ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ LAN HƯƠNG
TÌM HIỂU VIỆC KHAI THÁC CÁC TÀI
NGUYÊN VĂN HÓA CỦA TỈNH NGHỆ AN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH
(Chương trình đào tạo thí điểm)
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng
Hà Nội - 2010
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nghệ An là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày lịch sử truyền thống và có
nguồn tài nguyên tự nhiên cũng như tài nguyên nhân văn khá đa dạng phong phú.
Như các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật, các danh lam thắng
cảnh, khu du lịch biển, vườn quốc gia với hệ động thực vật quý hiếm, các lễ hội,
phong tục tập quán, con người…rất thuận lợi cho việc khai thác phục vụ cho phát
triển du lịch. Nghệ An có vị trí nằm trên trục giao thông Bắc Nam, có các cửa khẩu
giao thương với Lào và đường bộ với Thái Lan, có cảng biển, hệ thống đường bộ,
đường sông, hàng không thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với mọi miền cả
nước và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân
chủ quan và khách quan ngành du lịch Nghệ An còn nhiều tồn tại bất cập đặc biệt
là trong lĩnh vực du lịch văn hóa. Công tác bảo tồn, phát huy và khai thác các giá
trị tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể gặp nhiều khó khăn từ điều kiện kinh
tế hạn hẹp, đội ngũ cán bộ, lao động thiếu và yếu, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ
cho du lịch đa số lạc hậu, xuống cấp, khí hậu khắc nghiệt và chịu ảnh hưởng nhiều
của tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch, các ban ngành cũng như các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch chưa hoạt động hiệu quả và chưa có nhiều kinh phí đầu
tư cũng như xúc tiến các hoạt động thương mại quảng bá rộng rãi và nghiên cứu
xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù trên nguồn tài nguyên nhân văn của tỉnh. Hiện
nay du lịch của tỉnh Nghệ An dừng lại ở việc khai thác những gì có sẵn chứ chưa
khai thác hiệu quả được nguồn tài nguyên văn hóa đưa vào kinh doanh du lịch, du
khách khi đến với Nghệ An chỉ biết đến du lịch biển Cửa Lò, thăm quê hương Chủ
tịch Hồ Chí Minh, khu trung tâm thành phố Vinh mà còn vô số những tuyến điểm
5
hấp dẫn khác du khách chưa biết đến. Sản phẩm du lịch văn hóa hiện nay chưa tiếp
cận được với khách, các yếu tố văn hóa như nghệ thuật biểu diễn dân ca, làng nghề
truyền thống, ẩm thực, lễ hội… chưa được phổ biến rộng rãi phục vụ cho nhu cầu
du lịch. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu khó hấp dẫn được du khách, trong khai
thác kinh doanh chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn ngành du lịch của
tỉnh. Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế và biến đổi trong đời sống con người,
xã hội ảnh hưởng tới các yếu tố văn hoá bản địa ngày càng mai một, nguồn tài
nguyên nhân văn bị khai thác một cách không bền vững cho những mục đích khác
nhau, thậm chí phát triển một cách sai lệch đi ngược với thuần phong mỹ tục, ảnh
hưởng các giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Tìm hiểu việc
khai thác tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An để phục vụ cho phát triển du lịch ”
qua khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm, điều kiện khai thác nguồn tài
nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Nghệ An để có thể tìm ra những nguyên nhân tồn
tại, những hạn chế khó khăn trong việc khai thác các loại tài nguyên văn hóa của
tỉnh Nghệ An phục vụ cho phát triển du lịch từ đó đưa ra chiến lược khai thác hiệu
quả và sản phẩm du lịch phù hợp để nâng cao chất lượng đáp ứng mọi nhu cầu của
khách du lịch, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và hướng tới thị
trường nước ngoài nhằm tăng hiệu quả kinh tế, giao lưu văn hóa và phát triển du
lịch cũng như bảo tồn nguồn tài nguyên nhân văn và các yếu tố văn hoá bản địa.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu các đặc điểm, điều kiện của nguồn tài
nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An trong việc phục vụ phát triển du lịch, luận văn
hướng tới những mục đích và ý nghĩa sau:
Xác định được vai trò nguồn tài nguyên du lịch nhân văn cũng như yếu tố
văn hoá trong phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An
nói chung. Từ đó thấy được tầm quan trọng của yếu tố văn hóa trong đời sống con
người và trong xã hội cũng như vai trò của nó trong phát triển kinh doanh du lịch
6
nhằm phục vụ chính con người về tinh thần và vật chất, qua đó còn bảo tồn và phát
huy lưu giữ các giá trị cho thế hệ mai sau.
Giải quyết mối quan hệ giữa yếu tố văn hoá, tài nguyên du lịch nhân văn với
hoạt động kinh doanh du lịch nhằm hướng tới phát triển bền vững trong mọi mặt.
Ngày nay, các tài nguyên văn hóa bị khai thác một cách không bền vững cho nhiều
mục đích khác nhau của các cơ sở kinh doanh ảnh hưởng tới môi trường văn hóa,
môi trường tự nhiên theo chiều hướng xấu. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ, phát huy
vai trò của các tài nguyên văn hóa, khai thác trên cơ sở bảo tồn chúng ở dạng
nguyên bản, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh du lịch và của
dân cư địa phương nhằm thu lợi nhuận nâng cao hiệu quả kinh tế và gìn giữ các giá
trị văn hóa cho đời sau.
Đánh giá và phân tích việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hiện
nay ở tỉnh Nghệ An. Để thấy được những thuận lợi, hay những hạn chế khó khăn
trong việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch văn hóa tại các điểm du lịch, các loại
hình du lịch nói riêng và của toàn tỉnh nói chung từ đó đưa ra cái nhìn tổng thể,
những nhận xét đánh giá thực trạng của ngành du lịch Nghệ An.
Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch nhân
văn ở tỉnh Nghệ An. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng khai thác các tài nguyên
văn hóa của tỉnh Nghệ An đưa ra cái nhìn tổng quát về thực tế du lịch Nghệ An,
luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao những mặt đã đạt được và giải
quyết những hạn chế tồn tại…
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các loại tài nguyên du lịch văn hoá
của tỉnh Nghệ An, di sản văn hoá của Nghệ An. Các tổ chức, cơ quan quản lý về
du lịch văn hoá. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch văn hoá, các sản phẩm
du lịch văn hoá. Trong đó có các tài liệu, các vấn đề thực tế các hoạt động du lịch
văn hoá ở Nghệ An, những tồn tại ở các công ty du lịch, cơ quan quản lý du lịch.
7
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Phạm vi thời gian: hoạt động du lịch văn hoá ở Nghệ An trong khoảng thời gian
hiện tại từ năm 2000 đến 2010
Phạm vi không gian: các hoạt động du lịch văn hoá trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Phạm vi vấn đề: Nghiên cứu tài nguyên du lịch văn hoá của Nghệ an, thực trạng
khai thác tài nguyên văn hoá trong du lịch ở Nghệ An. Một số đề xuất và kiến nghị
nhằm khắc phục những tồn tại để phát triển du lịch văn hoá tại tỉnh Nghệ An.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu và xử lý thông tin. Là phương
pháp nhằm tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan như thu thập các tài liệu về văn hóa,
tài liệu về tài nguyên văn hóa, các tài liệu liên quan đến tổ chức, hoạt động kinh
doanh, xúc tiến quảng bá du lịch…Và những tài liệu, thông tin về ngành du lịch
của tỉnh Nghệ An, về tài nguyên du lịch Nghệ An, các tài liệu, sách báo, bài viết về
Nghệ An từ đó có cái nhìn tổng quan và cụ thể các vấn đề liên quan giúp cho tác
giả khai thác thông tin, xử lý thông tin cung cấp cho luận văn.
Phương pháp quan sát sự vật hiện tượng. Là phương pháp điều tra, thu thập
thông tin ở một số điểm du lịch nhằm thu thập thông tin từ thực tế nơi diễn ra hoạt
động du lịch. Phương pháp giúp ta tìm hiểu thông tin quan sát từ các sự vật cụ thể
như các di tích, các đồ vật, nét hoa văn, các hoạt động lễ hội…
Phương pháp điều tra thực địa: là phương pháp kiểm tra thông tin tại các cơ
sở, điểm du lịch nơi có các di tích, danh lam, công trình kiến trúc nghệ thuật, lễ
hội, làng nghề, khách du lịch… cần nghiên cứu, phương pháp giúp cho nhà nghiên
cứu tiếp xúc trực tiếp, cảm nhận được sự vật, hiện tượng từ đó đưa ra cái nhìn tổng
quát, khách quan, chính xác về đối tượng nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp và phân tích: là phương pháp tổng hợp tất cả tài liệu
như tài liệu khoa học về lý thuyết, tài liệu nghiên cứu, thông tin thu thập được từ
8
đó phân loại, sắp xếp, xử lý thông tin và đưa ra những phân tích, nhận định, đánh
giá đối tượng nghiên cứu, làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
5. Bố cục của luận văn : Luận văn bao gồm các phần mở đầu và phần kết luận,
phần phụ lục, phần nội dung . Bao gồm gần 140 trang, trong đó phần nội dung của
luận văn với kết cấu ba chương là:
Chương 1: Tài nguyên văn hóa tỉnh Nghệ An
Chương 2: Thực trạng khai thác tài nguyên văn hóa phục vụ phát triển du
lịch của Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài
nguyên du lịch văn hoá ở tỉnh Nghệ An
6. Đóng góp của luận văn :
Sau quá trình thu thập thông tin nghiên cứu các đặc điểm, điều kiện của
nguồn tài nguyên văn hóa của tỉnh Nghệ An và thực trạng khai thác nguồn tài
nguyên du lịch phục vụ cho phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch văn hóa của
Nghệ An khá phong phú và đa dạng ở nhiều loại hình văn hóa như văn hóa vật thể
và phi vật thể trải khắp các huyện thị trong toàn tỉnh. Văn hóa vật thể như các di
tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh nổi
tiếng như khu du lịch Kim Liên với các cụm di tích gắn quê hương Chủ tịch Hồ
Chí Minh, khu du lịch thành phố Vinh hội tụ các di tích lịch sử có công trình kiến
trúc nghệ thuật và những danh lam thắng cảnh hấp dẫn. Ngoài ra có những điểm du
lịch nổi tiếng có giá trị văn hóa ở các huyện thị như đền Cờn ở Quỳnh Lưu, đền
Quả ở Đô Lương… rất linh thiêng và cảnh đẹp, thành Lục Niên núi Thiên Nhẫn và
cụm di tích ở các huyện miền núi nơi phát hiện ra di tích khảo cổ của người xưa
gắn liền với văn hóa Đông Sơn… Hay các tài nguyên văn hóa phi vật thể đặc sắc
như các lễ hội truyền thống tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng gắn liền với
các di tích, lễ hội làng Sen, lễ hội sông nước, lễ hội của đồng bào dân tộc ít người,
các làn điệu dân ca mê đắm lòng người, các làng nghề thủ công truyền thống các
9
phong tục tập quán của dân cư địa phương, của dân tộc anh em… rất đặc trưng.
Những năm gần đây kinh tế của tỉnh có nhiều tiến triển vượt bậc, đời sống người
dân nâng cao, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật được xây dựng nhiều, đặc biệt là
những nơi công cộng phục vụ cho nhu cầu tinh thần của người dân, các công trình
giao thông được mở rộng phục vụ nhu cầu đi lại…Mặc dù có khá nhiều những điều
kiện thuận lợi tuy nhiên tỉnh cũng gặp phải những hạn chế khó khăn như kinh tế
nhiều huyện thị đặc biệt vùng miền núi xa hẻo lánh kinh tế nghèo nàn lạc hậu, khí
hậu khắc nghiệt, đất đai không màu mỡ, sự phát triển chưa đồng bộ về mọi mặt.
Cho nên ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế toàn tỉnh nói chung và việc khai
thác các tài nguyên văn hóa phục vụ cho du lịch nói riêng. Trong ngành du lịch còn
nhiều yếu kém bất cập như đội ngũ lao động lành nghề và cán bộ hoạt động còn
yếu và thiếu, nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh và xúc tiến quảng bá du
lịch địa phương không nhiều dẫn đến chất lượng dịch vụ và xây dựng hình ảnh
thương hiệu chưa cao, khó thu hút được thị hiếu của khách hàng đặc biệt là những
dòng khách cao cấp, có khả năng chi trả cao. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu chưa
có sản phẩm du lịch đặc thù riêng của Nghệ An, chưa thu hút khách, cần phải xây
dựng các chương trình du lịch đặc sắc mang đậm dấu ấn địa phương và phù hợp
với thị hiếu khách du lịch. Luận văn đã trình bày được những thuận lợi cũng như
một số hạn chế, tồn tại trong nền kinh tế nói chung của tỉnh và của ngành du lịch
nói riêng. Từ những hạn chế, tồn tại đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục và
góp phần nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên văn hóa một cách hợp lý,
bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, bên cạnh đó chú ý những vấn đề về
hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng lao động ngành du lịch… sao cho ngành du
lịch ngày càng phát triển bền vững, đóng góp cao cho ngành kinh tế, nâng cao chất
lượng của cuộc sống người dân nơi đây. Những giải pháp đó bao gồm 6 nhóm giải
pháp chính là: Giải pháp về tổ chức quản lý trong du lịch, giải pháp về hoàn thiện
cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa, giải pháp về
10
marketing trong du lịch, giải pháp về bảo tồn nguồn tài nguyên văn hóa trong kinh
doanh du lịch, giải pháp về an toàn trong du lịch.
11
CHƢƠNG 1: TÀI NGUYÊN VĂN HOÁ CỦA TỈNH NGHỆ AN
1.1. Khái quát về tỉnh Nghệ An
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Nghệ An
Lịch sử Nghệ An nằm trong dòng chảy lịch sử dân tộc, các thế hệ cha ông
nơi đây đã góp phần cùng nhân dân cả nước dựng nên nền văn minh sông Hồng,
văn minh Đại Việt, chinh phục cải tạo tự nhiên, xây dựng xóm làng, chống ngoại
xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Từ thời tiền sử, các di tích khảo cổ cho
thấy dấu tích của người vượn cổ phát hiện ở hang Thẩm Ồm, Thẳm Bua, Đồng
Bua huyện Quỳ Châu có niên đại cách đây hai mươi vạn năm. Một số dấu tích
người tối cổ ở đồi Dùng, đồi Rạng thuộc nền văn hóa Sơn Vi, cho đến văn hóa Hòa
Bình, miền ven biển thuộc văn hóa Quỳnh Văn…Họ sống bầy đàn, hái lượm, săn
bắt bằng công cụ thô sơ, cư trú vùng núi phía Tây và trung du. Nền nông nghiệp
nương rẫy, lúa nước dần hình thành. Đến thời Văn Lang - Âu Lạc cùng với các tộc
người khác ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, các tộc người cổ
cùng xây dựng đất nước Văn Lang – Âu Lạc, họ lao động và đạt nhiều thành quả
nhất định như trình độ tinh xảo trong kỹ thuật chế tác đá và khai thác, luyện đồng
tạo nên công cụ lao động, vũ khí, nhạc cụ…Sự phát triển của nghề luyện kim thúc
đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế và dẫn đến chuyển biến sâu xa trong đời
sống xã hội. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lúa nước, hái lượm săn bắn,
đánh cá, chăn nuôi, làm gốm, dệt vải. Đặc biệt là chế tác kim loại, luyện kim là
ngành thủ công tác động to lớn đến kinh tế, xã hội của Nghệ An thời đó. Con
người sống gắn bó quan hệ cộng đồng làng xóm, họ tổ chức hội hè, ca nhạc từ
trống đồng, khèn, sáo, chuông, hát dân ca, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng…tạo nên
12
nền văn minh Đông Sơn và công cuộc dựng nước, giữ nước của các vua Hùng, vua
Thục gắn liền với những dấu ấn sâu đậm của kho tàng huyền thoại và một số di
tích lịch sử văn hóa.
Năm 179 trước công nguyên, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu
Đà do An Dương Vương lãnh đạo bị thất bại. Đất nước rơi vào ách thống trị phong
kiến phương Bắc kéo dài hơn 1000 năm. Nghệ An trở thành châu, quận huyện
trong quá trình sát nhập, đồng hóa của đế chế Đại Hán. Đời Triệu thuộc huyện Cửu
Chân, huyện Hàm Hoan thuộc quận Giao Chỉ đời Hán, là quận Cửu Đức gồm sáu
huyện đời Ngô, tám huyện đời Tấn, 10 huyện đời Tống, 7 huyện đời Tề, là quận
Đức Châu đời Lương, quận Nhật Nam đời Tùy, là Hoan Châu, Diễn Châu và Phúc
Lộc Châu đời Đường. Chính quyền đô hộ khắc nghiệt, vơ vét của cải, sức người,
người dân phải cống nộp đặc sản hoa quả nổi tiếng như vải, nhãn, cam, lâm thổ sản
quý như gỗ quý, sừng tê giác, ngà voi, chim công…Nhân dân vùng lên khởi nghĩa,
cùng với nhân dân cả nước kiên cường chống lại phong kiến Trung Quốc. Mở đầu
là khởi nghĩa Hai Bà Trưng và nhiều cuộc khởi nghĩa khác. Năm 722, Mai Thúc
Loan khởi nghĩa giành đánh đuổi nhà Đường giành độc lập hơn 10 năm và lấy căn
cứ ở Sa Nam, Nam Đàn. Ông cho xây thành Vạn An và đưa quân từ Hoan Châu ra
Bắc chiếm phủ Tống Bình (Hà Nội). Năm 905, Khúc Thừa Dụ dựng nền tự chủ
đến 938, Nghệ An luôn là hậu phương trong công cuộc đấu tranh giành độc lập.
Dưới triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Nghệ Tĩnh là vùng biên giới phía Nam giáp
với Chăm Pa. Thời Lý Thái Tông năm (1030) lấy tên Nghệ An thay cho tên Hoan
Châu. Thời Trần, Nghệ An đổi thành trấn Lâm An và Diễn Châu đổi thành trấn
Vọng Giang. Trong thời kỳ độc lập này, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa
của Nghệ An thấp hơn so với vùng đồng bằng sông Hồng. Việc di dân, khai thác
đất đai, cư dân đông đúc, nhiều làng mạc ra đời, phát triển nông nghiệp lúa nước
và xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương nối liền sông. Thời Trần nơi đây
13
có học trò ưu tú tham gia thi Hội, thi Đình đỗ trạng nguyên và nhiều nhà văn hóa
nổi tiếng. Năm 1279, xây dựng đền Cờn ở Quỳnh Lưu là kiến trúc tín ngưỡng dân
gian đầu tiên của Nghệ An. Nghệ An là hậu phương quan trọng đóng góp nhiều
nhân tài, quân binh, lương thảo trong kháng chiến chống Tống và quân Nguyên
Mông, phía Nam thì chống xâm phạm của quân Chăm Pa ở giữa thế kỷ XIV.
Thế kỷ XV, Nghệ An là căn cứ chủ yếu hai cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần
Quý Khoáng, Nguyễn Vĩnh Lộc. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn,
Thanh Hóa. Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn tiến vào đóng quân ở Nghệ An, nhờ
sức người quân Lam Sơn tiêu diệt toàn bộ quân địch và xây thành Lục Niên ở núi
Thiên Nhẫn làm căn cứ và thừa thắng tấn công ra Bắc giành được thắng lợi, cuối
năm 1427, Vương Thông rút quân về nước, quân Lam Sơn toàn thắng. Năm 1969,
Lê Thánh Tông hợp Nghệ An và Diễn Châu thành thừa tuyên Nghệ An gồm 9 phủ,
25 huyện, 2 châu, ở thời này tình hình tương đối ổn định. Về kinh tế, chính sách
khuyến nông, chiêu dân lập ấp, khai hoang, cày cấy. Thủ công nghiệp phát triển
như nghề gạch ngói, dệt, ở Quỳnh Đôi, rèn sắt Nho Lâm, Diễn Châu, gốm Chợ
Bộng, Yên Thành, mộc ở Nam Đàn…Chợ hình thành giao thương tấp nập. Về giáo
dục văn hóa, vua Lê Thánh Tông cho lập trường thi Hương, tổ chức hơn 100 khoa
thi, có 57 người đỗ tiến sỹ, đưa Nghệ An thành xứ văn vật, giao lưu văn hóa các
địa phương khác, các phong tục được bảo tồn.
Sang thế kỷ XVI đến XVIII, Nghệ An bước sang thời kỳ chiến tranh Trịnh
Mạc, Trịnh Nguyễn phải chịu nhiều hậu quả nặng nề giữa sự tranh chấp của các
thế lực phong kiến. Người dân phải chịu ách áp bức bóc lột, phải chịu đói khổ và
chiến tranh, nhiều cuộc khởi nghĩa của dân bị đàn áp dã man. Phong trào Tây Sơn
của Nguyễn Huệ nổ ra, sau khi tiêu diệt quân Xiêm, tiến ra Bắc ba lần tiêu diệt tập
đoàn phong kiến nhà Trịnh đã dừng trên đất Nghệ An tuyển quân và được nhân
dân hết sức ủng hộ cả về vật chất và nhân lực. Quang Trung đã đánh bại hoàn toàn
14
quân Thanh và có ý định dời đô ra Nghệ An đóng tại thành Phượng Hoàng Trung
Đô cạnh núi Quyết và sông Lam. Sau khi Quang Trung mất, năm 1802, Nguyễn
Ánh lên ngôi ở Phú Xuân đã dời thành từ Lam Thành-Phù Thạch về Yên Trường,
Vĩnh Yên huyện Chân Lộc, nơi đây trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị
của trấn Nghệ An. Năm Minh Mệnh thứ 12(1831), trấn Nghệ An chia làm hai tỉnh
là Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm Tự Đức thứ 6(1853) bỏ tỉnh Hà Tĩnh cho nhập vào
Nghệ An. Thời vua Hàm Nghi (1885-1888) Nghệ An tách ra 2 tỉnh Nghệ An, Hà
Tĩnh. Việc tách nhập diễn ra nhưng nhà Nguyễn luôn chọn Vinh là trung tâm của
cả vùng. Thời kỳ này kinh tế nông nghiệp sa sút, ruộng đồng bỏ hoang, thiên tai,
nạn dịch hoành hành, xóm làng tiêu điều xơ xác. Ngoài trồng lúa, nông dân có
trồng thêm ngô, khoai, lạc, đậu…Thủ công nghiệp xuất hiện nhiều làng nghề và
nghề thủ công nổi tiếng như dệt, mộc, gốm, đan lát…buôn bán tấp nập ở chợ và
các cửa biển, cửa sông. Văn học nghệ thuật thì phát triển rực rỡ, xuất hiện nhiều
tác giả lớn như La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Bùi Xuân Lịch, Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ…Về sử học có Phan Thúc Trực, Cao Xuân
Dục…Y dược có Hoàng Nguyên Cát, Hoàng Danh Sưởng…Văn hóa dân gian phát
triển phong phú đa dạng, lễ hội với nhiều sinh hoạt như hát ví, hát dặm, đánh cờ,
đánh đu…Các công trình kiến trúc xây dựng và trùng tu như đền, chùa, đình, nhà
văn thánh. Về giáo dục thi cử được xem trọng và có số người đỗ tiến sỹ đông nhất
cả nước dưới triều Nguyễn. Tuy nhiên, dưới ách áp bức bóc lột của triều Nguyễn
nhân dân nơi đây rất khổ bởi nạn phu phen tạp dịch xây dựng cung điện, lăng tẩm
cho vua chúa, thuế khóa nặng nề, tham nhũng, mùa màng thất bát đặc biệt thời vua
Tự Đức. Cho nên nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra và bị đàn áp dã man.
Nghệ An từ năm 1858 đến 1918, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân
dân đã sôi sục nhiệt huyết đánh giặc bảo vệ tổ quốc. Trong khi đó triều đình chủ
hòa với Pháp và nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra chống lại triều đình và
15
Pháp, tiêu biểu là khởi nghĩa năm Giáp Tuất(1874) của Trần Tấn, Đặng Như Mai.
Khi kinh thành Huế thất thủ(1885), chiếu Cần Vương ban hành thì phong trào đấu
tranh phát triển với tổ chức và quy mô lớn với khí thế “Bình Tây phục quốc” tiêu
biểu là khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn. Sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến
hành bình định quân sự đặt viên công sứ, phó công sứ cùng tòa Giám binh, Nha
mật thám…mỗi nơi đặt sở đại lý hành chính để khống chế vùng núi Tây Nam, Tây
Bắc Nghệ An do người Pháp đứng đầu. Về kinh tế có nhiều thay đổi, Vinh-Bến
Thủy-Trường Thi thành ba trung tâm đô thị. Các tập đoàn tư sản Pháp đổ vốn đầu
tư xây dựng các nhà máy xí nghiệp, một số ngành nghề kinh tế mới hình thành
phát triển với quy mô lớn như khai thác chế biến lâm sản, sản xuất diêm, vận tải,
sửa chữa đầu máy toa xe, bốc vác, may mặc, cắt tóc…Nhiều cơ sở nghề thủ công
như đồ sắt, đồ thêu, đồ tế khí ra đời, các cửa hàng của người Âu, người Hoa, người
Ấn mọc lên cạnh người Việt, chi nhánh ngân hàng Đông Dương đóng trên địa bàn
Vinh. Pháp cho xây dựng các tuyến đường giao thông đường sắt, đường bộ, đường
thủy nội tỉnh và nối liền Nghệ An với nhiều tỉnh thành trong cả nước. Xã hội thì
phân hóa sâu sắc bên cạnh những giai cấp cũ, những giai cấp mới ra đời như giai
cấp công nhân từ nông dân, dân nghèo, giai cấp tư sản từ địa chủ, phú nông, các
chủ buôn vải sợi, vàng bạc, kim khí, gạo…, giai cấp tiểu tư sản đa số là trí thức,
viên chức có lòng yêu nước và tham gia cách mạng. Giai đoạn này phong trào cứu
nước lâm vào tình trạng khủng hoảng thì một xu hướng mới thông qua tân thư, tân
văn ra đời và lan nhanh. Tiêu biểu là Phan Bội Châu cùng với các đồng chí lập ra
hội Duy Tân. 1905, phong trào Đông Du đưa học sinh sang Nhật du học, Nghệ An
có hơn 100 thanh niên, số ở lại thành lập “ Triều Dương thương quán” ở Vinh xây
dựng lực lượng và tài chính cho cách mạng. Ngoài ra còn nhiều phong trào khác
nhưng nhìn chung các phong trào đấu tranh của nông dân và các tầng lớp đều bị
đàn áp một cách dã man nhưng ý chí quật cường của con người thì vẫn sống một
cách mạnh mẽ.
16
Từ năm 1919 đến 1930 sau chiến tranh thế giới lần thứ 1, Pháp tiến hành
khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô lớn ở Đông Dương. Tình hình kinh tế xã
hội Nghệ An có nhiều thay đổi, thành phố Vinh – Bến Thủy ra đời trên sự sát nhập
ba trung tâm đô thị Vinh – Trường Thi – Bến Thủy với 20.000 dân nội thành và
7000 công nhân. Chợ Vinh là chợ lớn Trung Kỳ thuộc Pháp, nơi giao thương trao
đổi hàng hóa. Các đồn điền rộng lớn trồng cây công nghiệp ra đời trồng cà phê, cao
su, đay, trẩu, gai, chăn thả gia súc…quan hệ của chủ điền và người lao động có
nhiều nét mới. Từ Vinh hệ thống đường bộ nối liền các tỉnh, vùng, xứ trong Liên
bang Đông Dương, tuyến đường sắt Vinh – Đông Hà xây dựng từ 1922 – 1927.
Năm 1925, sân bay Vinh đưa vào khai thác, làm cho hệ thống giao thông tương đối
hoàn thiện. Đội ngũ công nhân tăng lên nhanh chóng chịu ảnh hưởng sâu sắc của
xu hướng cứu nước, con đường cách mạng vô sản. Năm 1925 – 1926 phong trào
công nhân Vinh – Bến Thủy luôn “đứng đầu dậy trước”. Ngoài ra có một số tư bản
người Việt, các tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, công chức tập trung lại. Tháng 6 –
1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ở Quảng
Châu Trung Quốc đã đào tạo các thanh niên ưu tú về nước hoạt động các tỉnh
thành trong đó có Nghệ An. Tháng 7 – 1925, Hội Phục Việt ra đời Trung Đô –
Vinh sau đó đổi tên Hội Hưng Nam và lại đổi tên đảng Tân Việt. Năm 1928, hai tổ
chức hoạt động xen kẽ khắp nơi ở nhà máy, trường học, công sở, thôn xã trong
tỉnh, tư tưởng Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng, phong trào đấu tranh của công
nhân và các tầng lớp trở nên mạnh mẽ, các cuộc biểu tình để tang cho Phan Chu
Trinh và ân xá cho Phan Bội Châu. Tháng 6 – 1929, Đông Dương Cộng Sản đảng
ra đời ở Bắc Kỳ, ở Trung Kỳ đặt trụ sở ở làng Vang, Vinh. Một số đảng viên của
Tân Việt gia nhập Đảng Cộng Sản, số còn lại lập ra Đông Dương Cộng Sản liên
đoàn. Tháng 3 – 1930, phân cục Trung ương lâm thời được thành lập. Từ giữa
1929 đến 1930, Nghệ An nổ ra 15 cuộc đấu tranh, có năm cuộc đấu tranh của công
nhân thành phố Vinh – Bến Thủy, 9 cuộc đấu tranh của nông dân các huyện Anh
17
Sơn, Thanh Chương. 1 – 5 – 1930, các nông dân, học sinh, công nhân khắp nơi
trên cả tỉnh đứng dậy biểu tình đấu tranh, một số nơi nông dân nổi dậy đốt phá nhà
giam, bắt tri huyện, lính nha bỏ chạy. Trước khí thế của quần chúng nhân dân
chính quyền phong kiến tay sai một số làng tan rã, nhân dân nắm chính quyền và
Xô Viết Nghệ Tĩnh ra đời. Thực dân Pháp đàn áp dã man, cuối năm 1931 phong
trào cách mạng ở Nghệ An tạm thời lắng xuống. Nghệ An là nơi ghi dấu ấn đầu
tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô viết
Nghệ tĩnh 1930 - 1931, mở đầu cho cao trào cách mạng vô sản trong cả nước.
Từ năm 1936 – 1945, các phong trào dân chủ phát triển, các cơ sở từ tỉnh,
huyện cho đến xã khôi phục. Các liên hiệp nghiệp đoàn ra đời, ở huyện có các hội,
phường thông qua đó đấu tranh tăng lương, giảm sưu thuế, tự do ngôn luận, báo
chí. Năm 1939, thực dân Pháp điên cuồng đàn áp phong trào, thời kỳ vận động dân
chủ kết thúc. 1940 Nhật vào Đông Dương, cũng như cả nước nhân dân Nghệ An
vô cùng khổ cực, mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt, một số binh biến đấu tranh nổ
ra nhưng bị thất bại. 1945 công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền đẩy
mạnh. Các cuộc khởi nghĩa xảy ra và giành thắng lợi Việt Minh thành lập Ủy ban
khởi nghĩa giành chính quyền, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa vũ trang ở nhiều
huyện xã. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong vòng 10 ngày đập tan mọi
xiềng xích, chính quyền cách mạng được thành lập.
Sau khi giành được chính quyền, nhân dân Nghệ An đứng trước khó khăn
kinh tế suy kiệt, thiên tai, dịch bệnh, kẻ địch lăm le trở lại. Nhân dân quyết diệt
giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, bảo vệ chính quyền, xây dựng chế độ mới. Và
trở thành hậu phương vững chắc chi viện nhân lực cũng như lương thảo cho miền
Nam góp phần làm nên thắng lợi Đông xuân 1953 – 1954 chấm dứt kháng chiến
chống Pháp. Năm 1954, Nghệ An xây dựng lại cơ sở vật chất, củng cố an ninh địa
18
phương và biên giới. Năm 1955, phát động cải cách ruộng đất, xây dựng hợp tác
xã, sản xuất nông nghiệp, cải tạo công thương, bộ mặt kinh tế có nhiều thay đổi…
Từ 1965 – 1975, trong chiến tranh chống phá hoại miền Bắc của đế quốc
Mỹ, Nghệ An là trọng điểm bị bắn phá ác liệt. Nhân dân cả tỉnh chống trả, cùng
nhau thi đua bắn trả máy bay, tàu chiến địch và hết sức chi viện cho miền Nam và
cùng nhân dân cả nước giành thắng lợi năm 1975. Ngày 27 – 12 – 1975, Nghệ An
và Hà Tĩnh hợp thành tỉnh Nghệ Tĩnh nhằm tạo thế và lực trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Năm 1991, Nghệ An lại thành lập trở lại cho đến nay bộ mặt đô thị đã có
nhiều thay đổi, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, đời sống nhân dân cải
thiện và được chú ý trên mọi mặt. Nền kinh tế nhiều thành phần và sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
được củng cố phát triển. Giáo dục đào tạo đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên sự
chuyển đổi và phát triển kinh tế ở Nghệ An còn chậm, nguồn thu chủ yếu mỗi năm
từ thuế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng một tỉnh đất
rộng, người đông, giàu truyền thống cách mạng và cần cù. Tính hấp dẫn đầu tư còn
kém so với các tỉnh khác. Hệ thống hạ tầng cơ sở chưa đảm bảo về chất lượng,
chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, một số tệ nạn xã hội vẫn tồn tại… Vì vậy,
toàn tỉnh còn phải nỗ lực nhiều trong mọi mặt để phát triển một cách bền vững,
tăng lợi thế cạnh tranh, cùng với sự phát triển chung của cả nước…
1.1.2. Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lý: Tỉnh Nghệ An thuộc bắc trung bộ nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ
103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với
19
đường biên dài 196,13 km. Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6
km. Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km. Phía Đông giáp với
biển Đông với bờ biển dài 82 km.
Tỉnh Nghệ An có 01 thành phố loại 1, 02 thị xã và 17 huyện: Thành phố
Vinh; Thị xã Cửa Lò; Thị xã Thái Hòa; 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ
Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ
Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi
Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành.
Nghệ An có lợi thế đặc biệt về địa lý kinh tế và chính trị, vừa gắn liền lục
địa, vừa thông thương với đại dương. Nghệ An có vị trí giao thông thuận lợi, nằm
trên trục đường quốc lộ 1A nối liền Bắc – Nam. Có giao thương đường bộ với Lào
qua các cửa khẩu. Thu hút khách du lịch từ thị trường Lào, Đông Bắc Thái Lan và
các nước châu Á đến tham quan du lịch ở Việt Nam. Có cảng biển, có giao thông
đường sông và đường hàng không, đường sắt. Nằm trên hành lang kinh tế Đông
Tây nối liền Myanma – Thái Lan – Lào – Việt Nam – Biển Đông, là cửa ngõ cho
các nước trong khu vực với Biển Đông và thế giới. Cho nên tỉnh có vị trí giao
thương, giao lưu kinh tế, văn hóa với mọi miền trong cả nước và nước ngoài. Đây
là tiền đề quan trong để phát triển và mở rộng du lịch quốc tế.
*Tài nguyên đất: Tổng diện tích toàn tỉnh: 16.498,5km
2
. Nghệ An có diện
tích đất tự nhiên 1.648.729 ha. trong đó đất nông nghiệp là 207.100 ha, đất lâm
nghiệp là 1.195.477 ha (trong đó đất có rừng là 745.557 ha, đất không có rừng là
490.165 ha). Nghệ An có đa chủng loại, phong phú về thổ nhưỡng, địa hình khác
nhau như đất thịt, đất sét, núi đá vôi, đất đỏ bazan…và trong đất chứa trữ lượng
một số loại khoáng sản khá lớn, bao gồm: Đá vôi trên 1 tỷ tấn (Quỳnh Lưu, Đô
Lương, Anh Sơn,…). Đá xây dựng trên 1 tỷ m
3
(Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam
20
Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Nghiã Đàn, Anh Sơn). Đất sét làm nguyên liệu xi
măng 300 triệu tấn (Quỳnh Lưu, Đô Lương, Anh Sơn,…). Đá trắng 982 triệu tấn
(Quỳ Hợp, Quỳ Châu). Đá bazan 260 triệu m
3
(Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp). Đá đen trên
54 triệu m
3
(Con Cuông, Đô Lương). Đá Granite 160 triệu tấn (Tân Kỳ). Sét làm
gốm sứ cao cấp trên 300 triệu tấn (Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Tân Kỳ).
Than 5 triệu tấn (Tương Dương, Con Cuông). Than bùn trên 10 triệu tấn (Tân Kỳ,
Yên Thành). Vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Hiếu, sông Lam (Quỳ Châu,
Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn).
Đặc điểm lợi thế là các tài nguyên trên của Nghệ An tập trung thành những
quần thể, nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ ở gần nhau, có chất lượng cao, gần
đường giao thông nên rất thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, bột đá siêu mịn,
gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phân vi sinh v.v
Địa hình: Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa
dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ
Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở
huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên
Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh
huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.
*Tài nguyên nước: Nghệ An có tài nguyên nước rất phong phú và dồi dào từ
nước ao, nước hồ, sông, suối, biển đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, nuôi
trồng thủy hải sản cho con người. Ngoài ra, Nghệ An còn có rất nhiều sông hồ ao
suối kết hợp với cảnh quan tự nhiên tạo ra phong cảnh hữu tình có giá trị phục vụ
cho hoạt động du lịch và phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi cho du khách.
Ngoài ra, còn có nguồn nước khoáng và suối nước nóng có lợi sức khỏe con người
như ở Giang Sơn – Đô Lương, Bản Khang, suối Nước Mọc – Con Cuông…
21
Sông ngòi: Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ
trung bình là 0,7 km/km
2
. Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ
huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km
2
(riêng trên
đất Nghệ An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km (riêng ở Nghệ
An là 17.730 km
2
). Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m
3
trong đó
14,4.109 là nước mặt.
Biển, bờ biển: Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nhìn
chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn
cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.
Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế
cho việc phát triển ngành du lịch ở Nghệ An, và là điều kiện thuận lợi phát triển
các loại hình sản phẩm du lịch như du lịch thể thao mạo hiểm các trò chơi, lặn. Bờ
biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển,
phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha) và nuôi trồng thuỷ hải sản
*Khí hậu - Thời tiết: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác
động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió
mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Năm 2004: Nhiệt
độ trung bình 24,2
o
C, cao hơn so với trung bình hàng năm là 0,2
o
c. Tổng lượng
mưa trong năm là 1.610,9mm, lượng mưa thấp nhất là 1110,1 mm ở huyện Tương
Dương. Tổng số ngày mưa trong năm là 157 ngày nhiều hơn năm 2003 là 33
ngày. Độ ẩm trung bình hàng năm là: 84%, độ ẩm thấp nhất là 42% vào tháng
7. Tổng số giờ nắng trong năm 2004 là 1.460 giờ, thấp hơn năm 2003 là 270 giờ.
Các hiện tượng thời tiết khác như chịu nhiều ảnh hưởng của bão và áp thấp
nhiệt đới, trung bình mỗi năm 2 đến 3 cơn bão lớn, sức gió mạnh cấp 12 tập trung
22
từ tháng 8 đến tháng 10, bão kèm mưa lớn nên gây lũ lụt làm thiệt hại tài sản và
con người. Hiện tượng sương muối trên địa bàn tương đối nhiều tập trung ở các
vùng núi cao, trung du ảnh hưởng mùa màng nhân dân. Vào mùa khô nóng chịu
ảnh hưởng gió lào nóng rát, hạn hán. Nhìn chung khí hậu có ảnh hưởng nhiều đến
hoạt động du lịch và tạo nên tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch.
*Các loại sinh vật: Nghệ An có hệ động thực vật vô cùng đa dạng, hiện nay
còn lưu giữ rất nhiều loại động thực vật quý và hiếm như:
Tài nguyên thực vật: Phát hiện 1.193 loài thuộc 163 họ - 537 chi. Trong đó:
Hạt kín: 2 lá mầm 114 họ - 460 chi - 105 loài; 1 lá mầm 18 họ - 50 chi - 105 loài.
Hạt trần: 4 họ - 6 chi - 10 loài. Quyết thực vật: 19 họ - 21 chi - 34 loài. Trong đó có
4 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các loài có trong sách đỏ bao gồm: Lim xanh,
giáng hương, giổi, lát hoa
Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng 745.557 ha, độ che phủ đạt 45,2%
(theo số liệu năm 2004). Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m
3
gồm nhiều loại gỗ quý
như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến Tre, nứa, mét: có trên 1 tỷ cây; ước
tính có khoảng 226 loài dược liệu và nhiều lâm sản quý.
Tài nguyên động vật: Phát hiện 342 loài thuộc 91 họ - 27 bộ gồm: Động vật
có vú: 9 bộ - 24 họ - 78 loài. Lớp chim: 15 bộ - 47 họ - 202 loài. Lớp bò sát: 2 bộ -
14 họ - 41 loài. Lưỡng cư: 1 bộ - 6 họ - 21 loài. Trong số 342 loài trên, có 48 loài
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngoài ra các lớp khác chưa có nghiên cứu cụ thể.
Danh mục loài có trong sách đỏ là: báo lửa, báo gấm, báo hoa mai, hổ, voi, mang
lớn, bò tót, sao la, công, trĩ sao, gà lôi
Tài nguyên biển: Có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 loài có giá
trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau: Nhóm gần bờ có 121 loài chiếm
23
45,32% (trong đó cá nổi có 20 loài bằng 7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương
ứng 37,82%). Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,68% (trong đó cá nổi 39 loài bằng
14,61%, cá đáy và gần đáy 107 loài bằng 40,07%). Trữ lượng cá biển trên 80.000
tấn, trong đó cá xa bờ khoảng 50.000 tấn chiếm gần 62%, cho phép khai thác từ
30.000-35.000 tấn, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá
hồng, nục Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 họ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm
bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm. Trữ lượng 610 - 680 tấn,
phân bố tại các bãi tôm chính như sau: Bãi tôm từ cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn
(huyện Quỳnh Lưu): 250 - 300 tấn. Bãi tôm Diễn Châu: 360-380 tấn, trong đó tôm
he từ 100-150 tấn. Tôm hùm là loại tôm có giá trị xuất khẩu cao, có trữ lượng từ
20-25 tấn, tập trung tại các vùng rạn đá ven các đảo và các vùng có đá ngầm trong
vùng biển. Ngoài ra, tài nguyên biển Nghệ An còn có một số loại hải sản quý khác,
đó là mực. Mực phân bố khắp vùng biển và có nhiều loài, nhưng qua thực tế khai
thác một số loài có sản lượng cao là mực cơm, mực ống và mực nang.
1.1.3. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội
* Điều kiện kinh tế
Ngành công nghiệp và xây dựng: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp- xây
dựng tăng bình quân hàng năm là 18%, riêng giai đoạn 2001-2008 có mức tăng
trưởng 23%- 24,5%/năm (vượt chỉ tiêu đề ra). Cơ cấu ngành công nghiệp tiếp tục
chuyển dịch theo chiều hướng khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn. Về lao
động có mức tăng bình quân 6,1%/năm. Một số sản phẩm công nghiệp có khả năng
cạnh tranh mang tầm cỡ quốc gia như bột đá siêu mịn, chế biển hải sản, nguyên
liệu giấy xuất khẩu, chế biến và đóng gói thức ăn gia súc, sản xuất gạch granít, sản
xuất và lắp ráp xe máy, dệt may…
Nghệ An có 4 khu công nghiệp với tổng diện tích 803,4 ha, bao gồm: khu
công nghiệp Bắc Vinh, khu công nghiệp Nam Cấm, Khu công nghiệp Cửa Lò, Khu
24
công nghiệp Hoàng Mai. 08 cụm công nghiệp nhỏ tại các huyện với tổng diện tích
113,3 ha; có 2 khu công nghiệp đi vào hoạt động và thu hút đầu tư 42 dự án trong
và ngoài nước với tổng vốn đầu tư 12868 triệu USD; 35 dự án đầu tư trong nước
với tổng vốn đầu tư hơn 1950 tỷ đồng.
Ngành nông – ngư – lâm nghiệp: Tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân là 5,08%, cao hơn mức bình quân cả nước và vùng. Trong
đó ngành nông nghiệp đạt tố độ tăng trưởng bình quân 3,26%/năm; cơ cấu cây
trồng và mùa vụ chuyển dịch đúng hướng và đã hình thành nên các vùng chuyên
canh cây công nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 196
nghìn ha, chiếm 11,9% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất đưa vào khai
thác sử dụng sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và
cây ăn quả là 20 – 30 nghìn ha; tổng sản lượng lương thực cây có hạt tăng nhanh
theo từng năm, bình quân lương thuạc trên đầu người đạt 363 kg/người; tổng diện
tích cây lúa vẫn ổn định ở mức 18,5 – 18,7 vạn ha, năng suất trung bình năm đạt
48,3 – 50 tạ.
Ngành chăn nuôi đạt tốc độ phát triển nhanh về số lượng và đàn, tỷ trọng giá
trị sản xuất của chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất trong nông nghiệp năm 2005
đạt 31,61%.
Tốc độ che phủ rừng nhanh, công tác giao đất và khoán rừng ngày càng phát
huy có hiệu quả; tỷ lệ che phủ rừng đạt từ 47 – 52%.
Thuỷ sản có giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 10,%/năm, vượt kế
hoạch đề ra. Phong trào nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng, chế biên thuỷ sản theo
hướng đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ngành dịch vụ và các sản phẩm dịch vụ: Khối ngành dịch vụ có mức tăng
trưởng khá, tốc độ bình quân đạt 25%/năm (thời kỳ 2000- 2008), trong đó ngành
dịch vụ thương mại có tốc độ tăng trưởng là 12,08%/năm, có 52600 cơ sở với trên
83690 lao động, tổng giá trị bán lẻ hàng hoá năm 2005 đạt 8667,2 tỷ đồng, tăng
25
12,27%. Kim ngạch xuất tăng bình quân xấp xỉ 30,5%/năm (2000 - 2008), năm
2005, 2007 đạt kim ngạch cao nhất là 120 triệu USD.
Dịch vụ bưu chính viễn thông tăng bình quân 19,3%; toàn tỉnh có 1 bưu cục
cấp 1, 18 bưu cục cấp 2, 103 bưu cục cấp 3, ngoài ra còn có 266 ki ốt, đại lý và 377
điểm bưu điện văn hoá xã; 391/434 xã có báo trong ngày, chiếm 90,09% tổng số xã
trên địa bàn; 100% số huyện mở dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ tiết kiệm bưu
điện, chuyển tiền nhanh.
Dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm đã được mở rộng và phát triển dưới
nhiều hình thức, kết quả huy động vốn liên tục tăng.
Dịch vụ giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng: Toàn tỉnh có 9300 cơ sở kinh
doanh dịch vụ vận tải đường bộ với 14.600 Lao động; vận chuyển hàng hoá tăng
bình quân 23,4%/năm; vận chuyển hành khách tăng14,3%/năm với nhiều thành
phần kinh tế tham gia. Về cơ sở hạ tầng, Nghệ An có mạng lưới giao thông đường
bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển sớm hình thành phát triển và đang
được đầu tư nâng cấp nên đã góp phần thuận tiện cho việc đi lại giữa các vùng tạo
điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế trên địa bàn. Hệ thống đường bộ nối liền quốc
tế , các tỉnh, khu vực kinh tế và một số đường liên thôn, liên xã đến các điểm du
lịch, khu dân cư vừa tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, vừa góp phần đáp
ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và khách du lịch. Tuy nhiên, hệ thống giao thông
đến các vùng sâu, vùng xa đang còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các điểm du lịch
miền núi phía Tây ảnh hưởng phát triển du lịch.
* Điều kiện về văn hoá, xã hội
Dân số: 3.103.400 người (Sơ lược Trung bình năm 2007-TheoTổng Cục Thống kê)
Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Thổ, Thái, H'Mông, Ơ Đu với dân số trên một
triệu người.
26
Mật độ dân số trung bình: 188 người /km
2
Về dân cư, dân tộc: Nghệ An có 20 đơn vị hành chính gồm TP. Vinh, 02 thị
xã và 17 huyện. Dân số Nghệ An là 3.003.170 người, tỷ lệ tăng dân số là 1,2%; số
người trong độ tuổi lao động là 1.734.230 người (chiếm 59% dân số) trong đó lao
động thành thị là 192.009 người và lao động ở nông thôn là 1.190.345 người. Mật
độ dân cư phân phối không đồng đều, tại thành phố Vinh có mật độ cao nhất là
3439 người/km
2
, huyện Tương Dương có mật độ thấp nhất là 26người/km
2
. Về cơ
cấu dân số, dân cư nông thôn chiếm 85%, khu vực đô thị chiếm khoảng 15%; có
06 dân tộc như: Kinh, Thái, H’mông, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu… Mỗi dân tộc có những
đặc điểm riêng về nét sinh hoạt văn hoá độc đáo, các dân tộc còn lưu giữ được
nhiều giá trị văn hoá, phong tục tập quán và lễ hội quý hiếm.
Giáo dục và đào tạo: Nghệ An là tỉnh đạt nhiều thành tích trong giáo dục đào
tạo. Hệ thống mạng lưới trường học đáp ứng tốt cho nhu cầu học tập của nhân dân,
quy mô các cấp học, ngành học phát triển ở tất cả các vùng, chất lượng giáo dục
toàn diện. Hàng năm số lượng học sinh tốt nghiệp, học sinh vào đại học, học sinh
giỏi quốc gia ngày càng tăng. Là một tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục tiểu
học và xoá mù chữ theo tiêu chuẩn quốc gia năm1998, năm 2005 được công nhận
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Mức độ xã hội hoá giáo dục tăng nhanh, hệ
thống giáo dụcngoài công lập phát triển mạnh. Công tác đầu tư cho giáo dục tăng
đều theo hàng năm.
Văn hoá, thể thao: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá,
xây dựng thiết chế văn hoá, thông tin, thể thao đồng bộ được đẩy mạnh. Có 32%
làng bản, khối xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hoá, 75% gia đình được công nhận là
gia đình văn hóa. Hệ thống thông tin tuyên truyền có hiệu quả, bám sát nhiệm vụ
chính trị. Các công trình văn hoá được đầu tư nâng cấp. Phong trào thể dục thể
thao được duy trì và phát triển; nhiều công trình thể thao được đầu tư nên đã thu
27
một số thành tích đáng kể. Các hoạt động thể dục thể thao góp phần quan trọng
trong thu hút một lượng khách trong và ngoài nước đến tham dự kết hợp với tham
quan du lịch.
Y tế và sức khoẻ cộng đồng: Nghệ An có hệ thống y tế tương đối hoàn chỉnh
với 26 bệnh viện; 43 phòng khám đa khoa khu vực( có một trung tâm chăm sóc bà
mẹ và trẻ em) 469 trạm y tế xã, phường. Hàng năm, các cơ sở y tế khám và chữa
bệnh cho trên 1,8 triệu lượt người, trong đó điều trị nội trú là 21,7 vạn người. Kinh
tế tăng trưởng nên đời sống vật chất tinh thần nhân dân cải thiện đáng kể, đặc biệt
là vùng núi cao, đồng bào dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh giảm rõ rệt, hiện nay
chỉ còn 27,14% hộ nghèo và phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm. Nghệ An la
một tỉnh có nhiều công trình phúc lợi cho dân nghèo và hàng năm đầu tư hàng tỷ
đồng cho việc xây dựng và nâng cấp
Khoa học công nghệ thông tin: Nghệ An đã áp dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào phục vụ sản xuất một số
ngành kinh tế và đời sống. Nhiều đề tài khoa học xã hội và nhân văn được đưa vào
triển khai, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống.
Bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường: Công tác bảo vệ môi trường đã
được chú trọng, nhiều dự án môi trường được đầu tư; nhiều tổ chức bảo vệ môi
trường từ thành phố tới nông thôn được thành lập để thu gom, xử lý chất thải, rác
thải, nước thải. Nhiều dự án về vệ sinh nông thôn được quan tâm, có 55% hộ gia
đình có công trình vệ sinh phù hợp, vấn đề sử dụng nước sạch nông thôn được chú
trọng.
Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội: Quốc phòng an ninh được tăng
cường, thế trận quốc phòng toàn dân gắn liền với an ninh nhân dân, bảo vệ an ninh
Tổ quốc tiếp tục củng cố. Công tác đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm, tệ nạn
xã hội được triển khai có hiệu quả.