Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








PHẠM THỊ BÍCH THỦY









NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA TỈNH THÁI BÌNH







LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH












Hà Nội, 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM THỊ BÍCH THỦY





NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA TỈNH THÁI BÌNH




Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)




LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN PHẠM HÙNG









Hà Nội, 2011

1
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Bố cục luận văn 9
6. Đóng góp của luận văn 10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ11
VIỆC NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH THÁI BÌNH 11
1.1. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa 11
1.1.1. Du lịch văn hóa 11
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 12
1.1.3. Điểm đến du lịch văn hóa 14
1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa 15
1.1.5. Sản phẩm du lịch văn hóa 16
1.1.6. Khách du lịch đi với mục đích văn hóa 19
1.1.7. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa 20
1.1.8. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong du lịch 21
1.2. Bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa 23
1.2.1. Bài học kinh nghiệm nước ngoài 23
1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong nước 28
1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu du lịch văn hóa Thái Bình 31
1.3.2. Những thuận lợi trong hoạt động du lịch văn hóa Thái Bình 32
1.3.3. Những khó khăn trong hoạt động du lịch văn hóa Thái Bình 33
Tiểu kết chương 1 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH
THÁI BÌNH 35
2.1. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình 35
2.1.1. Điều kiện bên trong 35
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 35

2
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35

2.1.1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa 36
2.1.2. Điều kiện bên ngoài 55
2.1.2.1. Vị trí của du lịch Thái Bình trong vùng đồng bằng sông Hồng 55
2.1.2.2. Hệ thống chính sách nhà nước về phát triển du lịch 56
2.2. Khảo sát thực trạng du lịch văn hóa Thái Bình 57
2.2.1. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa 57
2.2.1.1. Hệ thống cơ sở lưu trú 57
2.2.1.2. Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống 59
2.2.1.3. Hệ thống cơ sở kinh doanh lữ hành 59
2.2.1.4. Phương tiện vận chuyển khách du lịch 60
2.2.1.5. Các trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí 60
2.2.2. Nhân lực du lịch 61
2.2.2.1. Thực trạng chung nhân lực du lịch Thái Bình 61
2.2.2.2. Lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch 64
2.2.3.3. Nhân lực tại các điểm du lịch văn hóa 66
2.2.3. Thị trường khách du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình 68
2.2.3.1. Thực trạng lượng khách du lịch 68
2.2.3.2. Đặc điểm nguồn khách du lịch 70
2.2.4. Sản phẩm du lịch văn hóa tiêu biểu 72
2.2.4.1. Du lịch tham quan, nghiên cứu các di sản văn hóa 73
2.2.4.2. Du lịch tôn giáo, tín ngưỡng 73
2.2.4.3. Du lịch lễ hội 73
2.2.4.4. Du lịch làng nghề 74
2.2.4.5. Du lịch làng quê 75
2.2.5. Tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa 76
2.2.5.1. Cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương về du lịch 76
2.2.5.2. Chính quyền địa phương và Ban quản lý di tích 80
2.2.5.3. Các cơ sở và đơn vị kinh doanh du lịch 81
2.2.6. Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa 82
Tiểu kết chương 2 85

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH THÁI BÌNH 88

3
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp 88
3.1.1. Căn cứ khoa học 88
3.1.1.1. Định hướng phát triển theo ngành 88
3.1.1.2. Định hướng phát triển theo lãnh thổ 91
3.1.1.3. Định hướng đầu tư phát triển du lịch 92
3.1.2. Căn cứ thực tiễn 93
3.2. Những giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình 93
3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa 93
3.2.1.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương về du lịch 93
3.2.1.2. Đối với đơn vị kinh doanh du lịch 96
3.2.1.3. Đối với chính quyền địa phương 97
3.2.2. Giải pháp về đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật 98
3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống giao thông 98
3.2.2.2. Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú 99
3.2.2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí và các công trình bổ trợ 99
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch 100
3.2.4. Giải pháp về thị trường du lịch 102
3.2.5. Giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù 103
3.2.5.1. Xây dựng các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu của Thái Bình 103
3.2.5.2. Xây dựng các tuyến du lịch chuyên biệt và kết hợp 108
3.2.5.3. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch 109
3.2.6. Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch 110
3.2.7. Giải pháp về bảo tồn và phát huy di sản 111
Tiểu kết chương 3 112
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115



4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQL
Ban quản lý

Cao đẳng
CHXHCN
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
CSHT
Cơ sở hạ tầng
ĐH
Đại học
ICOMOS
(International Council on Monuments and Sites)
Hội đồng quốc tế các di tích và di chỉ
NĐ-CP
Nghị định - Chính phủ
NQ/TW
Nghị quyết/ Trung ương
QĐ-SVHTTDL
Quyết định - Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
QĐ-UBND
Quyết định - Ủy ban nhân dân
QH
Quốc hội
TN
Tự nhiên

UBND
Ủy ban nhân dân
UNESCO
(United Nations Educational, Scientific and
Cultural Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
UNWTO
(World Tourism Organization)
Tổ chức Du lịch thế giới
VHTT
Văn hóa Thể thao

5
DANH MỤC BẢNG BIỂU


Trang
Bảng 2.1: Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Thái Bình 57
Bảng 2.2: Hiện trạng phân bố cơ sở lưu trú tại các huyện tính đến tháng 6/2011 57
Bảng 2.3: Hiện trạng chất lượng các cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Thái Bình từ
năm 2005 - 2011 58
Bảng 2.4: Hiện trạng về đơn vị kinh doanh lữ hành tại Thái Bình 59
Bảng 2.5: Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ vui chơi giải trí tỉnh Thái Bình 60
Bảng 2.6: Số lao động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Thái Bình giai đoạn
2005 - 2010………………………………………………………………….62
Bảng 2.7: Thực trạng nguồn lao động trực tiếp trong du lịch tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2005 - 2010 62
Bảng 2.8: Thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch Thái Bình
năm 2009 64
Bảng 2.9: Số lượng cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình

năm 2011 64
Bảng 2.10: Số lượng cán bộ của Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Thái Bình 65
Bảng 2.11: Đánh giá chất lượng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh
Thái Bình năm 2009 65
Bảng 2.12: Số khách du lịch đến Thái Bình giai đoạn 2000 - 2010 68
Bảng 2.13: Mục đích đi du lịch của khách du lịch nội địa đến Thái Bình 70
Bảng 2.14: Mục đích đi du lịch của khách du lịch quốc tế đến Thái Bình 70
Bảng 2.15: Doanh thu du lịch Thái Bình giai đoạn 2000 - 2010 71

6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ MÔ HÌNH


Trang
Sơ đồ 1.1: Những yếu tố văn hóa - xã hội tạo sức hấp dẫn của một vùng du lịch 13
Sơ đồ 1.2: Vòng đời của một điểm đến du lịch 15
Sơ đồ 1.3: Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch 18
Sơ đồ 1.4: Quy trình bảo tồn di sản 22
Biểu đồ 2.1: Nguồn lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch của Thái Bình
phân theo trình độ đào tạo năm 2010 63
Biểu đồ 2.2: Lượng khách du lịch đến Thái Bình giai đoạn 2000 - 2010 69
Biểu đồ 2.3: Doanh thu du lịch Thái Bình giai đoạn 2000 - 2010 72
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Thái Bình 76
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của trung tâm Xúc tiến Du lịch Thái Bình
77

7
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, du lịch văn hóa đã và đang trở thành xu hướng phổ
biến của nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực. Du lịch văn hóa còn được xem
là sản phẩm đặc thù của các quốc gia đang phát triển. Với nền tảng, quy mô,
nguồn lực không lớn, các nước đang phát triển chưa có đủ thế mạnh trong việc
xây dựng những điểm du lịch đắt tiền, những trung tâm giải trí tầm cỡ và hiện
đại như các nước phát triển mà thường dựa vào nguồn lực tự nhiên và sự đa dạng
về bản sắc văn hóa dân tộc, coi đó là vốn để phát triển du lịch. Hơn nữa phần lớn
hoạt động du lịch văn hóa ở các nước đang phát triển gắn liền với địa phương,
cũng thường là nơi còn tồn tại đói nghèo. Bởi thế, thu hút du khách tham gia du
lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân
địa phương. Đối với nước ta, du lịch văn hóa cũng được xác định là một trong
những loại hình du lịch đặc thù, có thế mạnh và tiềm năng phát triển phong phú,
thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển có tài nguyên du lịch nhân văn
đa dạng phong phú. Hiện nay, loại hình du lịch văn hóa là thế mạnh của du
lịch tỉnh nhà. Theo thống kê, Thái Bình có hơn 2000 di tích lịch sử - văn hóa,
trong đó có gần 100 di tích được xếp hạng Di tích lịch sử và Di tích kiến trúc
nghệ thuật cấp quốc gia, gần 400 di tích cấp tỉnh. Các di tích lịch sử - văn hóa
được phân bố ở khắp các huyện, thị trong tỉnh là cơ sở để tạo nên nhiều sản
phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn du khách.
Về địa lý nhân văn, Thái Bình cũng có những đặc điểm riêng. Thái
Bình không có cư dân tại chỗ, mà từ nhiều địa phương khác, từ rất sớm trong
lịch sử, đã tới đây sinh tụ, chung sức chung lòng dựng làng, quai đê lấn biển,
với một ý chí quyết thắng. Sinh sống trên một vùng đất mới không rộng, mật
độ dân cư cao so với các tỉnh khác vùng đồng bằng, người dân Thái Bình
trong cuộc vật lộn dai dẳng và quyết liệt chinh phục thiên nhiên, sóng gió,
đầm lầy để nuôi sống mình, đã từ rất sớm tự rèn luyện cho mình một ý chí tự
lực, tự cường, mãnh liệt, một tinh thần đấu tranh chống xâm lược. Chính trên
cơ sở kết hợp các nhân tố đặc biệt về thiên nhiên và con người mà trong lịch

sử dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc, Thái Bình là nơi sản sinh

8
nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều danh nhân văn hóa có công với đất nước. Thái
Bình còn là một trong những địa phương có phong trào cách mạng mạnh mẽ,
là quê hương của “tiếng trống năm 30”. Điều kiện hình thành và phát triển đã
tạo cho Thái Bình một khối lượng lớn những di tích lịch sử cách mạng, là tiền
đề thuận lợi cho hoạt động du lịch văn hóa.
Đã có nhiều nghiên cứu về văn hóa Thái Bình và du lịch văn hóa Thái
Bình, ví dụ như: “Văn hóa làng ở Thái Bình” tác giả Phạm Minh Đức - Phạm
Hóa, “Di tích khảo cổ học ở Thái Bình” và “Di tích lịch sử văn hóa Thái
Bình” của Bảo tàng Thái Bình, “Danh nhân Thái Bình” và “Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2001 - 2010 và định hướng đến
năm 2020” của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình, “Địa chí Thái
Bình” của UBND tỉnh Thái Bình ấn hành… Tuy nhiên, các công trình trên
chưa nghiên cứu riêng về du lịch văn hóa Thái Bình, chưa nghiên cứu tổng
thể, toàn diện về du lịch văn hóa Thái Bình. Cùng với đó, thực tiễn hoạt động
du lịch văn hóa Thái Bình hiện nay cho thấy sản phẩm du lịch ở đây còn
nghèo, đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa mang tính đặc trưng
của địa phương, chưa tạo được tính cạnh tranh trên thị trường, vì thế chưa
thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách. Nhiều dự án đầu tư du lịch đã được
tiến hành và đi vào hoạt động nhưng nhìn chung hầu hết vẫn ở quy mô nhỏ lẻ,
tự phát, chưa có tính đồng bộ cao hoặc có những dự án lớn nhưng vẫn còn
trong tình trạng dang dở.
Căn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã lựa chọn
đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình” nhằm tìm ra
những định hướng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác sản
phẩm du lịch văn hóa của tỉnh trong thời gian tới, đưa du lịch văn hóa thành
loại hình chủ đạo đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho Thái Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn khi thực hiện là góp phần phát triển du lịch văn
hóa tỉnh Thái Bình cũng như góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong kinh
doanh du lịch của tỉnh.
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm
vụ chính là:

9
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa như: tài nguyên du lịch
nhân văn, điểm đến du lịch văn hóa, thị trường, nguồn khách… để từ đó xây
dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, tổ chức thực hiện và quản lý
chúng nhằm mục đích phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa
của tỉnh Thái Bình.
- Nêu ra những đề xuất góp phần phát triển du lịch văn hóa và bảo tồn
di sản văn hóa tỉnh Thái Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thực tiễn hoạt động du lịch văn hóa Thái Bình, cụ thể về các vấn đề:
cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa, nhân lực du lịch, sản phẩm du lịch văn
hóa, thị trường khách du lịch, công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa, hoạt
động xúc tiến, quảng bá du lịch Thái Bình…
- Những kinh nghiệm trong việc bảo tồn, phục hồi, khai thác tài
nguyên văn hóa vào mục đích kinh doanh du lịch.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu các di sản văn hóa, tài nguyên
du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Trong đó, luận văn tập trung
nghiên cứu một số điểm du lịch có quy mô tương đối lớn, có khả năng hình
thành điểm du lịch thu hút khách của Thái Bình.
- Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu sẽ thu thập từ thời điểm năm
2000 đến nay, các định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh và

các giải pháp được đưa ra cho thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
- Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh
- Phương pháp khảo sát thực địa
5. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 118 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, phụ lục, luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa và việc nghiên
cứu du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình

10
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa.
- Hệ thống hóa giá trị nguồn tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình.
- Nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh. Trên
cơ sở đó, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình.

11
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ
VIỆC NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH THÁI BÌNH

1.1. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa
1.1.1. Du lịch văn hóa
Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám
chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục…, du lịch văn hóa, hiện nay,

đang là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, bởi đem lại giá
trị lớn cho cộng đồng xã hội. Du lịch văn hóa cũng là một khái niệm có nhiều
định nghĩa và nhiều cách hiểu.
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những
di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp
vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những
nỗ lực bảo tồn và tôn tạo đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích
văn hóa - kinh tế - xã hội” (ICOMOS).
“Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập
trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim”
1
.
“Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai thác các giá
trị di sản văn hóa dân tộc và được tổ chức một cách có văn hóa”
2
.
Ở nhiều nước, nhất là ở Đông Nam Á, về mặt lý thuyết người ta xếp
loại hình du lịch văn hóa (Cultural Tourism) vào loại hình du lịch sinh thái
(Eco Tourism) bởi cho rằng sinh thái học (Escology) bao gồm cả sinh thái học
nhân văn (Human Ecology).
Như vậy, du lịch văn hóa là một loại hình du lịch lấy việc khai thác tài
nguyên văn hóa làm mục đích, khai thác các giá trị văn hóa vào phát triển như
một nguồn tài nguyên du lịch. Du lịch văn hóa là phương tiện truyền tải các
giá trị văn hóa của một địa phương, một dân tộc, một quốc gia cho du khách
khám phá, thưởng ngoạn, học tập, giao lưu. Nó góp phần đánh thức, làm sống

1
Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, tr. 22.
2

Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - một công cụ bảo vệ môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường du lịch, Tổng cục Du lịch, tr. 98.

12
dậy các giá trị văn hóa. Thông qua du lịch, các tài sản văn hóa được bảo vệ,
tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị.
Du lịch văn hóa là một hoạt động du lịch lấy tính văn hóa làm mục
đích và xuyên suốt. Bởi thế, du lịch văn hóa mang các đặc điểm
3
:
- Du lịch văn hóa mang tính giáo dục nhận thức: Sản phẩm du lịch văn
hóa ngoài phần dịch vụ, còn một phần là những di sản văn hóa vật thể cũng
như phi vật thể. Những di sản này hàm chứa nhiều thông tin về văn hóa, lịch
sử của dân tộc cũng như kiến thức thẩm mỹ, nghệ thuật. Rõ ràng, du lịch văn
hóa giúp du khách hiểu biết hơn về lịch sử văn hóa của quốc gia điểm đến.
- Du lịch văn hóa có thị trường khách lựa chọn: Khách lựa chọn du lịch
văn hóa thường đã xác định mục đích chuyến đi của mình là nhằm tìm hiểu về
văn hóa nơi mình đến. Thông thường, đối tượng khách này cũng có những
kiến thức xã hội nhất định.
- Du lịch văn hóa giúp bảo tồn và phát huy giá trị nền văn hóa truyền
thống: Để phát triển được du lịch văn hóa, điều quan trọng là phải bảo tồn
được những giá trị di sản văn hóa mang đậm bản sắc riêng của dân tộc. Chỉ có
như thế mới thu hút được du khách.
- Du lịch văn hóa là nhịp cầu trao đổi văn hóa giữa các dân tộc: Những
tri thức văn hóa thu nhận được từ các sản phẩm du lịch văn hóa sẽ góp phần làm
lan tỏa những giá trị văn hóa của quốc gia, thẩm thấu vào nền văn hóa khác.
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Du lịch văn hóa sử dụng văn hóa như là nguồn lực, hay nói cách khác,
văn hóa là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch, là “nguyên liệu” để hình thành
nên hoạt động du lịch. Nguồn nguyên liệu văn hóa có hai loại cơ bản: Văn hóa

vật thể và văn hóa phi vật thể. Văn hóa vật thể là những sáng tạo của con
người, hiện hữu trong không gian mà có thể cảm nhận bằng các giác quan như
thị giác, xúc giác. Chẳng hạn như di tích lịch sử văn hóa, hàng thủ công, công
cụ sinh hoạt, sản xuất, các món ăn dân tộc… Còn văn hóa phi vật thể như lễ
hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp…, lại được cảm nhận
một cách gián tiếp và “vô hình”. Dưới góc độ du lịch, người ta xếp các thành
tố văn hóa vào tài nguyên du lịch nhân văn (phân biệt với tài nguyên du lịch

3
Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - một công cụ bảo vệ môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường du lịch, Tổng cục Du lịch, tr. 98-99.

13
tự nhiên như biển, sông, hồ, núi, rừng, hang động…). Cùng với tài nguyên du
lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là một trong những điều kiện phát
triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương. Giá trị của những
di sản văn hóa cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội… là đối tượng
cho du khách khám phá, thưởng thức. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên này còn
quyết định tới quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch
của mỗi vùng miền; là một trong 8 yếu tố tạo nên sức hấp dẫn du lịch của một
vùng du lịch (theo quan niệm của Barbara Kirshenblatt).

Sơ đồ 1.1: Những yếu tố văn hóa - xã hội tạo sức hấp dẫn của một vùng du lịch
4

Tuy nhiên, không phải yếu tố văn hóa nào cũng trở thành tài nguyên
du lịch nhân văn. Chỉ có những tài nguyên có sức hấp dẫn với du khách và có
thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
mới được gọi là tài nguyên du lịch nhân văn. Chỉ những sản phẩm văn hóa
nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Vì

vậy, tài nguyên du lịch nhân văn thường là những giá trị văn hóa tiêu biểu,
đặc sắc của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
Tài nguyên du lịch nhân văn có những tính chất chung là: Đa dạng
(làm phong phú sản phẩm du lịch), Hấp dẫn (thu hút du khách), Độc đáo (là
nét riêng có, đặc trưng), Không dịch chuyển (ngay cả khi có các sản phẩm mô

4
Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie (2009), Tourism Principles, Practices, Philosophies, John Wiley &
Sons, inc, tr. 279.


Đặc điểm
văn hóa,
xã hội
Cảnh quan
TN, khí hậu

Thể thao và
Hoạt động
giải trí
Mua sắm
&thương
mại
Giá cả
CSHT
Thái độ đối
với KDL

Khả năng
tiếp cận

của vùng
1

2

3

4

5

6

7

8

9


1. Công việc
2. Thời trang
3. Kiến trúc
4. Sản phẩm thủ công
5. Lịch sử
6. Ngôn ngữ
7. Tôn giáo
8. Giáo dục
9. Giá trị truyền thống
10. Hoạt động giải trí

11. Nghệ thuật, âm nhạc
12. Nghệ thuật ẩm thực
10

11

12


14
phỏng cũng không thay thế được), và Dễ tổn thất. Trong khi tài nguyên du
lịch tự nhiên tạm coi là vô hạn (tất nhiên, vô hạn tương đối) thì tài nguyên du
lịch nhân văn và xã hội lại là hữu hạn. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch nhân
văn còn có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên,
với các điều kiện kinh tế xã hội, chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên,
quy luật phát triển văn hóa như: phân vùng, lan tỏa và đan xen, hội nhập,
cũng như các quy luật xã hội… Vì vậy, mỗi địa phương, mỗi quốc gia thường
có tài nguyên du lịch nhân văn mang tính đặc sắc, độc đáo để hấp dẫn du
khách. Du khách đi du lịch là để trải nghiệm, tìm hiểu, hưởng thụ các giá trị
về văn hóa, tự nhiên. Song do tính kết tinh, đan xen, hội nhập nên trong quá
trình khai thác, sử dụng vào hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch nhân văn rất
dễ bị mai một, thay đổi, mất bản sắc văn hóa. Do vậy, trong quá trình bảo tồn,
tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vào mục đích du lịch, việc
bảo vệ tính độc đáo, đặc sắc, nguyên vẹn của loại tài nguyên này là bí quyết
hấp dẫn du khách và phát triển du lịch bền vững.
1.1.3. Điểm đến du lịch văn hóa
Theo M.Buchvarov (1982) điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ
thống phân vị du lịch gồm 5 cấp: điểm du lịch - hạt nhân du lịch - tiểu vùng
du lịch - á vùng du lịch - vùng du lịch. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy
mô nhỏ, “là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa - lịch

sử hoặc kinh tế xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch
hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ”
5
.
“Điểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, khu vực mà có sự phụ
thuộc đáng kể vào nguồn lợi nhuận thu được từ du lịch. Nó có thể chứa một
hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn”
6
.
Điểm đến du lịch cũng trải qua các giai đoạn hình thành, phát triển, suy
thoái. Người ta gọi đó là “vòng đời” của điểm đến du lịch. Biểu đồ dưới đây minh
họa tiễn tiến của một điểm đến du lịch. Ban đầu, một điểm đến trở nên tiềm năng,
hấp dẫn với những nhóm nhỏ du khách nhắm đến một vài đặc tính nổi bật của nó.
Những đặc tính đó có thể là di sản văn hóa của điểm đến, hay di sản thiên nhiên, vẻ
đẹp cảnh quan… Dần dần theo thời gian, điểm đến trở nên nổi tiếng hơn. Khi đó có

5
Nguyễn Minh Tuệ và đồng sự (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 113.
6
destination

15
thể nói điểm đến đang trong quá trình phát triển cùng với việc mở rộng số lượng
dân cư và du khách tới thăm. Các hoạt động thương mại tăng dần để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của du khách. Theo thời gian, điểm đến có thể thay đổi rất
nhiều. Đương nhiên, sẽ tới một thời điểm cần có các quyết định đúng đắn để ngăn
chặn nguy cơ xuống cấp và duy trì đặc điểm cốt lõi của điểm đến, cũng như phải có
các chiến lược để đối phó với những đổi thay sâu sắc, lâu dài đối với nó.

Sơ đồ 1.2: Vòng đời của một điểm đến du lịch (Nguồn: UNWTO)

Như vậy, có thể hiểu điểm đến du lịch văn hóa là nơi tập trung một
loại tài nguyên du lịch nhân văn nào đó phục vụ du lịch, đặc biệt là du lịch
văn hóa; và có nguồn thu từ du lịch. Điểm đến du lịch văn hóa cũng có vòng
đời như một điểm đến du lịch.
1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa
Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt đối với phát triển du lịch nói
chung và du lịch văn hóa nói riêng, là yếu tố đảm bảo cho hoạt động du lịch
được thực hiện một cách có hiệu quả.
Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ
các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác
tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa, thỏa
mãn nhu cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ. Theo cách hiểu
này, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các cơ sở vật chất kỹ thuật của
bản thân ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế
khác như mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên
lạc, công trình cung cấp điện nước tham gia phục vụ du lịch… Những yếu tố

16
này được gọi chung là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội, giữ vai trò đảm bảo
điều kiện chung cho việc phát triển du lịch. Điều này được giải thích bởi sự lệ
thuộc của du lịch vào thành quả của các ngành kinh tế khác.
Theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ
các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch xây dựng nhằm khai
thác tiềm năng du lịch, tạo ra và làm mới lại các sản phẩm dịch vụ và hàng
hóa, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Chúng bao gồm hệ thống khách sạn,
nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, phương tiện vận chuyển… và các công trình
bổ trợ. Đây chính là yếu tố tác động trực tiếp tới số lượng và chất lượng dịch
vụ du lịch. Chính vì vậy, sự phát triển du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc
xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Khi xem xét cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần chú ý các thành phần: Cơ

sở phục vụ ăn uống và lưu trú như khách sạn, nhà khách, nhà hàng, camping,
bungalow…; Mạng lưới cửa hàng chuyên nghiệp: bao gồm mạng lưới cửa hàng
thuộc các trung tâm du lịch và mạng lưới thương nghiệp địa phương; Cơ sở thể
thao: gồm công trình thể thao, phòng thể thao, trung tâm thể thao…; Cơ sở y tế:
gồm phòng y tế, trung tâm chữa bệnh… nhằm phục vụ du lịch chữa bệnh và
cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch; Các công trình phục vụ hoạt động
thông tin văn hóa như trung tâm văn hóa, rạp chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ,
phòng triển lãm… Ngoài ra còn có các công trình bổ trợ khác.
Từ cách hiểu chung đó, cơ sở vật chất để phát triển du lịch văn hóa bao
gồm cơ sở vật chất của các ngành kinh tế khác có liên quan tới du lịch (như nông
nghiệp, công nghiệp thực phẩm, kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải… ) và cơ sở
vật chất của chính các điểm du lịch văn hóa, các di sản văn hóa, các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch văn hóa tạo điều kiện cho du lịch văn hóa phát triển.
1.1.5. Sản phẩm du lịch văn hóa
Sản phẩm văn hóa được sinh ra trước sản phẩm du lịch. Văn hóa là do
con người sáng tạo ra, vì thể mọi sản phẩm văn hóa đều thuộc về con người.
Ở đâu có con người, ở đó có văn hóa, có sản phẩm văn hóa.
“Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn
hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp
để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp
với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế; đồng thời chứa đựng

17
những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa, đáp ứng và làm thỏa mãn các mục
tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn
ra các hoạt động kinh doanh du lịch”. Sản phẩm du lịch trước hết là sản phẩm
văn hóa, hai loại sản phẩm này có mối quan hệ mật thiết với nhau, được thể
hiện như sau
7
:

Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa sản phẩm văn hóa và sản phẩm du lịch
Sản phẩm văn hóa
Sản phẩm du lịch
Bền vững, tính bất biến cao
Thích ứng, tính khả biến cao
Mang nặng dấu ấn của cộng đồng
dân cư bản địa
Mang nặng dấu ấn của các cá nhân,
các nhà tổ chức, khai thác
Dùng cho tất cả các đối tượng khác
nhau, phục vụ mọi người
Chỉ dùng cho khách du lịch, phục vụ
những đối tượng sử dụng dịch vụ du lịch
Sản xuất ra không phải để bán, chủ
yếu phục vụ đời sống sinh hoạt văn
hóa - tinh thần của cư dân bản địa
Hàng hóa sản xuất phải được bán ra thị
trường, bán cho du khách, phục vụ nhu
cầu của các đối tượng khách du lịch là
cư dân của các vùng miền khác nhau
Chú trọng giá trị tinh thần, giá trị
không đo được hết bằng giá cả
Giá trị văn hóa đi kèm giá trị kinh tế
- xã hội. Giá trị được đo bằng giá cả
Quy mô hạn chế, thời gian và không
gian xác định
Quy mô không hạn chế, thời gian và
không gian không xác định
Sản phẩm mang nặng định tính, khó
xác định định lượng. Giá trị của sản

phẩm mang tính vô hình thể hiện
qua ấn tượng, cảm nhận…
Định tính, định lượng được thể hiện
qua thời gian hoạt động. Giá trị của
sản phẩm là hữu hình, biểu hiện thông
qua những chỉ số kinh tế thu được
Trên thực tế, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang bản chất và
nội dung văn hóa sâu sắc. Trên cơ sở văn hóa dân tộc - vùng miền, nguồn tài
nguyên nhân văn phong phú, hoạt động du lịch luôn đem đến cho du khách
những sản phẩm chứa đựng các giá trị nhân văn đặc sắc, mang sắc thái bản
địa. Sản phẩm văn hóa chỉ trở thành sản phẩm du lịch khi nó tham gia vào các
quá trình của hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ các nhu cầu khác nhau
của khách du lịch. Khi đó, nó được gọi tên là sản phẩm du lịch văn hóa, trở

7
Dương Văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch, số 2, tr. 33.

18
thành một yếu tố hợp thành của các chương trình du lịch văn hóa để thỏa mãn
nhu cầu của du khách tham gia loại hình du lịch này. Có xuất xứ từ sản phẩm
văn hóa, nhưng sản phẩm du lịch văn hóa mang nhiều đặc trưng của sản phẩm
du lịch. Chúng đã trở thành hàng hóa phục vụ kinh doanh, đem lại lợi ích kinh
tế. Tuy nhiên, từ thực tế của hoạt động kinh doanh du lịch cho thấy, tất cả các
sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa nhưng không phải sản phẩm văn
hóa nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Có những sản phẩm văn hóa không
nên và không được phép trở thành sản phẩm du lịch.
Vậy sản phẩm du lịch văn hóa là sản phẩm du lịch khai thác những giá
trị văn hóa, sử dụng tài nguyên du lịch văn hóa trong hoạt động của mình, khác
biệt với sản phẩm du lịch tự nhiên. Sản phẩm du lịch văn hóa cũng khác với sản
phẩm văn hóa ở chỗ: sản phẩm văn hóa là để cung ứng cho con người nói chung;

còn sản phẩm du lịch văn hóa chỉ cung cấp cho khách du lịch có nhu cầu tìm
hiểu, thưởng thức văn hóa. Tuy nhiên, sự phân định này rất khó, chỉ mang tính
định tính, không mang tính định lượng. Hơn nữa, sản phẩm văn hóa không tạo
tính tò mò, mới lạ bắt con người phải tìm hiểu; còn sản phẩm du lịch văn hóa lại
tạo tính mới lạ với cư dân vùng khác đến. Yếu tố “lạ” được làm nên bởi sư khác
biệt văn hóa. Sự khác biệt văn hóa giữa các cộng đồng người, giữa các vùng
miền, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia… thậm chí giữa văn hóa của người
hiện đại với các nền văn hóa quá khứ chính là căn nguyên làm nên tính khác biệt
của du lịch, tạo sự hấp dẫn, tò mò, ham khám phá của du khách. Đa dạng văn
hóa chính là lý do sinh tồn của du lịch, bởi đa dạng văn hóa làm nên yếu tố mới
lạ của du lịch và là cơ sở để xây dựng nên những sản phẩm du lịch văn hóa mới
lạ, độc đáo, riêng có của mỗi vùng miền.
Đảm bảo được điều này, sản phẩm văn hóa bản thân nó đã có sức hấp
dẫn đối với du khách. Nhưng để biến nó thành một sản phẩm du lịch phổ biến
rộng rãi còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố, đòi hỏi nhiều nỗ lực và trải qua
nhiều bước, nói cách khác là phải có một quy trình xây dựng sản phẩm văn
hóa trở thành sản phẩm du lịch
8
.
Sơ đồ 1.3: Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch


8
Nguyễn Quang Vinh (2007), Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, Hội thảo khoa
học “Nghiên cứu và đào tạo du lịch ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, tr.91.

19

















1.1.6. Khách du lịch đi với mục đích văn hóa
Có không ít định nghĩa về du khách/khách du lịch, dưới mỗi lăng kính khác
nhau của các học giả, các định nghĩa được đưa ra không phải hoàn toàn như nhau.
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến”
9
.
“Du khách là người từ nơi khác đến với/ hoặc kèm theo mục đích thẩm
nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên
nhiên và/ hoặc của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người
sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch lữ hành, lưu trú, ăn uống…”
10
.
Từ đó, có thể khái quát rằng khách du lịch đi với mục đích văn hóa
trước hết mang đầy đủ các yếu tố của khách du lịch, và là những du khách dành
mối quan tâm tới các đối tượng văn hóa, khai thác, thưởng thức, hưởng thụ các
sản phẩm văn hóa. Họ là những người từ nơi khác đến với mục đích thẩm nhận

tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần, hữu hình hay vô hình của các di sản

9
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.2.
10
Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.20.
Tổ chức

- Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Liên kết
- Xúc tiến
Quản lý

- Kiểm kê
- Xác định thị trường
- Đánh giá
- Quy hoạch
Duy trì

- Bảo tồn
- Đánh giá hoạt động
- Điều chỉnh

Sản phẩm
du lịch văn hóa

20
văn hóa của một cộng đồng xã hội nhất định. Giống như các loại hình du lịch
khác, khách du lịch đi với mục đích văn hóa có thể đi với động cơ là nghỉ ngơi,

giải trí phục hồi tâm sinh lý; hay đi với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu, học tập
về văn hóa; hoặc đi du lịch kết hợp với mục đích công vụ, hội nghị, hội thảo.
Với mỗi mục đích khác nhau thì du khách có những nhu cầu, sở thích khác
nhau tương ứng.
1.1.7. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa
Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch, các di sản văn
hóa (bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể) đều đã và
đang trở thành nguồn tài nguyên quan trọng, được ngành du lịch chú ý khai
thác. Vì thế, cần khẳng định rằng, hiệu quả to lớn mà du lịch đạt được trong
nhiều năm qua không thể tách rời việc khai thác những giá trị đặc sắc và độc
đáo của kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng.
Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa và quản lý di sản được coi là điều kiện
quan trọng để triển khai loại hình du lịch văn hóa một cách hiệu quả theo định
hướng phát triển bền vững. Căn cứ vào Luật Du lịch quy định nội dung quản lý nhà
nước về du lịch, có thể suy ra công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa là trách
nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, của các cấp chính quyền địa
phương cũng như của chính các đơn vị, công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Mỗi cơ quan sẽ có chức năng, nhiệm vụ khác nhau trong công tác tổ chức, quản lý
du lịch văn hóa, song những hoạt động đó đều hướng tới du lịch văn hóa, di sản văn
hóa, điểm đến văn hóa, tài nguyên du lịch văn hóa…
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển du lịch văn hóa.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm về tiêu
chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch văn hóa.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch văn hóa.
- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du
lịch văn hóa; nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ.
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng quy hoạch
phát triển du lịch văn hóa, xác định tuyến du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa…


21
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế, xúc tiến, quảng bá du lịch văn
hóa ở trong và ngoài nước.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ
quan nhà nước trong việc quản lý du lịch văn hóa.
- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch văn hóa.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm pháp luật
trong hoạt động du lịch văn hóa.
Đối với chính quyền địa phương:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý
nhà nước về du lịch văn hóa tại địa phương; cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch,
cơ chế, chính sách phát triển du lịch văn hóa phù hợp với thực tế tại địa
phương và có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi
trường tại khu du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa, tuyến du lịch văn hóa…
Đối với cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch:
Thực hiện các hoạt động của đơn vị, tuân thủ các quy định của nhà
nước và sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương,
như quy định về khai thác tài nguyên du lịch văn hóa, kinh doanh du lịch văn
hóa, quy định về đóng góp cho mục đích bảo tồn di sản văn hóa…
1.1.8. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong du lịch
Như đã trình bày ở mục 1.1.2, văn hóa là tài nguyên, là chất liệu cho
du lịch và du lịch văn hóa. Giữa văn hóa và du lịch luôn luôn có mối quan hệ
biện chứng và trực tiếp. Giao lưu là một trong những thuộc tính cơ bản của
văn hóa và được biểu hiện sinh động trong các di sản mà du lịch đã, đang và
sẽ góp phần không nhỏ để thực hiện sự kết nối. Sự phát triển của du lịch tác
động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hưng và bảo tồn di sản văn hóa bằng
nguồn thu từ các hoạt động. Nhưng sự bùng nổ số lượng khách tham quan, sự
phát triển các dịch vụ thiếu kiểm soát, sự buôn bán trái phép đồ cổ, sự mai

một truyền thống do giao lưu, tiếp xúc… đang là mối nguy cơ đối với các di
sản văn hóa. Bởi vậy, việc bảo tồn, khôi phục, gìn giữ những tài sản quý báu
đó vừa là nhu cầu tự thân, vừa là yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động du lịch.

22
Các nhà nghiên cứu đã xây dựng quy trình bảo tồn di sản, có thể lấy làm
mẫu để áp dụng cho các đối tượng cụ thể. Chuỗi công việc được sắp xếp như sau
11
:
Sơ đồ 1.4: Quy trình bảo tồn di sản

- Nhận diện di sản: là bước nhận biết, xác định khoanh vùng di sản,
chứng minh các đặc điểm, đặc tính cần được quan tâm của di sản.
- Nghiên cứu và kiểm kê di sản: là bước xác định và phân loại các đặc điểm
của di sản được nêu ở bước 1. Công việc này thông thường sẽ nghiên cứu những ý
nghĩa về lịch sử, sinh thái, khảo cổ học để tìm ra giá trị văn hóa và quy mô của di sản;
đồng thời xác định những điều kiện bắt buộc đối với thực tiễn quản lý di sản đó.
- Xây dựng chính sách bảo tồn: ở bước này, mục đích của việc bảo tồn cũng
như khung chương trình bảo tồn được thiết lập. Nội dung trên phụ thuộc rất nhiều
vào giá trị văn hóa của di sản và những quy định bắt buộc trong quản lý di sản đó.
- Chỉ định cơ quan bảo tồn di sản: Xác định cơ quan tổ chức thực hiện
công tác bảo tồn di sản theo các quy định của Luật Di sản. Cơ quan được xác
định sẽ có một phần hay toàn bộ trách nhiệm huy động nguồn vốn cho bảo
tồn. Nếu di sản là sở hữu của cá nhân hay tổ chức khác với cơ quan đang có
trách nhiệm triển khai thì cần mua lại di sản từ các tổ chức hay cá nhân đó.
- Trùng tu, tôn tạo và phát triển: bước này chú trọng tới các công việc cụ
thể, như là trùng tu, tôn tạo, làm mới, đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cho
di sản. Trong nhiều trường hợp, công việc cấp bách nhất là tu tạo lại các công
trình kiến trúc đang bị hư hỏng nặng và hạn chế sự xuống cấp của các công trình.


11
Dallen J. Timothy, Stephen W. Boyd (2003), Heritage tourism, Prentice Hall, tr. 107.
Nhận diện di sản
Nghiên cứu & kiểm kê di sản
Xây dựng chính sách bảo tồn
Chỉ định cơ quan bảo tồn di sản
Trùng tu, tôn tạo & phát triển
Quản lý và quảng bá di sản

23
- Quản lý và quảng bá di sản: đây là bước cuối cùng của công tác bảo
tồn di sản, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục giám sát, theo dõi và đánh giá di sản. Ở
bước này phải quan tâm tới tốc độ tăng lên của số lượng du khách tới di sản
và mục đích hướng tới của việc quảng bá di sản.
Trong hoạt động du lịch văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa không phải là
công việc của riêng ai, mà là trách nhiệm chung của cả 4 thành phần tham gia
cấu thành hoạt động du lịch:
- Cơ quan quản lý du lịch: Là cơ quan xây dựng các văn bản quy phạm về
bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch làm chế tài quản lý các cá nhân, tổ chức kinh
doanh du lịch. Xây dựng các chương trình giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm
của các đơn vị kinh doanh du lịch và cư dân địa phương về bảo tồn di sản. Hiện
nay ở nước ta đã có các văn bản pháp luật để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho
việc thực hiện công tác bảo tồn di sản trong hoạt động du lịch như: Luật Di sản
Văn hóa 28/2001/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Di sản văn
hóa 32/2009/QH12, Nghị định 98/2010/NĐ-CP, Luật Du lịch 44/2005/QH11
- Đơn vị cung ứng du lịch: Có trách nhiệm thực hiện những quy định
của cơ quan quản lý về bảo tồn di sản cũng như đóng góp vào nguồn quỹ bảo
tồn, trùng tu di sản văn hóa trong quá trình khai thác du lịch.
- Khách du lịch: Thực hiện những quy định của điểm đến về bảo vệ
môi trường, gìn giữ di sản. Đóng góp vào quỹ bảo tồn di sản.

- Cư dân địa phương: Là chủ nhân của các di sản văn hóa nên họ cần
nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống
đối với sự phát triển du lịch; từ đó có những hành động cụ thể trong bảo tồn.
1.2. Bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóa
1.2.1. Bài học kinh nghiệm nước ngoài
Du lịch văn hóa, ngày nay đang trở thành xu hướng phát triển của
nhiều quốc gia trên thế giới. Loại hình du lịch này được coi là mang lại lợi ích
to lớn cho cộng đồng xã hội theo định hướng phát triển bền vững đồng thời
làm hồi sinh các di sản và sống lại nhiều phong tục, truyền thống tốt đẹp cổ
xưa. Việc tìm hiểu cách thức tổ chức du lịch văn hóa của những địa phương,
quốc gia trên thế giới sẽ là bài học quý cho việc tiến hành, triển khai loại hình
du lịch này ở nước ta.

×