Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





BÙI THỊ THANH HUYỀN





MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
HƯƠNG SƠN, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH









HÀ NỘI – 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





BÙI THỊ THANH HUYỀN




MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẠI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
HƯƠNG SƠN, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S TRỊNH XUÂN DŨNG





HÀ NỘI – 2011


1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu. 8
6. Bố cục của luận văn: 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 10
1.1. Điểm đến du lịch. 10
1.1.1. Khái niệm về điểm đến du lịch. 10
1.1.2. Vị trí và vai trò của điểm đến du lịch trong phát triển du lịch 13
1.1.3. Phân loại các điểm đến du lịch: 17
1.2. Những quan điểm và thực trạng khai thác điểm đến du lịch tại Việt Nam.
22
1.2.1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam để thành điểm đến du
lịch. 22

1.2.2. Những quan điểm về đầu tư phát triển điểm du lịch. 27
1.2.3. Về khung chính sách đầu tư phát triển điểm du lịch. 29
1.3. Quản lý nhà nước về du lịch. 30
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch. 30
1.3.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch. 31
1.3.3. Quản lý điểm du lịch. 31
1. 4. Kinh nghiệm quản lý điểm đến du lịch của một số nước. 32

2

1.4.1. Kinh nghiệm xây dựng và quản lý điểm đến du lịch của Bungari. 32
1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng và quản lý điểm đến du lịch của Indonexia. 34
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẠI ĐIỂM
ĐẾN DU LỊCH HƯƠNG SƠN - MỸ ĐỨC - HÀ NỘI 37
2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển điểm đến du lịch Hương Sơn. 37
2.1.1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch. 37
2.1.2.Các điều kiện để phát triển các loại hình du lịch dựa trên cơ sở tài nguyên
du lịch. 39
2.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm đến du lịch
Hương Sơn. 42
2. 2. Công tác quy hoạch tại điểm đến du lịch Hương Sơn. 48
2.2.1.Định hướng không gian quy hoạch: 49
2.2.2.Quy hoạch sử dụng đất: 49
2.2.3.Tổ chức thực hiện quy hoạch. 49
2.3. Công tác quản lý hoạt động du lịch tại điểm đến du lịch Hương Sơn. 50
2.3.1.Quan điểm, của chính quyền địa phương đối với sự phát triển du lịch
Hương Sơn: 50
2 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch tại điểm đến du lịch
Hương Sơn. 51
2.3.3 Thực trạng quản lý hoạt động phục vụ du lịch tại điểm đến du lịch Hương

Sơn. 55
2. 3.4. Thực trạng quản lý các loại hình dịch vụ 63
2.3.5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao nhận thức
cộng đồng. 67
2.3.6. Công tác tuyên truyền quảng bá 68
2.3.7. Công tác quản lý tài nguyên môi trường tại điểm đến du lịch Hương Sơn.
69
2.3.8.Quản lý về trật tự an ninh xã hội. 71

3

2.4.1. Đánh giá chung về hiện trạng hoạt động kinh doanh và quản lý của điểm
đến du lịch Hương Sơn . 72
2.4.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh và quản lý tại điểm
đến du lịch Hương Sơn: 73
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HƯƠNG SƠN 75
3.1. Định hướng chiến lược phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020. 75
3.1.1. Mục tiêu phát triển: 75
3.1.2. Định hướng phát triển: 75
3.2. Những quan điểm chủ yếu về phát triển du lịch Hương Sơn. 77
3.2.1. Phát triển du lịch bền vững: 77
3.2.3. Phát triển du lịch với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội:
78
3.2.4. Đẩy mạnh du lịch trong nước, mở rộng du lịch quốc tế: 78
3.3. Định hướng phát triển du lịch tại Hương Sơn 78
3.3.1. Về định hướng phát triển tổng quát: 78
3.3.2. Về định hướng phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch 79
3.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động du lịch tại Hương Sơn 80
3.4.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nhà nước vể du lịch tại điểm đến du

lịch Hương Sơn. 80
3.4.2. Những lĩnh vực đầu tư trong điểm đến du lịch. 89
3.4.3. Tuyên truyền quảng bá nâng cao hình ảnh của điểm đến du lịch Hương
Sơn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. 94
3.4.4. Nhóm các giải pháp khác : 95
3.5. Kiến nghị: 102




4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

2.1: Thống kê CSLT tại ĐĐDL Hương Sơn tính đến T12/2010 46
2.2. Thống kê cửa hàng – dịch vụ ăn uống tại ĐĐDL Hương Sơn
tính đến T12/2010 47
2.3: Thống kê số lượng khách du lịch đến Hương Sơn từ năm 2006 –T12/2010 56
2.4: Doanh thu xã hội từ du lịch ở ĐĐDL Hương Sơn từ năm 2006 - T12/2010 57
2.5: Doanh thu vé thắng cảnh ở ĐĐDL Hương Sơn từ năm 2006 - T12/2010 58
2.6: Doanh thu vận chuyển ở ĐĐDL Hương Sơn từ năm 2006 - T12/2010 58
2.7: Cơ cấu vé thắng cảnh và vé đò ở ĐĐDL Hương Sơn
áp dụng từ năm 2009 64
2.8: Thuế thu từ hoạt động vận chuyển ở ĐĐDL Hương Sơn
từ năm 2006 - T12/2010 65
2.9: Thống kê số lượng vé cáp treo bán qua các năm
từ 2006 – T12/2010 66


5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL Ban Quản lý
CSHT Cơ sở hạ tầng
CSLT Cơ sở lưu trú
ĐĐDL Điểm đến du lịch
KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở VHTT&DL Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy Ban Nhân Dân
UNESCO
Tổ chức, Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên
Hợp Quốc



6

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Để phát triển du lịch, các nước thường tập trung xây dựng những điểm
đến du lịch có danh tiếng và thương hiệu trên thị trường du lịch khu vực và
quốc tế. Điểm đến du lịch thường dựa vào các tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn, đồng thời dựa vào trí tuệ và sức sáng tạo của những người làm du
lịch. Không phải ngẫu nhiên các điểm đến du lịch như: Pattaya, Phuket (Thái
Lan), Bali (Inđônêsia), Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc), hàng năm thu
hút hàng chục triệu lượt khách du lịch đến tham quan du lịch.

Những nước như Singapore, những vùng như Las Vegas (Mỹ) không có
nhiều tài nguyên du lịch nhưng họ đã xây dựng những điểm đến du lịch nổi
tiếng không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới.
Việt Nam tự hào giầu tiềm năng du lịch, nhưng các điểm đến du lịch vẫn
nghèo nàn, thô sơ và còn nhiều vấn đề bất cập.
Điểm đến du lịch Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức - Hà Nội cách Trung
tâm Hà Nội khoảng 50km, thuộc địa bàn 4 xã Hương Sơn, An Tiến, An Phú,
Hùng Tiến với tổng diện tích tự nhiên là 8.328 ha. Từ lâu, Hương Sơn đã
được du khách biết đến với lễ hội Chùa Hương, một trong những lễ hội truyền
thống lớn nhất Việt Nam cùng hệ thống các công trình kiến trúc phật giáo cổ
kết hợp hài hoà với những hang động, thung suối đã tạo nên một khu danh
lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du
khách. Chính vì lý do đó, Hương Sơn được coi là khu du lịch chuyên đề quốc
gia trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh du lịch ở Hương Sơn phát
triển rất mạnh, doanh thu xã hội đạt hàng chục tỷ đồng, đời sống nhân dân có
những chuyển biến tích cực. Các hoạt động du lịch đã trở thành động lực quan

7

trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở Hương Sơn nói riêng và huyện
Mỹ Đức nói chung.
Tuy vậy, sự phát triển du lịch ở Hương Sơn đang dần bộc lộ ra những bất
cập ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển bền vững của Hương Sơn
thể hiện qua một loạt các hiện tượng tiêu cực như việc xây dựng trái phép, vệ
sinh môi trường, hàng quán phát triển tràn lan không theo quy hoạch, hoạt
động thuyền đò thiếu tổ chức tất cả đang ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững của Hương Sơn và cho thấy cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm hoàn

thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức,
Hà Nội”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động
tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội” hướng đến mục tiêu
nghiên cứu sau:
- Thông qua việc nghiên cứu về công tác quản lý điểm đến du lịch, tác
giả đưa ra những đề xuất và giải pháp cho công tác quản lý điểm đến du lịch
Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội góp phần tạo dựng điểm đến du lịch Hương
Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội phát triển tương xứng với tiềm năng.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong công
tác quản lý du lịch làm cơ sở đưa ra các giải pháp trong công tác quản lý điểm
đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
Thứ hai: Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch, khách du lịch
đến với Hương Sơn và công tác quản lý tại đây.

8

Thứ ba: Đưa ra định hướng và hướng giải pháp góp phần hoàn thiện
công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần phát triển lý thuyết trong lĩnh vực quản
lý nhà nước cũng như tổ chức hoạt động kinh doanh.
- Về mặt thực tiễn: Đề xuất những giải pháp phát triển điểm đến du lịch
Hương Sơn có những định hướng trong quá trình quản lý xây dựng và phát
triển điểm đến của mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về quá trình quản lý điểm đến du lịch
Hương Sơn.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Công tác quản lý hoạt động du lịch và các giải
pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ
Đức, Hà Nội.
- Phạm vi về không gian: gồm toàn bộ các điểm tham quan du lịch
trong điểm đến du lịch trên

địa bàn 4 xã Hương Sơn, An Tiến, An Phú, Hùng
Tiến với tổng diện tích tự nhiên là 8.328 ha.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được
sử dụng từ năm 2006 - 2010. Giải pháp đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp.
- Phương pháp khảo sát điều tra thực tế.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp xã hội học thông qua phỏng vấn


9

6. Bố cục của luận văn:
Chương 1: Cơ sở lý luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm
đến du lịch.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch
Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt
động du lịch tại Hương Sơn.


10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
1.1. Điểm đến du lịch.
1.1.1. Khái niệm về điểm đến du lịch.
1.1.1.1. Quan niệm về điểm đến du lịch (Tourism Destination).
Theo Luật Du lịch
«
Điểm đến du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp
dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch
»
.
Tài nguyên du lịch theo nghĩa thực tế: “tất cả các nhân tố có thể kích
thích được động cơ du lịch của con người được ngành du lịch tận dụng kinh
doanh để sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều gọi là tài nguyên du
lịch”. Hoặc “Bất kỳ nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút
được khách du lịch đều gọi là tài nguyên du lịch”. Điều này có nghĩa rằng
không chỉ những các tài nguyên tự nhiên, các tài nguyên nhân văn mà cả các
sự kiện xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao được tổ chức có khả
năng thu hút khách du lịch được gọi là tài nguyên du lịch. Mặt khác, không
phải tài nguyên du lịch nào cũng được khai thác và trở thành điểm du lịch.
Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở
dịch vụ phục vụ khách, thời gian khai thác điểm du lịch (thường xuyên, theo
thời vụ, ngắn ngày ), số lượng khách đến tham quan du lịch trong đó có
khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa có tính hấp dẫn và có sức thu
hút khách du lịch càng cao thì lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến
càng lớn. Dịch vụ và hàng hoá phục vụ khách tiêu thụ càng nhiều về số lượng,
đa dạng về cơ cấu và chủng loại, chất lượng cao thì doanh thu càng lớn và
hiệu quả kinh tế - xã hội càng cao.

Điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển
du lịch của một đất nước, một địa phương. Điểm đến du lịch là nơi tạo ra sức
thu hút đối với khách du lịch ở trong nước và ở nước ngoài. Điểm đến du lịch

11

có tính hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch càng cao thì lượng khách du
lịch trong nước và quốc tế đến càng lớn. Dịch vụ và hàng hoá phục vụ khách
tiêu thụ càng nhiều về số lượng, đa dạng về cơ cấu và chủng loại, chất lượng
cao thì doanh thu càng lớn và hiệu quả kinh tế - xã hội càng cao.
Điểm đến du lịch là nơi đón tiếp và phục vụ khách du lịch trong thời
gian họ nghỉ ngơi và tham quan du lịch tại điểm đến du lịch này. Nơi mở rộng
được các hoạt động dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch, thực
hiện "xuất khẩu vô hình" các tài nguyên du lịch và "xuất khẩu tại chỗ" dịch vụ
và hàng hoá của địa phương với mục tiêu thu được nhiều ngoại tệ và tạo ra
nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Trong thực tế phát triển du lịch, người ta thường chia điểm đến du lịch
thành những cấp độ sau:
1.1.1.2. Điểm đến du lịch mang tính chất khu vực.
Trên thị trường du lịch thế giới, cạnh tranh nguồn khách trở nên rất gay
gắt, các nước trong từng khu vực khác nhau trên thế giới đã hợp tác với nhau
để cạnh tranh các nguồn khách du lịch thông qua tuyên truyền, quảng cáo, xúc
tiến du lịch để thu hút khách đến khu vực này. Ví dụ: Ngành du lịch các nước
ASEAN thường xuyên hợp tác tổ chức các sự kiện để quảng cáo ASEAN như
một điểm đến du lịch hấp dẫn, trung tâm du lịch hội nghị và du lịch chữa bệnh
của thế giới.
1.1.1.3. Điểm đến du lịch mang tính phạm vi quốc gia.
Các nước trong khu vực vừa hợp tác với nhau để xây dựng hình ảnh
điểm đến của khu vực, nhưng cũng vừa cạnh tranh và thu hút nguồn khách
đến với đất nước mình. Mỗi nước đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo và xúc

tiến du lịch để xây dựng hình ảnh của đất nước trong tâm trí của mọi người
trên thế giới như một điểm đến du lịch "an toàn và thân thiện". Để thu hút
được nguồn khách quốc tế, ngoài việc tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du

12

lịch, mỗi nước phải tiến hành hoàn hiện các quy định pháp luật một mặt tạo
điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho khách đến du lịch, mặt khác tạo môi
trường kinhh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có
hiệu quả. Bên cạnh đó, các nước phải tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật phục vụ cho sự phát triển du lịch như: Sân bay, bến cảng, nhà ga, đường
xá, điện, nước, thông tin liên lạc v.v,
1.1.1.4. Điểm đến du lịch mang tính địa phương.
Nhiều điểm đến du lịch không chỉ mang tính địa phương mà là thương
hiệu du lịch của quốc gia. Nói đến Thái Lan người ta thường hình dung đến
điểm đến Pattaya, Phuket, nói đến Indonexia người ta nghĩ đến điểm đến du
lịch Bali, hoặc nói đến du lịch nước Mỹ người ta mong muốn đến điểm đến
du lịch Las Vegas v.v. Các điểm đến này hàng năm thu hút hàng triệu lượt
khách quốc tế. Ví dụ mỗi năm Las Vegas thu hút khoảng 40 triệu lượt khách
du lịch, Pattaya và Bali đón tiếp và phục vụ từ 4-5 triệu lượt khách quốc tế.
1.1.1.5. Hậu cần phục vụ khách du lịch tại một điểm đến du lịch.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), “có khoảng 70 dịch vụ trực
tiếp liên quan đến việc cung cấp dịch vụ du lịch, ngoài ra có khoảng 70 hoạt
động khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ du lịch” tại các điểm đến
du lịch. Theo sự phân loại của Tổ chức Du lịch thế giới những sản phẩm đặc
trưng và các hoạt động đặc trưng của ngành du lịch bao gồm:
- Cơ sở hạ tầng đón tiếp khách: đó là hệ thống đường bộ, sân bay, bến
cảng, ga xe lửa, bến đỗ xe ôtô. Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp
điện năng.
- Các loại phương tiện vận chuyển khách du lịch: ô tô các loại, máy bay,

tầu, thuyền, xe lửa hoặc xe chạy trên đường ray, các loại vận chuyển khách
thô sơ khác.

13

- Các loại cơ sở lưu trú: khách sạn các loại, motel, bungalows, biệt thự,
nhà khách, nhà nghỉ, v.v.
- Các loại cơ sở phục vụ ăn: nhà hàng các loại Âu, á,
- Các loại cơ sở phục vụ uống: Bar, Cafeteria, pub, club,
- Các loại cơ sở tham quan: các di tích lịch sử, các viện bảo tàng, các
công viên chuyên đề (động vật, thực vật, hải sản, thuỷ sản ).
- Các loại cơ sở phục vụ giải trí: vũ trường, casino, nhà biểu diễn ca
nhạc, các loại hình nghệ thuật, rạp chiếu phim, rạp xiếc
- Các loại cơ sở phục vụ thể thao: sân tenis, sân cầu lông, sân tập golf,
sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ , bể bơi. Các cơ sở cho thuê phương tiện
thể thao: thuyền, xe đạp, mô tô, ôtô
- Các loại cơ sở phục hồi sức khoẻ và chữa bệnh: phòng tắm nước
khoáng, tắm bùn, masagge, Spa, phòng tập thể thao v.v.
- Các cơ sở bán hàng lưu niệm và các loại hàng hoá khác cho khách.
- Các loại cơ sở dịch vụ khác.
Các cơ sở dịch vụ tại điểm đến hoặc điểm du lịch rất phong phú và đa
dạng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thị trường và nhu cầu của khách cũng như các
cơ chế, chính sách, luật pháp của nhà nước quy định trong hoạt động kinh
doanh du lịch.
1.1.2. Vị trí và vai trò của điểm đến du lịch trong phát triển du lịch
1.1.2.1.Vị trí của điểm đến du lịch:
Theo quan niệm của điểm đến du lịch được trình bày ở trên, ta thấy vị
trí của điểm đến du lịch nó đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động du
lịch, nó quyết định đến hình thức chuyến đi, loại hinh du lịch, mục đích
chuyến đi và sản phẩm du lịch mang tên gắn liền với vị trí của điểm đến du

lịch đó.

14

Quyết định hình thức chuyến đi, loại hình du lịch: Vị trí điểm du lịch
trong một quốc gia cho chúng ta tạo ra loại hình, hình thức du lịch nội địa,
như chúng ta là người Việt, các vị trí điểm du lịch nằm trong phạm vi quốc
gia Việt Nam (như Hà Nội, Hạ Long, Sài Gòn, Phú Quốc ) loại hình này là
du lịch nội địa. Vị trí điểm du lịch gần nơi suất phát cho phép người đi du lịch
sử dụng ngắn ngày hay dài ngày thì tạo ra cho chuyến đi là loại hình du lịch
ngắn ngày hay dài ngày (Như chúng ta suất phát từ Hà Nội đi Hạ Long quãng
đường ngắn, cho phép dịch chuyển thời gian từ nơi xuất phát đến vị trí điểm
đến ngắn hay chúng ta thực hiện hành trình xuyên việt dọc theo chiều dài của
Việt Nam thực hiện trong một hành trình dài, mất nhiều thời gian).
Vị trí điểm đến du lịch nằm ngoài quốc gia của điểm xuất phát, cho
chúng ta loại hình, hình thức du lịch là đi du lịchquốc tế (như các điểm đến là
Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore )
Vị trí điểm đến du lịch tạo ra mục đích của chuyến đi. Vị trí điểm đến du
lịch là du lịch biển thì du khách thực hiện hành trình đó là du lịch biển. Ví dụ
chúng ta đến với biển Sầm Sơn, Của Lò mục đích của chuyến đi thuần túy
là đi tham quan du lịch biển, đi vào mùa hè. Chuyến đi thưởng thức khí hậu
cảnh quan đặc trưng như đi Sa Pa, Đà Lạt Chuyến đi đến các điểm đặc
trưng như các đấu trường thể thao thường dành cho các chương trình du lịch
đặc trưng kết hợp với du lịch thi đấu thể thao như các đại hội thể thao lớn tầm
cỡ quốc gia, quốc tế.
Vị trí điểm đến là các suối nước khoáng nóng dùng để chữa bệnh thì du
khách sẽ có chuyến đi du lịch với mục đích là chữa bệnh nghỉ dưỡng như:
suối khoáng nóng Kim Bôi, Kênh Gà
Vị trí điểm đến là các di tích lịch sử, các công trình văn hóa tài nguyên
nhân văn cho ta thấy mục đích chuyến đi là tham quan tài nguyên du lịch

nhân văn. Bên cạnh đó khách du lịch tập chung vào nghiên cứu tài nguyên tại
điểm đến, nghiên cứu và học tập.

15

Vị trí của điểm tham quan kết hợp cùng với hội nghị hội thảo, chúng ta
gọi mục đích chuyến đi ấy là sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo hay còn gọi
là du lịch Mice.
Sản phẩm du lịch mang tên gắn liền với vị trí của điểm đến du lịch đó:
khách du lịch đến với biển mang tên du lịch biển (biển Cửa Lò, biển Phan
Thiết ) ; khách du lịch đến với Tây Bắc thường là du lịch văn hóa bản địa, du
lịch thăm lại chiến trường xưa như : khách đến với Điện Biên Phủ, chiến
trường Quảng Trị, căn cứ địa cách mạng hay du lịch ra nước ngoài như
đến Thái Lan, Trung Quốc, các nước Châu Âu
Như vậy, vị trí điểm đến du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong
quá trình phát triển du lịch không chỉ của Việt Nam mà còn của tất cả các
quốc gia phát triển du lịch và lấy du lịch là ngành kinh tế dịch vụ chủ đạo
chiến lược.
1.1.2.2.Vai trò của điểm đến du lịch:
Điểm đến du lịch đóng vai trò rất lớn trong việc tạo ra sản phẩm du lịch;
tạo ra các giá trị khai thác du lịch, dịch chuyển kinh tế, vật chất, tinh thần
và nguồn lao động cho nơi có điểm đến; tạo ra giá trị hưởng thụ và ý nghĩa
cho du khách sử dụng chuyến đi.
a. Tạo ra sản phẩm du lịch:
+ Sản phẩm chủ đạo: Điểm đến du lịch đóng vai trò làm sản phẩm chủ
đạo cho chuyên đi, nó quyết định chính các dịch vụ mà du khách được hưởng
và sử dụng trong chuyến đi như đi du lịch biển thì bãi biển tại nơi đến là mục
đích và sản phẩm chính của chuyến đi ( bãi biển Sầm Sơn, bãi biển Cửa Lò,
Mũi Né )
+ Sản phẩm bổ sung: điểm đến du lịch tạo ra sản phẩm bổ sung trong

chuyến đi, du khách có thể kết hợp tham quan ngay trong chuyến đi, những
điểm đó không đóng vai trò quan trọng, mục đích chủ đạo trong chuyến đi

16

cũng là biển đi du lịch biển Cửa Lò, du khách kết hợp tham quan di tích và
danh thắng quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh - điểm đến này đóng vai trò là
sản phẩm phụ bổ sung sản phẩm chính du lịch bãi biển Cửa Lò).
+ Sản phẩm truyền thống quốc tế: Điểm đến là các quốc gia ngoài lãnh
thổ Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Singapo Nói đến du
lịch Thái Lan các chương trình du lịch quốc tế truyền thống là đi Bangkoc -
Pattaya; đi Trung Quốc: Bắc Kinh - Thượng Hải hay Quảng Châu - Thâm
Quyến
+ Sản phẩm hỗn hợp: Điểm đến du lịch tạo nên các sản phẩm du lịch hỗn
hợp (sản phẩm chính, sản phẩm phụ) làm cho chuyến đi đa dạng, du khách
được hưởng thụ các dịch vụ trong chuyến đi (hành trình du lịch xuyên Việt
dọc theo chiều dài đất nước hình chữ S của Việt Nam, du khách được thưởng
thức hỗn hợp các sản phẩm du lịch đặc trưng của du lịch Việt Nam).
+ Sản phẩm du lịch tự nhiên, nhân văn và phi vật thể: Điểm đến du lịch
được khai thác từ các tài nguyên tự nhiên thì cho chúng ta các sản phẩm du
lịch tự nhiên như các bãi biển, các hồ nước, các vườn quốc gia, các cảnh quan
thiên nhiên hấp dẫn
Điểm đến là các tài nguyên du lịch nhân văn như di tích lịch sử văn hóa,
đình, đền, miếu mạo hay các tác phẩm văn hoc nghệ thuật, các công trình kiến
trúc độc đáo được khai thác vào mục đích tham quan du lịch. Người ta gọi là
sản phẩm du lịch nhân văn.
Điểm đến là các tài nguyên du lịch phi vật thể, du khách được thưởng
thức các sản phẩm du lịch phi vật thể mà chỉ ở đó du khách mới được thụ
hưởng sản phẩm du lịch đó (chúng ta đến Cố đô Huế - du khách tham quan và
thưởng thức Di sản văn hóa thế giới phi vật thể Nhã nhạc Cung Đình Huế,

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây nguyên, thưởng thức làn điệu quan Họ
Bắc Ninh hay các nét đẹp văn hóa dân tộc ít người vùng Tây Bắc )

17

b. Tạo ra các giá trị khai thác du lịch, dịch chuyển kinh tế, vật chất, tinh
thần và nguồn lao động cho nơi có điểm đến:
Mỗi một điểm đến được đưa vào khai thác du lịch, nó có ý nghĩa rất
quan trọng cho điểm du lịch đó. Nó mang lại các giá trị kinh tế dịch vụ du lịch
khác từ hoạt đông du lịch, nó làm cho kinh tế khu vực đó thay đổi; vật chất và
tinh thần của người dân tại điểm du lịch cũng thay đổi phát triển, lao động tại
vùng có nhiều công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều
ngành nghề cho lao động tại địa phương, nguời dân được hưởng lợi từ việc
kinh doanh khai thác tài nguyên làm du lịch đó.
c.Tạo ra giá trị hưởng thụ và ý nghĩa cho du khách sử dụng chuyến đi:
Du khách đến các điểm tham quan được thưởng thức khám phá tìm về
điểm du lịch, hiểu về nó, mở rộng cảm quan của minh về tài nguyên, con
người và vốn văn hóa hay thưởng thức ẩm thực đặc trưng tại điểm đến, mang
lại một ý nghĩa quan trọng cho du khách khi đến đó tham quan (du khách đến
Cố Đô Huế - ngoài các giá tri lịch sử kiến trúc, ý nghĩa lịch sử của một Cố Đô
xưa, quý khách còn được thưởng thức các loại ẩm thực Huế; du khách tham
quan miệt vườn sông nước Cửu Long, ngoài khám phá ẩm thực.
Bên cạnh những giá trị tích cực của điểm đến du lịch mang lại cho
chính nơi khai thác du lịch thì nó cũng tạo ra các tác động tiêu cực nên điểm
đến du lịch nếu như các địa phương nơi có điểm đến du lịch không có chiến
lược phát triển du lịch bền vững sẽ làm xã hội tại đó bị phân hóa theo chiều
không tích cực, văn hóa bị phá vỡ truyền thống, môi trường bị ô nhiễm,
cảnh quan bị xâm hại, tệ nan xã hội phát triển nhanh, trong quá trình phát
triển đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức, làm thế nào vừa bảo tồn vừa phát
triển cho điểm đến du lịch.

1.1.3. Phân loại các điểm đến du lịch:

18

Điểm đến du lịch chính là nơi cung cấp tài nguyên du lịch. Tài nguyên du
lịch dựa vào các tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
và tài nguyên nhân văn phi vật thể, tài nguyên tổng hợp kết hợp với các yếu tố
hội họp tạo nên sản phẩm du lịch hôi họp (hay gọi là sản phẩm du lịch Mice)
1.1.3.1. Các điểm đến dựa vào việc khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên:
Tài nguyên tự nhiên rất đa dạng và phong phú, khi chúng ta khai thác
vào hoạt động du lịch thì tài nguyên này sẽ trở thành tài nguyên du lịch tự
nhiện và đó chính là điểm đến của các chương trình du lịch mang đặc trưng
du lịch tự nhiên, tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù.
Theo dọc chiều dài đất nước Việt Nam là các bãi biển nổi tiếng trải dài
cát trắng đã và đang được sử dụng khai thác làm sản phẩm du lịch biển tự
nhiên nổi tiếng như Móng Cái, Hạ Long - Quảng Ninh; Sầm Sơn - Thanh
Hóa; Cửa Lò - Nghệ An; Nha Trang - Khánh Hòa; Mũi Né hay Phú Quốc
kết hợp với các tài nguyên khác tạo ra các trung tâm du lịch, các điểm đến du
lịch tự nhiên nổi tiếng mang các đặc trưng của từng điểm đến đó.
Điểm đến du lịch dựa vào các tài nguyên du lịch tự nhiên là các di sản
thiên nhiên thế giới, các thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng thiên nhiên ban tặng
cho chúng ta. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều di sản thiên nhiên
và danh thắng như: Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - là điểm đến
yêu thich và đăc biệt của du khách quốc tế mỗi khi đến Việt Nam hay du
khách có những chuyến tham quan thám hiểm khám phá kỳ thú, tìm hiểu
nghiên cứu khoa học, thám hiểm địa mạo địa chất tại di sản thiên nhiên Phong
Nha Kẻ Bàng - Quảng Bình.
Bên cạnh các di sản thiên nhiên, một số các địa danh khác cũng được
khai thác du lịch tạo nên điểm đến du lịch tư nhiên rất đặc trưng của từng
điểm đến đó như: Sapa - Lào Cai du khách đến đây ngoài được thưởng thức

điều kiện tự nhiên đặc trưng ưu đãi còn được thưởng thức tìm hiểu nét văn

19

hóa rất riêng của các dân tộc ít ngươi vùng Tây Bắc. Du khách tham quan du
lịch tại điểm đến Đà Lạt - Lâm Đông ngoài thưởng thức khí hâu đặc trưng của
Đà Lạt, còn được chiêm ngưỡng cảnh sắc hào hùng của núi rừng Tây Nguyên,
nét đẹp văn hóa của đồng bàoTây Nguyên.
Điểm đến du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên là các suối nước khoáng
nóng như: Suối khoáng nóng Kim Bôi - Hòa Bình, Thanh Thủy - Phú Thọ,
Suối khoáng Tháp Bà Ponaga - Nha Trang Du khách tham quan ngắm cảnh
tắm khoáng nóng, giải trí, chữa bệnh.
Điểm đến du lịch được khai thác từ các Vườn Quốc Gia: Việt Nam có
nhiều vườn quốc gia nổi tiếng như: rừng Cúc Phương – tỉnh Ninh Bình, Ba
Vì - thành phố Hà Nội, Bạch Mã - tỉnh Thừa Thiên Huế Huế là điểm đến
du lịch tự nhiên nổi tiếng trong và ngoài nước cho du khách tham quan học
hỏi, nghiên cứu khoa học
Nói chung tất cả các tài nguyên tự nhiên có tiềm năng du lịch được đưa
vào khai thác du lịch đều là điểm đếm du lịch của khách du lịch thích cảnh
quan tự nhiên và nó cũng chính là nguồn tạo ra sản phẩm du lịch tự nhiên,
điểm đên du lịch tự nhiên. Mỗi điểm đến tự nhiên tạo ra một sản phẩm du lịch
tự nhiên đặc trưng, lây tài nguyên đó làm sản phẩm dịch vụ du lịch chủ đạo,
đóng vai trò cốt lõi tạo nên điểm nhấn cho cả chuyến đi, cho tuyến du lịch đó.
1.1.3.2. Các điểm đến dựa vào việc khai thác các tài nguyên du lịch
nhân văn vật thể.
Việt Nam một quốc gia giàu bản sắc văn hóa, với 54 dân tộc anh em,
hàng ngàn năm dưng nước và giữ nước, cái nôi của nền văn minh lúa nước,
nơi hội tụ và giao thoa văn hóa Đông - Tây, Bắc - Nam. Việt Nam có trong
minh những giá trị nhân văn đa dạng, đậm đà giàu bản sắc văn hóa dân tôc.
Hàng ngàn lễ hội truyền thống, hàng ngàn các di tích lich sử vật thể đã trở

thành tài nguyên du lịch nhân văn vật thể hấp dẫn du khách trong nước và

20

quốc tế như các di tích lịch sử - đền, đình, am, miếu, các trường đại học cổ
kính và danh tiếng, Cố Đô - thành quách, các lễ hội truyền thống
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, cùng
quá trình xây dựng đất nước với truyền thống hàng ngàn năm văn hiến, để lại
các dấu ấn văn hóa tryền thống của dân tộc Việt, mang đậm bản sắc văn hóa
văn minh nông nghiệp lúa nước truyên thống. Nó trở thành các tài nguyên du
lịch nhân văn hấp dấn du khách, là điểm đến quan trọng của du khách mỗi
khi tham quan du lịch tại Việt Nam. Du khách đến đây được tham quan tìm
hiểu các giá trị văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật có ý nghĩa văn
hóa dân tộc như các ngôi đình làng truyền thống ( đình Đình Bảng, đình Tây
Đằng ) các ngôi chùa ( chùa Trấn Quốc, chùa Bút Tháp, chùa Thiên Mụ )
các văn bia tưởng niệm, các bảo tàng nơi lưu giữ trưng bày các di vật, các di
chỉ, các kỷ vật có giá trị
Trường đại học cổ kính và danh tiếng là điểm đến yêu thích của du
khách tiêu biểu chúng ta phải nói đến là Văn Miếu Quốc Tử Giám – trường
đại học đầu tiên của nước ta. Nơi ghi dấu ấn nền văn hóa văn hiến của dân
tộc, hinh ảnh Khuê Văn Các sáng ngời biểu tượng cho tri thức con người,
văn hóa dân tộc Việt đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó là nhà bia ghi dấu
ấn của công danh các bậc hiền triết của dân tộc một kho báu của văn hóa
Việt Nam.
Việt Nam chúng ta trải qua rất nhiều triều đại, mỗi triều đại đã xây dựng
và đánh dấu để lại những công trình cho hậu thế, các thành quách, các lăng
tẩm, cố đô, phố cổ đươc Unesco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Tiêu biểu như Cố Đô Huế, kinh thành Thăng Long, Thánh Địa Mỹ Sơn, Phố
Cổ Hội An, Thành Nhà Hồ , Làng Cổ Đường Lâm, Phố Cổ Hà Nội Mỗi tài
nguyên du lịch nhân văn đã được khai thác làm điểm đến du lịch nhân văn

vật thể đặc trưng và tiêu biểu, điểm đến quan trọng của Du khách như Hành

21

trình di sản Miền Trung: Du khách đến với Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An,
Thánh Địa Mỹ Sơn, điểm đến thăm quan làng cổ như Đường Lâm hay City
phố cổ Hà Nội
1.1.3.3. Các điểm đến dựa vào việc khai thác các tài nguyên du lịch phi
vật thể.
Dân tộc Viêt Nam giàu bản sắc văn hóa, các làn điệu nghệ thuật của dân
tộc thiểu số, nghệ thuật của người kinh, các bài hát, các tác phẩm trường
ca nó đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Chính các tài
nguyên này đã là sản phẩm, điểm đến để khai thác vào hoạt đông du lịch, làm
điểm đến du lịch tiêu biểu ta kể đến: Nhã Nhạc Cung Đình Huế - đỉnh cao
nghệ thuật âm nhạc Cung Đình triều Nguyễn, đã được cả thế giới biết đến. Nó
đã thành sản phẩm du lich văn hóa phi vật thể tiêu biểu khi du khách tới thăm
quan tai Huế.
Nói đến văn hóa Tây Nguyên chúng ta tự hào với Không gian văn hóa
Công Chiêng Tây Nguyên của các dân tộc ít người Tây Nguyên, nó được
Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Nó trở thành một
một điểm đến, một sản phẩm du lịch nhân văn thu hut du khách khám khá
Tây Nguyên, tìm hiểu văn hóa dân tộc ít người miền núi Tây Nguyên.
Du khách đến Việt Nam còn được thưởng thức các làn điệu dân ca như
Quan họ Bắc Ninh, làn điệu dân ca Cải Lương vọng cổ, Ca Trù những tài
nguyên đó là điểm nhấn quan trọng của sản phẩm du lịch nhân văn mà moi
khi tham quan du khách không thể không đến . Nó là điểm đến trong các tua
nghiên cứu, khám phá bản sắc văn hóa Việt Nam.
Các điểm đến dựa vào việc khai thác tài nguyên theo chuyên đề, hội
thảo, hội nghị, sự kiện ( nói chung du lịch Mice). Đây là một trong những
sản phẩm du lịch độc đáo Việt Nam có thế mạnh rất lớn. Nó kết hợp cùng với

các sự kiện, chuyên đề hội nghị hội thảo. Du khách được thưởng thức các giá

22

trị kết hợp cùng với công việc đó. Như các hội nghị các nước Đông Nam Á
(Asean) tại Việt Nam, ngoài hội nghị, các vị khách còn được tham quan các
công trình có ý nghia gắn với mục đích chuyến đi ấy, hay hội thảo lịch sử
tham quan bảo tảng của Việt Nam, hay hội nghị tại Tuần Châu - tham quan
Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới, các đại hội thể dục thể thao hội
nghị bộ trưởng tài chính, hội nghị phật giáo thế giới tại Việt Nam Tất cả
các sự kiện đó được kết hợp cùng với các điểm đến du lịch. Nó đã trở thành
một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của du lịch hiện đại và đang
phát triển rất nhanh.
Như vậy, mỗi một tài nguyên cho chúng ta một loại hình du lịch tương
xứng, và kết hợp cùng nhau tạo nên sản phẩm du lịch đa dạng hấp dẫn du
khách , điểm đến yêu thích của du khách.
1.2. Những quan điểm và thực trạng khai thác điểm đến du lịch tại
Việt Nam.
Theo Luật Du lịch “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn,
phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. “Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động
sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du
lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”
1

1.2.1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Việt Nam để thành
điểm đến du lịch.
Trong những năm qua, các ngành, các cấp chính quyền địa phương, cộng
đồng dân cư và các doanh nghiệp đã tích cực khai thác các tài nguyên du lịch

để

xây dựng thành các điểm du lịch đa dạng, độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn
nhằm thu hút khách du lịch.



23

1.2.1.1. Khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta vô cùng phong phú và đa dạng.
Với đường bờ biển dài trên 3.260 km, ven bờ biển Việt Nam có 2.773 đảo
lớn, nhỏ với tổng diện tích khoảng 1.700 km2, trong đó có 24 đảo với trên 10
km2, 82 đảo có diện tích trên 1 km2. Đặc biệt có 3 đảo có diện tích trên 100
km2 đó là Phú Quốc, Cái Bầu và Cát Bà.
Các tỉnh ven biển và các đảo của nước ta có nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên phong phú và đa dạng, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bãi cát mịn và
hoang sơ, nước biển trong xanh. Vùng ven biển có nhiều hệ sinh thái điển
hình và những giá trị sinh thái này nằm trong hệ thống 13/30 vườn quốc gia
(Cát Bà, Phong Nha Kẻ Bàng v.v) và 22/60 khu bảo tồn thiên nhiên trong đó
có ba khu bảo tồn biển là Hòn Mun (Khánh Hoà), Cù Lao Chàm (Quảng
Nam) và Phú Quốc (Kiên Giang). Có 17/34 khu rừng văn hoá-lịch sử, môi
trường nằm ở các tỉnh ven biển và nhiều khu rừng ven biển được công nhận là
khu dự trữ sinh quyển thế giới như: rừng ngập mặn Cần Giờ (Thành phố Hồ
Chí Minh), vườn quốc gia Cát Bà ( Hải Phòng), khu ven biển Đồng bằng sông
Hồng (Nam Định, Thái Bình) v.v. Bên cạnh những giá trị về thiên nhiên, các
tỉnh ven biển ,đảo có nền văn hoá lịch sử lâu đời, giầu bản sắc dân tộc của dân
tộc Kinh, Khme với những lễ hội dân gian truyền thống, người dân cởi mở và
thân thiện. Theo thống kê, các tỉnh ven biển, đảo có tới 915/2.509 di tích lịch
sử văn hoá được xếp hạng quốc gia, trong đó có tới 6/7 di sản thiên nhiên, văn

hoá thế giới được UNESCO công nhận. Có những bãi biển đã nổi tiếng trong
nước từ xa xưa như : Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cửa Tùng, Lăng Cô,
Mỹ Khê, Đại Lãnh, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tầu, Hà Tiên .
v.v. Một số địa danh đã nổi tiếng trên thế giới và khu vực như : Vịnh Hạ Long
hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, và là một
trong bẩy kỳ quan thiên nhiên thế giới. Vịnh Nha Trang được công nhận là

×