Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằng bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 140 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
– – –



– – –
BÙI THANH VÂN

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGHỆ
THUẬT CHÈO CỔ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
VIỆT NAM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Chuyên ngành : Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. NGUYỄN PHẠM HÙNG
Hà Nội, 2011

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5

MỞ ĐẦU 6

1.

Lý do chọn đề tài nghiên cứu 6

2.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7

3.

Mục đích và nội dung nghiên cứu của luận văn 8

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 9

5.

Phương pháp nghiên cứu của luận văn 9

6.

Bố cục của luận văn 10

CHƯƠNG 1. CHÈO CỔ – TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ 11


1.1.

Tổng quan về Chèo cổ 11

1.1.1.

Khái niệm Chèo cổ 11

1.1.2.

Nguồn gốc hình thành Chèo cổ 12

1.1.2.1.

Một số ý kiến về nguồn gốc của Chèo 12

1.1.2.2.

Chèo có nguồn gốc thuần Việt 13

1.1.2.3.

Chèo bắt nguồn từ văn hoá nghệ thuật dân gian, dân tộc 13

1.1.2.4.

Hát múa thời Trần và chèo Thuyền bản 15

1.1.3.


Đồng bằng Bắc Bộ _ không gian văn hoá của nghệ thuật Chèo cổ 16

1.1.3.1.

Điều kiện môi trường tự nhiên – xã hội của vùng 16

1.1.3.2.

Đặc điểm văn hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam 18

1.1.4.

Lịch sử phát triển nghệ thuật Chèo cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ 19

1.1.4.1.

Chèo thời Đinh – Tiền Lê (thế kỷ X) 19

1.1.4.2.

Chèo thời Lý – Trần (thế kỷ XI – thế kỷ XIV) 21

1.1.4.3.

Chèo thời Lê (thế kỷ XV – thế kỷ XVIII) 25

1.1.4.4.

Chèo thời Nguyễn và thuộc địa Pháp (từ 1802 đến 1945) 28


1.1.4.5.

Chèo từ năm 1945 đến nay 32

1.1.5.

Những yếu tố cấu thành của nghệ thuật Chèo cổ 35

1.1.5.1.

Sân khấu Chèo cổ 35

1.1.5.2.

Nhân vật trong Chèo 35

1.1.5.3.

Phục trang 36

1.1.5.4.

Nhạc cụ 36

1.1.5.5.

Kỹ thuật kịch 36

1.1.6.


Các đặc trưng của nghệ thuật Chèo cổ 37

1.1.6.1.

Chèo cổ thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức 37

1.1.6.2.

Chèo thuộc loại kịch hát dân tộc, một dạng hát – múa – nhạc – kịch mang
tính tổng hợp 38

1.1.6.3.

Chèo thuộc loại kịch hát bi – hài dân tộc 38

1.1.6.4.

Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện _ tự sự dân tộc 39

1.1.6.5.

Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ và cách điệu 40

1.1.6.6.

Đặc điểm chuyên dùng và đa dùng nghệ thuật bộc lộ quy luật phát triển
của Chèo cổ 41

1.2.


Một số sân khấu Chèo chuyên nghiệp và làng Chèo tiêu biểu vùng đồng
bằng Bắc Bộ 43

2
1.2.1.

Các đoàn biểu diễn Chèo chuyên nghiệp 43

1.2.1.1.

Nhà hát Chèo Việt Nam 44

1.2.1.2.

Nhà hát Chèo Hà Nội 45

1.2.2.

Một số làng Chèo nổi tiếng 46

1.2.2.1.

Làng Chèo Khuốc – tỉnh Thái Bình 46

1.2.2.2.

Làng Chèo Thiết Trụ – tỉnh Hưng Yên 47

1.3.


Các giá trị văn hoá của nghệ thuật Chèo cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ 48

1.3.1.

Giá trị giải trí 48

1.3.2.

Giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ 49

1.3.2.1.

Văn Chèo 49

1.3.2.2.

Âm nhạc Chèo 49

1.3.2.3.

Múa Chèo 50

1.3.2.4.

Mỹ thuật Chèo 51

1.3.2.5.

Cách diễn Chèo 51


1.3.3.

Giá trị lịch sử 52

1.3.4.

Giá trị hiện thực 53

1.3.5.

Giá trị nhân văn 54

1.4.

Một số phương diện tiếp cận nghệ thuật Chèo cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ
phục vụ phát triển du lịch 55

1.4.1.

Công tác tổ chức quản lý 55

1.4.2.

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch 56

1.4.3.

Nhu cầu của du khách 56


1.4.4.

Hoạt động quảng bá du lịch 57

1.4.5.

Nhân lực trong du lịch 57

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 57

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CHÈO CỔ TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 59

2.1.

Thực trạng hoạt động du lịch tại các điểm biểu diễn Chèo chuyên nghiệp và
các làng Chèo vùng đồng bằng Bắc Bộ 59

2.1.1.

Hoạt động du lịch tại các điểm biểu diễn Chèo chuyên nghiệp 59

2.1.1.1.

Nhà hát Chèo Việt Nam 59

2.1.1.2.

Nhà hát Chèo Hà Nội 63


2.1.2.

Hoạt động du lịch tại các làng Chèo 65

2.1.2.1.

Tỉnh Thái Bình và làng Chèo Khuốc 65

2.1.2.2.

Tỉnh Hưng Yên và làng Chèo Thiết Trụ 67

2.2.

Những vấn đề trong việc khai thác nghệ thuật Chèo cổ vùng đồng bằng Bắc
Bộ phục vụ phát triển du lịch 68

2.2.1.

Công tác tổ chức quản lý 68

2.2.1.1.

Nhà nước 68

2.2.1.2.

Chính quyền địa phương 71

2.2.1.3.


Các điểm biểu diễn Chèo chuyên nghiệp 76

2.2.1.4.

Các công ty du lịch 78

2.2.2.

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch Chèo cổ 80

2.2.2.1.

Các điểm biểu diễn Chèo chuyên nghiệp 80

2.2.2.2.

Các làng Chèo 83

2.2.3.

Nhu cầu của du khách 85

2.2.3.1.

Độ tuổi của du khách 86

2.2.3.2.

Thời lượng buổi diễn 87


2.2.3.3.

Các yếu tố quan trọng trong vở diễn 87

3
2.2.4.

Hoạt động quảng bá du lịch 89

2.2.4.1.

Các điểm biểu diễn Chèo chuyên nghiệp 89

2.2.4.2.

Các làng Chèo 91

2.2.5.

Nhân lực trong du lịch Chèo cổ 92

2.2.5.1.

Các điểm biểu diễn Chèo chuyên nghiệp 92

2.2.5.2.

Các làng Chèo 94


2.3.

Nhận xét về thực trạng khai thác nghệ thuật Chèo cổ phục vụ hoạt động du
lịch 94

2.3.1.

Những mặt tích cực 94

2.3.1.1.

Công tác tổ chức quản lý 94

2.3.1.2.

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch Chèo cổ 95

2.3.1.3.

Nhu cầu của du khách 95

2.3.1.4.

Hoạt động quảng bá du lịch 95

2.3.1.5.

Nhân lực trong du lịch 96

2.3.2.


Những mặt hạn chế 96

2.3.2.1.

Công tác tổ chức quản lý 96

2.3.2.2.

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch Chèo cổ 97

2.3.2.3.

Nhu cầu của du khách 97

2.3.2.4.

Hoạt động quảng bá du lịch 97

2.3.2.5.

Nhân lực trong du lịch 98

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 98

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CHÈO CỔ PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 100

3.1.


Căn cứ khoa học 100

3.1.1.

Thực trạng du lịch Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 100

3.1.2.

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 103

3.1.2.1.

Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia năm 2011 103

3.1.2.2.

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 104

3.1.3.

Các bài học kinh nghiệm 105

3.1.3.1.

Tại Việt Nam 105

3.1.3.2.

Trên Thế giới 106


3.2.

Các giải pháp khai thác nghệ thuật Chèo cổ phục vụ phát triển du lịch 107

3.2.1.

Bảo tồn nghệ thuật Chèo truyền thống 107

3.2.2.

Công tác tổ chức quản lý 114

3.2.2.1.

Nhà nước 114

3.2.2.2.

Chính quyền địa phương 115

3.2.2.3.

Đơn vị biểu diễn chuyên nghiệp 115

3.2.2.4.

Các làng Chèo 116

3.2.2.5.


Công ty du lịch 116

3.2.3.

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch Chèo cổ 117

3.2.4.

Xác định nhu cầu của du khách 117

3.2.5.

Hoạt động quảng bá du lịch 117

3.2.6.

Phát triển nhân lực trong du lịch Chèo cổ 119

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 120

KẾT LUẬN 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO 124

PHỤ LỤC ẢNH 129



4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



BCH TW : Ban chấp hành Trung ương
CLB : Câu lạc bộ
GS : Giáo sư
NSND : Nghệ sĩ nhân dân
NSƯT : Nghệ sĩ ưu tú
PGĐ : Phó giám đốc
PGS : Phó giáo sư
VHTTDL : Văn hóa thể thao du lịch
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TS : Tiến sĩ
UBND : Ủy ban nhân dân
VHNT : Văn hóa nghệ thuật
XHCN : Xã hội chủ nghĩa














5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Danh sách các đoàn Chèo, nhà hát Chèo tại Việt Nam 43
Bảng 2.1. Hoạt động của nhà hát Chèo Việt Nam từ 2005 – 9/2011 59
Bảng 2.2. Hoạt động của nhà hát Chèo Hà Nội từ 2005 – 9/2011 63
Bảng 2.3. Số liệu thống kê chung du lịch tỉnh Thái Bình 2005 – 2009 65
Bảng 2.4. Số liệu thống kê chung du lịch tỉnh Hưng Yên 2005 – 2009 67
Bảng 2.5.Cơ sở lưu trú tại huyện Đông Hưng – tỉnh Thái Bình 83
Bảng 2.6. Độ tuổi của khách trong nước đến xem nghệ thuật Chèo cổ tại Nhà
hát Chèo Việt Nam 86
Bảng 2.7. Thời lượng buổi biểu diễn theo góp ý của du khách 87
Bảng 2.8. Các yếu tố quan trọng theo góp ý của du khách 88
Bảng 2.9. Hiểu biết của khách du lịch quốc tế đến Hà Nội về các loại hình nghệ
thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam 90
Bảng 2.10. Nhân lực nhà hát Chèo Việt Nam, nhà hát Chèo Hà Nội 92
Bảng 3.1. Số liệu thống kê chung du lịch toàn quốc 100
















6
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Từ xa xưa con người đã sáng tạo ra nghệ thuật, đã biết đến sức mạnh kỳ diệu
của nghệ thuật. Sân khấu là loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc, đây được coi là
loại hình nghệ thuật thứ sáu của con người. Trong nền văn hoá của dân tộc Việt
Nam, sân khấu là loại hình nghệ thuật đã được hình thành và phát triển từ rất sớm,
từ những loại hình nghệ thuật sân khấu đầu tiên như : Chèo, Tuồng, Cải lương, Hát
bộ, Quan họ … tới các loại hình sân khấu du nhập từ nước ngoài như kịch nói.
Ngày nay, nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng to
lớn là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều người dân Việt Nam.
Nói tới tinh hoa của văn hoá dân tộc không thể không nói tới nghệ thuật sân
khấu Chèo. Nghệ thuật Chèo Việt Nam ra đời trong chiếc nôi đầu tiên là vùng đồng
bằng Bắc Bộ : Chiếng chèo Đông (Hải Dương, Hưng Yên), chiếng Chèo Đoài (Hà
Tây), chiếng Chèo Nam (Nam Định, Thái Bình), chiếng Chèo Bắc (Bắc Ninh, Bắc
Giang). Chèo là loại hình nghệ thuật cổ truyền của trong nền văn hoá Việt Nam, đây
cũng là một nét tiêu biểu trong văn hoá ứng xử của dân tộc Việt Nam với môi trư-
ờng xã hội. Tìm hiều cái đẹp trong nghệ thuật sân khấu Chèo cho chúng ta hiểu về
một góc của nền văn hoá dân tộc đồng thời tìm hướng đi để gìn giữ, bảo tồn và phát
triển nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống trong thời đại công nghiệp hoá, hiện
đại hoá của đất nước ta nói riêng, cũng như hòa nhập với xu hướng toàn cầu hoá của
nhân loại nói chung.
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, giao lưu văn hoá đã trở
thành một nhu cầu thiết yếu giữa người dân trong từng địa phương, từng quốc gia,
từng khu vực và trên toàn Thế giới. Bên cạnh đó nhờ sự phát triển của các phương
tiện giao thông vận tải mà con người có thể dễ dàng đi lại, thăm thú các nơi mà

không còn bị nhiều cản trở như trớc đây, điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển
của ngành công nghiệp du lịch. Ngành du lịch tự thân nó đòi hỏi sự cung ứng tài
nguyên du lịch để phục vụ cho sự phát triển của mình, và một trong số đó là tài
nguyên du lịch nhân văn. Khách du lịch muốn tìm hiểu những điều mới lạ, khác với
7
những thứ họ chưa quen biết trước đó, vì vậy nền văn hoá cổ truyền của từng quốc
gia bao gồm các loại hình nghệ thuật cổ truyền sẽ đáp ứng xuất sắc yêu cầu này.
Chèo cổ là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền của nền văn hoá Việt Nam. Vì
vậy nghệ thuật Chèo sẽ là một sản phẩm du lịch đặc sắc có thể hấp dẫn khách du
lịch nếu chúng ta biết cách khai thác các giá trị phù hợp của nó. Về phần mình, nếu
du lịch Chèo phát triển sẽ góp phần quan trọng cho sự gìn giữ, phát triển, quảng bá
bộ môn nghệ thuật cổ truyền này.
Chèo cổ _ một di sản văn hóa quan trọng, có thể xem đây là một tài nguyên
du lịch văn hóa tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chèo cổ đã được nhiều nhà
khoa học dày công nghiên cứu như GS. Hà Văn Cầu, nhà nghiên cứu Trần Việt
Ngữ, Trần Đình Ngôn, Bùi Đức Hạnh, Nguyễn Lân Tuất … Tuy nhiên, các công
trình trước đây chủ yếu dựa trên lĩnh vực nghệ thuật thuần tủy, việc nghiên cứu khai
thác nghệ thuật Chèo cổ phục vụ phát triển du lịch chưa có công trình nào toàn diện,
đầy đủ. Vì vậy, dựa trên cơ sở thành tựu của những đề tài nghiên cứu của các nhà
khoa học – nghiên cứu đi trước, tôi xin tổng hợp một số nét tiêu biểu nhất của nghệ
thuật sân khấu Chèo như là một sự kế thừa. Đồng thời với kiến thức về chuyên
ngành du lịch tác giả xin chọn đề tài của mình là : “Khai thác các giá trị văn hoá
của nghệ thuật Chèo cổ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du
lịch”, với hy vọng sẽ đóng góp công sức và thêm một số ý tưởng cho việc nâng cao
sức hấp dẫn cho việc khai thác các giá trị của nghệ thuật Chèo đối với hoạt động du
lịch trong tương lai.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về văn hóa dân
gian với các đề tài nghiên cứu khác nhau, tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu Chèo. Đó
là những công trình nghiên cứu có ý nghĩa to lớn góp phần bảo tồn và phát huy

những giá trị văn hoá truyền thống của nghệ thuật Chèo trong kho tàng văn hoá dân
tộc. Tiêu biểu như :
- Nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ với tác phẩm Về nghệ thuật Chèo xuất bản
năm 1996;
- GS. Hà Văn Cầu với các tác phẩm Chèo truyền thống và hiện đại (2001),
Lịch sử nghệ thuật Chèo đến giữa thế kỷ XX (2005), Lịch sử nghệ thuật Chèo
8
(2005) đã nghiên cứu toàn bộ quá trình phát triển của Chèo cổ từ buổi bình
minh văn hóa Đại Việt đến thời kỳ Cách mạng tháng 8 – 1945;
- Nhà nghiên cứu Trần Đình Ngôn đã biên soạn các tác phẩm tiêu biểu như
: Nghệ thuật viết Chèo (2008), Tấu nói tấu Chèo (2009), Nghệ thuật biểu
diễn Chèo truyền thống (2010), Chiếng Chèo Đông (2010);
- Tác giả Trần Trí Trắc với bài phân tích Sân khấu Chèo chuyên nghiệp nhìn
từ một hội diễn đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 308, tháng 2-2010;
- Tác giả Đinh Quang Trung với bài viết Ngôn ngữ tiềm ẩn trong Chèo cổ,
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 309, tháng 3 – 2010;
- Viện Sân khấu với tác phẩm nghiên cứu Thực trạng Chèo hôm nay (1995);
- Tác giả Dân Quốc với tác phẩm Trang trí chèo 50 năm một chặng đường
phát triển 1951-2001 xuất bản năm 2009;
- Tác giả Hữu Ngọc và Lady Borton với cẩm nang song ngữ Việt - Anh Chèo
– Popular Theatre (2008);
- Tác giả Đình Quang với Về đặc trưng và hướng phát triển của Tuồng Chèo
truyền thống xuất bản năm 2004;
- Tác giả Lê Ngọc Canh với Nghệ thuật múa chèo (2003)…
Bên cạnh đó còn rất nhiều tác giả, tác phẩm khác cùng có đề tài nghiên cứu
về nghệ thuật Chèo truyền thống. Tuy nhiên, các mục đích và phạm vi nghiên cứu
trên đều tập trung vào khía cạnh nghệ thuật biểu diễn thuần túy. Các tác phẩm
nghiên cứu, tìm hiểu việc khai thác nghệ thuật Chèo cổ phục vụ phát triển du lịch
còn ít, điều này tạo nên tính cần thiết của đề tài tác giả luận văn đề xuất.
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu của luận văn

Mục đích của luận văn
Đề tài “Khai thác các giá trị văn hoá của nghệ thuật Chèo cổ ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch” nhằm mục đích bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa Chèo cổ trong hoạt động du lịch.
Nội dung nghiên cứu của luận văn
Luận văn tổng hợp những nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học và nhà
nghiên cứu nhằm rút ra những giá trị văn hoá tiêu biểu của nghệ thuật Chèo có thể
phục vụ cho hoạt động du lịch.
9
– Tìm hiểu các giá trị văn hóa tiêu biểu của nghệ thuật Chèo cổ có thể phục
vụ cho hoạt động du lịch.
– Tìm hiểu thực trạng khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật Chèo cổ
trong hoạt động du lịch hiện nay.
– Đề xuất một số ý tưởng nhằm nâng cao sức hấp dẫn cho hoạt động du
lịch dựa trên việc khai thác các giá trị văn hoá của nghệ thuật Chèo cổ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu nghệ thuật Chèo cổ ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt
Nam, các giá trị văn hóa của nghệ thuật cổ truyền này có thể phục vụ hoạt động du
lịch.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Về nội dung :
– Luận văn tập trung nghiên cứu khía cạnh đặc trưng văn hoá, giá trị văn
hoá của nghệ thuật Chèo truyền thống.
– Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác các loại hình nghệ
thuật biểu diễn truyền thống. Trong đó, tác giả nghiên cứu những vấn đề về chính
sách quản lí vĩ mô, vi mô và các giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp.
Về không gian :
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các điểm biểu diễn nghệ thuật Chèo
trong phạm vi thủ đô Hà Nội, cụ thể là nhà hát Chèo Việt Nam và nhà hát Chèo Hà

Nội. Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu hai làng văn hóa có sinh hoạt Chèo sôi nổi,
phong phú nữa đó là làng Chèo Khuốc – Thái Bình và làng Chèo Thiết Trụ – Hưng
Yên.
Về thời gian :
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng việc khai thác các giá trị nghệ
thuật biểu diễn truyền thống của nghệ thuật Chèo trong việc phát triển du lịch tại
nhà hát Chèo Việt Nam, nhà hát Chèo Hà Nội, làng Khuốc và làng Thiết Trụ trong
giai đoạn từ khoảng năm 2005 đến năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
10
Trong quá trình thu thập, xử lý thông tin và viết luận văn tác giả dã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau :
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết tổng hợp, khảo sát thu thập, xử lý và
phân tích thông tin, số liệu.
– Phương pháp thống kê.
– Phương pháp tổng hợp phân tích.
– Phương pháp phỏng vấn
– Phương pháp chuyên gia.
6. Bố cục của luận văn
– Chương 1.
CHÈO CỔ – TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ
.
– Chương 2.
THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CHÈO CỔ TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
.
– Chương 3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CHÈO CỔ PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

.















11
CHƯƠNG 1. CHÈO CỔ – TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN
HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


1.1. Tổng quan về Chèo cổ
1.1.1.
Khái niệm Chèo cổ
Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa : “Chèo là loại hình nghệ
thuật sân khấu dân gian Việt Nam, hình thành từ sự tổng hợp những yếu tố dân ca,
dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Chèo là nghệ thuật biểu diễn ngẫu hứng, dựa trên cơ sở một thân trò và những hệ
thống mô hình nhân vật, mô hình làn điệu đã có và không ngừng tiếp tục được bổ
sung”.

Trong bài “Nghệ sĩ Thu Huyền và đôi nét về nghệ thuật Chèo Việt Nam”
được đăng tải trên trang web của Trung tâm giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Việt
Nam _ Japan Foundation (số 12) ngày 04/6/2011, nghệ sĩ Thu Huyền đã khái quát :
“Chèo là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, trong đó, người nghệ sĩ phải vừa biết
hát, vừa biết múa kết hợp với diễn xuất. Chèo thường dựng lại các cái tích hay còn
gọi là truyện cổ tích. Ngày xưa, mỗi tích Chèo thường kéo dài thâu đêm suốt sáng
và diễn ra ở các đình làng hoặc sân kho trong những đêm trăng thanh gió mát của lễ
hội mùa. Chèo xưa được diễn ngẫu hứng và luôn có sự giao lưu đối đáp giữa khán
giả và nghệ sĩ”.
Như vậy, có thể khái quát rằng Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu
dân gian Việt Nam. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và
diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở Chèo lấy
từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời
thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu Chèo đơn giản, với các
diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng. Nghệ thuật Chèo là một trong
những loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo và đặc sắc của dân tộc ta. Loại hình
nghệ thuật dân gian này được phát sinh và phát triển ở nông thôn Việt Nam, chủ
yếu là ở đồng bằng Bắc Bộ. Chèo đạt đỉnh cao phát triển vào thời kỳ từ thế kỷ XVI
đến thế kỷ XIX.
12
1.1.2.
Nguồn gốc hình thành Chèo cổ
Bao đời nay hát Chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hoá nghệ
thuật quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đời sống tinh thần dân tộc
bởi cái chất trữ tính đằm thắm sâu sắc. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian
dân tộc Việt Nam, Chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với
sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố : hát, múa, nhạc, kịch mang tính
nguyên hợp vô cùng độc đáo. Vùng trung châu và đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của
nghệ thuật chèo, từ cái nôi ấy sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử Chèo ngày càng
phát triển và khẳng định được tầm quan trọng trong nền văn hoá dân gian dân tộc.

1.1.2.1. Một số ý kiến về nguồn gốc của Chèo
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc và sự hình thành của chèo, tuy
nhiên có thể tóm tắt một số ý kiến như sau :
– Có một số ít ý kiến cho rằng Chèo có nguồn gốc ngoại lai : Chèo thành
hình từ sự kiện quân dân Đại Việt (thời nhà Trần) bắt giữ Lý Nguyên Cát (người
Trung Quốc) ở trận Tây Kết (ngày 24 – 6 – 1285);
– Chèo khởi lên từ khi Hoài Ninh Hầu Trịnh Trọng Tử cho quân hát khúc
Long ngâm khi đang đưa tang Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (mùng 03 tháng
Một năm Mậu Thân – 1308) để làm giãn đám đông dân chúng vây quanh long sàng;
– Có ý kiến cho rằng danh xưng Chèo do ghi Nôm, dịch chữ Hán mà ra;
hoặc từ chữ Trào (trào lộng); do phiên Nôm những chữ chào (chào mừng), chữ chầu
(chầu thần thánh), chữ triều (triều đình, đọc thành trào đình) …
– Chèo chỉ động tác chèo thuyền, để nói nguồn gốc chèo xuất phát từ trò
tang lễ và lao động;
– Chèo là hình thức sân khấu thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ kho tàng văn
hoá nghệ thuật dân gian phong phú lâu đời Việt Nam.
Về thời điểm thành hình, có những ý kiến cho Chèo có ở nước ta từ thời tiền
sử, thế kỷ thứ IV trước Công nguyên đến thế kỷ thứ I sau Công nguyên; hoặc thế kỷ
thứ X (thời nhà Đinh); hoặc thế kỷ XIV (cuối nhà Trần).
Như vậy về nguồn gốc hình thành Chèo có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau
và hiện tại vẫn chưa có tài liệu, hiện vật nào minh chứng cụ thể được. Tuy nhiên,
13
với một loại hình nghệ thuật đặc trưng, chuyên biệt như Chèo, theo tác giả luận văn
ý kiến thuyết phục nhất là “Chèo có nguồn gốc thuần Việt”.
1.1.2.2. Chèo có nguồn gốc thuần Việt
Dựa trên những gì ghi khắc trong sử sách, văn bia qua các đời Đinh, Tiền Lê,
Lý đến cuối Trần nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ đã đưa ra các luận cứ sau :
– Thứ nhất, các hình thái hát kết hợp giữa múa và các trò hề giễu đã tồn tại
ở xã hội ta khá phong phú và ngày một phát triển :
Đời Đinh tương truyền có các nghệ nhân múa hát như Phạm Thị Trân, Đào

Văn Só.
Sang đời Lý với tầng lớp tăng lữ đông đảo được triều đình nể trọng kết hợp
với giới quý tộc, phần lớn đều thích múa hát như Đào Thị, phụ chính đại thần Đỗ
Anh Vũ, quốc sư Từ Đạo Hạnh …
Đến triều Trần, tầng lớp Nho sĩ vừa sử dụng tốt chữ Hán, vừa mầy mò xây
dựng chữ Nôm, vừa chan hoà với văn hoá dân gian như thầy giáo Chu Văn An, Dư
Nhuận Chi, Nguyễn Sĩ Cố, Trần Nhật Duật … Các điền trang, thái ấp của giới quý
tộc là những vùng đất trù phú cho văn nghệ dân gian đâm chồi nảy lộc.
– Thứ hai, sự xuất hiện những mảng trò có tích đơn giản, những nghệ nhân
vươn lên chuyên nghiệp nhiều loại, những trò nhại, những bài giáo để từ đấy tổ
chức nên giáo phường, lần đầu tiên cho nhà nước quản lý, với những phường trò,
phường hát …
– Thứ ba, khi bắt gặp một Tây Vương Mẫu hiến bàn đào hát tiếng, ăn vận,
biểu diễn kiểu Trung Quốc được miêu tả trong sử sách không thể coi đó là khởi
điểm cho sự ra đời kịch chủng Chèo. Những cung cách tiến hành biểu diễn tiết mục
ấy, với sắc thái và âm hưởng đó, xét các mặt nghệ thuật hát, múa, biểu diễn, kỹ
thuật không thể nhận thấy có dáng dấp Chèo ở đó. Có thể rằng với số điểm mới
trong tiết mục sẽ góp phần thúc đẩy nghệ thuật bản địa thích ứng nhanh hơn với tình
hình và yêu cầu thưởng thức của nhân dân Việt đương thời mà thôi.
Những luận cứ trên của nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ có tính thuyết phục
cao và được nhiều người thừa nhận. Một kịch chủng chứa đựng nhiều yếu tố thuần
Việt như Chèo thì chỉ có thể có nguồn gốc thuần Việt.
1.1.2.3. Chèo bắt nguồn từ văn hoá nghệ thuật dân gian, dân tộc
14
Có thể khẳng định rằng Chèo được sinh ra từ lối múa hát dân gian của những
miền quê đồng bằng Bắc Bộ. Trong những ngày tháng nông nhàn, trong những đêm
trăng thanh gió mát, những người nông dân hát đối đáp nhau và tự sáng tác ra các
điệu hát dân gian. Chính họ _ những nghệ nhân tiền tổ vô danh đã sáng tạo ra các
lối diễn và các vở Chèo.
Khi nói rằng Chèo bắt nguồn từ kho tàng dân ca cổ truyền Bắc Bộ, có một

điểm đáng chú ý là “không phải loại dân ca nào cũng có thể phát triển thành Chèo,
mà chỉ những loại hát nói đậm đặc chất tự sự mới tiềm ẩn khả năng đó, chí ít cũng
có số hình thái mang âm hưởng gợi nhắc đến Chèo”.
Có vẻ từ cổ xưa, các loại dân ca đồng bằng miền Bắc, như hát Đúm, hát Ví,
hát Trống quân … thường với cấu trúc giai điệu ngắn gọn thẳng đuột, phụ thuộc vào
ngữ điệu, tiết nhịp câu dân dao 6/8, thêm dăm ba tiếng đệm lót vào đầu, chen giữa
hoặc vào cuối cho thành vế trống vế mái. Những loại dân ca cổ hơn thì qua lề thói
sinh hoạt và tiến trình thực hiện, đủ nói sự phát triển từng thời kỳ với số hiện tượng
nghệ thuật khá gần gũi với Chèo.
Như hát Xoan (Phú Thọ) mà các hội làng mấy huyện Phù Ninh, Lâm Thao,
Tam Nông, Đoan Hùng, Hạc Trì hàng năm mở ra nhằm cầu thịnh đầu xuân, đều đón
phường Xoan về đình hát thờ và vui chơi. Việc phường Xoan đi hát các làng không
phải vì kế sinh nhai, mà do ràng buộc về tập tục “nước nghĩa” với nhau.
Trong bài Phú Năm canh thấy có những câu rất giống mấy câu trong vở
Chèo Quan Âm như :
Bây giờ hồ sang trống canh một,
Chim bay về chân núi Lịch San,
Ve gợi sầu nhắn nhủ về đàn,
Sông lai láng, buồn về góc bể …
và còn không ít câu gợi nhắc văn vở Lưu Bình – Dương Lễ …
Hay như hát Dậm mà hàng năm làng Quyến Sơn (huyện Kim Bảng – tỉnh Hà
Nam) mở hội để tưởng vọng công tích Lý Thường Kiệt đánh tan giặc Chiêm thưở
nào. Hát Dậm cũng nằm trong phạm trù hát tờ và vui chơi, có những hình thái diễn
xuất không khác mấy hát Xoan, chẳng những thế còn có cảm giác “cổ” hơn.
15
Nằm trong các sinh hoạt dân ca cổ, như hát Cửa đình, hát Quan họ, hát Dậm
… thường thấy đưa vào vô số giọng “vặt” mang tên hát bỏ bộ, tức là hát có điệu
bộ, mà nhiều khi thực chất là những trò diễn giản đơn, hồn nhiên, ở mức hoạt cảnh
và nếu thêm tích thì còn sơ lược, có tính chất minh hoạ. Nhưng thú vị là ở chỗ,
chúng lại mang tới cảm giác gần gũi nhau, trước hết về sự hài hước thông tục, anh

em với hề Chèo.
Song nếu xét về mặt ca nhạc, thì gần gũi với hát Chèo hơn cả có lẽ là hát
Xẩm _ loại nghệ thuật “đặc biệt” của lớp người mù lòa có năng khiếu văn nghệ. Bất
chấp điều kiện hết sức khó khăn, các nghệ nhân Xẩm biết tổ chức nhau lại thành
Làng, Phường hoặc Hội, có ông (bà) Trùm (do làng bầu) và số nghệ nhân giỏi nghề
có uy tín, trông coi cắt đặt công việc làm nghề. Hàng năm phường hội có họp bàn
xem xét mọi mặt, bầu người đứng đầu, giải quyết các sự vụ, dạy dỗ lớp trẻ …
Hát Xẩm từ yêu cầu của khách thưởng thức đòi người nghề phải thể hiện nội
dung ngày một mở rộng (câu hát dài hơi hơn, tích chuyện đi sâu hơn, nhân vật
nhiều hơn … ) nên cũng đã gia tăng làn điệu với sắc thái nhiều điệu giống với kết
cấu làn điệu của hát Chèo. Có thể cho rằng hát Xẩm ra đời trước khi có hát Chèo, là
một trong nhiều nguồn góp phần cấu thành hát Chèo; hay ngược lại, hát Xẩm chỉ là
bản sao của hát Chèo trong điều kiện và hoản cảnh rất hạn chế của lớp người tật
nguyền; hoặc đây là mối liên quan ruột rà tất yếu không ai chối cãi giữa hai loại
hình, bởi chính nghệ nhân Xẩm xếp hát Xẩm và Chèo cùng loại trung ca, trong khi
Tuồng vào loại Võ ca, ca Trù vào loại Văn ca.
Những điều tóm lược trên của các nhà nghiên cứu được đúc kết qua thực tế
nghệ thuật của một phần kho tàng hát múa dân gian vùng trung châu và đồng bằng
miền Bắc đã cho thấy chúng có những tố chất khả dĩ dẫn đến sự hình thành hoặc có
ảnh hưởng qua lại “đậm đặc” hay “nhẹ nhõm” tới nghệ thuật Chèo.
1.1.2.4. Hát múa thời Trần và chèo Thuyền bản
Chèo Thuyền bản đánh dấu rõ nét sự thành hình của kịch chủng Chèo. Xuất
hiện vào nửa sau thời Trần (khoảng cuối thế kỷ XIV), với sự đóng góp của tầng lớp
trí thức bình dân – quý tộc, những hình thái văn hoá nghệ thuật thành văn cũng như
dân gian thời ấy khả dĩ xem là những yếu tố cấu thành Chèo :
16
– Đã có nghệ nhân hát múa (Phạm Thị Trân), nghệ nhân làm trò nhại (Đào
Văn Só) từ thời Đinh;
– Đã có tổ chức giáo phường và định tên gọi đào, kép, hề ghi vào văn bản
nhà nước từ thời Lý, với nhà sư Từ Đạo Hạnh sáng tác giáo trống, Sai Ất làm trò

cười;
– Thời Trần đã có những trí thức làm nghệ thuật nổi tiếng như (tiến sĩ) Dư
Nhuận Chi giỏi soạn bài hát, Thiên chương học sỹ Nguyễn Sỹ Cố giỏi nhạc giỏi
đàn, rất có tài khôi hài …
– Đã có một số tiết mục hát múa, trò diễn thể hiện một tích truyện đơn giản
(Trang Vương và 6 người con), một loại người ở mức khái quát nhất định (các vai
trình nghề : Thày Đồ, Thày Đạo … cả những thằng Ngô, con Bợm, Nhiêu Lập,
Nhiêu Oanh …).
Nói đến Chèo Thuyền bản là nói đến sự tích có 4 nhân vật do 3 người đóng
vai. Nó đã có tích hẳn hoi, tuy còn ở dạng truyện huyền thoại nhưng mang ý nghĩa
liên quan thiết thực đến đời sống con người. Chèo Thuyền bản nêu lên một kiểu kể
chuyện bằng sân khấu do chính những người sắm vai cùng nhau thực hiện với số
nét riêng.
Chèo Thuyền bản là bản Chèo xưa nhất, ra đời vào thời kỳ khoảng giữa Giáo
đò với chèo thuyền lễ cách và trò diễn Mục liên địa tạng vì vậy theo các nhà nghiên
cứu là đủ khả năng đánh dấu sự thành hình của kịch chủng Chèo.
1.1.3.
Đồng bằng Bắc Bộ _ không gian văn hoá của nghệ thuật Chèo cổ
1.1.3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên – xã hội của vùng
a. Điều kiện môi trường tự nhiên
Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Nxb
Giáo dục 2008) cho rằng khi nói tới vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ là nói tới vùng
văn hóa thuộc địa phận các tỉnh Hà Tây (cũ), Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải
Dương, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, cạnh đó là phần đồng bằng các tỉnh Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà
Tĩnh.
Vùng châu thổ Bắc Bộ có vị trí địa lí là điểm giao nhau của con đường lưu
thông quốc tế theo hai trục chính : Tây - Đông và Bắc Nam. Vị trí này đã tạo điều
17
kiện cho cư dân ở đây có nhiều thuận lợi để có thể giao lưu và tiếp thu tinh hoa

những nền văn hóa lớn của nhân loại.
Địa hình vùng có đặc trưng là cao thấp không đều, có núi xen kẽ với đồng
bằng, thung lũng theo chiều thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Khí hậu của vùng châu thổ Bắc Bộ cũng có sự khác biệt, vùng có một mùa
đông thực sự mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày (khoảng 0,5 ÷ 1 km
/1 km
2
), gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng
các hệ thống sông nhánh và mương máng tưới tiêu dày đặc.
Tất cả các yếu tố trên đặc biệt là môi trường nước đã tạo nên sắc thái riêng
biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng
trong đó có các bộ môn nghệ thuật biểu diễn dân gian của cư dân vùng đồng bằng
Bắc Bộ.
b. Điều kiện môi trường xã hội
Người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân đồng bằng đắp đê lấn biển trồng
lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển. Phương thức canh tác chính của cư dân đồng
bằng sông Hồng chính là trồng lúa nước (khoảng 82% diện tích trồng trọt cây lương
thực).
Do đất canh tác ở đồng bằng Bắc Bộ ít, mật độ dân số đông vì thế để tận
dụng thời gian nông nhàn và tăng thêm thu nhập người dân ở đây đã làm thêm
nhiều nghề thủ công. Trước đây, người ta đã thống kê được hàng trăm nghề thủ
công, một số làng nghề đã trở nên chuyên nghiệp, có lịch sử phát triển lâu đời như
làng nghề gốm (Bát Tràng, Chu Đậu), làng nghề dệt (Vạn Phúc, Nha Xá), đúc đồng
(Ngũ Xã, Đại Bái) …
Những người nông dân trong vùng sống quần tụ lại thành làng. Làng là một
đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, là tế bào sống của xã hội Việt cổ. Làng
là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn, các vương
triều phong kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình
và nó trở thành các làng xã. Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng

đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể
18
chung như đình làng, chùa làng … mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về
chuẩn mực xã hội, đạo đức được thể hiện rõ nhất qua hương ước, lệ làng.
Chính những điều kiện trên của môi trường xã hội vùng đồng bằng Việt Bắc
Bộ sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ so với các
vùng khác trong cả nước.
1.1.3.2. Đặc điểm văn hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
Đồng bằng Bắc Bộ là mảnh đất sản sinh ra nhiều nền văn hóa lớn của dân tộc
Việt như : văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam. Trong bối
cảnh ấy, văn hóa châu thổ vùng Bắc Bộ vừa có cả những nét đặc trưng chung của
văn hóa Việt và có cả những nét riêng của vùng.
Nói tới văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ là nói tới vùng văn hóa có bề dày lịch sử
cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hóa. Các di tích khảo cổ, các di
tích văn hóa hữu thể tồn tại ở khắp các địa phương. Đền, đình, chùa, miếu … có mặt
ở hầu khắp các địa bàn. Nhiều di tích nổi tiếng như đền Hùng, di tích Cổ Loa, cố đô
Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, chùa Tây Phương, đình Tây
Đằng …
Cùng với các di sản văn hóa vật thể, các di sản văn hóa phi vật thể của đồng
bằng Bắc Bộ cũng khá đa dạng và phong phú.
Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ là nguồn tài nguyên vô giá với nhiều loại
hình. Từ thần thoại tới truyền thuyết, từ ca dao tới tục ngữ, từ truyện cười tới truyện
trạng mỗi thể đều có một tầm dày dặn, mang nét riêng của Bắc Bộ như truyện
Trạng Quỳnh, Trạng Lợn … sử dụng các hình thức câu đố câu đối, nói lái, chơi chữ
nhiều hơn truyện trạng ở các vùng khác. Có những thể loại chỉ ở Bắc Bộ mới tồn
tại, kiểu như thần thoại. Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá
đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét, đó là hát Quan họ, hát Xoan, hát Trống
quân, hát Chầu văn, hát Chèo, múa rối Nước …
Đáng kể nhất là những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân Bắc Bộ. Mọi
tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành Hoàng làng, thờ Mẫu, thờ các

ông tổ nghề … có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ. Các tín ngưỡng này tiềm
ẩn trong tâm thức con người và tồn tại trong lễ hội – một loại văn hóa tổng hợp.
Mật độ hội hè ở Bắc Bộ khá dày đặc ở các làng nghề theo vòng quay thiên nhiên và
19
mùa vụ. PGS, TS. Ngô Đức Thịnh đã nhận định về mặt tâm linh, lễ hội là “môi
trường cộng cảm văn hóa”, “cộng mệnh” với cư dân ở làng quê Việt Bắc Bộ.
Cùng với văn hóa dân gian, vùng châu thổ Bắc Bộ theo GS. Đinh Gia Khánh
còn là “nơi phát sinh nền văn hóa bác học”. Sự phát triển của giáo dục, truyền thống
trọng người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một tầng lớp tri thức ở Bắc Bộ.
Trong thời tự chủ của dân tộc, Thăng Long với vai trò là một kinh đô cũng đảm
nhận vị trí là một trung tâm giáo dục. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng
Văn Miếu, năm 1076 vua Lý Nhân Tông lập Quốc Tử Giám, chế độ thi cử được
định để kén chọn người hiền tài …, đã tạo ra cho xứ Bắc một đội ngũ trí thức đông
đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn hóa tầm cỡ trong và ngoài nước.
Bắc Bộ là cội nguồn văn hóa của các vùng Trung Bộ, Nam Bộ và từ cùng đất
cội nguồn này, văn hóa Việt phát triển tỏa ra các vùng khác. Vai trò “hướng đạo”
của vùng văn hóa Bắc Bộ cũng rất rõ, khi đặt trong tương quan của các vùng văn
hóa khác.
Có thể khái quát rằng, vùng trung châu và đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất lịch
sử ngàn đời nay của dân tộc Việt, là vùng đất ươm mầm cho sự ra đời và hưng thịnh
của các triều đại Việt cổ, là vùng phát tiết các nền văn hóa rực rỡ Đông Sơn, Thăng
Long – Đông Đô – Hà Nội. Đây là vùng đất dày đặc các di tích văn hóa lịch sử, bảo
lưu nhiều giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt hơn cả so với các vùng khác
trong cả nước. Do có nhiều tài nguyên có giá trị văn hóa truyền thống như vậy nên
vùng chính là một “mỏ vàng” quý giá, một mảnh đất văn hóa màu mỡ để ngành du
lịch gieo mầm, phát triển.
1.1.4.
Lịch sử phát triển nghệ thuật Chèo cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ
Thời kỳ chuyển hoá phát triển của sân khấu Chèo suốt gần 500 năm, từ sau
khi đánh thắng quân Minh xâm lược qua các triều Lê (Mạc, Trịnh – Nguyễn), Tây

Sơn, Nguyễn đến lúc dất nước ta rơi vào tay đế quốc Pháp. Người xưa, xét hình thái
nghệ thuật đã mệnh danh thời kỳ kéo dài gần 5 thế kỷ này là “Chèo sân đình” _
khán giả ngồi vây quanh ba mặt ngoài trời trước đình làng.
1.1.4.1. Chèo thời Đinh – Tiền Lê (thế kỷ X)
Từ giữa thế kỷ X, các thủ lĩnh người Việt dần dần giành lại được vị thế tự
chủ cho dân tộc, khiến cho các triều đại ngoại bang phải dần dần công nhận vai trò
20
điều hành đất nước và từng bước phong chức cho họ. Trong việc xây dựng chính
quyền, các vương quyền Việt Nam lúc đó cũng quan tâm đến các hoạt động văn
hoá.
Tác giả Nguyễn Hồng Phong và nhóm tác giả Lịch sử Văn học Việt Nam
(Nxb Khoa học, 1963) cho rằng thời Đinh, sau khi thắng trận quân sĩ hội nhau lại
đóng trò để vui chơi “là hình thức phôi thai của Chèo” [31, tr. 28].
Trạng Lường Lương Thế Vinh (1441 – 1496) trong cuốn Hí phường phả lục
tập hợp các tư liệu truyền miệng đã ghi chép về những nghệ sĩ thời Đinh như Phạm
Thị Trân, Đào Văn Só và Đặng Hồng Lân. Tuy nhiên theo PGS. Hà Văn Cầu thì các
nghệ sĩ nói trên có lẽ đã hoạt động sớm hơn, ngay từ thời Minh Công Trần Lãm
(một sứ quân trong giai đoạn loạn mười hai sứ quân).
Trần Lãm theo thần tích làng Lạc Đạo thì ông là người Quảng Đông, ông
sang chiếm vùng Bố Hải Khẩu (Bồ Xuyên – Thái Bình) như kiểu các thứ sử phong
kiến phương Bắc xưa. Đinh Bộ Lĩnh từ Hoa Lư sang xin làm con nuôi Trần Lãm.
Sau này, ngài được ông giao cho toàn bộ binh quyền, trong đó có cả các nô tì, người
hầu việc mua vui và Phạm Thị Trân có mặt trong số đó. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi lấy
hiệu là Đinh Tiên Hoàng Đế, phong cho Trần Lãm làm Phụ Dực Quốc Chính
Thượng Công, ăn thực ấp ở Sơn Nam. Sau đó, ông lui về ở trang Lạc Đạo rồi mất ở
đó.
Tại đền Lạc Đạo (Nam Trấn – Nam Trực – Nam Định) còn gọi là đền Hát –
nay còn một cuốn sách chữ Hán ghi lại phép tắc và luật lệ ca múa, có tới trên 100
làn điệu khác nhau trong đó có làn điệu Chèo. Cũng tại Nam Trấn hơn một trăm
năm sau đó, có nghệ thuật múa rối nước, sử dụng nhiều làn điệu Chèo (vỉa, văn, hát

cách, hát chèo đò …). Chú Tễu của múa rối nước xưng danh rất giống xưng danh
trong nghệ thuật Chèo.
Bà Phạm Thị Trân, trong các văn khấn, văn tế của nhiều đoàn, được tôn là
Huyền Nữ (cô gái đen), do đó ta có thể ngờ rằng bà có thể là người Chăm bị lưu lạc
hay bắt làm nô tì, sau đó gia nhập vào đoàn nô tì của Trần Lãm. Khi về với Đinh
Tiên Hoàng, bà được đưa vào quân ngũ để làm trò diễn phục vụ binh lính thập đạo
do sở trường của bà là múa hát. Đồng thời với bà có Đặng Hồng Lân và Đào Văn
Só, những người ở phía nam sông Luộc và bên tả ngạn sông Hồng. Hai ông chuyên
21
diễn trò nhại. Ông Đào Văn Só : “Từ khi còn nhỏ đã biết múa, biết hát, ai làm việc
gì ông cũng có thể bắt chước như hệt. Hàng năm, xuân thu hai kỳ, ông cùng bạn
diễn lại truyện của những người hào phú đã mất, được dân lấy làm tán thưởng” [7,
tr. 278 ]. Có thể coi Phạm Thị Trân, Đặng Hồng Lân, Đào Văn Só là những nghệ sĩ
tài hoa nhất thời đó, có thể kết hợp trò nhại với múa hát để miêu tả nhân vật, vì vậy
đời sau tôn xưng các vị làm Tổ nghề.
Từ các tư liệu ít ỏi còn lại, PGS. Hà Văn Cầu trong cuốn Lịch sử nghệ thuật
Chèo (Nxb Sân Khấu, 2005) đã rút ra những nhận xét tổng quát sau :
– Lần đầu tiên trong lịch sử, trò diễn được Nhà nước quan tâm, tập trung
các nghệ sĩ vào triều đình. Tuy chưa có tổ chức mang tính chất chuyên nghiệp quan
phương, song người làm nghề cũng được khuyến khích và trở thành chuyên nghiệp,
có điều kiện làm nghề ngày một khéo hơn.
– Nghệ thuật trình diễn bắt đầu có qui củ : trống đánh có phép tắc, ra trò có
trật tự và ít nhiều có lề lối, không còn hoàn toàn tùy tiện như trước.
– Thời kỳ này bước quá độ chuyển từ áng trò vào sân chùa, tạo cơ sở cho
trò diễn tiến lên cấp hai : các bộ môn ca hát, trò nhại đã tổng hợp lại thành trò diễn,
đặc biệt là tái hiện cuộc sống có ý đồ như kiểu các ông Đào ông Đặng. Cũng do sự
can thiệp của vương quyền, các trò diễn dần dần đi vào quá trình giải thiêng kéo dài
nhiều thế kỷ về sau.
– Cá nhân các nghệ sĩ do chuyên nghiệp hoá, đã bắt đầu có ý thức về mình :
vừa tiếp tục truyền thống ứng tác, vừa góp phần sáng tạo cái mới, cùng với tập thể,

cố định dần từng trò diễn.
– Qua thi thố tài năng trước tập thể trong việc miêu tả các loại người trong
cuộc sống, ta thấy bắt đầu có đối đáp cá nhân với những lời trò tuy còn đơn giản
những đã có hậu ý rõ rệt.
– Trò diễn được bổ sung nhiều yếu tố mới nhưng không bác bỏ trò diễn cũ
mà chỉ đem lại cho trò diễn những hình thái mới, nhất là khi trò diễn bị giai cấp
thống trị tha hoá, đem vào cung đình làm hình thức giải trí riêng.
1.1.4.2. Chèo thời Lý – Trần (thế kỷ XI – thế kỷ XIV)
Sang những năm đầu thế kỷ XI, vua Lê Ngọa Triều băng hà, Đào Cam Mộc
vận động bách quan văn võ cùng tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên làm
22
vua. Đức Lý Thái Tổ là một vị vua được lòng dân. Buổi đầu khi lên làm vua, ông đã
quan tâm ngay đến những chính sách văn hoá hợp lòng trăm họ. Một mặt ông duy
trì, đề cao và khai thác vốn văn hoá truyền thống vừa thỏa lòng muôn dân vừa tự đề
cao mình một cách khôn khéo. Các vua nhà Lý nuôi giấc mộng thoát khỏi sự thúc
ép của chính quyền phương Bắc và để tỏ ra không thua kém họ, đã tự xem mình
cũng là con trời, vâng mệnh trời cai quản dân Lĩnh Nam.
Trong chính sách văn hoá, các vua nhà Lý thực hiện chính sách Tam giáo
tịnh hành, nhưng trong thực tế Phật giáo vẫn được coi trọng hơn cả. Phật giáo được
thượng tôn, thần linh được bảo vệ, chùa chiền làm nhiều, tạo cơ hội cho biểu diễn
dân gian phát triển. Có thể nói vào thời Lý, cùng với các bộ môn văn hoá khác, các
trò diễn đã tiến hoá vượt bậc.
Năm 1041, nhà nước tiến hành đặt phẩm cấp nhạc kỹ thơn một trăm người.
Trước đó định danh nghĩa cho ca nhi, tạo nên tục gọi nam ca nhi là kép và nữ ca nhi
là đào (Quản kép và Đào nương). Trong dân gian, do đất nước tương đối ổn định,
cuộc sống no ấm, hàng năm hội lễ thưởng được tổ chức khắp nơi, tạo cơ sở cho các
nghệ sĩ dân gian đua tài và kết tinh lại ở những người tài năng nhất. Hí phường phả
lục ghi tên các hậu tổ Đào Hoa, Từ Đạo Hạnh, Sai Ất và Chính Vịnh Càn. Đào Hoa
là người được đức Lý Thái Tổ định danh nghĩa vào năm 1025. Từ Đạo Hạnh, húy là
Lộ, con vị tăng quan đô sát Từ Vinh, thường kết bạn với nho sinh Phí Sỹ, đạo sĩ Lê

Toàn và con hát Sai Ất. Ban ngày họ cùng nhau thổi sáo, đánh trống, bày trò vui, tối
đến lại đọc sách thâu đêm. Các văn tế tổ Chèo sưu tầm được đều ghi tên Phạm Thị
Trân, Đặng Hồng Lân, Đào Văn Só, Từ Đạo Hạnh, Sai Ất, Chính Vịnh Càn. Tại
chùa Láng (phường Láng Thượng – quận Đống Đa – tp. Hà Nội), nơi sư Từ Đạo
Hạnh đã từng trụ trì, đến nay vẫn còn tượng của bốn vị La Hán sử dụng nhạc cụ dân
tộc đứng trước điện thờ, đó là biểu hiện hiếm thấy trong các chùa. Các vị trên đã có
công làm cho Chèo hát tiến hoá mạnh mẽ từ cấp độ hồn nhiên lên cấp độ ước lệ và
tổng hợp; trong trò diễn dung hợp cả lời trò, đối thoại và múa hát trong thời gian và
không gian ước lệ. Họ là những người có công lớn tạo nên sự ổn định, nền nếp
trong biểu diễn từ phép đánh trống đến lề lối ra làm trò.
Hiện tượng hỗn dung ca múa trong đối thoại có thể thấy được, bởi câu nói
thường thì khó nhớ, còn câu nói vần vè và câu hát thì dễ truyền thụ. Trong Chèo,
23
chúng ta có thể thấy nhiều lời hát của Xoan, Dậm, Quan họ, Ca trù và có thể có cả
trò Tàng Cưu.
Câu hát :
“Con dao vàng lại liếc đá vàng
Mắt anh, anh liếc, mắt nàng, nàng đưa”
là rút ra từ câu hát đối đáp, giao duyên của trò Trống quân xã Đức Bác
(huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc), nhiều câu hát khác cũng có thể chứng minh
tương tự, từ các câu hát dân gian khác. Trò Tàng Cưu là trò của người phương Bắc,
có lẽ dân Mã Lưu đưa trò này vào Việt Nam hồi đầu công nguyên và lần hồi trở
thành trò chơi dân gian phổ biến khắp nơi và đã địa phương hoá hoàn toàn. Đến thời
Lý, Tàng Cưu đã được hỗn dung vào ca múa dân tộc Việt và trở thành một trò vui
dân gian, hết sức hấp dẫn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư “Đinh Dậu, năm thứ 8
(1117) (Tống, Chính Hoà năm thứ 7). Mùa xuân, tháng Giêng, Diên Thành Hầu
(không rõ tên) chết. Xuống chiếu bãi trò chơi “Tàng Cưu” và cỗ bàn khai hạ, lại
phát vàng bạc tiền lụa ở kho để phúng rất hậu” [35, tr. 209]. Triều đình không cấm
các trò diễn xướng mùa xuân khác mà chỉ cấm trò Tàng Cưu thì chắc chắn trò này
phải rất hấp dẫn, vui vẻ, nhộn nhịp không khác gì cỗ bàn khai hạ chốn cung đình.

Có thể nói các trò diễn dân gian thời Lý đều thấm đượm nội dung Phật pháp,
nhấn mạnh tinh thần “khuyến thiện, trừng ác”. Chính các nhà sư cũng tham gia
sáng tạo trò và biểu diễn trò để hoằng dương Phật pháp. Còn về mặt nghệ thuật thì
rõ ràng, lúc đó trò diễn đã tiến thêm một bước khá dài. Trong các lễ mừng sinh nhật
của nhà vua đã thấy có hoá trang, phục trang. Ở dân dã tất nhiên mức độ có thấp
hơn, song khi “đóng trò” (tức là nam đóng nữ, nữ đóng nam), ít nhất cũng có thay
đổi kiểu đi, dáng đứng và y trang. Trống cái được sử dụng, vừa để tham gia vào dàn
nhạc vừa để dẫn dắt cái hay, cái đẹp bằng cách bình giá câu hát, cách diễn. Múa
trong trò diễn còn rõ nét những ảnh hưởng của múa Ấn Độ : dù múa kiểu gì thì cuối
cùng ngón tay cũng hướng lên trời giống với ngọn lửa thiêng của Tiểu ngã tiếp cận
với Đại ngã trong Ấn Độ giáo. Về thân phận nghệ sĩ : lúc này người nghệ sĩ được
coi trọng về tài năng và được đối xử một cách trân trọng. Ngô Toái được phong
tước Thượng chế, Đỗ Anh Vũ được ra vào nơi cung cấm sau được Lê Thái Hậu
sủng ái.
24
Từ đầu thế kỷ XIII, nhà nước Đại Việt đã được củng cố. Nhà vua, nhất là các
hoàng tử thường đi xem hội đặc biệt là các hội võ. Vua Trần Anh Tông (khi còn là
thái tử) đi chơi khuya bị ném đá vỡ đầu, chứng tỏ đất kinh kỳ đã phát triển các thú
chơi đêm, trong đó, có Chèo hát. Riêng nhà vua, bên ngoài thì có điện Hô Trà, bên
trong có điện Tập Hiền, lại có bến Đông Bộ Đầu … làm nơi ngự xem các trò diễn
dân gian. Ở thời kỳ này, phải kể đến ba lần đánh thắng quân Nguyên, đem lại cho
nhân dân ta ngoài cảnh thanh bình kéo dài hơn một trăm năm, còn dẫn đến sự tiến
hoá mạnh mẽ của các hoạt động nghệ thuật trong đó có Chèo.
– Một là, để thưởng công cho các tướng lĩnh cao cấp, các vua nhà Trần đã
phong thực ấp cho họ ở rải khắp vùng Sơn Nam và Hải Đông, thêm đấy là hai đất
quý hương Ngự Thiên và Tức Mặc đã tạo thành một vùng trù phú có lễ hội quanh
năm. Mỗi khi các quý hương và thái ấp mở hội, thì nghệ nhân nô nức kéo đến góp
vui. Hình thức trò chủ thể ở vùng này là Chèo hát cho nên đó là những thời cơ thuận
lợi cho việc trao đổi nghề nghiệp và học tập lẫn nhau của người làm nghề.
– Hai là, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông vào năm Thiên

Bảo thứ bảy (1285), quân ta bắt được Lý Nguyên Cát, người phường hát trong quân
ngũ của Toa Đô. Sử cũ chép : “Nguyên Cát đóng tuồng truyện cổ, có các tích Tây
Vương Mẫu hiến bàn đào, người ra trò có danh hiệu là quan nhân, chu tử, đán
nương, câu nô cộng mười hai người, đều mặc áo gấm, áo thêu, đánh trống, thổi sáo,
gảy đàn, vỗ tay, gõ phím, thay đổi nhau ra vào làm trò, có thể cảm động lòng người,
muốn cho buồn được buồn, muốn cho vui được vui. Nước ta có tuồng truyện bắt
đầu từ đấy.”
Có Nguyên Cát mới bắt đầu có tuồng truyện, trước đó tuy có kép, có đào,
nghệ thuật biểu diễn cung đình Việt Nam vẫn chỉ mới là trò, chưa thành truyện tích,
chưa khác với các trò diễn xướng dân gian bao nhiêu. Có lẽ ông Lý đã đem Nam hí
thời Tống đầu thế kỷ XIII tuy đã có tương đối đầy đủ các yếu tố sân khấu, song vẫn
còn tùy tiện, ngẫu hứng nên kết cấu các vở đều có thể co giãn từ hai mươi đến sáu
mươi màn. Có thể lấy các vở Triệu Trinh nữ, Vương Khôi, Trạng nguyên Trương
Hiệp hoặc Tây sương ký (của Đổng Giải Nguyên) làm ví dụ sẽ thấy sự co giãn đó.
Vì thế, khi ông Lý đem tuồng truyện vào Việt Nam, tổ tiên ta đã tiếp nhận và Việt
Nam hoá một cách hoàn toàn có ý thức biên soạn lại theo cảm nhận của nhân dân ta

×