Đại học Quốc gia hà nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Nguyễn Thị Phương Hoa
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
giai đoạn 1945-1954
Luận văn thạc sĩ Đông phương học
Hà Nội 10-2005
Đại học Quốc gia hà nội
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Nguyễn Thị Phương Hoa
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
giai đoạn 1945-1954
Chuyên ngành : Trung Quốc học
Mã số :
Luận văn thạc sĩ Đông phương học
Người hướng dẫn khoa học
TS. Đỗ Tiến Sâm
Hà Nội 10-2005
Mục lục
Trang
Mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
3
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc và quốc tế
5
3. Đối tượng nghiên cứu
9
4. Đóng góp của luận văn
9
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
10
6. Bố cục của luận văn
10
Chương 1
Khái quát lịch sử quan hệ Việt - Trung trước năm 1945
11
1.1. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trước thời Pháp thuộc
11
1.1.1 Thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc
11
1.1.2. Từ năm 938 đến năm 1858
14
1.1.2.1. Quan hệ giữa hai nhà nước phong kiến
14
1.1.2.2. Quan hệ trao đổi buôn bán giữa hai nước
17
1.2. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ Pháp thuộc
19
1.2.1. Từ năm 1858 đến những năm 20 của thế kỷ XX
19
1.2.1.1. ảnh hưởng và giúp đỡ của những nhà cách mạng Trung
Quốc đối với Việt Nam
19
1.2.1.2. Tình hữu nghị của nhân dân ta dành cho cuộc đấu tranh
của nhân dân Trung Quốc
22
1.2.2. Từ những năm 20 đến năm 1945 của thế kỷ XX
24
1.2.2.1. Hoạt động của những nhà cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc
24
1.2.2.2. Tinh thần quốc tế vô sản của những người cộng sản Việt Nam
26
Chương 2
Quan hệ Việt - Trung từ năm 1945 đến năm 1949
31
2.1. Tình hình Việt Nam, Trung Quốc và thế giới
31
2.1.1. Tình hình Việt Nam
31
2.1.2. Tình hình Trung Quốc
34
2.1.3. Tình hình thế giới
37
2.2. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong các lĩnh vực
38
2.2.1. Quan hệ chính trị, quân sự
38
2.2.1.1. Những giúp đỡ của quân và dân Việt Nam dành cho Trung Quốc
38
2.2.1.2. Giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam
46
2.2.1.3. ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời của
nước CHND Trung Hoa đối với nước ta
49
2.2.2. Quan hệ kinh tế thương mại
53
Chương 3
Quan hệ Việt - Trung từ năm 1950 đến năm 1954
57
3.1. Bối cảnh lịch sử và ý nghĩa của việc hai nước thiết lập quan hệ ngoại
giao
57
3.1.1. Bối cảnh lịch sử
57
3.1.2. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao
60
3.1.2. ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao
61
3.2. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong các lĩnh vực
64
3.2.1. Quan hệ chính trị, quân sự
64
3.2.1.1. Quan hệ chính trị
64
3.2.1.2. Viện trợ của Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống
Pháp của Việt Nam
67
3.2.1.3. Đóng góp của Trung Quốc trong Hội nghị Giơnevơ về vấn
đề giải quyết chiến tranh ở Đông Dương
72
3.2.2. Quan hệ kinh tế, thương mại
76
3.2.3. Quan hệ giao thông vận tải, thông tin liên lạc
81
3.2.4. Quan hệ giáo dục văn hoá
83
Kết luận
88
Phụ lục
92
Tài liệu tham khảo
107
1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông
liền sông”, từ lâu cư dân hai nước đã có quan hệ gắn bó về nhiều mặt.
Trong bức thư gửi Hoa kiều sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà
tuyên bố thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “Hai dân tộc Trung
- Việt chúng ta, mấy ngàn năm nay, huyết thống tương thông, chung nền
văn hoá, trong lịch sử vẫn được gọi là hai nước anh em, hơn nữa, đất nước
liền kề, núi sông kế tiếp, càng như môi với răng che chở cho nhau”[4,5].
Trong mấy nghìn năm này, quan hệ và giao lưu giữa hai nước diễn ra liên
tục, phát triển từ thấp đến cao, cả bề rộng lẫn chiều sâu. Từ khi hai nước
thiết lập quan hệ ngoại giao cho đến nay, quan hệ hai nước đã trải qua
chặng đường dài 55 năm. Diễn biến và phát triển của mối quan hệ hai nước
trong thời gian này không đơn giản, bằng phẳng mà đã trải qua thăng trầm
với những quanh co, khúc khuỷu.
Trong thời cận đại khi cả Việt Nam và Trung Quốc đều trở thành nạn
nhân của chủ nghĩa đế quốc phương Tây thì nhân dân hai nước càng thêm
gắn bó với nhau. Trước khi cách mạng Trung Quốc thành công, Đảng Cộng
sản và nhân dân Trung Quốc đã hết lòng giúp đỡ các chí sĩ yêu nước và
những nhà cách mạng Việt Nam hoạt động trên đất nước mình. Về phía
Việt Nam, trước cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản và nhân dân Việt
Nam đã kiên quyết bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh của nhân dân
Trung Quốc chống phát xít Nhật.
Sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời,
mặc dù cách mạng Trung Quốc chưa giành được thắng lợi, hai nước còn
chưa thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ
2
tịch Hồ Chí Minh đã hết sức coi trọng mối quan hệ với Đảng Cộng sản
Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc. Trong khi bản thân còn gặp rất nhiều
khó khăn, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những việc làm thiết
thực để ủng hộ nhân dân Trung Quốc, ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc
trong cuộc nội chiến.
Ngày 18-1-1950, Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan
hệ ngoại giao, bắt đầu thời kỳ lịch sử hiện đại trong quan hệ hai nước. Từ
đây, hai bên có điều kiện tăng cường và mở rộng quan hệ với nhau một
cách công khai, trên mọi lĩnh vực với tư cách là hai Nhà nước có chủ
quyền.
Quan hệ Việt - Trung giai đoạn 1945-1954, tức là từ sau khi nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến khi kháng chiến chống Pháp thành
công, là những năm tháng đáng nhớ trong ký ức các tầng lớp nhân dân Việt
Nam, đặc biệt là lớp người trưởng thành trong Cách mạng tháng Tám và
kháng chiến chống Pháp. Nếu xét giai đoạn này trong cả chặng đường phát
triển của quan hệ Việt - Trung thì đây là giai đoạn mở đầu cũng là giai
đoạn quan hệ hai nước ở thời kỳ tốt đẹp nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khái quát mối quan hệ trong thời kỳ này là: “Mối tình thắm thiết Việt -
Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em”. “Đồng chí” là bởi Việt Nam và
Trung Quốc đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cùng xây dựng và phát triển
đất nước theo con đường XHCN, do đó về mặt tính chất, quan hệ Việt -
Trung trong thời kỳ lịch sử hiện đại khác hẳn so với quan hệ hai nước trong
tất cả các thời kỳ lịch sử trước đây. “Anh em” là bởi Đảng Cộng sản và
nhân dân Trung Quốc đã dành sự giúp đỡ to lớn cả về vật chất và tinh thần
cho cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ của nhân dân ta trong lúc
nước Trung Quốc mới mới thành lập còn khó khăn mọi bề. “Anh em, đồng
chí” còn bởi giữa lãnh đạo của hai nước thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí
3
Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai có mối quan hệ
gắn bó, thân thiết được xây dựng từ những ngày tháng cùng hoạt động ở
nước ngoài và thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động ở Trung Quốc.
Quan hệ Việt - Trung đã trải qua những giai đoạn phát triển khác
nhau, thay đổi cùng với những thăng trầm, biến đổi của mỗi nước, của thế
giới. Đến nay, phương châm chỉ đạo quan hệ hai nước đã được lãnh đạo hai
Đảng, hai nước xác định là láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định
lâu dài, hướng tới tương lai và 4 tốt: láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí
tốt, đối tác tốt. Lịch sử quan hệ Việt - Trung như một dòng chảy, những gì
đã đi qua không bao giờ trở lại. Vì vậy, nhìn lại quan hệ Việt - Trung giai
đoạn “vừa là đồng chí, vừa là anh em” trong bối cảnh phát triển láng giềng
tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt hiện nay, chúng ta không chỉ thấy đó
là một tài sản quý báu đáng trân trọng, mà còn thấy những biến đổi, phát
triển mới trong quan hệ hai nước. Với tư cách là một người nghiên cứu về
quan hệ Việt - Trung đồng thời cũng là một thanh niên trẻ tuổi muốn hiểu
về truyền thống quan hệ hai nước, từ truyền thống đó để có nhìn nhận, đánh
giá chính xác về hiện tại, tôi quyết định lựa chọn tìm hiểu quan hệ Việt -
Trung giai đoạn 1945-1954 làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua những tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được, có thể khái quát tình
hình nghiên cứu về quan hệ Việt - Trung như sau:
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ
Việt - Trung một cách hệ thống, toàn diện, đặc biệt là giai đoạn 1945-1954.
Nếu như quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ khi bình thường hoá đến nay
được nhiều người quan tâm, chọn làm đề tài nghiên cứu thì quan hệ Việt -
4
Trung giai đoạn này hầu như chỉ được đề cập rải rác, lẻ tẻ với ý nghĩa là
phần giới thiệu hay phần mở đầu. Hai cuốn sách nói về đề tài này nhiều
hơn cả là Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những sự kiện 1945-1954 của
Viện Nghiên cứu Trung Quốc và cuốn Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc trong 30 năm qua. Cuốn Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những sự
kiện 1945-1954 trình bày các sự kiện của quan hệ hai nước trong thời gian
này khá đầy đủ, rõ ràng nhưng đó là một cuốn biên niên lịch sử, vì thế
không có đánh giá, nhận xét. Còn cuốn Sự thật về quan hệ Việt Nam -
Trung Quốc trong 30 năm qua của Bộ Ngoại giao, xuất bản năm 1979 khi
quan hệ hai nước ở đỉnh điểm của bất hoà nên một số đánh giá, nhận xét
trong cuốn sách không tránh khỏi thiên lệch.
Ngoài ra, quan hệ Việt - Trung giai đoạn này cũng được đề cập rải rác,
trên từng lĩnh vực trong một số cuốn sách. Có thể chia làm mấy lĩnh vực
chủ yếu sau:
Về lĩnh vực quan hệ chính trị, ngoại giao: Cuốn Ngoại giao Việt Nam
1945-1954 đề cập đến những sự kiện chính của quan hệ hai nước trong các
hoạt động ngoại giao chung của Việt Nam. Cuốn này không có phần riêng
viết về quan hệ giữa nước ta với từng nước, trong đó có Trung Quốc.
Về lĩnh vực kinh tế, thương mại: Quan hệ kinh tế thương mại giữa hai
nước giai đoạn này được nhắc đến trong một số sách chuyên về kinh tế.
Cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 của Đặng Phong nêu lên một số
sự kiện về quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước trong thời kỳ 1945-
1954, đồng thời tác giả cũng đưa ra một số nhận xét, đánh giá tuy ngắn
nhưng có giá trị khái quát cao. Cuốn Buôn bán qua biên giới Việt - Trung
lịch sử, hiện trạng, triển vọng do Nguyễn Minh Hằng chủ biên đề cập đến
quan hệ thương mại giữa hai nước thời kỳ này tỉ mỉ hơn với hai phần: Quan
5
hệ thương mại từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam đến khi nước
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 và giai đoạn 1950-1954.
Về lĩnh vực quân sự: Đây là lĩnh vực được đề cập đến nhiều nhất và
kỹ lưỡng nhất vì nó liên quan đến sự giúp đỡ, viện trợ của Trung Quốc
dành cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Lịch sử cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 cũng như Tổng kết cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học, Tổng kết công tác
hậu cần chiến dịch Điện Biên Phủ, Đông Xuân 1953-1954 đã nói rõ những
viện trợ của Trung Quốc dành cho Việt Nam, nêu lên các con số cụ thể về
viện trợ của Trung Quốc cho từng chiến dịch, vai trò của đoàn cố vấn quân
sự Trung Quốc. Ngoài ra một số cuốn sách do chính Đại tướng Võ Nguyên
Giáp viết như Đường tới Điện Biên Phủ, Chiến đấu trong vòng vây cũng đề
cập nhiều đến đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc, đánh giá đúng vai trò của
đoàn cố vấn trong thời gian ở Việt Nam. Về sự giúp đỡ quốc tế của Trung
Quốc, vai trò của đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc cũng như đóng góp của
Trung Quốc ở Hội nghị Giơnevơ cũng được cuốn 50 năm chiến thắng Điện
Biên Phủ và sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước và Điện Biên Phủ từ
góc nhìn của các nhà khoa học Việt - Pháp đề cập đến. Đây là những tài
liệu rất có giá trị tham khảo đối với bản luận văn này.
Có thể nói, thông qua những công trình, bài viết này, chúng ta có thể
thấy mối quan hệ Việt - Trung trong từng lĩnh vực nhưng để có một cái
nhìn chung, tổng quát thì cần có một công trình viết riêng về quan hệ Việt -
Trung trong giai đoạn này trên tất cả các lĩnh vực và được đặt trong bối
cảnh chung của từng nước cũng như quốc tế.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc và quốc tế
ở Trung Quốc, việc nghiên cứu về quan hệ Việt - Trung, đặc biệt là
giai đoạn kháng chiến chống Pháp của nước ta, được chú ý nhiều hơn. Vì
6
thế, các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt - Trung nói chung cũng như
về giai đoạn này khá nhiều, đặc biệt là về vấn đề viện trợ, giúp đỡ Việt
Nam kháng chiến chống Pháp. Một cuốn sách đầu tiên mà hầu hết các công
trình của học giả Trung Quốc đều có tham khảo đó là Diễn biến 40 năm
quan hệ Trung - Việt của tác giả Quách Minh. Có thể nói, đây là cuốn sách
viết về quan hệ Trung - Việt đầy đủ, tỉ mỉ nhất của Trung Quốc hiện có.
Tác giả viết về quan hệ hai nước từ năm 1950 đến năm 1975, từ năm 1975
đến năm 1978, từ sau khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia, và đến giai
đoạn bình thường hoá. Trong phần viết về quan hệ Trung - Việt thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, tác giả đã nêu lên ý nghĩa của việc hai nước thiết
lập quan hệ ngoại giao và một số vấn đề của quan hệ Trung - Việt trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp như chiến dịch Biên giới, chiến dịch Điện
Biên Phủ và quan hệ Trung - Việt, ý nghĩa của việc ký kết hiệp định
Giơnevơ năm 1954 và quan hệ Trung - Việt. Ngoài ra, tác giả đã khái quát
những đặc điểm của quan hệ hai nước trong thời kỳ này. Bên cạnh cuốn
sách này, cuốn Biên tuyển tư liệu về quan hệ Trung - Việt hiện đại tập hợp
tất cả những văn kiện, bài báo viết về quan hệ hai nước kể từ sau khi thiết
lập quan hệ ngoại giao cũng có giá trị lớn về mặt tư liệu.
Những tài liệu viết về quan hệ Trung - Việt trong giai đoạn từ khi thiết
lập quan hệ ngoại giao đến năm 1954 cũng khá nhiều. Tất cả các cuốn sách
viết về ngoại giao của Trung Quốc được xuất bản trong các năm như Lịch
sử ngoại giao nước CHND Trung Hoa 1949-1956 của Bùi Kiên Chương,
Lịch sử ngoại giao Trung Quốc của Ngô Đông Chi, Lịch sử ngoại giao
Trung Quốc mới của Hoàng An Dư đều có mục riêng về quan hệ Trung
Quốc - Việt Nam, nêu lên khái quát những sự kiện chính trong quan hệ hai
nước. Ngoài ra cuốn Quan hệ Trung Quốc với các nước xung quanh của
Đường Hi Trung cũng đề cập nhiều đến quan hệ Trung Quốc với Việt
Nam.
7
Ngoài ra, một vấn đề được Trung Quốc đặc biệt quan tâm đó là viện
trợ của Trung Quốc dành cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
Việt Nam. Vì thế, có một số lượng đáng kể công trình chuyên viết về vấn
đề này như Cuộc chiến tranh đầu tiên sau ngày thành lập nước - Những bí
mật trong cuộc viện trợ Việt Nam chống Pháp, quyết thắng Điện Biên Phủ
của Trần Chí Bân, Thực lục chiến tranh Việt Nam của Giải Lực Phu, Sự
thực lịch sử về đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam kháng
chiến chống Pháp xuất bản năm 1990, Cuộc chinh chiến bí mật - Ghi chép
thực về đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp xuất
bản năm 1999, Ghi chép thực về đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc giúp
Việt Nam chống Pháp xuất bản năm 2002. Hầu như tất cả các tài này trong
đó đều khẳng định những quyết định khiến các chiến dịch trong cuộc kháng
chiến chống Pháp giành được thắng lợi đều là của đoàn cố vấn quân sự
Trung Quốc. Tất cả mọi quyết định đưa đến thắng lợi từ chiến dịch Biên
giới năm 1950 cho đến việc chọn chiến trường chính trong chiến cuộc
Đông xuân năm 1953-1954, đặc biệt chiến dịch Điện Biên Phủ đều là của
đoàn cố vấn Trung Quốc. Các tài liệu trên đều khẳng định một số vấn đề:
Thứ nhất, khẳng định Trần Canh, người vừa đến Việt Nam đã thay đổi
mục tiêu tấn công từ Cao Bằng sang Đông Khê trong chiến dịch Biên giới
năm 1950. Do sự thay đổi này mà chiến dịch Biên giới đã thu được thắng
lợi hơn cả mong đợi.
Thứ hai, chủ trương mở chiến dịch Tây Bắc và Thượng Lào do Trung
Quốc kiến nghị.
Thứ ba, quyết định thay đổi từ chủ trương “đánh nhanh, thắng nhanh”
sang “đánh chắc, tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ là của trưởng
đoàn cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh.
8
Có thể nói, tư liệu của Trung Quốc viết về những giúp đỡ của đoàn cố
vấn Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Pháp có sự sai lệch đáng kể.
Đây là điều cần lưu tâm trong quá trình nghiên cứu về quan hệ Việt - Trung.
Quan hệ Trung - Việt cũng được tái hiện khá đầy đủ qua cuốn sách Hồ
Chí Minh với Trung Quốc của Hoàng Tranh. Tác giả cho người đọc thấy
mối quan hệ gắn bó, tình cảm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị thuộc
thế hệ lãnh đạo thứ nhất của Trung Quốc, với nhân dân Trung Quốc.
Một đề tài liên quan đến quan hệ Trung - Việt được các học giả Trung
Quốc quan tâm đó là Hội nghị Giơnevơ và vai trò của Trung Quốc trong
hội nghị này. Việc nghiên cứu vấn đề này đã đạt đến trình độ sâu sắc nhất
định. Bài Mao Trạch Đông và chiến tranh Đông Dương của Dương Khuê
Tùng và bài Sự khác biệt về sách lược của Trung Quốc và Việt Nam trong
chiến tranh Đông Dương của Khúc Tinh trong cuốn Trung Quốc và chiến
tranh Đông Dương nhiều lần đề cập đến chính sách Đông Dương của
Trung Quốc trước và sau Hội nghị Giơnevơ cũng như việc giải quyết vấn
đề hoà bình ở Đông Dương. Tác phẩm 50 năm ngoại giao Trung Quốc của
Khúc Tinh hay Diễn biến 40 năm quan hệ Trung - Việt của Quách Minh
cũng trình bày và phân tích khá kỹ về đóng góp của Trung Quốc trong việc
ký kết Hiệp định đình chiến ở Đông Dương.
Có thể nói, các học giả Trung Quốc đã dành sự quan tâm nhất định đối
với quan hệ Trung - Việt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên
những tài liệu này vẫn còn những chỗ phản ánh không đúng sự thực lịch
sử, thông qua đó chúng ta có thể thấy đánh giá, nhìn nhận của các học giả
Trung Quốc đối với vấn đề này.
Các học giả nước ngoài cũng khá quan tâm đến quan hệ Việt Nam -
Trung Quốc thời kỳ từ sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời cho
đến khi ký kết Hiệp định đình chiến ở Đông Dương. Có thể kể ra đây hai
9
tác phẩm tiêu biểu, được hầu hết các học giả phương Tây tham khảo khi
nghiên cứu về quan hệ Việt - Trung đó là Trung Quốc với việc giải quyết
cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất của Francois Joyaux và Việt
Nam và Trung Quốc của King C. Chen. Tác phẩm của Francois Joyaux đã
nghiên cứu tỉ mỉ, có những nhận định sắc bén, cung cấp cho người đọc Việt
Nam cái nhìn khách quan của một học giả nước ngoài về việc Trung Quốc
giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông Dương thông qua Hội nghị Giơnevơ.
Còn cuốn Việt Nam và Trung Quốc thì đề cập đến những nét nổi bật trong
quan hệ Việt - Trung từ năm 1938 đến năm 1954.
Từ việc điểm qua tình hình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc giai đoạn 1945-1954 có thể thấy việc nghiên cứu tập trung vào mấy vấn đề:
- Giúp đỡ, viện trợ của Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống Pháp
của Việt Nam.
- Vai trò của Trung Quốc trong Hội nghị Giơnevơ
- Vài nét về quan hệ kinh tế thương mại hai nước trong thời kỳ này.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc từ sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời cho đến khi cuộc
kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi không nhiều, đặc biệt là công
trình nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ của Việt Nam. Vì vậy, theo
chúng tôi, việc có một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về quan hệ hai
nước trong giai đoạn này là điều cần thiết.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về những điểm nổi bật của quan hệ Việt - Trung trong giai
đoạn 1945-1954 như sự giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh của
mỗi nước, các lĩnh vực chính trị, kinh tế thương mại, văn hoá, giao thông
vận tải trong bối cảnh chung của mỗi nước và thế giới.
10
4. Đóng góp của luận văn
Luận văn cho người đọc thấy những nét nổi bật của quan hệ Việt Nam
- Trung Quốc trong giai đoạn 1945-1954, đặc biệt mối quan hệ này được
đặt trong bối cảnh chung của từng nước cũng như quốc tế. Một bức tranh
toàn cảnh về quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn này cũng như đánh giá
về ảnh hưởng, vai trò của quan hệ Việt - Trung đối với Việt Nam là đóng
góp nổi bật của luận văn.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Luận văn đã sử dụng một nguồn tư liệu tương đối đa dạng bao gồm
các ấn phẩm sách, báo, tạp chí bằng tiếng Việt và tiếng Trung xuất bản
trong và ngoài nước, các tập kỷ yếu hội thảo…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, đối chiếu so sánh và
biên niên sự kiện.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn chia làm
3 chương:
Chương 1: Khái quát quan hệ Việt - Trung trước năm 1945
Chương 2: Quan hệ Việt - Trung từ năm 1945 đến năm 1949
Chương 3: Quan hệ Việt - Trung từ năm 1950 đến năm 1954
11
Chương 1
Khái quát lịch sử quan hệ việt - trung trước năm 1945
1.1. quan hệ việt nam - Trung Quốc trước thời pháp thuộc
1.1.1. Thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc
Ngay từ rất sớm trên vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng đã có con
người sinh sống. Trải qua văn hoá Phùng Nguyên, văn hoá Đồng Đậu, văn
hoá Gò Mun đến văn hoá Đông Sơn với chặng đường gần 2000 năm, con
người Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế nguyên thuỷ với công cụ sản xuất
bằng đá là phổ biến sang một nền kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề. Đến
thời kỳ văn hoá Đông Sơn toàn bộ vùng đồng bằng rộng lớn của sông
Hồng, sông Mã, sông Cả đã được khai phá căn bản với những làng xóm
đông đúc, hệ thống giao thông, thủy lợi khá phát triển. Cùng với tình trạng
phân hóa xã hội do sức sản xuất phát triển và nhu cầu trị thuỷ, nhu cầu tự
vệ chống ngoại xâm, vào thiên niên kỷ thứ I trước công nguyên, nhà nước
Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã ra đời.
Từ rất sớm, vua Hùng đã có quan hệ với phương Bắc. Đại Việt sử ký
toàn thư chép về mối quan hệ này như sau: “Thời Thành Vương nhà Chu
(1063-1026 TCN) nước Việt ta lần đầu sang thăm nhà Chu (không rõ vào
đời Hùng Vương thứ mấy) xưng là Việt Thường thị, hiến chim trĩ trắng.
Chu Công nói: “Chính lệnh không ban đến thì người quân tử không coi
người ta là bề tôi của mình” rồi sai làm xe chỉ nam đưa sứ giả về nước”
[20,134]. Theo sử sách Trung Quốc thì sự kiện này diễn ra vào năm 1110
TCN, vua Chu đáp lại bằng việc tặng sứ giả 5 cỗ xe có kim chỉ nam để về
nước khỏi lạc hướng.
Vào cuối đời vua Hùng, nạn ngoại xâm từ phương Bắc đã trở thành
mối đe doạ. Sau khi làm bá chủ miền duyên hải từ Sơn Đông đến Quảng
12
Đông năm 473 TCN, Việt Vương Câu Tiễn đã sai sứ xuống dụ vua Hùng
thần phục nhưng bị cự tuyệt. Nước Tần sau khi thành lập đã mở rộng
những cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn ra cả hai phía Bắc, Nam. Nhà
Tần sai 50 vạn quân dưới sự chỉ huy của Thái uý Đồ Thư tiến xuống phía
nam. Hàng vạn quân Tần vượt biên giới vào lãnh thổ phía bắc và đông bắc
nước ta lúc đó nhưng cuối cùng người Việt đã chiến thắng, giết chết chủ
tướng Đồ Thư, buộc nhà Tần phải bãi binh. Sau khi nhà Tần suy yếu và sụp
đổ, Triệu Đà đã đánh chiếm quận Nam Hải và Quế Lâm, dấy binh xâm
lược Âu Lạc. Tuy không thắng được bằng quân sự nhưng bằng mưu mô,
cuối cùng Triệu Đà đã đánh thắng An Dương Vương, chiếm được phía Bắc
lãnh thổ nước ta. Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà thất bại, đất nước ta rơi
vào thảm hoạ của hơn 1000 năm Bắc thuộc. Từ đây, nước ta không còn tên
nước, bị sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc và hoàn toàn bị phụ thuộc.
Quan hệ giữa nước ta với phong kiến phương Bắc lúc này là quan hệ thống
trị - lệ thuộc, đồng hoá và bị đồng hoá.
Các triều đại phong kiến Trung Quốc từ Tần, Hán đến Tuỳ, Đường
tuy biện pháp cai trị có khác nhau nhưng mục đích chung là muốn xoá bỏ
hoàn toàn dấu vết của đất nước Âu Lạc xưa, đồng hoá và sáp nhập hẳn vào
lãnh thổ Trung Quốc. Qua các đời, chính sách đô hộ, đồng hoá ngày càng
thâm độc và tinh vi hơn.
Khi chính sách đô hộ, bóc lột của kẻ thống trị càng nặng nề thì phong
trào khởi nghĩa đấu tranh chống ách đô hộ càng mạnh mẽ, liên tiếp nổ ra.
Đó không chỉ là sự phản kháng bình thường mà là biểu hiện của lòng yêu
nước, tinh thần dân tộc, chống đồng hoá. Những cuộc khởi nghĩa lúc ngấm
ngầm, lúc công khai, lúc thành công, lúc thất bại nhưng diễn ra liên tục, thu
hút đông đảo nhân dân tham gia. Từ cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng, các
tầng lớp nhân dân ta ở khắp nơi đều không ngừng nổi dậy đấu tranh đánh
đuổi quân xâm lược, hết giặc Ngô, giặc Tấn, giặc Tống, giặc Lương cho
13
đến Tuỳ, Đường. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền đã đánh tan
cuộc tiến công xâm lược của quân Nam Hán. Chiến thắng lừng lẫy trên
sông Bạch Đằng là một mốc son trong lịch sử, chấm dứt vĩnh viễn nền đô
hộ trên 10 thế kỷ của phong kiến phương Bắc.
Trong giai đoạn lịch sử này, không chỉ nổi bật quan hệ Bắc thuộc và
chống Bắc thuộc mà còn có một dòng chảy khác, tuy âm thầm nhưng bền
bỉ và cũng có vai trò không nhỏ trong việc duy trì, giữ gìn và phát huy sức
sống của dân tộc: đó là chống đồng hoá. Cuộc chiến này tuy âm thầm
nhưng cũng không kém phần quyết liệt so với chống giặc ngoại xâm.
Cùng với việc huỷ hoại nền văn hoá bản địa, phong kiến phương Bắc
từng bước, qua từng triều đại thực hiện truyền bá lối sống, văn hoá Hán vào
nước ta. Sự truyền bá đó diễn ra theo hai con đường: con đường chính
thống từ triều đình và nho sĩ và con đường dân gian. Hai con đường này
một là truyền bá cưỡng bức qua bọn quan lại đô hộ hành chính và một là sự
truyền bá ôn hoà qua giao lưu kinh tế văn hoá của cư dân Trung Quốc sang
sinh sống trên đất Việt. Con đường triều đình, Nho sĩ là con đường chuyển
tải có hệ thống và có chủ trương nhưng thường vấp phải sự phản kháng của
nhân dân ta, ngược lại con đường dân gian đi từ di dân, cộng cư rồi đến hội
nhập diễn ra âm thầm.
Trước âm mưu đồng hoá, nhân dân ta không hề bài ngoại mù quáng,
cũng không bắt chước để bị lệ thuộc mà hấp thu có chọn lọc những yếu tố
văn hoá ngoại lai và biến thành của mình, làm phong phú thêm văn hoá dân
tộc. Điều này được thể hiện qua nhiều lĩnh vực như tập quán giã gạo bằng
chày tay đã chuyển sang bằng cối đạp, từ tập tục ở nhà sàn dần dần chuyển
sang ở nhà nền đất. Trong lĩnh vực ngôn ngữ, bên cạnh những âm tiết thuần
Việt đã xuất hiện trong kho tàng tiếng Việt ngày một nhiều âm tiết Hán
Việt. Trong thời kỳ này, Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo từ Trung Quốc
14
du nhập vào nước ta. Như Francois Joyaux đã nhận xét: “Về văn hoá, sự
hấp dẫn đối với một nền văn minh đã ngự trị và thấm sâu vào toàn bộ lịch
sử của dân tộc Việt Nam, nhưng ngược lại một ý chí mạnh mẽ và kiên trì,
muốn trút bỏ ảnh hưởng của nền văn minh đó để khẳng định hơn nữa cá
tính sâu sắc của Việt Nam”[17,26]. Chính ý chí mạnh mẽ này khiến cho
dân tộc ta sau hơn 1000 năm Bắc thuộc vẫn không bị diệt vong, không bị
đồng hoá mà còn trưởng thành về mọi mặt để có đủ sức mạnh vật chất và tinh
thần chống lại chủ nghĩa đại Hán, giành lại chủ quyền, xây dựng nước
phong kiến độc lập tự chủ. Đây là điều đáng tự hào của dân tộc ta, cũng là
nét nổi bật của giai đoạn lịch sử này.
1.1.2. Từ năm 938 đến năm 1858
1.1.2.1. Quan hệ giữa hai nhà nước phong kiến
Chiến thắng Bạch Đằng cuối năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đã kết
thúc hoạ mất nước trên 10 thế kỷ của dân tộc ta, kết thúc giai đoạn Bắc
thuộc, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập và phát triển. Cũng từ
đây, quan hệ giữa nước ta với phong kiến phương Bắc cũng bước sang một
trang mới: quan hệ giữa hai nhà nước có chủ quyền, độc lập. "Đây là lúc
Việt Nam không còn chấp nhận tư cách quận huyện trong đế chế Trung
Hoa nữa và Trung Hoa cũng phải chấp nhận cho Việt Nam nằm ngoài
cương vực của mình" [3,3]. King C. Chen nhận xét về đặc điểm của quan
hệ Việt - Trung trong giai đoạn này là: "Trước khi Pháp chiếm Đông
Dương, sự giao thiệp giữa Trung Quốc và Việt Nam đã độc lập trên bình
diện sau: Hễ Trung Quốc mạnh và hùng cường thì Việt Nam thần phục và
hoà với lân bang phương Bắc, hễ Trung Quốc xâm lược thì Việt Nam
chống lại" [3,7]. Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này chính là bên cạnh
những cuộc xâm lược quy mô lớn của phong kiến phương Bắc là mối quan
hệ giao hảo giữa Việt Nam với các triều đại phong kiến Trung Quốc.
15
Từ khi giành được độc lập, trải qua các đời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý,
Trần, Hồ, Nguyễn nước ta từng bước phát triển chế độ phong kiến, đất
nước có lúc thịnh lúc suy, lúc trị lúc loạn. Hơn 1000 năm chịu ách đô hộ
của phong kiến phương Bắc, đến lúc giành được độc lập, khẳng định chủ
quyền đất nước, đời vua nào cũng ý thức được mối đe doạ thường trực từ
nước phong kiến khổng lồ ở phương Bắc, đồng thời cũng hiểu rõ tương
quan lực lượng giữa một nước nhỏ mới giành độc lập, đang từng bước xây
dựng nhà nước phong kiến với một đế chế phong kiến có lịch sử phát triển
lâu hơn hàng ngàn năm. Vì thế, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn
biết giữ mình, khôn khéo, mềm dẻo trong quan hệ với Trung Quốc, nhất là
khi đất nước ở trong tình trạng bất ổn hoặc vừa mới xây dựng triều đại mới.
Còn các đế chế Trung Hoa, mặc dù nước ta đã có tên riêng, có độc lập chủ
quyền nhưng trong tư tưởng của họ Việt Nam vẫn là một nước phụ thuộc,
bởi theo họ thì nước nhỏ phải phụ thuộc nước lớn. Khi các triều đại của
nước ta mạnh thì phải thần phục triều cống nhưng khi có nội loạn, triều đình
lục đục thì phong kiến phương Bắc liền đem quân sang xâm lược.
Nước ta triều cống theo định kỳ, vua mới lên phải cầu phong như
Đinh Tiên Hoàng, sau khi lên ngôi, đặt niên hiệu Thái Bình đã cử sứ bộ
sang giao hảo với nhà Tống. Năm 1175, nhà Tống chính thức công nhận
chủ quyền quốc gia của Đại Việt khi đổi danh hiệu sắc phong từ Giao Chỉ
quận vương thành Sơn Nam quốc vương. Đối với nhà Minh, sau khi giải
phóng đất nước, Lê Thái Tổ lập tức cử sứ bộ sang cầu phong và đặt quan
hệ hoà hảo. Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, Nguyễn ánh cho người sang
hỏi Tổng đốc Lưỡng Quảng về cách bang giao, tiếp đó cử sứ đoàn do Lê
Quang Định dẫn đầu sang nhà Thanh xin cầu phong, quốc ấn và quốc hiệu.
Ngoài cầu sắc phong, Việt Nam còn phải triều cống. Các triều đại
phong kiến Việt Nam thường mang những đặc sản, sản vật quý hiếm sang
cống cho Trung Quốc và Trung Quốc cũng cử sứ giả sang thăm. Nhà Lê cứ
16
3 năm một lần, theo lệ sang cống nhà Minh và tiếp đón các sứ bộ của nhà
Minh sang thăm. Nhà Nguyễn thì 4 năm một lần cử sứ bộ sang nộp hai lần
lễ cống. Theo thống kê của Trung Quốc, vào đời Tống, trong hơn 220 năm
từ đời Tống Thái Tổ (năm 968) đến đời Tống Quang Tông (năm 1190),
vương triều phong kiến Việt Nam cử hơn 40 lần sứ thần sang Trung Quốc,
bình quân hơn 5 năm một lần, sứ giả Việt Nam đến Trung Quốc là hơn 50
lần, bình quân chưa đầy 2 năm một lần. Vào đời Nguyên, trong hơn 70 năm
từ đời Nguyên Thế Tổ (năm 1261) đến Nguyên Văn Tông (năm 1331), sứ
giả Việt Nam đến Trung Quốc hơn 50 lần, bình quân chưa đến 2 năm một
lần. Trong hơn 270 năm ở đời Minh, sứ giả Việt Nam đến Trung Quốc
không dưới 100 lần, bình quân hơn 2 năm một lần [43,2]. Đồng thời, vương
triều Trung Quốc cũng cử sứ giả sang Việt Nam, sắc phong vương hiệu,
tặng lễ vật như sứ giả nhà Tống là Lý Giác đến Đại Cồ Việt năm 987.
Mặc dù quan hệ hai nước tồn tại tục sắc phong, triều cống nhưng thực
chất là quan hệ bình đẳng. Học giả Vũ Hồng Lâm nhận xét: "Việt Nam
thực hiện một chính sách hai mặt. Một mặt vẫn thực hiện đủ lễ với Trung
Hoa, nghĩa là về hình thức công nhận trật tự thế giới của Trung Quốc. Mặt
khác cứ thực hiện trật tự thế giới riêng của mình" [19,3]. Quách Minh trong
Diễn biến 40 năm quan hệ Trung - Việt cũng nhận xét "quan hệ phiên thuộc
triều cống ở một mức độ nào đó là một kiểu qua lại mang tính nghi lễ",
"các vương triều phong kiến Trung Quốc rất ít can thiệp vào công việc nội
bộ của vương triều phong kiến Việt Nam".
Trong giai đoạn này, nước ta một mặt có chính sách đối ngoại mềm
dẻo như triều cống, tỏ ra thần phục phong kiến Trung Quốc để tránh xảy ra
chiến tranh nhưng mặt khác lại luôn khẳng định vị trí độc lập của mình,
không chịu khuất phục đầu hàng trước những cuộc xâm lược của phong
kiến phương Bắc. Với tư tưởng đại Hán, coi mình là trung tâm của thiên
hạ, gánh vác nhiệm vụ "bình thiên hạ" cho nên phong kiến phương Bắc
17
luôn có ý đồ xâm lược, thôn tính Đại Việt, đưa Đại Việt trở lại là quận,
huyện của Trung Quốc như trước đây. Mặc dù sau khi lên ngôi, vua của
nước ta đều sai sứ sang Trung Quốc đặt quan hệ giao hảo, xin sắc phong và
triều cống đều đặn nhưng điều đó vẫn không đảm bảo được sẽ không xảy ra
chiến tranh, không ngăn chặn được nguy cơ bị xâm lược, mất nước. Trước
thế lực phong kiến phương Bắc hùng mạnh, nhân dân ta với truyền thống
yêu nước đã không chịu lùi bước, không chịu khuất phục. Hai lần chiến
thắng quân Tống, ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông, chiến thắng
quân Minh sau bao năm "nếm mật nằm gai" của Lê Lợi, chiến thắng quân
Thanh của Quang Trung đã viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc. Nhưng
sau mỗi lần buộc phải kháng chiến chống ngoại xâm thì nhân dân ta lại
vượt lên đau thương, khoan dung mềm mỏng khôi phục bang giao với
mong muốn để chiến tranh không xảy ra. Điều này đã trở thành nét đẹp
truyền thống khiêm nhường, bao dung và yêu chuộng hoà bình của dân tộc
ta.
1.2.2.2. Quan hệ trao đổi buôn bán giữa hai nước
Trong thời gian này, ngoài triều cống, sắc phong, quan hệ trao đổi
buôn bán giữa hai nước cũng được thiết lập và từng bước phát triển. Quá
trình buôn bán, trao đổi này thay đổi theo sự phát triển, hưng thịnh của nền
kinh tế phong kiến hai nước.
Quan hệ buôn bán giữa nhà Lý và nhà Tống khá phát triển. Năm 1012,
Lý Công Uẩn xin vua Tống cho thuyền tới Ung Châu buôn bán nhưng vua
Tống Chân Tông chỉ bằng lòng cho tới buôn bán ở Quảng Châu và trại Như
Hồng (Khâm Châu) theo lệ cũ như thời Lê. Thương nhân Trung Quốc đến
Đại Việt buôn bán và thương nhân Đại Việt cũng sang buôn bán ở Trung
Quốc. Ngoài cảng Vân Đồn, các địa điểm buôn bán ở biên giới Việt - Trung
cũng phát triển, các điểm này gọi là "Bạc dịch trường". Lúc này, có hai Bạc
18
dịch trường lớn là trại Hoành Sơn chuyên mua bán ngựa, các lâm sản, thuốc
chữa bệnh của dân tộc thiểu số và trại Vĩnh Bình. Hàng hoá bán ra của ta
thường là lâm thổ sản và hàng nhập là các sản phẩm như giấy bút, tơ, vải, gấm
vóc.
Dưới thời Trần (1226-1400) buôn bán với Trung Quốc tiếp tục phát
triển, cảng Vân Đồn càng phát đạt hơn. Lúc này, đô thành Thăng Long nhộn
nhịp, bên cạnh thương nhân của các phường Thăng Long còn có thương nhân
nước ngoài mà chủ yếu là người Tống. Năm 1276, 30 thuyền buôn người
Tống xin cư trú, được vua Trần cho ở phường Nhai Tuân, lập phố họp chợ.
Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XV, do chính sách cấm vận của nhà Minh,
thuyền buôn Trung Quốc bị hạn chế ra nước ngoài nên việc buôn bán với
phương Nam gần như ngưng trệ. Đầu thế kỷ XVI, khi Minh Thục Tông bãi
bỏ lệnh cấm, hoạt động của các thương nhân Trung Quốc trở lại nhộn nhịp.
Từ thế kỷ XVI-XVIII, nếu như ở trong nước là giai đoạn bùng phát của hệ
thống các chợ thì buôn bán với thương nhân nước ngoài cũng phát triển
rầm rộ. Việc buôn bán càng phát triển hơn khi nhà Thanh tạm thời đóng
cửa các cảng khẩu Trung Quốc. ở Đàng Ngoài, thuyền buôn Trung Quốc
thường cập cảng Vân Đồn rồi vào phố Hiến hoặc đến Vị Hoàng (Nam
Định). ở Đàng Trong, họ thường đến buôn tại các cảng Hội An (Quảng
Nam), nước mặn (Bình Định), Bến Nghé (Gia Định). Lúc này các thuyền
buôn của Trung Quốc không chỉ buôn bán với Việt Nam mà còn là cầu nối
giữa các cảng ở vùng Đông á và Đông Nam á. "Trong khoảng thời gian từ
năm 1651 đến năm 1724 số chuyến các tàu buôn lớn (các loại tàu có trọng
tải từ 150 - 200 tấn) của Trung Quốc chở hàng từ các cảng của Đại Việt
đến cảng Nagadaki của Nhật Bản là 251 chuyến, trong đó có 52 chuyến từ
các cảng Đàng Ngoài và 199 chuyến từ các cảng Đàng Trong” [30, 374].
Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, nhiều người Hoa đã ở hẳn các cảng thị
của Đại Việt. Theo thương nhân P.Poavrơ, thế kỷ XVIII "ở Hội An có đến
19
6000 Hoa kiều mà phần lớn là lái buôn giàu có, vừa mua bán hàng hoá, vừa
làm môi giới cho khách phương Tây, giữ các chức vụ trong các tàu ti" [30,
374]. ở phố Hiến, thương nhân người Hoa đã xây dựng ở đây một khu phố
lớn có tên là Bắc Hoà với ba phần thượng, trung, hạ. Cuối thế kỷ XVIII,
khi các thương nhân ngoại quốc khác rút đi thì thương nhân Trung Quốc
hầu như làm chủ thị trường Đại Việt. Hàng hoá do thương nhân Trung
Quốc mang đến là gấm vóc, đoạn, giấy, các loại đồ đồng, gốm sứ, bạc,
kẽm, diêm sinh, khí giới và mua đi hồ tiêu, đường, gỗ quý, các loại hương
liệu, yến sào, sừng tê, ngà voi, tơ tằm.
Thế kỷ XIX, quan hệ kinh tế thương mại Việt - Trung không còn nhộn
nhịp như trước đây bởi một mặt nhà Nguyễn chủ trương đóng cửa, không
buôn bán với các nước phương Tây, khách thương còn lại chủ yếu là người
Hoa, Xiêm, Mã Lai. Mặt khác, khác với các triều đại trước, nhà Nguyễn
độc quyền ngoại thương khá chặt và tổ chức các chuyến buôn và công cán
ở nước ngoài. Vì thế thời gian 1831-1832, việc cử thuyền buôn đi buôn bán
sang các nước Đông Nam á và Trung Quốc ngày càng nhiều. Nhân hoạt
động này, một số thương nhân giàu có cũng lén lút chở gạo, lâm thổ sản
quý sang Quảng Đông buôn bán. Hàng đem bán là gạo, đường, lâm thổ sản
quý, hàng mua về là len, dạ, vũ khí, đạn dược.
Quan hệ Việt - Trung trong thời kỳ từ đầu đến năm 1857 đã có một
bước chuyển biến lớn, từ quan hệ giữa nước đô hộ và nước lệ thuộc chuyển
sang quan hệ giữa hai nhà nước có chủ quyền, từ một nền kinh tế tự cung
tự cấp, phụ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế của nước đô hộ đã chuyển sang
buôn bán, trao đổi hàng hoá bình đẳng với nhau. Bước chuyển này đã đặt
nền móng để xây dựng mối quan hệ Việt - Trung gắn bó, đoàn kết trong
cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân trong giai đoạn sau.
1.2. Quan hệ việt nam - Trung Quốc thời kỳ pháp thuộc
20
1.2.1. Từ năm 1858 đến những năm 20 của thế kỷ XX
1.2.1.1. ảnh hưởng và giúp đỡ của những nhà cách mạng Trung Quốc đối
với Việt Nam
Cuộc chiến tranh nha phiến năm 1840 bắt đầu thời kỳ lịch sử cận đại
Trung Quốc. Đất nước Trung Hoa rộng lớn bắt đầu bị đế quốc xâu xé, nô
dịch. Triều đình Mãn Thanh yếu hèn từ hiệp ước Nam Kinh năm 1842 đến
hiệp ước Mã Quan 1895 từng bước bán rẻ Trung Quốc cho đế quốc. Về
hình thức, Trung Quốc vẫn là một nước có chủ quyền do triều đình Mãn
Thanh đứng đầu, nhưng thực chất thì không còn là một nước hoàn toàn độc
lập mà luôn chịu sức ép, phụ thuộc vào các nước phương Tây. Còn Việt
Nam, tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp ở bán đảo Sơn Trà ngày 1-9-
1858 đã mở đầu thời kỳ đen tối của đất nước. Triều đình nhà Nguyễn cũng
từng bước đầu hàng, cắt đất cho thực dân, còn thực dân Pháp thì ngày càng
lấn tới và cuối cùng đã biến nước ta thành nước thuộc địa. Những điểm
tương đồng này đã làm cho hai nước có mối đồng cảm sâu sắc, gắn bó với
nhau trong cuộc đấu tranh chống thực dân đế quốc.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong điều kiện chiến tranh và sự
xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của văn minh phương Tây, các chí sĩ yêu
nước tiến bộ của Việt Nam khao khát tiếp cận với những tư tưởng mới, tìm
tòi con đường đánh Pháp, giành độc lập dân tộc. Trong giai đoạn đầu, khi
ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản Pháp còn hạn chế và gián tiếp thì các sĩ
phu Việt Nam hướng đến tư tưởng mới chủ yếu qua làn sóng cải lương ở Trung
Quốc.
Những trước tác của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu như Đại đồng
thư, ẩm băng thất văn tập có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, tình cảm của sĩ
phu yêu nước Việt Nam. Báo Thần chung tháng 11 - 1929 viết: "Tập ẩm
băng thất của Lương tiên sinh với sĩ phu ta chẳng khác chi thuốc hay với