Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Khai thác du lịch đối với các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 144 trang )


i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________________________


KHAI THÁC DU LỊCH
ĐỐI VỚI CÁC BẢO TÀNG QUỐC GIA
Ở HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH HỌC






Người thực hiện : Nguyễn Thanh Hằng
Lớp CH Du lịch khoá 3, 2005 - 2008
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng







HÀ NỘI, 2008



i
MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG VÀ HỘP TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU 1

CHƢƠNG 1: CÁC BẢO TÀNG QUỐC GIA Ở HÀ NỘI VÀ VAI TRÕ
CỦA CHÖNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THỦ ĐÔ 6
1.1. Vai trò và ý nghĩa của bảo tàng với hoạt động du lịch 6
1.1.1. Khái quát về ngành khoa học bảo tàng và công tác bảo tồn,
bảo tàng của Việt Nam 6
1.1.2. Chức năng và đặc trƣng của bảo tàng 9
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của bảo tàng với hoạt động du lịch 13
1.2. Vai trò của các bảo tàng Quốc gia với hoạt động du lịch của thủ đô 18
1.2.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng các bảo tàng Quốc gia 18
1.2.2. Sự hình thành, phát triển và vai trò của các bảo tàng Quốc
gia với hoạt động du lịch thủ đô 21

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH TẠI MỘT SỐ
BẢO TÀNG QUỐC GIA Ở HÀ NỘI 34
2.1. Khách tham quan bảo tàng và nhu cầu của khách tham quan bảo
tàng 34
2.2. Hiện trạng của một số bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội và thực trạng

hoạt động khai thác du lịch 45
2.2.1. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam 50
2.2.2. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 61
2.2.3 Bảo tàng Hồ Chí Minh 67
2.2.4. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 74

ii
2.3. Thực trạng hoạt động khai thác du lịch tại các bảo tàng Quốc gia ở
Hà Nội 78
2.3.1. Khả năng phục vụ du lịch của các bảo tàng 78
2.3.2. Hoạt động khai thác sản phẩm du lịch đối với một số bảo
tàng Quốc gia của một số doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội 88
2.3.3. Hoạt động khai thác sản phẩm du lịch đối với một số bảo
tàng Quốc gia của các cơ quan, đơn vị nhà nƣớc 94

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KHAI THÁC DU LỊCH ĐỐI VỚI CÁC BẢO
TÀNG QUỐC GIA Ở HÀ NỘI 100
3.1. Các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội trong chiến lƣợc phát triển của
ngành du lịch thủ đô 100
3.2. Định hƣớng hoạt động của các bảo tàng Quốc gia Hà Nội nhằm
tăng khả năng hấp dẫn khách tham quan du lịch 102
3.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật 102
3.2.2. Về chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên bảo tàng 104
3.2.3. Khả năng phục vụ khách 104
3.2.4. Các định hƣớng hoạt động khác 105
3.3. Một giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại một
số bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội. 106
3.3.1. Đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật 106
3.3.2. Nâng cấp, cải thiện, đổi mới việc trƣng bày 109

3.3.3. Kinh doanh bảo tàng 114
3.3.4. Chuyên môn hoá đội ngũ hƣớng dẫn viên, nhân viên bảo
tàng 116
3.3.5 Xây dựng chƣơng trình và các hoạt động mở cho bảo tàng: 119
3.3.6. Marketing bảo tàng 122
3.3.7. Ứng dụng công nghệ thông tin 124

iii
3.3.8. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa các doanh nghiệp lữ
hành và các bảo tàng. 125
3.3.9. Đối với các cơ quan quản lý 126
3.4. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả khai thác đối với các
bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội 128
3.4.1. Kiến nghị chung 128
3.4.2. Kiến nghị cụ thể tới các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh
vực du lịch 130
KẾT LUẬN 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134
PHỤ LỤC

iv

CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


UNESCO : Tổ chức Văn hoá Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc
ICOM : Hội đồng Bảo tàng Quốc tế
BTLSVN : Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
BTDTHVN : Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
ASEMUS : Tổ chức Bảo tàng Á-Âu -trụ sở chính đặt tại Thụy Điển

Bộ VH-TT&DL : Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
MICE : Một loại hình du lịch kết hợp: hội nghị, hội thảo, sự
kiện…(Meeting, Incentive, Conference, Events)

v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH VÀ HỘP TÀI
LIỆU THAM KHẢO
Bảng:

Bảng 1.1: Số lƣợng bảo tàng có trên cả nƣớc (Năm 2007) 20
Bảng 1.2 : Một số Bảo tàng-Khu di tích tại Hà Nội phục vụ
khách du lịch 21
Bảng 1.3: Các Bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội 23
Bảng 2.1: Những vấn đề chính du khách quan tâm khi đến bảo
tàng 40
Bảng 2.2: Lƣợng khách tại một số Bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội
(Năm 2004) 47
Bảng 2.3: Lƣợng khách tại một số Bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội
(Năm 2005) 47
Bảng 2.4: Lƣợng khách tại một số Bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội
(Năm 2006) 47
Bảng 2.5 : Lƣợng khách tại một số Bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội
(Năm 2007) 48
Bảng 2.6: Tổng kết kết quả trƣng bày lƣu động của Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam 56
Bảng 2.7: Hệ thống hiện vật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 75
Bảng 2.8: Một số nguyên nhân chính khiên bảo tàng chƣa thực
sự là điểm đến của khách du lịch 87
Bảng 2.9: Tổng kết số lƣợng các bảo tàng đƣợc các doanh
nghiệp du lịch lựa chọn xây dựng tour 90

Bảng 2.10: Tổng kết ý kiến của các doanh nghiệp lữ hành về hiệu
quả của việc khai thác du lịch tại một số bảo tàng 90

vi

Hình ảnh:
Hình 2.1 Một buổi tập huấn do chuyên gia Bỉ trực tiếp giảng dạy 54
Hình 2.2 Tiếp đón các đoàn khách nƣớc ngoài đến làm việc, trao
đổi kinh nghiệm 60
Hình 2.3 Gian trƣng bày chủ đề 2 68
Hình 2.4 Gian tƣởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh 70
Hình 2.5 Phòng chiếu phim 71
Hình 2.6 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 74
Hình 2.7 Các hiện vật tại Bảo tàng 75
Hình 2.8 Hoạt động bảo tàng ban đêm 80

Hộp tài liệu tham khảo:

Bài tham khảo 1: Lớp tập huấn "Thuyết minh bảo tàng phục vụ khách du
lịch" tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam do Cục Di sản
(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Vụ Lữ hành, Tổng
cục Du lịch Việt Nam tổ chức. 118
Bài tham khảo 2: Một số chương trình tham khảo của Bảo tàng Dân tộc
học: 120



1
MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Thời gian qua, một số bảo tàng của Việt Nam đã là điểm đến quen
thuộc trong các chƣơng trình thăm quan của du khách nhƣ Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học…Bảo tàng luôn
đƣợc coi là một địa chỉ không thể thiếu trong chƣơng trình du lịch truyền
thống, đặc biệt các chƣơng trình du lịch văn hoá, lịch sử. Đây là nơi hội tụ,
tập trung và thể hiện trực quan nhất các di tích, hiện vật, sự kiện lịch sử và
văn hoá của địa phƣơng, của một hoặc nhiều dân tộc trong một quốc gia trên
thế giới. Chính vì đặc điểm trên, bảo tàng luôn là điểm đến yêu thích của
khách du lịch và không thể thiếu trong chƣơng trình.
Nhiều bảo tàng đã trở thành điểm đến hấp dẫn đƣợc nhiều doanh
nghiệp lữ hành lựa chọn đƣa vào chƣơng trình tour chào bán, thu hút khách.
Lƣợng khách du lịch đến với bảo tàng ngày càng tăng. Tuy nhiên, cũng có
nhiều bảo tàng chƣa có sự gắn kết với các doanh nghiệp lữ hành và chƣa thực
sự hấp dẫn khách du lịch.Thậm chí, nhiều bảo tàng trƣớc đây thu hút đƣợc
khách du lịch nhƣng hiện nay, lƣợng khách đến lại giảm dần.
Mục tiêu của đề tài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một số bảo
tàng ở thành phố Hà Nội, gắn kết giữa bảo tàng với hoạt động du lịch, tạo mối
gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, khai thác các yếu tố hấp dẫn
của bảo tàng cho hoạt động du lịch.
2. Mục đích nghiên cứu
-Triển khai các biện pháp gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa bảo tàng với
hoạt động du lịch, đặc biệt với các doanh nghiệp lữ hành để tăng cƣờng thu
hút khách du lịch đến bảo tàng, nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút khách

2
của bảo tàng, góp phần giới thiệu văn hoá Việt Nam, tái đầu tƣ cơ sở vật chất
và dịch vụ của bảo tàng.
- Tăng cƣờng thu hút khách du lịch đến các bảo tàng ở thành phố Hà
Nội, đặc biệt là các bảo tàng Quốc gia, biến bảo tàng trở thành một trong

những điểm đến thông dụng và hấp dẫn khách du lịch.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu nghiên cứu tình hình khai thác du lịch tại một số bảo
tàng Quốc gia: Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng
Mỹ thuật, Bảo tàng Hồ Chí Minh, một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên
địa bàn thành phố Hà Nội. (Hà Nội trƣớc thời gian mở rộng địa giới hành
chính 1/8/2008).
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu, điều tra, khảo sát và sử dụng số liệu
trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2008. Thông qua phân tích cụ thể những
khảo sát thực hiện trong thời gian này, đề tài đã chỉ ra những điểm mạnh,
điểm yếu, những khó khăn, hạn chế còn tồn tại ở các bảo tàng, các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch, cơ quan quản lý nhà nƣớc, từ đó đƣa ra những gợi
ý cho những giải pháp nhằm tăng lƣợng khách du lịch đến Hà Nội trong
những năm tới. Các nghiên cứu này là tƣ liệu quan trọng cho việc hoàn thành
luận văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đã đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở kết hợp nghiên cứu lý thuyết và
thực tiễn. Đồng thời sử dụng một số phƣơng pháp cụ thể sau:
- Phƣơng pháp khảo sát thực tế
- Phƣơng pháp thống kê, phân tích
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi

3
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nhƣ đã đề cập, lịch sử và văn hoá của một đất nƣớc có sức lôi cuốn
mạnh mẽ đối với khách du lịch. Mà lịch sử hào hùng, nền văn hoá rực rỡ của
đất nƣớc đều đƣợc thể hiện thông qua hệ thống bảo tàng, đặc biệt là các bảo
tàng Quốc gia. Tuy đã đƣợc khai thác và có đƣợc những phát triển đáng kể
nhƣng hoạt động du lịch tại các bảo tàng này vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả tốt

nhất. Từ những yêu cầu nói trên, thời gian qua, nhiều công trình nghiên cứu,
đề tài khoa học đã đề cập đến vấn đề này. Qua tìm hiểu tài liệu, tác giả nhận
thấy hầu hết một số công trình đề cập đến một hoặc hai bảo tàng cụ thể và khả
năng thu hút khách du lịch của bảo tàng đó nhƣ: “ Khai thác những yếu tố hấp
dẫn của một số bảo tàng ở Hà Nội phục vụ hoạt động du lịch”, “Nâng cao
khả năng thu hút khách du lịch tại Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội”, “Vai trò
của bảo tàng với các tour du lịch nội thành (city tour) Hà Nội”. Hầu hết
những đề tài này hoặc chỉ tập trung nghiên cứu về bảo tàng, đứng trên phƣơng
diện của bảo tàng để làm du lịch, hoặc chỉ đề cập đến một vài lĩnh vực cụ thể
của bảo tàng trong việc thu hút khách nói chung.
Ngày 8/11/2007, tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hội nghị giữa bảo
tàng và các hãng lữ hành đƣợc tổ chức dƣới sự chủ trì của Bộ trƣởng Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Cục Di sản, Cục xúc tiến, Sở Du
lịch và các doanh nghiệp lữ hành…đã diễn ra. Hội nghị đã đƣa ra một số ý
kiến xác đáng cho những hoạt động cụ thể kết hợp giữa các doanh nghiệp du
lịch và một số bảo tàng tại Hà Nội.
Ngày 23/4/2008, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ban Quản lý khu di
tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức Hội thảo Hợp tác giữa
ngành du lịch với các bảo tàng, khu di tích lịch sử tại Hà Nội nhằm đẩy mạnh
mối quan hệ giữa hoạt động của bảo tàng, di tích lịch sử với các hãng lữ hành.

4
Hội thảo cho rằng tại các bảo tàng chƣa có các hoạt động phong phú, dịch vụ
còn đơn điệu, thông tin đƣa đến cho các doanh nghiệp du lịch chƣa đầy đủ
gây khó khăn cho công tác thiết kế các chƣơng trình tour…Từ đó đƣa ra ra
các biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình trên.
Ngày 10-11/11/2003, đƣợc phép của Bộ Văn hóa-Thông tin, Bảo tàng
Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng Quốc gia Trung ƣơng lịch sử đƣơng đại
Nga cùng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học thực tiễn với đề tài: “Bảo tàng
góp phần hoàn thiện nhân cách con người”. Hội thảo đã nhận đƣợc 54 tham

luận của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, khách tham quan. Một số ý
kiến tập trung vào việc đổi mới công tác trƣng bày của bảo tàng để thu hút
đông đảo khách tham quan đến với bảo tàng, bảo tàng với hoạt động tuyên
truyền và hợp tác quốc tế.
Ngoài ra, một số bài báo chuyên ngành cũng đề cập đến vấn đề này
nhƣ: Hợp tác phát triển Du lịch -Bảo tàng của Hải Lê, Tăng cường liên kết
giữa du lịch và bảo tàng của Thảo Phƣơng-Tạp chí du lịch Việt Nam, số
5/2008; Chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch tại bảo tàng, Báo Lao Động số
137 ngày 18/6/2008…
6. Ý tƣởng mới: Bằng quá trình tìm hiểu, phân tích tài liệu, điều tra,
khảo sát thực tế và kế thừa kết quả của những tài liệu trên, luận văn đã đề cập
đến sự liên kết giữa du lịch và bảo tàng ở nhiều khía cạnh khác nhau: những
mong muốn, nhu cầu thiết thực của du khách tham quan bảo tàng, hiện trạng
và khả năng đáp ứng của bảo tàng cho hoạt động du lịch, khả năng khai thác
bảo tàng của các doanh nghiệp lữ hành cho hoạt động du lịch, thực trạng và
những chính sách, định hƣớng của cơ quan quản lý nhà nƣớc cho sự liên kết
này trong tƣơng lai. Từ đó, đề tài đƣa ra một số gợi ý cho những giải pháp,
kiến nghị cụ thể đến từng lĩnh vực liên quan.

5
7. Bố cục luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Các bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội và vai trò của chúng
trong hoạt động du lịch Thủ đô.
1.1 Vai trò và ý nghĩa của bảo tàng với hoạt động du lịch
1.2 Vai trò của các bảo tàng Quốc gia với hoạt động du lịch thủ đô
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 2: Thực trạng việc khai thác du lịch đối với một số bảo
tàng Quốc gia trên địa bàn Hà Nội

2.1 Khách tham quan bảo tàng và nhu cầu của khách tham quan bảo tàng
2.2 Hiện trạng của một số bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội và thực trạng
hoạt động khai thác du lịch
2.3 Thực trạng hoạt động khai thác du lịch đối với một số bảo tàng
Quốc gia của một số doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội
2.4 Thực trạng hoạt động khai thác du lịch đối với một số bảo tàng
Quốc gia của cơ quan quản lý nhà nước
Tiểu kết chƣơng 2
Chƣơng 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác du
lịch đối với một số bảo tàng Quốc gia ở Hà Nội
3.1 Hệ thống các bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội trong chiến lược phát
triển của ngành du lịch thủ đô
3.2 Định hướng hoạt động của các bảo tàng Quốc gia tại Hà Nội nhằm
tăng khả năng hấp dẫn khách tham quan du lịch
3.3 Giải pháp
3.4 Kiến nghị
Tiểu kết chƣơng 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

6
CHƢƠNG 1
CÁC BẢO TÀNG QUỐC GIA Ở HÀ NỘI VÀ VAI TRÕ CỦA
CHÖNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THỦ ĐÔ

1.1. Vai trò và ý nghĩa của bảo tàng với hoạt động du lịch
1.1.1 Khái quát về ngành khoa học bảo tàng và công tác bảo tồn, bảo
tàng của Việt Nam:
Bảo tàng có nguồn gốc lịch sử từ rất lâu đời. Ngay từ thời kỳ cổ đại, ở

Hy Lạp đã xuất hiện những hình thức sơ khai của bảo tàng. Cùng với sự phát
triển của lịch sử, các bảo tàng phát triển ngày càng nhiều về số lƣợng và
phong phú về loại hình.
Theo thống kê của tổ chức Văn hoá Khoa học và Giáo dục của Liên
hiệp quốc (UNESCO) và theo một số tác giả khác, trên thế giới hiện nay có
49.000 bảo tàng, trong đó Châu Âu có gần 6.000 bảo tàng. Ở nhiều nƣớc phát
triển, các thành phố có gần 20 vạn dân đều có bảo tàng. Các công sở, nhà
hàng, tổ chức xã hội, thậm chí đến các tổ chức cá nhân cũng nảy sinh ý muốn
đƣợc đƣợc khẳng định mình hoặc cụ thể hóa một cố gắng, một sự tiến bộ
bằng một bảo tàng. Vì vậy, đến nay, không những số lƣợng bảo tàng tăng lên
mà các loại hình cũng rất phong phú.
Thuật ngữ bảo tàng học đƣợc sử dụng và đƣa vào từ điển bách khoa của
nhiều nƣớc trên thế giới. Tổ chức quốc tế đầu tiên về bảo tàng cũng ra đời
năm 1946 là Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM) thuộc Uỷ ban Văn hoá Khoa
học và Giảo dục của Liên Hiệp Quốc với mục tiêu là nghiên cứu về bảo tàng.
Định nghĩa của ICOM về bảo tàng nhƣ sau:“Bảo tàng là một tổ chức (cơ
quan) không có lợi nhuận, tồn tại lâu dài để phục vụ cho sự phát triển của xã
hội, mở rộng đón công chúng. Bảo tàng thu nhận, bảo tồn, nghiên cứu lý luận
(thông tin, tuyên truyền) và trưng bày nhằm mục đích cho con người học tập,

7
giáo dục và thưởng thức. Bảo tàng là một bằng chứng vật chất về con người
và môi trường xung quanh con người”
1

Hay“Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự
nhiên và xã hội nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, giáo dục, tham quan và
hưởng thụ văn hoá của nhân dân”
2


Nếu nhƣ ở Tây Âu, các bảo tàng theo nghĩa hiện đại đã xuất hiện từ
thời Phục Hƣng, thì ở Việt Nam đến đầu thế kỷ XX ngƣời ta mới làm quen
với khái niệm bảo tàng.
Năm 1900, chính quyền Pháp ở Đông Dƣơng thành lập trƣờng Viễn
Đông Bác Cổ nhằm tiến hành những hoạt động nghiên cứu về lịch sử, ngôn
ngữ và các di sản văn hóa ở ba nƣớc Đông Dƣơng. Đến trƣớc Cách mạng
tháng 8 năm 1945, trong gần 50 năm tồn tại và hoạt động, trƣờng Viễn Đông
Bác Cổ đã xếp hạng trên 400 di tích lịch sử, kiến trúc và danh lam thắng cảnh,
đồng thời xây dựng một số bảo tàng ở Việt Nam với tổng số 30.000 hiện vật
đƣợc sƣu tầm qua các giai đoạn.
Năm 1910, bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam đƣợc thành lập ở Hà Nội, đó là
Bảo tàng Nghệ thuật Đông Dƣơng, bảo tàng trƣng bày các sƣu tập khảo cổ học,
dân tộc học cùng một số trang phục triểu Nguyễn. Bảo tàng Địa chất ở Hà Nội
ra đời năm 1914 cũng nằm trong khuôn khổ của trƣờng Viễn Đông Bác Cổ.
Gần 10 năm sau, Bảo tàng Hải Dƣơng học ở Nha Trang đƣợc thành lập
3

Do các sƣu tập ngày càng đƣợc bổ sung phong phú đòi hỏi phải có địa
điểm trƣng bày mới rộng hơn, nên từ năm 1926 ngƣời Pháp đã xây dựng trụ
sở mới cho bảo tàng và năm 1932 Bảo tàng Nghệ thuật Đông Dƣơng
4
đƣợc
đổi tên thành Bảo tàng Luis Finot chính thức đƣợc mở cửa ở trụ sở mới để

1
Điều 2, Phần 1, Quy chế Bảo tàng Thế giới
2
Điều 47, Luật Di sản văn hóa đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ
họp thứ 9 khóa X ngày 29-6-2001
3

Nay là Bảo tang Sinh vật biển
4
Nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

8
trƣng bày giới thiệu các bộ sƣu tập cổ vật thuộc các nền văn hóa Việt Nam,
Lào, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Miến Điện, Nhật Bản, Inđônêxia, Thái
Lan, Tây Tạng…Rồi tiếp đó là Bảo tàng Khải Định
5
trƣng bày các cổ vật tại
cố đô Huế năm 1923 , Bảo tàng Blanchard de la Bross
6
trƣng bày trên 2000
hiện vật về miền trung Việt Nam, Phù Nam, Chăm, Khơ me tại Sài Gòn năm
1929 , Bảo tàng Parmentier
7
ở Đà Nẵng năm 1943.
Trƣớc năm 1945, con số bảo tàng ở Việt Nam do ngƣời Pháp xây dựng
còn dừng ở hàng đơn vị. Công tác bảo tồn bảo tàng ở Việt Nam chỉ thật sự
phát triển khi nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời tháng 9 năm 1945. Sau
khi kết thúc thắng lợi sự nghiệp chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và thống
nhất Tổ Quốc năm 1975, việc xây dựng và phát triển hệ thống Bảo tàng Việt
Nam đƣợc đặt dƣới sự quản lý, lãnh đạo của Bộ Văn hoá Thông tin, theo định
hƣớng củng cố, duy trì và nâng cấp các bảo tàng đã có, xây dựng mới một số
bảo tàng ở Trung ƣơng, bảo tàng chuyên ngành và bảo tàng các tỉnh, thành
phố. Tính đến năm 2000, Việt Nam có 117 đơn vị là bảo tàng và cơ quan làm
công tác bảo tàng. Sự hình thành mạng lƣới bảo tàng hiện nay là một trong
những thành tựu văn hóa quan trọng mà Đảng, nhà nƣớc và nhân dân Việt
Nam đã đạt đƣợc trong quá trình xây dựng đất nƣớc.
Những năm qua, các bảo tàng ở Việt Nam đã đón tiếp hàng trăm triệu

lƣợt ngƣời đến xem, trong đó có hàng triệu lƣợt khách nƣớc ngoài của hàng
trăm quốc gia và các tổ chức quốc tế. Trong lịch sử xây dựng và phát triển
của mình, các bảo tàng Quốc gia đã có những đóng góp tích cực vào sự
nghiệp bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, góp phần quan trọng
vào công tác giáo dục và phát huy truyền thống, động viên các tầng lớp nhân


5
Nay là Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
6
Nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

7
Nay là Bảo tàng Chăm

9
dân đóng góp trí tuệ, sức ngƣời, sức của cho sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc,
thống nhất tổ quốc và xây dựng đất nƣớc.
1.1.2 Chức năng và đặc trưng của bảo tàng
Bảo tàng là một thiết chế văn hoá, một cơ cấu “phi doanh lợi”, nghĩa là
không lấy doanh lợi làm mục đích của cơ quan. Đặc trƣng cơ bản của bảo
tàng là gìn giữ các hiện vật gốc về những sự kiện, hiện tƣợng tiêu biểu về
thiên nhiên và xã hội, trƣng bày giới thiệu các sự kiện, hiện tƣợng ấy bằng
hiện vật gốc để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của nhân dân. Hiểu đúng đặc trƣng
của bảo tàng sẽ giúp ta xác định rõ nội dung cụ thể và các hình thức hoạt động
của bảo tàng. Bảo tàng có hai chức năng cơ bản là gìn giữ - nghiên cứu khoa
học và giáo dục, phổ biến khoa học.Hai chức năng trên là một thể thống nhất,
không tách rời nhau, dù các bảo tàng có khác nhau về loại hình, về tính chất,
quy mô và hình thức tổ chức. Có khi hoạt động của một số bảo tàng này thiên
về mặt nghiên cứu khoa học, bảo tàng kia thiên về công tác giáo dục, điều đó

phụ thuộc vào mục đích của từng loại bảo tàng. Nhƣng mỗi bảo tàng hiện đại,
dù muốn dù không đều phải thể hiện cả hai chức năng nói trên.
Những chức năng có liên quan đến công tác giữ gìn và nghiên cứu tài
liệu khoa học của bảo tàng:
1. Nghiên cứu, sƣu tầm những tài liệu, hiện vật gốc tiêu biểu cho sự
phát triển tự nhiên, xã hội và nghệ thuật để bổ sung cho các sƣu tập sử liệu
gốc, kiện toàn các kho bảo tàng, tuỳ theo từng loại hình khác nhau.
2. Giữ gìn, bảo quản, tu sửa những tài liệu, hiện vật gốc về sự phát triển
của giới tự nhiên, xã hội và những hiện vật quý có giá trị thẩm mỹ.
3. Nghiên cứu mọi mặt các tài liệu, hiện vật gốc để phục vụ cho bảo
tàng, các ngành khoa học, kinh tế, quân sự, văn hoá…để các ngành ấy có thể
sử dụng những hiện vật bảo tàng ấy vào mục đích khoa học của họ.
Những chức năng có liên quan đến công tác giáo dục, phổ biến khoa
học của bảo tàng:

10
1. Tiến hành công tác trƣng bày, bổ sung, chỉnh lý các phần trƣng bày
và công tác triển lãm cùa bảo tàng.
2. Những hình thức tuyên truyền giáo dục khoa học của bảo tàng dựa
trên cơ sở các phần trƣng bày và các hiện vật gốc trong kho (nhƣ giáo dục
lòng yêu nƣớc, giáo dục kiến thức, giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục
thẩm mỹ, giáo dục học đƣờng…)
3. Nghiên cứu các điều kiện cảm thụ thuận lợi nhất cho ngƣời xem bảo
tàng (các điều kiện về tâm lý, sinh lý, ánh sáng, màu sắc, tiếng động…) về tác
động hiệu quả của bảo tàng đến ngƣời xem.
Qua các sƣu tập hiện vật gốc về lịch sử tự nhiên và xã hội đƣợc trƣng
bày, các bảo tàng đã tạo cho ngƣời xem những khái niệm cụ thể, những hiếu
biết sâu sắc về thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta và vai trò của con ngƣời
trong đấu tranh cải tạo tự nhiên, nó cũng góp phần xây dựng thế giới quan
khoa học và bài trừ mê tín dị đoan.

- Một bảo tàng ra đời lấy tôn chỉ mục đích là vì xã hội phát triển mà
phục vụ. Điều kiện để một bảo tàng ra đời là: có trƣng bày và bảo quản; có
ngƣời am hiểu phù hợp với hoạt động của bảo tàng.
- Bảo tàng có chức năng nghiên cứu khoa học, bảo tồn các di sản
văn hoá và phát huy giá trị của chúng. Để thực hiện chức năng trên, bảo
tàng có nhiệm vụ:
+ Sƣu tầm, kiểm kê, bảo quản, trƣng bày các sƣu tập
+ Nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa
+ Tổ chức phát huy giá trị của di sản văn hóa phục vụ lợi ích của toàn xã
hội
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ
+ Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật
+ Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật

11
Bảo tàng từ thời kỳ cổ đại đến nay đã có lịch sử phát triển lâu dài. Đặc
biệt là từ thời cận đại, bảo tàng đã có nhiều biến đổi, sự “bùng nổ” các bảo
tàng với số lƣợng khó có thể thống kê đƣợc, với nhiều loại và loại hình mới
và dẫn đến những chức năng cũng biến đổi. Tuy vậy, đã hơn hai thế kỷ biến
đổi phát triển, nhƣng những đặc trƣng cơ bản của bảo tàng không hề tiêu mất,
không hề thay đổi. Với những đặc trƣng này mà bảo tàng phân biệt đƣợc với
các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan văn hóa khác, bảo tàng học gọi
đó là tính khả biến và bất biến của bảo tàng. Chính tính bất biến của bảo tàng
là đặc trƣng của bảo tàng. Đặc trƣng của bảo tàng có tính quyết định tính chất
của bảo tàng, có làm rõ đặc trƣng của bảo tàng, nắm bắt đƣợc đặc trƣng đó
mới nhận thức sâu sắc về chức năng và nhiệm vụ của bảo tàng. Những đặc
trƣng đó là:
Mọi hoạt động của bảo tàng đếu xoay chung quanh hiện vật bảo tàng.
Bảo tàng học gọi đó là tính vật thật. Đây là đặc trƣng then chốt của bảo tàng.
Bảo tàng dù có thay đổi hình thức hoạt động nhƣng mọi hoạt động của bảo

tàng đều bắt đầu trên cơ sở hiện vật-vật thật. Đây là đặc trƣng chủ yếu của
bảo tàng khác với cơ quan văn hoá và giáo dục khác. Bảo tàng phải có một số
lƣợng và chất lƣợng nhất định các hiện vật bảo tàng, đó là những vật thật.
Những hiện vật này có tính điển hình và trọng yếu, nó chứa đựng những
thông tin về những hoạt động của nhân loại và sự biến đổi của tự nhiên, nó đã
đƣợc nghiên cứu, lựa chọn phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ các bảo
tàng, không phải mọi vật đều có thể trở thành hiện vật của bảo tàng. Đặc
trƣng này thể hiện ở những mặt sau đây:
Thứ nhất, thu thập và bảo tồn “vật”. Nhiệm vụ chủ yếu của bảo tàng là:
sƣu tầm và gìn giữ những hiện vật về văn hóa và lịch sử-kết quả lao động
sáng tạo của con ngƣời trong ứng xử với tự nhiên và xã hội; là những tiêu bản
về những tiến hoá của giới tự nhiên.

12
Thứ hai, nghiên cứu “vật”-Những tƣ liệu hiện vật tàng trữ và bảo quản,
cũng chƣa phải là mục đích cuối cùng của bảo tàng. Chỉ có gìn giữ mà không
sử dụng tốt chƣa phải là ý nghĩa của bảo tàng hiện đại. Bảo tàng phải nghiên
cứu chính xác hiện vật phải sử dụng trong giáo dục và phục vụ nghiên cứu
khác. Vì thế phải nhận thức chính xác giá trị hiện vật bảo tàng. Thông qua
một hệ công tác nghiên cứu khoa học để thấy rõ nội hàm của của hiện vật,
những thông tin hữu dụng còn tiềm ẩn, từ xác định giá trị lịch sử, giá trị học
thuật hoặc giá trị nghệ thuật. Việc nghiên cứu hiện vật bất kỳ, quyết định trình
độ nhận thức đối với hiện vật bảo tàng, ảnh hƣởng đến hiệu quả các công tác
nghiệp vụ khác, là tiêu chí xem chất lƣợng nghiên cứu khoa học của bảo tàng.
Thứ ba, lợi dụng “vật”- Tức là sử dụng hiện vật của bảo tàng trong các
phƣơng thức công tác và phƣơng pháp đối với giáo dục xã hội và nghiên cứu
khoa học liên quan. Đó là một quá trình hiệp đồng thống nhất. Đó là công
dụng quá trình tác dụng xã hội của “vật” và cũng là giai đoạn vận động có ý
nghĩa của “vật” của bảo tàng. Chúng thƣờng xuyên liên hệ mật thiết, tuần
hoàn trở lại để không ngừng phát triển. Gần đây, xuất hiện những kỹ thuật

mới trong trƣng bày bảo tàng nhƣ vi tính, hình ảnh ba chiều. Nhƣng chúng ta
cần phải hiểu ban đầu phải có hiện vật, bản thân hiện vật tồn tại mới có hình
ảnh. Vận động của “vật” (hiện vật) trong chu trình bảo tàng: sƣu tầm hiện vật,
nghiên cứu hiện vật, giáo dục xã hội và phục vụ, tất cả công tác lãnh đạo của
bảo tàng không rời hiện vật và nhu cầu của công chúng xã hội. Nó là kết quả
các công tác của bảo tàng và tác dụng cộng đồng của khách tham quan, không
có tác dụng năng động của các công tác bảo tàng, bản thân hiện vật của bảo
tàng không thể phát huy tác dụng và hiệu ích xã hội. Về phƣơng diện khác,
vận động vi tuyến của hiện vật cũng không thể vƣợt ra khỏi điều kiện của xã
hội nhất định. Hoạt động của bảo tàng và chức năng xã hội, không thể không
tuân thủ chính trị xã hội kinh tế, văn hoá, khoa học nhất định, các chế ƣớc và

13
hoàn cảnh bảo tàng vì chủ nghĩa xã hội, vì phục vụ nhân dân. Nhiệm vụ cơ
bản là nâng cao tố chất văn hoá của nhân dân và xúc tiến kiến thiết văn minh
xã hội.
Tính trực quan: Cùng tính vật thật của bảo tàng có liên hệ một đặc
trƣng riêng biệt là tính trực quan. Bảo tàng lấy số lớn hiện vật trƣng bày triển
lãm, lấy hiện vật trƣng bày để quần chúng hiểu đƣợc những thông tin hiện
vật. Trƣng bày bảo tàng là bộ mặt của bảo tàng, là ngôn ngữ của bảo tàng và
hình thức của bảo tàng để phân biệt bảo tàng với các cơ quan văn hóa giáo
dục và nghiên cứu khác. Thực tế chứng minh, những hiện vật trƣng bày trực
tiếp bày ra trƣớc mắt quần chúng, có sức hút rất mạnh, tạo ra ấn tƣợng sâu
sắc, từ đó mà giúp tăng cƣờng quan niệm, ký ức, xúc tiến nhận thức và tƣ duy
của ngƣời xem. Những năm gần đây, nhiều bảo tàng đã áp dụng những thủ
pháp nhƣ trƣng bày “cảnh tƣợng”, thao tác thực tế làm phong phú đặc trƣng
của tính trực quan.
Tính quảng bác Bảo tàng có rất nhiều loại hình trƣng bày tƣơng quan
đến nhiều ngành khoa học, hiện vật bảo tàng gìn giữ liên quan đến nhiều lĩnh
vực, nhƣ là địa chất, thiên văn, hàng hải, cổ sinh vật tự nhiên, khoa học kỹ

thuật, văn học, mỹ thuật và các phong tục dân tộc. Ở trong những bảo tàng tổng
hợp càng có nhiều môn loại khoa học. Tổng hợp từ tự nhiên đến nhân loại, xã
hội, từ cổ đại xa xƣa đến các vùng xa xăm khác, từ rất rộng đến rất hẹp, các
loại vật thật trƣng bày và tƣ liệu đều đƣợc bảo tàng thu nhận làm đối tƣợng của
nghiên cứu. Tính quảng bác liên quan đến nhiều lĩnh vực tri thức, cũng là đặc
trƣng để phân biệt bảo tàng với các cơ quan văn hóa giáo dục khác.
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của bảo tàng với hoạt động du lịch:
Du lịch ngày càng trở thành một nhu cầu thiết yếu, các sản phẩm du
lịch vẫn đang không ngừng đƣợc đổi mới cả về chủng loại và chất lƣợng

14
nhằm đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của con ngƣời. Đó cũng là lý do nhiều
loại hình du lịch khác nhau xuất hiện. Bảo tàng là một sản phẩm du lịch hay
nói chính xác hơn là một bộ phận của du lịch văn hoá, du lịch bảo tàng là một
trong những loại hình hiện đang đƣợc khách du lịch ƣa chuộng.
Xã hội văn minh, trình độ nâng cao, con ngƣời luôn luôn có điều kiện
mở mang kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. Họ thực
hiện các chuyến du lịch với mục đích đƣợc tìm hiểu, khám phá và giao lƣu
với các nền văn hóa khác nhau. Đó là một nhu cầu hết sức chính đáng và cũng
là một sự khẳng định về vai trò và tầm quan trọng của bảo tàng đối với hoạt
động du lịch. Bởi lẽ, bảo tàng cung cấp cho ngƣời xem những thông tin và
hình ảnh trung thực của từng dân tộc, từng quốc gia, từng địa phƣơng, thông
qua các sƣu tập hiện vật đƣợc trƣng bày. Bảo tàng là một thiết chế văn hóa
quan trọng, không thể thiếu đối với đời sống sinh hoạt văn hoá của con
ngƣời.Chỉ có một điều đáng lƣu ý khiến bảo tàng không giống với các thiết
chế văn hoá khác đó là vai trò của nó trải rộng trong rất nhiều lĩnh vực của
đời sống văn hoá - kinh tế - xã hội. Không cần nói cũng biết bảo tàng có một
ý nghĩa quan trọng nhƣ thế nào trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học
đồng thời cũng quan trọng nhƣ thế nào trong việc giữ gìn và bảo tồn các di
sản văn hoá dân tộc. Còn riêng với hoạt động du lịch ngoài chức năng giải trí

dƣờng nhƣ nó bao gồm tất cả các vai trò trên gộp lại. Bảo tàng đƣợc xem là
một bộ phận của tài nguyên nhân văn. Là nơi bảo tồn di sản văn hoá dân tộc,
bảo tàng cũng là nơi thu hút khách du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài. Với sự
lao động sáng tạo của các nhà khoa học xã hội, các nhà bảo tàng học, các nhà
sử học Việt Nam trong nhiều thế hệ, với đƣờng lối phát triển đúng đắn, chúng
ta đã có một hệ thống các Bảo tàng Quốc gia và địa phƣơng. Bảo tàng Việt
Nam với những hiện vật phong phú đã cung cấp cho khách du lịch những
thông tin về văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán, đất nƣớc, con ngƣời Việt

15
Nam. Bảo tàng giúp cho các cơ quan tổ chức tốt các cuộc tham quan của du
khách một cách hài hoà trên cơ sở các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân
văn của đất nƣớc. Bảo tàng giúp cho du khách hiểu rõ, hiểu đúng hơn về con
ngƣời, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, đem đến cho du khách cảm tình, sự
ngƣỡng mộ với nhân dân ta, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, khơi dậy và mở
ra hƣớng làm ăn hợp tác của bạn bè với chúng ta. Chúng ta đã hoà nhập với
bạn bè năm châu và mở rộng cửa đón bạn bè đến Việt Nam. Năm 1990,
chúng ta có 25 vạn lƣợt khách. Năm 1994, có 1018 triệu lƣợt, 1997 con số
này tăng lên thành 1716 triệu lƣợt. Hiện nay, lƣợt khách du lịch vào Việt Nam
ngày càng tăng mạnh. Trong năm 2007, du lịch Việt Nam đón 4.171.564 lƣợt
khách quốc tế, tăg 16% so với năm 2006, khách nội địa đạt 19,2 lƣợt khách
tăng 9,7% so với năm 2006, thu nhập xã hội về du lịch đạt 56 tỷ đồng, tăng
9,8% so với năm 2006
8
. Trừ những doanh nghiệp có công ty liên doanh hoặc
làm việc theo nhiệm kỳ ở Việt Nam, số còn lại là khách du lịch. Đây là những
công chúng có trình độ dân trí cao, có nhiều điều kiện để mở rộng kiến thức
văn hoá, xã hội. Họ biết về Việt Nam rất ít, thời gian để họ lƣu lại Việt Nam
không nhiều. Bảo tàng là nơi cung cấp thông tin một cách tốt nhất, nhanh nhất
cho họ. Lƣợng thông tin ở đây phong phú và đa dạng và đƣợc thể hiện theo

quy trình tham quan thông qua những gian trƣng bày. Chỉ với một khoảng
thời gian ngắn, họ có thể thu nhận nhiều thông tin bổ ích.
Nhƣ chúng ta đã biết, chức năng nhiệm vụ của bảo tàng là giữ gìn lâu
dài các di sản văn hoá của nhân loại và phát huy tác dụng của chúng bằng
cách thông tin cho công chúng về sự tồn tại, phát triển các nền văn minh, văn
hoá, xã hội, các giai đoạn lịch sử…của cộng đồng trong phạm vi thông tin mà
hiện vật thuộc bảo tàng đó truyền tải. Vì vậy, thông tin trong bảo tàng là hết
sức phong phú, đa dạng.

8
Theo số liệu Tổng cục Thống kê

16
Bên cạnh việc cung cấp thông tin tại phòng trƣng bày, các bảo tàng còn
là nơi có thể cung cấp nhiều thông tin cho các yêu cầu khai thác của khách
nƣớc ngoài. Từ trƣớc đến nay, cũng có nhiều bảo tàng đã phục vụ cho các nhà
nghiên cứu nƣớc ngoài. Nhiều thông tin đã đƣợc đƣa vào các luận văn, sách,
các bài viết.Họ đã hiểu về lịch sử, văn hoá và con ngƣời Việt Nam thông qua
những thông tin chính thống của bảo tàng. Từ họ, tiếng tăm về đất nƣớc
chúng ta có thể đƣợc tuyên truyền xa hơn trên thế giới. Nếu làm tốt công tác
phục vụ cho khách nƣớc ngoài, chúng ta có thể thu đƣợc tiền dịch vụ đáng kể,
mặt khác góp phần thực hiện tốt chức năng thông tin của bảo tàng. Di sản văn
hoá của Việt Nam có điều kiện đóng góp thực sự cho các nhà khoa học trong
công cuộc tìm tòi, nghiên cứu về xã hội loài ngƣời.
Bảo tàng Việt Nam còn rất non trẻ so với bảo tàng các nƣớc trong khu
vực và trên thế giới.Chúng ta xây dựng các bảo tàng trƣớc hết vì sự nghiệp
bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, nâng cao dân trí cho cộng đồng, giáo dục
truyền thống dân tộc cho các thế hệ trẻ. Nhƣng ngày nay, trong công cuộc đổi
mới và xu thế hội nhập với quốc tế, bảo tàng Việt Nam còn là tụ điểm của sự
giao lƣu văn hoá của nƣớc ta và bạn bè năm châu. Bảo tàng Việt Nam ngày

nay có vị trí quan trọng trong tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là trong
phát triển du lịch.
Tham quan bảo tàng tất nhiên là để tìm hiểu nhƣng một số ngƣời cũng có
nhu cầu đƣợc giải trí và thƣ giãn. Họ thích thú với những hiện vật đƣợc trƣng
bày trong bảo tàng có nghĩa là họ đang có đƣợc những giờ phút khoan khoái
và thảnh thơi nhất. Nhiều ngƣời còn lấy việc chiêm ngƣỡng bảo tàng làm cảm
hứng sáng tác cho các tác phẩm nghệ thuật của mình, thƣờng xuyên đến bảo
tàng để thả lỏng đầu óc. Ngoài ra, khi bảo tàng đƣợc đƣa vào phục vụ hoạt
động du lịch tự nó đã làm nhiệm vụ bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc bằng
cách giới thiệu khách tham quan khắp nơi trên thế giới, nhờ đó, khách du lịch

17
có cơ hội đƣợc học hỏi và mở rộng kiên thức, chính cùng lúc này bảo tàng
làm chức năng giáo dục.
Tại sao ngày nay bảo tàng lại trở thành một điểm dừng không thể thiếu
đƣợc trong các lịch trình du lịch? Ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới bảo tàng
có từ rất lâu, các bảo tàng đã và đang lƣu giữ những hiện vật vô cùng quý giá,
phản ảnh những bƣớc tiến vĩ đại của lịch sử nhân loại cũng nhƣ lịch sử hình
thành và phát triển của những quốc gia văn minh đó. Nhiều bảo tàng lớn hiện
nay đang cất giữ và trƣng bày những tác phẩm tuyệt tác của loài ngƣời mà
cho đến muôn đời sau không thể có đƣợc và cũng không thể mua đƣợc dƣới
bất kỳ hình thức nào. Đối với khách du lịch, có đƣợc những cơ hội ngắm nhìn
những tuyệt tác và những tinh hoa văn hóa của nhân loại luôn là mơ ƣớc và
quả thật nếu thực hiện đƣợc thì họ sẽ ghi nhớ. Chính nhờ điều này bảo tàng
góp phần cho hoạt động du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn và sôi động.
Hơn nữa, lợi ích kinh tế mà bảo tàng mang đến cho ngành du lịch cũng
rất lớn. Du lịch bảo tàng phát triển tạo việc làm cho ngƣời lao động. Những
sinh viên học về ngành bảo tàng trƣớc đây rất khó xin việc làm, nhƣng ngày
nay, họ có rất nhiều cơ hội để thực hiện khả năng chuyên môn của họ bằng
việc trở thành các hƣớng dẫn viên du lịch chuyên về bảo tàng. Họ trở thành

những nhân viên gián tiếp hoặc trực tiếp trong ngành du lịch. Chuyên môn
của các nhân viên trong ngành du lịch bảo tàng đƣợc hoàn thiện, khả năng có
đƣợc thu nhập cao dễ dàng hơn, đó là những yếu tố giúp đời sống kinh tế của
nhân viên trong ngành du lịch đƣợc cải thiện.
Du lịch bảo tàng từ lâu đã có ở nhiều nƣớc trên thế giới và trong chừng
mực nào đó có thể kết luận là du lịch bền vững. Sự bền vững này giúp cho du
lịch đô thị tạo ra sự cạnh tranh đáng kể trong các thành phố lớn để thu hút
khách du lịch, tạo ra sự đóng góp to lớn cho sự phát triển của các thành phố.
Các bảo tàng làm cho các chuyến du lịch đƣợc cân bằng giữa việc tham quan

18
các danh lam thắng cảnh tự nhiên và môi trƣờng nhân văn. Bảo tàng là một bộ
phận của tài nguyên du lịch. Khi bộ phận tài nguyên này đƣợc khai thác, lợi
ích đƣợc mang lại cho 3 phía: khách du lịch, cơ quan tổ chức du lịch và chính
các bảo tàng. Khách du lịch đến thăm bảo tàng thƣờng có mức thu nhập, trình
độ văn hóa cũng nhƣ yêu cầu nhận thức cao hơn các loại khách khác.
Việt Nam là một đất nƣớc giàu truyền thống văn hoá lịch sử. Đó là một
lợi thế lớn khi mở cửa các bảo tàng và đƣa chúng vào phục vụ cho hoạt động
du lịch. Những hiện vật trƣng bày sống động trong mỗi bảo tàng là điều kiện
tốt nhất để đất nƣớc con ngƣời Việt Nam đƣợc giới thiệu rộng rãi với bạn bè
khắp thế giới.
Bảo tàng thu hút ngày càng nhiều khách đến Việt Nam góp phần làm
tăng trƣởng ngành kinh tế du lịch và các dịch vụ phục vụ khác.
1.2. Vai trò của các bảo tàng Quốc gia với hoạt động du lịch của thủ đô:
1.2.1 Tầm quan trọng của việc xây dựng các bảo tàng Quốc gia:
Một đất nƣớc dù lớn, dù nhỏ muốn thể hiện trình độ văn minh và nếp
sống văn hóa của mình với bạn bè khắp năm châu thế giới biết thì đều qua
những công trình văn hoá có giá trị. Đó là những sƣu tập hiện vật lịch sử, hiện
vật nghệ thuật…do cha ông sáng tạo bao nhiêu đời. Đất nƣớc ta cũng vậy,
mặc dù gặp hoàn cảnh khó khăn, đấu tranh chống quân xâm lƣợc gian khổ

nhƣng Đảng và Nhà nƣớc ta vẫn không quên đƣợc nhiệm vụ cơ bản là xây
dựng, phát triển mặt trận văn hoá tƣ tƣởng, giữ vững động viên tinh thần
trong tầng lớp nhân dân và giới thiệu đất nƣớc con ngƣời Việt Nam với bạn
bè quốc tế. Chính vì vậy, các Bảo tàng Quốc gia Hà Nội đã lần lƣợt đƣợc
thành lập trong thời kỳ đó với nhiệm vụ cơ bản là tàng trữ các di sản văn hoá,
lịch sử dân tộc và thực hiện các vai trò mà Đảng và Nhà nƣớc mong muốn.
Bảo tàng cho đến nay không còn xa lạ với mỗi ngƣời dân, bởi lẽ nó
cung cấp cho ngƣời xem những thông tin và hình ảnh trung thực của từng dân
tộc, từng quốc gia, từng địa phƣơng, thông qua các sƣu tập hiện vật đƣợc

×