Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.47 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
__________________



TRẦN THỊ KIM BẢO




NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
DẢI VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ




LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC




Hà nội, 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
__________________


TRẦN THỊ KIM BẢO



NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
DẢI VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN ANH TUẤN

Hà nội, 2009




MỤC LỤC
Danh mục hình
Danh mục bảng
Danh mục ảnh
Tra
ng
MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu nghiên cứu
2. Nội dung nghiên cứu
3. Cơ sở dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4. Cấu trúc của luận văn

CHƢƠNG1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH
SINH THÁI Ở DẢI VEN BIỂN
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm chung và các đặc trƣng cơ bản về du lịch
1.1.2. Khái niệm chung về du lịch sinh thái
1.1.3. Đặc trƣng của du lịch sinh thái
1.1.4. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái
1.1.5. Khái niệm về tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch sinh thái
1.1.6. Vai trò của du lịch sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội
1.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho mục đích du lịch sinh
thái
1.2.1. Khái niệm chung
1.2.2. Đánh giá các yếu tố tự nhiên cho mục đích du lịch và du lịch sinh
thái
1.3. Các vấn đề lý luận cơ bản về dải ven biển
1.3.1. Khái niệm dải ven biển( Đới bờ)
1.3.2. Các tiêu chí để xác định không gian đới bờ và ranh giới khu vực
CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI DẢI VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
2.1.2 . Đặc điểm Địa chất
2.1.3 Đặc điểm Địa mạo
2.1.4. Đặc điểm khí hậu
1
1
2
2
3

5

5
5
5
6
7
8
9
9
9
13

17
17
20
22

22
22
22
23
25
29
33
2.1.5. Đặc điểm thuỷ, hải văn và tài nguyên nƣớc
2.1.6. Đặc điểm đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật
2.2. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Dân số, dân tộc và dân cƣ
2.2.2. Khái quát các ngành kinh tế

2. 2. 3. Một số vấn đề về môi trƣờng
2. 2. 4. Chính sách phát triển kinh tế xã hội và môi trƣờng ở Quảng Trị
2.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch
2.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.3.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI DẢI VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1. Hiện trạng phát triển du lịch dải ven biển Quảng trị
3.1.1 Khách du lịch
3.1.2. Doanh thu du lịch
3.1.3 Vị trí ngành du lịch trong cơ cấu GDP của tỉnh
3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
3.1.5. Hệ thống quản lý và lao động trong ngành du lịch
3.2. Định hƣớng phát triển du lịch sinh thái dải ven biển
3.2.1. Những căn cứ phát triển du lịch sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng
Trị
3.2.2 Định hƣớng quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái
A. Cơ sở định hƣớng phát triển du lịch sinh thái
B. Định hƣớng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái một số cụm và khu
du lịch
a. Định hƣớng quy hoạch khu ƣu tiên phát triển du lịch sinh thái Cửa
Tùng - Vịnh Mốc - Rú Lịnh
b. Quy hoạch định hƣớng khu du lịch sinh thái Mỹ Thủy- trằm Trà Lộc
và lân cận
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. Kết luận
B. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
35
35

38
43
44
45
45
58
67

67
72
75
76
77
78
78
84
84
91
91

92

93

97
97
99
100




DANH MỤC HÌNH
trang
Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Hình 1.1. Sơ đồ 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách-
Michael Coltman.1998
Hình 1.2. Mô hình cấu trúc du lịch sinh thái (theo Phạm Trung Lƣơng,
2001)
Hình 1.3. Sơ đồ đới bờ
Hình 1.4. Mối quan hệ giữa đới bờ và hệ thống tài nguyên đới bờ (Chua,
1993)
Hình 2.1 Bản đồ mạng lƣới thuỷ văn khu vực nghiên cứu
Hình 2.2 Bản đồ thảm thực vật khu vực nghiên cứu
Hình 2.3. Bản đồ tài nguyên du lịch khu vực dải ven biển tỉnh Quảng Trị
Hình 3.1 Biểu đồ khách du lịch đến Quảng Trị và dải ven biển qua các
năm
Hình 3.2. Biểu đồ biến động lƣợt khách quốc tế đến Quảng Trị
Hình 3.3. Biểu đồ biến động lƣợng khách nội địa đến Quảng Trị
Hình 3.4. Biểu đồ biến động doanh thu du lịch
Hình 3.5.Sơ đồ quy hoạch định hƣớng khu du lịch sinh thái Cửa Tùng-
Vịnh Mốc-Rú Lịnh
Hình 3.6. Bản đồ quy hoạch định hƣớng khu du lịch sinh thái Trà Lộc-
Bãi biển Mỹ Thuỷ và lân cận
4
5

6
18
20


31
34
47
67
69
70
73
92

94





DANH MỤC BẢNG

trang
Bảng 1.1. Đánh giá mức độ tƣơng phản về địa hình theo các cấp (theo
I.V.A. Veđenino và nnk, 1975)
Bảng 1.2. Đánh giá mức độ tƣơng phản giữa các thể tổng hợp tự nhiên.
Theo Đặng Duy Lợi, 1991)
Bảng 1.3. Bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con ngƣời. (Vũ Bội
Kiếm, 1991)
Bảng 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm. (Viện ĐL-Viện Hàn lâm Khoa
học Liên Xô)
Bảng 1.5. Những điều kiện tốt cho một bãi tắm (theo Horikawa K., 1978)
Bảng 1.6. Các loại hình du lịch biển và điều kiện tự nhiên liên quan.
(Horikawa K., 1978)
Bảng 2.1. Một số đặc trƣng nhiệt ở Quảng Trị (

0
C)
Bảng 2.2. Ngày chuyển nhiệt độ qua các cấp 18
0
C và 20
0
C
Bảng 2.3. Độ ẩm tƣơng đối trung bình tháng
Bảng 2.4. Tần suất các hƣớng gió và lặng gió các tháng tại Đông Hà
Bảng 2.5. Một số đặc điểm khí hậu, hải văn tại Cửa Tùng
Bảng 2.6. Một số hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m
3
Bảng 2.7. Công suất khai thác thiết kế trong tầng chứa nƣớc Pleistocen-
Neogen
Bảng 2.8. Kết quả phân tích mẫu nƣớc tại dải ven biển Quảng Trị năm
13

14

14

15

16
17

26
26
27
28

28
30
32

32
2005
Bảng 2.9. Thành phần loài động vật
Bảng 2.10 Các xã thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
Bảng 2.11. Đánh giá các bãi biển cho phát triển du lịch
Bảng 2.12. Số lƣợng di tích lịch sử đã đƣợc xếp hạng cấp quốc gia có
đến 31/12/2003
Bảng 3.1. Lƣợt khách du lịch quốc tế đến Quảng Trị và dải ven biển qua
các năm
Bảng 3.2. Số ngày khách đến Quảng Trị thời kỳ 2005 - 2007
Bảng 3.3. Lƣợt khách mà các công ty lữ hành và các cơ sở phục vụ lƣu
trú của Quảng Trị tiếp đón từ 2005 - 2007
Bảng 3.4. Doanh thu du lịch Quảng Trị
Bảng 3.5. Nộp ngân sách của du lịch Quảng Trị Đơn vị: triệu đồng
Bảng 3.6. Lợi nhuận sau thuế của du lịch Quảng Trị Đơn vị: triệu đồng
Bảng 3.7. Đánh giá chung hiệu quả kinh doanh du lịch của Quảng Trị
2005 -2007
Bảng 3.8. GDP ngành thƣơng mại và du lịch Quảng Trị Đơn vị: triệu
đồng
Bảng 3.9. Dự báo một số chỉ tiêu của du lịch Quảng Trị
35
36
48
58

68


71
71

72
74
74
75

75
86




DANH MỤC ẢNH
trang
Ảnh 1.1, 1.2. Hình thái độc đáo do phong hóa bóc vỏ trên đá bazan
Ảnh 1.3. Trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn phủ trên bazan tại bờ biển
Vĩnh Thái - nơi có thể trở thành điểm du lịch khoa học
Ảnh 1.4. Bãi biển rộng, thoải, phía trong là các vách biển trên đá bazan,
tạo nên tính đa dạng của cảnh quan bờ biển
Ảnh 1.5. Trằm Trà Lộc
Ảnh 1.6. Dòng suối Klu
Ảnh 2.1. Bãi biển Cửa Tùng
Ảnh 2.2. Bãi biển Bắc Cửa Việt
Ảnh 2.3. Bãi biển Vĩnh Thái
Ảnh 2.4. Dòng nƣớc ngọt chảy từ cồn cát ra biển( Vĩnh Thái)
Ảnh 2.5. Bãi biển Mỹ Thuỷ
Ảnh 2.6. Bãi biển phía Nam Vịnh Mốc

Ảnh 2.7. Thảm thực vật rừng Rú Lịnh
Ảnh 2.8, 2.9. Cấu trúc bên trong khu rừng kín thƣờng xanh Rú Lịnh với
thân gỗ lớn
Ảnh 2.10. Cảnh quan trằm Trà Lộc
Ảnh 2.11. Thú trong khu vực trằm Trà Lộc
Ảnh 2.12. Nghỉ ngơi giải trí trong rừng trằm Trà Lộc
Ảnh 2.13. Đầm nƣớc ngọt và lớp phủ rừng tại trằm Trà Lộc
Ảnh 2.14. Vƣờn thú trong trằm Trà Lộc
Ảnh 2.15, 2.16. Mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình trên vùng đất cát
biển Hải Lăng
Ảnh 2.17, 2.18. Hệ sinh thái cồn cát tại Hải Lăng
Ảnh 2.19, 2.20. Hệ sinh thái cồn cát tại Triệu Phong
Ảnh 2.21. Di tích cầu Hiền Lƣơng
23
24

24

24
24
46
46
50
50
51
51
51
52

53

54
54
54
54
56

56
56
57
Ảnh 2.22 . Khu di tích Hiền Lƣơng
Ảnh 2.23, 2.24. Hồ chứa nƣớc Trúc Kinh - nơi có thể trở thành khu du
lịch sinh thái
Ảnh 2.25, 2.26. Di tích Thành cổ Quảng Trị
Ảnh 2.27, 2.28. Địa đạo Vịnh Mốc - di tích lịch sử cách mạng,
công trình ngầm độc đáo trong đá bazan
Ảnh 2.29, 2.30. Bãi biển Cửa Tùng đẹp, song quá hẹp, hiện không đƣợc
quy hoạch hợp lý. Hình ảnh năm 2003 (ảnh trái) và năm 2005 (ảnh phải)
Ảnh 2.31, 2.32. Bãi biển từ mũi Hàu đến mũi Si - nơi có thể mở rộng
phạm vi của bãi tắm Cửa Tùng
Ảnh 2.33. Bãi biển giữa mũi Rồng và mũi Lay, nơi có thể quy hoạch bãi
tắm hạn chế
Ảnh 2.34. Khai thác ilmenit trên bãi biển - cần đƣợc quy hoạch để có thể
trở thành điểm tham quan
Ảnh 2.35. Rừng cao su trên đất đỏ bazan Vĩnh Linh
Ảnh 2.36. Đầm nƣớc ngọt và lớp phủ rừng tại trằm Trà Lộc
Ảnh 2.37. Vƣờn thú trong trằm Trà Lộc
57
57

59

63

95

95

95

95

96
96
96


MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam sở thích đi du lịch đang gia tăng và dần
trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người. Trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa và
phát triển kinh tế - xã hội, có nhiều quốc gia đặt mục tiêu hiện đại hoá, công nghiệp hoá
đất nước nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân, bởi
vậy áp lực công việc lên người lao động là rất cao. Sau những thời gian làm việc căng
thẳng và mệt mỏi, họ muốn được nghỉ ngơi, thư giãn và di chuyển đến những vùng lãnh
thổ khác.
Ở Việt Nam, ngành du lịch được thành lập ngày 9/7/1960. Nghị quyết 45-CP ngày
22/6/1999 của Chính phủ đã khẳng định “Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.
Tỉnh Quảng Trị nằm ở khu vực Bắc trung bộ. Chiều rộng trung bình là 63,9 km,
đường bờ biển dài từ Bắc xuống Nam theo quốc lộ 1A khoảng 75km. Trên địa bàn tỉnh
có 2 cảng biển và cảng sông, có sân bay đang được chuẩn bị xây dựng lại, có đường sắt,
quốc lộ 1A chạy qua. Đặc biệt có quốc lộ 9 nối từ quốc lộ 1A đến cửa khẩu quốc tế Lao

Bảo và trong tương lai gần là trục đường xuyên Á (Myanma - Thái Lan - Lào - Việt
Nam). Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho Quảng Trị trong giao lưu phát triển
kinh tế, thương mại, các tuyến, điểm du lịch.
Khu vực dải ven biển tỉnh Quảng Trị sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân
văn rất có giá trị. Các bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt, trằm Trà Lộc, Rú Lịnh, sông Bến Hải
- cầu Hiền Lương, thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, căn cứ Dốc Miếu, thánh địa
La Vang, cùng với khí hậu thuận lợi, bãi cát trắng, mịn, làn nước trong xanh vô cùng
hấp dẫn, hứa hẹn tạo nên những điều kiện có tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch sinh
thái trong một tương lai gần.
Trên cơ sở thấy được tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Quảng Trị nói
chung và khu vực dải ven biển nói riêng, đề tài nghiên cứu đã được lựa chọn là: “Nghiên
cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng Trị”
1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng tài nguyên tự nhiên và nhân văn góp phần định hướng phát triển
du lịch sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng Trị theo hướng bền vững.
2. Nội dung nghiên cứu:
1) Điều tra khảo sát, kiểm kê, đánh giá tổng hợp về hiện trạng, tiềm năng các nguồn tài
nguyên tự nhiên cho phát triển du lịch sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng Trị.
2) Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện về tài nguyên du lịch nhân văn nhằm phát triển du
lịch.
3) Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch và du lịch sinh thái
4) Xác lập cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái dải ven biển
5) Nghiên cứu đề xuất giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng
Trị.
3. Cơ sở dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
a- Các tài liệu sử dụng: Các số liệu điều tra khảo sát thực địa, kết quả nghiên cứu các đề
tài cấp nhà nước đã nghiên cứu khu vực này, số liệu thống kê của các Sở, Ban ngành tỉnh
Quảng Trị, số liệu, tài liệu, bản đồ, sơ đồ
b- Các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật chính được sử dụng
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: thu thập các tài liệu, văn bản, công trình

nghiên cứu có liên quan đến nội dung của đề tài. Sau khi đọc, xử lý và phân tích chi tiết
các loại tài liệu tác giả đã hệ thống hoá các nội dung theo đề cương nghiên cứu. Bước
tiếp theo là đánh giá, lựa chọn khả năng sử dụng các số liệu, bản đồ, sơ đồ, biểu bảng
phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
+ Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa: Phương pháp này được thực hiện từng
bước theo điểm chìa khoá, lát cắt, tuyến Gồm các giai đoạn sau.
* Giai đoạn trong phòng: xác định mục đích của đề tài từ đó đưa ra các vấn đề cần
nghiên cứu, thu thập các tài liệu chuyên ngành về tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu,
thuỷ văn, thổ nhƣỡng, thực vật), KTXH (dân số, lao động, tập quán canh tác ),
hiện trạng phát triển du lịch thiết kế các phiếu hỏi.
* Giai đoạn khảo sát thực địa: khảo sát địa bàn nghiên cứu theo các tuyến điểm đã vạch
ra từ trước. Tiến hành thu thập tài liệu tại các sở ban ngành có liên quan. Có thể thu thập
tư liệu sống thông qua chụp ảnh, quay phim…Tổ chức đi phát phiếu phỏng vấn, lấy ý
kiến của các nhà quản lý và người dân địa phương…
* Giai đoạn xử lý số liệu sau thực địa: tiến hành tổng hợp, phân tích, xử lý tài liệu. Đây
là cơ sở cho việc tiến hành các công tác nghiên cứu tiếp theo.
+ Phương pháp chuyên gia: trong quá trình thực hiện có nhiều nội dung cần phải xử lý
bằng kiến thức chuyên gia. Kiến thức này có thể do tác giả tích luỹ, học hỏi được hoặc
cũng phải tham khảo, hỏi ý kiến của các nhà khoa học đi trước.
+ Phương pháp bản đồ và GIS: Sau khi thu thập được các bản đồ thành phần, tiến hành
chỉnh lý, bổ sung, biên tập và thành lập mới một số bản đồ, sơ đồ( sơ đồ ranh giới khu
vực nghiên cứu, bản đồ định hướng phát triển du lịch sinh thái,…)
+ Phương pháp sử dụng các phần mềm: tác giả đã áp dụng các phần mềm: Microsoft
Office Word, Microsoft Office Excel, Map in fo 7.0…để biên tập các nội dung khoa học,
thiết kế các sơ đồ,bản đồ, bảng biểu dữ liệu…
4. Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch sinh thái
Chương 2. Khái quát các điều kiện phát triển du lịch sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng
Trị

Chương 3: Đánh giá điều kiện phát triển du lịch sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng Trị.
Hình
1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu
CHƢƠNG1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Ở DẢI VEN BIỂN
1.1. Cơ sở lý luận về Du lịch và Du lịch sinh thái
1.1.1. Khái niệm chung và các đặc trưng cơ bản về du lịch
Khái niệm về du lịch được đề cập theo nhiều khía cạnh khác nhau:
- Theo định nghĩa của hai nhà kinh tế Hunsker và Kraff: "Du lịch là tập hợp các mối
quan hệ và hiện tượng phát sinh trong những cuộc hành trình và lưu trú của những người
ngoài địa phương, nếu như việc lưu trú đó không trở thành lưu trú thường xuyên và
không có hoạt động kiếm lời"[28].
- Định nghĩa của Michael Coltman (Mỹ): "Du lịch là sự kết hợp với tương tác của 4
nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách” [13].








Hình 1.1. Sơ đồ 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách
(Michael Coltman,1991)
1.1.2. Khái niệm chung về du lịch sinh thái
"Du lịch sinh thái"(Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới. Trên thế giới và Việt
Nam có nhiều cách hiểu và những khái niệm khác nhau về loại hình du lịch này, tuy
nhiên các khái niệm đều hướng tới bản chất là “Chỉ có du lịch dựa vào tự nhiên, được
quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường”[10].

Cơ quan cung ứng
dịch vụ

Du khách

Dân cư sở tại
Chính quyền
địa phương
Du lịch
Cung
Cầu
Định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái được Hector Ceballos - Lascurain đưa ra năm
1987: “du lịch sinh thái là du lịch vào những khu vực tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm
hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng phong
cảnh và muông thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong các khu vực
này”. Theo Hiệp hội du lịch sinh thái Anh thì “ du lịch sinh thái là lữ hành có trách
nhiệm tới các khu thiên nhiên, bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa
phương” [10].
Tại Việt Nam, du lịch sinh thái được nghiên cứu từ giữa thập kỉ 90 của thế kỷ XX và
hiện nay có 2 quan niệm khác nhau về du lịch sinh thái. Trong hội thảo “Xây dựng chiến
lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” (9/1999) đã thống nhất định
nghĩa: “du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa
có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Mặt khác, có nhiều học giả cho
rằng du lịch sinh thái không phải là một loại hình du lịch mà là một quan điểm phát triển
du lịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên”
[7].
Ở góc độ nghiên cứu du lịch, có thể nói du lịch sinh thái là một quan điểm phát triển
du lịch theo hướng bền vững, phát huy những mặt tích cực của một số loại hình du lịch,
bằng việc kết hợp giữa các thành phần du lịch thiên nhiên và văn hóa bản địa, ủng hộ bảo

tồn, có giáo dục môi trường và hỗ trợ cộng đồng.









DU LỊCH
DU LỊCH
SINH THÁI
Du lịch ủng hộ
bảo tồn
Du lịch thiên nhiên
văn hóa bản địa
Du lịch có giáo
dục môi trường
Du lịch hỗ trợ
cộng đồng địa
phương

Hình 1.2. Mô hình cấu trúc du lịch sinh thái (Phạm Trung Lương, 2001)
1.1.3. Đặc trưng của du lịch sinh thái
- Du lịch sinh thái phát triển trên địa bàn phong phú về tự nhiên và các yếu tố văn hóa
bản địa. Đối tượng của du lịch sinh thái là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên còn hoang
sơ và những nét văn hóa bản địa đặc sắc. Sự phong phú về cảnh quan tự nhiên sẽ giúp du
khách có cơ hội được khám phá, thưởng thức thiên nhiên đồng thời lại có dịp được tìm
hiểu về nét văn hoá của người dân địa phương.

- Đảm bảo tính bền vững về sinh thái và hỗ trợ bảo tồn. Các hoạt động của du lịch sinh
thái đều không đặt mục tiêu lợi nhuận là hàng đầu mà phát triển du lịch sinh thái phải đi
đôi với sự phù hợp về điều kiện sinh thái, đảm bảo sự tồn tại của các cảnh quan tự nhiên
và nhân văn được tốt nhất. Du lịch sinh thái phát triển và khai thác chủ yếu dựa vào thiên
nhiên, hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải được duy trì
và quản lý cho sự bền vững của cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch.
- Trong phát triển du lịch sinh thái có lồng ghép yếu tố giáo dục môi trường. Giáo dục và
thuyết minh môi trường bằng các nguồn thông tin, truyền tải thông tin đến du khách
thông qua tài liệu, hướng dẫn viên hoặc qua chính người dân bản địa. Đây là một trong
những đặc trưng mới mẻ của chiến lược phát triển du lịch sinh thái của mỗi quốc gia.
Giáo dục môi trường sẽ tác động đến du khách, người dân và những người tổ chức hoạt
động du lịch sinh thái theo chiều hướng tích cực, giúp con người nhận thức được việc bảo
vệ môi trường sống
- Du lịch sinh thái nhằm khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích
từ hoạt động du lịch. Du lịch sinh thái cải thiện đời sống, tăng thêm thu nhập cho cộng
đồng địa phương trên cơ sở cung cấp các kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số
người dân có khả năng tham gia vào việc quản lý, vận hành dịch vụ du lịch sinh thái.
- Cung cấp các kinh nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách. Thỏa mãn những
mong muốn của du khách là sự nâng cao hiểu biết và những kinh nghiệm du lịch lý thú là
sự tồn tại sống còn và lâu dài của du lịch sinh thái.
1.1.4. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái:
- Sử dụng thận trọng các nguồn tài nguyên, hỗ trợ bảo tồn và giảm thiểu các nguồn gây ô
nhiễm. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển lâu bền qua các thế hệ.
- Phát triển ở mức độ nhỏ và hợp lý nhất với các ngành kinh tế khác hoặc với các chiến
lược sử dụng lãnh thổ. Xác định được quy mô phù hợp với hoạt động của du lịch sinh
thái sẽ đảm bảo tính hiệu quả cao, phát triển bền vững.
- Tạo lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương, những người nên được quyền làm
chủ trong sự phát triển và trong hoạch định. Người dân khi được tham gia vào các hoạt
động của du lịch sinh thái họ sẽ có những lợi ích về vật chất và tinh thần, từ đó họ có thể
giải quyết một số khó khăn nhất định trong cuộc sống. Bởi vậy họ sẽ hưởng ứng tham gia

các hoạt động du lịch sinh thái khi được khuyến khích.
- Các chiến dịch thị trường cần tôn trọng môi trường, du lịch không nên làm tổn hại đến
nền văn hóa và xã hội địa phương. Khi xảy ra sự tổn hại này thì bản thân nội dung của
các hoạt động trong du lịch sinh thái cũng sẽ bị ảnh hưởng, làm giảm tính hấp dẫn và có
thể gây ra một số hậu quả xấu về môi trường.
- Có khả năng hấp dẫn số lượng khách du lịch ngày càng tăng và thường xuyên đáp ứng
cho du khách những kinh nghiệm du lịch lý thú. Chính nét đặc trưng của du lịch sinh thái
đã hấp dẫn du khách, kích thích sự tìm hiểu, khám phá của du khách.
- Khách du lịch cần được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khu vực đến thăm,
đảm bảo tính giáo dục cao. Đây là nguyên tắc rất quan trọng đảm bảo quyền lợi và nghĩa
vụ của du khách. Khi bất kỳ du khách nào định đi đến đâu thì họ đều được quyền tìm
hiểu và được cung cấp các thông tin về tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng đó. Từ đó họ ý
thức được nhứng việc được làm và không được làm khi tới thăm quan khu vực đó.
1.1.5. Khái niệm về tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch là một dạng trong toàn bộ tài nguyên được con người sử dụng.
Theo Pirôginoic (1985): "Tài nguyên du lịch là các thành phần và thể cảnh quan tự nhiên
và nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch, thoả mãn nhu cầu về chữa bệnh, thể
thao, nghỉ ngơi hay tham quan, du lịch"[51].
Trong Luật du lịch Việt Nam(1999), tài nguyên du lịch được hiểu là:“cảnh quan thiên
nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo
của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, các yếu tố cơ bản để
hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch” [11].
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự
nhiên và các hiện tượng đặc sắc của thiên nhiên. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm
các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán, ẩm thực, các sự kiện
Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao
gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản
địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó.
1.1.6. Vai trò của du lịch sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
*. Vai trò của du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế xã hội.

Các hoạt động du lịch sinh thái đã tạo động lực cho sự phát triển của cộng đồng dân
cư địa phương. Nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái đóng góp đáng kể vào ngân sách
của địa phương, góp phần duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch sinh thái, giải
quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân bản địa.
Du lịch sinh thái tạo ra sự bền lâu trong tăng trưởng kinh tế du lịch, đồng thời góp
phần bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử, tài nguyên tự nhiên
*. Vai trò của du lịch sinh thái trong quá trình phát triển KT-XH&MT hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững.
Bản chất du lịch sinh thái đã thể hiện rất rõ vai trò của nó đối với phát triển bền vững.
Du lịch sinh thái không đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà mục tiêu là đảm bảo hài hoà giữa
kinh tế và môi trường. Cụ thể là:
- Du lịch sinh thái cải thiện đời sống, tăng thêm thu nhập cho cộng đồng địa phương
trên cơ sở cung cấp các kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có khả
năng tham gia vào việc quản lý, vận hành dịch vụ du lịch sinh thái.
- Du lịch sinh thái tập trung vào đáp ứng nhu cầu nhận thức và kinh nghiệm du lịch
hơn là dịch vụ cho nhu cầu tiện nghi.
- Du lịch sinh thái phát triển và khai thác chủ yếu dựa vào thiên nhiên, hình thức, địa
điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải được duy trì và quản lý cho sự
bền vững của cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch.
1.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho mục đích du lịch sinh thái
1.2.1. Khái niệm chung
Đánh giá tài nguyên du lịch: là quá trình phân loại các tài nguyên du lịch theo mức độ
thuận lợi của chúng cho các hoạt động du lịch - nghỉ dưỡng của con người, liên quan tới
tất cả các loại hình du lịch, đồng thời cũng có thể chỉ cho một loại hình du lịch cụ thể
(Mukhina) [9]. Hoặc đánh giá tài nguyên du lịch được hiểu là việc xác định mức độ phù
hợp của tài nguyên cho các loại hình du lịch khác nhau (Boni face & Cooper) [9]. Tài
nguyên du lịch là giá trị của các thành tạo, tính chất của tự nhiên, các sản phẩm do con
người hay cộng đồng tạo nên, là nhân tố chính tạo ra sản phẩm du lịch, thoả mãn nhu cầu
về chữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi giải trí hay tham quan du lịch của du khách. Việc đánh
giá tài nguyên du lịch cũng chính là đánh giá các thành tạo, các tính chất của tự nhiên,

đánh giá các sản phẩm do con người hay cộng đồng tạo nên xem chúng có khả năng thu
hút khách hay có khả năng khai thác phục vụ phát triển một loại hình du lịch nào đó nói
riêng và phát triển du lịch nói chung hay không. Khi đánh giá tài nguyên cho mục đích du
lịch thường sử dụng các kiểu đánh giá như:
- Đánh giá tâm lý - thẩm mỹ: là đánh giá mức độ cảm xúc và phản ứng về tâm lý, thẩm
mỹ của khách du lịch đối với các dạng tài nguyên du lịch.
- Đánh giá sinh học: là đánh giá các điều kiện môi trường (khí hậu, không khí, nước
khoáng ) thích hợp với sức khoẻ con người hoặc với một hoạt động du lịch nào đó.
- Đánh giá kỹ thuật: nhằm xác định giá trị của tài nguyên du lịch đối với một loại hình du
lịch hoặc một loại công trình phục vụ du lịch.
- Đánh giá kinh tế: là xác định giá trị của khu vực có các tài nguyên du lịch có thể khai
thác.
- Đánh giá độ hấp dẫn của điểm du lịch: là xem xét khả năng thu hút khách của điểm du
lịch đó để từ đó có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch.
Trên thực tế việc đánh giá tài nguyên du lịch theo từng dạng riêng biệt như địa hình,
khí hậu, nguồn nước, sinh vật là cần thiết, tuy nhiên, do tính chất tổng hợp của tài
nguyên, của các tổng thể tự nhiên, đòi hỏi phải tiến hành đánh giá tổng hợp các dạng tài
nguyên trên một lãnh thổ.
Một tài nguyên du lịch không chỉ đánh giá đơn thuần về mức độ hấp dẫn mà còn phải
nhiều yếu tố cần quan tâm như: sức chứa du lịch, thời gian khai thác, vị trí và khả năng
tiếp cận, độ bền vững, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hiệu quả kinh tế
và còn nhiều yếu tố khác. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở ban đầu cho việc lựa chọn các
phương án quy hoạch lãnh thổ phục vụ phát triển du lịch.
Đánh giá lãnh thổ cho mục đích du lịch - nghỉ dưỡng là một hướng thuộc lĩnh vực
đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho mục đích kinh tế. Hướng
này đã được nhiều nhà địa lý đề cập đến trong các công trình của mình. Trước hết, phải
kể đến công trình của các nhà địa lý Xô Viết như V.Xtauxkat, 1969, nghiên cứu các chỉ
tiêu đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích quy hoạch du lịch[36}. Ông đã đề cập đến cả
những yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế (rừng, sông, địa hình, đường sá ) khi đánh giá
cho mục đích du lịch. M.G.Bôjcơ, đánh giá các điều kiện cho việc phát triển du lịch nghỉ

dưỡng. Đặc biệt, công trình của Iu.A.Veđenhin và N.N.Mirôsnhitrencô đã đánh giá toàn
bộ các yếu tố tự nhiên làm tiền đề cho việc tổ chức các vùng du lịch nghỉ dưỡng[37]. Còn
Pirôginoic, 1985 đã thực hiện phân vùng du lịch toàn bộ lãnh thổ Liên Xô trên cơ sở đánh
giá tổng hợp các thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch, cấu trúc của các luồng khách
và cơ sở vật chất phục vụ du lịch theo các vùng và các điểm du lịch nghỉ dưỡng.
Trong những năm gần đây, nhiều tác giả có nhiều cách đánh giá khác nhau theo nhiều
chiều hướng khác nhau. S.de Vries và M. Goossen đánh giá độ hấp dẫn của rừng và các
tổng thể tự nhiên bằng các yếu tố như: khả năng tiếp cận, hiện trạng sử dụng đất, chất
lượng môi trường, hệ thống đường trong rừng, địa hình, các loại tài nguyên nước, khoảng
cách[38]. Còn Rôsmary đánh giá tài nguyên du lịch cho việc phát triển du lịch bền vững
thì bằng các yếu tố như: giá trị của tài nguyên du lịch, khả năng tiếp cận, các hoạt động
du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sự lôi cuốn cộng đồng địa
phương và sự tham gia của cộng đồng[39]. Tuy nhiên, các đánh giá này cũng chỉ là định
tính chứ chưa có những chỉ tiêu định lượng cụ thể.
Gần đây, các nhà du lịch hoặc các nhà nghiên cứu môi trường du lịch còn tiến hành
xác định giá trị du lịch của tài nguyên và môi trường bằng các phương pháp kinh tế môi
trường như phương pháp “chi phí du hành” và phương pháp “đánh giá ngẫu nhiên”. Giá
trị này có thể tính ra được bằng tiền nên dễ so sánh. Tuy nhiên, kỹ thuật tính toán cần khá
nhiều thời gian và công sức.
Ở Việt Nam, do có sự tăng đột biến về nhu cầu du lịch, đã có rất nhiều các nhà khoa
học với những công trình nghiên cứu đánh giá tiềm năng lãnh thổ nhằm mục đích phát
triển du lịch. Từ những năm 80 đã có một số đề tài khoa học, dự án đề cập tới vấn đề này
như: “Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam”, 1986;[8] “Tổ chức
lãnh thổ du lịch Việt Nam” (Vũ Tuấn Cảnh, 1991)[40]; “Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam” (Tổng cục Du lịch, 1995)[26]; “Địa lý du lịch” (Trần Đức Thanh,
1997)[29], Du lịch bền vững (Nguyễn Đình Hoè)[15] hoặc “Đặc trưng các hệ sinh thái,
cơ sở của phát triển du lịch sinh thái Việt Nam” (Nguyễn Ngọc Khánh, 1999)[14]
Những công trình nghiên cứu đánh giá này đã đạt được những kết quả có giá trị, mặc dù
các đề tài này đều đã tiến hành đánh giá tiềm năng hoặc tài nguyên du lịch theo từng
thành phần, hoặc đánh giá tổng hợp trên phạm vi cả nước (ở tỷ lệ nhỏ). Các công trình

này mới chỉ dừng lại ở mức khái quát, định tính và cũng chưa tiến hành xây dựng được
các hệ thống chỉ tiêu, cho điểm cụ thể.
Những công trình tiến hành đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch ở tỷ lệ lớn như: “Đánh giá và khai thác các điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch”
(Đặng Duy Lợi, 1993)[42]. Trong công trình của mình, tác giả Đặng Duy Lợi đã đánh giá
tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực cho mục đích phát
triển du lịch nói chung. Căn cứ vào số điểm đánh giá của khu vực so với điểm tối đa để
kết luận xem khu vực thuận lợi tới mức nào cho việc phát triển du lịch, đây chính là
hướng đánh giá mức độ thuận lợi các tổng thể tự nhiên cho mục đích du lịch.
Tiếp theo là các công trình của Nguyễn Thế Chinh, (1995) “Cơ sở khoa học của việc
xác định các điểm, tuyến du lịch Nghệ An”[43], của Hồ Công Dũng, 1996 “Cơ sở khoa
học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ”[44], cũng theo
hướng đánh giá mức độ thuận lợi. Các tác giả đã xem việc đánh giá các điều kiện tự
nhiên và tài nguyên du lịch là cơ sở của việc xác định các điểm, tuyến du lịch. Vì vậy, họ
đã tiến hành đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong khu
vực cho việc phát triển du lịch. Gần đây, luận án của Lê Văn Tin, 1999, “Đánh giá tài
nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ du lịch”[45] cũng theo hướng này.
Hầu hết các tác giả đều đánh giá cho mục đích du lịch nói chung chứ chưa đi vào
đánh giá cụ thể một loại hình du lịch nào (vị trí của điểm du lịch; độ hấp dẫn; cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; thời gian hoạt động du lịch; sức chứa khách du
lịch; độ bền vững của điểm du lịch và có thêm yếu tố hiệu quả kinh tế ở các công trình
của Nguyễn Thế Chinh và Hồ Công Dũng).
Trong cuốn “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” (Phạm Trung Lương,
2001)[9] tác giả đã đề cập đến các kiểu đánh giá, các phương pháp đánh giá theo từng
dạng tài nguyên du lịch và đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên du lịch. Đây là công
trình tổng quan phần lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch đầu tiên ở nước ta.
1.2.2. Đánh giá các yếu tố tự nhiên cho mục đích du lịch và du lịch sinh thái
* Khả năng đi lại được của lãnh thổ quyết định khả năng sử dụng nó cho du lịch, mở
đường giao thông đi lại, đường điện, đường dây thông tin

* Mức độ bao quát của lãnh thổ được xác định bởi độ cao tuyệt đối và tương đối tùy
thuộc vào khả năng của tầm nhìn ngang, cường độ chia cắt đứng và chia cắt ngang.
* Tính đa dạng của phong cảnh được biểu hiện nhờ các chỉ số định lượng mức độ chia
cắt của địa hình, số lượng và tính đa dạng của các cảnh quan nhìn thấy được. Mức độ hấp
dẫn mở ra từ điểm bao quát toàn cảnh phụ thuộc vào tổng thể hoàn chỉnh các tính chất
trắc lượng hình thái của địa hình
* Tính đặc sắc của tự nhiên: đó là sự có mặt của các suối nước, thác nước, ghềnh, vị trí lộ
đá gốc làm cho lãnh thổ trở nên hấp dẫn hơn, gần gũi với du khách hơn. Theo
Tishkov Kh. khi đánh giá địa hình phục vụ cho du lịch, người ta thường đánh giá về mức
độ tương phản của các dạng địa hình theo các chỉ tiêu tâm lý - thẩm mỹ. Theo đó, địa
hình càng tương phản, các dạng địa hình càng đa dạng thì càng thu hút được nhiều khách
du lịch (bảng 1.1 và 1.2).
Bảng 1.1. Đánh giá mức độ tương phản về địa hình theo các cấp
(theo I.V.A. Veđenino và nnk, 1975)
Số cấp
Kiểu địa hình
Số cấp tƣơng ứng với các kiểu địa hình
1
2
3
4
5
6
7
8
1
Núi cao
-
2
4

5
6
7
8
9
2
Núi trung bình
2
-
2
3
4
5
6
7
3
Núi thấp
4
2
-
1
2
3
4
5
4
Cao nguyên
5
3
1

-
1
2
3
4
5
Đồi cao
6
4
2
1
-
1
2
3
6
Đồi thấp
7
5
3
2
1
-
1
2
7
Đồng bằng cao
8
6
4

3
2
1
-
1
8
Đồng bằng thấp
9
7
5
4
3
2
1
-
Bảng 1.2. Đánh giá mức độ tương phản giữa các thể tổng hợp tự nhiên.
(theo Đặng Duy Lợi, 1991)
Thể tổng hợp tự nhiên
Cấp đánh giá
Rừng với hồ chứa nước
Cánh đồng với hồ chứa nước
Rừng với cánh đồng
Cây bụi với cánh đồng
Rừng với cây bụi
Cánh đồng với đồng cỏ
4
3
3
2
2

1
Việc đánh giá địa hình chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu định lượng về mặt hình thái, trắc
lượng hình thái địa hình, về hướng và cường độ hoạt động của các quá trình địa mạo, về
độ bền vững của các bề mặt hay các đánh giá định tính về mức độ đa dạng của địa hình,
nguồn gốc, lịch sử phát triển địa hình
Bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá địa hình còn có các chỉ tiêu đánh giá các điều kiện
tự nhiên khác có vai trò quan trọng không kém đối với loại hình du lịch biển, đặc biệt là
chế độ khí hậu và thủy - hải văn. các mức độ chỉ tiêu đánh giá đối với người Việt nam là
có nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15 - 23
o
C, độ ẩm tuyệt đối từ 14 - 21 mb (theo Đặng
Duy Lợi, 1991). Ngoài ra, các nhà khoa học còn đưa ra chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với
con người (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người. ( Vũ Bội Kiếm, 1991)
Hạng
Ý nghĩa
Nhiệt độ trung
bình năm (
o
C)
Nhiệt độ trung
bình tháng
nóng nhất (
o
C)
Biên độ
năm của
nhiệt độ (
o


C)
Lượng mưa năm
(mm)
1
2
3
4
5
Thích nghi
Khó thích nghi
Nóng
Rất nóng
Không thích nghi
18 - 24
24 - 27
27 - 29
29 - 32
>32
24 - 27
27 - 29
29 - 32
32 - 35
>35
<6
6 - 8
8 - 14
14 - 19
>19
1250 - 1900
1900 - 2550

>2550
<1250
<650
Đối với yếu tố thủy hải văn cũng có nhiều chỉ tiêu khác nhau như các chỉ tiêu về nước
biển (nhiệt độ, độ mặn, độ đục ), các yếu tố sóng, gió, thủy triều, dòng chảy ven bờ (tốc
độ dòng chảy ven bờ, chế độ sóng, chế độ gió ). Dựa trên các chỉ tiêu này, người ta xác
định được thời gian thuận lợi cho các hoạt động du lịch trong năm. Chính các yếu tố này
quyết định tính mùa vụ của du lịch. Ví dụ chỉ tiêu về nhiệt độ nước để xác dịnh thời hạn
mùa tắm (theo Kornhilova, 1979):
14 - 16
0
C : lạnh
17 - 19
0
C : mát
20 - 24
0
C : ấm
25 - 27
0
C : nóng
>27
0
C : rất nóng
Từ việc đánh giá từng đặc điểm theo các chỉ tiêu đã lựa chọn, các tác giả đã đưa ra
bảng chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên đối với các hoạt động du lịch khác
nhau. Dưới đây là các chỉ tiêu cụ thể đánh giá riêng cho bãi tắm của một số tác giả.


Bảng 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm.

(Viện Địa Lý-Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô)
Chiều rộng của bãi nông (m)
Nền đáy của
bãi nông
Số ngày mùa hè có T
o
nước trung bình hàng
ngày = 18 - 20
o
C
Tốc độ dòng
chảy (m/s)
%DTTV
nước ở trên
bờ 100m cách
bờ
Đặc điểm
Bậc đánh
giá
Đặc
điểm
Bậc
đánh
giá
Đặc điểm
Bậc đánh giá
Đặc
điểm
Bậc
đánh

giá
Đặc
điểm
Bậc
đánh
giá
< 10
10 - 20
20 - 40
40 - 100
>100
0
1
2
3
4
bùn
sét
cuội
sỏi
cát
0
1
2
3
4
80
60 - 80
50 - 60
30 - 50

30
4
3
2
1
0
0
0 - 1
1 - 2
2 - 3
3
4
3
2
1
0
0
0 - 10
10 -
50
>50
4
3
2
1
0
Trong điều kiện xã hội phát triển, rất nhiều những những công trình khoa học đã tiến
hành nghiên cứu hàng loạt các loại hình du lịch nhằm mục đích phục vụ tối đa nhu cầu đi
du lịch của khách du lịch.
- Du lịch tham quan, nghiên cứu khoa học các hệ sinh thái ở vùng biển như cửa sông,

rừng ngập mặn, đảo, rạn san hô
- Du lịch ngầm: ngắm cảnh, quay phim, chụp ảnh, thu thập mẫu vật dưới đáy biển
- Du lịch thể thao nước: bơi, lặn, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền buồm
- Du lịch tham quan bảo tàng sinh vật biển, thủy cung
Bảng 1.5. Những điều kiện tốt cho một bãi tắm (theo Horikawa K., 1978)
Chỉ tiêu
Đặc trƣng

×