Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 163 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================



TẠ TRANG NHUNG






NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA MỘT
SỐ DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH
TẠI HÀ NỘI







LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH










Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================



TẠ TRANG NHUNG





NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA MỘT
SỐ DOANH NGHIỆP KINH DOANH LỮ HÀNH
TẠI HÀ NỘI

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)







LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐỨC THANH













Hà Nội - 2014

1
MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ 4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4
CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 24
4. Phương pháp nghiên cứu 25

5. Bố cục đề tài 26
CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 27
1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội 28
1.2. Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội 28
1.3. Khái quát về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành 30
1.4. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lữ hành 33
1.4.1. Trách nhiệm trong quản lý nội bộ 36
1.4.2. Trách nhiệm với đối tác 38
1.4.3. Trách nhiệm với khách hàng 39
1.4.4. Trách nhiệm với môi trường 40
1.4.5. Trách nhiệm với cộng đồng 41
Tiểu kết chương 1 44
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI HÀ NỘI 46
2.1. Giới thiệu về các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội 46
2.1.1. Khái quát chung 46

2
2.1.2. Công ty du lịch Vietinbank Travel 52
2.1.3. Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist 53
2.1.4. Công ty du lịch Vietnam Today Travel 54
2.1.5. Công ty du lịch Sun Travel 55
2.2. Thực trạng trách nhiệm xã hội trong quản lý nội bộ 56
2.2.1. Thực trạng chung 56
2.2.2. Thực trạng tại Công ty du lịch Vietinbank Travel 61
2.2.3. Thực trạng tại Công ty Dịch vụ lữ hành Saigon Tourist 64
2.2.4. Thực trạng tại Công ty du lịch Vietnam Today Travel 67
2.2.5. Thực trạng tại Công ty du lịch Sun Travel 69
2.3. Thực trạng trách nhiệm xã hội với đối tác 71

2.3.1. Thực trạng chung 72
2.3.2. Thực trạng tại Công ty du lịch Vietinbank Travel 75
2.3.3. Thực trạng tại Công ty Dịch vụ lữ hành Saigon Tourist 77
2.3.4. Thực trạng tại Công ty du lịch Vietnam Today Travel 79
2.3.5. Thực trạng tại Công ty du lịch Sun Travel 80
2.4. Thực trạng trách nhiệm xã hội với khách hàng 82
2.4.1. Thực trạng chung 82
2.4.2. Thực trạng tại Công ty du lịch Vietinbank Travel 85
2.4.3. Thực trạng tại Công ty Dịch vụ lữ hành Saigon Tourist 87
2.4.4. Thực trạng tại Công ty du lịch Vietnam Today Travel 89
2.4.5. Thực trạng tại Công ty du lịch Sun Travel 91
2.5. Thực trạng trách nhiệm xã hội với môi trường 93
2.6. Thực trạng trách nhiệm xã hội với cộng đồng 101
2.6.1. Thực trạng chung 101
2.6.2. Thực trạng tại Công ty du lịch Vietinbank Travel 105
2.6.3. Thực trạng tại Công ty dịch vụ lữ hành Saigon Tourist 106

3
2.6.4. Thực trạng tại Công ty du lịch Vietnam Today Travel 107
2.6.5. Thực trạng tại Công ty du lịch Sun Travel 108
Tiểu kết chương 2 109
CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI HÀ NỘI 111
3.1. Nhận xét chung và căn cứ đề xuất giải pháp 111
3.2. Giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội trong quản lý nội bộ 118
3.3. Giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội với đối tác 122
3.4. Giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội với khách hàng 125
3.5. Giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội với môi trường 128
3.6. Giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội với cộng đồng 130
Tiểu kết chương 3 133

KẾT LUẬN 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
PHỤ LỤC i
Phụ lục 1 : Tổng hợp kết quả bảng hỏi
Bảng 1 : Tổng hợp kết quả phỏng vấn dành cho lãnh đạo 4 doanh nghiệp
Bảng 2 : Tổng hợp bảng hỏi phỏng vấn dành cho nhân viên 4 doanh nghiệp…
Bảng 3 : Tổng hợp bảng hỏi phỏng vấn dành cho khách hàng của 4 doanh
nghiệp
Phụ Lục 2 : Giới thiệu về chƣơng trình “Thắp sáng niềm tin” của công ty
Sài Gòn Tourist
Phụ lục 3 : Một số hình ảnh về việc thực hiện TNXH tại các doanh nghiệp
lữ hành tại Việt Nam




4
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Mô hình Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 35

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 : Biểu đồ minh họa ý kiến nhận xét về chế độ đãi ngộ của công ty
giữa lãnh đạo và nhân viên của bốn doanh nghiệp 58
Biểu đồ 2 : Biểu đồ minh họa tỷ lệ nhận xét về điều kiện làm việc giữa lãnh
đạo và nhân viên của bốn doanh nghiệp 60
Biểu đồ 3 : Biểu đồ minh họa tỷ lệ nhận xét về thông tin tài chính của doanh
nghiệp giữa lãnh đạo và nhân viên của bốn doanh nghiệp 61
Biểu đồ 4 : Biểu đồ minh họa tỷ lệ nhận xét điều kiện làm việc giữa lãnh đạo

và nhân viên của Vietinbank travel 63
Biểu đồ 5 : Biểu đồ minh họa về đánh giá trách nhiệm xã hội đối với nhân
viên của lãnh đạo và nhân viên Vietnam Today Travel 69
Biểu đồ 6 : Biểu đồ so sánh đánh giá của lãnh đạo và nhân viên về việc thực
hiện cam kết với đối tác của doanh nghiệp 73
Biểu đồ 7 : Biểu đồ minh họa tần suất trung bình về việc kiểm tra chất lượng
dịch vụ thực tế của đối tác cung ứng dịch vụ của lãnh đạo Doanh nghiệp 74
Biểu đồ 8 : Biểu đồ minh họa đánh giá của lãnh đạo / nhân viên / khách hàng
về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành. 85
Biểu đồ 9 : Biểu đồ minh họa tổng hợp ý kiến của lãnh đạo/nhân viên/khách
hàng của 4 doanh nghiệp về việc thực hiện hướng dẫn cho du khách về việc
bảo vệ môi trường tự nhiên trước chuyến du lịch của doanh nghiệp. 95

5
Biểu đồ 10 : Biểu đồ minh họa đánh giá của nhân viên 4 doanh nghiệp về
việc thực hiện hướng dẫn giữ gìn, bảo vệ môi trường của doanh nghiệp dành
cho nhân viên và đối tác. 97
Biểu đồ 11 : Biểu đồ minh họa mức chi trung bình cho việc tham gia bảo vệ
môi trường tự nhiên của doanh nghiệp trong 1 năm 100
Biểu đồ 12 : Biểu đồ minh họa tổng hợp ý kiến của lãnh đạo và nhân viên 4
doanh nghiệp về việc sử dụng lao động và sản phẩm địa phương 104
















6
CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


Trong luận văn của mình, tác giả có sử dụng một số từ viết tắt. Để tiện cho
người đọc theo dõi và hiểu được rõ các từ này, tác giả xin chú thích các từ
viết tắt được sử dụng nhiều trong luận văn như sau :

CSR
Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội
DN
Doanh nghiệp
NHCT VN
Ngân hàng Công thương Việt Nam
PGS.TS
Phó giáo sư – Tiến sĩ
TNXH
Trách nhiệm xã hội
Tr.
Trang
TOI
Tour Operator Initiative – Hiệp hội các Doanh nghiệp Lữ hành
WTO
World Tourism Organizaton - Tổ chức Du lịch Thế giới











7
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (TNXH) là một khái niệm ra
đời từ những năm đầu của thập kỷ 50. Tuy là một vấn đề tương đối mới
nhưng TNXH ngày càng được quan tâm rộng rãi trên thế giới và cả tại Việt
Nam. Việc thực hiện TNXH đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư một nguồn vốn
nhất định song trước đòi hỏi của xã hội việc thực thi TNXH đã dần trở thành
yêu cầu không thể bỏ qua của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh chất lượng sản
phẩm là một yêu cầu tiên quyết, uy tín và vị thế của doanh nghiệp còn phụ
thuộc vào việc thực thi TNXH của doanh nghiệp đối với cộng đồng, nhân
viên, khách hàng và đối tác của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch lữ
hành cũng không nằm ngoài quy luật đó nhất là trong thực tế du lịch lại là
ngành dịch vụ mang tính xã hội cao. Việc kinh doanh của các doanh nghiệp lữ
hành không mang tính tách biệt mà có tác động đáng kể tới một số lượng lao
động và công việc của các ngành nghề khác.
Hà Nội là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội của cả nước, đồng thời cũng
là điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với Việt Nam. Số lượng các doanh
nghiệp lữ hành tập trung tại Hà Nội khá lớn với nhiều quy mô và loại hình

hoạt động đa dạng. Việc nghiên cứu TNXH tại các doanh nghiệp lữ hành tại
Hà Nội có thể phần nào phản ánh về cách nhìn nhận và thực trạng TNXH của
các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Việt Nam. Nhìn chung việc thực
hiện TNXH của các doanh nghiệp du lịch nói chung và các doanh nghiệp lữ
hành nói riêng tại Việt Nam cho đến nay vẫn đang là một vấn đề mới và chưa
thực sự được nhìn nhận đúng và đầy đủ. Số lượng các doanh nghiệp lữ hành
thực thi các hoạt động trách nhiệm xã hội còn chưa nhiều và chưa toàn diện

8
mà chỉ tập trung vào một khía cạnh nhất định trong tổng thế cấu trúc của
TNXH. Chính vì vậy, việc nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội là một việc làm cấp bách và thiết thực.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (hay còn gọi là Coporate Social
Responsibility - CSR) là một thuật ngữ ra đời từ những năm 50 của thế kỷ 20.
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này trải dài theo từng giai
đoạn và từng khía cạnh của vấn đề.
Trên thế giới
Có rất nhiều cá nhân, tổ chức đã đưa ra định nghĩa về trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa
thống nhất về TNXH được công nhận trên toàn thế giới. Định nghĩa về trách
nhiệm xã hội có sự thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử, từ những năm 50 của
thế kỷ 20 cho đến thời điểm hiện tại. Bản chất TNXH là một khái niệm có
tính động, nội dung của TNXH phản ánh và bị ảnh hưởng bởi tình hình xã hội
trong từng giai đoạn khác nhau, cho nên TNXH cũng phải điều chỉnh tùy theo
bối cảnh xã hội. Vì vậy thật khó để nắm bắt và đưa ra một định nghĩa cuối
cùng, đầy đủ nhất về TNXH.
Khái niệm TNXH của doanh nghiệp lần đầu tiên xuất hiện vào năm
1953 qua cuốn sách của tác giả Bowen “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân”.
Quan niệm đầu tiên về TNXH của Bowen được định nghĩa là :“Thực hiện

các chính sách, ra các quyết định hoặc làm theo những chuỗi hành động cần
thiết cho các mục tiêu và giá trị của xã hội”[9, tr. 50]
Các tác giả Keith Davis và Joseph McGuire có cùng quan điểm về
TNXH khi cho rằng :“TNXH là những quyết định và hành động của doanh
nhân được đưa ra có ít nhất một phần lý do ngoài lợi ích kinh tế và kỹ thuật

9
của doanh nghiệp” [14, tr. 72] và”Ý tưởng của TNXH đề xuất rằng doanh
nghiệp không chỉ có nghĩa vụ về kinh tế và pháp luật mà còn phải có những
trách nhiệm với xã hội vượt ngoài những nghĩa vụ đó” [32, tr. 15]
Tuy nhiên hai tác giả Theodore Levitt và Milton Friedman lại có những
ý kiến tiêu cực về TNXH khi họ không ủng hộ xu hướng này khi cho rằng
doanh nghiệp không cần phải bắt buộc có trách nhiệm với xã hôi. Năm 1958,
Theodore Levitt cho rằng :“mối quan tâm về xã hội và phúc lợi chung không
phải là trách nhiệm của doanh nghiệp mà là chính quyền, và công việc của
doanh nghiệp là quan tâm đến những khía cạnh vật chất nhiều hơn phúc lợi”
[30, tr. 45]. Ông e ngại rằng sự chú ý đến trách nhiệm xã hội sẽ làm giảm
động cơ lợi nhuận điều rất cần thiết cho sự thành công kinh doanh. Tác giả
Friedman (1970) đưa ra ý kiến của ông :”Chỉ có một và chỉ một TNXH của
doanh nhân – đó là sử dụng nguồn lực của họ và tham gia vào các hoạt động
được thiết kế để gia tăng lợi nhuận miễn là vẫn nằm trong khuôn khổ các quy
tắc của luật chơi, điều mà được nói rằng, tham gia vào cuộc cạnh tranh mở
và tự do không có sự gian lận và lừa gạt”[21, tr. 126]. Kết luận của Friedman
gây ra nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu về TNXH thời kỳ những năm
1970.
Trong khi đó, hai tác giả Eells và Walton (1974) lại đưa ra một định
nghĩa về TNXH hoàn toàn khác với Friedman khi hai ông cho rằng doanh
nghiệp cần phải có sự quan tâm tới việc hỗ trợ và cải thiện phúc lợi xã hội:
“Theo nghĩa rộng nhất, TNXH đại điện cho mối quan tâm tới nhu cầu và mục
tiêu của xã hội mà vượt ngoài lợi ích kinh tế đơn thuần. Trong phạm vi các hệ

thống kinh doanh ngày nay chỉ có thể tồn tại trong một xã hội tự do hoạt động
hiệu quả. Phong trào của TNXH đại diện cho mối quan tâm rộng rãi về vai
trò của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ và cải thiện phúc lợi xã hội”[15, tr.
50]

10
Hội đồng kinh tế xã hội SER (Social Economic Council) đã đưa ra định
nghĩa Trách nhiệm xã hội như sau : “Cốt lõi của Trách nhiệm xã hội là sự
quan tâm từ các hoạt động của doanh nghiệp đến hiệu quả xã hội, trách
nhiệm xã hội không chỉ dựa trên nền tảng đạo đức. Có hai nhân tố quyết định
liệu một công ty có thực sự có trách nhiệm xã hội hay không .
1. Mục tiêu của công ty hướng tới ba nhân tố cơ bản là: con người,
hành tinh, lợi nhuận. Và với mục tiêu đó, bên cạnh các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, công ty hướng tới trách nhiệm đóng
góp cho sự phồn vinh của xã hội trong một thời gian dài.
2. Mối quan hệ của công ty với các tổ chức, đối tác được duy trì dựa
trên nền tảng của sự minh bạch và đối thoại thẳng thắn mà dựa vào
đó có thể đưa ra những câu trả lời thỏa đáng cho mọi thắc mắc của
cộng đồng xã hội” [16, tr. 30]
Năm 1998, tại một hội thảo về TNXH tại Hà Lan “Hội đồng Doanh
nghiệp Thế giới về Phát triển Bền vững – WBSD” đã đưa ra định nghĩa về
Trách nhiệm xã hội : “Trách nhiệm xã hội là sự cam kết liên tục của doanh
nghiệp nhằm cư xử theo các chuẩn mực đạo đức , tích cực đóng góp cho việc
phát triển kinh tế đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân công và
gia đình họ nói riêng cũng như cộng đồng địa phương và xã hội nói chung”
[16, tr. 31].
Hai nhà nghiên cứu xã hội Matten và Moon (2005) cho rằng: “TNXH
là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như đạo đức kinh
doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và
trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách

trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”[33, tr. 58]

11
Các định nghĩa dưới đây có nét tương đồng khi đề cập đến trách nhiệm
của doanh nghiệp với đối tác, các bên liên quan với doanh nghiệp trong khái
niệm TNXH. Năm 2001, Ủy ban Châu Âu (EU Commission) đã xác định
TNXH là : "Một khái niệm theo đó các doanh nghiệp tích hợp vấn đề xã hội
và môi trường trong hoạt động kinh doanh của họ và trong sự tương tác của
họ với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện". Học giả Campbell năm 2006
đưa ra cách hiểu của ông về TNXH : “Tôi coi doanh nghiệp đang thực hiện
những hành động trách nhiệm khi họ làm hai điều. Thứ nhất, họ không làm
điều gì gây tổn hại đến các bên liên quan. Thứ hai, nếu họ làm hại các bên
liên quan, sau đó họ phải khắc phục nó bất cứ khi nào nó được phát hiện và
chú ý những vấn đề đó” [37, tr. 14]. Đồng quan điểm, hai nhà nghiên cứu
Basu and Palazzo (2008) cho rằng :“Chúng ta có thể định nghĩa TNXH như là
một quá trình mà các nhà quản lý và các doanh nghiệp nghĩ và thảo luận về
mối quan hệ với các bên liên quan cũng như vai trò của họ trong mối quan hệ
đến sản phẩm chung, cùng với định hướng hành vi với sự tôn trọng cho việc
thỏa mãn và đạt được những vai trò và mối quan hệ đó” [31, tr. 150]
Gần đây nhất, tại hội thảo tháng 10 năm 2011 về vấn đề Đổi mới chiến
lược EU giai đoạn 2011-2014 về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp , Ủy ban
Châu Âu đã đưa ra thêm một định nghĩa mới về TNXH. Theo định nghĩa mới
này của họ : “TNXH là trách nhiệm của doanh nghiệp với những tác động
của họ đối với xã hội” [Website : Tôn
trọng luật pháp và thoả ước tập thể giữa các đối tác xã hội, là một điều kiện
tiên quyết để đáp ứng các trách nhiệm đó. Để đáp ứng đầy đủ TNXH, doanh
nghiệp cần có ở một quá trình hội nhập xã hội, về môi trường, đạo đức, nhân
quyền và sự quan tâm đến người tiêu dùng vào hoạt động kinh doanh và chiến
lược cốt lõi trong hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan của họ .


12
Tại Việt Nam, định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của
Ngân hàng Thế giới, được các doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận và coi như
đó là cách hiểu toàn diện nhất về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. :
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibility hay CSR) được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp
đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc
làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành
viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả
doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội".
Trong thập niên 50, TNXH mới chỉ đơn thuần là việc làm của doanh
nhân – người quản lý doanh nghiệp thực hiện những hành động từ thiện với
xã hội. TNXH trong giai đoạn này mới chỉ dừng ở ở mức độ cá nhân người
quản lý chứ chưa đặt bản thân doanh nghiệp vào khái niệm này. Nhận thức
trong cộng đồng về TNXH giai đoạn những năm 50 còn khá mơ hồ và chưa
hình thành những khái niệm cụ thể về TNXH. Theo nhà nghiên cứu William
C. Frederick, một người có nhiều năm nghiên cứu về TNXH, có ba ý tưởng
cốt lõi về TNXH nổi bật trong những năm 1950 là : ý thức của người quản lý
với những tài sản công cộng, cân bằng các yếu tố cạnh tranh với nguồn lực
của công ty, và hoạt động từ thiện của công ty - hỗ trợ kinh doanh cho cộng
đồng [20, tr. 530] Các doanh nghiệp cũng chưa nhận biết và kết nối được lợi
ích doanh nghiệp với việc thực hiện TNXH. Chủ thể của TNXH trong giai
đoạn này mới chỉ là những hành động từ thiện cho cộng đồng.
Chuyển tiếp sang giai đoạn những năm 60, nền tảng cho TNXH trong
giai đoạn này đã được phát triển bởi sự thay đổi nhanh chóng của môi trường
xã hội và áp lực từ cộng đồng, đặc biệt là từ những nhà hoạt động xã hội.
Giai đoạn này diễn ra nhiều các phong trào xã hội quan trọng chủ yếu về

13
quyền dân sự, quyền của phụ nữ, quyền lợi của người tiêu dùng và phong trào

bảo vệ môi trường. Một phân tích sau đó của Patrick Murphy cho rằng những
năm 1960 và đầu những năm 1970 là thời đại" nâng cao nhận thức” và “phổ
biến” của TNXH. Đây là giai đoạn đánh dấu việc thay đổi ý thức xã hội và
công nhận trách nhiệm chung, sự tham gia của cộng đồng trong các vấn đề xã
hội, mối quan tâm về các đô thị bị tàn phá, xóa bỏ phân biệt chủng tộc, giảm
thiểu ô nhiễm và thời kỳ tiếp tục diễn ra các hoạt động từ thiện trong đó tập
trung vào đóng góp từ thiện của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bắt đầu
ý thức được kỳ vọng của xã hội và doanh nghiệp đã đi sâu hơn vào những
hoạt động xã hội. Tuy nhiên hoạt động TNXH của doanh nghiệp thời kỳ này
chưa thực sự mạnh mẽ mà mới dừng ở mức độ “dè chừng” từng bước một.
Ngoài các hoạt động từ thiện với cộng đồng, chủ thể được đề cập đến trong
khái niệm TNXH trong giai đoạn này đã bao gồm cả những hoạt động liên
quan đến nhân quyền, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội…Một đặc tính
của TNXH trong những năm 1960 là không có bất kỳ sự liên kết nào giữa
trách nhiệm xã hội với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây cũng chính
là điểm khác biệt cơ bản của khái niệm TNXH so với cách hiểu về TNXH
ngày nay.
Cho đến những năm 70 có thêm nhiều hơn các cuộc tranh luận về trách
nhiệm của doanh nghiệp với quyền lợi của người lao động, do trong thời kỳ
này chính phủ đã phải chịu quá nhiều trách nhiệm cho các khoản phúc lợi xã
hội và cơ sở vật chất. Chủ đề đạo đức trong kinh doanh ngày càng có vai trò
quan trọng trong những năm 70. TNXH giai đoạn này đã nâng lên một tầm
cao mới đó là việc đòi hỏi các doanh nghiệp phải cần có trách nhiệm với cộng
đồng xã hội ngoài mục đích lợi nhuận kinh tế và ngoài nghĩa vụ tuân thủ pháp
luật thông thường. Tính trách nhiệm với cộng đồng trở thành một tính chất
quan trọng trong bản thân khái niệm TNXH. Tuy nhiên, vào thập niên 70 này,

14
doanh nghiệp vẫn chưa thực sự chủ động thực hiện các vai trò xã hội của
mình do sức ép từ cộng đồng chưa thực sự đủ lớn để làm thay đổi hoàn toàn

nhận thức và hành động của doanh nghiệp.
Nhà nghiên cứu Frederick gọi những năm 1980 là sự khởi đầu của giai
đoạn của “đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp”, trong đó đã tập trung vào
thúc đẩy nền văn hóa đạo đức của công ty. Phát triển so với thập kỷ trước,
việc kết hợp chặt chẽ TNXH với các hoạt động tài chính công ty đã trở thành
một việc làm được các doanh nghiệp chú trọng hơn. Yếu tố đạo đức trong
kinh doanh và việc kết hợp hoạt động tài chính là hai chủ điểm quan trọng của
TNXH trong giai đoạn này.
Đến những năm 90 của thế kỷ 20 các nhà chính trị muốn có một sự đổi
mới trong tư duy và doanh nghiệp phải tham gia nhiều hơn vào các hoạt động.
Đã có một sự trao quyền và điều chỉnh trong thời kỳ này để bản thân các
doanh nghiệp nhận thấy sự gia tăng yêu cầu về trách nhiệm xã hội đối với
doanh nghiệp mình ở một mức độ cao hơn hẳn so với những thời kỳ trước đó.
Tuy nhiên phải đến hội nghị về “Phát triển bền vững trên thế giới” được tổ
chức tại Rio de Janero (Braxin) năm 1992, vấn đề này mới chính thức thu hút
được sự quan tâm của cả cộng đồng và các tổ chức cá nhân. 179 nước tham
gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát
triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21)
về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ
21. Đây cũng là tiền đề có ý nghĩa bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển và
phổ biến rộng rãi hơn của khái niệm TNXH của doanh nghiệp. Phát triển bền
vững trở thành một nội dung quan trọng của TNXH và vấn đề này tiếp tục
được phát triển cho đến giai đoạn sau.

15
Đầu những năm 2000, sự phá sản của tập đoàn năng lượng khổng lồ
Eron báo động thời kỳ khủng hoảng tài chính chính thức diễn ra trên toàn thế
giới vào năm 2008. Vụ việc Enron cùng một loạt biến cố tài chính khác dẫn
đến sự quan ngại về đạo đức doanh nghiệp với sự thiếu minh bạch trong hoạt
động của các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới.Việc này đã phần nào ảnh

hưởng đến TNXH, mặc dù TNXH tiếp tục hành trình trở thành một khái niệm
có tính hợp pháp doanh nghiệp, nhưng sự xuất hiện và sự lo lắng về đạo đức
kinh doanh đã phần nào hạn chế sự tiếp tục tăng trưởng và phát triển của chủ
đề trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên những tiến bộ đáng kể vẫn đã được thực
hiện , đặc biệt là ở Anh và lục địa châu Âu [33, tr. 60]. Cho đến đầu những
năm 2000, phát triển bền vững trở thành một phần không thể thiếu của tất cả
các cuộc thảo luận về TNXH. Đồng thời với đó, TNXH trong giai đoạn những
năm 2000 có một bước phát triển trong nội hàm, bên cạnh các vấn đề về môi
trường, cộng đồng xã hội, phát triển bền vững… khái niệm TNXH trong giai
đoạn này còn quan tâm đề cập đến một nhân tố rất quan trọng, đó chính là
trách nhiệm của doanh nghiệp với đối tác, những bên liên quan trong hoạt
động của họ. Việc thực hiện trách nhiệm với các đối tác liên quan đến hoạt
động của doanh nghiệp đảm bảo lợi ích lâu dài cho cả hai bên và xã hội nói
chung.
Trong quãng thời gian đầu xuất hiện, TNXH được thực hiện thông
qua thành ý cá nhân của những người chủ, người quản lý doanh nghiệp muốn
làm những việc tốt cho xã hội, thể hiện qua các hành động từ thiện đóng góp
cho cộng đồng của cá nhân họ và doanh nghiệp của họ. Đây là hoàn toàn là
việc làm mang tính cá nhân chứ chưa chịu nhiều tác động từ ngoại cảnh và
sức ép xã hội. Doanh nhân và doanh nghiệp làm từ thiện một cách tự nguyện
và không trông mong vào những lợi ích trở lại dành cho doanh nghiệp.

16
Thập niên 60 và thập niên 70 của thế kỷ 20, do sức ép của các phong
trào xã hội về nhân quyền, bảo vệ môi trường tự nhiên và đòi hỏi từ phía
chính quyền về trách nhiệm của doanh nghiệp…các doanh nghiệp dần nhận
thấy sự kỳ vọng của xã hội dành cho mình và đã có những động thái tham gia
vào các hoạt động TNXH. Việc mở rộng các nội dung hoạt động trong khái
niệm TNXH trong thời kỳ này cũng là một cơ hội để các doanh nghiệp có thể
phát huy nhiều hơn vai trò của mình trên các phương diện xã hội. Thời kỳ này

việc thực thi TNXH của các doanh nghiệp dù vẫn dựa trên cơ sở tự nguyện là
chủ yếu nhưng cũng đã bị chịu ảnh hưởng bởi những tác động từ môi trường
ngoại cảnh xung quanh. Tuy nhiên, động lực dành cho doanh nghiệp thực
hiện TNXH vẫn chưa nhiều vì họ vẫn chưa kết nối được việc làm TNXH sẽ
dẫn đến những lợi ích cho doanh nghiệp của họ. Nói cách khác, trách nhiệm
xã hội được thúc đẩy chủ yếu bởi bên ngoài, động cơ ý thức xã hội ,và các
doanh nghiệp không tìm kiếm bất cứ điều gì cụ thể trở lại bên trong cho
doanh nghiệp.
Những năm 80, do đã có những phát triển trong việc nghiên cứu và mở
rộng khái niệm TNXH, ngoài những ảnh hưởng tích cực mang lại cho cộng
đồng, doanh nghiệp dần nhận thức được lợi ích kinh tế cho chính doanh
nghiệp khi thực thi TNXH (tăng năng suất lao động khi sử dụng hệ thống sản
xuất thân thiện môi trường, giảm chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên khi có
một chính sách nội bộ tốt, tăng doanh thu khi có thể tận dụng được nguồn lao
động địa phương…). Doanh nghiệp đã có những chú trọng hơn trong việc
thực hiện TNXH. Giai đoạn này, đã có những động lực từ bên trong doanh
nghiệp thúc đẩy họ tham gia và thực hiện các chính sách TNXH.
Đến những năm 90, sức ép từ phía chính quyền muốn các doanh nghiệp
chủ động hơn vào các hoạt động xã hội và có sự gia tăng yêu cầu về TNXH
của doanh nghiệp cao hơn hẳn so với những thời kỳ trước đó, thực tế này đã

17
khiến doanh nghiệp được đưa vào tình thế “phải” thực hiện TNXH nếu muốn
duy trì mối quan hệ tốt với chính quyền. Hơn thế nữa, giai đoạn này ngoài
chất lượng sản phẩm, xã hội cũng chú trọng hơn đến hình ảnh của doanh
nghiệp được thể hiện thông qua các công tác xã hội. Thực hiện TNXH tốt
chính là một kênh hoàn hảo để xây dựng hình ảnh đẹp đến với công chúng
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xu thế phát triển bền vững ra đời và song
hành cùng TNXH như là một trong những tiêu chí của TNXH cũng thúc đẩy
các doanh nghiệp vì phát triển theo hướng bền vững cũng là một con đường

tương lai mà doanh nghiệp nào cũng muốn theo đuổi.
Bước sang thế kỷ 21, thời kỳ cạnh tranh ngày càng khó khăn, việc xây
dựng hình ảnh đẹp trong mắt công chúng càng quan trọng và TNXH trở thành
một công cụ cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp
giờ đây thực hiện TNXH không những vì xã hội nói chung mà còn vì chính
doanh nghiệp của họ. Việc phá sản của tập đoàn năng lương khổng lồ Enron
của Mỹ là báo hiệu cho cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2008 cho
đến nay, phần nào làm cho công chúng mất lòng tin vào hệ thống doanh
nghiệp. Chính vì vậy việc minh bạch tài chính kinh doanh, xây dựng một
chính sách nội bộ tốt, quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh và thực hiện các
hoạt động đóng góp cho cộng đồng xã hội…là một việc làm thiết thực của
doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại. Thực hiện tốt TNXH một cách toàn
diện là doanh nghiệp đã gây dựng cho bản thân doanh nghiệp một hình ảnh,
một tương lai vững chắc và đóng góp cho xã hội những giá trị tích cực
Giai đoạn trước và những năm 50 của thế kỷ 20 nhìn chung chưa có
nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến TNXH, phần lớn các nghiên cứu
trong giai đoạn này đề cập đến đạo đức trong kinh doanh – yếu tố bắt nguồn
của TNXH. Tác phẩm nổi bật về THXH trong thời kỳ này là cuốn sách của
tác giả Bowen “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” ra đời năm 1953. Cuối

18
năm 1958, tác giả Theodore Levitt khép lại thập niên 1950 bằng một bài báo
cảnh báo thế giới kinh doanh về sự nguy hiểm của trách nhiệm xã hội. Levitt
e ngại rằng sự chú ý đến trách nhiệm xã hội sẽ làm giảm động cơ lợi nhuận
điều rất cần thiết cho sự thành công kinh doanh. Nhưng bất chấp cảnh báo của
Levitt, TNXH vẫn phát triển phổ biến và hình thành trong những năm 1960.
Giai đoạn chuyển tiếp từ những năm 1960 chuyển vào những năm 1970
,các doanh nghiệp trong thời điểm này vẫn chưa có những động thái mạnh mẽ
hơn trong việc thực hiện TNXH nhưng lại có một sự phát triển đáng kể trong
việc nghiên cứu các cơ sở lý luận về TNXH. Chủ đề nổi bật được đề cập đến

trong giai đoạn này là việc các tài liệu TNXH mở rộng đáng kể trong những
năm 1960 và có xu hướng tập trung vào các vấn đề về ý nghĩa thực sự của
trách nhiệm xã hội và tầm quan trọng của nó trong kinh doanh và xã hội. Giai
đoạn này đã có thêm nhiều những cách hiểu và định nghĩa cũng như những
nghiên cứu về TNXH được đưa ra.
Các định nghĩa chính thức về trách nhiệm xã hội bắt đầu ra đời mạnh
mẽ trong những năm 1970, và quỹ đạo chung là hướng tới sự nhấn mạnh về
hiệu quả đối với xã hội của doanh nghiệp. Đồng thời với TNXH, thập niên
1970 cũng là thập kỷ ra đời những khái niệm liên quan và song hành của
TNXH như “Sự đáp ứng xã hội của doanh nghiệp – Corporate social
responsiveness” và “Corporate social performance – Hiệu quả xã hội doanh
nghiệp” . Năm 1970 là năm ra đời của một trong những luận điểm gây nhiều
tranh cãi về TNXH của tác giả Friedman Milton trong bài viết “TNXH của
doanh nghiệp là làm tăng lợi nhuận của doanh nghiêp” đăng trên tạp chí New
York Times ngày 13 tháng 9 năm 1970. Luận điểm này đồng thời cũng được
coi là một trong những nguồn trích dẫn nhiều nhất về TNXH khi vấn đề này
được đưa ra nghiên cứu. Tác giả Friedman cho rằng ”Chỉ có một và chỉ một
TNXH của doanh nhân – đó là sử dụng nguồn lực của họ và tham gia vào các

19
hoạt động được thiết kế để gia tăng lợi nhuận miễn là vẫn nằm trong khuôn
khổ các quy tắc pháp luật, nghĩa là tham gia vào cuộc cạnh tranh mở và tự do
không có sự gian lận và lừa gạt” [21, tr. 126]
Trong những năm 1980 các định nghĩa mới của khái niệm TNXH ra
đời ít hơn, giai đoạn này các học giả đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn. Đây
cũng là giai đoạn vẫn tiếp tục sự gia tăng và phổ biến các chủ đề khác liên
quan đến TNXH. Các biến thể TNXH bao gồm về chính sách cộng đồng
doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh và lý thuyết quản lý các bên liên quan, lý
thuyết về hiệu quả xã hội doanh nghiệp cũng đã được phát triển hơn nữa.
Phát triển so với thập kỷ trước, các nghiên cứu tìm cách liên kết trách nhiệm

xã hội với hoạt động tài chính của doanh nghiệp bùng nổ trong thập kỷ này,
và việc kết hợp chặt chẽ TNXH với các hoạt động tài chính công ty đã trở
thành một việc làm được các nhà nghiên cứu cũng như doanh nghiệp chú
trọng hơn. Thời kỳ này các nhà nghiên cứu cũng quan tâm nhiều hơn đến việc
nghiên cứu các trường hợp điển hình thực hiện TNXH. Xu hướng này tiếp tục
trong những năm 1990 khi TNXH tăng tốc trong việc tiếp cận cộng đồng toàn
cầu .
Thời kỳ những năm 2000, việc nghiên cứu các trường hợp kinh doanh
điển hình áp dụng TNXH trở thành một chủ đề thống trị trong giai đoạn này.
Đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp đang tìm cách hợp lý và hợp pháp hóa
hoạt động TNXH đã bắt đầu và đang tiếp tục. Cho đến đầu những năm 2000,
phát triển bền vững thành một nội dung không thể không đề cập trong các
nghiên cứu về TNXH.
Hiện nay ngoài những nghiên cứu về cơ sở lý luận TNXH, trong thế
giới kinh doanh, đã có một số chứng chỉ và bộ quy tắc ứng xử về TNXH
được quốc tế công nhận. Các tiêu chuẩn TNXHC quan trọng nhất trên thế giới

20
hiện nay là: SA 8000 dành cho nơi làm việc của các nhà máy3, WRAP (Sản
xuất hàng may mặc có Trách nhiệm Toàn cầu), trách nhiệm trong ngành may
mặc và da giầy của Hoa Kỳ, hoặc ISO 14000, hệ thống quản lý môi trường ở
các doanh nghiệp, và OHSAS 1800 đối với an toàn sức khỏe.
Trong lĩnh vực du lịch, có khá nhiều học giả và đặc biệt là các tổ chức
du lịch quan tâm tìm hiểu về vấn đề trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
du lịch nói chung và doanh nghiệp lữ hành nói riêng, trong đó có Tổ chức Du
lịch Thế giới (WTO), Hội đồng Du lịch Thế giới (WTTC) và Hiệp hội các
Công ty Lữ hành (TOI) là rất quan tâm đến vấn đề này.
Tiêu biểu trong các công trình nghiên cứu về TNXH của doanh nghiệp
không thế không nhắc đến bộ quy tắc đạo đức toàn cầu trong du lịch của Tổ
chức Du lịch Thế giới. Bộ quy tắc này đã được thông qua ngày 01 tháng 10

năm 1999 tại Đại hội đồng của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO). Bộ quy tắc
đạo đức có thể coi là một tập hợp các nguyên tắc cơ bản có mục đích định
hướng phát triển du lịch và được sử dụng tham chiếu cho các bên liên quan
khác nhau trong ngành du lịch. Mục tiêu quan trọng của Bộ quy tắc này là
giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường và các di sản văn
hóa, tối đa hóa lợi ích của du lịch đến cộng đồng địa phương. Bộ quy tắc này
được chia thành 10 chủ đề khác nhau.
Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác về trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp du lịch ví dụ như : Báo cáo bền vững : Người dẫn
đường cho các công ty lữ hành (tên tiếng Anh là Sustainability reporting:
Performance indicators for the tour operators sector) của Hiệp hội các Doanh
nghiệp Lữ hành – Tour Operator Initiative năm 2002; Hướng dẫn về Báo cáo
TNXH trong du lịch (tiếng Anh là Guidelines : CSR-Reporting in Tourism)
của nhóm tác giả của trung tâm Center for Ecology&Development và EED

21
German Church Development Service – Tourism Watch năm 2008; Bộ công
cụ hướng dẫn giảm nghèo thông qua du lịch của Tổ chức lao động quốc tế
ILO xuất bản năm 2012…Nhìn chung đây là một vấn đề đã được quan tâm
tìm hiểu và nghiên cứu từ những năm đầu của thập niên 90 và cũng nhận
được sự hỗ trợ, tham gia của nhiều tổ chức uy tín về du lịch trên thế giới.
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải là một
vấn đề hoàn toàn mới nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm của cả cộng
đồng. Trên thực tế có không ít doanh nghiệp hiểu chưa thực sự đúng về khái
niệm này, họ thường hiểu trách nhiệm xã hội theo nghĩa "truyền thống". Tức
là doanh nghiệp thực hiện TNXH như là một hoạt động tham gia “giải quyết
các vấn đề xã hội” mang tính nhân đạo, từ thiện. Với cách hiểu này, trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp không mang tính bắt buộc mà là doanh nghiệp
“tự nguyện” thực hiện. Trong quy chế và tiêu chí xét thưởng của Giải thưởng

trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) giới hạn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở hai lĩnh
vực lao động và môi trường, nhưng cũng đặt thêm tiêu chí “hoạt động kinh
doanh có hiệu quả kinh tế”.
Tuy đã có những nghiên cứu về TNXH từ những năm 2000 nhưng có
thể nói những hoạt động thực tiễn đầu tiên về TNXH mới chỉ mới được khởi
xướng tại Việt Nam từ những năm 2007.
Thời kỳ giai đoạn từ 2000 – 2007, chưa có nhiều những nghiên cứu
chuyên sâu về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam. Các
nghiên cứu liên quan đến vấn đề này thường chỉ tồn tại dưới dạng bài viết
đăng tải trên các báo, tạo chí hoặc các website, diễn đàn…chủ yếu giải thích
khái niệm này và nêu lên các ích lợi của việc áp dụng các quy chuẩn TNXH

22
như một công cụ tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Các bài viết
nhìn chung chưa đi sâu vào vấn đề, mang tính thảo luận và đánh giá khách
quan từ các chuyên gia nhiều hơn. Đồng thời các nghiên cứu về TNXH của
các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chủ yếu quan tâm đến các nhóm ngành
công nghiệp như da giày, dệt may - là những nhóm ngành mà hoạt động có
ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
Tuy vậy, trong những năm gần đây đã có một sự quan tâm rộng rãi hơn
đến TNXH từ những nhà nghiên cứu và nhà quản lý Việt Nam. Rất nhiều
doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức được và thực hiện TNXH như một
trong những tiêu chí hoạt động quan trọng của doanh nghiệp theo đúng bản
chất của khái niệm này. Báo Vietnam Report đã chọn chủ đề “Trách nhiệm xã
hội - Con đường nào cho doanh nghiệp Việt” cho Báo cáo thường kỳ số 7
năm 2010 của Vietnam Report– Báo cáo được xuất bản định kỳ theo quý của
Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) dành cho các
doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Báo cáo cung cấp các bài viết chuyên sâu
về lĩnh vư

̣
c TNXH của nhóm nghiên cứu Vietnam Report và các học giả có
uy tín.
Về phần thông tin online, cũng có thêm nhiều những bài viết tâm huyết
về TNXH doanh nghiệp được đưa lên các website và diễn đàn. Có một
Website được gọi là “Diễn đàn về TNXH Việt Nam”
là địa chỉ cung cấp cho những ai quan tâm
một số thông tin bổ ích về TNXH. Nội dung trên website chủ yếu mang tính
giới thiệu lý thuyết về TNXH, tính thực tiễn trong đời sống về việc thực hiện
TNXH chưa được đề cập đến nhiều. Mặc dù website này chưa được nhiều
doanh nghiệp biết đến, hiệu quả hoạt động chưa cao và thông tin được đưa lên
website không mang tính cập nhật nhanh chóng, nhưng để tìm hiểu về một

23
vấn đề mới như TNXH tại Việt Nam trang web này vẫn có thể giúp ích một
phần.
Về các hoạt động của các tổ chức liên quan đến TNXH tại VN cũng đã
có một số khởi sắc. Giải thưởng TNXH của Việt Nam do Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam - VCCI phát động vẫn được duy trì đều đặn từ năm
2005 đến nay. Năm 2012 đã có 41 doanh nghiệp đạt được giải thưởng này.
Một tín hiện đáng mừng nữa là kể từ năm 2013, trong các hạng mục của giải
thưởng Sao Vàng Đất Việt đã có thêm hạng mục : Doanh nghiệp tiêu biểu
thực hiện trách nhiệm xã hội. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh những doanh
nghiệp Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội cũng như chính
sách lao động tốt dành cho người lao động. Sự ra đời của hạng mục này, đánh
dấu sự ghi nhận rộng rãi và chú trọng hơn của các tổ chức đối với vấn đề
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Ngày 14/12/2012, Lễ ra mắt Hội đồng Trách nhiệm Xã hội Việt Nam
đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đây là một tổ chức chuyên môn của Hội
Hóa học Việt Nam - Thành viên của tổ chức Trách nhiệm XH châu Á - Thái

Bình Dương (APRO), tập hợp sự tham gia tự nguyện của các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam.
Các nghiên cứu về hoạt động TNXH tại Việt Nam đã có nhiều bước
tiến trong thời gian gần đây thông qua một số công trình nghiên cứu và báo
cáo phân tích của một số nhà nghiên cứu và giảng viên, sinh viên các trường
Đại học, tiêu biểu là các bài viết như : “TNXH của doanh nghiêp Việt Nam
và những vấn đề còn bất cập (TS Võ Khắc Thường 2013) ; Báo cáo khoa học
“Phân tích những nhân tố thúc đẩy việc thực hiện TNXH của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Cần Thơ “ (ThS Châu Thị Lệ Duyên, Nguyễn

×