Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 112 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================



VŨ THỊ HẢI BÌNH




NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HÀ GIANG






LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH















Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================



VŨ THỊ HẢI BÌNH




NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HÀ GIANG


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐỨC THANH









Hà Nội - 2013

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu 7
3. Mục đích nghiên cứu 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
6. Phương pháp nghiên cứu 9
7. Kết cấu của đề tài 10
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI 11
1.1. Những khái niệm cơ bản 11
1.1.1. Du lịch sinh thái 11
1.1.2. Khách du lịch sinh thái 13
1.1.3. Phát triển du lịch sinh thái 13
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch sinh thái 14

1.3. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái 15
1.3.1. Nguyên tắc đối với khách du lịch sinh thái 15
1.3.2. Nguyên tắc đối với các nhà điều hành du lịch sinh thái và các hướng dẫn
viên du lịch 16
1.3.3. Nguyên tắc đối với cơ sở lưu trú 17
1.4. Điều kiện phát triển du lịch sinh thái 19
1.4.1. Điều kiện chung 19
1.4.2. Điều kiện cung du lịch sinh thái 20
1.4.3. Điều kiện cầu du lịch sinh thái 26
1.5. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái 30
1.6. Ý nghĩa của du lịch sinh thái 31
1.6.1. Góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường tự nhiên và duy trì hệ
sinh thái. 31

2
1.6.2. Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng 31
1.6.3.Góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân 32
1.6.4. Góp phần đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế 33
1.7. Bài học khai thác các điều kiện phát triển du lịch sinh thái 33
1.7.1. Thế giới 33
1.7.2. Việt Nam 34
1.7.3. Bài học kinh nghiệm 35
Tiểu kết chƣơng 1 37
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI HÀ GIANG 38
2.1. Khái quát về du lịch Hà Giang 38
2.2. Điều kiện chung 40
2.2.1. An ninh chính trị và an toàn xã hội 40
2.2.2. Điều kiện kinh tế 40
2.2.3. Chính sách phát triển du lịch 41

2.3. Điều kiện cung du lịch sinh thái Hà Giang 42
2.3.1. Điều kiện tài nguyên du lịch sinh thái 42
2.3.2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật 55
2.3.3. Điều kiện nhân lực 58
2.3.4. Các tuyến du lịch và sản phẩm du lịch 59
2.3.5. Nhận xét điều kiện cung 63
2.4. Điều kiện cầu du lịch sinh thái Hà Giang 64
2.4.1.Thời gian rỗi 64
2.4.2.Cầu về sản phẩm 64
2.4.3. Các điều kiện khác 70
2.4.4. Nhận xét điều kiện cầu 71
2.5. Phân tích SWOT cho các điều kiện phát triển du lịch sinh thái
Hà Giang 72
2.5.1. Những điểm mạnh 72
2.5.2. Những điểm yếu 73

3
2.5.3. Cơ hội để phát triển các điều kiện 74
2.5.4. Những thách thức 75
Tiểu kết chƣơng 2 76
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC ĐIỀU KIỆN NHẰM PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HÀ GIANG 77
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 77
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh 77
3.1.2.Căn cứ vào điều kiện cung 79
3.1.3.Căn cứ vào xu thế cầu 79
3.2. Các giải pháp 80
3.2.1. Giải pháp thu hút đầu tư 82
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch 87
3.2.3. Giải pháp phát triển sản phẩm 82

3.2.4. Giải pháp marketing 92
3.2.5. Giải pháp tăng cường thu hút cộng đồng vào hoạt động du lịch
sinh thái 96
3.2.6. Giải pháp về đào tạo nhân lực 97
3.2.7 Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 99
3.3. Một số kiến nghị 101
3.3.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương 101
3.3.2. Đối với UBND tỉnh Hà Giang 101
3.3.3. Đối với các nhà đầu tư kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn
tỉnh 102
3.3.4. Đối với nhân dân tỉnh Hà Giang 102
Tiểu kết chương 3 104
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CVĐCTC: Công viên Địa chất Toàn cầu
DLST: Du lịch sinh thái
DLQT: Du lịch quốc tế
DLNĐ: Du lịch nội địa
HDVDL: Hướng dẫn viên du lịch
TNDLTN: Tài nguyên du lịch tự nhiên
TNDLNV: Tài nguyên du lịch nhân văn
UBND: Uỷ ban nhân dân
VHTT & DL: Văn hóa Thể thao và Du lịch




5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động du lịch Hà Giang từ năm 2007 - 2011 39
Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (Trạm Hà Giang) 44
Bảng 2.3: Lượng mưa các tháng trong năm (Trạm Hà Giang) 45
Bảng 2.4: Giờ nắng các tháng trong năm (Trạm Hà Giang) 46




6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày nay đã và
đang phát triển nhanh chóng như một trào lưu tại nhiều quốc gia trên thế giới.
DLST ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp dân cư trong
xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh
chóng của Việt Nam kể từ khi sau thời kỳ đổi mới năm 1986, khi mà các khu
công nghiệp, chế xuất, khu kinh tế được phát triển ồ ạt, dân số không ngừng gia
tăng, đô thị hóa và tập trung dân cư với mật độ dân cư cao, tình trạng ô nhiễm
môi trường diễn ra ngày càng nghiêm trọng thì việc tìm về với tự nhiên, thăm
quan tại những khu du lịch đã trở thành nhu cầu tất yếu của con người. Những
địa phương nào còn giữ nhiều khu thiên nhiên, khu bảo tồn, ít bị xâm hại bởi quá
trình phát triển các dự án công nghiệp và còn có được sự cân bằng sinh thái thì
nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách
lớn, lâu dài và ổn định, từ đó có thể mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp
phần làm tăng thu nhập quốc dân.

Xuất phát từ sự nhận thức về lợi ích của DLST đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi địa
phương cần phải xác định được các điều kiện phát triển du lịch nhằm mang lại
hiệu quả kinh doanh cao và tránh làm suy kiệt các nguồn lực.
Hà Giang là một vùng đất có tiềm năng rất lớn về du lịch. Trong những
năm qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành
thế mạnh của Hà Giang, nhưng cho đến nay việc khai thác những điều kiện phát
triển du lịch, đặc biệt là điều kiện phát triển du DLST mới còn ở mức cảm tính,
chưa có được những nghiên cứu khoa học tạo cơ sở cho việc khai thác có hiệu
quả những tiềm năng to lớn này.
Để khai thác có hiệu quả các tiềm năng DLST, để đảm bảo sự phát triển bền
vững của DLST trên quan điểm bảo tồn các nguồn lực, giảm bớt sự cạn kiệt, suy
thoái và đạt được hiệu quả kinh tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du

7
lịch Hà Giang cũng như sự nghiệp du lịch Việt Nam, việc “Nghiên cứu các điều
kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang” là hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu
DLST là một hướng nghiên cứu được rất nhiều nhà khoa học quan tâm trên
thế giới có thể kể đến: “Định nghĩa Du lịch sinh thái” của David Western (1999),
“Các nguyên tắc chỉ đạo cho các chương trình du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng – Những bài học từ Indonesia” của Keith W.Sproule và Ary S. Suhandi
(2000), “Phát triển và thực hiện các nguyên tắc chỉ đạo Du lịch sinh thái cho các
khu thiên nhiên hoang dã và cộng đồng lân cận” của Sylvie Blangy và Megan
Epler Wood (1999)
Ở Việt Nam, DLST mới bắt đầu được quan tâm nhiều từ những năm 90 của
thế kỷ 20, có khá nhiều nhà khoa học đã đưa ra những công trình nghiên cứu về
DSLT như: Lê Văn Lanh (1999) nghiên cứu về DLST trong các khu bảo tồn của
Việt Nam; Lê Huy Bá (2009) đưa ra các cơ sở sinh thái môi trường, sinh thái
cảnh quan của một số loại hình sinh thái đặc thù nhằm phát triển loại hình DLST
bền vững; Phạm Trung Lương (2002) đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn

phát triển DLST ở Việt Nam giúp nâng cao hiểu biết của xã hội về DLST và
cung cấp những thông tin bổ ích về DLST. Ngoài ra Phạm Trung Lương cũng có
rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan như: Cơ sở khoa học phát triển Du lịch sinh
thái ở Việt Nam (1996), Xây dựng hướng dẫn phát triển Du lịch sinh thái góp
phần bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam (2003), Cơ sở khoa học và giải pháp
phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam (2002)
Bên cạnh đó những vấn đề về phát triền DSLT được thể hiện trong các công
trình nghiên cứu phát triển du lịch bền vững đó là những tác giả Nguyễn Đình Hòe,
Vũ Văn Hiếu (2001), Phạm Trương Hoàng (2008), Vũ Văn Đông (2010).
Một số công trình tuy không nói cụ thể về DLST, song cũng cung cấp cho người
đọc những tiếp cận có tính sinh thái như kiến thức về văn hóa ứng xử trong du lịch
của Trần Thúy Anh (2004), kiến thức về kinh tế du lịch của Trần Thị Minh Hòa

8
(2004) và Vũ Mạnh Hà (2006), kiến thức về thị trường du lịch của Nguyễn Văn Lưu
(2002) nhằm khai thác hợp lý các tài nguyên du lịch.
Nghiên cứu về Hà Giang cũng có một số tài liệu như:
- “Di sản lịch sử - Văn hóa với phát triển du lịch Hà Giang - Nhận thức và
vấn đề của” của Lâm Bá Nam (2011).
- “Giải pháp đột phá một số ngành – lĩnh vực vì Hà Giang phát triển” của
Mai Trọng Nhuận, Vũ Minh Khang (2011).
- Đề tài khoa học cấp quốc gia “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát
huy giá trị Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn” của tác giả
Vũ Văn Tích (2011)
- Hợp đồng khoa học “Đánh giá điều kiện địa lí phục vụ định hướng phát
triển kinh tế xã hội Hà Giang” do các cán bộ giảng dạy khoa Địa lý Địa chất Đại
học Tổng hợp Hà Nội thực hiện.
Như vậy đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về DLST và những công
trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quan đến tiềm năng phát triển du
lịch ở Hà Giang, tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể thể nào về

DLST ở Hà Giang, đặc biệt là nghiên cứu các điều kiện chung, điều kiện cung và
điều kiện cầu để phát triển DLST. Trước thực tế này đòi hỏi việc nghiên cứu các
điều kiện phát triển DLST Hà Giang để ứng dụng vào hoạt động thực tiễn là rất
cần thiết. Dưới góc độ khoa học, nghiên cứu các điều kiện phát triển DLST Hà
Giang là một đề tài hoàn toàn mới.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ được các điều kiện nhằm góp phần
phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng ở Hà Giang.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tổng quan tài liệu về DLST, khảo sát thực
trạng các điều kiện phát triển DLST Hà Giang, đánh giá du lịch, DLST Hà
Giang, đề xuất giải pháp phát huy các điều kiện nhằm phát triển DLST Hà Giang.


9
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn thực hiện nghiên cứu các điều kiện
chung, điều kiện cung và điều kiện cầu cho phát triển DLST ở Hà Giang
- Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện giới hạn trong các huyện thuộc
tỉnh Hà Giang.
 Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ năm 2011 đến tháng 12
năm 2012.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Luận văn đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn: sách, giáo
trình; các công trình khoa khọc gồm báo cáo lý luận, luận văn…; các báo tạp chí
chuyên ngành, các thông tin trên Internet; các văn bản pháp luật; các báo cáo
tổng kết của chính quyền địa phương.
- Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu nhu cầu
của du khách, nắm bắt được sở thích, thị hiếu của du khách qua hình thức phỏng
vấn hoặc phiếu điều tra. Đồng thời giúp nắm bắt được thị trường tiềm năng, thị
trường mục tiêu.
Luận văn đã tiến hành điều tra nhu cầu về DLST tại Hà Giang của 50
khách quốc tế và 50 khách nội địa, dựa trên kết quả điều tra, nghiên cứu đưa ra
thực trạng của điều kiện cầu đối với DLST Hà Giang, từ đó nêu ra các giải pháp
nhằm phát triển các điều kiện DLST ở Hà Giang.
Về mặt lý thuyết số lượng phiếu điều tra trên chưa đủ, song do điều kiện
thời gian, kinh phí có hạn nên luận văn chỉ có điều kiện điều tra với số lượng như
trên. Tuy nhiên kết quả điều tra cũng đã giúp cho thấy những thông số cơ bản về
điều kiện cầu sản phẩm DLST ở Hà Giang.
- Phương pháp khảo sát thực địa

10
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã đi đến UBND tỉnh Hà Giang,
Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hà Giang, Ban Quản lý CVĐCTC cao
nguyên đá Đồng Văn xin số liệu, khảo sát cũng như chụp ảnh để bổ sung vào bài
làm của mình, giúp cho bài làm thêm chi tiết và tăng sức thuyết phục. Lượng
thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở để đề
xuất các giải pháp phát triển DLST Hà Giang.
- Phương pháp phân tích SWOT
Trong đề tài tác giả đã tiến hành phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, thách thức đối với các điều kiện phát triển DLST Hà Giang nhằm đưa ra các
giải pháp phát triển các điều kiện.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về điều kiện phát triển DLST
Chương 2: Thực trạng điều kiện phát triển DLST tỉnh Hà Giang

Chương 3: Giải pháp phát huy các điều kiện nhằm phát triển DLST



11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Du lịch sinh thái
Ngày nay, DLST đã và đang phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và càng
thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp trong xã hội. Ngoài ý nghĩa
góp phần bảo tồn tự nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển
DLST đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Mặt khác, DLST còn góp
phần vào việc nâng cao dân trí thông qua giáo dục môi trường, văn hóa, lịch sử.
Có thể nói, đây là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh trên phạm vi toàn
cầu và ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, nhiều quốc gia trên
thế giới. Do vậy đã có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu về loại hình
du lịch này và mỗi tổ chức, cá nhân khi nghiên cứu đều đưa ra những định nghĩa
của riêng mình. Cho nên, các khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc
độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau và định nghĩa DLST vẫn chưa được
thống nhất. Trong công trình của mình Phạm Trung Lương (2002) đã tổng quát
những khái niệm đó như sau:
- Định nghĩa của Malaixia: “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm
viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên còn
nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những
đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ
thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện
cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xã hội và
kinh tế” (trang 9)

- Định nghĩa của Nêpal: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham
gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng
cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du

12
lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du
lịch phụ thuộc vào” (trang 9)
- Định nghĩa của Ôxtrâylia:“Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên,
có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản
lý bền vững về mặt sinh thái” (trang 10)
- Định nghĩa của Hiệp hội DLST quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có
trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện
phúc lợi cho người dân địa phương” (trang 10)
- Ở Việt Nam, có khá nhiều nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa về DLST, tiêu
biểu là Phạm Trung Lương (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch); Lê Văn Lanh
(Hội các Vườn Quốc gia Việt Nam); Lê Huy Bá (Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh) cũng theo Phạm Trung Lương (2002) để có được sự thống
nhất về khái niệm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn phát
triển DLST, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức trong
nước và quốc tế tổ chức Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển
Du lịch sinh thái ở Việt Nam” năm 1999. Một trong những kết quả quan trọng
của hội thảo là lần đầu tiên đã đưa định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững,
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Đây được coi là sự mở đầu
thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình phát triển của DLST ở Việt Nam
(trang 11).
Nhìn chung, các định nghĩa về DSLT có thể khác nhau về cách thể hiện, cách
diễn đạt nhưng trong các định nghĩa đều có sự thống nhất ở 4 điếm sau:
- DLST phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc

tương đối hoang sơ gắn với văn hóa bản địa.
- Có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên,
văn hóa và xã hội.

13
- Phải mang lại lợi ích cho dân cư địa phương và có sự tham gia của cộng
đồng địa phương.
- DLST có tính giáo dục cao về môi trường và có trách nhiệm với môi
trường.
Như vậy cũng có thể thấy trong DLST việc ứng xử văn hóa được Trần
Thúy Anh (2004) trình bầy trong “Ứng xử văn hóa trong Du lịch” là một vấn đề
hết sức quan trọng.
1.1.2. Khách du lịch sinh thái
Theo khoản 2 (điều 4, chương 1) của Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 thì
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,
làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”
Khách DLST không giống như khách du lịch thông thường, họ đặc biệt
quan tâm đến các giá trị tự nhiên và giá trị nhân văn ở những khu vực thiên nhiên
hoang dã. Đặc điểm của khách DLST là:
- Những người đã trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo dục và có sự quan
tâm đến môi trường thiên nhiên.
- Khách DLST thường là những người thích hoạt động ngoài thiên nhiên và
đây thường là những khách du lịch có kinh nghiệm.
- Nhu cầu lưu trú của khách DLST thường dài hơn và mức chi tiêu nhiều
hơn so với khách du lịch thông thường.
- Đối với khách DLST các cơ sở vật chất mà họ sử dụng ít ảnh hưởng nhất
đến môi trường tự nhiên.
1.1.3. Phát triển du lịch sinh thái
Phát triển DLST là một xu thế tất yếu. DLST phát triển nhằm thỏa mãn nhu
cầu ngày một tăng của du khách, của cộng đồng, đảm bảo về tổng thể một tương

lai phát triển lâu dài của hệ sinh thái với tư cách là một ngành kinh tế. Bên cạnh xu
thế phát triển DLST do nhu cầu khách quan, xu thế này còn không nằm ngoài xu
thế chung về phát triển xã hội của loài người khi các giá trị tài nguyên ngày càng
bị suy thoái, bị khai thác cạn kiệt.

14
Cùng với việc nỗ lực bảo tồn, khai thác phát huy các giá trị tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa phục vụ phát triển kinh tế thông qua DLST. Với tư cách là một
ngành kinh tế mũi nhọn - Du lịch trong đó có DLST ngày càng khẳng định vị thế
của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Như vậy, có thể hiểu phát triển DLST là một quá trình hoạt động sao cho:
- Môi trường tự nhiên cũng như văn hóa bản địa không bị xâm hại.
- Các đặc tính tự nhiên, văn hóa, xã hội của khu vực ngày càng được hỗ
trợ nhiều hơn.
- Hoạt động du lịch mang lại cho cộng đồng cư dân ngày một gia tăng.
Người dân địa phương ngày càng tham gia nhiều về số lượng và tăng về chất
lượng hoạt động DLST.
- Hiệu quả công tác giáo dục môi trường ngày cang lan tỏa.
Trong đề tài này nghiên cứu các điều kiện phát triển DSLT ở Hà Giang
được hiểu là nghiên cứu các điều kiện chung, điều kiện cung và điều kiện cầu.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch sinh thái
DLST là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất hiện nay bởi xu hướng khách
ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và phát triển bền vững. Nguồn
gốc của DLST giống như sự tiến hóa hơn là cuộc cách mạng.
DLST bắt nguồn từ thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Theo nhiều tài liệu khác
nhau thì quốc gia phát triển loại hình DLST đầu tiên là Nepal và hoạt động
DLST xuất hiện sớm nhất có lẽ là ở các nước Châu Âu, sau đó lan rộng ra toàn
thế giới.
Vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng
nổ ở các nước Châu Âu thì thế giới bắt đầu phát triển với tốc độ rất nhanh kéo

theo đó là sự ra đời của nhiều ngành công nghiệp mới. Khi các ngành công
nghiệp, khoa học, kỹ thuật, dịch vụ phát triển thì hàng hóa thế giới trở lên phong
phú, đa dạng, dồi dào hơn và từ đó đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân
dân có những bước phát triển và nâng cao hơn trước. Ngành du lịch cũng nằm
trong xu hướng chung của thế giới lúc bấy giờ, với nhiều loại hình mới và cũ đan

15
xen phát triển cùng với chất lượng dịch vụ nâng cao hơn. Đời sống vật chất ngày
càng cao và hoàn thiện, con người lại muốn tìm về thiên nhiên, muốn được sống
giữa thiên nhiên và hòa mình vào thiên nhiên. Vì thế hoạt động DLST được hình
thành và bắt nguồn từ đây.
1.3. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái
Theo David Western (1999) và Keith W.Sproule và Ary S. Suhandi (2000) thì
phát triển DSLT phải dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản là những nguyên tắc đối với
khách DSLT, nguyên tắc đối với các nhà điều hành DLST và các hướng dẫn viên
du lịch, nguyên tắc đối với cơ sở lưu trú.
1.3.1. Nguyên tắc đối với khách du lịch sinh thái
Thứ nhất, du khách đến thăm quan phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; về bảo vệ môi trường; về du lịch; về di
sản.
- Tham quan tại những khu vực được phép theo chỉ dẫn của ban quản lý rừng.
- Không đến quá gần động động vật hoang dã; không săn bắt, thu hái mẫu vật
thực vật rừng, động vật hoang dã và khai thác đất đá, khoáng sản trong vườn
quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên.
- Không mua bán các sản phẩm thực vật rừng, động vật hoang dã trái phép.
- Chấp hành các nội quy, quy chế của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
- Không xả rác bừa bãi tránh làm ô nhiễm môi trường nước và đất.
- Tìm hiểu về văn hóa của nơi du lịch trước khi đến thăm và tôn trọng văn hóa
địa phương nơi đó.
Thứ 2, Đối với khách ngắm động vật hoang dã và khách chụp ảnh

- Khách chụp ảnh có thể là những xâm nhập phiền toái đối với thiên nhiên. Sử
dụng máy ảnh máy quay có ống kính điều chỉnh cự li, càng dài càng tốt, tránh sử
dụng đèn nháy đối với hầu hết các con thú, không bao giờ được bẫy động vật
bằng thức ăn.
- Quan sát động vật từ một khoảng cách an toàn đối với chúng; luôn giữ
khoảng cách. Tất cả động vật có một “khoảng cách chạy trốn”, có nghĩa là chúng

16
cho phép bạn tiến lại trong một khoảng cách nhất định trước khi chúng chạy trốn.
Những người quan sát không nên vi phạm khoảng cách chạy trốn này. Khoảng
cách này thay đổi tùy theo loài cá thể, và hoàn cảnh xung quanh và phụ thuộc
vào phương thức di chuyển của khách.
- Làm quen với các luật lệ địa phương. Luôn luôn tôn trọng vùng đệm và
danh giới nếu chúng được quy định trên một khu vực quản lý. Không được vượt
ra khỏi giới hạn này. Không được vào các phân khu dành riêng cho bảo tồn được
gắn bảng hiệu. Nếu có các quy định hay chính sách địa phưong nơi du khách đến
thắm thì hãy thực hiện theo chúng.
- Hãy đứng ngoại vi của nhóm động vật tập trung. Không được bao quanh
một nhóm. Không bao giờ len vào giữa bố mẹ và con cái. Không cô lập các cá
thể trong nhóm. Nhường đường cho động vật. Không chạm vào các con vật.
- Nên gia nhập các tổ chức môi trường. Tham gia nỗ lực bảo tồn. Bù lại càng
nhiều càng tốt cho địa phương mình tới thăm những gì mà bạn nhận được từ địa
phương
Thứ 3, du khách tham gia hoạt động DLST sẽ được giáo dục và diễn giải để nâng
cao hiểu biết về môi trường qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
- Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải được sự hiểu biết
cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu
vực và văn hóa bản địa. Với những hiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách sẽ
thay đổi, được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn
và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hóa khu vực.

1.3.2. Nguyên tắc đối với các nhà điều hành du lịch sinh thái và các hướng dẫn
viên du lịch
Các nhà điều hành DLST và các hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) phải có
trách nhiệm bảo vệ môi trường:
- Tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi xây dựng chương trình du
lịch, không tổ chức các loại hình du lịch gây tổn hại đến môi trường.

17
- Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tài liệu hướng dẫn du lịch, thông báo,
nhắc nhở, chỉ dẫn khách du lịch tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường nơi đến
du lịch; không đưa khách vào những nơi không được phép hoạt động du lịch tại các
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực cấm khác.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình môi trường, không đưa khách
đến các vùng bị ô nhiễm nặng, vùng đang xảy ra sự cố môi trường, bảo đảm an
toàn cao nhất về sức khỏe, tính mạng cho du khách.
- Trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong
trường hợp xảy ra sự cố môi trường cho các HDVDL.
- Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại các địa phương nơi doanh
nghiệp tổ chức các chương trình du lịch; tuân thủ sự điều hành của cơ quan có thẩm
quyền về tránh và khắc phục hậu quả do sự cố môi trường gây ra.
1.3.3. Nguyên tắc đối với cơ sở lưu trú
Thứ nhất, các cơ sở lưu trú DLST phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch; chương trình hành động bảo vệ
môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch.
- Xây dựng phương án, chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để
ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra; tích cực phối hợp với các cơ
quan hữu quan có thẩm quyền để khắc phục hậu quả do sự cố môi trường gây ra;
thực hiện các biện pháp chống suy thoái và ô nhiễm môi trường, cải thiện điều
kiện môi trường tại các cơ sở lưu trú.
- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường

cho cán bộ nhân viên trong cơ quan lưu trú.
- Bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm khi
cung cấp cho khách các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác trong cơ sở
lưu trú.
- Đặt các thùng thu gom rác hợp vệ sinh, đảm bảo mỹ quan trong khuôn viên
cơ sở lưu trú; thu gom toàn bộ rác trong cơ sở lưu trú và phân loại rác để xử lý tại
chỗ hoặc vận chuyển đến nơi quy định; các chất thải nguy hại phải được phân
loại riêng để xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý chất thải nguy hại.

18
- Xử lý nước thải trong cơ sở lưu trú phù hợp với tiêu chuẩn về môi trường.
- Thực hiện các biện pháp chống ồn và ô nhiễm không khí do hoạt động của
cơ sở lưu trú.
- Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường của cơ sở lưu trú DLST phổ biến cho cán
bộ nhân viên của cơ sở lưu trú và khách lưu trú biết và thực hiện.
- Bố trí cán bộ có kiến thức, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường du lịch theo dõi
công tác bảo vệ môi trường trong cơ sở lưu trú.
- Tham gia tích cực vào việc khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi
trường và các phong trào bảo vệ môi trường do địa phương và ngành du lịch phát
động.
- Thực hiện quản lý, theo dõi, đánh giá định kỳ về tỉnh hình môi trường tại cơ
sở lưu trú và các số liệu về tiêu thụ năng lượng, nước, về rác thải; thu thập thông
tin phản hồi của khách về môi trường tại cơ sở lưu trú để không ngường cải thiện
và nâng cao chất lượng môi trường.
Thứ hai, việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ DLST trong vườn quốc gia,
khu bảo tổn thiên nhiên phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Phải lập báo các đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo
vệ môi trường trước khi tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ DLST.
- Không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, không làm thay đổi sinh
cảnh thực vật rừng, động vật hoang dã, dòng chảy sông suối, cảnh quan thiên

nhiên trong khu vực.
- Hạn chế khai thác nguyên vật liệu tại chỗ tại Vườn Quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên để xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, tránh làm lở đất, chặt cây trong
khu vực được quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ du lịch.
- Việc xây dựng nhà nghỉ phục vụ du lịch chỉ được thực hiện trong phân khu
dịch vụ hành chính, phân khu phục hồi sinh thái theo truyền thống của địa phương.
- Các khu cắm trại được lập tại phân khu dịch vụ hành chính và một số điểm
quy định tại khu phục hồi sinh thái; các khu cắm trại được lựa chọn theo điều
kiện tự nhiên, giảm thiểu việc chặt cây, san ủi.

19
- Việc sử dụng đất để xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho DLST
phải theo quy định của luật bảo vệ và phát triển rừng.
1.4. Điều kiện phát triển du lịch sinh thái
Ngành du lịch chỉ ra đời khi có đủ những tiền đề làm nảy sinh các hoạt
động du lịch và kinh doanh du lịch. Do đó ngành du lịch sẽ phát triển nhanh khi
các tiền đề ra đời của ngành được củng cố và tăng cường. Song xem xét trên
phạm vi một quốc gia hay một vùng cụ thể thì phát triển điều kiện DLST giống
như điều kiện phát triển du lịch được Trần Đức Thanh (2003) trình bày trong
cuốn “Nhập môn khoa học du lịch”.
1.4.1. Điều kiện chung
1.4.1.1. An ninh chính trị và an toàn xã hội
Du lịch chỉ xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình, trật tự an toàn xã
hội được đảm bảo. Ngược lại tại các quốc gia có chiến tranh hoặc có nhiều hạn
chế về trật tự an toàn xã hội như: trộm cắp, gây gổ sẽ ảnh hưởng lớn đến khả
năng thu hút du khách. Do vậy, điều kiện về an ninh chính trị và an toàn xã hội là
điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
trỉển của du lịch trong nước và quốc tế.
Quy hoạch và phát triển DLST không ngoài mục tiêu thu hút lữ hành thiên
nhiên trong và ngoài nước đến với cộng đồng địa phương. Tuy nhiên không vì

thế mà chúng ta bỏ qua vấn đề an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, cần chú
ý tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập và góp phần ổn định kinh tế, xã hội và
bảo vệ an tinh quốc phòng cho khu vực.
Đa số du khách đều có mong muốn đi du lịch để tái hồi sức khỏe, mở mang
nhận thức, tìm kiếm những ấn tượng khó quên ở điểm đến. Họ không bao giờ
đến những nơi không đảm bảo an ninh và an toàn cho tính mạng của mình,
những nơi có hại đến sức khỏe, tạo ra những bực bội không đáng có.
1.4.1.2. Điều kiện kinh tế
Các điều kiện kinh tế của một vùng hay một quốc gia có khả năng phát triển
DLST là các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động DLST, các mối quan

20
hệ kinh tế với khách hàng; khả năng cung ứng vật tư hàng hóa, lương thực thực
phẩm cho tổ chức du lịch phải đảm bảo chất lượng tốt và thường xuyên.
Mục tiêu kinh tế đạt được của DLST thôi thúc sự phát triển kinh tế của những
vùng có khu DLST.
1.4.1.2. Chính sách phát triển du lịch
Chiến lược và chính sách phát triển DLST của một quốc gia, vùng có một ý
nghĩa cực kỳ quan trọng, nó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển DLST.
Chiến lược phát triển DLST xác định những phương hướng phát triển du lịch
dài hạn, đề cập đến những vấn đề tổng thể của phát triển DLST như chiến lược
sản phẩm du lịch, chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, chiến lược giữ
gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường, chiến lược đầu tư du lịch,
chiến lược giáo dục và đào tạo du lịch, chiến lược thị trường du lịch.
Hiện nay trên thế giới hầu như không có một nơi nào không tồn tại một bộ máy
quản lý xã hội. Rõ ràng rằng bộ máy quản lý này có vai trò quyết định đến hoạt
động của cộng đồng đó. Hoạt động du lịch không nằm ngoài quy luật chung ấy.
Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người
dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không yểm trợ cho các hoạt động du
lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển được.

1.4.2. Điều kiện cung du lịch sinh thái
1.4.2.1. Tài nguyên du lịch
Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài
nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa,
công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du
lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị
tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn
tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy nhiên, không phải
mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có

21
các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng
để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung,
DLST nói riêng, mới được xem là tài nguyên DLST [17, tr. 36]
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú bao gồm tài nguyên tự nhiên và
tài nguyên nhân văn.
Tài nguyên tự nhiên: Theo các căn cứ và sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch
thì có một số yếu tố hấp dẫn du khách như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy
văn và tài nguyên sinh vật.
Vị trí địa lý
Khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý nghĩa quan
trọng đối với nước nhận khách du lịch. Nếu nước nhận khách ở xa điểm gửi
khách, điều đó có ảnh hưởng đến khách trên ba khía cạnh chính. Thứ nhất, du
khách phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa. Thứ hai, du khách
phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều. Thứ 3,
du khách phải hao tốn quá nhiều sức khỏe cho đi lại. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, khoảng cách xa từ nơi đón khách đến nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn
đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và tính hiếu kỳ vì sự tương

phản, khác lạ giữa điểm du lịch và điểm nguồn khách.
Địa hình
Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh
và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng,
tương phản và độc đáo càng có sức hấp dẫn du khách. Khách du lịch thường ưa
thích những nơi nhiều đồi núi và đối với nhiều người, địa hình đồng bằng thường
không hấp dẫn họ vì tính đơn điệu của nó. Trong các kiểu địa hình, kiểu địa hình
Karst (núi và hang động) và địa hình bờ nước là những tài nguyên du lịch rất có
giá trị.
Khí hậu
Những nơi có khí hậu ôn hòa thường được du khách ưa thích. Nhiều cuộc
thăm dò đã cho kết quả là du khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá

22
ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho
sự phát triển của du lịch. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu
khác nhau. Ví dụ du khách đi nghỉ biển mùa hè thường chọn những dịp không
mưa, nắng nhiều nhưng không gắt, nước mát, gió vừa phải.
Số ngày mưa phải tương đối ít vào thời vụ du lịch biển. Điều đó có nghĩa là
địa điểm, vùng hoặc đất nước du lịch cần có mùa du lịch tương đối khô. Mỗi một
ngày mưa đối với du khách là một ngày hao phí cho mục đích của chuyến đi du
lịch và như vậy làm giảm hiệu quả của chuyến đi nghỉ biển.
Khách du lịch thường chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, do vậy
họ đổ đến những nước phía nam có khí hậu điều hòa và có biển. Những nơi có số
giờ nắng trung bình trong ngày cao thường được ưa thích và có sức hút hơn đối
với du khách.
Nhiệt độ cao khiến con người có cảm giác khó chịu. Nhiệt độ không khí phải ở
mức cho phép khách du lịch phơi mình được ở ngoài trời nắng là nhiệt độ thích hợp.
Trong các yếu tố của khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm có liên quan chặt chẽ với nhau
và có ảnh hưởng chính đến cảm giác của con người. Qua quan trắc và nghiên cứu,

người ta đã rút ra được mối quan hệ giữa điều kiện khí hậu (chủ yếu là độ ẩm và
nhiệt độ) với cảm giác hay sức chịu đựng của con người. Các nhà khoa học đã xác
lập được một số chỉ tiêu gọi là chỉ tiêu sinh khí hậu để đánh giá mức độ thuận lợi về
mặt khí hậu đối với hoạt động du lịch ở các nơi.
Thủy văn
Nước là một là một yếu tố không thể thiếu được để duy trì sự sống của con
người. Gương nước rộng lớn không những tạo ra một bầu không khí trong lành mà
còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người. Ngoài tác dụng để tắm ngâm
thông thường, gương nước còn là một phương thuốc khá hiệu nghiệm chữa trị các
bệnh stress. Đứng trước một gương nước mênh mông lòng người ta trở lên thanh
thản hơn, dễ chịu hơn, những sức ép cuộc sống căng thẳng dường như tan biến.
Chính vì vậy không ít nơi trên thế giới mọc lên những khu du lịch nghỉ dưỡng ven
hồ, ven biển, thu hút một số lượng khá lớn du khách từ mọi miền đất nước.


23
Tài nguyên sinh vật
Thế giới động thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch
chủ yếu nhờ sự đa dạng và tính đặc hữu. Con người thường phấn đấu để cuộc
sống của mình ngày càng đầy đủ về tiện nghi. Để đạt được mục đích đấy họ đã
làm cho cuộc sống của mình ngày càng rời xa thiên nhiên. Trong khi đó, với tư
cách là một thành tạo của thiên nhiên, con người lại muốn quay trở về gần thiên
nhiên. Do vậy, bênh cạnh các loại hình du lịch văn hóa, du lịch về với thiên
nhiên, DLST đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến. Như vậy thế giới
động thực vật hoang dã đang ngày càng hấp dẫn nhiều du khách. Những loại
động vật, thực vật không có ở đất nước họ thường có sức hấp dẫn mạnh.
Động vật cũng là một trong những nhân tố có thể góp phần thu hút khách du
lịch, đặc biệt là khách DLST. Trong đó những loài động vật quý hiếm là đối
tượng để nghiên cứu. Mọi người rất thích thú khi được tận mắt nhìn thấy cảnh
sinh hoạt của các động vật hoang dã trong thiên nhiên.

Tài nguyên nhân văn (văn hóa bản địa)
Bên cạnh những tiềm năng DLST tự nhiên – đối tượng chủ đạo của hoạt động
DLST, thì tài nguyên du lịch nhân văn (văn hóa bản địa) là một cấu thành không
thể tách rời. Phát triển DLST mang tính bền vững có mục tiêu giáo dục, duy trì,
bảo tồn và phát triển môi trường sinh thái tự nhiên, đồng thời cũng có trách
nhiệm bảo tồn và phát triển môi trường văn hóa, nhân văn trong khu vực. Nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn trong các khu sinh thái tự nhiên hay là văn hóa bản
địa được hiểu bao gồm cộng đồng dân cư với vốn văn hóa truyển thống của họ
như: các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền
thống
Các di tích lịch sử văn hóa
Là tài sản văn hóa quý giá của mỗi địa phương, mỗi đất nước và của cả nhân
loại. Di tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là những tàn tích, dấu vết còn sót
lại của quá khứ, là tài sản của các thế hệ trước để lại cho các thế hệ kế tiếp. Theo
khoản 3 (Điều 4, chương 1) của Luật Di sản văn hóa (2011) thì di tích lịch sử văn
hóa được quy định như sau: “di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa

×