Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp quế võ 1, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 139 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH





NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN KHU CÔNG NGHIỆP
QUẾ VÕ 1, TỈNH BẮC NINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ



HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH




NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN KHU CÔNG NGHIỆP
QUẾ VÕ 1, TỈNH BẮC NINH



CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN PHƯỢNG LÊ


HÀ NỘI, NĂM 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ

nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Học viên thực hiện


Nguyễn Thị Hồng Hạnh















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá
nhân, tập thể trong và ngoài trường.

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Phượng Lê là người đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi về kiến thức và phương pháp để tôi hoàn
thành được luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong
bộ môn Kinh tế nông nghiệp & Chính sách, Khoa Kinh tế & Phát triển nông
thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp
kiến thức và phương pháp trong 2 năm học qua để ngày hôm nay tôi có thể
hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ BQL các KCN tỉnh Bắc Ninh,
Cục thuế Bắc Ninh, người lao động và cán bộ quản lý trong các doanh
nghiệp trên địa bàn KCN Quế Võ 1, UBND xã Phương Liễu, xã Nam Sơn,
phường Vân Dương đã giúp tôi trong việc tìm kiếm tư liệu và cung cấp cho
tôi những tư liệu quan trọng, cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã quan
tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Do thời gian và kiến thức có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các
thầy, cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Học viên thực hiện


Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC HỘP ix
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 8
2.1.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh 9
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 13
2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 16
2.2 Cơ sở thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 18
2.2.1 Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thế giới 18
2.2.2 Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam 22
2.2.3 Các nghiên cứu liên quan 29
2.2.4 Bài học kinh nghiệm về nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 30
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh 32


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh 33
3.1.3 Khu công nghiệp Quế Võ 1 35
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 38
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 38
3.2.3 Phương pháp tổng hợp/ xử lý số liệu 41
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 42
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 44
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
4.1 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn KCN
Quế Võ 1, tỉnh Bắc Ninh 46
4.1.1 Khái quát trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn KCN Quế Võ 1 46
4.1.2 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn KCN
Quế Võ 1, tỉnh Bắc Ninh 50
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 87
4.2.1 Các quy định của Bộ Luật Lao động Việt Nam và bộ quy tắc ứng xử CoC 87
4.2.2 Nhận thức của chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 88
4.2.3 Nhận thức của người lao động về luật lao động và trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp 90
4.2.4 Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp 92
4.2.5 Quan hệ giữa người lao động – chủ sử dụng lao động và chính quyền địa phương 93
4.2.6 Vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp 95
4.3 Giải pháp nâng cao tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn
KCN Quế Võ 1 99
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
5.1 Kết luận 106

5.2 Kiến nghị 108
5.2.1 Đối với các cấp quản lý 108
5.2.2 Đối với chủ doanh nghiệp 108
5.2.3 Đối với người lao động 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 112


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải
ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động
BQL : Ban quản lý
BXHX : Bảo hiểm xã hội
CC : Cơ cấu
CĐ : Công đoàn
CoCs : Bộ quy tắc ứng xử
CSR : Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
DN : Doanh nghiệp
ĐĐKD : Đạo đức kinh doanh
ĐT : Đầu tư
ĐVT : Đơn vị tính
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
KKT : Khu kinh tế

KTX : Ký túc xá
LĐ : Lao động
NLĐ : Người lao động
NTD : Người tiêu dùng
SL : Số lượng
TCCĐCS : Tổ chức công đoàn cơ sở
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TNXH : Trách nhiệm xã hội
TƯLĐTT : Thỏa ước lao động tập thể





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang
3.1 Quy mô của khu công nghiệp Quế Võ 1 37

3.2 Nguồn cung cấp thông tin thứ cấp 39

3.3 Phân tổ mẫu điều tra 40

3.4 Thang điểm đánh giá mức độ tiếp cận thông tin trong tuyển dụng 43

3.5 Thang điểm đánh giá về mức độ công bằng trong tuyển dụng 43


3.6 Thang điểm đánh giá về thiết bị phục vụ sản xuất 43

3.7 Thang điểm đánh giá công tác đào tạo của doanh nghiệp 43

4.1 Số lượng và loại hình doanh nghiệp trên địa bàn KCN Quế Võ 1 48

4.2 Lao động và việc làm của người lao động tại KCN Quế Võ 1 49

4.3 Kết quả hoạt động từ thiện, nhân đạo của các doanh nghiệp 52

4.4 Các phát thải và biện pháp xử lý 53

4.5 Hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp 57

4.6 Tiêu chuẩn sản xuất cho sản phẩm hàng hóa phổ biến ở khu công nghiệp
Quế Võ 1 58

4.7 Tình hình nộp thuế theo từng sắc thuế từ các doanh nghiệp trên địa bàn
khu công nghiệp Quế Võ 1, tỉnh Bắc Ninh năm 2014 60

4.8 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn KCN Quế Võ 1, tỉnh Bắc
Ninh năm 2014 61

4.9 Hình thức tuyển dụng trong các doanh nghiệp 62

4.10 Đánh giá của lao động về công tác tuyển dụng của các doanh nghiệp 63

4.11 Lao động phân theo địa phương, dân tộc 66


4.12 Thiết bị lao động trong các doanh nghiệp 67

4.13 Đánh giá thiết bị lao động trong doanh nghiệp 68

4.14 Thời gian bảo dưỡng thiết bị sản xuất định kỳ 69

4.15 Hình thức đào tạo lao động 70

4.16 Các nội dung đào tạo người lao động 71

4.17 Đánh giá công tác đào tạo của doanh nghiệp 72


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

4.18 Thời gian làm việc của lao động 74

4.19 Những quy định khi đi muộn 75

4.20 Đánh giá về thời gian làm việc của người lao động 76

4.21 Chi tiết tiền lương hàng tháng của người lao động 77

4.22 Đánh giá của người lao động về mức tiền lương 79

4.23 Tiền thưởng và phụ cấp của người lao động 80

4.24 Số doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể 82


4.25 Tỉ lệ lao động được hưởng phúc lợi 84

4.26 Đánh giá của người lao động về chất lượng các loại phúc lợi 85

4.27 Đánh giá của người lao động về công việc hiện tại 86

4.28 Một số điểm khác nhau giữa Bộ Luật Lao động Việt Nam và bộ quy tắc
ứng xử 88

4.29 Đánh giá sự thay đổi tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp 89

4.30 Đánh giá hoạt động có tầm quan trọng và ảnh hưởng nhất đến chiến lược
nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 90

4.31 Đánh giá hiểu biết của người lao động về các quy định của pháp luật liên
quan đến trách nhiệm xã hội 91

4.32 Cách hiểu của người lao động về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 92

4.33 Ảnh hưởng của quy mô đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp 92

4.34 Số lượng tổ chức công đoàn cơ sở 96

4.35 Đánh giá của người lao động về vai trò của tổ chức công đoàn 96










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

STT Tên hình Trang

2.1 Mô hình yếu tố cấu thành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 10
2.2 Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội 12
3.1 Sơ đồ quy hoạch khu công nghiệp Quế Võ 1 36
4.1 Sơ đồ tuyển dụng người lao động trong các doanh nghiệp 62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix


DANH MỤC HỘP

STT Tên hộp Trang

4.1 Đánh giá của cán bộ ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh về chương
trình từ thiện, nhân đạo 50
4.2 Đánh giá của người dân sống gần khu công nghiệp về hoạt động từ thiện, nhân đạo
của các doanh nghiệp 51

4.3 Đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp 54
4.4 Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường ở gần khu công nghiệp 55
4.5 Đánh giá tuyển dụng lao động nam ở địa phương 65
4.6 Thời gian lao động dài 76
4.7 Tiền thưởng tết ở công ty Rạng Đông 81
4.8 Thực tế xây dựng thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp 82
4.9 Mối quan hệ giữa người lao động trực tiếp với quản lý trong doanh nghiệp Trung Quốc 94
4.10 Công đoàn với người lao động 97


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết
Theo khảo sát toàn cầu trên 30,000 người tiêu dùng tại 60 quốc gia về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp thực hiện năm 2014 cho thấy 73% người được
hỏi tại Việt Nam sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm và dịch vụ đến từ các công
ty có cam kết phát triển cộng đồng, xã hội, môi trường, và đứng thứ ba thế giới
(Nielsen, 2014). Ông Vishal Bali, giám đốc khối đo lường người tiêu dùng Châu
Á Thái Bình Dương đã từng nói rằng “Doanh nghiệp nên lưu ý vì các hoạt động
xã hội hoặc ủng hộ bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong nhiều nền
văn hóa và có ảnh hưởng nhất định đến quyết định mua hàng của người tiêu
dùng”.
Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm.
Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện trách nhiệm xã hội bao
gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên

thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới.
Ở Việt Nam, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công
trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều
vấn đề về môi trường và xã hội cần quan tâm. Chính những vấn đề đó đang đòi
hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp phải có trách nhiệm để
góp phần giải quyết và phát triển cộng đồng, xã hội. Từ mối quan tâm đó cụm từ
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng được chú ý và nhấn mạnh. Tuy
nhiên, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại thường xuyên bị đánh
đồng với đạo đức kinh doanh và được hiểu theo nghĩa là một hành động giải
quyết các vấn đề xã hội vì mục đích từ thiện và nhân đạo, đó là một cách hiểu
chưa đủ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Vì vậy, trong thực tế các doanh
nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như xả thải gây ô nhiễm ô nhiễm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

môi trường, đời sống của người lao động chưa được quan tâm, điều kiện làm việc
chưa đảm bảo an toàn lao động, sức khỏe của họ cũng chưa được quan tâm đến.
Trong những năm gần đây, một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh
Bắc Ninh là khu công nghiệp Quế Võ 1 đã không ngừng phát triển với đa dạng
các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh
nghiệp liên doanh và doanh nghiệp trong nước. Người lao động đến với khu công
nghiệp Quế Võ 1 có thể tìm cho mình những công việc trong các loại hình doanh
nghiệp khác nhau như doanh nghiệp Việt Nam, liên doanh hay 100% vốn nước
ngoài tùy theo trình độ và khả năng của họ. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp,
người lao động sẽ làm việc với các điều kiện khác nhau mặc dù mức lương nhận
được là tương đương. Các doanh nghiệp Việt Nam có môi trường làm việc thoải
mái, các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng
có điều kiện làm việc tương đối tốt nhưng họ đòi hỏi lao động cao hơn, đặc biệt

là các doanh nghiệp Nhật Bản. Một thực tế hiện nay là người lao động thích làm
việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản hơn các doanh nghiệp Trung Quốc và hơn
các doanh nghiệp Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra là tại sao người lao động thích
làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản hơn các doanh nghiệp từ các quốc gia
khác mặc dù có những quy định khắt khe hơn dù lương của các doanh nghiệp là
gần như nhau? Liệu có sự khác nhau về trách nhiệm xã hội của từng loại doanh
nghiệp trên tác động đến sự lựa chọn của người lao động?
Để tìm hiểu cụ thể hơn vấn đề này, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn khu công
nghiệp Quế Võ 1, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và những
yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp trên đia bàn khu công nghiệp Quế Võ 1, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

- Đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn khu
công nghiệp Quế Võ 1, tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Quế Võ 1, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
trên địa bàn khu công nghiệp Quế Võ 1, tỉnh Bắc Ninh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Nội dung và các tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp?
- Các doanh nghiệp trong KCN Quế Võ 1, tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực
hiện trách nhiệm xã hội như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp được điều tra?
- Cần phải làm gì để nâng cao hơn nữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp trong KCN Quế Võ 1, tỉnh Bắc Ninh.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp.
- Khách thể nghiên cứu của đề tài là: người dân sống xung quanh KCN, người
lao động, người sử dụng lao động, công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp trên
địa bàn KCN Quế Võ 1, cán bộ BQL các KCN tỉnh Bắc Ninh, cán bộ cục Thuế
tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi nội dung
Phạm vi nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ đó chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc
thực hiện đó và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn KCN Quế Võ 1. Tuy nhiên,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào các nhóm hoạt động sau: (1)
trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển cộng đồng; (2) trách nhiệm của
doanh nghiệp trong phát triển đội ngũ lao động.
1.4.2.2 Phạm vi về không gian

Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn KCN Quế Võ 1, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2.3 Phạm vi về thời gian
- Đề tài tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp trong năm 2014.
- Các giải pháp được đề xuất với định hướng trong giai đoạn 2015 đến 2020.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khu công nghiệp
a) Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm về khu công nghiệp (KCN) trên thế giới, tuy nhiên
theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khu công nghiệp,
khu chế xuất và khu kinh tế thì “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa
lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định”.
b) Đặc điểm của khu công nghiệp
Khu công nghiệp có các đặc điểm như sau:
- Có ranh giới rõ ràng, có vị trí địa lý thuận lợi.
- Tập trung nhiều xí nghiệp có khả năng tương tác cao, sản phẩm vừa tiêu
dùng vừa xuất khẩu.
- Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
c) Vai trò của khu công nghiệp
- Khu công nghiệp là công cụ chính tạo nên giá trị gia tăng cao về giá trị sản
xuất công nghiệp.
- KCN là nhân tố quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu.

- KCN góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân
lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động.
- Các KCN góp phần tăng thu ngân sách của các địa phương.
- Sự phát triển của các khu công nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển của các loại
hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.2 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
a) Khái niệm
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibility – CSR) lần đầu tiên ra đời vào năm 1953 do H.R.Bowen (1953) phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

biểu rằng “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là trách nhiệm xã hội của doanh
nhân, từ thiện, người quản lý không làm tổn hại đến quyền và lợi ích của người
khác”.
Điều đó đã gây ra rất nhiều tranh cãi về khái niệm TNXH của DN và một loạt
các khái niệm khác được đưa ra, trong đó tiêu biểu như:
Milton Friedman (1971) lại cho rằng “Trách nhiệm của doanh nghiệp là tăng
lợi nhuận và đóng thuế”.
Còn theo Archie. B. Caroll (1991) thì “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
là đảm bảo mọi lợi ích của khách hàng, người lao động, nhà cung ứng, nhà đầu
tư, cộng đồng”. Ông đưa ra mô hình kim tự tháp các yếu tố cấu thành của trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp (The Pyramid of Corporate Social
Responsibility).
Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của ngân hàng thế giới lại đưa ra định nghĩa về
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là
sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông
qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và
thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả

doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Định nghĩa này nhấn mạnh
rằng TNXH của doanh nghiệp là “phương tiện” để giải quyết những vấn đề quan
hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng, doanh nghiệp với người lao động, doanh
nghiệp với môi trường, doanh nghiệp với khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp phát
triển bền vững trong một xã hội bền vững (Nguyễn Đình Tài, 2010).
Ở Việt Nam, theo cách hiểu truyền thống vấn đề trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp không phải là điều mới mẻ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều hiểu “trách
nhiệm xã hội” như một công việc từ thiện, các việc làm tốt. Chính vì vậy, trong
nhiều năm qua cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia nhiều vào các
chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi,
xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai mà không nói tới chuyện chăm
sóc hay giải quyết các vấn đề quan trọng đối với sự sống còn của người người lao
động đang làm cho họ, chẳng hạn như: tiền lương, giờ làm việc và lợi ích. Trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

khi, trách nhiệm xã hội nhìn chung phải được hiểu là cách thức mà một doanh
nghiệp đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp những yêu cầu về kinh tế, môi trường
và xã hội đồng thời đáp ứng những kỳ vọng của các cổ đông và các bên đối tác.
Cách thức mà các công ty tương tác với các cổ đông, người lao động, khách hàng,
nhà cung cấp, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các đối
tác khác luôn được coi trọng là một đặc điểm then chốt của khái niệm trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp.
Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững (World Business
Council for sustainable Development) đã đưa ra một khái niệm về trách nhiệm xã
hội doanh nghiệp vào năm 1998 là “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam
kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua
việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động,
quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát

triển cộng đồng, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo cách có lợi cho cả doanh
nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Định nghĩa này được sử dụng khá
phổ biến, được coi là hoàn chỉnh và rõ ràng (Nguyễn Đình Tài, 2010).
Định nghĩa của hội đồng kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững sẽ
được lựa chọn sử dụng trong khuôn khổ luận văn vì nó hoàn chỉnh, rõ ràng và có
tầm khái quát cao so với các định nghĩa khác.
b) Đối tượng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Các đối tượng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là:
- Người lao động, cán bộ nhân viên: Doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ, nghiêm
chỉnh các quy định về pháp luật, về vấn đề sử dụng lao động, đảm bảo an toàn lao
động, xây dựng mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp trong nội bộ doanh nghiệp.
- Các bên liên quan (stakeholders): Các bên liên quan bao gồm cổ đông,
người tiêu dùng, gia đình của người lao động. Trách nhiệm với cổ động là những
ràng buộc, cam kết liên quan đến quyền và phạm vi sử dụng tài sản ủy thác; đảm
bảo sự trung thực, minh bạc trong thông tin, trong phần lợi tức mà cổ đông đáng
được hưởng. Trách nhiệm với người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa, dịch vụ
đúng với những gì nhà sản xuất đã cam kết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

- Cộng đồng: Trách nhiệm với cộng đồng là trách nhiệm góp phần nâng cao, cải
thiện và phát triển cuộc sống cộng đồng mà gần nhất là địa phương nơi doanh
nghiệp hoạt động, đóng góp cho sự phát triển bền vững môi trường văn hóa - kinh tế
- xã hội của quốc gia. Ví dụ như trách nhiệm đối với môi trường là trách nhiệm bảo
vệ môi trường xung quanh hoặc ít nhất không vì lý do kinh tế mà gây ảnh hưởng
xấu tới môi trường; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.
2.1.2 Vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
2.1.2.1 Đối với doanh nghiệp
- Khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, sẽ cải thiện tình hình tài chính, giảm

chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủng hoảng tốt
hơn, thúc đẩy cam kết với người lao động, quan hệ tốt với Chính phủ và cộng
đồng, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
- Trong một số trường hợp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể đem
lại hiệu suất lớn hơn như tiết kiệm được chi phí từ việc ứng dụng các kỹ thuật
giảm thiểu chất thải và điều này có thể giúp doanh nghiệp có được giá cả cạnh
tranh hơn.
- TNXH của doanh nghiệp khuyến khích các doanh nghiệp đảm bảo môi
trường làm việc tốt cho người lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội, an toàn lao
động, đối xử bình đẳng, chăm sóc sức khỏe định kỳ. Điều này có thể giúp các
doanh nghiệp giữ được chân người lao động có kỹ năng, tăng hiệu suất lao động
và thậm chí thu hút thêm lao động có trình độ tốt. Tất cả những yếu tố này sẽ
giúp các doanh nghiệp cạnh tranh hơn trong việc thu hút lao động.
2.1.2.2 Đối với khách hàng
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn
tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn và an toàn cho sử dụng. Thực
tế cho thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về
sản phẩm và doanh nghiệp lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng.
Và liên quan đến việc thiết lập mối quan hệ mật thiết với các đối tác của doanh
nghiệp như nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, cộng đồng bằng cách quan
tâm đến những lợi ích của họ, doanh nghiệp có thể khiến đối tác của mình hài lòng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

và kết quả là doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ những mối quan hệ thân thiết này.
Chẳng hạn như, mối quan hệ mật thiết với khách hàng có thể giúp doanh nghiệp
nhận thức tốt hơn về những nhu cầu của họ, từ đó giúp doanh nghiệp trở nên cạnh
tranh hơn trong việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
2.1.2.3 Đối với cộng đồng nói chung

TNXH của doanh nghiệp có thể góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua từ
thiện do các doanh nghiệp thực hiện như đóng góp cho Quỹ vì người nghèo, Quỹ
vì người tàn tật. Các chính sách về TNXH của doanh nghiệp trong bản thân các
doanh nghiệp như đối xử bình đẳng giữa nam và nữ, lao động cũ với lao động
mới cũng đem lại công bằng xã hội nói chung.
Tuy nhiên, đóng góp quan trọng hơn nữa của TNXH của doanh nghiệp đối
với cộng đồng là góp phần bảo vệ môi trường. Điều này được xem là một đóng
góp rất quan trọng do tình trạng ô nhiễm môi trường đang đe dọa cuộc sống con
người hơn bao giờ hết và tiêu tốn nhiều tiền để xử lý vấn đề này.
Như vậy, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy
tín của doanh nghiệp, doanh nhân, từ đó doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi
nhuận kinh tế - xã hội cho họ. Tuy nhiên, cũng không nên đồng nhất việc cứ làm
từ thiện giỏi đã là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cho dù làm từ thiện là một
hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
2.1.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức kinh
doanh
2.1.3.1 Nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
TNXH của doanh nghiệp có thể được hiểu là các trách nhiệm được thể hiện ở
sự lựa chọn các mục tiêu của doanh nghiệp và đánh giá kết quả thực hiện, không
chỉ đơn thuần dựa vào các tiêu chí lợi nhuận và phúc lợi của đơn vị mà còn dựa
vào những tiêu chí về đạo đức hay tính xác đáng so với mong muốn của xã hội.
Theo như hình 2.1 cho thấy nội dung của TNXH của DN được biểu diễn
dưới dạng một “cái tháp” với các nghĩa vụ nằm ở các tầng khác nhau và thứ tự
ưu tiên thực hiện sẽ lần lượt từ đáy tháp lên đỉnh tháp. Hay nói cách khác việc
thực hiện TNXH của DN phải bắt nguồn từ các nghĩa vụ kinh tế, bởi đây là mục

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

tiêu, bản chất, là lý do tồn tại của doanh nghiệp và cũng là cơ sở để thực hiện các

nghĩa vụ tiếp sau của TNXH của DN. Doanh nghiệp hoạt động và chịu sự quản
lý bởi hệ thống pháp luật quốc gia vì thế để tồn tại lâu dài thì doanh nghiệp phải
tuân thủ các quy định ấy. Không dừng ở đó, doanh nghiệp cũng cần tạo ra một
môi trường công bằng, trung thực, có tình có nghĩa trong mối quan hệ với nhân
viên, điều đó thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh
nghiệp còn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ nhân văn, điều này có nghĩa các hoạt động
của doanh nghiệp phải nhằm mục đích cải thiện tình hình của mỗi người, mọi
người và cộng đồng. Khi đưa ra quyết sách, doanh nghiệp phải cân bằng các
nghĩa vụ đó để đạt được hiệu quả cao nhất.











Hình 2.1 Mô hình yếu tố cấu thành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Nguồn:
Ferrell, O.C., Fraedrich, J. and Ferrell, L., 2005


2.1.3.2 Nội dung của đạo đức kinh doanh
Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, cụm từ đạo đức kinh doanh không phải một
cụm từ xa lạ trong cuộc sống. Trong đó:
- Đạo đức là tập hợp các quan điểm về thế giới, về cách sống của một xã hội,
của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định. Nhờ đó con người

điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích cộng đồng xã hội.




Nghĩa vụ pháp lý
Nghĩa vụ kinh tế
Nghĩa vụ đạo đức
Nghĩa vụ nhân văn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc
về vấn đề tốt – xấu, đúng- sai. Đạo đức gắn liền với nền văn hóa, tôn giáo, chủ
nghĩa nhân đạo, triết học và tâm lý xã hội.
Đạo đức có đặc điểm:
+ Đạo đức có tính giai cấp, tính địa phương, tính khu vực.
+ Nội dung của các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể.
+ Đạo đức không có tính cưỡng chế, cưỡng bức mà mang tính tự nguyện.
- Kinh doanh là hoạt động của cá nhân, tổ chức nhằm đạt được lợi nhuận
thông qua các hoạt động kinh doanh như: quản trị, tiếp thị, sản xuất.
- Đạo đức kinh doanh là một dạng của đạo đức nghề nghiệp. Nó chính là đạo
đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.
Phillip V.Lewis (1985) cho rằng “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy
tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi
ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp
nhất định”.
Theo đó, đạo đức kinh doanh bao gồm:
+ Quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ được đưa ra để thực

hiện nhằm ngăn chặn những hành vi thực hiện sai trái.
+ Hành vi ứng xử chuẩn mực là những hành vi phù hợp với lẽ công bằng, luật
pháp và các tiêu chuẩn khác. Tuy nhiên, để xác định thế nào là hành vi chuẩn
mực là một điều vô cùng khó khăn.
+ Sự trung thực là mỗi câu nói, mỗi hành động đều phải mang tính thực tế và
thể hiện sự thật.
2.1.3.3 Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội:
Ở Việt Nam, hai khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội”
thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn
toàn khác nhau: Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay
cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động
tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh
doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội, đạo đức
kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức
kinh doanh. Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định
chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm
tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Đạo đức kinh doanh thể
hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội
thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.
Đồng thời, tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có
quan hệ chặt chẽ với nhau: đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã
hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân
thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao
gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận.


Đầu vào


Đầu ra

Cơ sở để ra quyết định Tác động Xã hội
Cách thức hành động




Giá trị niềm tin. Các biểu trưng. Các nghĩa vụ.
Cách thức giải quyết vấn đề.
Các chương trình hoạt động
của doanh nghiệp.
Tác động tích cực tối đa.
Nguyên tắc, chuẩn mực
đúng - sai.
Sự đồng thuận thành
nguyên tắc.
Tác động tiêu cực tối thiểu.
Đối tượng hữu quan.
Tự nguyện tuân thủ trong
tổ chức.
Phạm vi xã hội.
Hình 2.2 Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Nguồn: Vũ Thị Hương, 2009
Đạo đứ
c kinh doanh
Văn hóa doanh nghiệp


Trách nhiệm xã hội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

Hình 2.2 mô tả quy trình khép kín, gắn kết mật thiết giữa đạo đức kinh doanh
và trách nhiệm xã hội. Trong đó, đạo đức kinh doanh là cơ sở ra quyết định và
những nội dung của đạo đức kinh doanh tạo ra nhiều tác động tới các vấn đề xã
hội. Còn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu mà đạo đức
kinh doanh đặt ra.
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là các hành động
nhân đạo, từ thiện đối với cộng đồng mà đó là sự tổng hợp, kết hợp của nhiều
yếu tổ liên quan khác mà thiếu một trong các yếu tố này thì không thể coi là một
doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, với phạm vi của đề tài, chúng tôi
hướng đến việc nghiên cứu một số vấn đề sau:
2.1.4.1 Phát triển cộng đồng
a) Các hoạt động từ thiện
Từ thiện là hoạt động trợ giúp người yếu kém. Hoạt động từ thiện có thể
thông qua khuyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm, thời gian hay là cứu trợ
nhận đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe hay là những hành động giúp
đỡ tinh thần như an ủi, động viên. Từ thiện có thể là hành động của cá nhân hay
là một tập thể, cộng đồng.
b) Hoạt động bảo vệ môi trường
Các vấn đề về môi trường đang ngày càng trở nên nhức nhối cần giải quyết.
Với vai trò là doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội sẽ đòi hỏi sự chung tay đóng
góp của các doanh nghiệp đó một cách tích cực trong việc bảo vệ và hạn chế tối
thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường từ các hoạt động sản xuất của mình
thông qua các hoạt động như: Sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu chất thải xả ra

môi trường, xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường, tái sử dụng các chất thải,
sử dụng tiết kiệm nguồn nước và năng lượng.
c) Hoạt động bảo đảm chất lượng hàng hóa, sản phẩm
Nếu sản phẩm hàng hóa thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao đúng
hẹn và an toàn cho sử dụng thì hình ảnh về sản phẩm, doanh nghiệp sẽ được giữ
trong tâm trí người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

d) Hoạt động đóng thuế của doanh nghiệp
Thuế được coi là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu
của ngân sách nhà nước, có ảnh hưởng to lớn đế sự phát triển kinh tế-xã hội. Thuế
giúp điều tiết thu nhập trong xã hội và góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Chính
vì vậy, một doanh nghiệp xã hội cũng cần phải thực hiện đóng thuế đầy đủ và
đúng pháp luật.
2.1.4.2 Phát triển đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
a) Chế độ tuyển dụng người lao động
Các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội cần có chế độ tuyển dụng
lao động một cách công khai, minh bạch, rõ ràng trong tất cả các khâu của quá
trình tuyển dụng từ thông báo tuyển dụng cho đến kết quả cuối cùng.
- Tuyển dụng lao động địa phương, lao động khuyết tật: Đứng ở góc độ xã
hội, người dân địa phương mất đất để xây dựng KCN thì họ nên được ưu tiên
tuyển dụng để tránh tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”. Đồng thời, một doanh
nghiệp xã hội cũng nên có các chính sách tạo công ăn việc làm đối với các đối
tượng chính sách như con em gia đình chính sách, người tàn tật để giảm bớt gánh
nặng cho bản thân họ, gia đình và xã hội.
- Lao động trẻ em, lao động bắt buộc và phân biệt đối xử:
+ Trẻ em là những người dưới 15 tuổi, là thế hệ tương lai của mỗi quốc gia.

Đồng thời, ở độ tuổi đó, con người chưa có những phát triển đầy đủ về thể chất
và tinh thần. Chính vì vậy, một doanh nghiệp xã hội sẽ không sử dụng lao động
trẻ em.
+ Lao động bắt buộc: Để người lao động có thể làm việc hiệu quả cần có tinh
thần thoải mái. Vì vậy, trong quá trình làm việc các doanh nghiệp không được có
bất kỳ hình thức lao động bắt buộc nào.
+ Phân biệt đối xử: Theo quy định của pháp luật và các bộ quy tắc ủng hộ,
các doanh nghiệp không phân biệt đối xử về các vấn đề chủng tộc, địa vị xã hội,
nguồn gốc, tôn giáo, người khuyết tật, giới tính, quan niệm về giới tính, thành
viên công đoàn hay quan điểm chính trị, hay tuổi tác.

×