Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 107 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
= = =  = = =



NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN





PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
TẠI NINH BÌNH





LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH











HÀ NỘI – 2012



2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
= = =  = = =



NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN



PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
TẠI NINH BÌNH


Chuyên ngành Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)





LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH TUẤN




HÀ NỘI – 2012


3
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ 3
MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 9
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 10
6. Cấu trúc của đề tài 11
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN 12
1.1. Du lịch và các loại hình du lịch 12
1.1.1. Du lịch 12
1.1.2. Xu hướng phát triển các loại hình du lịch 14
1.2. Du lịch nông thôn 17
1.2.1. Khái niệm và các loại hình của du lịch nông thôn 17

1.2.1.1. Khái niệm về du lịch nông thôn 17
1.2.1.2. Biểu hiện và các nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn 20
1.2.2.Đặc điểm và các tiêu chí xác định du lịch nông thôn 22
1.3. Các điều kiện để phát triển du lịch nông thôn 25
1.3.1. Tài nguyên du lịch nông thôn 25
1.3.2. Cộng đồng dân cư 26
1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 28
1.3.4. Các chủ trương, chính sách 29
1.4. Sự phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới và Việt Nam 30
1.4.1. Trên thế giới 30
1.4.2. Tại Việt Nam 35
1.4.3. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn cho Ninh Bình 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN
TẠI NINH BÌNH 39

4
2.1. Giới thiệu về du lịch Ninh Bình 39
2.1.1. Tài nguyên du lịch phát triển Ninh Bình 39
2.1.2. Doanh thu và lượng khách đến Ninh Bình giai đoạn 2001 -2010 42
2.1.3. Nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình 45
2.2. Điều kiện phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình 47
2.2.1. Tài nguyên phát triển du lịch nông thôn 47
2.2.2. Cộng đồng dân cư nông thôn 51
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nông thôn 52
2.2.4. Chủ trương chính sách, quy hoạch phát triển du lịch nông thôn 56
2.3. Thực trạng khai thác hoạt động du lịch nông thôn tại Ninh Bình 59
2.4. Đánh giá về hoạt động du lịch nông thôn tại Ninh Bình 69
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI
NINH BÌNH 73
3.1. Định hƣớng phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình 73

3.2. Các giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình 75
3.2.1. Liên kết và phát triển sản phẩm 75
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng CSVC-KT 75
3.2.3. Phát triển du lịch nông thôn gắn với lợi ích của cộng đồng 76
3.2.4. Xây dựng mô hình tổ chức du lịch nông thôn phù hợp 78
3.2.5. Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá 81
3.3. Các khuyến nghị 82
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC

5
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ



Bảng 2.1.
Kết quả kinh doanh du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001 - 2006
Bảng 2.2.
Kết quả kinh doanh du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2007 - 2010
Bảng 2.3.
Cơ cấu nguồn khách quốc tế đến Ninh Bình giai đoạn 2001- 2010
Bảng 2.4.
Thực trạng lao động Ninh Bình giai đoạn 2005 - 2009


Bảng 2.5.
Số lượng cơ sở lưu trú tại TP và các huyện Ninh Bình tính đến
tháng 12/2010
Bảng 2.6.

Thống kê cơ sở lưu trú tại huyện Hoa Lư giai đoạn 2004 - 2010
Bảng 2.7.
Số liệu kinh doanh ước tính du lịch nông thôn huyện Gia Viễn
(Ninh Bình) giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 2.8.
Số liệu kinh doanh ước tính du lịch nông thôn huyện Gia Viễn
(Ninh Bình) giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 2.9.
Thống kê thu phát phiếu điều tra
Bảng 2.10.
Mức độ sẵn sàng tham gia du lịch nông thôn của du khách
Bảng 2.11.
Mức độ sẵn sàng tham gia du lịch nông thôn của người dân địa
phương
Biểu đồ 2.1.
Trình độ lao động Ninh Bình giai đoạn 2005 - 2009
















6
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Với điều kiện tự nhiên, địa hình thổ nhưỡng đa dạng từ Bắc vào Nam và
với điều kiện của các khu đồng bằng châu thổ, Việt Nam là quốc gia có tiềm
năng phát triển ngành nông nghiệp một cách đa dạng. Đến thời điểm này, vẫn
khoảng 80% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trải qua một thời gian dài, ngành nông nghiệp của Việt Nam đã có những
bước phát triển vượt bậc, đóng góp không nhỏ vào thu nhập GDP, đảm bảo an
ninh lương thực không chỉ cho Việt Nam mà còn đóng vai trò quan trọng đối
với thế giới.
Tuy vậy, nền kinh tế đang trong quá trình phát triển theo hướng thay đổi
cơ cấu nền kinh tế theo hướng tiến bộ, phát triển công nghiệp làm nền tảng đi
đôi với phát triển mạnh lĩnh vực thương mại và dịch vụ, trong bối cảnh đó
lĩnh vực nông nghiệp chịu những ảnh hưởng không nhỏ, biểu hiện ở việc diện
tích đất canh tác bị thu hẹp, chuyển đổi mục đích, hiệu quả sử dụng thấp.
Mặt khác, quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ cũng là một trong
những tác nhân ảnh hưởng đến lĩnh vực nông nghiệp. Việc thay đổi cơ cấu
kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ là hướng
đúng đắn tuy vậy với tỉ lệ gần 70% dân số vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp
như Việt Nam hiện nay thì việc duy trì và phát triển nông nghiệp, nông thôn
theo hướng bền vững đã và đang trở thành một vấn đề mang tính bức thiết.
Theo đó, vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, xây dựng nông
thôn mới trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam đã trở thành vấn đề thời sự,
được sự quan tâm của toàn xã hội.
Để giải quyết vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền
vững, việc gắn kết giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp với các loại hình dịch
vụ thu hút lao động, khai thác các giá trị về tài nguyên của địa phương, đặc

biệt là khai thác các giá trị nội tại của hoạt động sản xuất nông nghiệp để tạo

7
thu nhập ngoài các sản phẩm thuần túy nông nghiệp cho những người nông
dân là vấn đề đang được xã hội quan tâm đặc biệt.
Trong bối cảnh đó, việc phát triển loại hình du lịch gắn với nông thôn và
sản xuất nông nghiệp trong đó có dịch vụ du lịch được Việt Nam quan tâm.
Việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ có ý nghĩa là phát triển một
loại hình du lịch mới, tạo ra cho du lịch Việt Nam những sản phẩm du lịch
khác biệt, mà nó như một phương pháp hiệu quả nhằm duy trì và bảo tồn và
lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống đang phải chịu áp lực của phát
triển kinh tế và quá trình đô thị hóa đang diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, đây là
loại hình du lịch còn mới nên chưa thực sự được quan tâm phát triển theo
những hướng đi phù hợp.
Ninh Bình là tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, có rừng núi, đồng
bằng, có vùng bán sơn địa, có biển và dải đồng bằng ven biển. Chính thế
mạnh này tạo cho Ninh Bình nguồn tài nguyên phong phú để phát triển du
lịch.
Quá trình đô thị hoá tại đây diễn ra chưa mạnh mẽ, tuy đã xuất hiện các
khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương, nhưng phần
lớn tại các làng quê còn giữ được nét truyền thống liên quan đến các phong
tục tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất độc đáo, các di tích lịch sử văn hoá
và kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Với những đặc điểm như vậy, việc phát triển
du lịch nói chung và loại hình du lịch nông thôn là cần thiết và là thế mạnh
của Ninh Bình.
Về chủ trương, lãnh đạo của tỉnh Ninh Bình đã đưa ra được những chiến
lược dài hạn cho phát triển loại hình du lịch nông thôn, được trình bày trong
một số nội dung của nghị quyết số 15 - NQ/TU về phát triển du lịch đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 của Tỉnh. Cụ thể, nghị quyết đã khẳng định:
“Nghiên cứu thiết kế hệ thống nhà mẫu theo phong cách những ngôi nhà tiêu

biểu của Đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là những ngôi nhà đẹp điển hình của
làng quê Ninh Bình, cung cấp thiết kế miễn phí, hướng dẫn xây dựng đối với
dân cư đang sinh sống trong các khu du lịch chính, như Tràng An, Cố đô Hoa

8
Lư, Tam Cốc - Bích Động và các khu tái định cư, nhằm tạo cảnh quan cho
khu du lịch, tạo tiền đề phát triển loại hình du lịch ở nhà dân, đưa loại hình
du lịch này trở thành phổ biến”. Đây là cơ sở mang tính nền tảng thể hiện rõ
sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Ninh Bình đối với phát triển du lịch nói chung
và loại hình du lịch gắn với nông thôn nói riêng.
Tuy đã có những định hướng về việc phát triển nhưng chưa định hình được
mô hình phát triển thế nào cho phù hợp. Vấn đề đặt ra là: xây dựng mô hình
phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình như thế nào để khai thác, phát huy
được những thế mạnh về tài nguyên và con người của Ninh Bình là vấn đề
cần được quan tâm làm rõ.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch
nông thôn tại Ninh Bình” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Nghiên cứu về loại hình du lịch
Trong nghiên cứu về các loại hình du lịch có nhiều học giả nghiên cứu và
đưa ra các quan điểm khác nhau. Trong thời gian gần đây, cùng với sự biến
đổi trong nhu cầu du lịch, nhận thức của khách du lịch cũng có những biến
đổi, bên cạnh đó những biến đổi của môi trường, sự suy thoái của tài nguyên
du lịch đang diễn ra phổ biến như hiện nay, quan điểm phát triển du lịch mang
tính đại chúng đã thay đổi và quan điểm phát triển du lịch bền vững đã được
quan tâm và phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Nhiều loại hình du lịch mới như Du lịch sinh thái, Du lịch cộng
đồng…được quan tâm nghiên cứu và phát triển. Tại Việt Nam, Du lịch sinh
thái, du lịch cộng đồng…cũng được quan tâm đặc biệt.
Trong trong nghiên cứu của mình, học giả Phạm Trung Lương (1996) đã

khái quát khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái, du lịch sinh thái với phát triển
bền vững tài nguyên và môi trường, mối quan hệ và phát triển du lịch sinh
thái ở Việt Nam; Tiềm năng du lịch sinh thái và các yếu tố tác động đến du
lịch sinh thái ở Việt Nam. Đồng thời, ông cũng đưa ra định hướng phát triển
du lịch sinh thái ở Việt Nam. Bên cạnh đó, học giả Lê Huy Bá (2006) cũng đã

9
nghiên cứu và đã hệ thống các khái niệm về du lịch sinh thái, phát triển du
lịch bền vững và các nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững. Quy hoạch và
hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam. Giới thiệu một số vùng điển hình ở
Việt Nam có khả năng phát triển du lịch sinh thái.
Ngoài ra, để cụ thể hóa về loại hình du lịch sinh thái, học giả Đỗ Thị
Thanh Hoa (2007), đã triển khai nghiên cứu và đề xuất tiêu chí xây dựng khu
du lịch sinh thái ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này tác giả đã khái quát một
số lý luận về du lịch sinh thái; Kinh nghiệm một số nước và tổ chức trên thế
giới trong xây dựng, phát triển du lịch sinh thái và khu du lịch sinh thái; Thực
trạng phát triển du lịch sinh thái và các khu du lịch sinh thái ở Việt Nam, và
từ đó đưa ra tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Đối với mô hình du lịch cộng đồng, học giả Võ Quế (2006) đã nghiên cứu
về vấn đề du lịch cộng đồng và đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan
đến du lịch dựa vào công đồng, tổng kết và đưa ra các mô hình du lịch dựa
vào cộng đồng của một số quốc gia ở Châu Á.
- Loại hình du lịch nông thôn
Các nghiên cứu ở nước ngoài:
Các tác giả Nichakan Tanjaruvechgul, Yamada Kosei (2003), với nghiên
cứu “Giới thiệu phát triển du lịch nông thôn tại Thái Lan – Ví dụ về thành phố
Buddhamonton”, theo đó, giới thiệu và đánh giá về mô hình du lịch nông
nghiệp ở một số địa phương của Thái Lan.
Tác phẩm “Du lịch nông nghiệp và du lịch thiên nhiên ở California” do
Đại học nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên California (2005), xuất bản đã

cung cấp thông tin giúp cho chủ nông trại và chủ trang trại chăn nuôi xác định
tiềm năng du lịch, vạch ra các bước để thu hút khách du lịch đến tham quan.
Tác giả Dr. Peter William, Kathryn và Kim C.Smith (2004), trong nghiên
cứu có tiêu đề “Cultivating Agritourism: Tools and techniques for building
success” đã đưa ra những căn cứ khoa học cho việc tiếp cận du lịch nông thôn
và cách thức để kinh doanh loại hình này một cách hiệu quả.

10
Hội đồng doanh nghiệp nông nghiệp Oregon (2003), đã đưa ra những chỉ
dẫn về những cách thức xây dựng một doanh nghiệp thành công thông qua
marketing nông nghiệp trực tiếp trong cuốn sách “Cẩm nang du lịch nông
nghiệp”.
Tác giả Malinda Geisler (2002), đã đưa ra các thông tin về tổ chức các tour
học tập, liên hoan, các hoạt động giáo dục tại nông thôn. Và đưa ra các cơ hội
đối với các nhà sản xuất nông nghiệp trong việc phục vụ và phát triển du lịch
nông thôn trong nghiên cứu có tựa đề “Du lịch nông nghiệp”.
Ở Việt Nam, du lịch nông thôn vẫn còn là loại hình du lịch mới, nhưng
cũng đã có một số các công trình nghiên cứu, bài báo được đăng trên các tạp
chí đã được công bố. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đề tài đã liệt kê được
các nghiên cứu về loại hình du lịch có liên quan đến nông thôn và cộng đồng
địa phương.
Đề tài cấp bộ của Trường cao đẳng nghề du lịch Hải Phòng (2007) có đề
cập đến du lịch nông thôn với đề tài: “Xây dựng mô hình du lịch nông thôn
ven biển ở Việt Nam - Ví dụ ở Hải phòng”.
Tác giả Lê Anh Tuấn (2010), giới thiệu một số kinh nghiệm phát triển du
lịch nông thôn ở một số quốc gia Châu Âu và Châu Á, và đề xuất những kinh
nghiệm phát triển du nông thôn ở Việt Nam. Trong nghiên cứu “Du lịch nông
nghiệp và du lịch nông thôn”, tác giả Bùi Thị Lan Hương (2009), đã chỉ rõ
sự khác biệt giữa du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về loại hình du lịch nông thôn

trên thế giới và Việt Nam. Nội dung cơ bản liên quan đến du lịch nông thôn,
một số mô hình du lịch nông thôn trên thế giới, tuy vậy các bài viết chưa
mang tính hệ thống. Đặc biệt đối với việc phát triển du lịch nông thôn ở Việt
Nam, các nghiên cứu đã có vẫn chỉ mang tính định hướng mà chưa có những
nghiên cứu cụ thể điển hình để đề xuất những mô hình cụ thể.
Như vậy, việc triển khai một cách hệ thống về du lịch nông thôn, đồng thời
nghiên cứu các trường hợp cụ thể để đưa ra các định hướng về mô hình phát
triển áp dụng tại Việt Nam sẽ rất cần thiết và đảm bảo ý nghĩa khoa học.

11
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích của đề tài: Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch nông thôn
tại tỉnh Ninh Bình
- Nhiệm vụ của đề tài
 Hệ thống hoá cơ sở lý luận về du lịch nông thôn, đặc điểm và các tiêu
chí xác định du lịch nông thôn.
 Tổng kết kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn trên thế giới
 Phân tích tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình
 Phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển du lịch nông thôn tại Ninh
Bình.
 Đề xuất các giải pháp phát triển DL nông thôn tại Ninh Bình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu
Mục đích của phương pháp này là dựa trên những tài liệu thu thập được về
loại hình du lịch đang nghiên cứu đưa ra những khái niệm chung nhất, những
đặc điểm cũng như kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn trên thế giới và ở
Việt Nam.
Mặt khác, trên cơ sở thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động du lịch
và hoạt động du lịch nông thôn tại Ninh Bình. Nhằm đưa ra những nhận định
để đề xuất định hướng phát triển cho loại hình và dự đoán xu hướng phát triển

của loại hình du lịch này tại Ninh Bình.
- Phương pháp điền dã
Đây là phương pháp để nghiên cứu loại hình du lịch nông thôn nhằm góp
phần làm cho kết quả nghiên cứu có tính xác thực. Việc có mặt tại thực địa sẽ
giúp cho tác giả đưa ra những giải pháp hợp lý và khả thi.
Trong quá trình điền dã, tác giả có điều kiện đối chiếu, bổ sung nhiều
thông tin cần thiết mà các phương pháp khác không cung cấp hoặc cung cấp
chưa chính xác.
- Phương pháp điều tra xã hội học

12
Tác giả thực hiện phương pháp này thông qua hệ thống các câu hỏi đối với
3 đối tượng là: khách du lịch, công ty du lịch và người dân địa phương. Với
mục đích là nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của khách du lịch, người dân
địa phương cũng như của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Ninh Bình.
Đối với phiếu điều tra dành cho công ty lữ hành, đề tài xây dựng 20 câu
hỏi, tiến hành điều tra doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành
phố Ninh Bình. Để hoàn thành được nội dung này, tác giả thực hiện trong 10
ngày (Từ 1/5 - 10/5/2011).
Đối với phiếu điều tra dành cho người dân địa phương, đề tài xây dựng 20
câu hỏi, tiến hành điều tra 50 gia đình tại 5 thôn (Phụ Long, Chi Lễ, Mai
Trung, Trung Hoà, Tập Ninh) của xã Gia Vân, xã Gia Hoà (huyện Gia Viễn)
và xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư). Nội dung này được thực hiện trong 15 ngày
(Từ 11/5 – 25/5/2011).
Đối với phiếu điều tra dành cho khách du lịch, đề tài xây dựng 23 câu hỏi,
tiến hành điều tra khách du lịch tại điểm du lịch Tam Cốc – Bích Động và
KBTTN đất ngập nước Vân Long của huyện Gia Viễn và Hoa Lư và các đối
tượng khách khác. Phiếu điều tra được thực hiện trong 10 ngày (Từ 26/5/2011
– 6/6/2011).
- Phương pháp dự báo

Với phương pháp này, tác giả dựa trên thực trạng phát triển du lịch nông
thôn tại Ninh Bình để đưa ra những dự báo và đề xuất định hướng phát triển
loại hình du lịch nông thôn phù hợp với Ninh Bình.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Du lịch nông thôn
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: phát triển du lịch gắn với lĩnh vực nông nghiệp
+ Về thời gian: từ năm 2002 đến nay.
+ Không gian nghiên cứu: Xã Gia Vân, Gia Hoà (huyện Gia Viễn), xã
Ninh Hải (huyện Hoa Lư) tỉnh Ninh Bình.


13
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương.
Chƣơng 1:
Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn
Chƣơng 2:
Thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình
Chƣơng 3:
Định hướng và giải pháp phát triển loại hình du lịch nông
thôn tại Ninh Bình



















14
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN

1.1. Du lịch và các loại hình du lịch
1.1.1. Du lịch
Ngay từ buổi đầu của nền văn minh nhân loại, du lịch đã được biết đến
như một hoạt động, một sở thích tích cực của con người. Cùng với quá trình
của lịch sử du lịch dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống
văn hoá - xã hội của các nước. Đến nửa đầu của thế kỷ 20 thì du lịch đã là
một hiện tượng phổ biến. Và theo dự báo trong thế kỷ 21 du lịch sẽ trở thành
1 trong 3 ngành hàng đầu trong nền kinh tế thế giới nói chung.
Đứng trên quan điểm khác nhau nhiều học giả đã đưa ra định nghĩa về
du lịch. Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh như sau: “Du
lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành
trình với mục đích giải trí. Ở đây sự giải trí là động cơ chính”. [5,tr. 3]
Theo Azar: “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời
từ vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không

gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc” .[15,tr.13]
Nhà kinh tế học Karlfiotis đã nêu như sau: “Du lịch là sự di chuyển của
cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thoả mãn nhu cầu tinh
thần, đạo đức do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”. [15, tr. 9]
Theo Jozep Stander - học giả người Thuỵ Sĩ thì cho rằng: “Du lịch là
hiện tượng những người đi đến những nơi không phải nơi cư trú thường
xuyên bằng phương tiện vận tải và các dịch vụ du lịch”.[12, tr. 26]
Còn theo định nghĩa của Hunsiker và Krap thì “Du lịch là tập hợp các
mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú
của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không phải cư trú
thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức
liên quan đến các cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài

15
nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành
nghề, kiếm lời hoặc đến thăm có tính chất thường xuyên”. [12, tr. 26]
Đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học
về du lịch đã chấp nhận định nghĩa này làm cơ sở cho môn khoa học du lịch,
nhưng đặt vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện. Tuy nhiên, định nghĩa đã tiến một
bước về lý thuyết trong việc nghiên cứu nội dung của du lịch. Định nghĩa này
ngày nay vẫn được nhiều nhà kinh tế sử dụng để giải thích từng mặt và cả
hiện tượng du lịch.
Đối với Việt Nam, đất nước nhiều tiềm năng về du lịch thì du lịch được
chính thức coi là một ngành kinh tế vào ngày 9/7/1960 theo nghị định 26 CP
của hội đồng chính phủ quyết định thành lập công ty du lịch Việt Nam đầu
tiên và trực thuộc Bộ Ngoại Thương Nhà nước đã đề ra những chiến lược
nhằm phát triển du lịch lâu dài.
Cũng có nhiều định nghĩa mà các học giả nghiên cứu về du lịch đưa ra :
Theo Nguyễn Khắc Viện “Du lịch là mở rộng không gian văn hoá của
con người”.

Theo Trần Nhoãn “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời
khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được
thẩm nhận những sắc thái văn hóa và cảnh quan thiên nhiên vùng, miền khác
với nơi cư trú thường xuyên”. [12, tr. 27]
Để có quan niệm đầy đủ cả về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch,
khoa Du lịch và Khách sạn (trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) đã đưa
ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động
trên thế giới và Việt Nam trong những thập niên gần đây: “Du lịch là một
ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất,
trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu
cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác
của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã
hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”. Trong
Luật du lịch của Việt Nam thì thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Du

16
lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định”. [9, tr. 9]
Như vậy, du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần
tham gia, tạo thành một tổng thế hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có
đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hoá - xã hội.
Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước chẳng những đã đem lại
lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội Ở nhiều nước
trên thế giới, ngành du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh và trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ ngành du lịch
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội.
Chính vì những lẽ trên, hội nghị du lịch thế giới họp tại Manila,
Philippin (1980) đã ra tuyên bố Manila về du lịch, trong điều 2 ghi rõ
“ Trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 và trước triển vọng của những vấn đề

đang đặt ra với nhân loại, đã đến lúc cần thiết và phải phân tích bản chất của
du lịch, chủ yếu đi sâu vào bề rộng mà du lịch đã đạt được kể từ khi người lao
động được quyền nghỉ phép năm, đã chuyển hướng du lịch từ một phạm vi
hẹp của thú vui sang phạm vi lớn của cuộc sống kinh tế và xã hội. Phần đóng
góp của du lịch vào nền kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế đang làm cho
nó trở thành một luận cứ tốt cho sự phát triển của thế giới. Vai trò thiết thực
của Du lịch trong hoạt động kinh tế quốc dân, trong trao đổi quốc tế và trong
sự cân bằng cán cân thanh toán, đang đặt du lịch vào vị trí trong số các ngành
hoạt động kinh tế thế giới quan trọng nhất”.
1.1.2. Xu hƣớng phát triển các loại hình du lịch
Xu thế phát triển du lịch trên thế giới hiện nay là hướng tới những khu
vực có tiềm năng đặc sắc về mặt thiên nhiên và văn hoá. Chính vì thế, những
chương trình du lịch đại chúng theo những chương trình tham quan ngắm
cảnh chung chung đang dần nhường chỗ cho loại hình du lịch chuyên biệt như
du lịch thiên nhiên.

17
Theo nghiên cứu thì du lịch thiên nhiên từ khoảng năm 1990 đến nay,
trong khi tốc độ tăng trưởng hằng năm của du lịch đại chúng trên toàn thế giới
chỉ đạt 5% thì các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên như du lịch mạo hiểm,
du lịch quan sát đời sống hoang dã, du lịch nông thôn… thường đạt mức trên
20%.
Một số loại hình du lịch thiên nhiên tiêu biểu như: Du lịch sinh thái
(DLST), quan điểm du lịch bền vững, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái
cộng đồng là những loại hình và quan điểm phát triển du lịch phổ biến hiện
nay có gắn đến yếu tố thiên nhiên. Những loại hình du lịch này không chỉ
hướng đến hoạt động thăm quan, ngắm cảnh mà còn hướng đến bảo tồn các
giá trị tự nhiên, văn hoá và mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư địa
phương. Có thể tìm hiểu khái quát về các loại hình này qua nội dung dưới đây:
- DLST là khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự

quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ những
góc độ tiếp cận khác nhau. Đối với một số người DLST chỉ đơn giản là sự
ghép nối giữa hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc. Tuy
nhiên, đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì “DLST là một loại hình
du lịch thiên nhiên”. Như vậy, với cách tiếp cận này, mọi hoạt động của du
lịch có liên quan đến thiên nhiên như: tắm biển, leo núi đều được hiểu là
DLST.
- Du lịch bền vững: Du lịch bền vững được hiểu như sau“ Du lịch bền
vững là sự đáp ứng được các nhu cầu hiện tại không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai".
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo
cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm
mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản,
đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.
- Du lịch cộng đồng: Theo tổ chức Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Thế giới
(WWF):” Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa
phương có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản lý hoạt

18
động du lịch đó; và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được
giữ cho cộng đồng”.
Du lịch cộng đồng phải hiểu ý nghĩa của nó ở cả hai khía cạnh: Thứ
nhất là khai thác được các giá trị văn hoá bản địa. Thứ hai là tạo được công ăn
việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao được đời sống của cộng đồng và có ý
nghĩa lớn trong xoá đói giảm nghèo. Để thành công được điều này, phải quan
tâm đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, từ đó phát huy giá trị của văn hoá bản địa
để phục vụ du khách.
Du lịch cộng đồng đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân thể hiện
ở chỗ: Trước hết, người dân có được nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ cung
cấp cho khách và những nguồn thu này đôi khi lớn hơn rất nhiều so với sản

xuất nông nghiệp. Tiếp đến là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, còn những lợi ích thiết thực khác như công ăn việc làm, giao lưu
văn hoá và đặc biệt là ý thức xã hội về bảo tồn văn hoá được nâng cao.
- Du lịch sinh thái cộng đồng: (DLSTCĐ) là sự kết hợp của du lịch
cộng đồng và du lịch sinh thái. DLSTCĐ do cộng đồng tổ chức dựa vào thiên
nhiên và văn hoá bản địa với mục tiêu bảo vệ môi trường. DLSTCĐ đề cao
việc làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích cộng đồng rộng rãi và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho cộng đồng. Với khách du lịch, DLSTCĐ tạo cơ hội tìm
hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường, về văn hoá địa phương cho du khách.
So sánh với du lịch đại chúng thường được tổ chức với nhóm đông vì
mục đích giải trí, nghỉ dưỡng. DLSTCĐ tổ chức theo nhóm nhỏ, gồm những
người yêu thích thiên nhiên đi du lịch để tìm hiểu môi trường hoặc trải
nghiệm cuộc sống. Du lịch đại trà và DLSTCĐ đều nhằm mục tiêu phát triển
kinh tế, tuy nhiên DLSTCĐ chú trọng hơn tới việc bảo vệ môi trường và phát
triển mọi mặt cho cộng đồng.
DLSTCĐ mang nhiều lợi ích cho môi trường và cộng đồng dân cư địa
phương.

19
Tạo cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập từ các dịch vụ như: lưu trú tại
gia đình, hướng dẫn diễn giải về môi trường, biểu diễn văn nghệ hoặc cung
cấp dịch vụ ăn uống và phương tiện vận chuyển.
Góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học: Đóng góp vào việc
hạn chế chặt phá rừng, săn bắt thú hoang và khai thác thuỷ sản quá mức.
Đồng thời giúp cộng đồng nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo vệ
môi trường với phát triển kinh tế địa phương. Hơn thế nữa, DLSTCĐ giáo
dục môi trường cho cộng đồng và du khách thông qua các hoạt động du lịch :
diễn giải môi trường, trồng cây, thu gom rác đồng thời đóng góp kinh phí
cho công tác bảo vệ môi trường.
Bảo tồn các giá trị văn hoá: Giúp nâng cao lòng tự hào của người dân

về đặc trưng văn hoá của địa phương. Nhằm khôi phục và giữ gìn các trò chơi
dân gian, lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá cộng đồng Giúp cộng đồng
nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo tồn các giá trị văn hoá với phát
triển kinh tế địa phương.
Như vậy, có thể nói với xu thế hiện nay bên cạnh các loại hình du lịch
đại chúng thì phát triển những loại hình du lịch mới, hướng đến môi trường và
lợi ích của dân cư địa phương, và du lịch nông thôn là một ví dụ.
1.2. Du lịch nông thôn
1.2.1. Khái niệm và các loại hình của du lịch nông thôn
1.2.1.1. Khái niệm về du lịch nông thôn
Trong những năm gần đây, trong xu hướng đa dạng hóa các loại hình
du lịch, du lịch nông thôn được quan tâm phát triển. Xem xét khái niệm du
lịch nông thôn, có nhiều quan điểm khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà quy hoạch Châu Âu, vùng nông thôn được
hiểu là những khu vực được xác định dưới 2000 dân (đôi khi dưới 5000 dân)
có tính đến các hoạt động kinh tế và trắc diện của dân cư liên quan.
Theo họ, không gian nông thôn là những khu vực đang trong tình trạng
trì trệ hoặc suy thoái về mặt dân số hoặc kinh tế, không kể miền núi hay đồng
bằng, trong khu vực còn tự nhiên hay ở vùng nông nghiệp.

20
Ở Việt Nam, vùng nông thôn được quan niệm là những khu vực được
cư trú theo làng xã, với hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp, ngư nghiệp
hoặc thủ công nghiệp, kết cấu hạ tầng còn hạn chế và vẫn duy trì lối sống
nông thôn.
Trong thực tế, qua quá trình phát triển, du lịch nông thôn (rural tourism)
có nhiều cách gọi khác nhau, phụ thuộc vào cách hiểu và cách thức thể hiện
theo nội dung chủ yếu của hoạt động du lịch nông thôn được tổ chức, cụ thể:
- Tại các quốc gia Châu Âu: Rural tourism
- Tại Úc: Farmtourism

- Tại Đài Loan: Agro-tourism/Leisure Farm
- Tại Mỹ: Agritourism
- Tại Anh: Greentourism
Tuy cách gọi có khác nhau nhưng nội dung chủ yếu của hoạt động du
lịch trong loại hình du lịch nông thôn đều hướng về những vùng đất có khí
hậu trong lành, có hoạt động sản xuất của con người nhằm mục đích trải
nghiệm những giá trị tự nhiên và văn hoá địa phương.
Khái niệm du lịch nông thôn đã xuất hiện cùng với sự hình thành của
ngành đường sắt ở châu Âu. Tuy nhiên, cho đến những năm đầu của thập niên
80 thế kỷ XX, du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch và
phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri,
Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển Lúc bấy giờ, khái niệm du lịch nông thôn
được quan niệm tương đồng với các loại hình du lịch ở nông trại, du lịch di
sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn
Trên thế giới có nhiều định nghĩa về du lịch nông thôn. Theo Ramiro
Lobo - chuyên gia cố vấn trang trại thì “Du lịch nông thôn là hoạt động giải
trí có liên quan đến việc tới thăm quan những nơi có khung cảnh làng quê hay
môi trường nông thôn vì mục đích tham gia hoặc trải nghiệm các hoạt động,
sự kiện hoặc các điểm thu hút mà không sẵn có ở các vùng đô thị hoá. Những
hoạt động này không cần thiết phải diễn ra ở vùng nông nghiệp tự nhiên.

21
Theo học giả Lee Seong-Woo Đại học Quốc gia Seoul, thì “du lịch
nông thôn là sự kết hợp của các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm sinh thái và
sản phẩm văn hoá mà chúng bao hàm các chức năng khác nhau như kinh tế,
xã hội, giáo dục, môi trường, giải trí, chữa bệnh”.
Tại Úc, thuật ngữ này là Farmtourism và được định nghĩa là: “là sự di
chuyển của con người đến các nông trại thưởng thức không gian nông thôn
nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí và các hoạt động kinh doanh”.
Theo Ngô Kiều Oanh (2008) thì du lịch nông thôn “là bất kỳ hoạt động

du lịch nào nhằm giới thiệu cuộc sống, văn hoá, nghệ thuật và các di sản của
vùng quê, nhờ đó mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương,
đồng thời làm tăng sự tiếp xúc, giao lưu giữa khách du lịch với người dân bản
địa thông qua các hoạt động du lịch đa dạng. Du lịch nông thôn về cơ bản là
những hoạt động diễn ra ở các làng quê. Đây là hoạt động rộng lớn, có thể
bao gồm cả du lịch nông nghiệp, du lịch văn hoá, du lịch thiên nhiên, du lịch
mạo hiểm và du lịch sinh thái”
Hay có học giả định nghĩa “Du lịch nông thôn là loại hình du lịch dựa
vào các giá trị thiên nhiên và văn hoá vùng nông thôn nhằm thoả mãn nhu cầu
nghỉ ngơi, giải trí, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ và tìm hiểu tập quán văn
hoá làng quê, mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và đóng góp
cho việc bảo tồn các di sản”.
Ngoài ra, xem xét mối quan hệ giữa du lịch và hoạt động sản xuất
nông nghiệp, du lịch nông thôn còn được quan niệm “Là hình thức du lịch mà
tận dụng văn hoá nông thôn như là một điểm du lịch. Nó tương tự như du lịch
sinh thái ngoại trừ hấp dẫn chính của nó không phải là cảnh quan thiên nhiên
mà là văn hóa. Agrotourism thúc đẩy phát triển khu vực để đảm bảo rằng nó
cũng giúp bảo tồn đa dạng và giúp cho người dân hiểu được giá trị về sinh
thái và văn hoá cần được bảo vệ”.
Trong thực tế có sự khác biệt trong quan niệm về loại hình du lịch nông
thôn, thông qua cách gọi, thông qua quan niệm. Tại các quốc gia đang phát
triển, người ta xem du lịch nông thôn là cách thức để đa dạng hóa thu nhập từ

22
nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng
đồng, bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường.
Vì vậy, du lịch nông thôn ở các nước này phát triển theo chiều rộng.
Ở các quốc gia phát triển thì loại hình du lịch này lại phát triển theo
chiều sâu mà nguyên nhân chính là do các khu vực nông thôn ngày càng bị
thu hẹp lại.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, tuy đứng trên những hướng nghiên cứu
khác nhau, nhưng định nghĩa về du lịch nông thôn của các học giả đều có
điểm chung về không gian đó chính là vùng nông thôn gắn với hoạt động sản
xuất của con người.
Vậy, trong phạm vi luận văn này, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về
du lịch nông thôn như sau: “ Du lịch nông thôn là loại hình du lịch mang đến
sự trải nghiệm cho du khách về các phương thức sản xuất, sinh hoạt của
người dân địa phương có ý nghĩa bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống
đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư tại các khu vực nông
thôn”.

1.2.1.2. Biểu hiện và các nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn được biểu hiện thông qua các hình thức sau đây.
- Hình thức thứ nhất là du lịch tự nhiên. Du khách khi tham gia vào
loại hình du lịch này là trở về những khu vực tự nhiên như những vùng quê,
vùng núi, biển nhằm mục đích nghỉ ngơi, tái phục hồi sức lao động.
- Thứ hai là du lịch văn hoá, quan tâm tới văn hoá, lịch sử và khảo cổ
của địa phương. Hình thức này của du lịch nông thôn là du khách tham gia
vào các hoạt động văn hoá, lễ hội, thậm chí là các hoạt động liên quan tới lịch
sử hay khảo cổ của địa phương nơi khách tới.
- Thứ ba là du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự
nhiên cũng như phúc lợi, giá trị văn hoá của người dân địa phương. Hình thức
này coi trọng vấn đề bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, coi trọng những nét văn hoá
của người dân địa phương.

23
- Một hình thức của du lịch nông thôn nữa đó là du lịch làng xã, trong
đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích
kinh tế do các hoạt động du lịch mang lại. Hình thức này đã đánh giá cao vai
trò của người dân bản địa cũng như lợi ích của họ khi tham gia vào loại hình

du lịch nông thôn.
- Hình thức cuối của du lịch nông thôn là du lịch nông nghiệp, ngư
nghiệp, lâm nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vào các
hoạt động sản xuất của người dân địa phương.
Với các hình thức của du lịch nông thôn như đã nêu ở trên, ta có thể
tổng kết lại rằng dù với hình thức nào thì du lịch nông thôn cũng hướng đến
mục tiêu là mang giá trị tự nhiên và văn hoá của nông thôn đến với mọi người
nhằm bảo tồn các giá trị truyền thống. Hơn thế nữa, đề cao các giá trị truyền
thống giúp người dân địa phương nâng cao được mức sống của mình.
Việc phát triển du lịch nông thôn cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia. Phải đảm
bảo tính công bằng cho tất cả mọi người dân đã tham gia nhằm tạo lòng tin
của người dân. Có như thế thì mới có sự kết hợp bền chặt với người dân và
như thế mới có được sự phát triển lâu dài.
Thứ hai, đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực
ở từng địa phương. Đây là tiêu chí khá quan trọng bởi chỉ khi có lợi ích thì
người dân cũng như chính quyền địa phương mới tham gia vào loại hình du
lịch nông thôn. Và khi người dân nhận thức được quyền lợi của họ quan trọng
như thế nào thì khi đó họ mới nỗ lực hết mình cùng địa phương phát triển loại
hình du lịch này.
Thứ ba, bảo tồn phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường. Không chỉ
loại hình du lịch nông thôn mà tất cả các loại hình du lịch khác đều phải bảo
tồn di sản và bảo vệ môi trường bởi chúng ta khai thác, phát triển không chỉ
cho hiện tại mà cho tương lai, cho thế hệ mai sau đảm bảo cho phát triển bền
vững.

24
Thứ tư, luôn đổi mới và tạo sự khác biệt và tăng cường mối liên kết
theo chiều dọc và chiều ngang để làm phong phú thêm sản phẩm. Bởi nếu
chúng ta không biết đổi mới thì sẽ tạo sự nhàm chán cho du khách khi quay

trở lại. Và phải tạo nên sự khác biệt với các điểm du lịch khác để tạo nên sự tò
mò, hấp dẫn đối với du khách.
Thứ năm, giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh trong lòng du khách. Đây
là nguyên tắc cuối cùng nhưng cũng là nguyên tắc quan trọng nhất. Bởi du
lịch nông thôn gắn liền với sự tìm hiểu bản sắc địa phương nơi khách đến, nếu
không biết giữ gìn thì không thể phát triển được loại hình du lịch này.
1.2.2. Đặc điểm và các tiêu chí xác định du lịch nông thôn
Đặc điểm của du lịch nông thôn có thể xác định như sau:
Chủ thể tham gia: bao gồm đối tượng trực tiếp và gián tiếp. Đối tượng
trực tiếp là khách du lịch và người dân địa phương. Đối tượng gián tiếp là các
doanh nghiệp lữ hành và các cấp quản lý.
Đối với khách du lịch nông thôn có thể chia ra 2 nguồn khách chính:
Nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: Khả năng di chuyển dễ
dàng đã làm gia tăng lượng khách du lịch ngoại quốc đến các nước trên thế
giới. Ngoài nhu cầu tìm hiểu lịch sử văn hóa đất nước viếng thăm, nhu cầu
tìm hiểu thiên nhiên và con người và vùng nông thôn của nước đó.
Nguồn khách du lịch từ các trung tâm đô thị: Đối với người dân trong
nước, cuộc sống công nghiệp và hiện đại đã làm nảy sinh nhu cầu tham quan,
du lịch, giải trí hướng về vùng nông thôn của họ. Chính vì thế các trung tâm
đô thị là nơi phát sinh khách du lịch nông thôn chủ yếu.
Đặc biệt, các nhu cầu thư giãn, gần gũi thiên nhiên, hoạt động ngoài
trời, khám phá kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian, thưởng thức ẩm thực
dân gian, các món ăn cổ truyền, tìm hiểu các lễ hội truyền thống, các sản vật
địa phương phải một cách thực tế chứ không qua tái tạo, tái hiện.
Nguồn khách du lịch nông thôn bổ sung: ở những vùng nông thôn có
điểm đến du lịch nông thôn nổi tiếng như thắng cảnh, khu bảo tồn, đền tưởng
niệm, di tích lịch sử văn hóa, di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới, đền đài,

25
lăng tẩm, lễ hội mang tính vùng miền thì người dân cư ngụ tại chỗ là nguồn

khách bổ sung cho du lịch nông thôn.
Như vậy, khách du lịch nông thôn chủ yếu là khách ngoại quốc, người
dân sống ở trung tâm đô thị và các đối tượng có nhu cầu tiếp cận nông thôn
trực tiếp nhằm thỏa mãn các nhu cầu du lịch ở nông thôn và có tiêu dùng ở
nơi đến như đã trình bày ở phần trên. Phần lớn họ là giới trẻ, có sức khỏe,
thích thể hiện bản thân, thích thử sức, tìm tòi, khám phá, học hỏi. Các nhóm
đối tượng học sinh, sinh viên, công chức thành thị thuộc phần lớn trong
nhóm này.
Còn người dân địa phương đóng vai trò là người hướng dẫn khách du
lịch các hoạt động và có vai trò quan trọng để hoạt động diễn ra thuận lợi.
Đối tượng gián tiếp là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các cấp
quản lý về du lịch ở tỉnh/thành phố. Đây là đối tượng đưa ra chương trình du
lịch nông thôn đến với du khách, và các chính sách quản lý cũng như định
hướng cho phát triển loại hình này tại các địa phương.
Đối tượng tham quan: là cảnh quan thôn xóm, phong tục tập quán và
hoạt động canh tác sản xuất. Trong ba nhân tố này thì cả 3 đều có ý nghĩa
quyết định đến thành công chương trình du lịch nông thôn.
Hoạt động: Có thể xác định được cần phải đáp ứng các nhu cầu dưới
đây của du khách.
 Nhu cầu thư giãn, gần gũi thiên nhiên, hoạt động ngoài trời
 Nhu cầu khám phá kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian
 Nhu cầu thưởng thức ẩm thực dân gian, các món ăn cổ truyền,
 Nhu cầu tìm hiểu các lễ hội truyền thống, các sản vật địa
phương…
 Nhu cầu tìm hiểu đời sống cư dân nông thôn
 Nhu cầu trãi nghiệm thực tế
 Nhu cầu nghiên cứu, học tập
 Nhu cầu thăm viếng gắn liền với địa danh, sự kiện, nhân vật
Không gian hoạt động du lịch: phạm vi là các vùng nông thôn

×