngữ hệ: Nam Á, Thái - Kađai, Hán - Tạng, Nam Đảo, Mông -

×