Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***




ĐỖ NGỌC HẢO




NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỆT VƢỜN
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ




LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH








HÀ NỘI, 2015






























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***




ĐỖ NGỌC HẢO



NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỆT VƢỜN
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chuyên ngành: Du Lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ MẠNH HÀ




HÀ NỘI, 2015



1
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Lịch sử nghiên cứu 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
6. Kết cấu luận văn 13
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỆT VƢỜN . 14
1.1. Những vấn đề chung về du lịch miệt vƣờn 14
1.1.1. Khái niệm du lịch 14
1.1.2. Miệt vườn 15
1.1.2.1. Khái niệm miệt vƣờn 15
1.1.2.2. Đặc điểm miệt vƣờn 15
1.1.2.3. Vai trò miệt vƣờn trong đời sống 16
1.1.3. Du lịch miệt vườn 17
1.1.3.1. Khái niệm du lịch miệt vƣờn 17
1.1.3.2. Đặc điểm của du lịch miệt vƣờn 18
1.2. Điều kiện phát triển du lịch miệt vƣờn 19
1.2.1. Điều kiện chung 19
1.2.1.1. Tình hình an ninh chính trị và an toàn xã hội 19
1.2.1.2. Điều kiện dân số và kinh tế 20
1.2.1.3. Chính sách phát triển du lịch 21
1.2.2. Điều kiện về cung du lịch miệt vườn 22
1.2.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch miệt vƣờn 22
1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất- kĩ thuật du lịch 26



2

1.2.2.3. Nhân lực du lịch 28
1.2.2.4. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng 29
1.1.3. Điều kiện về cầu du lịch miệt vườn 30
1.2.3. 1. Nguồn khách có nhu cầu du lịch miệt vƣờn 30
1.2.3.2. Lƣợng khách du lịch miệt vƣờn 31
1.2.3.3. Thời gian du lịch miệt vƣờn trung bình của một lƣợt khách 31
1.2.3.4. Chi tiêu trung bình cho du lịch miệt vƣờn của một lƣợt khách 32
1.3. Kinh nghiệm khái thác các điều kiện phát triển du lịch miệt vƣờn của
các địa phƣơng 32
1.3.1. Khu Du lịch miệt vườn Thới Sơn ( tỉnh Tiền Giang) 33
1.3.2. Du lịch miệt vườn Vĩnh Long 33
Tiểu kết chƣơng 1 35
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỆT
VƢỜN CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 37
2.1. Giới thiệu về thành phố Cần Thơ 37
2.2. Điều kiện phát triển du lịch miệt vƣờn của thành phố Cần Thơ 38
2.2.1. Điều kiện chung phát triển du lịch miệt vườn của thành phố Cần Thơ 38
2.2.1.1. Tình hình an ninh chính trị và an toàn xã hội của thành phố Cần Thơ 38
2.2.1.2 . Điều kiện về dân số và kinh tế của thành phố Cần Thơ 39
2.2.1.3. Chính sách phát triển du lịch của thành phố Cần thơ 40
2.2.2. Điều kiện về cung du lịch miệt vườn của thành phố Cần Thơ 43
2.2.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch miệt vƣờn của thành phố Cần Thơ 43
2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật du lịch của Tp. Cần Thơ 50
2.2.2.3. Nhân lực du lịch của Tp. Cần Thơ 56
2.2.2.4. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào du lịch ở thành phố Cần Thơ 59
2.2.2.5. Các điều kiện bổ trợ khác 60
2.2.3. Điều kiện về cầu du lịch miệt vườn tại thành phố Cần Thơ 62
2.2.3.1. Nguồn khách có nhu cầu du lịch miệt vƣờn tại thành phố Cần Thơ . 62
2.2.3.2. Lƣợng khách du lịch miệt vƣờn tại thành phố Cần Thơ. 64




3
2.2.3.3. Nguồn thông tin 65
2.2.3.4. Mục đích chuyến đi du lịch miệt vƣờn 66
2.2.3.5. Phƣơng tiện di chuyển DLMV 67
2.2.3.6. Tiếp cận điểm đến DLMV 68
2.2.3.7. Thời gian DLMV trung bình của một lƣợt khách du lịch tại thành phố
Cần Thơ 69
2.2.3.8. Chi tiêu trung bình cho DLMV của một lƣợt khách tại thành phố Cần Thơ 70
2.2.3.9. Lý do khách du lịch chọn các điểm du lịch miệt vƣờn Cần Thơ 72
2.2.4. Đánh giá của du khách về du lịch miệt vườn của Cần Thơ 73
Tiểu kết chƣơng 2 78
Chƣơng 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ CÁC ĐIỀU
KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỆT VƢỜN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 79
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 79
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Cần Thơ đến năm 2020 79
3.1.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch
miệt vườn tại thành phố Cần Thơ 82
3.1.2.1. Đánh giá điểm mạnh của du lịch miệt vƣờn 82
3.1.2.2. Đánh giá điểm yếu của du lịch miệt vƣờn Cần Thơ 83
3.1.2.3. Đánh giá cơ hội phát triển của du lịch miệt vƣờn Cần Thơ 83
3.1.2.4. Thách thức đặt ra với phát triển du lịch miệt vƣờn Cần Thơ 84
3.2. Các giải pháp 84
3.2.1.Chính sách phát triển du lịch miệt vườn phải phù hợp với thực tiễn 84
3.2.2. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động
du lịch miệt vườn 85
3.2.3. Thu hút đầu tư vào kinh doanh miệt vườn 87
3.2.4. Xây dựng tuyến điểm du lịch miệt vườn Cần Thơ 87
3.2.5. Quảng bá hình ảnh du lịch miệt vườn thành phố Cần Thơ 88

3.3. Vài kiến nghị 89
3.3.1. Đối với chính phủ và các cơ quan với Trung ương 89



4
3.3.2. Đới với UBND thành Phố Cần Thơ 90
3.3.3. Đối với Sở Văn hóa Thể thao& Du lịch thành phố Cần Thơ 91
Tiểu kết chƣơng 3 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC











5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DL : Du lịch
DLMV : Du lịch miệt vƣờn
TNDLTN : Tài nguyên du lịch tự nhiên
TNDLNV : Tài nguyên du lịch nhân văn

UBND : Ủy ban nhân dân
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
CSHT : Cơ sở hạ tầng
CSVCKT : Cơ sở vật chất kĩ thuật
VHTT&DL : Văn hóa Thể thao & Du lịch
TP : Thành phố

















6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động trong ngành du lịch từ năm 2009 – 2012 57
Bảng 2.2. Tỉ lệ số lần khách du lịch đến miệt vƣờn 63
Bảng 2.3. Lƣợng khách đến du lịch Cần Thơ từ năm 2009 – 2013 64
Bảng 2.4. Tỉ lệ nguồn thông tin khách tìm hiểu du lịch miệt vƣờn Cần Thơ 66

Bảng 2.5. Tỉ lệ mục đích chuyến đi du lịch miệt vƣờn của du khách 66
Bảng 2.6. Tỉ lệ phƣơng tiện khách di chuyển đến du lịch miệt vƣờn 67
Bảng 2.7. Tỉ lệ tiếp cận điểm đến du lịch miệt vƣờn 68
Bảng 2.8. Tỉ lệ thời gian DLMV trung bình của một lƣợt khách du lịch 69
Bảng 2.9. Tỉ lệ chi tiêu trung bình cho DLMV của một lƣợt khách 70
Bảng 2.10. Tỉ lệ lý do khách du lịch chọn các điểm du lịch miệt vƣờn Cần Thơ 72
Bảng 2.11.Tỉ lệ đánh giá của du khách về du lịch miệt vƣờn của Cần Thơ 73
Bảng 2.12. Tỉ lệ khách quay trở lại du lịch miệt vƣờn Cần Thơ 76
Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến Cần Thơ thời kỳ 2015 – 2020 81
Bảng 3.2. Dự báo thu nhập du lịch của Cần Thơ thời kỳ 2015 – 2020 82
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ số lần khách đến du lịch miệt vƣờn 63
2.2: Tỉ lệ thời gian DLMV trung bình của một lƣợt khách 69
Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ chi tiêu trung bình cho DLMV của một lƣợt khách 71
2.4. Tỉ lệ khách quay lại du lịch miệt vƣờn Cần Thơ 77



7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hòa vào xu thế hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay, ngành du lịch càng
khẳng định đƣợc vị trí là một trong những ngành kinh tế quan trọng “ngành công
nghiệp không khói” góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế của các nƣớc,
mở rộng giao lƣu văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo giữa các quốc gia trên thế giới
cũng nhƣ ở Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.
Thành phố Cần Thơ có điều kiện về nhiều mặt để phát triển du lịch. Nằm ở
vị trí trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, là một thành phố trẻ, vừa mang
dáng dấp của một đô thị sông nƣớc miệt vƣờn, vừa có tầm vóc của một thành phố
công nghiệp hiện đại, thành phố Cần Thơ đang từng ngày phấn đấu vƣơn lên trở
thành thành phố chủ lực của vùng Tây Nam Bộ. Do vậy, để tận dụng những thế

mạnh sẵn có về tài nguyên tự nhiên và nhân văn, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và
vật chất kỹ thuật, Cần Thơ đang phát triển mạnh loại hình DLMV, đây là một loại
hình du lịch khá phổ biến ở Tây Nam Bộ. Trong thời gian gần đây, cùng với nhiều
điều kiện thuận lợi và những nét đặc trƣng riêng đã có nhiều bƣớc tiến và đạt đƣợc
kết quả đáng kể trong lĩnh vực này, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của
Cần Thơ. Bên cạnh những mặt mạnh khai thác đƣợc, du lịch miệt vƣờn Cần Thơ vẫn
còn nhiều điều kiện chƣa khai thác hết cũng nhƣ tồn tại nhiều hạn chế, còn mang
tính trùng lặp trong quá trình phát triển các loại hình DLMV với các tỉnh khác trong
vùng đồng bằng sông Cửu Long, chƣa tạo đƣợc nét đặc trƣng riêng cho DLMV của
Cần Thơ, đôi khi tạo sự nhàm chán cho du khách.
Từ thực tế trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các điều kiện
phát triển du lịch miệt vườn tại thành phố Cần Thơ” để nghiên cứu. Hy vọng sự
thành công của luận văn sẽ góp phần định hƣớng phát triển DLMV tại thành phố
Cần Thơ trong tƣơng lai.






8
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ những thập niên 90 của thế kỉ XX, du lịch đã trở thành một ngành dịch vụ
không kém phần quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia. Cùng với nền kinh tế
thị trƣờng thời kì hội nhập, đã làm cho đời sống của ngƣời dân ngày một tăng lên.
Nhu cầu về du lịch cũng nhƣ nghiên cứu về DLMV ngày càng nhiều, tiểu biểu có
các công trình nghiên cứu nhƣ:
Nguyễn Thị Ngọc Ẩn là một trong những tác giả có những nghiên cứu về mô
hình vƣờn nhà ở đồng bằng sông Cửu Long trong đó có công trình nhƣ: Giáo trình
thực tập thiên nhiên, tài nguyên du lịch, sinh thái du lịch, môi trƣờng và phát triển ở

đồng bằng sông Cửu Long (2005), Một số mô hình vƣờn nhà ở đồng bằng sông Cửu
Long và thành phố Hồ Chí Minh(1992), Thực vật có công dụng hữu ích trên các
vƣờn miền Nam Việt Nam(1996).
Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Ẩn(2009), Nghiên cứu tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Nguyễn Bích Liên(2010), Nghiên cứu hệ sinh thái vƣờn nhà ở thị xã Đồng
Xoài tỉnh Bình Phƣớc và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững.
Đƣờng Hồng Dật (1999), trong cuốn “Nghề làm vƣờn – cơ sở khoa học và
hoạt động thực tiễn” đã lí giải một số vấn đề của hoạt động làm vƣờn, phân biệt
vƣờn với ruộng, phân biệt vƣờn nhà với các loại vƣờn khác, phân tích các mối liên
hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái vƣờn, chủ yếu là vƣờn nhà và kết luận
vƣờn là một hệ sinh thái nông nghiệp tạo ra năng suất kinh tế cao.
Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Ngọc Ẩn – Nghiên cứu hệ sinh thái và
môi trƣờng vƣờn tại các cù lao tỉnh Tiền Giang để phát triển bền vững, tuyển tập
báo cáo Hội nghị sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 – Viện Khoa
học và Công nghệ phía Nam. Báo cáo đã phân tích hệ sinh thái và môi trƣờng vƣờn
tại các cù lao thuộc tỉnh Tiền Giang và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững,
báo cáo cho rằng: vƣờn nhà ở cù lao không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho cƣ dân
nơi đây bằng những sản vật nông ngƣ nghiệp, mà việc kết hợp phát triển du lịch hợp



9
lý trên mảng vƣờn cây ăn trái, tận dụng thời gian nhàn rỗi đã góp phần tăng thu
nhập đáng kể cho một một số hộ vƣờn nơi đây.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu, các đề xuất và giải pháp của các nhà
khoa học, các nhà nghiên cứu về du lịch còn có những hội thảo diễn ra tại khu vực
đồng bằng sông Cửu Long điển hình là “Hội thảo quốc gia về phát triển nông
nghiệp kết hợp với du lịch – Vƣờn cây ăn trái gắn với du lịch miệt vƣờn” -
21/4/2010 tại Tiền Giang. Nội dung tham luận của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu

du lịch, nhà kinh doanh du lịch và nhà vƣờn đã đánh giá đúng tình hình thực tế
DLMV sông nƣớc đồng bằng sông Cửu Long. Tuy vậy, những mặt đạt đƣợc thì
DLMV vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ: Cơ sở hạ tầng kém, hoạt động kinh doanh du
lịch còn đơn điệu, đội ngũ tiếp viên chƣa chuyên nghiệp, các hoạt động lƣu trú, vui
chơi giả trí chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức.
Tại Cần Thơ, DLMV đã đƣợc quan tâm với các dự án cụ thể nhƣ: năm du
lịch Quốc gia Mêkông – Cần Thơ 2008 cũng đã đƣợc tổ chức tại đây với chủ đề:
“Miệt vƣờn sông nƣớc Cửu Long” đã diễn ra hoành tráng, đậm nét văn hóa lịch sử,
truyền thống của đất phƣơng Nam, giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch miệt vƣờn
của thành phố Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tác phẩm “Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất con ngƣời” của tác giả Trần
Văn Quang đã khắc lại vẻ đẹp tiềm ẩn của đồng bằng sông Cửu Long và những đặc
trƣng văn hóa con ngƣời nơi đây, nhìn lại hệ thống du lịch thành phố Cần Thơ một
cách khái quát.
Trong cuốn “Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long” của Nhâm Hùng đã khái
quát về chợ nổi, nét độc đáo trong cách sinh hoạt của ngƣời dân sông nƣớc, đặc biệt
trong những chợ nổi tiêu biểu đó có đề cập tới chợ nổi Cái Răng – Cần Thơ, một
trong những chợ phát triển loại hình du lịch sông nƣớc – miệt vƣờn hiệu quả và đặc
trƣng của vùng.
Tác phẩm “Văn hóa sông nƣớc Cần Thơ” của Trần Văn Nam đã khái quát về
văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, ẩm thực của Cần Thơ. Hay trong tác phẩm “Cần
Thơ xƣa và nay” cũng của tác giả Trần Văn Nam viết về vùng đất Cần Thơ ở các



10
mặt: lịch sử, địa lý, nhân vật lịch sử, di tích, giai thoại, văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt
tôn giáo, sinh hoạt làng nghề.
Luận văn thạc sĩ “Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh
thái miệt vƣờn trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” của tác giả

Trần Thái Nghiêm(2009), trƣờng ĐH Cần Thơ.
Luận văn thạc sĩ “Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du
lịch tại các khu Du lịch Sinh thái Miệt vƣờn tại thành phố Cần Thơ và đề xuất giải
pháp” ( 2007), của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Ánh, trƣờng ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ “Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ, thực trạng – giải
pháp” (2011), của tác giả Lê Nguyễn Thị Trúc Lam, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ “Du lịch thành phố Cần thơ: tiềm năng, hiện trạng và giải
pháp” (2011), của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Thuận , Đại học sƣ phạm Hà Nội.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu giới thiệu khái quát
về Cần Thơ, các tác giả ít chú ý đến giá trị các vƣờn cây ăn trái, về du lịch miệt vƣờn.
Tính tới thời điểm hiện nay chƣa có công trình nào nghiên cứu nào về các điều kiện
phát triển du lịch miệt vƣờn tại thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, các công trình nêu
trên vừa là gợi ý, vừa là nguồn tƣ liệu quý giá để tác giả thực hiện đề tài này và
cũng là tiền đề cho đề tài “Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch miệt vườn
tại Thành phố Cần Thơ” sớm đƣợc ứng dụng vào hoạt động thực tiễn cho việc
phát triển du lịch miệt vƣờn tại Cần Thơ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các điều kiện để phát triển du lịch
miệt vƣờn tại thành phố Cần Thơ và đƣa ra các giải pháp nhằm khai thác có hiệu
quả các điều kiện phát triển du lịch miệt vƣờn tại thành phố Cần Thơ, góp phần cho
sự phát triển du lịch nói chung và du lịch miệt vƣờn nói riêng ở Cần Thơ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Trình bày đƣợc cơ sở lý luận về điều kiện phát triển du lịch miệt vƣờn.



11
Nêu lên thực trạng các điều kiện phát triển du lịch miệt vƣờn tại thành phố

Cần Thơ.
Đƣa ra các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện phát triển du
lịch miệt vƣờn tại thành phố Cần Thơ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Luận văn thực hiện nghiên cứu các điều kiện phát triển DLMV tại thành phố
Cần Thơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Trong luận văn chỉ nghiên cứu về các điều kiện về cung của du lịch
miệt vƣờn tại thành phố Cần Thơ.
- Về không gian: Nghiên cứu đề tài tập trung trên địa bàn thành phố Cần Thơ,
cụ thể là các điểm du lịch miệt vƣờn điển hình tại đây nhƣ: Khu du lịch miệt vƣờn
Mỹ Khánh, khu du lịch miệt vƣờn Giáo Dƣơng và khu du lịch miệt vƣờn Ba Cống.
- Về thời gian: Việc khảo sát, điều tra đƣợc tiến hành trong thời gian từ năm
2013 đến 2014. Số liệu minh họa trong đề đƣợc lấy từ năm 2009 đến năm 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ rất
nhiều nguồn tƣ liệu quý báu: sách, báo, giáo trình; các công trình khoa học gồm báo
cáo lý luận, luận văn…các báo, tạp chí chuyên ngành, các thông tin trên internet,
các văn bản pháp luật, các báo cáo tổng kết của cơ quan địa phƣơng.
Từ các nguồn tài liệu, tƣ liệu tham khảo trên, tác giả đã có phƣơng pháp tổng
hợp và phân tích, đánh giá với độ tin cậy tƣơng đối cao. Các tài liệu đƣợc bổ sung,
cập nhật, lựa chọn và đƣợc đƣa vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nƣớc cũng nhƣ của Cần Thơ trong những năm gần đây.
Luận văn tiến hành phân tích, đánh giá tổng hợp để lý giải chứng minh cho
các vấn đề có liên quan từ cơ sở lý luận thực tiễn đã đƣợc đánh giá, kiểm chứng.
Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp biểu đồ, dựa vào nguồn số liệu




12
thống kê để xây dựng thành biểu đồ, thể hiện các con số một cách trực quan, sinh
động, dễ nhìn, dễ nhìn ra vấn đề và cũng dễ minh họa.
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa: trong qúa trình nghiên cứu đề tài tác giả đã
đi đến Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ, các khu du lịch miệt vƣờn xin số
liệu, khảo sát cũng nhƣ chụp ảnh để bổ sung vào bài làm của mình, giúp cho bài
làm thêm chi tiết và tăng sức thuyết phục. Lƣợng thông tin luôn đảm bảo bám sát
thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cở sở đề xuất các giải pháp phát triển du lịch miệt
vƣờn Cần Thơ.
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học: phƣơng pháp này có ý nghĩa quan trọng
trong việc nghiên cứu nhu cầu của du khách, nắm bắt đƣợc sở thích, thị hiếu của
khách qua hình thức phỏng vấn hoặc phiếu điều tra.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
Tất cả dữ liệu đƣợc xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18, xác định tần suất
sử dụng lệnh Frequencies, xác định sự khác nhau giữa khách du lịch quốc tế và
khách du lịch nội địa, sử dụng lệnh kiểm định Chi-Square (Chi bình phƣơng) với độ
tin cậy là = 0,05 hoặc 0.01
Ví dụ:
- Đặt giả thuyết Ho: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
giữa khách du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài.
- Đặt giả thiết H1: Có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa khách
du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài
Thực hiện kiểm định Chi - Square ta có kết quả P-value rồi so sánh giá trịvới
giá trị = 0,05, hoặc = 0.01
+ Chấp nhận Ho và bác bỏ H1 nếu P-value >
+ Bác bỏ Ho và chấp nhận H1 nếu P-value
Luận văn đã tiến hành điều tra nhu cầu về du lịch miệt vƣờn tại thành phố
Cần Thơ của 50 khách du lịch quốc tế và 50 khách du lịch nội địa, dựa vào kết quả
điều tra, nghiên cứu để từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch miệt vƣờn
tại thành phố Cần Thơ.




13
Về mặt lý thuyết số lƣợng phiếu điều tra trên chƣa đủ, song do điều kiện thời
gian, kinh phí có hạn nên luận văn chỉ có điều kiện điều tra với số lƣợng nhƣ trên.
Tuy nhiên kết quả điều tra đã giúp cho thấy những thông số cơ bản về điều kiện cầu
du lịch miệt vƣờn ở Cần Thơ.
- Phƣơng pháp phân tích SWOT: trong đề tài tác giả đã tiến hành phân tích
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với các điều kiện phát triển du
lịch miệt vƣờn Cần Thơ nhằm đƣa ra các giải pháp phát triển .
6. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận về điều kiện phát triển du lịch miệt vƣờn
Chƣơng 2. Thực trạng các điều kiện phát triển du lịch miệt vƣờn thành phố
Cần Thơ
Chƣơng 3. Các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện phát triển
du lịch miệt vƣờn tại thành phố Cần Thơ.


















14
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH MIỆT VƢỜN

1.1. Những vấn đề chung về du lịch miệt vƣờn
1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngành du lịch trên thế giới đang phát triển với một tốc độ mạnh mẽ, du lịch
đƣợc xác định là một ngành kinh tế tổng hợp, với nƣớc ta, ngành du lịch đƣợc
coi“ngành công nghiệp không khói”quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có
tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao. Thuật ngữ “Du lịch” theo tiếng Pháp là
“tour”có nghĩa là đi vòng quanh, đi dạo. Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí
nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con ngƣời, nhƣng
trƣớc hết liên quan mật thiết với sự di chuyển của họ.
Khái niệm “Du lịch” có nghĩa đầu tiên là khởi hành và lƣu trú tạm thời của
con ngƣời ngoài nơi lƣu trú thƣờng xuyên của họ. Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế
- xã hội phức tạp và trong qua trình phát triển, nội dung của nó ngày càng mở rộng
và phong phú. Theo tổ chức du lịch thế giới (VNWTO, 2002), du lịch là “hoạt động
của con ngƣời đi đến và ở những nơi nằm ngoài môi trƣờng sống thƣờng ngày của
mình để nghỉ ngơi, công tác và các lí do khác”.
Cho đến nay, ngƣời ta vẫn chƣa đƣa ra đƣợc khái niệm thống nhất vì có rất
nhiều khái niệm khác nhau về du lịch.
Theo I.I. Pirôgionic (1985):“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cƣ trong
thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lƣu lại tạm thời nên ngoài nơi cƣ
trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng

cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị
về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Hai học giả Hunziker và Krapf, những ngƣời đặt nền móng cho lý thuyết về
cung – cầu du lịch“Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và các hiện tƣợng phát
sinh trong các cuộc hành trình và lƣu trú của những ngƣời ngoài địa phƣơng, nếu



15
việc lƣu trú đó không thành cƣ trú thƣờng xuyên và không liên quan đến hoạt động
kiếm lời”.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) tại điều 1, chƣơng I:“Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Tóm lại, du lịch là một khái niệm mở và có nhiều cách tiếp cận. Vì vậy, tùy
theo mục đích nghiên cứu mà có thể sử dụng khái niệm cho này phù hợp.
1.1.2. Miệt vườn
1.1.2.1. Khái niệm miệt vƣờn
Miệt vƣờn là danh từ xuất hiện rất lâu đời trong văn hóa ngƣời dân Nam Bộ.
Ngày nay, danh từ này đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có
lĩnh vực du lịch.
Theo nhà văn Sơn Nam thì miệt vƣờn là “Cách gọi tổng quát của vùng đất
cao ráo, có vƣờn cam, vƣờn quýt ở ven sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh Sa Đéc,
Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ. Miệt vƣờn tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất
và tinh thần cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.” [21,tr. 242]
Tác giả Phạm Trung Lƣơng cũng đƣa ra khái niệm miệt vƣờn nhƣ sau:“Miệt
vƣờn là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp, miệt vƣờn là các khu
chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh…rất hấp dẫn với khách du lịch.
Tính cách sinh hoạt của cộng đồng ngƣời dân nơi đây pha trộn giữa tính cách ngƣời

nông dân và ngƣời tiểu thƣơng. Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị bản
địa riêng đƣợc gọi là “Văn minh miệt vƣờn” và cùng với cảnh quan vƣờn tạo thành
một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc.”[15,tr.44]
1.1.2.2. Đặc điểm miệt vƣờn
Miệt vƣờn là những hệ sinh thái nhân tạo thuộc kiểu vƣờn nhà. Vƣờn nhà là
một hệ thống sử dụng đất, gồm một căn nhà bao quanh bởi mảnh đất, đƣợc trồng
nhiều loại hoa màu, cây hàng năm và cây lâu năm để đáp ứng những nhu cầu khác



16
nhau của nhà vƣờn, công lao động chủ yếu do những thành viên trong gia đình thực
hiện, diện tích nhà vƣờn khoảng vài trăm m
2
đến 1 hoặc 2 mẫu.
Do đặc điểm đất thấp, mức nƣớc ngầm cao, sông rạch nhiều, mùa mƣa bị
ngập úng nên khác với các vƣờn ở vùng sinh thái trung du miền núi, hầu hết diện
tích vƣờn đều đƣợc đào mƣơng lên liếp để phục vụ tƣới tiêu, chống úng vào mùa
mƣa lũ, tận dụng nuôi thủy sản để tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, một số mô hình
vƣờn nhà đƣợc thiết kế kết hợp với hoạt đông du lịch sinh thái vƣờn.
1.1.2.3. Vai trò miệt vƣờn trong đời sống
Theo nhƣ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, miệt vƣờn có vai trò
quan trọng trọng đời sống của của ngƣời dân nhƣ:
- Miệt vƣờn tạo ra sản phẩm hàng hóa: vƣờn có giá trị kinh tế, cây trồng
trong vƣờn không những cho lƣơng thực, thực phẩm mà còn dùng làm nhiên liệu,
vật liệu xây dựng nhà cửa, phục vụ nhu cầu hằng ngày. Ngoài ra, các sản phẩm
thặng dƣ còn có thể bán để lấy thêm tiền. Các loại rau cải, khoai, đậu chẳng những
để làm thực phẩm giúp ích cho sự tiêu thụ, sinh tồn của ngƣời trồng mà còn đảm bảo
chức năng thƣơng mại khi cần nhu cầu tiền mặt hoặc chăn nuôi thêm kiếm lãi tăng
thêm thu nhập cho nông dân. Các loại hoa kiểng đem bán thêm vào dịp lễ, tết cũng

thu thêm thu nhập đáng kể.
- Tạo sản phẩm tự cung, tự cấp: cung cấp rau, hoa quả, thực phẩm đóng góp
có ý nghĩa vào khẩu phần hàng ngày của gia đình, cung cấp các chất đạm,
cacbohydrat, lipit, các chất có hàm lƣợng nhỏ nhƣng rất cần thiết nhƣ: Vitamin A, B,
C, E các khoáng Ngoài ra, nhiều món đƣợc chế biến từ sản phẩm vƣờn rất đƣợc
ƣa thích nhƣ: Cháo cá lóc rau đắng, bắp chuối nấu canh chua hoặc chấm mắm kho
Nhìn chung, nhƣng món ăn đậm đà nhƣng không kém phần hấp dẫn. Du
khách đến có thể đƣợc chủ nhà chiêu đãi một bữa cơm với những món ăn tự có
trong vƣờn nhà, rất thú vị cho những chuyến du lịch miệt vƣờn.
- Miệt vƣờn bảo vệ đất và cung cấp nguồn dinh dƣỡng cho đất: do có cấu
trúc nhiều tầng tán nên vƣờn có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn, và tăng độ phì
nhiêu cho đất, tạo nên một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.



17
- Tạo cảnh mỹ quan, trong vƣờn các loại hoa kiểng nhƣ: Mai vàng, mai tứ
quý, sứ, cúc, dừa cạn dùng vào việc trang trí, làm đẹp cho khu vƣờn.
- Cung cấp những giá trị y học: một số cây chẳng những có nhiệm vụ cho
hoa trái, cung cấp thực phẩm mà con có một chức năng thứ hai là tạo nguồn dƣợc
liệu quý rất phong phú và đa dạng, trị đƣợc một số bệnh thông thƣờng nhƣ:
+ Cam: Vỏ cam xanh (thanh bì) dùng trị đau bụng, đầy hơi
+ Nhãn: Hạt nhãn sấy khô, tán bột dùng trị ghẻ lở, cầm máu do đứt tay chân
bằng cách rắc thuốc lên chỗ đứt băng lại.
- Vƣờn có chức năng bảo trì nguồn gen: Các loại vƣờn cây ăn trái, vƣờn rau
cải, vƣờn hoa kiểng là nguồn di truyền gen phong phú vì có rất nhiều chủng loại,
ngoài ra còn có rất nhiều loài:
+ Nhãn: Nhãn long, nhãn tiêu da bò, nhãn xuồng,
+ Xoài: Xoài tƣợng, xoài cát, xoài cát Hòa Lộc
- Vƣờn góp phần cải tạo vi khí hậu: Ở những nơi có nhiều vƣờn, về mặt sinh

thái cũng ảnh hƣởng đến đặc điểm vi khí hậu, vƣờn cây là bộ lọc không khí, làm
giảm bụi và các chất độc hại trong không khí. Cây cối hút CO2 làm cho bầu không
khí trong lành. Vƣờn cây làm giảm nhiệt độ không khí trong những ngày nóng nực,
tăng thêm độ ẩm không khí vào mùa khô hanh Do đó, khi bƣớc vào vƣờn cây ăn
trái, chúng ta luôn có cảm giác dễ chịu, thoáng mát, hít thở đƣợc luồng không khí
trong lành.
- Vƣờn tạo không khí trong lành – không gian du lịch sinh thái: vƣờn nhà tạo
cảnh quan môi trƣờng đặc trƣng cho vùng sông nƣớc miệt vƣờn đồng bằng sông
Cửu Long, là yếu tố rất quan trọng thu hút du khách tham quan. Chính yếu tố này,
phối hợp với những chức năng trên đã gắn cho vƣờn nhà đã góp phần đáng kể vào
thu nhập cho các hộ nhà vƣờn là kết hợp dịch vụ du lịch. [3,tr.10-12]
1.1.3. Du lịch miệt vườn
1.1.3.1. Khái niệm du lịch miệt vƣờn
Theo tác giả Bùi Thị Lan Hƣơng thì “Du lịch miệt vƣờn là loại hình du lịch
cung cấp sản phẩm du lịch cho khách dựa trên nền tảng các vƣờn trái cây tập trung,
có quy mô tƣơng đối lớn với cảnh quan sông nƣớc.”[13]



18
Cho tới nay, chƣa có khái niệm thống nhất về du lịch sinh thái miệt vƣờn.
Tuy nhiên có thể nói rằng:“Du lịch miệt vƣờn là hình thức du lịch dựa vào những
điều kiện tự nhiên sẵn có của cƣ dân địa phƣơng nhằm tạo ra các sản phẩm là các
khu vƣờn cây trái, vƣờn hoa kiểng, các khu trang trại, phục vụ cho sự phát triển
du lịch và góp phần cải thiện kinh tế, tôn vinh bảo tồn giá trị truyền thống của cƣ
dân địa phƣơng”. Hình thức du lịch này có nhiều ở miền Nam Việt Nam. Trong đó
có Thành phố Cần Thơ đã và đang khai thác thành công loại hình du lịch sinh thái miệt
vƣờn này. Từ đó đã hình thành nên một nét đặc trƣng cho du lịch vùng Nam Bộ.
1.1.3.2. Đặc điểm của du lịch miệt vƣờn
Xét về mặt sinh thái, miệt vƣờn là một hệ sinh thái do con ngƣời tạo ra và

duy trì trên cơ sở các quy luật khách quan của các hệ sinh thái có sự kết hợp với các
yếu tố tự nhiên hợp thành hệ sinh thái miệt vƣờn. Bao gồm các yếu tố khí tƣợng
nhƣ: bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió,…tác động lẫn nhau và tác
động vào đất, giống cây trồng, quần thể sinh vật tạo nên vi khí hậu cho vƣờn cây.
Bên cạnh đó, các yếu tố nhƣ: nƣớc, không khí, chất hữu cơ, chất khoáng cũng tác
động vào nhau và chịu sự tác động của các yếu tố khí tƣợng để cung cấp nƣớc,
không khí, chất hữu cơ, chất khoáng cũng tác động vào nhau và chịu tác động của
các yếu tố khí tƣợng để cung cấp nƣớc, chất dinh dƣỡng cho cây trồng.
Mặt khác, yếu tố không thể thiếu là biện pháp kĩ thuật do tác động của con
ngƣời vào điều kiện khí tƣợng, vào đất, phân bón, tƣới nƣớc, chăm sóc, tất cả các
yếu tố trên đều tác động tƣơng hỗ lẫn nhau để cuối cùng tạo ra sản phẩm là các
vƣờn cây ăn trái trĩu quả, là điều kiện mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển du lịch.
Có thể nói, đây là một hệ sinh thái vừa tự nhiên, vừa nhân tạo. Vì vậy, hệ sinh thái
này cần đƣợc bảo vệ, bởi nếu con ngƣời dựa vào các điều kiện tự nhiên thuận lợi
của miệt vƣờn mà canh tác và khai thác chúng quá mức dễ dàng sẽ dẫn đến tình
trạng suy thoái và mất cân bằng.
Du lịch miệt vƣờn với môi trƣờng sinh thái trong lành và cảnh quan thơ
mộng, con ngƣời thân thiện, món ăn dân dã, cùng các loại trái cây ăn trái đặc sản
nổi tiếng mỗi vùng, khiến cho du khách đã đến một lần không thể lỡ hẹn lần sau,



19
các tour du lịch thƣờng kết hợp dã ngại, thăm vƣờn và tham quan các di tích văn
hóa lịch sử.
Du lịch miệt vƣờn là nét đặc trƣng độc đáo của vùng sông nƣớc ĐBSCL nói
chung và Cần Thơ nói riêng. Với hơn chục ngàn ha cây ăn trái nổi tiếng nhƣ cam,
quýt, sầu riêng, nhãn, măng cụt, ổi, mận, xoài trên diện tích trồng cây ăn trái phù
hợp, ngày nay không đơn thuần là những vƣờn cây ăn trái xum xuê mà đa phần đã
đƣợc ngƣời dân cải tạo chăm sóc thành điểm du lịch, phong cảnh miệt vƣờn hết sức

hấp dẫn. Bên cạnh vƣờn cây ăn trái, ngƣời dân còn thu hút khách du lịch bằng
những vƣờn cây cảnh Bonsai mang tính nghệ thuật cao, với hàng trăm cây cảnh lớn
nhỏ đƣợc tạo hình rất tinh vi, mang tính thẩm mĩ và đậm nét phƣơng đông, hơn thế
nữa, xung quanh nhà vƣờn còn đƣợc thiết kế các ao thả cá với nhiều loại cá nƣớc
ngọt nổi tiếng. Du khách có thể dùng bữa tại vƣờn thật lý thú và ngon miệng.
1.2. Điều kiện phát triển du lịch miệt vƣờn
1.2.1. Điều kiện chung
1.2.1.1. Tình hình an ninh chính trị và an toàn xã hội
Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nƣớc, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các ngành kinh tế khác
có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh và an
toàn xã hội tạo môi trƣờng ổn định cho đất nƣớc và khách tham quan.
Du lịch, bên cạnh nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần
độc đáo, khác lạ với quê hƣơng mình”. Điều này đòi hỏi sự giao lƣu, đi lại của du
khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Nền chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ
kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất ổn định về chính trị,
xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hƣởng tới việc phát triển du lịch tức là nó
không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho
du khách. Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lƣợc với
những trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ
thuật kiến trúc do loài ngƣời sáng tạo.



20
Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Nhật Bản là đất
nƣớc giàu và đẹp nhƣng luôn hứng chịu những trận động đất, gây khó khăn cho sự
phát triển du lịch. Vào những ngày cuối năm 2004, một trận sóng thần lớn nhất từ
trƣớc tới nay xảy ra ở Đông Nam Á đã gây thiệt hại lớn về ngƣời và của, ảnh hƣởng
rất lớn tới sự phát triển du lịch. Điều đáng nói là làm cho nhiều du khách bị thiệt

mạng, cơ sở vất chất phục vụ du lịch bị hủy hoại nặng nề. Bên cạnh đó, là sự phát
sinh và lây lan các loại dịch bệnh nhƣ tả lỵ, dịch hạch sốt rét.
Đối với du lịch miệt vƣờn: quy hoạch và phát triển du lịch miệt vƣờn không
nằm ngoài mục tiêu thu hút khách trong và ngoài nƣớc đến với cộng đồng địa
phƣơng. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta bỏ qua vấn đề an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội, cần chú ý tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập và góp phần ổn
định kinh tế, xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng cho khu vực.
Đa số du khách đều có mong muốn đi du lịch để phục hồi sức khỏe, mở
mang nhận thức, tìm kiếm những ấn tƣợng khó quên ở điểm đến. Họ không bao giờ
đến những nơi không đảm bảo an ninh và an toàn cho tính mạng của mình, những
nơi có hại đến sức khỏe, tạo ra những khó chịu không đáng có.
1.2.1.2. Điều kiện dân số và kinh tế
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới sự phát sinh và phát triển
du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra
đời và phát triển ngành kinh tế du lịch. Theo các chuyên gia của Hội đồng kinh tế
và xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nƣớc có thể phát triển du lịch một cách vững
chắc nếu nƣớc đó tự sản xuất đƣợc phần lớn số của cải vất chất cần thiết cho du lịch.
Khả năng phát triển du lịch phụ thuộc rất lớn vào thực trạng cũng nhƣ tình
hình phát triển kinh tế của quốc gia đó. Một nền kinh tế phát triển sẽ là tiền đề cho
sự hình thành và ra đời của ngành du lịch địa phƣơng. Trên thực tế cho thấy, ở
những quốc gia đang phát triển có nền kinh tế kém, lạc hậu mặc dù có nguồn
tài nguyên du lịch phong phú nhƣng ngành du lịch vẫn không thể phát huy hết
tiềm năng.



21
Vì vậy, các điều kiện kinh tế của một vùng hay một quốc gia có khả năng
phát triển du lịch là nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động du lịch, các mối
quan hệ kinh tế với khách hàng, khả năng cung cấp vật tƣ hàng hóa, lƣơng thực thực

phẩm cho tổ chức du lịch phải đảm bảo chất lƣợng tốt và thƣờng xuyên.
1.2.1.3. Chính sách phát triển du lịch
Trong những thập kỉ gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn
chiếm vị trí quan trọng trên quy mô toàn cầu và ở nhiều quốc gia. Thực tế cho thấy,
ở mỗi địa phƣơng, vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia du lịch có trở thành kinh tế mũi
nhọn và mang lại hiệu quả cao hay không thì ngoài tài nguyên du lịch sẵn có, nhân
tố quyết định là nhân tố con ngƣời và cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp cho sự
phát triển du lịch. Đƣờng lối chính sách ảnh hƣởng mang tính quyết định đến sự
phát triển du lịch một quốc gia hoặc một đơn vị hành chính cụ thể. Ở các nƣớc có
ngành du lịch phát triển đứng hàng đầu thế giới là những nƣớc có nhiều chính sách
quan tâm đầu tƣ phát triển du lịch, có hệ thống văn bản pháp luật, quy phạm hoàn
thiện làm hành lang pháp lý cũng nhƣ sự điều chỉnh linh hoạt để thích ứng trong
những điều kiện, hoàn cảnh mới là nhân tố thúc đẩy du lịch phát triển.
Cơ chế chính sách du lịch có tác động đến tất cả các hoạt động du lịch từ
khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, các hoạt động xúc tiến
phát triển du lịch, đầu tƣ quy hoạch du lịch, các hoạt động kinh doanh du lịch. Một
đất nƣớc, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của ngƣời dân
không thấp nhƣng chính quyền địa phƣơng không tài trợ cho các hoạt động du lịch
thì hoạt động này cũng không thể phát triển đƣợc. Một số nƣớc ở Đông Nam Á từ
thập niên 80 của thế kỉ XX nhƣ Thái Lan, Malayxia, Singapore đã ban hành và
thực hiện nhiều chính sách phù hợp, đúng đắn, quan tâm đầu tƣ phát triển du lịch
nên ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả về
nhiều mặt. Ngƣợc lại, ở nhiều nƣớc có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn,
đặc sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch song chƣa có cơ chế, chính sách phù hợp
nhƣ Ấn độ, Braxin nên ngành du lịch còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.



22
Nhƣ vậy, chiến lƣợc và chính sách phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ

có ý nghĩa cực kì quan trọng, nó tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển DLMV.
Chính sách phát triển DLMV xác định những phƣơng hƣớng phát triển du lịch dài
hạn, đề cập đến những vấn đề tổng thể của DLMV nhƣ chiến lƣợc sản phẩm du lịch,
chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch, chiến lƣợc giữ gìn tôn tạo và phát
triển tài nguyên du lịch, môi trƣờng, chiến lƣợc đầu tƣ du lịch, chiến lƣợc giáo dục
và đào tạo du lịch, chiến lƣợc thị trƣờng du lịch.
1.2.2. Điều kiện về cung du lịch miệt vườn
1.2.2.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch miệt vƣờn
Du lịch miệt vƣờn từ lâu đã là một hình thức du lịch hấp dẫn, đặc biệt phát
triển ở khu vực ĐBSCL, dọc theo các nhánh sông Mêkông, trong đó điển hình có
thành phố Cần Thơ.
Theo khoản 4 (điều 4, chƣơng 1) của Luật du lịch Việt Nam năm 2005:“Tài
nguyên du lịch (TNDL) là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -
văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác
có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các
khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Đặc điểm của tài nguyên DLMV rất phong phú và đa dạng bao gồm tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Theo các căn cứ và sơ đồ phân loại tài
nguyên du lịch thì có một số yếu tố hấp dẫn du khách nhƣ vị trí địa lí, địa hình, khí
hậu, thủy văn và tài nguyên sinh vật.
+ Vị trí địa lý: khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý
nghĩa quan trọng đối với nƣớc nhận khách du lịch. Nếu nƣớc nhận khách ở xa điểm
gửi khách, điều đó có ảnh hƣởng đến khách trên ba khía cạnh: Thứ nhất, du khách
phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa (do đặc thù miền Tây Nam Bộ
là đi lại chủ yếu bằng phƣơng tiện đƣờng thủy trên hệ thống kênh rạch chằng chịt);
Thứ hai, du khách phải rút ngắn thời gian lƣu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất
nhiều; Thứ ba, du khách phải hao tốn quá nhiều sức khỏe cho đi lại. Tuy nhiên,




23
trong một số trƣờng hợp, khoảng cách xa từ nơi đón khách đến nơi gửi khách lại có
sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và tính hiếu kì vì
sự tƣơng phản, khác lạ giữa điểm du lịch miệt vƣờn và điểm nguồn khách.
+ Địa hình: Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên
phong cảnh và sự đa dạng về phong cảnh cho DLMV. Trong chừng mực nhất định.
Mọi hoạt động sống của con ngƣời trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình. Đối
với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng vai trò quan trọng với việc thu
hút khách. Địa hình đồng bằng tƣơng đối đơn điệu về ngoại cảnh, ít gây cảm hứng
cho khách tham quan du lịch nhƣng trong DLMV là nơi tập trung tài nguyên du lịch
nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hóa và là nơi hội tụ văn hóa của con
ngƣời. Địa hình đồi thƣờng tạo ra không gian thoáng đãng, nơi tập trung dân cƣ
tƣơng đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch
sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề. Địa
hình núi có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực thuận lợi
cho du lịch mùa đông, và các loại hình du lịch thể thao nhƣ leo núi, du lịch sinh thái,
tham quan v.v Đối với du lịch miệt vƣờn: địa hình có vai trò quan trọng trong
việc tạo cảnh quan vƣờn, quy hoạch vƣờn cũng nhƣ phƣơng tiện đi lại đến miệt
vƣờn dễ hay khó.
+ Khí hậu: Là tổng hợp các yếu nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, tốc độ
gió, hƣớng gió, bức xạ nhiệt. Điều kiện khí hậu có ảnh hƣởng tới việc thực hiện
chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ du lịch. Các điều kiện của tài nguyên khí hậu
khai thác phục vụ cho các mục đích phát triển DLMV khá đa dạng nhƣ: Tài nguyên
khí hậu thích hợp với sức khỏe của con ngƣời, tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc
chữa bệnh, an dƣỡng, tài nguyên khí hậu phục vụ cho các hoạt động thể thao mùa
đông, tài nguyên khí hậu thích hợp cho du lịch tắm, lặn biển và thể thao biển,
Nhìn chung, những nơi có khí hậu ôn hòa thƣờng đƣợc du khách ƣa thích.
Mỗi loại hình du lịch thƣờng đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Chẳng hạn
du lịch đi nghỉ biển mùa hè thƣờng chọn những dịp ít mƣa hay du lịch miệt vƣờn,

nắng nhiều không gắt, gió vừa phải sẽ hấp dẫn du khách. Nhƣ vậy, ở mức độ nhất

×