1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o
VŨ ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
luận văn thạc sĩ du lịch
TP. Hồ Chí Minh, 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o
VŨ ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI
VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
luận văn thạc sĩ du lịch
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN KIM HỒNG
Thành phố Hồ Chí Minh 2012
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1. Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
3. Đối tƣợng nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
4. Giới hạn của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch sinh thái . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.1.3. Khái niệm về phát triển bền vững . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.1.4. Du lịch bền vững . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.1.5. Du lịch sinh thái bền vững . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DLST BỀN VỮNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.2.1. Tính đa dạng sinh học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.2.2. Tính hấp dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.2.3. Thời gian hoạt động du lịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
1.2.4. Sức chứa khách du lịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
1.2.5. Tính bền vững của môi trƣờng tự nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
1.2.6. Vị trí của điểm du lịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
1.2.7. Cơ sở hạ tầng và vật chất chất kỹ thuật du lịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
1.2.8. Tính liên kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
1.3. CÁC NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI . 27
1.3.1. Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững . . . . . . . . . . . 27
4
1.3.2. Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thải chất thải . . . . . . . 27
1.3.3. Phát triển du lịch gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng sinh học . . . . . . . 28
1.3.4. Phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế - xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
1.3.5. Chia sẻ lợi ích cộng đồng địa phƣơng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
1.3.6. Thƣờng xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phƣơng . . 29
1.3.7. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng . . . . . . . . . . . . . . . . 29
1.3.8. Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trƣờng . . . . 30
1.3.9. Tăng cƣờng quảng bá tiếp thị một cách có trách nhiệm . . . . . . . . . . . . . . . 30
1.3.10. Thƣờng xuyên tiến hành công tác nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
1.4. NHỮNG TÁC ĐỘNG LÊN MÔI TRƢỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG DLST . . 30
1.4.1. Tác động đến tài nguyên môi trƣờng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
1.4.2. Tác động đến tài nguyên sinh vật và môi trƣờng ở các khu DLST . . . . . . 31
1.4.3. Tác động đến các mặt của đời sống xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU
LỊCH SINH THÁI VƢỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN . . . . . . . . . . . . . . . . 36
2.1. KHÁI QUÁT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
2.2.1. Về tự nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . … . . . . . . . . 39
2.2.2. Về kinh tế - xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
2.2.2.1. Đặc điểm dân cƣ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
2.2.2.2. Thành phần dân cƣ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
2.2.2.3. Hoạt động kinh tế – văn hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
2.2.2.4. Về văn hoá, giáo dục, xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
2.2.2.5 Về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VCG CÁT TIÊN . . 64
2.3.1. Lƣợng khách và doanh thu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
2.3.2. Các loại hình du lịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
5
2.3.3. Các điểm du lịch chính đã và đang phục vụ khách . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
2.4. CÁC TUYẾN DU LỊCH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
2.4.1. Các tuyến du lịch trong nội khu vực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
2.4.2. Tuyến du lịch liên tỉnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
2.4.3. Sử dụng lao động du lịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
2.4.4. Tác động của hoạt động du lịch đối với môi trƣờng, đời sống kinh tế ở địa
phƣơng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
2.4.4.1. Thuận lợi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
2.4.4.2. Hạn chế: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72
2.4.4.3 Mối tƣơng quan giữa tiềm năng và hiện trạng phát triển . . . . . . . . . . . . . 76
CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
SINH THÁI VƢỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
3.1 CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỊNH HƢỚNG CHUNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
3.1.1. Nhu cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
3.1.2. Hiện trạng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
3.1.3. Chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
3.2. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
3.3. PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LịCH SINH THÁI . . . . . . . . . . . . . . 82
3.3.1. Tổ chức các tuyến điểm du lịch kết hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
3.3.1.1. Tuyến du lịch sinh thái nội khu vực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84
3.3.1.2. Tuyến du lịch sinh thái liên tỉnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
3.4.1. Phát triển nguồn nhân lực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
3.4.2. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
3.4.3. Bảo vệ môi trƣờng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
3.4.4. Xây dựng mô hình phát triển bền vững du lịch sinh thái . . . . . . . . . . . . . . 95
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Du lịch (DL) nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày càng
khẳng định đƣợc vị thế của mình trong chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội của mỗi
quốc gia. Trên thế giới, hàng năm ngành này mang lại lợi nhuận khoảng 3.000 tỷ đô
la Mỹ, đóng góp gần 11% tổng sản phẩm quốc gia toàn cầu và trở thành ngành công
nghiệp lớn nhất thế giới. Chính vì thế, khoảng hai thập kỉ gần đây, du lịch (đặc biệt
DLST) đƣợc nhiều quốc gia, lãnh thổ chú ý vì đó là ngành phát triển dựa vào thiên
nhiên, bảo tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa, đặc biệt có khả năng nhanh chóng
cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phƣơng góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội
phát triển.
Tuy nhiên, loại hình này ở nƣớc ta còn khá mới mẻ, chƣa đƣợc chú ý phát
triển và nghiên cứu một cách khoa học, tạo cơ sở cho việc khai thác tài nguyên thiên
nhiên phục vụ DLST. Thực tế thƣờng tồn tại, việc phát triển DLST tại một vùng hay
một địa phƣơng nào đó thƣờng kéo theo sự suy giảm và xuống cấp tài nguyên môi
trƣờng nơi đó. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thƣơng cho tài nguyên
tự nhiên khi đƣa vào khai thác DLST đƣợc nhiều giới, ngành, nghề thừa nhận là:
hoạt động DLST không đƣợc quản lý chặt chẽ, thiếu quy hoạch, các nhà tổ chức
DLST cũng nhƣ dân địa phƣơng chỉ chú ý đến lợi ích trƣớc mắt mà không tính đến
hậu quả lâu dài, dẫn đến khai thác tràn lan nên giảm giá trị và tính hấp dẫn của nó.
Vƣờn quốc gia (VQG) Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên và là khu dự
trữ sinh quyển thế giới, nằm giữa 2 thành phố du lịch Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Đà
Lạt, cách hai thành phố này khoảng 150 km theo quốc lộ 20, là một tuyến điểm du
lịch sinh thái và văn hoá hấp dẫn của vùng miền Ðông Nam Bộ, nằm gọn trong đoạn
uốn khúc của sông Ðồng Nai, tọa lạc ngay trên ranh giới của cả 3 tỉnh Ðồng Nai,
Bình Phƣớc và Lâm Ðồng với tổng diện tích là 73.878 ha đại diện cho cả hệ thực vật
và động vật Nam Bộ. VQG Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý từ vùng cao
7
nguyên Trƣờng Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ đƣợc các luồng
hệ thực vật phong phú và có tính đa dạng sinh học cao.
Tuy nhiên, loại hình du lịch sinh thái muốn tồn tại và phát triển bền vững,
đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài rất cần có sự quy hoạch, khai thác, sử dụng và bảo
vệ một cách hợp lý bởi tính nhạy cảm của nó trong quá trình khai thác và sử dụng.
Hiện nay với nhu cầu của du khách ngày một gia tăng cả về số lƣợng và chất
lƣợng, chính vì vậy việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu đó là
hết sức quan trọng. Với mong muốn đa dạng hóa sản phẩm du lịch sinh thái của
vƣờn quốc gia Cát Tiên tôi chọn đề tài Phát triển bền vững du lịch sinh thái Vƣờn
quốc gia Cát Tiên làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
►Mục đích
- Củng cố sơ sở lý luận về phát triển DLST theo hƣớng bền vững
- Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên phát triển du lịch sinh
thái tại Vƣờn quốc gia Cát Tiên
- Xây dựng định hƣớng phát triển bền vững DLST của VQG Cát Tiên
- Giới thiệu mô hình phát triển DLST dựa vào cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.
► Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái và phát triển bền vững.
- Điều tra khảo sát, thu thập tài liệu thông tin phục vụ cho việc đánh giá tiềm
năng và hiện trạng khai thác tài nguyên phát triển bền vững du lịch sinh thái tại vƣờn
quốc gia Cát Tiên.
- Xây dựng định hƣớng phát triển du lịch bền vững của VQG Cát Tiên.
- Nghiên cứu để tìm ra mô hình phát triển DLST và đề ra giải pháp thực hiện
3. Đối tƣợng nghiên cứu:
Trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu các nguồn tài nguyên du lịch
sinh thái, các điều kiện phục vụ cho hoạt động du lịch nhƣ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
8
chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch, nguồn vốn đầu tƣ du lịch, thực trạng
khai thác, phát triển du lịch sinh thái tại vƣờn quốc gia Cát Tiên.
4. Giới hạn của đề tài:
- Không gian: phạm vi không gian đƣợc giới hạn là VQG Cát Tiên và vùng
phụ cận của Vƣờn, cách vùng lõi khoảng 1 km.
- Thời gian từ năm 1998, khi Chính phủ quyết định sát nhập 3 khu vực: Nam
Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai; khu Cát Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng; khu Tây Cát Tiên
thuộc tỉnh Bình Phƣớc thành VQG Cát Tiên đến nay.
- Nội dung: Trên cơ sở giới thiệu tiềm năng về tự nhiên và những đặc điểm
kinh tế – xã hội của Vƣờn, đề ra một số phƣơng hƣớng và biện pháp để phát triển
DLST ở VQG Cát Tiên và nâng cao đời sống của nhân dân địa phƣơng vùng phụ
cận. Những định hƣớng đƣợc đề ra để phát triển DLST ở VQG Cát Tiên nhằm bảo
tồn và phát triển Vƣờn đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
vùng phụ cận chủ yếu giải quyết trong thời gian trƣớc mắt chứ không phải lâu dài.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học: đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận và xây dựng mô
hình đảm bảo phát triển bền vững du lịch sinh thái.
- Về mặt thực tiễn: Giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý du lịch có thể xây
dựng mô hình du lịch mới, tổ chức hoạt động du lịch phong phú hấp dẫn hơn nhƣng
vẫn đảm bảo mục tiêu lâu dài vừa bảo tồn thiên nhiên vừa đảm bảo lợi ích kinh tế.
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
Định hƣớng phát triển đối với ngành du lịch Việt Nam là phấn đấu từng bƣớc
đƣa nƣớc ta thành trung tâm du lịch, thƣơng mại – dịch vụ tầm cỡ trong khu vực.
Riêng định hƣớng phát triển của ngành du lịch Đồng Nai đến năm 2020 là đẩy
mạnh, khuyến khích loại hình du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa lịch sử.
Hơn thế nữa, ngành du lịch Việt Nam cũng đã xác định VQGCT là một trong những
trọng điểm du lịch của vùng du lịch Nam Bộ và Nam Trung Bộ đến năm 2020. Với
9
những điều kiện nhƣ vậy, cộng với tiềm năng to lớn của mình, VQG Cát Tiên có
nhiều lợi thế để phát triển thành một khu du lịch lớn của Việt Nam và xa hơn nữa có
thể kỳ vọng đến một khu du lịch cấp quốc tế.
Có thể kể đến một số công trình, dự án, các bài tham luận có liên quan đến vấn
đề phát triển DLST ở VQG Cát Tiên nhƣ :
- “Dự án bảo tồn Vƣờn Quốc gia Cát Tiên (VQGCT)” là dự án đƣợc tài trợ bởi
Chính phủ Vƣơng quốc Hà Lan và Chính phủ Việt Nam, giai đoạn thực hiện 5 năm,
từ năm 1998 đến năm 2003. Dự án đã điều tra sự đa dạng sinh học, điều tra về tình
hình kinh tế – xã hội ở VQGCT, đồng thời tiến hành chƣơng trình giáo dục môi
trƣờng và du lịch cộng đồng.
Mục tiêu của Dự án là nhằm bảo tồn rừng có tính đa dạng sinh học cao ở VQG
Cát Tiên; bảo tồn và phát triển các loài động và thực vật rừng quý hiếm nhƣ Tê giác
Việt Nam, cá sấu nƣớc ngọt,… nâng cao năng lực quản lý và bảo tồn đa dạng sinh
học cho Vƣờn Quốc gia Cát Tiên; góp phần hỗ trợ nâng cao nhận thức và ổn định
đời sống nhân dân địa phƣơng vùng đệm.
- Vào năm 1998 đã có cuộc khảo sát và nghiên cứu khoa học của Viện sinh
thái và Tài nguyên sinh vật – Hà Nội đã tiến hành điều tra sự đa dạng sinh học tại
VQGCT
- “Phác thảo kế hoạch du lịch Vƣờn Quốc gia Cát Tiên”, báo cáo kỹ thuật số 8,
tháng 3 năm 1999 của Ina Becker và Vũ Trọng Duyên.
- “Kế hoạch quản lý du lịch Vƣờn Quốc gia Cát Tiên”, báo cáo kỹ thuật, của Ina
Becker vào tháng 8 năm 1999 tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên
- Công trình nghiên cứu của Ina Becker đã vạch ra một số phƣơng hƣớng để phát
triển DLST ở VQGCT, phác thảo một số khu vực phát triển du lịch tại VQGCT
- “Tổ chức và khai thác tiềm năng văn hóa trên địa bàn huyện Cát Tiên kết hợp
với Vƣờn Quốc gia Cát Tiên phục vụ kinh doanh du lịch”. Tham luận hội thảo về du
10
lịch sinh thái tại Vƣờn Quốc gia Cát Tiên, ngày 20 tháng 5 năm 2004 của ông
Trƣơng Văn Thu – Giám đốc Sở Du lịch và thƣơng mại Lâm Đồng.
- “Xây dựng tour, tuyến nối kết các điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai”.
Tham luận hội thảo về DLST tại VQGCT, ngày 21 tháng 5 năm 2004 của bà
Nguyễn Thị Tuyết – Giám đốc Sở Thƣơng mại – Du lịch tỉnh Đồng Nai
“Vƣờn Quốc gia Cát Tiên với việc bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển du
lịch sinh thái”
Tham luận hội thảo về tiềm năng du lịch Đất phƣơng Nam tại thành phố Hồ
Chí Minh ngày 04/05/2000 của ông Trần Văn Mùi – Giám đốc Vƣờn Quốc gia Cát
Tiên.
Các tham luận và các công trình nghiên cứu trên chỉ chủ yếu điều tra về sự đa
dạng sinh học VQGCT, chƣa có công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh, định hƣớng
về sự phát triển du lịch sinh thái ở VQGCT và ảnh hƣởng của nó đến vùng phụ cận.
7. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
►Các quan điểm
Quan điểm hệ thống
Hệ thống là tập hợp các thành tố tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, ổn định và
vận động theo quy luật tổng hợp. Một hệ thống bao giờ cũng có một cấu trúc gồm
nhiều thành tố, mỗi thành tố lại có những cấu trúc nhỏ hơn. Nhƣ vậy hệ thống nhỏ
bao giờ cũng nằm trong hệ thống lớn đó chính là môi trƣờng, giữa hệ thống và môi
trƣờng có mối tác động hai chiều. Mỗi thành tố của hệ thống làm bộ phận có vị trí
độc lập, có chức năng riêng và luôn vận động theo quy luật của toàn hệ thống. Các
thành tố của hệ thống có quan hệ biện chứng với nhau bằng quan hệ vật chất và quan
hệ chức năng. Do đó thành tố là một bộ phận của hệ thống, có tính xác định, có chức
năng riêng. Các thành tố có mối quan hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành một thể
thống nhất. Tính chỉnh thể là tính chất cơ bản của hệ thống bởi vì mỗi thành tố chỉ
tồn tại trong mối quan hệ với các thành tố khác trong hệ thống. Trong mọi lĩnh vực
11
của thực tại, đối tƣợng mà ta nghiên cứu thƣờng tồn tại ở các mức độ khác nhau,
nhƣng ta đều phát hiện ra chúng tồn tại trong một hệ thống.
Hệ chúng ta nghiên cứu là hệ hở: các thành phần trong hệ, các bộ phận trong
hệ luôn có sự trao đổi vật chất với bên ngoài. Không những thế đây là hệ động, hệ có
điều khiển.
VQGCT đƣợc coi là một phân hệ của hệ sinh thái vùng Đông Nam Bộ.
Trong VQG có các phân hệ nhỏ hơn nhƣ phân hệ khách du lịch, phân hệ tổng thể tự
nhiên, văn hóa của Vƣờn, trong đó nhân dân địa phƣơng, nhân viên của Vƣờn là một
thành phần của hệ sẽ quy định tƣơng lai của hệ. Hệ này sẽ phát triển theo thời gian
có nghĩa DLST ở Vƣờn sẽ phát triển theo thời gian và ngƣời lãnh đạo Vƣờn là ngƣời
điều khiển hệ. Do đó, khi đƣa ra bất kỳ một phƣơng hƣớng nào cũng cần nghĩ đến
những tác động nhiều mặt, những hậu quả không lƣờng trƣớc đƣợc với môi trƣờng.
Quan điểm tổng hợp:
Lãnh thổ du lịch đƣợc tổ chức nhƣ là một hệ thống liên kết không gian và
các đối tƣợng du lịch và trên cơ sở của các nguồn tài nguyên, các dịch vụ du lịch.
Quan điểm này đƣợc vận dụng vào luận văn thông qua viện phân tích các tiềm năng
và các tác động nhiều mặt cho sự phát triển bền vững khu du lịch sinh thái.
Quan điểm sinh thái bền vững
Nghiên cứu vấn đề phát triển DLST ở VQGCT nhằm mục đích bảo tồn, phát
triển Vƣờn và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân vùng phụ cận. Do
đó, đứng trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững cần làm rõ mối quan hệ
giữa hệ sinh thái với con ngƣời sống trong hệ sinh thái đó, mối quan hệ quy định lẫn
nhau giữa các thành phần, các bộ phận trong tự nhiên. Không những thế, mà còn làm
rõ mối quan hệ giữa các thành phần, các bộ phận trong tự nhiên với dân địa phƣơng,
với du khách đến tham quan, với nhân dân địa phƣơng vùng phụ cận. Cân bằng sinh
thái chính là ổn định các mối quan hệ đó.
Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
12
Phƣơng pháp dự báo dựa trên cơ sở sự phát triển có tính quy luật của sự
vật, hiện tƣợng trong quá khứ, hiện tại mà suy diễn logic cho tƣơng lai, đề ra các
định hƣớng phát triển DLST ở VQGCT. Bằng phƣơng pháp này cũng có thể tính
toán đƣợc mức thu nhập của dân cƣ và chi phí của họ cho hoạt động du lịch, nghỉ
ngơi.
► Các phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp phân tích hệ thống
Phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch nhằm mục đích nghiên cứu cơ chế hoạt
động bên trong của hệ thống trong quá trình tác động qua lại với các phân hệ, cũng
nhƣ cả hoạt động bên ngoài cùng tác động qua lại của nó với môi trƣờng xung
quanh. Tiềm năng về tự nhiên và kinh tế – xã hội của Vƣờn Quốc gia Cát Tiên đƣợc
nhận biết thông qua việc phân tích các mối liên hệ về không gian và thời gian. Về
việc định hƣớng phát triển du lịch sinh thái của Vƣờn đƣợc dựa trên cơ sở phân tích
tiềm năng của Vƣờn, từ đó lựa chọn phƣơng án tối ƣu. Quá trình phân tích, đánh gía,
đề xuất, đƣợc tiến hành trên cơ sở so sánh, tổng hợp để rút ra bản chất của vấn đề.
Những định hƣớng phát triển du lịch sinh thái đƣợc đề ra cả trong thời gian trƣớc
mắt và lâu dài.
Phƣơng pháp bản đồ, biểu đồ
Bản đồ không chỉ nhƣ một phƣơng tiện phản ánh những đặc điểm không
gian về nguồn tài nguyên thiên nhiên, các đặc điểm về kinh tế-xã hội và mối quan hệ
giữa chúng mà còn là cơ sở để biết đƣợc những thông tin mới về VQGCT, vạch ra
các tuyến du lịch mới, dự đoán đƣợc hậu quả do sự phát triển DLST
Phƣơng pháp thực địa
Đây là phƣơng pháp cần thiết đối với nghiên cứu để có thể xác định đƣợc
mức độ tin cậy của tài liệu, số liệu đã có. Từ đó có thể đƣa ra những luận cứ sát với
thực tiễn. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rộng rãi trong địa lý du lịch, nó là phƣơng
13
pháp duy nhất để thu đƣợc lƣợng thông tin đáng tin cậy và xây dựng ngân hàng tƣ
liệu cho các phƣơng pháp khác (bản đồ, toán học…).
Phƣơng pháp thu thập tài liệu
Trong phƣơng pháp này, số liệu đƣợc thực hiện bằng cách quan sát, theo
dõi, đo đạc thông qua các thí nghiệm. Các thí nghiệm trong lĩnh vực khoa học tự
nhiên, vật lý, hóa học, kỹ thuật, nông nghiệp, kể cả xã hội thƣờng đƣợc thực hiện
trong phòng thí nghiệm, nhà lƣới, ngoài đồng và cộng đồng xã hội. Để thu thập số
liệu thƣờng đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu). Các nghiệm thức
trong thí nghiệm (có những mức độ khác nhau) thƣờng đƣợc lặp lại để làm giảm sai
số trong thu thập số liệu.
Phƣơng pháp chuyên gia
Để nghiên cƣú đánh giá vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực,
nhiều ngành; cần tham khảo trao đổi với nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực,
nhiều ngành có liên quan đến vấn cần nghiên cứu.
8. Bố cục luận văn: gồm 3 chƣơng
Chƣơng một: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch sinh thái
Chƣơng hai: Tiềm năng, hiện trạng du lịch sinh thái VQG Cát Tiên.
Chƣơng ba: Những định hƣớng phát triển bền vững du lịch sinh thái Vƣờn
Quốc gia Cát Tiên.
14
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch sinh thái (Nguồn: Du lịch sinh thái của
Phạm Trung Lƣơng – nxb GD – 2002)
Khái niệm về du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống
văn hóa – xã hội của mỗi con ngƣời. Hoạt động kinh doanh du lịch đang phát triển
một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng mang lại nguồn lợi
nhuận cho các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Vào năm 1925, Liên hiệp tổ chức du lịch chính thức quốc tế (International of
Union Official Travel Organization-IUOTO) đã ra đời tại Hà Lan. Từ đó đến nay có
rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch.
Theo Liên hiệp tổ chức du lịch chính thức quốc tế (International of Union
Official Travel Organization-IUOTO): “Du lịch đƣợc hiểu là hành động du hành đến
một nơi khác với địa điểm cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống …”
Tại Hội nghị Liên hiệp Quốc tế về du lịch họp tai Roma-Italia (21/8 –
5/9/1963), các chuyên gia đƣa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu
trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ hay ngoài nƣớc
họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lƣu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng
loạt quan hệ và hiện tƣợng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm
cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”. I. I.
Pirôgiơnic (1985), thuật ngữ du lịch gồm 3 nội dung chính sau:
1/ Cách thức sử dụng thời gian với bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên.
15
2/ Dạng chuyển cƣ đặc biệt.
3/ Một trong những ngành kinh tế thuộc lĩnh vực phi sản xuất
Nhƣ vậy, khái niệm du lịch có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Du lịch là một
dạng hoạt động của dân cƣ trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lƣu lại
tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển
thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo
việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế văn hóa (I. I . Pirôgiơnic, 1985)
Du lịch sinh thái (Ecotourism)
Chỉ vài thập kỷ trƣớc đây, từ “du lịch sinh thái” chƣa hề tồn tại. Thật vậy, đã
có những nhà du lịch thiên nhiên từ lâu, những ngƣời nhƣ Humdoldt, Darwin.
Nhƣng những cuộc du lịch của họ không nhằm bảo tồn các khu thiên nhiên, văn hóa
địa phƣơng hay các loài bị đe dọa tiệt chủng. Chỉ đến khi có sự ra đời của lữ hành
bằng máy bay, nhiều tài liệu về du lịch và thiên nhiên trên vô tuyến, sự tăng lên về
những mối quan tâm đến các vấn đề bảo tồn và môi trƣờng thì DLST mới trở thành
một hiện tƣợng thật sự ở cuối thế kỷ 20 và hy vọng cả ở thế kỷ 21.
Du lịch sinh thái còn đƣợc thể hiện dƣới nhiều loại hình khác nhau nhƣ:
a. Du lịch thiên nhiên
b. Du lịch dựa vào thiên nhiên
c. Du lịch môi trƣờng
d. Du lịch đặc thù
e. Du lịch xanh
f. Du lịch thám hiểm
g. Du lịch có trách nhiệm
h. Du lịch nhạy cảm
i. Du lịch nhà tranh
j. Du lịch bền vững
16
Định nghĩa về DLST lần đầu tiên đƣợc Hectorceballos – Lascurain nêu vào
năm 1987 nhƣ sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị
thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng
thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa đƣợc khám phá”.
Vào những năm 90 của thế kỷ 20, khái niệm về DLST cũng đã đƣợc nhiều
nhà nghiên cứu nêu ra, điển hình là:
“Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tƣơng đối hoang sơ với mục
đích tìm hiểu về lịch sử môi trƣờng tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự
toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc
bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho ngƣời dân địa phƣơng” (Wood,
1991).
“Du lịch sinh thái đƣợc phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về
mức độ giáo dục cao đối với môi trƣờng và sinh thái, thông qua những hƣớng dẫn
viên có nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con ngƣời và
thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức đƣợc giáo dục để biến bản thân khách du lịch
thành những ngƣời đi đầu trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Phát triển DLST sẽ làm
giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trƣờng, đảm bảo cho địa
phƣơng đƣợc hƣởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những
đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” (Allen, 1993).
“Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về
sinh thái và môi trƣờng, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trƣờng và văn hóa,
đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phƣơng và có đóng góp
cho các nỗ lực bảo tồn” (Nguồn: Du lịch sinh thái của Phạm Trung Lƣơng và
Nguyễn Tài Cung, 1998 – Viện NC và PTDL).
“Du lịch sinh thái là du lịch vào những khu tự nhiên hầu nhƣ không bị ô
nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thƣởng ngoạn, trân
17
trọng phong cảnh và muông thú hoang dã và các biểu thị văn hóa đƣợc khám phá
trong các khu vực này” (Cebllos – Lascurain, H., 1987 theo L.Hens, 1998).
“Chỉ có du lịch tự nhiên đƣợc quản lý bền vững, hỗ trợ cho sự bảo tồn và
đƣợc giáo dục về môi trƣờng mới đƣợc coi là du lịch sinh thái và du lịch sinh thái
đƣợc coi là đồng nghĩa với du lịch tự nhiên đích thực” (Boo, 1990, theo L.Hens,
1998).
“Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng còn chƣa bị con ngƣời làm biến đổi.
Nó phải đóng góp vào bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi của dân địa phƣơng” (hội
DLST Hoa Kỳ, theo L.Hens, 1998).
Mặc dù có chung những quan điểm cơ bản về DLST, nhƣng mỗi quốc gia,
mỗi tổ chức quốc tế đều có những định nghĩa về DLST.
Định nghĩa của Nêpan: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham
gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng
cƣờng phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch,
đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ
thuộc vào”.
Định nghĩa của Malaixia: “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm
viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trƣờng, tới những khu thiên nhiên còn
nguyên vẹn, nhằm tận hƣởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc
tính văn hóa kèm theo, trƣớc đây cũng nhƣ hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy
công tác bảo tồn, có ảnh hƣởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân
chúng địa phƣơng đƣợc tham dự một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế”.
Định nghĩa của Ôxtrâylia: “Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có
liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trƣờng thiên nhiên, đƣợc quản lý bền
vững về mặt sinh thái”.
Định nghĩa của Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES – The International
Ecotourism Society): “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực
18
thiên nhiên mà bảo tồn đƣợc môi trƣờng và cải thiện phúc lợi cho ngƣời dân địa
phƣơng”.
Tóm lại, từ định nghĩa đầu tiên năm 1987 cho đến nay, nội dung của DLST
đã có sự thay đổi: từ chỗ coi hoạt động DLST là loại hình ít tác động đến môi trƣờng
tự nhiên sang cách nhìn khác hơn; theo cách nhìn mới, DLST là loại hình du lịch có
trách nhiệm với bảo tồn, có tính giáo dục và nâng cao đời sống của cộng đồng địa
phƣơng.
Ở Việt Nam, DLST mới nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Trong
Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lƣợc phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam”
(từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999). Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đƣa ra định nghĩa về
DLST ở Việt Nam nhƣ sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo
tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng”.
Nói tóm lại, cho đến tận nay khái niệm DLST vẫn còn đƣợc hiểu dƣới nhiều
góc độ khác nhau, nhiều tên gọi khác nhau nhƣng chúng ta có thể khái quát nhƣ sau:
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, phát triển dựa vào những giá trị
hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa; lợi nhuận thu từ hoạt động du lịch
sẽ đóng góp cho công tác bảo tồn và nâng cao đời sống cho nhân dân địa
phƣơng; đồng thời phổ biến một số kiến thức cơ bản về sinh thái học cho khách
du lịch, từ đó họ có ý thức bảo vệ môi trƣờng. Hơn thế nữa, theo tôi DLST còn
góp phần giao lƣu văn hóa giữa các địa phƣơng trong cả nƣớc, giữa các quốc
gia với nhau, giữa các VQG với nhau.
1.1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch
bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn
hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
19
Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú và đa dạng. Trong tự nhiên một số
loại tài nguyên du lịch sinh thái thƣờng đƣợc khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu du
khách là :
- Các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là nơi có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều
loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm. Hệ sinh thái là đơn vị cơ sở của thiên nhiên đƣợc
mô tả nhƣ một thực thể xác định chính xác trong không gian và thời gian. Bao gồm
không chỉ các sinh vật sống trong đó mà còn có các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất,
nƣớc), điều kiện kinh tế xã hội với tất cả các mối tƣơng tác giữa sinh vật với nhau và
giữa sinh vật với môi trƣờng. Hệ sinh thái là đơn vị nghiên cứu cơ bản của sinh thái
học. Thuật ngữ sinh thái học đƣợc dùng để chỉ các hệ thống tự nhiên và nhân tạo
với mức độ phức tạp và quy mô khác nhau nhƣ toàn bộ đại dƣơng hay một cái ao
nhỏ, cả đới taiga hay rừng bạch dƣơng, một khu sản xuất nông nghiệp hoặc một khu
đô thị. Hệ sinh thái đƣợc nghiên cứu theo một số vấn đề chính nhƣ dòng năng lƣợng,
chuỗi thức ăn, vòng tuần hoàn sinh – địa – hóa, tình trạng phân hóa theo không gian
và thời gian, quá trình phát triển và tiến hóa, sự tự điều khiển. Đa dạng sinh học là
thuật ngữ biểu hiện sự đa dạng phong phú về mặt phân loại học sinh vật bao gồm
nhiều giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài, phụ loài, giống .v.v… tức là đa dạng về số
gen di truyền; sự đa dạng về các kiểu hệ sinh thái trên Trái đất: đài nguyên, thảo
nguyên, rừng taiga, rừng cận nhiệt ẩm, rừng cao nguyên địa trung hải, rừng mƣa
nhiệt đới, xavan, đồng cỏ, đầm lầy, rừng ngập mặn …; sự đa dạng về các dạng sống,
các dạng thích nghi, các hình thức sinh sản, các phƣơng thức dinh dƣỡng, các mối
tƣơng quan sinh học …
- Các hệ sinh thái nông nghiệp: Hệ sinh thái nông nghiệp là một tổng thể bao
gồm môi trƣờng và những quần thể sinh vật (cây trồng, vật nuôi, cây rừng), các sinh
vật gây hại (sâu, bệnh, chuột, cỏ dại, sinh vật gây bệnh cho vật nuôi, v.v.), các sinh
vật có ích, đất, nƣớc, khí hậu, con ngƣời, môi trƣờng này đƣợc hình thành và biến
đổi đều do hoạt động của con ngƣời. Mỗi hệ sinh thái phải có một tính đồng nhất
20
nhất định về các điều kiện vật lý, hóa học, thực vật học và động vật học. Các thành
phần trong hệ sinh thái nông nghiệp có chức năng riêng và góp phần chu chuyển vật
chất, năng lƣợng, các thành phần đó có quan hệ chặt chẽ và thống nhất, có phản ứng
hệ thống với mọi loại hình tác động. Những nghiên cứu về hệ sinh thái nông nghiệp
thực hiện trên hai đối tƣợng:
Nghiên cứu bản thân sinh vật trong mối quan hệ với môi trƣờng xung quanh;
sự phân bố của sinh vật ấy phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái học, ảnh hƣởng của
môi trƣờng đến hình thái và sinh lý của loài sinh vật đƣợc nghiên cứu.
Nghiên cứu không chỉ trên một loài sinh vật mà trên quần thể các loài sống
trong một môi trƣờng nhất định; không chỉ mô tả các loài mà còn cố gắng giải thích
sự tiến hóa của chúng phụ thuộc vào những đặc điểm của môi trƣờng. Nghiên cứu
một hệ sinh thái bắt đầu từ sự phân tích các đặc điểm của môi trƣờng, đến phân tích
sự tiến hóa của các quần thể sống (động thái của các quần thể), cuối cùng nghiên
cứu tác động của con ngƣời đến hệ sinh thái. Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ kém bền
vững, tuy vậy, qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài với khả năng tự tổ chức và
điều chỉnh, đã có thành phần loài tƣơng đối ổn định.
Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn với sự tồn tại của hệ
sinh thái tự nhiên nhƣ các phƣơng thức canh tác, các lễ hội … văn hóa bản địa là các
giá trị về vật chất và tinh thần đƣợc hình thành trong quá trình phát triển của cộng
đồng dân cƣ, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới tự nhiên và con ngƣời trong
không gian của một hệ sinh thái tự nhiên cụ thể.
1.1.3. Khái niệm về phát triển bền vững
Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trƣờng đều bắt nguồn từ phát triển. Nhƣng
con ngƣời cũng nhƣ tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng
sự phát triển của mình. Con đƣờng để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trƣờng và phát
triển là phải chấp nhận phát triển, nhƣng giữ sao cho phát triển không tác động một
cách tiêu cực tới môi trƣờng. Do đó, năm 1987 Uỷ ban Môi trƣờng và Phát triển của
21
Liên Hợp Quốc đã đƣa ra khái niệm Phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự
phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn
hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai". (Nguồn: Du lịch bền vững
– Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiến – nxb ĐH QG Hà Nội - 2001)
1.1.4. Du lịch bền vững
“Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng
dùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tƣơng
lai". (Nguồn: Du lịch bền vững – Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiến – nxb ĐH QG
Hà Nội - 2001)
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách
nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi
vẫn duy trì đƣợc bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và
các hệ đảm bảo sự sống.
Theo giáo sƣ, viện sĩ Đào Thế Tuấn (1931 – 2011), Viện Khoa học Kỹ thuật
nông nghiệp Việt Nam, nhà nghiên cứu đầu ngành về nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam thì nguyên tắc của du lịch sinh thái bền vững dựa trên 4 trụ cột là: Kinh tế, sinh
thái, văn hoá và cộng đồng, trong đó bền vững về kinh tế là mục tiêu trƣớc mắt và
lâu dài; Bền vững sinh thái phải phù hợp với việc giữ vững các quá trình sinh thái
chủ yếu, đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh học; Bền vững văn hoá nghĩa là phải
tăng sự tôn trọng cách sống phù hợp với văn hoá địa phƣơng, củng cố bản sắc văn
hoá của cộng đồng; Bền vững địa phƣơng (cộng đồng) nghĩa là phải mang lại nguồn
lợi cho cộng đồng địa phƣơng (tăng thu nhập, giải quyết công ăn, việc làm…), đồng
thời tạo ra và giữ lại thu nhập cho cộng đồng…
1.1.5. Du lịch sinh thái bền vững
“Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp
ứng các nhu cầu của du khách và ngƣời dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến
việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tƣơng lai”
22
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá DLST:
1.2.1. Tính đa dạng sinh học
Để đánh giá đƣợc giá trị của đa dạng sinh học cả là một vấn đề lớn. những
phƣơng pháp tiếp cận thông thƣờng và tìm cách đánh giá bằng ƣớc đoán để nhận
đƣợc giá trị bình quân sau đó nhân với tổng số loài hiện có nếu chúng ta biết đƣợc
con số đó. Điều cần nhấn mạnh ở đây là loài đó có thể có giá trị về mặt hàng hóa
(giá trị sử dụng về kinh tế), thẩm mỹ và giá trị đạo đức.
Đối với loại hình DLST, tính đa dạng sinh học là yếu tố có giá trị hàng đầu.
Yêu cầu đầu tiên có thể tổ chức DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển
hình với tính đa dạng sinh học cao.
- Tính đa dạng sinh học cao: Có từ 3 – 5 giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo
đức và thẩm mỹ.
- Tính khá đa dạng sinh học: Có từ 2 – 3 giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo
đức và thẩm mỹ.
- Tính trung bình về đa dạng sinh học: Có từ 1 – 2 giá trị về mặt sử dụng kinh
tế, đạo đức và thẩm mỹ.
- Tính kém về đa dạng sinh học: Giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo đức và
thẩm mỹ không có hiệu quả.
(Nguồn: Tài nguyên và môi trƣờng du lịch Việt Nam - Phạm Trung Lƣơng –
nxb GD – 2001)
1.2.2. Tính hấp dẫn
Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì nó
quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và
thƣờng đƣợc xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc
sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Độ hấp dẫn đƣợc thể
hiện ở số lƣợng và chất lƣợng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng đƣợc nhiều
loại hình du lịch.
23
Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên: tính hấp dẫn du lịch là yếu tố tổng hợp và
thƣờng đƣợc xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên, sự đa dạng của địa hình,
sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của hiện tƣợng và cảnh quan tự
nhiên, quy mô của điểm tham quan.
Bảng : Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên
1
Mức độ
Cảnh quan tự
nhiên
Cảnh quan độc
đáo
Loại hình du
lịch
Rất hấp dẫn
> 5
3
> 5
Khá hấp dẫn
3
1
1 – 5
Trung bình
1 – 2
0
1 – 2
Kém
0
0
1
(Nguồn: Tài nguyên và môi trƣờng du lịch Việt Nam - Phạm Trung Lƣơng – nxb GD – 2001)
1.2.3. Thời gian hoạt động du lịch
Thời gian hoạt động du lịch đƣợc xác định bởi số thời gian thích hợp nhất của
các điều kiện khí hậu đối với điều kiện sức khỏe của du khách và số thời gian thích
hợp nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch.
Thời gian hoạt động du lịch quyết định tính chất thƣờng xuyên hay mùa vụ
của hoạt động du lịch, từ đó có liên quan trực tiếp đến việc quy hoạch và phát triển
du lịch.
- Thời gian rất dài (chỉ mức độ rất thuận lợi): Có trên 200 ngày trong năm
triển khai tốt hoạt động du lịch. Có trên 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho
sức khỏe của con ngƣời.
- Thời gian khá dài (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có từ 150 - 200 ngày trong
năm triển khai tốt hoạt động du lịch. Có từ 120 - 180 ngày có điều kiện khí hậu thích
hợp cho sức khỏe của con ngƣời.
24
- Thời gian trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có từ 100 - 150 ngày
trong năm triển khai tốt hoạt động du lịch. Có từ 90 - 120 ngày có điều kiện khí hậu
thích hợp cho sức khỏe của con ngƣời.
- Thời gian ngắn (chỉ mức độ kém thuận lợi): Có dƣới 100 ngày trong năm
triển khai tốt hoạt động du lịch. Có dƣới 90 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho
sức khỏe của con ngƣời.
(Nguồn: Tài nguyên và môi trƣờng du lịch Việt Nam - Phạm Trung Lƣơng –
nxb GD – 2001)
1.2.4. Sức chứa khách du lịch (Nguồn: Tài nguyên và môi trƣờng du lịch Việt
Nam - Phạm Trung Lƣơng – nxb GD – 2001)
Đứng trên góc độ vật lý thì sức chứa có thể hiểu là số lƣợng khách tối đa mà
cơ sở du lịch có thể tiếp nhận (đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch về
không gian, sản phẩm du lịch, môi trƣờng, các sinh hoạt thiết yếu…)
Nếu nguồn khách vƣợt quá sức chứa sẽ làm giảm sức hấp dẫn với du khách vì
sự không đáp ứng hoặc đáp ứng không đầy đủ nhu cầu của du khách. Mặt khác, việc
quản lý các cơ sở du lịch phức tạp hơn. Sức chứa khách du lịch phản ảnh khả năng
và quy mô triển khải hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch và đƣợc xác định bởi
những chỉ tiêu đã đƣợc xác lập qua thực tế.
- Sức chứa rất lớn (chỉ mức độ rất thuận lợi): Có sức chứa trên 1000 khách/
ngày
- Sức chứa khá lớn (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có sức chứa từ 500 - 1000
khách/ ngày
- Sức chứa trung binh (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có sức chứa từ 100 –
500 khách/ ngày
- Sức chứa kém (chỉ mức độ kém huận lợi): Có sức dƣới 100 khách/ ngày
Du lịch sinh thái cần được tổ chức tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức
chứa.
25
Các công thức chung để tính sức chứa của một điểm du lịch nhƣ sau :
_ Tính sức chứa thƣờng xuyên :
CPI = AR/a
Trong đó:
CPI: sức chứa thƣờng xuyên (Instantancous carrying capacity)
AR: diện tích của khu vực (size of area)
a: tiêu chuẩn không gian (Diện tích cần cho một ngƣời)
_ Tính sức chứa hàng ngày
CPD = CPI x TR = TR / a
Trong đó :
CPD: Sức chứa hàng ngày (Daily capacity)
TR: Công suất sử dụng hàng ngày (Turnover rate of users per day)
_ Tính sức chứa hàng năm:
CPY = CPD / PR = AR x TR / a x PR
Trong đó :
CPY: Sức chứa hàng năm (Yearly capacity)
PR: Ngày sử dụng (Tỉ lệ ngày sử dụng liên tục trong năm).
(Sử dụng cả đêm 1 / 365 x OR)
OR: Công suất sử dụng giƣờng (Occupancy rate)
Các công thức trên có thể áp dụng cho những hoạt động có yêu cầu sử dụng
diện tích.
Trong trƣờng hợp có trƣớc nhu cầu du lịch thì diện tích cần thiết để đáp ứng
nhu cầu đó có thể đƣợc tính nhƣ sau :
AR = TD x a x PR / TR
Trong đó:
TD: Nhu cầu du lịch (Tourism demand)