Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU CÚC

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH
LIÊN KẾT VÙNG THÁI NGUYÊN – BẮC CẠN – CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH

Hà Nội, 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THU CÚC

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH
LIÊN KẾT VÙNG THÁI NGUYÊN – BẮC CẠN – CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH
Chuyên ngành: Đào tạo thí điểm
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ ĐIỆP

Hà Nội, 2013

MỤC LỤC


2


Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG
SẢN PHẨM DU LỊCH LIÊN KẾT VÙNG.

7
11

1.1. Cơ sở lý luận

11

1.1.1. Sản phẩm du lịch

11

1.1.1.1. Khái niệm chung về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch liên
kết vùng

11

1.1.1.2. Sản phẩm du lịch và các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch

14


1.1.1.3. Các dạng thức của sản phẩm du lịch

18

1.1.2.Các yếu tố tác động đến việc xây dựng sản phẩm liên kết vùng

19

1.1.3.Các giai đoạn, đối tượng tham gia vào quá trình xây dựng sản
phẩm du lịch.
1.1.4. Quy trình xây dựng sản phẩm du lịch

22

23

1.1.5. Một số phương pháp cơ bản để trợ giúp cho quá trình xây dựng
sản phẩm du lịch

23

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản phẩm du lịch liên kết vùng
tại Việt Nam.

24

1.2.1. Bắc Bộ

24


1.2.2. Trung Bộ

26

1.2.3. Nam Bộ

27

Tiểu kết chƣơng 1

30

Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH LIÊN KẾT
VÙNG Ở CÁC TỈNH THÁI NGUYÊN, BẮC CẠN VÀ CAO
BẰNG.
3

32


2.1. Khái quát về du lịch của các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn và
Cao Bằng.

32

2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch của các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn
và Cao Bằng

32


2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trường

32

2.1.1.2. Tài nguyên nhân văn

38

2.1.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất và cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ du lịch.

56

2.1.2. Hiện trạng phát triển du lịch tại ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn
và Cao Bằng.

58

2.1.2.1. Hiện trạng phát triển du lịch tại Thái Nguyên

58

2.1.2.2. Hiện trạng phát triển du lịch tại Bắc Cạn

65

2.1.2.3. Hiện trạng phát triển du lịch tại Cao Bằng.

70


2.2. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng sản
phẩm du lịch liên kết vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng.
2.2.1. Khai thác tài nguyên và những tác động tới môi trường

77

77

2.2.2. Phát triển các tuyến, điểm và không gian du lịch

78

2..2.3. Các loại hình dịch vụ du lịch

78

2.3. Đánh giá các sản phẩm du lịch liên kết vùng tại Thái Nguyên,
Bắc Cạn và Cao Bằng.
2.3.1. Đánh giá chung

80

80

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự
phát triển sản phẩm du lịch liên kết tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Cạn và Cao Bằng
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH LIÊN KẾT VÙNG THÁI
NGUYÊN – BẮC CẠN – CAO BẰNG.

4

81

83


3.1. Chiến lƣợc phát triển du lịch liên kết vùng của các tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng.

83

3.2. Các định hƣớng và giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch liên
kết vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng.

85

3.2.1. Các định hướng

85

3.2.1.1.Định hướng thị trường khách mục tiêu

85

3.2.1.2. Xây dựng thương hiệu lãnh thổ địa phương

88

3.2.1.3. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch


90

3.2.1.4. Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch.

91

3.2.1.5. Định hướng phát triển khơng gian và loại hình du lịch chính

92

3.2.1.6. Định hướng phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh và liên kết
vùng

93

3.2.2. Các giải pháp

97

3.3. Một số sản phẩm đề xuất

97

3.3.1. Du lịch trải nghiệm về văn hoá ẩm thực vùng Đông Bắc.

97

3.3.2. Du lịch hành hương về nguồn thăm khu căn cứ địa cách
mạng ATK Định


99

3.3.3. Du lịch tìm hiểu văn hố Tày – Nùng thơng qua các loại hình
nghệ thuật truyền thống.

100

3.3.4. Hình thành các khu du lịch cộng đồng gắn với bản làng của
đồng bào dân tộc Tày tại Pác Ngịi, Bó Lù và Bản Giốc.

100

3.3.5. Hình thành khu nghỉ dưỡng gắn với Hồ Núi Cốc, Hồ Ba Bể
và Hồ Thang Hen

101

3.4. Kiến nghị

101
5


3.4.1. Đối với Chính phủ và các Cơ quan Trung ương

101

3.4.2. Đối với Chính quyền địa phương


102

KẾT LUẬN

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

106

PHỤ LỤC

108

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Nội dung
6

Trang


Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu khách đến Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao

58

Bằng từ 2008 đến năm 2012
Bảng 2.2. Thống kê số lượt khách quốc tế đến Thái Nguyên 2008 - 2012

62


Bảng 2.3. Thống kê số lượt khách nội địa đến Thái Nguyên 2008 – 2012

63

Bảng 2.4. Tổng hợp số lượt khách quốc tế đến Bắc Cạn 2008 - 2012

69

Bảng 2.5.Thống kê số lượt khách nội địa đến Bắc Cạn 2008 – 2012

70

Bảng 2.6. Tổng hợp số lượt khách quốc tế đến Cao Bằng 2008 - 2012

74

Bảng 2.7. Tổng hợp số lượt khách nội địa đến Cao Bằng 2008 – 2012

75

Bảng 3.1. Đánh giá của khách du lịch quốc tế về sản phẩm du lịch Việt nam

91

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Nội dung
7

Trang



Biểu đồ 2.1. Thống kê các điểm di tích lịch sử, văn hoá và danh lam

39

thắng cảnh đã quy hoạch tại Thái Nguyên.
Biểu đồ 2.2. Thống kê các di tích tỉnh Bắc Kạn

44

Biểu đồ 2.3. Thống kê di tích tỉnh Cao Bằng

51

Biểu đồ 2.4. Thị trường khách nội địa đến Thái Nguyên

61

Biểu 2.5. Số lượt khách quốc tế đến Thái Nguyên 2008-2012

62

Biểu đồ 2.6. Số lượt khách nội địa đến Thái Nguyên 2008 – 2012

63

Biểu đồ 2.7. Số lượng dịch vụ lưu trú tại Thái Nguyên 2008 – 2012

64


Biểu đồ 2.8. Thị trường khách du lịch đến Bắc Cạn

67

Biểu 2.9. Thống kê số lượt khách quốc tế đến Bắc Cạn 2008 – 2012

69

Biểu đồ 2.10. Số lượt khách nội địa đến Bắc Cạn 2008 – 2010

70

Biểu đồ 2.11. Thị trường khách du lịch đến Cao Bằng

72

Biểu đồ 2.12. Số lượt khách quốc tế đến Cao Bằng 2008 – 2012

74

Biểu đồ 2.13. Số lượt khách nội địa đến Cao Bằng 2008 – 2012

75

Biểu đồ 2.14.Tổng hợp kết quả đánh giá dịch vụ lưu trú của khách

79

nội địa đến Cao Bằng (12/2012).


PHẦN MỞ ĐẦU
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH
8


LIÊN KẾT VÙNG THÁI NGUYÊN-BẮC CẠN-CAO BẰNG

1. Lý do chọn đề tài
Liên kết vùng để tạo các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù và độc đáo
nhằm thu hút sự quan tâm của du khách đã và đang được tiến hành triển khai tại
nhiều nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Việc liên kết vùng khiến sản
phẩm du lịch có thể tận dụng được nhiều thế mạnh, nâng cao tính cạnh tranh và
có độ bền vững cao. Việc liên kết vùng trong du lịch yêu cầu các thành phần
kiên kết cần thuận lợi về không gian lãnh thổ và điểm tương đồng về tài nguyên
để có thể phát huy điểm mạnh và tận dụng tối đa các tài nguyên du lịch cũng như
cơ sở vật chất đáp ứng cho sản phẩm du lịch. Trong tiểu vùng du lịch Đông Bắc,
Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng là tuyến điểm du lịch giàu tiềm năng, có thể
đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của thị trường và tạo được sản phẩm du lịch
độc đáo, thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước.
Là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và đa dạng về sắc tộc, Thái Nguyên
-Bắc Cạn - Cao Bằng là cái nôi của cách mạng trong cuộc kháng chiến thần
thánh của dân tộc Việt nam chống lại thực dân Pháp. Trong kháng chiến, Định
Hoá - Thái Nguyên vinh dự được Bác Hồ và Trung ương Đảng chọn làm căn cứ
địa của quân đội Việt nam; nơi đây cũng là địa điểm ra đời của hầu hết các cơ
quan đầu não của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hồ - tiền thân của các cơ
quan trực thuộc Chính phủ hiên tại. Định Hoá được Bác nhận định là cửa ngõ vô
cùng quan trọng bởi lẽ “từ Thái Nguyên theo quốc lộ 3 ta có thể lên Bắc Cạn,
Cao Bằng; …và từ Thái Ngun ta có thể xi về Hà Nội”. Lúc sinh thời, Bác đã
từng nhận định rằng “Cách mạng tháng Tám do Việt Bắc mà thành cơng thì
kháng chiến do Việt Bắc mà thắng lợi”. Sau này, trong bài phát biểu tại Hội thảo

kỷ niệm 50 năm chiến thắng Thu Đông tại Thái Nguyên năm 1997, đại tướng Võ
9


Nguyên Giáp đã khẳng định “Chiến khu Việt Bắc là một quần thể di tích quan
trọng bậc nhất của dân tộc Việt nam ở thế kỷ XX, một thủ đô kháng chiến với
vùng di tích trọng điểm: Pác bó, Tân trào, ATK Định Hố…., một vùng di tích có
ý nghĩa về nhiều mặt. Vì vậy, việc bảo tồn, tơn tạo và phát huy khu di tích lịch sử
cách mạng “chiến khu Việt Bắc” nhằm giáo dục các thế hệ về truyền thống lịch
sử cách mạng và kháng chiến của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng chống
ách đô hộ và xâm lược, xây dựng chính quyền cách mạng và nhà nước dân chủ
nhân dân về những chiến công vẻ vang, về giá trị lâu dài trong lịch sử giữ nước
và dựng nước của nhân dân ta và giới thiệu với khách nước ngoài về truyền
thống lịch sử của Việt Nam”.
Bắc Cạn vốn nổi tiếng vì “Có Hồ Ba Bể, có nàng áo xanh”, Hồ Ba Bể là
một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn và đẹp nhất thế giới. Hồ là một trong các
khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam và thế giới. Hồ có diện tích rộng 500 ha,
nằm trong khu vực vườn quốc gia Ba Bể, có hệ thống rừng nguyên sinh trên núi
đá vơi với 417 lồi thực vật, 299 lồi động vật có xương sống, trong hồ có 49
lồi cá nước ngọt. Hiện nay Việt Nam đang trình UNESCO cơng nhận vườn
quốc gia Ba Bể là di sản thiên nhiên thế giới. Ngồi ra gần khu vực thị xã Bắc
Cạn cịn có 02 địa điểm có thể đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái và hệ thống
vui chơi giải trí khá lý tưởng là Khu du lịch sinh thái Thác Bạc và Khu du lịch
sinh thái Nặm Cắt, cách thị xã Bắc Cạn chỉ khoảng chừng trên 10 km. Bắc Cạn
có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng, đặc biệt là các di tích cách mạng trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như khu ATK Chợ Đồn; Khu di
tích Nà Tu, Cẩm Giàng; Phủ Thơng; Đèo Giàng v.v….
Cao Bằng cũng là tỉnh giàu tiềm năng về du lịch lịch sử, văn hoá và sinh
thái với các điểm như Pác Bó, thác Bản Giốc, khu rừng Trần Hưng Đạo, Hồ
Thang Hen v.v… Cao Bằng còn nổi tiếng với văn hoá ẩm thực độc đáo như bánh

cuốn Cao Bằng, rượu ngô Thông Nông v.v….Đến với Cao Bằng, du khách ngoài
10


việc thưởng ngoạn phong cảnh cịn được chìm đắm trong các làn điệu dân ca như
then, sli, lượn.v.v…
Tuy có nhiều tiềm năng du lịch như vậy nhưng nếu tách riêng thì cả 3 tỉnh
Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng đều chưa phát triển du lịch tương xứng với
tài nguyên du lịch sẵn có. Việc du khách ít chú ý hoặc chưa đến với các tỉnh này
phải chăng là do thiếu sự liên kết, dẫn đến sự sơ sài và nhàm chán trong dịch vụ
và độ hấp dẫn chưa cao. Để tận dụng được các tài nguyên du lịch và mang lại
hiệu quả tối đa trong phát triển kinh tế xã hội, các tỉnh này nên có sự liên kết
đồng bộ trong phát triển du lịch.
Với những ý nghĩa trên, tác giả xin được chọn đề tài “ Nghiên cứu xây
dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng”
làm đề tài nghiên cứu của mình. Trong quá trình tìm hiểu, thực hiện và hồn
thành, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cơ đóng góp
ý kiến chỉnh sửa để luận văn được hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng giữa các
tỉnh Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng dựa trên nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên và môi trường; nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và cơ sở vật chất kỹ
thuật; cơ sở hạ tầng; góp phần làm phong phú thị trường sản phẩm du lịch, làm
cho điểm đến có sức hấp dẫn hơn đối với du khách và phòng ngừa các nguy cơ
suy thối của điểm đến; thơng qua sản phẩm du lịch để giáo dục truyền thống
văn hoá lịch sử đối với các thế hệ trẻ; góp phần thúc đẩy xã hội hoá du lịch với
sự tham gia của cư dân địa phương; giáo dục và tạo thói quen có trách nhiệm với
mơi trường nhằm phát triển du lịch bền vững.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiến để nghiên cứu
xây dựng sản phẩm du lịch và hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch ở các tỉnh

11


Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng để đề xuất một số định hướng phát triển và
giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch cũng như đề xuất một số sản phẩm du lịch
liên kết vùng Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để có được tài liệu và số liệu minh chứng, luận văn đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu tại thư viện các tỉnh.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Phỏng vấn lãnh đạo các cơ quan
quản lý Nhà nước về du lịch tại các tỉnh trong vùng, lãnh đạo chính quyền cấp
huyện và xã tại các địa phương có điểm du lịch về định hướng, nhận định liên
kết vùng du lịch;
- Phương pháp thống kê và tổng hợp, phân tích.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố cấu thành
nên sản phẩm du lịch liên kết vùng Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bẳng và nhu cầu
của khách du lịch đến các tỉnh này dưới góc độ sản phẩm du lịch tổng thể.
- Phạm vi nghiên cứu: Sản phẩm du lịch của điểm đến tại các tỉnh Thái
Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng
+ Khơng gian: Phạm vi hành chính ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn và Cao Bằng.
+ Thời gian: Từ 2008 đến 2012.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng
Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng trên nhiều khía cạnh khác nhau đã có một
số tài liệu đã được công bố.
Ngày 22 tháng 1 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 201/QĐ-Ttg về việc Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
12



Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ” trong đó nêu rõ quan điểm, mục
tiêu phát triển và các định hướng.
Qua tìm hiểu tài liệu tại thư viện các địa phương và Trung tâm học liệu
Thái Nguyên, đã tra cứu thấy một số đề tài có liên quan đến du lịch tại các tỉnh
này như bài viết của tác giả Dương Trung Quốc “Du lịch Thái Nguyên” tại tạp
chí Xưa và Nay, số tháng 12 năm 2002, luận văn thạc sỹ lịch sử “ Tiềm năng du
lịch Thái Ngun nhìn từ góc độ lịch sử - văn hố giai đoạn 1995 - 2007” của tác
giả Tạ Thị Kim Niên năm 2009; Năm 2003, Bảo tàng Thái phát hành cuốn “Thái
Nguyên - di tích, danh thắng và triển vọng tương lai” ….
Ngoài ra vấn đề về liên kết vùng trong phát triển du lịch của các tỉnh Thái
Nguyên - Bắc Cạn và Cao Bằng cũng đã được nêu ra trong cuốn “ Kỷ yếu hội
thảo Khoa học “Du lịch sáu tỉnh Việt Bắc với vùng Bắc Bộ” do Sở Thương mại
và Du lịch Thái Nguyên xuất bản năm 2005.
6. Kết cấu luận văn
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng
Chương 2: Hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Cạn và Cao Bằng.
Chương 3: Đề xuất một số định hướng và giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch
liên kết vùng Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng.

CHƢƠNG 1

13


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU
LỊCH LIÊN KẾT VÙNG.

1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1. Sản phẩm du lịch
1.1.1.1. Khái niệm chung về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch liên kết vùng
- Khái niệm chung về sản phẩm du lịch:
* Khái niệm sản phẩm
+ Theo Từ điển Tiếng Việt:
- Sản phẩm là cái do lao động của con người tạo ra.
- Cái được tạo ra, như là một kết quả tự nhiên".
+ Theo ISO 9000/2000: "Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay các quá trình".
Sản phẩm bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất, cả những vật thể hữu
hình (thơng thường được gọi là hàng hố) và vơ hình (hay cịn gọi là dịch vụ)
* Khái niệm sản phẩm du lịch
+Theo Điều 4 chương I, Luật Du lịch năm 2005, sản phẩm du lịch là tập hợp các
dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
+Theo quan điểm Marketting: "sản phẩm du lịch là những hàng hoá và dịch vụ
có thể thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra
chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng
của khách du lịch".[5,8]
+Theo Michael Coltman: " Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành
phần khơng đồng nhất hữu hình và vơ hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món
hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng khơng cụ thể như chất lượng phục
vụ, bầu khơng khí tại nơi nghỉ mát". [ 6,16].
+ Theo các nhà nghiên cứu về du lịch thì sản phẩm du lịch có thể được xác định như tập
hợp của những yếu tố thoả mãn và những yếu tố không thoả mãn mà du khách nhận
14


được trong quá trình du lịch" [4,381]. Các yếu tố thoả mãn bao gồm: sự thoả mãn về
sinh lí; sự thoả mãn về kinh tế; sự thoả mãn về xã hội; thoả mãn về tâm lí. Những yếu tố
tạo bực tức cho khách như: những yếu tố chủ quan: sai sót, chất lượng phục vụ, tính

chun nghiệp của nhân viên...; những yếu tố khách quan như giao thông, thời tiết; sản
phẩm phụ gia, những hoạt động làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm v.v…
+ Theo nghĩa rộng: Sản phẩm du lịch có thể được hiểu là tất cả các hàng hoá và
dịch vụ mà khách du lịch tiêu dùng cho chuyến đi du lịch của họ
+ Theo nghĩa hẹp: Sản phẩm du lịch là các hàng hoá và dịch vụ mà khách mua lẻ
hoặc trọn gói, do các doanh nghiệp du lịch tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch.
Sản phẩm du lịch được biết đến với 5 yếu tố cấu thành nên nó là: Điểm
thu hút khách; Khả năng tiếp cận của điểm đến; Các tiện nghi và dịch vụ của
điểm đến; Hình ảnh của điểm đến; Giá cả hàng hoá, dịch vụ của điểm đến.
Như vậy, sản phẩm du lịch là một khái niệm rộng, được cấu thành bởi các
yếu tố vật chất và phi vật chất có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng
của xã hội lồi người.
Có thể nói rằng, từ việc thay đổi không gian sống, du khách sẽ có cảm xúc
thơng qua trải nghiệm và cảm nhận được nó. Vì vậy sản phẩm du lịch trong
phạm vi luận văn này được nhìn nhận dưới góc độ sản phẩm du lịch tổng thể.
Như vậy, sản phẩm du lịch tổng thể là sự hoà trộn giữa các giá trị tự
nhiên và nhân văn, mang đến cho du khách những ấn tượng và cảm xúc đặc
trưng nhất về điểm đến.
- Sản phẩm du lịch liên kết vùng
Trên thực tế, chưa có khái niệm chuẩn về sản phẩm du lịch liên kết vùng
nhưng có thể nói rằng trước hết đó chính là sản phẩm du lịch và có đầy đủ tính
chất, đặc điểm của sản phẩm du lịch. Tuy nhiên sản phẩm du lịch này được xây
dựng dựa trên việc liên kết các tài nguyên du lịch của các địa phương trong một
15


vùng du lịch nhất định. Việc xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng thường tồn
tại song song với việc tạo ra các tuyến du lịch hấp dẫn và hiệu quả hơn sơ với
việc phát triển du lịch theo hướng cục bộ, đơn điệu và nhàm chán.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng sản phẩm du lịch liên kết vùng
thường là chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch như định hướng
phát triển; các quy định về thuế, phí, lệ phí; sự đồng bộ trong phát triển cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật v.v….
1.1.1.2.

Đặc điểm của sản phẩm du lịch và các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch.

- Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt (nhu cầu hiểu
biết kho tàng văn hoá lịch sử, nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên …); để
giải trí, tìm hiểu, nâng cao tầm hiểu biết, nghiên cứu ... Sản phẩm du lịch chủ yếu
thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách. Mặc dù trong suốt chuyến đi họ
phải thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt. Do đó nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi
người ta có thời gian nhàn rỗi, có thu nhập cao. Nguời ta sẽ đi du lịch nhiều hơn
nếu thu nhập tăng và ngược lại sẽ bị cắt giảm nếu thu nhập bị giảm xuống.
* Tính vơ hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vơ hình (khơng cụ thể). Thực ra
nó là một kinh nghiệm hay sự trải nghiệm hơn là một món hàng cụ thể. Mặc dù
trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hóa nhưng sản phẩm du lịch là không
cụ thể nên dễ dàng bị sao chép, bắt chước (những chương trình du lịch, cách
trang trí phịng đón tiếp…). Việc làm khác biệt hóa sản phẩm mang tính cạnh
tranh khó khăn hơn trong kinh doanh hàng hóa.
* Tính khơng đồng nhất: Do sản phẩm du lịch phần lớn là dịch vụ nên khách
hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua và nó gây khó khăn
cho việc lựa chọn sản phẩm.

16


* Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra

cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng. Do đó khơng thể đưa sản phẩm du
lịch đến khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch.
* Tính mau hỏng và khơng dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như
dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống….Do đó về cơ bản sản phẩm
du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ hỏng. Việc tiêu dùng sản phẩm du
lịch có tính thời vụ. Đây là hiện tượng lúc thì cung khơng đáp ứng được cầu trong
du lịch, lúc thì cầu quá thấp so với khả năng cung ứng. Nguyên nhân chính là
trong du lịch, lượng cung khá ổn định trong thời gian dài cịn nhu cầu khách hàng
thì thường xun thay đổi, dẫn tới có sự chênh lệch giữa cung và cầu.
Ngồi ra sản phẩm du lịch cịn có các đặc điểm khác như: Sản phẩm du
lịch do nhiều nhà cung ứng cùng tham gia tạo thành; Việc tiêu dùng sản phẩm du
lịch mang tính thời vụ; Sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch.
- Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
Nội dung cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng, liên quan
tới rất nhiều ngành nghề và có thể phân ra các thành phần chủ yếu sau:

Sản phẩm
du lịch

Nguồn thu
hút
(Lực hấp dẫn
đối với du
khách)

Điểm thu hút
(Điều kiện vật
chất để phát
triển du lịch)
17


Các tiện nghi
và dịch vụ
của điểm đến
hay còn đƣợc
gọi là sản
phẩm du lịch
đơn lẻ.

Các yếu tố
môi trƣờng
tự nhiên và
môi trƣờng
kinh tế xã hội


* Nguồn thu hút (lực hấp dẫn đối với du khách)
Bao gồm các điểm du lịch, các tuyến du lịch, các sự kiện thu hút v.v…nhằm
thỏa mãn cho nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách, đó là những cảnh
quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích
lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng…..
* Điểm thu hút khách du lịch (Điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch).
Cơ sở du lịch bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch
để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở
kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu giải trí của du khách, hệ thống các phương tiện vận
chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách.
* Các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến hay còn được gọi là sản phẩm du lịch đơn lẻ.
Bộ phận này được xem là hạt nhân của của sản phẩm du lịch, việc thực
hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụ mà
nhà kinh doanh du lịch cung cấp.

Sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách ngoài
một số sản phẩm vật chất hữu hình như ăn, uống, phần nhiều thể hiện bằng các
loại dịch vụ.
Dịch vụ du lịch là một quy trình hồn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ
đơn lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hịa, đồng bộ trong tồn bộ chỉnh
thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hồn chỉnh. Nó cũng là
yếu tố liên kết du khách với tài nguyên du lịch thông qua các hình thức và nơi dung
hoạt động khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách.
Nội dung và chất lượng của dịch vụ du lịch tương đối khác biệt so với các
dịch vụ thông thường khác. Dịch vụ du lịch là loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ và thưởng thức ở mức độ cao và tinh tế hay nói cách khác nó cịn là
18


nhu cầu về thẩm mỹ, về cái đẹp chứ không đơn thuần là đáp ứng nhu cầu cơ bản
hàng ngày của con người. Ví dụ như khi giới thiệu một tấm vải lụa tại Vạn Phúc
không chỉ đơn thuần nhằm đáp ứng nhu cầu may áo mặc mà còn ẩn chứa trong
đó kỷ niệm về chuyến đi đến Vạn Phúc; giới thiệu nét đẹp trong nét văn hoá của
làng nghề truyền thống với nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa và hơn nữa đó là sản
phẩm của làng nghề dệt lụa đặc trưng của Bắc Việt nam.
Như vậy, nhu cầu thiết yếu là phải thơng qua hình thức và nội dung của
sản phẩm để giới thiệu các giá trị tự nhiên, văn hoá của tài nguyên du lịch.
* Các yếu tố môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội
Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền vững
của tài nguyên du lịch. Môi trường tự nhiên như cảnh quan thiên nhiên, bầu
khơng khí, hệ sinh thái v.v… giữ được nét hoang sơ và trong sạch sẽ có độ hấp
dẫn cao đối với du khách.
Như vậy, có thể nói rằng sản phẩm du lịch tổng thể được nói đến trong
khn khổ luận văn này là sản phẩm được hình thành từ sự liên kết hữu cơ giữa
các yếu tố: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn; các yếu tố

dịch vụ; môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội nhằm cung cấp và đáp
ứng nhu cầu khách du lịch.
1.1.1.3.Các dạng thức của sản phẩm du lịch.
* Phân loại theo mục tiêu quản lý
+ Quan điểm quản lý: Theo quan điểm này thì sản phẩm du lịch được chia làm hai
loại là sản phẩm du lịch tổng thể và sản phẩm du lịch đơn lẻ. Sản phẩm du lịch đơn lẻ
là đối tượng chịu sự quản lý của sản phẩm du lịch tổng thể. Sản phẩm du lịch đơn lẻ
có thể là các loại hình dịch vụ du lịch tổng hợp (trọn gói) hoặc đơn lẻ do các doanh
nghiệp đầu tư và quản lý; cũng có thể là sản phẩm do các ngành kinh tế khác cung
cấp; hoặc cũng có thể là sản phẩm được cung cấp bởi cư dân địa phương.
19


+ Quan điểm tổ chức không gian du lịch: Theo quan điểm này, có hai loại là khơng
gian du lịch và không gian phụ trợ cho du lịch. Không gian du lịch bao gồm không
gian tài nguyên du lịch và không gian dịch vụ du lịch. Không gian phụ trợ cho du lịch
gồm có khơng gian khu ở của cư dân địa phương, không gian công cộng ở đô thị,
không gian các của các ngành kinh tế khác và không gian thiên nhiên.
+ Quan điểm phân vị không gian lãnh thổ du lịch: Sản phẩm du lịch được phân
loại theo phân vị khơng gian. Ví dụ như sản phẩm du lịch của vùng du lịch hay
sản phẩm du lịch của tiểu vùng du lịch v.v…
+ Quan điểm quản lý hành chính: Sản phẩm du lịch được phân theo 3 cấp trong
quản lý hành chính. Đó là sản phẩm du lịch cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện.
* Phân loại theo mục tiêu khai thác
+Theo đặc điểm giá trị: Sản phẩm vật chất hay sản phẩm tinh thần; giá trị văn
hoá, địa chất, kiến trúc v.v…
+ Theo đặc thù tài nguyên: Sản phẩm du lịch được phân loại theo đặc thù của nó
như sản phẩm du lịch sinh thái, sản phẩm du lịch lịch sử; sản phẩm du lịch đô
thị, sản phẩm du lịch nông thôn v.v…
+Theo đặc điểm hoạt động du lịch: dựa vào hoạt động du lịch phân thành các

loại như sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan v.v…
* Phân loại theo mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường
+ Nhóm thị trường: Dựa vào thị trường khách du lịch để phân loại, ví dụ như sản
phẩm du lịch cao cấp hay sản phẩm du lịch bình dân; sản phẩm du lịch dành cho
khách Á, khách Âu v.v…
+ Quan điểm đầu tư kinh doanh: Dựa vào vốn đầu tư ít hay nhiều; sản phẩm lãi ít
hay nhiều v.v…
1.1.2. Các yếu tố tác động đến việc xây dựng sản phẩm liên kết vùng
20



×