Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

ghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 137 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ MINH PHƢƠNG





NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
GÓP PHẦN BẢO TỒN PHỐ CỔ HÀ NỘI






LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH








Hà Nội - 2013


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ MINH PHƢƠNG




NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
GÓP PHẦN BẢO TỒN PHỐ CỔ HÀ NỘI




Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ VĂN QUÂN






Hà Nội - 2013


3
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 7
1.Lý do chọn đề tài 7
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
6. Bố cục luận văn 10
7. Đóng góp của luận văn 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA 11
1.1.Những vấn đề lý luận về văn hóa và du lịch văn hóa 11
1.1.1. Văn hóa 11
1.1.2. Di sản văn hóa 12
1.1.3. Du lịch văn hóa 13
1.1.4. Tài nguyên du lịch văn hóa 14
1.1.5. Cảnh điểm du lịch văn hóa 15
1.1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa 17
1.1.7. Sản phẩm du lịch văn hóa 18

1.1.8. Qui hoạch du lịch văn hóa 22
1.1.9. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa 24
1.1.10 .Nhân lực trong du lịch văn hóa 25
1.1.11.Thị trƣờng du lịch văn hóa 28
1.1.12.Quản lý văn hóa trong du lịch 30
1.2.Những vấn đề phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa 31
1.2.1. Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong du lịch 31


4
1.2.2. Những nguyên tắc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong du lịch 33
1.2.3. Những phƣơng pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong du lịch 36
1.2.4. Vấn đề tổ chức quản lý du lịch góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa 38
1.2.5. Qui hoạch du lịch với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa 39
1.2.6. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với việc bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa 40
1.2.7. Xây dựng sản phẩm du lịch với bảo tồn di sản văn hóa 41
1.2.8. Phát triển thị trƣờng du lịch với bảo tồn di sản văn hóa 42
Tiểu kết chƣơng 1 45
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ VIỆC BẢO
TỒN PHỐ CỔ HÀ NỘI 46
2.1. Khái quát về phố cổ Hà Nội 46
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của phố cổ Hà Nội 46
2.1.2. Không gian phố cổ Hà Nội 49
2.1.3. Những giá trị văn hóa của phố cổ Hà Nội 51
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại phố cổ Hà Nội 55
2.2.1. Phố cổ Hà Nội – điểm đến không thể thiếu của du lịch thủ đô 55
2.2.2. Tổ chức quản lý hoạt động du lịch tại phố cổ Hà Nội 56

2.2.3. Cơ sở vật chất của du lịch tại phố cổ Hà Nội 57
2.2.4. Sản phẩm du lịch tại phố cổ Hà Nội 59
2.2.5. Nguồn lực và nhân lực du lịch tại phố cổ Hà Nội 63
2.2.6. Thị trƣờng và khách du lịch phố cổ Hà Nội 65
2.2.7. Tuyên truyền quảng bá du lịch phố cổ Hà Nội 68
2.3. Thực trạng bảo tồn phố cổ Hà Nội 68
2.3.1. Các hoạt động bảo tồn phố cổ hiện nay 69
2.3.2. Bảo tồn không gian văn hóa phố cổ Hà Nội 71
2.3.3. Bảo tồn di sản văn hóa vật thể tại phố cổ Hà Nội 75
2.3.4. Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tại phố cổ Hà Nội 79


5
2.3.5. Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn phố cố Hà Nội trong chiến
lƣợc phát triển của thủ đô Hà Nội 81
2.4. Tác động của du lịch đối với việc bảo tồn phố cổ Hà Nội 84
2.4.1. Những tác động tích cực 84
2.4.2. Những tác động tiêu cực 85
2.4.3. Những nhiệm vụ đặt ra cho việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn phố
cổ Hà Nội 86
Tiểu kết chƣơng 2 88
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GÓP PHẦN
BẢO TỒN PHỐ CỔ HÀ NỘI 89
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp 89
3.1.1. Các cơ sở pháp lý 89
3.1.2. Căn cứ thực tiễn 95
3.2. Những giải pháp cụ thể 96
3.2.1. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch góp phần bảo tồn
phố cổ Hà Nội 96
3.2.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội 97

3.2.3. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch gắn với bảo tồn phố cổ
Hà Nội 98
3.2.4. Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội 100
3.2.5. Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch góp phần bảo tồn
phố cổ Hà Nội 102
3.2.6. Giải pháp phát triển thị trƣờng và khách du lịch góp phần bảo tồn phố
cổ Hà Nội 104
3.2.7. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn phố cổ Hà Nội 106
Tiểu kết chƣơng 3 109
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 117


6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CTr/QU
Chƣơng trình/ Quận ủy
BQL
Ban quản lý
BXD/KT-QH
Bộ xây dựng/ Kiến trúc- Quy hoạch
ICOMOS
(International Council on Monuments
and Sites)
Hội đồng quốc tế các di tích và di chỉ
NQ
Nghị quyết

QĐ- TTg
Quyết định – Thủ tƣớng

Trung ƣơng
UBND
Ủy ban nhân dân
UNESCO
(United Nations Educational,
Scientific and Cultural Organization)
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hiệp quốc
UNWTO
(World Tourism Organization)
Tổ chức Du lịch thế giới
VH-TT-DL
Văn hóa- Thể thao- Du lịch











7
DANH MỤC BẢNG BIỂU



Trang
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa sản phẩm văn hóa và sản phẩm du
lịch………………………………………………………………………… 21
Bảng 1.2: Nội dung tour du lịch phố cổ hà Nội…………………………… 61
























8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ MÔ HÌNH


Trang
Sơ đồ 1.1: Vòng đời của một điểm đến du lịch…………………………… 19
Sơ đồ 1.2: Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch…21
Sơ đồ 1.3: Quy trình chung của hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch 25
Biểu đồ 2.1: Các hoạt động chính của du khách trong khu phố cổ………….66
Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ hài lòng của du khách trong chuyến tham quan
phố cổ……………………………………………………………………… 67






















9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, du lịch văn hóa đã và đang trở thành xu hƣớng phổ
biến của nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực. Du lịch văn hóa còn đƣợc
xem là sản phẩm đặc thù của các quốc gia đang phát triển. Với sự phát triển
mạnh mẽ và những đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân, hoạt động du
lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng đang ngày càng phát triển và
chiếm một vai trò quan trọng. Hoạt động du lịch góp thêm phần bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa. Mặt khác, khi nhìn nhận một cách đầy đủ cũng
sẽ thấy bản thân hoạt động du lịch cũng chính là hoạt động văn hóa. Giữa văn
hóa và du lịch có sự liên hệ, gắn kết vô hình. Chính bản thân văn hóa cũng là
sức hút cấu thành nên sản phẩm du lịch, đó chính là việc khai thác các di sản
văn hóa truyền thống bản địa để cấu thành nên sản phẩm du lịch. Tuy nhiên,
việc khai thác đó lại chƣa gắn kết chặt chẽ với việc bảo tồn và giữ gìn các di
sản văn hóa truyền thống cho tƣơng lai.
Trong bối cảnh đó, Nghị quyết TW 5 của Đảng đã xác định “Văn hóa là
nền tảng của sự phát triển”; Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng
định: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn học, nghệ
thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các dân tộc; Tôn tạo các
di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; Khai thác các kho tàng văn
hóa cổ truyền trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; Giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ sống còn của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện
nay. Đây cũng chính là nhiệm vụ của ngành du lịch nói chung trong việc phát
triển kinh doanh du lịch và du lịch văn hóa nói riêng.
Hà Nội là một trong những địa bàn tập trung nhiều di tích lịch sử, văn
hóa của cả nƣớc. Nơi đây cũng có rất nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng.
Với những ƣu thế là Thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, đối ngoại
của đất nƣớc, Hà Nội có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Khi nói đến



10
Hà Nội, chúng ta không thể không nhắc đến Phố cổ Hà Nội. Đây là một phần
minh chứng cho những giá trị di sản của nền văn minh đồng bằng sông Hồng.
Hiện nay, trong Phố cổ Hà Nội, mật độ công trình di tích lịch sử văn
hóa cao nhất thành phố, khoảng 120 di tích gồm đình, đền, chùa, miếu, các
công trình cách mạng… Ngoài giá trị vật thể, còn có giá trị phi vật thể, yếu tố
tạo nên cái hồn của Phố cổ Hà Nội. Đó chính là các giá trị truyền thống, giá
trị đạo đức, là lối sống, cách làm ăn, nói năng, giao tiếp…. Nguồn tài nguyên
nhân văn quý báu đó chính là nội lực to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phát triển du lịch của Hà Nội.
Trong thực tế, việc khai thác nguồn tài nguyên nhân văn này trong phát
triển du lịch chỉ dừng lại ở việc đƣa di sản vào khai thác du lịch mà chƣa chú
trọng đến việc bảo tồn, giúp những giá trị của di sản phát huy hết đƣợc tiềm
năng khi đƣợc gắn kết với du lịch. Hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn
phải luôn luôn tồn tại song song và tƣơng tác lẫn nhau. Bảo tồn nguồn tài
nguyên di sản để phát triển du lịch và phát triển du lịch nên định hƣớng bảo
tồn di sản.
Căn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề
tài “ Nghiên cứu phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội” nhằm
tìm ra những định hƣớng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
khai thác giá trị di sản phố cổ Hà Nội trong kinh doanh du lịch nhƣng vẫn bảo
tồn bền vững những giá trị đó.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu về văn hóa Hà Nội và du lịch văn hóa Hà Nội, bảo
tồn phố cổ Hà Nội, ví dụ nhƣ: “ Di tích lịch sử - văn hóa trong khu phố cổ và
xung quanh hồ Hoàn Kiếm” của tác giả Lê Văn Lan, “ Các loại hình di tích
kiến trúc trong khu phố cổ Hà Nội (thế kỷ XIX) của tác giả Nguyễn Thị Hòa,
“ Nghiên cứu, sƣu tầm, điều tra thực trạng khảo cổ học trên địa bàn thành phố

Hà Nội” của tác giá Nguyễn Thị Dơn, “ Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng
du lịch của thủ đô và phụ cận nhằm phát triển du lịch đến năm 2010” của tác


11
giả Nguyễn Thị Nguyên Hồng.Tuy nhiên, các công trình trên chƣa nghiên cứu
riêng về phát triển du lịch văn hóa phố cổ Hà Nội nhƣng phát triển là để góp
phần vào việc bảo tồn những giá trị văn hóa tại phố cổ Hà Nội, chƣa nghiên
cứu cụ thể, toàn diện về du lịch phố cổ Hà Nội. Cùng với đó, thực tiễn hoạt
động du lịch phố cổ Hà Nội hiện nay cho thấy sản phẩm du lịch ở đây còn
nghèo nàn, đơn điệu, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, chƣa mang tính đặc
trƣng của một thủ đô có lịch sử lâu đời, chƣa tạo đƣợc tính cạnh tranh trên thị
trƣờng, vì thế chƣa thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách. Nhiều dự án đầu
tƣ du lịch đã đƣợc tiến hành và đi vào hoạt động nhƣng nhìn chung hầu hết
vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, rời rạc hoặc có những dự án lớn nhƣng vẫn còn trong
tình trạng dang dở.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn khi thực hiện là góp phần phát triển du lịch cũng
nhƣ góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội trong kinh doanh du lịch.
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm
vụ chính là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề văn hóa, du lịch văn hóa và phát
triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và việc bảo tồn phố
cổ Hà Nội
- Nêu ra những đề xuất phát triển hoạt động du lịch góp phần bảo tồn
phố cổ Hà Nội
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
- Thực tiễn hoạt động du lịch và những tác động của du lịch với việc

bảo tồn phố cổ Hà Nội
- Những nhiệm vụ đặt ra cho việc phát triển du lịch góp phần bảo tồn
phố cổ Hà Nội


12
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu di sản văn hóa phố cổ Hà Nội và
hoạt động bảo tồn giá trị di sản văn hóa phố cổ Hà Nội, hoạt động du lịch phố
cổ Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu thu thập từ thời điểm năm 2000
đến nay, các định hƣớng phát triển du lịch và các giải pháp đƣa ra cho thời
gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
- Phƣơng pháp thống kê, phân loại, so sánh
- Phƣơng pháp khảo sát thực địa
6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 110 trang. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài
liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận của đề tài
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động du lịch và việc bảo tồn phố cổ Hà Nội
Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển du lịch góp phần bảo tồn phố cổ
Hà Nội
7. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về văn hóa, du lịch văn hóa, phát
triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
- Nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động du lịch tại phố cổ Hà Nội,
thực trạng bảo tồn phố cổ Hà Nội và những tác động của du lịch đối với việc
bảo tồn phố cổ Hà Nội.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch nhƣng phát triển là
để góp phần bảo tồn phố cổ Hà Nội.




13
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VỚI BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA

1.1.Những vấn đề lý luận về văn hóa và du lịch văn hóa
1.1.1. Văn hóa
Văn hóa là sản phẩm do con ngƣời sáng tạo, có từ thuở bình minh của
xã hội loài ngƣời.Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Ở Phƣơng Đông, từ văn
hóa đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. Trong tiếng Việt, văn hóa đƣợc
dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp
sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai
đoạn (văn hóa Đông Sơn)… Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm
tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngƣỡng, phong tục, lối
sống, lao động…. Theo GS. TSKH Trần Ngọc Thêm thì “ văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với
môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình”
1
. Định nghĩa này đã nêu bật 4 đặc
trƣng quan trọng của văn hóa: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính
nhân sinh.
PGS. Phan Ngọc đƣa ra một định nghĩa văn hóa mang tính chất thao tác
luận, khác với những định nghĩa trƣớc đó “Không có cái vật gì gọi là văn hóa

cả và ngƣợc lại bất kỳ vật gì cũng có cái mặt văn hóa. Văn hóa là một quan hệ.
Nó là mối quan hệ giƣa thế giới biểu tƣợng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy
biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc ngƣời, một cá nhân so với
một tộc ngƣời khác, một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn
làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc

1
Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr.10.


14
xạ. Tất cả mọi cái mà tộc ngƣời tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ
riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc ngƣời khác.
Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể
của những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết
định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn
hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền co
bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín
ngƣỡng; Văn hóa đem lại cho con ngƣời khả năng suy xét về bản thân.
Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân
bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn
hóa mà con ngƣời tự thể hiện, tự ý thức đƣợc bản thân, tự biết mình là
một phƣơng án chƣa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của
bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên
những công trình vƣợt trội lên bản thân”
2
.
Nhƣ vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là
tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo
ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển.

1.1.2. Di sản văn hóa
Theo từ điển Tiếng Việt thì “ Di sản” đƣợc hiểu là “ cái của thời trƣớc
để lại”. Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm thì văn hóa có đặc trƣng là tính hệ
thống và tính lịch sử. Văn hóa đƣợc lƣu truyền cùng với sự phát triển của con
ngƣời qua từng thế hệ”
3
. Theo GS Từ Chi thì “văn hóa là những gì phi tự
nhiên”
4
, tức là những gì không phải tự nhiên mà đƣợc con ngƣời biến đổi đều
đƣợc coi là văn hóa. Ngoài ra, có nhà nghiên cứu còn cho rằng văn hóa là
những gì còn lại sau khi đã quên hết.

2
Trần Quốc Vƣợng (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr.23-24.
3
Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr.11-12.
4
Dẫn theo Nguyễn Từ Chi, Sđd, tr.54.


15
Trong Điều 1 của Luật di sản văn hóa thì khẳng định: “ Di sản văn hóa
gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất, có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác ở nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
5
. Di sản văn hóa là cầu
nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa kế thừa và phát triển. Di sản văn hóa
tồn tại trong hiện tại là cái đã đƣợc tích lũy, hình thành từ trƣớc đó, cái đƣợc

truyền lại từ quá khứ và mang dấu ấn của quá khứ. Sự trao truyền văn hóa qua
các thế hệ nhƣ thế tạo nên cho văn hóa tính liền mạch, hình thành bản sắc
riêng của từng dân tộc.
Nhƣ vậy, di sản văn hóa đƣợc khái quát lại là tổng thể những tài sản
văn hóa truyền thống trong hệ thống giá trị của nó, đƣợc chủ thể nhận biết và
đƣa vào sử dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của hiện tại.
1.1.3. Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một khái niệm có nhiều định nghĩa và nhiều cách hiểu.
“ Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những
di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hƣởng tích cực bằng việc đóng góp
vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những
nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng những nhu cầu của cộng đồng vì những lợi
ích văn hóa – kinh tế - xã hội” (ICOMOS)
“ Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hƣớng vào việc qui hoạch, lập
trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim”
6
.
“ Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai thác các giá trị
di sản văn hóa dân tộc và đƣợc tổ chức một cách có văn hóa”
7
.
Nhƣ vậy, du lịch văn hóa là một loại hình du lịch lấy việc khai thác tài
nguyên văn hóa làm mục đích, khai thác các giá trị văn hóa vào phát triển nhƣ
một nguồn tài nguyên du lịch. Du lịch văn hóa là phƣơng tiện truyền tải các

5
Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành (2003), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr.12.
6
Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch,
Nxb Đại học Quốc gia Hà nội, tr.22.

7
Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ bảo vệ môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trƣờng du lịch, Tổng cục Du lịch, tr.98.


16
giá trị văn hóa của một địa phƣơng, một dân tộc, một quốc gia cho du khách
khám phá, thƣởng ngoạn, học tập, giao lƣu. Nó góp phần đánh thức, làm sống
dậy các giá trị văn hóa. Thông qua du lịch, các di sản văn hóa đƣợc bảo vệ,
tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị.
1.1.4. Tài nguyên du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa sử dụng di sản văn hóa nhƣ một nguồn lực, là nguồn
tài nguyên độc đáo, là “nguyên liệu” để hình thành nên hoạt động du lịch.
Nguồn nguyên liệu di sản văn hóa có hai loại cơ bản: di sản văn hóa
vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể là những sáng
tạo của con ngƣời, hiện hữu trong không gian mà có thể cảm nhận bằng
các giác quan nhƣ thị giác, xúc giác. Chẳng hạn nhƣ các di tích lịch sử
văn hóa, hang thủ công, công cụ sinh hoạt, sản xuất, các món ăn dân
tộc… Còn di sản văn hóa phi vật thể chính là các lễ hội, các loại hình
nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp…, lại đƣợc cảm nhận một cách gián
tiếp và “ vô hình”.
Dƣới góc độ du lịch, các nhà nghiên cứu xếp các thành tố văn hóa vào
tài nguyên du lịch nhân văn (phân biệt với tài nguyên du lịch tự nhiên nhƣ
biển, hồ, núi sông, hang động…). Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài
nguyên du lịch nhân văn là một trong những điều kiện phát triển du lịch của
mỗi quốc gia, vùng miền, địa phƣơng. Giá trị của những di sản văn hóa cùng
với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội… là đối tƣợng cho du khách khám
phá, thƣởng thức
Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên này còn quyết định tới qui mô, thể loại,
chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động du lịch của mỗi vùng miền. Tuy nhiên,

không phải yếu tố văn hóa nào cũng trở thành tài nguyên du lịch nhân văn.
Chỉ có những tài nguyên có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát
triển du lịch để tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội, môi trƣờng mới đƣợc gọi là tài


17
nguyên du lịch nhân văn. Chỉ có những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục
vụ du lịch mới đƣợc coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Vì vậy, tài nguyên du
lịch nhân văn thƣờng là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của mội địa
phƣơng, mỗi quốc gia.
Tài nguyên du lịch nhân văn có những tính chất chung là: Đa dạng
(làm phong phú sản phẩm du lịch), Hấp dẫn (thu hút khách du lịch), Độc
đáo (là nét riêng có, đặc trƣng), Không dịch chuyển (ngay cả khi có các
sản phẩm mô phỏng cũng không thay thế đƣợc), và Dễ tổn thất
8
. Trong khi
tài nguyên du lịch tự nhiên tạm coi là vô hạn (vô hạn tƣơng đối) thì tài
nguyên du lịch nhân văn và xã hội lại là hữu hạn. Bên cạnh đó, tài nguyên
du lịch nhân văn còn có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, tài
nguyên tự nhiên, với các điều kiện kinh tế xã hội, chịu sự chi phối của các
qui luật tự nhiên, qui luật phát triển văn hóa nhƣ: phân vùng, lan tỏa và
đan xen, hội nhập, cũng nhƣ các qui luật xã hội… Vì vậy, mỗi địa phƣơng,
mỗi quốc gia thƣờng có tài nguyên du lịch nhân văn mang tính đặc sắc,
độc đáo để hấp dẫn du khách. Du khách đi du lịch để trải nghiệm, tìm
hiểu, hƣởng thụ các giá trị về văn hóa, tự nhiên. Song do tính kết tinh, đan
xen, hội nhập nên quá trình khai thác, sử dụng vào hoạt động du lịch, tài
nguyên du lịch nhân văn rất dễ bị mai một, thay đổi, mất bản sắc văn hóa.
Do vậy, trong quá trình bảo tồn, tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch
nhân văn vào mục đích du lịch thì việc bảo vệ tính độc đáo, đặc sắc,
nguyên vẹn của loại tài nguyên này là bí quyết hấp dẫn du khách và phát

triển du lịch bền vững.
1.1.5. Cảnh điểm du lịch văn hóa

8
Charles R.Goeldner, J.R. Brent Ritchie (2009), Tourism Princples, Practices, Philosophies, John
Wiley& Sons, tr.279.


18
Theo M.Buchvarov (1982) điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống
phân vị du lịch gồm 5 cấp: điểm du lịch – hạt nhân du lịch – tiểu vùng du lịch
– á vùng du lịch – vùng du lịch. Về mặt du lịch, điểm du lịch có quy mô nhỏ,
“là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa – lịch sử hoặc
kinh tế xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp
cả hai ở quy mô nhỏ”
9
.
“ Điểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, khu vực mà có sự phụ
thuộc đáng kể vào nguồn lợi nhuận thu đƣợc từ du lịch. Nó có thể chứa một
hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn”
10
.
Điểm đến du lịch cũng trải qua các giai đoạn hình thành, phát triển,
suy thoái. Các nhà nghiên cứu gọi đó là “vòng đời” của điểm đến du lịch.
Biểu đồ dƣới đây minh họa diễn tiến của một điểm đến du lịch. Ban đầu,
một điểm đến trở nên tiềm năng, hấp dẫn với những nhóm nhỏ du khách
nhắm đến một vài đặc tính nổi bật của nó. Những đặc tính đó có thể là di
sản văn hóa của điểm đến, hay di sản thiên nhiên, vẻ đẹp cảnh quan… Dần
dần theo thời gian, điểm đến trở nên nổi tiếng hơn. Khi đó có thể nói điểm
đến đang trong quá trình phát triển cùng với việc mở rộng số lƣợng dân cƣ

và du khách tới thăm. Các hoạt động thƣơng mại tăng dần để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của du khách. Theo thời gian, điểm đến có thể thay đổi
rất nhiều. Đƣơng nhiên, sẽ tới một thời điểm cần có các quyết định đúng
đắn để ngăn chặn nguy cơ xuống cấp và duy trì đặc điểm cốt lõi của điểm
đến, cũng nhƣ phải có các chiến lƣợc để đối phó với những thay đổi sâu
sắc, lâu dài đối với nó.
Nhƣ vậy, có thể hiểu điểm đến du lịch văn hóa là nơi tập trung một loại
tài nguyên du lịch nhân văn nào đó phục vụ du lịch, đặc biệt là du lịch văn

9
Nguyễn Minh Tuệ và đồng sự (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.113.
10
destination


19
hóa và có nguồn thu từ du lịch. Điểm đến du lịch văn hóa cũng có vòng đời
nhƣ một điểm đến du lịch.

Sơ đồ 1.1: Vòng đời của một điểm đến du lịch (Nguồn: UNWTO)












1.1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa
Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt đối với hoạt động phát triển
du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, là yếu tố đảm bảo cho hoạt
động du lịch đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả.
Hiểu theo nghĩa rộng thì cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các
phƣơng tiện vật chất kỹ thuật đƣợc huy động tham gia vào việc khai thác tài
nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ, hàng hóa, thỏa mãn nhu
cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ. Theo cách hiểu này, cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân
ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế khác nhƣ
mạng lƣới và phƣơng tiện giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, công
trình cung cấp điện nƣớc tham gia phục vụ du lịch… Những yếu tố này đƣợc
gọi chung là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội, giữ vai trò đảm bảo điều kiện


20
chung cho việc phát triển du lịch. Điều này đƣợc giải thích bởi sự lệ thuộc vào
du lịch vào thành quả của các ngành kinh tế khác.
Hiểu theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đƣợc hiểu là toàn
bộ các phƣơng tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch xây dựng nhằm
khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra và làm mới lại các sản phẩm dịch vụ và
hàng hóa, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Bao gồm hệ thống các khách
sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch…
và các công trình bổ trợ. Đây chính là yếu tố tác động trực tiếp tới số lƣợng và
chất lƣợng dịch vụ du lịch. Chính vì vậy, sự phát triển du lịch bao giờ cũng
gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các thành phần:
Cơ sở phục vụ ăn uống và lƣu trú nhƣ khách sạn, nhà khách, nhà hàng,
camping, bungalow…; Mạng lƣới cửa hàng chuyên nghiệp: bao gồm mạng

lƣới cửa hàng thuộc các trung tâm du lịch và mạng lƣới thƣơng nghiệp địa
phƣơng; Cơ sở thể thao: gồm công trình thể thao, phòng thể thao, trung tâm
thể thao…; Cơ sở y tế: gồm phòng y tế, trung tâm chữa bệnh… nhằm phục vụ
du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch; Các công
trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa nhƣ trung tâm văn hóa, rạp chiếu
phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm… Ngoài ra còn có các công trình
bổ trợ khác.
Từ đó, có thể hiểu rằng cơ sở vật chất để phát triển du lịch văn hóa bao
gồm cơ sở vật chất của các ngành kinh tế khác có liên quan tới du lịch (nhƣ
nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải…)
và cơ sở vật chất của chính các điểm du lịch văn hóa, các di sản văn hóa, các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch văn hóa tạo điều kiện cho du lịch văn hóa
phát triển.
1.1.7. Sản phẩm du lịch văn hóa


21
Sản phẩm văn hóa đƣợc sinh ra trƣớc sản phẩm du lịch. Văn hóa là do
con ngƣời sáng tạo ra, vì thế mọi sản phẩm văn hóa đều thuộc về con ngƣời.
Ở đâu có con ngƣời, ở đó có văn hóa, có sản phẩm văn hóa.
“ Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn
hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp
để phục vụ những nhu cầu của các đối tƣợng du khách khác nhau; nó phù hợp
với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế; đồng thời chứa đựng
những giá trị văn hóa đặc trƣng bản địa, đáp ứng và làm thỏa mãn các mục
tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phƣơng nơi đang diễn
ra các hoạt động kinh doanh du lịch”.
Sản phẩm du lịch trƣớc hết là sản phẩm văn hóa, hai loại sản phẩm này
có mối quan hệ mật thiết với nhau, đƣợc thể hiện nhƣ sau
11

:
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa sản phẩm văn hóa và sản phẩm du lịch
Sản phẩm văn hóa
Sản phẩm du lịch
Bền vững, tính bất biến cao
Thích ứng, tính khả biến cao
Mang nặng dấu ấn của cộng đồng dân
cƣ bản địa
Mang nặng dấu ấn của các cá nhân,
các nhà tổ chức, khai thác
Dùng cho tất cả các đối tƣợng khác
nhau, phục vụ mọi ngƣời
Chỉ dùng cho khách du lịch, phục vụ
những đối tƣợng sử dụng dịch vụ du
lịch
Sản xuất ra không phải để bán, chủ
yếu để phục vụ đời sống sinh hoạt văn
hóa – tinh thần của cƣ dân bản địa
Hàng hóa sản xuất phải đƣợc bán ra
thị trƣờng, bán cho du khách, phục vụ
nhu cầu của các đối tƣợng khách du
lịch là cƣ dân của các vùng miền
khác nhau
Chú trọng giá trị tinh thần, giá trị
Giá trị văn hóa đi kèm giá trị kinh tế

11
Dƣơng Văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch số 2, tr.33.



22
không đo đƣợc hết bằng giá cả
- xã hội. Giá trị đo đƣợc bằng giá cả
Quy mô hạn chế, thời gian và không
gian xác định
Quy mô không hạn chế, thời gian và
không gian không xác định
Sản phẩm mang nặng định tính, khó
xác định định lƣợng. Giá trị của sản
phẩm mang tính vô hình thể hiện qua
ấn tƣợng, cảm nhận…
Định tính, định lƣợng đƣợc thể hiện
qua thời gian hoạt động. Giá trị của sản
phẩm là hữu hình, biểu hiện thông qua
những chỉ số kinh tế thu đƣợc
Từ đó cho thấy sản phẩm du lịch văn hóa là sản phẩm du lịch khai
thác những giá trị văn hóa, sử dụng tài nguyên du lịch văn hóa trong hoạt
động của mình, khác biệt với sản phẩm du lịch tự nhiên.
Sản phẩm du lịch văn hóa cùng khác với sản phẩm văn hóa ở chỗ: sản
phẩm văn hóa là để cung ứng cho con ngƣời nói chung; còn sản phẩm du
lịch văn hóa chỉ cung cấp cho khách du lịch có nhu cầu tìm hiểu, thƣởng
thức văn hóa. Tuy nhiên, sự phân định này rất khó, chỉ mang tính định
tính, không mang tính định lƣợng. Hơn nữa, sản phẩm văn hóa không tạo
tính tò mò, mới lạ, bắt con ngƣời phải tìm hiểu; còn sản phẩm du lịch văn
hóa lại tạo tính dị biệt đối với cƣ dân vùng khác đến.
Yếu tố “dị biệt” đƣợc làm nên bởi sự khác biệt về văn hóa. Sự khác
biệt văn hóa giữa các cộng đồng ngƣời, giữa các vùng miền, giữa các dân
tộc, giữa các quốc gia… thậm chí giữa văn hóa của ngƣời hiện đại với các
nền văn hóa qua khứ chính là căn nguyên làm nên tính dị biệt của sản
phẩm du lịch văn hóa, tạo sự hấp dẫn, tò mò, ham khám phá của du khách.

Đa dạng văn hóa chính là lý do sinh tồn của du lịch, bởi đa dạng văn hóa
làm nên yếu tố mới lạ của du lịch, là cơ sở để xây dựng nên những sản
phẩm du lịch văn hóa mới lạ, độc đáo, riêng có của mỗi vùng miền. Đảm


23
bảo đƣợc điều này, sản phẩm văn hóa bản thân nó đã có sức hấp dẫn đối
với du khách. Nhƣng để biến nó thành một sản phẩm du lịch phổ biến,
rộng rãi còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố, đòi hỏi nhiều nỗ lực và trải qua
nhiều bƣớc, nói cách khác là phải có một quy trình xây dựng sản phẩm văn
hóa trở thành sản phẩm du lịch
12
.
Sơ đồ 1.2: Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch













Trên thực tế, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang bản chất và
nội dung văn hóa sâu sắc. Trên cơ sở văn hóa dân tộc – vùng miền, nguồn
tài nguyên nhân văn phong phú, hoạt động du lịch luôn đem đến cho du

khách những sản phẩm chứa đựng những giá trị nhân văn đặc sắc, mang
sắc thái bản địa. Sản phẩm văn hóa chỉ trở thành sản phẩm du lịch khi nó
tham gia vào các quá trình của hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ các

12
Nguyễn Quang Vinh (2007), Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, Hội
thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo du lịch ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, tr.91.


24
nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Khi đó nó đƣợc gọi tên là sản phẩm
du lịch văn hóa, trở thành một yếu tố hợp thành của các chƣơng trình du
lịch văn hóa đẻ thỏa mãn nhu cầu của du khách tham gia loại hình du lịch
này. Có xuất xứ từ sản phẩm văn hóa, nhƣng sản phẩm du lịch văn hóa
mang nhiều đặc trƣng của sản phẩm du lịch. Chúng đã trở thành hàng hóa
phục vụ kinh doanh, đem lại lợi ích kinh tế.
1.1.8. Qui hoạch du lịch văn hóa
Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phức tạp. Nó có ảnh hƣởng
tích cực cũng nhƣ tiêu cực đến đời sống kinh tế văn hóa, xã hội, môi trƣờng
cho địa bàn phát triển du lịch. Trong khi cung du lịch thƣờng mang tính cố
định, khó có thể thay đổi, thì cầu du lịch vẫn luôn mang tính không ổn định,
dễ bị thay đổi. Từ đó, có thể cho thấy sự phức tạp trong việc đầu tƣ phát triển
du lịch không kể ở cấp độ quốc gia, khu vực hay ở cấp độ các doanh nghiệp.
Trong chiến lƣợc phát triển du lịch các cơ quan có thẩm quyền cấp Trung
ƣơng, địa phƣơng, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm
đến công tác xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. Công tác này đƣợc thực
hiện tốt có thể làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác
động tiêu cực mà du lịch có thể đem lại cho cộng đồng, cho doanh nghiệp.
Nếu công tác này không đƣợc thực hiện tốt có thể dẫn đến sự phát triển du
lịch thiếu tính kiểm soát.

Quy hoạch phát triển du lịch và du lịch văn hóa ở cấp quốc gia và vùng
mang lại những lợi ích đặc trƣng quan trọng sau :
- Thiết lập đƣợc các mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa
và chính sách nhằm tìm ra những giải pháp để đạt đƣợc mục tiêu.
- Phát triển du lịch đồng thời với việc khai thác, sử dụng và bảo vệ hợp lý
các tài nguyên du lịch nhân văn cho hiện tại cùng nhƣ trong tƣơng lai.


25
- Tạo sự thống nhất trong sự phát triển du lịch tổng thể của một quốc gia,
một vùng và thiết lập các mối liên kết giữa du lịch và các ngành kinh tế khác.
- Tạo cơ sở cho việc ra các quyết định về phát triển du lịch.
- Tạo ra sự phối kết hợp đồng bộ giữa các hoạt động du lịch trên địa bàn :
sự tác động hỗ trợ giữa các điểm du lịch, các loại hình du lịch trong đó có du
lịch văn hóa, các sản phẩm du lịch văn hóa
- Tối ƣu và cân bằng các lợi ích kinh tế, môi trƣờng tự nhiên, văn hóa, xã
hội mà ngành du lịch đóng góp cho xã hội, đồng thời giảm thiểu các tác hại
mà hoạt động du lịch có thể gây ra đối với các di sản văn hóa.
- Đƣa ra những hƣớng dẫn cơ bản về việc bố trí, kiểu loại, quy mô phát
triển các điểm du lịch, tiện nghi, dịch vụ và cơ sở hạ tầng du lịch văn hóa.
- Đề ra các tiêu chuẩn và hƣớng dẫn soạn thảo quy hoạch chi tiết cho các
khu, các điểm du lịch đã đƣợc xác định.
- Tạo khuôn khổ cho việc thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chính
sách phát triển du lịch trong đó có du lịch văn hóa, cũng nhƣ đặt nền tảng cho
việc quản lý thƣờng xuyên hoạt động du lịch thông qua việc cung cấp các
khung pháp lý và hệ thống tổ chức cần thiết.
- Tạo khuôn khổ cho việc phối kết hợp có hiệu quả các nỗ lực của lĩnh
vực nhà nƣớc và tƣ nhân trong việc đầu tƣ phát triển du lịch.
- Tạo cơ sở để kiểm soát thƣờng xuyên và duy trì định hƣớng phát triển
du lịch.

Trong các hƣớng dẫn của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thƣờng đƣa
ra các giai đoạn cơ bản trong quy trình lập quy hoạch du lịch (ở cấp độ quốc
gia và vùng) nhƣ sau
13
:
Giai đoạn nghiên cứu chuẩn bị (Study preparation)
Giai đoạn xác định mục tiêu (Determination of objectives)

13
Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXb Đại học Quốc gia Hà Nội

×