Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tại Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ và Du lịch Cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGÔ VĂN ÂN

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG
MẠI DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH CAO SU

Chun ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS. TS. Trần Thị Minh Hòa

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

NGÔ VĂN ÂN

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG
MẠI DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH CAO SU

Chun ngành: Du lịch


(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS. TS. Trần Thị Minh Hòa

HÀ NỘI - 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 7
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................... 9
4. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 10
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 10
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 10
7. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 11
8. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DU LỊCH ............................................................................... 13
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 13
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản về du lịch .................................................... 13
1.1.2. Kinh doanh du lịch ........................................................................... 15
1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch .............................................. 19
1.1.4.Doanh nghiệp kinh doanh du lịch ...................................................... 20
1.2.Cơ sở thực tiễn về hoạt động kinh doanh du lịch tại các doanh nghiệp
du lịch thuộc các Bộ, Ban, Ngành ............................................................... 29
1.2.1. Những đặc điểm chung và thực tiễn của quá trình chuyển đổi từ các
nhà khách của các Bộ, Ban, Ngành sang kinh doanh du lịch ...................... 29
1.2.2.Thực tiễn hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp du lịch thuộc

các Bộ, Ban, Ngành....................................................................................... 35
Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................... 44
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI - DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH CAO SU.................. 45
2.1. Khái quát chung về Công ty............................................................ 45
2.1.1. Lịch sử hình thành và chức năng, nhiệm vụ ....................................... 45
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty .................................................. 46

1


2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của khách sạn MajesticVRG - Móng Cái ........................................................................................ 48
2.1.4. Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Công ty ............................ 51
2.1.5. Nguồn nhân lực du lịch của Công ty ................................................. 55
2.2. Các giải pháp kinh doanh đang đƣợc áp dụng tại Công ty ................ 58
2.2.1. Giải pháp về thực hiện chế độ chính sách ......................................... 58
2.2.2. Giải pháp về nghiên cứu thị trường .................................................. 60
2.2.3. Giải pháp về Marketing .................................................................... 61
2.2.4. Giải pháp về sản phẩm ..................................................................... 61
2.2.5. Giải pháp về giá ............................................................................... 61
2.2.6. Giải pháp về phân phối..................................................................... 61
2.2.7. Giải pháp về xúc tiến bán hàng......................................................... 62
2.2.8. Các giải pháp khác ........................................................................... 62
2.3. Kết quả kinh doanh các hoạt động du lịch của Công ty ..................... 63
2.4.Đánh giá chung ...................................................................................... 66
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................... 70
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG
MẠI - DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH CAO SU GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 ............ 71
3.1.Một số định hƣớng phát triển du lịch chung của Quảng Ninh và

TP.Móng Cái ............................................................................................... 71
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 .......... 71
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch TP.Móng Cái đến năm 2020............... 72
3.2.Định hƣớng phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty
Cổ phần Thƣơng mại - Dịch vụ và Du lịch Cao su .................................... 72
3.2.1. Một số quan điểm phát triển chủ yếu ................................................. 72
3.2.2. Các chiến lược phát triển .................................................................. 74
3.2.3. Các mục tiêu phát triển cụ thể ........................................................... 77
3.2.4. Định hướng phát triển các thị trường du lịch..................................... 78

2


3.3. Đề xuất các giải pháp thực hiện ........................................................... 83
3.3.1. Giải pháp đầu tư phát triển sản phẩm ............................................... 83
3.3.2. Giải pháp về phát triển thị trường ..................................................... 87
3.3.3. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực ................................ 87
3.3.4. Giải pháp về phối hợp và hợp tác liên kết trong phát triển du lịch ..... 90
3.3.5. Giải pháp về marketing ..................................................................... 92
Tiểu kết Chƣơng 3 ........................................................................................... 95
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 98

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
MTV


Một thành viên

HĐQT

Hội đồng quản trị

DL

Du lịch

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

TGĐ

Tổng giám đốc

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TP

Thành phố


UBND

Ủy ban nhân dân

XNK

Xuất nhập khẩu

4


Tiếng Anh
ASEAN
GDP
IUOTO
MICE
OSC
PR

Association of the Southeast Asian
Nations
Gross Domestic Product

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

International Union of Official
Travel Oragnization
Meetings, Incentives, Conferencing,

Exhibitions
Oil Service Company

Liên hiệp quốc tế các Tổ
chức Lữ hành chính thức
Du lịch các sự kiện

Public Relations

SPSC

Saigon Petro Service Company

UNWTO
USD
VRG

United Nation World Tourism
Organisation
United States Dollar
Vietnam Rubber Group

WTO

World Trade Organisation

WTTC
World Travel and Tourism Council

5


Tổng sản phẩm quốc nội

Công ty Dịch vụ Dầu khí
Quan hệ cơng chúng
Cơng ty Dịch vụ Dầu khí
Sài Gịn
Tổ chức Du lịch Thế giới
Đơ la Mỹ
Tập đồn Cơng nghiệp Cao
su Việt Nam
Tổ chức Thƣơng mại Thế
giới
Hội đồng Lữ hành và Du
lịch Quốc tế


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.: Cơ cấu vốn đầu tƣ của Công ty Cổ phần Thƣơng mại - Dịch vụ
và Du lịch Cao su cho khách sạn Majestic ......................................................... 51
Bảng 2.2.: Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần ..................................................... 52
Bảng 2.3.: Hiện trạng về nguồn lao động trong du lịch của Công ty
Cổ phần Thƣơng mại - Dịch vụ và Du lịch Cao su (đến tháng 8/2012) .............. 57
Bảng 2.4.: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Du lịch Hàm Rồng
(giai đoạn 2010 - 2012) ..................................................................................... 64
Bảng 3.1. Dự báo số khách du lịch của Công ty Cổ phần Thƣơng mại - ............ 77
Bảng 3.2. Dự báo doanh thu từ hoạt động du lịch Công ty Cổ phần ................... 78
Bảng 3.3: Định hƣớng phát triển một số sản phẩm và dịch vụ du lịch của Khách
sạn Majestic - VRG - Móng Cái cho một số thị trƣờng chính ............................ 83


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Mơ hình tổ chức bộ máy của Cơng ty Cổ phần Thƣơng mại Dịch vụ và Du lịch Cao su ............................................................................... 47
Sơ đồ 2.2.: Sơ đồ tổ chức Khách sạn Majestic – VRG – Móng Cái .................... 49

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động du lịch nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng đã xuất hiện
từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời. Ngày nay, trên thế giới du
lịch đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong đời sống xã hội của con ngƣời.
Theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch Quốc tế (WTTC) “Du lịch là một ngành kinh
tế lớn nhất thế giới, nó vựơt qua cả ngành sản xuất ơtơ, thép điện tử và nơng
nghiệp”, vì vậy đã có rất nhiều quốc gia coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
quan trọng.
Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam ngày càng có vai trị quan
trọng trong nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Nếu nhƣ trong những năm đầu của
thời kỳ đổi mới, Ngành du lịch nƣớc ta mới chỉ thu hút đƣợc khoảng 250 nghìn
lƣợt khách quốc tế thì sau hai thập kỷ con số này đã có sự thay đổi đáng kể: năm
2000 Việt Nam đón đƣợc khoảng 2 triệu lƣợt khách quốc tế và 11,2 triệu lƣợt
khách nội địa; năm 2005 tăng lên tới 3,5 triệu lƣợt khách quốc tế và 17 triệu lƣợt
khách nội địa; và đến năm 2010 tổng lƣợng khách quốc tế đạt xấp xỉ 5,05 triệu
lƣợt và 28 triệu lƣợt khách nội địa. Trong 10 năm qua, thu nhập từ du lịch đạt tốc
độ tăng trƣởng bình quân hàng năm trên 20%, năm 2010 đạt tới 98.000 tỷ đồng;
tỷ lệ đóng góp vào GDP cả nƣớc tăng từ 1,76% năm 1994 lên 5,5% năm 2010.
Du lịch là một trong 5 ngành tạo ngoại tệ lớn nhất của đất nƣớc với khoảng 2, 5
tỷ USD năm 2010 (thu từ khách du lịch quốc tế), chiếm trên 55% trong cơ cấu
xuất khẩu dịch vụ. Sự phát triển của du lịch ngày càng trở thành một động lực
phát triển kinh tế mạnh mẽ, đem lại sự phồn thịnh cho đất nƣớc. Sự phát triển của

du lịch cũng đồng nghĩa với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực kinh doanh
trong lĩnh vực: khách sạn, nhà hàng ăn uống, lữ hành, vận chuyển du lịch, bán
hàng lƣu niệm và các dịch vụ bổ sung khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của du khách và đóng góp nguồn thu cho ngành du lịch
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch cả nƣớc đã tạo cơ hội cho nhiều
doanh nghiệp du lịch ra đời và phát triển; nhiều thành phần kinh tế đều tham gia

7


kinh doanh các dịch vụ du lịch. Trong trào lƣu phát triển đó, nhiều cơ sở phục vụ
khách của Đảng và Nhà nƣớc, của các Bộ ngành Trung ƣơng trong thời kỳ bao
cấp đã và đang chuyển dần sang kinh doanh dịch vụ du lịch. Đồng thời với xu
thế đó, nhiều doanh nghiệp du lịch của các Bộ ngành Trung ƣơng cũng đã và
đang đƣợc thành lập và đi vào hoạt động, phù hợp với xu thế chung và đáp ứng
nhu cầu phát triển của ngành du lịch cả nƣớc.
Trong bối cảnh chung đó, Cơng ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ và Du
lịch Cao su đƣợc thành lập vào ngày 13/7/2004 với các cổ đông là các công ty
nằm trong Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam. Công ty hoạt động trong các
lĩnh vực: Kinh doanh xuất nhập khẩu cao su và các loại nông, lâm, thuỷ, hải sản;
kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và khu du lịch; kinh doanh dịch
vụ lữ hành quốc tế và nội địa... Sự ra đời của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su đã góp phần chung vào sự phát triển của ngành du lịch
cả nƣớc. Cơng ty có trụ sở chính tại Móng Cái - Quảng Ninh và các chi nhánh tại
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Nam Ninh (Trung Quốc).
Sau gần 8 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su đã có nhiều thay đổi, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ
đƣợc giao, không ngừng phát triển bền vững cả về số lƣợng và chất lƣợng, kinh
tế tăng trƣởng cao; chất lƣợng cuộc sống của ngƣời lao động đƣợc cải thiện, nâng
cao; cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị không ngừng đƣợc đầu tƣ
đổi mới; công tác quản lý ngày một hoàn thiện; đội ngũ cán bộ có chun mơn
ngày càng cao.

Là một cơng ty hoạt động sản xuất kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề,
đa hình thức sở hữu nên phụ thuộc tƣơng đối lớn vào các chủ trƣơng, chính sách
của Đảng và Nhà nƣớc, và bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi các biến động trên thị
trƣờng trong nƣớc và quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ du
lịch. Nhiệm vụ đƣợc cấp trên giao đối với Công ty là hết sức nặng nề. Ngồi
nhiệm vụ chính về kinh doanh xuất nhập khẩu cao su, kinh doanh dịch vụ du lịch
lữ hành quốc tế, Cơng ty cịn đầu tƣ xây dựng Trung tâm Thƣơng mại Khách sạn

8


Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng
Ninh (khách sạn Majestic đạt tiêu chuẩn 5 sao).
Đây là lĩnh vực kinh doanh mới của Công ty, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và
nhân viên cịn ít kinh nghiệm, lại nằm trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, cạnh tranh gay gắt, thiên tai diễn biến phức tạp..., nên đã đặt ra nhiều
bài tốn cần giải quyết cho Cơng ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ và Du lịch
Cao su. Điều này địi hỏi Ban Lãnh đạo Cơng ty cần có những định hƣớng,
những giải pháp đồng bộ nhằm phát triển bền vững và hiệu quả các hoạt động
kinh doanh dịch vụ du lịch trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh du lịch
tại Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ và Du lịch Cao su” là rất quan trọng
và cấp bách nhằm nghiên cứu một cách tổng thể các vấn đề du lịch, kinh doanh
dịch vụ du lịch, trên cơ sở đó vận dụng để phân tích đánh giá các hoạt động kinh
doanh du lịch của Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ và Du lịch Cao su,
đồng thời xây dựng các định hƣớng và đề xuất các giải pháp phù hợp đề phát
triển và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch trong giai đoạn tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch,
vận dụng vào thực tế của Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ và Du lịch Cao

su để phân tích đánh giá các nguồn lực và thực trạng kinh doanh, từ đó xây dựng
định hƣớng và đề xuất các giải pháp để phát triển các hoạt động kinh doanh dịch
vụ du lịch đến năm 2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài có những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
- Tổng quan có chọn lọc những lý luận cơ bản về du lịch, về các hoạt động
kinh doanh du lịch, về các loại hình doanh nghiệp du lịch...
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số doanh nghiệp du lịch của
các Bộ, Ban ngành khác có kinh doanh du lịch tại Việt Nam và rút ra bài học cho
Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ và Du lịch Cao su.

9


- Khảo sát, phân tích, đánh giá đồng bộ các nguồn lực và thực trạng hoạt
động kinh doanh du lịch tại Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ và Du lịch
Cao su; những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân. Phân tích những cơ
hội – thách thức, những thuận lợi – khó khăn trong phát triển kinh doanh du lịch.
- Nghiên cứu xây dựng các định hƣớng phát triển và đề xuất các giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch tại Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su trong giai đoạn 2013 - 2020.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các hoạt động kinh doanh du lịch, các dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp
du lịch.
- Các nguồn lực phát triển du lịch (tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật, nguồn vốn, nguồn nhân lực…).
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trong phạm vi Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ
và Du lịch Cao su, tập trung nghiên cứu sâu về Khách sạn Majestic Móng CáiQuảng Ninh; khơng nghiên cứu trong phạm vi Tập đoàn Cao su Việt Nam.
- Về thời gian: Các khảo sát, đánh giá đƣợc thực hiện trong giai đoạn đến

2010; các định hƣớng, giải pháp đƣợc đề xuất cho giai đoạn 2013- 2020.
- Về nội dung: Các hoạt động kinh doanh du lịch tại Công ty Cổ phần
Thƣơng mại - Dịch vụ và Du lịch Cao su; đặc biệt là của Khách sạn Majestic
Móng Cái - Quảng Ninh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: đƣợc sử dụng để lựa chọn những tài liệu,
số liệu, những thơng tin có liên quan đến nội dung và đối tƣợng nghiên cứu trong
đề tài. Phƣơng pháp này rất quan trọng, là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh
giá tổng hợp các nội dung và đối tƣợng nghiên cứu một cách khách quan và
chính xác.
Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống: đƣợc sử dụng
trong suốt q trình phân tích, đánh giá tồn diện các nội dung, các đối tƣợng

10


nghiên cứu trong đề tài nhƣ: các nguồn lực; thực trạng hoạt động kinh doanh;
thực trạng công tác tổ chức quản lý của Công ty; thực trạng phát triển của hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch...
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: đƣợc thực hiện nhằm điều tra bổ
sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho q trình phân
tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu. Thông qua phƣơng pháp này cho
phép xác định cụ thể hơn về các đối tƣợng nghiên cứu. Mặt khác, trong thực tế
công tác thống kê các số liệu của các ngành nói chung và của ngành Du lịch nói
riêng cịn chƣa hồn chỉnh và đồng bộ, cịn nhiều bất cập và chƣa thống nhất, do
vậy phƣơng pháp nghiên cứu và khảo sát thực địa tại chỗ là không thể thiếu trong
quá trình nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp dự báo, chuyên gia: áp dụng phƣơng pháp dự báo, chuyên
gia để nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan; các
yếu tố trong nƣớc và quốc tế; các yếu tố trong và ngoài ngành du lịch; những cơ

hội - thuận lợi và khó khăn - thách thức... có ảnh hƣởng sâu sắc đến sự phát triển
du lịch Việt Nam – Quảng Ninh – Móng Cái nói chung và của Công ty Cổ phần
Thương mại - Dịch vụ và Du lịch Cao su nói riêng. Trên cơ sở đó dự báo và xây
dựng các định hƣớng phát triển du lịch một cách bền vững; nghiên cứu đề xuất
các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch ở Công ty
Cổ phần Thương mại - Dịch vụ và Du lịch Cao su có hiệu quả.
7. Những đóng góp của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề về lý luận và thực tiễn về du lịch,
về các hoạt động kinh doanh du lịch, về các loại hình doanh nghiệp du lịch..., từ
đó vận dụng vào thực tế tại Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ và Du lịch
Cao su.
- Phân tích, đánh giá đồng bộ các nguồn lực và thực trạng hoạt động kinh
doanh du lịch tại Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ và Du lịch Cao su, từ
đó đƣa ra những nhận định và kết luận về kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và

11


nguyên nhân. Phân tích những cơ hội – thách thức, những thuận lợi – khó khăn
trong phát triển kinh doanh du lịch của Công ty.
- Nghiên cứu xây dựng các định hƣớng phát triển và đề xuất các giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch tại Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su trong giai đoạn 2013 - 2020.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục
phụ lục…, Phần nội của đề tài bao gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DU LỊCH.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THƢƠNG MẠI - DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH CAO SU.
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH DU LỊCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI - DỊCH
VỤ VÀ DU LỊCH CAO SU GIAI ĐOẠN 2012 – 2020.

12


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DU LỊCH
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch bao gồm tất cả mọi
hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám
phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn;
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên
tục nhưng khơng q một năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư; nhưng loại
trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng
nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác nơi định cư” [11].
Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
1.1.1.2. Khái niệm về khách du lịch
Theo điều 4 Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch
hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận
thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du
lịch nội địa”.

Khách du lịch quốc tế là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở
nƣớc ngồi vào Việt Nam du lịch; cơng dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng
trú tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch. Khách quốc tế bao gồm khách du lịch vào
Việt Nam (khách inbound) và khách du lịch ra nƣớc ngoài (khách outbound).
Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngồi thƣờng trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
1.1.1.3. Một số khái niệm liên quan khác
+ Tài nguyên du lịch: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu
tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người

13


và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch,
là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị
du lịch”. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa
mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể đƣợc sử dụng
phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn
hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ,
kiến trúc, các cơng trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hóa
vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
+ Hoạt động du lịch: là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cƣ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
đến du lịch.
+ Tham quan du lịch: là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm
nơi có tài ngun du lịch với mục đích tìm hiểu, thƣởng thức những giá trị của tài
nguyên du lịch.
+ Sản phẩm du lịch: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết
để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [29]. Nhƣ vậy,

sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, đƣợc tạo nên
bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, văn hóa xã hội với việc sử
dụng các nguồn lực (cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động…) tại một cơ sở, một địa
phƣơng, một vùng hay một quốc gia nào đó.
+ Dịch vụ du lịch: là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển,
lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thơng tin, hƣớng dẫn và những dịch vụ bổ sung
khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
+ Cơ sở lưu trú du lịch: là cơ sở cho thuê buồng, giƣờng và cung cấp các
dịch vụ khác phục vụ khách lƣu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lƣu trú du lịch
chủ yếu.
+ Chương trình du lịch: là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chƣơng trình
đƣợc định trƣớc cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết
thúc chuyến đi.

14


+ Lữ hành: là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc tồn
bộ chƣơng trình du lịch cho khách du lịch.
+ Hướng dẫn du lịch: là hoạt động hƣớng dẫn cho khách du lịch theo
chƣơng trình du lịch. Ngƣời thực hiện hoạt động hƣớng dẫn đƣợc gọi là hƣớng
dẫn viên và đƣợc thanh toán cho dịch vụ hƣớng dẫn du lịch.
+ Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch: là phƣơng tiện bảo đảm
các điều kiện phục vụ khách du lịch, đƣợc sử dụng để vận chuyển khách du lịch
theo chƣơng trình du lịch.
+ Xúc tiến du lịch: là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm
tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.
1.1.2. Kinh doanh du lịch
1.1.2.1. Khái niệm
Kinh doanh du lịch có thể đƣợc hiểu và tiếp cận theo hai nghĩa: Nghĩa hẹp

và nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp thì kinh doanh du lịch bao gồm việc kinh doanh các dịch
vụ lƣu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ lữ hành và vận chuyển du lịch; các dịch vụ
bổ sung trong khách sạn nhƣ giặt là, chăm sóc sắc đẹp thẩm mỹ, báo thức, cung
cấp các thông tin v.v… Các dịch vụ này không tồn tại dƣới dạng vật chất và đƣợc
cung cấp trực tiếp cho các đối tƣợng, mà chủ yếu là khách du lịch. Trong quá
trình sản xuất và bán các sản phẩm dịch vụ du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch
không trực tiếp tạo ra các sản phẩm mới và cũng không tạo ra các giá trị mới.
Hoạt động kinh doanh của các cơ sở du lịch thông qua việc sử dụng hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật và hoạt động của nguồn “lao động sống” – bàn tay lao động
của nhân viên phục vụ đã giúp chuyển dần giá trị từ dạng vật chất sang dạng tiền
tệ dƣới hình thức “khấu hao”. Vì vậy, kinh doanh du lịch không thuộc vào lĩnh
vực sản xuất vật chất, mà thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ [13].
Nhƣ vậy, Kinh doanh du lịch là các hoạt động kinh doanh phi vật chất
nhằm cung cấp các dịch vụ về lưu trú, ăn uống, lữ hành, vận chuyển du lịch, các
dịch vụ bổ sung khác trong khách sạn… cho đối tượng là khách du lịch trong

15


thời gian họ thực hiện các chương trình du lịch của các cơ sở kinh doanh dịch vụ
du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận [10].
Theo nghĩa rộng thì kinh doanh du lịch không chỉ đơn giản giới hạn trong
phạm vi kinh doanh các dịch vụ lƣu trú, ăn uống, lữ hành và vận chuyển du lịch,
mà còn đƣợc mở rộng phạm vi kinh doanh các dịch vụ khác hỗ trợ cho khách du
lịch trong hành trình của họ nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và đáp ứng tối đa
nhu cầu của khách du lịch, tăng khả năng chi tiêu và kéo dài thời gian lƣu trú của
họ tại điểm đến du lịch. Các dịch vụ hỗ trợ này sẽ tạo cảm giác cho khách du lịch
không xa lạ, mà nhƣ đang sống ở chính nơi ở thƣờng xuyên của họ. Các hoạt
động kinh doanh dịch vụ này bao gồm: các hình thức vui chơi giải trí, phim ảnh,

ca múa nhạc; các dịch vụ vận chuyển công cộng; các dịch vụ cung cấp thông tin,
internet; các dịch vụ bảo hiểm, y tế, ngân hàng, chăm sóc sắc đẹp; các dịch vụ
mua sắm v.v…
Nhƣ vậy, kinh doanh dịch vụ du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh doanh
trong khối ngành dịch vụ - thƣơng mại, cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách
du lịch từ những dịch vụ bắt buộc hàng ngày nhƣ lƣu trú và ăn uống, đến các
dịch vụ hỗ trợ làm thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần cho họ. Kinh doanh dịch vụ
du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ không những trực tiếp giúp cho ngành
kinh tế du lịch phát triển, mà cịn gián tiếp, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế
khác (cả các ngành sản xuất vật chất và phi vật chất) phát triển.
1.1.2.2. Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ du lịch
+ Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ du lịch: Với cách tiếp cận về kinh
doanh du lịch nhƣ trên, các sản phẩm dịch vụ du lịch có những đặc điểm sau:
- Sản phẩm dịch vụ du lịch mang tính vơ hình: Do sản phẩm dịch vụ du
lịch không tồn tại dƣới dạng vật chất, không thể nhìn thấy hay sờ thấy cho nên cả
ngƣời cung cấp và ngƣời tiêu dùng đều không thể kiểm tra đƣợc chất lƣợng của
nó trƣớc khi bán và trƣớc khi mua. Ngƣời ta cũng không thể vận chuyển sản
phẩm dịch vụ du lịch trong khơng gian nhƣ các hàng hóa thơng thƣờng khác.
Đây là một đặc điểm gây khó khăn khơng nhỏ trong công tác marketing du lịch,

16


đồng thời cho thấy sự cần thiết phải tiến hành các biện pháp thu hút khách hàng
đến với các cơ sở kinh doanh du lịch nếu muốn tồn tại và phát triển trên thị
trƣờng.
- Sản phẩm dịch vụ du lịch là khơng thể lưu kho cất trữ được: Q trình
"sản xuất" và "tiêu dùng" các dịch vụ du lịch là gần nhƣ trùng nhau về không
gian và thời gian. Hay nói cách khác, sản phẩm dịch vụ du lịch có tính "tƣơi
sống" cao, đƣợc tiêu dùng ngay trong q trình sản xuất. Nếu không đƣợc tiêu

dùng ngay khi sản xuất thì các sản phẩm dịch vụ du lịch coi nhƣ bỏ đi. Chính vì
đặc điểm này mà các sản phẩm dịch vụ du lịch không thể tồn kho đƣợc.
- Sản phẩm dịch vụ du lịch có tính tiêu thụ đặc biệt: Các sản phẩm dịch vụ
du lịch chỉ đƣợc tiêu thụ bởi khách du lịch. Họ là những ngƣời đủ ăn, đủ mặc
hàng ngày, có thời gian nhàn rỗi, có nhu cầu đi tìm cái mới, cái lạ ở những nơi
mà họ không sinh sống thƣờng xuyên; họ là những ngƣời có khả năng thanh tốn
và khả năng chi trả cao hơn mức tiêu dùng thông thƣờng; do vậy họ thƣờng có
u cầu địi hỏi cao về chất lƣợng sản phẩm dịch vụ mà họ bỏ tiền ra mua trong
thời gian đi du lịch. Vì thế, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cần cung cấp
những sản phẩm dịch vụ có chất lƣợng cao để cạnh tranh và phát triển trên thị
trƣờng.
- Sản phẩm dịch vụ du lịch có tính tổng hợp cao: Tính tổng hợp cao này
xuất phát từ đặc điểm về nhu cầu của khách du lịch. Trong cơ cấu của sản phẩm
dịch vụ du lịch cho thấy có nhiều chủng loại sản phẩm dịch vụ khác nhau, đặc
biệt là các sản phẩm dịch vụ bổ sung, các dịch vụ hỗ trợ đang có xu hƣớng ngày
càng gia tăng. Các dịch vụ hỗ trợ này không những chỉ do ngành du lịch cung
cấp mà còn do nhiều ngành dịch vụ khác cung cấp (nhƣ đã phân tích ở trên).
Chính vì tính đa dạng của các dịch vụ du lịch bổ sung mà sản phẩm dịch vụ du
lịch có tính tổng hợp cao.
- Sản phẩm dịch vụ du lịch chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp
của khách hàng: Tính đồng thời của q trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm
dịch vụ du lịch địi hỏi phải có sự hiện diện trực tiếp của khách hàng (khách du

17


lịch). Khách hàng chỉ cảm nhận đƣợc chất lƣợng dịch vụ ngay trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ chúng. Với đặc điểm này đòi hỏi các cơ sở kinh doanh dịch vụ
du lịch cần phải luôn đứng trên quan điểm của ngƣời sử dụng dịch vụ để thiết kế,
xây dựng và sản xuất các sản phẩm dịch vụ phù hợp và có chất lƣợng cao.

- Sản phẩm dịch vụ du lịch chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ
sở vật chất kỹ thuật nhất định: Mỗi một loại sản phẩm dịch vụ du lịch khác nhau
thì đƣợc tiêu thụ trong những điều kiện đặc biệt về cơ sở vật chất kỹ thuật. Ví dụ
khi tiêu thụ dịch vụ lƣu trú bắt buộc khách du lịch phải sử dụng trong khách
sạn... Đây là một đặc điểm khác biệt khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ du lịch so
với việc sử dụng các sản phẩm vật chất khác (có thể sử dụng bất cứ ở đâu).
+ Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong du lịch:
Trong kinh doanh dịch vụ du lịch, quá trình sản xuất và tiêu dùng thƣờng đƣợc
diễn ra trong cùng một khoảng khơng gian và thời gian. Vì vậy mối quan hệ giữa
sản xuất và tiêu dùng không thể tách rời nhau, tƣơng ứng theo đó là mối quan hệ
giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Khách hàng chỉ có thể cảm nhận đƣợc
chất lƣợng của sản phẩm dịch vụ mà họ mua khi trực tiếp tiêu dùng. Đây là một
đặc điểm khác biệt giữa mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng trong du lịch so với
các ngành sản xuất vật chất khác.
+ Đặc điểm về tổ chức quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch: Quá trình tổ
chức sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dịch vụ du lịch phụ thuộc vào một số
yếu tố sau:
- Kinh doanh dịch vụ du lịch phụ thuộc vào các giá trị tài nguyên du lịch
tại các điểm du lịch. Tài nguyên du lịch là đối tƣợng quan trọng nhất hấp dẫn
khách du lịch, nơi nào khơng có tài ngun hoặc tài ngun ít có giá trị du lịch
thì không thể hấp dẫn khách du lịch – đối tƣợng chính tiêu thụ các sản phẩm dịch
vụ du lịch. Chính vì vậy, tài ngun du lịch khơng chỉ ảnh hƣởng lớn đến kinh
doanh du lịch mà còn ảnh hƣởng đến quyết định của các nhà đầu tƣ trong việc
đầu tƣ kinh doanh dịch vụ du lịch ở một địa điểm nào đó.
- Kinh doanh sản phẩm dịch vụ du lịch đòi hỏi một nguồn vốn đầu tƣ lớn,
đồng bộ. Đặc điểm này xuất phát từ yêu cầu cao về chất lƣợng, và tính đa dạng

18



của các sản phẩm dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch. Để đáp
ứng đƣợc những u cầu này thì chi phí đầu tƣ ban đầu là rất lớn: đầu tƣ cho việc
xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng (đƣờng đến khu điểm du lịch, cơ sở hạ tầng du
lịch...), cho việc xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
(khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí – thể thao, mua sắm, phƣơng tiện
vận chuyển, cơ sở dịch vụ bổ sung, đào tạo...), cho việc bảo tồn tôn tạo tài
nguyên và môi trƣờng du lịch, cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch v.v...
- Kinh doanh dịch vụ du lịch đòi hỏi sử dụng số lƣợng lớn lực lƣợng lao
động trực tiếp (lao động sống). Đặc điểm này xuất phát từ quá trình sản xuất các
sản phẩm dịch vụ du lịch - mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này ít có khả
năng cơ giới hóa đƣợc mà chỉ có thể đƣợc thực hiện bởi nhân viên phục vụ trong
các cơ sở dịch vụ du lịch. Mặt khác thời gian lao động trong các cơ sở dịch vụ du
lịch (đặc biệt là trong khách sạn) thƣờng diễn ra liên tục, kéo dài 24/24 giờ trong
mỗi ngày, khơng có ngày nghỉ. Do vậy, các cơ sở dịch vụ du lịch phải luôn đảm
bảo lực lƣợng lao động cần thiết để làm việc 24 giờ trong ngày, 365 ngày trong
năm...
- Kinh doanh dịch vụ du lịch mang tính quy luật. Kinh doanh dịch vụ du
lịch chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, và những yếu tố này lại cũng hoạt động
theo các quy luật, ví dụ nhƣ: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, quy luật
tâm lý của con ngƣời.
1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch
Theo phân tích ở trên, các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch rất đa
dạng và phong phú. Ngoài các sản phẩm dịch vụ du lịch bắt buộc, đáp ứng nhu
cầu tối thiểu cho khách du lịch nhƣ dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận
chuyển…, thì ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm du lịch, các dịch
vụ du lịch bổ trợ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Nhu cầu
về các dịch vụ tối thiểu cho khách du lịch (lƣu trú và ăn uống) là có hạn, nhƣng
nhu cầu về các dịch vụ bổ sung là vô hạn. Muốn tăng doanh thu, muốn tăng khả
năng khai thác các nguồn lực (về tài nguyên, về cơ sở vật chất…), muốn tăng


19


hiệu quả kinh doanh… thì các cơ sở kinh doanh du lịch khơng ngừng mở rộng và
đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Sự mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ du lịch khơng đơn thuần chỉ giới hạn trong phạm vi ngành du lịch, mà còn
đƣợc khai thác mở rộng và kết hợp với nhiều ngành dịch vụ khác. Ví dụ các cơ
sở kinh doanh dịch vụ lƣu trú (khách sạn) thƣờng kết hợp kinh doanh các dịch vụ
về giao thông vận tải nhƣ đặt vé hàng không, vé đƣờng sắt, vé tàu biển; tham gia
mua bảo hiểm cho khách du lịch; kết hợp với các cơ sở sản xuất hàng thủ công
truyền thống để bán hàng lƣu niệm cho khách du lịch; kết hợp với các cơ sở y tế
để chăm sóc chữa bệnh và phục hồi chức năng cho khách; kết hợp với các cơ sở
biểu diễn văn hóa nghệ thuật mua vé cho khách du lịch (có thể theo nhóm) v.v…
Nhƣ vậy, phạm vi hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch là rất rộng,
mang tính tổng hợp liên ngành rất cao, nó bao hàm hầu hết các ngành dịch vụ.
Tuy nhiên, Theo Điều 38 của Luật Du lịch về Ngành, nghề kinh doanh du lịch thì
Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây:
- Kinh doanh lữ hành (bao gồm lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa)
- Kinh doanh lƣu trú du lịch
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
- Kinh doanh dịch vụ du lịch khác… [29].
Mỗi doanh nghiệp du lịch, mỗi cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có thể
kinh doanh độc lập, hoặc kết hợp kinh doanh hai nhiều các ngành nghề trên.
1.1.4. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch
1.1.4.1. Khái niệm
Doanh nghiệp du lịch là tổ chức kinh doanh một hoặc một số dịch vụ du
lịch, có tƣ cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo pháp luật
của Nhà nƣớc (theo Luật Doanh nghiệp).
Các doanh nghiệp du lịch đƣợc lựa chọn một trong các loại hình nói trên

để làm loại hình doanh nghiệp chính của mình; các ngành nghề kinh doanh phụ
thêm phải đƣợc phép của cơ quan có thẩm quyền.

20


Các doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm:
- Kinh doanh đúng nội dung quy định (chính, phụ) trong giấy phép đã
đƣợc cấp.
- Chấp hành và hƣớng dẫn khách du lịch chấp hành các quy định của Nhà
nƣớc về bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, môi trƣờng sinh thái, tài
nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá dân tộc.
- Chấp hành Pháp lệnh Kế toán - Thống kê - nộp thuế và thực hiện
nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc.
- Quản lý khách du lịch về các mặt từ khi nhận khách đến khi kết thúc
chuyến đi du lịch; bảo đảm an tồn tính mạng và tài sản cho khách.
- Đảm bảo quyền lợi về vật chất và tinh thần đối với ngƣời lao động theo
quy định của pháp luật.
Việc thành lập, giải thể, phá sản và quản lý, cấp phép, thu hồi giấy phép
kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:
+ Về việc thành lập, giải thể và phá sản các doanh nghiệp du lịch:
- Các doanh nghiệp Nhà nƣớc thực hiện theo Luật Du lịch (2005).
- Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tƣ nhân
thực hiện theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tƣ nhân.
- Công ty liên doanh với nƣớc ngoài thực hiện theo Luật Đầu tƣ nƣớc
ngoài tại Việt Nam.
- Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch khi phá sản thì thực hiện
theo Luật Phá sản doanh nghiệp.
+ Về việc phân cấp quản lý Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp du lịch:
- Quyết định 63/2008/QĐ - TTg


. Thẩm định thành lập các doanh nghiệp du lịch
. Cấp, quản lý và thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế
. Xét, quyết định phân hạng khách sạn quốc tế
. Tham gia thẩm định các dự án đầu tƣ về du lịch và khách sạn

21


- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng: Cấp, quản lý và
thu hồi giấy phép kinh doanh khách sạn và các dịch vụ du lịch trong nƣớc bao
gồm cả khách sạn quốc tế, khách sạn nội địa, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan
Nhà nƣớc, các Bộ, ngành chuyển sang kinh doanh khách sạn và các dịch vụ khác
trên địa bàn lãnh thổ theo quy định của pháp luật và quy chế hƣớng dẫn của Tổng
cục Du lịch.
1.1.4.2. Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Việt Nam
Các doanh nghiệp du lịch hiện nay ở Việt Nam đang hoạt động kinh
doanh theo Luật Doanh nghiệp và đƣợc phân theo 2 tiêu chí :
 Các doanh nghiệp du lịch theo ngành nghề kinh doanh, bao gồm:
+ Doanh nghiệp lữ hành: Các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ
lữ hành phải thành lập doanh nghiệp, và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp lữ hành làm nhiệm vụ giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh
du lịch trong nƣớc, nƣớc ngoài để xây dựng và thực hiện các chƣơng trình du lịch
đã bán cho khách du lịch. Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp
du lịch đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và
thực hiện các chƣơng trình du lịch trọn gói hay từng phần cho khách du lịch.
Ngoài ra doanh nghiệp lữ hành cịn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán
sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh
tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên
đến khâu cuối cùng.

Doanh nghiệp lữ hành bao gồm doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh
nghiệp lữ hành nội địa. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đƣợc kinh
doanh lữ hành nội địa, nhƣng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không
đƣợc kinh doanh lữ hành quốc tế.
Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế muốn hoạt động phải đảm bảo một số
điều kiện sau:
- Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Tổng cục Du lịch cấp.

22


- Có phƣơng án kinh doanh lữ hành, có chƣơng trình du lịch cho khách du
lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh (kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch
vào Việt Nam; kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nƣớc ngoài; kinh
doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nƣớc
ngoài).
- Ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian
ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
- Có ít nhất ba hƣớng dẫn viên đƣợc cấp thẻ hƣớng dẫn viên du lịch quốc tế.
- Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.
Các doanh nghiệp lữ hành nội địa muốn hoạt động phải đảm bảo một số
điều kiện sau:
- Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh
có thẩm quyền.
- Có phƣơng án kinh doanh lữ hành nội địa, có chƣơng trình du lịch cho
khách du lịch nội địa.
- Ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian
ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú: Các cơ sở lƣu trú đƣợc quy
định trong Luật Du lịch bao gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ

du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phịng cho khách du lịch
thuê, các cơ sở lưu trú du lịch khác. Doanh nghiệp kinh doanh lƣu trú làm nhiệm
vụ tổ chức việc đón tiếp, phục vụ việc lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, tổ chức
các hội nghị hội thảo trong khách sạn, bán hàng cho khách du lịch. Ngồi ra, các
khách sạn cịn tổ chức kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác cho khách du lịch
nhƣ giặt là; chăm sóc các khách hàng đặc biệt (trẻ em, ngƣời già, ngƣời tàn
tật…); chăm sóc sắc đẹp (spa, cắt tóc, masagge…); dịch vụ đặt vé máy bay, tàu
hỏa, tàu biển; đặt chỗ xem biểu diễn nghệ thuật, văn hóa thể thao; đặt các tour
tham quan v.v…

23


×